vienquang2

Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'.

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Thật tuyệt vời, thật tuyệt vời,

Tiệm đốn không hai,
đảo chiều thành khác.

Giới tịnh, Thiền đắc, Trí sinh là tiệm,
Trí sinh, giới tịnh, đắc thiền là đốn.

Cho nên Luật tông đứng đầu bên tiệm, Thiền tông đứng đầu bên đốn. Giáo tông là cầu nối hai bên. Vì thế các Tổ khi xưa ban đầu mượn chùa Luật Tông để xiển dương Thiền Tông, là ý này vậy.

A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15/9/18
Bài viết
486
Điểm tương tác
91
Điểm
28
Kính Thầy ạ,

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy ạ.

Khi đọc hết bài trong topic này, con lại khởi lên Tham tâm ạ, mong Thầy từ bi mà chỉ cách tu/học để ai ai cũng đến được quả vị Tu Đà Hàm ạ.

Kính, vạn vấn.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,032
Điểm tương tác
988
Điểm
113
Như trên Thầy xác chứng rằng Chánh Kiến tức Pháp nhãn do là "Như lý tác ý" Lý Tứ Đế, Khổ - Tập - Diệt - Đạo (Đây là Khổ, Đây là gốc Khổ; Đây là sự Diệt khổ và Con đường dẫn đến Khổ diệt)
Nhưng với ngài Xá lợi phất thì lại nghe bốn câu kệ về Nhân duyên sanh và Nhân duyên diệt lại đắc Quả Tu đà hoàn nhờ sanh Pháp nhãn. Vậy Lý tứ đế trong bài kệ thị hiện như thế nào thưa Thầy? Mong Thầy làm sáng tỏ.


Kính, trừng hải

Bài 8.- KIẾN.- 1/. Thế nào là Thân Kiến ?

Kính Bác Trừng Hải và Các Bạn:

"Ngài Xá lợi phất thì lại nghe bốn câu kệ về Nhân duyên sanh và Nhân duyên diệt lại đắc Quả Tu đà hoàn nhờ sanh Pháp nhãn. ".- Vì đây là "Chánh Kiến".

Kiến là Thấy.- có 2 lĩnh vực:

+ Thấy bằng mắt - Là Nhục nhãn.

+ Thấy bằng Tâm - Là Tâm nhãn.

Thấy bằng Tâm lại có 4 mặt:

1/. Thân Kiến.

2/. Biên kiến.

3/. Tà Kiến.

4/. Chánh kiến.

* 1.Thân kiến, 2.Tà kiến, 3.biên kiến thuộc thế gian kiến.- Đây là cái thấy do Vô minh sai sử, nên là đầu mối sanh tử luân hồi.

* Chánh kiến là Chánh pháp nhãn .- Mà Nhà Phật dạy.- Đây là cái thấy do Trí Tuệ soi sáng, nên đưa ra khỏi lưới ma, lìa sanh tử.

1/. Thế nào là Thân Kiến ?
Đáp: Thấy và chấp về NGÃ như vầy: Thân tứ đại này là ta, nên ráng mà vung bồi, mà chìu chuộng nó, dù là tạo ra bao nhiêu ác nghiệp.- Họ không biết rằng tay, chân, mình, mảy v,v... không phải là TA, không phải CỦA TA, như câu chuyện sau:

Có một người lãnh sứ mệnh đi xa, một mình vào ngủ trong ngôi nhà trống, nửa đêm thấy một con quỷ mang xác một người chết đến quăng trước mặt. Lại có một con quỷ khác rượt đến, giận mắng con quỷ trước rằng: “Người chết này là vật của ta, sao mày mang đến?” - Quỷ trước cãi lại: “Vật của ta, ta tự mang đến”.
Hai con quỷ, mỗi con cầm một cánh tay dành giật.

Con quỷ trước nói: “Trong nhà này có người, có thể hỏi xem?”.

Quỷ sau liền hỏi: “Xác người chết này ai mang đến?”

Người kia suy nghĩ: “Hai con quỷ này sức mạnh, nếu đáp thật cũng phải chết, nếu đáp dối cũng phải chết. Cả hai cách đều không khỏi chết, sao ta lại nói dối?”

Liền đáp: “Quỷ trước mang đến”.

Con quỷ sau liền nổi giận, cầm cánh tay người kia bứt ra quăng xuống đất. Con quỷ trước liền lấy một cánh tay người chết chắp thế vào liền dính.
Như vậy, hai tay, hai chân, đầu, sườn, thân thể đều thay đổi. Khi ấy hai con quỷ chung nhau ăn thân người bị thay đổi, xong chùi miệng bỏ đi.

Người kia suy nghĩ: “Thân do cha mẹ sanh của ta, tận mắt thấy hai con quỷ đã ăn hết, thân này của ta hiện nay đều là thịt của người chết kia. Vậy ta chắc chắn có thân ư, hay là không có thân ư? Nếu cho là có, thì toàn là thân của người khác; nếu bảo là không, thì hiện nay ta có thân”. Suy nghĩ như vậy, tâm rất mê muội, giống như người cuồng, sáng sớm phăng đường mà đi, ..

đến một quốc độ thấy có chúng Tăng tại nơi tháp Phật, không hỏi chuyện gì khác, chỉ hỏi thân mình là có hay không?

Các Tỳ-kheo hỏi lại: “Ông là người nào?”

đáp: “Tôi cũng không tự biết là người hay không phải là người”. Liền kể rõ lại việc trên cho chúng Tăng nghe.

Các Tỳ-kheo nói: “Người này tự biết vô ngã, dễ có thể đắc độ”. Bèn nói với người kia rằng: “Thân người từ xưa đến nay, thường tự vô ngã, chứ không phải vừa mới ngày nay. Chỉ do bốn đại hòa hợp nên chấp cho là ngã thân, như thân củ của ông là ngã thân, cùng với nay không khác.”

Các Tỳ-kheo độ cho tu đạo, dứt hết các phiền não, liền chứng được A-la-hán. Ấy là khi chấp thân người khác làm ngã, chứ không thể nói do có kia có đây nên bảo là có thần ngã.
(hết trích)

Kính Các Bạn; Thân Kiến là thế.- Thoát khỏi Thân kiến thì mới đến được Chánh Kiến , đến Tư Đà hoàn quả.
quỷ2.webp
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
Bạch Thầy,

Phần Thân kiến này trừng hải xin góp thêm vài chữ kẻo các bạn sơ cơ dễ nhầm chữ THÂN chỉ có nghĩa là Thân xác hay Thân thịt (Sắc uẩn) mà thôi.

Thân kiến tiếng Pali là Sakkaya Ditthi nghĩa là các tà kiến chấp Ngã, tức Ngủ uẩn thủ hay Ngủ uẩn chấp thù.
Uẩn thủ này có 20 loại tương quan với Ngã và Năm uẩn: Ngã là Uẩn; Uẩn trong Ngã; Ngã có Uẩn và Ngã trong Uẩn.
Ngũ uẩn thủ này gắn liền với Dục tham tâm
Đây cũng chính là một trong ba loại khổ trong Khổ đế (Khổ khổ; Vô thường khổ và Ngũ uẩn thủ khổ).
Cũng chính là Thủ trong 12 nhân duyên hợp thành Ái _ Thủ _ Hữu _ Sanh - Lão bệnh tử...
Cũng chính là Chấp thủ hay Chấp trước trong Kinh văn Hán tạng.


Kính, trừng hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,032
Điểm tương tác
988
Điểm
113
Bài 9.- KIẾN.- 2/. Thế nào là Biên Kiến ?

Biên Kiến là sự thấy biết lệch lạc, thiên lệch một bên, hoặc trái, hoặc phải.- Còn gọi là Kiến Hoặc

+ Kiến Hoặc: Kiến là sự thấy; Hoặc là sự mê lầm, sự vô minh.

  • Kiến hoặc là sự thấy biết do vô ninh sanh, phải trừ bỏ cái này mới được gọi là vào Đạo (nhập lưu Tư Đà hoàn).
  • Kiến hoặc là cái lầm thuộc về mê lý, do vọng chấp (chấp sai) phân biệt của ý thức sanh ra. Ðến địa vị Kiến đạo là đoạn trừ được.

Bởi chúng nó dễ trừ, cũng như cỏ mọc khơi trên mặt đất, hễ dẫy (phác) thì hết, nên cũng gọi là "Phân biệt hoặc" (nghĩa là cái lầm về phần phân biệt của ý thức).

Kiến Hoặc có 5 món: Thân kiến, Biên kiến, tà kiến, kiến thủ, và giới cấm thủ.
(sau đây chúng ta sẽ phân tách về BIÊN KIẾN- các phần khác bỏ qua)

* Biên kiến là thấy biết 2 bên. Đó là Đoạn kiến và Thường kiến.

1/. Đoạn kiến: nghĩa là chấp rằng chết rồi là mất hẳn. Ðối với hạng người chấp Ðoạn kiến, thì hễ tắt thở là không còn gì tồn tại nữa; tội cũng không mà phước cũng chẳng còn. Họ không tin nhân quả luân hồi, nên mặc tình làm các điều tội lỗi. Họ tự bảo: "Tu nhơn tích đức già đời cũng chết; hung hăng, bạo ngược tắt thở cũng không còn".
Có người đối trước những cảnh buồn lòng, nghịch ý, những chuyện tình duyên trắc trở, tưởng rằng chết là hết đau khổ, là giải thoát tất cả, nên họ đã không ngần ngại mượn chén thuốc độc, hay dòng sông sâu để kết liễu đời mình. Họ đâu có ngờ rằng chết rồi vẫn chưa hết ! Lối chấp này, kinh Phật gọi là "Ðoạn kiến ngoại đạo".

2/. Thường kiến: nghĩa là chấp rằng khi chết rồi, cái Ta vẫn tồn tại mãi: Người thế gian cho là có một Cái "Linh Hồn", khi sống hồn trú trong thân, khi chết hồn bay ra như con chim ra khỏi lồng (!).

Hoặc có người tu pháp Tịnh Độ một cách sai lầm (nhưng cũng có cách tu đúng, thì không kể).- Sai lầm là cho rằng khi chết Đức Phật A Di Đà rước hồn đem về Cực Lạc. Đạo Phật gọi các thấy biết sai lầm này là "Thường kiến ngoại đạo". (Ngoại đạo: là cái đạo không tin khả năng chuyển hóa phiền não vô minh của mình, không tin khả năng thành Phật của mình, mà hướng ngoại cầu khẩn ở bên ngoài tâm, do ngoại cầu nên không thấy được Chân lý, do vậy nói Khổ là tất cả ngoại đạo. Chơn Lạc là GIẢI THOÁT NIẾT BÀN .)

Tất cả các sự mê lầm đó (Thường và Đoạn kiến) phải xả bỏ trệt để đi, thì mới bước được vào vòng Phật Pháp.

(Trích Cẩm nang Phật tử)

Nhất là Thường Kiến. Phật dạy bài kinh để chỉ rỏ:

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" (Trung bộ kinh)

* Muốn thoát khỏi Biên Kiến, phải tu học CHÁNH KIẾN mà Phật dạy.

Như vậy: Thường & Đoạn đều là BIÊN KIẾN.- Phải từ bỏ mới có Chánh kiến, mới vào được quả vị Tư Đà Hoàn.

Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Linh_h12
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Kính Thầy ạ,

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy ạ.

Khi đọc hết bài trong topic này, con lại khởi lên Tham tâm ạ, mong Thầy từ bi mà chỉ cách tu/học để ai ai cũng đến được quả vị Tu Đà Hàm ạ.

Kính, vạn vấn.
Bác đã biết ý muốn ấy là tham tâm, tức là trí tuệ nội tại soi sáng chỗ si mê, sao lại còn chạy theo tập khí huân tập cho lớn thêm nữa ? Đúng là bỏ sáng theo tối, vào lại vòng mê muội.

Đừng nói là Tư Đà Hoàn, ngay cái Bát Nhã là ngọn đuốc sáng nhất trong tam giới, đời này dốc toàn tâm trí, nhân duyên chẳng đủ còn e là chưa xong, huống là còn muốn thêm thì ngàn vạn lần xa cách.

Phật dạy, biết tới đâu hành tới đó, tới được chỗ biết thì sự học mới chân xác, nay đã biết mà không hành, chỉ muốn biết thêm thì là tham pháp, là ham mê cuồng trí, là lọt vào nhà ma quỷ, thử hỏi đã vượt dòng khổ não rồi mà còn sợ không hiểu đường đi lối về hay sao ?

Hãy tự phản tỉnh,

A Di Đà Phật.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Bạch Thầy,

Phần Thân kiến này trừng hải xin góp thêm vài chữ kẻo các bạn sơ cơ dễ nhầm chữ THÂN chỉ có nghĩa là Thân xác hay Thân thịt (Sắc uẩn) mà thôi.

Thân kiến tiếng Pali là Sakkaya Ditthi nghĩa là các tà kiến chấp Ngã, tức Ngủ uẩn thủ hay Ngủ uẩn chấp thù.
Uẩn thủ này có 20 loại tương quan với Ngã và Năm uẩn: Ngã là Uẩn; Uẩn trong Ngã; Ngã có Uẩn và Ngã trong Uẩn.
Ngũ uẩn thủ này gắn liền với Dục tham tâm
Đây cũng chính là một trong ba loại khổ trong Khổ đế (Khổ khổ; Vô thường khổ và Ngũ uẩn thủ khổ).
Cũng chính là Thủ trong 12 nhân duyên hợp thành Ái _ Thủ _ Hữu _ Sanh - Lão bệnh tử...
Cũng chính là Chấp thủ hay Chấp trước trong Kinh văn Hán tạng.


Kính, trừng hải
Bác nói rất phải, thân kiến là toàn bộ ngũ uẩn, dùng Bát Nhã Trí chiêu soi ngũ uẩn cho tới khi chân thật thấy rõ "ngũ uẩn giai không" tức là thân kiến liễu tri.

A Di Đà Phật.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Bài 9.- KIẾN.- 2/. Thế nào là Biên Kiến ?

Biên Kiến là sự thấy biết lệch lạc, thiên lệch một bên, hoặc trái, hoặc phải.- Còn gọi là Kiến Hoặc

+ Kiến Hoặc: Kiến là sự thấy; Hoặc là sự mê lầm, sự vô minh.

  • Kiến hoặc là sự thấy biết do vô ninh sanh, phải trừ bỏ cái này mới được gọi là vào Đạo (nhập lưu Tư Đà hoàn).
  • Kiến hoặc là cái lầm thuộc về mê lý, do vọng chấp (chấp sai) phân biệt của ý thức sanh ra. Ðến địa vị Kiến đạo là đoạn trừ được.

Bởi chúng nó dễ trừ, cũng như cỏ mọc khơi trên mặt đất, hễ dẫy (phác) thì hết, nên cũng gọi là "Phân biệt hoặc" (nghĩa là cái lầm về phần phân biệt của ý thức).

Kiến Hoặc có 5 món: Thân kiến, Biên kiến, tà kiến, kiến thủ, và giới cấm thủ.
(sau đây chúng ta sẽ phân tách về BIÊN KIẾN- các phần khác bỏ qua)

* Biên kiến là thấy biết 2 bên. Đó là Đoạn kiến và Thường kiến.

1/. Đoạn kiến: nghĩa là chấp rằng chết rồi là mất hẳn. Ðối với hạng người chấp Ðoạn kiến, thì hễ tắt thở là không còn gì tồn tại nữa; tội cũng không mà phước cũng chẳng còn. Họ không tin nhân quả luân hồi, nên mặc tình làm các điều tội lỗi. Họ tự bảo: "Tu nhơn tích đức già đời cũng chết; hung hăng, bạo ngược tắt thở cũng không còn".
Có người đối trước những cảnh buồn lòng, nghịch ý, những chuyện tình duyên trắc trở, tưởng rằng chết là hết đau khổ, là giải thoát tất cả, nên họ đã không ngần ngại mượn chén thuốc độc, hay dòng sông sâu để kết liễu đời mình. Họ đâu có ngờ rằng chết rồi vẫn chưa hết ! Lối chấp này, kinh Phật gọi là "Ðoạn kiến ngoại đạo".

2/. Thường kiến: nghĩa là chấp rằng khi chết rồi, cái Ta vẫn tồn tại mãi: Người thế gian cho là có một Cái "Linh Hồn", khi sống hồn trú trong thân, khi chết hồn bay ra như con chim ra khỏi lồng (!).

Hoặc có người tu pháp Tịnh Độ một cách sai lầm (nhưng cũng có cách tu đúng, thì không kể).- Sai lầm là cho rằng khi chết Đức Phật A Di Đà rước hồn đem về Cực Lạc. Đạo Phật gọi các thấy biết sai lầm này là "Thường kiến ngoại đạo". (Ngoại đạo: là cái đạo không tin khả năng chuyển hóa phiền não vô minh của mình, không tin khả năng thành Phật của mình, mà hướng ngoại cầu khẩn ở bên ngoài tâm, do ngoại cầu nên không thấy được Chân lý, do vậy nói Khổ là tất cả ngoại đạo. Chơn Lạc là GIẢI THOÁT NIẾT BÀN .)

Tất cả các sự mê lầm đó (Thường và Đoạn kiến) phải xả bỏ trệt để đi, thì mới bước được vào vòng Phật Pháp.

(Trích Cẩm nang Phật tử)

Nhất là Thường Kiến. Phật dạy bài kinh để chỉ rỏ:

"Hỡi các Tỳ kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Linh hồn, ta sẽ là Linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?" (Trung bộ kinh)

* Muốn thoát khỏi Biên Kiến, phải tu học CHÁNH KIẾN mà Phật dạy.

Như vậy: Thường & Đoạn đều là BIÊN KIẾN.- Phải từ bỏ mới có Chánh kiến, mới vào được quả vị Tư Đà Hoàn.

Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Linh_h12'. Linh_h12
Kính Thầy,

Theo chỗ thấy của con, biên kiến chính là ý thức phân biệt quy chụp lên sự vật, sự vật chẳng tự nhận nó là thường hay đoạn, là đẹp hay xấu, là đúng hay sai, là có hay không v..v

Chính ta tự cho là như thế này, tự cho là như thế kia v..v nên cái thấy vốn thanh tịnh lại thành ra méo mó, chân thật nghĩa vốn hiển hiện mà lại tự che lấp đi, như trong Kinh nói, "tự nghĩ sao mắt mình chẳng thấy được mặt mũi, cho rằng mình không đầu, liền thành điên loạn" hết thảy tà kiến, chấp kiến v..v gọi chung là kiến kiết sử đều từ cái biên kiến này khởi sinh

Lục Tổ nói: hễ trừ bỏ chấp tâm, thì thông đạt vô ngại.

Chính là nói cái lợi của việc xa lìa biên kiến này vậy, xa lìa biên kiến liền được Trí Tuệ vô ngại, ấy là Bát Nhã Tam Muội.

A Di Đà Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
Bác nói rất phải, thân kiến là toàn bộ ngũ uẩn, dùng Bát Nhã Trí chiêu soi ngũ uẩn cho tới khi chân thật thấy rõ "ngũ uẩn giai không" tức là thân kiến liễu tri.

A Di Đà Phật.

Hề hề,

Hướng thượng cũng như phát Bồ đề tâm, "Phiền não vô biện thề nguyện độ. Phiền não vô tận thề nguyện diệt. Pháp môn vô thượng thề nguyện học. Phật đạo vô thượng thề nguyện thành" cũng tốt. Nhưng muốn đi xa thì cần phải những bước đi gần, vì vậy cần phải biết chỗ địa vị của mình (Vị) mà có các bước tu học, tu hành tương ưng Phiền não, Nghiệp, Hành Hữu (Xứ) để độ, diệt, học, thành (Thời).
Ví dụ như chỗ "Ngũ uẩn giai không" vốn là do chiếu kiến từ "Hành thâm Bát nhã ba la mật đa" của Quán tự tại Bồ tát vốn là chỗ thậm thâm bất khả tư nghì; còn chúng ta thì chỉ nên ngang đoạn trừ kiết sử Ngũ uẩn thủ thuộc Hạ phần là cần phải làm ngay chính trong cuộc đời này (Quả Tu đà hoàn tương ứng với vị Bát nhân địa và Kiến địa ở Đại thừa)


Trừng Hải
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Hề hề,

Hướng thượng cũng như phát Bồ đề tâm, "Phiền não vô biện thề nguyện độ. Phiền não vô tận thề nguyện diệt. Pháp môn vô thượng thề nguyện học. Phật đạo vô thượng thề nguyện thành" cũng tốt. Nhưng muốn đi xa thì cần phải những bước đi gần, vì vậy cần phải biết chỗ địa vị của mình (Vị) mà có các bước tu học, tu hành tương ưng Phiền não, Nghiệp, Hành Hữu (Xứ) để độ, diệt, học, thành (Thời).
Ví dụ như chỗ "Ngũ uẩn giai không" vốn là do chiếu kiến từ "Hành thâm Bát nhã ba la mật đa" của Quán tự tại Bồ tát vốn là chỗ thậm thâm bất khả tư nghì; còn chúng ta thì chỉ nên ngang đoạn trừ kiết sử Ngũ uẩn thủ thuộc Hạ phần là cần phải làm ngay chính trong cuộc đời này (Quả Tu đà hoàn tương ứng với vị Bát nhân địa và Kiến địa ở Đại thừa)


Trừng Hải
Bác nói rất đúng, phải biết đứng ở đâu thì mới biết bước tiếp theo đặt chân ở đâu, như đi thang bộ, từng nấc từng nấc tùy theo sức bước chân, chứ bước dài quá thì một là chân không tới, hai là rách đũng quần, trông khó coi lắm.

Bác quảng học đa văn, từ bi chỉ cho em biết "kiết sử Ngũ uẩn thủ thuộc Hạ phần" là cái gì trong thực tế được không ? Có Kinh Luận nào nói cái đó sáng tỏ bác tiện thể chỉ em luôn để em nghiên cứu ứng dụng tu hành !

Em cúi đầu đảnh lễ từ xa bác.

A Di Đà Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
Hề hề,

Đạo hữu vào Google đánh "Kiết sử/Theravada" sẽ thấy bài tập hợp các bản kinh việt dịch của Cố HT Thích minh châu nói về Kiết sử do Chơn Tín Toản soạn (Không gởi trực tiếp được bản PDF cho đạo hữu vì Trừng Hải kém về phần mền ứng dụng).

Trừng Hải
Note: xin Thầy Viên Quang thứ lỗi vì phải chen ngang nói chuyện riêng. Đa tạ
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Hề hề,

Đạo hữu vào Google đánh "Kiết sử/Theravada" sẽ thấy bài tập hợp các bản kinh việt dịch của Cố HT Thích minh châu nói về Kiết sử do Chơn Tín Toản soạn (Không gởi trực tiếp được bản PDF cho đạo hữu vì Trừng Hải kém về phần mền ứng dụng).

Trừng Hải
Note: xin Thầy Viên Quang thứ lỗi vì phải chen ngang nói chuyện riêng. Đa tạ
Em cảm ơn bác nhiều.

A Di Đà Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
Bạch Thầy Viên Quang,

Con xin góp thêm vài lời vào chữ KIẾN vì đây là kiến thức nền tảng thiết thực mà mỗi Phật tử còn phàm phu phải trang bị cho mình trong việc tu học, tu hành Văn, Tư, Tu.

Kiến, thường được kinh văn Pali tạng gọi là Ditthi tức Tri Kiến: xem xét, suy lường và xác định. Nó được xác định là Chánh Kiến - Samma Ditthi khi:
_ Phân biệt rõ ràng Thiện (Tri giới) - Ác (Vi giới mất đức)
_ Thông đạt ba chân lý Vô thường, Khổ (Không) và Vô ngã.
_ Am tường Lý Tứ đế, Khổ - Tập - Diệt - Đạo.
Còn lại đều là Tà Kiến - Miccha Ditthi.

Kiến trong kinh văn Hán tạng thì bao hàm gồm Kiến, Văn, Giác, Tri.
Kiến, Văn, Giác là nhận biết cảnh trần bên ngoài Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp bằng Tưởng uẩn (Tri giác) của sáu căn Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý.
Tri là Tính toán, Suy lường và Xác định thuộc Bát thức Tâm vương.

Trong Câu xá luận thì, Kiến được chia 8 loại: 5 Kiến nhiễm ô; Chính Kiến thế gian; Chính kiến hữu học và Chính Kiến vô học.
Năm kiến ô nhiễm gồm: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ kiến.
Chính Kiến thế gian: đây là các Tri Kiến sinh Tuệ do Văn tuệ, Tu tuệ và Tư tuệ. Tuy các Tuệ này thuộc Hữu lậu nhưng lại là bước quan trọng để thâm nhập Tuệ vô lậu (Hay Siêu thế gian)
Chính kiến Hữu học: chỉ các loại Chính Kiến vô lậu trong thân Hữu học (Tu đà hoàn...A na hàm)
Chính Kiến Vô học: chỉ các loại kiến vô lậu trong thân Vô học (A la hán).


Kính, trừng hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,032
Điểm tương tác
988
Điểm
113

Bài 10.- KIẾN.- 3/. Thế nào là Tà Kiến ?

Trong kho tàng kinh điển Nikaya của Đạo Phật. Đức Phật nêu rõ có 62 Tà kiến ở kinh Phạm võng.

Những quan điểm mang tính phiến diện của các Sa-môn, Bà-la-môn dựa vào sự thấy biết, suy đoán của cá nhân khi thiền định, tu tập, chấp thủ vào những suy luận đó, cho rằng chủ thuyết của mình là đúng, chỉ tôn thờ chủ nghĩa ấy, không chấp nhận quan điểm nào khác. Từ các quan điểm đã trình bày ở trên, ta có thể phân biệt và liệt kê 62 tà kiến thành hai trường phái chính: có 7 quan điểm thuộc thuộc “chủ thuyết đoạn kiến”, chính là bảy quan điểm trong “đoạn diệt kiến – (ucchedavāda)”; và 55 tư tưởng còn lại thuộc về “chủ thuyết thường kiến” .

Và tóm lại cho những quan điểm thiên kiến trên, Đức Phật kết luận rằng: “Này các Tỳ kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, luận bàn… chấp kiến… y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác. Những vị ấy sẽ chấp sáu mươi hai luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa” . Nói đến tà kiến, Đức Phật cũng đã từng xác quyết: “… Này các Tỳ kheo, ta không thấy có một pháp nào khác, mà do pháp ấy, chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, sẽ bị tái sanh vào cõi khốn khổ, vào cõi dữ, đọa xứ, địa ngục, như trường hợp người có tà kiến” .

theo (SC. Thích Nữ Thánh Thảo) nhận định rằng:

Các quan điểm, học thuyết các Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo xưa nay vẫn luôn mâu thuẫn với nhau, không mang lại hạnh phúc, an lạc, giải thoát chân thật. Trong tác phẩm An Introduction to Pàli Literature, Dr.S.C. Banerji đã nhận định về Kinh Phạm Võng như sau: “… Trong bài kinh này, Đức Phật đề cập đến những vấn đề triết học quan trọng có quan hệ lãnh vực thế giới, sự hiện hữu của một linh hồn bất tử, về Thượng Đế… Kinh Phạm Võng đã làm nổ tung thế giới của các Bà-la-môn” .

Đối với sự nhìn nhận cũng như thái độ của Phật giáo, với những học thuyết của ngoại đạo, Đức Phật không bao giờ tranh cãi, lý luận với họ: “Này các Tỳ kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỳ kheo, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời” . Ngài chỉ nêu rõ các quan điểm ấy chưa phù hợp với tinh thần tu tập và quán chiếu của Sa-môn đệ tử Phật. Từ đó, chỉ dạy những phương pháp giúp chúng ta vượt thoát kiến chấp, bảo thủ trong quan điểm cá nhân và nương theo chánh pháp để đạt đến tuệ giác. Kinh Phạm Võng là một bài kinh với nội dung chính nhằm nêu bật lên sự tuệ tri của Đức Phật như tấm lưới lớn, thâu tóm hết tất cả các học thuyết, quan điểm của các phái ngoại đạo đương thời, cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về các học thuyết, cũng như vững tin hơn trong việc lựa chọn một hướng đi đúng đắn, từ đó bước những bước vững chãi trên con đường chánh đạo. (hết trích)

Theo VQ khảo sát. Có thể tóm lượt 1 số tà kiến là:

1/. Vũ trụ và con người do một đấng Tạo hóa sanh ra. (Vũ trụ quan của ngoại đạo)
2/. Con người, có một cái Hồn do Thượng Đế sanh ra.(Nhân sinh quan của ngoại đạo)

Tạm như vậy là thuộc về Tà Kiến, mà cần loại bỏ khỏi tư tưởng mới vào được Tư Đà Hoàn.
phạm thiên.jpg
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,516
Điểm tương tác
217
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Kính Các Đạo Hữu .
Theo Thiển Ý Của An Long Thì : Trạng Thái TƯ ĐÀ HOÀN... Ví Như : NGƯỜI ĐANG ĐƯỢC NỔI TRÔI TRONG DÒNG NƯỚC CHẢY Của Con Sông ( TAM GIỚI ) = Mà KHÔNG THỂ BỊ NHẤN CHÌM .
1#=...Vậy : BẤT KỂ NHỮNG AI = MUỐN LÀ...= PHẢI TỰ MÌNH = NHẨY XUỐNG DÒNG SÔNG ==> MÀ KHÔNG CHÌM !
...Thì TỰ CẢM NHẬN ( TRỰC GIÁC , TRỰC NỘI , TRỰC NHẬP , TRỰC KIẾN ) Mới = CHÂN THẬT ĐƯỢC GỌI ĐANG LÀ TRẠNG THÁI = TƯ ĐÀ HOÀN ! ( Nhập Lưu Dòng Thánh )
@-...Chứ : CHẲNG CÓ CÁCH NÀO MÀ ĐỨNG TRÊN BỜ HUYÊN NÁO Mà ĐƯỢC NỔI TRONG DÒNG SÔNG ĐANG CHẨY .!
...Vậy : Chỉ Là TỰ NƠI MỌI NGƯỜI CÓ GIÁM NHẨY VÀO NHẬP DÒNG Hay Không Thôi...
@- Nếu MUỐN NỔI KHÔNG CHÌM.. ==> Thì =CHƯA BIẾT BƠI = >PHẢI TỰ TẬP BƠI ...==>Theo Các PHÁP CỦA CHƯ NHƯ LAI PHƯƠNG TIỆN CHỈ DẪN ...Như =TU HỌC= GIỚI +ĐỊNH+HUỆ ...37 PHẨM TRỢ ĐẠO v.v... Hoặc CHUYÊN NIỆM DANH HIỆU CHƯ PHẬT Đã HỨA KHẢ TIẾP DẪN .) TRONG KINH ĐIỂN CHÍNH THỐNG PHẬT PHÁP.( Mua Vé LÊN THUYỀN )
3#=...Hoặc THẬT TÂM THAM KHẢO Những CHIA SẺ Của Các CHƯ HIỀN TĂNG , THIỆN TRI THỨC Đã TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ ( Như Thầy Viên Quang 2 ,Bác Trừng Hải ...) = NHƯ CÁC HUẤN LUYỆN VIÊN TỪ BI==> DẬY NỔI ...

...@- Và : MỌI NGƯỜI CÓ TỰ TIN = NHƯ LAI THƯỜNG TRỤ ...CHƯ PHÁP THƯỜNG TRỤ...Hay Không...
Mà : THAN VẴN THEO TRI KIẾN VÔ MINH THEO NHẬN THỨC NGÃ CHẤP Của CÁI " MÌNH "...==>So Đo ..." Hồi ĐỨC PHẬT TẠI THẾ ....Và NGÀY NAY ..."

Đệ Tử An Long Xin XÁM HỐI ;
( Theo KỆ SÁM HỐI Trong KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT -Dịch giả: HT Thích Trí Tịnh )
-" Đệ Tử...và chúng sanh trong Pháp Giới TỪ VÔ THỈ NHẪN ĐẾN NGÀY NAY, BỊ VÔ MINH CHE ĐẬY nên ĐIÊN ĐẢO MÊ LẦM, Lại do SÁU CĂN ,BA NGHIỆP quen theo PHÁP CHẲNG LÀNH , Rộng phạm mười diêud dữ cùng năm tọivvoo gián và tất cả các tội khác , nhiều vô lượng vô biên nói không thể hết. MƯỜI PHƯƠNG CÁC ĐỨC PHẬT THƯỜNG Ở TRONG ĐỜI, TIẾNG PHÁP KHÔNG DỨT, PHÓNG ÁNH SÁNG SẠCH TRONG CHIẾU SOI TẤT CẢ. LÝ MẦU THƯỜNG TRỤ ĐẦY DẪY HƯ KHÔNG .
Con từ VÔ THỈ ĐẾN NAY sáu căn che mù, ba nghiệp tối tăm CHẲNG THẤY ,CHẲNG NGHE , CHẲNG HAY , CHẲNG BIẾT , vì nhân duyên đó TRÔI MÃI TRONG VÒNG SANH TỬ trải qua các đường dữ, TRĂM NGHÌN MUÔN KIẾP TRON KHÔNG LÚC NÀO RA KHỎI.
KINH Rằng ĐỨC TỲ LÔ GIÁ NA THÂN KHẮP CẢ CHỖ , CHỖ CỦA PHẬT Ở gọi là THƯỜNG TỊCH QUANG cho nên PHẢI BIẾT CẢ THẨY CÁC PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP , mà con không rõ lại THEO GIÒNG VÔ MINH ,vì thế TRONG TRÍ BỒ ĐỀ MÀ THẤY KHÔNG THANH TỊNH, TRONG CẢNH GIẢI THOÁT MÀ SANH RÀNG BUỘC, Nay mới tỏ ngộ , nay mới chừa bỏ, ăn năn . phụng đối trước các Đức Phật và A Di Đà Thế Tôn mà phát lồ sám hối , làm cho các Đệ Tử cùng Pháp Giới Chúng Sanh, TẤT CẢ TỘI NẶNG DO BA NGHIỆP SÁU CĂN GÂY TẠO TỪ VÔ THỈ, HOẶC HIỆN TẠI CÙNG VỊ LAI , CHÍNH TỰ GÂY TẠO, HOẶC BIỂU NGƯỜI ,HAY LÀ THẤY NGHE NGƯỜI GÂY TẠO MÀ VUI THEO, HOẶC NHỚ , HOẶC CHẲNG NHỚ,HOẶC BIẾT , HOẶC CHẲNG BIẾT, HOẶC NGHI HOẶC CHẲNG NGHI,HOẶC CHE GIẤU, HOẶC CHẲNG CHE DẤU Thẩy ĐỀU ĐƯỢC RỐT RÁO THANH TỊNH."....(Hết Trích )
-------------


....Khà Khà ...
@Vạn Vấn Đâu ?...Bổ Củi Đi ! ???...
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,032
Điểm tương tác
988
Điểm
113
Bài 10.- KIẾN.- 4/. Thế nào là Chánh Kiến ?

Kính ĐH An Long và các Bạn.
Trích dẫn :An Long nói: Trạng Thái TƯ ĐÀ HOÀN... Ví Như : NGƯỜI ĐANG ĐƯỢC NỔI TRÔI TRONG DÒNG NƯỚC CHẢY Của Con Sông ( TAM GIỚI ) = Mà KHÔNG THỂ BỊ NHẤN CHÌM .
.Vậy : BẤT KỂ NHỮNG AI = MUỐN LÀ...= PHẢI TỰ MÌNH = NHẨY XUỐNG DÒNG SÔNG ==> MÀ KHÔNG CHÌM !
...Thì TỰ CẢM NHẬN

Ờ , Ở nghe thì cũng có lý ! Nhưng ít nhất và tiên quyết thì các Bạn phải có con mắt để xem xét xem.- Đó có phải là dòng nước mát, con sông trong - hay là chão lửa, hầm chông ! Nếu không khéo thì "Muốn làm phước mà không nên phước, quyết tẩy trần e lại nhiễm trần" Thì khổ cang thêm khổ.

Bởi vậy cần có CHÁNH KIẾN, Chánh Kiến là con mắt khỏe mạnh không bệnh hoạn.

+ Hỏi: Thế nào là Chánh kiến để vào quả Tư Đà Hoàn ?

- Đáp: Đó là sự hiểu biết về Lý Duyên Sinh và về bản chất thật sự của sự vật,…

Đức Phật dạy về Chơn lý Duyên Sinh: "

Chiều xuôi:

"Cái này có, cái kia có

Cái này sinh, cái kia sinh

Chiều ngược:

"Cái này không, cái kia không

Cái này diệt, cái kia diệt"

Đây là Chân lý thường hằng bất biến không thay đổi. Chân lý này áp dụng cho con người, loài thú, sự kiện cũng như tất cả vạn vật vô tri vô giác, tức là cho mọi hiện tượng thế gian.

* Chân Lý Duyên khởi là Thực Tính của Vạn pháp.- Dầu cho Đức Phật có xuất hiện trên thế gian này hay không thì Luật Nhân Duyên Sinh vẫn luôn luôn hiện hữu. Đức Phật xuất hiện, khám phá ra Luật Duyên Sinh, công bố, làm hiển lộ ra và dạy cho thế gian.

VQ xin tóm tắc và tạo điểm nhấn về Pháp Duyên khởi để thấy "Tiền Đề" Nhập Lưu:

1/. Duyên khởi là Trung Đạo để vào Tư Đà hoàn:
  • Sở dĩ người tu Phật khó Nhập Lưu vì chấp Thường kiến.- Lý Duyên khởi chỉ ra các Pháp Duyên Sanh nên VÔ THƯỜNG.
  • Sở dĩ người tu Phật khó Nhập Lưu vì chấp Đoạn kiến.- Lý Duyên khởi chỉ ra các Pháp Duyên Sanh nên tan rồi lại hợp nên CHÂN THƯỜNG (bất đoạn).
CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI BẢY.-KHÔNG VƯỚNG MẮC
Phật dạy: "Người cầu đạo như cây gỗ thả dưới nước, theo dòng trôi đi. Nếu chẳng vướng ở hai bờ, chẳng bị người ta lấy mất, chẳng bị quỉ thần ngăn trở, chẳng bị chỗ nước xoáy cuốn vào, lại cũng chẳng mục nát, thì ta nói chắc rằng cây ấy sẽ trôi ra biển. Người học đạo nếu chẳng bị tình dục làm mê hoặc, chẳng bị các thứ tà ác quấy rối, lại tinh tấn theo lẽ vô vi, thì ta nói chắc rằng người ấy thế nào cũng đắc đạo." (42 Chương kinh)

2/. Duyên khởi là Chánh Kiến vào Tư Đà hoàn:
Thế Gian thấy sai lầm : Ngã hoặc con người do Nhất Nhân tức là một Nhân tạo ra đó là Thượng Đế, hoặc 2 nhân, ba nhân là Vợ Thượng Đế (Kim Mẫu) sanh ra. Đức Phật chỉ ra: 1 nhân không thể sanh ra các Pháp mà phải do nhiều nhân, nhiều duyên sanh ra các Pháp kể cả con người.
Tùy theo duyên mà hiện ra hình như có sinh, cho nên gọi là "có"; bởi không có tự tính, cho nên gọi là "không". Sự vật chỉ "có" một cách giả tạo, một cách vô thường, nhân duyên hội họp thì sự vật là "có", nhân duyên tan rã thì sự vật là "không".

* Thế giới vũ trụ, vạn pháp, con người đều cấu thành bởi vô số nhân và trùng trùng duyên khởi. Các pháp không có thực thể, chỉ vì nhân duyên hòa hợp chúng hiện hữu một cách giả hợp. Bởi thế tìm kiếm đến cùng không thấy vạn pháp có "thủy" và xét đến muôn đời, muôn kiếp về sau cũng không thấy vạn pháp có "chung". (trích QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG KINH PALI CỦA PHẬT GIÁO).

* Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu ai muốn hiểu rõ được về hết thảy các đức Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai, thì nên quán xét tánh thật của các pháp trên thế gian này tất cả đều là do tâm tạo thành.”
(Nhược nhân dục liễu tri,
tam thế nhất thiết Phật,
ưng quán pháp giới tánh,
nhất thiết duy tâm tạo.)

3/. Duyên khởi là VÔ NGÃ vào Tư Đà hoàn:

  • Chúng ta đã thấy 5 Uẩn này không phải là Ngã.- Nên trong Chân lý là Vô Ngã (Như ở bài 8 về Thân kiến).
  • Chúng ta đã thấy CÁC PHÁP DO DUYÊN HỢP MÀ CÓ.- Nên khi Có chỉ là HUYỄN, là VÔ NGÃ.

Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Gz_trz10


Nên Pháp Duyên khởi là CHÁNH KIẾN, Pháp DUYÊN SANH VÔ NGÃ là cửa ngỏ vào Tư Đà Hoàn.

Tóm lại: DUYÊN SANH là VÔ NGÃ - (TÁNH KHÔNG)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,032
Điểm tương tác
988
Điểm
113
Bài 11.- 3 điều kiện quả Tư Đà Hoàn.- Vô Ngã vậy ai là người chứng Tư Đà Hoàn ?

Trung bộ, 118: Đối với bậc Dự Lưu, sinh khởi Pháp Nhãn – với tuệ tri về các nguyên lý nhân duyên của nguồn gốc của Khổ và Diệt khổ – là để cắt bỏ 3 kiết sử đầu tiên.

Vị ấy như lý tác ý: “Ðây là khổ”, như lý tác ý: “Ðây là khổ tập”, như lý tác ý: “Ðây là khổ diệt”, như lý tác ý: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. [Trung Bộ 2] (hết trích)

* 3 Kiết sử phải đoạn trừ để được Tư Đà Hoàn:

1. Thân kiến,
2. Nghi,
3. Giới cấm thủ.

Ở Bài trên chúng đã khảo sát điều kiện 1. Thân kiến.

Nghĩa là Thấy được Chân Lý VÔ NGÃ.- Thấy Vô Ngã là điều kiện cần để chứng quả Tư Đà Hoàn.

* Vô Ngã có 4 trạng thái:

1. NGÃ Tướng.
2. NHƠN Tướng.
3. CHÚNG SANH Tướng.
4. THỌ GIẢ Tướng.

Vậy chúng ta thử đặc lại vấn đề:
lajy1.jpg

Vô Ngã vậy ai là người chứng Tư Đà Hoàn ?
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Bài 10.- KIẾN.- 4/. Thế nào là Chánh Kiến ?

Kính ĐH An Long và các Bạn.


Ờ , Ở nghe thì cũng có lý ! Nhưng ít nhất và tiên quyết thì các Bạn phải có con mắt để xem xét xem.- Đó có phải là dòng nước mát, con sông trong - hay là chão lửa, hầm chông ! Nếu không khéo thì "Muốn làm phước mà không nên phước, quyết tẩy trần e lại nhiễm trần" Thì khổ cang thêm khổ.

Bởi vậy cần có CHÁNH KIẾN, Chánh Kiến là con mắt khỏe mạnh không bệnh hoạn.

+ Hỏi: Thế nào là Chánh kiến để vào quả Tư Đà Hoàn ?

- Đáp: Đó là sự hiểu biết về Lý Duyên Sinh và về bản chất thật sự của sự vật,…

Đức Phật dạy về Chơn lý Duyên Sinh: "

Chiều xuôi:

"Cái này có, cái kia có

Cái này sinh, cái kia sinh

Chiều ngược:

"Cái này không, cái kia không

Cái này diệt, cái kia diệt"

Đây là Chân lý thường hằng bất biến không thay đổi. Chân lý này áp dụng cho con người, loài thú, sự kiện cũng như tất cả vạn vật vô tri vô giác, tức là cho mọi hiện tượng thế gian.

* Chân Lý Duyên khởi là Thực Tính của Vạn pháp.- Dầu cho Đức Phật có xuất hiện trên thế gian này hay không thì Luật Nhân Duyên Sinh vẫn luôn luôn hiện hữu. Đức Phật xuất hiện, khám phá ra Luật Duyên Sinh, công bố, làm hiển lộ ra và dạy cho thế gian.

VQ xin tóm tắc và tạo điểm nhấn về Pháp Duyên khởi để thấy "Tiền Đề" Nhập Lưu:

1/. Duyên khởi là Trung Đạo để vào Tư Đà hoàn:
  • Sở dĩ người tu Phật khó Nhập Lưu vì chấp Thường kiến.- Lý Duyên khởi chỉ ra các Pháp Duyên Sanh nên VÔ THƯỜNG.
  • Sở dĩ người tu Phật khó Nhập Lưu vì chấp Đoạn kiến.- Lý Duyên khởi chỉ ra các Pháp Duyên Sanh nên tan rồi lại hợp nên CHÂN THƯỜNG (bất đoạn).
CHƯƠNG THỨ HAI MƯƠI BẢY.-KHÔNG VƯỚNG MẮC
Phật dạy: "Người cầu đạo như cây gỗ thả dưới nước, theo dòng trôi đi. Nếu chẳng vướng ở hai bờ, chẳng bị người ta lấy mất, chẳng bị quỉ thần ngăn trở, chẳng bị chỗ nước xoáy cuốn vào, lại cũng chẳng mục nát, thì ta nói chắc rằng cây ấy sẽ trôi ra biển. Người học đạo nếu chẳng bị tình dục làm mê hoặc, chẳng bị các thứ tà ác quấy rối, lại tinh tấn theo lẽ vô vi, thì ta nói chắc rằng người ấy thế nào cũng đắc đạo." (42 Chương kinh)

2/. Duyên khởi là Chánh Kiến vào Tư Đà hoàn:
Thế Gian thấy sai lầm : Ngã hoặc con người do Nhất Nhân tức là một Nhân tạo ra đó là Thượng Đế, hoặc 2 nhân, ba nhân là Vợ Thượng Đế (Kim Mẫu) sanh ra. Đức Phật chỉ ra: 1 nhân không thể sanh ra các Pháp mà phải do nhiều nhân, nhiều duyên sanh ra các Pháp kể cả con người.
Tùy theo duyên mà hiện ra hình như có sinh, cho nên gọi là "có"; bởi không có tự tính, cho nên gọi là "không". Sự vật chỉ "có" một cách giả tạo, một cách vô thường, nhân duyên hội họp thì sự vật là "có", nhân duyên tan rã thì sự vật là "không".

* Thế giới vũ trụ, vạn pháp, con người đều cấu thành bởi vô số nhân và trùng trùng duyên khởi. Các pháp không có thực thể, chỉ vì nhân duyên hòa hợp chúng hiện hữu một cách giả hợp. Bởi thế tìm kiếm đến cùng không thấy vạn pháp có "thủy" và xét đến muôn đời, muôn kiếp về sau cũng không thấy vạn pháp có "chung". (trích QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG KINH PALI CỦA PHẬT GIÁO).

* Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu ai muốn hiểu rõ được về hết thảy các đức Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai, thì nên quán xét tánh thật của các pháp trên thế gian này tất cả đều là do tâm tạo thành.”
(Nhược nhân dục liễu tri,
tam thế nhất thiết Phật,
ưng quán pháp giới tánh,
nhất thiết duy tâm tạo.)

3/. Duyên khởi là VÔ NGÃ vào Tư Đà hoàn:

  • Chúng ta đã thấy 5 Uẩn này không phải là Ngã.- Nên trong Chân lý là Vô Ngã (Như ở bài 8 về Thân kiến).
  • Chúng ta đã thấy CÁC PHÁP DO DUYÊN HỢP MÀ CÓ.- Nên khi Có chỉ là HUYỄN, là VÔ NGÃ.

Nhập quả vị Tu Đà Hoàn, liệu có thể được chăng?'. Gz_trz10'. Gz_trz10


Nên Pháp Duyên khởi là CHÁNH KIẾN, Pháp DUYÊN SANH VÔ NGÃ là cửa ngỏ vào Tư Đà Hoàn.

Tóm lại: DUYÊN SANH là VÔ NGÃ - (TÁNH KHÔNG)
Kính Thầy,

Đúng như lời Kinh nói: người muốn vào " biển lớn" Phật pháp mà lại đang chìm nổi xô đẩy giữa hai bờ sinh tử trong dòng nước thế tục, như khúc cây trôi nổi giữa dòng sông, cần phải:

1. Chẳng kẹt hai bờ, tức là nương Trí tuệ Bát Nhã chiếu soi trần lao phiền não, chẳng bị vướng mắc.
2. Chẳng chìm xuống dòng, tức là thành thục luật nghi, thoát lìa thế tục gia.
3. Trôi thẳng hướng biển lớn, tức là "hành thâm Bát Nhã, chiếu kiến ngũ uẩn", không ngừng không nghỉ.
4. Người này chắc chắn ra biển, tức là thực chứng "ngũ uẩn giai không", khi đó mới " nối được dòng pháp của Như Lai".

A Di Đà Phật.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Kính Các Đạo Hữu .
Theo Thiển Ý Của An Long Thì : Trạng Thái TƯ ĐÀ HOÀN... Ví Như : NGƯỜI ĐANG ĐƯỢC NỔI TRÔI TRONG DÒNG NƯỚC CHẢY Của Con Sông ( TAM GIỚI ) = Mà KHÔNG THỂ BỊ NHẤN CHÌM .
1#=...Vậy : BẤT KỂ NHỮNG AI = MUỐN LÀ...= PHẢI TỰ MÌNH = NHẨY XUỐNG DÒNG SÔNG ==> MÀ KHÔNG CHÌM !
...Thì TỰ CẢM NHẬN ( TRỰC GIÁC , TRỰC NỘI , TRỰC NHẬP , TRỰC KIẾN ) Mới = CHÂN THẬT ĐƯỢC GỌI ĐANG LÀ TRẠNG THÁI = TƯ ĐÀ HOÀN ! ( Nhập Lưu Dòng Thánh )
@-...Chứ : CHẲNG CÓ CÁCH NÀO MÀ ĐỨNG TRÊN BỜ HUYÊN NÁO Mà ĐƯỢC NỔI TRONG DÒNG SÔNG ĐANG CHẨY .!
...Vậy : Chỉ Là TỰ NƠI MỌI NGƯỜI CÓ GIÁM NHẨY VÀO NHẬP DÒNG Hay Không Thôi...
@- Nếu MUỐN NỔI KHÔNG CHÌM.. ==> Thì =CHƯA BIẾT BƠI = >PHẢI TỰ TẬP BƠI ...==>Theo Các PHÁP CỦA CHƯ NHƯ LAI PHƯƠNG TIỆN CHỈ DẪN ...Như =TU HỌC= GIỚI +ĐỊNH+HUỆ ...37 PHẨM TRỢ ĐẠO v.v... Hoặc CHUYÊN NIỆM DANH HIỆU CHƯ PHẬT Đã HỨA KHẢ TIẾP DẪN .) TRONG KINH ĐIỂN CHÍNH THỐNG PHẬT PHÁP.( Mua Vé LÊN THUYỀN )

3#=...Hoặc THẬT TÂM THAM KHẢO Những CHIA SẺ Của Các CHƯ HIỀN TĂNG , THIỆN TRI THỨC Đã TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ ( Như Thầy Viên Quang 2 ,Bác Trừng Hải ...) = NHƯ CÁC HUẤN LUYỆN VIÊN TỪ BI==> DẬY NỔI ...

...@- Và : MỌI NGƯỜI CÓ TỰ TIN = NHƯ LAI THƯỜNG TRỤ ...CHƯ PHÁP THƯỜNG TRỤ...Hay Không...

Mà : THAN VẴN THEO TRI KIẾN VÔ MINH THEO NHẬN THỨC NGÃ CHẤP Của CÁI " MÌNH "...==>So Đo ..." Hồi ĐỨC PHẬT TẠI THẾ ....Và NGÀY NAY ..."

Đệ Tử An Long Xin XÁM HỐI ;
( Theo KỆ SÁM HỐI Trong KINH MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT -Dịch giả: HT Thích Trí Tịnh )
-" Đệ Tử...và chúng sanh trong Pháp Giới TỪ VÔ THỈ NHẪN ĐẾN NGÀY NAY, BỊ VÔ MINH CHE ĐẬY nên ĐIÊN ĐẢO MÊ LẦM, Lại do SÁU CĂN ,BA NGHIỆP quen theo PHÁP CHẲNG LÀNH , Rộng phạm mười diêud dữ cùng năm tọivvoo gián và tất cả các tội khác , nhiều vô lượng vô biên nói không thể hết. MƯỜI PHƯƠNG CÁC ĐỨC PHẬT THƯỜNG Ở TRONG ĐỜI, TIẾNG PHÁP KHÔNG DỨT, PHÓNG ÁNH SÁNG SẠCH TRONG CHIẾU SOI TẤT CẢ. LÝ MẦU THƯỜNG TRỤ ĐẦY DẪY HƯ KHÔNG .
Con từ VÔ THỈ ĐẾN NAY sáu căn che mù, ba nghiệp tối tăm CHẲNG THẤY ,CHẲNG NGHE , CHẲNG HAY , CHẲNG BIẾT , vì nhân duyên đó TRÔI MÃI TRONG VÒNG SANH TỬ trải qua các đường dữ, TRĂM NGHÌN MUÔN KIẾP TRON KHÔNG LÚC NÀO RA KHỎI.

KINH Rằng ĐỨC TỲ LÔ GIÁ NA THÂN KHẮP CẢ CHỖ , CHỖ CỦA PHẬT Ở gọi là THƯỜNG TỊCH QUANG cho nên PHẢI BIẾT CẢ THẨY CÁC PHÁP ĐỀU LÀ PHẬT PHÁP , mà con không rõ lại THEO GIÒNG VÔ MINH ,vì thế TRONG TRÍ BỒ ĐỀ MÀ THẤY KHÔNG THANH TỊNH, TRONG CẢNH GIẢI THOÁT MÀ SANH RÀNG BUỘC, Nay mới tỏ ngộ , nay mới chừa bỏ, ăn năn . phụng đối trước các Đức Phật và A Di Đà Thế Tôn mà phát lồ sám hối , làm cho các Đệ Tử cùng Pháp Giới Chúng Sanh, TẤT CẢ TỘI NẶNG DO BA NGHIỆP SÁU CĂN GÂY TẠO TỪ VÔ THỈ, HOẶC HIỆN TẠI CÙNG VỊ LAI , CHÍNH TỰ GÂY TẠO, HOẶC BIỂU NGƯỜI ,HAY LÀ THẤY NGHE NGƯỜI GÂY TẠO MÀ VUI THEO, HOẶC NHỚ , HOẶC CHẲNG NHỚ,HOẶC BIẾT , HOẶC CHẲNG BIẾT, HOẶC NGHI HOẶC CHẲNG NGHI,HOẶC CHE GIẤU, HOẶC CHẲNG CHE DẤU Thẩy ĐỀU ĐƯỢC RỐT RÁO THANH TỊNH."....(Hết Trích )
-------------


....Khà Khà ...
@Vạn Vấn Đâu ?...Bổ Củi Đi ! ???...
Kìa bác, bác ví Tam Giới là dòng sông, bác ví ông ở trạng thái Tư Đà Hoàn là ông đã tốt nghiệp khoá bơi lội nên nhảy ùm xuống dòng sông mà không bị chìm, hí hí

Thế thì ông Tư Đà Hoàn và dòng sông Tam Giới là hai thứ riêng khác, nếu lìa dòng sông Tam Giới riêng có ông Tư Đà Hoàn biết bơi thì em hỏi bác ông Tư Đà Hoàn, khi chưa biết bơi, chưa dám nhảy sông Tam Giới thì ông ấy ở đâu ? Rồi khi được các huấn luyện viên chuyên nghiệp đào tạo khiến cho thân như kình ngư mà nhảy xuống dòng thì ông ấy là cái gì ?

Bác khai sáng giúp em chỗ này cái nhỉ !

A Di Đà Phật.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Bài 11.- 3 điều kiện quả Tư Đà Hoàn.- Vô Ngã vậy ai là người chứng Tư Đà Hoàn ?

Trung bộ, 118: Đối với bậc Dự Lưu, sinh khởi Pháp Nhãn – với tuệ tri về các nguyên lý nhân duyên của nguồn gốc của Khổ và Diệt khổ – là để cắt bỏ 3 kiết sử đầu tiên.

Vị ấy như lý tác ý: “Ðây là khổ”, như lý tác ý: “Ðây là khổ tập”, như lý tác ý: “Ðây là khổ diệt”, như lý tác ý: “Ðây là con đường đưa đến khổ diệt”. Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. [Trung Bộ 2] (hết trích)

* 3 Kiết sử phải đoạn trừ để được Tư Đà Hoàn:

1. Thân kiến,
2. Nghi,
3. Giới cấm thủ.

Ở Bài trên chúng đã khảo sát điều kiện 1. Thân kiến.

Nghĩa là Thấy được Chân Lý VÔ NGÃ.- Thấy Vô Ngã là điều kiện cần để chứng quả Tư Đà Hoàn.

* Vô Ngã có 4 trạng thái:

1. NGÃ Tướng.
2. NHƠN Tướng.
3. CHÚNG SANH Tướng.
4. THỌ GIẢ Tướng.

Vậy chúng ta thử đặc lại vấn đề:
lajy1.jpg

Vô Ngã vậy ai là người chứng Tư Đà Hoàn ?
Kính Thầy,

Chỗ này cần phải làm sáng tỏ,

Tứ quả Thanh Văn, trong đó Tư Đà Hoàn là một thành tố, được nhắc đến nhiều trong Kinh tạng Nikaya (Nam truyền) và Hán tạng A Hàm (Bắc truyền).

Như trên đại chúng đã liễu tri, Tư Đà Hoàn thời có Bát Nhã Huệ, nếu chẳng có Bát Nhã Huệ thì chẳng phá được kiết sử Nghi ngờ.

Kinh Kim Cang, đại thừa đốn giáo, nói: Bồ Tát chẳng lìa bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả thời chẳng gọi là Bồ Tát, mà như các Đại thừa Kinh đều ghi nhận (Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm v..v) Phẩm đầu của Thập tín Sơ địa Bồ Tát gọi là Càn Huệ địa, chỉ có trí huệ khô cạn, vậy huệ này ở nơi Tư Đà Hoàn và Bồ Tát sơ địa là đồng đẳng ?

Kính thỉnh Thầy và các bạn đạo quảng học đa văn như bác Trừng Hải v..v khảo cứu Kinh Luận, dẫn chứng làm tỏ rõ cho đại chúng liễu tri.

Con cúi đầu đảnh lễ từ xa.

A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên