Mạn Đàm về Pháp Thiền.

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha[smile]

A hahahaha .. thay vì cứ ngồi chờ T mí bữa nay lại CHẾ RA cái gì tài tình khác rùi ... CHÁNH KIẾN ---> CHÁNH ĐỊNH [smile]

thì mời T coi luôn định nghĩa CHÁNH KIẾN cho rồi [smile] .. lỡ mất công T chế ra tài tình quá .. thì T lại tự mình bào chữa mãi mà KHÓ BỎ [smile]




(1) Chánh Kiến -> còn có tên gọi nôm na khác là TUỆ UẨN [smile]

"* Chánh-kiến
(Sammādiṭṭhi) là trí-tuệ chân chính thấy đúng, biết đúng có 5 loại:

1- Kammassatā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến-sở-nghiệptrí-tuệ thấy đúng, biết đúng thiện- nghiệp và ác-nghiệp mà ta đã tạo rồi là thuộc của riêng ta, chỉ có ta là người thừa hưởng quả an lạc của thiện-nghiệp và chịu quả khổ của ác- nghiệp ấy mà thôi.

2- Vipassanā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến-thiền-tuệ trí-tuệ-thiền-tuệ-tam-giới (lokiyavipassanā)

thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp, sắc-pháp, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái-vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp.

3- Maggasammādiṭṭhi: Chánh-kiến-Thánh-đạo-

tuệ
trí-tuệ-thiền-tuệ-siêu-tam-giới (lokuttara- vipassanā) chứng đắc Thánh-đạo-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

4- Phalasammādiṭṭhi: Chánh-kiến-Thánh-quả-
tuệtrí-tuệ-thiền-tuệ-siêu-tam-giới (lokuttara-vipassanā) chứng đắc Thánh-quả-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

5- Paccavekkhaṇā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến-quán-triệt là trí-tuệ quán triệt Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, phiền não nào đã bị diệt-đoạn-tuyệt và phiền não nào chưa bị diệt.

Trong 5 loại chánh-kiến này, chánh-kiến-sở-nghiệp, chánh-kiến-thiền-tuệ,chánh-kiến-quán-triệt thuộc về tam-giới.

Chánh-kiến-Thánh-đạo-tuệchánh-kiến-Thánh-quả-tuệ thuộc về siêu-tam-giới.

Chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở (paññindriya-cetasika) đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ, 5 sắc-giới-thiện-tâm, 5 sắc-giới-duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới-thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới-duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm.

* Nếu khi trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-kiến thuộc về tam-giới.

* Nếu khi trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-kiến thuộc về siêu-tam-giới."


ờ mà đúng hông? [smile]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
101
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Ở đây thực tại là ngay lúc này đây chánh kiến ở đâu?
Nếu nói ở đây có chánh kiến thì ở đây là ở đâu?

Theo chánh kiến của sư thích nhất hạnh: ở đây luôn không phải là chỗ này.

Trước khi tôi đọc câu trên đây. Tôi cũng có nhận xét: nếu nói ở đây là chỗ này thì chỗ này là ở đâu trong vô biên?

Do ở đây thực tại là ngay lúc này ở đây không có chánh kiến thì nói chánh kiến chánh định theo ý mình là vọng tưởng.
Thực tại là ở đây là chỗ cho những người không phải xuất gia, hay không muốn xuất gia muốn nói cho đã cái họng.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

ỦA .. sao T lại giận rồi [smile] [smile]

T nghĩ mình nói đúng rồi thì tự T sẽ không có phiền não [smile] ... đúng không ? [smile]


"Chánh định là tứ thiền, nhưng ngược lại, ----> tứ thiền không phải là chánh định." - Thiện

(i) Tứ Thiền là CHÁNH ĐỊNH [smile]

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định?


Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, --> chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.

Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, ---> chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú,---> chứng và trú Thiền thứ ba.

Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước,
---> chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này các Tỷ kheo, --> như vậy gọi là Chánh định. - Kinh Trường Bộ [smile]


https://thuvienhoasen.org/images/file/oHy5kZ1G0QgQAIpx/truongbokinh.pdf




ờ mà đúng hông? [smile]
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
(i) Tứ Thiền là CHÁNH ĐỊNH [smile]

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định?


Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, --> chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.

Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, ---> chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú,---> chứng và trú Thiền thứ ba.

Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước,
---> chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này các Tỷ kheo, --> như vậy gọi là Chánh định. - Kinh Trường Bộ [smile]


https://thuvienhoasen.org/images/file/oHy5kZ1G0QgQAIpx/truongbokinh.pdf




ờ mà đúng hông? [smile]
Dạ . Đúng.
sen41.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền . Bài 24.- Đại Giáo Thiền.- b). Kim Cương Tam Muội.

Tam Muội:Cũng gọi Tam ma địa, Tam ma đề, Tam ma đế. Hán dịch: Đẳng trì, Định, Chính định, Định ý, Điều trực định, Chính tâm hành xứ.Chỉ cho trạng thái thiền định, an trú tâm ở 1 chỗ, 1 cảnh.

Kim Cang: Cũng gọi Kim cương diệt định, Kim cương tâm, Đính tam muội. Chỉ cho Thiền định bền chắc, sắc bén như kim cương, có năng lực phá trừ tất cả phiền não, cũng như kim cương có thể hủy hoại hết thảy vật chất khác. (Tự điển Phật học online).

* Ở Kinh Kim Cang Bát Nhã Phật dạy.- "Tận cùng chân lý NGÃ- PHÁP đều KHÔNG".

Duyên khởi đề mục này.- Ngài Tu Bồ Đề, hỏi Phật:

1. VÂN HÀ ƯNG TRỤ?
2. VÂN HÀ HÀNG PHỤC KỲ TÂM?

Hàng Bồ tát đệ tử chúng con và chúng sanh đời sau phải:
  • Trụ tâm như thế nào?
  • Hàng phục tâm như thế nào?

Đây là câu hỏi về cách thức Tu Thiền Định (tu Thiền) một trong 3 vô lậu học của nền Phật Học, gọi là "Định học"; hay "Thiền Học".- Nghĩa là.- Tu Thiền trong PG, thì phải tư duy, phải rèn cái Tâm. Đức Phật dạy: Phải trụ Tâm, phải hàng phục Tâm bằng cách, như sau:

+ HÀNG PHỤC TÂM: Hàng phục bằng cách “diệt hết” và “độ tận” mười loại chúng sanh. Giúp chúng sanh, đưa chúng sanh, khiến cho mười loại chúng sanh vào cõi Niết bàn tịch diệt.- NGHĨA LÀ PHẢI TU CHỈ ĐẾN NGÃ KHÔNG.

+ AN TRỤ TÂM: Phật dạy chỗ trụ Tâm: “Bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. - NGHĨA LÀ PHẢI TU QUÁN PHÁP KHÔNG.

* Câu kinh: "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ Tâm" ở kinh Kim cang này, là trực chỉ chân Tâm đối với Thiền giả.

  • Thiền giả không Trụ Tâm tất cả mọi chỗ. Không trụ Tâm nơi 10 loại chúng sanh. Không Trụ 4 Tướng Ngã, Nhơn, chúng sanh, thọ mạng. Chí đến cũng không trụ tâm nơi NGÃ CHẤP.- Dù là một chút xíu Ngã Chấp cũng xã bỏ.
  • Thiền giả không Trụ Tâm tất cả Pháp Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.- Pháp Thượng ưng xả, hà huống phi pháp.- Nghĩa là không trú NƠI PHÁP CHẤP.- Dù là một chút xíu Pháp Chấp cũng xã bỏ.
* Khi xã NGÃ và PHÁP. Chỗ đó gọi là "Pháp Trú Phi bất trú".

Nếu chỉ nói nguyên lý, mà không nói cụ thể, thì người học khó vào được Pháp Phi bất trú, hay ở kinh này gọi là ƯNG VÔ SỞ TRỤ. Nên ở Kinh Bát Nhã Đức Phật dạy.- 4 Chỗ Trú mà gọi là Trú Phi Bất Trú. Đó là:

- Trú Tuệ Xứ.: Khởi 1 niệm , niệm đó phải là cái dụng của tự tánh, phải hoàn toàn sáng suốt, niệm đó là Trú Tuệ Xứ.

- Trú Đế Xứ.: Khởi 1 niệm phù hợp với chân lý phù hợp bản thể vô sanh của các pháp .- đó là Trú Đế Xứ.

- Trú Xả Xứ.: Khởi 1 niệm không trú chấp và không bị trói buộc.đó là Trú Xả Xứ.

- Trú Diệt Xứ.: Khởi 1 niệm vào thể vô vi bất động đó là Trú Diệt Xứ.

(bài giảng ĐTĐL 031A HT. Thích Thiện Trí)


Khảo cứu về Thiền  - Page 2 Kinh-k10


Tóm lại: Không Trụ Tâm tất cả chỗ, nghĩa là Không Trụ Tâm nơi NGÃ và PHÁP.- Mà An Trụ vào 4 Xứ: Tuệ - Đế - Xả - Diệt .- Đây là Kim Cang Tam Muội.

(Tâm sự nhỏ) .- Kính các Bạn. VQ chỉ là kẻ phàm phu.- Đối với Đại Pháp Thiền này, thì chỉ là dùng tiểu tri thức mà lạm bàn (chưa phải là Trí Huệ lớn).- Mong các Bạn chỉ xem tham khảo mà chưa nên vội tin chắc ạ.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền . Bài 25.- Đại Giáo Thiền.- c).Như Huyễn Tam Muội.


như huyễn tam muội có nghĩa là:
(如幻三昧) Tam muội thấu suốt lí tất cả các pháp như huyễn, cũng chỉ cho Tam muội biến hóa ra các sự vật như huyễn. Tam muội này giống như nhà ảo thuật biến hiện ra nam, nữ, binh lính... đều được như ý, không bị trở ngại. Bồ tát ở trong Tam muội này, tuy dùng năng lực biến hóa của Tam muội như huyễn để hóa độ chúng sinh, nhưng cũng biết rõ lí các pháp đều như huyễn, cho nên Bồ tát không bị dính mắc vào việc độ sinh mà hóa dụng 1 cách tự tại vô ngại. Ngoài ra, Tam muội như huyễn còn là 1 trong 25 tam muội, được dùng để phá Nam diêm phù đề hữu trong Nhị thập ngũ hữu. [X. kinh Viên giác; luận Đại trí độ Q.50]. (xt. Nhị Thập Ngũ Tam Muội).- Tư Điển Phật học online-

* Lý Như-Huyễn là một quan niệm về nhân sinh và vũ trụ độc đáo của nhà Phật. Trong thiền định sâu xa, Đức Phật thấy rõ tất cả các pháp đều là những hiện tượng không thật có, vì chúng do nhiều duyên tụ hội lại mà thành. Bản chất của chúng là không, vì chúng không có tự thể. Như vậy, nhìn trên hiện tượng (SẮC) là duyên hợp tạm có, nhưng bản thể lại là KHÔNG. Nói khác đi, SẮC là biểu tướng của KHÔNG, KHÔNG là bản chất của SẮC. Đây là tinh thần Bát-Nhã, mà chỉ những người ở trong Như-Huyễn tam-muội, tức trong chánh định quán triệt lý Như-Huyễn, mới thẩm thấu được.
Các pháp không thật có nên là huyễn, nhưng tự tánh các pháp là không, nên tuy huyễn mà vẫn thường ở trong Như tánh. Như là thể của Huyễn, Huyễn là dụng của Như. Như là thể tánh bất động, không bao giờ thay đổi; Huyễn là tùy duyên mà hình tướng đổi thay. Chúng ta từ Như đến đây, mang thân huyễn mộng này, rồi khi mất đi lại trở về Như. Nhưng không phải đợi lúc hình tướng tan hoại mới trở về Như, mà ngay khi còn thân huyễn, nó đã là Như rồi. Cũng như nước là hiện tượng, có thể thay đổi từ thể lỏng sang thể rắn, thể hơi, nhưng không bao giờ mất đi tánh ướt. Vì Huyễn không bao giờ rời Như, nên nhà Phật gọi là Như-Huyễn.
Tánh Không và Lý Như-Huyễn.
Đức Phật tuyên bố, vạn pháp đều như huyễn, để nói lên tính bất thực của chúng. Đó là đứng trên bình diện chơn đế, nhìn vạn pháp bằng cái nhìn “đương thể tức không”.
Điều lầm lẫn nhất của con người là chạy theo hình tướng mà quên bản chất, chạy theo Sắc mà quên tự tánh Không, nên không có sự hiểu biết như thật về tất cả các pháp. Sắc là do đủ duyên mà hiện hữu nên là Huyễn, còn Không là bản thể nên Như. Huyễn từ Như mà có, biểu hiện tác dụng; muốn thâm nhập Như thì phải từ Huyễn mà vào. Nói cách khác, Sắc là dụng của Không, Không là thể của Sắc; khi đủ duyên thì khởi ra Sắc, khi duyên tan thì Sắc trở về Không. Do vậy, Huyễn không bao giờ rời Như, Sắc chẳng thể nào lìa Không được. Hiểu điều này, ta sẽ thấy rõ ràng Ta-bà là Tịnh-độ, phiền não tức Bồ-đề.
Vì hiện tượng không thể nào tách rời khỏi bản chất và ngược lại, nên các vị Thiền sư ngộ đạo là ngộ ngay sự hữu, từ đó thấu thể cả sự vô. Các Ngài thấy rõ vạn pháp đều vô thường theo thời gian và duyên sinh trên bình diện không gian, nên chúng hiện hữu trong sự chuyển động và giả hợp. Nhưng trong lòng những chuyển động và giả hợp của sự hữu, luôn luôn hiện diện đặc tính bất biến và thống nhất của sự vô. Mặt khác, do con người luôn khởi niệm duyên theo trần cảnh, tâm không lúc nào dừng trụ, nên các pháp biểu hiện bên ngoài đều vô thường. Trái lại, các Ngài trở về trạng thái như của tâm, nên thấy các pháp đều Như. Có thể nói, tâm tịnh thì thế giới tịnh, tâm Như các pháp Như, tâm bình thế giới bình. Các Ngài vẫn ở trong cuộc đời làm lợi ích cho chúng sanh, ở trong thường tục mà vẫn siêu tục, tự tại an nhiên trước mọi khó khăn chướng ngại, ngay cả trước tử thần! (theo Thích Thông Huệ).

Khảo cứu về Thiền  - Page 2 Qa12



Kính các Bạn. Khi tu Quán NHƯ HUYỄN, đó là vào "Như Huyễn Tam Muội".
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền . Bài 26.- Đại Giáo Thiền.- Thiền Quán Âm.(Nhĩ Căn Viên Thông).

Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Phật dạy:

Lúc bấy giờ, đức Bồ Tát Quán Thế Âm từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, bạch rằng:

– Bạch đức Thế Tôn! Con nhớ trong vô số hằng sa kiếp về trước, có đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm. Ở trước đức Phật ấy, con đã phát tâm bồ đề. Ngài dạy con do từ văn, tư, tu mà nhập tam-ma-địa. Ban đầu, con ở trong tánh nghe mà được vào dòng, mất tướng sở-văn. Chỗ vào đã vắng lặng, hai tướng động và tĩnh rõ ràng không sinh. Cứ như thế mà tăng tiến dần, cả năng-văn và sở-văn đều mất hết. Ngay chỗ này con vẫn không dừng lại, mà tiến lên thêm nữa, đến chỗ năng-giác và sở-giác cũng đều không. Rồi cả hai ý niệm “năng- giác - sở-giác” và “năng-giác, sở-giác đều không” đều bị dứt trừ trọn vẹn; năng-không và sở-không hoàn toàn tiêu mất. Sinh diệt đã tiêu vong thì cảnh giới tịch diệt hiện rõ trước mắt. Bỗng nhiên con vượt khỏi cả thế và xuất thế gian, mười phương sáng rỡ. Con được hai điều thù thắng: Một là, trên hợp với bản giác diệu tâm của chư Phật mười phương, cùng với chư Phật đồng một từ lực; hai là, dưới hợp với tất cả chúng sinh trong sáu nẻo mười phương, cùng với chúng sinh đồng một bi ngưỡng.

Bạch đức Thế Tôn! Do con cúng dường đức Quán Thế Âm Như Lai, được Ngài trao truyền cho pháp tu “văn-huân văn-tu như-huyễn”; con tu pháp ấy mà chứng Kim-cang tam-muội, cùng với chư Phật đồng một sức từ, khiến cho thân con thành tựu được 32 thân ứng hóa vào khắp các quốc độ.(hết trích)

- Đây là pháp tu của Bồ Tát Quán Âm, gọi là Nhĩ căn viên thông, mà đức Phật đã nói ở kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm.

Pháp Thiền Quán Âm này, tóm lược Như sau:

Thử phương chơn giáo thể,
Thanh tịnh tại âm văn,
Dục Thủ Tam ma đề,
Tất dĩ văn trung nhập.
Dịch:

Giáo Thể ở cõi này,
Âm Văn trong sạch nhất.
Muốn đắc Tam ma địa,
Nên từ VĂN mà vào.
.......
Kiến văn như huyễn uế,
Tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ,
Trần tiêu giác viên tịnh.
Dịch:

Thấy nghe như huyễn mộng.
Ba cõi như không hoa.
PHẢN VĂN bệnh Nhậm trừ,
Trần tiêu- Giác trong sạch.
quan-t13.jpg


* Và có Vô Lượng Tam Muội Môn (ĐT ĐL có nói đến 108 Tam muội)
 
Last edited:

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
101
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Ngài Tông Mật nói: "Thiền là không định, không loạn”.
Nếu nói thiền là định thì tâm mình sẽ tự nó lập nên một cái gọi là định để gìn giữ.
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
101
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Ngài Tông Mật nói: "Thiền là không định, không loạn”.
Nếu nói thiền là định thì tâm mình sẽ tự nó lập nên một cái gọi là định để gìn giữ.
Khi lắng lại tất cả những tư tưởng lăng xăng trong đầu để tâm được an định, sáng suốt thì ngay trạng thái đó là Thiền.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha[smile]


(1) Sử Dụng Tánh Nghe [smile] ===> là để nghe ra ĐỘNG TỊNH; Thể Nhập Thiền Quán ---> để nhận ra BẢN GIÁC THANH TỊNH [smile]

Khi bấy giờ Bồ Tát Quán Thế Âm đứng dậy cung kính chấp tay thưa: Bạch Thế Tôn ! Tôi nhớ hằng hà sa kiếp trước, có đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm và tôi đã phát Bồ Đề tâm thời ấy. Đức Phật Quán Thế Âm dạy tôi phương pháp nghe, suy nghĩtu để được thể nhập tam ma đề (chánh định).

Bạch Thế Tôn !

Trước hết tôi sử dụng tánh nghe: ---> Nghe động và nghe tĩnh ===> rồi tôi xóa đi ý niệm động tĩnh ấy;

---> từ đó sức tịch tĩnh tăng dần, ===> tôi dứt được năng vănsở văn.

Sức tịch tĩnh không dừng ở đó ===> bấy giờ giác tánh tôi lại hiển hiện ra. [smile]

Tôi tiếp tục tư duy (smile) ===> Dù là giác tánh nhưng tánh "năng giác", "sở giác" hãy còn, ===>tôi bèn xóa đi về ý niệm giác; bấy giờ tâm tánh tôi rỗng rang lặng lẽ như hư không.

Tôi lại diệt đi cái giác tri "như hư không" ấy.

Khi tôi diệt hết khái niệm vi tế về "diệt sanh, sanh diệt"
bỗng dưng tôi nhận thấy toàn thể pháp giới trong mười phương chỉ còn là cảnh giới "bất nhị" tịch diệt hiện tiền. Tâm tánh của tôi viên mãn khắp giáp mười phương vượt hẳn tầm nhận thức thường tình của thế gian, tôi được hai món thù thắng: Một là tâm tôi hợp với bản giác nhiệm mầu của mười phương Như Lai, đồng một từ tâm hướng hạ cứu độ chúng sanh. Hai là hợp với tâm của lục đạo chúng sanh trong mười phương, đồng một bi tâm hướng thượng cầu vô thượng Bồ Đề. - Kinh Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ Đề Cương, Thích Từ Thông [smile]


(2) Ba Cõi Đồng 1 LÒNG BI NGƯỠNG ===> PHẢN VĂN .. VĂN TỰ TÁNH

"Bạch đức Thế tôn, con lại dùng vô tác diệu lực và văn huân văn tu kim cang tam muội ấy, ==> khiến cho ba đời chúng sinh có cùng một lòng bi ngưỡng ở trong lục đạo mười phương, ===> khi đã thể nhập vào thân tâm con thì đều có được mười bốn công đức vô úy.

Một là, ---> do con không tự quán âm thanh ---> mà chỉ quán tâm năng quán ---> nên khiến chúng sinh khổ não trong mười phương, khi quán sát âm thanh liền được giải thoát.

*** chỗ này là quán chỗ NĂNG VĂN .. SỞ VĂN [smile]

Hai là, ---> tri kiến đã xoay trở lại ---> nên khiến chúng sinh dù vào lửa lớn, lửa không thể cháy.
**

Ba là, quán cái nghe đã quay trở lại nên khiến chúng sinh dù vào nước sâu, nước không nhận chìm.

Bốn là, diệt hết vọng tưởng, tâm không sát hại, khiến cho chúng sinh khi vào nước quỷ, quỷ không hại được.

Năm là, huân tập thành tựu tánh nghe, ===> sáu căn ẩn mất đồng vào tánh nghe, khiến cho chúng sinh khi sắp bị hại, dao gãy từng đoạn, binh khí chạm thân như cắt vào nước, như thổi ánh sáng, bản tánh không hề dao động.

Sáu là, huân tập tánh nghe sáng suốt thấy khắp pháp giới, các tánh u ám không thể tồn tại nên khiến các loài dược xoa, la sát, quỷ cưu bàn trà, đến tỳ xá già, phú đơn na, v.v… tuy gần bên cạnh mà mắt không thể nhìn thấy.

Bảy là, tánh âm thanh hoàn toàn tiêu mất, quán cái nghe quay về tự tánh lìa các vọng trần, nên khiến chúng sanh gông cùm xiềng xích không thể trói được.

*** Tám là, diệt hết âm thanh ==> tánh nghe viên mãn ==> biến sanh từ lực, nên khiến chúng sanh đi qua đường hiểm giặc không thể cướp. [smile]

Chín là, huân tập tánh nghe, lìa xa trần tướng; sắc, thanh,… không thể lôi kéo, nên khiến tất cả chúng sanh đa dâm lìa xa tham dục.

Mười là, thuần một viên âm thanh tịnh, căn cảnh viên dung, không còn đối đãi năng sở, nên khiến tất cả chúng sanh phẫn hận xa lìa sân nhuế.

Mười một là, tiêu dung thanh trần, xoay cái nghe về tánh bản minh, thân tâm và pháp giới sáng ngời như lưu ly lắng trong vô ngại, nên khiến tất cả chúng sanh ngu ngốc mê tối, hạng A Điên Ca vĩnh viễn xa lìa si ám.

Mười hai là, viên dung các hiện tượng, xoay tánh nghe trở về, đạo tràng bất động hòa vào thế gian nhưng không hủy hoại thế giới, nên có thể biến khắp mười phương cúng dường chư Phật Như Lai số như vi trần, ở bên mỗi đức Phật làm Pháp vương tử; và khiến chúng sanh trong pháp giới, nếu ai không có con, muốn cầu con trai, sanh được con trai phước đức trí tuệ.

Mười ba là, sáu căn viên thông chiếu sáng bất nhị, trùm khắp mười phương thành đại viên kính không Như Lai tàng, nên thừa lãnh pháp môn bí mật của thập phương Như Lai nhiều như vi trần không hề thiếu sót; và khiến cho pháp giới chúng sanh nếu ai không có con, muốn cầu con gái, sanh được con gái tướng tốt đoan chánh, phước đức dịu dàng, được nhiều người kính quý.

Mười bốn là, trong tam thiên đại thiên thế giới với trăm ức mặt trời mặt trăng này, hiện có các Pháp vương tử đông như số cát sáu mươi hai sông Hằng, ở thế gian đều tu Phật pháp, làm gương mẫu giáo hóa tùy thuận chúng sanh, phương tiện trí tuệ tất cả đều khác nhau." - Kinh Thủ Lăng Nghiêm Quyển 6 ,Thích Huyền Châu biên dịch



*** Tám là, diệt hết âm thanh ==> tánh nghe viên mãn ==> biến sanh từ lực, nên khiến chúng sanh đi qua đường hiểm giặc không thể cướp. [smile]


Tám là coi chừng BỊ ĐOẠT NHÂN ĐOẠT CẢNH .. ... Tám là coi chừng 4 CHỦ MỚI [smile]

---> đại khái là BÈ LŨ .. BÈ PHÁI ... chánh kiến vô lượng [smile] .. chánh định tại tôi lướt MẠNG [smile]

Khờ Hó ... KHÓ NHỈ [xmile]



ờ mà đúng hông? [smile]
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
ha ha ha[smile]


(1) Sử Dụng Tánh Nghe [smile] ===> là để nghe ra ĐỘNG TỊNH; Thể Nhập Thiền Quán ---> để nhận ra BẢN GIÁC THANH TỊNH [smile]

Khi bấy giờ Bồ Tát Quán Thế Âm đứng dậy cung kính chấp tay thưa: Bạch Thế Tôn ! Tôi nhớ hằng hà sa kiếp trước, có đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm và tôi đã phát Bồ Đề tâm thời ấy. Đức Phật Quán Thế Âm dạy tôi phương pháp nghe, suy nghĩtu để được thể nhập tam ma đề (chánh định).

Bạch Thế Tôn !

Trước hết tôi sử dụng tánh nghe: ---> Nghe động và nghe tĩnh ===> rồi tôi xóa đi ý niệm động tĩnh ấy;

---> từ đó sức tịch tĩnh tăng dần, ===> tôi dứt được năng vănsở văn.

Sức tịch tĩnh không dừng ở đó ===> bấy giờ giác tánh tôi lại hiển hiện ra. [smile]

Tôi tiếp tục tư duy (smile) ===> Dù là giác tánh nhưng tánh "năng giác", "sở giác" hãy còn, ===>tôi bèn xóa đi về ý niệm giác; bấy giờ tâm tánh tôi rỗng rang lặng lẽ như hư không.

Tôi lại diệt đi cái giác tri "như hư không" ấy.

Khi tôi diệt hết khái niệm vi tế về "diệt sanh, sanh diệt"
bỗng dưng tôi nhận thấy toàn thể pháp giới trong mười phương chỉ còn là cảnh giới "bất nhị" tịch diệt hiện tiền. Tâm tánh của tôi viên mãn khắp giáp mười phương vượt hẳn tầm nhận thức thường tình của thế gian, tôi được hai món thù thắng: Một là tâm tôi hợp với bản giác nhiệm mầu của mười phương Như Lai, đồng một từ tâm hướng hạ cứu độ chúng sanh. Hai là hợp với tâm của lục đạo chúng sanh trong mười phương, đồng một bi tâm hướng thượng cầu vô thượng Bồ Đề. - Kinh Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ Đề Cương, Thích Từ Thông [smile]


(2) Ba Cõi Đồng 1 LÒNG BI NGƯỠNG ===> PHẢN VĂN .. VĂN TỰ TÁNH

"Bạch đức Thế tôn, con lại dùng vô tác diệu lực và văn huân văn tu kim cang tam muội ấy, ==> khiến cho ba đời chúng sinh có cùng một lòng bi ngưỡng ở trong lục đạo mười phương, ===> khi đã thể nhập vào thân tâm con thì đều có được mười bốn công đức vô úy.

Một là, ---> do con không tự quán âm thanh ---> mà chỉ quán tâm năng quán ---> nên khiến chúng sinh khổ não trong mười phương, khi quán sát âm thanh liền được giải thoát.

*** chỗ này là quán chỗ NĂNG VĂN .. SỞ VĂN [smile]

Hai là, ---> tri kiến đã xoay trở lại ---> nên khiến chúng sinh dù vào lửa lớn, lửa không thể cháy.
**

Ba là, quán cái nghe đã quay trở lại nên khiến chúng sinh dù vào nước sâu, nước không nhận chìm.

Bốn là, diệt hết vọng tưởng, tâm không sát hại, khiến cho chúng sinh khi vào nước quỷ, quỷ không hại được.

Năm là, huân tập thành tựu tánh nghe, ===> sáu căn ẩn mất đồng vào tánh nghe, khiến cho chúng sinh khi sắp bị hại, dao gãy từng đoạn, binh khí chạm thân như cắt vào nước, như thổi ánh sáng, bản tánh không hề dao động.

Sáu là, huân tập tánh nghe sáng suốt thấy khắp pháp giới, các tánh u ám không thể tồn tại nên khiến các loài dược xoa, la sát, quỷ cưu bàn trà, đến tỳ xá già, phú đơn na, v.v… tuy gần bên cạnh mà mắt không thể nhìn thấy.

Bảy là, tánh âm thanh hoàn toàn tiêu mất, quán cái nghe quay về tự tánh lìa các vọng trần, nên khiến chúng sanh gông cùm xiềng xích không thể trói được.

*** Tám là, diệt hết âm thanh ==> tánh nghe viên mãn ==> biến sanh từ lực, nên khiến chúng sanh đi qua đường hiểm giặc không thể cướp. [smile]

Chín là, huân tập tánh nghe, lìa xa trần tướng; sắc, thanh,… không thể lôi kéo, nên khiến tất cả chúng sanh đa dâm lìa xa tham dục.

Mười là, thuần một viên âm thanh tịnh, căn cảnh viên dung, không còn đối đãi năng sở, nên khiến tất cả chúng sanh phẫn hận xa lìa sân nhuế.

Mười một là, tiêu dung thanh trần, xoay cái nghe về tánh bản minh, thân tâm và pháp giới sáng ngời như lưu ly lắng trong vô ngại, nên khiến tất cả chúng sanh ngu ngốc mê tối, hạng A Điên Ca vĩnh viễn xa lìa si ám.

Mười hai là, viên dung các hiện tượng, xoay tánh nghe trở về, đạo tràng bất động hòa vào thế gian nhưng không hủy hoại thế giới, nên có thể biến khắp mười phương cúng dường chư Phật Như Lai số như vi trần, ở bên mỗi đức Phật làm Pháp vương tử; và khiến chúng sanh trong pháp giới, nếu ai không có con, muốn cầu con trai, sanh được con trai phước đức trí tuệ.

Mười ba là, sáu căn viên thông chiếu sáng bất nhị, trùm khắp mười phương thành đại viên kính không Như Lai tàng, nên thừa lãnh pháp môn bí mật của thập phương Như Lai nhiều như vi trần không hề thiếu sót; và khiến cho pháp giới chúng sanh nếu ai không có con, muốn cầu con gái, sanh được con gái tướng tốt đoan chánh, phước đức dịu dàng, được nhiều người kính quý.

Mười bốn là, trong tam thiên đại thiên thế giới với trăm ức mặt trời mặt trăng này, hiện có các Pháp vương tử đông như số cát sáu mươi hai sông Hằng, ở thế gian đều tu Phật pháp, làm gương mẫu giáo hóa tùy thuận chúng sanh, phương tiện trí tuệ tất cả đều khác nhau." - Kinh Thủ Lăng Nghiêm Quyển 6 ,Thích Huyền Châu biên dịch



*** Tám là, diệt hết âm thanh ==> tánh nghe viên mãn ==> biến sanh từ lực, nên khiến chúng sanh đi qua đường hiểm giặc không thể cướp. [smile]


Tám là coi chừng BỊ ĐOẠT NHÂN ĐOẠT CẢNH .. ... Tám là coi chừng 4 CHỦ MỚI [smile]

---> đại khái là BÈ LŨ .. BÈ PHÁI ... chánh kiến vô lượng [smile] .. chánh định tại tôi lướt MẠNG [smile]

Khờ Hó ... KHÓ NHỈ [xmile]



ờ mà đúng hông? [smile]

Dạ...

1706742766335.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 27 * Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền :

Ý Nghĩa:
  • Như Lai Thiền là Pháp Thiền Như Lai dạy.
  • Tổ Sư Thiền là Pháp Thiền chư Tổ dạy.

Đạo Phật có 2 "Trường phái Thiền" lớn:

1/. Trường phái Nguyên Thủy : Pháp hành tu CHỈ và QUÁN.- Lấy ĐỊNH làm nồng cốt. Trường phái này dùng Như Lai Thiền để tu tập.

+ Lộ Trình Thiền Định:

  • Sơ Thiền.
  • Nhị Thiền.
  • Tam Thiền.
  • Tứ Thiền.
  • Không vô biên xứ Định.
  • Thức vô biên xứ Định.
  • Vô sở hữu xứ Định.
  • Phi Hữu tường, phi vô tưởng xứ Định.

- Cuối cùng đến Diệt Thọ Tưởng Định là đắc Niết Bàn.

* THIỀN PHÁI NGUYÊN THỦY DÙNG ĐỊNH MÀ ĐẮC NIẾT BÀN.

2/. Trường Phái Phát triển: Pháp hành tu THIỀN NA.- Lấy HUỆ làm nồng cốt.

+ Vẫn tu Chỉ và Quán, nhưng Lấy "Trí Huệ Bát Nhã" dẫn đạo .- Chủ yếu để "Kiến Tánh".-

Khi được Kiến Tánh là Thể nhập Chân Như. Mà Chân Như, hay Đạo, hoặc Vô Vi là tên khác của Niết Bàn.

* THIỀN PHÁI PHÁT TRIỂN DÙNG HUỆ MÀ ĐẮC NIẾT BÀN.- Có dùng các Pháp Thiền của Chư Tổ để tu nên còn gọi là Tổ Sư thiền.


Như vậy:

  • TẤT CẢ CÁC PHÁP THIỀN CỦA PG, ĐIỀU LẤY NIẾT BÀN LÀM CHỖ QUY HƯỚNG.
  • LẤY GIỚI - ĐỊNH - HUỆ ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG, ĐỀ THIỀN QUÁN.

Khảo cứu về Thiền  - Page 2 S11
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 28 * Thiền Thoại Đầu.

Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói, tức trước khi chưa có câu thoại. Ngài Hư Vân giải thích rằng: “Khi muốn nói một lời, phải nổi niệm mới có thể nói ra, khi chưa nổi niệm muốn nói, gọi là thoại đầu; nếu đã nổi niệm mặc dù chưa nói ra miệng, đã thành thoại vĩ, là cuối chứ chẳng phải đầu”.(TS.Thích Duy Lực)

Trước đời nhà Tống ở Trung Quốc không có tham công án, tham thoại đầu. Chư Tổ dùng cơ xảo đặc biệt để cho người tham thiền phát khởi nghi tình.

Theo HT. Thích Thánh Nghiêm: Thiền Thoại Đầu là phương pháp tu Thiền lưu hành từ đời Tống trở về sau, chủ yếu là rèn luyện tâm linh con người. Thông qua phương thức khán Thoại đầu sẽ khiến cho nội tâm đạt được sự an tĩnh và nguyên chất, tiến vào cảnh giới Thiền định và khai phát trí tuệ.

Khảo cứu về Thiền  - Page 2 Duy_lc11


Theo HT. Thích Duy Lực: Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực tham thiền không cần ngồi cũng được. Như Tổ dạy: Phải khi lao động mà tập tham được mới tốt, nếu chỉ thích ngồi yên một chỗ vắng lặng mà tập tham thì khó hy vọng kiến tánh.

Pháp Thiền này thường dùng 5 câu thoại đầu là:

Khi chưa có trời đất, ta là cái gì?
Muôn pháp về một, một về chổ nào?
Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao?
Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?
Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì?

Câu thoại đầu là câu hỏi, có hỏi thì phải có đáp, cũng như câu: "Khi chưa có Trời đất, ta là cái gì?" hỏi thầm trong bụng cảm thấy không hiểu thì đáp không ra, đáp không ra thì càng thấy thắc mắc, chính cái thắc mắc đó gọi là nghi tình. Hỏi câu thứ nhất đáp không ra thì tiếp tục hỏi câu thứ nhì, đáp không ra, tiếp tục hỏi câu thứ ba, cứ tiếp tục hỏi mãi, ngày đêm không ngừng, bất cứ đi, đứng, nằm, ngồi, đang làm công việc tay chân hay bằng trí óc, đi bộ, đi xe, đang ăn cơm, đang đi cầu, đang ngủ mê, đều phải tiếp tục hỏi tới hoài, không giây phút gián đoạn. Người sơ tham thì hay quên cũng như một ngày 24 tiếng đồng hồ, gián đoạn 23 tiếng, tập tham dần dần thì sự gián đoạn giảm bớt còn 22 tiếng, rồi tiếp tục còn 21 tiếng, 20 tiếng v.v... dần dần đến công phu miên mật tức là ngày đêm 24 giờ không giây phút gián đoạn. Khi công phu được thành khối cũng gọi là đến thoại đầu, cũng gọi là đến đầu sào trăm thước. Từ đầu sào trăm thước tiến thêm một bước nữa là kiến tánh, đạt đến chỗ tự do tự tại, được giải thoát vĩnh viễn tất cả khổ.

Người tham Tổ Sư Thiền phải chú ý những điều sau đây:
1 - PHÁ NGÃ CHẤP
2- PHÂN BIỆT HỔ NGHI VÀ CHÁNH NGHI
3- CHẲNG CHO KHỞI BIỆT NIỆM
4 - NHÂN QUẢ, NGHI NGỘ
5- CHẲNG PHÂN BIỆT TƯ CÁCH
6 - THÂM TIN TỰ TÂM
7 - PHẢI NGỘ TỰ TÁNH
8 - KHÔNG LỌT VÔ KÝ
9 - HÀNH KHỞI GIẢI TUYỆT
10 - CHÚ TRỌNG THỰC HÀNH .
(Lượt trích THAM TỒ SƯ THIỀN- TS.THÍCH DUY LỰC)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 29.- Thiền Quán Niệm Phật.

Tức 16 phép quán tưởng dành cho Hành Giả tu pháp môn Tịnh Độ, được nêu rõ trong kinh Quán Vô Lượng Thọ:
1) Quán tưởng ánh sáng mặt trời;
2) Quán tưởng nước;
3) Quán tưởng đất;
4) Quán tưởng cây báu;
5) Quán tưởng ao báu;
6) Quán tưởng lầu gác báu;
7) Quán tưởng tòa sen báu;
8 ) Quán tưởng hình tượng Phật, Bồ-tát;
9) Quán tưởng chân thân Phật A Di Đà;
10) Quán tưởng thân tướng Bồ-tát Quán Thế Âm;
11) Quán tưởng thân tướng Bồ-tát Đại Thế Chí;
12) Quán tưởng chính mình được vãng sinh;
13) Quán tưởng chung chân thân Phật, hóa thân Phật, thân lớn, thân nhỏ v.v…;
14) Quán tưởng vãng sinh bậc Thượng-phẩm;
15) Quán tưởng vãng sinh bậc Trung-phẩm;
16) Quán tưởng vãng sinh bậc Hạ-phẩm.
(Kinh. Quán Vô Lượng Thọ)

Khởi thỉ. Pháp Thiền này là Như Lai Thiền, đo Đức Phật Thích Ca dạy cho Hoàng Hậu Vy Đề Hy tu tập.

Đến thời Tổ Long Thọ, Pháp Thiền này phát triển thành Tổ Sư Thiền bằng Pháp Niệm Phật Tam Muội:

TẤT CẢ CÁC PHÁP THIỀN CỦA PG, ĐIỀU LẤY NIẾT BÀN LÀM CHỖ QUY HƯỚNG.
LẤY GIỚI - ĐỊNH - HUỆ ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG, ĐỀ THIỀN QUÁN.

Đại Trí Độ Luận - dạy:

* Niệm Phật Tam Muội là thường niệm các Đức Phật trong cả 3 đời và khắp cả 10 phương.

* Lại nữa, nếu chỉ dùng Thiền định trí là Thô Huệ. Dùng Vô úy thiền định Trí ,là vi diệu huệ.

Trú vào các định vị ,đây là dùng Thiền định trí, Thô huệ

Do trú vào các tầng bậc của Chánh định nên thấy rằng chỉ có một Đức Phật Thân khắp mười phương thế giới.- Đây là Tâm nhãn của bậc Thanh Văn.

+ Đối với Tâm nhãn của Bồ tát, thấy được vô lượng Phật Thân đầy khắp 10 phương thế giới hiện ra trước mắt, là sao ?

- Bồ tát do tu Huệ nhãn, biết rõ các Pháp là KHÔNG. (Huệ nhãn liễu tri Không), do biết các pháp thật tướng là không, nên biết rỏ các tầng bậc Thiền Định cũng như huyễn như hóa, do vậy. xã Sơ Thiền vào Nhị Thiền,tâm không sai khác, Xã Nhị Thiền vào Tam thiền,tâm không sai khác. Xã Tam Thiền vào tứ Thiền. tâm không sai khác, về Không vô biên xứ tâm không sai khác.. Xã không vô biên, vào Thức vô Biên xứ định, tâm không sai khác. xã Thức Vô biên xứ vào Vô sở hữu xứ định, tâm không sai khác. xã sở hữu xứ vào phi tưởng phi phi tưởng xứ định, tâm không sai khác. cuối cùng vào Diệt Tận định diệt thọ tưởng định. tâm không sai khác. TÂM KHÔNG SAI KHÁC TỨC LÀ KHÔNG TRÚ CHẤP VÀO CÁC ĐỊA VỊ CỦA THIỀN ĐỊNH.

Do vào các Thiền định mà không trú chấp vào Thiền vị nên được Đại Định đó là Tam muội.[/size]

Cũng là dùng Vô úy thiền định Trí ,là vi diệu huệ.(hết trích)

Tư duy:

Niệm Phật Tam Muội ?

+Đối với Tâm nhãn của Thinh văn, thấy được một Phật thân đầy khắp 10 phương thế giới. Là thế nào ?

- Tâm Nhãn, tức là con mắt tâm. Bậc Thanh văn phát triễn về Pháp nhãn (Pháp nhãn quán nhất thiết ), Thấy rằng Đức Phật nhập Niết Bàn còn lại Giáo Pháp thậm thâm vô thượng. Từ Giáo Pháp Phật do tu Thiền Định ly dục ly bất thiện Pháp, mà vào Sơ thiền, xã Sơ Thiền vào Nhị Thiền, Xã Nhị Thiền vào Tam thiền, Xã Tam Thiền vào tứ Thiền. Sau khi hành giả tu tập 4 phạm trú đắc được các cấp thiền ở Sắc giới, tiếp tục tiến sâu hơn nữa vào cõi định, sẽ thấy rằng cõi sắc giới, vẫn còn có hàng ngàn thứ nguy hiểm, do thế hướng tâm về Không vô biên xứ thuộc cõi Vô sắc để tu tập. Xã không vô biên, vào Thức vô Biên xứ định, xã Thức Vô biên xứ vào Vô sở hữu xứ định, xã sở hữu xứ vào phi tưởng phi phi tưởng xứ định, cuối cùng vào Diệt Tận định diệt thọ tưởng định. Bậc Thinh Văn thứ lớp theo Cửu thứ đệ định mà an trú vào các Định vị.

Như vậy Niệm Phật Tam Muội tức là dùng tâm nhãn, dùng trí tuệ vi diệu để thấy chân tâm thanh tịnh,để nghe tíếng huyền diệu của Chân Như, để bằng Căn bản trí và Hậu đắc trí, ngay nơi “Đương niệm hiện tiền”, Tánh giác bừng sáng lên.

* Bản chất Pháp tịnh Độ là Pháp Thiền Quán.- Phật và Tổ đều Đồng Nhất .

Khảo cứu về Thiền  - Page 2 Di_ze10


"Niệm Phật.- niệm Tâm. Tâm Niệm Phật,
Tham Thiền.- Tham Tánh. Tánh Tham Thiền"
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 30.- Thiền là kinh nghiệm Siêu Việt Tri Kiến.

Như trên đã nói: Đại Giáo Thiền lấy Trí Tuệ, Bát Nhã Ba la mật để soi sáng và dẫn đạo.- Bát Nhã BalaMật là Siêu Việt Tri kiến.

* Kinh Bát Nhã dạy: Bát Nhã Ba la Mật Vô tri, vô kiến vì các Pháp Độn Cố.

* Siêu Việt nghĩa là vượt khỏi sự kiến, văn, giác, tri của Ý Thức.- Như Pháp thoại sau:

“Thiện Tài Đồng Tử (Sudhana) lại thưa: Có phải do nghe những ngôn thuyết và chương cú về Bát nhã Ba la mật mà được hiện chứng?”
“Diệu nguyệt (Sucandra) đáp: Không phải. Tại sao thế? Bởi vì Bát nhã Ba la mật thấy suốt thể tánh chân thật của các pháp mà hiện chứng vậy.
“Thiện Tài thưa: Há không phải do nghe mà có tư duy và do tư duy và biện luận mà được thấy Chân Như là gì ? và há đây không phải là tự chứng ngộ?
“Diệu Nguyệt đáp: Không phải vậy. Không hề do nghe và tư duy mà được tự chứng ngộ. Này Thiện nam tử, đối với nghĩa này ta phải lấy một thí dụ, ngươi hãy lắng nghe!
“Thí dụ như trong một sa mạc mênh mông không có suối và giếng, vào mùa xuân hay mùa hạ khi trời nóng, có một người khách từ Tây hướng về Đông mà đi, gặp một gã đàn ông từ phương Đông đến, liền hỏi gã rằng: tôi nay nóng và khát nước ghê gớm lắm; xin chỉ cho tôi nơi nào có suối trong và bóng cây mát mẻ để tôi có thể uống nước, tắm mát, nghỉ ngơi và hoàn toàn tươi tỉnh lại?
“Gã đàn ông ấy theo lời yêu cầu, liền chỉ dẫn cặn kẽ cho người khách rằng:
cứ tiếp tục đi về hướng Đông, rồi sẽ có con đường chia làm hai nẻo, nẻo phải và nẻo trái. Bạn nên hãy theo nẻo bên phải và gắng sức mà đi tới chắc chắc bạn sẽ đến một nơi có suối trong và bóng mát.
“Này thiện nam tử, bây giờ ngươi có nghĩ rằng người khách nóng khát, từ Tây đến, khi nghe nói đến suối mát và những bóng cây, liền tư duy về việc đi tới đó càng nhanh càng tốt, người ấy có thể trừ được cơn khát và được mát mẻ chăng?
“Thiện Tài đáp: Dạ không; người ấy không thể làm thế được; bởi vì người ấy chỉ trừ được cơn nóng khát và được mát mẻ khi nào theo lời chỉ dẫn của kẻ kia mà đi ngay đến dòng suối rồi uống và tắm ở đó.
“Diệu Nguyệt: Này thiện nam tử, đối với Bồ tát cũng vậy không phải chỉ do nghe, tư duy và huệ giải mà có thể chứng nhập hết thảy pháp môn. Này thiện nam tử, sa mạc là chỉ cho sinh tử; người khách đi từ Tây chỉ cho các loài hữu tình; nóng bức là tất cả những sự tướng mê hoặc; khát tức là tham và ái;gã đàn ông từ đông đến và biết rõ đường lối là Phật hay Bồ tát, an trụ trong nhất thiết trí, các ngài đã thâm nhập chân tánh của các pháp và Thật nghĩa bình đẳng; giải trừ khát cháy và thoát khỏi nóng bức nhờ uống dòng suối mát là chỉ cho sự chứng ngộ chân lý bởi chính mình vậy.(K. Lăng Già)
Khảo cứu về Thiền  - Page 2 Nhze_p12



* CHỨNG NGỘ chân lý THIỀN ví như "Thực Tế" bơi tắm trong dòng suối mát CHÂN NHƯ.-
Mà không phải là "nghe và tư duy" về dòng suối mát CHÂN NHƯ.- "Siêu Việt Tri Kiến" là thế.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 31.- Thiền "Siêu Việt Tri Kiến"..- Vì Chư Pháp Độn Cố.

Điều quan trọng nhất của Đại Giáo Thiền là Y CỨ NƠI TRÍ HUỆ BÁT NHÃ.

Nhưng đức Phật dạy trong kinh Bát Nhã "BÁT NHÃ VÔ TRI VÔ KIẾN.- VÌ CÁC PHÁP ĐỘN".
nghĩa là: Phật dạy : Chẳng phải riêng Bồ tát là chẳng thể được (bất khả đắc), chẳng thể thấy (bất khả kiến), mà ở nơi hết thảy pháp cũng chẳng có pháp nào thấy pháp nào cả. Vì sao ? Vì pháp tánh là vô lượng, là chẳng thể được, chẳng thể thấy vậy. Các pháp chẳng thể thấy pháp tánh, mà pháp tánh cũng chẳng thể thấy các pháp. Vì sao ? Vì các pháp đều do duyên hòa hợp sanh, chẳng có tự tánh, nên các pháp chẳng thấy pháp tánh, và pháp tánh cũng chẳng thể thấy các pháp vậy.

....... Tánh của 5 ấm, của 12 nhập, 18 giới, ..., dẫn đến tánh của pháp hữu vi, của pháp vô vi cùng với pháp tánh là chẳng phải hai, chẳng phải khác.

Tư duy:

+ Vì các pháp đều do duyên hòa hợp sanh, chẳng có tự tánh, nên các pháp chẳng thấy pháp tánh, và pháp tánh cũng chẳng thể thấy các pháp .

- Vì các pháp không có tự ngã (do duyên sanh), nên chẳng thể tự thấy.- Đây là nghĩa của " Pháp bất tri pháp" . Trong kinh gọi là : Pháp bất tri pháp, thị chư pháp Độn cố. (pháp chẳng thể biết pháp, vì các pháp độn.),

- các pháp chẳng thấy pháp tánh, và pháp tánh cũng chẳng thể thấy các pháp.- Ở đây , pháp tánh tức là Chơn Như. Đây là hiển bày " lý bất nhị " của các pháp.
Chư Pháp Độn cố.

....... Thâm nghĩa của Bát nhã Ba- la- mật là "chư pháp độn cố", nhưng thật nghĩa không phải là pháp độn, mà do ta chấp lấy tánh nghe, tánh thấy . Ví dụ: (nếu nghe kinh dạy: Vì sắc do các duyên hòa hợp mà có ... dẫn đến hết thảy pháp đều do các duyên hòa hợp mà có. Hành giả biết rõ sắc ... dẫn đến hết thảy pháp đều chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng được, chẳng mất, đều là hư vọng, chẳng thật có. Biết như vậy là Bát nhã Ba- la- mật sanh.) Mà khởi chấp sự kiến, văn, giác, tri này làm Bát nhã Ba- la- mật là ta tự độn .- đó là nghĩa "chư pháp độn cố".(Bài giảng ĐT ĐL. HT. Th. Thiện Trí)

Tóm lượt: Ý Nghĩa Chư Pháp Độn Cố.

* Vì Chấp Pháp, chấp kiến, văn, giác, tri (Tri Kiến) này làm Bát nhã Ba- la- mật là ta tự độn, không khế hợp Bát Nhã Balamạt, không khế hợp Chân Như.

* Thiền là khế hợp Chân Như nên "Siêu Việt Tri Kiến".
thuyền1.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 32.- Siêu Việt Tri Kiến. Cũng không phải Ngồi là Đắc.

- Có người bạn trên Fb quan niệm:
Kỳ Tâm (đã nói): .- Một đường đi lên/ hỏi chi nội ngoại thiền.!
Vì cái thấy nội thiền, cái thấy ngoại THiền ,nên chẳng thấy được tướng Như Lai.(hết trích)

Như vậy theo bạn ấy.- Chỉ cần ngồi là được. Không cần trí huệ !, không cần Chánh Kiến !
Mã Tổ Đạo Nhất và Lục Tổ Trong Bảo Đàn kinh.-có nói đến trường hợp này, như các pháp thoại sau:
Lục Tổ bảo: “Thầy ông dùng cái gì chỉ dạy chúng ?”
Chí Thành thưa: “Thường chỉ dạy Đại chúng trụ tâm quán tịnh, thường ngồi chẳng nằm.”
Tổ bảo: “Trụ tâm quán tịnh là bệnh chứ không phải thiền, thường ngồi là câu chấp nơi thân, đối với lý có lợi ích gì.
Hãy lắng nghe bài kệ của tôi đây:

Khi sống ngồi không nằm,
Khi chết nằm không ngồi,
Vốn là đầu xương thúi,
Vì sao lập công khóa.”
(Sanh lai tọa bất ngọa,
Tử khứ ngọa bất tọa,
Nguyên thị xú cốt đầu,
Hà vi lập công khóa.)

* Như vậy: Đắc Siêu Việt Tri kiến: Không phải do kiến, văn, giác, tri. Mà cũng không do Ngồi mãi mà được.

* NHẬN LẦM “NGỒI NHẬP ĐỊNH NHƯ CÂY KHÔ” THÀNH BỆNH.(cội nguồn truyền thừa):

Nói “nhập định” là pháp dụng công của người Tiểu thừa, ngồi lâu như cây khô để đoạn dứt suy nghĩ của lục căn, dụng công của người Đại thừa chẳng trụ tâm, chẳng khán tịnh, chẳng trầm không, chẳng nhập định. Nay thường có một số người xuất gia hoặc tại gia, ngồi không như cây khô, mười hôm, tám hôm chẳng ăn cơm, giống như ông Địa, gọi là nhập định, cho dụng công như thế thì được thành Phật, ấy là sai lầm lớn.
Xưa kia Trí Hoàng Thiền Sư ngồi mãi trong am 20 năm, Huyền Sách Thiền Sư đến Am hỏi: “Ông ở đây làm gì?”. Hoàng nói: “Nhập định”. Sách nói: “Ông nói nhập định là có tâm nhập hay vô tâm nhập? Nếu vô tâm nhập thì tất cả vô tình, cây cối, ngói đá đều được đắc định; nếu có tâm nhập thì tất cả chúng sanh hữu tình cũng phải đắc định”. Hoàng nói: “Khi tôi đang nhập định chẳng thấy có tâm hữu hay vô”. Sách nói: “Chẳng thấy có tâm hữu hay vô tức là thường định, đâu có xuất nhập? Nếu có xuất nhập thì chẳng phải đại định”. Hoàng chẳng thể trả lời, giây lâu nói: “Sư nối pháp ai?”. Sách nói: “Thầy tôi”. Lục Tổ nói: “Diệu trạm viện tịch, thể dụng như như, ngũ uẩn vốn không, lục trần phi hữu, chẳng xuất chẳng nhập, chẳng định, chẳng loạn, tánh thiền vô trụ, lìa trụ nơi thiền định, tánh thiền vô sanh, lìa sanh có thiền tưởng. Tâm như hư không, cũng chẳng có số lượng của hư không". Bởi sau khi kiến tánh, tự tánh như như bất động, đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, tất cả đều ở trong định mới là Đại định.

Hoài Nhượng Thiền Sư truyện ghi trong Truyền Đăng Lục rằng: Có Sa Môn Đạo Nhất ở Viện Truyền Pháp suốt ngày tọa thiền, Sư đến hỏi: “Đại Đức tọa thiền muốn làm gì?”. Nhất nói: “Muốn làm Phật". Sư lấy cục gạch mài trước cửa Am. Nhất hỏi: “Mài gạch làm gì?”. Sư nói: “Mài làm gương”. Nhất nói: “Mài gạch đâu thể thành gương!”. Sư nói: “Mài gạch chẳng thể thành gương thì tọa thiền đâu thể thành Phật!”. Nhất nói: “Vậy phải làm thế nào?”. Sư nói: “Như bò kéo xe chẳng chịu đi, đánh xe phải hay đánh bò phải?”. Nhất không đáp được. Sư nói: “Ông học ngồi thiền hay là học làm Phật? Nếu học ngồi thiền thì Thiền chẳng phải ngồi nằm; nếu học làm Phật thì Phật chẳng có tướng nhất định, nơi pháp vô trụ, chẳng nên thủ xã. Ông nếu ngồi Phật tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi thì chẳng đạt lý đạo”. Nhất nghe Sư dạy bảo như uống đề hồ.

Ngài Lâm Tế nói: “Ta nói bên ngoài chẳng có pháp, người học chẳng lãnh hội, lại hiểu lầm cho là bên trong, liền hướng vách ngồi không, lưỡi để hàm trên, tuyệt nhiên chẳng động, cho đó là Phật pháp của chư Tổ, rất là sai lầm.

Một số người nhận lầm tham thiền phải lúc tĩnh tọa mới tham, ấy là sai lầm.Tham thiền chẳng phân biệt đi, đứng, nằm, ngồi. Mã Tổ nói: “Tham thiền chẳng chấp ngồi, chấp ngồi tức bị dính mắc”. Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Kẻ mê kẹt nơi pháp tướng, chấp Nhất hạnh Tam muội, cứ nói thường ngồi chẳng động, vọng tâm chẳng khởi tức là Nhất hạnh Tam muội, hiểu như thế này tức đồng như vô tình, lại thành nhân duyên chướng đạo”.

ngồi thiền.jpg


Như Nguyệt KHê Thiền Sư cảnh tỉnh:
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 33.- 4 Điều Quyết Định là Không Đúng.- Mà vẫn nên làm.

(phỏng theo ý của TS. Nguyệt Khê)

1/. Nói nín động tịnh quyết định không phải.

2/. Suy nghĩ luận bàn quyết định không phải.

3/. Đi đứng nằm ngồi quyết định không phải.

4/. Văn tự ngữ ngôn quyết định không phải.

Vì sao ? Vì các điều Suy nghĩ luận bàn v.v...là TRI KIẾN, là phương tiện . Dụng tri kiến, dùng phương tiện thì lìa Bát Nhã (Bát Nhã Vô tri, vô kiến vì các pháp độn).

Ngài Nguyệt Khuê Thiền Sư thuyết minh 4 điều không đúng- Chúng là biểu hiện của Thức tình- Không phải Chánh Định.

1= Kiến văn giác tri - Quyết định không đúng,

Lục căn có hai cái dụng là kiến, văn, giác, tri, lục căn không nên đoạn dứt, nếu minh tâm kiến tánh thì lục căn biến thành Ứng thân. Nay ông chớ nên đoạn dứt lục căn, phải đem cái niệm đoạn dứt lục căn ấy dùng để tham cứu Bổn lai diện mục, Phật tánh vốn không có lục căn, nên chẳng cần dứt nó, dụng công như thế mới hợp với cách tu của Thiền tông.

Vọng niệm khởi là từ kiến, văn, giác, tri, ông muốn giác ngộ cũng phải dùng kiến, văn, giác, tri, cho nên mê với ngộ chẳng ngoài tác dụng kiến, văn, giác, tri; nơi phạm vi của kiến, văn, giác, tri chẳng liên quan với Phật tánh.

“Tri kiến lập tri tức là căn bản của vô minh” là nói người chưa kiến tánh tất cả đều do kiến, văn, giác, tri làm chủ, tất cả tri kiến lập ra đều là căn bản vô minh. “Tri kiến vô kiến ấy tức Niết bàn” là nói người đã kiến tánh rồi thì Phật tánh làm chủ, tất cả tri kiến đều biến thành Phật tánh, giống như hai câu Kinh “Kiến vô sở kiến tức chơn kiến, tri vô sở tri tức chơn tri” vậy.

Khởi niệm là do kiến, văn, giác, tri khởi, hồi quang phản chiếu cũng là tác dụng của kiến, văn, giác, tri, ông dùng ý căn quán xét giác và mê, đều ở trong phạm vi kiến, văn, giác, tri. Phật tánh là như như bất động, giác và mê trọn chẳng dính dáng.
(Trích Cội nguồn truyền thừa- Nguyệt Khuê TS)

Thưa các Bạn:

Khởi vọng niệm là do kiến, văn, giác, tri khởi. Nếu tu "Chỉ Quán Thiền" lẻ ra phải trừ bỏ chúng- Vì chính nó là MÊ. Nhưng khi tu, hành giả phải dùng Kiến văn giác tri để hồi quang phản chiếu mà vào Định.- Hồi quang phản chiếu là GIÁC.

Vì sao phải dùng "Mê" mà lại được "Giác"?

- Đây chính là DÙNG TƯỚNG GIẶC MÀ BẮT LẤY QUÂN GIẶC.

Bởi vì : Chơn Như là Như Như bất động, giác và mê trọn chẳng dính dáng. Giác và Mê chỉ là thuộc tính của Chơn Như.

Mục đích Thiền là hướng đến Chơn Như.

* Đây là điều Vi diệu nan lường của Thiền.


2= Ngôn ngũ văn tự- Quyết định không đúng.


Như trước đây chúng ta đã tham cứu: 6 "Thức Tình" là Vọng. Trong đó "Ý Thức" là một loại vọng thức.

Ý thức sản sinh ra NGÔN NGỮ và VĂN TỰ, NÊN NGÔN NGỮ VĂN TỰ CŨNG LÀ "VỌNG".

Tu Thiền là tìm về Chân Như. Chân Như vượt thoát ngôn ngữ văn tự. Vì thế đức Thế Tôn truyền Thiền cho Tổ Ma Ha Ca Diếp mà không nói một lời (Tích Niêm hoa vi tiếu), Thiền Sư Vô Ngôn Thông, chẳng hề nói mà việc gì cũng thông. Thật là :

"Tham thiền phải lọt qua cửa Tổ, văn tự đâu cần, khi niêm hoa mĩm miệng;
Ngộ đạo cần dứt tuyệt đường tâm, ngữ ngôn nào kể, lúc tay khẩy ba lần."

3= Đi, đứng, nằm, ngồi - Quyết định không đúng.

Trong Tổ Sư Thiền.- Ngồi Thiền chưa phải là Thiền, nhẫn đến Tâm như tường vách (CHỈ) chưa gọi là Thiền.(Kiến Tánh mới là Thiền).
Kinh Viên Giác Phật dạy:

Bệnh Chỉ: "Giả sử có người nói: Trên đường tu hành, tôi chỉ cần NGƯNG BẶC niệm lự để hợp với tánh tịch nhiên của Viên Giác. Ý tưởng đó không đúng, vì tánh Viên Giác không phải là tánh "ngưng bặc". Vì vậy, gọi CHỈ là một chứng bệnh..."
(hết trích)

Ở phẩm Tựa Đàn kinh ,Lục Tổ chỉ thẳng:

....Ấn Tông hỏi rằng: Sự phó chúc của Huỳnh Mai truyền thọ như thế nào?

Huệ Năng nói: Truyền thọ thì không, chỉ cần kiến tánh, chẳng cần thiền định giải thoát.

Ấn Tông hỏi: Tại sao chẳng cần thiền định giải thoát?

Ðáp: Vì đó là nhị pháp, chẳng phải Phật Pháp. Phật Pháp là pháp bất nhị.

* Vì sao Không đúng mà vẫn làm ?

Tổ Quy Sơn dạy:
Có vị tăng hỏi: "Người được Đốn ngộ có tu chăng?"

Sư trả lời:

"Nếu người khi thật ngộ được gốc thì họ tự biết, tu cùng không tu là lời nói hai đầu.

Như nay có người sơ tâm tuy từ duyên được một niệm đốn ngộ chân lý nơi mình, nhưng vẫn còn Tập khí nhiều kiếp từ vô thuỷ chưa có thể chóng sạch, nên dạy hắn trút sạch dòng thức tạo nghiệp hiện tại, tức là tu vậy.

Không có nói một pháp riêng dạy hắn tu hành thú hướng.

Từ nghe nhập được lý nghe và lý sâu mầu, tâm tự tròn sáng không ở chỗ mê lầm, hiện thời dù có trăm ngàn diệu nghĩa thăng trầm, hắn vẫn được ngồi yên mặc áo, tự biết tạo sinh kế.

Nói tóm lại :

Chỗ lý chân thật không nhận một mảy bụi, trong cửa muôn hạnh chẳng bỏ một pháp.’

Nếu được như vậy là một mình cầm đao thẳng vào, lòng phàm thánh sạch, hiện bày chân thường, lý sự không hai, tức Phật như như."

(hết trích)

THẬT TẾ LÝ ĐỊA BẤT THỌ NHẤT TRẦN.
VẠN HẠNH MÔN TRUNG BẤT XẢ NHẤT PHÁP.

Pháp Bất Nhị là vậy. KHÔNG CÓ (thứ) GÌ Ở NGOÀI CHÂN NHƯ.

* Đây là điều Vi diệu nan lường của Thiền.


4= Suy nghĩ luận bàn - Quyết định không đúng.

Vì sao ? Vì Suy nghĩ luận bàn là TRI KIẾN . Dụng tri kiến thì lìa Bát Nhã. Đại Trí Độ Luận nói:

Lời tựa: ”. Chúng sinh do bị vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sinh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.

Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được thật tướng của các pháp.

Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc rễ sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới.

Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duy, thì sẽ mất đi chỗ y chỉ.

Ở nơi Tam tạng Pháp Bảo, hàng Thanh Văn cũng không liễu tri đến chỗ thâm diệu; còn người tạp học thì phải chịu thúc thủ chẳng sao bước vào được cửa Không, chỉ ví như cá muốn hóa rồng, phí công mà chẳng sao được như nguyện, đành phơi mang trước cửa Long cung."
Thế nào là chỗ "Tuyệt Tư cảnh giới" ?

Kính các Bạn: + Lưu ý 4 điều không phải - Mà vẫn dùng.- Vì lý: "Pháp thượng ưng xã.- Hà huống phi pháp" (K. kim Cang)

Khảo cứu về Thiền  - Page 2 Chzoo_10
Người Phật tử luôn gìn mối Đạo,
Như cầm chèo mà lạo qua sông.
Buông chèo thuyền ở giữa dòng,
Mà buông mối Đạo thì không thoát trần.
(???)

Nếu đã đến Bến bờ, thì rời bỏ chiếc thuyền. Là "Siêu Việt Tri Kiến"
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 34.- "Siêu Việt Tri Kiến".- Là khế hợp Chân Như.

  • Chân Như chính là Chân Tâm- Bổn Tánh, là thực tại, cội nguồn của Phật- Chúng sanh- Tâm.
  • Chân Như là thực tại “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”, nghĩa là thực tại nguyên sơ và tối hậu từ đó tất cả mọi thế giới hiện tượng sinh ra.
  • Chân Như là cái dung chứa mọi mâu thuẫn, đối nghịch: có và không, động và tĩnh, một và nhiều, như thật và như huyễn, tướng và vô tướng… đồng thời vẫn thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi chúng.
*Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm.

* Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.

Tổ Mã Minh ở Đại Thừa khởi tín luận, nói về Chân Như, như sau:

“Cái Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.”

Chân Thực Như Thường: The eternal reality.
Bất Biến Bất Cải: Unchanging or immutable.
Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm: Self-existent pure Mind.
Phật Tánh: Buddha-nature.
Pháp Thân: Dharmakaya.
Như Lai Tạng: Tathagata-garbha, or Buddha-treasury.
Thực Tướng: Reality.
Pháp Giới: Dharma-realm.
Pháp Tính: Dharma nature.
Viên Thành Thực Tánh: The complete and perfect real nature.

* Những từ ngử khác liên hệ đến Chân Như như:

Chân Như Bổn Tánh: Bổn tánh chơn thật như thường . Đó là bản tánh tự nhiên của chúng sanh, nó chơn thật, không hư vọng. Tánh ấy trống không mà linh thiêng, vắng lặng mà mầu nhiệm, dù trãi qua bao nhiêu kiếp vẫn tồn tại như thế; còn gọi là bổn lai diện mục.

Thiền Tông gọi là Chánh Pháp Nhãn Tạng. Tịnh Độ Tông gọi là Bổn Tánh Di Đà. Khổng Tử gọi là Thiên-Lý. Lão Tử gọi là Cốc-Thần (Cốc là Hang trống; Thần là Hồn Thiêng).

Chơn Như Hải: Biển Chơn Như. Chơn Như, Pháp Tánh hay Phật Tánh có vô lượng công đức bởi vậy nên gọi là Chơn Như hải.

Chơn Như Nội Huân: Chân Như huân tập bên trong, lần lần phát khởi lòng Bồ Đề, chán cõi trần tục, cầu thành Phật Đạo. Đó là do sức Nội Huân từ bên trong tâm mà thành. Cũng có thể hiểu là từ Pháp Thân, Phật Tánh mà phát khởi tính giác, trừ vọng hoặc đến giác ngộ giải thoát; đó gọi là Chân Như Nội Huân.

Chơn Như Tam Muội: đó là Đại Định Chân Như, tu theo phương pháp quán tưởng lý vô tướng của các pháp trừ được những mối vọng hoặc.

Như vậy:

*Chân Như chính là Niết Bàn mà Pháp Thiền PG Qui Hướng.
*Chân Như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Nên Chân Như "Siêu Việt Tri Kiến".
Khảo cứu về Thiền  - Page 2 Van_th10
* Sự Phân Biệt. Có 2 tầng bậc: 1/. Phân biệt bởi Thức Tình. 2/. Phân biệt bởi Trí Tuệ.

(1) Sự phân biệt một đằng là thuần kiến văn hay suy lý và một đằng là tự chứng ngộ,. phân biệt giữa cái được nói ra và có thể giảng dạy bằng ngôn thuyết và cái hoàn toàn siêu việt những ngôn từ diễn đạt phải được kinh nghiệm bằng nội tâm.

(2) Sự phân biệt bởi Siêu Việt Tri kiến.- ấy là điều căn bản mà đức Phật đã nhấn mạnh; và tất cả đệ tử của ngài chưa hề bỏ quên không chú trọng sự phân biệt này cho nên trạng thái tự chứng ngộ (đối với Thiền là trọng yếu)
(Phỏng theo Thiền Luận Suzuki)

* "Siêu Việt Tri Kiến".- khế hợp Chân Như.- Gọi là "CHỨNG NGỘ Ở THIỀN".
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
101
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Chân như có vô lượng nghĩa, nếu chỉ biết một vài nghĩa thôi thì thiền hay tu cũng không xong được đâu. Cho dù biết hết được nghĩa trong kinh điển nói về chân như cũng chẳng được tới đâu đâu. biết mà nói ra được thì vẫn là chưa thấy. Chư Phật, chư Tổ nói ra là đã không phải chân như rồi, nên mới nói trong ngôn cú không có ý chỉ nào hết. Tìm ý chỉ chân như trong ngôn cú thì đời này kể như tiêu tùng rồi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên