T

Bài học từ cuộc sống

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HAI CHÚ HƯƠU

HAI CHÚ HƯƠU

Hai chú hươu tên là Đẹp và Nâu sống cùng bố mẹ và các bầy hươu rất lớn trong rừng. Một ngày nọ, hươu bố gọi các con đến gặp mình và nói,” Mùa ngô đến rồi. Đây là thời điểm mà các con hươu sống trong rừng thường gặp nguy hiểm. Các con nên đem bầy đàn của mình đi đến nơi khác trú ngụ trong một thời gian.”
Hai chú hươu hỏi cha của mình, “Tại sao nguy hiểm hở bố?”

Cha của các chú trả lời, “ Khi hươu đi đến các cánh đồng để ăn ngô chín thì chúng bị vướng bẫy của các thợ săn đặt ở đó. Năm nào cũng có nhiều hươu bị mắc bẫy.”

Nâu hỏi, “Thế bố và mẹ có đi cùng với chúng con không?”

“Không. Bố mẹ và một số hươu lớn tuổi khác sẽ ở lại rừng. Sẽ có đủ thức ăn cho bọn ta nhưng không có đủ thức ăn cho các con và bầy của các con. Các con hãy dẫn bầy của mình đến những ngọn đồi cao ở trên kia, nơi đó sẽ có đủ thức ăn cho các con và hãy ở lại đó cho đến khi nông dân thu hoạch mùa màng xong thì mới được phép đem bầy của các con quay trở lại. Các con hãy cẩn thận”

Hươu cha nói tiếp, “Các con phải đi vào ban đêm vì nếu các con đi vào ban ngày, thợ săn sẽ nhìn thấy các con. Hãy nhớ là không được đưa bầy của các con đến bìa làng vì đó chính là nơi ở của những gã thợ săn.”

Vì vậy Đẹp và Nâu cùng đàn của mình lên đường. Đẹp đi vào ban đêm và không bén mảng đến gần một ngôi làng nào, cuối cùng nó đã dẫn được đàn của mình lên một ngọn đồi cao an toàn. Bầy của Đẹp không bị mất một con hươu nào.

Nhưng Nâu thì quên mất lời cha dặn. Nó cùng đàn hươu lên đường vào mỗi buổi sáng và đi suốt trong ngày. Khi trông thấy một ngôi làng, thay vì phải lánh xa nó lại dắt bầy của minh đi ngang sát qua đó. Nhiều lần như vậy, những người thợ săn trông thấy đàn hươu và bắt đầu để ý. Chúng ra tay và giết được rất nhiều con hươu trong đàn của Nâu.

Khi mùa ngô đã gặt xong, những con hươu bắt đầu quay trở lại rừng, Đẹp dắt bầy của mình trở về rừng đầy đủ và an toàn, nhưng Nâu, con hươu ngu ngốc, vẫn không rút được kinh nghiệm từ việc làm sai lầm của mình, nó lại tiếp tục dẫn bầy của nó đi vào ban ngày và đi ngang qua những ngôi làng. Khi về đến lại khu rừng, bầy của nó chỉ còn võn vẹn vài con.

BÀI HỌC RÚT RA:
Người khôn ngoan thường suy nghĩ về kết quả của việc mình đã làm và sửa đổi ngay những sai lầm mà mình mắc phải.


Người dịch: Quảng Hiền
Theo: Buddhist Jataka Tales
Nguồn: The Baldwin Project
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
BÀI HỌC TỪ CÂY TRE

Cuộc sống là sự đan xen của những niềm vui và nỗi buồn, của những khoảnh khắc hạnh phúc cũng như bất hạnh.

Khi tôi còn nhỏ một trong những ký ức dễ chịu nhất là khi tôi chạy ra sông ngồi nghĩ vu vơ. Ở đó tôi thấy quanh mình thật yên bình, nhìn dòng nước lững lờ trôi, nghe tiếng chim hót líu lo, nghe tiếng lá cây xào xạc. Tôi cũng nhìn thấy những cây tre uốn cong trong gió nhưng rồi lại vươn cao trở lại một cách duyên dáng khi gió ngừng thổi.

Khi tôi nghĩ về hình ảnh cây tre có thể vươn mình trở lại sau những trận gió, bỗng nhiên tôi nghĩ đến từ “sự dẻo dai”. Khi được dùng để nói về người thì từ này có nghĩa là khả năng phục hồi nhanh chóng sau những cú sốc, những cuộc khủng hoảng tinh thần, hay bất kỳ tình huống nào khác thử thách giới hạn cảm xúc của con người.

Có bao giờ bạn cảm thấy như mình sắp bị bắn đến nơi? Có bao giờ bạn cảm thấy mình đang ở trong tình huống nguy hiểm? Sẽ thật may nếu như bạn vẫn còn sống sót để kể cho chúng nghe về chuyện đó.

Trải qua nhiều chuyện không hay, bạn cảm thấy một mớ hỗn độn những cảm xúc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Bạn cảm thấy cảm xúc như khô cạn, tinh thần mệt mỏi và bạn đang chịu đựng hầu hết những cơn khó chịu ấy.

Bạn biết không, cuộc sống là sự đan xen trộn lẫn của những niềm vui và nỗi buồn, của những khoảnh khắc hạnh phúc cũng như bất hạnh. Những khi bạn cảm thấy mình đang trải qua những lúc tồi tệ nhất mà có thế dẫn bạn đến chỗ hiểm nguy, hãy biết uốn cong bản thân đừng để mình bị gục ngã. Hãy cố hết sức đừng để mọi thứ đánh bại bạn.

Biết hy vọng sẽ đưa bạn qua những thử thách khó khăn. Với niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn hay mọi việc rồi sẽ tốt đẹp hơn, mọi chuyện sẽ chẳng tệ hại như bạn nghĩ.

BÀI HỌC RÚT RA​
Nếu mọi thứ trở thật đen đủi đối với bạn và bạn đang gặp nguy hiểm, hãy cho mọi người thấy “tính dẻo dai” của bạn. Hãy giống như những cây tre, biết uốn cong chứ không chịu gục ngã, bạn nhé!


HOÀNG TRỊNH UYÊN PHƯƠNG (dịch)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
RŨ BỎ VÀ ĐỨNG LÊN​

Có một người nông dân nuôi một con la để chuyên chở hàng hoá ra chợ bán. Hôm ấy, sau một buổi sáng làm việc mệt nhọc, người nông dân để con la đứng bên một miệng giếng cạn. Thật không may, con la sảy chân rơi xuống giếng. Nó kêu rống lên cầu cứu.

Người nông dân đến xem xét. Ông ta thấy rằng để đưa con la lên khỏi giếng phải mất rất nhiều công sức, trong khi đó, nó đã là một con la già nua mà ông đã muốn loại bỏ từ lâu. Sau một lúc cân nhắc, người nông dân quyết định sẽ mua một con la mới chứ không bỏ công sức cứu con vật khốn khổ. Ông ta gọi một người hàng xóm đến và họ cùng xúc đất lấp giếng.

Con la vô cùng phẫn nộ. Ban đầu nó không hiểu tại sao người ta có thể đối xử với mình như vậy. Nhưng rồi, nó thấy rằng có căm phẫn cũng chẳng ích gì. Và nó bỗng để ý thấy mỗi xẻng đất hất xuống mình nó, nó có thể rũ bỏ (shake-off) và bước lên trên (step up).

Thế là con la bắt đầu làm cái công việc giải cứu chính mình. Mỗi xẻng đất đổ xuống trên mình, nó lại rũ bỏ và bước lên trên. Dần dần, đất đầy lên và con la bước ra khỏi miệng giếng.

Những đất đá tưởng sẽ vùi lấp con la lại trở thành phương tiện để cứu thoát nó.

Bài học rút ra:

Đôi khi, trong cuộc sống của bạn, có những lúc bạn tưởng như tuyệt vọng vì bao nhiêu khó khăn đổ ập xuống mình. Vậy hãy làm như con la thông minh kia: Rũ bỏ và đứng lên (shake-off and step up).

Và bạn sẽ thấy, những khó khăn tưởng như vùi lấp ta hoá ra lại là những phương tiện để nâng cao con người ta lên.

Hãy chuyển hóa phiền não khổ đau.

 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
DIỆU NGHĨA HOA SEN

DIỆU NGHĨA HOA SEN TRONG PHẬT GIÁO
Huỳnh Trung Chánh

Hoa sen hay Liên hoa là loài hoa thanh khiết thiêng liêng có vị trí tôn quý đặc biệt trong giáo nghĩa cùng với sức phát triển bao trùm trên nền văn hóa Phật giáo. Để nắm vững đặc điểm thù thắng đó trong Phật giáo, thiết nghĩ chúng ta cũng nên tìm hiểu hoa sen về phương diện thực vật học, kế đến sẽ phác họa vài nét về vị trí hoa sen trong niềm tin tôn giáo cổ xưa, và sau cùng đến phần hoa sen trong Phật giáo.

Phần 1: Về phương diện thực vật học, hoa sen (Lotus) là loài thực vật thủy sinh thuộc dòng bộ phái Proteales, họ Nelumbonaceae, chi phái Nelumbo. Trong chi phái này có 2 loại: Nelumbo Nucifera và Nelumbo Lutea


I. Hoa sen Nelumbo Nucifera: thường được gọi là Indian lotus, Sacred lotus, Oriental lotus, cũng chính là loài sen bản địa của Việt Nam và vùng Đông Nam Á. Hoa sen sinh trưởng ở ao hồ hoặc khúc sông nông nước trầm lặng. Hoa sen có nét đẹp thanh khiết thùy mị, bông búp tròn đầy đặn, đỉnh nhọn như hình tháp, sắc trắng, hồng, xanh (màu xanh rất hiếm) giản dị mà trang nhã. Hương hoa dịu dàng thoang thoảng và thuần khiết. Rễ sen mọc từ bùn tận đáy ao, nhưng lá sen vẫn có khả năng vượt khỏi mặt nước, và bông vượt trội khỏi mặt nước chừng vài tấc. Điểm đặc biệt là cấu trúc hoa, trong hoa có đài sen (còn gọi là gương sen: circular seed pod) nơi chứa hột ngay khi hoa còn búp, khi hoa tàn, cánh hoa rụng, đài sen tiếp tục phát triển cho đến khi hạt già, đài sen khô héo, hạt già tự động rơi xuống nước, mà tiếp tục chu kỳ sanh trưởng. Sen có giá trị thực dụng rất cao: lá sen gói thức ăn, lá non làm salad và soup (Đại Hàn và Nhật), ngó sen làm dưa, gỏi..., củ sen nấu thức ăn ngọt lẫn mặn, hạt sen ăn tươi hoặc để khô nấu chín làm chè, nhân bánh đủ loại, tua sen, cánh hoa làm salad, nhụy sen(đặc biệt là phần hột gạo của tua sen) ướp trà... Sen lại là loại dược thảo siêu hạng, từ hoa lá cho đến hạt, gương, ngó sen, củ sen, ngay cọng cứng của hoa lá... cũng đều chứa chất thuốc cả.

Ngoài giá trị thực dụng, hoa sen còn có nhiều đặc tính kỳ diệu mà các loài hoa khác không hề có, xin sơ lược dưới đây:

1. Hoa và quả kết cùng một lúc: trong hoa đã có hạt, trong hạt đã có mầm lá (tim sen tức liên tử tâm: lotus heart). Gương sen với hàng lớp hạt trật tự là cấu trúc đặc biệt không loài hoa nào có cấu trúc tương đồng.

2. Tánh không ô nhiễm và trừng thanh: Sinh trong bùn lầy mà không bị bùn lầy ô nhiễm, ngược lại, còn làm trong sạch hóa môi trường.

3. Tánh tinh khiết: Hoa tinh khiết từ khi nở cho đến lúc tàn, cánh hoa và nhụy... không bị các loài ong bướm xôn xao hút hương nhụy gây ồn ào và làm nhơ bẩn.

4. Tánh thanh cao: hoa đẹp theo lối đằm thắm, trang nghiêm mà giản dị: màu sắc trang nhã chớ không lòe loẹt sặc sỡ, tỏa hương dịu dàng thùy mị chớ không ngây ngất nồng gắt, nên tạo cho tao nhân cảm giác cao thượng, thanh thoát.

5. Khả năng sinh tồn vượt bực: hạt giống không hư hoại dù bị vùi dập cả ngàn năm vẫn duy trì mầm sống. Các cuộc thí nghiệm của Bác sĩ R. Brown năm 1855, bác sĩ J. Bamsbattom năm 1942, bác sĩ Ichiroohga... đều đã xác nhận điều này (trích Hoa sen với đạo Phật, Phan Bá Cầm).

6. Lá sen có khả năng vượt khỏi mặt nước, và khả năng tự làm sạch, mà giới khoa học gọi là “hiệu ứng Lotus” (giáo sư ngành thực vật người Đức tên là W.Barthlott khám phá tính chất bất cấu nhiễm của sen đem áp dụng để chế tạo ra loại vật liệu xây dựng có bề mặt tự làm sạch và được giải thưởng bảo vệ môi trường - trích Hương sen, Nguyễn Tường Bách).

7. Khả năng điều hòa nhiệt độ ở mức 86 đến 95 độ F khi trời lạnh xuống còn 50 độ F (phúc trình của Dr. Roger S.Seymour và Dr. Paul Schultze-Motel, giáo sư University of Adelaide Australia - theo Wikipedia: Nelumbo).

II. Hoa Sen Nelumbo Lutea: còn gọi là sen mỹ hay sen vàng: Loại sen này sinh trưởng từ miền Đông Nam Hoa Kỳ và chạy dài đến vùng Trung và Nam Mỹ. Về phương diện thực vật nó rất tương đồng với sen Á châu, nhưng còn mang chất hoang dại, bông thon nhỏ thưa thớt, hương kém đậm đà, đặc biệt là cánh hoa đầu tròn nên bông búp không có đỉnh nhọn như sen Á châu và hoa mang sắc vàng nhạt, đôi khi gần như trắng.

III. Loài Bông Súng (water lily): Trong nhiều thế kỷ trước, người ta thường lầm lẫn gọi loài hoa súng là sen vì cả hai đều sinh sôi ở ao hồ; nay người ta đã tách sen, súng thành hai hệ phái riêng biệt, vì có sự khác biệt về cấu trúc lá và hoa (chỉ riêng sen có gương; lá sen có khả năng vượt khỏi mặt nước). Súng thuộc bộ phái riêng biệt là: Nymphaeales, họ Nymphaeaceae, chia thành 8 chi phái lớn với tổng số hơn 70 loại. Xin đơn cử vài loại đáng chú ý như sau:

1. Bông súng chi phái Nymphaea: là loài đông đảo nhất, bông thon dài, màu sắc sặc sỡ, cánh bông đa dạng nhiều tầng lớp, nên rất được ưa chuộng.

+ Loại Nymphaea Stellata, tức blue star lily, là loại bông Thánh biểu tượng quốc gia của Sri Lanka, có màu xanh, và được nhân dân nước này coi là Hoa sen xanh (blue lotus tức utpala theo truyền Phật Giáo xa xưa, xem hình bên trái).

+ Loại Nymphaea Caerulea, bông xanh (sáng nở tối khép lại), Nymphaea Lotus bông trắng (tối nở, sáng khép lại), cả hai gọi chung là bông súng sông Nile (Nile water-lilies) và cũng mang tính chất thiêng liêng: tượng trưng cho mặt trời, cho sự sáng tạo và hồi sinh nên rất được tôn sùng và gọi là lotus Ai Cập.

2.Bông súng chi phái Victoria(Victoria water lily): Victoria là tên do nhà thực vật học John Lindley đặt tên cho loài hoa vĩ đại này vào năm 1837 để tôn xưng danh hiệu Nữ hoàng Anh, nó phản ảnh khá chính xác về sức mạnh xâm lăng khổng lồ của đế quốc Anh thời đó, chi phái này gồm 2 loại là:

- Victoria amazonica là loại súng vĩ đại thuộc lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ, nổi tiếng với loại lá rộng đến 3 thước đường kính (có sức chịu đựng khoảng 50kg, theo K. Festeryga và SeoYoun Kim thì sức chứa có thể lên đến 136kg). Điểm đáng lưu ý là nó có khả năng bành trướng khó ngăn chặn, nếu vô tình để lan đến những cánh đồng rộng như Đồng Tháp thì rất khó kiểm soát và tiêu diệt, vì trừ mặt trên của lá bóng láng, phần còn lại: cọng, hoa và nhất là mặt dưới của lá tua tủa gai dài cả inch, gai này khá độc, ngoài ra, phấn hoa dễ sanh dị ứng. Thật ra, loài súng nầy chỉ hấp dẫn đối với kẻ hiếu kỳ nhờ chiếc lá vĩ đại, nhưng nó không chút đặc điểm nào tương đồng với bông sen cả. Trong phạm vi bài này, tác giả đã đề cập đến để tránh những ngộ nhận đáng tiếc, mà chính tác giả thời trẻ cũng tưởng đó là một giống sen quý hiếm. Trước năm 1975, loài súng Victoria amazonica này từng được đưa về Việt Nam trồng tại Vườn Bách Thảo Sài Gòn nhưng chỉ ghi tên khoa học, nhưng gần đây được biết đã xuất hiện ở ngôi chùa Phước Kiển, xã Hòa Tân, tỉnh Đồng Tháp, với truyền thuyết là sen lạ tự mọc một cách huyền bí, có người còn chủ trương gọi tên là sen Tây Vức.

- Victoria cruziana cũng là loại súng vĩ đại thuộc vùng trũng Paraguay-Panama, Nam Mỹ châu. Lá loài này tương đối nhỏ hơn loài amazonica đôi chút, với điểm khác biệt là mặt dưới lá màu tím còn loại amazonica thì màu đỏ.

IV. Sen Tuyết (snow lotus): Tuy cũng gọi là lotus, nhưng loài hoa tuyết này khác hẳn với hoa sen lẫn hoa súng, chúng thuộc họ Asteraceae, và có tên là khoa học là Saussurea laniceps (bông trắng) và Saussura medusa (bông hồng). Cả hai đều mọc trên xứ Tuyết thuộc vùng núi Hy Mã Lạp sơn ở độ cao bốn ngàn thước, và đều được xem là thần dược trong ngành y học cổ truyền Tây Tạng
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Phần 2: Vị trí hoa sen trong niềm tin cổ xưa

Phần 2: Vị trí hoa sen trong niềm tin cổ xưa

1. Hoa sen trong nền văn minh cổ Ai Cập: Cổ Ai Cập tôn kính hoa sen như là một biểu hiện của vầng thái dương, cho sự sáng tạo và tái sanh. Theo thần thoại về sự sáng tạo thì vào thời đại hỗn mang nguyên sơ, một hoa sen vĩ đại xuất hiện, từ đó mặt trời đã mọc ngay vào ngày đầu tiên, tạo thành phần thượng của Ai Cập. Theo huyền thoại khác thì khi vũ trụ còn hỗn mang với biển cả nguyên sơ vô cùng gọi là Nun, từ đó có đóa sen xanh nở cùng với sự xuất hiện của thần Ra, vị Thần Thái Dương (Sun God), và thế giới bắt đầu từ đó. Hoa sen sáng mở cánh cho Thần bước ra, và khép lại khi Thần trở về với nó mỗi ngày, và như vậy mà có hiện tượng mặt trời mọc rồi lặn. Do đó, hoa sen vừa có tính chất sáng tạo, vừa hồi sinh. Hoa sen là nguồn sáng tác thiêng liêng và dồi dào của văn minh Ai Cập, rất nhiều sáng tác nghệ thuật đã lần lượt khám phá trong các đền đài và lăng tẩm xưa. (Xin lưu ý Egyptian lotus, như phần thực vật học đã trình bày, ngày nay đã được các nhà thực vật học xếp vào họ bông súng (Nile water-lilies), chớ không là họ sen nữa).

2. Hoa sen theo huyền thoại Ấn Độ: cũng tượng trưng cho khả năng sáng tạo và sự hồi sinh. Theo huyền thoại thì từ rốn của thần Vishnu mọc ra đóa sen, từ hoa hóa sanh thần Brahma tức Phạm Thiên, rồi do tâm của Brahma đã sáng tạo ra đất trời và sự sống. Thần bảo quản Vishnu tọa trên tòa sen, tay cầm 4 yếu tố sáng tạo trong đó có búp sen. Các vị thần Hindu đều đứng ngồi trên tòa sen, tay còn cầm hoa sen. Tượng nữ thần Lakshmi, vợ của Vishnu, tọa trên đóa sen hồng, mỗi tay - từ hai cho đến tám tay - lại cũng đều cầm đóa sen, nữ thần tượng trưng cho thịnh vượng, trong sạch, cùng sự trẻ đẹp vĩnh hằng. Ngay như lá sen cũng được ca ngợi về tính không thấm nước nhiễm ô. Kinh Bhagavad Gita dạy rằng: “Một hành hoạt không dính mắc với tâm thành dâng thành quả cho đấng Vô thượng, là hành hoạt không nhiễm ô, tợ như lá sen không bị nước thấm ướt”.

Phần 3: Hoa sen trong đạo Phật​

I. Hoa sen là biểu tượng phổ quát trong niềm tin và tư tưởng Phật giáo:

1. Hoa sen là biểu tượng của sự thanh tịnh: Đặc trưng thanh tịnh này thay đổi tùy thuộc vào bốn màu sắc khác nhau của hoa sen:

- Utpala hoa sen xanh, biểu trưng cho sự thanh tịnh của trí tuệ, được tôn xưng là hoa đại trí của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát và của Đức Đại Thế Chí Bồ tát.

- Padma hoa sen hồng (khi sen nở sắp tàn, màu trở nên sậm hơn nên có tên gọi riêng là Kamala - sen đỏ) biểu trưng cho sự trong trắng của tấm lòng, của tình thương; đây là hoa sen đại bi của Đức Quán Thế Âm Bồ tát. Padma tức Padme (Tây Tạng) là một từ quan trọng trong lục tự chân ngôn “Om mani padme hum”, chân ngôn có vô lượng nghĩa nhưng có vị tạm giảng là: “Ô! chân linh trong hoa sen” hay “Quy y châu ma ni trên hoa sen”, cũng có thuyết cho rằng padme tức sen hồng tượng trưng cho đại bi và ngọc ma ni tượng trưng cho đại trí, nên chân ngôn diệu nghĩa có thể là: “Ô! chân Bi Trí nhiệm mầu”.

- Pundarika hoa sen trắng biểu trưng cho sự thuần khiết tối thượng chân thực của tâm linh tức Phật tánh. Theo quan niệm của Phật giáo Tây Tạng thì sen trắng còn tượng trưng cho lòng bi mẫn, và đồng hóa với White Tara (Bạch Đa La), một hóa thân sinh ra từ giọt nước mắt thương xót chúng sanh của Bồ tát Quán Âm.

- Và Mukula hoa sen màu vàng kim là hiện thân của Đức Phật, tượng trưng cho đức thanh tịnh tuyệt hảo.

(Theo các nhà học giả Tây phương thì sen Ấn Độ xưa nay chỉ có ba màu trắng, hồng và xanh (rất hiếm), còn màu sen vàng chỉ là màu tượng trưng nhằm tôn kính Phật nên không thực có. Nhận xét này có vẻ khá chính xác vì trong nhiều bài pháp ghi trong kinh điển Nam tông, nhân khi nhắc đến hoa sen thời đó, Đức Phật chỉ nói đến ba màu: xanh, hồng và trắng mà thôi.

- Hoa sen màu tía(purple): màu sen nầy chỉ thấy trên sáng tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng và trong các Mạn đà la.

2. Đặc tánh thăng hoa giải thoát: Hạt sen từ bùn nhơ nảy mầm, vượt khỏi bùn, vượt khỏi mặt nước, ngoi lên không khí trổ hoa, tương tợ như người hành giả từ cõi Dục nhơ bẩn, vượt qua khỏi cõi Sắc và cõi Vô sắc, để nở đóa hoa trí huệ thơm ngát thành bậc giác ngộ. Hoa sen quả xứng đáng với lời Đức Phật tán thán: “Như từ trong đống bùn nhơ vất bỏ, sinh ra hoa sen thanh khiết ngọt ngào làm đẹp ý mọi người; cũng thế, chỉ từ nơi chốn phàm phu ngu muội mới sản sinh những vị đệ tử bậc Chính giác đem trí tuệ soi sáng thế gian” (HT. Thích Minh Châu - bản dịch 1980b: 58 - trích từ Hoa sen trong Văn hóa PG, T.Hạnh Tuệ)

3. Đặc tánh bất nhiễm của hoa sen cũng được Đức Phật Thích Ca nhắc nhở nhiều lần trong các thời pháp, thí dụ như trong Kinh Tương Bộ,Tương Ưng Uẩn, Phẩm Hoa, Ngài dạy: “Này các Tỳ kheo, ví như bông sen xanh, bông sen hồng, hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước nhiễm ướt. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, Như Lai sanh ra ở trong đời, lớn lên trong đời, vươn lên khỏi đời, và sống không bị đời ô nhiễm”. Tính bất nhiễm còn thể hiện qua truyền thuyết, khi vừa đản sanh từ hông mẫu hậu, thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước và mỗi bước đều có hoa sen nâng chân Ngài. Truyền thuyết này có lẽ hàm ẩn khả năng sống trên cõi đời ngũ dục mà Đức Phật không đắm nhiễm để vươn lên như hoa sen, tỏa ngát hương thanh tịnh giải thoát trao cho muôn loài. Ngoài ra, hình ảnh này cũng khơi nguồn cho tinh thần nhập thế của Phật giáo Bắc truyền, theo đó Bồ tát thõng tay vào chợ, hội nhập vào thế gian đa sự, mà không bị ô nhiễm, để tùy duyên giáo hóa cứu độ chúng sanh. Đây cũng chính là đặc điểm mà Hòa thượng Làng Mai đã đề cao khi khởi xướng pháp tu giữ chánh niệm trong từng bước chân đi, qua tập sách thiền “Từng bước nở hoa sen”.

4. Đặc tánh chủng tử bất hoại: Hạt giống sen ngàn năm không hoại, tương tợ như hạt giống Phật đã gieo vào tàng thức đến tám đại vạn kiếp vẫn tồn tại và có lúc cũng nở hoa. Trong kinh Nam truyền có ghi chuyện một ông lão chừng 90 tuổi đến tịnh xá Kỳ Hoàn xin xuất gia, các vị A la hán đệ tử của Đức Phật Thích Ca sau khi quan sát nhận thấy trong tám đại vạn kiếp lão chưa từng gieo trồng căn lành nên từ chối. Đức Phật nghe biết sự việc trên, Ngài cho ông lão xuất gia, và sau khi được Phật khai thị, ông liền đắc Sơ quả. Sau đó, Đức Phật mới giải thích cho các đệ tử hiểu, là xa hơn 80 vạn kiếp về trước, có lần ông lão là một tiều phu bị cọp dữ rượt phải trèo lên cây trốn tránh, trong cơn sợ hãi bỗng nhớ đến Phật liền niệm lớn “Nam mô Phật!”. Sau khi thoát nạn, gã tiều phu tiếp tục kiếp sống buông lung không hề gieo trồng căn lành nào nữa trong 80 đại kiếp về sau, không ngờ, căn lành niệm Phật ngày xưa giờ đây trở nên thành thục nên vừa được Phật khai thị lão liền đắc Sơ quả.

5. Hoa sen - một pháp môn vi diệu: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, tiếng Phạn: Saddharma pundarika sutram (nghĩa từng chữ: saddharma = diệu pháp, pundarika = sen trắng, sutram = kinh) tức “kinh Diệu Pháp sen trắng” là bản kinh Bắc tông đã dành cho hoa sen một vị trí tối thượng: hoa sen tượng trưng cho Phật tánh, là tính giác ngộ mà mỗi chúng sanh đều có sẵn, như hạt sen đã sẵn có mầm hoa để khai nở, tỏa hương cho đời. Trong kinh này, Đức Phật đã đưa ra thông điệp “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”; nguyên lý mọi chúng sinh đều có Phật tánh, đều có khả năng thành Phật, thành người giác ngộ và giải thoát, là một nguyên lý vĩ đại, nêu cao tinh thần bình đẳng tột cùng cho muôn loài.

Chính do đặc tánh vi diệu thù thắng này nên Tổ Thiên Thai đã y cứ vào kinh Pháp Hoa lập tông, đồng thời viện dẫn ba đặc điểm của hoa sen gọi là Pháp Hoa tam dụ là: a. Vị cố liên hoa (vì hạt có hoa) b. Hoa khai liên hiện(Hoa nở bày hạt) và c. Hoa lạc liên thành(hoa rụng hạt thành) để khai quyền hiển thật diễn giải ý nghĩa nhiệm mầu của kinh Pháp Hoa.

6. Đài sen tượng trưng cho quả công đức: Vừa kết hoa, thì gương(đài) sen tượng hình và bắt đầu đơm hạt, tợ như khi người hành giả vừa phát tâm bồ đề, thì quả công đức bắt đầu nảy mầm. Chính nhằm thể hiện ý nghĩa đài sen tượng trưng cho đài công đức này mà các nhà nghệ sĩ tranh tượng Phật giáo xưa nay đã đồng loạt tạo dựng mô hình tôn kính chư Phật, chư Bồ tát bằng cách an vị quý Ngài trên đài sen. Điểm cũng nên lưu ý rằng tùy theo hạnh nguyện và công đức thù thắng khác nhau mà đài sen của chư Phật, chư Bồ tát cũng có những chi tiết khác nhau...

Theo quan niệm của Tịnh độ tông, thì ngay khi một hành giả phát đại nguyện tu tập cầu vãng sanh về cõi Tây phương Cực lạc, thì một đóa sen công đức tương ứng với họ liền hóa hiện ở cõi Tịnh độ, hoa lớn dần theo công phu tu tập, ngược lại, sẽ teo nhỏ hay khô chết nếu hành giả thối chuyển. Và cứ vào kinh Quán Vô Lượng Tho thì trên cõi Tây phương Cực lạc thế giới của Đức Phật A Di Đà có hoa sen chín phẩm, lớn nhỏ, màu sắc khác nhau, tùy theo công đức tu hành của hành giả sâu cạn như thế nào mà hóa sanh về cõi ấy theo phẩm vị của mình: “Hoa sen chín phẩm làm cha mẹ. Sen nở thấy Phật ngộ vô sanh” là ước nguyện tối hậu của hành giả tu pháp môn Tịnh độ.

7. Cánh hoa sen cũng hàm ẩn ý nghĩa tượng trưng cho vạn pháp, hay muôn vàn phương tiện tu tập. Hoa sen 4 cánh tượng trưng cho giáo lý Tứ diệu đế, sen 8 cánh chỉ cho Bát chánh đạo, (sen xanh 8 cánh cũng là biểu tượng Gia đình Phật tử Việt Nam), sen 10 cánh tượng trưng cho Thập thiện, 12 cánh cho giáo lý Thập nhị nhân duyên..., hoa sen trăm cánh tượng trưng cho Bách pháp Minh môn, sen ngàn cánh dụ cho Thiên pháp Minh môn, và sen vạn cánh cho Vạn pháp Minh môn.

8. Hoa sen trong vũ trụ quan Phật giáo: Theo kinh Hoa Nghiêm thì thế giới Ta bà nằm ở vị trí trung ương của cánh hoa thứ 13 của đóa sen Nhứt Thế Ma Ni Vương Trang Nghiêm, mà chúng tôi cố gắng sơ lược như sau:

Vũ trụ quan Phật giáo được mô tả trong kinh Hoa Nghiêm và Phạm Võng, theo đó vũ trụ mênh mang không ngằn mé, có hằng hà sa số thế giới hải. Một thế giới hải lại có hàng hà sa số thế giới chủng. Một thế giới chủng lại có vi trần số thế giới tổng hợp... Thế giới hải liên hệ với thế giới hiện tại của chúng ta là Liên Hoa Tạng Trang Nghiêm, gọi tắt cõi Hoa Tạng, là cảnh Thật báo vô chướng ngại độ của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai. “Liên Hoa” là hoa sen, đây chỉ cho hoa sen chúa Chủng Chủng Quang Minh Nhụy Hương Tràng, đại liên hoa (Nhụy Hương Tràng) bao trùm và duy trì vi trần thế giới chủng như hoa sen hàm chứa hạt sen, nên gọi là Hoa Tạng. Thế giới hải Hoa Tạng gồm có đến mười bất khả thuyết Phật sát vi trần thế giới chủng, các thế giới chủng đều y trụ trên hoa sen trang nghiêm bằng chất báu ma ni vương đều phóng ánh sáng bảo sắc; đều có mây quang minh phủ che và đều có các trang nghiêm cụ, và thời kiếp sai biệt... liên tiếp kết thành thế giới võng an lập khắp cõi Liên Hoa Tạng.

Từ trung ương biển Hoa Tạng nổi lên hoa sen lớn tên Nhứt Thế Ma Ni Vương Trang Nghiêm. Trên hoa sen, có thế giới chủng Phổ Chiếu Thập Phương Xí Nhiên Bảo Quang Minh an trụ. Thế giới chủng này được tạo thành bởi vô biên thế giới bằng số bụi nhỏ của nhiều cõi Phật, liên kết nhau thành dãy dọc từ thấp đến cao trên hai mươi tầng cánh hoa. Cõi Ta bà và Cực lạc đều tọa vào cõi trung ương cánh hoa sen tầng thứ mười ba. Có lẽ đây là một trong lý do mà chúng sanh cõi Ta bà tuy cách cõi Cực lạc đến hơn 10 vạn ức kiếp Phật độ lại có nhiều duyên phước (hay nói khác là dễ giao cảm) với cõi Cực lạc hơn bất cứ cõi tịnh độ nào khác.

9. Hoa sen trong kinh luận khác: Ngoài các kinh điển thuộc hệ thống A Hàm, các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Phạm Võng cùng toàn thể hệ thống kinh luận Tịnh độ đậm đặc hình ảnh hoa sen,... kinh luận khác của Phật giáo Bắc tông có rất nhiều đề mục liên hệ đến hoa sen, khó lòng liệt kê đầy đủ, chỉ xin vắn tắt ghi vài bộ tượng trưng:

- Kinh Đại Bát Nhã nói về một loài sen đặc biệt có nghìn cánh là Thiên diệp Liên hoa.

- Kinh Như Lai tạng ghi: “Bấy giờ Đức Thế Tôn ở trong chiên đàn lầu các, đang ngồi chốn đạo tràng mà hiện pháp thân biến ra hoa sen ngàn cánh, lớn như bánh xe, trong sen hóa ra vị Phật, mỗi vị Phật phóng ra vô số trăm ngàn hào quang.

- Kinh Đại thừa Bổn sanh Tâm Địa Quán diễn tả hình ảnh huyền diệu của chư Phật, giảng pháp cho các hàng Bồ tát theo ba hạng: Chư Phật ngồi trên hoa sen trăm cánh giảng Bách pháp Minh môn, ngồi trên sen ngàn cánh giảng Thiên pháp Minh môn, ngồi trên sen vạn cánh giảng Vạn pháp Minh môn.

- Theo Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký, hoa sen có mười đặc tính: 1. Vi diệu; 2. Khai phụ; 3. Đoan chính; 4. Phân minh; 5. Thích duyệt; 6. Xảo thành; 7. Quang tịnh; 8. Trang sức; 9. Dẫn quả; 10. Bất nhiễm.

- Theo Nhiếp Thừa Luận Thích thì bốn đặc tính của sen (hương thơm, thanh tịnh, mềm mại, khả ái) được dùng để ví với bốn đức Thường - Lạc - Ngã - Tịnh của Niết bàn.

10. Hoa sen trong tín ngưỡng phồn thực: Tín ngưỡng phồn thực dài lâu dòng giống tức diên hựu vốn tiềm ẩn sâu xa trong lòng dân tộc nông nghiệp Á châu, nên văn hóa thờ phượng nguyên lý sinh thành Linh phù Lingam Yoni của Bà la môn giáo Chiêm Thành dễ ngấm ngầm ảnh hưởng ít nhiều đến nước ta từ đời Đinh-Lê-Lý. Chùa Diên Hựu tục danh chùa Một Cột xây dựng tại thành Thăng Long thời Lý Thánh Tông, với kiến trúc độc đáo là một lầu gỗ hình vuông đặt trên một cột đá trồng giữa một hồ nước. Lầu được củng cố bằng một hệ thống con sơn sóc nách bằng gỗ. Tất cả tượng hình cho một bông sen vươn lên khỏi mặt nước, do đó mà có tên là Liên Hoa Ðài, trên thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Ngôi chùa vừa tiêu biểu cho tín ngưỡng mẹ Quan Âm cứu khổ cứu nạn phối hợp với nguyên lý sinh thành, mà hình ảnh linga và yoni khéo léo ngụy trang dưới hình thức một trụ nâng sáu cánh hoa sen làm nền cho ngôi chùa cầu tự mang tên là Diên Hựu, có nghĩa là dài lâu giòng giống. (Theo truyền thuyết, chùa Một Cột hình thành do giấc mộng của vua Lý Thái Tông, vào đêm xuân năm Kỷ Sửu 1049, thấy được Bồ tát dẫn lên đài sen. Thiền sư Thiền Tuệ khuyên vua xây dựng chùa một cột, cột đá giữa hồ nâng đài sen, trên có chùa như trong giấc mộng, đặt tên là chùa Diên Hựu - xem Lịch sử tư tưởng VN tập 3, GS.Nguyễn Đăng Thục).

II. Ảnh hưởng của hoa sen trong văn học Phật giáo

1. Từ hoa sen rất phổ biến trong văn học Phật giáo lẫn dân gian:

Hoa sen không chỉ là biểu tượng cho diệu pháp, mà còn chỉ bất cứ điều gì liên hệ ít nhiều với Phật giáo như: Liên nhãn (mắt Phật và Bồ tát), Liên hoa y (áo ca sa), Liên hoa tọa (ngồi kiết già), Liên hoa hợp chưởng (chắp hai tay chào kính hay niệm hương), Liên bang, Liên sát (cõi Cực lạc thế giới), Liên tông (Tịnh độ tông), Liên xã (hội đoàn tịnh độ), liên hữu (bạn đạo)..., ngoài ra, hoa sen còn ưu ái sử dụng đặt tên chùa như chùa Kim Liên, chùa Liên Phái tại Hà Nội, tên đạo tràng như Bạch Liên xã, Sen trắng, tên cơ sở Phật giáo như nhà in Sen Vàng, thư viện Hoa Sen... pháp danh Tăng Ni, Phật tử, ngay cả tục danh như Liên Hoa, Thanh Liên, Kim Liên, Hồng Liên... cũng rất thông dụng.

Trong lịch sử Phật giáo, hai vị Thánh tăng tên hoa sen danh tiếng lẫy lừng là:

- Ni sư Liên Hoa Sắc (Utpalavarna), bà nguyên là người có nhan sắc kiều diễm nhưng lâm cảnh trớ trêu khổ sở về đời sống lứa đôi, nên giận đời bỏ đi làm dâm nữ tại thành Tỳ Xá Ly. Duyên may bà được Tôn giả Mục Kiền Liên thuyết pháp, bèn xin thọ giới Tỳ kheo ni với Ni trưởng Ma Ha Ba Xà Ba Đề, sau đó, đã đắc quả A la hán và được tôn xưng đệ nhất thần thông bên Ni chúng.

- Liên Hoa Sanh (Padma-sambhava), theo truyền thuyết đã hóa sanh từ hoa sen, là bậc đạo sư lỗi lạc làu thông giáo nghĩa Nam Bắc tông Phật giáo nguyên trụ trì chùa Na Lan Đà, Ấn Độ. Vào năm 747, ngài đã nhận lời mời của vua Kri-son-Ide-btsan đến Tây Tạng truyền giáo Mật tông tại chùa Samyas, Nam Lhasa và được tôn xưng là Sơ tổ Hồng giáo Tây Tạng.

2. Hoa sen trong nghệ thuật tranh tượng và kiến trúc:

- Về phương diện tranh tượng điêu khắc: Hình ảnh hoa sen là nguồn cảm hứng cho giới nghệ sĩ khắp thế giới sáng tác những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc liên quan đến Phật giáo, trang trí trên điện thờ, phù điêu, tranh tượng... Sáng tác phẩm đa dạng và phong phú màu sắc của Phật giáo Tây Tạng thường được giới học giả Tây phương lưu tâm. Tại Việt Nam, nghệ thuật điêu khắc hoa sen trên nền và trụ đá, trên kèo cột, trên tháp và mái lợp các ngôi chùa xưa vẫn còn tồn tại, đặc biệt là giới khảo cổ còn tìm thấy tháp sứ Bát tràng Đại La, sản xuất phẩm từ thời Lý, bằng đất nung màu gạch đỏ, tháp có 7 tầng, cao 50cm, thân dưới hình vuông cạnh 15cm đặt trên bệ tòa sen hai tầng cánh hoa, trên đỉnh tháp là đóa sen búp. Tháp sứ này có thể là mô hình tháp chùa Phật Tích dựng năm 1057 đã bị đổ nát, nên vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật.

- Về phương diện kiến trúc, ngoài ngôi chùa Một Cột mà ta có thể tự hào là có sắc thái đặc thù và vẻ đẹp xinh xắn, tháp Cửu Phẩm Liên Hoa đặt tại gian giữa tòa Tích Thiện am, chùa Bút Tháp cũng có nét mỹ thuật rất độc đáo. Theo tác giả Thu Phương mô tả thì: “... tháp Cửu Phẩm Liên Hoa - Chùa Bút Tháp là một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2m, cao 50cm. Cả tháp cao 7,8m, phía ngoài tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau. Tầng một đến tầng chín biểu hiện cho những nấc thang của sự tinh tiến trong đạo Phật. Tháp có thể xoay được bởi nó được ăn chân trụ với một chiếc cối đồng chôn ngang mặt đất và hệ thống bốn cột cái đặt chung quanh tháp. Cứ mỗi vòng quay của tháp tương ứng với 3.452.400 lời niệm”. Tháp quay Cửu Phẩm Liên Hoa bằng gỗ lắp ráp rất cân xứng, nên dù đã xưa đến ba thế kỷ rưỡi mà khách hành hương vẫn còn xoay tháp quay nhẹ nhàng, quả là một công trình nghệ thuật rất sáng giá.

Thay phần kết
:

Sống tại Hoa Kỳ, khi tưởng nhớ đến diệu nghĩa hoa sen, tôi thường ước ao một cơ hội dâng đóa sen cúng Phật, chuyện khó khăn làm sao tại xứ này. Bất ngờ, một hôm khi chắp tay niệm hương, tôi bỗng nhớ ra rằng mình đang “liên hoa hiệp chưởng” hướng về Đấng Thế Tôn, thì ra hoa sen thuở giờ vẫn thường trực hiện hữu, lỗi tự mình không mở mắt nên đã không thấy hoa mà cúng Phật.

Như thế đó, Phật pháp ẩn hiện khắp nơi và vốn không rời thế gian pháp, Bồ tát luôn luôn hội nhập với cuộc đời nhiêu khê cát bụi để thăng hoa giác ngộ, như hoa sen phải nương nơi bùn nhơ thì mới có thể vượt lên khỏi mặt nước nở hoa trao hương cho đời.

Tại nước nhà, ngôi chùa quê thường gắn liền với ao sen: ao sen và chùa tuy hai mà một. Hình ảnh ngôi chùa bình dị và ao sen lác đác hoa là một dung hợp hài hòa kỳ diệu: lặng lẽ không lời mà nó có thể diễn tả được đạo lý nhiệm mầu. Mà đạo lý nhiệm mầu của hoa sen đối với dân quê thật ra rất tầm thường giản dị: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Chỉ có vậy thôi! Người hành giả chỉ cần “gần đời mà không tanh mùi đời” là đẹp như hoa sen rồi, là thanh cao thoát tục rồi. Câu ca dao thoạt nghe mộc mạc mà suy ra lại vô cùng thâm thúy:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng,

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

(Tác giả viết bài này để tự trách mình và cũng nhằm nhắc nhở những vị Phật tử Việt Nam, đã có phước duyên hy hữu gần gũi với loài hoa thanh khiết được tôn sùng là Sen Thánh, xin hãy trân quý chiêm nghiệm tận hưởng thời khắc đó để khỏi hối tiếc khi phải cách xa. Giống như anh chàng bần tử trong kinh Pháp Hoa, báu vật trong nhà không thấy, mà cả đời cứ run rủi săn chạy theo báu vật ảo mộng đâu đâu... Có khi nào đó, chúng ta đã bị cuốn hút theo những loài hoa sặc sỡ lòe loẹt mà quên giá trị vi diệu của loài hoa quê mùa thanh cao tại quê hương mình chăng?).


Huỳnh trung Chánh

Tài liệu tham khảo: 1. Lịch sử tư tưởng VN, tập 3, Giáo sư Nguyễn Đăng Thục 2. Phật học tinh yếu, Hòa thượng T.Thiền Tâm 3. Bản dịch Kinh Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ: Hòa thượng Minh Châu 4.Chùa xưa tích cũ, Nguyễn Bá Lăng 5. Sáng giá chùa xưa, Chu Quang Trứ 6.Các bài khảo luận: - Tìm hiểu hình tượng hoa sen trong nghệ thuật kiến trúc, Thu Phương (thuvienhoasen.org) - Hương sen, Nguyễn Tường Bách (thuvienhoasen.org) - Hoa sen với đạo Phật, Phan Bá Cầm (thuvienhoasen.org) - Hoa sen trong Văn hóa Phật giáo, Thích Hạnh Tuệ (buumon.org) 7. Phật học Từ điển Huệ Quang 8. Phật học Từ điển, Thiên Phúc 9. Wikipedia encyclopedia: nelumbo nucifera, Nymphaeaceae

(Theo GNO)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
CỘI NGUỒN HẠNH PHÚC LÀ CHO KHÔNG PHẢI NHẬN
Tân Phước Đạt)

Trong cuộc đời, có lẽ ai cũng từng giúp người và từng được người giúp. Hiệu quả giúp đỡ phụ thuộc nhiều yếu tố như: khả năng, thiện chí, cách thức… Khả năng thì có hạn vì trong đa số trường hợp, ta không thể vượt quá khả năng của mình. Thiện chí giúp đỡ có thể là vô hạn tùy thuộc tâm từ bi của mỗi người. Cách thức thì rất đa dạng như giúp công sức, tiền bạc, chia sẻ kiến thức, tình cảm,... đến đối tượng hoặc dựa vào các mối quan hệ để giúp người việc này chuyện kia như xin hộ việc làm, giới thiệu khách hàng. Tuy nhiên, khi nói giúp đỡ, người ta thường hay nghĩ đến giúp về vật chất, gọi một cách nôm na là cho hoặc bố thí.

Có người cho thật dễ dàng, sẵn lòng ban phát tiền của khi bắt gặp hoàn cảnh ngặt nghèo, đáng thương. Họ giúp đỡ một cách tự nhiên, tự nguyện và có thể bố thí đến những đồng bạc cuối cùng.

Trái lại, có người hiếm khi cho và nếu có thì rất khiêm nhường. Khó khăn lắm họ mới có thể mở hầu bao, trong một số trường hợp gần như là miễn cưỡng. Họ thường viện dẫn các lý do để từ chối như chưa đủ khá giả, đối tượng chưa thực sự đáng giúp, chưa đúng lúc, chưa đúng nơi v.v… Và lý do phổ biến nhất là lo cho người thân còn chưa xong nên chưa nghĩ đến việc giúp người khác. Lý do này thoáng nghe có vẻ hợp tình, hợp lý nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì vẫn thấy dường như chưa ổn.

Lo cho người thân cũng vô chừng như lo cho chính mình. Hơn nữa, không chắc ta đã thực sự lo cho người thân trừ khi giúp họ giải quyết rốt ráo một số khó khăn cụ thể như giúp mua thửa đất, ngôi nhà, chiếc xe, trợ vốn làm ăn. Còn thỉnh thoảng biếu người thân, bạn bè một ít tiền, quà vào dịp lễ lạt hay khi cơ nhỡ thì chỉ là sự giúp đỡ tạm thời. Không thể dựa vào đó để từ chối giúp đỡ những hoàn cảnh như đói khát, thất học, bệnh tật không tiền thang thuốc, chết không tiền ma chay, bị thiên tai, hỏa hoạn. Bởi thực tế, ngay khi đó, ta đâu có giúp người thân mà chỉ nghĩ đến những lần giúp đỡ trước đó hoặc hình dung sau này có thể sẽ phải giúp. Đôi khi còn tự trấn an vĩnh viễn rằng thiên hạ nghèo khổ đầy dẫy trong xã hội, lo sao cho xuể.

Tôi có đứa cháu bị liệt hai chân. Cha mẹ cháu đều là công nhân, nếu khéo gói ghém thì cuộc sống cũng tạm đủ dù phải cưu mang cháu suốt đời. Bởi cháu cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng như khoản trợ cấp hàng tháng từ chính quyền xã, tiền và quà từ các tổ chức từ thiện, sự giúp đỡ thường xuyên của bà con thân tộc. Một bữa nọ, được tin người thầy cũ bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, nếu không lo đủ viện phí để tiến hành phẫu thuật thì thầy sẽ bị liệt. Tôi nhanh chóng trích một khoản tiền nhỏ nhưng cũng chiếm đến 1/5 tiền lương tháng để giúp thầy.

Đứa em gái biết chuyện đã trách hơi lớn tiếng:

- Sao không để dành giúp cháu, người nhà không lo, lo làm chuyện bao đồng.

Thực ra nếu không giúp thầy lần đó thì tôi cũng đâu có chi số tiền trên để giúp cháu, bởi tôi đã giúp gia đình cháu rất thường xuyên. Một cách ấm ức, tôi hỏi lại:

- Giả sử hôm nay ra chợ gặp ba người ăn xin, nếu có thể giúp được ba đồng thì ta sẽ cho mỗi người một đồng hay cho luôn một người cả ba đồng, rồi không giúp hai người kia?

Em tôi đáp:

- Hãy giúp người nghèo khổ nhất trong ba người đó!

Tôi hỏi:

- Làm sao biết ai là người đáng giúp nhất?

Em sốt sắng đáp:

- Người có bề ngoài thảm hại, thần sắc tiều tụy, đầy thương cảm là người cần được giúp trước. Cũng có thể ưu tiên theo thứ tự trẻ con, người già, phụ nữ rồi mới đến đàn ông, người bị tật nguyền nặng hay nhẹ,… Khó tả lắm! Tùy thực tế cảm nhận lúc đó mà thôi!

Tôi ôn tồn giãi bày:

- Người ăn xin có nỗi khổ của họ, vừa khổ thân do phải lăn lóc xó chợ đầu đường, dãi nắng dầm sương, vừa khổ tâm do phải cam chịu thân phận thấp hèn, đôi khi còn bắt gặp ánh mắt, thái độ thiếu thân thiện thậm chí khinh khi. Và không hẳn người có bề ngoài tiều tụy nhất là người có hoàn cảnh khó khăn nhất! Bởi có người cố tạo bề ngoài đầy thương cảm thậm chí trông gớm ghiếc để khơi dậy lòng trắc ẩn của người khác nhưng cũng có người do cảnh ngộ bức xúc, phải nén lòng cầu xin sự giúp đỡ và họ không muốn làm ô nhiễm môi trường qua việc phơi bày các thương tật, họ thể hiện chừng mực nỗi khốn khó, tình trạng bi đát của mình đủ để những ai có từ tâm hiểu và giúp họ. Cho nên, thật khó mà đánh giá sự việc chỉ qua bề ngoài hay cảm nhận cá nhân nếu như chưa có được sự cảm nhận sâu sắc hay cái nhìn chính xác. Thôi thì vui giúp tất cả, có thể giúp lầm nhưng cố gắng đừng bỏ sót hay không giúp kịp thời, cố gắng giúp được chừng nào hay chừng nấy, được ngày nào hay ngày ấy, để kẻ khốn khó bớt phần vất vả, qua cơn đói lòng hay thoát cảnh hiểm nguy.

Đứa em gái tuy chưa thừa nhận ngay cách lý giải của tôi nhưng cũng không nói gì thêm nữa. Tôi tin rằng em sẽ nghĩ lại quan niệm về bố thí của mình.

Hôm khác, chị hàng xóm thân thiết sang chơi, phàn nàn với tôi:

- Thỉnh thoảng, vợ chồng chị biếu má chút tiền tiêu vặt nhưng bà cụ cứ gom góp để dành cúng chùa hoặc bố thí không hà! Bực mình ghê!

Tôi biết bác bên nhà được anh chị quan tâm và chăm sóc chu đáo. Tiền anh chị biếu để tiêu vặt, không phải là bác không có nhu cầu ăn uống hay mua sắm nhưng do bác cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn khi được cúng chùa hoặc giúp đỡ ai đó. Chẳng lẽ đó không phải là cách xài tiền hợp lý ư?

Tôi hỏi chị hàng xóm:

- Chị có thực rõ ý nghĩa của việc cúng chùa không?

Chị hàng xóm cũng là Phật tử nên mau mắn trả lời:

- Cúng chùa là cúng dường Tam bảo, phụng dưỡng Tăng để hướng dẫn chúng sanh tu học cũng là phổ biến Phật pháp. Tuy nhiên, tùy thuộc từng chùa và mỗi Tăng Ni mà người cúng dường sẽ được hưởng phước nhiều hay ít. Vì vậy, người ta thường tham gia các chuyến hành hương đến những ngôi chùa nổi tiếng có đông đảo Phật tử và các bậc cao tăng đạo cao đức trọng để cúng dường.

Tôi tiếp lời:

- Chị nghĩ có phần đúng, có phần chưa đúng. Cúng chùa chẳng phải vì chùa lớn hay nhỏ, chùa có nhiều hay ít Phật tử. Cúng dường Tăng chẳng phải vì Tăng giỏi hay dở, tốt hay xấu, chẳng phải vì ưa hay ghét và cũng chẳng phải vì chùa hoặc Tăng có giúp mình, giúp người hay không. Mà cần hiểu rõ ý nghĩa cao cả tột cùng của việc cúng chùa, cúng dường chư Tăng là bảo tồn và lưu truyền Phật pháp, là việc thiêng liêng, cao quý nhất trong đời người làm Phật sự. Hiểu được như vậy thì dù chùa có hưng thịnh hay suy sụp, chư Tăng có sáng đạo hay không cũng chẳng phải là chuyện để tâm, chỉ một lòng vì Phật pháp là trọn đời, tròn đạo!

Chị hàng xóm tỏ vẻ hân hoan vì nhận ra ý nghĩa cúng chùa.

Tôi lại hỏi:

- Còn việc bố thí thì sao?

Chị vui đáp :

- Bố thí tất nhiên mang lại niềm vui và lợi ích cho người rồi nhưng mà mình thì hơi "hao" đó !

Tôi mỉm cười:

- Bố thí mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Trước tiên là cả hai đều vui. Người nhận vui đã đành, người cho nghĩ đến việc góp phần giúp người qua cơn cơ nhỡ nên cũng cảm thấy hân hoan, hài lòng, đôi khi còn có chút hãnh diện nữa bởi có khả năng, có điều kiện mới có thể bố thí được. Bố thí là gieo nhân lành nên sẽ hưởng quả ngọt trong hiện tại và nhiều kiếp sau nữa. Có thể xem bố thí là cách sử dụng đồng tiền được nhiều lần thậm chí vô lượng lần bởi nhân bố thí gieo đi sẽ mang lại sự sung túc, hạnh phúc trong nhiều đời.

Giúp đỡ cần phải kịp thời mới có ý nghĩa và hiệu quả cao. Việc làm tuy nhỏ bé, bình thường lại mang lợi ích, ý nghĩa lớn lao không cùng. Tấm lòng càng bao la thì càng cứu giúp được nhiều người, càng ban phát thì lại càng giàu lòng từ bi hơn.

Một người sẵn lòng giúp đỡ, rồi chục người, trăm người, ngàn người,… cũng dễ dàng bố thí thì xã hội đâu còn những con người quá khổ đau hay những hoàn cảnh ngặt nghèo. Không phải chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, không còn trăn trở, suy tư về nỗi thống khổ của con người, hạnh phúc nơi ta mới thật sự trọn vẹn, trong sạch và thăng hoa.

Cách đây nhiều năm, do sống đời kham khổ, tôi mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, cái chết như đã cận kề. Nằm bệnh viện hơn một tháng trời, lòng tôi ngổn ngang trăm thứ, chẳng ham sống cũng chẳng có ý niệm hay sợ hãi về cái chết, mọi thứ cứ lững lững, lờ lờ. Một đồng nghiệp cũ đến thăm, tặng tôi một món tiền khá lớn để có thể chữa trị căn bệnh ngặt nghèo ấy. Nhờ số tiền đó mà tôi đã qua khỏi cơn bệnh. Người đồng nghiệp kia không thân thiết lắm, đã nghỉ việc từ lâu, mức sống chưa thể gọi là khá giả nhưng nhờ giàu từ tâm nên đã cứu mạng tôi.

Khi bắt gặp hoàn cảnh đáng thương, bế tắc, nếu có điều kiện giúp đỡ thì đừng chần chừ gì nữa, hãy nhanh chóng mở lòng và mở hầu bao, dù đó là người không thân thiết lắm hay kẻ xa lạ. Khi cả cộng đồng biết sẻ chia, biết quan tâm đến nhau thì xã hội sẽ thực sự an lành, tốt đẹp. Và biết đâu, ngày nào đó chính bạn hay con cháu, người thân của bạn lại đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, dù bạn chẳng hề mong đợi. Vì hiện tại bạn khỏe mạnh, giàu sang nhưng những rủi ro, bất trắc,…. đều có thể xảy đến với gia đình bạn lắm chứ. Một trận hỏa hoạn, chẳng hạn, thiêu rụi toàn bộ gia sản của bạn hay con bạn vướng phải căn bệnh nan y đến nỗi phải dốc toàn bộ gia sản để chữa trị và gia đình lại rơi vào cảnh khốn cùng...

Người đồng nghiệp giúp tôi năm xưa hiện đang sống rất hạnh phúc, an lành, của cải dư thừa cho dù bạn ấy không ngừng bố thí. Âu đó cũng là hệ quả tất yếu của luật nhân quả!

Do vậy, đừng do dự nữa, hãy trải lòng ra, hãy bố thí một cách dễ dàng, sẵn sàng cho dù có phải vét đến những đồng xu cuối cùng bởi vì "Cội nguồn của hạnh phúc là cho chứ không phải nhận"!


(Theo GNO)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Bài học từ CON LỪA GIÀ

Bài học từ CON LỪA GIÀ

Một ngày kia, có con lừa già của người nông dân sẩy chân xuống cái giếng bỏ hoang. Giếng rất sâu, người ta không sử dụng, chỉ đổ rác thải xuống đó. Con lừa kêu lên thảm thiết nhiều giờ liền, chủ của nó cũng tìm mọi cách nhưng không thể cứu con lừa già lên được.

Cuối cùng, ông quyết định rằng, con lừa đã già rồi, rất lười và chậm chạp; còn cái giếng, đằng nào cũng phải lấp, nên khỏi phải bận tâm về con lừa nữa, cứ để mặc cho nó sống chết ở dưới đó.

Ông còn kêu hàng xóm đổ rác thải xuống giếng mỗi ngày. Nhận ra sự thật phũ phàng, con lừa già càng rên rỉ thảm thiết hơn. Sau khi hứng bao rác thải đầu tiên, nó hoàn toàn tuyệt vọng, nhìn lên miệng giếng với đôi mắt ai oán.

Lúc đầu, nó cũng chẳng thiết tha hy vọng được cứu sống. Hàng ngày, người ta vẫn trút rác thải xuống đầu nó. Con lừa già rất tức giận trách móc: mình đã xui xẻo rơi xuống hố, người chủ lại bỏ mặc không tiếc thương, nếu có chết thì cũng thoải mái chứ đằng này chủ lại đổ rác lên người v.v…

Chỉ đến khi rác thải ngập lên đến nửa chân nó mới bừng tỉnh. Nó không than thở nữa mà cố gắng xoay xở trồi lên và tìm kiếm thức ăn trong rác để sống qua ngày. Rồi không những không bị rác che lấp mà mỗi ngày nó càng được trồi lên cao… Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên khỏi miệng giếng, bắt đầu một cuộc sống mới. (Theo truyện ngắn Thái độ của Trình Dũng Hoa, Nam Du dịch)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Sống trên đời ai cũng có lần vấp ngã. Mỗi lần vấp ngã, một lần khôn ra. Như chuyện con lừa sẩy chân xuống giếng sâu, với bản năng sinh tồn mạnh mẽ và ý chí kiên cường, nó có thể vươn lên để có cuộc sống mới tươi đẹp hơn.

Cuộc sống của bạn cũng vậy, có thể tốt đẹp nhưng cũng có không ít những điều khó chịu do chính những sai lầm của bạn hoặc những người khác gây nên. Tất cả đều là những thử thách bản lĩnh vươn lên của bạn. Bí quyết nằm ở chỗ, bạn không nên để mình bị chôn vùi bởi những điều khó chịu ấy, mà phải biết rũ nó xuống và bước lên trên. Mỗi khó khăn thất bại mà bạn gặp trên đường đời là một bước đệm để ta bước cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất bằng cách không bao giờ bỏ cuộc. Đừng tuyệt vọng cam chịu ngã gục, đầu hàng. Chúng ta vốn dĩ hơn con lừa già kia gấp vạn lần, hãy bước lên!

Thực tế có quá nhiều thứ không vừa ý như: Trường mình học dột nát, ký túc xá mình ở quá tồi tàn, bạn trai của mình nghèo, bạn gái mình không đẹp, công việc của mình vất vả nhưng thu nhập lại thấp… Tất cả những trở ngại ấy, bạn cứ coi như là rác, có thể đạp dưới chân mình để bước lên, vươn tới đỉnh cao hơn.

Thế gian này chỉ quan tâm đến bạn có đạt đến đỉnh cao hay không và nếu như bạn giẫm lên những rác rưởi trở ngại, không như ý mà tiến thân thì càng quý hóa biết chừng nào.

Câu chuyện Con lừa già giúp chúng ta thêm tin tưởng vào khả năng kỳ diệu của chính mình. Dù gặp bất cứ điều gì, dù khó khăn đến mấy cũng đừng tuyệt vọng. Hãy bước lên, tin tưởng sâu sắc vào những nỗ lực của bản thân mình, bạn sẽ có cuộc sống tươi đẹp hơn nhiều.

Lê Đàn
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC


Một người nông dân nhờ một vị Tăng tụng kinh cho vợ anh ta vừa mất. Sau thời kinh, anh hỏi:

- Ngài có tin rằng vợ tôi hưởng được phước đức của thời kinh không?

- Chẳng những chỉ vợ của gia chủ mà tất cả chúng sinh đều được hưởng. Vị Tăng trả lời.

- Nếu ngài bảo mọi chúng sinh đều được phước, vậy thì họ sẽ giành hết vì vợ tôi rất yếu đuối. Xin ngài chỉ tụng kinh cho vợ tôi thôi.

Vị Tăng giải thích rằng hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh thì phước đức của mình tăng lên đến vô lượng.

Người nông dân kết luận:

- Ðó là một giáo lý cao thượng, nhưng xin ngài dành cho một ngoại lệ. Có tên láng giềng thô bạo hằng xử tệ với tôi. Xin ngài loại nó ra khỏi cái thành phần chúng sinh kia nhé.
(Theo 101 câu chuyện thiền)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Có một lần nghe pháp thoại, vị pháp sư giảng về phương thức bố thí, nhấn mạnh đến pháp tùy hỷ thí, tức là sự ca ngợi, vui vẻ, hân hoan với hành động bố thí của người khác. Đặc biệt là nếu thực tập được hạnh tùy hỷ thí này thì dù mình không cần bỏ ra bất cứ tài vật gì mà phước đức của mình lại bằng với người bố thí kia. Nghe lạ quá, mà cũng dễ thực hành quá vì đâu cần làm gì tốn kém hay vất vả, chỉ cần ca ngợi và vui vẻ với hạnh bố thí của người khác là được. Nhưng thực tế thì không giản đơn như vậy, vì đối với hầu hết chúng ta khi thấy người khác làm được nhiều việc tốt, tự nhiên mình lại thấy lòng đố kỵ không vui.

Vì sao ta lại không vui với việc tốt của người khác, phải chăng đó là biểu hiện của chấp ngã, phản ứng của cái tôi ích kỷ, hẹp hòi? Cũng như khi ta làm phước thì chắc chắn được phước. Đúng ra, nếu ta biết hồi hướng phước báo ấy cho tất cả mọi người, nguyện đem tất cả phước đức có được chan rải đến mười phương chúng sinh để hết thảy cùng hưởng, thì phước đức của ta được nhân lên gấp ngàn vạn lần, có thể nói là đến vô lượng. Nhưng mà nghĩ đến việc những người khác không làm gì cả mà lại hưởng phước của mình thì thật khó chịu. Đó là chưa kể đến trường hợp trong tập thể chúng sinh ấy có không ít người mà ta đã nguyện "không đội trời chung", thì việc hồi hướng phước báo cho hắn là điều không thể chấp nhận được.

Như người nông dân trong câu chuyện, vẫn biết hồi hướng công đức cho chúng sinh là tốt, nhưng vẫn khẩn khoản xin vị Tăng một ngoại lệ là loại tên hàng xóm thù nghịch ra khỏi danh sách chúng sinh được hồi hướng. Điều đó cho thấy khó có thể sẻ chia hoặc làm bất cứ điều gì tốt đẹp hay lợi ích cho người mà ta đã có nội kết thù oán, dù chỉ là tâm nguyện. Vì chỉ cần nhớ nghĩ đến người ấy, ta đã thấy căm ghét rồi thì làm sao mà "cho" được. Trong khi ta "cho" người cốt để cho mình mà còn chưa làm được thì khó thể cho đi một cách vô tư (ba la mật). Thế mới biết chấp ngã rất sâu nặng và gây khổ đau cho chúng sinh biết dường nào
.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
CHÚNG TA ĐỀU LÀ KHÁCH TRỌ

Có một người lỡ đường trong đêm tối tìm đến gõ cửa một nhà nọ để xin ngủ nhờ qua đêm. Người chủ nhà không chấp thuận cho người khách lạ tá túc. Hết sức nhẫn nại, người khách cố gắng thuyết phục chủ nhà:

- Ông có thể trả lời tôi ba câu hỏi không? Tôi tin chắc là sau khi trả lời ba câu hỏi này, ông sẽ vui lòng giúp tôi.



Người chủ nhà tỏ ra tò mò và có hứng thú trước thái độ của người khách lạ:
- Ông muốn hỏi điều gì?


Người khách nói:
- Xin ông cho hỏi, trước đây ai ở căn nhà này?
Chủ nhà đáp:
- Bố mẹ của tôi.


Người khách hỏi tiếp:
- Xin cho hỏi, trước bố mẹ ông thì ai ở?
- Ông bà của tôi.
Người khách lại hỏi:
- Vậy sau ông thì ai sẽ ở đây?


Chủ nhà tỏ ra bực bội:
- Sau tôi là con cháu của tôi ở chứ ai!


Lúc bấy giờ vị khách mới nói:
- Thưa ông, vậy thì ông cũng là người ở nhờ như mọi người, nhưng ông là người ở nhờ lâu hơn tôi vậy thôi. Sao ông nỡ lòng nào không giúp tôi ở nhờ một đêm chứ?


Sau một lúc trầm ngâm suy nghĩ, người chủ nhà như chợt nhận ra điều gì, ông tỏ ra cởi mở, niềm nở mời người khách vào nhà. Suốt đêm hai người còn vui vẻ trò chuyện với nhau rất tâm đắc.

(Theo Thế giới trong ta)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Đức Phật thường dạy các đệ tử rằng, tài sản của cải là của chung năm nhà: vua quan sung công hoặc chiếm đoạt, nạn nước trôi, lửa cháy, trộm cướp, vợ con phá tán. Tài sản của cải không là của riêng ai, nay trong tay người này, mai về tay kẻ khác. Đức Phật cũng dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.

Người khách lỡ đường trong câu chuyện trên rất chí lý khi thấy rằng không có ngôi nhà nào là tài sản vĩnh viễn của một người, mà trải qua nhiều thời kỳ nó thuộc sở hữu của nhiều người. Như vậy không ai là ông chủ thật sự cả, tất cả chỉ là những khách trọ mà thôi. Người thì trọ trong thời gian ngắn, người thì trọ trong thời gian dài.
Cho nên ông Bàng Uẩn sau khi ngộ đạo đã đem tất cả của cải đổ xuống sông, có lẽ ông muốn khai thị rằng mọi thứ ở đời chỉ là giả huyễn. Phật hoàng Trần Nhân Tông đã xem ngai vàng như đôi dép bỏ, xả ly hết thảy một cách nhẹ nhàng. Trong khi ai cũng khư khư bám giữ những gì thuộc về mình, không ai chấp nhận sự vô thường dù sự thật đổi thay luôn hiển hiện. Cũng chính vì thế mà người ta luôn đau khổ.


Không có ta (ngã), không có cái của ta (ngã sở), nhưng ai cũng thấy có ta, có cái của ta nên mới chịu nhiều đau khổ. Nếu thấy được vạn vật đều là duyên sinh vô ngã, không cố chấp bám víu, thuận theo lẽ vô thường, biết chấp nhận sự đổi thay, thịnh suy, được mất thì lòng thanh thản, không khổ não lo buồn. Muốn được tâm bình thản như thế thật không dễ, nhưng nếu nỗ lực tu tập thì sẽ thành tựu.


Thực tập thiền quán về vô thường, vô ngã để có thể buông bỏ xả ly, thì dẫu phải đối mặt với nhiều biến động trong đời lòng cũng bớt giận dỗi, muộn phiền và tâm không chao đảo. Sống với từ bi, vô ngã, vị tha thì tấm lòng rộng mở, tự tại thong dong và lợi đạo ích đời.



Phan Minh Đức
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
THẬT ? GIẢ?

- Sáng chủ nhật là buổi thuyết pháp của sư tại thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Cuối buổi giảng, tôi chập chững trên đôi chân giả vừa mới gắn xong đến đảnh lễ sư với nét mặt u sầu thảm não: - Sư ơi, đôi chân của con đã mất rồi, kể từ bây giờ suốt đời con phải đi bằng hai chân giả.
- Với những giọt nước mắt chực trào ra, những tưởng sư sẽ xoa đầu tôi, an ủi, vỗ về: “Thôi, con đừng buồn nữa, cuộc đời là vô thường mà!”. Nhưng không, với nụ cười tràn đầy tình thương nở trên môi, sư nhìn tôi rồi nhẹ nhàng nói:

- Ồ, con chỉ có hai chân giả thôi sao? Con nhìn xem toàn thân sư đều là giả đó thôi!

Ngay lập tức, tôi bừng tỉnh. Như một ánh chớp lóe lên, lời kinh Bát Nhã mà tôi đã tụng hàng trăm lần bỗng trở nên sống động lạ lùng: “... Xá Lợi tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt...”. Phải rồi, chỉ tại tôi mắc kẹt vào cái “tướng” của mình nên mới “ôm sầu thiên thu” như vậy! Cú “giải huyệt” tuyệt chiêu của bậc chân sư đã chỉ ra cho tôi lối thoát hiểm, cất đi cái gánh nặng ngàn cân đang đè nặng trong lòng tôi. Kể từ lúc đó, đôi chân giả nặng 3kg bỗng trở nên nhẹ tênh. Và tôi đã cất bước hòa nhập vào cuộc sống mà có lúc tôi ngỡ mình đã bị gạt ra ngoài lề.

Từ đó, nhiều lúc tôi đã quên khuấy đi mất là mình đang sử dụng chân giả. Có lần tôi cứ vô tư sải bước cùng bạn bè trên bờ sông lộng gió. Mãi đến lúc tôi ngồi xuống tháo chân giả ra cho nó “xả hơi” thì mấy đứa bạn mới giật mình: “Trời ơi, nãy giờ tụi tao quên mất, cứ nghĩ mày cũng bình thường như tụi tao!”. Thế mới biết, cái gánh nặng thật sự không nằm ở những thứ vật chất hữu hình. Khi mình đã xua tan đi đám mây u ám trong lòng rồi thì biết bao điều kỳ diệu sẽ đến.

Trong một đêm liên hoan văn nghệ với những người bạn khuyết tật, điều kỳ diệu đã xảy ra. Khi giai điệu của một bản tango trỗi lên, đôi chân tôi dường như không chịu ngồi yên nữa. Các bạn đồng môn trong khoa ngoại ngữ Trường ĐH Sư phạm ai cũng biết cái chứng “ghiền” khiêu vũ của tôi, vậy mà bây giờ... Tôi đánh liều đứng lên, ra dấu cho một bạn vũ công ở Trường khiếm thính Hi Vọng I cùng tôi bước ra sàn. Chỉ lọng cọng một chút để bắt nhịp, rồi thì... chúng tôi lướt đi trong điệu tango nhịp nhàng và tiếng reo hò cổ vũ của mọi người. Anh bạn nhảy của tôi không hề nghe được một nốt nhạc nào cả - không sao, tôi là người giữ nhịp cho bạn ấy. Còn tôi, đôi chân loạng choạng, nghiêng ngả - cũng chẳng sao, cánh tay vững chắc của bạn ấy giữ thăng bằng cho tôi. Cứ thế, chúng tôi hòa vào điệu nhạc với những bước nhảy nhẹ nhàng, uyển chuyển. Trọng lượng 3kg của đôi chân giả bỗng trở thành con số 0. Tôi không khiêu vũ bằng đôi chân nữa mà cả tâm hồn đang bay bổng, vượt ra khỏi cái thân xác hữu hình này. Thế rồi khán phòng trở nên sôi động hẳn lên bởi sự xuất hiện của nhiều gương mặt nữa. Anh chàng chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật Huỳnh Công Sơn lắc lư nhịp nhàng với màn “khiêu vũ trên xe lăn”, thỉnh thoảng còn biểu diễn một cú “te” điệu nghệ bằng hai bánh sau nữa chứ! Tất cả chúng tôi - với khiếm khuyết trên thân thể mình - đều hòa vào điệu nhạc. Gương mặt người nào cũng sáng bừng niềm hân hoan trong tiếng cười vui rộn rã.

Tôi ngộ ra rằng khi cái chân thật không còn là chân thật nữa thì mình mới tìm thấy cái chân thật trong cuộc đời. Bất giác, tôi thầm gọi: “Sư ơi...”.


NGUYỄN HƯỚNG DƯƠNG
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
2.jpg
ĐẠO TỪ CỦA HT PHÁP CHỦ THÍCH PHỔ TUỆ
Tại KHÓA BỒI DƯỠNG HOẰNG PHÁP PHÍA BẮC
2010

“Nam mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch chư tôn Thiền đức!
Kính thưa Liệt vị cùng toàn thể Tăng Ni, Thiện Tín trong đạo tràng!
Hôm nay chúng tôi rất hân hạnh được tham dự khai giảng khóa bồi dưỡng Hoằng Pháp cho Tăng Ni, Thiện Tín, hoằng pháp viên ở miền Bắc nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Mở đầu, chúng tôi xin thành thực cảm ơn Đạo tràng và Ban tổ chức đã nhiệt tình đón tiếp, cũng xin nguyện cầu Phật, Tổ gia hộ, chứng minh công đức chư vị đã tổ chức Phật sự này.
Đến đây, chúng tôi nhận thấy có trách nhiệm phải đóng góp cùng Ban tổ chức hoàn thành tốt chương trình khóa học đã đề ra.
Chúng tôi xin tham gia mấy điểm về việc bồi dưỡng quý vị Tăng Ni nghệ thuật trụ trì và kỹ năng thuyết giảng.

Nói đến trau giồi kỹ năng thuyết giảng là nói đến chuyện phải “học ăn, học nói” như thế nào để người ta nghe được; nói là nói điều gì cho đúng với Phật pháp chứ không phải sa đà vào các chuyện thế tục.
Phật pháp vào đời là để ban vui cứu khổ cho nhân sinh, lấy loài người là đối tượng chủ yếu để giảng dạy.
Đức Phật tuyên thuyết về sự tu hành, nhấn mạnh sa đọa hay tiến hóa cũng ở là con người, được quyết định bởi chính mình. Bản thân Đức Phật giáng sinh, tu hành, thành đạo, thuyết pháp và tịch diệt đều ở cõi người, tuân theo lý vô thường của thế gian.
Đức Phật từ cõi chân tịnh mà thị hiện ở thế gian, cho thấy thế gian này có đủ điều kiện để loài người tu hành mà tiến hóa lên như Phật đã làm chứng.
Là Tăng Ni, ai nấy đều phải tự tín mà xác định mục đích cứu cánh của việc tu hành theo Phật là phấn đấu lên bốn cõi Thánh: Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật, chứ đến cõi Trời tuy sung sướng đầy đủ cũng chỉ thuộc về các cõi phàm, vì ở đó khi hết phúc rồi thì cũng bị sa đọa.
Là Tăng Ni, chúng ta tu học, tu hành theo Đức bản sư của chúng ta, noi theo tấm gương của Thầy, nương vào Tăng chúng, nỗ lực tự thân tiến hóa, hoàn thiện mình. Trước hết là trau giồi 3 nghiệp thân, khẩu, ý cho chuyên, cho thanh tịnh.
Phương pháp của Đức Phật để lại cho chúng ta rất giản dị, rất rõ ràng, ai cũng có thể làm được. Chỉ có điều chúng ta có làm, làm triệt để hay không mà thôi.
Ở miền Bắc, nhất là ở đồng bằng đã có nhiều chùa. Lớn nhỏ, mỗi làng thường có ít nhất một ngọn chùa. Mỗi ngọn thường có 1 vị sư. Nhiều vị có đủ phẩm chất, xứng ở ngôi trụ trì, nhưng cũng còn nhiều vị phải được bồi dưỡng thêm.

Sư là khuôn mẫu, mô phạm của loài người, chí ít là trong một cộng đồng người, nếu không có đạo hạnh, không có trí tuệ thì lấy gì mà dạy người? Lấy gì làm gương tốt để mọi người noi theo?
Nhà chùa phải phấn đấu theo hướng, không chỉ là nơi thờ Phật, Tổ, sinh hoạt tín ngưỡng mà căn bản còn phải là trường học để giáo hóa thập phương đồng bào bỏ ác theo thiện, thấm nhuần giáo lý nhân quả. Từ đó thúc đẩy sự tiến hóa của xã hội và nhân sinh. Trụ trì là người trực tiếp, trực diện làm điều đó.
Là Tăng Ni, vị nào cũng đã từng được biết về ý nghĩa của trụ trì, “trụ Pháp vương gia, trì Như lai tạng” và đều từng biết ý nghĩa của xuất gia “xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia”… Nói thì dễ, nhưng để làm, làm đến nơi đến chốn thì không phải là dễ.
Nếu nói rất hay mà không làm, làm ngược lại, làm dở thì vô dụng, không thể giúp đỡ đồng đạo, đồng bào tu học mà tiến hóa được, đó là nguyên do để cuộc đời tu hành của chúng ta không hoàn thành trách nhiệm, có tội với Đạo, với Đời.
Là đệ tử Phật, theo Phật, chúng ta phải học và hành theo Phật, Ăn cơm, mặc áo của thập phương thiện tín, chúng ta phải cống hiến trả lại cho đời. Đó là lẽ tự nhiên, là luật nhân quả, chúng ta phải thường tự vấn, tự tỉnh về điều đó.
Trong thực tế, tùy theo mức độ phát nguyện, đệ tử Phật phải giữ gìn, thực hành giới luật: tam quy ngũ giới, bát quan trai, thập thiện, v,v. Lấy những điều đơn giản nhưng rất căn cốt ấy mà nhìn nhận vào 3 nghiệp thân khẩu ý: việc làm, lời nói, ý nghĩ của mỗi người (có sát sinh, có trộm cắp, có tà dâm, có nói dối, có nói thêu dệt, nói đôi đường, nói ác độc, có tham lam, giận dữ, si mê không?) thì thấy Phật giáo, công việc và trách nhiệm của Tăng Ni, của trụ trì, của Thiện tín đối với bản thân, với đệ tử, với đời sống xã hội là rất nặng nề, song rất có ý nghĩa đối với sự tiến hóa của loài người.
Ngày càng có nhiều điều chân lý, giới cấm của Phật giáo được xã hội, được nhân loại tiếp nhận và thực hành. Đơn cử như việc Liên hiệp quốc ban hành sách đỏ cấm sát hại các loài động vật quý hiếm, bảo tồn môi trường, thực hành giới sát của Đạo Phật vì sự sống có ý nghĩa của nhân sinh.
Căn bản và đầu tiên của nghệ thuật trụ trì là phải gương mẫu. Gương mẫu trong lời nói, việc làm, nhất là việc làm: ban vui cứu khổ, tha thứ, bao dung, chịu thương chịu khó, cần cù, giản dị, tiết kiệm, trường trai giữ giới, thanh tịnh là những điều không bao giờ cũ. Có vậy thì khi mang chân lý nhà Phật ra thuyết giảng người ta mới nghe, mới theo.
Khi thuyết giảng thì nên tùy căn cơ, trình độ của thiện tín mà phương tiện. Nhà Phật có vô lượng pháp môn đối trị với vô lượng bệnh tật phiền não của chúng sinh. Rốt cuộc lại chỉ còn có hai là Sắc pháp và Tâm pháp. Tới nay, chúng sinh căn bản nghiệp nặng, phúc bạc, muốn theo Phật hòng tiến hóa khỏi sa đọa thì cần tin cho thật sâu, tu hành thiết thực theo pháp môn niệm Phật. Được đâu chắc đó.
Phải luôn tự tỉnh rằng, chân lý mà Phật nói ra cũng chỉ là ảnh tượng, là ngón tay chỉ mặt trăng. Nghe món ăn là ngon thì phải tự được ăn mới biết, còn không thì chỉ là hàm hồ tư biện mà thôi.
Huống hồ thời đại Phật thuyết giáo đã xa xưa, ngôn từ trở ngại, tam sao thất bản, đến nay cái gọi là chân lý đó chỉ còn là cái bã nhả ra của biết bao người, bao thế hệ nhai đi nhai lại. Cho nên, nếu không tu hành tinh tấn, chân thật thì rồi đạo Phật và đội ngũ Tăng Ni chỉ còn là hình thức sa đọa.
Điều cuối cùng mà chúng tôi bất đắc dĩ phải nói, cũng chỉ là nhắc lại, với đại chúng và với Ban tổ chức khóa học, Đạo Phật là đạo chân thực, thành thực, lão thực. Hoằng Pháp cũng chỉ là “nguyện giải Như lai chân thực nghĩa” với mọi người, với chúng sinh mà thôi.
Với việc thế gian, sao cho lý với sự, nội dung với hình thức hài hòa. Với việc Đạo cũng vậy, chạy theo sự tướng, hình thức thì khó tránh khỏi sai lạc, đánh mất bản tâm.
Hôm nay, tại hội trường mênh mông này mà thiết lập đạo tràng, âm thanh ảnh tướng nó cứ oang oang, người tới người lui, phải chăng chỉ là một cuộc phô trương biểu diễn, tâm ý mọi người trong cảnh ấy khó thu, khó nhiếp thì việc hoằng pháp khó hiệu quả được.
Chúng tôi đề nghị, khóa bồi dưỡng, nhất là chuyên cho Tăng Ni, nên chọn một không gian hợp lý, êm ấm, giản dị, tránh tốn kém để lập đạo tràng mà hoằng pháp độ sinh. Đạo tràng Phật sự thiết tưởng nên thanh tịnh, hòa hợp thì mới hợp Pháp, mới đắc Pháp được.
Trước khi dừng lời, chúng tôi xin thành thực chúc chư Tôn đức, chư vị đại biểu khách quý, Tăng Ni, Thiện Tín mạnh khỏe, tinh cần tu học, an lạc, thành tựu. Chúc khóa học thành tựu hiệu quả.
Những lời nói trên đây của tôi có điều gì thiếu xót, thành thực mong quý vị lượng thứ. Nam mô A Di Đà Phật!”
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Trái xoài lúc đầu nhỏ và xanh, rồi lớn dần lên cho đến khi chín muồi. Trái xoài lúc nhỏ, trái xoài lúc lớn và trái xoài lúc chín, dầu trải qua ba thời kỳ khác nhau, nhưng cũng vẫn là một trái xoài. Chỉ có điều kiện thay đổi mà thôi.

Bài học:
Trong việc thực hành giáo pháp cũng như vậy, một điều kiện gọi là định tâm và điều kiện khác gọi là trí tuệ, nhưng thực ra định và huệ chỉ là một, giống như trường hợp trái xoài vậy.

(Thiền sư Ajahm Chah)
www.phattuvietnam.net
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
KHỔ ĐAU

Chỉ là bất như ý


Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn phức tạp và nan giải hơn người nghèo. Phải chi trong xã hội ai cũng như ai, ai cũng sở hữu tài sản như nhau thì chắc chắn ý niệm giàu nghèo sẽ không có. Cho nên, nếu ta thoát ra khỏi ý niệm giàu nghèo, không bị cuốn theo quan niệm của xã hội, ta thấy hưởng thụ vật chất không phải là lý do lớn nhất khiến ta có mặt ở trên đời này thì ta sẽ không bao giờ than khổ.

Cực cũng vậy, người ta vẫn thường gộp chung cực với khổ, cực khổ. Trong khi bản thân của sự cực nhọc chưa chắc đã là khổ. Chỉ vì ta bỏ thêm thái độ của mình vào, ta kháng cự lại nó, ta muốn mình không phải vất vả nhiều nhưng vẫn có đầy đủ mọi thứ như những người khác nên ta khổ. Ta chỉ so sánh, đòi hỏi, chứ không cần tìm hiểu căn nguyên sâu xa tại sao ta lại cơ cực. Ta đã từng chứng kiến có những người chỉ cần người thân của họ qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo, dù người ấy không thể tiếp tục lao động, thì họ vẫn vui lòng đem hết thân mạng của mình ra để bảo bọc. Có những người làm công tác cứu hộ, họ biết lao vào lửa dữ, chui xuống lòng đất hay đi ngang qua lằn tên mũi đạn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vì tình thương mà họ không hề xem đó là nỗi khổ. Dù nhiều người cho rằng cái cực tâm trí mới thật là khổ, phải suy tính đủ điều mới gánh vác nổi công việc; nhưng trong thời buổi kinh tế suy thoái như hiện nay mà còn có công việc để làm, để suy tính thì đã là hạnh phúc lắm rồi.

Và điều mà ta thường than thở với nhau nhiều nhất đó là đau khổ, hễ đau là phải khổ, như là một sự thật không thể thay đổi. Ai đó tát vào mặt ta một cái có thể làm ta đau, nhưng nếu ta có lỗi với người ấy và sẵn sàng đón nhận thì cái tát đó sẽ không làm ta khổ. Đằng này bằng một thái độ khinh miệt, họ đã “tặng” cái tát để sỉ nhục ta trước mọi người thì ta khổ thật đấy. Làm ăn bị thất bại, tiền bạc mất trắng, ai mà chẳng đau vì đó là mồ hôi nước mắt mà ta đã chắt chiu dành dụm suốt bao năm trời. Nhưng từ cái đau ấy đến cái khổ vẫn còn một khoảng cách khá xa, nếu ta biết rõ nguyên nhân thất bại và hoàn toàn chấp nhận. Và có lẽ, cái đau thống thiết nhất của nhân sinh chính là sự chia lìa, nên thường được ví như khúc ruột cắt đứt làm đôi, “đoạn trường thương đau”. Nhưng nếu ta ý thức được hợp tan là chuyện nhân duyên, biết đâu đó cũng là cơ hội để hai người nhìn lại mà thay đổi chính mình để tạo ra cái duyên mới trong tương lai tốt đẹp hơn.

Cuộc sống luôn có những điều hợp với ý ta nhưng lại trái với sở thích người khác, hoặc thỏa mãn nhu cầu người khác nhưng lại ngược với lòng ta. Ngay cả chính bản thân ta cũng có lúc “sáng nắng chiều mưa” mà ta còn không hiểu nổi. Có những cái trước kia ta ghét cay ghét đắng nhưng bây giờ lại thích. Có những thứ trước kia ta hết sức say mê nhưng bây giờ lại chán ngán không muốn nhìn tới. Có những vấn đề trước kia ta vốn xem thường nhưng bây giờ lại cảm thấy rất hệ trọng. Giả sử mọi mong muốn của ta đều thành tựu hết thì thử hỏi ta sẽ trở thành cái gì và cuộc đời này sẽ ra sao? Vậy mà ta cứ cố gắng đòi hỏi cho bằng được mà ít khi nào chịu suy xét cặn kẽ những mong muốn của mình có thật sự hợp lý không, tức là nó có cần thiết và phù hợp với khả năng của ta hay hoàn cảnh hiện tại của ta không, và nó có ảnh hưởng hay liên quan đến người khác không. Vì vậy hầu hết những nỗi khổ mà ta thường kêu ca, thật ra, chỉ vì nó bất như ý với ta mà thôi. Rõ ràng cái khổ của ta không hẳn là cái khổ của kẻ khác. Cho nên thay vì than van “khổ quá” thì ta hãy nên nói “nó không như ý tôi” mới đúng. Cách gọi này sẽ đánh động vào ý thức để giúp ta nhìn lại thói quen phản ứng của mình thay vì rượt đuổi theo đối tượng khác. Từ đó ta sẽ hiểu quan niệm “đời là bể khổ” chỉ là do cách nghĩ, hay chỉ là định kiến.


Khổ đau mầu nhiệm

Ta đừng bao giờ quên rằng ta không phải là một cá thể tồn tại biệt lập, mà ta phải luôn chịu sự tương tác của bao nguồn lực chung quanh, từ bạn bè, gia đình đến xã hội và cả thế giới bao la nữa. Dù ta có tài năng đến đâu, dù ta có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào, thì những điều bất như ý vẫn cứ xảy ra theo lẽ tự nhiên của nó. Hễ có thành thì phải có bại, có hợp thì phải có tan. Tại sao ta chỉ muốn thành và hợp, còn bại và tan để cho ai? Lúc may mắn sao ta không tự hỏi xem mình có thật xứng đáng với thành quả này và có nên đón nhận nó hay không, mà khi gặp xui rủi thì ta lại khóc than ầm ĩ, đòi hỏi công bằng. Ta đã hưởng quá nhiều tặng phẩm của vũ trụ rồi thì lâu lâu bị vũ trụ lấy lại chia cho kẻ khác, thiết tưởng đó cũng là lẽ đương nhiên chứ đâu có gì là thua thiệt.

Đối với những mất mát quá lớn tất nhiên ta phải cần có thời gian mới chấp nhận và cân bằng được. Nhưng có những điều quá đỗi bình thường, nếu không nói là tầm thường, mà ta cũng than khổ thì đó là lỗi của ta. Trời mưa cũng khổ, kẹt xe cũng khổ, bị lỗi hẹn cũng khổ, thức ăn không vừa miệng cũng khổ, chiều cao không như ý cũng khổ, mau già cũng khổ, không ai hỏi thăm cũng khổ, được nhiều người thương cũng khổ… Tất cả chỉ do lòng tham của ta quá lớn mà nội lực của ta lại quá yếu kém nên nó đã dìm ta xuống khổ đau đó thôi. Ta đừng đổ thừa hoàn cảnh. Không ai có thể làm cho ta khổ được nếu ta có một hiểu biết đúng đắn và một khả năng chấp nhận đủ lớn. Để có khả năng chấp nhận rộng lớn đó ta cần phải biết “thu gọn” những mong cầu không cần thiết của mình. Ngay cả với những điều chính đáng, nếu không có nó mà ta vẫn sống vững vàng và hạnh phúc được thì ta cũng nên cố gắng khước từ để tâm ta bớt lệ thuộc vào hoàn cảnh, để khi hoàn cảnh biến động thì ta vẫn bất động.

Ngoài ra ta cũng nên luyện tập cho mình cách đối mặtvới khó khăn, hoặc tự tạo cho mình một cách nghĩ, một cách sống đừng quá cầu mong sự an toàn, để sức chịu đựng trong ta mau chóng lớn mạnh. Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường bảo bọc quá đầy đủ, muốn gì được nấy, nên khi bước vào đời không có chút vốn liếng kinh nghiệm nào để chống chọi với những khó khăn, nghịch cảnh, chỉ cần một tác động nhỏ xíu như bị chê bai là nó đã chao đảo và muốn bỏ cuộc ngay. Cũng như những loại cây mọc trên đất tơi xốp trông xanh tươi mơn mởn nhưng chỉ cần một cơn gió lớn đi ngang qua đã gãy đổ; còn những loại cây mọc trên đá núi tuy dáng dấp khẳng khiu nhưng độ bám rất vững vàng, không gió bão nào xô ngã nổi. Cho nên ta không thể cầu nguyện cho cuộc đời đừng xô đẩy mình vào những hoàn cảnh nghiệt ngã, nhưng ta có thể làm cho mình không bị ngã trước những sóng gió cuộc đời bằng một trái tim vững chãi.

Để có được trái tim vững chãi, ta phải bớt chạy theo những cái mình vốn ưa thích và cố gắng chấp nhận những thứ mình vốn không ưa thích. Thích hay không thích đều là sự thể hiện của cảm xúc phục vụ cái tôi trong nhất thời, chỉ cần điều chỉnh lại nhận thức thì cái cảm xúc ấy sẽ tan rã ngay. Ta đừng vội kêu ca sống mà không hưởng thụ thì sống để làm gì? Có ai cấm ta hưởng thụ đâu. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó cả, ta cứ dung dưỡng cho cái tôi yếu đuối đi rồi đừng hỏi tại sao mình cứ khổ hoài. Lẽ dĩ nhiên, một người đã có trái tim vững chãi thì bao nhiêu danh lợi cũng không là vấn đề, họ có đủ bản lĩnh để vượt lên danh lợi hay sử dụng danh lợi một cách hữu ích cho đời. Song, thực tế số người có ý niệm muốn buông bỏ thói quen hưởng thụ rất hiếm, còn số người làm được lại càng hiếm hơn. Nhất là xã hội ngày nay, người ta dám đạp đổ cả thành trì đạo đức để tranh giành quyền lợi, bất chấp hậu quả xảy ra cho chính mình,con cháu mình hay người khác. Vì vậy mà con người sống ngày càng khổ hơn. Cũng vì lẽ đó mà khổ đau đã vô tình trở thành bản trường ca bất tận, và không ai mà không một lần hòa giọng ngâm nga nó.

Đúng, khổ đau là một thực tại không ai chối cãi, nhưng tính chất của nó vốn không cố định. Khổ đau không phải là bản chất mặc định của cuộc đời này. Thật ra không có gì là khổ đau cả, chỉ là guồng máy tâm thức trong ta vận hành sai lệch nên nó đã tạo ra những phản ứng chống đối lại những hoàn cảnh mà nó cho là trái nghịch. Rất may guồng máy tâm thức ấy là một hợp thể linh động nên có thể điều chỉnh được. Bắt đầu từ nhận thức đúng đắn trở lại về những gì liên quan đến mình luôn tương quan với vạn vật để nó không tiếp tục tạo ra những phản ứng ích kỷ. Đồng thời, nó cần có một khả năng quan sát và phân tích thật tinh tường về những thói quen mà ta đã tạo dựng trong quá khứ đến nay. Tiến trình tháo gỡ những tâm lý tiêu cực ấy chính là tiến trình vượt thoát khổ đau. Càng bớt tự ái tổn thương là càng bớt khổ đau. Hết nghĩ cho cái tôi là hết khổ đau.

Suy cho cùng, ta cần phải biết ơn khổ đau. Bởi khổ đau vừa giúp ta ý thức được cái gì là hạnh phúc, vừa giúp khả năng chịu đựng trong ta lớn mạnh để ta có thể phát tiết hết bản năng sinh tồn tiềm ẩn của mình, cũng như hoa đào phải nhờ cái rét mùa đông mới tung cánh tỏa ngát hương khi nắng xuân về. Nếu không bị lạc đường ta sẽ khó biết mình sợ hãi, nếu không bị xúc phạm ta sẽ khó biết mình nóng giận, nếu không bị dối gạt ta sẽ khó biết mình dễ tổn thương, nếu không bị bỏ rơi ta sẽ khó biết mình yếu đuối. Thông qua bản năng sinh tồn mà ta thấy rõ từng ngõ ngách sâu kín của phiền não tạo nên khổ đau. Từ đó, ta biết cách điều chỉnh lại tâm thức và nếp sống của mình sao cho hài hòa với vũ trụ, để sự hiểu biết và tình thương trong ta bừng nở, để ta có thể nắm tay nhau đi giữa thăng trầm của cuộc đời này một cách thong dong tự tại.

Vậy nên, tâm ta như thế nào ta sẽ cảm nhận khổ đau như thế ấy, vì khổ đau vốn từ tâm sinh ra cũng mà từ tâm diệt đi.


Nếu không có khổ đau
Biết đâu là hạnh phúc
Nhờ mộng mị hôm nào
Ta tìm về tỉnh thức.

(Trích Hiểu về trái tim- Thích Minh Niệm)

 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Chữ tâm trong kinh doanh

CHỮ TÂM TRONG KINH DOANH

Đại đức Tiến sĩ Thích Quang Thạnh - Chánh thư ký Ban Phật giáo Quốc tế TW, Phó tổng thư ký viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Ủy viên Thường trực Ban trị sự Thành hội Phật giáo TP. HCM - trình bày đề tài: "Chữ Tâm trong Kinh Doanh" để họ đạt được những ước mơ của mình với đầy đủ những giá trị 'Tài, Đức và Trí' khi thực hiện công việc kinh doanh của mình
.

Khởi đầu bài thuyết giảng của mình, Đại Đức cho hay để áp dụng chữ tâm trong kinh doanh thì cần phải biết được ý nghĩa, khái niệm của “tâm”, thầy đặt ra các câu hỏi: “Tâm là gì?” và thăm dò quan điểm và cách hiểu của cử tọa về tâm. Một chị cho hay tâm là chuẩn mực đạo đức như công bằng, lẽ phải. Một anh thì cho rằng tâm là một chuẩn mực đúng đắn, hợp đạo lý trong cuộc sống để con người dựa vào đó làm bất cứ điều gì trong xã hội. Một bác lớn tuổi quan niệm tâm là con người hướng thiện, làm điều tốt, làm điều lành. Và cuối cùng một bác khác cho rằng “Nhân chi sơ tính bản thiện”, chữ thiện chính là tâm.

Sau khi tham khảo ý kiến cử tọa, thầy cho hay nếu tâm là mực thước, chuẩn mực về đạo đức, về lẽ phải, vậy thì ai đưa ra chuẩn mực đó? Con người tự đưa ra chuẩn mực và làm theo đạo đức con người, theo quan điểm của con người suy nghĩ, điều này cần phải xem lại liệu có hợp lý hay không khi nói về tâm. Chữ tâm có nhiều quan điểm, có thể là quan điểm của Công Giáo, Phật Giáo, hoặc là quan điểm chung của cộng đồng xã hội.

Theo chữ Hán, tâm là tim, đó chỉ là hình thức vật chất, đó không phải là ý nghĩa của đạo Phật muốn nói đến. Theo quan điểm Duy Thức Học của Phật giáo, chữ “tâm” thực sự thì không sinh, không diệt, hằng hữu không bao giờ bị hủy diệt. Nếu tâm có hình dạng, tướng mạo thì tâm đó là vọng tâm, là cái tâm thay đổi theo ngoại cảnh chứ không phải chân tâm, vốn là cái tâm chân thực, cởi bỏ mọi vọng tưởng, phiền não, trở về với bản tính thật có của con người là thanh tịnh, sáng suốt. Muốn có được chân tâm thì phải tu, nghĩa là tìm về bên trong của chính mình. Trong trạng thái bình thường của con người, đôi khi chúng ta cảm thấy tâm hồn rất thanh thản, nhẹ nhàng, thoải mái, không ảnh hưởng bởi thế sự, không tính toán, không suy nghĩ, tâm hồn đang tận hưởng giây phút an bình, đó là lúc chân tâm tỏ lộ.

Phật giáo quan niệm có 8 loại hình tướng của tâm gọi là thức, thức là sự phân biệt, phân tích, phân loại và nhận biết đối tượng. Tám thức này bao gồm năm thức giác quan (tiền ngũ thức): nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức; ý thức; mạt na thức và a lại da thức.

Năm thức đầu tiên, tiền ngũ thức, ứng với 5 giác quan của của con người, là bóng dáng của tâm, thường không bền vững gọi là vọng thức. Tùy theo giác quan nào nhận thức mà thức ấy được xác định cụ thể. Từ thức thứ nhất đến thức thứ bảy gọi là vọng tâm, chỉ có thức thứ tám, a lại da, là chân tâm.

- Nhãn thức: Mắt tiếp xúc với đối tượng, nhận thức được đối tượng thì nhãn thức mới sinh ra, mắt không có đối tượng thì nhãn thức không sinh ra.

- Nhĩ thức: Lỗ tai nghe được âm thanh: tiếng sáo, tiếng nhạc, tiếng nói, tiếng la hét, tiếng cầu kinh… Âm thanh là đối tượng để lỗ tai nhận ra các loại tiếng khác nhau, từ đó cho nhĩ thức sinh ra, nếu không gian trầm lắng thì không có sự nhận thức của lỗ tai.

- Tỷ thức: Lỗ mũi ngưởi các loại mùi, mùi là đối tượng làm phát sinh tỷ thức.

- Thiệt thức: Lưỡi tiếp xúc với các vị khác nhau: ngọt, mặn, cay, đắng, nồng… Lưỡi cảm nhận được vị làm thiệt thức nảy sinh.

- Thân thức: Thân tiếp xúc với sự vật như nằm nệm, nằm ở nền đất, đứng, ngồi, quỳ, tùy theo đối tượng thân tiếp xúc mềm mại hay sần sùi thô ráp, hoặc điều kiện thời tiết nóng hay lạnh… sẽ tạo cảm giác thoải mái hay khó chịu cho thân, từ đó thân thức nảy sinh.

- Thức thứ sáu gọi là ý thức là tất cả tư duy, suy tính, nhận thức được con người sử dụng trong mọi hoạt động của mình.

Người ta thường sống trong 5 thức đầu tiên và thức thức sáu là ý thức để phân biệt, nhận thức sự vật, đôi lúc bản thân mình cho là thật nhưng có khi là giả, đôi khi thấy sự việc trước mắt theo mình là người ta sai nhưng chưa chắc, cần phải cân nhắc để biết đúng sai. Chẳng hạn có một cái đồng hồ, mắt phân biệt là có, có thì giữ, khi mất thì tiếc. Khi nhìn thấy sự vật như thế là giả có, không phải thật có, khi các yếu tố kết hợp với nhau thì mới là cái đồng hồ, nhưng khi tháo rời các bộ phận ra thì không còn là hình dạng đồng hồ nữa. Một ví dụ nữa, chẳng hạn thấy đôi trai gái trong tiệm cà phê, đôi lúc lại nghĩ là đôi tình nhân nhưng biết đâu là đối tác trò chuyện làm ăn.

- Mạt na là thức chấp ngã, là bản ngã, cái tôi của con người. Chính vì con người nô lệ cho cái tôi, nên ai động chạm đến mình thì mình bảo vệ, ai nói oan cho mình thì giải thích để minh oan. Người ta sống thường lệ thuộc vào lời khen chê, vì thế cái ngã làm khổ con người.

- A lại da chính là chân tâm, là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, chứa tất cả 7 thức. Sự nhận thức của con tùy theo đối tượng mà các thức phát sinh, chứ không dựa vào tâm thật sự. Chân tâm chỉ xuất hiện đối với những người có quá trình tu, sống bằng sự thanh tịnh vốn có của nó.

Khoa học giải thích được những gì có hình dạng, dung mạo nhưng tôn giáo giải thích cả những gì không có hình tướng. Khoa học không đi vào tâm linh được, nên đôi khi không chứng minh được những điều tích cực của chiều kích tâm linh.

Nói đến “Chữ Tâm trong Kinh Doanh” phải hiểu rằng “thương trường là chiến trường”, không đấu tranh thì ngã gục nhưng đấu tranh thế nào cho phù hợp với luân thường đạo lý, tôn ti trật tự đạo đức là vấn đề cần đề cập. Giáo lý nhà Phật quan niệm chữ tâm, nghĩa là chân tâm chỉ xuất hiện cho những người đã có qua trình tu, nên mặc đề cập đến chữ “tâm” trong kinh doanh, nhưng thật sự là tạm dùng những nguyên tắc đạo đức của con người qua 7 thức vọng dựa trên nền tảng chân tâm để xử lý tình huống trong kinh doanh.

Những nguyên tắc đạo đức này có hợp lý cho kinh doanh hay không cũng cần được sử dụng uyển chuyển, không cứng nhắc theo khuôn phép nhưng cũng không vì thế mà buông lỏng, không cần đến. Nếu chỉ chăm chú đến nguyên tắc thì không thể làm kinh doanh, nhưng đó là những nền tảng để đi vào kinh doanh, người trẻ cần biết những nền tảng đạo đức này để biết cách bước vào thương trường phù hợp với luân thường đạo lý làm người.

Một người muốn ra làm kinh doanh cũng cần có điều kiện đối với bản thân là phải biết có khả năng hay không, bên cạnh đó cần dựa vào trí chứ không phải dựa vào cảm xúc để xác định lĩnh vực kinh doanh. Kinh doanh không thể chỉ dựa vào sở thích vì nó dựa vào cảm xúc mà không dựa vào sự suy xét sáng suốt.

Tu dưỡng tâm để phát triển trí tuệ: Muốn làm kinh doanh, nền tảng đầu tiên là cá nhân người trẻ cần phải có quá trình tu dưỡng đạo đức nhân tâm cho chính mình. Đối với nhà Phật là tu dưỡng giới định tuệ, đối với người Công Giáo là giữ những điều răn của Chúa, để làm sao dần đạt đến mức độ bản chất của tâm, để có được nền tảng đạo đức thật sự.

Nếu kinh doanh mà chỉ dùng kiến thức, không có sự tu dưỡng đạo đức, chỉ biết dùng tính tham lam, mưu cầu tiền tài danh lợi thì sẽ rơi vào hoàn cảnh mạnh hiếp yếu lẫn nhau, đấu đá lẫn nhau.

Cần xác định và chọn lựa công việc kinh doanh bằng cách dùng tâm hồn sáng suốt để chọn ngành nghề và địa điểm kinh doanh phù hợp với đối tượng cần kinh doanh.

Để thực hiện chữ “TÂM” trong kinh doanh phải có trách nhiệm để biết được hậu quả của công việc, lợi ích cá nhân và cộng đồng. Làm kinh doanh là để kiếm tiền nhưng cần xem xét ngành kinh doanh đó có lợi cho mình và xã hội hay không, có gây hại cho môi trường sống hay không. Chẳng hạn vụ việc công ty Vedan tuy có lợi ích về mặt nào đó cho con người, nhưng cách xử lý chất thải của công ty đã phá hoại môi trường trầm trọng.

Một số người khi kinh doanh không có “tâm”, chỉ biết làm sao kiếm được tiền là trên hết, họ đã bị lòng tham chi phối trong kinh doanh, bên cạnh đó, một số lãnh đạo chính quyền sống bằng những đồng tiền hối hộ đã làm cho môi trường kinh doanh méo mó. Bất cứ ai dù làm kinh doanh hay làm bất cứ công việc gì mà không tôn trọng đạo đức con người, không mang lại lợi ích cho mình và người khác thì sớm muộn gì cũng mang rắc rối cho con người và xã hội. Tuy nhiên, những người làm sai về kinh doanh, kinh doanh không đúng đắn như vụ việc Vinashin (theo kết luận thanh tra, hiện nợ hơn 96.000 tỷ đồng) phải được xem như là bài học cho giới trẻ ngăn ngừa bản thân, đừng chê bai họ, đừng xem thường họ. Khi tôn trọng họ, thì bản thân mới học được bài học của họ để mình không vấp phải.

Về tư tưởng trong kinh doanh: Làm kinh doanh là đấu tranh để sinh tồn, nhưng cần chiến đấu và đấu tranh công bằng, dùng tài trí, chiến lược chứ không phải bằng thủ đoạn, cần nhớ rằng nhân nào quả đó. Cần tôn trọng đối thủ kinh doanh, đừng bao giờ hãm hại người khác để đánh bại đối thủ trên thương trường. Tôn trọng người khác là đấu tranh trên thương trường bằng sự công bằng.

Về đạo đức trong kinh doanh: “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” nhưng không phải là không làm được. Ngược lại, “có tài mà không có đức thì vô dụng”, nghĩa là đường kinh doanh sẽ không lâu dài. Cần dựa vào các nguyên tắc đạo đức để kinh doanh, đừng nương theo lòng tham và dùng thủ đoạn để triệt tiêu người khác, mình cũng sẽ không bền, vì nếu hại người thì một ngày nào đó cũng sẽ có người khác hại mình. Theo thuật xã giao, nếu muốn người khác cư xử tốt với mình thì trước tiên phải cư xử tốt với người khác. Có tài mà có đức thì con đường kinh doanh sẽ gặp thuận nhiều hơn là gặp nghịch cảnh, nếu có gặp nghịch cảnh thì nhờ tư cách đạo đức của mình sẽ có nhiều người giúp vượt qua khó khăn.

Về mặt ứng xử, người lãnh đạo trong kinh doanh phải biết lắng nghe, nghĩa là học tập mọi đối tượng, mọi lứa tuổi vì mỗi con người có kho tàng quý báu mà người lãnh đạo cần học tập. Người kinh doanh cần chiến thắng nhân tâm nơi những người cùng cộng tác, cùng làm việc cho mình bằng cách tôn trọng họ, biết bảo vệ họ, biết cách làm cho họ có cái quyền trong vị trí của mình, biết lắng nghe ý kiến của họ. Cư xử cũng là một dạng của đạo đức người làm kinh doanh, tùy đối tượng mà ứng xử.

Với bài thuyết trình của mình, Đại Đức hy vọng rằng những người trẻ khi bước vào đường kinh doanh sẽ thành công hơn những người đi trước dựa trên nguyên tắc đạo đức và chiến thuật của một người có trí tuệ. Thầy chúc các bạn trẻ khi kinh doanh sẽ thuận buồm xuôi gió, chớ thấy sóng gió mà ngã tay chèo, làm gì cũng thanh thản, bình tĩnh thì tất cả mọi việc sẽ qua thôi. Vui buồn, thành công hay thất bại là làn sóng của cuộc đời, nên cần bình tĩnh để giải quyết mọi thứ trong cuộc sống.



“Vân khứ vân lai thiên bổn tịnh
Hoa khai hoa lạc thọ hà can”.

Mây có đến hay mây có đi bầu trời vẫn thanh tịnh. Hoa có nở hay hoa có tàn thì cái cây không có liên quan. Nói như thế không phải để sống trong cuộc đời lại vô tri, vô giác, vô cảm xúc, mà là để nhận thức rõ được bản chất của cuộc sống là như thế, đến rồi lại đi. Trên thương trường đừng để lay động bởi lời hay, tiếng ngọt, lời mặn nồng, đắng cay chua chát của thiên hạ mà chỉ lắng nghe và soi lại bản thân mình. Làm chủ bản thân, sống trong cái tĩnh, cái trầm lắng của chân tâm, tâm hồn thanh tịnh thì tâm sáng suốt, sẽ giải quyết được mọi việc một cách thỏa đáng.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Bài học từ dòng nước- Ajahn Chah

Bạn đã từng thấy nước lưu chuyển chưa?
Bạn
đã từng thấy nước lặng yên chưa?

=> Nếu tâm bạn bình an tĩnh lặng thì chẳng khác nào sự
đứng yên của dòng nước lưu chuyển.


Bạn đã bao giờ thấy sự tĩnh lặng của dòng nước đang lưu chuyển chưa?Bạn chỉ thấy hoặc là nước lưu chuyển, hoặc là nước đứng yên, chứ chưa thấy sự đứng yên của nước lưu chuyển phải không?
=>Khi tâm bạn bình yên tĩnh lặng, bạn có thể khai triển trí tuệ. Lúc ấy, tâm bạn cũng giống như dòng nước lưu chuyển đứng yên, hầu như nó tĩnh lặng nhưng nó đang lưu chuyển.


==>Bởi thế, tôi gọi nó l
à "tịnh chỉ lưu thủy" nghĩa là nước chảy nhưng đứng yên tĩnh lặng. Trí tuệ phát sinh tại đây.
 
Sửa lần cuối:

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HỢP CA

Khi hợp ca, chúng ta phải giữ đúng nhịp, hòa hợp với nhau.
Chúng ta phải chú tâm đến thời điểm, đến các bạn trong ban hợp ca, nếu không tất cả sẽ lỗi nhịp, sai lời.



BÀI HỌC RÚT RA:

Khi chúng ta sống chung với nhau cũng thế. Ta phải để ý, quan tâm đến người khác, phải ý thức về sự chung sống để tạo nên một môi trường sống chan hòa. Đó là nền tảng cho nghệ thuật sống hòa hợp.
Nghệ thuật sống nầy đôi khi bị phá vỡ vì mỗi cá nhân không biết hòa hợp, chỉ biết có mình, không chú tâm đến người khác. Những gì chúng ta tạo ra ở chung quanh, phản ảnh những gì ở bên trong chúng ta.


Vì thế bước đầu tiên để tạo lập sự hòa hợp, cần phải bắt đầu từ bên trong ta. Không cần phải có một môi trường lý tưởng, mà chúng ta có thể làm điều đó ở bắt cứ nơi nào: Khi ta đang ngồi trong thiền đường, đang chèo thuyền, đang nấu ăn, đang đọc sách hay làm việc trong vườn.


Trạng thái cân bằng hòa hợp trong ta, tùy thuộc vào mức độ an nhiên, tự tại trong tâm ta. Nếu không, chỉ có rối loạn.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
SẼ CÓ MỘT CÁNH CỬA KHÁC MỞ RA

Kỳ thi tuyển sinh Đại học 2011 - 2012, cả nước có hơn 500.000 thí sinh trượt Đại học (trong tổng số 1,5 triệu hồ sơ đăng ký dự thi). Trượt Đại học, nghĩa là phải đối mặt với kỳ vọng của gia đình và sự mong đợi của thầy cô, bạn bè.

Trượt Đại học, nghĩa là phải tìm một con đường khác, có thể sẽ “vòng vèo” hơn, khó khăn hơn, để bước vào đời. Trượt Đại học, nghĩa là bắt đầu cảm thấy tương lai thật tăm tối, mọi cánh cửa của cuộc sống dường như đóng lại. Những câu chuyện tự tử thương tâm do áp lực của “gánh nặng” Đại học vẫn được báo chí đưa tin gần như “định kỳ” hàng năm…

canhcua.jpg


Hãy tin tôi đi, luôn có những cánh cửa mở ra đón chờ bạn - Ảnh minh họa

Bạn ơi, hãy cho tôi xin một phút yên bình, để những gánh nặng kia không phiền muộn tâm hồn bạn, để tâm hồn được “nghỉ ngơi” sau những ngày mệt mỏi, để hít một hơi thở thật sâu và bước tiếp cho một hành trình sắp tới.
Tôi biết bạn mới vừa bị cuộc sống đá cho một cú khá đau, bạn trượt Đại học. Tôi cũng biết bây giờ cảm xúc của bạn đang chơi những bản nhạc toàn những nốt trầm. Tôi cũng đoán được rằng vì sao bạn hay cáu gắt và thở dài nhiều hơn, vì chiếc kính bạn đang đeo có nhiều màu tối. Nhưng bạn ạ, cuộc sống sẽ còn dành cho bạn những lần vấp ngã đau hơn thế, hãy cứ tin tôi đi. Vậy nên, hãy tạm thời cất đi những bản nhạc cảm xúc viết bằng những nốt trầm hay cặp kính nhiều màu tối mà bạn đang đeo, để lắng nghe tôi nói, vì cái gì phải đến thì cũng đã đến rồi, nhưng còn cả một tương lai rất dài phía trước đang đợi bạn quyết định.

Tôi dám chắc rằng, không có ai thành công ở đời mà chưa một lần thất bại, bởi vì chúng ta sinh ra không phải để làm tốt tất cả mọi chuyện. Chúng ta không phải là thiên tài. Vì vậy nên chúng ta có quyền được thất bại, thất bại để thành công. Trong cuộc sống, không có ai thất bại cả. Chỉ có những “thành công bị trì hoãn” mà thôi. Vì người duy nhất thất bại, đó là người chùn bước trước thất bại của chính mình.
Năm 2006, hãng phim Universal của Mỹ cho ra mắt bộ phim “Accepted”. Nhân vật chính của bộ phim, Bartleby Gaines, là một chàng thanh niên không được nhận vào bất cứ trường Đại học nào. Để tạm thời đối phó với cha mẹ, anh ta đã giả mạo thư mời nhập học của một trường Đại học không có thật. Không những thế, anh ta còn dựng lên một nơi y hệt như một trường Đại học “thứ thiệt” để cùng bố mẹ đến đó làm thủ tục trong “ngày nhập trường”.

Một thời gian sau, rất nhiều người trượt Đại học như anh ta đã biết đến và đăng ký để được học tại “trường Đại học” này. Thay vì là một sinh viên trượt Đại học, Bartleby quyết định trở thành… hiệu trưởng của một trường Đại học. Khi sự việc về “trường Đại học” của anh bị phát hiện, anh bị kiện ra tòa án Liên bang. Và thật bất ngờ, anh đã thuyết phục được tòa án cho phép duy trì “trường Đại học của những sinh viên trượt Đại học” này. Tòa còn xử cho anh được hỗ trợ kinh phí cho toàn bộ một năm học thử thách.

Tất nhiên là tôi không có ý khuyên bạn cũng thử… mở một trường Đại học. Thông điệp mà bộ phim muốn gửi gắm đến người xem, đó là đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân mình.

Thực tế đã cho thấy có rất nhiều “Bartleby” dám nghĩ dám làm ngoài đời thực, như Bill Gates, "người bỏ học thành công nhất của Harvard”, đã bỏ học sau hai năm học tại Harvard để thành lập một công ty Microsoft và bây giờ trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.

55258064-1255599128-that-bai.jpg


Không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới mà thôi! - Ảnh minh họa
Hoặc Steve Jobs, một CEO “vĩ đại” của Apple, đã rời ĐH Reed chỉ sáu tháng sau khi nhập học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hay như cô ca sĩ nhạc Pop Lady Gaga đã từng ghi danh vào Trường nghệ thuật Tisch danh tiếng thuộc Đại học New York nhưng đã bỏ học chỉ sau một năm để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc… Là như vậy, giống như một câu nói nổi tiếng :

Khi của cải mất đi, chẳng có gì mất cả.
Khi sức khỏe mất đi, một vài thứ mất rồi.
Khi ý chí mất đi, tất cả chẳng còn gì nữa”.

Khi một cánh cửa đóng lại, sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Điều duy nhất chúng ta cần làm, là thôi nhìn về cánh cửa đã đóng lại kia, để bước tiếp con đường phía trước. Tôi tin rằng, những thành công bị trì hoàn sẽ là những thành công lớn, để dành riêng cho những người có “ý chí lớn”. Bạn hãy tin chúng ta giống như những viên ngọc, “Ngọc muốn sáng trong phải năng giũa mài”. Tôi tin vào một ngày kia, những giũa mài của cuộc sống sẽ làm viên ngọc bạn tỏa sáng, sớm thôi.


(GNO-Mạnh Đức)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HOA VÀ RÁC

Để thấy rác chính là hoa - hoa và rác vốn không hai cũng như khổ đau làm nên hạnh phúc - phiền não chính là Bồ đề, bạn cần phải trở về với chính mình để chăm sóc cho đóa hoa tâm hồn được nở rộ và thêm phần hương sắc.



<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Nghĩa là, khi tâm ý của bạn đang rong ruổi, phiêu lưu ở một phương trời nào đó, hãy trở về với tự thân và có mặt trọn vẹn với những gì đang biểu hiện trong đương tại.
Hoa là biểu tượng cho sự đẹp đẽ, thơm tho và tươi mát, nên tất cả mọi người đều mong muốn ngắm nhìn, yêu thích và trân quý. Còn rác là thứ dơ bẩn, hôi hám nên ít ai quan tâm để ý tới và chỉ muốn dẹp bỏ hoặc loại trừ càng xa, càng tốt. Tuy rác bị đối xử thiệt thòi như thế, nhưng nó vẫn âm thầm nhận chịu để đóng góp cho đời những gì tốt đẹp nhất.
Công việc của rác là làm phân, giúp người làm vườn vun bón những luống hoa, vườn rau, giàn bầu và nhiều loại cây ăn trái khác được xanh tươi, đơm hoa và kết trái. Mặt khác, nhờ người nông dân biết sử dụng các loại phân hữu cơ và hạn chế dùng phân hóa học để chăm bón, trồng trọt, nên rau quả được tăng thêm phần bổ dưỡng và đảm bảo sức khỏe tốt cho con người.



Do vậy, rác không hẳn là thứ nhơ nhớp, xấu xa cần phải loại bỏ mà rác có khả năng âm thầm đóng góp tích cực cho đời sống con người.

Trong tâm thức của chúng ta cũng có hai đặc tính căn bản của hoa và rác. Ta có những đức tính tốt như thiện lành, siêng năng, hiền hòa, dễ thương, tha thứ, biết cảm thông và giúp đỡ cho những ai gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Điểm tích cực ấy tượng trưng cho bông hoa tươi mát, đẹp đẽ vốn có ở nơi mỗi con người. Và khi tâm ta được nhẹ nhàng, an ổn và hạnh phúc thực sự, đó chính là đóa hoa tâm hồn trong ta nở rộ và thơm ngát.
PH.jpg
Còn ngược lại, khi tâm ý tham lam, buồn giận, sợ hãi, ghen tị, trách móc, ích kỷ thì mảnh vườn tâm kia đang sinh trưởng nhiều loại cỏ dại và rác rến. Vì thế, người tu phải biết cách chăm sóc vườn tâm của mình để mỗi ngày những hoa trái thương yêu, hiểu biết, giúp đời… được sum suê, nở rộ và tỏa ngát hương.

Trong tâm thức của chúng ta cũng có hai đặc tính căn bản của hoa và rác.

Chúng ta thừa biết rằng, một bông hoa có mặt phải nhờ vào nhiều yếu tố khác kết hợp lại mới hình thành như đất, nước, phân xanh, không khí, ánh sáng mặt trời, người chăm sóc, v.v… Bông hoa không thể hiện hữu đơn độc lẻ loi mà nó cần phải nương tựa vào nhau để sinh khởi và tồn tại. Nếu một ai đó chỉ thích ngắm nhìn phía trên của bông hoa, nhưng lại cắt bỏ bộ phận gốc rễ nhơ nhớp ở phía dưới thì đóa hoa tươi thắm đó chỉ được tồn tại vài ngày rồi sẽ nhanh chóng khô héo và úa tàn.
Do vậy, phân rác rất cần thiết và quan trọng không thể thiếu đối với hoa, và đời sống con người. Trong tâm thức của chúng ta cũng tương tự như thế, có khá nhiều rác rưởi phiền não như tham lam, giận hờn, trách móc, lo sợ, đố kị, phân biệt, buồn chán, v.v… Những hạt giống tiêu cực này ẩn tàng trong chiều sâu tâm thức của ta, khi đủ điều kiện thì chúng sẽ hiện hành và chi phối lên đời sống con người, tạo ra nhiều thống khổ, bất an.

Tuy nhiên, nếu ta biết cách tu tập và chuyển hóa thì rác phiền não kia cũng sẽ trở thành bông hoa thanh khiết, thơm tho và lan tỏa hương thơm để hiến tặng cho cuộc đời. Ngược lại, nếu ta không biết vun bón, tưới tẩm cho hoa mỗi ngày thì nó rất mau chóng héo hon và tàn lụi. Đối với con người cũng vậy, có nhiều khi ta đang hạnh phúc bên cạnh người thân yêu của mình và được người thương nuông chiều, quý trọng. Nhưng nếu ta vẫn cứ mãi hờ hững và không biết quan tâm chăm sóc, trân quý với những gì mình đang có thì một ngày nào đó hạnh phúc tự động cất cánh bay xa để lại sự trống vắng, lẻ loi và buồn tủi. Sự thật này đã và đang xảy ra, nếu không nhanh chóng tỉnh thức để chuyển hóa thì khó tránh khỏi bất an, đổ vỡ.

Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si. Khi đối duyên xúc cảnh xảy ra thì bản ngã lập tức phản kháng và loại trừ đối tượng (giận), hoặc muốn chiếm hữu những gì mà nó ưa thích (tham). Lối mòn phản ứng này bóp méo hiện thực theo nhận thức chủ quan, nên cái nhìn trung thực không thể hiển bày. Từ đó, ta không thấy rác là điều kiện tất yếu để làm nên hoa, cũng như đối diện với khổ đau sẽ giúp con người thấu hiểu được bản chất đích thực của cuộc sống.
Vì không nhận ra được bài học quý giá và thiết thực từ khổ đau, nên ta thiếu khả năng chuyển hóa đau khổ của tự thân cũng như thông cảm và chia sẻ tình thương yêu đến cho những ai gặp phải hoàn cảnh éo le, trắc trở. Ví như trong một cái thùng chứa đựng rác dơ bẩn, trong đó có những hạt ngọc vô cùng quý giá, nếu ta cho rằng, thùng rác quá bẩn mà không chịu đưa tay vào để lấy ngọc ra thì thật dại khờ và uổng phí biết bao. Có thể nói rằng, thói quen loại trừ và phản kháng lại hiện thực là một trong những nguyên nhân căn bản tạo ra đau khổ.

Sống trên cuộc đời này, không có người nào mong muốn khó khăn xảy đến với mình cả, nhưng khổ nỗi nó không ngoại lệ cho bất cứ một ai. Từ người giàu sang quyền quý cho đến kẻ bần cùng thiếu thốn, đều có những nỗi khổ niềm đau dù ít hay nhiều, đó là sự thật. Tuy nhiên, nếu bạn biết nuôi dưỡng và giữ gìn tâm luôn định tĩnh và trong sáng thì chẳng bị vướng kẹt vào bất cứ điều kiện gì xảy ra đối với bạn.
Khi cái thấy thanh tịnh phát hiện ra các tri giác sai lầm, tính toán của bản ngã tham sân si, lúc bấy giờ bạn tự do ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông, đồi núi, cỏ cây và hoa lá, mà không còn bị lệ thuộc vào các ý niệm tham đắm, chiếm hữu hoặc ghét bỏ.

Tất cả các hiện tượng, sự vật trong vũ trụ này luôn luôn thay đổi và mới mẻ. Bạn không thể nắm bắt hoặc ước hẹn bất cứ cái gì cho tự thân cả. Công việc của bạn là tiếp xúc với cái thực tại bây giờ và ở đây. Không lấy những quan niệm, định kiến trong quá khứ để áp đặt lên hiện thực. Sự việc đang diễn biến ra như thế nào thì tùy vào đó để hành xử cho phù hợp, không cần phải rập khuôn theo những đường lối, tư duy của người khác.
Nếu bạn sống trọn vẹn với nội dung này, bạn sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người chung quanh mà không gây tổn thương cho bất cứ một ai, dù nó bé nhỏ như con sâu hay con kiến. Khi tâm tư bạn thông suốt và trải lòng ra như thế, bạn sẽ có cái nhìn mới mẻ và trung thực ở bất cứ mọi lĩnh vực nào của đời sống.

Để thấy rác chính là hoa - hoa và rác vốn không hai cũng như khổ đau làm nên hạnh phúc - phiền não chính là Bồ đề, bạn cần phải trở về với chính mình để chăm sóc cho đóa hoa tâm hồn được nở rộ và thêm phần hương sắc. Nghĩa là, khi tâm ý của bạn đang rong ruổi, phiêu lưu ở một phương trời nào đó, hãy trở về với tự thân và có mặt trọn vẹn với những gì đang biểu hiện trong đương tại.
Mỗi khi thân tâm và hoàn cảnh hiện tại được thắp sáng, bạn sẽ thấy rõ mối tương giao tất yếu giữa bản thân mình đối với đời sống, giữa rác và hoa. Từ đó, bạn không còn ghét bỏ, tránh né hoặc loại trừ bất cứ điều gì cả, vì bạn đã biết cách chuyển hóa rác trở thành hoa - biến khổ đau và những gì không vừa ý trở nên an vui và hạnh phúc.



Viên Ngộ
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
BƯỚC CHÂN ...

Ngày xưa con mới gặp Thầy, bước chân con lúc nào cũng vội vã. Con vội vã để chóng tới đích, cho dù nhiều khi cái đích tới ấy chỉ là một cuộc tụ tập để đi chơi. Thầy bảo con hãy đi chậm lại, hãy để ý thức vào mỗi bước chân để cho mỗi bước chân đều đi trong tự tại và thảnh thơi.
muanon.jpg

Con vâng dạ, nhưng rồi khi ra về là cái tính hấp tấp, vội vã vẫn cứ y nguyên như cũ. Thầy chỉ cười bao dung. Theo thời gian, mỗi khi tới thăm thầy, khi ở bên Thầy, con đã có thể bước những bước chân thong thả. Và tâm trí thì không chạy về công ty, hay chạy tới những dự định trong tương lai nữa. Con bắt đầu cảm thấy thích không gian yên tĩnh hơn những cuộc vui ồn ào. Con thích những buổi sáng cùng với các anh chị em khác ngồi quây quần cùng Thầy bên ấm trà, lắng nghe bầy chim hót ríu ran, cảm nhận sự thay đổi chậm rãi trong sắc độ ánh sáng của bình mình. Con thấy mình trở lại là đứa trẻ với tâm hồn và đôi mắt ngây thơ, trong sáng của ngày xưa.
Chợt con giật mình nhận ra, từ bao giờ con đã xa cách với cuộc sống đích thực quá rồi. Cả một năm trời, thời gian để con ngồi tĩnh tâm hay thả hồn cho những suy nghĩ miên man mơ mộng, không ưu tư lo lắng liệu có được bao nhiêu?
Con không có được sự yên tĩnh trong tâm hồn, con không có bình an, hạnh phúc, nhưng nếu có ai hỏi con: “Tất cả những điều bạn làm vì mục đích gì?”, con sẽ trả lời: “Để mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người”. Con vào vai người tự vấn chính mình, rồi tự cười chính mình. “Liệu người ta có thể cho đi thứ mà mình không có hay không?”.
Sáng hôm nay, giữa bao nhiêu điều phiền toái đang dồn tới. Tất cả mọi sự dường như một cơn lốc xoáy ôm trọn lấy con. Con không đi xe tới chỗ làm việc, mà đi bộ, con ngại cả việc dắt xe ra khỏi cổng, cũng chẳng muốn nói gì, có lẽ một lời nói lúc này cũng là một sự gắng sức. Con chỉ đơn giản muốn yên tĩnh, muốn một mình nằm dài trên bãi cỏ mà nhìn vào vô định, thả cho những mệt mỏi tan biến vào bầu trời, giống như ngày xưa, mỗi lần bị mẹ hay bà mắng oan.
Con nhẩn nha bước đi trên đường. Không lo kẹt xe vì con đang đi bộ. Cũng chẳng lo cảnh sát giao thông. Con nhận ra những vạt cỏ mà mấy cô, mấy chị công nhân trồng 2 tháng trước giờ đã thành thảm cỏ xanh mượt.
Con thấy mình đang mỉm cười với một cái cây bên đường. Ừ, cái cây cũng là một sinh vật tồn tại trong vũ trụ này, nó là một phần của vũ trụ, như con, như tất cả mọi người. Nó lặng lẽ nhả ôxy cho con người duy trì sự sống, vậy mà nó không kể công, cũng chẳng cần ai công nhận. Dẫu cho người ta có yêu mến nó hay vô tình lướt qua nó, nó vẫn cứ làm việc mà nó cần làm.
Lời Thầy bỗng vọng tới trong trí nhớ con: khi con cảm thấy mình và vũ trụ hòa làm một thì con sẽ không còn thấy những mâu thuẫn, con sẽ thấy yêu thương tất cả, bởi vì con là tất cả, tất cả cũng đang có mặt trong con.
Phải rồi, con là một phần của vũ trụ này, dẫu cho cái thân xác bé nhỏ này có bị giới hạn, nhưng tâm hồn con thì không có giới hạn, ngoại trừ chính những giới hạn mà con tự đặt ra cho mình bởi Vô minh và phiền não.
Một người xe ôm chạy tới, họ chèo kéo con đi xe. Con nhìn họ rồi mỉm cười lắc đầu. Bàn chân con lại bước tiếp từng bước thong thả. Dòng người xe vẫn lao vun vút quanh con. Vậy mà con vẫn nghe tiếng một con chim nào đó hót trong tán cây bên đường.

Mây Đầu Núi
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Chuyện làm giàu chân chính
hay
nên cầu tiền bạc đúng như pháp

Tôi nhớ mãi câu chuyện ông nội kể cho tôi nghe cách đây mấy chục năm rằng có người nông dân ngu dốt sau khi cấy lúa xuống ruộng ngày nào cũng ra thăm lúa. Thấy lúa lớn chậm quá nên anh ta cầm lúa kéo lên. Mỗi ngày 1 chút. Anh muốn lúa nhà mình lớn nhanh, ra đòng sớm, thu hoạch trước vụ, hơn nhà người khác.


Than ôi, anh nông dân ngu dốt kia đã nhổ hết lúa lên để chúng chết. Cây lúa không cắm sâu xuống đất thì sống bằng gì! Hơn nữa cái gì cũng cần có thời gian chứ. Không thể đốt cháy giai đoạn!


Ngày nay có một nhóm các bạn trẻ muốn giàu nhanh. Các em muốn giàu bằng bất cứ cách nào, với bất cứ thủ đoạn nào. Vậy là sinh ra cảnh lừa đảo, trộm cắp, ăm quỵt, thậm chí cướp bóc. Vậy là vay tiền nhau hay mua hàng rồi không trả. Vậy là mở công ty, lừa đảo được một đống tiền và chạy làng. Vậy là có những con người tử tế trở thành lừa đảo.


Xem trên truyền hình đêm vừa rồi thấy công an bắt được khá nhiều vũ khí. Từ kiếm, mã tấu đến súng ống, đạn dược. Nhìn mà thấy dợn cả người. Những vũ khí này chỉ dùng để gây gổ, đánh nhau, chấn lột, cướp bóc. Và bao tệ nạn xã hội đã xảy ra. Bao tính mạng bị đe dọa. Bao vụ án rùng rợn mới được phanh phui. Bao người đã bị thương, thậm chí chết oan.


Thế mới biết Đức Phật của chúng ta tuyệt vời làm sao. Từ 25 thế kỷ trước mà Ngài đã nhìn thấy tất cả. Ngài dạy chúng ta rằng tiền bạc và sự giàu có nhờ phúc đức bố thí mà có. Chúng ta bố thí từ vô thỷ kiếp đến nay để rồi nhận được phúc đức, có của ăn của để hôm nay. Có của ăn của để không hẳn là giàu mà ít nhất chúng ta có đủ tiền mua thức ăn hàng ngày, có tiền thuê hay mua 1 chỗ để ngủ đêm và có chút ít tiền phòng khi ốm đau bệnh tật. Càng làm phúc và bố thí nhiều, chúng ta càng gặt hái nhiều của cải sau này. Ở những kiếp sau. Thậm chí ngay trong kiếp này.


Đức Phật dạy chúng ta bố thí và tạo phúc. Từ những thứ nhỏ như hạt gạo, củ khoai, hay bát cơm, chiếc áo. Mỗi việc thiện đều được “ghi sổ” để có tiền bạc của cải về sau. Nếu như không gieo phúc, không chăm chỉ và chân chính làm ăn mà lại còn đi cướp bóc, lừa gạt, trộm cắp thì sẽ bị nghèo khổ, bần hàn, thậm chí chết đói, chết khát.
Có một vài Phật tử và học trò hỏi tôi, nếu bạn ấy đang giàu thì cứ thể mà hưởng thụ, việc gì phải làm cho mệt. Thật ra nếu chúng ta có tiền bạc khá giả là do kiếp trước làm phúc nhiều, bố thí nhiều. Tuy nhiên nếu như ta không tiếp tục tạo phúc trong hiện tại thì kiếp sau sao có phúc. Mà nói gì đến kiếp sau, liệu cuối đời có còn được sự giàu có hay khá giả nữa hay không. Nếu chúng ta không biết nương vào công sức, trí tuệ, vào sự lao động chân chính và việc tạo phúc trong hiện tại thì khó có thể có thu hoạch về sau.


Thế có bạn lại hỏi tôi rằng có những quan chức tham nhũng, nhận hối lộ, có những người làm ăn bất chính, lừa đảo và vẫn giàu có thì có phải do kiếp trước tu thiện và làm phúc không. Suy nghĩ kỹ tôi thấy, có tiền một phần là do phúc nghiệp đời trước. Tuy nhiên tài sản mà có được từ con đường làm ăn phí pháp thì họ đang tạo ác. Như vậy quả sẽ nhận là sẽ phải chịu nghiệp báo không sớm thì muộn. Và rất có thể những thứ họ cướp được sẽ không được sử dụng. Cũng có thể bị bệnh tật, chết hay tài sản bị tiêu tán, con cái phá phách. Luật nhân quả rất rõ.
Có bạn thắc mắc tại sao có những người chuyên lừa đảo nhưng vẫn ăn sung mặc sướng và lười biếng. Tại sao Đức Phật không trừng trị họ. Tôi thiết nghĩ không có Đức Phật nào trừng trị ai cả. Họ làm ác họ phải trả quả mà thôi. Đôi khi tôi nói đùa với các học trò rằng nếu em muốn giàu nhanh, giàu bất chính cứ lừa đảo đi, ăn quỵt đi, nhất định sẽ chịu quả báo ngay thôi. Liệu em có dám liều mạng hay không, có dám chấp nhận hậu quả phía sau hay không. Và khi gặp những người biết sợ, ta hiểu ngay họ là Phật tử. Phật tử chân chính thật sự biết sợ NHÂN!
Đức Phật có dạy một câu, đại khái là nên cầu tiền bạc đúng như pháp, không được cầu tiền bạc phi pháp. Càng nghĩ tôi càng thấy đúng. Ít nhất nếu chúng ta kiếm tiền một cách chân chính thì luôn thảnh thơi, thư giãn, vui vẻ. Còn những kẻ lừa đảo, trộm cướp liệu có mấy phút yên thân. Đi đâu chúng cũng lo sợ. Ở đâu chúng cũng lo sợ. Và nhìn vào khuôn mặt, cách ứng xử là chúng ta biết ngay.


Tôi chỉ mong sao ngày càng có thêm nhiều Phật tử, nhiều người hiểu luật nhân quả để sống tốt, sống thiện. Một xã hội hạnh phúc không phải là khi người ta lắm tiền nhiều của mà là nơi có sự bình an. Thử tưởng tượng một xã hội toàn người chân chính, không có kẻ lừa đảo, ăn quỵt, cướp bóc thì sẽ tốt biết nhường nào.


Có nhân sẽ có quả. Làm phước đức và bố thí không thể không có cuộc sống thịnh vượng. Nếu tồn tại một xã hội chỉ toàn là Phật tử thì sẽ tuyệt diệu đến chừng nào. Tôi mơ đến một xã hội như vậy. Mà việc gì phải mơ. Tôi và các bạn, chúng ta cùng bắt tay ngay bây giờ, ngay hôm nay để xây dựng một xã hội như vậy.
Nguyễn Mạnh HùngCông ty sách Thái Hà
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top