Đức Phật tuyên bố rằng:
"Tất cả (vọng tưởng) đang bốc cháy" với đam mê, ác cảm, ảo tưởng và đau khổ (dukkha); để đạt được sự giải thoát khỏi đau khổ này, người ta phải trở nên vỡ mộng với Tất cả (vọng tưởng).
"Bài giảng về Lửa" (Ādittapariyāya Sutta, SN 35.28),
Đức Phật tuyên bố rằng:
"Tất cả (vọng tưởng) đang bốc cháy" với đam mê, ác cảm, ảo tưởng và đau khổ (dukkha); để đạt được sự giải thoát khỏi đau khổ này, người ta phải trở nên vỡ mộng với Tất cả (vọng tưởng).
"Bài giảng về Lửa" (Ādittapariyāya Sutta, SN 35.28),
Đức Phật dừng vọng tưởng được là do bởi đức Phật thấy Lý Duyên Khởi chứng mình "Ta không phải ta! Ta không phải của ta."
Cái ta được cái Tên gọi này chỉ là do Duyên Khởi tạo tác.
Còn quí vị người nào cũng chỉ có cái nickname giả tạo.
Vậy mà quí vị vẫn cho quí vị là Thật được?
Đức Phật không Thật nhưng đức Phật Thấy được Sự Thật chứng minh đức Phật và vạn vật Vô Ngã.
Khi Thế Tôn giảng về Duyên khởi,
Tôn giả Moliya Phagguna hỏi:
"Bạch Thế Tôn, ai cảm xúc? Ai thọ? Ai khát ái? Ai chấp thủ? (Tương Ưng Bộ kinh II, tr. 15-16).
Đức Phật dạy:
"Như Lai chỉ dạy xúc, thọ, ái, thủ..., chớ không dạy người nào xúc, thọ, ái, thủ..., nên câu hỏi của Tôn giả không phù hợp với định lý Duyên khởi.
Câu hỏi phù hợp là: "Do duyên gì, xúc sinh? Thọ sinh? v.v..." (Tương Ưng II, tr.16).
Quí vị cho là khi quí vị xúc, thọ, ái, thủ chính là cảm giác thật của quí vị.
Vậy xúc, thọ, ái, thủ ở quí vị chỗ nào?
Vọng tưởng như một "sinh lực sống" mà nhờ đó có sự liên tục trong các lần tái sinh.
Vọng tưởng tạo tác tinh thần và nghiệp.
Những gì một người có ý định (vọng tưởng), và những gì một người có kế hoạch(vọng tưởng), và bất cứ điều gì một người có (vọng tưởng) khuynh hướng hướng tới (vọng tưởng) điều này trở thành nghiệp để duy trì tái sinh.
Khi có (vọng tưởng) làm cơ sở thì có sự hỗ trợ cho việc thiết lập tái sinh.
Khi (vọng tưởng) được thiết lập và đã phát triển, thì có sự sản sinh ra sự tồn tại mới trong tương lai.
Khi có sự sản sinh ra sự tồn tại mới trong tương lai, thì sự sinh ra, già và chết, buồn rầu, than khóc, đau đớn, bất mãn và tuyệt vọng sẽ xuất hiện.
Đó là nguồn gốc của toàn bộ khối đau khổ này
đúng vậy, tự độ. những gì ông hiểu về vọng tưởng là đúng với giáo pháp của đức như lai. ông hãy cứ tiếp tục, bởi đó là sự lựa chọn của ông, bánh xe sẽ tiếp tục lăn cho đến khi ông tới đích. bởi trước sau gì nó cũng như nhau mà =). đức phật xuất thế hay không xuất thế cũng như nhau, ngài có thuyết pháp hay không cũng như nhau, đi trên dây thừng nghiêng trái hay nghiêng phải cũng như nhau, sống hay chết cũng như nhau, phật hay chúng sanh cũng như nhau, tương đối hay tuyệt đối cũng như nhau, tà ác hay lương thiện cũng như nhau,... tất cả đều là một phần của hiện thực, mà hiện thực được củng cố tạo nên sự thật. giả sử 2 góc nhìn phiến diện trên là từ 2 mặt của 1 đồng xu thì đồng xu đó chính là sự thật, giả sử cho 3 góc nhìn, 4 góc nhìn, 5 góc nhìn,... thì cũng đều nằm trên đồng xu cả (đồng xu này có số mặt do chúng ta tự quy ước). ta có một kẻ thù, ta có một người bạn, ta có một đứa con, ta cũng có một người để yêu thương,... vậy ta là gì? đối với kẻ thù ta là kẻ thù, đối với người bạn đó ta là chiến hữu, đối với con ta là một người cha, đối với cô ấy là người'không thể thiếu',... qua mỗi góc nhìn của mỗi người, ta là một người khác (bởi mỗi người đều trải qua các hiện thực không giống nhau), nhưng tất cả vẫn như nhau mà, ta vẫn là ta. ta vẫn tự chủ được và biết được bản thân mình qua những thân phận đó. ví dụ, với sinh mạng là con người, ông nhìn các sự vật với một góc nhìn khác (cây cối, đường xá, nhà cửa, bầu trời,...). với sinh mạng là một con đom đóm, ông lại nhìn một góc nhìn khác (cây cối có thể là nhà, đường đi chính là bầu trời, và ánh sáng ở đuôi là sự sống,...). chỉ cần thấy sự thật, ông không cần phải là đom đóm, ông vẫn có thể hiểu được nó (vì ông biết góc nhìn của nó). ~
tôi có thể đưa ra một luận điểm cho câu nói'dừng vọng tưởng là thành phật' mà ý ông đang muốn biểu đạt, tự độ. để thấy được rằng, sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc của thực tại mới là điều quan trọng. giả sử ông ham muốn một điều gì đó, một thứ gì đó có thể mang lại cảm giác thỏa mãn cho ông, ông sẽ vọng tưởng về thứ đó. nhưng khi ông có được thứ đó rồi, lúc nào cũng ở bên nó, hiện thực được củng cố liên tục và đến một ngày nó đủ lớn để ông chấp nhận đó là sự thật. ông sẽ không còn quan tâm đến nó nữa, kể cả ở gần nó hay ở xa nó, nghe người khác nói về nó hoặc suy nghĩ về nó, chịu tác động từ nó hoặc đang nói về nó,... ông đều không bị ảnh hưởng, không bị tò mò, không bị lôi kéo, không bị chìm đắm, không bị điên đảo và không bị vọng tưởng trong nó nữa. vì sao? vì ông đã hoàn toàn hiểu được nó, thấy được nó qua lăng kính sự thật. vậy nên không còn gì thắc mắc hay mơ hồ về nó, ông không còn bị tác động bởi nó. ví dụ, khi ông nghe người khác nhắc đến từ 'con gà', ông sẽ nghĩ đến hình ảnh của nó, nhưng nó chả làm gì được ông. ông vẫn ở nơi đó, bình thản và tự tại, vì đối với ông thì 'con gà' đã là một sự thật rồi (ông đã ăn nó, giết nó, sờ nó, thấy nó, nghe nó, yêu nó, ghét nó... những hiện thực như vậy đã trải bao lần rồi).... đức thích ca mâu ni nắm lấy một ít lá trong tay và nói, rằng thứ mà các đệ tử của ngài thấy chỉ là những chiếc lá này, và thứ mà ngài ấy thấy là cả một cánh rừng. vậy thì với sự thật nhỏ nhoi mà chúng ta thấy, làm sao mà đạt vô ngã, dừng vọng tưởng như phật được? nhân loại tạo ra'lửa', sử dụng nó để sinh tồn và tiến hóa. nếu như một kẻ ngốc bỗng nhiên nhìn thấy một ngọn lửa và có một người chạy đến bảo'hãy dừng những suy nghĩ về ngọn lửa đó ngay' thì liệu nhân loại có ngày hôm nay? liệu kẻ ngốc đó có thể dừng suy nghĩ về thứ bí ẩn và mãnh liệt như ngọn lửa? ~
không bao giờ, ngay từ lúc hắn ta thấy ngọn lửa chính là một hiện thực rồi. lúc ấy sự thật về ngọn lửa trong hắn là 'một thứ nóng bừng và đỏ rực, phá hủy và làm đau đớn mọi vật xung quanh'. nhưng nếu ở đâu đó, hắn nghe nói ngọn lửa là một thứ ấm áp và mang ánh sáng đến mọi vật xung quanh, vọng tưởng trong hắn lại ùa về. rõ ràng kẻ ngốc đó đã thấy một thứ khác... thực chất hiện thực mà hắn thấy không đủ để tạo ra sự thật trọn vẹn về ngọn lửa. hắn không dám đến gần thì sẽ không hiểu thế nào là ấm áp, không dám bị đốt thì không biết thế nào là đau, không dám nhìn và lắng nghe thì mãi không hiểu được màu và âm thanh của ngọn lửa. chỉ khi hắn hiểu được trọn vẹn nó, mới dừng được vọng tưởng về nó và không bị tác động bởi nó. chúng ta thì sao? luôn trốn tránh thực tại và chui mình vào trong ảo tưởng, cái thứ hiện thực nhỏ bé đó chẳng đáng là gì với'rừng lá' kia cả. chúng ta làm gì? phản bội lại chính ký ức của bản thân, lừa dối lòng mình và không chấp nhận thực tại, đi tìm những thứ không thể với dòng vọng tưởng luôn khởi lên liên tục. chúng ta sẽ ra sao? không sao cả, vì chúng ta đang tồn tại nên chắc chắn sẽ thành phật. ông có thiền định (xa lánh các ác pháp và vọng tưởng - trốn tránh một phần của hiện thực) đến đâu đi chăng nữa thì cũng chẳng chứng đắc được gì cả, thứ ông nhận được chỉ là thực tại tàn nhẫn, nhưng nó giúp ông nhận ra nhiều điều. ông có niệm phật, bố thí và nhẫn nhục bao nhiêu đi nữa cũng chẳng mang lại lợi ích gì, nhưng nó khiến ông hiểu được bất mãn và hạnh phúc. ~
việc ông cố nói với bản thân rằng ông sẽ giác ngộ trong trạng thái an nhiên và vô niệm đó chỉ là ảo tưởng, thực tế ông đâu làm được? thế giới khắc nghiệt vẫn bao trùm lấy ông, chỉ khi ông hiểu được phần nào từ nó, phần đó mới hóa thành sự thật và khiến ông tự tại trong phần đó. tôi chẳng cần đi khuyên người nào đạt vô niệm hay phải hiểu vô ngã, tự họ cũng sẽ nhận ra điều đó. dù ông có phủ nhận việc ông vọng tưởng, thì ông cũng đã dùng rất nhiều vọng tưởng để dừng vọng tưởng và đạt vô niệm. các khái niệm mà ông đưa ra ở trên cũng là từ vọng tưởng mà nói, nó là hiện thực, cũng là một phần của sự thật, mà thấy được sự thật là dừng được vọng tưởng. vậy thì thiền với không thiền có khác gì nhau? chúng chẳng qua chỉ là phần bù của nhau, mọi thứ đều là một phần của toàn thể. không dám vào địa ngục mà chỉ đọc trong sách, xem trên phim rồi kể lại thì sao bằng người từ trong đó đi ra được? để mà ngồi tự tại thuyết giảng về địa ngục một cách bình thản, vô ưu, không sợ hãi như như lai mà ông bảo chỉ cần bình tĩnh và tự tin mà được ư =)? haha, buồn cười thật. đức phật đâu phải là cái người chạy đến bảo ông dừng vọng tưởng, theo cách tôi hiểu thì ngài ấy muốn bảo với kẻ ngốc kia rằng'này anh kia, đừng suy nghĩ về ngọn lửa đó nữa, điều đó chả làm được tích sự gì. hãy chạy tới đó và xem xét thật kỹ nó đi'. nhưng nếu ngài ấy nói như vậy với một người kiêu ngạo, anh ta sẽ không dám đến gần ngọn lửa, vì anh ta luôn cho rằng mình đúng, rằng ngọn lửa đó là nguy hiểm và không nên đến gần. cho nên đức như lai từ bi đã dùng phương tiện mà rút ngắn ý nói trên, chờ cho kẻ ngốc đó định hình lại tâm lý vững vàng rồi mới nói sự thật. ~
Hi! Bạn không hiểu VNBN này đang viết gì sao vội ý kiến thế!
VNBN phản biện tư tưởng của Tự độ cho rằng: "Người dừng vọng tưởng là người không niệm, không trụ, không tu, không chứng".
Các bạn muốn dừng vọng tưởng hay không muốn dừng là quyền của các bạn, VNBN chẳng hề ý kiến.
Nhưng nếu cho rằng dừng vọng tưởng là chỗ của người Vô Tu Vô Chứng thì đó là điều lạm bạn của các bạn.
Dừng vọng tưởng bằng cách không muốn sự có mặt của nó, chỉ muốn an trụ trong Niết Bàn thì đó là đạo lộ của nhị thừa, đi đến chỗ hóa thành tạm nghỉ chứ không phải là Phật Quả. Còn người Vô Tu Vô Chứng là người thẳng đến Phật quả, không bao giờ vào chỗ của nhị thừa.
Bạn chichi viết một bài dài như thế cắt hẳn cóc tâm quyết, vậy thì hãy nói xem "Thế nào là người vô tu vô chứng?". Liệu dừng vọng tưởng là vô tu vô chứng? (Nếu nói không chuẩn thì chứng tỏ tay bạn nhanh hơn não rồi đó).
tôi đâu mong đợi gì về việc ông hiểu được ý tôi, không mong đợi gì nhiều cả. và cũng không cảm thấy rằng phải hiểu ý ông thì mới ý kiến, vậy ai không hiểu ý ông thì không được sao? ông cũng đừng lo lắng về việc tôi viết nhiều và dài, tôi sử dùng bàn phím và đánh máy nhanh, tự tin đánh được 60 từ / phút, nó cũng quen rồi nên không sao hết. việc ông đặt câu hỏi cho tôi và nếu tôi không trả lời chuẩn theo ý ông, thì ý của ông sẽ là tôi tay nhanh hơn não, tôi không quan tâm điều này. tôi trả lời câu hỏi vì tôi muốn thế =). thế nào là người vô tu vô chứng? (câu hỏi của ông). đó là một người đang sống và đang tồn tại. tu hay không tu, chứng hay không chứng cũng là một người đang tồn tại, như nhau cả. tôi đã nói ở trên rồi, ông có thể đọc, tôi không giải thích lại nữa. câu sau ông hỏi là 'liệu dừng vọng tưởng là vô tu vô chứng?', tôi chưa hiểu'dừng vọng tưởng' ở đây là ông đang mô tả điều gì - vo nhat bat nhi. ý của ông là dừng dòng suy nghĩ hay chỉ là không còn bị ràng buộc bởi nó nữa? nếu là không bị ràng buộc bởi vọng tưởng, tôi có thể trả lời cho ông rằng, một là người đó không tồn tại, vì không tồn tại nên không bị ràng buộc, hai là người đó là phật, vì hiểu rõ nó nên không bị ràng buộc và tác động bởi nó. còn nếu là dừng dòng suy nghĩ thì ông hãy tự trả lời theo cách của ông đê, tôi sẽ không trả lời theo cách này vì nó trái với các lập luận bên trên của tôi. cảm ơn ông đã đọc hết mớ lộn xộn này =). thank you ông nhơ. người biết sống trọn vẹn với khoảnh khắc của hiện tại, sẵn sàng đối diện với thực tế tàn nhẫn mà không né tránh hay trốn chạy, không bám víu và cố chấp tức là đã sẵn sàng để đến gần ngọn lửa. và khi thấy rõ nó, người đó sẽ thành phật - tự tại, 'ta thấy rõ ông như thấy chiếc là trong lòng bàn tay này vậy'. ~