Tâm là gì ?

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Tập tầm tâm

Ngang lưng đeo trống đối tri âm,
Duỗi thẳng hai tay, đánh trống tâm.
Tập tập tìm tâm, tâm tất tập,
Tìm tâm, tâm tập, tập tìm tâm.

Âm thanh hợp vận, âm trùng họa,
Tịch chiếu Tâm tông, tức tập tâm.
Trăng sáng, gió thanh thường tự tại,
Tìm tâm chẳng được, nghỉ tìm tâm.

Thôi nhé, tâm ta chẳng thể tầm,
Tìm tâm dẫu được, chẳng chân tâm.
Mang đèn xin lửa thêm điên đảo,
Thà đứng bên song hát khúc ngâm.

(TS Thanh Đàm)

Kính thưa các vị. TÂM LÀ GÌ ?

Đây là câu hỏi bao đời nay của người học Phật, trên bước đường tầm đạo giải thoát.

Kính mời các vị, chúng ta noi theo bóng Thiền Sư Thanh Đàm (như trên), để cùng nhau thảo luận, mà tìm đến TÂM.

Kính mời.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Một đêm, Tổ Huệ Khả đến đứng trước Đại sư Đạt-ma, tuyết rơi đến thắt lưng, Tổ vẫn đứng yên không dời chỗ. Đại sư trông thấy bảo:

- Ông vì việc gì đến đứng trong tuyết?

Tổ Huệ Khả bạch với Đại sư:

- Hòa thượng từ phương Tây xa xôi đến đây, ý muốn nói pháp để tế độ người. Con không ngại tổn hại thân mạng, chí cầu pháp thù thắng, cúi xin Hòa thượng đại từ đại bi khai Phật tri kiến, cứu khổ chúng sanh, dẹp nạn cho chúng sanh, đó là sở nguyện vậy.

Đại sư Đạt-ma bảo:

- Ta thấy người cầu pháp không kém cỏi như thế.
Huệ Khả tự lấy dao chặt cánh tay trái của mình, đặt trước Đại sư Đạt-ma. Đại sư do thấy Tổ Huệ Khả vì cầu pháp thù thắng, bỏ mạng quên thân, dụ như trên núi Tuyết xả thân để cầu nửa bài kệ. Liền bảo:

- Ông trước có hiệu là Thần Quang, nhân đây ta đặt tên gọi là Huệ Khả.

Trong sử kể giai thoại đối đáp giữa hai thầy trò, là ngài Huệ Khả thưa: “Tâm con không an, xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm.” Khi đó Tổ bảo: “Đem tâm ra ta an cho.” Ngài tìm tâm một hồi không được, liền nói: “Con tìm tâm không được.” Tổ bảo: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi.”

Như đoạn pháp thoại trên. Ta thấy:

* Có một cái dường như là "Tâm", khi bình thường nó lăng xăng hiển hiện, nhưng đến khi tìm thì lại không thấy nó. Cái đó gọi là "Vọng Tâm".

* Có một cái dường như là " không có gì", tịch diệt vắng lặng, nhưng luôn hằng hữu, có thể gọi là "vô tâm" hay Chân Tâm.
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Xin cho hỏi:

* Vọng tâm từ đâu mà đến ?

* Chân Tâm từ đâu mà ra ?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
"Tam tế cầu tâm, tâm bất đắc
Thốn tâm mích vọng, vọng hoàn vô,
Vọng nguyên vô xứ tức bồ đề
Thị tắc danh vi chân đạt đạo.
"

Ba thưở cầu tâm tâm chẳng có,

Tấc lòng, kiếm vọng, vọng hoàn không.

Vọng nguyên vô xứ tức Bồ Đề,

Đó mới gọi là chơn đắc đạo.


Kính các bạn. Vì Vọng nguyên không có xứ sở, nên Tổ Huyền giác dạy:

Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân?

Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân.

Vô minh thực tánh tức Phật tánh,

Ảo hóa không thân tức pháp thân.

Pháp thân giác liễu vô nhất vật,

Bổn nguyện tự tánh thiên chân Phật,

Ngũ ấm phù vân không khứ lai,

Tam độc thủy bào hư xuất một.


Thưa các bạn, vọng tâm, không xứ sở, còn Chân Tâm là đối với vọng mà nói, nên cũng là không có xứ sở .

Và cũng vì lý do này. mà Tổ Huệ Khả ở trước mặt Sơ Tổ không tìm ra được Tâm (vô tâm).


 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Kính chào Quí vị Tiền bối.

Xin cho mình hỏi.

Những gì được gọi là VỌNG ?

Những gì được gọi là CHÂN ?
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Toàn vọng tức chân.

Kính chào Quí vị Tiền bối.

Xin cho mình hỏi.

Những gì được gọi là VỌNG ?

Những gì được gọi là CHÂN ?

kính bạn Minh Tam, và các bạn.

Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Phật dạy rằng: “Tất cả những cử chỉ động niệm của chúng sanh trong cõi Nam-Diêm-Phù-Đề không có điều gì chẳng phải là tội "

Do vậy chúng ta biết rằng. Những thể hiện qua 6 căn, 6 thức, đều là vọng niệm:

- Nói, nín, động, tịnh đều là vọng.

- Đi, đứng, nằm, ngồi đều là vọng.

- Suy nghĩ, phân biệt đều là vọng.

- Ngôn ngữ, văn tự đều là vọng.

Nói chung những gì do Thức, mà dẫn đầu là Ý thức đều là vọng niệm...


 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63


kính bạn Minh Tam, và các bạn.

Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Phật dạy rằng: “Tất cả những cử chỉ động niệm của chúng sanh trong cõi Nam-Diêm-Phù-Đề không có điều gì chẳng phải là tội "

Do vậy chúng ta biết rằng. Những thể hiện qua 6 căn, 6 thức, đều là vọng niệm:

- Nói, nín, động, tịnh đều là vọng.

- Đi, đứng, nằm, ngồi đều là vọng.

- Suy nghĩ, phân biệt đều là vọng.

- Ngôn ngữ, văn tự đều là vọng.

Nói chung những gì do Thức, mà dẫn đầu là Ý thức đều là vọng niệm...

Cái này là Ngọc Quang nói chứ kinh nào nói vậy nè ? Vì nếu cho rằng:

Do vậy chúng ta biết rằng. Những thể hiện qua 6 căn, 6 thức, đều là vọng niệm:
- Nói, nín, động, tịnh đều là vọng.
- Đi, đứng, nằm, ngồi đều là vọng.
- Suy nghĩ, phân biệt đều là vọng.
- Ngôn ngữ, văn tự đều là vọng.


Vậy để không VỌNG nữa thì ta có thể suy ngược lại không ?
- Nói, nín, động, tịnh đều là vọng.
=> Câm, Nằm Ngay Đơ, nhưng do nói Động hay Tịnh cũng là Vọng vậy phải sống như thế nào trên cõi đời này Ngọc Quang ơi ?
- Đi, đứng, nằm, ngồi đều là vọng.
=> Liệt một chổ chắc sinh Chân hả ?
- Suy nghĩ, phân biệt đều là vọng.
=> Vào bệnh viện kêu bác sĩ lấy bộ não ra ngoài sẽ được Chân chăng ?
- Ngôn ngữ, văn tự đều là vọng.
=> Uống thuốc câm hoặc tự cắt lưỡi để sinh Chân thoát Vọng chăng ?

Ngọc Quang nói những điều trên Trí Từ đọc hiểu vậy, Ngọc Quang có gì để giúp Trí Từ thoát những cái hiểu trên không ?
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28

Cái này là Ngọc Quang nói chứ kinh nào nói vậy nè ? Vì nếu cho rằng:


Vậy để không VỌNG nữa thì ta có thể suy ngược lại không ?
- Nói, nín, động, tịnh đều là vọng.
=> Câm, Nằm Ngay Đơ, nhưng do nói Động hay Tịnh cũng là Vọng vậy phải sống như thế nào trên cõi đời này Ngọc Quang ơi ?
- Đi, đứng, nằm, ngồi đều là vọng.
=> Liệt một chổ chắc sinh Chân hả ?
- Suy nghĩ, phân biệt đều là vọng.
=> Vào bệnh viện kêu bác sĩ lấy bộ não ra ngoài sẽ được Chân chăng ?
- Ngôn ngữ, văn tự đều là vọng.
=> Uống thuốc câm hoặc tự cắt lưỡi để sinh Chân thoát Vọng chăng ?

Ngọc Quang nói những điều trên Trí Từ đọc hiểu vậy, Ngọc Quang có gì để giúp Trí Từ thoát những cái hiểu trên không ?

* Quả là pháp khí đại thừa.

Bạn trí Từ đúng là pháp khí đại thừa. Ngọc Quang đang chờ câu nói này của các bạn. Xin vô vàn cảm ơn.

Có một đoạn pháp thoại này Quang không nhớ rõ là ở đâu. Các bạn tìm xem nhé.

Đức Phật bảo Dược Thượng Bồ tát ông hãy ra ngoài kia, tìm đem về cho ta những gì có thể làm thuốc được.

Sau khi ngài Dược thượng đi ra ngoài thì trở vào tay không và Bạch Phật.

Bạch Thế Tôn. Con không tìm thấy những gì có thể làm thuốc được.

Đức Phật lại bảo Dược Thượng Bồ tát . Vậy ông hãy ra ngoài kia, tìm đem về cho ta những gì không có thể làm thuốc được.

Sau khi ngài Dược thượng đi ra ngoài thì trở vào tay không và Bạch Phật.

Bạch Thế Tôn. Con cũng không tìm thấy những gì không thể làm thuốc được.

Vậy. Pháp thoại này nói lên điều gì. Bạn có thể cho Quang này biết được không ?

Rất cảm ơn.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
- Trước khi đáp lại cái hiểu về câu truyện trên Trí Từ chỉ lưu ý chút: "Bạch Phật" dùng ở trên vậy là không nên, người đọc sẽ cho rằng đó là một vị tên là Bạch Phật. Cho nên từ bạch không gì phải viết hoa nha. Chúng ta đang nói lại giáo lý của Phật thì nên dùng từ đúng chút, danh hiệu Phật thì viết hoa, đừng cho rằng chấp mắc câu chữ rồi vô tình thiếu đi sự tôn kính đức Phật. Như diễn đàn này có 1 vị mãi không chịu viết từ Phật mà chỉ viết phật mà thôi. Thế mà cứ nói kinh điển, chỉ dạy mọi người trong khi đó sự tôn kính ở mặt câu từ còn không thể thể hiện được.

- Ở câu truyện trên, Trí Từ đọc và nghĩ mãi cũng không hiểu cái vị được gọi là Dược Thượng Bồ Tát lại trước sau không thể đem gì về cho đức Phật. Nếu vậy có xứng là hàng Bồ Tát như tôn xưng không ta ? Hoặc Trí Từ dốt nên chẳng hiểu ngụ ý !!! Có lẻ chờ các vị khác trả lời giúp cho mở mang trí óc vậy !

- À mà nếu cho rằng Pháp thoại này có ẩn ý bên trong thì "bó tay" chờ các vị suy diễn vậy...
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28



Đức Phật bảo Dược Thượng Bồ tát ông hãy ra ngoài kia, tìm đem về cho ta những gì có thể làm thuốc được.

Sau khi ngài Dược thượng đi ra ngoài thì trở vào tay không và Bạch Phật.

Bạch Thế Tôn. Con không tìm thấy những gì có thể làm thuốc được.

Đức Phật lại bảo Dược Thượng Bồ tát . Vậy ông hãy ra ngoài kia, tìm đem về cho ta những gì không có thể làm thuốc được.

Sau khi ngài Dược thượng đi ra ngoài thì trở vào tay không và Bạch Phật.

Bạch Thế Tôn. Con cũng không tìm thấy những gì không thể làm thuốc được.

Vậy. Pháp thoại này nói lên điều gì. Bạn có thể cho Quang này biết được không ?

Rất cảm ơn.

Pháp thoại này chỉ là ý nói: Cùng là một vật, nhưng có khi, thì là thuốc, có khi thì là độc.

Như cậu chuyện sau đây:

Xưa có ông thầy thuốc "dốt". Có một người bị đau bụng đến xin thuốc, ông ta mở sách thuốc ra xem thấy sách ghi: Phúc thống dụng nhân sâm... bèn kê cho nạn nhân một toa thuốc nhân sâm.

Sau khi uống thang thuốc, nạn nhân này sôi bọt mép và ... chết.

Người con nạn nhân bèn kiện đến quan.

Khi đến công đường, ông thầy thuốc dốt, bèn đem theo sách thuốc để làm bằng chứng.

Khi quan dở ra xem thấy hàng chữ: Phúc thống dụng nhân sâm...

Nhưng tiếp trang sau thì có thêm mấy chữ... tắc tử....

Như vậy vị nhân sâm là thuốc quý nhưng dùng sai cũng trở thành độc dược (không phải là thuốc).




 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Kinh Thủ lăng nghiêm, Phật dạy: A Nan! Ông muốn biết cái gì là “câu sinh vô minh”, cái gút thắt đã khiến ông luân chuyển trong vòng sinh tử: đó chính là sáu căn của ông, chứ chẳng phải vật gì khác! Ông lại muốn biết, cái gì làm cho ông mau chứng được cảnh giới an lạc giải thoát, tịch tĩnh diệu thường của quả vị Vô thượng Bồ đề: thì cũng chính là sáu căn của ông, chứ chẳng phải vật gì khác!

Kính các bạn. Nương theo lời kinh này, chúng ta thấy: Vọng cũng là chúng nó (6 căn, 6 trần, 6 thức), mà chơn cũng là chúng nó, chứ không ai khác.

Đó là ý nghĩa:

Toàn vọng tức chơn.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Ngọc Quang ơi, Ngọc Quang có "tâm" không ? Hỏi vậy là do:
1. Ở chủ đề Nhất Tâm là gì? thì sau khi Trí Từ hỏi cái mà Ngọc Quang nói thì Ngọc Quang đến hôm nay cũng không hồi âm. Lý do là sao ?
2. Ở chủ đề này, cũng chưa đáp lại những gì Trí Từ thắc mắc. Vậy lẻ nào lời hỏi của Trí Từ vô nghĩa với Ngọc Quang? hay Ngọc Quang chỉ biết nói lại lời người khác chứ không hiểu gì hay sao ?

Với 2 lý do trên thì theo Trí Từ thấy nếu Ngọc Quang không thể giải đáp giúp cho thì không nên có những phát ngôn cao siêu vượt giới hạn hiểu biết của mình làm gì. Để rồi tạo nên những nghi ngời, những thắc mắc rồi cuối cùng người khác hỏi lại thì im lặng để làm câu trả lời. Mà biểu hiện vậy gọi là khinh người đó...
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Ngọc Quang ơi, Ngọc Quang có "tâm" không ? Hỏi vậy là do:
1. Ở chủ đề Nhất Tâm là gì? thì sau khi Trí Từ hỏi cái mà Ngọc Quang nói thì Ngọc Quang đến hôm nay cũng không hồi âm. Lý do là sao ?
2. Ở chủ đề này, cũng chưa đáp lại những gì Trí Từ thắc mắc. Vậy lẻ nào lời hỏi của Trí Từ vô nghĩa với Ngọc Quang? hay Ngọc Quang chỉ biết nói lại lời người khác chứ không hiểu gì hay sao ?

Với 2 lý do trên thì theo Trí Từ thấy nếu Ngọc Quang không thể giải đáp giúp cho thì không nên có những phát ngôn cao siêu vượt giới hạn hiểu biết của mình làm gì. Để rồi tạo nên những nghi ngời, những thắc mắc rồi cuối cùng người khác hỏi lại thì im lặng để làm câu trả lời. Mà biểu hiện vậy gọi là khinh người đó...

Đã nói rồi, ngươi không học Phật được. Vì Trí Tuệ như thế thì ai nói cũng vậy thôi......hề hề hề ......
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Ngọc Quang ơi, Ngọc Quang có "tâm" không ? Hỏi vậy là do:
1. Ở chủ đề Nhất Tâm là gì? thì sau khi Trí Từ hỏi cái mà Ngọc Quang nói thì Ngọc Quang đến hôm nay cũng không hồi âm. Lý do là sao ?
2. Ở chủ đề này, cũng chưa đáp lại những gì Trí Từ thắc mắc. Vậy lẻ nào lời hỏi của Trí Từ vô nghĩa với Ngọc Quang? hay Ngọc Quang chỉ biết nói lại lời người khác chứ không hiểu gì hay sao ?

Với 2 lý do trên thì theo Trí Từ thấy nếu Ngọc Quang không thể giải đáp giúp cho thì không nên có những phát ngôn cao siêu vượt giới hạn hiểu biết của mình làm gì. Để rồi tạo nên những nghi ngời, những thắc mắc rồi cuối cùng người khác hỏi lại thì im lặng để làm câu trả lời. Mà biểu hiện vậy gọi là khinh người đó...

Kính thưa bạn Trí từ. Quang đâu có nói gì cao siêu đâu ? Chỉ nói chuyện lặt vặt thôi mà !

Nếu bạn muốn Quang giải đáp thắc mắc của bạn, thì bạn cứ nếu ra từng câu hỏi. Từng vấn đề một, đừng gọp lại nhiều quá trong một lần hỏi, vì như thế Quang không biết bạn muốn hỏi cái gì.

Thí dụ:

Bạn hỏi một với một là mấy ?

Nhớ đừng có lý luận xa vời. vì nếu bạn biết lý luận cao xa, thì Quang sẽ cho rằng bạn đã biết mà còn hỏi.

Thân mến.
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Kinh Thủ lăng nghiêm, Phật dạy: A Nan! Ông muốn biết cái gì là “câu sinh vô minh”, cái gút thắt đã khiến ông luân chuyển trong vòng sinh tử: đó chính là sáu căn của ông, chứ chẳng phải vật gì khác! Ông lại muốn biết, cái gì làm cho ông mau chứng được cảnh giới an lạc giải thoát, tịch tĩnh diệu thường của quả vị Vô thượng Bồ đề: thì cũng chính là sáu căn của ông, chứ chẳng phải vật gì khác!

Kính các bạn. Nương theo lời kinh này, chúng ta thấy: Vọng cũng là chúng nó (6 căn, 6 trần, 6 thức), mà chơn cũng là chúng nó, chứ không ai khác.

Đó là ý nghĩa:

Toàn vọng tức chơn.

Bác Ngọc Quang, xin cho con hỏi:

Như Bác nói.- Toàn vọng tức chơn. Có phải là :

- Tất cả vọng tâm, đều là Chân Tâm ? Hay tất cả chân tâm đều là vọng tâm ?

- Vậy khi nào thì hắn là Vọng tâm ? Khi nào thì hắn là Chân tâm ?

Kính.
 

Ngọc Quang

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2015
Bài viết
186
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Bác Ngọc Quang, xin cho con hỏi:

Như Bác nói.- Toàn vọng tức chơn. Có phải là :

- Tất cả vọng tâm, đều là Chân Tâm ? Hay tất cả chân tâm đều là vọng tâm ?

- Vậy khi nào thì hắn là Vọng tâm ? Khi nào thì hắn là Chân tâm ?

Kính.

Kính thưa bạn Minh Tâm.

Kinh Thủ Lăng nghiêm dạy:

Ngôn vọng hiển chư chân
Vọng, chân đồng nhị vọng


nghĩa là:

Nói hữu vi là vọng để hiển các pháp chân.

Nhưng Vì chân là đối đãi với vọng mà có, nên “chân” và “vọng” cũng đồng vọng cả.


Vì Chân là "Vô Tâm", nên Kinh Kim cang nói: Phàm sở hữu tướng gia thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai (Phàm những gì có tướng đều là hư vọng, bằng thấy tất cả tướng mà phi tướng là thấy Như Lai).

vì vậy nên nói:

Toàn vọng tức chơn.

Nghía là : Vọng thì là vọng rồi. mà nói đến "Chơn" thì chơn này cũng là vọng thôi. Vì còn trú trong lời nói, ngôn ngữ thì không thể đến chỗ "vô tâm", chí đến còn mườn tượng chỗ Vô Tâm vẫn mãi là vọng. Phải tuyệt cả ngôn ngữ, suy lường mới có thể tương ưng. Vì vậy nên nói:

- Nói, nín, động, tịnh đều là vọng.

- Đi, đứng, nằm, ngồi đều là vọng.

- Suy nghĩ, phân biệt đều là vọng.

- Ngôn ngữ, văn tự đều là vọng.

Nói chung những gì do Thức, mà dẫn đầu là Ý thức đều là vọng niệm..
.

Nhưng rời lìa Vọng này mà tầm Chơn thể không thể có. Ví như loại bỏ sóng, mòi, bong bóng mà tìm riêng chất nước thì cũng không được. Vì vậy nói:

Toàn vọng tức chơn.

Với câu hỏi thứ 2 của bạn. thì xin thưa:

Khi nào còn là chúng sanh thì tất cả mống tâm khởi ý đều là vọng.

Khi đã đạt đạo thì tất cả là diệu dụng pháp môn Chơn Như Bản Thể.

Kính.

 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính thưa bạn Trí từ. Quang đâu có nói gì cao siêu đâu ? Chỉ nói chuyện lặt vặt thôi mà !

Nếu bạn muốn Quang giải đáp thắc mắc của bạn, thì bạn cứ nếu ra từng câu hỏi. Từng vấn đề một, đừng gọp lại nhiều quá trong một lần hỏi, vì như thế Quang không biết bạn muốn hỏi cái gì.

Thí dụ:

Bạn hỏi một với một là mấy ?

Nhớ đừng có lý luận xa vời. vì nếu bạn biết lý luận cao xa, thì Quang sẽ cho rằng bạn đã biết mà còn hỏi.

Thân mến.
- Chính Ngọc Quang đang hướng dẫn cách XOAY TÂM cho Trí Từ nhưng chỉ nói ngoài lề thì Trí Từ mới hỏi lại thì NQ im lặng. Nay đã nói những lời này thì Trí Từ sẽ không hỏi nữa.
- Cứ tiếp tục nói những điều bay bổng nữa đi, Trí Từ không xía vào nữa. Tuy nhiên khác quá xa cái Trí Từ biết và Trí Từ cảm thấy nói quá trớn thì Trí Từ xin lỗi lại nhãy vào.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên