- Tham gia
- 20/7/11
- Bài viết
- 339
- Điểm tương tác
- 375
- Điểm
- 63
Thuyết nhân quả nghiệp báo là điều cơ bản nhất mà người học Phật chúng ta cần phải học. Nhưng có một trăn trở là ý nghĩa thật sự và bản chất của nhân quả nghiệp báo phải được nhìn nhận như thế nào để không sai lệch với chánh pháp.
Chúng ta nên hiểu một điều là, dù chúng ta có nói tốt như thế nào về một hành động hay việc làm đã xảy ra.
Dù chúng ta có chê bai, cố tình làm xấu ý nghĩa của một hành động hay việc làm đã xảy ra.
Thì với luật nhân quả nghiệp báo. Những việc làm và hành động đó vẫn âm thầm gánh chịu quả báo đúng với bản chất mà chúng đã được tạo ra. Không vì lời nói xấu hay tốt của chúng ta mà nhân quả nghiệp báo bị sai khác đi.
Nhân quả nghiệp báo không phải ai hay bất cứ một đấng quyền năng nào có thể tạo ra hay lấy đi. Nó là một định luật vay trả của Chân lý không thể biến đổi được.
Chỉ chúng ta, những người đã tiến hóa trong đường Đạo. Thấm nhuần chánh pháp của Đức Phật. Phải hiểu hơn ai hết ý nghĩa của nhân quả nghiệp báo.
Chúng ta đã trãi qua bao lần vay trả thân mạng trong sanh tử luân hồi. Bây giờ khi chúng ta may mắn tiến hóa nhiều trên đường Đạo, hiểu được về chánh pháp. Cũng còn đang tìm đường về nhà. Trên con đường về nhà này, chúng ta còn phải chấp nhận và sẳng sàng đón lấy những quả báo sẽ xảy đến với chúng ta bất kỳ lúc nào.
Sự sanh tử luân hồi của chúng ta đã quá nhiều đời rồi. Không thể nào đo lường hết những việc làm của chúng ta trong quá khứ ấy.
Sự sống mạnh tiến hóa trước, đè lấy sự sống yếu hơn để tồn tại và phát triển. Cũng như một cái cây to, lấn áp một cây nhỏ hơn để mưu cầu ánh sáng. Ta xem đó là một định luật của tự nhiên. Nhưng chúng ta không ngờ chính cái định luật gọi là tự nhiên đó, lại xuất phát từ vô minh mà có.
Chân lý vốn nguyên vẹn, toàn mỹ. Nơi Chân lý là sự bình yên tuyệt đối không có khổ đau tranh giành. Nơi Chân lý là an lạc của hạnh phúc thật sự.
Chúng ta bước ra từ Chân lý, rời xa Chân lý, cũng vì vô minh mà chúng ta lạc bước đến bây giờ. Chúng ta nhận cái vô minh là chính mình rồi mãi chạy theo nó đến ngày hôm nay và có thể là mãi sau này, nếu không kịp dừng lại.
Chính vô minh mà chúng ta có tất cả ngày hôm nay. Mạnh đối với yếu, yêu đối với ghét, no đối với đói, ngon đối với dỡ, trí đối với ngu, thân thuộc đối với xa lạ, của tôi và không phải của tôi....
Chính vô minh mà ta bào chữa cho mọi hành động của mình. Ta vì nghiệp báo thúc đẩy, phải giữ lấy sinh mạng mà tước lấy sanh mạng kẻ yếu hơn. Để rồi mang lấy nợ mạng sống. Cái vay trả này sẽ không sai chạy đi mất, vì sao?. Cái vay trả này rất có ý nghĩa của nó. Để làm gì? Để nhận lấy bài học thương đau đã gây ra cho kẻ khác chịu đựng.
Ta do vô minh mà đi ra từ Chân lý, nhưng bản chất trong ta là Chân lý. Chân lý trong ta luôn nhắc nhở ta mỗi ngày con đường trở về lại. Nên dù chạy theo vô minh tạo tác đau khổ, Chân lý vẫn luôn là con đường phải quay về.
Nếu ý thức được chánh pháp sẽ ta dừng lại, không tạo tác nghiệp báo thêm nữa trong vô minh. Con đường chánh pháp sẽ không bị đi xa thêm nữa. Đi trở lại con đường Chân lý để ra khỏi vô minh.
Nhưng nếu không biết chánh pháp để dừng lại, tiếp tục con đường theo vô minh thì sẽ sống trong sợ hãi, đau khổ, tranh đấu, sanh diệt, trả vay của tiến hóa không dừng. Tiến hóa chính là quá trình nhận thức lại Chân lý để trở về nguồn. Nếu càng đắm trong vô minh tạo nghiệp luân hồi, thì càng nhận về nhiều bài học đau thương để nhận thức và tiến hóa. Đây là điều tấc phải nhận lấy.
Vì chấp chặt vô minh trôi nổi, nên tất cả những nhận thức cuộc sống bây giờ không có gì ngoài chữ Ngã to đùng. Ta, người thân của ta, cái của ta. Từ đây, chữ ái đã đeo bám từ vô thỷ cho đến tận bây giờ chính là động lực mạnh nhất của tạo nghiệp.
Dưới con mắt của chúng ta bây giờ, tất cả là chánh nghĩa. Ta làm, ta tạo tác, ta bảo vệ, đều là chánh nghĩa.
Ôi cảm thương thay chữ chánh nghĩa có ở đời!. Chánh nghĩa ơi, ngươi chính là ngụy tạo của vô minh, núp dưới hình bóng của ái dục mà ra.
Quan niệm luân lý đúng sai của chúng ta ngày nay do mỗi người tạo dựng bằng vô minh là lòng tham dục của mình. Tìm mọi cách ngụy biện đúng sai để lướt qua chân lý. Bóp méo luật nhân quả, để rồi chìm lại vào trong vô minh sâu hơn nữa. Và bài học nhận lấy lại đau thương nặng nề hơn. Cho đến ngày nào, ta mõi mệt chịu quay về !.
Hãy cẩn thận với hai chữ nghiệp báo! Đừng vì cái thân vô thường này mà làm lơ với nó. Để rồi âm thầm nó làm nên kiếp sống ngày mai của chúng ta. Bệnh tật, tai nạn, thương vong, yểu mạng, xấu xí, ốm yếu, ngu si, nghèo đói, ghét bỏ, sân hận, chiến tranh....
Bao nhiêu bài học đau thương phải trãi qua trong nước mắt, trong thổn thức nghẹn ngào của từng kiếp sống. Trãi qua đau đớn thà xin được chết còn hơn phải sống. Những bài học này chính chúng ta đã chọn lấy khi ta cố tình tạo nên những nghiệp ác. Chân lý luôn trong ta và dạy ta con đường để tìm về. Chân lý dạy cho ta trí tuệ. Ánh sáng của trí tuệ sẽ làm tan biến bóng tối của vô minh.
TH.