Phát Tâm Bồ Đề Và Bốn Thệ Nguyện lớn

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Đại sư Lục Tổ Huệ Năng thuộc tông Thiền có bài kệ nói :
Phật pháp tại thế gian
Không lìa thế gian giải
Lìa thế tìm Bồ Đề
Giống như tìm sừng thỏ

Phật pháp thì xuất thế mà lại nhập thế - dùng tinh thần xuất thế mà lại nhập thế - dùng tinh thần xuất thế làm sự nghiệp nhập thế , xuất thế để độ mình , nhập thế để độ người .Xuất thế chính chỗ cho là nhập thế , nhập thế cũng có chỗ coi là xuất thế .Do đó nghĩa rốt ráo của Phật pháp là ở Bồ tát đại thừa phát tâm Bồ Đề , phát bốn thệ nguyện lớn , hành lục độ vạn hạnh.
Bồ tát phiên âm tắt của Phạn ngữ ,phiên âm đầy đủ là Bồ Đề Tát Đỏa .Bồ đề là giác , tát đỏa là hữu tình .Giác là giác ngộ , tự giác , tự giác , lại giác tha .Hữu tình là chỉ tất cả chúng sinh có tình thức .Cho nên Bồ Tát thì trên cầu đại giác - thành Phật - dưới hóa độ chúng sinh.
Muốn hành đạo Bồ tát , trước phải phát tâm Bồ Đề .Phát tâm Bồ Đề trước hết phải Vô Ngã , thứ hai phải Từ bi .Đó chính là nói , hành từ bi mà không chấp ngã , biết vô ngã mà không đoạn từ bi .Đây là chân tinh thần của Phật pháp Đại thừa .
Nhà Phật nói từ bi không nói bác ái .Từ là đem niềm vui đến cho người , hai là bạt khổ cho người .Còn ái là tác dụng của cảm tình , vì đã gọi là ái thì có năng ái và sở ái , đã có năng sở thì có ta có người .Vì ta là năng ái , người là sở ái , thì có tướng nhân ngã , ái này sẽ có sai biệt .Hơn nữa ái thì tương đối , có yêu thì có ghét .Do đó trong Phật pháp không những không xướng xuất ái , mà còn cho rằng ái là một căn nguyên của chúng sanh khởi hoặc tạo nghiệp .Còn Vô Duyên Đại Từ , Đồng thể đại bi của đạo Bồ tát mới là căn bản độ khắp chúng sanh .Nhưng từ bi không phải hoàn toàn lấy ngã làm trung tâm mà xuất phát , trái lại kiến lập ở chúng sinh bình đẳng , trên cơ sở vô ngã nhứt tức nhứt thiết , nhứt thiết tức nhứt .Ngã là một phần của chúng sanh .Chúng sanh là đại ngã của toàn thể , độ người do đó là tự độ .Lợi người cũng do đó là lợi mình .Đây là chân nghĩa của từ bi .
Chúng sinh ở cõi ta bà mê vọng chấp trước , trái với giác ngộ hiệp với trần lao , nhân đó khởi hoặc tạo nghiệp , nhân nghiệp thọ báo.Sự mê vọng chấp trước ngoài đại từ đại bi thì không có cách cứu độ , cho nên Bồ tát Thế Thân nói :"Bồ tát thấy các chúng sinh tạo nghiệp chẳng biết vì sao chịu khổ lâu dài , bỏ lìa chánh pháp , không biết lối thoát , vì những điều đó phát đại từ bi , quyết chí cầu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , như cứu lửa cháy đầu , tất cả chúng sanh có khổ não , ta phải cứu tế , khiến không còn thừa "
Phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện kinh Hoa Nghiêm giải thích về phát tâm Bồ Đề càng minh bạch , kinh nói :"Bồ tát nếu tùy thuận chúng sanh , thì tùy thuận cúng dường chư Phật , nếu đối với chúng sanh tôn trọng thừa sự, thì tôn trọng thừa sự Như lai .Nếu làm cho chúng sinh sinh lòng hoan hỷ , thì khiến tất cả Như Lai hoan hỷ .Vì sao vậy ?Vì chư Phật Như lai lấy tâm đại bi làm Thể .Nhân chúng sinh mà khởi đại bi, nhân đại bi mà sinh tâm Bồ Đề , nhân tâm Bồ Đề mà thành Đẳng Chánh Giác .Ví như sa mạc đồng ruộng có cây lớn , nếu rễ gặp nước , thì cành lá hoa quả đều sum sê , cây Bồ Đề chúa ở đồng rộng sống chết cũng lại như vậy .Tất cả chúng sinh là rễ cây , chư Phật Bồ tát là hoa quả ,lấy nước Đại Bi làm làm lợi ích cho chúng sinh , thì thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác .Cho nên Bồ Đề thuộc về chúng sinh , nếu không có chúng sinh , thì tất cả Bồ tát , cuối cùng không thể thành Vô Thượng Chánh Giác .Các thiện tri thức , đối với nghĩa này phải hiểu thế nào ?Vì đối với chúng sinh tâm bình đẳng , thì thành tựu đại bi viên mãn .Vì tâm đại bi tùy thuận chúng sinh , thì thành tựu cúng dường Như Lai .Bồ tát tùy thuận chúng sanh như sau :"Cõi hư không hết , cõi chúng sinh hết , nghiệp chúng sinh hết , phiền não chúng sinh hết , sự tùy thuận này của ta không có cùng tận .Niệm niệm tương tục , không có gián đoạn , nghiệp thân , ngữ , ý không có mệt chán "
Phát tâm Bồ Đề thượng hoằng hạ hóa rồi , đồng thời phải phát bốn Thệ nguyện lớn là :"Chúng sinh vô biên thề nguyện độ , Phiền não vô tận thề nguyện đoạn , Pháp môn vô lượng thề nguyện học .Phật đạo Vô Thượng thề nguyện thành "
Về bốn thệ nguyện lớn , các bậc Cổ Đức có giải thích là dựa vào bốn Thánh đế khổ , tập , diệt, đạo mà phát .Một là duyên khổ đế , thấy chúng sinh bị tám khổ nung nấu bức bách mà phát nguyện rộng "chúng sanh vô biên thề nguyện độ ".Hai là duyên Tập đế, thấy phiền não của chúng sanh lớp lớp mà phát nguyện lớn "phiền não vô tận thề nguyện đoạn ".Ba là duyên Đạo đế , đi theo đạo chánh vô thượng mà phát nguyện lớn "pháp môn vô lượng thề nguyện học ".Bốn là duyên Diệt đế , do sự thanh tịnh tịch diệt mà phát nguyện lớn "Phật đạo vô lượng thề nguyện thành "
Phát tâm Bồ Đề bốn thề nguyện lớn , vẫn kể chỉ là phát tâm , còn thực hành .Cần phải thực hiện thực tế , mới đạt được mục đích thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh .Cho nên bước thứ hai của phát nguyện chính là phải thực hành sáu độ và bốn nhiếp .
Theo Thích Nhựt Chiếu
Kính quý hữu
Chủ đề phát bồ đề tâm tuy nói ra nguyên lý thì đơn giản nhưng bài này phải đọc và nghiền ngẫm thì mới thấm ý sâu sắc vi tế của việc phát Bồ Đề tâm .
Nơi cõi Tịnh Độ Cực Lạc cũng có các Bồ Tát , có tiếng chim Ca lăng Tần già ,hót những tiếng lời pháp âm

Ca Lăng , Cọng mạng , Tần Già
Vui thay tiếng hót nhiệm mầu pháp ban

Nhân mùa Vu lan xin kính chúc quý hữu trọn đạo hiếu , xin gởi lời kính xin lỗi đến quý hữu và kính mong quý hữu nào đã buồn phiền vì lỗi lầm của tôi sẽ lượng thứ cho tôi.
KÍNH
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Đại sư Lục Tổ Huệ Năng thuộc tông Thiền có bài kệ nói :
Phật pháp tại thế gian
Không lìa thế gian giải
Lìa thế tìm Bồ Đề
Giống như tìm sừng thỏ

Phật pháp thì xuất thế mà lại nhập thế - dùng tinh thần xuất thế mà lại nhập thế - dùng tinh thần xuất thế làm sự nghiệp nhập thế , xuất thế để độ mình , nhập thế để độ người .Xuất thế chính chỗ cho là nhập thế , nhập thế cũng có chỗ coi là xuất thế .Do đó nghĩa rốt ráo của Phật pháp là ở Bồ tát đại thừa phát tâm Bồ Đề , phát bốn thệ nguyện lớn , hành lục độ vạn hạnh.
Bồ tát phiên âm tắt của Phạn ngữ ,phiên âm đầy đủ là Bồ Đề Tát Đỏa .Bồ đề là giác , tát đỏa là hữu tình .Giác là giác ngộ , tự giác , tự giác , lại giác tha .Hữu tình là chỉ tất cả chúng sinh có tình thức .Cho nên Bồ Tát thì trên cầu đại giác - thành Phật - dưới hóa độ chúng sinh.
Muốn hành đạo Bồ tát , trước phải phát tâm Bồ Đề .Phát tâm Bồ Đề trước hết phải Vô Ngã , thứ hai phải Từ bi .Đó chính là nói , hành từ bi mà không chấp ngã , biết vô ngã mà không đoạn từ bi .Đây là chân tinh thần của Phật pháp Đại thừa .
Nhà Phật nói từ bi không nói bác ái .Từ là đem niềm vui đến cho người , hai là bạt khổ cho người .Còn ái là tác dụng của cảm tình , vì đã gọi là ái thì có năng ái và sở ái , đã có năng sở thì có ta có người .Vì ta là năng ái , người là sở ái , thì có tướng nhân ngã , ái này sẽ có sai biệt .Hơn nữa ái thì tương đối , có yêu thì có ghét .Do đó trong Phật pháp không những không xướng xuất ái , mà còn cho rằng ái là một căn nguyên của chúng sanh khởi hoặc tạo nghiệp .Còn Vô Duyên Đại Từ , Đồng thể đại bi của đạo Bồ tát mới là căn bản độ khắp chúng sanh .Nhưng từ bi không phải hoàn toàn lấy ngã làm trung tâm mà xuất phát , trái lại kiến lập ở chúng sinh bình đẳng , trên cơ sở vô ngã nhứt tức nhứt thiết , nhứt thiết tức nhứt .Ngã là một phần của chúng sanh .Chúng sanh là đại ngã của toàn thể , độ người do đó là tự độ .Lợi người cũng do đó là lợi mình .Đây là chân nghĩa của từ bi .
Chúng sinh ở cõi ta bà mê vọng chấp trước , trái với giác ngộ hiệp với trần lao , nhân đó khởi hoặc tạo nghiệp , nhân nghiệp thọ báo.Sự mê vọng chấp trước ngoài đại từ đại bi thì không có cách cứu độ , cho nên Bồ tát Thế Thân nói :"Bồ tát thấy các chúng sinh tạo nghiệp chẳng biết vì sao chịu khổ lâu dài , bỏ lìa chánh pháp , không biết lối thoát , vì những điều đó phát đại từ bi , quyết chí cầu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , như cứu lửa cháy đầu , tất cả chúng sanh có khổ não , ta phải cứu tế , khiến không còn thừa "
Phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện kinh Hoa Nghiêm giải thích về phát tâm Bồ Đề càng minh bạch , kinh nói :"Bồ tát nếu tùy thuận chúng sanh , thì tùy thuận cúng dường chư Phật , nếu đối với chúng sanh tôn trọng thừa sự, thì tôn trọng thừa sự Như lai .Nếu làm cho chúng sinh sinh lòng hoan hỷ , thì khiến tất cả Như Lai hoan hỷ .Vì sao vậy ?Vì chư Phật Như lai lấy tâm đại bi làm Thể .Nhân chúng sinh mà khởi đại bi, nhân đại bi mà sinh tâm Bồ Đề , nhân tâm Bồ Đề mà thành Đẳng Chánh Giác .Ví như sa mạc đồng ruộng có cây lớn , nếu rễ gặp nước , thì cành lá hoa quả đều sum sê , cây Bồ Đề chúa ở đồng rộng sống chết cũng lại như vậy .Tất cả chúng sinh là rễ cây , chư Phật Bồ tát là hoa quả ,lấy nước Đại Bi làm làm lợi ích cho chúng sinh , thì thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác .Cho nên Bồ Đề thuộc về chúng sinh , nếu không có chúng sinh , thì tất cả Bồ tát , cuối cùng không thể thành Vô Thượng Chánh Giác .Các thiện tri thức , đối với nghĩa này phải hiểu thế nào ?Vì đối với chúng sinh tâm bình đẳng , thì thành tựu đại bi viên mãn .Vì tâm đại bi tùy thuận chúng sinh , thì thành tựu cúng dường Như Lai .Bồ tát tùy thuận chúng sanh như sau :"Cõi hư không hết , cõi chúng sinh hết , nghiệp chúng sinh hết , phiền não chúng sinh hết , sự tùy thuận này của ta không có cùng tận .Niệm niệm tương tục , không có gián đoạn , nghiệp thân , ngữ , ý không có mệt chán "
Phát tâm Bồ Đề thượng hoằng hạ hóa rồi , đồng thời phải phát bốn Thệ nguyện lớn là :"Chúng sinh vô biên thề nguyện độ , Phiền não vô tận thề nguyện đoạn , Pháp môn vô lượng thề nguyện học .Phật đạo Vô Thượng thề nguyện thành "
Về bốn thệ nguyện lớn , các bậc Cổ Đức có giải thích là dựa vào bốn Thánh đế khổ , tập , diệt, đạo mà phát .Một là duyên khổ đế , thấy chúng sinh bị tám khổ nung nấu bức bách mà phát nguyện rộng "chúng sanh vô biên thề nguyện độ ".Hai là duyên Tập đế, thấy phiền não của chúng sanh lớp lớp mà phát nguyện lớn "phiền não vô tận thề nguyện đoạn ".Ba là duyên Đạo đế , đi theo đạo chánh vô thượng mà phát nguyện lớn "pháp môn vô lượng thề nguyện học ".Bốn là duyên Diệt đế , do sự thanh tịnh tịch diệt mà phát nguyện lớn "Phật đạo vô lượng thề nguyện thành "
Phát tâm Bồ Đề bốn thề nguyện lớn , vẫn kể chỉ là phát tâm , còn thực hành .Cần phải thực hiện thực tế , mới đạt được mục đích thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh .Cho nên bước thứ hai của phát nguyện chính là phải thực hành sáu độ và bốn nhiếp .
Theo Thích Nhựt Chiếu
Kính quý hữu
Chủ đề phát bồ đề tâm tuy nói ra nguyên lý thì đơn giản nhưng bài này phải đọc và nghiền ngẫm thì mới thấm ý sâu sắc vi tế của việc phát Bồ Đề tâm .
Nơi cõi Tịnh Độ Cực Lạc cũng có các Bồ Tát , có tiếng chim Ca lăng Tần già ,hót những tiếng lời pháp âm

Ca Lăng , Cọng mạng , Tần Già
Vui thay tiếng hót nhiệm mầu pháp ban

Nhân mùa Vu lan xin kính chúc quý hữu trọn đạo hiếu , xin gởi lời kính xin lỗi đến quý hữu và kính mong quý hữu nào đã buồn phiền vì lỗi lầm của tôi sẽ lượng thứ cho tôi.
KÍNH
__________________________________

Kính chào đạo hữu phithuydu,

Thưa đạo hữu, mỗi một chúng sanh chỉ có duy nhất một con đường là đạo lộ dẫn đến Niết Bàn. Tuy gọi là đạo lộ nhưng đâu có người nào đi trên con lộ nên con lộ không phải là con lộ tức là phi lộ. Và do bởi không có con đường nên mọi cảnh tướng đều có thể là đường dẫn chúng sanh đến Niết Bàn Thoát Khổ. Cũng vậy, theo Chánh Lý Viên Dung Vô Ngại của Mười Phương Chư Phật tuy tên gọi thì có hai tức Xuất thế và Nhập thế nhưng Thể vốn chỉ có một đó là chân như lìa phiền não tức Pháp Thân nhưng khi hiện tướng trên thế gian thì lại có hai tức Xuất thế và Nhập thế nghĩa là Xuất thế thì duy chỉ có một nhưng Nhập thế thì vô vàn tướng mà lại là Vạn Pháp(tướng) Nhất Như.
Trăm năm trước thì ta chưa có. Trăm năm sau ta đã không còn. Ở giữa thế gian ta là vạn tượng nên duy nhất để là phi vạn tượng thì chỉ "Hãy tỉnh dậy đi, hãy rời cơn mộng bé" tức Phi Du Thụy, không còn là người đi giữa cơn mơ (Đốt bỏ xiêm y ngày du thụy) bởi đã tự thắp cho mình ngọn đèn trí huệ cho đến khi "tận vô tận hỏa đăng" đó trở thành tam muội hỏa đốt cháy sạch tham sân si mà giải thoát, mà mỉm cười du hí cả tam thiên. Há không phải là niềm vui Như Nguyện đó sao???

Mỗi một mẫu chuyện thiền chỉ là cách của chư cổ đức tùy cơ duyên nhằm khởi tánh dụng cho tha nhân (Bà lão đốt am có nhiều dị bản) nên tự bản thân nó là vô tướng, mà bởi vì vô tướng nên nó biến ảo phi thường mà mở rộng tâm cảnh cho người tri ngộ. Nên, đừng khăng khăng một mẫu mực duy nhất (thường là do tâm đắc) mà phụ lòng ưu hoài của bậc cổ đức thượng thừa đã để lại linh tri cho kẻ sanh sau thấy nghĩa hiện tồn (hiển nghĩa) mà mỉm cười vô ưu (trước những lời sàm ngôn tức hí luận của kẻ tự mình huyễn hoặc với dụng tâm làm người nghe cho là cao kiến!!!) mà vững tâm, giữ chí an phận đi cho hết con lộ tử sanh mà bước vào cửa Vô Vi vì nương theo Chánh Đạo.

Kính.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
chimanhvu đã viết:
Quý hữu hãy nói cho tôi nghe về "phát Bồ Đề Tâm"...

Chào quý hữu chimanhvu
quý hữu đã viết như thế ( trên diễn đàn )

ptd xin chia sẻ cùng quý hữu về phát Bồ Đề Tâm như trên , hy vọng quý hữu liễu ngộ
Phát Bồ Đề tâm , là phát tâm tu thành Phật , được Đại Niết Bàn
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn , phẩm Quang Minh Biến Chiếu có nói về Niết bàn , và Đại Niết Bàn ,xin trích dẫn ngắn
Này thiện nam tử ! Người dứt phiền não chẳng gọi là tu Niết Bàn , chẳng sanh phiền não thời gọi là Niết Bàn .Chư Phật Như Lai vĩnh viễn chẳng khởi phiền não nên gọi là Niết Bàn .Có trí huệ ở nơi tất cả pháp không có chướng ngại thời gọi là Như Lai.Như Lai chẳng phải phàm phu , Thanh Văn , Duyên Giác , Bồ Tát .Đây gọi là Phật tánh

Thân tâm trí huệ của Như Lai khắp đầy vô lượng vô biên , vô số cõi , không bị chướng ngại , đây gọi là hư không .

Như Lai thường trụ không có biến đổi , đây gọi là Thật tướng .

Do nghĩa này nên Như Lai thiệt chẳng rốt ráo nhập Niết bàn

Đây gọi là Bồ tát tu hành kinh Đại Niết Bàn thành tựu đầy đủ phần công đức thứ bảy

Thế nào là Đại Bồ Tát tu hành kinh Đại Niết Bàn thành tựu đầy đủ phần công đức thứ tám ?

Này thiện nam tử ! Đai Bồ tát tu hành kinh Đại Niết Bàn : Trừ dứt năm việc , xa lìa năm việc , thành tựu sáu việc , tu tập năm việc , giữ gìn một việc , gần gũi bốn việc , tin thuận nhứt thật , tâm thiện giải thoát , huệ thiện giải thoát

Dứt trừ năm việc , chính là trừ năm uẩn :sắc , thọ , tưởng , hành , thức ; năm thức này hay làm chúng sanh sống chết nối mãi , chẳng rời gánh nặng chia lìa tụ họp , buộc ràng trong ba đời , không thể cầu tìm cho ra nghĩa lý ; do những lẽ này nên goi là "Ấm"

Đại Bồ tát dầu thấy sắc ấm , nhưng chẳng thấy tướng của nó , vì trong mười món sắc suy tìm tánh của nó trọn không thể được , vì thuận theo thế tục mà gọi là "Ấm"

Kính xin lỗi quý hữu chimanhvu bỏ lỗi cho tôi nếu như có vì tôi mà buồn phiền.Và xin khỏi trả lời .

Phi Thụy Du
(tức nick Suongphale , nick Bitridung )
XIN KÍNH GIÃ TỪ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên