vienquang2

Mạn Đàm về Pháp Thiền.

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Thiền Định- Bài 1- Thế nào là Thiền ?

"Này các tỳ kheo, tập trung tâm lại... đó là hạnh thiền định":

Ðoạn này Phật dạy về công phu tu tập thiền định có 2 phần:
Phần 1. Kinh văn dạy: "Các thầy tỳ kheo, tập trung tâm lại thì tâm sẽ ở trong thiền định". Câu nói hết sức đơn giản nhưng cô đọng và khái quát phương pháp và mục tiêu của thiền. Thiền định là trái tim của Phật giáo. Tu tập giới để dọn đường cho thiền định, trên cơ sở tâm định, trí tuệ phát triển và đoạn tận lậu hoặc. Thiền định có nhiều phương pháp của các môn phái, học thuyết, tôn giáo, đúng và sai, chánh và tà thiên hình vạn trạng. Ðối với Phật giáo, Ðức Phật dạy về thánh chánh định như sau: "Này các tỳ kheo, thế nào là thánh chánh định với các cận duyên và tư trợ? Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Này các tỳ kheo, phàm có nhất tâm nào được tư trợ với 7 chi phần này thì gọi là thánh chánh định" (Ðại Kinh 40 pháp, Trung Bộ kinh III). Như vậy thiền định truyền thống Phật giáo bao gồm cả đạo đức và tri thức, trên cơ sở ấy thiền định mới đúng hướng.

Phương pháp thiền rất đơn giản mà cũng rất phức tạp. Ðơn giản là "tập trung tâm lại thì tâm sẽ ở trong thiền định", phức tạp là bằng cách nào tâm sẽ được tập trung!

Tiếng Phạn gọi thiền định là Samàdhi hay Dhyàna. Samàdhi nghĩa là đình chỉ tâm tán loạn, tập trung vào một đối tượng. Dhyàna nghĩa là tĩnh lự, đình chỉ tâm tán loạn chuyên tâm về một cảnh hay một đối tượng.

Thông thường người ta chia làm 2 loại: thiền Chỉ và thiền Quán, thiền chỉ là tâm chuyên chú vào một đối tượng đạt được nhất tâm, thiền quán là tập trung vào các đề mục quán chiếu để thấy rõ bản chất của sự vật. Phương pháp lý tưởng là chỉ quán song tu hay còn gọi chung là thiền định.

Ðối tượng của thiền định có thể nói một cách khái quát gồm có 4 lãnh vực: Thân, thọ, tâm, pháp. Sáu tùy niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm từ, và niệm thiện. 4 niệm phạm trú: Từ, Bi, Hỷ, Xã v.v...
Mục tiêu gần của thiền định là đoạn trừ 5 triền cái và thành tựu 5 thiền chi. 5 triền cái là 5 loại trói buộc và che mờ tâm ý, làm tâm rối loạn không an tịnh, gồm có:

1) Tham dục: khi tâm bị tham dục chi phối tức là bị các đối tượng thích ý làm cho thèm muốn khởi lên nên không thể tập trung tâm ý được.
2) Sân hận: khi tâm bị sân hận chi phối tức là bị các đối tượng không thích ý làm cho nóng nảy loạn động không thể tập trung tâm được.
3) Hôn trầm: khi tâm bị hôn trầm tức là bị co rút lại buồn ngủ, tâm mờ tối không tỉnh giác để hướng đến đối tượng.
4) Trạo hối: khi tâm bị trạo hối tức là tâm giao động lăng xăng chập chờn không chú tâm vào đối tượng.
5) Nghi: khi tâm hoài nghi chi phối thì sinh do dự không thể quyết tâm trên đối tượng.
Thành tựu 5 thiền chi là 5 yếu tố đoạn trừ 5 triền cái và thành tựu thiền tâm:
1) Tầm:là trạng thái hướng tâm đến đối tượng, sự xúc chạm đầu tiên của tâm với đối tượng, tác dụng đoạn trừ được hôn trầm.
2) Tứ: dán tâm trên đối tượng, buộc tâm trên đối tượng, tác dụng đoạn trừ tâm hoài nghi.
3) Hỷ: trạng thái vui tươi, mát mẻ , tác dụng đó đối trị được lòng sân hận.
4) Lạc: niềm hạnh phúc, sự thỏa mãn, đối trị tâm trạo hối .
5) Nhất tâm: tâm chuyên chú vào một đối tượng duy nhất đối trị được tâm tham dục.

Mục đích tiếp theo của thiền định là được tứ thiền. Ðức Phật dạy: "sau khi đoạn trừ 5 triền cái này, những triền cái làm ô nhiễm tâm tư, làm yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh có tầm có tứ...Này các tỳ kheo, khi diệt tầm diệt tứ chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sinh, không tầm không tứ nội tỉnh nhất tâm... Này các tỳ kheo, khi ly hỷ trú xả chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ gọi là xả niệm lạc trú chứng và trú thiền thứ ba...Này các tỳ kheo khi xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh..."(Ðại kinh Xóm ngựa, TBK I).

Thiền định có thể đưa đến các trạng thái vi tế hơn nữa như tứ không định, nhưng mục đích của đạo Phật không phải là định mà là tuệ và giải thoát, nên đạt đến tứ thiền thì sử dụng tâm định hướng tâm quán chiếu phát triển tuệ lực.

Phần 2. Kinh văn dạy: "Tâm ở trong thiền định thì có thể thấu triệt trạng thái chuyển biến của vũ trụ". Phần này có nghĩa là tác dụng của thiền định là để thấu triệt bản chất của vũ trụ nhân sinh, tức là phát triển trí tuệ. Ðức Phật dạy: "với tâm định tỉnh thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc bình tĩnh. Như vậy vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh, vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ từ một đời cho đến nhiều đời, cho đến nhiều thành kiếp, hoại kiếp của chính mình, sự sinh, tử, khổ, lạc...một cách đại nét và chi tiết...vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sinh tử của chúng sinh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống, chết, khổ, lạc, của tất cả chúng sinh...vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là sự diệt khổ, đây là con đường đưa đếùn diệt khổ; đây là lậu hoặc, đây là nguyên nhân của lậu hoặc, đây là sự đoạn trừ lậu hoặc, đây là con đường đưa đến đoạn trừ lậu hoặc. Vị ấy thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu" (Ðại kinh Xóm ngựa).

Tóm lại như kinh văn, Phật đã dạy: "Thiền định tâm hết tán loạn. Tiếc nước thì phải đắp đê sửa bờ cho khéo, hành giả cũng vậy hãy vì nước trí tuệ, mà thực tập thiền định, để giữ cho nó khỏi chảy mất". Tu tập thiền định là đắp bờ tâm thức, giữ nước trí tuệ, gom tâm vào một chỗ sẽ tạo năng lực nuôi dưỡng và phát triển trí tuệ ngày càng sắc bén. Phiền não, lậu hoặc ngày càng thu hẹp và được đoạn trừ.
Vậy thánh chánh định được thành tựu nhờ thành tựu giới hạnh và tuệ giác. Con đường tu tập ấy là con đường tăng thượng tâm. Ðây là bước đi cao cả trong 6 bước tu tập trong tuần tự đạo lộ tu tập của Ðức Phật, đến cấp độ này định và tuệ là một và viên mãn, trí tuệ đề cập tiếp theo chỉ nói thêm mà thôi.

www.budsas.org
Khảo cứu về Thiền  P710

  • Nhân Giới sanh Định, Nhân Định tỏ Huệ.
  • Tức Giới, tức Định, tức Huệ.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Thiền Đinh- Bài 2- THIỀN không phải là "sản phẩm riêng " của Phật Giáo .

Kính các Bạn . Nếu chịu khó tìm tòi và quan sát .- Chúng ta sẽ thấy: THIỀN không phải là "sản phẩm riêng " của Phật Giáo !
  • Ở Đạo Chúa người ta có những "Tuần Tĩnh Tâm" để các vị Linh Mục thực hành Thiền.- Tuần tĩnh tâm kéo dài từ chiều thứ Hai đến trưa thứ Sáu (trong một khoảng thời gian do vị Chủ chăn giáo phận ấn định).
  • Đạo Hồi có 30 ngày của tháng Ramadan. là hoạt động Thiền của họ.
  • Thưở xa xưa.- Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni chưa xuất hiện ở đời. THIỀN đã hiện diện ở xứ Ấn Độ (là nơi Đạo Phật xuất phát)
Như nội dung truyền ký sau:
TRUYỆN PHẬT THÍCH-CA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
HỒI THỨ NHẤT
18. TU HỌC VỚI ÔNG UẤT-ĐẦU LAM-PHẤT
Sĩ-đạt-ta nghe nói rằng gần thành Vương-xá có một vị lão sư nổi danh là Uất-đầu Lam-phất, ngài liền tìm đến.
Khi đến nơi, ngài lắng nghe ông giảng đạo. Đây là một vị lão sư tuổi đã ngoài 75 nhưng vẫn còn quắc thước. Ông tu thiền chứng đến cảnh giới thiền định Phi tưởng phi phi tưởng, tức là cao hơn ông A-ra-ta Ca-la-ma một bậc nữa.
Khi Sĩ-đạt-ta đến xin theo học, ông nhận lời nhưng với điều kiện là phải khởi sự tu tập từ đầu với sự dẫn dắt của ông. Nhờ những kết quả tu tập từ trước, chỉ trong mấy hôm Sĩ-đạt-ta đã có thể chứng tỏ cho ông thấy là ngài đã đạt đến cảnh giới thiền định Vô sở hữu xứ. Vị lão sư rất vui mừng và khâm phục, liền hết lòng chỉ dẫn cho ngài để tiến lên mức định cao hơn. Đây là cảnh giới thiền định mà ngoài lão sư ra ở đây chưa có người thứ hai nào chứng đắc. Qua 15 ngày tu tập theo sự chỉ dẫn của thầy, Sĩ-đạt-ta đạt đến cảnh giới thiền định đó.
Đây là một kết quả bất ngờ khiến cho lão sư vô cùng ngạc nhiên. Và cũng giống như ông A-ra-ta Ca-la-ma trước đây, ông công khai bày tỏ sự khâm phục của mình và đề nghị Sĩ-đạt-ta ở lại để cùng ông dắt dẫn đồ chúng.
Mặc dù đã chứng đắc một mức thiền định cao trổi hơn, nhưng Sĩ-đạt-ta nhận ra vẫn chưa phải là chỗ giải thoát rốt ráo mình mong muốn. Ngài đem suy nghĩ ấy nói thật với thầy và từ chối lời đề nghị ở lại, với lý do cần phải ra đi tìm một sự giải thoát hoàn toàn cho vấn đề sinh tử.
Vị lão sư rất kính phục ý chí và tâm nguyện của ngài, đồng ý để ngài ra đi mặc dù trong lòng ông rất buồn khổ và luyến tiếc vị đệ tử siêu phàm này.
hoavouu.com
Như vậy.- Rõ ràng Thiền đã có trước PG và có ngoài PG .- Nên THIỀN không phải là "Sản Phẩm riêng" của PG. Đức Phật chỉ phát triển và hoàn thiện để hình thành đường lối Thiền riêng biệt của PG.
Screenshot (55).webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Thiền Đinh- Bài 3 - Ba Sự Kế Thừa .

Như trên đã nói.- Thiền Phật giáo là sự kế thừa & Phát triển.

Đó là: Chọn lọc, phát huy và Tư duy phản biện.
Theo tinh thần, như bài kệ:

"Sáu năm Thiền Định chốn rừng già,
Khổ hạnh ai bì Đức Thích Ca .
Chim hót trên vai, sương phủ áo ,
Hươu kề dưới gối, tuyết đơm hoa .
Suy cơ Tạo Hóa, hồn mê mẫn,
Thấu lẻ huyền vi, trí sáng lòa .
Hỏi thử ai tường chân lý ấy,
Bên bờ Sông giác, há riêng ta ."
(Bạch Liên)

Bài thơ này phần nào diễn tả sự kế thừa nền Thiền Định Phật Giáo .

Đạo Phật "kế thừa" Thiền Học của Bà La Môn Giáo Ấn Độ bằng 3 phương cách: Chọn lọc, phát huy và Tư duy phản biện.

1+ Chọn Lọc: Đức Phật đã chọn lọc trong vô số pháp Thiền của Bà La Môn thưở đó và lấy ra 4 Pháp Thiền, 4 Pháp Định (Tứ Thiền, Tứ Định) để làm nền tảng cho Thiền Định Phật Giáo. Đó là:

* Tứ Thiền:

  • Sơ Thiền.- Ly Sanh Hỷ Lạc
  • Nhị Thiền.- Định Sanh Hỷ Lạc
  • Tam Thiền.- Ly Hỷ Diệu Lạc
  • Tứ Thiền.- Xã Niệm Thanh Tịnh .

* Tứ Định :

  • Vô Biên Hư Không Xứ Định.
  • Vô biên Thức Xứ Định.
  • Vô Sở Hữu Xứ Định.
  • Phi Hữu Tưởng Phi Vô tưởng Xứ Định.

2+ Phát Huy: Từ Tứ Thiền, tứ Định này Đức Phật Phát triển nâng cấp lên thành:

  • Diệt Tận Định- Diệt Thọ Tưởng Định,(Của Thanh Văn thừa)
  • Và Vô số Tam Muội của Thiền Đại Thừa PG .

3+ Tư Duy Phản Biện: Do Lực Trí Tuệ cao vời của Đức Phật ngài thấy được các Pháp Thiền Định tuy cao vời vợi nhưng vẫn chưa đáp ứng được Cứu Cánh. Nên "Sĩ-đạt-ta nhận ra vẫn chưa phải là chỗ giải thoát rốt ráo mình mong muốn. Ngài đem suy nghĩ ấy nói thật với thầy và từ chối lời đề nghị ở lại, với lý do cần phải ra đi tìm một sự giải thoát hoàn toàn cho vấn đề sinh tử."( hoavouu.com )

Đức Phật đã dạy:"Như có người gặp chỗ tai nạn sợ sệt, muốn qua khỏi chỗ tai nạn đến chỗ an ổn; tùy ý chạy tìm nơi an ổn. Người ấy thấy con sông lớn rất sâu rộng, cũng không có thuyền hay cầu để có thể sang bờ bên kia. Song chỗ đứng bên này rất đáng sợ, bờ bên kia không có. Bấy giờ người kia suy nghĩ tính kế: ‘Sông này rất sâu lại rộng, nay ta có thể thu thập cây cối, cỏ lá kết lại làm bè qua sông, nhờ bè này để chèo từ bờ này sang bờ kia’. Bấy giờ, người ấy liền thu góp cành cây, cỏ lá kết bè mà chèo từ bờ này sang bờ kia. Người ấy đã sang bờ kia liền khởi nghĩ: ‘Cái bè này rất nhiều lợi ích cho ta, do bè này được qua chỗ ách nạn, từ chỗ sợ hãi đến chỗ không nạn. Nay ta không bỏ bè này, đi đâu cũng mang theo’.

Thế nào, các Tỳ-kheo! Người kia đến nơi rồi có thể vác chiếc bè theo chăng? Hay không nên vác theo?

Các Tỳ-kheo thưa:

- Bạch Thế Tôn, không nên. Nguyện vọng của người ấy đã được kết quả, còn dùng bè vác theo làm gì!

Phật bảo Tỳ-kheo:

- Pháp thiện còn phải bỏ, huống gì phi pháp”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 43.Thiên tử Mã Huyết [1.trích],
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.167)

Lời Phật dạy thật rõ ràng, qua sông hãy bỏ bè. Nên tu tập để thành tựu tâm xả rất quan trọng. Xả càng nhiều thì càng nhẹ, càng thăng hoa. Các thiện pháp mà ta làm được cũng vậy, tuy không bỏ việc lành nào nhưng không chấp, không kẹt vào chúng. Cứ vậy mà đi lên, cứ vậy mà sang đến bờ kia.

Nhưng cẩn thận, chưa qua sông thì khoan vội bỏ bè. Bởi hầu hết chúng ta đều đang vượt sông, phải bám chặt bè Chánh pháp. Sông đời tham ái và phiền não luôn cuồn cuộn, nếu tuột tay khỏi bè Chánh pháp chắc chắn sẽ bị nhận chìm.

(Quảng Tánh)
- Hết trích-

* Có thể nói Đức Phật chọn lọc, Phát triển và Phản Biện từ các Pháp Thiền của Bà La Môn Ấn Độ giáo để hàng Đệ tử Phật lấy làm "Phương Tiện" cho tiến trình Tịnh hóa -

* Thành Phật mới là "Cứu cánh".
Lục Tổ dạy: Tâm Bình hà lao trì giới; Hạnh trực hà dụng tu Thiền.

Kinh Viên Giác Phật dạy: "Nhứt thiết Tu Đa La Giáo, như Tiêu Nguyệt Chỉ" (Tất cả Pháp môn đều là ngón tay chỉ trăng).

Screenshot (58).webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Thiền Đinh- Bài 4-.Khảo sát THIỀN NGOÀI PHẬT GIÁO . (Ngoại Thiền)


Kính các Bạn. Trước khi vào Thiền PG. Ở đây xin giới thiệu nét đơn sơ của một số pháp thiền "ngoài PG" (Chỉ để tham khảo); Và nêu một số điểm khác biệt của Tư Tưởng PG mà các Tư tưởng khác không có được (chính các tư tưởng này định hướng cho các pháp Nội Thiền & Ngoại Thiền).

1/. Một số điểm khác biệt. Ngoại Thiền với Nội Thiền (Phật giáo).

Đó là:
  • Thiền Phật Gíao HƯỚNG NỘI để cứu xét Tâm Tánh và Tịnh hóa Tâm. Hướng đến Niết Bàn.
  • Thiền Ngoại Đạo HƯỚNG NGOẠI ĐỂ HÒA NHẬP VỚI ĐẤNG THIÊNG LIÊNG CỦA HỌ.
  • Thiền Phật Gíao đặc trên căn bản VÔ NGÃ.
  • Thiền Ngoại Đạo đặc trên căn bản HỮU NGÃ.
  • "Chân Như" của PG ở trong tất cả Pháp (Bất Nhị Pháp). Tánh của nó Vô Sanh.
  • "Chân Như" của Ngoại Đạo lìa bỏ tất cả Pháp . Tánh của nó Hữu Sanh.
Trên những căn bản nhận thức này. Chúng ta sẽ tìm hiểu Thiền Ngoại Đạo, Thế gia, và Ngoài PG.- ước mong sẽ tránh được những sự lầm lẫn (và tranh cải không nên có) đáng tiếc.

Kính mời các Bạn.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Ngoại Thiền.-Bài 5. - Thiền Yoga

2/. Thiền Yoga Ấn Độ. (Nguồn gốc)
Yoga là phép rèn luyện tinh thần và thể xác của Ấn Độ cổ. Người tập yoga thông qua cách khai mở "Luân xa" hầu đạt được năng lực "Siêu nhiên", người tập tìm cách gắn bó mình với thực tại thần thánh.

+ Theo triết lý Ấn Độ:
* Thần tối cao Brahman (Brahma ब्रह्म]) là hiện thực siêu việt không thay đổi, vô hạn, có ở khắp mọi nơi và là nền tảng linh thiêng cho tất cả vật chất, năng lượng, thời gian, không gian, các thể sống, và tất cả những gì vượt khỏi vũ trụ này. Bản chất của Brahman được miêu tả là mang tính cá nhân siêu việt (transpersonal), Trong Rig Veda, Brahman đã tạo ra thể sống nguyên thủy Hiranyagarbha được xem là tương đương với vị thần sáng tạo ra thế giới Brahmā.
(Ở đây nếu không khéo chúng ta dễ nhận lầm khái niệm này với khái niệm CHÂN NHƯ cúa PG)
Theo truyền thuyết thì - Thần Brahman sanh ra 4 giai cấp:

1. Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Họ tự nhận mình là hạng cao thượng, sinh từ miệng Phạm Thiên (Brahma) thay Phạm Thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng nhất.
2. Sát-đế-ly (Kshastriya) là hàng vua chúa quý phái, tự cho mình sinh từ cánh tay Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.
3. Vệ-Xa (Vaisya) là những hàng thương gia chủ điền, tin mình sinh ra từ bắp vế Phạm Thiên, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia).
4. Thu-Đà-La (Sudra) là hàng tiện dân tin mình sinh từ gót chân Phạm Thiên, nên thủ phận với các giai cấp trên.

Các sản phẩm của Brahman thừa hưởng của ngài một số thuộc tính và gọi là Atman (Tiểu ngã)

* Tiểu ngã (Atman) Tương đương với khái niệm "Linh Hồn" của thế gian.

Tự ngã Atman là một thực thể nội tại trong mỗi cá nhân. Hơi thở là nguồn sống vật chất thì Atman là hơi thở siêu nhiên, là nguồn sống thiêng liêng. Atman là thực thể làm cho con nguời vượt lên trên vạn vật. Có thể nói Atman là thành phần của Brahman trong con người. Brahman là cái ngã vũ trụ đại đồng, còn Atman là cái ngã cá nhân. Braman chỉ có một, Atman là số nhiều, nhưng cái nhiều ấy chỉ là giả tưởng vì bản chất cả hai chỉ là một.

+ Khai mở Luân Xa

Học thuyết Bà la môn cho rằng dùng các Pháp Yoga khai mở được các Luân xa. Thì Tiểu ngã (Atman) lại trở về hợp nhất với Đại ngã (Brahman). Đó là Chân Như là Niết Bàn (Theo Ấn Độ Giáo)
Luân xa là các vùng năng lượng rộng lớn (nhưng còn khép kín) trong cơ thể, có chức năng điều khiển các thuộc tính tâm linh của chúng ta.
Người ta cho rằng có tất cả bảy luân xa;
  • 4 luân xa ở phần trên cơ thể điều khiển các đặc tính tinh thần,
  • 3 ba luân xa ở phần dưới cơ thể, điều khiển các đặc tính bản năng.
Theo wikipedia.org

Trong những bộ Áo nghĩa thư (zh. 奧義書, sa. upaniṣad) quan trọng nhất người ta tìm thấy các miêu tả phương pháp tập trung và thiền định (Kaṭha-upaniṣad 1,3,13; 3,3,10.). Áo nghĩa thư Śvetāśvatara (sa. Śvetāśvatara-Upaniṣad, 2,8-15) ghi rõ nguyên tắc thực hành Yoga: Tư thế thân, điều chế các giác quan và tâm thức, cách điều vận hơi thở v.v... Áo nghĩa thư Maitrī (sa. Maitrī-Upaniṣad) 6,18 nói về Yoga với sáu thành phần (Lục chi du-già 六支瑜伽, sa. ṣaḍaṅgayoga):
1.Điều tức (zh. 調息, sa. prāṇāyāma), là điều chế hơi thở ra vào.
2. Chế cảm (zh. 制感, sa. pratyāhāra), thâu tóm các giác quan lại cũng như không để ý vào những đối tượng của chúng.
3. Tĩnh lự (zh. 靜慮, sa. dhyāna), là thiền.
4. Chấp trì (zh. 執持, sa. dhāraṇa), dán tâm vào một nơi, không cho tán loạn.
5. Tầm tư (zh. 尋思, sa. tarka), tư duy tìm hiểu.
6.Tam-ma-địa (zh. 三摩地, sa. samādhi), tâm an định, đạt định.
Cũng trong Áo nghĩa thư này, người ta tìm thấy định nghĩa Yoga là "kết hợp" (6,26):
"Vì qua đó mà người ta có thể kết hợp hơi thở, âm tiết OM ॐ và toàn thế giới với tất cả những hiện dạng của nó nên được gọi là Yoga"...
Trong lúc tu luyện ba cấp 6-8 thì hành giả có thể chứng nghiệm một vài năng lực siêu nhiên (sa. vibhūti), ví như biết được quá khứ vị lai, biết kiếp sống trước của mình, hiểu tiếng nói của chúng sinh.
(hết trích)

Mặc dù Pháp Thiền Yoga có ảnh hưởng đến một số chi phái trong Đạo Phật (gọi là Du Già). Nhưng rỏ ràng Thiền Yoga là Hướng Ngoại dùng Pháp Khai mở Luân Xa mục đích chủ yếu đem Tiểu Ngã hòa nhập Đại Ngã.- Nên không phải là Thiền PG.- Vốn đặc trên cơ sở VÔ NGÃ.
luân xa.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Ngoại Thiền.-Bài 6. - Thiền Khí Công- (Đạo Giáo TQ)

+ Nguồn gốc Thiền Khí Công còn gọi là "Khí Công" Trung Quốc.

Khởi nguồn từ Lão Tử. Ngài sống thời Chiến Quốc. Ngài được cho là người viết Đạo đức kinh (道德經) - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖).
Sanh thời ngài Lão Tử chỉ lưu truyền bộ "Đạo Đức Kinh". Người đời sau tôn ngài làm Tam Thanh Thánh Tổ của Đạo Giáo ("Đạo Lão"). Tam Thanh gồm:

1. Ngọc Thanh Nguyên Thuỷ Thiên Tôn
2. Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn
3. Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn, cũng chính là Thái Thượng Lão Quân.

Theo truyền thuyết Đạo Đức Thiên Tôn, chính là Lão Tử.
"Đạo Lão" Bản chất là PHIẾM THẦN GIÁO (PTG là Tôn giáo mà ở đó Thượng Đế Nhất Thần chỉ là "nói chơi" (Phiếm) chớ không có thật. Thần chỉ là qui luật khách quan của Vũ Trụ, mà không có chủ thể).
Ở chủ thuyết của Đạo Giáo. Chỉ lấy ĐẠO làm tối thượng, là căn nguyên của sự sanh trưởng:
"Đạo khả Đạo phi thường Đạo". Nghĩa là Cái gọi là Đạo, nếu còn suy nghĩ được thì chưa phải là Đạo (muốn chỉ).

  • Đạo sanh Vô Cực (nhất)
  • Nhất Sanh Nhị (Âm dương).
  • Nhị sanh Tam (Thiên Địa Nhân hoặc Tinh, Khí ,Thần)
*Tam sanh tứ (Thanh Long,Huyền Vũ,Bạch Hổ, Chu tước.Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm .....hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,... phương Đông.)
  • Tứ tượng sanh bát quái,(càn, khản, cấn, chân, tốn,ly, khôn, đoài)
  • Bát Quái sanh ngũ hành.(kim mộc, thủy, hỏa, thổ)
  • Ngũ hành hóa sanh vạn vật.

Bởi vậy Vạn vật là nhánh nhóc, Đạo là Căn bổn. Chạy theo nhánh nhóc thì là Phàm Nhân, Trở về Đạo (gốc) thì Đắc Đạo thành Tiên.

Theo truyền thuyết dân gian. Được đắc Đạo thành tiên vào thời sau Lão Tổ có Bát Tiên. Gồm:
Lý Thiết Quải: thiết trượng và hồ lô
Hán Chung Ly: quạt ba tiêu
Lã Động Tân: phất trần và thuần dương kiếm
Trương Quả Lão: ngư cổ
Lam Thái Hòa: giỏ hoa lam
Hà Tiên Cô: bông sen
Hàn Tương Tử: ngọc tiêu
Tào Quốc Cữu: thủ quyến

Người ta cho rằng họ sống ở đảo núi Bồng Lai (Trung Quốc). Cũng vào thời đại này, lưu truyền 2 quyển Kinh thư dạy tu Tiên. Đó là: Kinh Huỳnh Đình và Tánh Mạng Khuê Chỉ.

Đến đời Tống. Có người tên là Vương Trung Phu , Tự là Vương Trùng Dương.

Theo truyền thuyết , năm 1159, ông được gặp Lã Động Tân và Hán Chung Ly, hai vị tiên trong nhóm tám vị tiên sống ở Bồng Lai tiên đảo của Trung Quốc, được truyền thụ khẩu quyết luyện đan.
Từ đó ông chuyên tâm nghiên cứu Đạo giáo, đổi tên là Triết, tự là Tri Minh, thành lập ra Toàn Chân giáo.(Ý nói bảo toàn tam bảo toàn tinh, toàn khí, toàn thần.- Căn Bản của Khí Công)

Tôn chỉ của Toàn Chân giáo là cứu giúp chúng sinh nên nhân dân rất kính trọng. Học trò tìm đến ông rất đông, nhưng ông dạy dỗ nghiêm khắc, thường đánh đập để thử thách nên cuối cùng chỉ còn lại bảy người. Đó chính là Toàn Chân thất tử.
1. Đan Dương tử Mã Ngọc
2. Trường Xuân tử Khâu Xứ Cơ (1148-1227)
3. Ngọc Dương tử Vương Xứ Nhất (1142-1217),
4. Trường Sinh tử Lưu Xứ Huyền (1147-1203),
5. Trường Chân tử Đàm Xứ Đoan (1123-1185)
6. Quảng Ninh tử Hách Đại Thông ([1149-1212)
7. Thanh Tĩnh tản nhân Tôn Bất Nhị (1119-1182)
Về sau. Trường Xuân tử Khâu Xứ Cơ tiếp nhận chức Chưởng môn toàn Chân Giáo, thì bị triều đình nhà Nguyên tiêu diệt.

Trong thửơ đó Chu Nguyên Chương khởi nghĩa lập nên nhà Minh. Lúc còn cơ hàn. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương vào chùa Hoàng Giác làm thầy tu, kết Bạn với Trương Tam Phong, hai người kết hợp với nhau lập nên triều đại nhà Minh.

Trương Tam Phong lại có ý chí tu tiên, nên bái Khâu Xứ Cơ làm thầy học pháp tu Tiên, và tiếp nhận chức Chưởng môn toàn Chân Giáo, đổi tên là Phái Võ Đang.

Thưở nhỏ Trương Tam Phong từng ở chùa Hoàng Giác, nên có học Dịch Cân kinh của Phật Giáo và ngài kết hợp sở học với 3 bộ kinh Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (太上感應篇).Huỳnh Đình, và Tánh Mạng Khuê Chỉ - hoàn thiện Khí Công sau này. và Lưu truyền đến tận ngày nay.
tam_th11.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Ngoại Thiền.-Bài 7. - Thiền Khí Công + Pháp Hành.

Theo Kinh thư Tánh Mạng Khuê Chỉ, cho rằng:

Tâm không vương sự,
Sự chẳng bận tâm,
Siêu xuất vọng tưởng,
Ấy thật Thần Linh.

Do vậy Pháp Hành của Thiền khí Công là:

Luyện tinh hóa khí.
Luyện khí hóa thần
Luyện thần phản hư.

Khi luyện được THẦN tức là Bản Thân Ta là Thần. Tiến lên nữa là Thành Tiên.

Có 9 cảnh giới tu tiên: Luyện Khí, Trúc Cơ, Kết Đan, Nguyên Anh, Hoá Thần, Luyện Hư, Hợp Thể, Đại Thừa, Độ Kiếp .

– Hạ cảnh giới bao gồm năm tầng: Luyện Khí, Trúc Cơ, Kết Đan, Nguyên Anh, Hoá Thần.
– Trung cảnh giới thì có ba tầng: Luyện Hư, Hợp Thể, Đại Thừa.
– Đến thượng cảnh giới, nhưng kì thực ở cảnh giới này chỉ có một cửa quan là Độ Kiếp mà thôi, qua được tầng này thì có thể phi thăng tiên giới, thọ ngang trời đất.
Tính Mệnh Khuê Chỉ nói: «Muốn thoát luân hồi, phải thể hợp với Chí đạo. Muốn thể hợp với Chí đạo, tất phải quán chiếu bản tâm. Muốn quán chiếu bản tâm, tất phải nhắm mắt hồi quang nhìn vào hư không, đem ánh sáng tuệ quang chiếu diệu vào nơi thất tình lục dục chưa nhen nhúm, nơi mà bản thể chưa bị bát thức làm ô nhiễm. Ngoài thì tuyệt hết chư duyên, trong thì tuyệt hết chư vọng, hợp nhãn quang, ngưng nhĩ vận, điều tị tức, khoá thiệt khí, tứ chi bất động, để cho ngũ thức của tai, mắt, mũi, lưỡi, thân quay trở về gốc gác. Như vậy tinh, thần, hồn, phách, ý sẽ an vị. Suốt cả 12 giờ trong ngày, mắt luôn luôn nội quan quán chiếu nhìn vào khiếu ấy, tai trở ngược lại lắng nghe khiếu ấy, đầu lưỡi thường phong bế khí ấy, vận dụng thi vị, niệm niệm không rời khỏi khiếu ấy.» Khiếu ấy chính là bản thể thần linh của con người"
+ Đầu tiên tu Luyện Khí:

Ngoại Cảnh (chương 1):
«Hô hấp hư vô nhập đan điền, 呼 吸 虛 無 入 丹 田
Ngọc trì thanh thủy quán linh căn, 玉 池 清 水 灌 靈 根
Tổng chân đồng tử thực Thai tân, 總 真 童 子 食 胎 津
Thẩm năng tu chi, khả trường tồn.» 審 能 修 之 可 長 存
(Tánh mạng khuê chỉ)

Dùng phép hô hấp để dẫn Ngũ khi Triều Nguyên. (Ngũ khí là: Tâm, can, tỳ, phế, thận khí), như bài thơ:

Ngồi xem phế khí nhập đơn điền,
Can khí khinh phiêu, thông tâm đan,
Ngũ khí kết thành ngũ sắc vân...

Khi thành tựu là kết Thánh thai. tức là đã Cố được Tinh. Vận chuyển hô hấp đưa lên Nê Hoàn cung, tức là huyệt Bách Hội theo 2 mạch Nhâm Đốc, gọi là tiểu chu thiên.- Cuối cùng được Độ kiếp thành Tiên.

Nói chung Thiền khí Công TQ, trên lý thuyết và thực hành rất giống Pháp Thiền Tổ Sư của PG . Theo các nhà khảo cứu, họ cho rằng: Do PG truyền vào TQ thời đó đã ảnh hướng và hòa nhập vào Triết Lý Đạo Lão (gọi là Tam giáo Đồng Nguyên).

Nhưng đến chỗ tận cùng của Thiền Khí Công TQ khác biệt với Thiền PG ở Chỗ:

* Phật giáo chủ Trương Vô Ngã, thấy 5 Uẩn là Không.- Xã bỏ 5 Uẩn mới đến được Chân Như.

* Đạo giáo chủ Trương con người (5 Uẩn) chính là Thần Tiên. Củng cố Thân người đến "Trường Sanh- Bất tử" là về với Đạo.

Do vậy Thiền Khí Công TQ về căn bản khác với Thiền PG.

khzy_c10.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Ngoại Thiền.- Bài 8. Pháp Luân Công.


Khảo cứu về Thiền  Ly-hon10


Pháp luân công còn có tên gọi khác là Pháp luân đại pháp do Lý Hồng Chí (sinh năm 1952 tại Cát Lâm, Trung Quốc) lập ra năm 1992; sau đó Lý Hồng Chí đã sang Mỹ định cư. Năm 1993, hội nhóm này được biết đến với tên gọi “Hội nghiên cứu Pháp luân đại pháp” được Bộ Dân chính Trung Quốc cấp phép hoạt động.

Pháp luân công du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000. Hai người Việt Nam tập Pháp luân công đầu tiên là Nguyễn Nam Trung ở thành phố Hồ Chí Minh và Trần Ngọc Trí ở thành phố Hà Nội. Đến nay, tại Việt Nam có khoảng trên 7.000 người tham gia, luyện tập tại 565 điểm nhóm, tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
(lượt trích bocongan.gov.vn )

Pháp luân đại pháp được ngài Lý Hồng Chí truyền ra thế nhân bắt đầu từ Trường Xuân Trung Quốc năm 1992, cho đến năm 1999, trong vòng 7 năm, tại Trung Quốc Đại Lục đã phổ truyền cho hơn 100 triệu người theo tập; cho đến hôm nay Pháp luân đại pháp đã được hồng truyền trên toàn thế giới, tại hơn 114 quốc gia có hơn 100 triệu người trong cuộc sống thường ngày tuân theo pháp lý cao tầng của Đại Pháp vũ trụ “Chân Thiện Nhẫn” để tu luyện, thân tâm đều thu được lợi ích, tâm tính đề cao, và đạt tới những tầng thứ tu luyện mà những người đi trước chưa từng đạt được.”

Lý Hồng Chí khuyên tín đồ bỏ pháp môn niệm Phật, coi tất cả các pháp môn trong Phật giáo chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé của Phật pháp.
Nguyên Văn:
“Đệ tử: Niệm Phật, bái Phật có ảnh hưởng tới tu luyện không?

Sư phụ: Có ảnh hưởng. Người tin Phật giáo, tôi nói với chư vị, Pháp trong Phật giáo không phải là toàn bộ Phật pháp, nó chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé trong Phật pháp. Tín đồ Phật giáo vẫn luôn không dám thừa nhận thực tế này, kỳ thực trong kinh sách cũng đều có luận thuật. Chư vị tu pháp môn nào là một vấn đề nghiêm túc. Chư vị muốn tu pháp môn nào chúng tôi cũng không phản đối, chư vị cứ tu. Nếu chư vị muốn tu háp môn này thì chư vị cứ tu pháp môn ấy. Bất nhị pháp môn, trong Phật giáo quá khứ đều không cho phép loạn tu, chư vị niệm tên của họ, thì chẳng phải chư vị muốn để họ quản chư vị hay sao? Chư vị niệm tên của họ làm gì đây?”

Lý Hồng Chí còn phê phán đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nguyên văn:

“Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa. Cứ đề cao lên, lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, lại phát hiện Pháp giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5).
thienphatgiao.org

Nói chung: Pháp Luân Công không phải là Thiền Phật giáo.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Ngoại Thiền.- Bài 9. - Thiền xuất hồn, Phái Thiên Sư.

+ Khái Niệm về Tín ngưỡng -Tư Tưởng. và Tát Mãn Giáo.

  • Thế nào là Tín Ngưỡng ?
  • Thế nào là tư Tưởng ?

  • Tín ngưỡng mang tính tôn giáo và thờ cúng dân gian.
  • Tư Tưởng thuộc về lĩnh vực học thuyết hay quan niệm về vấn đề gì đó.

Tuy nhiên tư tưởng và tín ngưỡng vẫn có liên quan với nhau.

*TÍN NGƯỠNG,-LÀ NIỀM TIN CÓ KHI KHÔNG CẦN LÝ TRÍ,CÓ THỂ DO TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH,CÓ THỂ THEO SỰ ÁP ĐẶT CỦA CÁC THẾ LỰC NGOẠI TẠI,MÀ NHIỀU KHI CŨNG CÓ THỂ DO SỰ SỢ HÃI VÀ MUỐN BẢO VỆ BẢN NGÃ...NHƯNG TRÊN HẾT .-TÍN NGƯỠNG LÀ NHU CẦU THIẾT YẾU VỀ MẶT TÂM LINH,LÀ CHỖ DỰA TINH THẦN CỦA ĐẠI ĐA SỐ CON NGƯỜI,VÀ CŨNG LÀ CHỖ SẢN SANH RA NHIỀU HỌC THUẬT,NHIỀU TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC LÀM THĂNG HOA CUỘC SỐNG...

*Khi Một Nền Tín Ngưỡng đã tập trung lại thành một thế lực: có Quần chúng, có người lãnh đạo, có giáo quyền, có đường lối Tư tưởng, có lợi ích cho con người. khi ấy TÍN NGƯỠNG HÌNH THÀNH MỘT LOẠI TÔN GIÁO.

* Lịch sử : Tát Mãn Giáo. thời kỳ Thị tộc Mẫu hệ (buổi Bình minh của Tôn Giáo sơ khai):

Thời Hồng Mông khởi thỉ của con người. tư tưởng họ chỉ rất đơn giản, họ thấy cái gì gần gủi cần thiết thì sanh ra sùng bái ,nên trong tín ngưỡng họ thờ cúng vật tổ như ở Trung Quốc có Ưng tộc, họ thờ chim ưng, phúc tộc thờ vơi, Miêu tộc thờ mèo rừng, theo các nhà dân tộc học họ cho rằng miền Bắc Việt Nam có lệ chích khăn mỏ quạ là biểu tượng Chim hồng ,chim Lạc di tích của nền tín ngưỡng thờ Vật tổ.
Người Chăm và một số vùng ở Ấn độ ,có tục thờ Lingam.

+ Khởi thủy phần nhiều theo chế độ Mẫu hệ, nên tín ngưỡng cũng phần nhiều thờ cúng Thánh Mẫu, như Thánh Mẫu Diêu Trì Cung v.v...

Giáo sư Tống trong sách "thầy mo và vu thuật" cho rằng thầy mo xuất hiện vào trung kỳ xã hội thị tộc mẫu hệ, vì nó gần lịch sử hơn các thuyết khác...
....Vì nhu cầu liên lạc với quỷ thần, vu sư (thầy mo) đã ra đời Sự ra đời của vu sư còn có quan hệ mật thiết với việc hình thành quan niệm sùng bái Tổ tiên...Đương nhiên người ta sùng bái Tổ Tiên không chỉ đơn thuần là tưởng nhớ mà quan trọng hơn là mong được linh hồn tổ tiên mình từ cõi u minh phù hộ độ trì.Thế là cần có một sứ giả làm môi giới giữa quỷ thần với người sống.-Và Vu sư đã ra đời...
Đó là bối cảnh và nội dung của Tát mãn giáo một loại Tôn Giáo nguyên thủy của loài người.

Tát Mãn Giáo dùng rất nhiều "Vu Thuật", như Khiêu Thần, soi căn, xuất hồn v.v...

và sau này kết hợp với Đạo Giáo TQ hình thành một số Phái tu tiên ( chi nhánh của Đạo Giáo)

Có 6 phái chính:

  • Phái Chính Nhất hay phái Thiên Sư thuộc Long Hổ Sơn.
  • Phái Mao Sơn với hai loại pháp môn: nội luyện theo kinh Huỳnh Đình và võ công theo Kỳ Môn Độn giáp. trừ tà ma.
  • Phái Thái Cực với pháp môn tu luyện theo truyền thống Trương Tam Phong và pháp môn võ thuật.
  • Phái Toàn Chân theo đường lối của Vương Trùng Dương.
  • Phái Thần Tiên: chuyên về biểu diễn bán thuốc hoặc kiếm tiền.
  • Phái Lư Sơn thiên về bí thuật.

Trong đó Phái Thiên Sư và phái Lư Sơn phát triển Vu Thuật thành các pháp Thiền ( !!!) này.
soi-ca10.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Ngoại Thiền.- Bài 10.- Thiền Xuất Hồn- Soi căn.- Tư Liệu Vu Thuật.

+ Tư Liệu Vu Thuật.

Vu Thuật là một Thủ Thuật thuộc tín ngưỡng Tát Mãn Giáo thời xưa (trong đó có xuất hồn, soi căn v.v...).

Tín ngưỡng nhiều khi không cần có lý trí, hoặc trong đó người ta phải hủy diệt nó đi mới vào được Vu thuật ! Ví như phải tắt đèn cho căn phòng phủ đầy bóng tối mới tạo được sự rùng rợn, huyễn hoặc !!! Do đó chúng ta cũng không cần phải soi sáng nó làm gì !!! Muốn thực hiện phép này phải có nhiều niềm Tin. Tin vào Vu Thuật.

Sau đây, xin lượt trích một ít tư liệu khảo cứu về Vu Thuật của Tiến Sĩ Diêu Vĩnh Quân và Diêu Chu Huy trong Hội Đồng nghiêng cứu các hiện tượng thần bí, Trường Đại Học Hoa Nam - TQ:
Trích Vu Thuật Thần Bí:

+ Thuật Xuất Hồn:

Khảo sát các loại phong tục gọi hồn nhập xác ở các nơi trên thế giới. Nói chung có 3 loại hình thức:
1. Tinh Linh phụ thể.- tức là thân xác của cô đồng hoặc người làm pháp thuật bị Tinh linh chiếm giữ.
2. Linh hồn xuất khiếu.- Tức là linh hồn của Vu Sư, hoặc người làm phép lìa xa thể xác đi tới thế giới Tinh Linh.
3. "Tinh Linh phụ thể" và "Linh hồn xuất khiếu" cùng kết hợp.- Tức là sau khi Tinh Linh nhập vào xác của Vu Sư hoặc người làm phép liền dẫn đưa linh hồn của Vu Sư, hoặc người làm phép thuật đi tới thế giới linh thể siêu tự nhiên. (trong giai đoạn này sinh ra nhiều biến tấu đa dạng). Như:

= Cuồng Vũ (mê sảng, nhảy múa)
= Che mặt (dùng khăn đỏ che mặt và đọc thần chú)
= Quạt gió (dùng quạt phe phảy)
= Khí hun (dùng khói các loại thảo dược xông lên)

+ Thuật Soi căn TQ gọi là Thuật "viên quang":

Chăm chú nhìn bát nước, gương cỗ hoặc lưỡi dao sáng, sau đó con người đột nhiên cứng lại nằm lăn trên giường, trong miệng hát vu ca... các nước Đông Nam Á. Mã Lai Á, và một số Vu Sư ở châu Úc khi chửa bệnh cho người cũng chăm chú nhìn vào thủy tinh thể khiến bản thân nình bước vào Huyễn cảnh.

= Dược vật. Công cụ (vu sư) thường dùng chính là các loại thuốc hưng phấn, thuốc huyễn ão và thuốc ma túy. Các loại dược vật dẫn đến cải biến tinh thần là con đường tắc thông tới "Thiên đàng".

Các loại thuốc dẫn tới ão giác được sử dụng thông thường nhất là Cồn, rượu Cava chế bằng rễ hồ tiêu cava, khói nhang, khói thuốc, ăn cành non cây đổ tùng, lá cà dược, là đại ma (cây gai), thuốc là, nấm độc, tiếng chiên trống ầm ỉ, niệm chú, đốt bùa v.v...

Trong Thần Nông bản thảo kinh có ghi: Ma bôn (dượt vật) có sức mạnh như hổ, ăn nhiều khiến cho người có thể nhìn thấy ma quỷ, chạy như điên cuồng, dùng lâu có thể thông được với thần minh".

Sử dụng thuốc gây ão giác hoặc thực vật làm thủ đoạn "gọi hồn nhập xác" hoặc "Linh hồn xuất khiếu" ở các nước có từ lâu. Đặc biệt nổi bậc nhất là ở Châu Mỹ.

Theo các vị Tiến Sĩ (nói trên): "Quá Trình Cầu Thần nhập xác và linh hồn xuất khiếu là Quá trình thôi miên và Tự thôi miên"
phuthu10.webp


Tóm lại:

* Thiền Xuất Hồn, soi căn v.v... của Vu Thuật dựa trên căn bản niềm Tin, không cần lý trí soi sáng.

* Hoàn toàn khác với Thiền PG. Thiền PG phải được Trí Tuệ soi sáng.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Ngoại Thiền.- Bài 11.- Thiền soi hồn (của Ngài Lương sĩ Hằng)

Giải thích về Soi Hồn

'Soi' là tìm kiếm, 'Hồn' là sự sáng suốt, thanh tịnh. Soi Hồn là một phương pháp giúp tìm kiếm lại sự thanh tịnh và sự sáng suốt của chính mình. Theo Đông Y Học, Soi Hồn là quy nguyên thần kinh khối óc, giúp khai mở trung tâm điểm của bộ đầu.

Dùng hai ngón tay cái nhẹ nhàng bịt kín hai lỗ tai là để hội tụ luồng điển về bộ đầu và tập trung nó vào giữa hai chân mày. Ngón trỏ và ngón giữa chận lên màng tang nơi chân tóc và ở giữa xương khóe mắt cũng để luồng điển chuyển chạy về trung tâm chân mày. Khi khả năng tập trung luồng điển đầy đủ thì ánh sáng sẽ phóng ra từ nơi Ấn Đường, trung tâm giữa chân mày, tiến thẳng một đường lên trung tâm của càn khôn vũ trụ, hành giả càng ngày càng cảm thấy thong thả nhẹ nhàng hơn.
Pháp Lý Vô Vi: Phương Pháp Thực Hành 6 Tháng Đầu


Khảo cứu về Thiền  Soi_ca11

Ngài chủ trương gồm các mục:

Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU.. 1
CHƯƠNG I... 5
PHƯƠNG PHÁP CÔNG PHU CHO SÁU THÁNG ĐẦU... 5
1. NIỆM NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. 11
2. SOI HỒN. 15
3. XẢ THIỀN... 19
4. PHÁP LUÂN CHIẾU MINH.. 20
CHƯƠNG II... 25
PHƯƠNG PHÁP CÔNG PHU SAU SÁU THÁNG. 25
1. NGUYỆN.. 28
2. SOI HỒN. 30
3. PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN.. 33
4. THIỀN ĐỊNH.. 37
5. XẢ THIỀN... 41
CHƯƠNG III.. 45
CÁC PHÁP HÀNH THÊM.. 45
1. NIỆM LỤC TỰ DI ÐÀ.. 47
2. THỂ DỤC TRỢ LUÂN. 48
3. LẠY KIẾNG.. 51
4. NIỆM BÁT NHÃ... 58 iv
5. MẬT NIỆM BÁT CHÁNH.. 61
6. KIỂM ĐIỂM ĐỜI ĐẠO... 68
7. CHƯỞNG HƯỞNG DƯỠNG KHÍ.. 69
CHƯƠNG IV.. 71
VẤN ĐẠO. 71
1. PHÁP LÝ VÔ VI.. 73
2. PHƯƠNG PHÁP CÔNG PHU.. 75
3. SOI HỒN. 78
4. NIỆM PHẬT... 82
5. PHÁP LUÂN CHIẾU MINH.. 84
6. PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN.. 86
7. THIỀN ĐỊNH.. 90
8. CÁC PHÁP HÀNH THÊM. 92
CHƯƠNG ĐẶC BIỆT... 95
LỜI TƯỜNG THUẬT CỦA ÔNG LƯƠNG SĨ HẰNG. 99
MỘT KIẾP PHÙ SANH.. 111
THIẾT THẬT ĐỜI ĐẠO SONG TU... 117
SẤM TU HÀNH. 131

Tư Tưởng chủ Đạo của Pháp Soi Căn (của Ngài Lương sĩ Hằng). Ngài giảng rằng:

Sự sống của chúng ta hiện tại là nhờ nguyên khí của trời đất. Chúng ta có trời, có đất, có đạo đầy đủ không thiếu một món gì, chỉ thiếu thực hành để nhận sự thanh nhẹ của bề trên mà tiến hóa. Càn khôn vũ trụ có trật tự chúng ta mới có sự sống. Chính bản thân chúng ta không có trật tự thì sự sống của chúng ta không được tốt. Sống có tâm linh nhưng mà không biết tâm linh; biết tiền, biết thế lực, bao nhiêu đó cũng làm cho chúng ta mờ ám và suy tư những điều bất chánh thay vì cứu độ quần sanh. Muốn cứu độ quần sanh thì phải cứu độ chúng ta trước. “Bản thân bất độ hà thân độ”. Chúng ta có mang cái xác cấu trúc từ siêu nhiên hình thành mà chúng ta không biết trật tự trong cơ tạng chúng ta cần những gì. Cần nguyên khí của trời đất hỗ trợ, xây dựng mới tiến hóa tốt. Cho nên, chúng ta hành cái phương pháp “Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp” là thuận ý trời mà tiến hóa. Tiến tới sự thanh nhẹ vô cùng là đúng đường đi của mọi tâm linh. Nếu chúng ta hướng ngoại, hướng về vật chất tranh chấp quyền lợi chỉ có giới hạn một lúc nào rồi cũng không còn nữa. Ra đi với hai bàn tay không!
Phần hồn từ “tam thập tam thiên” giáng lâm xuống thế gian nhập xác từ thanh nhẹ đến; rồi sẽ chết ra đi với hai bàn tay không. Thanh nhẹ đến phải về với không. Mọi người phải hiểu rõ: chính chúng ta không có quyền lực, chúng ta không có tiền bạc, chúng ta không có tài giỏi, chúng ta có cái chí chịu lập lại sự quân bình cho chính mình thì sẽ an nhiên tự tại và tiến hóa. (hết trích)

Như vậy đây là Tư tưởng Hữu Ngã (Chấp Linh hồn Thường kiến).- Khác với tư Tưởng PG là Vô Ngã.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Ngoại Thiền.- Bài 12.- "Pháp thiền Quán Âm" của “Thanh Hải Vô Thượng sư”.


Khảo cứu về Thiền  Thanh_10


Thanh Hải còn có tên Trịnh Đặng Huệ, Đặng Thị Trinh (SN 1948 tại huyện Phổ Đức, tỉnh Quảng Ngãi). Thanh Hải có cha là người Trung Quốc, có mẹ là người Việt Nam. Sau khi học hết lớp 11, Thanh Hải từng qua Pháp và Đức. Trong thời gian ở Tây Đức, Thanh Hải làm nghề thông dịch viên cho Hội thập tự và lập gia đình với một bác sỹ y khoa người Đức. Sau hai năm, hai người ly hôn thì Thanh Hải tập trung vào các hoạt động tâm linh.
Năm 1979, Thanh Hải thọ Tam quy ngũ giới với tu sĩ Thích Như Điển, lấy pháp danh Thị Nguyện nhưng chùa của tu sĩ Thích Như Điển không nhận nữ giới. Sau đó, Thanh Hải qua Ấn Độ xuất gia, trước tiên với cái Lạt Ma Tây Tạng. Sau đó, theo học với người Ấn Độ đạo Sikh tên là Jampa Ngâng Dargrey và người kế tiếp là Thakar Singh, một giáo sĩ thuộc dòng Surat Shabd Yoga (Sant Mat) và chính vị này đã truyền pháp “Thanh Sắc Quang Ảnh” cho bà.

Năm 1983, Thanh Hải đến Đài Loan thọ giới Tỳ Kheo Ni tại một giới đàn ở Đài Bắc thuộc Giáo hội Phật giáo Đài Loan. Trong thời gian trước khi thọ giới, Thị Nguyện được gửi đến Linh Sơn Phật học viện tại Đài Bắc của Thích Tịnh Hạnh để tá túc học tập và được ban cho pháp hiệu Thanh Hải. Năm 1989, Thanh Hải sang Đài Loan lập Pháp môn lấy tên là “Thanh Hải Vô Thượng Sư”.

Hiện tượng “Thanh Hải Vô Thượng Sư” có nguồn gốc nước ngoài, có trụ sở chính tại Đài Loan. Theo các nhà nghiên cứu tôn giáo Phương Đông, lối tu Quán Âm Thanh Hải không phải xuất phát từ đạo Phật, càng không phải là Pháp Môn Nhĩ căn Viên của Đức Bồ Tát mà chính là pháp thiền Yoga của Phái Sant Thanh Hải là SantThakar Singh (1929 - 2005), được biết đến với cái tên Sant Mat Master.


“Thanh Hải Vô Thượng Sư” không có giáo lý chính thống. “Thanh Hải Vô Thượng sư” góp nhặt những điểm chính trong kinh thánh Thiên Chúa giáo, kinh Tăng Nghiêm của Phật giáo và giáo lý của Ấn Độ giáo, chắp vá và lợi dụng sự mê tín của một bộ phận người dân Việt Nam để lập nên tổ chức. Nói về Thanh Hải, Hoà thượng Thích Tịnh Hạnh viết tiếp “Thanh Hải dùng phương pháp Tâm ấn để khống chế người theo đạo, làm cho tâm trí kẻ chịu đạo bị mê hoặc”.

Theo giáo luật của “Thanh Hải Vô Thượng Sư” thì người tu không được truyền dạy cho người khác, chỉ có Minh Sư Thanh Hải hoặc người làm sứ giả cho Minh Sư mới được truyền pháp và điển lực “Tâm Ấn” là của Minh Sư chứ không phải của người dạy. Để truyền bí pháp, người tu phải cam kết ăn chay trường và giữ 5 giới nhà Phật và ngồi thiền ít nhất mỗi ngày 2,5 tiếng. Đồng thời, nên đi “Công tu”, ngồi thiền chung và đồng tu.
Trong thời gian ở Đài Loan Thanh Hải mang danh một Sư cô Phật giáo mặc áo vàng, đầu trọc, chống gậy tích trượng, tự xưng là Phật hiện tiền đi giảng đạo (Surat Shabd Yoga) nhưng mang nhãn hiệu Phật Giáo “Pháp Quán Âm” và truyền tâm ấn.
Theo một nhà nghiên cứu tôn giáo phương Đông cho biết lối tu Quán Âm của Thanh Hải không phải xuất xứ từ đạo Phật, càng không phải là pháp môn Nhĩ Căn Viên Thông của Phật giáo, mà chính là pháp thiền Yoga của phái Sant Mat hay còn có tên gọi khác là Surat Shabd Yoga và vị thầy truyền cho Thanh Hải là Sant Thakar Singh (26/3/1929 – 6/3/2005), được biết đến với cái tên là Sant Mat Master.[20] Ông đã truyền phương pháp ấn tâm, năm câu chú hay năm danh hiệu God, và pháp tu "Thanh Sắc Quang Ảnh" (Ánh sáng và Âm Thanh) cho đệ tử Thanh Hải trước khi rời Ấn Độ. Điều này được xác nhận bởi Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Viện trưởng Học viện Phật giáo Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan).[21]

Từ căn cứ rõ ràng như thế qua cách hành trì (từ tài liệu thiền Surat Shabd), có thể xác định Pháp môn quán âm do bà Thanh Hải không liên quan đến Phật giáo, mà bắt nguồn từ đạo Sikh ở Ấn Độ. Còn Pháp môn Quán Âm theo cách gọi của bà Thanh Hải lại liên quan mật thiết với dòng thiền Surat Shabd Yoga của đạo Sikh.[22]

nguồn lượt trích;

https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_Hải_(nhà_truyền_giáo)

(Và một số Thiền của Giáo phái khác, có khi mang tên tương tự Thiền, hoặc Tịnh, hoặc Mật.- Nhưng căn bản là Chấp có một Linh Hồn thường Tại, hoặc chấp xác thân này là Thần Tiên. Khác với PG là Ngũ Uẩn giai Không và Vô Ngã)​
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội thiền Bài 13.- Ý Nghĩa:

THIỀN TRONG PHẬT GIÁO .
I. Ý Nghĩa Thiền Định:
a). Nghĩa "Thiền Định" (rút từ các Kinh điển PG).
  • "Thiền" là Phiên âm từ Dhyana .- tiếng Phạn -(Bắc Ấn), người Nhật phiên âm là Zen.
  • Trong kinh điển Phật giáo Nguyên Thuỷ, thiền, tiếng Pali (Nam Ấn) là bhavana, dùng để chỉ những pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm.
(*) Rèn luyện Tâm không "động", không chạy theo vọng tưởng là Thiền.
+ Trong kinh Di giáo, Ðức Phật dạy rằng: "Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện", nghĩa là tập trung tâm ý vào một chỗ, thì không có việc gì là không thành tựu.
(*) Tập trung tâm ý vào một chỗ.- Là Thiền.
+ Tổ Huệ Năng dạy Thiền rằng: “Các thiện tri thức! Sao gọi là ngồi thiền? Trong pháp môn này không chướng không ngại. Ngoài thì với tất cả cảnh giới thiện ác, tâm niệm chẳng khởi, gọi là ngồi. Trong thì tự tánh chẳng động, gọi là thiền.
Sao gọi là thiền định?
(*) Ngoài lìa tướng là thiền. Trong chẳng loạn là định.
Bên ngoài nếu bám dính tướng, thì bên trong tâm bèn loạn. Nếu ngoài mà lìa tướng, tâm bèn chẳng loạn.
Bản tánh vốn tự tịnh tự định, chỉ vì thấy cảnh tưởng cảnh mà loạn. Nếu thấy các cảnh tâm chẳng loạn, đó là chân định vậy".
(Hết trích)
Có thể tóm tắc : TẬP TRUNG TÂM Ý VÀO MỘT CHỖ. NGÒAI LÌA TƯỚNG- TRONG KHÔNG LOẠN LÀ THIỀN ĐỊNH.
* Mười phương các đức Như Lai, đầu tiên đều nhờ các pháp môn Thiền Định mà dần dần được viên thành Phật quả. Tất cả Thánh giả trong ba thừa, đều nương vào đây để tu hành cho đến ngày đạt đích.
thien-15.webp
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5/2/24
Bài viết
112
Điểm tương tác
57
Điểm
28
Những loại thiền trên đây đòi hỏi sự cố gắng kiên trì để hành thiền. Loại thiền này chỉ hợp cho người xuất gia vào rừng thiền như đức Phật.
Người ta nghĩ rằng thiền là cách tu để đạt được định. Định đó chỉ khi nào thiền mới định, hết thiền hết định.
Thật ra 84000 pháp môn của Phật giáo đều là thiền. Như là pháp môn niệm Phật nam mô là một cách thiền.
Nên biết rõ một điều quan trọng: thiền không đưa chúng ta đi đến cõi mơ tưởng nào mà chúng ta thực tại mong cầu.
Người nào biết dừng lại, biết buông bỏ, biết làm sao sống vô sự. Đó mới là người biết cách thiền.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Những loại thiền trên đây đòi hỏi sự cố gắng kiên trì để hành thiền. Loại thiền này chỉ hợp cho người xuất gia vào rừng thiền như đức Phật.
Người ta nghĩ rằng thiền là cách tu để đạt được định. Định đó chỉ khi nào thiền mới định, hết thiền hết định.
Thật ra 84000 pháp môn của Phật giáo đều là thiền. Như là pháp môn niệm Phật nam mô là một cách thiền.
Nên biết rõ một điều quan trọng: thiền không đưa chúng ta đi đến cõi mơ tưởng nào mà chúng ta thực tại mong cầu.
Người nào biết dừng lại, biết buông bỏ, biết làm sao sống vô sự. Đó mới là người biết cách thiền.

ha ha ha [smile]

bộ mới phát kiến sao mà hay dzữ vậy [smile] ... vậy T có thể lý giải được tại sao đó là THIỀN không? [smile]

nếu T chia sẻ T đang thật tâm đang nghĩ vậy ... thì tui chắc chắn có thể giúp T lý giải vấn đề này 1 cách - đầy đủ THUYẾT PHỤC [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
ha ha ha [smile]

bộ mới phát kiến sao mà hay dzữ vậy [smile] ... vậy T có thể lý giải được tại sao đó là THIỀN không? [smile]

nếu T chia sẻ T đang thật tâm đang nghĩ vậy ... thì tui chắc chắn có thể giúp T lý giải vấn đề này 1 cách - đầy đủ THUYẾT PHỤC [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]

Hề hề,

Tự tin dzữ, đừng đem búa đem đinh ra hù nữa à nha, he he

KLL xem Trừng Hải là thiện rùi THUYẾT PHỤC đi, hề hề

Trừng Hải
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Thiền Định. Bài 14- Ý nghĩa Thiền theo PG Phát triễn.

b). Ý nghĩa Thiền PG Phát triễn.

* "Thiền là một kinh nghiệm siêu việt tri kiến"

Khảo cứu về Thiền  Aonh_c12


Thưa các Bạn: Từ Ý nghĩa nguyên thủy "Thiền là phép luyện tâm và chú tâm" Các vị Thiền giả đã phát triễn vô số ý nghĩa về Thiền, Rất phong phú và đa dạng. Như một số ý nghĩa sau:

Bởi vì Thiền rất khó giải thích, nên một số trích dẫn sau đây có thể giúp bạn hiểu được đôi chút về phương pháp thực hành này:

+ Mục đích của Thiền trong Phật giáo là đạt được giác ngộ bằng cách trực tiếp nhìn thấy bản chất thật của sự tồn tại mà không có sự can thiệp của “cái tôi”.

+ Thiền quan tâm đến bản chất thật hơn là những gì chúng ta suy đoán hay cảm nhận.

+ Thiền có liên quan đến những sự vật như chúng đang là, mà không cố giải nghĩa chúng.

+ Thiền chỉ ra điều gì đó trước khi suy nghĩ, trước tất cả những ý tưởng của bạn.

+ Chìa khóa cho Thiền chỉ đơn giản là tự hiểu biết.

+ Con người có khả năng trở thành một vị Phật. Phật tính là thuật ngữ đề cập đến bản chất thật của con người.

+ Thiền tông Phật giáo (Zen Buddhism) là một trường phái chuyên về thiền. Nó đôi khi được gọi là tôn giáo và đôi khi được gọi là triết học.

+ Thiền không phải là triết học hay tôn giáo.

+ Thiền cố gắng giải phóng tâm trí khỏi sự nô lệ của lý luận và sự bóp nghẹt của logic.

+ Thiền là tĩnh tâm.

hoasenphat.com

Theo Thiền sư Suzuki (Japan) trong tác phẩm Thiền Luận, ngài cho rằng "Thiền là một kinh nghiệm siêu việt tri kiến"
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5/2/24
Bài viết
112
Điểm tương tác
57
Điểm
28
Thiền mà có mục tiêu, hay lý giải cách hành thiền này với cách hành thiền khác, Đó là vọng tưởng.
Thiền chú tâm là thiền lấy đá đè cỏ.
Nên nhớ là đức Phật đạt tứ thiền, tứ định là những tầng thiền cao nhất cũng không phải là cứu cánh.
Nên biết rõ là tứ thiền, tứ định không đủ định lực để kềm tâm thức lăng xăng vọng động. Đạt được tứ thiền, tứ định là giam hảm tâm thức, làm tâm thức mình mất tự do. Khi tâm thức mất tự do người đó rất dễ bị bệnh tâm thần.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5/2/24
Bài viết
112
Điểm tương tác
57
Điểm
28
Thiền mà có mục tiêu, hay lý giải cách hành thiền này với cách hành thiền khác, Đó là vọng tưởng.
Thiền chú tâm là thiền lấy đá đè cỏ.
Nên nhớ là đức Phật đạt tứ thiền, tứ định là những tầng thiền cao nhất cũng không phải là cứu cánh.
Nên biết rõ là tứ thiền, tứ định không đủ định lực để kềm tâm thức lăng xăng vọng động. Đạt được tứ thiền, tứ định là giam hảm tâm thức, làm tâm thức mình mất tự do. Khi tâm thức mất tự do người đó rất dễ bị bệnh tâm thần.
Đức Phật quán thấy rằng không có bất cứ một hiện tượng nào trong vũ trụ cũng như trong tâm thức của mỗi cá thể con người lại có thể có một thực thể độc lập, tự chủ và trường tồn được.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Kính bác TH một ly trà [smile] ... chắc tại T theo thầy VQ tham khảo các loại thiền khác nhau .. nên phát sinh minh kiến nhận định về thiền [smile] ... tuy nhiên, cũng nhiều chỗ T cũng nói không còn giống nội dung CHÁNH ĐỊNH (RIGHT CONCENTRATION - CHÚ TÂM vào chánh pháp nữa) [smile]



Thật ra 84000 pháp môn của Phật giáo ---> đều là thiền. Như là pháp môn niệm Phật nam mô là một cách thiền.

Nên biết rõ một điều quan trọng: thiền không đưa chúng ta đi đến cõi mơ tưởng nào mà chúng ta thực tại mong cầu.

Người nào biết dừng lại, biết buông bỏ, biết làm sao sống vô sự. Đó mới là người biết cách thiền.

- Thiện


(1) Giới Định Tuệ ---> là Thiền [smile]

Giới
= phòng phi chỉ ác --> Định (không tà không ác thì là an ổn .. là định )
Tuệ = tri huyễn thì huyễn diệt .. biết vọng thì vong tan [smile]

84000 pháp môn = 84000 phiền náo = 84000 pháp uẩn (dharmaskandha)
dharma = pháp trong tiếng Pāḷi và “dharmaskandha
skhandha = ngũ uẩn (thân thể - sắc, cảm giác - thọ , tri giác - tưởng , tâm tư - hành , nhận thức - thức ) - Thích Nhật Từ, TT Chánh Minh

84000 pháp môn ---> thực hành Giới Định Tuệ .. vô hiệu hóa phiền não của các pháp uẩn ... ----> là Thiền[ smile]


(i) Tam Pháp Ấn là dấu hiệu của CHÁNH PHÁP [smile]

84000 pháp môn .. là 84000 đối trị với 84000 phiền não ... đó là 84000 cánh cửa pháp .. thực hành pháp ... trì hành pháp [smile]

muốn thực hành pháp sao .. thì cứ việc .. nhưng phật tử thực hành pháp đúng với tinh thần của chánh pháp ---> tức là phải có nhận thức của TAM PHÁP ẤN trong mỗi pháp mà họ thực hành [smile]

thí dụ: ăn nói nhỏ nhẹ .. quanh năm vui hoài [smile]

tôi lấy cái tâm thái ôn hòa ... nên tôi được 1 thân tâm vui vẻ an ổn trong đời sống [smile] ... NHƯNG: cho dù đang sống an vui trong đời sống này, than thể này ... pháp này cũng không tách rời ra khỏi khuôn khổ dấu ấn của TAM PHÁP ẤN: KHỔ, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ [xmile]

(ii) Tam Pháp Ấn là đặc tính của Thực Tai Chân Đế [smile]

Vi Diệu Pháp ghi nhân có 2 thực tại: Tục Đế và Chân Đế

Chân nghĩa của vạn pháp (Chân Đế) bao gồm = SẮC, TÂM, TÂM SỞ và NIẾT BÀN [smile]

quay lại người thực hành ăn nói ôn hòa --> để quanh năm vui hoài [smile] .. thì rõ ràng đó là 1 sự CHÚ TÂM QUYẾT TÂM thực hành ... trên các "SẮC PHÁP"

vậy thì VI Diệu Pháp cũng ghi nhận luôn [smile]

có 18 SẮC PHÁP gọi là SẮC THỰC .. theo Thiền Tăng A NẬu LÂU ĐÀ (đệ tử của Phật Thích Ca) .. các sắc thực đều có biểu hiện tam tướng: Khổ, Vô Thường Vô Ngã [smile]


tuy nhiên .. ở đây ... có lẽ T cũng nên lưu ý lời hướng dẫn của TT CHÁNH MINH [smile]:

Trong pháp học của chúng ta thì có những pháp cũng là pháp môn nhưng để mở rộng kiến văn, để mở rộng sự hiểu biết nhân quả và có những pháp tu tập.

Còn pháp tu tập cốt yếu ngắn nhất thì phải nói là giới định tuệ, nếu nói rộng thì là 37 phẩm trợ đạo bồ đề, là Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý, Ngũ Quyền, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo. Nếu như mở rộng thêm thì một khía cạnh khác tức là quán xét về ngũ uẩn, quán xét về 12 xứ, quán xét về 18 giới, quán xét về bốn sự thật. Hoặc những pháp tu tập như sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền v.v… Đó là những pháp tu tập. Còn những pháp khác để mở rộng kiến văn để cho thông hiểu nhiều. Cho nên Đức Phật nói rằng: Tư cách của người nghe nhiều học rộng là hạnh phúc tốt đẹp hay hạnh phúc cao thượng.

Như vậy thì chúng ta cần phải phân tích phần nhận định những pháp nào cần nên tu tập ---> và pháp nào cần nên bỏ đi --> và những pháp nào để mở rộng kiến văn.
- TT CHÁNH MINH [smile]


(iii) tại sao là THIỀN ? [smile]

CHÁNH ĐỊNH = right concentration

Vi Diệu Pháp ghi nhận về thiên chỉ như sau

Tâm Thiền Thiện Sắc Giới
(Kusalarūpavacaracitta): *

Là tâm lành, lấy sắc pháp làm đề mục để tu thiền định ---> Có tác năng tạo quả tục sinh trong cõi sắc giới.

Pháp Tu Thiền Chỉ
(Sammādhi Bhāvanā): Thiền (Jhāna) thường được gọi là Thiền Ðịnh, là trạng thái tâm chuyên chú vào một đối tượng hay còn gọi là đề mục (Ðịnh=Ekaggatā). Sự định tâm, chuyên chú này có tác dụng thiêu đốt các nghịch pháp phiền não (Tapo).

Ta có thể nói Thiền hay thiêu đốt pháp nghịch --> là cái dụng của Ðịnh



Ðịnh hay sự chú tâm ---> là cái thể của Thiền.


như vậy .. cho dù là thiền trên các sắc pháp .. tâm pháp ... thì cũng không thể rời bỏ các đặc tính chân thật của các pháp này theo thực tại chân đế nhỉ [smile]

do đó .. chúng ta có thể kết luận

sự chú tâm thực hành các pháp môn .. như là Giới Định Tuệ đúng với tinh thần CHÁNH PHÁP (tam pháp ấn) ... thì đó cũng là THIỀN rồi [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]



** 40 Ðề mục thiền chỉ (Kammatthāna): có tất cả 40 đề mục gồm cả thiền sắc giới và thiền vô sắc giới. Riêng về sắc giới có tất cả 36 đề mục. - Vi Diệu Pháp


10 Ðề mục Hoàn Tịnh (Kasiṇa): Ðất (Patthavī) – Nước (Āpo) – Lửa (Tejo) – Gió (Vāyo) – Màu Xanh (Nīla) – Màu Ðỏ (Lohita) – Màu Vàng (Pīla) – Màu trắng (Odāta) – Hư Không (Ākāsa) – Ánh Sáng (Arābha).


10 Ðề mục Bất Tịnh (Asubha): Tử thi sình (Uddhumutaka) – Tử thi đổi màu sắc (Vinilaka) – Tử thi rả ra chảy nước mủ (Vipubbaka) – Tử thi bị đứt đoạn (Vicchiddika) – Tử thi bị đục khoét (Vikkhayitaka) – Tử thi văng rời ra từng mảnh nhỏ (Vikkhiṭṭaka) – Tử thi bị rả ra từng miếng (Hatavikkhitakaṃ) – Tử thi đẩm máu (Lohitaka) – Tử thi bị vòi đụt khoét (Pulavaka) – Tử thi chỉ còn bộ xương (Aṭṭhikaṃ Hài cốt).


10 Ðề mục tùy niệm (Anussati): Niệm Phật (Buddhānussati) – Niệm Pháp (Dhammānussati) – Niệm Tăng (Sanhānussati) – Niệm Thí (Cāgānussati) – Niệm Giới (Sīlānussati) – Niệm Sự Chết (Maranānussati) – Niệm Hơi Thở (Ānāpānasati) – Niệm Chư Thiên (Devānussati) – Niệm Niết Bàn (Nibbānānussati hay Upasamāsati) – Niệm Thân (Kāyānussati).


4 Ðề mục Tứ Vô Lượng Tâm (Brahmāvihāra): Từ (Mettā) – Bi (Karunā) – Hỷ (Muditā) – Xã (Upekkhā).


1 Ðề mục Tưởng (Sāññā): Tưởng về sự ô trược của vật thực (Āhāro patikkulasāññā).


1 Ðề mục Phân Biệt (Vatthāna): Phân biệt về thể tánh của Tứ Ðại (Catudhātuva vatthāna).
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên