...
Lại lui về quá khứ hơn 2500 năm ở Ấn Độ.
Lúc bấy giờ xã hội Ấn Độ đã có sự phân chia giai cấp rõ rệt gồm 4 thành phần chính yếu. Trong đó, Sát đế lợi là giai cấp thống trị quản lý xã hội về chính trị, quân sự và luật pháp. Bà la môn bao gồm giới Tăng lữ là thành phần toàn quyền quyết định về tư tưởng, tín ngưỡng, lễ nghi và chi phối cả vấn đề luật pháp ở các quốc gia quanh lưu vực sông Hằng. Tỳ xá bao gồm những thương gia, những người buôn bán, là thành phần chi phối xã hội thông qua lĩnh vực kinh tế. Thủ đà la bao gồm những người thợ thủ công như cắt tóc, thợ may, thợ rèn,… Đây là thành phần “thấp cổ, bé miệng” của xã hội.
Theo quy định thì thành phần Thủ đà la không được trực tiếp đối diện với 3 thành phần trên, phải chấp nhận thân phần hèn mọn, hạ tiện.
Tuy nhiên, vẫn còn có một thành phần mạt hạng, thấp kém hơn bao gồm thành phần Chiên đà la, những người cùng đinh và nô lệ. Những thành phần này có đời sống vô cùng lam lũ, khốn khó, thân phận hèn hạ, nhỏ nhoi,… Nếu chỉ vô tình chạm phải một người trong 3 thành phần “ăn trên, mặc trước” - Sát đế lợi, Bà la môn, Tỳ xá thì sẽ bị giết ngay lập tức hoặc buộc phải làm nô lệ phục dịch suốt đời.
Nhìn vào bối cảnh xã hội Ấn Độ cổ xưa tôi chợt nhận ra “Dường như không có nhiều sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại cũng sang hèn, giàu nghèo, đói no, lạnh lùng, tàn độc, yêu thương, khinh ghét,…”.
Cũng là một tấm màng vô minh nhị nguyên bủa vây.
Đã đến nơi Phật đản sinh lẽ nào tôi lại không đi tham bái Người. Tôi lặng lẽ đến bên Phật Thích Ca ngay nơi cội bồ đề trước đêm Người thành đạo. Người lặng lẽ ngồi đó, tôi lặng lẽ vọng bái rồi mải nhìn ngắm vẻ đẹp gần gũi, sáng rỡ nơi Thái tử Tất Đạt Đa.
Tôi chợt nghe tự tâm đánh thức niệm “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai”.
(Bất cứ sự vật, hiện tượng nào mà người học Phật nhìn thấy, nhận biết nơi sắc chất, hình tướng đều là cái thấy hư dối, không đúng thật vì lẽ chúng luôn luôn tàn hoại, thay đổi liên tục trong từng niệm, từng khắc, từng giây, từng phút. Chỉ khi nào người học Phật nhìn thấy các pháp không tựa ở nơi hình tướng, sắc chất thì cái thấy đó mới đúng là thật tướng của vạn pháp, là cái thấy đúng thật, với cái thấy cùng tột đó thì người học Phật mới thấu rõ Như Lai).
Chánh định giúp tôi sực tỉnh. Nếu dùng cái nhìn có sắc tướng sao có thể thấy được chân Phật?
Tôi khẽ nhắm mắt lại, xoay cái nhìn vào tự tâm. Ở nơi đó, tôi len vào tâm thức của Thái tử Tất Đạt Đa. Nơi tâm thức của Thái tử có một vầng mây xám xịt, u ám, ảm đạm,… của sắc trời giông tố, báo hiệu một trận mưa giông lớn sắp xảy đến, Thái tử vẫn bình thản, điềm tỉnh nhìn vào chiếc lá, hạt cát, bông sen, bát sữa của bé gái Tu Già Đa,… hòa quyện trong đám mây đen kịt.
Hồi lâu, Thái tử khẽ mỉm cười, nụ cười của Thái tử giúp tôi nhận ra “Người đã thấu rõ trong vạn vật cùng tột cũng chỉ là đất, nước, gió, lửa và hư không.
Lại thấy Thái tử bình thản quán chiếu nguyên do của việc đất, nước, gió, lửa, hư không kết hợp lại tạo ra xác thân người.
Rồi Người nhận biết khi xác thân tàn hoại thì mọi thứ sẽ về đâu?
Người thâm nhập cả vào cõi giới vô hình. Cứ thế, Thái tử quán chiếu tất cả vạn pháp, nhận biết Tánh không của vạn pháp, thấu rõ bản tâm.
Trận mưa giông bấy giờ đã ngừng dứt, sao mai vừa ló dạng cuối trời, Thái tử vẫn tĩnh tại thiền định.
…
Tôi dừng lại và quán chiếu về mọi việc vừa mới xảy ra trong tâm thức của Thái tử Tất Đạt Đa.
Vầng mây xám đen kịt chính thật là màng lưới nhị nguyên vô minh đã từ lâu trói buộc tâm thức con người, Thái tử muốn thoát ra khỏi sinh tử chỉ vì Người cũng bị trói trong lưới nhị nguyên sinh tử đầy khổ đau. Người thoát ra khỏi vô minh vì lẽ Người thấu rõ “Không có gì đáng được gọi là sinh tử cả”.
Tất cả chỉ là duyên sinh, luân hồi, nghiệp quả,… Muốn gỡ bỏ luân hồi, nghiệp quả, sinh tử thì con người phải thoát ra khỏi tâm phân biệt, dính mắc nơi nhị nguyên, hành trì để sống được với bản tâm chân thật, nơi con người chưa từng được sinh ra. Trận mưa giông lớn vào đêm Phật thành đạo cũng chính là lúc Phật dùng trí tuệ bát nhã quét sạch, cuốn trôi tấm lưới vô minh ra khỏi tâm thức. Sao mai mọc lên thể hiện trí tuệ bát nhã của Phật đã sáng rõ xuyên suốt 3 cõi 6 đường và thấu triệt 3 thời - Quá khứ, hiện tại, vị lai.
…
Tiếp đến, tôi lần theo con đường hoằng đạo, hành đạo và cả khi Phật nhập diệt. Quả thật, Phật không hề có ý định lập ra đạo Phật. Đạo Phật ra đời là do tâm ý phân biệt của con người. Phật nhập diệt là thời điểm đánh dấu sự chững lại và đi xuống của chánh pháp. Trong giáo lý của Phật Thích Ca giả lập ra làm 2 pháp - Pháp thế gian và pháp xuất thế gian.
Cả hai pháp thế gian và xuất thế gian không thể tách lìa mà cùng tồn tại bổ trợ cho nhau.
- Pháp thế gian là những pháp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của con người cùng muôn vật và chứa đựng cả sự hiểu biết giác ngộ hoàn toàn, trí tuệ bát nhã.
- Pháp xuất thế gian chính là các pháp nơi cõi vô hình, việc giải thoát hoàn toàn khỏi luân hồi.
Thực tế là sau khi được Phật chỉ bày và cả khi Phật nhập diệt thì số lượng người học Phật đạt được sự giải thoát hoàn toàn quả thật là không ít. Điều này đồng nghĩa với việc họ đã đạt pháp xuất thế gian nhưng gần như không mấy ai có trí tuệ theo kịp pháp thế gian nhằm nối pháp cho sự hiểu biết giác ngộ hoàn toàn. Vì lẽ đó theo thời gian chánh pháp của Phật Thích Ca bị lu mờ dần.
Tôi dần nhận ra nguyên nhân làm cho chánh pháp không còn sáng rõ, mất đi tính thực tiễn, tính khả dụng và ngày càng xa rời cuộc sống con người.
- Nguyên nhân thứ nhất làm cho chánh pháp bị mai một là do con người đã giới hạn, nhốt chánh pháp vào đạo Phật.
- Nguyên nhân thứ hai là do tâm nguyện của người học Phật đời sau không dũng mãnh cầu trí tuệ bát nhã, sự hiểu biết giác ngộ tột cùng ở pháp thế gian mà chỉ cầu sự giải thoát hoàn toàn cho cá nhân ở pháp xuất thế gian.
- Nguyên nhân thứ ba là người học Phật bị trói vào việc truyền trao Phật pháp dựa vào hai chữ “Tùy duyên”.
Những sai lầm này bắt nguồn từ nơi Nhị Tổ A Nan và Sơ Tổ Ca Diếp.
Cụ thể, khi biết rằng gần đến ngày nhập diệt Phật Thích Ca đã đôi ba lần gạn hỏi ngài A Nan cùng đại chúng có gì không rõ biết thì cứ tuần tự trình bày Như Lai sẽ giảng giải cặn kẽ. Bấy giờ, ngài A Nan đã đạt quả Dự lưu và không ít người học Phật nơi đại chúng đạt 1 trong 4 quả vị Thánh. Những người đạt 1 trong 4 quả vị thánh là những bậc bất thối chuyển sẽ mau chóng liễu thoát sinh tử.
Đáng tiếc là ngay cả đến người học Phật đạt quả vị A la hán cũng chỉ cầu giải thoát nên tâm Bồ tát phần nhiều không dũng mãnh vì thế đã không có những câu hỏi nhằm làm sáng rõ chánh pháp.
Cho đến khi Phật nhập diệt ngài A Nan vẫn chỉ đạt được quả Dự lưu, điều này cho thấy ngài A Nan rất đa văn nhưng bị trói vào sự ỷ lại là em họ của Phật sẽ được Phật nâng đỡ. Trên thực tế Phật không thể làm điều đó, đối với pháp xuất thế gian thì tự mỗi người phải hành trì, bước đi trên đôi chân và nhận biết bởi do sự hiểu biết của tự thân. Phật nhập diệt, ngài Ca Diếp đã dùng một câu nói giúp ngài A Nan sau một đêm liên tiếp chứng 3 quả vị còn lại của Thánh quả.
Tại sao Phật không giúp được A Nan mà ngài Ca Diếp lại làm được điều đó?
Vì lẽ lúc Phật tại thế ngài A Nan ỷ lại dựa dẫm vào Phật mà không thể tiến tu. Đến lúc Phật nhập diệt, chỗ dựa vững chắc không còn nên khi bị ngài Ca Diếp khiển trách, không cho dự vào buổi kết tập kinh điển nên sinh tâm hổ thẹn, miên mật thiền định, dứt bỏ tâm phân biệt, dính mắc và mau chóng chứng quả A la hán
Ngoài ra, ngài Ca Diếp còn chủ trì cho việc kết tập kinh điển hoàn mãn nhưng cả Sơ Tổ Ca Diếp, cả những vị Tổ về sau chỉ cầu pháp xuất thế gian, không cầu sự hiểu biết của pháp thế gian, làm Phật sự tùy duyên nên dần dần khiến chánh pháp xa rời xã hội và giới hạn chánh pháp vào trong đạo Phật.
Qua đó, ta thấy các vị Tổ đạt tâm giải thoát nhưng lại nhốt thân, nhốt chánh pháp vào đạo Phật. Đến các vị Tổ và người học Phật đời sau nữa thì họ không chỉ nhốt thân cùng giáo lý, kinh điển vào đạo Phật mà còn nhốt thân vào Pháp. Do không phá bỏ được cái tôi - bản ngã mà mỗi người học Phật tạo lập tông giáo riêng làm chia rẽ, tách rời các pháp, làm rối loạn, hỗn độn chánh pháp. Không ít người học Phật rơi vào lợi dưỡng, lợi danh gây ngộ nhận, làm ảnh hưởng đến giá trị Tam tạng kinh của Phật Thích Ca.
Giá như những ngày Phật gần nhập diệt mà bên Người còn có ngài Xá Lợi Phất, ngài Mục Kiền Liên thì chánh pháp sẽ được sáng rõ thêm. Ngài Xá Lợi Phất thì trí tuệ xuất chúng, ngài Mục Kiền Liên thì bi nguyện dũng mãnh vì xiển dương chánh pháp chân thật mà quên bỏ thân mạng. Thật là hai vị Bồ tát lớn ở thế gian thời Phật tại thế, đáng được kính ngưỡng, vọng bái.
...
Lại lui về quá khứ hơn 2500 năm ở Ấn Độ.
Lúc bấy giờ xã hội Ấn Độ đã có sự phân chia giai cấp rõ rệt gồm 4 thành phần chính yếu. Trong đó, Sát đế lợi là giai cấp thống trị quản lý xã hội về chính trị, quân sự và luật pháp. Bà la môn bao gồm giới Tăng lữ là thành phần toàn quyền quyết định về tư tưởng, tín ngưỡng, lễ nghi và chi phối cả vấn đề luật pháp ở các quốc gia quanh lưu vực sông Hằng. Tỳ xá bao gồm những thương gia, những người buôn bán, là thành phần chi phối xã hội thông qua lĩnh vực kinh tế. Thủ đà la bao gồm những người thợ thủ công như cắt tóc, thợ may, thợ rèn,… Đây là thành phần “thấp cổ, bé miệng” của xã hội.
Theo quy định thì thành phần Thủ đà la không được trực tiếp đối diện với 3 thành phần trên, phải chấp nhận thân phần hèn mọn, hạ tiện.
Tuy nhiên, vẫn còn có một thành phần mạt hạng, thấp kém hơn bao gồm thành phần Chiên đà la, những người cùng đinh và nô lệ. Những thành phần này có đời sống vô cùng lam lũ, khốn khó, thân phận hèn hạ, nhỏ nhoi,… Nếu chỉ vô tình chạm phải một người trong 3 thành phần “ăn trên, mặc trước” - Sát đế lợi, Bà la môn, Tỳ xá thì sẽ bị giết ngay lập tức hoặc buộc phải làm nô lệ phục dịch suốt đời.
Nhìn vào bối cảnh xã hội Ấn Độ cổ xưa tôi chợt nhận ra “Dường như không có nhiều sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại cũng sang hèn, giàu nghèo, đói no, lạnh lùng, tàn độc, yêu thương, khinh ghét,…”.
Cũng là một tấm màng vô minh nhị nguyên bủa vây.
Đã đến nơi Phật đản sinh lẽ nào tôi lại không đi tham bái Người. Tôi lặng lẽ đến bên Phật Thích Ca ngay nơi cội bồ đề trước đêm Người thành đạo. Người lặng lẽ ngồi đó, tôi lặng lẽ vọng bái rồi mải nhìn ngắm vẻ đẹp gần gũi, sáng rỡ nơi Thái tử Tất Đạt Đa.
Tôi chợt nghe tự tâm đánh thức niệm “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai”.
(Bất cứ sự vật, hiện tượng nào mà người học Phật nhìn thấy, nhận biết nơi sắc chất, hình tướng đều là cái thấy hư dối, không đúng thật vì lẽ chúng luôn luôn tàn hoại, thay đổi liên tục trong từng niệm, từng khắc, từng giây, từng phút. Chỉ khi nào người học Phật nhìn thấy các pháp không tựa ở nơi hình tướng, sắc chất thì cái thấy đó mới đúng là thật tướng của vạn pháp, là cái thấy đúng thật, với cái thấy cùng tột đó thì người học Phật mới thấu rõ Như Lai).
Chánh định giúp tôi sực tỉnh. Nếu dùng cái nhìn có sắc tướng sao có thể thấy được chân Phật?
Tôi khẽ nhắm mắt lại, xoay cái nhìn vào tự tâm. Ở nơi đó, tôi len vào tâm thức của Thái tử Tất Đạt Đa. Nơi tâm thức của Thái tử có một vầng mây xám xịt, u ám, ảm đạm,… của sắc trời giông tố, báo hiệu một trận mưa giông lớn sắp xảy đến, Thái tử vẫn bình thản, điềm tỉnh nhìn vào chiếc lá, hạt cát, bông sen, bát sữa của bé gái Tu Già Đa,… hòa quyện trong đám mây đen kịt.
Hồi lâu, Thái tử khẽ mỉm cười, nụ cười của Thái tử giúp tôi nhận ra “Người đã thấu rõ trong vạn vật cùng tột cũng chỉ là đất, nước, gió, lửa và hư không.
Lại thấy Thái tử bình thản quán chiếu nguyên do của việc đất, nước, gió, lửa, hư không kết hợp lại tạo ra xác thân người.
Rồi Người nhận biết khi xác thân tàn hoại thì mọi thứ sẽ về đâu?
Người thâm nhập cả vào cõi giới vô hình. Cứ thế, Thái tử quán chiếu tất cả vạn pháp, nhận biết Tánh không của vạn pháp, thấu rõ bản tâm.
Trận mưa giông bấy giờ đã ngừng dứt, sao mai vừa ló dạng cuối trời, Thái tử vẫn tĩnh tại thiền định.
…
Tôi dừng lại và quán chiếu về mọi việc vừa mới xảy ra trong tâm thức của Thái tử Tất Đạt Đa.
Vầng mây xám đen kịt chính thật là màng lưới nhị nguyên vô minh đã từ lâu trói buộc tâm thức con người, Thái tử muốn thoát ra khỏi sinh tử chỉ vì Người cũng bị trói trong lưới nhị nguyên sinh tử đầy khổ đau. Người thoát ra khỏi vô minh vì lẽ Người thấu rõ “Không có gì đáng được gọi là sinh tử cả”.
Tất cả chỉ là duyên sinh, luân hồi, nghiệp quả,… Muốn gỡ bỏ luân hồi, nghiệp quả, sinh tử thì con người phải thoát ra khỏi tâm phân biệt, dính mắc nơi nhị nguyên, hành trì để sống được với bản tâm chân thật, nơi con người chưa từng được sinh ra. Trận mưa giông lớn vào đêm Phật thành đạo cũng chính là lúc Phật dùng trí tuệ bát nhã quét sạch, cuốn trôi tấm lưới vô minh ra khỏi tâm thức. Sao mai mọc lên thể hiện trí tuệ bát nhã của Phật đã sáng rõ xuyên suốt 3 cõi 6 đường và thấu triệt 3 thời - Quá khứ, hiện tại, vị lai.
…
Tiếp đến, tôi lần theo con đường hoằng đạo, hành đạo và cả khi Phật nhập diệt. Quả thật, Phật không hề có ý định lập ra đạo Phật. Đạo Phật ra đời là do tâm ý phân biệt của con người. Phật nhập diệt là thời điểm đánh dấu sự chững lại và đi xuống của chánh pháp. Trong giáo lý của Phật Thích Ca giả lập ra làm 2 pháp - Pháp thế gian và pháp xuất thế gian.
Cả hai pháp thế gian và xuất thế gian không thể tách lìa mà cùng tồn tại bổ trợ cho nhau.
- Pháp thế gian là những pháp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của con người cùng muôn vật và chứa đựng cả sự hiểu biết giác ngộ hoàn toàn, trí tuệ bát nhã.
- Pháp xuất thế gian chính là các pháp nơi cõi vô hình, việc giải thoát hoàn toàn khỏi luân hồi.
Thực tế là sau khi được Phật chỉ bày và cả khi Phật nhập diệt thì số lượng người học Phật đạt được sự giải thoát hoàn toàn quả thật là không ít. Điều này đồng nghĩa với việc họ đã đạt pháp xuất thế gian nhưng gần như không mấy ai có trí tuệ theo kịp pháp thế gian nhằm nối pháp cho sự hiểu biết giác ngộ hoàn toàn. Vì lẽ đó theo thời gian chánh pháp của Phật Thích Ca bị lu mờ dần.
Tôi dần nhận ra nguyên nhân làm cho chánh pháp không còn sáng rõ, mất đi tính thực tiễn, tính khả dụng và ngày càng xa rời cuộc sống con người.
- Nguyên nhân thứ nhất làm cho chánh pháp bị mai một là do con người đã giới hạn, nhốt chánh pháp vào đạo Phật.
- Nguyên nhân thứ hai là do tâm nguyện của người học Phật đời sau không dũng mãnh cầu trí tuệ bát nhã, sự hiểu biết giác ngộ tột cùng ở pháp thế gian mà chỉ cầu sự giải thoát hoàn toàn cho cá nhân ở pháp xuất thế gian.
- Nguyên nhân thứ ba là người học Phật bị trói vào việc truyền trao Phật pháp dựa vào hai chữ “Tùy duyên”.
Những sai lầm này bắt nguồn từ nơi Nhị Tổ A Nan và Sơ Tổ Ca Diếp.
Cụ thể, khi biết rằng gần đến ngày nhập diệt Phật Thích Ca đã đôi ba lần gạn hỏi ngài A Nan cùng đại chúng có gì không rõ biết thì cứ tuần tự trình bày Như Lai sẽ giảng giải cặn kẽ. Bấy giờ, ngài A Nan đã đạt quả Dự lưu và không ít người học Phật nơi đại chúng đạt 1 trong 4 quả vị Thánh. Những người đạt 1 trong 4 quả vị thánh là những bậc bất thối chuyển sẽ mau chóng liễu thoát sinh tử.
Đáng tiếc là ngay cả đến người học Phật đạt quả vị A la hán cũng chỉ cầu giải thoát nên tâm Bồ tát phần nhiều không dũng mãnh vì thế đã không có những câu hỏi nhằm làm sáng rõ chánh pháp.
Cho đến khi Phật nhập diệt ngài A Nan vẫn chỉ đạt được quả Dự lưu, điều này cho thấy ngài A Nan rất đa văn nhưng bị trói vào sự ỷ lại là em họ của Phật sẽ được Phật nâng đỡ. Trên thực tế Phật không thể làm điều đó, đối với pháp xuất thế gian thì tự mỗi người phải hành trì, bước đi trên đôi chân và nhận biết bởi do sự hiểu biết của tự thân. Phật nhập diệt, ngài Ca Diếp đã dùng một câu nói giúp ngài A Nan sau một đêm liên tiếp chứng 3 quả vị còn lại của Thánh quả.
Tại sao Phật không giúp được A Nan mà ngài Ca Diếp lại làm được điều đó?
Vì lẽ lúc Phật tại thế ngài A Nan ỷ lại dựa dẫm vào Phật mà không thể tiến tu. Đến lúc Phật nhập diệt, chỗ dựa vững chắc không còn nên khi bị ngài Ca Diếp khiển trách, không cho dự vào buổi kết tập kinh điển nên sinh tâm hổ thẹn, miên mật thiền định, dứt bỏ tâm phân biệt, dính mắc và mau chóng chứng quả A la hán
Ngoài ra, ngài Ca Diếp còn chủ trì cho việc kết tập kinh điển hoàn mãn nhưng cả Sơ Tổ Ca Diếp, cả những vị Tổ về sau chỉ cầu pháp xuất thế gian, không cầu sự hiểu biết của pháp thế gian, làm Phật sự tùy duyên nên dần dần khiến chánh pháp xa rời xã hội và giới hạn chánh pháp vào trong đạo Phật.
Qua đó, ta thấy các vị Tổ đạt tâm giải thoát nhưng lại nhốt thân, nhốt chánh pháp vào đạo Phật. Đến các vị Tổ và người học Phật đời sau nữa thì họ không chỉ nhốt thân cùng giáo lý, kinh điển vào đạo Phật mà còn nhốt thân vào Pháp. Do không phá bỏ được cái tôi - bản ngã mà mỗi người học Phật tạo lập tông giáo riêng làm chia rẽ, tách rời các pháp, làm rối loạn, hỗn độn chánh pháp. Không ít người học Phật rơi vào lợi dưỡng, lợi danh gây ngộ nhận, làm ảnh hưởng đến giá trị Tam tạng kinh của Phật Thích Ca.
Giá như những ngày Phật gần nhập diệt mà bên Người còn có ngài Xá Lợi Phất, ngài Mục Kiền Liên thì chánh pháp sẽ được sáng rõ thêm. Ngài Xá Lợi Phất thì trí tuệ xuất chúng, ngài Mục Kiền Liên thì bi nguyện dũng mãnh vì xiển dương chánh pháp chân thật mà quên bỏ thân mạng. Thật là hai vị Bồ tát lớn ở thế gian thời Phật tại thế, đáng được kính ngưỡng, vọng bái.
...