M

luoc su GDPT Viet Nam

minhkim

Registered
Phật tử
Tham gia
24/5/06
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Điểm
1
LƯỢC SỬ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

A-GIAI ĐỌAN HÌNH THÀNH :

I/ SƠ LƯỢC BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM
VÀ CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam quay sang đẩy mạnh công cuộc Duy tân . Những nỗ lực cải cách văn hóa, xiển dương quốc học và phục hưng Phật Giáo là những họat động công khai nhằm nối tiếp tinh thần Đông Kinh Nghĩa Thục với một đường lối đấu tranh ôn hòa. Mục tiêu của tất cả những họat động này là khai hóa dân trí, tìm kiếm và xác định một ý thức hệ dân tộc. Phục hưng Phật Học và xây dựng quốc học là những việc làm chính đáng, hợp pháp, không phải là những việc quốc cấm, cho nên không sợ bị đàn áp.
Vũ khí hữu hiệu của phong trào là lợi dụng tính hợp pháp của báo chí . Vì thế từ năm 1908 đến năm 1932, lần lượt đã có trên 15 tờ báo ra dời, chuyển tải các nội dung khai mở dân trí, bảo lưu các giá trị tinh thần dân tộc.
Bên cạnh những tờ báo thế tục, Phật Giáo cũng đẩy mạnh công cuộc chấn hưng qua việc thành lập các Hội Phật Giáo và xuất bản các tạp chí Phật học:
-Năm 1931 thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, xuất bản tạp chí Từ Bi Âm (1932).
-Năm 1932 thành lập Hội An Nam Phật Học (miền Trung) và xuất bản tạp chí Viên Âm (1933).
-Năm 1934 thành lập Hội Phật Giáo Bắc Kỳ và xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ (1935).
Sau đó, nhiều tạp chí Phật học khác cũng được tiếp tục ra đời như : Tiếng Chuông Sớm (1935) ở Hà Nội, Duy Tâm (1935) ở Trà Vinh, Tam Bảo (1937) ở Đà Nẳng, Tiến Hóa (1938) ở Rạch Giá (Kiên Giang) v.v…

Tóm lại, công cuộc chấn hưng Phật Giáo ở Việt Nam xuất phát từ yêu cầu của phong trào Duy Tân nhằm đẩy mạnh các họat động khai hóa dân trí, xác định ý thức hệ dân tộc để làm nền tảng cho cuộc đấu tranh lâu bền chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp cùng với sự xâm nhập của văn hóa thực dụng phương Tây.

II/ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN THANH NIÊN PHẬT HỌC ĐỨC DỤC

Vào khoảng năm 1940, các hội Phật Giáo chú trọng đặc biệt đến giáo dục thanh thiếu niên, nhất là ở Trung Kỳ. Hội An Nam Phật Học mở một lớp đặc biệt dạy về Phật học, Lão học và Khổng học cho thanh niên tân học. Sau đó, đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục được thành lập tại Huế dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, vừa có tân học, vừa vững chãi về Phật học, đoàn thanh niên này tiến bộ rất mau chóng. Đến năm 1942, báo Viên Âm được giao lại cho đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục biên tập.
Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục lập tức tổ chức Phật học tùng thư, xuất bản sách cho tuổi trẻ đọc. Đồng thời, những lớp thiếu niên thiếu nữ phật tử (gọi là Đồng Ấu) được thành lập dưới sự hướng dẫn của đoàn.
Vào năm 1942, đã có 12 đoàn Đồng Ấu được thành lập, mỗi đoàn vào khoảng 40 em. Đại hội Thanh Thiếu Niên Phật Tử tổ chức vào ngày Phật đản năm 1943 quy tụ trên 400 đoàn sinh tại đồi Quảng Tế gần chùa Từ Hiếu đánh dấu sự phát động phong trào thanh niên phật tử tại đất Việt. Tại đại hội này đã khai sinh Gia Đình Phật Hóa Phổ, tiền thân của tổ chức Gia Đình Phật Tử sau này.
Các nhà sử học về Phật Giáo đánh giá việc đưa tuổi trẻ đến với đạo Phật là một trong những thành công lớn của phong trào phục hưng Phật Giáo.

(Theo “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận”của Nguyễn Lang-
Sách do NXB Văn Học ấn hành tại Hà Nội năm 2000)

Một vài chi tiết về đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục :
Mười hai anh em đầu tiên tập họp tại nhà cụ Lê Đình Thám thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục gồm có :
1-Anh Phan Hữu Bình đoàn trưởng
2-Anh Đinh Văn Nam đoàn phó
3-Anh Ngô Điền thư ký
4-Anh Đinh Văn Vinh
5-Anh Ngô Thừa
6- Anh Võ Đình Cường
7-Anh Nguyễn Hữu Quán
8-Anh Nguyễn Khải
9-Anh Lê Kiểm
10-Anh Phạm Quỵ
11-Anh Hoàng Ngọc Phu
12-Anh Lê Đình Duyên
Sau lễ kỷ niệm đệ nhất chu niên của Đoàn vào cuối năm 1941, có thêm một số anh em gia nhập Đoàn :
1-Anh Ưng Hội
2-Anh Tráng Thông
3-Anh Lâm Công Định
Cố vấn : Cụ Tâm Minh Lê Đình Thám
Ban bảo trợ : các đạo hữu : Tôn Thất Tùng, Phạm Quang Thiện, Nguyễn Hữu Tuân, Hòang Hữu Khác
Châm ngôn của Đoàn : TRONG SẠCH – NHÂN ÁI
Huy hiệu của Đoàn : Hoa sen trắng trên hình tròn nền xanh lá mạ (tác giả : Lê Lừng)
Bài ca chính thức của Đoàn :
Rangeons nous, mes amis pour chanter gaiement en choeur.
Portons tour vers Bouddha notre foi et notre ardeur.
Engageons – nous à tout prix sur la route qui moute et brille.
Et ce chant s’élèvera pour unir nos jeunes coeurs
Bài hát này sau đổi lời Việt thành bài “Sen Trắng” nhạc Ưng Hội, lời Phạm Hữu Bình và Nguyễn Hữu Quán ( bài ca chính thức của Gia Đình Phật Tử Việt Nam)
( Còn tiếp )
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên