vienquang2

Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'.

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
839
Điểm
93
Kính Thầy ạ, Kính chư vị đồng học ạ,

Lại gây tội nghiệp rồi... ta phản bác ông, ông phản bác ta, chân thì ngữa, mà cứ gãy giầy làm gì vậy?

Khi chư vị đồng học đã Thông Tuệ như vậy, vậy em xin chư vị có thể nào viết một bài mà khiến ai ai cũng có thể nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?

Kính, vạn vấn.
Kính Bạn Vạn Vấn:

Bạn hỏi lần này là lần thứ 2, Lần đầu Bạn hỏi ở Đôi lời của người mê mờ !.- Lần này bạn hỏi ở đây: "em xin chư vị có thể nào viết một bài mà khiến ai ai cũng có thể nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'.

VQ xin gợi ý với Bạn thế này:

1/. Thành ý của người cầu Đạo phải thành Tâm xã Bản Ngã mới có thành được Đại Đạo.(không nói Bạn bản ngã nha).
2/. "khiến ai ai cũng có thể nhập quả vị Tu Đà Hoàn" ? Nhưng liệu ai ai cũng muốn được quả "Tu Đà Hoàn" hay chưa muốn ! (Cửa mở sẳn.-không người muốn vào thì Phật cũng không độ được người thiếu duyên )
3/ Cửa vào Quả Vị là "Không có cửa".- Liệu bạn có dự bị để vào cửa không cửa chưa ?

Mến
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Để đáp lại thịnh tình của Thầy Vienquang lập hẳn một chủ đề mong đưa Vạn Vấn về gặp Thích Ca Phật (hay Bụt Thích Ca) ngay bây giờ và tại đây, để nghe giảng về con đường thành tựu "dĩa trái cây", à nhầm quả vị Tu Đà Hoàn, thì Ba Tuần lấy đoạn Kinh Kim Cương do Thầy Nhất Hạnh dịch để trình bày:

Thầy Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao, Như Lai có đắc pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác không? Như Lai có pháp gì để tuyên thuyết hay không?

Thầy Tu Bồ Đề thưa: “Theo con hiểu điều Bụt dạy thì chẳng có một pháp gì riêng biệt được gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác, cũng không có một pháp nào riêng biệt được Như Lai tuyên thuyết. Vì sao? Vì những pháp mà Như Lai đã chứng và đã nói thì không thể nắm bắt được, cũng không thể diễn tả được. Đó không phải là pháp cũng không phải là không pháp. Vì sao? Vì tất cả các bậc hiền thánh đều do pháp vô vi mà trở nên khác người.”...

Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Một vị Tu Đà Hoàn có nghĩ rằng: ‘Ta đã đắc quả Tu Đà Hoàn’ không?
Tu Bồ Đề thưa: “Bạch Thế Tôn, không. Vì sao? Tu Đà Hoàn có nghĩa là đi vào dòng mà thật ra không có dòng nào để đi vào cả. Không đi vào dòng sắc, cũng không đi vào dòng thanh, hương, vị, xúc và pháp. Vì vậy cho nên gọi là “đi vào dòng”.

Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Một vị Tư Đà Hàm có nghĩ rằng: ‘Ta đã đắc quả Tư Đà Hàm’ không?
Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn, không. Vì sao? Tư Đà Hàm có nghĩa là một đi một trở lại mà thật ra không có sự đi cũng không có sự trở lại. Vì vậy cho nên gọi là Tư Đà Hàm.”

Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Một vị A Na Hàm có nghĩ rằng: ‘Ta đã đắc quả A Na Hàm’ không?
Tu Bồ Đề thưa: “Bạch Thế Tôn, không. Vì sao? A Na Hàm có nghĩa là không trở lại. Mà thật ra làm gì có sự không trở lại? Vì vậy cho nên gọi là A Na Hàm.”

Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Một vị A La Hán có thể nghĩ rằng: ‘Ta đã đắc quả A La Hán’ không?
Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn, không. Vì sao? Thật ra không có pháp nào riêng biệt được gọi là A La Hán. Bạch Thế Tôn, nếu một vị A La Hán nào khởi niệm rằng ‘ta đã đắc quả A La Hán’ thì vị đó còn chấp vào Ngã, Nhân, Chúng Sanh và Thọ Giả. Bạch đức Thế Tôn, Thế Tôn thường nói con đã đạt tới Vô Tránh Tam Muội và trong Tăng Thân, con là vị A La Hán ly dục đệ nhất. Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đã đắc quả A La Hán thì chắc Thế Tôn đã không nói rằng Tu Bồ Đề là người ưa hạnh A Lan Na.”

Bụt hỏi thầy Tu Bồ Đề: “Thuở xưa lúc còn theo học với Bụt Nhiên Đăng, Như Lai có đắc pháp gì chăng?”
Bạch đức Thế Tôn, không. Ngày xưa khi còn ở với Bụt Nhiên Đăng, Như Lai không có đắc pháp gì cả.

Như trên Kinh nói, phàm có "ý nghĩ" sở đắc thời chẳng đạt tới "các loại trái cây" thượng vị trên, dù là Tu Đà Hoàn hay Phật.

Vậy lỗi tại ý nghĩ của người cầu học, chỉ cần dẹp bỏ nội chướng thì ngoại chướng tự Không, nơi nào lại không tự tại ?

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
839
Điểm
93
Để đáp lại thịnh tình của Thầy Vienquang lập hẳn một chủ đề mong đưa Vạn Vấn về gặp Thích Ca Phật (hay Bụt Thích Ca) ngay bây giờ và tại đây, để nghe giảng về con đường thành tựu "dĩa trái cây", à nhầm quả vị Tu Đà Hoàn, thì Ba Tuần lấy đoạn Kinh Kim Cương do Thầy Nhất Hạnh dịch để trình bày:
..........
Như trên Kinh nói, phàm có "ý nghĩ" sở đắc thời chẳng đạt tới "các loại cái cây" thượng vị trên, dù là Tu Đà Hoàn hay Phật.

Vậy lỗi tại ý nghĩ của người cầu học, chỉ cần dẹp bỏ nội chướng thì ngoại chướng tự Không, nơi nào lại không tự tại ?

Mến kính,
Ba Tuần.
hoa sen 1.webp


A Di Đà Phật
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
hoa sen 1.webp


A Di Đà Phật
Kính lạy Thế Tôn,
Bậc soi sáng con đường, đi tới an vui vĩnh cửu.

Ba Tuần bổ sung thêm mấy ý, kẻo các bạn đọc sơ cơ lại thấy Phật giáo đã rậm rạp lại còn thêm âm u, hí hí:

1. Nội chướng có hai, một là thấy vật mê đắm, hiểu sai nhân duyên. Hai, chấp chặt tri kiến đúng sai, tự trói buộc tâm, khởi sinh phiền não.

2. Đây là lời của bậc Thánh xưa:
"Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu, tâm như tường vách mới có thể vào Đạo."

3. Tổ dạy: Muốn vào cửa này, chớ còn tri giải (chỗ này phải hiểu, hiểu cho đúng nhân duyên vạn vật hiện thực, y cứ hiện thực mà chuyển hóa, chẳng nên ôm giữ văn tự ngữ nghĩa đầy trong tâm óc, như vậy là leo dốc còn tự vác thêm đá tảng, đi không thể tới nơi mình muốn được).

4. "Công phu không có gì khó, chỉ cần buông xuống là được. Hãy đem tất cả cái thấy, cái nghe, cái hiểu, cái biết của chính mình, cùng 1 lúc buông xuống, ấy là công phu chân chánh giản dị, ngoài ra nếu còn một thứ công phu gì khác, đều là si cuồng chạy ở bên ngoài."

5. "Nhìn cho thấu, buông cho được".


Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
839
Điểm
93
Bài 2.- Nhất Thiết Hữu Bộ.(Sự liên hệ quả Tư Đà Hoàn)

Kính các Bạn.
Trong Đạo Phật tồn tại 2 nguồn Tư Tưởng: HỮU và KHÔNG.

+ Hữu Bộ gần gủi Tiểu thừa PG. Cụ thể là Nhất Thiết Hữu Bộ.

- Gì là Nhất Thiết Hữu Bộ ?

+ Nhất Thiết hữu Bộ (*): Phạm: Mùla-stivàdin. Cũng gọi Thuyết nhất thiết hữu bộ. Một trong 20 bộ của Tiểu thừa. Bộ này vốn từ Thượng tọa bộ chia ra vào khoảng 300 năm sau đức Phật nhập diệt. Về sau, từ bộ này lại chia ra nhiều bộ nữa như Độc tử bộ v.v.., vì thế bộ này được gọi là Căn bản (bộ gốc). (xt. Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ).

(Từ điển Phật Quang)

Theo Từ Điển Phật học:
S: sarvāstivāda; còn gọi là Căn bản nhất thiết hữu bộ (根本一切有部; s: mūlasar-vāstivāda) hoặc Thuyết nhất thiết hữu bộ (說一切有部)
Bộ phái cho rằng mọi sự đều có (Nhất thiết hữu; s: »sarvam asti«). Là một nhánh của Tiểu thừa, tách ra từ Trưởng lão bộ (s: sthavira) dưới thời vua A-dục. Giáo phái này quan niệm là tất cả, hiện tại, quá khứ, vị lai đều hiện hữu đồng thời. Tông phái này hoạt động mạnh tại Kaschmir và Càn-đà-la (gandhāra). Quan điểm của bộ này được xem như nằm giữa Tiểu thừa và Ðại thừa. Nhất thiết hữu bộ có kinh điển riêng viết bằng văn hệ Phạn ngữ (sanskrit), ngày nay chỉ còn bản dịch chữ Hán và Tây Tạng.
Tác phẩm quan trọng nhất của bộ này là A-tì-đạt-ma câu-xá luận (s: abhidharmakośa) của Thế Thân, Ðại tì-bà-sa luận (s: mahāvibhāṣā), một bộ luận được biên soạn trong lần Kết tập tại Kaschmir dưới sự chủ trì của Thế Hữu (vasumitra). Ðại tì-bà-sa luận trình bày quan điểm chính thức của Nhất thiết hữu bộ và là tác phẩm được hoàn tất cuối cùng trong bảy tác phẩm của Luận tạng (s: abhi-dharma-piṭaka). Một số tác phẩm khác cần được nhắc tới là A-tì-đàm tâm luận (abhidharma-hṛdaya), là bộ luận trung tâm của A-tì-đạt-ma với mười chương. Tì-bà-sa luận của Ca-chiên-diên tử cũng viết tổng quát về giáo lí bộ này. Tác phẩm Thế gian giả thiết (s: lokaprajñapti) trình bày quan điểm về sự hình thành thế giới đáng lưu ý. Các quan điểm về giới luật được trình bày trong Tì-nại-da Tì-bà-sa (vinayavibhāṣā).
Giáo pháp của Nhất thiết hữu bộ có tính đa nguyên, xuất phát từ sự phủ nhận cái ngã, một tính chất cá nhân hoặc linh hồn và thừa nhận những đơn vị luân chuyển theo thời gian, được gọi là pháp. Bộ này cho rằng có 75 pháp, và cho đó là những đơn vị cuối cùng, không thể chia cắt (tương tự khái niệm »nguyên tử« của Âu Châu thời thượng cổ) đều hiện hữu đồng thời. Chỉ các pháp này là »có thật.« Họ phân biệt các pháp tuỳ thuộc, Hữu vi (s: saṃskṛta) và các pháp độc lập, Vô vi (s: asaṃskṛta).
Các pháp độc lập là Hư không (s: ākāśa), Niết-bàn vô trụ (s: apratiṣṭhita-nirvāṇa) và Niết-bàn thường trụ (s: pratiṣṭhita-nirvāṇa).
Các pháp hữu vi được chia làm bốn nhóm: Sắc pháp (s: rūpadharma), Tâm (Thức) pháp (s: citta, vijñāna), các hoạt động của những Tâm sở hữu pháp (s: cetasikadharma) và Tâm bất tương ưng hành pháp (s: cittaviprayuktasaṃskāra) – các pháp không thuộc tâm không thuộc vật như già, chết, Vô thường…
Các pháp hữu vi này – theo quan điểm của Nhất thiết hữu bộ – không phải từ đâu sinh ra mà luôn luôn đã có, chỉ đổi từ trạng thái tiềm tàng qua hiện hữu. Vì quan điểm này mà Nhất thiết hữu bộ có tên »Nhất thiết hữu«, nghĩa là quá khứ vị lai đều được chứa trong một »pháp« duy nhất. (lượt trích)

Theo VQ tìm hiểu: Quan điểm của bộ phái này, chấp nhận có Quả Vị TƯ ĐÀ HOÀN.
hữu bộ.jpg
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,238
Điểm tương tác
873
Điểm
113
Để đáp lại thịnh tình của Thầy Vienquang lập hẳn một chủ đề mong đưa Vạn Vấn về gặp Thích Ca Phật (hay Bụt Thích Ca) ngay bây giờ và tại đây, để nghe giảng về con đường thành tựu "dĩa trái cây", à nhầm quả vị Tu Đà Hoàn, thì Ba Tuần lấy đoạn Kinh Kim Cương do Thầy Nhất Hạnh dịch để trình bày:







Như trên Kinh nói, phàm có "ý nghĩ" sở đắc thời chẳng đạt tới "các loại trái cây" thượng vị trên, dù là Tu Đà Hoàn hay Phật.

Vậy lỗi tại ý nghĩ của người cầu học, chỉ cần dẹp bỏ nội chướng thì ngoại chướng tự Không, nơi nào lại không tự tại ?

Mến kính,
Ba Tuần.

Chào đạo hữu Ba Tuần

Hề hề,

Chớ nên thốt lên những lời hí tiếu như vậy mà biến bác nhã thành "bát nháo", hề hề! Vì đạo hữu nên biết rằng
Phật Đà dạy về Tánh Không nhưng Ngài cũng dạy về Nhân Quả.
Phật Đà dạy về Vô Ngã nhưng Ngài cũng dạy về Luân Hồi.
Do vậy tùy vào cảnh sở, hành tư của người hỏi tạm gọi là sơ cơ (tàu gọi là hậu sinh, hề hề) thì người đi trước (tàu gọi là tiền bối, hề hề) nên chỉ về hành tư tu tùy theo cảnh sở của người hỏi.
Ví như Vạn Vấn hỏi về Tu đà hoàn qủa tức Cảnh sở nhân quả thì phải nói về Nhân hành tu và Quả sở đắc kẻo gây ra sự hoang mang thường dẫn đến bất mãn mà làm mất đi sự hòa hợp của Phật giáo

Trừng Hải


Note: Chỗ "mâu thuẩn" nội tại giữa Tánh không - Nhân quả hay Vô ngã - Luân hồi vốn là chỗ Văn, Tư, Tu ở mỗi hành giả cho đến khi thông đạt chân thực tại phi thời không, chính là nơi mâu thuẩn là Không.
 
Last edited by a moderator:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chào đạo hữu Ba Tuần

Hề hề,

Chớ nên thốt lên những lời hí tiếu như vậy mà biến bác nhã thành "bát nháo", hề hề! Vì đạo hữu nên biết rằng
Phật Đà dạy về Tánh Không nhưng Ngài cũng dạy về Nhân Quả.
Phật Đà dạy về Vô Ngã nhưng Ngài cũng dạy về Luân Hồi.
Do vậy tùy vào cảnh sở, hành tư của người hỏi tạm gọi là sơ cơ (tàu gọi là hậu sinh, hề hề) thì người đi trước (tàu gọi là tiền bối, hề hề) nên chỉ về hành tư tu tùy theo cảnh sở của người hỏi.
Ví như Vạn Vấn hỏi về Tu đà hoàn qủa tức Cảnh sở nhân quả thì phải nói về Nhân hành tu và Quả sở đắc kẻo gây ra sự hoang mang thường dẫn đến bất mãn mà làm mất đi sự hòa hợp của Phật giáo

Trừng Hải


Note: Chỗ "mâu thuẩn" nội tại giữa Tánh không - Nhân quả hay Vô ngã - Luân hồi vốn là chỗ Văn, Tư, Tu ở mỗi hành giả cho đến khi thông đạt chân thực tại phi thời không, chính là nơi mâu thuẩn là Không.
Hí hí ,
Đạo hữu Trừng Hải thân mến,

Nói đến chỗ Ứng cơ thuyết thì cũng có chỗ Vô duyên bất khả độ, Ba Tuần biết duyên cạn mà chỗ Thầy Vienquang lại là chỗ y cứ khả tín, thì việc "bát nháo" đôi chút cũng không làm cho Vạn Vấn lo sợ như sự kinh hãi của hàng Thanh Văn khi nghe tiếng rống sư tử của Đại Pháp Hoa, Phật tri kiến, vả lại đã có chỗ tựa rồi thì ắt đã được vô úy tâm thiền nên Vạn Vấn hẳn tự biết chỗ đặt lòng ở đâu là hợp lý. Hí hí

Do có Thầy Vienquang dang rộng hai tay, nên Ba Tuần mới học thói phẩy tay như phẩy quạt ba tiêu của bà la sát, nhằm giúp thầy trò Đường Tăng nhanh chóng qua Diệm Sơn lên đường thỉnh Kinh, đắc thành Chánh giác, làm đạo hữu Trừng Hải dụng đại bi tâm lo nghĩ quả là có phần sai sót, thật xin sám hối !

Mến kính,
Ba Tuần.
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,484
Điểm tương tác
201
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
1. Nội chướng có hai, một là thấy vật mê đắm, hiểu sai nhân duyên. Hai, chấp chặt tri kiến đúng sai, tự trói buộc tâm, khởi sinh phiền não.

2. Đây là lời của bậc Thánh xưa:
"Nội vô sở đắc, ngoại vô sở cầu, tâm như tường vách mới có thể vào Đạo."

3. Tổ dạy: Muốn vào cửa này, chớ còn tri giải (chỗ này phải hiểu, hiểu cho đúng nhân duyên vạn vật hiện thực, y cứ hiện thực mà chuyển hóa, chẳng nên ôm giữ văn tự ngữ nghĩa đầy trong tâm óc, như vậy là leo dốc còn tự vác thêm đá tảng, đi không thể tới nơi mình muốn được).

4. "Công phu không có gì khó, chỉ cần buông xuống là được. Hãy đem tất cả cái thấy, cái nghe, cái hiểu, cái biết của chính mình, cùng 1 lúc buông xuống, ấy là công phu chân chánh giản dị, ngoài ra nếu còn một thứ công phu gì khác, đều là si cuồng chạy ở bên ngoài."

5. "Nhìn cho thấu, buông cho được".

Chẳng Tường , Không Vách...Mới CHÂN VÀO . ! ???
BUÔNG ==> Sao vân Vướng Ả Tâm Đào ...
THẬT BUÔNG !==> TẤT CẢ THA HỒ HIỆN ,
Rõ Nghe , Rõ Biết ==> CHẲNG LAO SAO .
Ả Đào TỰ MÚA...THÌ KỆ MÚA ,
CỦI HẾT... Nhân Chi Sợ Khói Lùa ? !

-------------

Trích THIỀN THẤT KHAI THỊ LỤC ( Trang-197-Tác Giả : Lai Quả Thiền Sư-Việt dịch Thích Duy Lực)

..." ...Hôm nay ta bảo các ông buông xuống THÌ PHẢI BUÔNG XUỐNG CHO ĐẾN KHÔNG CÒN CHỖ NÀO ĐỂ BUÔNG XUỐNG NỮA. CÁI CHỖ KHÔNG CÓ CÁI GÌ ĐỂ BUÔNG ẤY CŨNG CÒN PHẢI BUÔNG LUÔN NỮA .Nếu không lãnh hội được đích chỉ Thiền Tông ở chỗ này, không chịu tin cái từ tâm tha thiết của Thiền Tông thì các ông sanh ra hiểu lầm..."

(Trang 298 )
..." Các ông muốn hàng nó , MỘT KHI CÁI TÂM NỔI LÊN THÌ LẠI LÀ VỌNG CÀNG THÊM VỌNG , NGHIỆP CÀNG THÊM NGHIỆP Thì làm sao hàng phục nó được ? NAY CHỈ CẦN CÁC ÔNG KHÔNG NGÓ TỚI NÓ ,KHÔNG HỎI NÓ , KHÔNG HÀNG PHỤC NÓ , KHÔNG ĐÈ ÉP NÓ...." ( Hết Trích )
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
839
Điểm
93
Bài 3.- Kinh Tương Ưng Bộ - Pháp môn Pháp Kính.

Kính các Bạn. Hệ kinh điển Nikaya có bài kinh này:

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Nàtika, trong ngôi giảng đường bằng gạch.
Đạo Phật Nguyên Thủy - Kinh Tương Ưng Bộ - Pháp môn Pháp Kính
2) Rồi Tôn giả Ànanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến... bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Sàlha đã mạng chung, sanh thú thế nào, thọ sanh chỗ nào? Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo-ni Nànda mệnh chung, sanh thú thế nào, thọ sanh chỗ nào? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Sudatta mệnh chung, sanh thú thế nào, thọ sanh chỗ nào? Nữ cư sĩ Sujàtà mệnh chung, sanh thú thế nào, thọ sanh chỗ nào?

3) -- Tỷ-kheo Sàlha, này Ànanda, đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Tỷ-kheo-ni Nànda, này Ànanda, mệnh chung, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ chỗ ấy nhập Niết-bàn, không phải trở lui thế giới này. Cư sĩ Sudatta, này Ànanda, do đoạn diệt ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất Lai, sau khi trở lui thế giới này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Nữ cư sĩ Sujàtà, này Ànanda, mạng chung, sau khi đoạn tận ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.

4) Này Ànanda, thật không có gì lạ vấn đề con người phải mệnh chung. Nhưng mỗi lần có người mệnh chung lại đến hỏi Như Lai về vấn đề này, thời này Ànanda, như vậy làm phiền nhiễu Như Lai. Này Ànanda, vì vậy Ta sẽ giảng pháp môn Pháp kính (gương Chánh pháp) để vị Thánh đệ tử sau khi thành tựu pháp môn này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Ta đã đoạn tận địa ngục, đoạn tận khỏi sanh vào loài bàng sanh, đoạn tận cõi ngạ quỷ, đoạn tận ác sanh, ác thú, đọa xứ. Ta đã chứng quả Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ".

5) Này Ànanda, pháp môn Pháp kính ấy là gì mà Thánh đệ tử thành tựu pháp môn ấy, nếu muốn, sẽ tự mình tuyên bố về mình như sau: "Ta đã đoạn tận địa ngục... Ta đã chứng quả Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ"?

6) Ở đây, này Ànanda, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng, ... Phật, Thế Tôn"... với Pháp... với Tăng.... thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định.

7) Ðây là pháp môn Pháp kính, này Ànanda, thành tựu pháp môn này, vị Thánh đệ tử nếu muốn, tự mình tuyên bố về mình như sau: "Ta đã đoạn tận địa ngục, đoạn tận khỏi sanh vào loài bàng sanh, đoạn tận cõi ngạ quỷ, đoạn tận ác sanh, ác thú, đọa xứ. Ta là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ".
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chẳng Tường , Không Vách...Mới CHÂN VÀO . ! ???
BUÔNG ==> Sao vân Vướng Ả Tâm Đào ...
THẬT BUÔNG !==> TẤT CẢ THA HỒ HIỆN ,

Rõ Nghe , Rõ Biết ==> CHẲNG LAO SAO .
Ả Đào TỰ MÚA...THÌ KỆ MÚA ,
CỦI HẾT... Nhân Chi Sợ Khói Lùa ? !
-------------

Trích THIỀN THẤT KHAI THỊ LỤC ( Trang-197-Tác Giả : Lai Quả Thiền Sư-Việt dịch Thích Duy Lực)

..." ...Hôm nay ta bảo các ông buông xuống THÌ PHẢI BUÔNG XUỐNG CHO ĐẾN KHÔNG CÒN CHỖ NÀO ĐỂ BUÔNG XUỐNG NỮA. CÁI CHỖ KHÔNG CÓ CÁI GÌ ĐỂ BUÔNG ẤY CŨNG CÒN PHẢI BUÔNG LUÔN NỮA .Nếu không lãnh hội được đích chỉ Thiền Tông ở chỗ này, không chịu tin cái từ tâm tha thiết của Thiền Tông thì các ông sanh ra hiểu lầm..."

(Trang 298 )
..." Các ông muốn hàng nó , MỘT KHI CÁI TÂM NỔI LÊN THÌ LẠI LÀ VỌNG CÀNG THÊM VỌNG , NGHIỆP CÀNG THÊM NGHIỆP Thì làm sao hàng phục nó được ? NAY CHỈ CẦN CÁC ÔNG KHÔNG NGÓ TỚI NÓ ,KHÔNG HỎI NÓ , KHÔNG HÀNG PHỤC NÓ , KHÔNG ĐÈ ÉP NÓ...." ( Hết Trích )
Hí hí,

Tường vách ví Tâm, chẳng phải rào.
Nhân vô đắc cầu chẳng lao xao.
Đâu phải đè tâm chèn cỏ dại,
Ý mã tình viên ở nơi nào ?

Nói buông, phải có mới cần buông,
Nay quên cầu đắc, chẳng nghĩ lường,
Cần gì buông xả làm chi nữa,
Hư vọng thời quên, chánh tỏ tường.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
839
Điểm
93
Bài 4.- Không Tông.- Sự Liên Hệ Tư Đà Hoàn.

Trong Phật Giáo cũng có một mãn quan trọng là KHÔNG TÔNG.- Nghĩa là Tông phái chủ truơng Vạn Pháp Giai Không.- Còn gọi là Giáo lý Tánh Không.

Đại Sư Ấn Thuận luận rằng:
“Tánh Không” có căn nguyên từ kinh A Hàm, được thai nghén qua luận A Tỳ Đàm (quảng nghĩa) của Bộ phái; kinh đại thừa Không tương ưng mở đầu thâm quán một cách hùng hồn sâu rộng; thánh Long Thọ là người thừa kế của sơ kỳ đại thừa, chủ yếu là “đại phần thâm nghĩa của kinh Bát nhã. Ông trực tiếp tham cứu nghĩa gốc từ kinh A Hàm, và quyết trạch ở A Tỳ Đàm, tạo dựng luận Tánh không trung đạo (duy danh). Vì vậy, nếu không đọc kinh đại thừa Không tương ưng và Trung luận thì khó mà ngộ giải được chân nghĩa của Tánh Không; bằng như không tìm cầu ở kinh A Hàm và A Tỳ Đàm luận, tựu trung không thể biết được dòng chảy lâu dài của Tánh Không, không biết được duyên khởi trung đạo của Tánh Không, vì đó chính là tâm tủy căn bản của Phật giáo.

“Không” là đặc chất sở tại của Phật pháp; Không cứ là đại thừa hay tiểu thừa, là thuyết hữu hay thuyết không, đều không thể không nói đến “Không”. Thiếu “Không” không thành được cứu cánh của Phật giáo. Mục đích chính của Phật giáo là chuyển mê khai ngộ, chuyển nhiễm hoàn tịnh, xuất phát từ hiện thực nhân sinh mà giác ngộ về muôn trùng thống khổ, không chút tự do mà kiếp con người gánh chịu. Thống khổ là do gây tạo những việc làm bất chính, hành vi sở dĩ không hợp chánh đạo là do sự hiểu biết không chính xác và đầy đủ. Do trị kiến bất chính về chân tướng của kiếp nhân sinh, nên Phật Pháp nhắm đúng vào điểm này bằng cách dùng sự thấy biết đúng như thực khám phá sự hư vọng, giúp con người xa lìa biên kiến, tà kiến và qui về trung đạo, được vậy mới có thể tự tại giải thoát.

(Lượt trích Pháp Sư Ấn Thuận)

Tổ Long Thọ khai thị ở Trung Quán Luận. Ý nghĩa Không, như vầy:

Hán:
Nhân duyên sở sanh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh vi giả danh
Diệc danh trung đạo nghĩa.

Việt:
Nhân duyên sanh các pháp
Ta nói tức là không
Cũng gọi là giả danh
Cũng gọi nghĩa Trung Đạo.(hết trích)

Không Tông là Đại Thừa PG.- Như vậy Pháp do Nhân Duyên Sanh là PHÁP KHÔNG, Quả Tư Đà Hoàn do nhân duyên tu tập mà thành nên cũng là Pháp Không. Là giả danh.- Đó là Nghĩa Trung Đạo Chân Đế.

Nghĩa Không Trung Đạo. Không phủ nhận Quả Tư Đà Hoàn của Hữu Tông. Mà thật ra :Hữu Tông nói HIỆN TƯỢNG của Quả Tư Đà Hoàn. Không Tông nói BẢN THỂ của Quả Tư Đà Hoàn.

* Giáo lý Không Tông nói về quả Tư Đà Hoàn trải dài trong các kinh. Kim Cang Bát Nhã (Như ĐH Ba tuần đã dẫn trên), kinh Pháp Hoa, Duy Thức học, Kinh Viên Giác v.v...

Kính mời Quý ĐH. Chúng ta thử tìm hiểu thảo luận cả 2 nền Tư Tưởng HỮU - KHÔNG để thẩm thấu xem sao ...
tdh.jpg

Hữu không

Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu, không như thuỷ nguyệt,
Vật trước hữu không không.

Dịch nghĩa

Bảo là “có”, thì nhỏ nhoi như hạt bụi cũng có
Bảo là “không”, thì tất cả (thế gian) đều không
“Có” và “không” như ánh trăng dưới nước
Đừng có bám hẳn vào cái “có” cũng đừng cho cái “không” là không.
(TS. Từ Đạo Hạnh)
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,238
Điểm tương tác
873
Điểm
113
Bạch Thầy Viên Quang
Hề hề,


KHÔNG, là nơi vạn cổ sầu hóa huyễn. HỮU, là nơi khổ hải hóa vô sanh.

Thị Pháp trụ, Pháp vị. Thế gian tướng thường trụ

Trừng Hải
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
839
Điểm
93
Bài 5.- Về Bốn Quả Thánh.

Trong kinh điển thường đề cập đến bốn quả vị mà người con Phật phải nhắm đến trên đường giải thoát, đưa đến Niết Bàn. Các quả vị nầy được xem như là các dấu mốc — hoặc các chặng đường — trên hành trình thanh lọc tâm ý, tiêu diệt các ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm, vốn thường được gọi là mười kiết sử hay thằng thúc (samyojana), trói buộc chúng sinh vào vòng luân hồi.

Bốn quả vị đó là:

– Dự lưu (Sotàpanna, Tu-đà-hoàn),
– Nhất lai (Sakadàgàmi, Tư-đà-hàm),
– Bất lai (Anàgàmi, A-na-hàm),
– A-la-hán (Arahat, Ứng cúng).

Mười kiết sử là:

– Thân kiến (sakkàya-ditthi),
– Hoài nghi (vicikicchà),
– Giới cấm thủ (silabata-paràmàsa)
– Tham đắm vào cõi dục (kàma-ràga)
– Sân hận (vyàpàda),
– Tham đắm vào cõi sắc (rùpa-ràga),
– Tham đắm vào cõi vô sắc (arùpa-ràga),
– Mạn (màna),
– Trạo cử vi tế (uddhacca),
– Si vi tế (avijjà).

Trong nhiều bài kinh, Đức Phật thường tóm tắt về bốn quả thánh đó như sau:

“… Có những Tỳ-khưu là những vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.

Có những Tỳ-khưu là những vị Bất lai, đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa.

Có những Tỳ-khưu là những vị Nhất lai, đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau.

Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ”. — [Trung bộ, 118]

Người đạt quả Dự lưu là người đã phá bỏ ba kiết sử đầu tiên: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Người nầy được xem như là một người đã nhập vào dòng giải thoát, tùy theo hạnh nghiệp và tinh tấn mà chỉ tái sinh làm người hoặc trong các cõi trời, tối đa là bảy kiếp. Người nầy còn được gọi là đã mở “Pháp nhãn”, vì người ấy đã bắt đầu có thanh tịnh về quan kiến, đã trực nhận rõ ràng Chánh Pháp của Ðức Phật. Người đó không còn xem mình như là một bản thể riêng biệt và thường tồn, kể cả hình sắc và tâm thức. Người đó không còn một chút nghi ngờ nào về sự hiện hữu và lợi ích của Tam Bảo: không còn hoài nghi về sự giác ngộ của Ðức Phật, không còn hoài nghi về con đường mà Ðức Phật đã vạch ra để đi đến giác ngộ, không còn hoài nghi về những đệ tử của Ngài đã đi theo con đường ấy và đã đạt được sự giải thoát tối hậu. Người ấy cũng không còn có ảo tưởng rằng Niết Bàn có thể đạt được bằng cách ép mình vào các hình thức lễ nghi phiến diện hay các điều lệ ước định nào đó.
(lượt trích Bình Anson)

Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Tu-tha10

( Đây là Giáo lý Nguyên Thủy về Tư Đà Hoàn quả)
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
839
Điểm
93
Bài 6.- Kiết Sử ?

Kiết là kết (cột trói) giống như người ta xâu kết các hạt thành chuỗi tràng hạt; Sử là sai sử.

Kiết Sử là những món cột trói và sai sử, bắt con người (chúng sanh) làm nô lệ cho nó. Giống như con trâu, bị người ta cột cái dây vào lỗ mũi dắt đi, không tự chủ được. Kiết sử cũng có các tên khác như: Thập phiền não, thập hoặc, thập tùy miên...
phật.jpg

Trong Phật Đạo, Kiết Sử thường được chia làm hai phần, gồm năm độn sử (chậm chạp) và năm lợi sử (lanh lẹ) .

1. Năm “độn sử” hay “Lỗi hành vi ,”

Là những món trói buộc căn bản, mỗ̃i chúng sanh đều có. Gọi là độn, vì năm món này làm cho người mê muội, chậm Giác Ngộ.

Tham: Ham muốn, đắm mê những thứ phiền não, hạ liệt của ba cõi (dục, sắc và vô sắc) không thể Giác Ngộ.
Sân: Sân hận, giận dữ, não hại mình, não hại người.
Si: Mờ tối, mê mờ, không thấy được ánh sáng Giác Ngộ.
Mạn: Thấy mình hơn hoặc thua người (tự tôn hoặc tự ti).
Nghi: Nghi ngờ (hoài nghi) có 3 món gồm:
- Nghi mình: Nghi bản thân không thể Giác Ngộ;

- Nghi người: Nghi bậc Đạo sư không thể dạy đạo Giác Ngộ;

- Nghi pháp: Nghi Giáo Pháp ta đang tu tập không đưa đến Giác Ngộ.

2. Năm “lợi sử ” hay “Lỗi nhận thức, ”.

Là những món cột buộc thuộc về nhận thức (sai lệch), nó chỉ có đối với hạng người lanh lợi. Vì thế năm lợi sử còn gọi là “ngũ kiến” hay “ác kiến”, tức các thấy biết đi ngược tinh thần Giác Ngộ.

Thân kiến: Chấp thủ những hiểu biết sai lầm về thân.
Biên kiến: Chấp chặt một bên, nắm giữ một định kiến.
Kiến thủ kiến: Nắm giữ các quan niệm, các thấy biết phi chân lý.
Giới cấm thủ kiến: Không hiểu rõ giới, chấp chặt. Hy vọng giới có thể thành tựu cứu cánh nào đó trong Phật Đạo.
Tà kiến: Hiểu biết sai lệch về Giáo Pháp, không như chân lý mà giúp mình cùng người Giác Ngộ.
(trích Khái niệm kiết sử- Lý Tứ- An Lạc Luận)

Cổ đức Xưa có bài sám Ngã Niệm nói về Kiết Sử:

Đệ tử chúng đẳng
tự vi chơn tánh, uổng nhập mê lưu.
Tùy sanh tử dĩ phiêu trầm,
trục sắc thanh nhi tham nhiểm.
Thập triền thập sử tích thành hữu lậu chi nhân.
Lục căn lục trần vọng tác vô biên chi tội,
ngưỡng Tam Bảo dĩ từ bi, lịch nhất tâm nhi sám hối.(hết trích)

Ở đây nói đến 10 pháp kiết sử, gồm:

+ 5 thượng phần kiết sử.
Trong một bài giải thích khác:
Là năm sợi dây trói buộc về trạng thái có hình sắc (sắc giới) và trạng thái không hình sắc (vô sắc giới). Năm Thượng Phần Kiết Sử gồm có:

1- Sắc ái Kiết Sử: Những vật chất có hình ảnh làm cho chúng ta ưa thích như nhà lầu xe hơi, chùa to Phật lớn, tivi, tủ lạnh, vi tính, v.

2- Vô sắc ái Kiết Sử: Những vật không hình sắc như các cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ thường sinh ra ưa thích và không ưa thích; như các hành: Thân hành, khẩu hành, ý hành làm cho chúng ta ưa thích.

3- Mạn Kiết Sử: Nói đủ là ngã mạn. Ngã mạn là tính kiêu căng tự đắc xem trời đất không ai bằng mình.

4- Trạo cử Kiết Sử: Những phiền não khiến tâm bất an, đó là về tâm. Còn trạo cử về thân thì thân đau nhức chỗ này, chỗ kia hoặc mỏi mệt bất an, lăn qua lộn lại, thân nhút nhít, động đậy không lúc nào yên.

5- Vô minh Kiết Sử: Trạng thái hôn trầm, thuỳ miên, vô ký khiến cho thân lười biếng, muốn đi nằm, đi ngủ, nói chung là trạng thái tham ăn tham ngủ, không tinh tấn siêng năng tu tập. Muốn đoạn diệt Năm Thượng Phần Kiết Sử thì duy nhất phải tu pháp môn Tứ Niệm Xứ, ngoài pháp môn Tứ Niệm Xứ thì không có pháp nào diệt nó được.

+ 5 hạ phần kiết sử, gồm:

thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham dục và sân -- là những kiết sử trói buộc con người vào sanh tử luân hồi. Có thoát ly khỏi các hạ phần kiết sử, mới mong đạt được Thánh quả.

ĐẠI KINH MALUNKYAPUTTA (Nikaya): Đức Phật giải nghi về các kiết sử.

Thế Tôn hỏi các Tỷ-kheo có ai thọ trì năm hạ phần kiết sử này thời Tôn giả Màlunkyaputta đáp là có thọ trì năm pháp này nhưng bị ngoại đạo dùng ví dụ đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa, không có tự thân, thời đâu có thân kiến; không biết đến các pháp, thời từ đâu có thể khởi lên các nghi hoặc đối với các pháp; không có giới, thời từ đâu có thể khởi lên giới cấm thủ trong các giới; không có dục vọng, thời từ đâu nó có thể khởi lên tham dục trong các dục; nếu đứa con nít nằm ngửa không có biết các loài hữu tình, thời từ đâu nó có thể khởi lên lòng sân?

Đứng trước những lời chỉ trích như vậy, đức Phật dạy cách trả lời là đứa con nít nằm ngửa, tuy không có thân kiến hiện hành, nhưng thật sự thân kiến sống tiềm tàng trong nó. Tuy không có nghi hoặc khởi lên, nhưng nghi hoặc tùy miên sống tiềm tàng trong nó. Tuy không có giới, nhưng giới cấm thủ tùy miên sống tiềm tàng trong nó. Tuy không có tham dục, nhưng tham dục tùy miên sống tiềm tàng trong nó. Tuy không có các loài hữu tình, nhưng sân tùy miên sống tiềm tàng trong nó. (hết trích)
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
113
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Bài 6.- Kiết Sử ?

Kiết là kết (cột trói) giống như người ta xâu kết các hạt thành chuỗi tràng hạt; Sử là sai sử.

Kiết Sử là những món cột trói và sai sử, bắt con người (chúng sanh) làm nô lệ cho nó. Giống như con trâu, bị người ta cột cái dây vào lỗ mũi dắt đi, không tự chủ được. Kiết sử cũng có các tên khác như: Thập phiền não, thập hoặc, thập tùy miên...
phật.webp

Trong Phật Đạo, Kiết Sử thường được chia làm hai phần, gồm năm độn sử (chậm chạp) và năm lợi sử (lanh lẹ) .

1. Năm “độn sử” hay “Lỗi hành vi ,”

Là những món trói buộc căn bản, mỗ̃i chúng sanh đều có. Gọi là độn, vì năm món này làm cho người mê muội, chậm Giác Ngộ.

Tham: Ham muốn, đắm mê những thứ phiền não, hạ liệt của ba cõi (dục, sắc và vô sắc) không thể Giác Ngộ.
Sân: Sân hận, giận dữ, não hại mình, não hại người.
Si: Mờ tối, mê mờ, không thấy được ánh sáng Giác Ngộ.
Mạn: Thấy mình hơn hoặc thua người (tự tôn hoặc tự ti).
Nghi: Nghi ngờ (hoài nghi) có 3 món gồm:
- Nghi mình: Nghi bản thân không thể Giác Ngộ;

- Nghi người: Nghi bậc Đạo sư không thể dạy đạo Giác Ngộ;

- Nghi pháp: Nghi Giáo Pháp ta đang tu tập không đưa đến Giác Ngộ.

2. Năm “lợi sử ” hay “Lỗi nhận thức, ”.

Là những món cột buộc thuộc về nhận thức (sai lệch), nó chỉ có đối với hạng người lanh lợi. Vì thế năm lợi sử còn gọi là “ngũ kiến” hay “ác kiến”, tức các thấy biết đi ngược tinh thần Giác Ngộ.

Thân kiến: Chấp thủ những hiểu biết sai lầm về thân.
Biên kiến: Chấp chặt một bên, nắm giữ một định kiến.
Kiến thủ kiến: Nắm giữ các quan niệm, các thấy biết phi chân lý.
Giới cấm thủ kiến: Không hiểu rõ giới, chấp chặt. Hy vọng giới có thể thành tựu cứu cánh nào đó trong Phật Đạo.
Tà kiến: Hiểu biết sai lệch về Giáo Pháp, không như chân lý mà giúp mình cùng người Giác Ngộ.
(trích Khái niệm kiết sử- Lý Tứ- An Lạc Luận)

Cổ đức Xưa có bài sám Ngã Niệm nói về Kiết Sử:

Đệ tử chúng đẳng
tự vi chơn tánh, uổng nhập mê lưu.
Tùy sanh tử dĩ phiêu trầm,
trục sắc thanh nhi tham nhiểm.
Thập triền thập sử tích thành hữu lậu chi nhân.
Lục căn lục trần vọng tác vô biên chi tội,
ngưỡng Tam Bảo dĩ từ bi, lịch nhất tâm nhi sám hối.(hết trích)

Ở đây nói đến 10 pháp kiết sử, gồm:

+ 5 thượng phần kiết sử.
Trong một bài giải thích khác:
Là năm sợi dây trói buộc về trạng thái có hình sắc (sắc giới) và trạng thái không hình sắc (vô sắc giới). Năm Thượng Phần Kiết Sử gồm có:

1- Sắc ái Kiết Sử: Những vật chất có hình ảnh làm cho chúng ta ưa thích như nhà lầu xe hơi, chùa to Phật lớn, tivi, tủ lạnh, vi tính, v.

2- Vô sắc ái Kiết Sử: Những vật không hình sắc như các cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ thường sinh ra ưa thích và không ưa thích; như các hành: Thân hành, khẩu hành, ý hành làm cho chúng ta ưa thích.

3- Mạn Kiết Sử: Nói đủ là ngã mạn. Ngã mạn là tính kiêu căng tự đắc xem trời đất không ai bằng mình.

4- Trạo cử Kiết Sử: Những phiền não khiến tâm bất an, đó là về tâm. Còn trạo cử về thân thì thân đau nhức chỗ này, chỗ kia hoặc mỏi mệt bất an, lăn qua lộn lại, thân nhút nhít, động đậy không lúc nào yên.

5- Vô minh Kiết Sử: Trạng thái hôn trầm, thuỳ miên, vô ký khiến cho thân lười biếng, muốn đi nằm, đi ngủ, nói chung là trạng thái tham ăn tham ngủ, không tinh tấn siêng năng tu tập. Muốn đoạn diệt Năm Thượng Phần Kiết Sử thì duy nhất phải tu pháp môn Tứ Niệm Xứ, ngoài pháp môn Tứ Niệm Xứ thì không có pháp nào diệt nó được.

+ 5 hạ phần kiết sử, gồm:

thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham dục và sân -- là những kiết sử trói buộc con người vào sanh tử luân hồi. Có thoát ly khỏi các hạ phần kiết sử, mới mong đạt được Thánh quả.

ĐẠI KINH MALUNKYAPUTTA (Nikaya): Đức Phật giải nghi về các kiết sử.

Thế Tôn hỏi các Tỷ-kheo có ai thọ trì năm hạ phần kiết sử này thời Tôn giả Màlunkyaputta đáp là có thọ trì năm pháp này nhưng bị ngoại đạo dùng ví dụ đứa con nít ngây thơ đang nằm ngửa, không có tự thân, thời đâu có thân kiến; không biết đến các pháp, thời từ đâu có thể khởi lên các nghi hoặc đối với các pháp; không có giới, thời từ đâu có thể khởi lên giới cấm thủ trong các giới; không có dục vọng, thời từ đâu nó có thể khởi lên tham dục trong các dục; nếu đứa con nít nằm ngửa không có biết các loài hữu tình, thời từ đâu nó có thể khởi lên lòng sân?

Đứng trước những lời chỉ trích như vậy, đức Phật dạy cách trả lời là đứa con nít nằm ngửa, tuy không có thân kiến hiện hành, nhưng thật sự thân kiến sống tiềm tàng trong nó. Tuy không có nghi hoặc khởi lên, nhưng nghi hoặc tùy miên sống tiềm tàng trong nó. Tuy không có giới, nhưng giới cấm thủ tùy miên sống tiềm tàng trong nó. Tuy không có tham dục, nhưng tham dục tùy miên sống tiềm tàng trong nó. Tuy không có các loài hữu tình, nhưng sân tùy miên sống tiềm tàng trong nó. (hết trích)
Kính Thầy,

Phần kiết sử này rất hay, thiết thực, bản thân con cũng đang trên đường liễu tri nó cả mặt Sự, lẫn mặt Lý.

Sở dĩ con gọi là liễu tri mà không gọi là đoạn trừ vì theo con thấy, như Phật nói thì khởi nguyên vốn chả có cái gọi là kiết sử: "do chấp sự minh nên lập sở minh, sở minh đã vọng lập thành ra lý minh có ngăn mé, thấy chẳng ra khỏi sắc, nghe chẳng thoát khỏi tiếng", y theo ý Kinh thì chỉ cần về mặt Sự chứng thật bản chất ảo hoá của nó thì nó liền tiêu tan, như nhìn thẳng vào vọng niệm thì vọng niệm liền tiêu diệt vậy.

Bồ Tát Long Thọ khi tạo Luận Đại Trí Độ, có thâu tóm toàn bộ kiết sử thành hai loại: một là ái kiết sử, hai là kiến kiết sử. Ái kiết sử thì che đậy tâm, Kiến kiết sử thì che đậy tuệ. Liễu tri ái kiết sử thì tâm giải thoát, liễu tri kiến kiết sử thì tuệ giải thoát.

Rất tuyệt vời.

A Di Đà Phật.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
113
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Kính xin Thầy và các bạn đạo từ bi,

Nếu Thấy Kinh, Luận nào có đề cập đến phương pháp thực tập giúp liễu tri Kiết Sử thì hoan hỷ đăng lên đây giúp con, vì tư liệu và thời gian hạn hẹp con tự khảo cứu sợ không đầy đủ và thiếu sót, khiến cho sự thật hành lâu đạt kết quả mà thời gian kiếp người lại có hạn.

Con xin đảnh lễ tri ân từ xa.

A Di Đà Phật.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
839
Điểm
93
Kính Thầy,

Phần kiết sử này rất hay, thiết thực, bản thân con cũng đang trên đường liễu tri nó cả mặt Sự, lẫn mặt Lý.

Sở dĩ con gọi là liễu tri mà không gọi là đoạn trừ vì theo con thấy, như Phật nói thì khởi nguyên vốn chả có cái gọi là kiết sử: "do chấp sự minh nên lập sở minh, sở minh đã vọng lập thành ra lý minh có ngăn mé, thấy chẳng ra khỏi sắc, nghe chẳng thoát khỏi tiếng", y theo ý Kinh thì chỉ cần về mặt Sự chứng thật bản chất ảo hoá của nó thì nó liền tiêu tan, như nhìn thẳng vào vọng niệm thì vọng niệm liền tiêu diệt vậy.

Bồ Tát Long Thọ khi tạo Luận Đại Trí Độ, có thâu tóm toàn bộ kiết sử thành hai loại: một là ái kiết sử, hai là kiến kiết sử. Ái kiết sử thì che đậy tâm, Kiến kiết sử thì che đậy tuệ. Liễu tri ái kiết sử thì tâm giải thoát, liễu tri kiến kiết sử thì tuệ giải thoát.

Rất tuyệt vời.

A Di Đà Phật.
images1400793_Stunning_Tulip_flowers_Gift_Wallpapers_18.webp
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
828
Điểm tương tác
839
Điểm
93
Bài 7.- Pháp Nhãn của Quả Tư Đà Hoàn.

Kinh điển Nikaya dạy:

Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ.[Trung bộ, 118]

Đối với bậc Dự Lưu, sinh khởi Pháp Nhãn – với tuệ tri về các nguyên lý nhân duyên của nguồn gốc của Khổ và Diệt khổ – là để cắt bỏ 3 kiết sử đầu tiên.

Vị ấy như lý tác ý: “Ðây là khổ”, như lý tác ý: “Ðây là khổ tập”, như lý tác ý: “Ðây là khổ diệt”, như lý tác ý: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. [Trung Bộ 2]

Kính các Bạn.- Sinh khởi Pháp Nhãn là tiên triệu của vị Tư Đà Hoàn. Nghĩa là ai có được Sơ kiến Pháp Nhãn đó là Tư Đà Hoàn hướng.

Dấu Hiệu để nhận biết người đắc quả Tu Đà Hoàn.- Đầu tiên là có Chánh Kiến.

Như tích Ngài Xá Lợi Phất, chứng quả Tu Đà Hoàn:

vị đại đệ tử của Đức Phật, Tôn Giả Xá Lợi Phất, là vị đệ nhất trí tuệ .

Ngài Xá Lợi Phất thị hiện ra đời trong gia tộc lừng danh.
Cậu của Ngài là luận sư nồi tiếng của đạo Bà la môn, cha Ngài cũng là luận sư.
Lúc mang thai Ngài, mẹ Ngài luận giải rất thông minh.
Cậu Ngài biết là Ngài từ trong bào thai đã giúp mẹ Ngài biện luận giỏi.
Cậu Ngài lên núi tu luyện chuyên kinh Vệ Đà, về vủ trụ, chiêm tinh, nhân sinh....

Lúc 9 tuổi, Ngài tham dự đại hội tranh luận và không ai thắng được Ngài.

Cơ duyên đến với Ngài. Một hôm Ngài thấy một vị tỳ kheo khoát y vàng đi khất thực trong thành Vương Xá, dung nghi thanh đẹp, Ngài có cảm tưởng vị tỳ kheo như là thân quen từ xa xưa lâu rồi.

Ngài đảnh lễ thưa hỏi và được biết vị tỳ kheo tên là Mã Thắng, là một trong năm anh em Kiều Trần Như, đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Ngài ngỏ ý muốn hỏi, vị tỳ kheo Mã Thắng khiêm tốn giới thiệu Đức Phật là Thầy bằng bốn câu kệ:

"Chư pháp tùng duyên sanh
Diệc tùng nhân-duyên diệt
Ngã- Phật Đại Sa-Môn
Thường tác như thị thuyết".

Dịch nghĩa:

"Các pháp do nhân-duyên sanh
Cũng do nhân-duyên mà diệt,
Đức Phật, Thầy của chúng tôi
Ngài thường giảng nói như thế".

Nghe xong, Ngài Xá Lợi Phất sụp lạy và chứng quả Tu Đà Hoàn ngay liền.(hết trích)

Chánh Kiến tức là Pháp Nhãn.
Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Xaloip10
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,238
Điểm tương tác
873
Điểm
113
Bài 7.- Pháp Nhãn của Quả Tư Đà Hoàn.

Ngài ngỏ ý muốn hỏi, vị tỳ kheo Mã Thắng khiêm tốn giới thiệu Đức Phật là Thầy bằng bốn câu kệ:

"Chư pháp tùng duyên sanh
Diệc tùng nhân-duyên diệt
Ngã- Phật Đại Sa-Môn
Thường tác như thị thuyết".

Dịch nghĩa:

"Các pháp do nhân-duyên sanh
Cũng do nhân-duyên mà diệt,
Đức Phật, Thầy của chúng tôi
Ngài thường giảng nói như thế".

Nghe xong, Ngài Xá Lợi Phất sụp lạy và chứng quả Tu Đà Hoàn ngay liền.(hết trích)

Chánh Kiến tức là Pháp Nhãn.
Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Xaloip10'. Xaloip10

Bạch Thầy Viên Quang,

Như trên Thầy xác chứng rằng Chánh Kiến tức Pháp nhãn do là "Như lý tác ý" Lý Tứ Đế, Khổ - Tập - Diệt - Đạo (Đây là Khổ, Đây là gốc Khổ; Đây là sự Diệt khổ và Con đường dẫn đến Khổ diệt)
Nhưng với ngài Xá lợi phất thì lại nghe bốn câu kệ về Nhân duyên sanh và Nhân duyên diệt lại đắc Quả Tu đà hoàn nhờ sanh Pháp nhãn. Vậy Lý tứ đế trong bài kệ thị hiện như thế nào thưa Thầy? Mong Thầy làm sáng tỏ.


Kính, trừng hải
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
113
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Bài 7.- Pháp Nhãn của Quả Tư Đà Hoàn.

Kinh điển Nikaya dạy:

Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ.[Trung bộ, 118]

Đối với bậc Dự Lưu, sinh khởi Pháp Nhãn – với tuệ tri về các nguyên lý nhân duyên của nguồn gốc của Khổ và Diệt khổ – là để cắt bỏ 3 kiết sử đầu tiên.

Vị ấy như lý tác ý: “Ðây là khổ”, như lý tác ý: “Ðây là khổ tập”, như lý tác ý: “Ðây là khổ diệt”, như lý tác ý: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. [Trung Bộ 2]

Kính các Bạn.- Sinh khởi Pháp Nhãn là tiên triệu của vị Tư Đà Hoàn. Nghĩa là ai có được Sơ kiến Pháp Nhãn đó là Tư Đà Hoàn hướng.

Dấu Hiệu để nhận biết người đắc quả Tu Đà Hoàn.- Đầu tiên là có Chánh Kiến.

Như tích Ngài Xá Lợi Phất, chứng quả Tu Đà Hoàn:

vị đại đệ tử của Đức Phật, Tôn Giả Xá Lợi Phất, là vị đệ nhất trí tuệ .

Ngài Xá Lợi Phất thị hiện ra đời trong gia tộc lừng danh.
Cậu của Ngài là luận sư nồi tiếng của đạo Bà la môn, cha Ngài cũng là luận sư.
Lúc mang thai Ngài, mẹ Ngài luận giải rất thông minh.
Cậu Ngài biết là Ngài từ trong bào thai đã giúp mẹ Ngài biện luận giỏi.
Cậu Ngài lên núi tu luyện chuyên kinh Vệ Đà, về vủ trụ, chiêm tinh, nhân sinh....

Lúc 9 tuổi, Ngài tham dự đại hội tranh luận và không ai thắng được Ngài.

Cơ duyên đến với Ngài. Một hôm Ngài thấy một vị tỳ kheo khoát y vàng đi khất thực trong thành Vương Xá, dung nghi thanh đẹp, Ngài có cảm tưởng vị tỳ kheo như là thân quen từ xa xưa lâu rồi.

Ngài đảnh lễ thưa hỏi và được biết vị tỳ kheo tên là Mã Thắng, là một trong năm anh em Kiều Trần Như, đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Ngài ngỏ ý muốn hỏi, vị tỳ kheo Mã Thắng khiêm tốn giới thiệu Đức Phật là Thầy bằng bốn câu kệ:

"Chư pháp tùng duyên sanh
Diệc tùng nhân-duyên diệt
Ngã- Phật Đại Sa-Môn
Thường tác như thị thuyết".

Dịch nghĩa:

"Các pháp do nhân-duyên sanh
Cũng do nhân-duyên mà diệt,
Đức Phật, Thầy của chúng tôi
Ngài thường giảng nói như thế".

Nghe xong, Ngài Xá Lợi Phất sụp lạy và chứng quả Tu Đà Hoàn ngay liền.(hết trích)

Chánh Kiến tức là Pháp Nhãn.
Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Xaloip10'. Xaloip10
Thật tuyệt vời, thật tuyệt vời.

Kính Thầy,

Bát Nhã đoạn nghi ngờ,
Toạ thiền trừ thân kiến,
Giữ giới thoát cấm thủ,
Tu Đà Hoàn vào dòng.

Hoan hỷ, hoan hỷ

A Di Đà Phật.

Do đó tam học kiêm tu, Đà Hoà thành tựu.

Chánh kiến do Văn Tư chưa đủ để đoạn nghi, phải nhờ Bát Nhã Huệ nội tại phát sinh mới đủ sức để đoạn nghi.

Cho nên Kinh nói: Bồ Tát quán tự tại hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ tất thảy khổ ách. Thì Bát Nhã phát minh trước, rồi lợi dụng nó mà chiếu phá ngũ uẩn trần lao tức thân kiến, mà lìa khổ an vui, nhập dòng giải thoát.

Lục Tổ nói: Dùng Bát Nhã chiếu kiến ngũ uẩn trần lao phiền não, tu hành như thế nhất định thành Phật.

A Di Đà Phật.

Thật tuyệt vời, thật tuyệt vời.

Kính Thầy,

Bát Nhã đoạn nghi ngờ,
Toạ thiền trừ thân kiến,
Giữ giới thoát cấm thủ,
Tu Đà Hoàn vào dòng.

Hoan hỷ, hoan hỷ

A Di Đà Phật.

Do đó tam học kiêm tu, Đà Hoà thành tựu.

Chánh kiến do Văn Tư chưa đủ để đoạn nghi, phải nhờ Bát Nhã Huệ nội tại phát sinh mới đủ sức để đoạn nghi.

Cho nên Kinh nói: Bồ Tát quán tự tại hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ tất thảy khổ ách. Thì Bát Nhã phát minh trước, rồi lợi dụng nó mà chiếu phá ngũ uẩn trần lao tức thân kiến, mà lìa khổ an vui, nhập dòng giải thoát.

Lục Tổ nói: Dùng Bát Nhã chiếu kiến ngũ uẩn trần lao phiền não, tu hành như thế nhất định thành Phật.

A Di Đà Phật.
Ở trên thiêu đoạn này, con ghi lại kẻo mọi người không hiểu, không cần gộp bài để tránh bị mất lần 2:

Sở dĩ con ghi là toạ thiền đoạn thân kiến là vì toạ thiền, cụ thể là kiết già phu toạ, là phương pháp hiệu quả các chư hiền Thánh và Phật dùng để nhanh hiệu quả đạt định, chứ thực ra chỗ đó phải là Thiền định đoạn thân kiến, vì trong định quên thân, nên thân kiến tiêu tan.

A Di Đà Phật.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên