T

Suối Reo Rừng Trúc

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>ĐOẠN 20</B>
<p style="padding-left: 56px;"><B>Phô người học đạo,
Vô số nhiều thay;
Trúc hóa nên rồng,
Một hai là họa.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Giảng</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phô là so sánh, họa là họa may. Đoạn này nói người học đạo tuy nhiều nhưng người xong việc thì ít. Như trúc hóa rồng, một hai là họa tức người đạt đạo thì chỉ một, hai người thôi. Tại sao? Như chúng ta đã biết đạo không phải cái gì xa xôi, mà ngay trong sự sống, ngay trong đời thường, các sự việc trước mắt, với người có trí nhìn việc gì ra việc ấy không xen tạp, không dao động, gọi là đạt đạo. Nhưng vì chúng ta quen phân biệt loạn tưởng lăng xăng nên dù nói học đạo, hành đạo mà vẫn không đạt đạo. Tổ nói dù người học đạo hành đạo nhiều bao nhiêu, nhưng chưa có trí tuệ, tâm vẫn còn nhiều vọng tưởng xen tạp thì vẫn không có tác dụng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở đây Ngài ví dụ gậy trúc hóa thành rồng, là một điều rất hiếm. Gậy trúc thì nhiều, nhưng gậy trúc của những bậc tự tại, tâm sáng suốt rồi thì các Ngài sử dụng nó với một uy lực hùng dũng đặc biệt như rồng vậy. Tại sao gậy trúc hóa rồng lại hiếm? Tại vì chúng ta lướng vướng nhiều bên ngoài, không nhìn trở lại mình để nhận ra tánh giác chân thật. Như trong kinh Lăng Nghiêm, sau bảy lần Phật hỏi về tâm, Ngài A Nan trả lời đều không đúng. Cho tới cuối cùng Phật dùng phương tiện vận dụng cái thấy, cái nghe, bấy giờ A Nan và đại chúng mới nhận ra. Sau khi nhận được rồi, các vị phát đại nguyện độ hết chúng sanh mới thành Phật và cầu Phật hộ trì để thực hiện được bản nguyện to lớn đó. Đồng thời thỉnh Phật chỉ dạy phương pháp nào để chúng sanh đừng bị luân hồi sanh tử, trôi dạt trong ba cõi nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bấy giờ Phật chỉ cội gốc luân hồi sanh tử cũng từ sáu căn mà ra, cội gốc giải thoát Niết bàn cũng từ sáu căn mà ra. Khi Phật nói lời này các cõi nước trong mười phương chấn động, tất cả chư Như lai đều chứng minh lời đó là sự thật. Trong nhà thiền chư Tổ cũng nói khi sáu căn không dính sáu trần, đó là tự tại giải thoát. Các ngài không nói thiền nói đạo gì hết, chỉ bảo sáu căn tiếp xúc với sáu trần không chạy theo, không vướng mắc, đó là Đạo. Ở đây Phật nói sáu căn là gốc để được giải thoát, sáu căn cũng là gốc để bị luân hồi sanh tử. Khi sáu căn dính sáu trần thì mầm luân hồi sanh tử nẩy sanh, khi sáu căn không dính mắc sáu trần thì gốc giải thoát phát sanh. Ý Sơ Tổ Trúc Lâm dạy cũng na ná như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta cầm gậy trúc thì chỉ là cái que trúc vô dụng, đốt thành tro than chứ không có tác dụng gì hết. Trong khi Thiền sư đã tự tại rồi thì gậy trúc biến thành thần dụng không thể nghĩ lường, lợi ích lớn lao vô cùng. Chúng ta thấy ngay nơi thân này khi còn mê con người bị vướng mắc bởi tình cảm, ái niệm, bởi các duyên bên ngoài. Nhưng khi được chỉ bày đạo lý và nhận ra tâm mình bất động rồi thì thân này là nhân duyên to lớn để ta phát nguyện độ sanh rồi mình mới thành Phật. Rõ ràng cũng từ thân này, tâm này mà khi mê khác, lúc ngộ khác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sự học đạo, hành đạo của chúng ta cũng như vậy. Ngay đây bây giờ nếu chúng ta nhận ra tâm tánh của mình, hằng sống được như thế, là người không bị động chuyển bởi những hiện tượng bên ngoài, sống được với tâm bất động. Đó là người tự tại giải thoát. Đây là chỗ trực chỉ nhà thiền muốn chỉ dạy. Còn nếu mình cứ loay hoay vướng mắc thì thôi, cứ làm thiền sinh hoài. Thật ra, tu thiền trực chỉ không phải quá khó khăn, có điều mình nhận được thì nhận, nhận không được thì thôi, chớ không bàn luận lôi thôi gì hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như Tôn giả A Nan là bậc đa văn số một, tất cả lời dạy của đức Thế Tôn, Ngài không bỏ sót một từ nào. Trong kinh nói trí nhớ của Ngài giống như nước từ bình này rót qua bình kia, không rơi giọt nào. Con người thông minh đặc biệt như thế, mà phải đợi sau khi Thế Tôn nhập diệt rồi, Tôn giả Ca Diếp giúp Ngài vượt qua cái đa văn của mình mới giác ngộ viên mãn. Vừa có một niệm không yên thì hình danh sắc tướng trong tâm nhận chìm mình, chứ có ai khác, nhưng với người làm chủ rồi thì hình danh sắc tướng có nghĩa gì đâu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người chưa nhận ra, chưa sống được với ông chủ thì còn ham cái này ham cái kia, nếu nhận ra rồi không cần ai bảo bỏ mình cũng tự bỏ tất cả những thứ giả dối ấy. Vậy nên thời gian sống trong thiền viện, học Phật pháp chúng ta cần phải chiêm nghiệm, phải hành trì để thấy rõ cái chân thật của mình. Nó là những cái bình thường thôi, như ăn, mặc, ngủ, nghỉ, không việc gì khác. Tại vì mình không bình thường nên dính mắc thành ra rắc rối, chớ thật sự cái đó rất giản dị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chư tăng có điều kiện để phát huy tâm chân thật, không xen tạp, không dao động của mình. Đây là thời điểm tốt nhất để chúng ta thực sự sống, thực sự phát huy trọn vẹn tâm thật đó. Có những huynh đệ đã phát huy được, sống được chút chút với tâm ấy, bây giờ làm sao cương quyết bảo nhậm nó để đi tới thực sự sống trọn vẹn với nó. Nếu chễnh mãng thời gian trôi qua không tìm lại được, khi việc đến đối đầu không được, dù có ân hận cũng chẳng lợi ích gì!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Câu chuyện của Tôn giả A Nan để lại cho chúng ta một bài học lớn lao. Sau khi đức Thế Tôn nhập Niết bàn, không bao lâu ngài Ca Diếp triệu tập Đại hội kết tập kinh điển lần thứ I. Các vị trưởng lão được mời đến dự Đại hội đều đã chứng Thánh, trừ ngài A Nan là còn ở trong học vị. Mà lời phó chúc của đức Thế Tôn: A Nan là người phải thọ trì, gìn giữ Tạng Kinh rộng truyền lưu bố cho đời sau, không để dứt mất. Cái đau của ngài chính ở chỗ này, kinh điển thì ghi nhớ không sót một lời mà Thánh vị lại chưa xong.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bấy giờ ngài Ca Diếp bày ra phương tiện quở trách A Nan giữa đại hội. Cuối cùng ngài Ca Diếp nói Phật pháp trông cậy vào ông! Đức Thế Tôn đã giao phó như vậy. Nhưng Đại hội này toàn những bậc Thánh, ông chưa thành tựu Thánh vị nên phải rời khỏi chỗ này, không được dự. A Nan nhận tất cả khuyết điểm của mình rồi lui ra. Tôn giả cảm thấy đau buốt trong lòng, bị đại sư huynh khiển trách đến mức độ đuổi ra khỏi Đại hội. Khổ sở vô cùng!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng mai Đại hội bắt đầu, ngay trong đêm đó ngài A Nan nỗ lực thiền định, cho tới lúc quá mệt mỏi, định dựa lưng nghỉ thì bừng một cái mọi khối u mê vỡ tung, Ngài chứng Thánh quả. Bấy giờ Ngài liền trở lại Đại hội và nghiễm nhiên trở thành bậc đại thánh trùng tuyên tạng Kinh của đức Thế Tôn. Có thể nói lúc ấy vị vui mừng nhất trong chúng hội chính là Tôn giả Đại Ca Diếp. Chừng ấy A Nan và toàn thể Đại hội mới hiểu ngài Ca Diếp đã dùng phương tiện quở trách nặng nề, để đưa A Nan đi tới chỗ cùng đường tuyệt lộ, và đó chính là nơi A Nan bước lên địa vị cao tột nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta học được điều gì ở câu chuyện này? Đó là sự vướng kẹt dù là vướng kẹt trong giáo pháp. Nhưng còn một chút mắc mứu là còn nằm trong phương tiện đối đãi, chưa thể nhận ra được tánh giác bản hữu bất sanh bất diệt của mình. Huống gì chúng ta lại kẹt trong các việc ăn mặc ngủ nghỉ, tiếp xúc, làm việc, vui buồn... thì quá tệ, phải không? Bởi vậy cho nên đụng một cái mình nổi giận đùng đùng hoặc đụng một cái mình cười ngất ngất... Tất cả những hiện tượng đó chứng tỏ chúng ta còn quá nhiều thô động. Bởi thô động như thế nên mình cứ lăng xăng vướng mắc hoài.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở trong chư Tăng việc gì cũng tập thể. Nấu ăn tập thể, rửa chén tập thể, ngồi thiền tập thể, tụng kinh tập thể, làm việc tập thể, đi chơi cũng tập thể nữa. Các vị ở thất riêng thì mỗi vị mỗi phần, mỗi ăn mặc, mỗi ngủ nghỉ, mỗi tiếp xúc, mỗi sắp đặt công việc của mình. Người trong tập thể thì vướng tập thể, người ở riêng thì vướng cái riêng. Không ai thoát khỏi chuyện ăn mặc, ngủ nghỉ, tiếp xúc, tất cả việc xung quanh đời sống, loay hoay từ sáng tới trưa, tới chiều, tới tối. Rồi sáng ra trở lại, cứ tiếp tục ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, cuối cùng ở trong tập thể cũng không thành Phật mà ở thất riêng cũng chẳng thành Tổ nổi. Tại cái bệnh chấp kẹt mà ra.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta nghiệm lại xem thì cũng bao nhiêu việc ăn mặc ngủ nghỉ, tiếp xúc, làm việc v.v... chứ đâu có gì lạ, sao chúng ta cứ loay hoay phiền não với nó, không thoát ra được? Huynh đệ mình đâu có ai làm Chủ tịch Tỉnh hay Chủ tịch Huyện đâu mà sao bận rộn đến thế. Mình là tu sĩ, là Thiền sinh ở quê mà! Ấy vậy mà ngay khi cả trong giấc ngủ, vọng tưởng nó cũng không tha, không cho mình bình yên với những cơn mộng mị. Từ mộng tới ảo, từ ảo tới mộng, nên nói cuộc đời là ảo mộng. Tu hành như vậy thì thật là đáng hổ thẹn!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mỗi buổi chiều chúng ta nghe tiếng trống trổi lên báo ngày nay đã qua, vô thường tấn công dữ dội như lửa đốt trên đầu, kêu mình phải nỗ lực tỉnh tu. Mới nghe ta cũng tỉnh táo, nhưng một lát quên hết thành thử khi mê khi tỉnh. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật ví dụ rất hay, chúng ta tu hành như kẻ sốt cách nhật tức là một ngày tu mười ngày không tu. Như vậy biết tới bao giờ mới hết mê hết khổ?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tổ dạy chỉ khi nào chúng ta phát huy được tánh giác, sống được với nó thì sẽ có thần dụng phi thường ngay trong hiện tại. Chính những thần dụng phi thường đó bảo vệ chúng ta không bị động bởi những lăng xăng bên ngoài. Chúng ta phát huy trọn vẹn được trí tuệ của mình thì giác ngộ giải thoát tức thì, không phải đợi lúc nào cả. Đó là ý nghĩa "Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật" trong nhà thiền.</P>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>ĐOẠN 21</B>
<p style="padding-left: 56px;"><B>Bởi lòng vờ vịt,
Trỏ Bắc làm Nam;
Nhất chỉ đầu thiền,
Sát na hết cả.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Chú thích</B>:
<p style="padding-left: 56px;">- Vờ vịt: Nghi ngờ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Giảng</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bởi chúng ta chưa ngộ đạo nên còn mờ mịt hoặc nghi ngờ, không biết gì về chính mình. Như người chỉ Bắc là Nam, đi về phương Bắc mà nói là phương Nam. Do trong đầu họ mờ mịt, lộn xộn, không phân biệt được đâu là Nam đâu là Bắc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Huynh đệ chúng ta đôi khi cũng rơi vào tình trạng như vậy. Nhiều anh em tu hành cũng lâu, nhưng trong lòng chưa có chỗ quy hướng rõ ràng. Bởi thế nghe ai nói phương pháp nào đặc biệt, liền bỏ việc tu của mình theo người kia. Cuối cùng không pháp nào ra pháp nào, tu chẳng tới đâu, lơ ngơ giữa ngã tư đường, không biết ra sao? Biết rõ những tình trạng này nên Sơ Tổ Trúc Lâm nhắc chúng ta: Người tu mà trong lòng còn vờ vịt, ngờ nghệch, không rõ ràng như thế thì tu sẽ không tới đâu hết. Vì thế chúng ta phải sáng suốt nhận định rõ đường lối tu hành của mình, nếu đã đúng chánh pháp thì giữ vững lập trường, cứ một con đường ấy thẳng tiến, không nghe tới nghe lui gì hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như pháp môn chúng ta đang áp dụng, Hòa thượng dạy <I>Biết vọng liền buông</I>. Ta thử đặt thành vấn đề <I>Cái Biết vọng đó là gì? Làm sao buông được?</I> Nhiều người không đặt thành vấn đề như vậy, mà chỉ dùng từ Biết vọng liền buông. Cho nên biết hoài mà vọng tưởng cũng tràn đầy. <I>Biết vọng liền buông</I> ở đây tức là pháp tu sử dụng đến trí tuệ. Phải có trí tuệ mới biết được những dấy niệm, những pháp hành trước mắt là không thực, là vọng tưởng. Thiếu trí tuệ thì chúng ta bị nó kéo, bị nó nhận chìm. Cho nên người tu phương pháp Biết vọng này phải thể hiện đầy đủ trí tuệ. Người có trí tuệ đầy đủ, hiện tiền thì làm chủ được. Người đó dù ngồi trong rừng vọng tưởng, họ vẫn tự tại vì biết rõ vọng tưởng không thật, còn mình là chủ thấy rõ nó khởi nó diệt đây. Cái thấy, cái biết ấy hằng hữu không khởi không diệt cho nên nó là cái chân thật, là chủ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Những bậc tu hành có công phu sử dụng trí tuệ của mình một cách thiện xảo nên gọi là trí dụng, tức là cái dụng của trí tuệ. Những hiện tượng, những dấy niệm, những pháp trần nhiều vô kể. Do vậy trí dụng của chúng ta cũng vô lượng. Ta không đặt định nó một chỗ nào, nhưng vừa dấy niệm chúng ta liền có trí dụng. Vừa khởi niệm chúng ta liền dùng trí dụng chiếu soi phá tan. Vì vậy Thiền sư nói không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm. Bởi vì mỗi lần vọng tưởng ta sử dụng trí của mình nhận ra nó thì không sợ vọng tưởng dẫn đi. Chỉ sợ chúng ta không biết vọng tưởng, không giác không tỉnh mới bị nó kéo đi. Biết rõ vọng tưởng, dù nó nhiều cỡ nào mình cũng không sợ vì nó hư giả không thật, còn trí dụng là cái chiếu soi hiện tiền của ta, không vắng thiếu lúc nào. Người nhận được như vậy rồi, trong công phu tu hành không còn ngại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhiều vị nói: "Sao tu hoài mà vọng tưởng cứ tràn, cứ nhiều lên?" Vọng tưởng tuy thế nhưng nó không thật, có làm gì được ta đâu. Chỉ yêu cầu trí của mình phải hoạt dụng hiện tiền thì sẽ làm chủ được vọng tưởng. Hơn nữa, những vị mới tu trí tuệ chưa sáng nên sức chiếu phá vọng tưởng còn kém, vì vậy thấy dường như vọng tưởng lấn lướt mình. Thật ra, trước kia chúng ta cũng có vọng tưởng nhưng mình không biết, không nhận diện ra nó nên cứ nghĩ bây giờ tu rồi vọng tưởng lại nhiều hơn xưa. Không phải vậy. Nhận diện được vọng tưởng là đã có tiến rồi, cứ thế tiếp tục tỉnh sáng chiếu phá, lâu ngày chúng sẽ lui, trí sẽ sáng. Tiến trình tu hành là như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta đang sống đây, bao nhiêu sự việc đang diễn tiến chung quanh, mình không cần biết, chỉ một cái tỉnh thôi, là ông chủ ở trong nhà. Thành ra sự việc bên đông mình cũng thấy, sự việc bên tây mình cũng thấy, nhưng không kẹt vào sự việc nào, tức là ông chủ đã chiếu phá rồi, nó không làm gì được hết. Bao nhiêu vọng tưởng, bao nhiêu khách vào nhà, ông chủ ngồi thấy rõ, biết hết thì ai làm làm gì được ông. Chỉ có cái không biết mình là chủ, lại đồng hóa với vọng tưởng với khách thì sẽ bị nó dẫn đi. Nguy ở chỗ giác hay bất giác đó thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trở lại ý của đoạn này, Tổ nói lòng còn mờ mịt, ngờ vực, chưa nhận định đâu là đâu hết, người như vậy dễ bỏ cuộc, dễ nản lòng lắm. Ăn không được nản lòng, ngủ không được nản lòng, làm công việc nhiều nản lòng, tu không yên cũng nản lòng. Tóm lại, người chưa nhận định được công việc chính của mình thì chưa có chỗ thú hướng. Khi nào nhận ra mục đích rồi mới một bề thẳng tiến, cứ phăng tới không ngờ vực nữa. Như ngài Đại Mai một phen nhận ra "Tức tâm tức Phật" thì không còn thối chuyển nữa, nên Mã Tổ mới khen "Trái mai đã chín".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhận và sống được với cái chân thật của mình rồi thì khó khăn, đói rét... tất cả mọi thứ không còn dính dáng gì tới chúng ta. Huynh đệ hôm nay chưa nhận được hoàn toàn thì năng nổ cho nó hoàn toàn. Nếu đã nhận được hoàn toàn rồi thì ngày qua vô sự tăng, đói ăn mệt ngủ như Sơ Tổ Trúc Lâm đã dạy. Không thích thú sao! Hòa thượng dạy chúng ta phải nhận được việc của mình hay sáng được việc của mình. Việc của mình là việc gì? Như từ ba giờ khuya thức dậy rửa mặt, mặc áo đi tọa thiền đúng pháp. Năm giờ có lệnh báo xả thiền, sau đó hồi hướng về liêu, thể dục rồi ăn sáng. Bảy giờ công tác hoặc quét sân, tưới kiểng, hái rau, nấu cơm... Trưa, mười giờ nghỉ công tác, chuẩn bị thụ trai, sau đó chỉ tịnh một tiếng. Chiều, hai giờ học Phật pháp, sau đó làm một ít công việc lặt vặt rồi năm giờ giải lao. Tối, sáu giờ tụng kinh, bảy giờ tọa thiền tới chín giờ. Mười giờ chỉ tịnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong suốt một ngày với bao nhiêu đó việc, chúng ta kiểm lại xem việc nào là việc của mình, việc nào không phải việc của mình? Từ sáng tới tối mình làm chủ hay bị vọng tưởng dẫn, mình sống cho mình hay cho ai? Chúng ta thử kiểm lại xem. Kiểm để làm gì? Để biết mình sống gần với ông chủ, với tánh giác chưa hay mình còn lang mang, đụng đâu dính đấy? Nhận định chín chắn việc làm hằng ngày của mình như thế nào, thì biết trong mọi giờ giấc, mọi công phu đó chúng ta có sức tự chủ chưa? Nếu mê thì việc nào cũng là ma sự, kể cả tụng kinh ngồi thiền. Nếu tỉnh thì việc nào cũng là Phật sự, là việc bổn phận của mình. Biết như vậy rồi thì tham sân phiền não ta bỏ đi. Ai dại gì cứ nuôi giặc trong nhà hoài.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người tu hành đúng pháp nhìn được lẽ thực của muôn sự muôn vật, không lầm lẫn hư thật. Trong khi dụng công phu, ta phân biệt rõ bạn thù phân minh, không thể nói chung chung được. Cho nên người tu không nhìn thì thôi, mà nhìn thì đâu đó rõ ràng, nam là nam nữ là nữ, Tăng Ni đạo tục đâu đó rõ ràng. Không thể lờ mờ nhìn người nam ra người nữ, nhìn người nữ ra người nam, rồi ứng xử ra sao cũng được hết. Nếu sống như vậy thì hỗn độn mờ mịt, các pháp rối loạn, đảo điên. Hoặc người nhiều dã dượi, ươn yếu, dụ dự không dứt khoát, tiến thoái lưỡng nan, như thế rất khó tiến đạo. Cho nên chư huynh đệ cố gắng phấn đấu, sáng suốt, tỉnh táo, phấn chấn quyết liệt lên!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong các pháp tu, có khi đức Phật dạy tu Chỉ có khi dạy tu Quán. Người nào loạn động nhiều thì dùng pháp Chỉ, tức là dừng không chạy theo vọng tưởng lăng xăng nữa. Nhưng nếu Chỉ thấy hơi là ngà dã dượi buồn ngủ thì chuyển qua pháp Quán, tức chiếu soi quán sát để tâm tỉnh táo tăng tiến lên. Như vậy mới vượt qua những chướng ngại trong khi tu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trở lại "cái biết", như đã nói chúng ta đi một vòng từ ba giờ khuya cho tới mười giờ tối. Mỗi một ngày qua chúng ta phải kiểm nghiệm lại xem, mình tiếp xúc với các duyên như thế nào? Bị động nhiều hay ít? Kiểm tra và đánh giá công phu là một phương pháp tu rất hữu hiệu. Từng giai đoạn, từng sự việc, chúng ta không thả trôi mà luôn kiểm lại xem hôm nay mình tiến hay lùi? Có thế mới quyết định bước đi kế tiếp như thế nào. Nếu chúng ta không mạnh mẽ như thế thì dễ rơi vào tình thế là ngà, vô ký. Nhà thiền tối kỵ hành giả ở trạng thái vô ký. Rất nguy! Vô ký tức là không ghi, trí không ghi nhận rõ việc gì ra việc gì, không ngủ cũng không tỉnh, mơ mơ màng màng. Trạng thái này nếu không thoát ra lâu ngày thành quen sẽ rất khó trị, nó thuộc về si, mà si là cội gốc của vô minh. Phải mãnh tỉnh mới có thể trị được bệnh vô ký.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi chúng ta Biết vọng, không có việc khác, cũng không phải ngồi đó ôm cái biết. Nó rất bình thường, an nhiên, tự tại nhưng vừa có một niệm dấy lên liền biết nó là vọng tưởng. Bởi biết nó là vọng tưởng nên nó không làm gì được mình. Cái biết này luôn hiện tiền, các Thiền sư hay dùng từ liễu liễu thường tri hoặc tánh giác thường biết. Đó là trí dụng, khi niệm dấy nó liền biết, niệm lặng xuống thì thôi, ta không cần vận dụng gì nữa. Cứ bình thường như thế. Chỗ này hơi khó, dễ chìm lặng lắm. Nhưng vượt qua được thì chúng ta biết thế nào là trí dụng, ứng dụng nhẹ nhàng sáng suốt. Bấy giờ tư cách, phong thái của mình đặc biệt lắm! Chỗ công phu này người nào đã có sống trải, thì tự nhiên hiện ra phong cách dứt khoát, sáng suốt, an nhiên, bình thường, không sợ hãi đắn đo gì hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có một cái sợ, nó làm cho chúng ta kinh khủng lắm. Đó là sợ chết. Từ sợ chết nhiều thứ sợ khác hùa theo, sợ đói, sợ khổ... đủ thứ. Một khi cái sợ nổi dậy xâm chiếm trong ta rồi thì mọi bất an tấn công tới, khổ sở vô cùng. Vì vậy người ta dễ khùng, dễ điên, dễ hốt hoảng, dễ chết trước khi chết, nghĩa là còn sống mà như đã chết, mất hết sự tự chủ, mất hết sáng suốt. Con người như vạây thì dù xác thân còn đây nhưng phần chủ không có thì cũng vô dụng thôi. Sở dĩ chúng ta làm được chút chút việc ích lợi cho mình, cho số đông là do có tánh giác, có ông chủ thể hiện ra bên ngoài. Tuy chưa tròn đầy nhưng cũng không bị khuất lấp hoàn toàn. Những con người ích kỷ hẹp hòi khi đã bị vô minh chi phối, trong lòng đầy những toan tính và vì thế họ luôn sống trong lo âu sợ hãi, cuộc sống đâu còn giá trị gì. Giống như bầy chó ngoan mà khi người ta thẩy ra cục xương thì nó không còn ra cái thể thống gì nữa hết, cắn nhau tới đổ máu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhà thiền ví bậc trượng phu như sư tử. Sư tử khác chó ở chỗ người thảy ra cái gì thì nó đớp người thảy, chớ không đớp vật bị thảy. Người tu, đặc biệt là tu thiền thì phải có đôi mắt sáng, có thái độ đứt khoát. Điều đó rất cần thiết, không thể thiếu được. Cho nên ở đây Tổ sư nói chỉ cần một ngón tay thiền thì trong khoảng sát na tất cả nghiệp đều hết sạch. Muốn có được ngón tay thiền trước phải có đôi mắt thiền, tức đôi mắt trí tuệ chân thật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngài Câu Chi khi có thiền khách hỏi "Thế nào là Phật?" Ngài đưa một ngón tay lên. Hỏi "Thế nào là đạo?" Ngài cũng đưa một ngón tay lên. Chỉ cần nhận ra thiền một ngón tay thì mọi nghi ngờ đều tan hết, mọi phiền não đều bị đâm thủng. Dễ dàng đơn giản như vậy, nhưng vì chúng ta quanh co quá thành ra khó khăn. Sơ Tổ Trúc Lâm đã dẫn câu chuyện thiền của ngài Câu Chi để nhắc chúng ta về tánh thấy hiện hữu của mình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hòa thượng dạy Tăng Ni phương pháp "biết vọng liền buông". Đây là giai đoạn đầu, sau khi đã làm chủ được thì không cần phải nói như thế. Người biết tất cả mọi hiện tượng đều hư vọng, đó là người có trí tuệ. Như ngài Câu Chi đưa một ngón tay lên để làm gì? Phải là người có trí tuệ mới nhận ra. Kinh Viên Giác nói người có mắt sáng nhân ngón tay thấy được mặt trăng. Ngón tay không phải là mặt trăng nhưng nhờ có ngón tay thấy được mặt trăng, đó phải là người mắt sắng, người có trí tuệ. Các Thiền sư nói người sống được với tánh giác là sống được với trí tuệ, với ông chủ của chính mình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người thiếu trí tuệ nghe ai nói nói theo, thấy ai làm làm theo, hoàn toàn không dính dáng tới việc nhà mình, cũng không chút sáng suốt, tự chủ. Một hôm, có vị nọ yêu cầu tôi ngồi nghiêm chỉnh để họ nói một việc rất quan trọng. Người ấy nhắc đi nhắc lại điều này nhiều lần khi thấy tôi vẫn thản nhiên. Lần cuối vị ấy yêu cầu tôi quyết liệt hơn, tôi bảo: "Nếu như chứng ngộ được mà nói thì cho tôi đảnh lễ, còn nghe người khác nói rồi nói lại thì cửa địa ngục đang mở ra, liệu mà nói". Tôi dứt khoát như thế. Vị ấy liền rút lui.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sở dĩ lâu nay chúng ta trôi dạt trong luân hồi sinh tử, gở không ra bứt không đứt là do lầm mê, không có trí tuệ. Bây giờ nhờ Phật chỉ dạy, chúng ta biết vọng tưởng hư huyễn thì bỏ đi, theo nó làm gì. Với pháp tu Biết Vọng của Hòa thượng, tôi thấy càng áp dụng thì trí dụng của tôi càng phát huy mạnh mẽ. Do vậy nên tôi tin chắc chắn pháp tu này chân chánh. Chỉ có tu chúng ta mới nhận định rõ đâu là đúng, đâu là sai, chớ không hùa theo ai cả. Người nghe nhiều mà không tu dễ đi tới bệnh phê bình pháp này hay pháp kia dở, đây là chánh đạo, kia là tà đạo, ngoại đạo, cuối cùng quả báo họ phải chuốt là rơi vào các đường khổ. Cho nên huynh đệ phải vững vàng trên đường lối chủ trương tu hành mà mình đã chọn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tu hành là việc của mình chớ không phải việc của ai, nên chúng ta phải có thái độ dứt khoát. Nếu mình bận bịu, mắc mứu vào vọng tưởng thì làm sao thích ứng với công việc trước mắt hàng ngày, làm sao để việc làm của mình là việc của mình, không phải việc của kẻ khác. Quét sân, nấu cơm, cuốc đất, tưới kiểng... đều là việc trên bổn phận. Yêu cầu quan trọng là chúng ta phải chuyên tâm tỉnh giác trong mỗi việc làm, mỗi hành động. Được thế thì không việc nào có lỗi. Ngược lại, nếu không tỉnh sáng chúng ta càng làm việc sẽ càng tạo nghiệp và chuốt lấy phiền não. Khi chưa biết tu thì việc làm chuyển mình, khi biết tu rồi thì mình chuyển việc làm, đâu có gì trở ngại. Thiền sư nói: "Các ông bị mười hai giờ sai khiển, ta sai khiển được mười hai giờ" là ý này vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tôi xin lặp lại, thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc tu tập hằng ngày là làm cho cuộc sống sinh hoạt của mình đúng với tinh thần thiền. Đi đứng nói nín, tất cả công việc đều thiền hết. Ngày xưa Phật tử Từ Âm có sáng tác bài "Thiền đoàn lao động hành khúc", nói lên tinh thần thiền biểu hiện qua mọi sinh hoạt của chư tăng. Chúng ta nói điều này ít ai tin lắm, chỉ người trong cuộc có thể nghiệm thực sự mới cảm thông được. Người xưa cũng ăn, cũng mặc, cũng ngủ nghỉ, làm tất cả các Phật sự nhưng các ngài ngộ đạo nên giải quyết việc gì cũng dễ dàng. Chúng ta bây giờ chưa chắc công việc đã nhiều hơn các Ngài. Chẳng hạn làm sao ta bì kịp với công việc của các vua Trần, vậy mà các ngài vẹn việc đời tròn việc đạo. Nhất là công việc quyết định vận mệnh của một quốc gia, chớ không phải việc tầm thường như bửa củi, gánh nước đâu. Thế mới kỳ đặc!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta bạ bên này vướng bên kia rồi đổ thừa tại duyên thế này thế nọ làm tôi tu không được. Nếu nhận định soát xét cho thật kỹ, xem việc làm và tâm niệm hàng ngày của mình, sẽ biết rõ phiền não từ đâu phát sinh, thì ta không thể đổ thừa cho ai được nữa. Từ đó ta có phương hướng phấn đấu. Đó là những việc làm căn bản từ khi huynh đệ bắt đầu tập sự tu thiền cho tới khi nào xong việc, không có phương thức khác hơn. Nắm được tình hình của mình thật vững thì chúng ta sẽ không bị lay chuyển. Các huynh đệ nhớ làm tướng ra trận mà lung lay một chút là chết hết thiên hạ. Cũng vậy, việc tu hành mà sai một ly là đi ngàn dặm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó là kinh nghiệm nhỏ nhoi trong đời sống tu hành, tôi xin được chia sẻ cùng chư huynh đệ. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng lên, dũng mãnh lên!</P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,013
Điểm tương tác
289
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>ĐOẠN KẾT</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kệ rằng:
<p style="padding-left: 56px;"><B>Cảnh tịch an cư tự tại tâm,
Lương phong xuy đệ nhập tùng âm.
Thiền sàng thụ hạ nhất kinh quyển,
Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn câm.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Sống yên giữa cảnh lặng lòng không,
Gió mát hiu hiu lọt bóng thông.
Dưới gốc, giường thiền, kinh một quyển,
Thanh nhàn hai chữ, đáng muôn đồng.
(Huệ Chi)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ý của đoạn kết này là: Người tu ở yên trong cảnh lặng lẽ, tâm rất tự tại. Gió mát thổi qua bóng tùng, kinh tại giường thiền. Hai chữ thanh nhàn còn hơn muôn lượng vàng ròng. Bây giờ chúng ta không đủ duyên sống trong cảnh như vậy, mình còn phải lao động, tu học, làm sao có được cảnh thanh nhàn đáng giá muôn lượng vàng ròng. Khó lắm! Nếu y cứ trên cảnh bên ngoài thì cả thế gian này không có mấy ai tu được hết. Bởi đa số sống trong cảnh phố thị rộn ràng, rất ít người ẩn thân nơi non cao núi thẳm. Chẳng lẽ không ở núi ta không tu được sao? Cho nên phải biết quan trọng là sự an nhàn trong tâm. Nếu sống được cảnh như Tổ nói thì quá quý, bằng không sống được chúng ta tu trong hoàn cảnh của mỗi người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hòa thượng Viện trưởng thường dạy, làm việc gì cũng buông không vướng mắc, từ đó có an nhàn. Thật ra thời đại này, người tu rất khó tìm cảnh an nhàn của các vị hữu duyên ẩn trên non cao hoặc tự tại thung dung giữa núi rừng. Thành thử nói thanh nhàn là tự chúng ta sắp xếp thế nào để tâm được an nhàn. Muốn tâm an nhàn thì phải buông bỏ những thứ không cần thiết. Như tôi thường ví dụ, trời trưa nắng gắt, gánh nặng đường xa, mà người quảy gánh còn chất thêm vàng bạc vô gánh nữa thì làm sao gánh nổi. Phải bỏ ra hết mới nhẹ gánh, người đi núi vượt qua được đoạn đường dóc chừng nào thì gánh phải nhẹ chừng ấy, mới có thể lên đến đỉnh nổi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cũng thế, chúng ta đang tu tập mà cứ chất chứa phiền não đầy bụng thì biết bao giờ mới giải thoát? Dù ở núi mà cội gốc ba độc không trừ thì trước sau gì cũng khăn gói xuống núi, không thể an nhàn được. Cho nên an nhàn ở đây là buông được, trí dụng phải hiện tiền, thường sống với tánh giác mới thật sự an nhàn. Chúng ta kiểm lại các vua đời Trần như vua Trần Thái Tông đã mấy phen muốn bỏ ngôi đi tu, đến vua Trần Thánh Tông tuy ngồi trên ngôi nhưng cũng tu, đến vua Trần Nhân Tông thì bỏ ngôi đi tu và đắc đạo. Như thế rõ ràng tinh thần Phật giáo đời Trần nói lên tính chất cao siêu của đạo Phật vượt trên tất cả những gì trần tục. Không như những kẻ buồn chán việc đời, hoặc do hoàn cảnh trắc trở vô chùa tu. Như thế thì không có gì để nói. Các vua thời Trần không ham thích đế vị phú quí sang cả, quyền uy tột đỉnh mà mến chuộng mùi thiền, các Ngài vừa chăm lo việc nước vừa để tâm tu thiền, nên vị nào cũng là vua sáng vua hiền.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cho tới vua Trần Nhân Tông là Sơ Tổ Trúc Lâm, Ngài truyền ngôi cho con rồi vào núi tu khổ hạnh và thành đạo, gầy dựng cho Phật giáo Việt Nam dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một thiền phái vừa mang tính giác ngộ vừa mang bản sắc thuần túy dân tộc. Tinh thần Phật giáo đời Trần có những điểm đặc biệt như vậy. Không phải như những người chán nản, thua cuộc rồi tìm nơi ẩn náo cho ngày qua tháng lụn. Phật giáo đời Trần, Phật giáo Việt Nam mang tính tích cực, chúng ta tu hành vì mình và vì tất cả chúng sinh, muốn mọi người đều có thể thành tựu sự giác ngộ viên mãn để hết khổ được vui.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì thế, là tăng sĩ Việt Nam đặc biệt là thiền tăng, chúng ta cố gắng làm sống dậy tinh thần của Phật giáo đời Trần, để mọi người thấy được cái siêu thoát phi thường của Phật giáo, chớ không phải tầm thường như người ta vẫn tưởng. Đó là trách nhiệm nặng nề đòi hỏi mỗi người tu sĩ chúng ta phải thực tu thực nghiệm mới có thể đảm đương nổi. Chúng ta không thể nào cô phụ công đức của Phật Tổ đã chỉ dạy, mở lối cho chúng ta vượt thoát nẻo luân hồi sanh tử. Do đó mỗi người con Phật phải làm sao tự thắp lên ngọn đuốc trí tuệ của mình, đồng thời đem ánh sáng này mồi khắp cho tất cả cùng được giác ngộ giải thoát an vui.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điều này Phật pháp và muôn sinh đang trông chờ ở sự nỗ lực của tất cả chúng ta.
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. https://diendanphatphap.com/diendan/threads/suoi-reo-rung-truc.22656/page-2
Top