vienquang2

Mạn Đàm về Pháp Thiền.

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền . Bài 15- Các Thể loại Thiền Định

II. Pháp Hành .

+Thiền được chia làm nhiều thể loại:

* 4 loại:
1. Tạo kế khác, ưa trên chán dưới mà tu, gọi là “Ngoại đạo thiền”. (Đã nói ở trên)
2. Chánh tín nhân quả, cũng ưa trên chán dưới mà tu, gọi là “Phàm phu thiền”.
3. Rõ lý sanh (nhân) không, chứng đạo thiên chân mà tu, gọi là “Tiểu giáo thiền”.
4. Đạt nhân, pháp đều không mà tu, gọi là “Đại giáo thiền”.

Cổ Nhân còn chia ra:

* Phàm phu Thiền:Cách thiền của phàm phu, những người không theo đạo mà chỉ muốn thân thể, tâm trạng được khoẻ mạnh.
+ Ở Pháp Thiền này. Thiếu Lâm Tự có Pháp Dịch Cân kinh.-(Theo wiki) Dịch cân kinh (chữ Hán:易筋經; nghĩa là "cuốn kinh chỉ phép co duỗi gân") là tên gọi rút gọn của Dịch cân tẩy tủy kinh hay có nơi gọi là Đạt Ma dịch cân kinh, là một cuốn sách võ thuật dạy cách thổ nạp chân khí, nhằm cường thân kiện thể, trường sinh.
Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh là hai phần phân biệt lần lượt là Tiền bộ và Hậu bộ của bộ kinh.Theo lưu truyền trong dân gian rằng "Dịch Cân Kinh" và "Tẩy tủy kinh" do Đạt Ma sáng tạo ra để những nhà sư rèn luyện tăng cường sức khỏe.
Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh không có nguồn gốc từ Thiếu Lâm nhưng ở đó có lưu truyền một bản Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh khác, theo tài liệu thì nó được Thiếu Lâm cất giữ và luyện tập từ khi Bồ-đề-đạt-ma sáng tạo ra vào khoảng thế kỷ 6. Nếu như các bản Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh được lưu truyền rộng rãi và biết đến nhiều hơn là nói về phương pháp tập luyện khí công thì nội dung của cuốn sách này là hướng dẫn việc tập nội công vô cùng cao siêu, thâm hậu. Bộ kinh tất cả gồm 24 thức, gồm 2 phần Dịch Cân và Tẩy Tủy:
  • 12 thức Tiền bộ (Dịch Cân Kinh): là những bí quyết nhập môn, mục đích luyện là để khí và lực luôn đi đôi với nhau, làm cho tinh thần sung túc, người luyện như được hoán gân chuyển cốt vậy.
  • 12 thức Hậu bộ (Tẩy Tủy Kinh): là những thế luyện dẫn dắt học giả đến với cảnh giới của nội công thượng thừa, tùy ý mà dẫn khí tới mọi nơi trong cơ thể mà cũng được vô bệnh, trường thọ.(Hết trích)
    + Ngoài ra. Pháp Niệm Phật cũng chê Ta Bà thích cảnh Cực Lạc mà tu. Nên cũng qui vào Pháp Thiền này

Screenshot (64).webp
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền . Bài 16.- Tiểu Giáo Thiền.- Câu Chuyện Thiền "Trò Chơi Bắt Dế"

II. Pháp Hành .
(tt)

2/. Tiểu Giáo Thiền.- Hay Nhị Thừa Thiền: Tiểu thừa thiền ( ja. shōjō-zen): Thiền theo những phương pháp được nêu ra trong kinh sách Phật giáo Nam truyền. Cách thiền này dẫn đến Diệt tận định, và nếu hành giả ở trong trạng thái này khi chết thì không tái sinh nữa, Nhập Níp Bàn. Thoát khỏi Luân hồi Sanh Tử(sa. saṃsāra).

* Về Tiểu Giáo Thiền: Câu Chuyện Thiền "Trò Chơi Bắt Dế"

Thiền là phương pháp THỰC HÀNH mà không phải là Pháp Học để hiểu suông. Có thực hành mới thực chứng được các tầng bậc Thiền Định. Như câu chuyện Trò Chơi Bắt Dế Trích từ Hư hư lục :

Potthila là vị giáo thọ của một tăng đoàn ở tịnh xá Đại Lâm. Sư tinh thâm tam tạng, uy nghi cốt cách sư phạm rất đường bệ… chỉ hiềm một điều là sư chưa chứng quả, dù sư đã được đức Phật cắt đặt công việc trùng tuyên kinh luật cho một hội chúng tỳ kheo đông đảo.Vì thế, mỗi lần sư Potthila đến hầu thăm Phật, đức Thế Tôn liền gọi một cách thân ái lẫn trêu chọc:

-À đây! Cái ông sư rỗng đã đến!

Và khi sư cáo từ, Ngài liền bảo đại chúng:

-Cái sư thầy rỗng đó đi rồi!

Những lời nói này lọt vào tai Potthila làm cho sư vô cùng đau xót. Biết đức từ phụ muốn khuyến khích mình, tôn giả Potthila lấy làm bối rối, không biết làm cách nào đề hạ thủ công phu sao cho thành một ông sư “đặc” hẳn hoi.

Cho đến một hôm lòng buồn tột độ, tôn giả bỏ hội chúng vào rừng, nhà sư đáng thương này đi hoài đi mãi cho thật xa cái nơi mà uy danh giáo thọ đã làm ngài cực lòng khôn tả đó. Và cuối cùng sư gặp phải 30 vị La Hán đang ẩn cư trong rừng, vốn là học trò cũ của sư.

Tôn giả Potthila đến đảnh lễ với vị thủ tòa, khiêm tốn xin vị này chỉ cho cách hạ thủ công phu.

Vị thủ tòa mỉm cười:

-Ồ! Làm sao tôi dám làm điều đó bạch thượng tọa? Khi Ngài là vị giáo thọ của tôi.

Tôn giả bị đẩy xuống đệ nhị tòa cũng bị từ chối… cuối cùng tôn giả đến trước vị La Hán thứ 30, nhỏ tuổi nhất, mới lên 7, van nài một cách khẩn thiết:

-Bạch đại đức! Xin đại đức thương xót chỉ cho con cách “hạ thủ công phu.”

Vị La Hán trẻ tuổi im lặng tiếp tục vá áo. Tôn giả Potthila tiếp tục van nài một cách tuyệt vọng… đến nỗi vị thánh tăng tí ton này phải mở lời:

-Ồ! Thượng tọa, tuy Ngài nói thế nhưng tuổi tác và sở học của tôi kém Ngài rất xa… e rằng lời tôi hãy còn nhẹ lắm liệu Ngài có tin nổi hay không?

-Bạch đại đức! Lòng con tha thiết khẩn cầu mỗi lời chỉ bảo của đại đức là một lời vàng ngọc đối với con, thì dù đại đức bảo con nhảy vào lửa con cũng “y giáo phụng hành.”

-Thôi, đừng nhảy vào lửa mà toi mạng, đằng kia có cái hồ nước mát, thượng tọa thử nhảy xuống xem. Vị La Hán chưa dứt lời, tôn giả Potthila đã nhảy ùm xuống nước. Đợi tôn giả Potthila vừa ngoi đầu lên, vị La Hán trẻ dõng dạc ra lệnh:

-Hãy leo lên đây!

Tôn giả Potthila lồm cồm bò lên, vị thánh tăng lại bảo:

-Nhảy xuống hồ mau!

-Leo lên đây!

Sau khi bắt tôn giả Potthila nhảy xuống leo lên hơn 3 lần như thế, vị thánh tăng mới đến ngồi kiết già trên một tảng đá, và tôn giả Potthila ướt như chuột lột, thành kính quỳ trước mặt La Hán giảng giải:

-Này Thượng tọa lúc còn sống đời tại gia ta thường chơi đá dế với bạn, thượng tọa có biết con dế không?

-Thưa biết ạ!

-Ồ, tốt lắm. Giả sử như có một cái hộp vuông chứa đầy dế. Nếu cái hộp ấy có 6 cửa ngỏ, cửa nào cũng để hé ra hết, thì các chú dế sẽ thò râu hoặc chân tay ra ngoài các ngỏ ấy. Có phải thế không nào?

-Thưa vâng!

-Và nếu cửa ngỏ nào mở rộng thì có thể các chú dế sẽ chui ra mất theo các ngỏ ấy… phải không?

-Thưa đúng như vậy.

-Bây giờ, muốn quan sát các chú dế ấy cho kỹ, chúng ta có thể bịt kín đi năm lỗ, chỉ chừa một cửa thôi… Và nhìn chăm chăm vào cửa ấy… Thượng tọa có theo kịp không?

-Thưa kịp ạ!

-Chỉ nhìn thôi chứ không thò tay chân vào trong hộp ấy nhé…

-Vâng!

-Nhìn thật rõ ràng, chăm chú vào các sinh hoạt của bầy dế trong hộp, ta sẽ biết rõ về chúng hơn, từng đứa một… dế than, dế lửa, dế cơm tất cả đều rõ ràng tách bạch… đấy nhé!

-Thưa vâng!

-Này Thượng tọa, các cửa của cái hộp dế ấy dụ cho 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của ta… Những vọng tưởng lao xao và rộn ràng không khác nào bầy dế kia. Muốn điều phục chúng không cách nào tốt hơn là ngồi yên lặng giảm bớt các hoạt động của ý thức… bình thản nhìn một cách rõ ràng chăm chú như đứa trẻ chơi dế nhìn bầy dế lao xao trong hộp. Có thể nào Thượng tọa áp dụng trò chơi này một cách bình an, thoải mái, quan sát theo dõi những vọng niệm của mình mà không xen vào những ước muốn lấy bỏ, loại trừ… chăng?

-Bạch đại đức, con đã hiểu rồi…

Và tôn giả Potthila, sau khi từ giã 30 vị La Hán, đi tìm một trú xứ thích hợp để tọa thiền… Để khuyến khích sư, Đức Thế Tôn gởi đến một bài kệ:

“Tu thiền trí huệ sanh
Bỏ thiền trí huệ diệt
Biết con đường hai ngã
Đưa đến hữu, phi hữu
Hãy tự mình nỗ lực
Khiến trí huệ tăng trưởng.”

(Pháp cú 282)

Chẳng bao lâu, tôn giả Potthila đắc quả A La Hán. Từ dạo đó Đức Phật không trêu ông là “ông sư rỗng” nữa.
(trích Hư Hư lục)
Khảo cứu về Thiền  D11

* Tiểu Giáo Thiền Nội Hàm:

a). Thiền Chỉ.
b). Thiền Quán
c). Thiền na.
 
Last edited:

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5/2/24
Bài viết
112
Điểm tương tác
57
Điểm
28
Theo như cách thiền ông tôn giả Potthila: "Ngồi yên lặng giảm bớt các hoạt động của ý thức… bình an, thoải mái, quan sát theo dõi những vọng niệm của mình mà không xen vào những ước muốn lấy bỏ, loại trừ …được… chăng?"
Đấy cũng là một cách nhưng cách này chỉ hợp cho người xuất gia như ông tôn giả Potthila, sau khi từ giã 30 vị La Hán, đi tìm một trú xứ thích hợp để tọa thiền…
Cách đức Phật đạt trú xứ tứ thiền, ngũ định chỉ làm tâm thức đức Phật hết vọng niệm. Cách thiền để tâm thức hết vọng niệm không thỏa mãn hết được những ràng buộc sâu thắm trong nội tâm nên đức Phật phải bỏ những thầy dạy thiền tiếp tục tìm cách khác.
Đại đa số những người theo Phật giáo không phải xuất gia, hay không muốn xuất gia cũng vẫn chưa biết được một cách thiền nào hợp cho trình độ hiểu biết qua văn tự kinh. Người nào biết dừng, biết buông bỏ những cách hiểu biết chắc chắn không đi đến đâu của mình thì đó mới là cách thiền cho người không phải xuất gia, hay không muốn xuất gia.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền . Bài 17.- Tiểu Giáo Thiền .- Thiền chỉ (samantha) .

Tiểu Giáo Thiền.- Gọi là Thiền Minh Sát:


samatha’ (Chỉ) có nghĩa là tĩnh lặng, đó là trạng thái tập trung tâm ý, không còn lay động, tịnh và yên bình của tâm trí. Nó được gọi là thiền chỉ bởi vì nó làm lắng dịu xuống năm triền cái. Khi tâm được chuyên chú tập trung sâu vào các đối tượng của thiền định, tất cả những triền cái như tham dục, sân hận, thùy miên, trạo hối và hoài nghi vắng mặt từ trong nội tâm mà được hấp thụ trong các đối tượng thiền. Khi tâm được tịnh hóa từ tất cả các chướng ngại này, hành giả cảm thấy bình tĩnh, thanh bình, hạnh phúc và bình yên. Các kết quả của thiền samatha đó là một mức độ hạnh phúc thông qua việc đạt được sự nhất tâm, định (samadhi) như định cận hành (upacara) hay định an chỉ (appana).
Sự nhất tâm gọi là thiền, nhưng nó không cho phép một hành giả hiểu một cách đúng đắn rằng cơ thể và các hiện tượng tinh thần là như thật .
Thiền chỉ liên quan trực tiếp đến sự an định tâm trí của hành giả về một đối tượng thiền thích hợp, nhằm ngăn chặn sự phóng túng và vọng tưởng trong tâm. Khi tâm trí tập trung sẽ phát sinh niềm an lạc tinh tế, sự thú vị bởi chấm dứt các dục và các bất thiện pháp. Samatha là một công cụ mạnh mẽ để thực hành thiền minh sát có hiệu quả. Bất cứ ai đạt được thiền chỉ, tâm trí của họ trở nên vắng lặng, giống như một hồ nước hoàn toàn yên lặng trong suốt vô ngần không có một gợn sóng lăn tăn làm khuấy động mặt hồ.

Như vậy Thiền Chỉ: đưa đến “tâm giải thoát”, “tuệ giải thoát”, thành tựu đạo quả, đoạn tận khổ đau sinh tử luân hồi.


Tôn giả Ᾱnanda nói rằng tất cả những ai đạt được A-la-hán có thể thực hiện theo bốn cách: Một là bằng cách thực tập thiền chỉ trước, sau đó thực tập thiền quán (theo trình tự chuẩn). Hai là bằng cách thực hành thiền quán trước, sau đó thực hành thiền chỉ. Thứ ba, hoặc thực hành kết hợp cả hai, thiền chỉ quán song tu. Và cuối cùng có thể khởi tâm “thao thức về Giáo pháp” cũng sẽ đạt đến sự nhất tâm1 .

  • Mục đích của thiền chỉ là để an định tâm trí, không để tâm phân tán loạn động (vikshepa).
  • Thiền chỉ có nhiệm vụ thâu gom vọng tưởng lại, còn thiền quán có công năng chặt đứt phiền não.

Sự đào luyện tâm trí đều phải dựa vào phương pháp thực hành thiền chỉ và thiền quán. Hai phương pháp thiền này có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Thiền chỉ nhằm mục đích phát triển sự an tịnh nội tâm bằng cách tập trung vào một chủ đề thiền định. Chức năng của nó là để an tịnh tâm hành và tạm thời làm lắng dịu các tâm như tham dục và sân hận, sự chấp thủ cho người hành thiền, đồng thời vượt qua năm triền cái. Mặt khác, thiền quán có trí tuệ như là chức năng của nó nhằm tiêu diệt tà kiến (moha) và tất cả những phiền não khác để đạt được giác ngộ. Thiền chỉ làm dừng lại hoặc tập trung tâm vào một đối tượng, trong khi thiền quán vipassanā là cái nhìn sâu sắc, cả hai đều bổ sung cho nhau để hoàn thiện thực hành thiền định.

(theo Thích Trung Định -Thư Viện Hoa Sen)

Ở Kinh tạng Nikāya: Thiền chỉ (samantha) dùng để “phát triển của tâm”, phương tiện đưa đến Sơ Thiền. Sơ Thiền có 5 trạng thái: Cụ thể thiền chỉ làm dừng lại các dục và bất thiện pháp, đưa đến các trạng thái 1.Tầm, 2.Tứ, 3. hỷ, 4. lạc, 5. nhất tâm.- Đây là Sơ Thiền.


thien-2_result-1.webp
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(i) Câu Chuyện Thiền "Trò Chơi Bắt Dế" - > Nhìn Thấy Niệm Khởi Không Ngừng

Mỗi ngày trong đời sống, chúng ta thường theo thói quen khỏi niệm không ngừng, khởi niệm theo cảnh , khởi niệm theo ý nghĩ, khởi niệm theo cảm giác cảm nhận tư thân thể ...

trong bài Chánh Niệm Là Gì - HT Thích Tịnh Hanh liệt kê những niệm có thể khởi dài lê thê [smile]:

"Chúng sinh ngu mê nghiệp chướng suốt ngày niệm nhưng hầu hết là loạn niệm, ác niệm nhiều, thiện niệm ít. Niệm lang bang, niệm lang thang, niệm vớ vẩn, niệm linh tinh, niệm yêu, niệm ghét, niệm vui, niệm buồn, Niệm lo lắng, .... Niệm bất mãn, Niệm hận, Niệm thù , Niệm giận, Niệm hờn, Niệm báng bổ, Niệm chà đạp, Niệm bôi nhọ, Niệm bêu rếu, Niệm châm biếm, Niệm mỉa mai, Niệm chế nhạo, Niệm chỉ trích, Niệm đanh đá, Niệm chanh chua, Niệm hơn thua, Niệm ám chỉ, Niệm hài hước, Niệm tiếu lâm, Niệm diễu cợt, Niệm đánh bóng, Niệm khoác lác, Niệm tranh danh, Niệm đoạt lợi, Niệm tranh giành ảnh hưởng, Niệm ta đây, Niệm hách dịch, Niệm nghi ngờ, Niệm soi bói, Niệm xỉa xói, Niệm bới lông tìm vết. Niệm dòm ngó lỗi người, Niệm che giấu lỗi mình,Niệm dựa quyền hiếp người, Niệm dựa hơi bắt nạt, Niệm đạp đổ vì không ăn được, Niệm quậy cho hôi, Niệm khuấy động, Niệm triệt hạ, Niệm thiên vị, Niệm khen mình, Niệm chê người, Niệm nịnh bợ, Niệm nịnh hót, Niệm tâng bốc, Niệm buông lung, Niệm dãi đãi, Niệm ăn, Niệm nhậu,Niệm ca hát xướng. Niệm nhảy nhót, Niệm múa may quay cuồng.Niệm cá độ, Niệm cờ bạc, Niệm hút chích, Niệm mưu mô, Niệm gian xảo, Niệm thủ đoạn, Niệm đánh phá, Niệm công kích, Niệm gán tội, Niệm xiên xỏ, Niệm đâm thọc, Niệm châm chích, Niệm chọc tức người khác, Niệm chọc người nổi sân, Niệm xúi giục, Niệm ly gián, Niệm đòn sóc hai đầu, Niệm đâm bị thóc. Niệm thọc bị gạo. Niệm lợi dụng, Niệm lợi dụng rúc rỉa, Niệm lợi dụng đào mỏ, Niệm lừa tình, Niệm lừa Thầy, Niệm phản bạn, Niệm vô ơn, Niệm phản phúc, Niệm bắt bẻ, Niệm bắt bí, Niệm ép ngặt, Niệm bao vây, Niệm lấn lướt, Niệm thô lỗ, Niệm tục tìu, Niệm sàm sở, Niệm đạo đức giả ,Niệm lấy đạo tạo đời, Niệm Bi quan, Niệm chán đời, Niệm tiêu cực, Niệm bạo hành, Niệm bạo loạn, Niệm hù dọa, Niệm phủ đầu, Niệm chụp mũ, Niệm gắp lửa bỏ cho người, Niệm trù dập đối phương, Niệm bôi nhọ, Niệm nhồi sọ, Niệm tuyên truyền, Niệm khai thác, Niệm phản gián, Niệm phe đảng, Niệm tranh giành. Niệm bành trướng, Niệm xâm lăng, Niệm thâu tóm thiên hạ. Niệm làm bá chủ. Niệm trù dập.Niệm tôn thờ lãnh tụ mù quáng, Niệm thần tượng mù quáng….v..v.. .... ... "


như vậy ... khi người canh 6 cửa trò trơi bắt dế .. niệm nào cũng theo .. thì không có thời gian nhìn thấy thật rõ ràng tất cả cá niệm khởi .. và nguyên nhân khiến các niệm khởi

- cảnh nào khơi lên niệm nào ?

- nguyên nhân gì ... ý nghĩ gì, khởi lên niệm nào ?

- nhiều kh chỉ cần cảm thấy ngứa ở chân .. thò tay gãi .. cảnh đó sẽ khơi dậy tri giác liên quan về những hình ảnh đấm đá bằng chân [smile]


Tưởng uẩn gắn liền với Tri giác ...

Tri Giác gắn liền với cảm thọ (thọ uẩn)

và sự NƯƠNG NHỜ, TỰA Ỷ vào tri giác và cảm nhận .. vốn là thói quen .. và chúng ta theo niệm khởi cách tự nhiên, như là 1 bản năng [smile] ... và từ đó tự đi theo phiền não



(ii) Không Mất Chánh Niệm --> Phòng Hộ Các Căn --> Võ Công Rùa [smile]

HT Thích Tịnh Hạnh còn nói thêm:

" Còn việc khi ta ăn ta biết ta ăn, khi ta uống trà ta biết ta uống trà, ta lái xe ta biết ta lái xe,Ta , Đi, đứng ngồi nằm , Ta biết ta Đi, đứng, ngồi, nằm, ta nói chuyện ta biết ta nói chuyện, Ta rửa rau, nấu cơm ta biết ta rửa rau, nấu cơm,ta đánh máy, ta check email, ta khám bệnh,ta hút bụi,…..ta đều tập trung ta biết ta đang làm gì, và biết ta đang lúc đếm tiền. Ta đếm tiền ta biết ta đếm tiền,Ta rình mấy con chim, ta biết ta rình mấy con chim, ta ngồi lim dim, v…v..Đây chưa hẳn là bạn thực sự có, chánh niệm. Đây chỉ là sự tập trung có ý thức vế hành động của chính mình, hành động có ý thức tập trung này, bạn cảm nhận thưởng thức chén trà, ăn cơm, đi,đứng, ngồi, nằm, có ý thức mà thô"

và ông trích 1 đoạn kinh: "" Này các Tỳ-kheo ! Tìm cầu bậc thiện tri thức, cầu tìm thiện hổ trợ, cũng không bằng không mất chánh niệm. Nếu như không mất chánh niệm, giặc phiền não chẳng xâm nhập được. Vậy nên các ông phải thường thâu nhiếp chánh niệm trong tâm. Nếu để mất chánh niệm thì mất hết công đức.Nếu niệm lực được mạnh mẽ, bền bỉ, thì dù vào giữa đám giặc năm dục cũng chẳng bị hại; Ví như mặc áo giáp ra trận thì không sợ chi cả. "Như vậy gọi là không mất chánh niệm."


Như vậy ... khi 1 người không có chânh niệm .. không có niệm lực mạnh mẽ .. thì sẽ cũng như hỏng tự bảo vệ được mình để cho giặc phiền não ... các loạn niệm xâm nhập ... (smile)

vì lý do đó [smile] chỉ ngồi nhìn các niệm khởi lên chưa đủ ... chỉ nhìn thấy nguyên nhân khiến chúng khởi lên cũng chưa đú .. còn cần nhin thấy luôn cả nhân quả của việc các niệm khởi lên .. tức là đi theo niệm đó sẽ có phiền não như thế nào [smile]

Trong Kinh Tạp A Hàm có 1 thí dụ về Con Rùa vì sợ Con Dã Can (1 loài chồn) nên khi gặp dã can, nó co đầu, rụt cổ, núp chân kín trong cái mai .. và con Dã Can không làm gì được. Ông Phật ví con Dã Can như là Thiên Ma Ba Tuần .. và sự phòng hộ không bị ăn thịt như là sự phòng hộ của các cán [smile]

“Này các Tỳ-kheo, ngày nay các ông cũng lại biết như vậy. Ma Ba-tuần luôn luôn dò xét tìm cơ hội bên các ông. Mong đợi mắt các ông đắm sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý nhớ pháp --> mà xúi dục sanh tâm đắm nhiễm sáu trần. (smile)

Cho nên Tỳ-kheo, các ông phải luôn luôn giữ gìn luật nghi của mắt. Khi đã giữ gìn an trụ nơi luật nghi của mắt rồi, dù mắt có sanh khởi hoặc duyên cảnh đi nữa thì ác Ma Ba-tuần cũng không thể tìm được cơ hội. Tai mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Dù sáu căn kia có sanh khởi hoặc duyên cảnh đi nữa, thì chúng cũng không thể tìm được tiện lợi. Giống như con rùa ---> dã can không thể tìm được cơ hội nào.

Bấy giờ Phật liền nói kệ:
Rùa vì sợ dã can,
Dấu thân vào trong mai.
Tỳ-kheo khéo nhiếp tâm,

Dấu kín các giác tưởng.

Không nương, -->
không sợ hãi

Kín tâm,
chớ nói năng - Con Rùa, Tạp A Hàm, Kinh 1167


thuvienhoasen.org


(iii) Diệu Quán Sát Trí --> Tu Căn


Ý dẫn đầu các pháp - Pháp Cú

thể của thiền .. là sự chú tâm ... chính ở nói biết áp dụng sức chú tâm này .. mà Ý thức trở thành Diệu Quán Sát Trí [smile] ....

"Trưởng lão Pothila liền leo lên đứng cung kính trước mặt chú tiểu. Chú giảng dạy:

- Này tôn giả, như một cái hang --> có sáu cửa ngõ. Một con dế chun vào hang.

Ai muốn bắt nó phải bịt năm cửa, ---> chỉ chừa một cửa là tóm được nó ngay.


Tôn giả hãy quán sát sáu căn của mình. ---> Đóng năm căn lại và tập trung trọng tâm vào ý căn.

Nghe qua lời nói của chú tiểu, trưởng lão Pothila hốt nhiên tỉnh ngộ, nói:
- Bấy nhiêu cũng đủ rồi. "


trở lại câu truyện Võ Công Rùa trong kinh Tạp A Hàm, có thể nhìn ra được từ đoạn kinh đó:

"Pháp thoại này, Thế Tôn dùng hình ảnh con rùa tự bảo vệ mình trước dã can bằng cách rút đầu đuôi và bốn chân vào trong mai. Giấu càng kỹ, giữ gìn càng chắc thì rùa càng an toàn. Tu tập phòng hộ các căn cũng như vậy.

Phòng hộ ở đây không có nghĩa là đóng kín, kiểu che mắt bịt tai. Nền tảng của phòng hộ là an trú vào luật nghi và chánh niệm tỉnh giác khi đối duyên xúc cảnh.

- An trú vào luật nghi là cơ sở đầu tiên. Luật nghi là hàng rào bảo vệ, là hành lang an toàn.

S- ống trong sự bảo hộ của luật nghi giúp mình không phóng túng, lơ đãng, hạn chế tối đa duyên ác.

- Quan trọng hơn là chánh niệm tỉnh giác khi căn tiếp xúc với trần. Biết rõ tâm ngay đương tại để làm chủ thì tâm không chạy theo cảnh.

Thấy nghe mà sinh tâm yêu ghét lấy bỏ thì chưa khéo phòng hộ, bị lệ thuộc vào trần cảnh bên ngoài. Khi đã chạy theo cảnh trần thì lập tức bị ác ma tóm lấy. Tu căn là vẫn thấy vẫn nghe nhưng cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, không cho yêu ghét xen vào. Giữ tâm như thế gọi là phòng hộ."



ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(i) Câu Chuyện Thiền "Trò Chơi Bắt Dế" - > Nhìn Thấy Niệm Khởi Không Ngừng


- Quan trọng hơn là chánh niệm tỉnh giác khi căn tiếp xúc với trần. Biết rõ tâm ngay đương tại để làm chủ thì tâm không chạy theo cảnh.

Thấy nghe mà sinh tâm yêu ghét lấy bỏ thì chưa khéo phòng hộ, bị lệ thuộc vào trần cảnh bên ngoài. Khi đã chạy theo cảnh trần thì lập tức bị ác ma tóm lấy. Tu căn là vẫn thấy vẫn nghe nhưng cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, không cho yêu ghét xen vào. Giữ tâm như thế gọi là phòng hộ."




ờ mà đúng hông? [smile]

Ở . Đúng ...
Screenshot (66).webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền . Bài 18.- Tiểu Giáo Thiền .- Thiền Quán (Vipassanā)

Thuật ngữ Pāli, Vipassanā là một sự kết hợp của hai từ: Vi + passana. Vi nghĩa sự khác nhau và passana dịch là hiểu đúng hay chánh niệm (sati) tỉnh giác về thân và tâm. Thuật ngữ Vipassanā cũng được hiểu là ‘sự thấu hiểu’, nghĩa là cái nhìn sâu vào ba đặc tính phổ quát của sự tồn tại (tam pháp ấn): vô thường, khổ và vô ngã. Nói cách khác, thực hành pháp môn thiền này được gọi là Thiền Minh sát, bắt nguồn từ ý Pāli có nghĩa là tuệ minh sát.

+ Thiền Quán: Theo Bimalendra Kumar, Passanā có nghĩa là nhìn bằng đôi mắt mở. Vipassanā có nghĩa là xem xét theo cách đặc biệt, tức là quan sát mọi sự vật như thật, không phải như chúng xuất hiện. Nói cách khác, Vipassanā là một kỹ thuật tự quan sát và tu luyện những tiềm năng đó để hoàn thiện và phát triển các giới luật. Kỹ thuật này cũng được biết như là thiền định của chánh niệm hoặc nhận thức về cái nhìn sâu sắc.

+ Thiền Quán là thấy rõ:

1. Nhìn thấy rõ ràng với trí tuệ về sắc và tâm (rūpanama), và về Chân lý Cao thượng Tứ diệu đế (Ariyasacca);

2. Minh sát rõ về Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô ngã (Tilakkhana), và Duyên khởi (Paticcasamuppada);

3. Nhìn thấy rõ những biểu hiện của các tâm hành, đều bất thường hoặc lạ thường (thấy trong khi hành thiền).

+ Thiền quán là đường lối tự chuyển hóa bằng tự quan sát. Nó chú trọng đến sự tương quan mật thiết giữa tâm và thân, là điều có thể cảm nghiệm được trực tiếp bằng cách chú tâm đến những cảm giác thực thụ trên thân, nó luôn luôn liên hệ và chi phối tâm. Căn cứ vào sự quan sát này, và hành trình tự khám phá đi vào gốc rễ chung của tâm và thân để xóa bỏ những bất tịnh tinh thần, đưa đến một tâm quân bình tràn đầy tình thương và lòng từ bi.

+ Mục đích của thiền quán là đạt được sự chấm dứt của đau khổ thông qua sự hiểu biết đúng về sự vận hành của thân và tâm đúng như bản chất thật của nó.

* Thanh tịnh đạo luận (Visuddhimagga) đưa ra liên kết vipassanā với passanā, có nghĩa là nó vượt qua nhận thức/ ký ức/ công nhận và vipassanā là ý thức/ tỉnh giác, và tiến tới giải thoát cuối cùng. Sự phát triển của thiền passanā nhằm đoạn tận các lậu hoặc (những bất tịnh tinh thần), mang lại niềm vui cho chúng ta trên con đường cao thượng, và sự giải thoát cuối cùng từ mọi khổ đau, đạt đến Niết-bàn. Visuddhimagga lại cho rằng passanā được tu luyện thông qua sự hiểu biết các pháp hay những khía cạnh cơ bản của sự tồn tại. Chúng bao gồm, ví dụ, danh (nāma) tâm: ý thức về cái gì đó, và sắc (rūpa) thân thể vật lý, các đối tượng vật chất của ý thức), Ngũ uẩn (pañcakkhandha), Thập nhị xứ, Thập bát giới, Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên. Như vậy, chúng ta sẽ thấy đây là những đối tượng thiền quán trong phương pháp thiền Tứ niệm xứ (satipaṭṭhāna), thiền chánh niệm hơi thở, quán niệm pháp chết như đề cập trong Kinh tạng.
(Theo Thích Trung Định -Thư Viện Hoa Sen)

Tóm lại:

+Thiền Quán và Thiền Chỉ là hai phương pháp hành thiền vô cùng quan trọng của Phật giáo. Đây là con đường duy nhất đưa đến thanh tịnh, an lạc và giải thoát.
+ Thiền Quán cũng đưa đến 5 trạng thái của Tâm là: 1.Tầm, 2.Tứ, 3. hỷ, 4. lạc, 5. nhất tâm.- Đây là Sơ Thiền.

ngoi-t10.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền . Bài 19.- Tiểu Giáo Thiền .- Thiền Na.

Tu pháp Thiền Na .- Tức là Chỉ-Quán đồng tu hay gọi là Định Tuệ song tu. Thiền Na tức là Tịnh lự. Tịnh là Chỉ tức là Định. Còn Lự là Quán tức là Trí tuệ.

Như vậy trong Thiền bao gồm cả Chỉ và Quán, tuy ba mà một. Đây là con đường duy nhất để trở về với tánh giác của mình. Do đó Thiền có thể được xác định là:

Ø Nếu buông bỏ hết vọng tưởng là tu theo “Chỉ”.

Ø Nếu tu để thấy rõ thân, tâm và cảnh giới là giả, là huyễn hóa là tu theo “Quán”.

Ø Nếu người tu mà bên trong buông xả tất cả vọng tưởng và bên ngoài không dính mắc ở cảnh đó là “Thiền” tức là trở về sống với Tánh giác của mình.(Theo VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN Lê Sỹ Minh Tùng).

+ Thiền Na cũng đưa đến 5 trạng thái của Tâm là: 1.Tầm, 2.Tứ, 3. hỷ, 4. lạc, 5. nhất tâm.- Đây là Sơ Thiền.

* Ở Kinh Viên Giác, dạy: Xa Ma Tha, Tam Ma Bát Đề và Thiền Na là pháp hành căn bản trong toàn bộ nền giáo lý Phật.

* Lời Trực Chỉ. HT. Thích Từ Thông rằng Chỉ- Quán- Thiền Na).- Đó là ba pháp môn căn bản của tám muôn bốn ngàn pháp môn tu trong đạo Phật.

Học Phật, tu Phật mà không biết sử dụng CHỈ, QUÁN hoặc CHỈ QUÁN đồng tu thì quả quyết mà nói thẳng rằng: cách tu đó, bất cứ với dạng thức nào, đều được xem là tu sai lạc, hoàn toàn không đem lại một lợi ích, một kết quả nào. Ví như người thợ làm bánh Trung Thu trong lò bánh không có bột, đường, thịt, hạt, trứng… thì không làm sao có được bánh Trung Thu ngon lành trong thị trường Trung Thu tháng Tám !
thien-12.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền . Bài 20.- Tiểu Giáo Thiền.- Các Cấp Độ Thiền:

* Thế Gian Thiền:

Pháp Thiền này còn gọi là căn bản Thiền, gồm 2 loại là: Căn bản tịnh Thiền và căn bản vị Thiền
– Căn bản vị Thiền gồm 12 phẩm, được phân làm ba là: Tứ Thiền, Tứ vô lượng và Tứ không.

Người nào trong phàm giới chán cảnh tán loạn của Dục giới thì tu Tứ Thiền.
Những ai muốn có phước lớn thì tu Tứ Vô Lượng.
Người chán cảnh sác giới chật hẹp thì có thể tu Tứ không.
– Căn bản vị Thiền được phân làm 2 loại là: Lục diệu môn (dành cho người có huệ tánh nhiều) và Thập lục đặc thắng (cho người có định tánh nhiều).
– Người ta có thể căn cứ vào pháp Thiền này để phát sinh ra vô lậu trí được gọi là Căn bản tịnh Thiền.

* Xuất thế gian Thiền:
Đây là pháp Thiền của bậc xuất thế đạt đến kết quả ly dục, phát sinh vô lậu trí. Gồm 4 thứ Thiền quán là:

Cửu tướng quán
Bát bối xả quán
Bát thắng xứ quán
Thập nhất thiết xứ quán

* Xuất thế gian thượng thượng Thiền:

Là pháp Thiền cao tột đỉnh của các bậc đại nhân. Kinh Địa Trì có giải về 9 môn đại Thiền, như sau:

Tự tánh Thiền: là quán sát thật tướng của tự tâm bên trong mà không cần lấy đối tượng ngoại cảnh.
Nhất thiết Thiền: Giúp con người tự hành và hóa tha.
Nan Thiền: Là môn Thiền gian nan và thâm diệu, khó tu hành.
Nhất thiết môn Thiền: Là tất cả các pháp Thiền định đều được xuất phát từ môn (hay còn gọi là cửa) này.
Thiền nhân Thiền: Là môn Thiền của chúng sanh có đại Thiền căn cùng tu.
Nhất thiết hạnh Thiền: Là bao nhiếp tất cả hạnh pháp của Ðại thừa.
Trừ não Thiền: Là loại Thiền có năng lực loại bỏ phiền não, khổ đau cho chúng sinh.
Thử thế tha thế lạc Thiền: Giúp cho chúng sinh an lạc trong hiện tại và tương lai.
Thanh tịnh tịnh Thiền: Giúp đoạn trừ hoàn toàn các hoặc nghiệp, và chứng được Tịnh báo đại Bồ đề. Khi đạt đến môn Thiền này sẽ có tâm ý hoàn toàn thanh tịnh và cũng không còn thấy cái tướng thanh tịnh ấy nữa, nên còn được gọi là Tịnh báo.

* Ngoài ra: Bất Lập Văn Tự Thiền của Tối thượng thừa hay còn gọi là Giáo Ngoại Biệt Truyền do Phật Thích Ca đích thân truyền cho Ma Ha Ca Diếp và sau đó được Bồ Đề Đạt Ma truyền vào Trung Quốc là phái Thiền khác hẳn với các phái Thiền khác. Ở đây chỉ chú trọng vào phương pháp thực hành, không lập văn tự lý luận, nên được gọi là Thiền tông.
(Theo Medi Thiên sơn)
thien-17.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền . Bài 21.- 9 Thứ Đệ Định: a). Tứ Thiền.

Cửu Thế Đệ Định là lộ trình đến A la Hán Quả. Mà cũng là lộ trình chung của các loại Thiền Định Phật Giáo.

Đó là: 4 Thiền + 4 Định + Diệt thọ Tưởng Định = 9 Thứ Đệ Thiền Định.
9 Thứ Đệ Định gồm có:
1/ Sơ Thiền.
2/ Nhị Thiền.
3/ Tam Thiền.
4/ Tứ Thiền.
5/ Hư Không Vô Biên Xứ.
6/ Thức Vô Biên Xứ.
7/ Vô Sở Hữu Xứ.
8/ Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ.
9/ Diệt Thọ Tưởng Định.

a).Tứ Thiền:

1. Sơ Thiền Vô Lậu Định thứ lớp duyên 6 Địa (xứ), dẫn sanh 6 Định. Đó là: 2 Tự Địa và 4 Thượng Địa. ĐT ĐL dạy.- Như bài kệ:

Ly dục và ác pháp,
Có giác và có quán,
Ly sanh được hỷ lạc,
Tức vào được Sơ Thiền.

Trong A Tỳ Đàm nói: “Vào Sơ Thiền có 4 giai đoạn”. Đó là:
  • Tương Ưng Vị.
  • Tịnh.
  • Vô Lậu.
  • Đắc Thiền.
Người vào được Tịnh và Vô Lậu là vào được Sơ Thiền.
Vào Đệ Nhị Thiền và Đệ Tam Thiền cũng như vậy.(ĐT ĐL)
* Sơ Thiền có 5 trạng thái Tâm: 1. Tầm, 2. Tứ, 3. hỷ, 4. lạc, 5. nhất tâm.

2. Nhị Thiền Vô Lậu Định thứ lớp duyên 8 Địa, dẫn sanh 8 Định. Đó là: 2 Tự Địa, 2 Hạ Địa và 4 Thượng Địa.

Khi nhiếp tâm vào thiền
Giác quán gây trở ngại,
Nên phải trừ giác quán,
Để vào Nhất Thế Xứ.
Vào Nhất Thế Xứ rồi,
Khiển nội tâm thanh tịnh.
Định ấy sanh hỷ lạc,
Dẫn vào Đệ Nhị Thiền.
* Nhị Thiền có 3 trạng thái Tâm:1. Hỷ.2. Lạc.3. Nhất Tâm

3. Tam Thiền Vô Lậu Định thứ lớp duyên 10 Địa, dẫn sanh 10 Định. Đó là: 2 Tự Địa, 4 Hạ Địa và 4 Thượng Địa.

Lại rời tâm hỷ lạc,
Nhiếp tâm đệ nhất định,
Tịch nhiên không chỗ niệm,
Ưu hý đều xả sạch.
Do thọ mới sanh hỷ,
Mất hỷ sẽ sanh ưu,
Ly hỷ được diệu lạc,
Vào được Đệ Tam Thiền.
* Tam Thiền có 2 trạng thái Tâm:1. Lạc.2. Nhất Tâm
4. Tứ Thiền Vô Lậu Định .

Lại biết lạc cũng bệnh,
Nên liền xả bỏ lạc,
Được xả niệm phương tiện,
An trú nơi bất động.
Ưu hỷ trước đã trừ,
Khổ lạc cũng xả luôn,
Tâm xả niệm thanh tịnh,
Vào được Đệ Tứ Thiền.
Nơi cõi Dục đoạn ưu,
Sơ, Nhị Thiên trừ khổ.
Trước đã trừ ưu hỷ,
Nay đoạn dưt khổ lạc,
Ở nơi Đệ Tứ Thiên,
Được trí huệ bất động.(ĐT ĐL)
* Tứ Thiền có 1 trạng thái Nhất Tâm.

* Vào Sơ Thiền, do Giác quán nên tâm còn động; vào Đệ Nhị Thiền, do Đại hỷ, nên tâm còn động; vào Đệ Tam Thiền, do Đại Lạc, nên tâm còn động; vào Đệ Tứ Thiền do xã niệm thanh tịnh, nên tâm được bất động.

....... Bởi vậy nên phải ở trong Đệ Tứ Thiền mới vào được Tam Muội Vương Tam Muội.

.......Lại nữa, Tam Muội vương Tam Muội là bậc nhất, vì hết thảy các Tam Muội khác đều vào trong Tam Muội này. Ví như hết thảy nguồn nước từ các sông đều chảy về biển cả.

Tư duy:

+ Thế nào là "Tam Muội vương Tam Muội" ?
(Trích bài giảng ĐTĐL của HT Pháp Sư Thích Thiện Trí)

+ Tam Muội vương Tam muội: Không trú chấp vào mọi Tam muội đó là Tam Muội Vương Tam Muội.
Khi vào Tam muội vương tam muội, nhận ra bản tâm thanh tịnh, tức thời thoát khỏi mọi qui ước không gian và thời gian nơi phàm phu. Như vậy trăm năm hay ngàn năm cũng chỉ là ý niệm.( Như vậy là Đắc Thiền).
tuong-15.webp
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5/2/24
Bài viết
112
Điểm tương tác
57
Điểm
28
Chánh định là tứ thiền, nhưng ngược lại, tứ thiền không phải là chánh định.
Niết bàn là sanh tử, nhưng ngược lại, sanh tử không phải là niết-bàn.
Khi nói thì có thiền, khi hết nói thì hết, khi thức tỉnh thì có thiền, khi vừa ngủ liền hết. Nếu như thế làm sao địch với sanh tử được?
Phật pháp bình đẳng,nhưng ngược lại, nói Phật pháp là bình đẳng không phải là bình đẳng. Vì có vọng niệm xen vào.
Theo cách nhận xét trong Phật giáo: Con người đều do nhân duyên hòa hợp sanh nên thiền không phải là gì.
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,500
Điểm tương tác
209
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Chánh định là tứ thiền, nhưng ngược lại, tứ thiền không phải là chánh định.
Niết bàn là sanh tử, nhưng ngược lại, sanh tử không phải là niết-bàn.
Khi nói thì có thiền, khi hết nói thì hết, khi thức tỉnh thì có thiền, khi vừa ngủ liền hết. Nếu như thế làm sao địch với sanh tử được?
Phật pháp bình đẳng,nhưng ngược lại, nói Phật pháp là bình đẳng không phải là bình đẳng. Vì có vọng niệm xen vào.
Theo cách nhận xét trong Phật giáo: Con người đều do nhân duyên hòa hợp sanh nên thiền không phải là gì.
-Theo Nhận Thức Của Mình ;
@-PHẬT PHÁP =LÀ BÌNH ĐẲNG ! Và Tất CẢ PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP !
-Bởi : PHÁP CHÂN THẬT = VÔ NGÃ TƯỚNG, NHÂN TƯỚNG ,CHÚNG SANH TƯỚNG,THỌ GIẢ TƯỚNG.
# - NÊN = THIỀN ...CŨNG BÌNH ĐẲNG NHƯ MỌI PHÁP =PHẬT PHÁP .
@-THIỀN CHÁNH THỐNG PHẬT PHÁP =LÀ =PHƯƠNG TIỆN==>DO CHƯ NHƯ LAI CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC HƯỚNG DẪN CHO CÁC CHÚNG HỮU TÌNH DẦN TRỰC NHẬP PHÁP GIỚI ( TÙY CĂN CƠ THEO NGHIỆP LỰC CỦA MÌNH ) ĐỂ NHẬN BIẾT =SỰ CHÂN THẬT Mà ỨNG SỬ = MỚI THOÁT KHỎI MỌI RẮC RỐI= ĐỂ CÓ SỰ TỰ CHỦ, TỰ DO ,TỰ TẠI
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Chánh định là tứ thiền, nhưng ngược lại, tứ thiền không phải là chánh định.
Niết bàn là sanh tử, nhưng ngược lại, sanh tử không phải là niết-bàn.
Khi nói thì có thiền, khi hết nói thì hết, khi thức tỉnh thì có thiền, khi vừa ngủ liền hết. Nếu như thế làm sao địch với sanh tử được?
Phật pháp bình đẳng,nhưng ngược lại, nói Phật pháp là bình đẳng không phải là bình đẳng. Vì có vọng niệm xen vào.
Theo cách nhận xét trong Phật giáo: Con người đều do nhân duyên hòa hợp sanh nên thiền không phải là gì.

ha ha ha [smile]

một lần nữa .. T vẫn rất ƯA THÍCH HÀNH NGHỀ CHẾ BIẾN [smile] .. chứ không giống như 1 đệ tử phật môn học hỏi thâm nhập kinh tạng đúng nghĩa của QUY Y PHÁP [smile]

- Tự quy y Pháp, thâm nhập kinh tạng ... trí tuệ như hải [smile]


"Chánh định là tứ thiền, nhưng ngược lại, ----> tứ thiền không phải là chánh định." - Thiện

(i) Tứ Thiền là CHÁNH ĐỊNH [smile]

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, --> chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.

Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, ---> chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú,---> chứng và trú Thiền thứ ba.

Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước,
---> chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này các Tỷ kheo, --> như vậy gọi là Chánh định.
- Kinh Trường Bộ [smile]




"Phật pháp bình đẳng,nhưng ngược lại, nói Phật pháp là bình đẳng không phải là bình đẳng. -> Vì có vọng niệm xen vào". Thiện

(2) Bởi vì hỏng rõ nguồn gốc của SANH TỬ NHỊ KHÍ [smile] ---> và phương pháp tịnh hóa [smile]

tất cả thế gian
sống chết nối nhau
Sống theo đường thuận
Chết theo đường khác
khi vừa mệnh chung
chưa dứt hơi ấm
thiện, ác 1 đời
đồng thời hiện ra
caí thuận của Sống
cái nghịch của Chết
2 luồng tập khí
xen kẽ lẫn nhau - Kinh Thủ Lăng Nghiêm


đã nói là tập khí .. thì tức đó cũng là chủng tử ... mà đã là chủng tử hiện ra ... thì tất nhiên đã có câu sanh ... đã có sanh diệt ---> tức sẽ có bất bình đẳng hiện hữu .. vì đó là chúng sinh sai biệt SẮC, TÂM, TÂM SỞ [smile]

do đó .. khi thiền .. người ta nói tới Tâm Thuận Thứ [smile] và Tâm Chuyển Tánh [smile]

chứ không nói .. tại vì TRƯỚC SAU CÁC PHÁP BẤT BÌNH ĐẲNG [smile]

3) Tâm Thuận thứ:
gọi như vậy vì tâm này vừa thuận với tâm trước và thuận với tâm kế tiếp. [smile] ---> ( câu sanh hỏng dẫn đến mâu thuẩn .. mà là tùy thuận [smile] )

4) Tâm Chuyển tánh:
Nghĩa là tâm đã diệt trừ Dục giới tánh, phát triển Ðáo đại tánh hoặc Siêu thế tánh. [smile] ( ---> vô sanh - smile)
- Vi Diệu Pháp
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,500
Điểm tương tác
209
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
d11.png

đã nói là tập khí .. thì tức đó cũng là chủng tử ... mà đã là chủng tử hiện ra ... thì tất nhiên đã có câu sanh ... đã có sanh diệt ---> tức sẽ có bất bình đẳng hiện hữu .. vì đó là chúng sinh sai biệt SẮC, TÂM, TÂM SỞ [smile]

do đó .. khi thiền .. người ta nói tới Tâm Thuận Thứ [smile] và Tâm Chuyển Tánh [smile]

chứ không nói .. tại vì TRƯỚC SAU CÁC PHÁP BẤT BÌNH ĐẲNG [smile]

3) Tâm Thuận thứ:
gọi như vậy vì tâm này vừa thuận với tâm trước và thuận với tâm kế tiếp. [smile] ---> ( câu sanh hỏng dẫn đến mâu thuẩn .. mà là tùy thuận [smile] )

4) Tâm Chuyển tánh:
Nghĩa là tâm đã diệt trừ Dục giới tánh, phát triển Ðáo đại tánh hoặc Siêu thế tánh. [smile] ( ---> vô sanh - smile)
- Vi Diệu Pháp
Luồn Luồn ...Tổ Dế...
Bắt Con Dế Sang Sông ,
Bắt Con Rồng Xuống Biển ....
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền . Bài 22.- 9 Thứ Đệ Định: b).Tứ Định:

5).Vô Biên Hư Không Xứ Định:
Niệm phân biệt tướng, diệt hết thảy các tướng Hữu thì vào được Vô Biên Hư Không Xứ Định.
Vào Định này, thiền giả lại quán “sặc thân thô trọng do duyên hòa hợp tạo thành”. Đã có thân là có Khổ, nên lại quán thân như hư không. Khi đã được thân nhẹ nhàng rồi, thiền giả thấy 4 đại ở bên trong thân và ở bên ngoài đều như nhau cả. Do vậy mà thấy vô lượng vô biên hư không, cả trong lẫn ngoài, khiến tâm trở nên nhẹ nhàng thanh thoát, nên được gọi là Vô Biên Hư Không Xứ Định. Ví như chim bị nhốt trong lồng, khi được thả tự do,thư thái, bay vút lên không trung.

6). Vô Biên Thức Xứ Định.(Vô Biên Thức Xứ Định duyên 9 Địa, dẫn sanh 9 Định. Đó là: 2 Tự Địa, 4 Hạ Địa và 3 Thượng Địa.)
Thiền giả lại duyên Thọ, Tưởng, Hành, Thức xem như bệnh hoạn, quán Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, rồi xả Vô Biên Hư không Xứ Định để duyên hiện tại, quá khứ,vị lai,duyên thức xứ ở nhiều đời. Rồi thiền giả lại thấy “thức xứ”cũng chăng có biên giới, vào được Vô Biên Thức Xứ Định.

7). Vô Sở Hữu Xứ Định.(Vô Sở Hữu Xứ Định duyên 7 Địa, dẫn sanh 7 Định. Đó là: 2 Tự Địa, 4 Hạ Địa và 1 Thượng ĐỊa.)
Dùng Vô Biên Thức Xứ làm duyên khởi, thiển giả lại quán Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều như bệnh, như mụt nhọt,quán Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã là hư dối, quán Thức cũng là như vậy. Rồi thiền giả phá được “thức tướng”, tán thán “Vô sở hữu xứ”, vào được Vô Sở Hữu Xứ Định.

8 ). Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ Định.(Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ Định duyên 6 Địa,dẫn sanh 6 Định. Đó là: 2 Tự Địa và 4 Hạ Địa.-Tất cá các Tịnh Địa khác đều lợi ích cho Tự Địa cả.)
Ở nơi Vô Sở Hữu Xứ, thiền giả lại duyên Thọ, Tưởng,Hành, Thức, thấy rõ thân là Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, do duyên hòa hợp mà thành, nên xả Vô Sở Hữu Xứ Định, vào được Vô Tưởng Định.
Vào được Vô Tưởng Định rồi, là thiền giả được “Đệ nhất diệu xứ” là Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ Định.

Hỏi: Nơi Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ vẫn còn Thọ,Tưởng, Hành, Thức. Như vậy vì sao lại gọi Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ?
Đáp: Ở nơi đây vẫn còn Thọ, Tưởng, Hành, Thức nhưng rất vi tế. Vì quá vi tế khó có thể biết được, nên gọi là gọi Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ.Phàm phu tưởng rằng Định này là Niết bàn. Theo Phật pháp thì do nhân duyên tu tập mà thấy rõ “Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng”rất vi tế, nên gọi Định này là Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Định vậy thôi.

Sơ Thiền Vị thứ lớp sanh 2 Tịnh Địa VỊ: 1 Tịch và 1 Chiếu. Dẫn đến Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ cũng là như vậy.

Tới Định vị này. Hành giả coi chừng rơi vào Vô Tưởng Định (ngoại thiền).

Hỏi: Thể nào gọi là Vô Tưởng?
Đáp: Phải hiểu nghĩa Vô Tưởng theo 3 trường hợp:
  • Vô Tưởng định.
  • Diệt Thọ Tưởng định.
  • Vô Tưởng Thiên.
Phàm phu Ngoại đạo muốn diệt sự sanh khởi của Tâm nên vào Vô Tưởng Định.
Các đệ tử của Phật muốn diệt tâm vô tưởng sanh khởi, nên vào Diệt Thọ Tưởng định. Còn chư Thiên thì vào Vô Tưởng Thiên.
Hỏi: Có bao nhiêu thứ Thiền định?
Đáp: Có hai thứ. Đó là: Thiển định Hữu Lậu-Thiền định Vô Lậu Thiển của phảm phu Ngoại đạo là Hữu Lậu Thiền. Thiên của Thánh Hiền là Vô Lậu Thiền.
Đệ tử của Phật muốn ly phiền não ở các cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc, phải tu 9 phẩm Giải thoát (3 thượng,3 trung,3 hạ). Muốn vậy, hành giả phải y nơi Hữu Lậu để vào Sơ Thiền. Nơi đây có đủ 9 Vô Ngại Đạo, 8 Giải thoát Vô Lậu Đạo, nên dù hiện tại là hữu lậu, mà trong tương lai sẽ được vô lậu. Nếu y nơi hữu lậu vào Sơ Thiên, thì vào Đệ Nhị Thiền cũng sẽ có đủ 9 Vô Ngại Đạo và 8 Giải thoát.
Vào Đệ Nhị Thiển, hành giả vừa tu Hữu Lậu Thiền, vừa tu Vô Lậu Thiền. Như vậy ở nơi hiện tại có tu hữu lậu mà ở vị lai sẽ được vô lậu. Cho đến khi vào được Đệ Nhị Thiển thanh tịnh thì được vô lậu hoàn toàn. Nhờ tu 9 phẩm Giải thoát, Vô Ngại Đạo và 8 Giải thoát Vô Lậu Đạo màthiển Ø1ả ra vào vô ngại nơi hữu lậu và vô lậu vậy.
Từ Sơ Thiền đã tu Hữu Lậu đề dẫn đến Vô Lậu Đạo. Vào Đệ NhịThiền tu Tịnh Vô Lậu, khởi tu Hữu Lậu Xứ, vào Vô Lậu Xứ,rồi tiến tu Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ.
Khi đã ly dục hoàn toàn,là có đủ 9 Vô Ngại Đạo và 8 Giải thoát Vô Lậu Đạo. Nếu tu thêm giới Thiện Căn Vô Lậu Đạo đề trừ Vô Định Tâm thì sẽ có được hết thảy 9 Vô Lậu Đạo.

1707454679277.webp
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền . Bài 23.- 9 Thứ Đệ Định: c). Diệt Thọ Tưởng Định,Vô Tưởng Định, “siêu việt định”:

Diệt Tận Định—Định Tam muội, làm cho tâm và tâm sở của Lục Thức dập tắt hoàn toàn những cảm thọ và suy tưởng. Đây là một trong những phương thức thiền cao nhất dẫn tới định tâm (tâm ý không nhiễm không nương vào một cảnh nào, không tương ứng với một pháp nào. Đây là phép định của bậc Thánh. Khi vào phép nầy thì tâm trí vượt tới cõi vô sắc giới, truớc khi đi vào cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định, rồi đắc quả Phật và nhập Niết Bàn.- Từ Điển Phật học)
LUẬN:
....... Hỏi: Nơi Phi Hữu Tưởng Phi Vô tưởng Xứ vẫn còn Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Như vậy vì sao lại gọi Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ ?
....... Đáp: Ở nơi đây vẫn còn Thọ, Tưởng, Hành, Thức nhưng rất vi tế. Vì quá vi tế khó có thể biết được, nên gọi là Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưỡng Xứ.
....... Phàm phu tưởng rằng Định này là Niết Bàn. Theo Phật pháp thì do nhân duyên tu tập mà thấy rõ "Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưỡng " rất vi tế, nên gọi Định này là Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưỡng Định vậy thôi.
....... Hỏi: Thế nào gọi là Vô tưởng ?
....... Đáp: Phải hiểu nghĩa Vô tưởng theo 3 trường hợp:
  • Vô tưởng Định.
  • Diệt Thọ tưởng Định.
  • Vô Tưởng Thiên.
....... Phàm phu Ngoại đạo muốn diệt sự sanh khởi của Tâm nên vào Vô tưởng Định.
....... Các đệ tử Phật muốn diệt tâm vô tưởng sanh khởi, nên vào Diệt Thọ tưởng Định. Còn chư Thiên thì vào Vô tưởng Thiên.(ĐT ĐL)
+++++++++++=
Diệt Thọ Tưởng Ðịnh:
Gọi định này là định Diệt thọ tưởng, do vì khi chứng nhập định này hơi thở dứt (thân hành diệt), tầm tứ dứt (khẩu hành diệt) và đặc biệt là thọ, tưởng dứt (tâm hành diệt). (Theo "Hữu Minh Tiểu Kinh", Trung Bộ I, tr .302, bản dịch của HT. Minh Châu, 1973).
Ở đây thọ uẩn và tưởng uẩn diệt nên thật khó để đề cập đến định này. Vì vậy, chỉ có thể trình bày một ít nét đại cương. Khi vào Diệt thọ tưởng định thì khẩu hành, thân hành và ý hành diệt theo thứ tự đó. Hành giả không hề nghĩ rằng: "Tôi đang chứng Diệt thọ tưởng định", do vì vị ấy trước đó tu tập như vậy nên dẫn đến kết quả như vậy (Ibid., tr.302).
Khi ra khỏi Diệt thọ tưởng định, hành giả không có nghĩ rằng: "Tôi sẽ ra khỏi Diệt thọ tưởng định", hoặc "Tôi đã ra khỏi Diệt thọ tưởng định". Nhưng, khi ra khỏi định này thì tâm hành, thân hành và khẩu hành lại theo thứ tự này khởi lên trở lại. (Ibid., tr.302).
Ðặc biệt khi ra khỏi Diệt thọ tưởng định thì hành giả cảm nhận ba loại xúc: Không xúc (cảm xúc vô ngã), Vô tướng xúc (vô thường), và Vô nguyện xúc (không đưa đến khổ, hành giả nhận rõ Niết-bàn không có tham, sân, si) và có khuynh hướng độc cư ( Ibid., tr. 302).
Chính tại định Diệt thọ tưởng, một khi hành giả đã chứng nhuần nhuyễn định này thì tất cả lậu hoặc tiêu. Chánh trí phát khởi và chứng đắc vô lậu Niết-bàn.
Qua phần trình bày lộ trình tu chứng của Thế Tôn trải qua chín cảnh giới định, và qua các định mà Thế Tôn dạy cho các đệ tử về sau, chúng ta nhận ra một điểm nhất quán rằng: từ cảnh giới định này bước vào một cảnh giới định cao hơn, hành giả cần khởi tâm từ bỏ. Tâm từ bỏ có thể do hai động cơ: hoặc khởi tâm mong muốn đi vào sâu trong cảnh giới định mà từ bỏ giới định đang trú, hoặc thấy tướng vô thường và khổ đau của định đang trú mà khởi tâm nhàm chán từ bỏ ra đi. Ra đi là đi vào định cao hơn. Năng lực giác tỉnh mạnh mẽ nhất và có tính "Phật giáo" nhất là luôn nhận thức rõ khổ đau của cảnh giới đang là, như chính chúng ta đang nhận rõ khổ đau của kiếp người, để phát khởi tinh tấn lực và tăng cường niệm giác tỉnh đi vào giải thoát. Nhận thức này rất phù hợp với điều mà Thế Tôn thường nhấn mạnh: "Ta chỉ dạy rõ khổ đau và con đường đoạn tận khổ đau".
theo: HT. Thích Chơn Thiện.
++++++++++++++++++++
“siêu việt định”
Này Xá Lợi Phất! Có Bồ tát thật hành Bát nhã Ba-la mật, được 4 thiền, 4 vô lượng tâm, 4 vô sắc định rồi duhý trong đó: Nhập sơ thiền; từ sơ thiền khởi nhập diệt t ận định; từ diệt tận định khởi nhập tứ thiền; từ tứ thiền khỏi nhập diệt tận định; từ diệt tận định khởi nhập hư không xử định, dẫn đến nhập phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ định; rồi từ phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ định khỏa nhập lại diệt tận định.
Bồ tát thật hành Bát nhã Ba-la-mật có được sửc
phương tiện như vậy, là được “siêu việt định”
Có thuyết nói: Từ sơ thiền nhập vào nhị thiền mà tâm chẳng có sai khác, dẫn đến nhập vào diệt tận định cũng như vậy, thì gọi là được siêu việt định. Hoặc từ sơ thiên khởi nhập thẳng vào tam thiền mà tâm chẳng có sai khác, dẫn đến nhập vào diệt tận định, hay nghịch lại cũng đều như vậy cả, thì cũng gọi là được siêu việt định.
Lại có thuyết nói: Siêu việt định thắng hơn cả. Vì sao? Ỵì chẳng có tạp niệm xen vào, mới được tự tại ra vào các thiên định, mới là được siêu việt định.
Ví như con ngựa tốt xoay trở dễ dàng, chẳng có gì ngăn ngại; Bồ tát đã được siêu việt định rồi, được tự tại ra vào các thiền định tùy theo ý muốn, chẳng có gì ngăn ngại cả.

lam-sao-biet-mot-vi-a-la-han.webp

* Mục đích Tôn Chỉ của Pháp Thiền Nam Truyền này là ĐOẠN CÁC TRIỀN CÁI VÀ ĐẮC NIẾT BÀN.
 
Last edited:

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5/2/24
Bài viết
112
Điểm tương tác
57
Điểm
28
Chánh kiến: "trong cái thấy, chỉ là cái thấy."
Do không có chánh kiến thì không có chánh định.

Trung bộ kinh – 117. Ðại kinh Bốn mươi
… Ở đây, này các Tỷ-kheo chánh kiến đi hàng đầu.
Này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu?
Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến, được khởi lên.
Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên.
Chánh nghiệp do chánh ngữ được khởi lên.
Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên.
Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên.
Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên.
Chánh định do chánh niệm được khởi lên.
Chánh trí do chánh định được khởi lên.
Chánh giải thoát do chánh trí được khởi lên.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(i) Không Trả Lời Được ? [smile]

"Bấy giờ trong Pháp hội có Tôn túc Khai Minh hỏi rằng: Nếu vọng niệm vô minh từ ngoài đến, không có dính dáng gì với ông thì cần gì dứt nó? Nếu vọng niệm từ bên trong sanh ra, ví như nguồn suối luôn luôn có nước chảy, dứt rồi lại sanh, sanh rồi lại dứt, đến khi nào mới hết! Tu hành như thế thật chẳng có chỗ đúng! Vọng niệm dứt là Phật tánh, vọng niệm khởi là chúng sanh, vậy thành Phật cũng có luân hồi ư? -

Sư không trả lời được."


Lại hỏi tiếp:

Pháp sư chưa từng minh tâm kiến tánh, trong Kinh chẳng có những lời này, những lời này là có được từ các chú giải;

người kiến tánh chú giải ---> thì chẳng sai,

người chưa kiến tánh chú giải ---> nói Nam ra Bắc, lôi Đông bỏ Tây, thị phi điên đảo có phải không?

Sư đáp: Phải.



(ii) Không Biết Lập Địa ở đâu ? [smile]

Sư đảnh lễ Tôn túc và trình lời nhà Phật học nói về “Dùng cách nào mới có thể minh tâm kiến tánh?” Tôn túc bảo:
Lời này Pháp sư nên đến hỏi Tông sư Thiết Nham ở Ngưu Đầu Sơn là người đã chứng ngộ."

Hội Kiến Thiết Nham tại Ngưu Đầu Son [smile]

Ngay đêm ấy, Sư đến hỏi Thiết Nham rằng: Lão Hòa thượng ở đây làm gì?
Nham bảo: Mặc áo, ăn cơm, ngủ nghỉ, dạo núi, ngắm sông.
Sư nói: Đáng tiếc cho sự uổng qua ngày tháng của Ngài!
Nham nói: Ta uổng qua thì được, nhưng ngươi không thể học ta uổng qua. Nếu ngươi đến được miếng điền địa kia thì cũng có thể học ta uổng qua vậy!
Sư nói: Thế nào là miếng điền địa kia?
Nham dựng một ngón tay lên.

Sư đáp lại: Con không biết! Sư hỏi “Hiện nay con đem vọng niệm dứt sạch, chẳng trụ hữu vô, --> vậy có phải miếng điền địa kia không?”

Nham bảo: Không phải, đó là cảnh giới vô thỉ vô minh.

Sư hỏi: Lâm Tế tổ sư nói đó là hầm sâu đen tối của vô minh thật đáng sợ, có phải vậy không?

Nham bảo: Phải. (ahahahahhaha)


(iii) Tu Hành Không Đúng Chỗ [smile] ---> Phải Biết NHÌN ĐÚNG CHỖ [smile]

Nếu vọng niệm từ bên trong sanh ra,

ví như nguồn suối ---> luôn luôn có nước chảy,

dứt ---> rồi lại sanh, sanh rồi lại dứt, đến khi nào mới hết!

Tu hành như thế ---> thật chẳng có chỗ đúng!

Vọng niệm dứt ---> là Phật tánh,


vọng niệm khởi ---> là chúng sanh, vậy thành Phật cũng có luân hồi ư?


tâm địa chứa các giống ... gặp ướt liền nảy mầm ... tu hành chẳng đúng ... cú như dứt rồi lại khởi ... khởi rùi lại dứt [smile] ... còn nguyên 1 nguồn suối [smile]


iv. Hạt Giống NHƯ LAI [smile]


Lúc ấy, Duy-ma-cật hỏi Văn-thù Sư-lỵ: “Những gì là hạt giống Như Lai?”

Văn-thù Sư-lỵ đáp:

“Có thân này ---> là hạt giống Như Lai.

Vô minh với ái ---> là hạt giống Như Lai.

Tham, sân, si ---> là hạt giống Như Lai.

Bốn điên đảo,(1) năm triền cái,(2) ---> sáu nhập là hạt giống Như Lai.

Bảy thức xứ, (3) Tám tà pháp,(1) Chín não xứ ---> là hạt giống Như Lai.

Mười bất thiện(2) ---> là hạt giống Như Lai.

Nói tóm lại, sáu mươi hai kiến với tất cả phiền não ---> đều là hạt giống Như Lai.” - Kinh Duy Ma Cật ... Phẩm Thứ 8

thế là ngài DUY MA CẬT hỏi: “Tại sao vậy?”


A hahahahh ha ha ha... tới đây thôi [smile] .. thì nhìn lại lời khuyên của Thiết Nham chỉ cho Nguyệt Khuê tu ở đâu nhé coi có giống nhau không ? [smile]


Sư trình câu nói của nhà Phật học về: Dùng cách nào mới có thể minh tâm kiến tánh được?

Nham bảo: Ngươi chớ nên dứt vọng niệm, nên dùng nhãn căn --> nhìn thẳng vào chỗ hầm sâu đen tối chẳng trụ hữu vô ấy, đi, đứng, nằm, ngồi chẳng được gián đoạn, khi nhân duyên đến, “ồ” lên một tiếng, hầm sâu đen tối của vô minh tan rã thì được minh tâm kiến tánh.

Sư nghe lời này như uống nước cam lồ, từ ấy ngày đêm khổ tham, hình dung tiều tụy, ốm như cây củi, một đêm nghe tiếng gió thổi lá cây ngô đồng thì hoát nhiên chứng ngộ, mồ hôi như tắm, rằng “ồ” là vậy là vậy! Chẳng xanh chẳng trắng cũng chẳng tham thiền, cũng chẳng niệm Phật, cũng chẳng sanh tử đại sự, cũng chẳng vô thường tấn tốc, liền thuyết kệ rằng: Bản lai chẳng Phật chẳng chúng sanh, Thế giới chưa từng thấy một người, Thấu liễu cứu cánh là cái này, Tự tánh vẫn là tự mình sanh.
- CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA & Phương Pháp Tu Trì Của Thiền Tông Nguyên Tác: Nguyệt Khê Thiền Sư - Thích Duy Lực dịch


tánh giác diệu minh .. bản giác minh diệu ... T cũng chẳng biết phân biệt .. bản giác thủy giác là gì [smile] .. nên ---> cũng sẽ không biết nhìn ĐÚNG CHỖ {smile]


chỗ ĐÚNG thì T ... sẽ thấy khó hiểu quá ---> tự T sẽ gạt bỏ đi .. không dám nhìn vào [smile]


ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,012
Điểm tương tác
977
Điểm
113
Nội Thiền . Bài 24.- Đại Giáo Thiền - a). * Diệu Nan Lường.

Thiền Đại Thừa, nội hàm các ý nghĩa:* Người giác ngộ NGÃ KHÔNG và PHÁP KHÔNG mà tu, gọi là “Đại giáo thiền”.
Người như vậy đến được: Diệu nan lường.
Vì sao Diệu Nan Lường ?

THIỀN.- Là một con đường "Trực Nhận"- dẫn đến Chân lý, đã được Chư Phật vạch ra từ vô thỉ kiếp...
Theo truyền thuyết (Thiền). -Thì trước khi Đức Phật Thích Ca Mưu Ni ra đời, đã có 7 vị Phật từ Hiền kiếp. vị Phật đầu tiên là Tì Bà Thi nói kệ rằng :

"Thân tùng vô tướng trung thọ sanh
Du như huyễn do chư hình tượng.
Huyễn nhân tâm thức bổn lai vô,
Tội phúc giai không vô sở trụ."

dịch:

Thân thọ sanh từ nơi không tướng,
Như giấc mơ do tượng hình ra.
Người mơ tâm thức đâu mà?
Trụ đâu tội phước đều là thành không.

Thế đấy .Thiền. Đưa người vượt ra khỏi mọi sự đối đải, có- không, tội- phước v.v... để đưa vào một thực tại vô chung, không chỗ trụ...

Chính vì thế. Tìm hiểu về Thiền là hiểu về chỗ không thể hiểu bằng ý thức, trụ vào chỗ không có gì để trụ trong pháp hữu vi .- Do đó người hành thiền rất dể rẽ để lạc vào "mê lộ họa- phước" trên con đường tu chứng Chân lý.

Nhưng nói vậy... mà không phải vậy. Thiền luôn là một con đường bí ẩn và muôn vàn hấp dẫn, nên lủ lượt nhiều người cứ muốn tìm hiểu về Thiền, và đi vào con đường thẳng tắc ấy.- CON ĐƯỜNG VI DIỆU NAN LƯỜNG.

Sau đây kính mời các Đạo Hữu cùng thảo luận và cùng nêu ra những điểm VI DIỆU NAN LƯỜNG của Pháp Thiền Đại Thừa PG.

+ Trụ - Vô Trụ đều bất khả lập.

Thiền là TRỤ TÂM VÀO CHỖ VÔ TRỤ (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ Tâm (Kinh Kim Cang Bát Nhã).

Vâng ! Trụ vào chỗ Vô trụ̣. - Vô Trụ mà Trụ : - Vì bản tánh vốn sẵn sàng nên không thể lập trụ hay vô trụ gì được. Bởi vì Vạn Pháp là "Một thể Nhất Như".

Thế nào là Vô Trụ mà Trụ ?
Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm ?
thuyền2.webp
 
Last edited:

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5/2/24
Bài viết
112
Điểm tương tác
57
Điểm
28
Đây là chánh kiến của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ cho mọi người mạn đàm thêm coi có trúng ý của ai đó không. Trúng ý của ai đó thật sự là chuyện vọng tưởng.

MẠN ĐÀM VỀ THIỀN
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
Cách đây ít lâu tôi có soạn một bài khảo luận nhan đề Suy tư về Thiền. Bữa nay muốn hầu chuyện cùng quý vị về Thiền, thoạt đầu tôi muốn đem bài đó trình bày cùng quý vị, nhưng suy đi nghĩ lại, tôi thấy nó không thích hợp, nên tôi soạn thảo lại một bài khác lấy tên là Mạn đàm về Thiền.
Sở dĩ tôi dùng bốn chữ Mạn đàm về Thiền, là cốt làm sao trình bày vấn đề cùng quý vị một cách hồn nhiên, giản dị, tránh hết những gì có vẻ trường ốc, kiểu điệu, khảo cứu. Chính vì vậy mà hôm nay, quý vị cũng đừng nên kỳ vọng nhiều ở nơi tôi, và miễn thứ cho những gì nông cạn, những gì thô sơ, những gì thiển cận trong bài nói chuyện hôm nay.
Tôi sẽ lần lượt trình bầy:
1. Bộ mặt đa dạng của Thiền.
2. Kinh nghiệm bản thân về Thiền.
3. Ba bản kinh căn bản của Thiền.
4. Sơ phác về lịch sử Thiền tông.
5. Cốt tủy của Thiền.
6. Kết luận.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên