binh

Luận về tâm kinh bát nhã

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
LUẬN VỀ TÂM KINH BÁT NHÃ
<O:p</O:p
Sắc chất tức là tất cả những sự vật mà ta nhìn thấy. Ta nhìn thấy nó, nhận ra được nó, tất nhiên nó phải nằm trong cái thấy biết của ta, hay nó chính là cái thấy biết của ta, nếu không tất nhiên ta không nhận thấy. Nói cách khác, ta có tâm, tánh mới nhận thấy vạn sự, vạn vật. Vậy sắc tức là tâm, là tánh của ta vậy. Thế nhưng “tâm, hay tánh vốn không” (vì không thể nắm bắt, không thể chứng minh, không thể nghiên cứu hay nhận thức về nó được, trừ cách dùng chính nó) và vì thế sắc tức là không.
Nói tóm lại: Do nhận thức mà có sắc, mà cái nhận thức là tâm, mà tâm vốn không nên sắc tức là không.
Tương tự như vậy, âm thanh do tánh nghe mà cảm nhận được, vậy âm thanh không ngoài tánh nghe. Mà tánh nghe là tánh không vậy âm thanh cũng là không.
Hương, vị, xuc, pháp cũng đều như thế.
Quá trình nhận thức đó diễn ra như thế nào?
Từ sắc chất, qua tiếp xúc, ta có một ý niệm về nó,
(đó là các giai đoạn : sắc => thụ => tưởng)
ý niệm này tồn tại qua thời gian và cho ta một nhận thức về sự vật
( là các giai đoạn : hành => thức ).
Vì sắc tức là không do đó các giai đoạn tiếp theo : thụ, tưởng, hành, thức cũng đều là không cả.
Vậy mọi sự, mọi vật vốn là không, chỉ do nhận thức mà thành ra có . Chúng không sanh ra mà cũng không mất đi, chúng không từ đâu đến mà cũng không đi về đâu, không tăng, không giảm. Giống như một người đau mắt, thấy các đốm xanh đỏ như hoa trước mặt. Các hoa đốm ấy nó chẳng sinh ra mà cũng chẳng mất đi, nó không có thật. Chỉ vì con mắt bị bịnh nên mới thấy vậy mà thôi.
Vì thế trong cái không chân thật (cái tâm không) không có : hình tướng, tiếp xúc, ý niệm, thời gian, ý thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡI, thân, ý. Không có sắc tướng, âm thanh, mùi hương, vị măn, ngọt, cảm giác, ý tưởng. Không có 18 giới thuộc lục căn. Không có cái biết, cũng không có cái không biết ( tức vô minh) , không có cái hết vô minh. Không có già chết, cũng không có cái hết già chết. Không có”Khổ, Tập, Diệt, Đạo”, không có trí tuệ cũng không có chứng đắc. Vì không có chỗ chứng đắc nên Bồ Tát y theo kinh này thì tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa điên đảo, đạt tới cứu cánh Niết Bàn.
Chư Phật trong ba đời cũng y theo tâm kinh Bát Nhã này mà được đạo Bồ Đề.
Vậy nên biết tâm kinh này là đại thần chú, là đại minh chú, là thần chú không gì cao hơn, không chú nào bằng. thường trừ hết thẩy khổ , chân thực không hư dối.
Vậy nên nói kinh Bát Nhã này phải nói chú rằng :
“Hãy vượt qua, đến bờ bên kia, đại trí tuệ đáo bỉ ngạn” …..(Vượt qua sông mê, đến bờ giác)
<O:p></O:p>
Con Nguyên Bình kính cẩn chú giải. Nếu có chỗ nào chưa đúng ý kinh , con xin thành tâm sám hối, Kính xin các bậc thánh tăng, cao tăng xá tội cho con.
<O:p></O:p>
Tiếng Phạn
Chữ Devanāgarī Chữ Latin hóa Phát âm (theo IPA) Dịch nghĩa
गतेगते Gate gate [gəteː gəteː] Vượt qua, vượt qua
पारगते Pàragate [pɑːɾə gəteː] Vượt qua bờ bên kia
पारसंगते Pàrasagate [pɑːɾəsəm gəteː] Vượt qua hoàn toàn
बोधिस्वाहा Bodhi svàhà [boːdɦɪ sʋɑːhɑː] Tuệ giác Thành tựu.


Theo giảng giải của đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14[2] thì mỗi chữ trong câu chú trên tương ứng với một lộ trình tu tập Bồ-tát giới từ thấp đến cao đó là:
* gate -- Lộ trình tích lũy hay tích lũy đạo
* gate -- Lộ trình chuẩn bị hay gia hành đạo
* paragate -- Lộ trình tri kiến hay kiến đạo
* parasamgate -- Lộ trình thiền định hay tu tập đạo
* bodhi -- Lộ trình vô học hay vô lậu học đạo
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên