Ngoại văn:
Vì trưởng bối vienquang6 đã đóng topic latuan trả lời phản vấn của trưởng bối Chiếu Thanh nên latuan đành viết đoạn ngoại văn này.
Cảm ơn trưởng bối vienquang6 đã lao nhọc tâm lão bà! Cảm ơn bác nhãn đầu mùa đã mở lời chất vấn! Song bác nhãn đầu mùa ơi! Dừng lại cũng tốt, có động thì dừng, tịnh rồi lại động. Cứ thế... cứ thế đến nhẫn tâm vô phân biệt!
Nhân đây latuan post loạt bài Minh định lại việc học Phật, đây là một bài viết cũ nên công tâm mà nói thì nội dung bài viết là khách quan, nội dung bài viết hoàn toàn không nhắm vào một ai ở diễn đàn phatphaponline. latuan trình ý mong các vị trưởng bối lãm tường.
...
Chánh văn:
Điều thứ nhất tôi muốn trình bày trong bài viết này liên quan đến ngôn từ Phật học. Tôi vốn không bận tâm nhiều đến ngôn từ, khái niệm... Song hôm nay ở bài viết Minh định lại việc học Phật tôi sẽ lại chỉ ra một khái niệm Phật học phạm vào căn bản sai lầm và có lẽ bắt nguồn từ căn bản sai lầm này mà người học Phật ngày càng xa rời chánh pháp.
Là một người học Phật đúng mực không nên học theo lối mòn của ngoại đạo vì sai lầm căn bản, nền tảng này dễ khiến người học Phật lầm lạc lối đi, rơi vào ngã rẽ, đường cùng.
Phật tử là một danh xưng mà người học Phật ngày nay thường sử dụng. Đây là một khái niệm Phật học mắc sai lầm nghiêm trọng và ngớ ngẩn nhất. Người học Phật tự nhận mình là Phật tử là gần như người học Phật đó đang tu học theo ngoại đạo. Phật tử được dịch thông nghĩa sẽ là con Phật, điểm này có sự tương đồng với khái niệm con Chúa, con Thánh Ala, con Thượng đế,... Đây là dấu vết của thói "Thấy người sang bắt quàng làm họ" ở dân gian hay là biểu hiện của sự thích dựa dẫm, sống bám,... của những người học Phật biếng lười tư duy tu, ham thích sự nương tựa, nhờ vả minh sư, hiền giả...
Xuyên suốt Tam Tạng kinh, Phật Thích Ca không đồng thuận việc chúng sinh 3 cõi 6 đường yếu đuối, đánh mất sự tự chủ, mãi cam chịu sự lệ thuộc dẫn đến việc không thể tự giải thoát hoàn toàn cho bản thân và không thể giác ngộ.
Câu nói "Ta là Phật đã thành, chúng sinh 3 cõi 6 đường là Phật sẽ thành" chứng thực rằng Người không muốn những người học Phật sẽ mãi là những con chiên ngoan đạo, những tín đồ tự ti và ngu ngơ đến mức không thể tự đốt ngọn đuốc chánh pháp sáng rỡ để soi rõ lối đi nhằm thoát ra khỏi lưới mộng luân hồi.
Và có một điều rất thực tế là Phật Thích Ca không có rất nhiều con đến mức hiện diện khắp mọi nơi trên thế giới. Khái niệm con Phật, con Chúa, con Thượng đế,... nó bao hàm ý nghĩa rằng đây là những đứa trẻ không bao giờ lớn khôn và không thể trưởng thành về mặt tâm linh. Vậy nên là một người học Phật chân chính, đúng mực thì việc cần làm, nên làm trước nhất là không được tự nhận mình là Phật tử, là con Phật.
Điều thứ hai tôi trình bày nơi bài viết là khẳng định lại một sự thật rõ ràng, xác đáng nhằm mục đích giúp người học Phật ngày nay và ngày sau nhận biết được sự chân ngụy của tà Tăng và minh sư. Vấn đề đó là ngoài vị Phật Thích Ca là người bằng xương, bằng thịt, là một người từng hiện diện trong lịch sử loài người thì không có thêm vị Phật, bồ tát hay cõi Phật nào khác cả. Các vị Phật như Nhiên Đăng Quang, Tỳ lô xá na, A di đà, Di Lặc, Quan thế âm bồ tát, Đại thế chí bồ tát, Phổ Hiền, Văn Thù Sư Lợi,.. cùng cõi Phật chỉ là những pháp dụ của Phật Thích Ca, số khác là những vị Phật được dựng lên do ngụy kinh của tà đạo cũng như những người học Phật mê muội bản tâm. Hiển nhiên là Giác giả Thích Ca dùng pháp dụ uyển chuyển nhằm dẫn dắt người mê trở về chánh đạo. Chỉ tiếc rằng người đời sau, nhất là các vị Tăng bảo ngày trước chẳng thông suốt chánh pháp đã u mê "Lấy nặng làm nhẹ, lấy tà bỏ chánh" dẫn dắt người học Phật đi vào mê cung chánh đạo, lạc cả lối ra. Ngày nay, việc dựng lên các cõi Phật hoang đường, huyễn hóa lại được các vị Tăng bảo mê tâm, loạn chánh trí, chánh tín, chánh tư duy,... không ngừng xiển dương nhằm gồm thâu lợi danh, lợi dưỡng vô hình chung khiến người học Phật ngày càng trở nên mê tín dị đoan, đây là việc lừa người, dối mình. Thế nên Tam đồ khổ biết ngày nào ra, địa ngục rộng mở nơi hậu kiếp.
Điều thứ ba tôi trình bày ở bài viết Minh định lại việc học Phật là việc chứng ngộ. Việc chứng ngộ ở người học Phật là thật có. Người chứng ngộ hoàn toàn sẽ vượt thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Đây không phải là vấn đề không tưởng nơi hiện kiếp ở mỗi người.
Việc chứng ngộ ở người học Phật khi thoát khỏi sinh tử là gì?
Là việc chứng ngộ pháp vô sanh. Vì lĩnh hội hoàn toàn chánh pháp sáng rõ, đúng mực, sống được với cái biết khách quan người chứng ngộ vượt thoát luân hồi ngay nơi hiện kiếp. Niết bàn là thường tại, chứ không phải là việc "Tham đó, bỏ đây", "buông nam, mắc bắc; lìa đông đắm tây". Người học Phật bỏ đây chuộng đó là học đòi theo ngoại đạo, lưới mộng luân hồi không thể thoát khi còn tham đắm sinh, quan hoài tử.
Hãy chú ý lời Phật Thích Ca từng thuyết "Người chứng ngộ pháp vô sanh", do vô sanh, bất lai nên không tử, không hồi. Người học Phật đạt đạo rõ biết mình chưa từng sinh ra, sống tùy duyên theo lẽ sống đó, không dính mắc, tham đắm cho đến ngày cuối đời thì chính thức rời khỏi lưới mộng luân hồi.
Con đường chánh đạo mà Phật Thích Ca lao nhọc trao truyền chính là việc chỉ rõ cách thoát ra khỏi sinh tử luân hồi bằng việc chứng ngộ pháp vô sanh cùng với việc giúp chúng sinh 3 cõi 6 đường giảm trừ nghiệp quả, thoát lìa khổ não sinh lão bệnh tử. Đây chính thật là con đường chánh pháp sáng rõ, đúng mực, khách quan mà Phật Thích Ca đã thương tưởng chúng sinh nơi 3 cõi một đời tận lực. Người học Phật dù lập ngôn quy y Phật mà hành pháp khác lối đi này kỳ thực chỉ là người học Phật mắt mù, tai điếc, trong mộng nói lời mê mà thôi. Người học Phật ngày nay và ngày sau hãy nên xét lại việc học Phật của tự thân, vì mình hãy đốt đuốc tự soi. Hãy nên xét lại tận tường lời của Vô Ưu ngày hôm nay đã nói.
Bấy lâu nay, tôi dựng lập am tranh, vách lá. Thời may cũng được người học Phật thăm viếng ngày ngày. Chỉ tiếc rằng có không ít người chánh vị chưa nếm, đạo pháp chẳng tường lại học đòi đấu pháp thị chúng. Người sống với chánh vị tự biết vạn pháp là huyễn không muốn tranh hơn. Ngặt nỗi nếu không mở lời chỉ e học nhân dưới mắt không người luống uổng một đời tu học. Thêm nữa, tôi cũng mở lời vì muốn những người bạn cùng đường nhận ra lẽ thiệt hơn, thầm thầm khế hội điều chân ngụy.
Đáng tiếc là không ít người tìm đến đấu pháp ngạo khí can vân, kiến chấp sâu dày, lối đạo chưa thông nhưng tâm nghi không dứt. Nghe một lời trái tai đã thầm trách chẳng phải duyên, rời am tranh đi biền biệt. Lại chẳng rõ duyên do tâm tạo. Giá như họ kiên nhẫn dạo qua một lượt am tranh của tôi thì hẳn đã không vội vàng đấu pháp tranh hơn. Âu cũng là một chữ duyên.
Hôm nay, tôi viết loạt bài viết Minh định lại việc học Phật cũng là việc trình bày chỗ biết thô vụng của tự thân. Rất mong người học Phật ghé am tranh thuận duyên xem tùy hỷ, hy vọng rằng sau khi rõ đường hướng tôi đi nếu bạn đồng đạo nào rõ biết chỗ kém cõi, không là chánh pháp xin một phen chỉ thẳng, nói rõ nhằm mở mắt kẻ hậu học cũng như vì người học Phật ngày nay, ngày sau mà cảnh tỉnh kẻ mê. Tôi mong rằng sẽ không nhận những lời góp ý chung chung, mượn điển xưa, tích cũ, kinh sách mập mờ.
Trân trọng!
Vì trưởng bối vienquang6 đã đóng topic latuan trả lời phản vấn của trưởng bối Chiếu Thanh nên latuan đành viết đoạn ngoại văn này.
Cảm ơn trưởng bối vienquang6 đã lao nhọc tâm lão bà! Cảm ơn bác nhãn đầu mùa đã mở lời chất vấn! Song bác nhãn đầu mùa ơi! Dừng lại cũng tốt, có động thì dừng, tịnh rồi lại động. Cứ thế... cứ thế đến nhẫn tâm vô phân biệt!
Nhân đây latuan post loạt bài Minh định lại việc học Phật, đây là một bài viết cũ nên công tâm mà nói thì nội dung bài viết là khách quan, nội dung bài viết hoàn toàn không nhắm vào một ai ở diễn đàn phatphaponline. latuan trình ý mong các vị trưởng bối lãm tường.
...
Chánh văn:
Điều thứ nhất tôi muốn trình bày trong bài viết này liên quan đến ngôn từ Phật học. Tôi vốn không bận tâm nhiều đến ngôn từ, khái niệm... Song hôm nay ở bài viết Minh định lại việc học Phật tôi sẽ lại chỉ ra một khái niệm Phật học phạm vào căn bản sai lầm và có lẽ bắt nguồn từ căn bản sai lầm này mà người học Phật ngày càng xa rời chánh pháp.
Là một người học Phật đúng mực không nên học theo lối mòn của ngoại đạo vì sai lầm căn bản, nền tảng này dễ khiến người học Phật lầm lạc lối đi, rơi vào ngã rẽ, đường cùng.
Phật tử là một danh xưng mà người học Phật ngày nay thường sử dụng. Đây là một khái niệm Phật học mắc sai lầm nghiêm trọng và ngớ ngẩn nhất. Người học Phật tự nhận mình là Phật tử là gần như người học Phật đó đang tu học theo ngoại đạo. Phật tử được dịch thông nghĩa sẽ là con Phật, điểm này có sự tương đồng với khái niệm con Chúa, con Thánh Ala, con Thượng đế,... Đây là dấu vết của thói "Thấy người sang bắt quàng làm họ" ở dân gian hay là biểu hiện của sự thích dựa dẫm, sống bám,... của những người học Phật biếng lười tư duy tu, ham thích sự nương tựa, nhờ vả minh sư, hiền giả...
Xuyên suốt Tam Tạng kinh, Phật Thích Ca không đồng thuận việc chúng sinh 3 cõi 6 đường yếu đuối, đánh mất sự tự chủ, mãi cam chịu sự lệ thuộc dẫn đến việc không thể tự giải thoát hoàn toàn cho bản thân và không thể giác ngộ.
Câu nói "Ta là Phật đã thành, chúng sinh 3 cõi 6 đường là Phật sẽ thành" chứng thực rằng Người không muốn những người học Phật sẽ mãi là những con chiên ngoan đạo, những tín đồ tự ti và ngu ngơ đến mức không thể tự đốt ngọn đuốc chánh pháp sáng rỡ để soi rõ lối đi nhằm thoát ra khỏi lưới mộng luân hồi.
Và có một điều rất thực tế là Phật Thích Ca không có rất nhiều con đến mức hiện diện khắp mọi nơi trên thế giới. Khái niệm con Phật, con Chúa, con Thượng đế,... nó bao hàm ý nghĩa rằng đây là những đứa trẻ không bao giờ lớn khôn và không thể trưởng thành về mặt tâm linh. Vậy nên là một người học Phật chân chính, đúng mực thì việc cần làm, nên làm trước nhất là không được tự nhận mình là Phật tử, là con Phật.
Điều thứ hai tôi trình bày nơi bài viết là khẳng định lại một sự thật rõ ràng, xác đáng nhằm mục đích giúp người học Phật ngày nay và ngày sau nhận biết được sự chân ngụy của tà Tăng và minh sư. Vấn đề đó là ngoài vị Phật Thích Ca là người bằng xương, bằng thịt, là một người từng hiện diện trong lịch sử loài người thì không có thêm vị Phật, bồ tát hay cõi Phật nào khác cả. Các vị Phật như Nhiên Đăng Quang, Tỳ lô xá na, A di đà, Di Lặc, Quan thế âm bồ tát, Đại thế chí bồ tát, Phổ Hiền, Văn Thù Sư Lợi,.. cùng cõi Phật chỉ là những pháp dụ của Phật Thích Ca, số khác là những vị Phật được dựng lên do ngụy kinh của tà đạo cũng như những người học Phật mê muội bản tâm. Hiển nhiên là Giác giả Thích Ca dùng pháp dụ uyển chuyển nhằm dẫn dắt người mê trở về chánh đạo. Chỉ tiếc rằng người đời sau, nhất là các vị Tăng bảo ngày trước chẳng thông suốt chánh pháp đã u mê "Lấy nặng làm nhẹ, lấy tà bỏ chánh" dẫn dắt người học Phật đi vào mê cung chánh đạo, lạc cả lối ra. Ngày nay, việc dựng lên các cõi Phật hoang đường, huyễn hóa lại được các vị Tăng bảo mê tâm, loạn chánh trí, chánh tín, chánh tư duy,... không ngừng xiển dương nhằm gồm thâu lợi danh, lợi dưỡng vô hình chung khiến người học Phật ngày càng trở nên mê tín dị đoan, đây là việc lừa người, dối mình. Thế nên Tam đồ khổ biết ngày nào ra, địa ngục rộng mở nơi hậu kiếp.
Điều thứ ba tôi trình bày ở bài viết Minh định lại việc học Phật là việc chứng ngộ. Việc chứng ngộ ở người học Phật là thật có. Người chứng ngộ hoàn toàn sẽ vượt thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Đây không phải là vấn đề không tưởng nơi hiện kiếp ở mỗi người.
Việc chứng ngộ ở người học Phật khi thoát khỏi sinh tử là gì?
Là việc chứng ngộ pháp vô sanh. Vì lĩnh hội hoàn toàn chánh pháp sáng rõ, đúng mực, sống được với cái biết khách quan người chứng ngộ vượt thoát luân hồi ngay nơi hiện kiếp. Niết bàn là thường tại, chứ không phải là việc "Tham đó, bỏ đây", "buông nam, mắc bắc; lìa đông đắm tây". Người học Phật bỏ đây chuộng đó là học đòi theo ngoại đạo, lưới mộng luân hồi không thể thoát khi còn tham đắm sinh, quan hoài tử.
Hãy chú ý lời Phật Thích Ca từng thuyết "Người chứng ngộ pháp vô sanh", do vô sanh, bất lai nên không tử, không hồi. Người học Phật đạt đạo rõ biết mình chưa từng sinh ra, sống tùy duyên theo lẽ sống đó, không dính mắc, tham đắm cho đến ngày cuối đời thì chính thức rời khỏi lưới mộng luân hồi.
Con đường chánh đạo mà Phật Thích Ca lao nhọc trao truyền chính là việc chỉ rõ cách thoát ra khỏi sinh tử luân hồi bằng việc chứng ngộ pháp vô sanh cùng với việc giúp chúng sinh 3 cõi 6 đường giảm trừ nghiệp quả, thoát lìa khổ não sinh lão bệnh tử. Đây chính thật là con đường chánh pháp sáng rõ, đúng mực, khách quan mà Phật Thích Ca đã thương tưởng chúng sinh nơi 3 cõi một đời tận lực. Người học Phật dù lập ngôn quy y Phật mà hành pháp khác lối đi này kỳ thực chỉ là người học Phật mắt mù, tai điếc, trong mộng nói lời mê mà thôi. Người học Phật ngày nay và ngày sau hãy nên xét lại việc học Phật của tự thân, vì mình hãy đốt đuốc tự soi. Hãy nên xét lại tận tường lời của Vô Ưu ngày hôm nay đã nói.
Bấy lâu nay, tôi dựng lập am tranh, vách lá. Thời may cũng được người học Phật thăm viếng ngày ngày. Chỉ tiếc rằng có không ít người chánh vị chưa nếm, đạo pháp chẳng tường lại học đòi đấu pháp thị chúng. Người sống với chánh vị tự biết vạn pháp là huyễn không muốn tranh hơn. Ngặt nỗi nếu không mở lời chỉ e học nhân dưới mắt không người luống uổng một đời tu học. Thêm nữa, tôi cũng mở lời vì muốn những người bạn cùng đường nhận ra lẽ thiệt hơn, thầm thầm khế hội điều chân ngụy.
Đáng tiếc là không ít người tìm đến đấu pháp ngạo khí can vân, kiến chấp sâu dày, lối đạo chưa thông nhưng tâm nghi không dứt. Nghe một lời trái tai đã thầm trách chẳng phải duyên, rời am tranh đi biền biệt. Lại chẳng rõ duyên do tâm tạo. Giá như họ kiên nhẫn dạo qua một lượt am tranh của tôi thì hẳn đã không vội vàng đấu pháp tranh hơn. Âu cũng là một chữ duyên.
Hôm nay, tôi viết loạt bài viết Minh định lại việc học Phật cũng là việc trình bày chỗ biết thô vụng của tự thân. Rất mong người học Phật ghé am tranh thuận duyên xem tùy hỷ, hy vọng rằng sau khi rõ đường hướng tôi đi nếu bạn đồng đạo nào rõ biết chỗ kém cõi, không là chánh pháp xin một phen chỉ thẳng, nói rõ nhằm mở mắt kẻ hậu học cũng như vì người học Phật ngày nay, ngày sau mà cảnh tỉnh kẻ mê. Tôi mong rằng sẽ không nhận những lời góp ý chung chung, mượn điển xưa, tích cũ, kinh sách mập mờ.
Trân trọng!