Trí Từ
Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
- Tham gia
- 28/4/14
- Bài viết
- 643
- Điểm tương tác
- 303
- Điểm
- 63
Kính chào quí vị gần xa,
- Để khi nói ra được mọi người hiểu và thương mến có thiện cảm thì đức Phật dạy có 4 cách nói sau:
1 Nói đúng lúc
2. Nói sự thật
3. Nói bằng tình thương
4. Lựa lời mà nói
- Bốn điều trên không phân biệt thứ tự mà nếu ai có thể tập hợp được 4 điều trên trong khi nói thì chắc chắn sẽ được mọi người tin yêu thương mến và cảm phục.
Ai cũng đã biết rằng Tâm làm chủ tất cả cho nên khi nói thì cũng chính là tâm nói. Cho nên nếu thấy ta nói gì cũng hay bị người khác chỉ trích, không thích thì nên xem lại cách nói năng của mình.
Trí Từ xin được giải thích sơ lược 4 cách nói trên...
1 Nói đúng lúc: là nói khi người nghe đã chuẩn bị nghe mà muốn nghe. Nếu họ đang bận việc hay đang mệt mõi muốn yên tĩnh mà nhảy vào nói thì cái kết sẽ không tốt đẹp cho dù người truyền ý muốn tốt cho người nghe.
2. Nói sự thật: là điều đó có thật, không thêu dệt thêm bớt cho câu chuyện sinh động để rồi khi họ đã tin và sau này họ biết sự thật hôm đó ta nói hoàn toàn trái ngược chỉ như muốn vỗ cho họ vui, an tâm lúc đó mà đi quá xa sự thật thì cái kết sẽ đưa đến sự hoài nghi và giận hờn đối với người nói mà thôi.
3. Nói bằng tình thương: vì thương họ, muốn cho tốt chọ nên nói. Không phải vì lợi ích của bản thân mà nói thì họ sẽ cảm nhận được ý tốt, lời lành này của người muốn truyền ý.
4. Lựa lời mà nói: tuỳ vào hoàn cảnh, tâm trạng người nghe mà nói chứ không phải cứ như cách nói hằng ngày hoặc cách nói chung với mọi người mà lập đi lập lại y chang vậy.
Với 4 cách nói trên phải biết nhịp nhàng kết hợp với nhau thì khi truyền đạt ý sẽ rất thuận lợi ôn hoà tốt cho cả người nói lẫn người nghe. Tuy nhiên mọi sự trên đời đếu có nguyên nhân của nó. Khi bạn áp dụng cách nói này mà bạn cho rằng đã hết sức hết lời mà người nghe vẫn còn hiểu lầm ta, trách ta thì ở đây ta nên im lặng lại chờ dịp khác hợp hơn để bày tỏ. Ở đây Trí Từ gọi đó là Duyên Lành, khi Duyên lành đến thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp vô cùng.
Có 1 điều vô cùng quan trọng nữa là: KHÔNG NÊN NÓI LỖI NGƯỜI KHÁC (vì chính ta chưa hoàn thiện kia mà). Khi bạn vì 1 lý tưởng nào đó, để bảo vệ cái gì đó cao thượng tốt đẹp mà sẳng sàng nói cái lỗi cái sai của người khác thì chính bạn đã bắt đầu cho 1 cuộc tranh luận vì Có Ai Lại Chịu Nhận Lỗi Của Mình. Cho nên khi đã quyết định như vậy thì hãy chuẩn bị cho sự mệt mõi cũng như ngôn từ để đáp lại.
Nhắc: khi đã mệt mõi để bảo vệ quan điểm của mình mà ngôn từ, mỹ ý đã hết thì nên im lặng, vì nếu cố nữa ta sẽ nói những lời mà khi ta đọc lại chính ta cũng không ngờ trong lúc đó ta đã nói những lời lẻ như vậy .
Xin chia sẽ cách nói Trí Từ biết được và đang cố gắng thực hành !
- Để khi nói ra được mọi người hiểu và thương mến có thiện cảm thì đức Phật dạy có 4 cách nói sau:
1 Nói đúng lúc
2. Nói sự thật
3. Nói bằng tình thương
4. Lựa lời mà nói
- Bốn điều trên không phân biệt thứ tự mà nếu ai có thể tập hợp được 4 điều trên trong khi nói thì chắc chắn sẽ được mọi người tin yêu thương mến và cảm phục.
Ai cũng đã biết rằng Tâm làm chủ tất cả cho nên khi nói thì cũng chính là tâm nói. Cho nên nếu thấy ta nói gì cũng hay bị người khác chỉ trích, không thích thì nên xem lại cách nói năng của mình.
Trí Từ xin được giải thích sơ lược 4 cách nói trên...
1 Nói đúng lúc: là nói khi người nghe đã chuẩn bị nghe mà muốn nghe. Nếu họ đang bận việc hay đang mệt mõi muốn yên tĩnh mà nhảy vào nói thì cái kết sẽ không tốt đẹp cho dù người truyền ý muốn tốt cho người nghe.
2. Nói sự thật: là điều đó có thật, không thêu dệt thêm bớt cho câu chuyện sinh động để rồi khi họ đã tin và sau này họ biết sự thật hôm đó ta nói hoàn toàn trái ngược chỉ như muốn vỗ cho họ vui, an tâm lúc đó mà đi quá xa sự thật thì cái kết sẽ đưa đến sự hoài nghi và giận hờn đối với người nói mà thôi.
3. Nói bằng tình thương: vì thương họ, muốn cho tốt chọ nên nói. Không phải vì lợi ích của bản thân mà nói thì họ sẽ cảm nhận được ý tốt, lời lành này của người muốn truyền ý.
4. Lựa lời mà nói: tuỳ vào hoàn cảnh, tâm trạng người nghe mà nói chứ không phải cứ như cách nói hằng ngày hoặc cách nói chung với mọi người mà lập đi lập lại y chang vậy.
Với 4 cách nói trên phải biết nhịp nhàng kết hợp với nhau thì khi truyền đạt ý sẽ rất thuận lợi ôn hoà tốt cho cả người nói lẫn người nghe. Tuy nhiên mọi sự trên đời đếu có nguyên nhân của nó. Khi bạn áp dụng cách nói này mà bạn cho rằng đã hết sức hết lời mà người nghe vẫn còn hiểu lầm ta, trách ta thì ở đây ta nên im lặng lại chờ dịp khác hợp hơn để bày tỏ. Ở đây Trí Từ gọi đó là Duyên Lành, khi Duyên lành đến thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp vô cùng.
Có 1 điều vô cùng quan trọng nữa là: KHÔNG NÊN NÓI LỖI NGƯỜI KHÁC (vì chính ta chưa hoàn thiện kia mà). Khi bạn vì 1 lý tưởng nào đó, để bảo vệ cái gì đó cao thượng tốt đẹp mà sẳng sàng nói cái lỗi cái sai của người khác thì chính bạn đã bắt đầu cho 1 cuộc tranh luận vì Có Ai Lại Chịu Nhận Lỗi Của Mình. Cho nên khi đã quyết định như vậy thì hãy chuẩn bị cho sự mệt mõi cũng như ngôn từ để đáp lại.
Nhắc: khi đã mệt mõi để bảo vệ quan điểm của mình mà ngôn từ, mỹ ý đã hết thì nên im lặng, vì nếu cố nữa ta sẽ nói những lời mà khi ta đọc lại chính ta cũng không ngờ trong lúc đó ta đã nói những lời lẻ như vậy .
Xin chia sẽ cách nói Trí Từ biết được và đang cố gắng thực hành !