vienquang2

Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'.

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
126
Điểm tương tác
74
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Kính Thầy,

Chỗ này cần phải làm sáng tỏ,

Tứ quả Thanh Văn, trong đó Tư Đà Hoàn là một thành tố, được nhắc đến nhiều trong Kinh tạng Nikaya (Nam truyền) và Hán tạng A Hàm (Bắc truyền).

Như trên đại chúng đã liễu tri, Tư Đà Hoàn thời có Bát Nhã Huệ, nếu chẳng có Bát Nhã Huệ thì chẳng phá được kiết sử Nghi ngờ.

Kinh Kim Cang, đại thừa đốn giáo, nói: Bồ Tát chẳng lìa bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thời chẳng gọi là Bồ Tát, mà như các Đại thừa Kinh đều ghi nhận (Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm v..v) Phẩm đầu của Thập tín Sơ địa Bồ Tát gọi là Càn Huệ địa, chỉ có trí huệ khô cạn, vậy huệ này ở nơi Tư Đà Hoàn và Bồ Tát sơ địa là đồng đẳng ?

Kính thỉnh Thầy và các bạn đạo quảng học đa văn như bác Trừng Hải v..v khảo cứu Kinh Luận, dẫn chứng làm tỏ rõ cho đại chúng liễu tri.

Con cúi đầu đảnh lễ từ xa.

A Di Đà Phật.
Làm rõ cái này thì Đại Tiểu không xa cách, Bắc Nam về chung một nhà.

A Di Đà Phật.

(Sửa bài có 5 lần mà tính con thì tay nhanh hơn não, lại hay quên, thành ra thêm vô dòng này không được, đại chúng thông cảm.)
Ps: Bác Kỹ Thuật @thaidt từ bi nới cho em thêm vài lần sửa bài nửa, để hỗ trợ khắc phục yếu điểm, truyền tải thông tin cho mãn nhãn và đủ ý. Công đức vô lượng.

A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 12.- Chứng.- Là Chướng Ngại Bồ Đề.

Người hoang tưởng sẽ cho rằng "Mình" chứng quả. hoặc cho rằng "Thầy mình" chứng quả...

K. Viên Giác rằng: Ngã tướng là thế nào? Ngã tướng là cái tướng mà chúng sanh cho rằng do công tu hành của mình mà mình được CHỨNG.
Ví như người thân thể khỏe mạnh, chợt quên lửng mình, chẳng màng để ý mình là ai.
Một hôm trái gió trở trời, long y đến châm cứu, người bệnh có cảm nhận "ta" đau.

Cho rằng mình được CHỨNG là lúc hành giả tỏ lộ "bản ngã" chấp mắc của mình.

3. Này, Tịnh Chư Nghiệp Chướng! Khởi tâm cho rằng được CHỨNG là một "ngã tướng". Dù cho "chứng đắc" Vô thượng Bồ đề, Vô thượng Niết bàn cũng đều là một hình thức "ngã tướng" mà thôi. (hết trích)

Gần đây có một vị, tuổi cũng cao, tu cũng lâu, vị ấy cho là "ta" tu hay cho nên đã chứng quả A la Hán, tự xưng A la hán, bài báng pháp Đại thừa, phỉ báng chư Tổ...dẫn đến mở ra cái gọi là "Lớp học dành cho người để chứng quả".- Tuy rằng vị ấy nay đã chết rồi... nhưng "tàn dư" là cái số đệ tử đệ tôn nhiễm độc tố đang phải chịu quả báo...

Thượng Tọa Thích Nhật Từ từng quan sát và khẳng định: Vị ấy bị Hoang Tưởng về Tu và Chứng !

Phật dạy: Phàm phu tự cho mình chứng Thánh là tội Đại Vọng Ngữ,

Thế nào là Phàm phu ? Đáp: Phàm phu là người còn Ngã Tứơng, còn 4 tướng Ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Vì còn 4 Tướng nên mới thấy mình chứng, thầy mình chứng v.v...

Kinh Viên Giác Phật dạy: CHƯƠNG CHÍN.-CHỨNG NGỘ LIỄU GIÁC LÀ PHÁP CHƯỚNG NGẠI BỔ ĐỀ:

Này, Tịnh Chư Nghiệp Chướng! Khởi tâm cho rằng được CHỨNG là một "ngã tướng". Dù cho "chứng đắc" Vô thượng Bồ đề, Vô thượng Niết bàn cũng đều là một hình thức "ngã tướng" mà thôi....
Nầy, Tịnh Chư Nghiệp Chướng! Người hành đạo mà không dứt trừ "ngã tướng"… thì không thể vào được biển Viên Giác tịch diệt Như Lai. Nếu người tỏ ngộ "ngã" vốn không thì sẽ không còn thấy người huỷ báng mạ nhục mình. Bằng ngược lại, thấy rằng ta là bậc tôn sư, là người thuyết pháp tế độ chúng sanh thì biết người đó chưa đoạn trừ "ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng".

Tịnh Chư Nghiệp Chướng! Những người tu hành hậu thế thuyết bệnh mà cho là thuyết pháp. Cho nên Phật gọi là những kẻ đáng thương. Dù siêng năng tu hành khó nhọc, nhưng chỉ làm tăng thêm bệnh không thể vào được biển Giác thanh tịnh Như Lai.

Người tu hành không hiểu rõ tứ tướng, lấy kiến giải và pháp tu hành của Như Lai làm của mình, cho nên tu mãi mà chẳng được gì! Hoặc có hạng người chưa được nói được, chưa chứng nói chứng, thấy ai tu hành thắng tấn sanh tâm ganh ghét tị hiềm. Hạng người nầy cùng trong số chưa đoạn trừ "ngã ái" không thể vào nhà Viên Giác thanh tịnh.

Nầy, Tịnh Chư Nghiệp Chướng! Chúng sanh đời sau mong cầu chứng đắc mà không mong cầu tỏ ngộ chân lý, tu hành như thế chỉ tăng trưởng ngã mạn chồng chất cao thêm "ngã kiến". Riêng hạng người siêng năng hàng phục phiền não, khởi tâm đại dũng mãnh, chưa chứng khiến chứng, chưa đắc khiến đắc, chưa đoạn khiến đoạn, tham, sân, si, mạn… đối cảnh tâm không sanh ta, người, ân, oán tất cả đều vắng lặng, Phật nói người đó lần lần sẽ được thành tựu Bồ đề Niết bàn vô thượng.

vg.webp
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,282
Điểm tương tác
910
Điểm
113
Trạng thái Tâm của Thánh giả Tu đà hoàn

Hề hề,

Trạng thái Tâm của Thánh giả Tu đà hoàn

Như Thầy Viên Quang đã xác chứng, Thành giả Tu đà hoàn là người đã đoạn diệt ba Kiết sử: Thân kiến tức Vọng tưởng chấp Ngã; Nghi Tâm tức chấm mọi sự nghi ngờ về Đạo đế và Diệt đế; Và Giới cấm thủ kiến (Diệt trừ mọi vọng tưởng Giải thoát dựa vào hư huyễn pháp thuộc Tha luật hay Tha nhân và Nghi lễ).
Vị Tu đà hoàn được ví như Nhập lưu tức trở thành Thánh giả xuôi dòng Thánh đạo sẽ:
_ Đắc Niết bàn chỉ tối đa trong 7 kiếp (Có Thánh giả chỉ cần một, hai...kiếp tái sanh là đã đắc A la hán quả hay không tái sanh làm người mà đắc A la hán trên các tầng trời Sắc giới)
_ Chắc chắn đắc A la hán tức bất thối chuyên.
_ Câc chủng tử sanh đã bị đình chỉ (Ngưng sanh diệt qua tầng nhân quả Hiện hành - Chủng tử).
(Xem 37 - 39, A. III 87)

Trạng thái Tâm ở vị Tu đà hoàn có gì khác biệt với phàm phu có Chánh kiến thế gian do Tuệ sanh từ Văn, Tư, Tu.

_ Do đã đoạn tận Thân kiến tức Ảo tưởng chấp Ngã sanh do Tham, một phần Sân nên không còn chướng ngại trong việc trì giới.
_ Do dứt Tâm nghi nên tin tưởng tuyệt đối với Phật Pháp Tăng nên không thông đạt Lý nhân quả, sống đời tự tại do phi hữu tự hữu (Y tha duyên)
_ Do dứt Giới cấm thủ kiến nên không còn sa vào các huyễn luật và nghi lễ.

Trừng Hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 13.- Quả Tư Đà Hoàn.- 7 lần sanh diệt.

Bác Trừng Hải nêu;
Trạng thái Tâm của Thánh giả Tu đà hoàn

Vị Tu đà hoàn được ví như Nhập lưu tức trở thành Thánh giả xuôi dòng Thánh đạo sẽ:

_ Đắc Niết bàn chỉ tối đa trong 7 kiếp (Có Thánh giả chỉ cần một, hai...kiếp tái sanh là đã đắc A la hán quả hay không tái sanh làm người mà đắc A la hán trên các tầng trời Sắc giới)

_ Chắc chắn đắc A la hán tức bất thối chuyên.'''''

Trừng Hải

A Di Đà Phật. Nhân ý kiến Bác Trừng Hải. VQ nhớ lại Câu chuyện Tôn Giả Câu Hy La.- 7 lần Sanh diệt, như sau:

+ Tôn giả Cây Hy La (cậu ngài Xá lợi Phất)
Trong kinh có nói Phạm Chí Trường Trảo cùng vói một số vi đai luận sư ở cõi Diêm Phù Đề cho rằng: “hết thảy cúa luận thuyết đều có thể phá, hết thảy các lỗi đều có thê hoại, mọi thủ chấp đều có thẻ bị lay chuyen. Vậy nên, chẳng có pháp nào đáng tin tưởng, chẳng có người nào đáng tôn kính”.

Trong kinh Xá Lợi Phất Bản Mạc có chép vè vị Phạm Chí này như sau:
Ông là cậu của ngài Xá lợi Phất, tên là Câu Hy La. Vào một hôm, Câu Hy La luận nghị vói chi là bà Xá Lợi, nhưng chẳng sao có thể bì kịp. Óng bèn nghĩ rằng: Đây chẳng phải do sức của chị ta, ắt phải có một đại trí giả, gá vào bào thai của chị ta, gởi lời qua trung gian cúa me. Vị này chưa sanh mà đã như vậy rồi, ắt về sau sẽ là một bậc có trí huệ đại siêu ”.

Suy nghĩ như vậy rồi, ông sanh tâm kiêu mạn, tật đố, nên liền hạ quyết tâm xuất gia làm Phạm Chí, để được học thuật nhiều các kinh thế nghĩa. Ông tìm đến xứ Nam Trúc, tham cúu kinh the. Có nguõi hỏi ông “Muốn học nhữg kinh gì?” Ông không chút ngần ngại đáp rằng: “Ta muốn học đủ cã 18 bộ kinh”. Lai có nguói nói với ông rằng suốt một đời nguói học cho thông suốt một bộ kinh còn khó, huống nữa là học đủ 18 bộ kinh”.
Mặc dù nghe như vậy, ông vẫn không sờn lòng, và phát thệ rằng: “Ta đã bị nguói làm nhục nên ta quyết chẳng cắt móng tay, ta quyết tâm hoc thông suốt hết cã 18 bộ kinh”. Nguói ngoài thấy ông để móng tay dài nên gọi ông là Phạm Chí Trường Trảo.

Trường Trảo dồn hết nghị lực học thông suốt hết cả 18 bộ kinh, rồi dùng trí huệ phá các nghĩa của các luận sư đương thời.

Một hôm, Trường Trão trở về quê cũ, hỏi thăm tin tức về bà chi. Có nguồi nghe ông hỏi “Chị ta sanh rồi, nay ở đâu?” Liền trả lời: “Con trai cúa chị ông khi mình vừa 8 tuổi đã thông suốt hêt các kinh thế; đến năm 16 tuôi đã luận nghị vô ngai thắng hết các luận sư danh tiếng. Hiện nay có minh đạo nhân tên là Cù Đàm, thuộc dòng họ Thích, thu nhận con của chị ông làm đệ tử”.

Trường Trảo nghe xong liền sanh tâm kiêu mạn chẳng tin sự viêc có thể xáy ra như vậy, bên nói với nguõi kia rằng: “Con cúa chi ta thông minh xuất chúng, như vậy đạo nhân Cù Đàm đã dùng tà thuật gì mà dụ dỗ cháu của ta cạo đầu. làm đệ......... tử?”
Nói xong ông liền đi đến chỗ Phật để hỏi cho ra lẽ.

Lúc bấy giờ, ngài Xá Lợi Phất vừa mới thọ giới được nữa tháng, đang đứng hầu bên Phật.
Trường Trão nghe Phật hỏi thăm, liền ngồi xuống một bên, dấy niệm rằng: “Trí huệ của ta ví như biển cả mênh mông, có công năng phá được hết thảy các luận nghị. Ta hãy hỏi thử xem đąo nhân Cù Đàm dã dùng luận ngh¡ gì mà thu phục được con của chi ta làm đệ tử?”
Suy nghĩ như vây rồi, ông bèn nói vói Phật rằng:

“Này ông Cù Đàm!
Hết thày pháp ta đều chẳng thọ.
Mắt với Sắc ta không thọ.
Tai với Thinh không thọ.
Mủi với Hương không thọ,
Lưỡi với Vị không thọ.
Thân Xúc chạm không thọ.
Não với các Pháp không thọ.
Ý ông nghi sao?”
(Ý của ông muốn khoe mình không bị sắc thinh ô nhiễm, mình là Thánh)
Phật đáp:

"Hết thảy 6 pháp ngươi đều chẳng thọ. Như vậy, ngươi có thọ kiến chấp ấy không?”

Lúc bấy giờ Trường Trão như con ngựa tốt, vừa thấy bóng roi liền chąy về đúng đuòng. Ông liền xã bỏ tâm kiêu mąn, cúi đầu suy nghĩ:

“Đã nói chẳng thọ hết thảy pháp (6 Pháp), thì làm sao ta thọ kiến chấp (pháp thứ 7)ấy được?”

Nghĩ như vậy rồi, ông liền nói vói Phật rằng:

“Này ông Cù Đàm! Hết thảy pháp ta đều chẳng thọ, kể luôn cả kiến chấp ấy ta cũng chẳng thọ nữa”.
(Đây là 7 lần Sanh Diệt)
Phật dąy:

“Ngươi nói hết thảy các pháp nguoi đều chẳng thọ, đến kiến chấp chẳng thọ đó ngươi cũng chẳng thọ luôn. Như vậy, có gì khác đâu mà ngươi sanh kiêu mąn?”.(nghĩa là NHƯ NHƯ bất động)

Trường Trão biết mình tự mâu thuẫn với chính mình, sanh tâm cung kính Phật, và tự nghĩ rằng: “Ta rớt vào chỗ mâu thuẫn rồi, Phật chẳng vąch trần chỗ mâu thuẫn nơi ý nghĩ của ta; Phật cũng chẳng nói gì trái vói ý nghĩ của ta cả. Thế mới biết tâm Phật thật nhu nhuyễn, thanh tịnh. Hết thảy ngôn ngữ luận nghị đều diệt mới là đąi thâm pháp, là pháp thanh tịnh bậc nhất, chẳng lỗi lầm”.

Trường Trẵo rõ biết Phật thuyết pháp chi nhầm đoąn tà kiến cho riêng mình, nên đang ngồi tại chỗ mà ông đã xa lìa được trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh.- Đắc quả Tư Đà Hoàn.

Kính các Bạn 7 lần Sanh Diệt là vậy:

1.Mắt với Sắc liền sanh cảm thọ. do Tỉnh giác liền nhập diệt Sắc Thọ.- Đây là 1 lần Sanh Diệt.
2.Tai với Thinh liền sanh cảm thọ. do Tỉnh giác liền nhập diệt Thịnh Thọ.- Đây là 2 lần Sanh Diệt.
3.Mủi với Hương liền sanh cảm thọ. do Tỉnh giác liền nhập diệt Hương Thọ.- Đây là 3 lần Sanh Diệt.
4.Lưỡi với Vị liền sanh cảm thọ. do Tỉnh giác liền nhập diệt Vị Thọ.- Đây là 4 lần Sanh Diệt.
5.Thân Xúc chạm liền sanh cảm thọ. do Tỉnh giác liền nhập diệt Xúc Thọ.- Đây là 5 lần Sanh Diệt.
6.Não với các Pháp liền sanh cảm thọ. do Tỉnh giác liền nhập diệt Tưởng Thọ.- Đây là 6 lần Sanh Diệt.
7.Kiến thủ "chấp chẳng thọ" đó, do Tỉnh giác liền nhập diệt.- Xã niệm thanh tịnh,- Đây là 7 lần Sanh Diệt.

Đây là Ý nghĩa vượt qua 7 kiếp Sanh Tử thì vào Quả A la Hán.
A-La-Han.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 14.- Kiết sử thứ 2.- Nghi a). Nghi Tăng.

Nghĩa là NGHI là pháp trói buộc, chướng Đạo.- Phải giải tỏa mới được Nhập lưu.
Phật dạy:
Kiết sử “hoài nghi” được định nghĩa như là nghi ngờ về sự Giác ngộ của Đức Phật, nghi ngờ về Giáo pháp của Ngài, và về sự hành trì của các vị Thánh tăng đệ tử. [Tăng Chi 10.92]

Nghi Phật, Nghi Pháp thì ở trên chúng ta ít nhiều đã quán sát.

Về Nghi Tăng ?
Đáp: điển hình có một bạn ý kiến về quý Thầy thế này: Có vị tên là Tụ Hương (không biết là phật tử hay ngoại đạo ha ?). Nói rằng:
·
này không đúng ạ. Phật dạy giữ giới, đãnh lễ đức hạnh bằng tâm chứ không phải bằng tiền.
Bố thí ở đây hiểu đúng là cơm, đồ ăn. nếu quý vị tu nhiệt tình, hành trì giới nhiệt tình thì ngày ăn 1 bữa cho gì ăn đó miễn là đồ chay thì lo gì đói mà kêu gọi cúng dường. chùa to phật lớn cũng không để làm gì nếu chính các vị tu không giữ giới. những thứ họ nhìn thấy đều không đúng giới phật dạy. chừng nào dân họ nhìn họ thương, họ rơi nước mắt thì họ sẵn sàng chia sẽ nửa phần ăn ngay và luôn. (hết trích)

Kính quý ĐH. Vị này xem chư Tăng như kẻ ăn mày đói rách, chư Tăng cần sự thương hại của người đời bằng cách "khổ nhục kế" để sống nhờ sự:" chừng nào dân họ nhìn họ thương, họ rơi nước mắt thì họ sẵn sàng chia sẽ nửa phần ăn ngay".

THẬT LÀ TỘI NGIỆP.- NGHI TĂNG là vậy.- Không có lòng Tin nơi Tăng Bảo.

Kính các Bạn. Thật tế.- Đối với Tăng là:

người đời trọng của báu,
Tăng quý phút an tịnh,
của báu rối lòng người,
Tịnh rồi lòng thanh thảng.

Ý là:

  • Người đời có 7 Ái Tài, nên đời Bố Thí: vàng, bạc, tiền tài, cơm, thức ăn v.v...(Bạn Tụ Hương chỉ có cơm, thức ăn thôi).
  • Chư Tăng có 7 Thánh Tài, nên Tăng Bố Thí: Tín – Giới – Tàm – Quý – Văn – Tinh Tấn – Trí Tuệ.
Người thích tử với danh xưng BẦN ĐẠO
Thân có BẦN, ĐẠO có BẦN chi!
BẦN biểu hiện áo khâu áo vá
ĐẠO không BẦN, tâm chứa NHƯ Ý châu

* Ngọc NHƯ Ý, dùng sao cho hết
Nó chứa đầy TỨ TRÍ , TAM THÂN
Vẹn LỤC THÔNG , BÁT GIẢI cùng tròn
TÂM ĐỊA sáng độ sinh vô cùng số.
(Chứng đạo ca)
Tăng - Tục là Bố thí lẫn nhau, trao đổi 2 chiều thôi. Dùng Ái Tài, đổi Thánh Tài.- Tùy nhu cầu. Nếu không muốn- thì đâu ai ép buộc ai !!! Cũng đừng nên ỷ mình có của rồi khinh rẻ nhau !!!

Hiện nay, do một số biến động trên xã hội, mà có một số nghi rằng:

* Nghi chư Tăng nhận tiền là không chơn tu ! Chùa chiền to lớn là không chơn tu ! Mà Chơn tu là phải rách rưới, đói khổ, lang thang, không nơi ăn chốn ở . mới là phải phải !!!

Đáp: Kính các ĐH. Phật Giáo trên thế giới từ trên 2500 nay có 2 hệ phái: Nam Tông và Bắc Tông.

+Hệ Nam Tông: Như ở Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Lào v.v... có chùa vàng, chùa bạc đó, Tăng ở đó nếu không nhận vàng bạc thì lấy cái gì để tạo ra chùa vàng ?. Như vậy không chơn tu à ? Chư Tăng hệ Nguyên thủy ở các nơi ấy, đi khất thực vẫn nhận tiền và các vật khác là không chơn tu à ?

+ Hệ Bắc Tông: Như ở Trung Quốc, Nhật Bổn, Đoài Loan v.v...Mấy ngàn năm nay Vẫn có chùa to Phật lớn, chùa nào cũng có thùng "phước điền".- là không chơn tu à ? Hay chỉ những ông ăn mày chính hiệu mới là Chơn tu ?

+ Té ra. Đối với số người tà kiến, Mạn Phật - Khinh Tăng, thì: Những người làm hạnh lạ (dù sai Luật Phật, luật Tăng Đoàn mà họ không biết) thì họ cho là Chơn tu. Rồi so sánh mà phỉ báng Chư Tăng.-Đó là Nghi Tăng.

Đối với vấn đề nhận cúng dường bằng 7 báu (tiền bạc v.v...) Kinh Phật có nhiều dẫn chứng như sau:

1+ Tích Trưởng giả Tu Đạt:
Ở thành Xá Vệ Ấn Độ cổ. Có ông trưởng giả tên Tu Đạt, hiệu Cấp cô độc.
Khi gặp Đức Phật, ông muốn cúng dường khu đất để làm Tịnh Xá để Phật thuyết Pháp.

Nhưng khu đất xinh đẹp ấy lại là của hoàng tộc. Hoàng thân Kỳ-Đà (Jeta) là sở hữu chủ, Trưởng giả Tu-Đạt khăn áo chỉnh tề đến xá lạy hoàng thân Kỳ-Đà ngõ ý muốn hoàng thân chuyển nhượng cho miếng đất ấy.

Hoàng thân Kỳ-Đà ngẩng đầu lên, trả lời:
  • Ta cũng không bán đâu, thưa ngài triệu phú. Ở Xá-Vệ này chẳng nơi nào đẹp và quí bằng khu rừng của ta.
  • Dạ biết, thưa hoàng thân!

Hoàng thân Kỳ-Đà cao giọng:

- Vậy sao ngài triệu phú còn đòi mua? Ta biết ngài triệu phú giàu sang nức tiếng mấy đời, nếu ngài có khả năng thì cứ lấy vàng mà lót đầy trên đất đó, ta sẽ bán cho.

Trưởng giả Tu-Đạt hớn hở:

- Thưa hoàng thân, đổi như thế nào ạ?

- Suối không kể, đá không kể, chỉ tính là đất thôi - ngài lấy vàng lát cho đầy mặt đất, vàng lát đến đâu là đất ta bán cho ngài đến đó!

- Đồng ý. Tôi sẽ mua với giá như vậy. Tôi biết hoàng thân là người trọng tín nghĩa nổi danh ở đất Xá-Vệ này, một lời nói ra xem nặng bằng non!

Thế là suốt mấy ngày ròng rã, trưởng giả Tu-Đạt với hàng trăm gia nhân hì hục vận chuyển vàng từ kho này sang kho khác, những mong lấp cho đầy đất, mua trọn cả khu rừng để cúng dường đến Đức Thế Tôn và Tăng chúng.

Hoàng thân Kỳ-Đà không ngờ chuyện nói chơi mà thành thật. Ông vội vã cho thắng ngựa đến nơi xem. Ngạc nhiên làm sao, từ khu đất này sang khu đất khác, vàng đã được lát đầy, sít sao không có kẽ hở! Và kìa, trưởng giả Tu-Đạt đang đứng trầm ngâm nhìn ngắm những gốc cây cổ thụ.

Hoàng thân Kỳ-Đà mỉm cười:

- Sao? Đắt quá phải không? Ta không cần vàng đâu, ngài triệu phú! Hãy rút lời lại đi, cũng không muộn mà!

- Dạ, không ạ! Thưa hoàng thân! Tôi không dám nghĩ là đắt đâu! Tôi đang tính toán là vàng phải lát như thế nào ở nơi những gốc cổ thụ choáng đất kia!

Hoàng thân Kỳ-Đà mở lớn mắt, ông không còn dám tin vào tai của mình nữa. Quả có chuyện kỳ lạ như vậy ư? Ông triệu phú này điên khùng hay sao mà dám coi vàng còn tệ hơn đất cục? Đồng ý là đất này quí nhưng cũng không thể quí bằng vàng được! Từ ngạc nhiên đến tò mò, hoàng thân bèn cặn kẽ hỏi lý do. Trưởng giả Tu-Đạt cũng tự sự đầu đuôi kể cho hoàng thân nghe về Đức Thế Tôn và Tăng chúng. Ông cũng không quên kể chuyện là vua Bình Sa đã qui y Đức Thế Tôn, cúng dường Trúc Lâm tịnh xá như thế nào. Riêng ông thì được nghe pháp và sự chuyển hóa lạ lùng, sự bình an lạ lùng xảy ra trong tâm ông ra sao!

Hoàng thân Kỳ-Đà chăm chú lắng nghe, tự nghĩ:

"- Ông Phật, qua đó chắc là một vị đạo cao đức trọng, một vị Thánh đang xuất hiện ở đời này. Ông triệu phú đã làm một việc có ý nghĩa vĩ đại. Ông ta là hạng dân dã mà dám phát tâm cao thượng - còn ta, ta cũng nên đóng góp vào đấy một chút công đức."

Bèn nói:

- Thôi! Ngài triệu phú đừng tính vàng nơi mấy gốc cây kia nữa, nhiều lắm đấy! Ngài cúng dường đất đến Đức Phật và Tăng chúng còn ta thì xin được cúng dường cây. Đất là của ngài triệu phú, còn cây là của Kỳ-Đà này, được chăng?

Vì tích này nên Kỳ Viên tịnh xá còn được gọi là Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên (Kỳ thọ: cây của Kỳ Đà; Cấp Cô Độc viên: vườn của Cấp Cô Độc)

Tạm lượt truyện.
Kính các Bạn:

  • Trưởng Giả Cấp Cô Độc cúng Phật và Tăng.Vườn, đất, tinh xá v.v...
  • Thái tử Kỳ Đà cúng hẳn số vàng còn lại của ngài mà phần ngài nên nhận.
2 tấm gương trên đâu phải chỉ là cơm thừa, canh cặn do thương xót mà bố thí (như bạn Tụ Hương khinh Tăng đã nói).

2+ Như Đoạn kinh Diệu Pháp Liên Hoa:
Kính các Bạn. Trừ nhóm đệ tử của Nguyên Thủy Chơn Như (đập tượng Phật), thì quý ĐH là Phật tử Bắc Tông ai cũng biết Phẩm Phổ Môn. Phật dạy:

Bồ tát Vô Tận Ý bạch Phật rằng:

"Bạch đức Thế Tôn! Nay con phải cúng dường đức Bồ tát Quán Thế Âm."

Nói xong liền cởi chuỗi ngọc đương deo nơi cổ, gồm toàn châu báu, trị giá trăm nghìn lượng vàng dâng lên đức Quán thế âm và thưa rằng: "Cúi xin Nhơn giả nhận chuỗi trân bảo pháp thí này".

Lúc ấy, đức Bồ tát Quán thế âm chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại bạch đức Bồ tát Quán thế âm rằng: "Cúi xin Nhơn giả, vì thương xót chúng tôi, thâu nhận chuỗi ngọc này".

Bấy giờ, Phật bảo đức Bồ tát Quán thế âm rằng: "Ngươi nên lân mẫn Bồ tát Vô Tận Ý và hàng tứ chúng, cùng hết thảy Thiên, Long, Dạ xoa, Can thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Nhơn và phi nhơn các loại, mà thâu nhận chuỗi ngọc kia."

Bồ tát Quán thế âm xót thương tứ chúng cùng thiên, long, nhơn , phi nhơn các loại, nhận lấy chuỗi ngọc chia làm hai phần, một phần dâng cúng đức Phật Thích ca Mâu ni, một phần dâng cúng tháp đức Phật Đa bảo.

qa.jpg


Kính các Bạn. Quan Âm Bồ Tát là Thánh Tăng đó. Ngài vâng lời Phật mà nhận trân bảo, tiền bạc đó. Chư Tăng nhận tiền bạc cúng dường, thì tội gì ???

Nghi Tăng.- Là NGHI KIẾT SỬ.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,282
Điểm tương tác
910
Điểm
113
Mô Phật
Bạch Thầy

Thời đại của kim tiền là duy tài độc tôn thì đạo đức, lòng tự trọng, tình yêu trong sáng...và Tâm thành kính làm sao sánh được của cải vật chất (Vốn chỉ có giá trị do tâm vọng tưởng quy định mà thôi). Và chính các tài chủ thật sự giàu có cũng phần nào hiểu rằng của cải vật chất đó có giá trị không như họ đã từng nghĩ là...Nhưng đa phần chúng sanh phước mỏng, phận nghèo kỳ lạ thay lại tôn thờ sức mạnh của kim tiền mãnh liệt hơn chính sự sống của họ mà không biết rằng phước báu làm người vốn khó có được. Thật đáng thương thay. (Cầu cho chúng sanh thường an lạc)

Chúng sanh do Vô minh che mờ mắt sáng ban nhiên mà bị trói buộc và sai sử bởi dục tham. Cho nên đối với những hữu tình này cái trân quý nhất trên đời vẫn là vàng bạc, trân bảo...Cũng chính vì vậy chư Tăng thời thịnh thế nhận của cúng dừơng vàng bạc, trân bảo...làm phước điền vì đó là sự biểu lộ lòng thành kính nên cúng dường những vật trân quý nhất mà họ nghĩ. Nhưng cũng bởi chính đó là những vật trân quý nhất đối với chúng sanh nên để phổ pháp rộng khắp mà chư Tăng lại dùng vàng bạc, châu báu đó xây chùa vàng, tượng ngọc làm phương tiện xảo để hấp dẫn chúng hữu tình đến gặp và nghe pháp. Thật trí huệ thay
(Cách đây độ trên chục năm, một tôn tượng Phật ngọc từ Thái lan khi được trưng bày đã hấp dẫn vô số hữu tình đến chiêm ngưỡng, đảnh lễ và tỏ lòng thành kính với Phật Đà là như thật xảy ra không lâu xa gì)


Hãy buông xuống vạn duyên
Niệm một câu Phật hiệu
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con xin đảnh lễ - Bồ đề Tát bà ha


Vài lời thành kính
trừng hải
 
Last edited:

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15/9/18
Bài viết
484
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Kính Các Đạo Hữu .
Theo Thiển Ý Của An Long Thì : Trạng Thái TƯ ĐÀ HOÀN... Ví Như : NGƯỜI ĐANG ĐƯỢC NỔI TRÔI TRONG DÒNG NƯỚC CHẢY Của Con Sông ( TAM GIỚI ) = Mà KHÔNG THỂ BỊ NHẤN CHÌM .
1#=...Vậy : BẤT KỂ NHỮNG AI = MUỐN LÀ...= PHẢI TỰ MÌNH = NHẨY XUỐNG DÒNG SÔNG ==> MÀ KHÔNG CHÌM !
...Thì TỰ CẢM NHẬN ( TRỰC GIÁC , TRỰC NỘI , TRỰC NHẬP , TRỰC KIẾN ) Mới = CHÂN THẬT ĐƯỢC GỌI ĐANG LÀ TRẠNG THÁI = TƯ ĐÀ HOÀN ! ( Nhập Lưu Dòng Thánh )
@-...Chứ : CHẲNG CÓ CÁCH NÀO MÀ ĐỨNG TRÊN BỜ HUYÊN NÁO Mà ĐƯỢC NỔI TRONG DÒNG SÔNG ĐANG CHẨY .!
...Vậy : Chỉ Là TỰ NƠI MỌI NGƯỜI CÓ GIÁM NHẨY VÀO NHẬP DÒNG Hay Không Thôi...
@- Nếu MUỐN NỔI KHÔNG CHÌM.. ==> Thì =CHƯA BIẾT BƠI = >PHẢI TỰ TẬP BƠI ...==>Theo Các PHÁP CỦA CHƯ NHƯ LAI PHƯƠNG TIỆN CHỈ DẪN ...Như =TU HỌC= GIỚI +ĐỊNH+HUỆ ...37 PHẨM TRỢ ĐẠO v.v... Hoặc CHUYÊN NIỆM DANH HIỆU CHƯ PHẬT Đã HỨA KHẢ TIẾP DẪN .) TRONG KINH ĐIỂN CHÍNH THỐNG PHẬT PHÁP.( Mua Vé LÊN THUYỀN )

3#=...Hoặc THẬT TÂM THAM KHẢO Những CHIA SẺ Của Các CHƯ HIỀN TĂNG , THIỆN TRI THỨC Đã TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ ( Như Thầy Viên Quang 2 ,Bác Trừng Hải ...) = NHƯ CÁC HUẤN LUYỆN VIÊN TỪ BI==> DẬY NỔI ...

...@- Và : MỌI NGƯỜI CÓ TỰ TIN = NHƯ LAI THƯỜNG TRỤ ...CHƯ PHÁP THƯỜNG TRỤ...Hay Không...

Mà : THAN VẴN THEO TRI KIẾN VÔ MINH THEO NHẬN THỨC NGÃ CHẤP Của CÁI " MÌNH "...==>So Đo ..." Hồi ĐỨC PHẬT TẠI THẾ ....Và NGÀY NAY ..."

Đệ Tử An Long Xin XÁM HỐI ;
( Theo KỆ SÁM HỐI Trong KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT -Dịch giả: HT Thích Trí Tịnh )
-" Đệ Tử...và chúng sanh trong Pháp Giới TỪ VÔ THỈ NHẪN ĐẾN NGÀY NAY, BỊ VÔ MINH CHE ĐẬY nên ĐIÊN ĐẢO MÊ LẦM, Lại do SÁU CĂN ,BA NGHIỆP quen theo PHÁP CHẲNG LÀNH , Rộng phạm mười diêud dữ cùng năm tọivvoo gián và tất cả các tội khác , nhiều vô lượng vô biên nói không thể hết. MƯỜI PHƯƠNG CÁC ĐỨC PHẬT THƯỜNG Ở TRONG ĐỜI, TIẾNG PHÁP KHÔNG DỨT, PHÓNG ÁNH SÁNG SẠCH TRONG CHIẾU SOI TẤT CẢ. LÝ MẦU THƯỜNG TRỤ ĐẦY DẪY HƯ KHÔNG .
Con từ VÔ THỈ ĐẾN NAY sáu căn che mù, ba nghiệp tối tăm CHẲNG THẤY ,CHẲNG NGHE , CHẲNG HAY , CHẲNG BIẾT , vì nhân duyên đó TRÔI MÃI TRONG VÒNG SANH TỬ trải qua các đường dữ, TRĂM NGHÌN MUÔN KIẾP TRON KHÔNG LÚC NÀO RA KHỎI.

KINH Rằng ĐỨC TỲ LÔ GIÁ NA THÂN KHẮP CẢ CHỖ , CHỖ CỦA PHẬT Ở gọi là THƯỜNG TỊCH QUANG cho nên PHẢI BIẾT CẢ THẨY CÁC PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP , mà con không rõ lại THEO GIÒNG VÔ MINH ,vì thế TRONG TRÍ BỒ ĐỀ MÀ THẤY KHÔNG THANH TỊNH, TRONG CẢNH GIẢI THOÁT MÀ SANH RÀNG BUỘC, Nay mới tỏ ngộ , nay mới chừa bỏ, ăn năn . phụng đối trước các Đức Phật và A Di Đà Thế Tôn mà phát lồ sám hối , làm cho các Đệ Tử cùng Pháp Giới Chúng Sanh, TẤT CẢ TỘI NẶNG DO BA NGHIỆP SÁU CĂN GÂY TẠO TỪ VÔ THỈ, HOẶC HIỆN TẠI CÙNG VỊ LAI , CHÍNH TỰ GÂY TẠO, HOẶC BIỂU NGƯỜI ,HAY LÀ THẤY NGHE NGƯỜI GÂY TẠO MÀ VUI THEO, HOẶC NHỚ , HOẶC CHẲNG NHỚ,HOẶC BIẾT , HOẶC CHẲNG BIẾT, HOẶC NGHI HOẶC CHẲNG NGHI,HOẶC CHE GIẤU, HOẶC CHẲNG CHE DẤU Thẩy ĐỀU ĐƯỢC RỐT RÁO THANH TỊNH."....(Hết Trích )
-------------


....Khà Khà ...
@Vạn Vấn Đâu ?...Bổ Củi Đi ! ???...
Kính đồng học An Lòng,

Ái chà... bị chỉ tận mặt thế, làm em cũng hơi ngượng ngùng ạ.

Để khơi lên sự hứng thú của các vị đồng học với quả vị Thánh, thì em thấy rất vui rồi ạ. Nếu chư vị đồng học vì vậy mà Nhập Lưu được thì em sẽ rất thỏa mãn ạ.

Kính, vạn vấn.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
126
Điểm tương tác
74
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Trạng thái Tâm của Thánh giả Tu đà hoàn

Hề hề,

Trạng thái Tâm của Thánh giả Tu đà hoàn

Như Thầy Viên Quang đã xác chứng, Thành giả Tu đà hoàn là người đã đoạn diệt ba Kiết sử: Thân kiến tức Vọng tưởng chấp Ngã; Nghi Tâm tức chấm mọi sự nghi ngờ về Đạo đế và Diệt đế; Và Giới cấm thủ kiến (Diệt trừ mọi vọng tưởng Giải thoát dựa vào hư huyễn pháp thuộc Tha luật hay Tha nhân và Nghi lễ).
Vị Tu đà hoàn được ví như Nhập lưu tức trở thành Thánh giả xuôi dòng Thánh đạo sẽ:
_ Đắc Niết bàn chỉ tối đa trong 7 kiếp (Có Thánh giả chỉ cần một, hai...kiếp tái sanh là đã đắc A la hán quả hay không tái sanh làm người mà đắc A la hán trên các tầng trời Sắc giới)
_ Chắc chắn đắc A la hán tức bất thối chuyên.
_ Câc chủng tử sanh đã bị đình chỉ (Ngưng sanh diệt qua tầng nhân quả Hiện hành - Chủng tử).
(Xem 37 - 39, A. III 87)

Trạng thái Tâm ở vị Tu đà hoàn có gì khác biệt với phàm phu có Chánh kiến thế gian do Tuệ sanh từ Văn, Tư, Tu.

_ Do đã đoạn tận Thân kiến tức Ảo tưởng chấp Ngã sanh do Tham, một phần Sân nên không còn chướng ngại trong việc trì giới.
_ Do dứt Tâm nghi nên tin tưởng tuyệt đối với Phật Pháp Tăng nên không thông đạt Lý nhân quả, sống đời tự tại do phi hữu tự hữu (Y tha duyên)
_ Do dứt Giới cấm thủ kiến nên không còn sa vào các huyễn luật và nghi lễ.

Trừng Hải
Chỗ này thì theo ý của em, không nên thay từ Thân kiến của Phật chế lập thành "vọng tưởng chấp ngã", vọng tưởng thuộc phạm vi giới hạn của tưởng ấm, vì hai lý do sau đây:

1. Phật nói tới Thân, thường phân biệt nó gồm có 5 uẩn (ấm) nên gọi là ngũ uẩn thân.

2. Phật nói tới Kiến về Thân, thì đó là chấp kiến của phàm phu, chứ không phải Chánh tri kiến của hiền Thánh, vì kiến này thuộc Thức uẩn.

Như vậy, đoạn Thân kiến kiết sử, tức là liễu tri "Thức uẩn giai không", muốn tới đó ắt phải liễu tri bốn lớp trước đó là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành.

Ở đây thì hiện tượng ngũ ấm ma mới phát huy tác dụng, nếu người thực hành chiếu kiến, chưa phát minh Bát Nhã Huệ, cộng thêm Giới cấm thiếu khuyết thì ắt lọt vào Ấm Ma, vì sử dụng Thức tình làm nhân tu đạo.

Như Phật nói trong Kinh: nếu dùng nhân sanh diệt, mà cầu quả tịch diệt, thì như nấu cát mà muốn thành cơm, làm sao mà cát lại thành cơm cho được, là ý vậy đó.

2. Chấm dứt Nghi tâm, chẳng những chấm dứt Nghi ngờ về Đạo và Diệt đế, mà phải là " Thánh đế cũng chẳng làm" thì mới là tạm ổn.

3. Ngoài ra, mấy điểm khác, đi tới tự biết, nói trước chẳng hay, mà cũng vô dụng với sự hành đạo giải thoát.

A Di Đà Phật.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
126
Điểm tương tác
74
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Bài 13.- Quả Tư Đà Hoàn.- 7 lần sanh diệt.



A Di Đà Phật. Nhân ý kiến Bác Trừng Hải. VQ nhớ lại Câu chuyện Tôn Giả Câu Hy La.- 7 lần Sanh diệt, như sau:

+ Tôn giả Cây Hy La (cậu ngài Xá lợi Phất)
Trong kinh có nói Phạm Chí Trường Trảo cùng vói một số vi đai luận sư ở cõi Diêm Phù Đề cho rằng: “hết thảy cúa luận thuyết đều có thể phá, hết thảy các lỗi đều có thê hoại, mọi thủ chấp đều có thẻ bị lay chuyen. Vậy nên, chẳng có pháp nào đáng tin tưởng, chẳng có người nào đáng tôn kính”.

Trong kinh Xá Lợi Phất Bản Mạc có chép vè vị Phạm Chí này như sau:
Ông là cậu của ngài Xá lợi Phất, tên là Câu Hy La. Vào một hôm, Câu Hy La luận nghị vói chi là bà Xá Lợi, nhưng chẳng sao có thể bì kịp. Óng bèn nghĩ rằng: Đây chẳng phải do sức của chị ta, ắt phải có một đại trí giả, gá vào bào thai của chị ta, gởi lời qua trung gian cúa me. Vị này chưa sanh mà đã như vậy rồi, ắt về sau sẽ là một bậc có trí huệ đại siêu ”.

Suy nghĩ như vậy rồi, ông sanh tâm kiêu mạn, tật đố, nên liền hạ quyết tâm xuất gia làm Phạm Chí, để được học thuật nhiều các kinh thế nghĩa. Ông tìm đến xứ Nam Trúc, tham cúu kinh the. Có nguõi hỏi ông “Muốn học nhữg kinh gì?” Ông không chút ngần ngại đáp rằng: “Ta muốn học đủ cã 18 bộ kinh”. Lai có nguói nói với ông rằng suốt một đời nguói học cho thông suốt một bộ kinh còn khó, huống nữa là học đủ 18 bộ kinh”.
Mặc dù nghe như vậy, ông vẫn không sờn lòng, và phát thệ rằng: “Ta đã bị nguói làm nhục nên ta quyết chẳng cắt móng tay, ta quyết tâm hoc thông suốt hết cã 18 bộ kinh”. Nguói ngoài thấy ông để móng tay dài nên gọi ông là Phạm Chí Trường Trảo.

Trường Trảo dồn hết nghị lực học thông suốt hết cả 18 bộ kinh, rồi dùng trí huệ phá các nghĩa của các luận sư đương thời.

Một hôm, Trường Trão trở về quê cũ, hỏi thăm tin tức về bà chi. Có nguồi nghe ông hỏi “Chị ta sanh rồi, nay ở đâu?” Liền trả lời: “Con trai cúa chị ông khi mình vừa 8 tuổi đã thông suốt hêt các kinh thế; đến năm 16 tuôi đã luận nghị vô ngai thắng hết các luận sư danh tiếng. Hiện nay có minh đạo nhân tên là Cù Đàm, thuộc dòng họ Thích, thu nhận con của chị ông làm đệ tử”.

Trường Trảo nghe xong liền sanh tâm kiêu mạn chẳng tin sự viêc có thể xáy ra như vậy, bên nói với nguõi kia rằng: “Con cúa chi ta thông minh xuất chúng, như vậy đạo nhân Cù Đàm đã dùng tà thuật gì mà dụ dỗ cháu của ta cạo đầu. làm đệ......... tử?”
Nói xong ông liền đi đến chỗ Phật để hỏi cho ra lẽ.

Lúc bấy giờ, ngài Xá Lợi Phất vừa mới thọ giới được nữa tháng, đang đứng hầu bên Phật.
Trường Trão nghe Phật hỏi thăm, liền ngồi xuống một bên, dấy niệm rằng: “Trí huệ của ta ví như biển cả mênh mông, có công năng phá được hết thảy các luận nghị. Ta hãy hỏi thử xem đąo nhân Cù Đàm dã dùng luận ngh¡ gì mà thu phục được con của chi ta làm đệ tử?”
Suy nghĩ như vây rồi, ông bèn nói vói Phật rằng:

“Này ông Cù Đàm!
Hết thày pháp ta đều chẳng thọ.
Mắt với Sắc ta không thọ.
Tai với Thinh không thọ.
Mủi với Hương không thọ,
Lưỡi với Vị không thọ.
Thân Xúc chạm không thọ.
Não với các Pháp không thọ.
Ý ông nghi sao?”
(Ý của ông muốn khoe mình không bị sắc thinh ô nhiễm, mình là Thánh)
Phật đáp:

"Hết thảy 6 pháp ngươi đều chẳng thọ. Như vậy, ngươi có thọ kiến chấp ấy không?”

Lúc bấy giờ Trường Trão như con ngựa tốt, vừa thấy bóng roi liền chąy về đúng đuòng. Ông liền xã bỏ tâm kiêu mąn, cúi đầu suy nghĩ:

“Đã nói chẳng thọ hết thảy pháp (6 Pháp), thì làm sao ta thọ kiến chấp (pháp thứ 7)ấy được?”

Nghĩ như vậy rồi, ông liền nói vói Phật rằng:

“Này ông Cù Đàm! Hết thảy pháp ta đều chẳng thọ, kể luôn cả kiến chấp ấy ta cũng chẳng thọ nữa”.
(Đây là 7 lần Sanh Diệt)
Phật dąy:

“Ngươi nói hết thảy các pháp nguoi đều chẳng thọ, đến kiến chấp chẳng thọ đó ngươi cũng chẳng thọ luôn. Như vậy, có gì khác đâu mà ngươi sanh kiêu mąn?”.(nghĩa là NHƯ NHƯ bất động)

Trường Trão biết mình tự mâu thuẫn với chính mình, sanh tâm cung kính Phật, và tự nghĩ rằng: “Ta rớt vào chỗ mâu thuẫn rồi, Phật chẳng vąch trần chỗ mâu thuẫn nơi ý nghĩ của ta; Phật cũng chẳng nói gì trái vói ý nghĩ của ta cả. Thế mới biết tâm Phật thật nhu nhuyễn, thanh tịnh. Hết thảy ngôn ngữ luận nghị đều diệt mới là đąi thâm pháp, là pháp thanh tịnh bậc nhất, chẳng lỗi lầm”.

Trường Trẵo rõ biết Phật thuyết pháp chi nhầm đoąn tà kiến cho riêng mình, nên đang ngồi tại chỗ mà ông đã xa lìa được trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh.- Đắc quả Tư Đà Hoàn.

Kính các Bạn 7 lần Sanh Diệt là vậy:

1.Mắt với Sắc liền sanh cảm thọ. do Tỉnh giác liền nhập diệt Sắc Thọ.- Đây là 1 lần Sanh Diệt.
2.Tai với Thinh liền sanh cảm thọ. do Tỉnh giác liền nhập diệt Thịnh Thọ.- Đây là 2 lần Sanh Diệt.
3.Mủi với Hương liền sanh cảm thọ. do Tỉnh giác liền nhập diệt Hương Thọ.- Đây là 3 lần Sanh Diệt.
4.Lưỡi với Vị liền sanh cảm thọ. do Tỉnh giác liền nhập diệt Vị Thọ.- Đây là 4 lần Sanh Diệt.
5.Thân Xúc chạm liền sanh cảm thọ. do Tỉnh giác liền nhập diệt Xúc Thọ.- Đây là 5 lần Sanh Diệt.
6.Não với các Pháp liền sanh cảm thọ. do Tỉnh giác liền nhập diệt Tưởng Thọ.- Đây là 6 lần Sanh Diệt.
7.Kiến thủ "chấp chẳng thọ" đó, do Tỉnh giác liền nhập diệt.- Xã niệm thanh tịnh,- Đây là 7 lần Sanh Diệt.

Đây là Ý nghĩa vượt qua 7 kiếp Sanh Tử thì vào Quả A la Hán.
A-La-Han.webp
Kính Thầy,

Chỗ này cũng như chỗ ý số 3 con trả lời bác Trừng Hải, đi tới tự biết, nói trước tâm tưởng lăng xăng, tự lầm nhận Thánh, đoạ lạc khổ đau, chẳng biết ngày nào mới ra khỏi Tam đồ.

A Di Đà Phật.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
126
Điểm tương tác
74
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Kính đồng học An Lòng,

Ái chà... bị chỉ tận mặt thế, làm em cũng hơi ngượng ngùng ạ.

Để khơi lên sự hứng thú của các vị đồng học với quả vị Thánh, thì em thấy rất vui rồi ạ. Nếu chư vị đồng học vì vậy mà Nhập Lưu được thì em sẽ rất thỏa mãn ạ.

Kính, vạn vấn.
Thực ra em "ầm ĩ" với bác cũng hơi run, vì bác mà phật ý thì Diễn Đàn lại ngập tràn Quảng cáo, có mà không thấy mặt em luôn, là tiêu con nhà bà tùng. Hí hí

A Di Đà Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,282
Điểm tương tác
910
Điểm
113
Chỗ này thì theo ý của em, không nên thay từ Thân kiến của Phật chế lập thành "vọng tưởng chấp ngã", vọng tưởng thuộc phạm vi giới hạn của tưởng ấm, vì hai lý do sau đây:

1. Phật nói tới Thân, thường phân biệt nó gồm có 5 uẩn (ấm) nên gọi là ngũ uẩn thân.

2. Phật nói tới Kiến về Thân, thì đó là chấp kiến của phàm phu, chứ không phải Chánh tri kiến của hiền Thánh, vì kiến này thuộc Thức uẩn.

Như vậy, đoạn Thân kiến kiết sử, tức là liễu tri "Thức uẩn giai không", muốn tới đó ắt phải liễu tri bốn lớp trước đó là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành.

Ở đây thì hiện tượng ngũ ấm ma mới phát huy tác dụng, nếu người thực hành chiếu kiến, chưa phát minh Bát Nhã Huệ, cộng thêm Giới cấm thiếu khuyết thì ắt lọt vào Ấm Ma, vì sử dụng Thức tình làm nhân tu đạo.

Như Phật nói trong Kinh: nếu dùng nhân sanh diệt, mà cầu quả tịch diệt, thì như nấu cát mà muốn thành cơm, làm sao mà cát lại thành cơm cho được, là ý vậy đó.

2. Chấm dứt Nghi tâm, chẳng những chấm dứt Nghi ngờ về Đạo và Diệt đế, mà phải là " Thánh đế cũng chẳng làm" thì mới là tạm ổn.

3. Ngoài ra, mấy điểm khác, đi tới tự biết, nói trước chẳng hay, mà cũng vô dụng với sự hành đạo giải thoát.

A Di Đà Phật.

Hề hề,

Chữ Thân kiến vốn chuyển dịch sát với tiếng Phạn hay Pali, nhưng chỉ ai có quan tâm và tìm hiểu về Phật học thì mới biết Phật đà dạy "Thân với tâm là một" do vậy Thân kiến có nghĩa bao gồm cả Danh lẫn Sắc uẩn. Nhưng với người sơ cơ thường theo tri giác thô thì dễ lầm Thân đó chỉ là Sắc uẩn, vì vậy cần giải thích rõ Thân kiến là Vọng tưởng chấp Ngã.
Trong Ngũ uẩn thì có hai Uẩn thuộc về Vô ký, Thọ và Tưởng, cho nên trong kinh tạng Pali có giải thích kiết sử không thuộc về Căn và Trần mà do duyên với Phiền não dục tham mà sanh (Hai uẩn Tưởng, Thọ vốn là Vô ký nên thuộc về Vô minh vi tế; phải đến tầng thiền vô sắc cuối mới diệt tận, Diệt thọ tưởng định).

Đạo vốn là nền tảng để đắc quả giải thoát tức diệt khổ. Nên hết nghi tâm nói đúng là tin tưởng tuyệt đối vào Lý Tứ đế. Nhưng với hành giả thì Tín tâm phải có nền tảng là Tuệ (Tín giải, Tín thâm) thì Tín đó mới vững bền (chứ không phải mê tín hay tin suông) nên mới nhấn mạnh Đạo và Diệt


Trừng Hải
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 15.- Kiết sử thứ 2.- Nghi b). Nghi Pháp.

Có một ít người, tự nhân mình tu theo hệ phái nguyên thủy.- Nhưng lại nghi ngờ lời dạy ở kinh điển nguyên thủy (nghi pháp). Như:

+ Ở Kinh Pháp Ấn ( 經法印 ) do Thiền Sư Thi Hộ đời nhà Tống chuyển dịch từ Phạn ngữ sang Hán văn.

Kinh này thuộc về Kinh Bộ A Hàm, là Kinh số 104 của Đại Tạng Tân Tu . Ngoài ra trong Đại Tạng cũng còn có hai Kinh nói về Tam Pháp Ấn , đó là

Phật Thuyết Thánh Pháp Ấn Kinh ( Kinh số 103 )
và Kinh số 80 của bộ Tạp A Hàm ( Kinh số 99 của Đại Tạng Tân Tu.

Kinh này do Thiền Sư Câu Na Bạt Đà La dịch cũng vào đời nhà Tống )

Trong Kinh tạng Pàli , đề tài Pháp Ấn được nói đến trong kinh số 43 của Trung Bộ ( Najjhima Nikaya ) và trong bộ Patisambhidàmaggo.

Nội dung của ba bộ kinh đại khái tương đồng, ít có phần dị biệt. Song đứng về phương diện mạch lạc và ý tứ thì Phật Thuyết Thánh Pháp Ấn Kinh khúc chiết và súc tích hơn, còn kinh văn thì cũng ngắn gọn hàm súc hơn.

Ngoài các bộ kinh nói về Tam Pháp Ấn thì các bộ Luận của Đại thừa cũng có đề cập đến Tam Pháp Ấn , tiêu biểu là Đại Trí Độ Luận quyển 22 do Bồ Tát Long Thọ viết vào thế kỷ thứ II .

(theo TVHS)

Thế mà: Khi dùng Tam Pháp Ấn soi chiếu vào các kinh điển Đại Thừa, thì rỏ ràng là đủ Tam Pháp Ấn.- Thì là nhất định do đức Phật thuyết. Thế mà họ lại phỉ báng, chống trái. Rỏ ràng đây là NGHI PHÁP.

+ Còn đối với Pháp Học, pháp hành thuộc hệ Nguyên Thủy họ vẫn Nghi Pháp. Cụ thể như: Tu hành có chút "Mộng giác" , "Mộng chứng" (Giác ngộ và chứng đắc hoang tưởng) họ lại tự xưng mình chứng Thánh quả A la Hán (!). Thưa các Bạn; Quả A la Hán phải hoàn toàn Vô Ngã. Vậy khi tự cho mình được quả A la Hán, thì "Cái Ngã Tướng" nó đã lồ lộ ra rồi, còn gì là Vô Ngã !

Nghi Pháp nên không tin kinh Pháp dạy "Vô Ngã mới có Niết Bàn" (A la Hán hoặc Tư đà hoàn)

+ Cũng như hành giả tu theo hệ Bắc Tông mà nghi ngờ kinh điển Nam Tông là thấp kém.- Cũng là Nghi Pháp.

Tóm lại: Nghi Pháp là Kiết Sử, không đến được quả Tư Đà Hoàn, cho chí quả A la Hán.

Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Tu-tha11

Kính các Bạn:

Có Quả Tư Đà Hoàn, quả A la Hán, nhưng không có Người chứng Quả Tư Đà Hoàn, quả A la Hán.- Vì Quả Thánh không dung chứa Bản Ngã.- - Ai đã hết Ngã Chấp, thì sẽ tự cảm nhận Quả Tu Đà Hoàn, như Bài kinh Pháp kính Phật đã dạy.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 16.- Kiết sử thứ 3.- Nghi c). Nghi Phật.- Phần giác tức Phật.

Có một số không ít người, mặc dù tin và tu theo Phật. Nhưng nghi ngờ Pháp Phật :"Chỉ có Ngài Cù Đàm là tu thành Phật, mà suốt mấy ngàn năm đến nay không một ai tu mà được thành Phật !".

Ở kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật nói :
" Căn tuyển trạch viên thông,
Nhập lưu thành Chánh Giác,
Đà Na vi tế thức,
Tập khí thành bạo lưu.
Chơn phi chơn khủng mê,
Ngã thường bất khai diễn"
nghĩa:
Chọn căn nào viên thông,
Nhập lưu thành Chánh Giác.
Đà Na (thức thứ tám) thức vi tế,
Tập khí như nước dốc.
Sợ chấp Chơn phi chơn,
Nên ta chẳng khai giảng.
(hết trích)

Như vậy. Đức Phật đã nói (mà người ta vẫn nghi Phật nói dối).- Trong hàng Đệ tử Phật rất nhiều người đã tu chứng thành Phật.- Đó là các quả vị Tứ Quả Thanh Văn, các Vị A la Hán.- Cụ thể: Có 10 Đại Đệ tử Phật đều là A la Hán, Bên Thiền Tông có Tây Thiên tứ thất, Đông độ nhị tam. Nghĩa là Ấn Độ có 28 vị, Trung Quốc có 6 vị đều Đắc Thành Chánh Giác. Như Tổ Long Thọ được tôn là Đệ Nhị Thích Ca. Sở dĩ chư Tổ, chư A Lán không xưng là Phật, chỉ vì Tôn kính Đức Phật Thích Ca. Gọi ngài là Đại A la Hán, còn các vị Đệ tử là A la Hán. Nhưng đều là A la Hán, là Phật vậy thôi.

+ Thật ra: Đức Phật Thích Ca là Bậc TOÀN GIÁC. Chư vị Tứ quả từ Tư Đà Hoàn đến A la Hán là PHẦN GIÁC. (Phần Giác tức Phật).

+ Nhưng trong hàng gọi là xuất gia- tu sĩ. Lại có người tự xưng mình chứng Thánh A la Hán.- Thế nhưng họ lại phỉ báng chư Phần Giác Phật, Họ đại ngôn rằng từ Tổ Ca Diếp, Tổ Đạt Ma, cho chí đến Lục Tổ Huệ Năng là kẻ bịp bợm, là Bà la Môn, là người lừa đão v.v... Còn những kẻ.- Uống nước lạnh, ăn cơm thừa, làm chuyện "lạ" thì lại cho là "Phật Sống". Ôi ! Quả là Mạt Pháp....

ĐÂY LÀ KẺ NGHI PHẬT,
là phường:

Khinh Tăng, phỉ báng Đại Thừa
Chê thầy, mạn Phật, lọc lừa, vong ân!

Khoe mình giỏi, lỗi lầm lấp liếm
Ghen người hơn, trù ếm tài năng
Gạt người, tham lợi, cầu danh
Hơn thua phải trái, tranh giành ngã nhân!
(Sám ngã niệm)

* Bởi vậy mới sanh ra các sư thầy, bà vải đâp phá Tượng Phật, hủy phạm niềm Tin, Như Đơn Hà đốt tượng Phật, sư ** đập Di Đà, bà vải Diệu Thiện hủy Tượng Thích Ca, Taliban bắn phá tượng Phật v.v...

Screenshot (15).png


Kính các Bạn.- NGƯỜI NGHI PHẬT LÀ KIẾT SỬ CHE CHƯỚNG QUẢ TƯ ĐÀ HOÀN VÀ CÁC QUẢ THÁNH.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 17.- Giới cấm thủ kiết sử.

Khái niệm: Giới Cấm Thủ là cố chấp giới điều thiếu trí tuệ.- Trờ Thành Phá Kiến.

Phiền não do giới cấm phi lý của ngoại đạo, như tu theo hạnh con bò, theo hạnh con chó, các cách tu khổ hạnh như tu đứng ba năm, tu ngồi ba năm, tu đứng, tu ngồi, ngồi thiền kiết già đau chân mà cứ ráng ngồi không xả ra, v.

… Giới cấm thủ kiết sử nghĩa là chấp chặt vào những giới cấm phi lý của ngoại đạo, là hạ phần kiết sử Phiền não do giới cấm phi lý. Muốn diệt trừ hạ phần kiết sử này thì chỉ có tu pháp môn Tứ Niệm Xứ.

Có nghĩa là bảo thủ, cố chấp vào tà giới luật làm khổ mình, khổ người, phí công sức tu tập mà chẳng tìm thấy sự giải thoát chân thật. Đó là giới cấm thủ hay còn gọi là những giáo điều của ngoại đạo. Những giới cấm này khiến cho con người bất hiếu và tự làm khổ mình.

Giới cấm thủ là làm theo, sống theo giới cấm của ngoại đạo, tà giáo, những giới cấm này phần nhiều vô lý phi đạo đức, mê muội, dã man, v.v... Giới Cấm Thủ là những tà giới luật bắt buộc một cách vô lý, như: Tu hạnh con bò, tu hạnh con chó, đứng một chân, ngâm mình trong nước, ăn phân bò con, ăn rất ít, ngủ ngồi, ngủ đứng, ngủ trên rác bẩn, giết người thì chứng đạo được cộng trú với Phạm Thiên, v.v... lấy đá dằn bụng, đứng một chân giữa trời nắng, nằm trên chỗ bẩn thỉu, leo lên cao nhảy xuống, gieo mình vào lửa, nhảy xuống sông trầm mình chịu lạnh lẽo để được phước, chặt hoặc đốt một lóng tay, có người chặt nguyên một cánh tay để cầu pháp.

Đó là những giới cấm thủ bảo thủ, cố chấp vào tà giới luật; là các ác pháp làm khổ mình, khổ người của các giáo phái ngoại đạo ở Ấn Độ, làm khổ mình, khổ người, phí công sức tu tập mà chẳng tìm thấy sự giải thoát chân thật.

"Giới cấm thủ" thường được xem là dịch từ chữ "sīlavata-parāmāsa" (sīlabbata-parāmāsa, sīlavata-upādāna), có nghĩa là chấp thủ vào giới điều, lễ nghi. Đây là một trong mười sợi dây trói buộc (kiết sử, thằng thúc - samjoyana) trói buộc con người trong vòng sinh tử luân hồi.

Chữ "giới cấm thủ" (sīlabbata-parāmāsa) thường bị hiểu lầm. Trừ khử "giới cấm thủ" không có nghĩa là một thái độ buông lơi, phóng túng, dễ duôi, không giữ gìn giới hạnh. Trái lại, nó có nghĩa là một thái độ minh triết, xem giới luật như là một phương tiện tốt, cần thiết để luyện tâm, nhưng lại không mù quáng, không quá lệ thuộc vào các hình thức giáo điều. Một người không còn giới cấm thủ là một người lúc nào cũng có giới đức trong sạch, nhưng sống thảnh thơi trong giới luật đạo hạnh, không còn coi đó là một gánh nặng trên con đường hành trì của mình. Trong nhiều bài kinh (Tương Ưng Bộ, Phẩm Dự Lưu), Đức Phật thường đề cập đến bốn yếu tố chính đưa đến quả Dự lưu là niềm tín thành bất động nơi Tam Bảo và có giới đức cao thượng, lúc nào cũng được các bậc chân nhân khen ngợi. (– Bình Anson, 2004)

* Giới cấm thủ: là những kỷ luật phi lý không do một đấng giác ngộ lập ra, mà do những bậc thầy ngu si muốn lôi cuốn đệ tử bằng những điều luật khó theo, quái gở, lập dị, không vì mục đích giải thoát mà chỉ để lòe thiên hạ. (trích – Ni sư Trí Hải, Từ nguồn Diệu pháp, 2003)

Ví dụ: có một số người chấp kiến rằng: Tu là phải đi bộ, là phải ngũ ngồi không được nằm !!! Mới là Chơn tu.- Ngày xưa Bà la Môn ở Ấn Độ tu hạnh này gọi là Hạnh con Bò. Đi bộ như bò, không nằm chỉ ngồi ngũ như bò. Nên được tín đồ Bà la môn kính bái .
Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Bzngoi10

Kính các Bạn: Đạo Phật là Đạo Trí Huệ. Không phải Đạo ngồi nằm. Do vậy Giới Cấm Thủ kiến phải trừ bỏ mới đến được Sơ quả Tư Đà hoàn.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 19.- 3 bài để kết.

Kết 1/. Quả Tư Đà Hoàn.- Chỉ là Hóa Thành. Trú chấp chứng đắc thì bị vướng mắc.


Kính các Bạn. Như trên chúng ta đã khảo sát: Trừ được 3 Kiết Sử: 1. Thân Kiến 2. Nghi Tam Bảo 3. Giới Cấm Thủ Kiến thì kinh dạy là Đắc Tư Đà Hoàn....
NHƯNG cũng cần cảnh giác những góc khuất:

Kinh Pháp Hoa Phật dạy:

Kinh văn: Thí như đường hiểm nhiều nạn dữ, dài năm trăm do tuần, chốn ghê sợ hoang vắng không người. Nếu chúng đông muốn đi qua con đường này đến chỗ trân bửu, có một vị đạo sư thông minh sáng suốt khéo biết rõ tướng thông bít của con đường hiểm, dắt chúng nhơn muốn vượt qua nạn đó, chúng nhơn được dắt đi giữa đường lười mỏi bạch đạo sư rằng: Chúng con mệt nhọc lại thêm lo sợ sệt chẳng có thể đi nữa, đường trước còn xa nay muốn lui về.

Vị đạo sư nhiều sức phương tiện mà tự nghĩ rằng: Bọn này đáng thương làm sao cam bỏ trân bửu lớn mà muốn lui về. Nghĩ thế rồi dùng sức phương tiện ở giữa đường hiểm quá ba trăm do tuần, hóa làm một cái thành mà bảo chúng nhơn rằng: Các ngươi chớ sợ đừng lui về, nay thành lớn này có thể dừng ở trong đó tùy ý muốn làm gì thì làm, nếu vào thành này sẽ rất được an ổn, nếu có thể lại thẳng đến chỗ châu báu đi cũng đặng.

Bấy giờ chúng mỏi mệt rất vui mừng khen chưa từng có, chúng ta hôm nay khỏi được đường dữ rất được an ổn. Đó rồi chúng nhơn thẳng vào hóa thành sanh lòng tưởng cho rằng đã được độ rất an ổn.
Lúc ấy đạo sư biết chúng nhơn đó đã được nghỉ ngơi không còn mỏi mệt, liền diệt hóa thành bảo chúng nhơn rằng: "Các người nên đi tới, chỗ châu báu ở gần đây, thành lớn trước đó là của ta biến hóa ra để nghỉ ngơi thôi".

Các Tỳ kheo! Đức Như Lai cũng lại như thế, nay vì các ông mà làm vị Đại Đạo Sư, biết các đường sanh tử phiền não hiểm nạn dài xa nên bỏ nên vượt qua. Nếu như chúng sanh chỉ nghe một Phật thừa thời chẳng muốn thấy Phật chẳng muốn gần gũi, mà nghĩ thế này: "Đạo Phật dài xa lâu ngày chịu cần khổ mới có thể đặng thành". Phật biết tâm chúng đó khiếp nhược hạ liệt dùng sức phương tiện mà ở giữa đường vì để ngơi nghỉ nên nói hai món Niết Bàn.

Nếu chúng sanh trụ nơi hai bực, đức Như Lai bấy giờ liền bèn vì nói: "Chỗ tu của các ông chưa xong, bực của các ông ở gần với huệ của Phật. Phải quan sát suy lường Niết Bàn đã đặng đó chẳng phải chơn thật vậy. Chỉ là sức phương tiện của Như Lai, ở nơi một Phật thừa phân biệt nói thành ba. Như vị đạo sư kia vì cho mọi người ngơi nghỉ mà hóa làm thành lớn, đã biết nghỉ xong mà bảo đó rằng: "Chỗ châu báu ở gần, thành này không phải thiệt, của ta biến hóa làm ra đó thôi".(hết trích)

phẩm Hóa Thành Dụ, là dụ hóa Thành, tức là Thành biến hóa ra thôi. Có câu hóa thành bảo sở.

- Bảo Sở: là chỗ quý báu chân thật

- Hóa thành: là chỗ hóa ra chưa phải thật.

Tức là ở đây muốn nhắc chỗ này không phải chỗ dừng ở lâu, không phải chỗ ở vĩnh viễn mà còn phải bỏ nó để đi tới. Phẩm này vì sao gọi là hóa thành? Bởi vì nhân ở phẩm trước, năm vị đệ tử lớn của Phật đã được thọ ký như Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Đại Ca Diếp, Ngài Tu Bồ Đề, Ngài Ca Chiên Diên, Ngài Đại Mục Kiền Liên, năm vị đó được thọ ký rồi, các Ngài đã nói lên thí dụ như là mưa chỉ một vị, còn cỏ thuốc thì có lớn có nhỏ, có thượng, trung, và hạ. Để chỉ cho pháp Phật chỉ có một vị thôi, chứ không có thứ lớp.

Do vậy chúng ta nên biết: Quả Tư Đà Hoàn...- Chỉ là Hóa Thành. Trú chấp chứng đắc thì bị vướng mắc.
Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Eo110
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 20.- Kết 2- Ma Ái kiến.

Kính các Bạn. có Bốn quả Sa-môn là Sơ quả Tu-đà-hoàn, Nhị quả Tư-đà-hàm, Tam quả A-na-hàm, Tứ quả A-la-hán.

Tuy có 4 Quả Thánh. Nhưng không có AI chứng quả Thánh. Vì gọi là "chứng quả Thánh" là người đã diệt NGÃ CHẤP.- Không có Ngã Chấp thì AI là người Chứng ? Vì có AI là có NGÃ.

Kinh Kim cang Phật hỏi Ngài Tu Bồ Đề: Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tu-đà-hoàn hay khởi nghĩ thế này: “ta được quả Tu-đà-hoàn” chăng?

Tu-bồ-đề thưa:

- Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? Tu-đà-hoàn gọi là Nhập lưu mà không có chỗ nhập, chẳng nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là Tu-đà-hoàn.(hết trích)

Ở Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Phật dạy;

"Này A Nan, nếu các chúng sanh, đã giữ hoàn toàn ba hạnh là không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục rồi mà còn đại vọng ngữ, thì tâm cũng không thanh tịnh, mất hạt giống Phật, thành ma ái kiến.
Thế nào là đại vọng ngữ ? Nghĩa là chưa đặng đạo nói mình đã đặng đạo, chưa chứng quả nói mình chứng quả. Đối với người đời, nói: 'Ta đã chứng A-la-hán, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật', để trông cầu người lạy cúng. Những người nói dối như thế, làm tiêu diêu hạt giống Phật, sẽ đọa vào trong biển khổ. Cũng như cây đa-la khi bị chặt đứt đọt rồi thì không thể mọc chồi đâm tược được.
A Nan, ta có dạy các vị Bồ Tát và A-la-hán: 'Sau khi ta diệt độ rồi, các ông phải thị hiện thân hình, trong đời mạt pháp để cứu độ các chúng sanh đang trầm luân, làm thầy sa môn, cư sĩ, vua, quan, đồng nam, đồng nữ, cho đến hiện đàn bà góa, kẻ dâm nữ, người gian giảo, kẻ trộm cướp, người hàng thịt, kẻ buôn bán, để lẫn lộn trong từng lớp người, chung một nghề nghiệp, đặng giáo hóa chúng sanh trở về chánh đạo.'
Nhưng các vị ấy quyết chẳng bao giờ nói: 'Ta đây thật là Bồ Tát hoặc A-la-hán v.v.' hay tỏ ra một vài cử chỉ gì làm tiết lộ sự bí mật, để cho người ta biết mình là thánh nhân thị hiện. Chỉ trừ sau khi mạng chung rồi, các vị ấy mới âm thầm để lại một vài dấu tích cho người biết thôi'.(hết trích)

Kính các Bạn.- Người Chân thật chứng Tứ Thánh quả. Do không còn Chấp Ngã.- Nên không thấy mình có chứng Tứ Thánh Quả (trong đó có Tư Đà hoàn)

* Nếu thấy mình có "Chứng Quả" thì đọa làm Ma Ái Kiến.

Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Ngo_im10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
978
Điểm tương tác
946
Điểm
93
Bài 21.- Kết 3.- Ngã Pháp đều Không.

Kinh 42 chương dạy:TU VÔ TU TU

Phật ngôn: "Ngô Pháp, niệm vô niệm niệm, hành vô hành hành, ngôn vô ngôn ngôn, tu vô tu tu. Hội giả cận nhĩ, mê giả viễn hồ. Ngôn ngữ đạo đoạn, phi vật sở câu, sai chi hào ly, thất chi tu du."

Dịch Nghĩa:

Đức Phật dạy: " Pháp của Ta, nghĩ mà không nghĩ; làm mà không làm; nói mà không nói; tu mà không tu (Chứng chỗ không gì chứng). Kẻ biết thì gần, người mê thì xa; đường ngôn ngữ đứt hết, chẳng bị vật gì ràng buộc; sai đi một ly ắt mất trong khoảnh khắc." (hết trích)

Kinh Kim Cang Bát Nhã: TỘT CÙNG CHÂN LÝ, NGÃ PHÁP ĐỀU KHÔNG.

Kính các Bạn. Do thấu tột Chân lý trên. Nên khi ngộ được quả tư Đà hoàn.- Thì Không có Ngã để Chứng. Cũng không có Pháp để Đắc.- Vì Tu-đà-hoàn gọi là Nhập lưu mà không có chỗ nhập, chẳng nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là Tu-đà-hoàn.

Kính mong tất cả chúng sanh đều nhận thức rõ Quả Tu Đà Hoàn nhập vào dòng Thánh, Đắc Niết Bàn.

Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Tu_ze_10

Nam Mô Thanh Tinh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,807
Điểm tương tác
755
Điểm
113
Kính Thầy VQ, Kính các thiện hữu!

1) Quả vị Tu Đà hoàn

Tiêu đề topic này là quả vị Tu Đà Hoàn. Tuy nhiên, đọc sơ qua các thảo luận, VNBN nhiều bạn đã đi quá xa như đem Bát Nhã vào, rồi Bồ Đề, rồi phá chấp pháp,.... Bởi quả vị Tu Đà Hoàn và 3 quả vị trong tứ Thánh Quả chỉ cần học và tu tập theo hệ Nam Truyền hoặc A Hàm của Bắc Truyền là đủ.

Tu Đà Hoàn là liễu tri Lý Vô Ngã. Sau khi liễu tri Lý Vô Ngã thì tùy theo mức độ cắt ái đoạn dục ly tham nơi tâm tư mình mà tiến lên các quả vị cao hơn, đến A LA HÁN thì xong phần tự lực, không chịu sự trói buộc của luân hồi sanh tử. Do đó, bậc cư sĩ tại gia hoàn toàn có thể chứng quả Tu Đà Hoàn!

Liễu tri Vô Ngã là nhận thức rõ ngũ uẩn không có thực thể trú ngụ hoặc dính dáng trong đó. Người như vậy đối với đạo lộ giải thoát luân hồi đã hoàn toàn vững chắc, không còn lay chuyển! Không còn nhận lầm mình trong ngũ uẩn!

Đem thực thể câu sanh vào ngũ uẩn thì phát sanh ra các tri kiến sai lầm như thân kiến, biên kiến,... gọi chung là Chấp Ngã. Kinh điển Nam Tông và A Hàm Bắc Tông là để phá chấp Ngã và các phương pháp tu hành để đoạn tận ái nhiễm!

2) Ai là người chứng quả Tu Đà Hoàn?

Trước hết, VNBN mạo muội xét nhận định sau của Thầy VQ:
"Có Quả Tư Đà Hoàn, quả A la Hán, nhưng không có Người chứng Quả Tư Đà Hoàn, quả A la Hán.- Vì Quả Thánh không dung chứa Bản Ngã.- - Ai đã hết Ngã Chấp, thì sẽ tự cảm nhận Quả Tu Đà Hoàn, như Bài kinh Pháp kính Phật đã dạy."

=>Nhận định này có hai ý. Ý đầu thì bảo không có người chứng quả Tu Đà Hoàn nhưng ý thứ hai thì bảo "ai hết ngã chấp thì ..."; thì ý thứ hai này bảo rằng có "người hết ngã chấp" tức là người chứng quả!
Do đó, trong nhận định trên thì hai ý lại chống đối nhau!

>>Vậy ruốt cuộc có người hay không có người chứng quả? Thưa quí vị, cả hai đều sai cả.

Người luân hồi và người chứng quả đều là mình nhưng luân hồi và chứng quả thì không phải là mình.
Luân hồi và giải thoát là hiện tượng thị hiện từ Mình và không phải là Mình.

Do đó, không thể nói: có mình hay không có mình trong đó được!
Nói "có mình (người) trong đó" thì mâu thuẩn với ý "hiện tượng không là Mình".
Nói "không có mình(người) trong đó" thì mâu thuẫn với ý "thị hiện từ Mình".

Thí dụ: nước (mình, người) và có hai hiện tượng từ nước: sóng(luân hồi), lặng yên(giải thoát).

- Câu nói " có người chứng quả" đồng nghĩa với câu "mình có luân hồi và giải thoát", như vậy đồng nghĩa với việc " nước tự có sóng và lặng yên". Điều này mâu thuẫn với bản tánh nước vốn là không có sóng hay lặng yên mà tùy theo ngoại cảnh tác động, phản ứng ra mà có sóng hoặc lặng yên.

- Câu nói " không có người chứng quả" đồng nghĩa với việc " lặng yên không có nước". Thì thật càng phi lý, lặng yên không nằm ngoài nước, là tình trạng của nước, lại bảo không có nước!
Rồi có kẻ giết người, khi bị bắt liền nói "không có người giết người" sao lại bắt tôi!
Rồi quí vị chứng quả, gặp một người khác bảo :" mày là kẻ ngu si" thì cái người chứng quả ấy liền cười! Chủ nhân của hiện tượng cười là ai đấy nhỉ mà bảo không người!
 
Last edited:

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
126
Điểm tương tác
74
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Kính Thầy VQ, Kính các thiện hữu!

1) Quả vị Tu Đà hoàn

Tiêu đề topic này là quả vị Tu Đà Hoàn. Tuy nhiên, đọc sơ qua các thảo luận, VNBN nhiều bạn đã đi quá xa như đem Bát Nhã vào, rồi Bồ Đề, rồi phá chấp pháp,.... Bởi quả vị Tu Đà Hoàn và 3 quả vị trong tứ Thánh Quả chỉ cần học và tu tập theo hệ Nam Truyền hoặc A Hàm của Bắc Truyền là đủ.

Tu Đà Hoàn là liễu tri Lý Vô Ngã. Sau khi liễu tri Lý Vô Ngã thì tùy theo mức độ cắt ái đoạn dục ly tham nơi tâm tư mình mà tiến lên các quả vị cao hơn, đến A LA HÁN thì xong phần tự lực, không chịu sự trói buộc của luân hồi sanh tử. Do đó, bậc cư sĩ tại gia hoàn toàn có thể chứng quả Tu Đà Hoàn!

Liễu tri Vô Ngã là nhận thức rõ ngũ uẩn không có thực thể trú ngụ hoặc dính dáng trong đó. Người như vậy đối với đạo lộ giải thoát luân hồi đã hoàn toàn vững chắc, không còn lay chuyển! Không còn nhận lầm mình trong ngũ uẩn!

Đem thực thể câu sanh vào ngũ uẩn thì phát sanh ra các tri kiến sai lầm như thân kiến, biên kiến,... gọi chung là Chấp Ngã. Kinh điển Nam Tông và A Hàm Bắc Tông là để phá chấp Ngã và các phương pháp tu hành để đoạn tận ái nhiễm!

2) Ai là người chứng quả Tu Đà Hoàn?

Trước hết, VNBN mạo muội xét nhận định sau của Thầy VQ:
"Có Quả Tư Đà Hoàn, quả A la Hán, nhưng không có Người chứng Quả Tư Đà Hoàn, quả A la Hán.- Vì Quả Thánh không dung chứa Bản Ngã.- - Ai đã hết Ngã Chấp, thì sẽ tự cảm nhận Quả Tu Đà Hoàn, như Bài kinh Pháp kính Phật đã dạy."

=>Nhận định này có hai ý. Ý đầu thì bảo không có người chứng quả Tu Đà Hoàn nhưng ý thứ hai thì bảo "ai hết ngã chấp thì ..."; thì ý thứ hai này bảo rằng có "người hết ngã chấp" tức là người chứng quả!
Do đó, trong nhận định trên thì hai ý lại chống đối nhau!

>>Vậy ruốt cuộc có người hay không có người chứng quả? Thưa quí vị, cả hai đều sai cả.

Người luân hồi và người chứng quả đều là mình nhưng luân hồi và chứng quả thì không phải là mình.
Luân hồi và giải thoát là hiện tượng thị hiện từ Mình và không phải là Mình.

Do đó, không thể nói: có mình hay không có mình trong đó được!
Nói "có mình (người) trong đó" thì mâu thuẩn với ý "hiện tượng không là Mình".
Nói "không có mình(người) trong đó" thì mâu thuẫn với ý "thị hiện từ Mình".

Thí dụ: nước (mình, người) và có hai hiện tượng từ nước: sóng(luân hồi), lặng yên(giải thoát).

- Câu nói " có người chứng quả" đồng nghĩa với câu "mình có luân hồi và giải thoát", như vậy đồng nghĩa với việc " nước tự có sóng và lặng yên". Điều này mâu thuẫn với bản tánh nước vốn là không có sóng hay lặng yên mà tùy theo ngoại cảnh tác động, phản ứng ra mà có sóng hoặc lặng yên.

- Câu nói " không có người chứng quả" đồng nghĩa với việc " lặng yên không có nước". Thì thật càng phi lý, lặng yên không nằm ngoài nước, là tình trạng của nước, lại bảo không có nước!
Rồi có kẻ giết người, khi bị bắt liền nói "không có người giết người" sao lại bắt tôi!
Rồi quí vị chứng quả, gặp một người khác bảo :" mày là kẻ ngu si" thì cái người chứng quả ấy liền cười! Chủ nhân của hiện tượng cười là ai đấy nhỉ mà bảo không người!
Đúng là nước đổ đầu vịt,

Ta tính im để mi tự cắm đầu vô địa ngục, những nghĩ cũng tội công Thầy ta thương xót mi mà năm lần bảy lượt dùng các phương cách khuyên can, vậy nên ta lại phải phun nước miếng vào cái bản mặt vô trí, thân chuột nhắt mà tánh lươn lẹo này, để giúp cho tỉnh cơn ngu mê mà hiểu được Chánh Giáo của Thích Ca Văn Phật.

Cũng như ở chủ để Tánh Di Đà kia, mi đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm, bản thân chả biết Tánh là cái chi chi, nhưng miệng thở ra toàn là Tánh nọ Trí kia, ở đây cũng thế, miệng còn ngậm đùi gà ăn máu mỡ chúng sanh, chân tay còn sờ mó vợ con, lòng còn đầy nhục dục mà đòi phán định Thánh quả Đà Hoàn, A La Hán.

Đúng là điếc không sợ súng, ngu muội lại còn cố chấp thì chỉ có nước đem bắn bỏ chớ cải tạo làm sao nổi. Hí hí.

Trên thì nói:

Tu Đà Hoàn là liễu tri Lý Vô Ngã. Sau khi liễu tri Lý Vô Ngã thì tùy theo mức độ cắt ái đoạn dục ly tham nơi tâm tư mình mà tiến lên các quả vị cao hơn

Dưới lại nói:

Người luân hồi và người chứng quả đều là mình nhưng luân hồi và chứng quả thì không phải là mình.
Luân hồi và giải thoát là hiện tượng thị hiện từ Mình và không phải là Mình.

Do đó, không thể nói: có mình hay không có mình trong đó được!
Nói "có mình (người) trong đó" thì mâu thuẩn với ý "hiện tượng không là Mình".
Nói "không có mình(người) trong đó" thì mâu thuẫn với ý "thị hiện từ Mình".



Rồi giờ suy nghĩ điên loạn của thằng 012 nói luyên thuyên này thì có thay đổi được gì sự tồn tại hay không tồn tại của thằng điên loạn 012 ngồi gõ bàn phím và tự sướng một mình nhỉ ?

Mà ở đó nói có cũng chẳng phải mà không cũng chẳng đúng, mày mà ở trước mặt tao thì tao tát cho không trượt phát nào, đảm bảo là còn hơn cái Phản của Đức Sơn, rồi tao la banh màng nhĩ mày, đảm bảo là còn hơn tiếng la của Mã Tổ, để cho mày biết đâu là chân giả giả chân. Gõ xong mấy lời luyên thuyên, lại lao ra đời thấy gái thì mắt láo liên, thấy thịt thì miệng chảy dãi, cho đến ôm vợ thì thằng nhỏ nó ngóc cổ ngóc đầu v..v vậy mà miệng thao thao bất tuyệt Phật pháp, nghe mà thấy nhục thay cho kẻ tục điên rồ.

Thật là đô não cá, mà thân lươn tánh chuột.

Hết thuốc cứu.

A Di Đà Phật.
 

Minh Tuệ

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/24
Bài viết
7
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Kính Thầy VQ, Kính các thiện hữu!

1) Quả vị Tu Đà hoàn

Tiêu đề topic này là quả vị Tu Đà Hoàn. Tuy nhiên, đọc sơ qua các thảo luận, VNBN nhiều bạn đã đi quá xa như đem Bát Nhã vào, rồi Bồ Đề, rồi phá chấp pháp,.... Bởi quả vị Tu Đà Hoàn và 3 quả vị trong tứ Thánh Quả chỉ cần học và tu tập theo hệ Nam Truyền hoặc A Hàm của Bắc Truyền là đủ.

Tu Đà Hoàn là liễu tri Lý Vô Ngã. Sau khi liễu tri Lý Vô Ngã thì tùy theo mức độ cắt ái đoạn dục ly tham nơi tâm tư mình mà tiến lên các quả vị cao hơn, đến A LA HÁN thì xong phần tự lực, không chịu sự trói buộc của luân hồi sanh tử. Do đó, bậc cư sĩ tại gia hoàn toàn có thể chứng quả Tu Đà Hoàn!

Liễu tri Vô Ngã là nhận thức rõ ngũ uẩn không có thực thể trú ngụ hoặc dính dáng trong đó. Người như vậy đối với đạo lộ giải thoát luân hồi đã hoàn toàn vững chắc, không còn lay chuyển! Không còn nhận lầm mình trong ngũ uẩn!

Đem thực thể câu sanh vào ngũ uẩn thì phát sanh ra các tri kiến sai lầm như thân kiến, biên kiến,... gọi chung là Chấp Ngã. Kinh điển Nam Tông và A Hàm Bắc Tông là để phá chấp Ngã và các phương pháp tu hành để đoạn tận ái nhiễm!

2) Ai là người chứng quả Tu Đà Hoàn?

Trước hết, VNBN mạo muội xét nhận định sau của Thầy VQ:
"Có Quả Tư Đà Hoàn, quả A la Hán, nhưng không có Người chứng Quả Tư Đà Hoàn, quả A la Hán.- Vì Quả Thánh không dung chứa Bản Ngã.- - Ai đã hết Ngã Chấp, thì sẽ tự cảm nhận Quả Tu Đà Hoàn, như Bài kinh Pháp kính Phật đã dạy."

=>Nhận định này có hai ý. Ý đầu thì bảo không có người chứng quả Tu Đà Hoàn nhưng ý thứ hai thì bảo "ai hết ngã chấp thì ..."; thì ý thứ hai này bảo rằng có "người hết ngã chấp" tức là người chứng quả!
Do đó, trong nhận định trên thì hai ý lại chống đối nhau!

>>Vậy ruốt cuộc có người hay không có người chứng quả? Thưa quí vị, cả hai đều sai cả.

Người luân hồi và người chứng quả đều là mình nhưng luân hồi và chứng quả thì không phải là mình.
Luân hồi và giải thoát là hiện tượng thị hiện từ Mình và không phải là Mình.

Do đó, không thể nói: có mình hay không có mình trong đó được!
Nói "có mình (người) trong đó" thì mâu thuẩn với ý "hiện tượng không là Mình".
Nói "không có mình(người) trong đó" thì mâu thuẫn với ý "thị hiện từ Mình".

Thí dụ: nước (mình, người) và có hai hiện tượng từ nước: sóng(luân hồi), lặng yên(giải thoát).

- Câu nói " có người chứng quả" đồng nghĩa với câu "mình có luân hồi và giải thoát", như vậy đồng nghĩa với việc " nước tự có sóng và lặng yên". Điều này mâu thuẫn với bản tánh nước vốn là không có sóng hay lặng yên mà tùy theo ngoại cảnh tác động, phản ứng ra mà có sóng hoặc lặng yên.

- Câu nói " không có người chứng quả" đồng nghĩa với việc " lặng yên không có nước". Thì thật càng phi lý, lặng yên không nằm ngoài nước, là tình trạng của nước, lại bảo không có nước!
Rồi có kẻ giết người, khi bị bắt liền nói "không có người giết người" sao lại bắt tôi!
Rồi quí vị chứng quả, gặp một người khác bảo :" mày là kẻ ngu si" thì cái người chứng quả ấy liền cười! Chủ nhân của hiện tượng cười là ai đấy nhỉ mà bảo không người!
Nam mô A Di Đà Phật,

Xin chào Cư sĩ,

1. Bởi quả vị Tu Đà Hoàn và 3 quả vị trong tứ Thánh Quả chỉ cần học và tu tập theo hệ Nam Truyền hoặc A Hàm của Bắc Truyền là đủ.

Theo chỗ tu học của con, hai từ cư sĩ nói "chỉ cần học và tu tập" theo sách Kinh là đủ đắc Thánh quả, con thấy quả không phải đơn giản như vậy, nếu không có Phật chỉ đường !

Con xin hỏi cư sĩ, cư sĩ có thấy vị nào hiện tai tu và học theo sách Kinh mà được đắc Thánh quả như điều cư sĩ nói hay chưa ?

Con thường nghe Phật dạy, người cư sĩ tại gia, quy y Tam Bảo cần phải thọ tri 5 giới:

Giới thứ nhất, không sát sanh.
Giới thứ hai, không trộm cắp.
Giới thứ ba, không tà dâm.
Giới thứ tư, không nói dối.
Giới thứ năm, không uống rượu.

Thưa cư sĩ, chẳng hay cư sĩ đối với 5 giới này, đã học tập trọn vẹn chưa ạ ? Có khó khăn gì không ? Có dễ dàng hay không ?

Xin cư sĩ cứ thẳng thật chia sẻ, con luôn lắng nghe mọi người.

Kính lạy Phật Từ Bi,
Cầu chúng sanh giải thoát.
A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên