Niềm Tin Phật Pháp Tăng

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
28468648_1816242468677667_4192209533379622883_n.jpg


28951134_1819190598382854_5968031709042395559_n.jpg


Kinh văn: (Chữ đậm là Kinh văn)

Bồ Tát phát tâm cầu bồ đề
Chẳng phải không nhân không có duyên
Nơi Phật Pháp Tăng sinh tịnh tín
Nhờ đó mà sinh tâm rộng lớn.


Giảng giải: (Chữ thường là giảng giải)

Bồ Tát phát tâm là vì cầu đạo bồ đề, đều có nhân duyên, chẳng phải không nhân không duyên mà phát sinh. Mà là gặp bậc thiện tri thức khai thị mà phát sinh tâm bồ đề, trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh. Ðối với Phật Pháp Tăng đều sinh niềm tin thanh tịnh. Phật là bậc Thánh nhân ba giác tròn, vạn đức đầy. Pháp là phương pháp chấm dứt sanh tử. Tăng là tụ tập bốn vị Tỳ Kheo trở lên mới gọi là Tăng. Nhờ tin Phật tin Pháp tin Tăng, mà sinh ra tâm hân hoan rộng lớn, đây chẳng phải là sự vui củ thế gian, mà là sự an vui của xuất thế gian.
Gì là sự an vui xuất thế gian ? Tức là bốn đức Niết Bàn Thường Lạc Ngã Tịnh. Do đó có câu :

‘’Nhị tử vĩnh quên là Thường.
Giải thoát thọ dụng là Lạc.
Chứng chân pháp thân là Ngã.
Tuyệt chẳng nhiễm tướng là Tịnh.’’

Ðó là giải thích Thường Lạc Ngã Tịnh.

Chẳng cầu năm dục và ngôi vua
Giàu có sung sướng danh đồn khắp
Chỉ vì vĩnh diệt khổ chúng sinh
Lợi ích thế gian mà phát tâm.

Bồ Tát phát tâm bồ đề chẳng phải vì cầu tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ, hưởng thụ năm dục. Vì tham tài, sắc, danh, thực, thùy, đều là thú hướng về địa ngục năm căn. Tuy nhiên làm hoàng đế có quyền thế, giàu có bốn biển, hưởng thụ sung sướng, tiếng đồn thiên hạ, bốn biển đều biết, nhưng là vô thường, cho nên Bồ Tát cũng không cầu.
Tại sao Bồ Tát muốn phát tâm bồ đề ? Vì muốn cứu chúng sinh thoát khỏi biển khổ, vĩnh viễn diệt trừ khổ não. Vì lợi ích tất cả chúng sinh thế gian lìa khổ được vui, chấm dứt sinh tử, cho nên mới phát tâm bồ đề.

Thường muốn lợi lạc các chúng sinh
Trang nghiêm cõi nước cúng dường Phật
Thọ trì các pháp tu các trí
Vì chứng bồ đề mà phát tâm.


Bồ Tát thường thường phải phát nguyện, lợi lạc tất cả chúng sinh, dùng máu mồ hôi của mình, để lợi ích tất cả chúng sinh, thậm chí xả thân tâm tánh mạng để lợi ích tất cả chúng sinh, đó mới là biểu hiện hành Bồ Tát đạo. Những công đức tu hành phải hồi hướng trang nghiêm chư Phật. Kệ hồi hướng là :

‘’Nguyệm đem công đức này.
Trang nghiêm cõi Phật thanh tịnh.
Trên đền bốn ơn nặng.
Dưới cứu ba đường khổ.
Nếu có ai thấy nghe.
Ðều phát tâm bồ đề.
Khi xả báo thân này.
Đồng sinh về Cực Lạc.’’

Bốn ân nặng là :
1). Trời đất : Có ân che chở.
2). Cha mẹ : Cha mẹ có ân dưỡng dục.
3). Sư Trưởng : Sư trưởng có ân giáo dục.
4). Vua : Vua có ân bảo hộ.

Còn phải cứu độ ba đường khổ : Ðịa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, khiến cho họ thoát khỏi biển khổ. Nếu như thấy được pháp hội giảng Kinh thuyết pháp, hoặc nghe được tiếng thuyết pháp, thì đều phát tâm bồ đề. Khi hết báo thân này (sắc thân), sau đó mọi người cùng vãng sinh về cõi Cực Lạc. Ở đó là hoa sen hóa sinh, hoa nở thấy Phật, chỉ có vui chứ chẳng có khổ, do đó gọi là thế giới Cực Lạc.
Chẳng những phải trang nghiêm cõi Phật, mà còn phải cúng dường chư Phật. Có một phần sức lực, thì tận hết một phần sức lực; có mười phần sức lực, thì tận hết mười phần, còn phải thọ trì chánh pháp. Chánh pháp là gì ? Tức là Phật nói pháp bốn diệu đế, pháp mười hai nhân duyên, pháp sáu độ .v.v… Phải y pháp tu hành, tu nhất thiết trí huệ. Vì muốn chứng được quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cho nên phải phát tâm bồ đề, phải hành đạo Bồ Tát.

Tâm tin hiểu sâu thường thanh tịnh
Cung kính tôn trọng tất cả Phật
Nơi pháp và Tăng cũng như vậy
Chí thành cúng dường mà phát tâm.


Tu đạo phải có tâm kiên, thành, hằng, thâm sâu và tâm tin hiểu. Có tâm tin rồi, thì mới thấu hiểu nghĩa chân thật của Phật pháp. Muốn thanh tịnh thì phải tin pháp của Phật nói, lại phải cung kính chư Phật, tôn trọng chư Phật, cúng dường chư Phật, gần gũi chư Phật. Chẳng những cung kính tất cả chư Phật, mà còn phải cung kính tất cả Pháp, càng phải cung kính tất cả Tăng. Tam Bảo là bình đẳng, cung kính Phật tức là cung kính Pháp, cung kính pháp cũng phải cung kính Tăng. Tại sao ? Nghĩ muốn thành Phật thì nhất định phải minh bạch Phật pháp. Chẳng minh bạch Phật pháp thì sẽ chẳng thành Phật. Nghĩ muốn minh bạch Phật pháp, thì nhất định phải theo Tăng để học Phật pháp. Do đó: ‘’Pháp do Tăng truyền,’’ bất cứ lúc nào Phật pháp cũng đều do Tăng truyền, chứ chẳng phải người học vấn nào truyền. Muốn học Phật pháp, thì nhất định phải cung kính Tam Bảo, tôn trọng Tam Bảo. Do đó, phải dùng tâm chí thành khẩn thiết cúng dường Tam Bảo, đừng có tướng ta, chấp ta, thấy ta, phải làm cho ‘’ba cái ta‘’ này không. Bồ Tát phát tâm tức là phát tâm chí thành chân thật này.

Tin sâu nơi Phật và Phật pháp
Cũng tin Phật tử sở hành đạo
Và tin vô thượng đại bồ đề
Bồ Tát nhờ đó mới phát tâm.


Học Phật pháp thì nhất định phải tin sâu, thệ nguyện, thực hành. Ðây là tin, nguyện, hành, ba tư lương, tức cũng là tiêu chuẩn đi đến cõi Phật. Người học Phật pháp chẳng có tâm tin, thì không thể thành Phật. Có tâm tin rồi mà không phát nguyện, cũng không thể thành Phật. Phát nguyện mà không thực hành, cũng không thể thành Phật. Tin, hành, nguyện, ba tư tưởng này vốn liếng thành Phật.
Tức nhiên tin sâu Phật và Phật pháp, còn phải tin đạo của Bồ Tát hành, còn phải tin pháp vô thượng đại bồ đề, tức cũng là phương pháp thành Phật. Bồ Tát mới phát tâm là nhờ đủ thứ công đức và đủ thứ nhân duyên đã nói ở trước mà phát tâm bồ đề.
Tu hành là pháp môn bình đẳng nhất, ai nhìn xuyên thủng, buông xả đặng, chân chánh y pháp tu hành thì người đó sẽ thành tựu. Ngược lại thì chẳng thành tựu. Ðây là bình đẳng tuyệt đối, chẳng có cầu may. Tu một phần thì được một phần, tu mười phần thì được mười phần. Do đó: ‘’Một thật tất cả thật, một rõ tất cả rõ, một ngộ tất cả ngộ, ’’ tức là đạo lý này.

Tin là nguồn đạo mẹ công đức
Nuôi lớn tất cả các pháp lành
Dứt trừ lưới nghi thoát biển ái
Mở bày Niết Bàn đạo vô thượng.


Phật pháp như biển cả, chỉ tin mới vào được. Có tâm tin rồi, mới vào được trong biển Phật pháp. Chẳng có tâm tin, thì giống như đèn điện chẳng mở, thì chẳng có ánh sáng. Chẳng có tâm tin Phật pháp, thì chẳng đắc được trí huệ quang minh, cho nên tâm tin rất là quan trọng.
Tin là nguồn đạo, nguồn đạo tức là tu đạo phương pháp đệ nhất. Có tâm tin mới có thể tu đạo; chẳng có tâm tin, thì không thể tu đạo, đây là gốc của sự tu đạo. Chữ nguồn (nguyên) này phát xuất từ Kinh Dịch. Kinh Dịch một khi bắt đầu nói : ‘’Càn, nguyên hanh lợi trinh.’’ Quẻ Càn thuộc dương, là dương trong dương, dương đến cực điểm. Nguyên (nguồn) tức là pháp thứ nhất trong pháp lành, tức cũng là bắt đầu tu đạo. Hanh tức là vạn sự hanh thông, tức cũng là tập hội tốt. Lợi là lợi ích tất cả sự vật, phải hợp với tất cả nghĩa lý. Trinh tức là đi làm việc chân chánh, chẳng phải cẩu thả. Nguyên hanh lợi trinh đây là bốn đức. Quân tử có bốn đức hạnh, cho nên mới có thể lợi vật, xử sự, cát tường .v.v…
Công đức là gì ? Công là lập công, đức là làm đức. Lập công như thế nào ? Ví như có người xây chùa, trợ giúp chùa làm cả mọi việc, đây là lập công. Làm đức như thế nào ? Bất cứ việc thiện lớn nhỏ, đều phải đi lập công. Công viên mãn thì đức thành tựu, tức cũng là đạo nghiệp thành công, đó là làm đức. Nếu chẳng lập công, chẳng làm việc có lợi cho chúng sinh, thì chẳng có đức hạnh. Người chẳng có đức hạnh, thì tu đạo chẳng dễ gì thành tựu. Cho nên người tu đạo, phải có đại đức hạnh. Ðại đức hạnh là gì ? Tức là chẳng có tham sân si ba độc, chẳng có tâm đố kỵ chướng ngại, chẳng có tâm cống cao ngã mạn.
Tin là việc hàng đầu về tu đạo, cũng là mẹ của sự tu đạo. Mẹ hay sinh ra và nuôi dưỡng, cho nên nói :

‘’Tin là nguồn đạo mẹ công đức.
Nuôi dưỡng tất cả các pháp lành.’’

Tức cũng là bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy bồ đề phần, tám chánh đạo, mười hai nhân duyên và sáu độ .v.v… Có tâm tin rồi, thì mới nuôi dưỡng tất cả pháp lành; chẳng có tâm tin, thì đương nhiên không thể nuôi dưỡng tất cả pháp lành. Giống như mùa xuân gieo hạt giống ngũ cốc, nếu chẳng có nước, ánh sáng mặt trời .v.v… các nhân khác, thì không thể nẩy mầm lớn lên. Tin đối với Phật pháp cũng như vậy. Có trợ duyên thì mới sinh căn lành.
Người tu đạo việc quan trọng nhất, là chẳng sinh tâm hoài nghi. Ðối với Phật pháp phải tin sâu đừng nghi ngờ, đoạn trừ tất cả hoài nghi. Do đó:

‘’Người tu đạo chớ sinh tâm nghi
Tâm nghi sinh ra đạo mê mờ.’’

Nếu sinh tâm hoài nghi thì có mê hoặc, lầm vào đường tà thì chẳng hợp với trí huệ của Phật mà làm một, trí huệ vốn có chẳng thể hiện ra, cho nên phải đoạn trừ lưới nghi hoặc thì mới thoát khỏi biển ái tình.
Tất cả chúng sinh đều lìa chẳng khỏi hai chữ ‘’ái tình‘’ này. Có tình thì có ái, có ái thì có tình, tình ái chẳng phân lìa. Nếu đoạn tình khử ái, thì sẽ có biện pháp. Song, trận ái tình này chẳng dễ gì công phá, giống như bức tường đồng cốt sắt vững chắc kiên cố. Do đó có câu :

‘’Tửu sắc tài khí bốn bức tường
Biết bao người mê đắm trong đó
Có người thoát khỏi ra ngoài tường
Tức là trường sinh bất lão ông.’’

Có không biết bao nhiêu người, đều mê luyến uống rượu, háo sắc, tham tiền, đấu khí. Bốn thứ này như bốn vách tường cao, lại giống như ngục tù vô hình, trói buộc người, chẳng được tự tại. Nếu có người thoát ra khỏi bốn vách tường bao bọc này, tức cũng là nhìn xuyên thủng, buông xả tất cả rượu sắc tiền khí, lúc đó sẽ chấm dứt sinh tử, tức cũng là trường sinh bất lão ông.
Chúng ta người tu đạo, không sợ có ái dục, chỉ sợ chẳng nhận thức ái dục. Nếu nhận thức rõ ràng ái dục ở trước mắt, thì chẳng bị nó làm mê. Tất cả chúng sinh đều do ái dục mà sinh, do ái dục mà chết. Muốn chấm dứt sinh tử thì nhất định phải nhìn thủng buông xả, chẳng bị tình ái làm mê, thì tự nhiên sẽ đắc được tự tại.
Phật mở bày cho chúng sinh thoát khỏi ba cõi, thành tựu quả vị Niết Bàn vô thượng, Thường Lạc Ngã Tịnh bốn đức hạnh. Phật nói với chúng ta chúng sinh, muốn vào biển Phật Pháp, trước hết phải có niềm tin, thứ hai phải có tâm nguyện, thứ ba phải có tâm hành, tức là ba điều kiện thành Phật.

Tin không dơ đục tâm thanh tịnh
Diệt trừ kiêu mạn cung kính gốc
Cũng là pháp tạng đệ nhất tài
Làm tay thanh tịnh thọ các hạnh.


Phải tin pháp chân chánh, tức là pháp chánh tri chánh kiến. Ðừng tin pháp thiên ma ngoại đạo, tức cũng là pháp tà tri tà kiến. Thứ pháp ngoại đạo này, càng tin càng mê, càng tin càng chẳng thanh tịnh. Tại sao ? Vì chúng là pháp nhiễm ô, vốn chẳng biết gì là pháp thanh tịnh. Nếu có tâm tin chân chánh, thì sẽ hiện ra tự tánh thanh tịnh vốn có. Tại sao tự tánh quang minh của chúng ta chẳng hiện ra ? Là vì có tâm dơ đục. Dơ đục tức là tư tưởng chẳng sạch sẽ, tức cũng là tư tưởng ô nhiễm. Có ô nhiễm thì tâm chẳng thanh tịnh. Chẳng thanh tịnh thì tự tánh quang minh chẳng hiện ra.
Có tâm tin rồi, tâm thanh tịnh rồi, trí huệ hiện tiền thì chẳng có tâm kiêu mạn. Chẳng có tâm kiêu mạn thì sinh tâm cung kính. Cung kính Tam Bảo, cung kính cha mẹ, cung kính sư trưởng, cho nên nói tin là gốc rễ của sự cung kính. Tin hay tiêu diệt tất cả kiêu ngạo và khinh mạn.
Tin là tài thứ nhất trong pháp tạng, tức cũng là tạng thứ nhất trong mười tạng. Mười tạng là :
1). Tín tạng.
2). Giới tạng.
3). Tàm tạng.
4). Quý tạng.
5). Văn tạng.
6). Thí tạng.
7). Huệ tạng.
8). Niệm tạng.
9). Trì tạng.
10). Biện tạng.

Tin còn là một tài trong bảy Thánh tài. Bảy Thánh tài là :
1). Tín tài.
2). Tinh tấn tài.
3). Giới tài.
4). Văn xả tài.
5). Tàm quý tài.
6). Nhẫn nhục tài.
7). Ðịnh huệ tài.

Vì thân tâm thanh tịnh, cho nên tay cũng thanh tịnh, hay tu trì tất cả Phật pháp.
Pháp đại bi mà chúng ta tu, pháp môn bốn mươi hai tay mắt (thủ nhãn), mỗi tay đều là tay thanh tịnh. Có bốn mươi hai tay thanh tịnh rồi, thì mới có thể lợi ích chúng sinh, giáo hóa chúng sinh, dùng để thọ trì tất cả các pháp. Pháp môn này là không thể nghĩ bàn.

Tin hay huệ thí tâm không sẻn
Tin hay hoan hỷ vào Phật pháp
Tin hay tăng trưởng trí công đức
Tin mới đến được bậc Như Lai.


Phải có tâm tin mới có thể bố thí, trong thì thân tâm, ngoài thì thế giới, đều hay huệ thí cho tất cả chúng sinh, chẳng có tâm tham sẻn. Phải có tâm tin thì mới hoan hỷ học Phật pháp, chẳng vì Phật pháp thâm sâu quá vi diệu mà sinh tâm thối chuyển. Có tâm tin rồi thì chỉ có tinh tấn, chẳng có thối lùi mà vào biển Phật pháp.
Phải có tâm tin mới tăng trưởng trí huệ và công đức. Nếu chẳng có tâm tin, thì trí huệ và công đức chẳng những chẳng tăng trưởng, ngược lại giảm bớt. Tại sao ? Vì chẳng có tâm tin để bồi dưỡng, để đượm nhuần, cho nên dần dần bớt đi.
Phải tin mình, tin người, tin sự, tin lý, tin mình tương lai nhất định sẽ chứng quả vị Phật. Thành Phật rồi, có thể độ người khác cũng thành Phật. Nhất định có pháp đó hiện ra, nhất định có đạo lý đó, cho nên tin là quan trọng hơn hết. Có sức tin mới đạt đến bậc Như Lai.

Tin khiến các căn tịnh sáng suốt
Sức tin kiên cố không thể hoại
Tin hay vĩnh diệt gốc phiền não
Tin sẽ hướng về công đức Phật.


Tin hay thành tựu tất cả công đức, cho nên trong sáu thành tựu, thành tựu thứ nhất là tin thành tựu. Sáu thành tựu là :
1). Tin thành tựu.
2). Văn thành tựu.
3). Thời thành tựu.
4). Chủ thành tựu.
5). Xứ thành tựu.
6). Chúng thành tựu.

Chẳng có tâm tin thì chẳng cách chi minh bạch Phật pháp.
Tin hay khiến cho các căn thanh tịnh mà sáng suốt. Làm nhiều việc thiện, tài bồi căn lành, thì sáu căn tự nhiên thanh tịnh sáng suốt. Sức tâm tin phải kiên cố, thì mới phát sinh tác dụng. Chẳng phải tin năm phút thì không tin nữa. Không tin lại tin, tin rồi không tin, đó là tâm tin chẳng có kiên cố. Người sức tin kiên cố, làm việc gì đều từ đầu đến cuối, chiếu theo tông chỉ mà làm. Ví như người tu đạo muốn thành Phật, tông chỉ này phải kiên cố, tức cũng là sức tin kiên cố. Bất cứ cảnh nghịch nào đến đều khắc phục, chẳng sinh tâm thối chuyển, cho nên nói không thể hoại. Bất cứ ma đến như thế nào, cũng chẳng bị cảnh giới lay chuyển, mà giao động tâm. Trước sau vẫn giữ tông chỉ, do đó:
‘’Tuỳ duyên chẳng đổi
Chẳng đổi tùy duyên.’’

Có tâm tin rồi, thì mới tiệu diệt được gốc phiền não. Tại sao hay sinh phiền não ? Vì chẳng có tâm tin, tham sân si ba độc thừa đó mà vào, nổi sóng làm gió, khiến cho bạn khởi hoặc, tạo nghiệp, thọ báo, cho nên tin là vĩnh viễn tiêu diệt gốc phiền não.
Có tâm tin rồi, thì mới đem hết thảy tất cả công đức hồi hướng cho chư Phật. Nhờ Phật trang nghiêm mà tự trang nghiêm, nhờ công đức Phật để thành tựu công đức của mình, cho nên phải chuyên nhất hồi hướng chư Phật.

Tin nơi cảnh giới chẳng chấp trước
Xa lìa các nạn được vô nạn
Tin hay thoát khỏi các đường ma
Thị hiện đạo giải thoát vô thượng.


Cảnh giới có cảnh giới thiện, có cảnh giới ác, có cảnh giới thuận, có cảnh giới nghịch, có cảnh giới hoan hỷ, có cảnh giới phiền não. Nếu có tâm tin thì chẳng chấp trước vào tất cả cảnh giới, do đó:

‘’Thấy việc tỉnh việc lìa thế gian
Thấy việc mê việc đọa trầm luân.’’

Ðối với cảnh giới nhận thức rõ ràng, thì sẽ thoát khỏi ba cõi; đối với cảnh giới nhận thức chẳng rõ ràng, thì sẽ đọa ba đường ác. Tâm tin vững chắc, thì đối với cảnh giới thuận nghịch thiện ác, đều vẫn an nhiên, chẳng có chấp trước, nhậm vận tự tại, chẳng có tơ hào phiền não, đó là sức tin.
Có tâm tin thì gặp dữ hóa lành, gặp nạn hóa cát tường. Xa lìa các nạn tức cũng là xa lìa nạn lửa, nạn nước, nạn La sát, nạn vua, nạn quỷ, nạn gông cùm, nạn oán tặc .v.v… hoặc xa lìa thiên tai, đao binh đủ thứ tai nạn, cho nên nói đắc được cảnh giới vô tai nạn.
Sức tin thắng hơn sức ma, hay thoát khỏi tất cả đường ma, chẳng bị lầm vào đường tà. Có tâm tin thì chư Phật sẽ thị hiện đạo giải thoát vô thượng, khiến cho bạn đắc được tự tại, chẳng bị ma mê hoặc não loạn.

Tin là công đức giống bất hoại
Tin hay sinh trưởng cây bồ đề
Tin hay tăng ích trí tối thắng
Tin hay thị hiện tất cả Phật.


Thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đây là năm mươi vị của Bồ Tát. Mỗi một vị đều dùng tâm tin để làm cơ sở. Người xưa nói :

‘’Người vô tín bất lập.’’

Nếu dân chẳng tin vua, chẳng ủng hộ vua, thì đất nước chẳng vững được. Chúng ta học Phật pháp phải sinh tâm tin, làm cho gốc tin sinh trưởng tựa như Kim Cang, vĩnh viễn chẳng giao động, là cơ sở tốt cho định. Làm những công đức chẳng hoại. Muốn ảnh hưởng cho người khác sinh tâm tin, thì phải y pháp tu hành, biết bao nhiêu thì hành bấy nhiêu. Biết giết hại là phạm giới, thì đừng giết hại, cho đến chẳng uống rượu .v.v… nơi nơi lấy thân làm khuôn phép. Do đó có câu:

‘’Kỳ thân chánh bất khiến nhi hành’’.

Bản thân mình làm việc chân chánh, làm mô phạm, chẳng khuyên người làm, họ cũng vẫn đi thực hành. Nếu mình chẳng y pháp tu hành, mà dạy người y pháp tu hành, thì chẳng có ai tin bạn. Tại sao ? Vì bạn chẳng có đức hạnh chân thật, chỉ dùng khẩu đầu thiền giáo hóa người, khiến cho người chẳng kính phục, cho nên nói tin là hạt giống công đức chẳng hoại.
Có sức tâm tin thì khiến cho cây bồ đề (tâm) lớn lên, càng ngày càng cao lớn. Cơ sở của niềm tin vững chắc, thì trí huệ càng ngày càng tăng trưởng. Tâm tin chẳng đủ không thể tăng ích trí huệ thù thắng. Có tâm tin thì cõi nước của tất cả chư Phật, sẽ thị hiện ra ở trước mặt bạn.

Do đó nương hành nói thứ lớp
Tin ưa tối thắng rất khó được
Ví như trong tất cả thế gian
Mà có diệu bảo châu như ý.


Bài kệ ở trước nói, nếu thật có tâm tin, thì sẽ sinh ra tin sâu, thệ nguyện, thực hành. Như vậy thì bạn cũng có thể thị hiện ở trước chư Phật, chư Phật cũng có thể thị hiện ở trước bạn, cùng nhau thị hiện, đó là sức tâm tin cảm ứng đạo giao. Vì vậy cho nên y chiếu tu hành thứ lớp để nói pháp môn tu hành.
Tin ưa vững chắc này là thù thắng nhất, là khó được nhất. Ví như trong hết thảy thế gian mà có diệu bảo châu như ý. Từ trong diệu bảo châu như ý này, mà chảy ra tất cả châu báu. Từ trong bảo châu tin này, mà chảy ra tất cả diệu pháp môn, cho nên nói tin là pháp môn tu hành căn bản nhất.
Chúng ta học Phật pháp, thì nhất định phải có tâm tin chân chánh. Gì là tâm tin chân chánh ? Tức là chẳng ích kỷ, chẳng tư lợi, chẳng có tham sân si, siêng tu giới định huệ, đó là điều kiện căn bản đầy đủ thật tin.

Nếu thường tin phụng các đức Phật
Thì hay giữ giới tu học xứ
Nếu thường giữ giới tu học xứ
Thì hay đầy đủ các công đức.


Người học Phật phải luôn luôn sinh tâm tin đối với Phật, không thể nửa tin nửa ngờ, nhất định phải luôn luôn tin phụng mười phương ba đời tất cả các Ðức Phật. Như thế thì hay giữ giới tinh nghiêm, y giáo phụng hành, tu hành tất cả pháp môn.
Nếu như thường giữ giới chẳng gián đoạn, y theo pháp của Phật nói tu hành, thì lâu dần sẽ đầy đủ tất cả công đức, có hy vọng sớm sẽ thành Phật. Cho nên phải có tâm tin không thối lùi, tinh tấn tiến về trước, giữ giới tu hành.

Giới hay khai phát gốc bồ đề
Học là siêng tu các công đức
Nơi giới và học luôn thuận hành
Tất cả Như Lai đều khen ngợi.


Giới tức là ngừa ác lánh dữ, tức cũng là đừng làm các điều ác, hãy làm các điều lành. Nếu đừng làm các điều ác, thì sẽ tiêu diệt tham sân si; hãy làm các điều lành, tức là siêng tu giới định huệ. Siêng tu giới định huệ, tức là khai phát gốc bồ đề. Nếu muốn khai ngộ thì nhất định phải giữ giới. Nếu muốn giữ giới thì nhất định phải có tâm tin. Tin mới có thể giữ giới, giữ giới mới có thể khai phát pháp căn bản của con đường bồ đề.
Học là học tập, học tập tất cả pháp. Muốn minh bạch tất cả pháp, thì phải siêng năng học tập. Trong Luận Ngữ có nói : ‘’Học nhi thời tập chi.’’ Học rồi phải luôn luôn ôn lại, như vậy mới ‘’Ôn cố nhi tri tân.’’ Ôn lại những điều đã học, thì sau đó sẽ biết những điều học mới. Chúng ta học Phật pháp, phải cần khổ tài bồi công đức, đượm nhuần công đức. Giống như vun bồi cội bồ đề, tăng trưởng quả bồ đề.
Phải tôn trọng giới luật, y chiếu giới luật mà tu hành. Phải học luôn thuận hành, đừng phạm giới, đừng phá giới. Hay giữ giới tu học như thế, thì mười phương chư Phật ba đời đều đến khen ngợi tán thán bạn, thường đến hộ trì cho bạn.

Nếu thường tin phụng các đức Phật
Thì hay hưng tập cúng dường lớn
Nếu hay hưng tập cúng dường lớn
Người đó tin Phật không nghĩ bàn.


Người tin Phật thì phải luôn luôn tin ngưỡng các đức Phật, phụng sự các đức Phật, không thể gián đoạn. Nếu lúc tiến lúc lùi, thì chẳng có công đức, cũng chẳng thành tựu. Hoặc dùng đủ thứ hương đốt để cúng dường, hoặc dùng đủ thứ hoa quả để cúng dường các đức Phật, ngày dài tháng rộng sẽ thành cúng dường lớn.
Nếu như có người phát tâm nguyện rộng tu cúng dường, cúng dường mười phương các đức Phật, thì tương lai lúc thành Phật, cũng có chúng sinh đến cúng dường. Nếu phát tâm rộng lớn tu vô lượng hạnh, hưng tập cúng dường lớn, thì công đức vô lượng vô biên. Cho nên tại các nước Phật giáo, có người cúng dường trai Tăng cho ngàn vị Tăng. Cúng dường một ngàn vị Tăng, thì trong đó chắc chắn có một vị A La Hán đến ứng cúng. Nếu cúng dường một vị A La Hán, thì thù thắng hơn cúng dường cho trăm ngàn vạn người xuất gia. Vì A La Hán là bậc Thánh xuất thế, cho nên có vô lượng công đức.
Người đó công đức tin phụng các đức Phật không thể nghĩ bàn, nhiều vô tận nói không hết được.

Nếu thường tin phụng nơi tôn pháp
Tất nghe Phật pháp chẳng nhàm đủ
Nếu nghe Phật pháp chẳng nhàm đủ
Người đó tin pháp không nghĩ bàn.


Bài kệ ở trước là tin phụng Phật bảo. Bài kệ này là nói tin phụng Pháp bảo. Hễ tin Phật thì cũng phải tin Pháp. Tại sao ? Vì Pháp là Phật nói. Chỉ tin Phật không tin pháp, thì không vào trong biển Phật pháp được.
Nếu như có người luôn luôn tin phụng Tam Tạng mười hai bộ tất cả Kinh điển của Phật nói, vì có sức tin, cho nên nghe Phật pháp chẳng có lúc nào nhàm chán vì biết đủ.
Nghe Kinh nghe pháp, chẳng phải ngày ngày đắc được lợi ích gì, có thể khai mở trí huệ gì, chẳng phải như thế. Người thật sự tin Phật pháp, thì chẳng mong cầu đắc được lợi ích gì, diệu dụng gì. Tâm nghĩ đắc được lợi ích, đắc được diệu dụng thì còn có tâm tham. Phải đừng có tâm tham mà thường nghe pháp, nghe pháp được xem như điều cần thiết trong đời sống, quan trọng giống như ăn cơm, mặc đồ, ngủ nghỉ, đừng có tâm xí đồ mong cầu. Nếu có tâm mong cầu thì là vọng tưởng. Vọng tưởng sinh ra thì chẳng tương ưng với đạo. Nếu tương ưng thì hợp với đạo mà làm một. Như vậy thì tất cả vọng tưởng đều chẳng còn. Lúc đó ngưng bặt tất cả vọng niệm, chẳng động tất cả vọng niệm, đó tức là thanh tịnh.
Nghe Kinh nghe pháp đừng khởi tâm phân biệt, bộ Kinh này tôi đã giảng qua, chẳng cần nghe nữa. Bộ Kinh kia tôi chưa nghe qua, tôi phải nghe, tư tưởng như thế là sai. Phải biết người giảng Kinh, mỗi người có trí huệ khác nhau, có kiến giải khác nhau. Nghe nhiều lần sẽ có ích lợi, đừng sinh tâm nhàm chán.
Nếu như nghe Kinh, nghe pháp, chẳng có lúc nào nhàm chán, thì người đó tin phụng tất cả tôn pháp, sẽ đắc được cảnh giới không thể nghĩ bàn. Trước khi chưa đắc được, đừng có tâm mong cầu, chẳng có tâm tham cầu, thì trí huệ vốn có sẽ hiện tiền.

Nếu thường tin phụng thanh tịnh Tăng
Thì được tâm tin chẳng thối chuyển
Nếu được tâm tin chẳng thối chuyển
Người đó sức tin không thể động.


Thanh tịnh Tăng thì chẳng có vọng tưởng, dục niệm, ba độc, mà có giới định huệ ba học. Chẳng bị cảnh giới chuyển, mà chuyển được cảnh giới, song, chuyển cảnh giới không thanh tịnh, thành thanh tịnh, chuyển cảnh giới nhiễm ô, thành thanh tịnh. Lại có thể chuyển đời ác năm trược, thành đời lành năm thứ thanh tịnh. Thanh tịnh Tăng mười phương thế giới, bao quát Bồ Tát, A La Hán, Duyên Giác. Tóm lại, phàm là chẳng có tư tưởng nhiễm ô, tức là thanh tịnh Tăng.
Nếu như thường thường tin phụng gần gũi thanh tịnh Tăng, đem tánh mạng của mình cúng dường Tam Bảo, đem thân khẩu ý ba nghiệp thanh tịnh để cúng dường Tam Bảo, có tâm tin như thế rồi, thì chẳng thối lùi về sau. Ðắc được cảnh giới ba bất thối :
1). Niệm không thối : Chẳng sinh tâm niệm thối chuyển.
2). Hạnh không thối : Chỉ tu hành tiến về phía trước, chứ chẳng thối lùi về sau.
3). Vị không thối : Vào vị Bồ Tát, chẳng lùi về vị nhị thừa.
Nếu như khi đắc được tâm tin không thối chuyển, thì người phát tâm bồ đề đó, có sức tin chẳng cách chi làm lay động. Người tu đạo bất cứ gặp cảnh giới gì, mà tâm chẳng động, đó là chứng minh sức tin vững chắc.

Nếu được sức tin không lay động
Thì được các căn tịnh sáng suốt
Nếu được các căn tịnh sáng suốt
Thì sẽ xa lìa ác trí thức.


Sức tin là một trong năm lực. Có sức tin thì không thấy lạ nghĩ đổi khác. Có sức tinh tấn thì chẳng phế bỏ giữa đường. Có sức niệm thì niệm niệm chẳng quên tâm bồ đề. Có sức định thì như như chẳng động, liễu liễu thường minh, chẳng bị cảnh giới làm giao động. Có sức huệ thì sẽ nhận thức được cảnh giới. Năm lực tức là năm sức lực, trợ giúp cho năm căn sinh trưởng.
Nếu như đắc được sức tin không lay động, thì sẽ đắc được đủ thứ căn lành thanh tịnh sáng suốt, mắt tai mũi lưỡi thân ý chẳng có mao bệnh.
Nếu đắc được các căn thanh tịnh sáng suốt, thì lúc đó mắt thấy sắc, chẳng bị sắc trần làm mê. Tai nghe tiếng chẳng bị tiếng đời làm mê. Mũi ngửi hương thơm chẳng bị hương trần làm mê. Lưỡi nếm vị chẳng bị vị trần làm mê. Thân xúc giác chẳng bị xúc trần làm mê. Ý biết pháp chẳng bị pháp trần làm mê. Như vậy sẽ đắc được đại trí huệ, sẽ xa lìa bàng môn tả đạo, thiên ma ngoại đạo và tất cả ác tri thức.
Ác tri thức là gì ? Tức là tà tri tà kiến, ích kỷ tư lợi, tất cả đều nghĩ về lợi ích của mình.
Thiện tri thức là gì ? Tức là chánh tri chánh kiến, đại công vô tư, hay xả thân cứu chúng sinh, chẳng tính toán vì lợi ích cho cá nhân mình. Khắp giáo hóa chúng sinh, lấy khổ của chúng sinh làm khổ của mình, đại biểu chúng sinh để thọ khổ. Do đó:

‘’Nếu còn một chúng sinh chưa thành Phật
Quyết không thủ chứng quả vị Nê Hoàn.’’

Nguyện tất cả chúng sinh lìa khổ được vui, sớm chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác, đó là tác phong của thiện tri thức.

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Giảng Giải
Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Giác Ngộ Đời Thứ 9 Của Quy Ngưỡng Thiền Tông)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
28795240_1820023274966253_4141013337412509463_n.jpg


LÒNG TIN LÀ GỐC RỄ ĐIỀU LÀNH SANH RA CÁC CÔNG ĐỨC

* Kinh Hoa Nghiêm: "Như người có tay, vào trong núi báu, tự do lấy ngọc; người có lòng tin cũng vậy, vào trong Phật pháp, tự do lấy của báu vô lậu."

* Kinh Tâm Địa Quán: "Như người không tay tuy đến núi báu, không lấy được gì. Người không lòng tin, dầu gặp Tam bảo cũng không ích gì."

* Luận Đại Trí Độ: "Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được."

* Kinh Tiểu Địa Quán: "Vào biển Phật pháp, lấy lòng tin làm gốc; qua sông sanh tử, lấy giới pháp làm thuyền."

* Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành."

* Kinh Lăng Nghiêm: "Tin chơn lý thường trú gọi là lòng tin."

* Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Lòng tin làm nhân cho nghe pháp, nghe pháp làm nhân cho lòng tin."

* Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Nhân duyên được nghe chánh pháp, là gần gũi bạn lành; nhân duyên gần gũi bạn lành đó là lòng tin vậy. Phát được lòng tin có hai nhân duyên là: nghe pháp và suy nghĩ nghĩa lý của pháp."

* Luận Khởi Tín: "Nói lòng tin có 4 món:

- Một là lòng tin cội gốc, nghĩa là ưa nghĩ pháp chơn như.
- Hai là tin đức Phật có vô lượng công đức, thường nhớ gần gũi, cúng dường, cung kính phát khởi căn lành để cầu xin nhất thế trí.
- Ba là tin Pháp có nhiều lợi ích, thường nhớ tu hành cho rốt ráo.
- Bốn là tin Tăng hay tu hành hạnh lợi mình và người, thường ưa gần gũi các vị Bồ tát cầu học hạnh như thật."

* Kinh Niết Bàn:

"- Lòng tin lại có 2 món: một là từ nghe mà sanh, hai là từ nghĩ mà sanh. Những người từ nghe sanh mà chẳng từ nghĩ sanh, thì gọi là lòng tin chẳng đầy đủ.

- Còn có 2 món nữa: một là tin có Đạo, hai là tin có chứng Đạo. Lòng tin người nào chỉ tin có Đạo mà chẳng tin có các người chứng Đạo, ấy gọi là lòng tin chẳng đầy đủ."

* Kinh Đại Bảo Tích:"Có lòng tin mới là Phật tử, vậy nên kẻ trí phải thường gần gũi người có lòng tin."

* Kinh Đại Bát Niết Bàn:" Đại tín tâm tức là Phật tánh, Phật tánh tức là Như Lai."

* Kinh Phạm Võng: "Đứng đầu tất cả hạnh là đức tin, vì cội gốc các đức vậy."

* Kinh Đại Trang Nghiêm: "Tất cả các công đức, đức tin là sứ mạng; trong các của báu, của đức tin đứng đầu."

* Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa:" Nếu người trồng căn lành, nghi thời hoa chẳng nở; lòng tin được trong sạch, hoa nở liền thấy Phật."

* Kinh Hoa Nghiêm: "Nếu được nghe một câu pháp chưa từng nghe, sanh lòng rất vui mừng, còn hơn được bao nhiêu ngọc báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới."

* Kinh Hoa Nghiêm: "Tin là nguồn Đạo, mẹ công đức, nuôi lớn tất cả các pháp lành, dứt trừ lưới nghi, thoát dòng ái, mở chỉ Niết Bàn, đạo Vô thượng; tin lòng trong sạch không dơ bẩn, dứt trừ kiêu mạn gốc cung kính, là của thứ nhất trong kho Pháp, là tay trong sạch lãnh các hạnh; tin hay huệ thí tâm không tham; tin hay vui mừng vào Phật pháp; tin hay thêm lớn trí công đức; tin hay quyết đến cõi Như Lai; tin khiến các căn lành sáng suốt; tin sức bền chắc không thể hư; tin hay dứt hẳn gốc phiền não; tin hay hướng về Phật công đức; tin đối cảnh giới không tham lam, xa lìa các nạn, được không nạn; tin hay vượt khỏi các đường ma, thị hiện đạo Vô thượng giải thoát; tin chẳng phá hư giống công đức; tin hay nuôi lớn cây Bồ đề; tin hay thêm ích trí tối thượng; tin hay thị hiện tất cả Phật."

* Kinh Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Sumana nói "Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho thiện nam tử có lòng tin. Thế nào là năm?

1. Các Thiện nhân, các Chân nhân, trước hết có lòng thương tưởng đến vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin;

2. Khi đến thăm, trước hết họ đến thăm vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin;

3. Khi chấp nhận, họ chấp nhận (các món ăn) trước hết từ những người có lòng tin, không từ những người không có lòng tin;

4. Họ thuyết pháp trước hết cho những người có lòng tin, không cho những người không có lòng tin;

5. Người có lòng tin, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi Trời.

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm lợi ích cho thiện nam tử có lòng tin. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên khoảnh đất tốt, tại ngã tư đường, có cây bàng to lớn là chỗ nương tựa cho các loài chim chung quanh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử có lòng tin là chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, cho nam cư sĩ và cho nữ cư sĩ.

Như cây bàng to lớn,
Với cành, lá, trái cây,
Với thân, rễ, đầy trái,
Làm chỗ trú loài chim.
Tại trú xứ thoải mái,
Các con chim làm tổ,
Cần bóng mát, hứng mát,
Cần trái cây, ăn trái.
Cũng vậy, vị trì giới,
Người có lòng tịnh tín,
Khiêm nhường và nhu thuận,
Hiền hòa, lời từ tốn,
Tánh tình thật dịu hiền,
Vị đoạn tham, đoạn sân,
Ðoạn si, không lậu hoặc,
Là ruộng phước ở đời.
Họ đến người như vậy,
Họ thuyết pháp, người ấy
Ðoạn trừ mọi khổ đau,
Vị ấy ở tại đây,
Hiểu biết Chánh pháp ấy,
Viên bản nhập Niết-bàn,
Hoàn toàn không lậu hoặc.

* Trong Tương Ưng Bộ tập 1, chương 10, phần Alavaka cũng nói:
"Lòng tin đối người đời,
Là tài sản tối thượng.
Chánh pháp khéo hành trì,
Ðem lại chơn an lạc.
Chân lý giữa các vị,
Là vị ngọt tối thượng.
Phải sống với trí tuệ,
Ðược gọi sống tối thượng."

* Kinh Kìtàgiri, Trung Bộ nói: “Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một vị có lòng tin đi đến gần; sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ; sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai; sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp; sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp; sau khi thọ trì, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì; sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận; sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi; sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực; sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc; sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần. Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy.

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu không có lòng tin ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự đến gần ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có tỏ sự kính lễ ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự lóng tai ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nghe pháp ấy, thời này Tỷ-kheo, không có sự thọ trì pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự suy tư ý nghĩa ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự chấp thuận pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự ước muốn ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nỗ lực ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự cân nhắc ấy, thời này các Tỷ-kheo không có sự tinh cần ấy. Này các Tỷ kheo, ở đây, các Ông đã đi vào phi đạo. Này các Tỷ-kheo, ở đây, các Ông đã đi vào tà đạo. Thật là quá xa, này các Tỷ-kheo, các kẻ ngu này đã đi ra ngoài Pháp và Luật này."
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên