Q

Nhắc nhở t/v quantro

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Công tâm mà nói, không phải riêng gì bạn nhãn đầu mùa hiểu lầm về đạo Phật, mà cả những vị Thượng Tọa, Lảnh đạo các Tông Phái có vài vị vẫn KHÔNG PHÂN BIỆT được đâu mới là YẾU NGHĨA PHẬT THỪA, đâu vẫn còn là PHÁP THẾ GIAN (vì không thực sự đưa Phật tử đến Giải Thoát Rốt Ráo).
ĐỌc xong bài viết của ĐH lavinhcuong Quantro không thấy đâu là YẾU NGHĨA PHẬT THỪA.
ĐH lavinhcuong hãy làm rõ hơn được không.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong kho tàng Kinh điễn Phật Giáo, cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong vạn pháp quanh ta, mà thường thì chúng ta vì vô minh dày đặc cho nên chúng ta như người "bơi trong sóng biển đi tìm nước".

Anh ơi ! cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA tuy thật gần nhưng nghiệp chướng của chúng ta đã "đẩy" nó lên đỉnh núi Linh Thứu rồi. Làm sao ? Ai có thể "kéo đỉnh Linh Thứu" xuống để bày biện trước mắt mọi người được ? Không ai có thể _ kể cả đức Thế Tôn _ "kéo" Chân lý xuống ngang tầm chúng ta được. Chỉ có mỗi người "bò" từng bước mà lên đỉnh núi.
Cuối cùng thì ĐH lavinhcuong cũng chẳng thể nói được " YẾU NGHĨA PHẬT THỪA" chỉ miêu tả linh tinh.
Và chủ đề này chỉ mong được trang bị cho người có duyên "một nhánh tre" để làm gậy leo núi mà thôi.
Như vậy ĐH lavinhcuong trang bị cho mọi người "một nhánh tre" để leo linh tinh bạ đâu leo đấy mà thôi.
Còn về ông Krishnamurti thì Quán Trọ chưa từng đọc một cuốn nào của ông cả lên không bàn!
Nay QT cho ĐH lavinhcuong một lời khuyên nhé!
Cái gì mình chưa biết thì đừng nói, không biết rõ thì đừng nói ra.
Đức Phật có dạy:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh
.
Cho nên ĐH lavinhcuong đã làm một điều không biết rõ như vậy là một người vô minh đó!
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền bối quánttro.
Cuối cùng thì ĐH lavinhcuong cũng chẳng thể nói được " YẾU NGHĨA PHẬT THỪA" chỉ miêu tả linh tinh.
Thưa, Yếu Nghĩa Phật Thừa bao la trùm khắp muôn loài để dứt trừ phiền não, tập khí của chúng sinh còn cố chấp nặng nề. Trước ý nghĩa bao la vô tận đó sao quantro lại hướng tâm vào sự nhỏ hẹp linh tinh ? Xin nhớ cho " Ngoài tướng thì không tâm. Ngoài tâm thì không tướng".
Và chủ đề này chỉ mong được trang bị cho người có duyên "một nhánh tre" để làm gậy leo núi mà thôi.


Như vậy ĐH lavinhcuong trang bị cho mọi người "một nhánh tre" để leo linh tinh bạ đâu leo đấy mà thôi.
Còn về ông Krishnamurti thì Quán Trọ chưa từng đọc một cuốn nào của ông cả lên không bàn!
Nay QT cho ĐH lavinhcuong một lời khuyên nhé!
Cái gì mình chưa biết thì đừng nói, không biết rõ thì đừng nói ra.

Đức Phật có dạy:
Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh
.


Cho nên ĐH lavinhcuong đã làm một điều không biết rõ như vậy là một người vô minh đó!
Thưa, Tất cả ngôn ngử (Pháp) bên ngoài, và cái hiểu biết thấy, nghe đâu đã là thật mà quantro lại vội nặng lời chi vậy. Tất cả tướng đã không thật (kinh Kim-Cang), thì quantro nương nơi đâu để có những lời thậm tệ với Lavinhcuong như trên ?

Kính
bangtam
 

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Thưa, Yếu Nghĩa Phật Thừa bao la trùm khắp muôn loài để dứt trừ phiền não, tập khí của chúng sinh còn cố chấp nặng nề. Trước ý nghĩa bao la vô tận đó sao quantro lại hướng tâm vào sự nhỏ hẹp linh tinh ? Xin nhớ cho " Ngoài tướng thì không tâm. Ngoài tâm thì không tướng".
Chào BT
Ồ hóa ra Yếu Nghĩa Phật Thừa của BT chỉ là không tướng và không tâm thôi à! Vẫn là 2 chữ có không. Liệu chẳng phải tướng, chẳng phải tâm có được chăng?

Thưa, Tất cả ngôn ngử (Pháp) bên ngoài, và cái hiểu biết thấy, nghe đâu đã là thật mà quantro lại vội nặng lời chi vậy. Tất cả tướng đã không thật (kinh Kim-Cang), thì quantro nương nơi đâu để có những lời thậm tệ với Lavinhcuong như trên ?
Vậy những lời của Quán trọ đâu đã là thật mà BT lại chấp vào cho là "sự nhỏ hẹp linh tinh", cho là "vội nặng lời chi vậy"(Đây là kiểu lý luận của BT nhé!)
QT đành phải nói thêm rằng BT cũng chưa biết rõ Yếu Nghĩa Phật Thừa mà lại cứ bảo vệ lavinhcuong bằng được

Cho nên ĐH lavinhcuong, BangTam đã làm một điều không biết rõ như vậy là một người vô minh đó!
Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh.
Những từ: " Ngoài tướng thì không tâm. Ngoài tâm thì không tướng", Tất cả tướng đã không thật (kinh Kim-Cang).
Quán trọ gói lại trong từ "chúng không phải là ta, là của ta" liệu có được chăng?
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh.

Chào bạn Quán Trọ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->d/đ không biết lời giảng này Bạn trích trong kinh nào. Nhưng nếu Bạn căn cứ theo lời giảng này mà cho là bạn lavinhcuong vô minh - thì Bạn đã hiểu lầm ý của Phật.

Vì nếu Bạn để ý thì sẽ thấy đây là lời Phật nói với các Tỳ kheo - đệ tử của Phật. Còn phàm phu Phật nói không biết rõ… không biết rõ… là kẻ trộm pháp của Phật. Vì trộm pháp nên không được nghe lời Phật giảng rồi tự mình suy diễn. Cho nên, chỗ không biết rõ của phàm phu đức Phật nói trong lời giảng này - không phải là chỗ chưa biết rõ của bạn lavinhcuong. Vì bạn lavinhcuong có được nghe lời Phật giảng. Nhưng vì còn đang trong vòng tu học nên chưa biết rõ.

Và vì chưa biết rõ nên Bạn ấy mới không khẳng định. Và chính vì chỗ không khẳng định của Bạn ấy - chứng tỏ Bạn ấy không phải vô minh. Vì vô minh là lúc nào cũng thấy mình đúng, người sai. Còn cái đúng của người hay cái sai của mình thì lại không thấy.

d/đ phân tích như vậy là chỉ mong Bạn thấy được - nếu tâm không tịnh thì không thể hiểu rõ lời Phật giảng - dù là một lời giảng rất đơn giản.
Thân

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
...

hi....hi.....!

Chú nhãn đầu mùa ơi !

Chú lại hiểu lầm rằng "công đức là một cái gì mà hành giả bỏ thêm vào cho cái ngã", không phải vậy đâu chú ơi !

Mỗi cá nhân chúng ta khi chưa tu thì mang theo "cả một núi nghiệp chướng".

Tu hành "bòn mót công đức" là gì ?

_ là ngày càng bỏ bớt ra (những nghiệp chướng), thí dụ như lúc mới vào diễn đàn lửa sân si của chú lên đến mây xanh, mà nay nó chỉ còn tới đỉnh núi. hạ hỏa lửa sân si, bào mòn nghiệp chướng là biểu hiện của một chút xíu công đức đó chú ơi ! Người chỉ còn rất ít phàm tâm gọi là người có công đức.

sau một thời gian tu hành thì cái gánh nghiệp chướng của mỗi một ngày một vơi bớt đi, đó chính là công đức. Tóm lại công đức là bỏ bớt nghiệp chướng mà lâu nay đã tích tập ra, chứ không phải là bỏ thêm vào (những huy chương, mề đay gì) mà chú bảo "người ưa bòn công đức là kẻ tham lam".

Hãy nhớ kỹ điều này chú nhé !

tre cụt ngọn
 

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Chào Bạn DĐ
d/đ không biết lời giảng này Bạn trích trong kinh nào.
ĐÓ là "Tương ưng bộ kinh"
Quán Trọ lại trích cho Bạn DĐ thêm một đoạn kinh nhé:
"Này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy. Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây là khổ", biết như thật "đây là nguyên nhân của khổ", biết như thật "đây là khổ diệt", biết như thật "đây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật "đây là những lậu hoặc", biết như thật "đây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật "đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật "đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhờ nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu". budsas.org
Như vậy là sao bạn D/Đ?
Là phải biết như thật. là phải biết rõ vấn đề
.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh
.
Những ai mà không biết rõ, không biết như thật(như uông nước nóng lạnh tự biết) mà cứ để tham ái dẫn dắt thì đó là con đường dẫn đến vô minh.
Nay bạn D/Đ đọc đoạn kinh trên không những hiểu sai ý Đức Phật mà còn để sự yêu ghét dẫn dắt bênh vực sự sai lầm của ĐH lavinhcuong.
Như thế là đi trên con đường vô minh mà không hay biết thật đáng chách, đáng chách. Bạn D/Đ à hãy chú tâm mà rõ biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức tập khởi và đoạn diệt ngay nơi mình. Hãy cố gắng nhé.
Chúc tinh tấn!
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền bối quantro
Chào BT
Ồ hóa ra Yếu Nghĩa Phật Thừa của BT chỉ là không tướng và không tâm thôi à! Vẫn là 2 chữ có không. Liệu chẳng phải tướng, chẳng phải tâm có được chăng?



__Thưa, nếu : chẳng phải tướng thì sao có tâm để tiền bối hỏi. Và nếu chẳng phải tâm thì đáng lẻ cũng không có tướng nào để tiền bối nêu ra. Cho nên câu hỏi của tiền bối bangtam chỉ xin được thưa như vậy, dẫu đó là phi lý.
Ngòai ra yếu nghĩa Phật Thừa bao trùm tất cả những ý niệm về có, không, phải, hay chẳng phải. Nhưng xin thưa :
Trên trời, dưới nước mây vẫn trắng. Sen thanh muôn đóa chẳng hôi bùn.

<!-- BEGIN TEMPLATE: bbcode_quote -->

<!-- END TEMPLATE: bbcode_quote -->Vậy những lời của Quán trọ đâu đã là thật mà BT lại chấp vào cho là "sự nhỏ hẹp linh tinh", cho là "vội nặng lời chi vậy"(Đây là kiểu lý luận của BT nhé!)


__Thưa, nếu lời của tiền bối đã dạy vậy, thì xin bỏ qua cho "sự nhỏ hẹp linh tinh" không thật vậy.

QT đành phải nói thêm rằng BT cũng chưa biết rõ Yếu Nghĩa Phật Thừa mà lại cứ bảo vệ lavinhcuong bằng được

Cho nên ĐH lavinhcuong, BangTam đã làm một điều không biết rõ như vậy là một người vô minh đó!


__Thưa tiền bối ! bangtam khong nghĩ mình vô minh hay thông minh. Nhưng bangtam chỉ biết một cách rõ ràng là khi đọc những lời độc thọai của vị thầy Krishnamurti kia thì đó chưa phải là sự sáng suốt như Chánh Pháp của Đức Phật dạy.

<!-- BEGIN TEMPLATE: bbcode_quote -->

Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh.



<!-- END TEMPLATE: bbcode_quote -->Những từ: " Ngoài tướng thì không tâm. Ngoài tâm thì không tướng", Tất cả tướng đã không thật (kinh Kim-Cang).
Quán trọ gói lại trong từ "chúng không phải là ta, là của ta" liệu có được chăng?
<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info -->


__Thưa vâng ! đâu có gì ngăn ngại trong ngôn ngữ đâu, chỉ cốt yếu việc trước mắt không làm tâm tư, sinh mà thôi.
<!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained --> Kinh
bangtam
* Xin cac bac tien boi thong cam cho, vi bangtam khong bo dau duoc.
 

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Thưa vâng ! đâu có gì ngăn ngại trong ngôn ngữ đâu, chỉ cốt yếu việc trước mắt không làm tâm tư, sinh mà thôi.
Nhưng tâm của BangTam vẫn sinh để bảo vệ ý kiến của bạn lavinhcuong đó thôi!
Không biết cái gì điều khiển BangTam làm việc đó nhỉ?
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
"Này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy. Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây là khổ", biết như thật "đây là nguyên nhân của khổ", biết như thật "đây là khổ diệt", biết như thật "đây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật "đây là những lậu hoặc", biết như thật "đây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật "đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật "đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhờ nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu". budsas.org
Như vậy là sao bạn D/Đ?
Là phải biết như thật. là phải biết rõ vấn đề
.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh
.
Những ai mà không biết rõ, không biết như thật(như uông nước nóng lạnh tự biết) mà cứ để tham ái dẫn dắt thì đó là con đường dẫn đến vô minh.
Nay bạn D/Đ đọc đoạn kinh trên không những hiểu sai ý Đức Phật mà còn để sự yêu ghét dẫn dắt bênh vực sự sai lầm của ĐH lavinhcuong.
Như thế là đi trên con đường vô minh mà không hay biết thật đáng chách, đáng chách. Bạn D/Đ à hãy chú tâm mà rõ biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức tập khởi và đoạn diệt ngay nơi mình. Hãy cố gắng nhé.

Chúc tinh tấn!

Chào bạn Quán Trọ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Bạn hỏi d/đ : có phải biết như thật , là phải biết rõ vần đề chăng ?
Thì khi Bạn hỏi là Bạn đã biết được câu trả lời của d/đ. Cho nên, d/đ chỉ bổ xung thêm chứ không lập lại điều Bạn đã đoán biết.

Tuy biết như thật là biết rõ vấn đề. Nhưng chỗ biết rõ của đứa trẻ khác xa với chỗ hiểu rõ của người lớn.

Cho nên, đoạn kinh của Bạn trích sau này là lời đức Phật nói với “Đại Vương” nên chỗ biết như thật đức Phật nói trong đoạn kinh này - không có thể so sánh với không rõ biết trong đoạn kinh trước.

Cũng như cùng một lời giảng thì Bạn chỉ chú ý đến tập khởi và đoạn diệt (vì Bạn đã khuyên d/đ như vậy). Nhưng nếu là d/đ thì d/đ khuyên Bạn nên rõ biết con đường đưa đến… đoạn diệt. Vì đây mới là đặc điểm của đạo Phật. Rõ biết tập khởi và đoạn diệt thì vẫn còn đồng với ngoại đạo.

Và vì ngoại đạo chỉ rõ biết tập khởi và đoạn diệt - mà không rõ biết con đường đưa đến… đoạn diệt - nên chỉ được sanh về các cõi trời - chứ không thể đạt Vô thượng Bồ đề. Và vì không đạt được quả Vô thượng Bồ đề nên ngoại đạo không biết được mùi vị của giải thoát. Do không biết mùi vị của giải thoát nên các vị trời mới cho rằng cõi trời Phi tưởng Phi Phi tưởng là đỉnh của sự giải thoát.

d/đ chỉ hiểu đúng như thật đến đó. Còn sau đó Bạn hiểu đúng như thật như thế nào ? Xin chia sẻ…


Vì d/đ khẳng định phần d/đ hiểu là đúng như thật. Nên nếu chỗ hiểu của Bạn không giống với điều d/đ nói - thì Bạn hãy đặt câu hỏi để d/đ giải thích ; chứ đừng đem chỗ hiểu của Bạn ra nói. Vì nếu đã hiểu đúng như thật thì chỉ có hiểu sâu hiểu cạn, hiểu rộng hiểu hẹp chứ không thể hiểu sai khác nhau.

d/đ nói d/đ hiểu đúng như thật thì d/đ phải có nhiệm vụ giải thích. Còn nếu Bạn cho là Bạn hiểu đúng như thật thì d/đ sẽ đặt câu hỏi với Bạn. Nhưng d/đ nói trước - khi d/đ đặt câu hỏi thì Bạn đừng nói là d/đ “dí Bạn vào tường” nhe ! -- Vì “dí vào tường” là sở trường của d/đ đó… hì hì….

Nói vui với Bạn vậy thôi… chứ chỉ qua chỗ hiểu của Bạn về đoạn kinh trước mà Bạn trích dẫn d/đ đã có thể hiểu đúng như thật về chỗ hiểu của Bạn. Vì hiểu về Bạn - cho nên d/đ mới phân tích để Bạn thấy - muốn hiểu rõ lời Phật giảng, tâm phải tịnh. Còn tâm động như Bạn thì không thể hiêu rõ được lời Phật giảng. Bằng chứng là Bạn đã trích đoạn kinh sau để giải thích đoạn kinh trước mà không thấy được sự nặng nhẹ của hai lời giảng.

Trong khi d/đ vì Bạn mà phân tích chứ không phải vì bạn lavinhcuong - mà Bạn lại nói vì tham ái d/đ bênh vực sự sai lầm của bạn lavinhcuong. Mặc dầu đối với bạn lavinhcuong và các vị lãnh đạo, ban điều hành - d/đ có một sự cảm mến sâu sắc. Vì d/đ nhìn thấu được tấm lòng của vị ấy - nhất là các Bạn trẻ. Chúng ta đều là vô minh cả, nên quan trọng là ở tấm lòng…

Đáng lẽ d/đ còn muốn viết nữa - nhưng khi đọc lời Bạn nói : “Như thế là đi trên đường vô minh mà không hay biết thật đáng trách, đáng trách”. Tâm d/đ chợt chùng xuống nên thôi chào Bạn vậy. Mong Bạn hiểu được tâm ý của d/đ…

d/d nghĩ sao Bạn không nói : “Như thế là đi trên đường vô minh mà không hay biết thật đáng thương, đáng thương” … mà lại nói thật đáng trách nhỉ ! Vô minh đâu phải là cái tội, ai mà muốn mình ngu mê…
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
YẾU CHỈ PHẬT THỪA

-Một là bệnh CHẤP TÁC: Nếu có người cho rằng : Phải làm đủ thứ hạnh để cầu Viên Giác (họ tưởng rằng Viên Giác hiện nay đang bất toàn, ta phải tích cực làm cho nó tròn), nhưng tánh của Viên Giác chẳng do làm tất cả mà được, nên gọi là bệnh.

-Hai là bệnh Nhậm (bệnh mặc kệ): Nếu có người nói rằng nay ta chẳng dứt sanh tử, chẳng cầu Niết Bàn, đối với sanh tử Niết Bàn chẳng có một niệm khởi hay diệt, mặc kệ (nhậm) tất cả, đều tùy pháp tánh. Mặc kệ như thế mà muốn cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do nhậm mà có, nên gọi là bệnh.

-Ba là bệnh Chỉ (bệnh dừng đứng tâm ý, không khởi niệm gì cả): Nếu có người nói rằng tâm ta dừng lìa các niệm, bản tâm vốn tịch nhiên bình đẳng, vậy ta phải dừng đứng các niệm dầu vọng hay chẳng vọng để cầu Viên Giác, nhưng tánh Viên Giác ấy chẳng phải do dừng đứng tâm ý mà được, nên gọi là bệnh.

-Bốn là bệnh Diệt: Nếu có người cho rằng nay ta dứt hẳn tất cả phiền não, thân tâm rốt ráo rỗng không chẳng có gì cả, căn trần tất cả diệt hẳn để cầu Viên Giác. Nhưng tánh Viên Giác chẳng phải tướng diệt, nên gọi là bệnh.


Kinh Viên Giác, Phẩm Phổ Giác.

(Vì Cường không copy của dịch giả nào, nên không ghi tên dịch giả).

CHào Bạn lavinhcuong đây là 4 bệnh của người tu hành thường mắc phải đâu phải YẾU CHỈ PHẬT THỪA.

D/Đ viết: Vì nếu Bạn để ý thì sẽ thấy đây là lời Phật nói với các Tỳ kheo - đệ tử của Phật. Còn phàm phu Phật nói không biết rõ… không biết rõ… là kẻ trộm pháp của Phật. Vì trộm pháp nên không được nghe lời Phật giảng rồi tự mình suy diễn. Cho nên, chỗ không biết rõ của phàm phu đức Phật nói trong lời giảng này - không phải là chỗ chưa biết rõ của bạn lavinhcuong.
Vậy ở đây có ai được nghe lời giảng của Đức Phật nào?
D/Đ viết: Vì bạn lavinhcuong có được nghe lời Phật giảng. Nhưng vì còn đang trong vòng tu học nên chưa biết rõ.
Có lẽ Bạn lavinhcuong đã được gặp Phật và nghe Phật trong kiếp này chăng phải không bạn D/Đ?
Nếu nói rằng đọc kinh, được người # giảng về lời của ĐỨc Phật thì cho là được nghe lời của Đức Phật thì không phải chỉ có Bạn lavinhcuong đã được nghe đúng không bạn D/Đ.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh.
Trong đoạn trích trên thì thế nào là kẻ Phàm phu thưa bạn D/Đ?
Những người được nghe lời Phật(theo nghĩa: được người # giảng hoặc đọc kinh Phật hoặc trực tiếp nghe Đức Phật giảng) mà không hiểu rõ, biết rõ, không hành đúng như đoạn kinh trên có được gọi là Phàm phu không thưa bạn D/Đ?
Và thế nào là kẻ chộm pháp?
lavinhcuong viết: Cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong kho tàng Kinh điễn Phật Giáo, cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong vạn pháp quanh ta, mà thường thì chúng ta vì vô minh dày đặc cho nên chúng ta như người "bơi trong sóng biển đi tìm nước".

Anh ơi ! cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA tuy thật gần nhưng nghiệp chướng của chúng ta đã "đẩy" nó lên đỉnh núi Linh Thứu rồi. Làm sao ? Ai có thể "kéo đỉnh Linh Thứu" xuống để bày biện trước mắt mọi người được ? Không ai có thể _ kể cả đức Thế Tôn _ "kéo" Chân lý xuống ngang tầm chúng ta được. Chỉ có mỗi người "bò" từng bước mà lên đỉnh núi.

Và chủ đề này chỉ mong được trang bị cho người có duyên "một nhánh tre" để làm gậy leo núi mà thôi.

"Đến hay không đến là do ta
nhưng thuyền Bát Nhã thường lại qua."
Có được gọi là YẾU NGHĨA PHẬT THỪA KHÔNG bạn D/Đ?
Và dưới đây nữa
YẾU CHỈ PHẬT THỪA

-Một là bệnh CHẤP TÁC: Nếu có người cho rằng : Phải làm đủ thứ hạnh để cầu Viên Giác (họ tưởng rằng Viên Giác hiện nay đang bất toàn, ta phải tích cực làm cho nó tròn), nhưng tánh của Viên Giác chẳng do làm tất cả mà được, nên gọi là bệnh.

-Hai là bệnh Nhậm (bệnh mặc kệ): Nếu có người nói rằng nay ta chẳng dứt sanh tử, chẳng cầu Niết Bàn, đối với sanh tử Niết Bàn chẳng có một niệm khởi hay diệt, mặc kệ (nhậm) tất cả, đều tùy pháp tánh. Mặc kệ như thế mà muốn cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do nhậm mà có, nên gọi là bệnh.

-Ba là bệnh Chỉ (bệnh dừng đứng tâm ý, không khởi niệm gì cả): Nếu có người nói rằng tâm ta dừng lìa các niệm, bản tâm vốn tịch nhiên bình đẳng, vậy ta phải dừng đứng các niệm dầu vọng hay chẳng vọng để cầu Viên Giác, nhưng tánh Viên Giác ấy chẳng phải do dừng đứng tâm ý mà được, nên gọi là bệnh.

-Bốn là bệnh Diệt: Nếu có người cho rằng nay ta dứt hẳn tất cả phiền não, thân tâm rốt ráo rỗng không chẳng có gì cả, căn trần tất cả diệt hẳn để cầu Viên Giác. Nhưng tánh Viên Giác chẳng phải tướng diệt, nên gọi là bệnh.


Kinh Viên Giác, Phẩm Phổ Giác.

(Vì Cường không copy của dịch giả nào, nên không ghi tên dịch giả).

Có được gọi là YẾU NGHĨA PHẬT THỪA KHÔNG bạn D/Đ?
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Yếu Nghĩa Phật Thừa là : "Khai, Thị, Ngộ, Nhập_Tri Kiến Phật".

_Khai : mở ra, chỉ lối...
_Thị : Chính là, đó là ....
_Ngộ : người lảnh hội, người nghe (ngôi thứ 2) phải thấy, nghe, hiểu, biết ... được.
_Nhập : ... và đi vào, ở vào, trú vào ... .

Tri Kiến Phật : là thấy biết như Phật , cũng là thấy biết như vậy, là "Phật Tánh", là "Viên Giác Diệu Tâm", là "Chơn Như", là "Tánh Không" , là "Pháp Thân Thường Trú", là "Diệu Sắc Thân Như Lai", là "Quảng Bát Thân Như Lai".

Ai cũng có, chúng sanh nào cũng có _Tri Kiến Phật_ , Je'sus Chirts, hay Mohamet cũng có, cũng đồng một tánh thể ấy mà thôi.

Ngoại đạo là : Khai chệch hướng, hoặc là Nhập trật đường rày. Cho nên có thể nói là đạo nào đi nửa (kể cả Đạo Phật) mà "KHAI" chệch hướng hoặc "NHẬP" trật đường rày, thì đó đều là ngoại đạo.

Còn 4 thứ bệnh chỉ là cảnh giác hành giả đừng rơi vào, chứ khộng luận về ngoại đạo, xin nhớ kỷ cho.

Và 4 thứ bệnh như vậy cũng 4 thứ thuốc, chứ không chỉ là "Bệnh". Ví dụ, người bệnh "Tác" thì cho mấy lạng "Nhậm" hòa chung mấy lạng "Chỉ" uống vào là bớt, nhưng đừng dùng quá liều chỉ định.
 

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
CHào Hắc phong
lavinhcuong viết: Cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong kho tàng Kinh điễn Phật Giáo, cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong vạn pháp quanh ta, mà thường thì chúng ta vì vô minh dày đặc cho nên chúng ta như người "bơi trong sóng biển đi tìm nước".

Anh ơi ! cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA tuy thật gần nhưng nghiệp chướng của chúng ta đã "đẩy" nó lên đỉnh núi Linh Thứu rồi. Làm sao ? Ai có thể "kéo đỉnh Linh Thứu" xuống để bày biện trước mắt mọi người được ? Không ai có thể _ kể cả đức Thế Tôn _ "kéo" Chân lý xuống ngang tầm chúng ta được. Chỉ có mỗi người "bò" từng bước mà lên đỉnh núi.

Và chủ đề này chỉ mong được trang bị cho người có duyên "một nhánh tre" để làm gậy leo núi mà thôi.

"Đến hay không đến là do ta
nhưng thuyền Bát Nhã thường lại qua."
Hắc phong viết: Vì bangtam cũng muốn bòn một chút công đức, có những lời những bài mà ta đọc qua như người khát được uống, người đói được ăn, ta sinh tâm hoan hỉ. Ta không viết được như thế (để ích lợi cho kẻ khác) thì ta cất lời tán thán để trợ duyên cho Chánh pháp, (ta mong cho người khác cũng được lợi ích như ta) thì gọi là TÙY HỶ CÔNG ĐỨC.

Như thị !
QUán Trọ có thể sửa như thế này được chăng?
Hắc phong viết: Vì Hắc phong cũng muốn bòn một chút công đức, có những lời những bài mà ta đọc qua như người khát được uống, người đói được ăn, ta sinh tâm hoan hỉ. Ta không viết được như thế (để ích lợi cho kẻ khác) thì ta cất lời tán thán để trợ duyên cho Chánh pháp, (ta mong cho người khác cũng được lợi ích như ta) thì gọi là TÙY HỶ CÔNG ĐỨC.

Như thị !
Bởi vì Hắc Phong đâu có biết BangTam nghĩ gì, muốn nói gì, đó là lời của Hắc Phong đấy chứ!
Sao Hắc Phong không tán thán những lời dưới đây
Chiếu Thanh viết: Yếu Nghĩa Phật Thừa là : "Khai, Thị, Ngộ, Nhập_Tri Kiến Phật".

_Khai : mở ra, chỉ lối...
_Thị : Chính là, đó là ....
_Ngộ : người lảnh hội, người nghe (ngôi thứ 2) phải thấy, nghe, hiểu, biết ... được.
_Nhập : ... và đi vào, ở vào, trú vào ... .

Tri Kiến Phật : là thấy biết như Phật , cũng là thấy biết như vậy, là "Phật Tánh", là "Viên Giác Diệu Tâm", là "Chơn Như", là "Tánh Không" , là "Pháp Thân Thường Trú", là "Diệu Sắc Thân Như Lai", là "Quảng Bát Thân Như Lai".

Ai cũng có, chúng sanh nào cũng có _Tri Kiến Phật_ , Je'sus Chirts, hay Mohamet cũng có, cũng đồng một tánh thể ấy mà thôi.

Ngoại đạo là : Khai chệch hướng, hoặc là Nhập trật đường rày. Cho nên có thể nói là đạo nào đi nửa (kể cả Đạo Phật) mà "KHAI" chệch hướng hoặc "NHẬP" trật đường rày, thì đó đều là ngoại đạo.

Còn 4 thứ bệnh chỉ là cảnh giác hành giả đừng rơi vào, chứ khộng luận về ngoại đạo, xin nhớ kỷ cho.

Và 4 thứ bệnh như vậy cũng 4 thứ thuốc, chứ không chỉ là "Bệnh". Ví dụ, người bệnh "Tác" thì cho mấy lạng "Nhậm" hòa chung mấy lạng "Chỉ" uống vào là bớt, nhưng đừng dùng quá liều chỉ định.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Quán Trọ,
<!--[if !mso]> <style> v\:* {behavior:url(#default#VML);} o\:* {behavior:url(#default#VML);} w\:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} </style> <![endif]-->
D/Đ viết:

Vì bạn lavinhcuong có được nghe lời Phật giảng. Nhưng vì còn đang trong vòng tu học nên chưa biết rõ.
Bạn hỏi : Vậy ở đây có ai được nghe lời giảng của Đức Phật nào?

Nếu nói rằng đọc kinh, được người # giảng về lời của Đức Phật thì cho là được nghe lời của Đức Phật thì không phải chỉ có Bạn lavinhcuong đã được nghe đúng không bạn D/Đ.
Sở dĩ d/đ nói như vậy là vì có rất nhiều người tu học Phật đạo nhầm lẫn pháp của Phạm Thiên là pháp của Phật - nên đã không dược nghe lời Phật giảng. Còn bạn lavinhcuong thì đã có được nghe qua lời Phật giảng.
Vì sự sai khác giữa người tu theo pháp của Phạm Thiên và tu theo pháp Phật là người tu theo Phật đạo dầu còn chấp chỗ hiểu của mình là đúng (vì vẫn còn đang trong vòng tu học) - thì vẫn thấy được chỗ đúng của người. Còn người tu theo pháp của Phạm Thiên (cũng tức là tu theo ngoại đạo) thì lúc nào cũng cho là mình đúng, người sai (không thấy được chỗ đúng của người).


Bạn hỏi : trong đoạn kinh này :

Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh.
thì thế nào là kẻ Phàm phu thưa bạn D/Đ?
Những người được nghe lời Phật(theo nghĩa: được người # giảng hoặc đọc kinh Phật hoặc trực tiếp nghe Đức Phật giảng) mà không hiểu rõ, biết rõ, không hành đúng như đoạn kinh trên có được gọi là Phàm phu không thưa bạn D/Đ?
Và thế nào là kẻ chộm pháp?
thì Bạn hãy nghe lời Phật kể trong kinh Đại Bát Niết Ban - để biết ai là kẻ trộm pháp và danh từ “phàm phu” đức Phật dùng để nói về ai nhe. Nếu Bạn chưa thấy hoặc có điều nghi ngờ thì d/đ sẽ giải thích. Vì thật ra kể từ giờ mỗi tuần d/đ chỉ còn có rãnh được 1 ngày cuối tuần.

Ca-Diếp Bồ-Tát thưa : “ Bạch Thế-Tôn ! Có sự sai khác gì giữa xuất-thế-pháp cùng thế pháp ? Như lời Phật dạy : Phật là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Người đời cũng nói Phạm-Thiên là thường, Tự-Tại-Thiên là thường, không biến đổi, họ cũng nói Ngã là thường, Tánh là thường, Vi-Trần cũng thường.

………

……....

Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : Ví như nhà trưởng giả kia có nuôi nhiều bò, màu lông khác nhau, đồng chung một bầy. Trưởng giả giao bầy bò cho người chăn thả đi ăn cỏ uống nước, chỉ vì vị đề-hồ chớ chẳng cầu sữa bơ. Người chăn ấy vắt sữa rồi tự uống. Trưởng giả chết, bao nhiêu bò đều bị bọn cướp đoạt cả. Bọn cướp tự vắt sữa ra uống, rồi bàn với nhau rằng ông Trưởng giả nuôi bầy bò nầy chỉ muốn đặng vị đề-hồ chớ không cầu sữa bơ. Chúng ta làm cách gì để đặng đề-hồ. Đề-hồ là phẩm vật quý nhứt trong đời. Chúng ta không có gì đựng, dầu vắt được sữa cũng không chỗ chứa. Chúng lại bàn đựng sữa trong túi da. Dầu có đồ đựng nhưng vì không biết cách làm, nên bơ còn không được thành, huống là đề-hồ . Vì muốn được đề-hồ, bọn cướp đổ thêm nước vào túi sữa, vì quá nhiều nước nên chẳng những không được đề-hồ, bơ, mà cả sữa cũng mất.

Phàm phu cũng vậy, dầu có pháp lành nhưng đều là pháp thừa của Như-Lai. Sau khi Thế-Tôn nhập Niết-bàn, họ trộm pháp lành thừa của Như-Lai hoặc, giới, định, hoặc huệ. Như bọn cướp đoạt bầy bò.
Hạng phàm phu dầu lại đặng giới, định, trí huệ, nhưng không có phương tiện nên chẳng giải thuyết được. Vì nghĩa nầy nên họ không thể đặng thường giới, thường định, thường huệ giải thoát.
Như bọn cướp kia chẳng biết phương tiện không được đề-hồ, rồi vì đề-hồ mà đổ nước vào sữa. Cũng vậy, hạng phàm phu vì giải thoát mà nói Ngã hoặc Phạm-Thiên, Tự-Tại-Thiên, nhẫn đến Phi-Tưởng, Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bàn kỳ thiệt họ chẳng được giải thoát Niết-bàn. Như bọn cướp kia không được đề-hồ.

Hạng phàm phu ấy có chút ít phạm hạnh, cúng dường cha mẹ, nhờ đây được sanh lên trời hưởng một ít an lạc, như bọn cứop kia được sữa pha với nước.
Mà hạng phàm phu ấy thiệt chẳng biết là do tu ít phạm hạnh, cúng dường cha mẹ đặng sanh lên cõi trời, họ lại chẳng biết được giới, định, trí huệ, quy-y Tam-bảo, rồi do chẳng biết mà nói thường, lạc, ngã, tịnh. Dầu lại nói thường, lạc, ngã, tịnh, mà thiệt ra thời họ chẳng biết.

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-60_5-50_6-2_17-206_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Hy vọng Bạn nhận ra chỗ hiểu của phàm phu và ai là kẻ trộm pháp. Cũng như, vì sao tu theo pháp Phạm Thiên gọi là tu theo ngoại đạo.


Còn bạn hỏi :

lavinhcuong viết: Cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong kho tàng Kinh điễn Phật Giáo, cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong vạn pháp quanh ta, mà thường thì chúng ta vì vô minh dày đặc cho nên chúng ta như người "bơi trong sóng biển đi tìm nước".

Anh ơi ! cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA tuy thật gần nhưng nghiệp chướng của chúng ta đã "đẩy" nó lên đỉnh núi Linh Thứu rồi. Làm sao ? Ai có thể "kéo đỉnh Linh Thứu" xuống để bày biện trước mắt mọi người được ? Không ai có thể _ kể cả đức Thế Tôn _ "kéo" Chân lý xuống ngang tầm chúng ta được. Chỉ có mỗi người "bò" từng bước mà lên đỉnh núi.

Và chủ đề này chỉ mong được trang bị cho người có duyên "một nhánh tre" để làm gậy leo núi mà thôi.

"Đến hay không đến là do ta
nhưng thuyền Bát Nhã thường lại qua."
Có được gọi là YẾU NGHĨA PHẬT THỪA KHÔNG bạn D/Đ?
Thì d/đ trả lời : chưa phải là yếu nghĩa Phật thừa. Vì chỉ mới nói lên chỗ hiểu của bạn lavinhcuong về Phật thừa
Nhưng còn đoạn :

Gửi bởi lavinhcuong

YẾU CHỈ PHẬT THỪA


-Một là bệnh CHẤP TÁC: Nếu có người cho rằng : Phải làm đủ thứ hạnh để cầu Viên Giác (họ tưởng rằng Viên Giác hiện nay đang bất toàn, ta phải tích cực làm cho nó tròn), nhưng tánh của Viên Giác chẳng do làm tất cả mà được, nên gọi là bệnh.

-Hai là bệnh Nhậm (bệnh mặc kệ): Nếu có người nói rằng nay ta chẳng dứt sanh tử, chẳng cầu Niết Bàn, đối với sanh tử Niết Bàn chẳng có một niệm khởi hay diệt, mặc kệ (nhậm) tất cả, đều tùy pháp tánh. Mặc kệ như thế mà muốn cầu Viên Giác, nhưng tánh của Viên Giác chẳng do nhậm mà có, nên gọi là bệnh.

-Ba là bệnh Chỉ (bệnh dừng đứng tâm ý, không khởi niệm gì cả): Nếu có người nói rằng tâm ta dừng lìa các niệm, bản tâm vốn tịch nhiên bình đẳng, vậy ta phải dừng đứng các niệm dầu vọng hay chẳng vọng để cầu Viên Giác, nhưng tánh Viên Giác ấy chẳng phải do dừng đứng tâm ý mà được, nên gọi là bệnh.

-Bốn là bệnh Diệt: Nếu có người cho rằng nay ta dứt hẳn tất cả phiền não, thân tâm rốt ráo rỗng không chẳng có gì cả, căn trần tất cả diệt hẳn để cầu Viên Giác. Nhưng tánh Viên Giác chẳng phải tướng diệt, nên gọi là bệnh.


Kinh Viên Giác, Phẩm Phổ Giác.
Thì đó là yếu nghĩa Phật thừa. Vì đây là những bệnh của người tu pháp Đại thừa. Cho nên, đoạn kinh này có thể giúp cho người tu pháp Đại thừa biết để tránh biết. Và cũng giúp cho người mới phát tâm tu học Đại thừa nhận ra được người tu pháp Đại thừa để tu học theo. Nên cũng được gọi là yếu chỉ Phật thừa.
Hy vọng Bạn hài lòng với lời giải thích này của d/đ.
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Hy vọng Bạn nhận ra chỗ hiểu của phàm phu và ai là kẻ trộm pháp. Cũng như, vì sao tu theo pháp Phạm Thiên gọi là tu theo ngoại đạo.
Vâng thưa bạn D/Đ sau khi đọc xong đoạn trích của D/Đ xong Quán Trọ thấy như thế này niệu có được chăng?
Những người được nghe lời Phật(theo nghĩa: được người # giảng hoặc đọc kinh Phật hoặc trực tiếp nghe Đức Phật giảng) mà không hiểu rõ, biết rõ, không hành đúng như đoạn kinh dưới đây thì gọi là phàm phu
đúng không bạn D/Đ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
Này Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh. Và cho đến như vậy, một người là vô minh.
-------
lavinhcuong viết: Cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong kho tàng Kinh điễn Phật Giáo, cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA nó bàng bạc trong vạn pháp quanh ta, mà thường thì chúng ta vì vô minh dày đặc cho nên chúng ta như người "bơi trong sóng biển đi tìm nước".

Anh ơi ! cái YẾU NGHĨA PHẬT THỪA tuy thật gần nhưng nghiệp chướng của chúng ta đã "đẩy" nó lên đỉnh núi Linh Thứu rồi. Làm sao ? Ai có thể "kéo đỉnh Linh Thứu" xuống để bày biện trước mắt mọi người được ? Không ai có thể _ kể cả đức Thế Tôn _ "kéo" Chân lý xuống ngang tầm chúng ta được. Chỉ có mỗi người "bò" từng bước mà lên đỉnh núi.

Và chủ đề này chỉ mong được trang bị cho người có duyên "một nhánh tre" để làm gậy leo núi mà thôi.

"Đến hay không đến là do ta
nhưng thuyền Bát Nhã thường lại qua."
Và Bạn D/Đ đã nhận định
Thì d/đ trả lời : chưa phải là yếu nghĩa Phật thừa. Vì chỉ mới nói lên chỗ hiểu của bạn lavinhcuong về Phật thừa
Như vậy theo đoạn trích của bạn D/Đ trong kinh Đại Bát Niết Bàn và đoạn trích của Quán Trọ
Thì có thể nói bạn lavinhcuong là kẻ chộm pháp được chăng?
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Quán Trọ,
Bạn hỏi :


Những người được nghe lời Phật (theo nghĩa: được người # giảng hoặc đọc kinh Phật hoặc trực tiếp nghe Đức Phật giảng) mà không hiểu rõ, biết rõ, không hành đúng như đoạn kinh dưới đây thì gọi là phàm phu đúng hay không ?
thì d/đ trả lời : không phải. Vì trong ẩn dụ - người trộm pháp là nhóm của người chăn (Phạm Thiên và các vị trời). Còn phàm phu là người tin theo, tu theo pháp của Phạm Thiên và các vị trời (kể cả trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng).
Cho nên, người đời mà nhầm lẫn pháp của Phạm Thiên - cho là Phật Pháp rồi chấp vào chỗ hiểu của mình - mới bị Phật gọi "phàm phu"
Còn bạn lavinhcuong đã được nghe đúng lời Phật dạy ((theo nghĩa: được người # giảng hoặc đọc kinh Phật) mà chưa hiểu rõ - thì đó là vì Bạn ấy còn đang trong vòng tu học. Vì vậy, Bạn ấy vẫn là đệ tử của Phật (vì d/đ nghĩ Bạn ấy cũng đã phát nguyện quy y với Phật) - không phải phàm phu.

Còn vì sao d/đ khẳng định bạn lavinhcuong có được nghe lời Phật giảng thì d/đ đã có giải thích rồi.

Còn d/đ nói bài bạn lavinhcuong viết - chưa phải yếu chỉ Phật thừa - là vì Bạn ấy chỉ mới nói lên chỗ hiểu của Bạn ấy (chỗ hiểu của người còn đang trong vòng tu học). Vì là còn đang trong vòng tu học - nên dầu Bạn ấy có "sai sót" (đồng với ngoại đạo) cũng không gọi là trộm pháp.
Sở dĩ chỗ hiểu của Bạn lavinhcuong đồng với ngoại đạo mà không bị gọi phàm phu - là vì Bạn ấy đã không chấp vào chỗ hiểu của mình là hoàn toàn đúng

Thật ra, người đời - không ai có khả năng trộm pháp của Như Lai.
Thân
 

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Còn d/đ nói bài bạn lavinhcuong viết - chưa phải yếu chỉ Phật thừa - là vì Bạn ấy chỉ mới nói lên chỗ hiểu của Bạn ấy (chỗ hiểu của người còn đang trong vòng tu học). Vì là còn đang trong vòng tu học - nên dầu Bạn ấy có "sai sót" (đồng với ngoại đạo) cũng không gọi là trộm pháp.
Sở dĩ chỗ hiểu của Bạn lavinhcuong đồng với ngoại đạo mà không bị gọi phàm phu - là vì Bạn ấy đã không chấp vào chỗ hiểu của mình là hoàn toàn đúng
Sao bạn D/Đ không đề nghị bạn lavinhcuong sửa cái Tiêu đề: "Yếu chỉ Phật thừa" thành "Yếu chỉ Phật thừa của lavinhcuong" hoặc "Yếu chỉ Phật thừa chưa hoàn toàn đúng của lavinhcuong".
Quán Trọ nghĩ nếu chưa hiểu rõ thì lên làm như thế nếu không sẽ bị mắc tội phá hoại Phật pháp. vì người sơ cơ khi đọc sẽ hiểu nhầm đó là yếu chỉ Phật thừa thật!
Bạn D/Đ hãy làm như vậy thế mới xứng đáng với chữ "ĐỨC" chứ


lavinhcuong viết: Nhưng khác với Tổ xưa, lời Tổ là "nhổ đinh tháo chốt", còn lời của kẻ này là bắt chước nói theo, cho nên "miệng nói ăn mà bụng vẫn đói meo"
Sao bạn lavinhcuong không nghĩ lại mình nhỉ, bụng bạn vẫn đói meo mà!
Mà sao bạn đăng nhiều yếu chỉ Phật thừa thế, như vậy thì bài nào mới đúng?
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Quán Trọ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Bạn hỏi d/đ

Sao bạn D/Đ không đề nghị bạn lavinhcuong sửa cái Tiêu đề: "Yếu chỉ Phật thừa" thành "Yếu chỉ Phật thừa của lavinhcuong" hoặc "Yếu chỉ Phật thừa chưa hoàn toàn đúng của lavinhcuong".
Quán Trọ nghĩ nếu chưa hiểu rõ thì lên làm như thế nếu không sẽ bị mắc tội phá hoại Phật pháp. vì người sơ cơ khi đọc sẽ hiểu nhầm đó là yếu chỉ Phật thừa thật!
Thì d/đ nghĩ ai cũng biết bạn lavinhcuong hay chúng ta chia sẻ là chia sẻ chỗ hiểu của riêng mình. Cho nên, chỉ cần căn cứ vào lời đức Phật giảng - thì đâu có mắc tội phá hoại Phật Pháp. Chỉ khi nào chúng ta khẳng định chỗ hiểu của một người - hiểu sai lời Phật giảng là Phật Pháp thì mới làm cho Phật Pháp bị hư hoại.
Riêng d/đ thì cũng còn đang góp nhặt và chọn lựa. Cho nên, d/đ cũng chỉ là người Bạn đồng hành với các Bạn. Do đó, d/d chỉ có thể góp lời và chia sẻ chỗ hiểu của riêng mình ; chứ không có quyền - hay khả năng _ chỉnh sữa lời nói nào của ai cả.


Còn Bạn nói :

D/Đ hãy làm như vậy thế mới xứng đáng với chữ "ĐỨC" chứ
Thì chữ “Đức” có nghĩa sâu, nghĩa cạn, nghĩa rộng, nghĩa hẹp. Cho nên, Bạn khó mà biết được d/đ đang vun bồi cho nghĩa chữ “Đức” nào.


Còn nói về hai chữ “đói no” - thì đối với người có tu học - dầu tu đúng, tu sai, hay không tu theo Phật đạo - thì cũng đều có được cảm giác no. Nhưng cái no của người tu sai Phật Pháp - đối với người không tu học theo đạo nào cũng không thể sánh bằng - huống là đối với cái "chưa no" của người tu đúng Phật Pháp.

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

quantro

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/13
Bài viết
42
Điểm tương tác
3
Điểm
8
CHào Bạn D/Đ
Thì d/đ nghĩ ai cũng biết bạn lavinhcuong hay chúng ta chia sẻ là chia sẻ chỗ hiểu của riêng mình.
Thì ĐÚng rồi
bạn lavinhcuong sửa cái Tiêu đề: "Yếu chỉ Phật thừa" thành "Yếu chỉ Phật thừa của lavinhcuong" hoặc "Yếu chỉ Phật thừa chưa hoàn toàn đúng của lavinhcuong".
Sửa như vậy có tốt hơn không đỡ để người khác hiểu nhẩm.
VÌ là của riêng mình lên chưa phải là Phật Pháp chuẩn
d/d chỉ có thể góp lời và chia sẻ chỗ hiểu của riêng mình ; chứ không có quyền - hay khả năng _ chỉnh sữa lời nói nào của ai cả.
Q/T có bảo D/Đ chỉnh sửa lời của người khác đâu mà chỉ bảo D/Đ đề nghị thôi chứ có đúng không vậy bạn D/Đ.
Mà sao chưa thấy bạn D/Đ đề nghị bạn lavinhcuong nhỉ.
Bạn khó mà biết được d/đ đang vun bồi cho nghĩa chữ “Đức” nào.
Vậy Bạn D/Đ vun bồi chữ "Đức" nào vậy?
Bạn không đề nghị thì nhỡ người sơ cơ mới học Phật Pháp hiểu nhầm thì sao?
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Thành viên quantro không có thiện chí tu học Phật pháp, chỉ lợi dụng tính tự do ngôn luận của D/đ để viết bài linh tinh quậy phá, gây náo loạn d/đ, tốn dung lượng vô ích.

Nay H/p di chuyển những lời nhảm nhí ấy ra khỏi chủ đề "Cần phân biệt Ngoại Đạo và Phật đạo". Và cấm ngặt thành viên này có ý kiến trong các Diễn đàn Phật Học.

Kể từ nay, nếu t/v quantro có ý kiến bất kỳ ở D/đ nào _ ngoại trừ Phòng Chat Linh Tinh _ tất cả các Mod có quyền xóa không cần báo.

Kính đề nghị Tổng Quản thu hồi thẻ THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC của Quantro.

Kính thông báo !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên