Tàng Kinh Các (bàn luận về Kinh Lăng Nghiêm)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Cơ Duyên

Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Cơ Duyên

Chư Phật Thế Tôn vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trên đời. Một đại sự tức là TRI KIẾN PHẬT vậy.

Người đời ngoài mê chấp tướng, trong mê chấp không, nếu được ở nơi tướng mà lià tướng, nơi không mà lià không, tức là trong ngoài chẳng mê. Nếu ngộ pháp này, ngay trong một niệm tâm liền sáng tỏ, ấy là khai ngộ TRI KIẾN PHẬT vậy.

Phật tức là GIÁC, chia làm bốn cửa: Khai GIÁC TRI KIẾN, Thị GIÁC TRI KIẾN, Ngộ GIÁC TRI KIẾN, Nhập GIÁC TRI KIẾN.

Nếu nghe khai thị liền được ngộ nhập tức là GIÁC TRI KIẾN, do đó bổn lai chơn tánh liền được hiển hiện.

Diệu lý của chư Phật chẳng dính dáng với văn tự.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Đốn Tiệm

Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Đốn Tiệm


Hành Xương nói: Ðệ tử xem Kinh Niết Bàn, chưa hiểu cái nghĩa thường và vô thường, xin Hoà Thượng từ bi giải thích sơ lược.

Sư nói: Vô thường tức Phật tánh, có thường tức cái tâm phân biệt tất cả pháp thiện ác vậy.

Hành Xương nói: Lời của Hoà Thượng rất nghịch lời văn trong Kinh.

Sư nói: Ta được truyền tâm ấn Phật, đâu dám nghịch ý Kinh!

Hành Xương nói: Kinh nói Phật tánh là thường, Hoà Thượng lại nói là vô thường. Các pháp thiện ác cho đến Bồ đề tâm đều là vô thường, Hoà Thượng lại nói là thường, ấy là trái nghịch nhau, khiến đệ tử lại thêm nghi ngờ.

Sư nói: Xưa kia ta nghe Ni Vô Tận Tạng tụng qua một lần Kinh Niết Bàn, bèn vì Ni giải thuyết, chẳng có một chữ một nghĩa không đúng với lời văn trong Kinh, cho đến nay vì ngươi mà thuyết, trước sau chẳng khác.

Hành Xương nói:
Ðệ tử căn tánh ngu muội, xin Hoà Thượng khai thị tỉ mỉ.

Sư nói: Ngươi biết chăng,

- Phật tánh nếu thường còn nói gì về các pháp thiện ác; cho đến tận kiếp cũng chẳng một người phát Bồ đề tâm, nên ta nói vô thường, ấy chính là cái đạo chơn thường do Phật thuyết vậy.

- Hơn nữa, tất cả các pháp nếu vô thường thì mỗi mỗi đều có tự tánh riêng biệt để lãnh thọ sanh tử, vậy thì tánh chơn thường khắp nơi lại có chỗ thiếu sót, nên ta nói thường, ấy chính là nghiã chơn vô thường của Phật.

Phật vì kẻ phàm phu tà đạo chấp nơi tà thường, những người nhị thừa từ nơi thường, suy ra vô thường, cộng thành tám thứ điên đảo, nên trong Kinh Niết Bàn liễu nghĩa phá những thiên kiến của họ để tỏ bày tứ đức của Niết Bàn: chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh.

Ngươi nay theo lời trái nghĩa, lấy đoạn diệt vô thường và chấp thường là cố định, mà hiểu lầm lời nói sau cùng viên tròn vi diệu của Phật, dẫu cho xem Kinh ngàn lần, có ích gì đâu? Hành Xương hoát nhiên đại ngộ.

Chí Thành lại lễ Sư: Ðệ tử ở nơi Thần Tú Ðại Sư học đạo chín năm mà chẳng được khế ngộ, nay nghe Hoà Thượng một lời liền khế ngộ bản tâm. Sanh tử của đệ tử là việc lớn, xin Hoà Thượng từ bi chỉ dạy thêm.

Sư nói: Ta nghe nói Thầy ngươi dạy người học pháp: Giới, Định, Huệ; chẳng biết hành tướng giới định huệ như thế nào, hãy nói thử xem.

Chí Thành nói: Thần Tú Ðại Sư nói:
- những điều ác chớ làm gọi là Giới,
- những điều lành phụng hành gọi là Huệ,
- ý căn tự trong sạch gọi là Định.


Ðại Sư dạy như thế, chưa biết Hoà Thượng lấy pháp gì để dạy người?

Sư nói: Nếu nói có pháp dạy người ấy là dối ngươi, ta chỉ tuỳ theo căn cơ để mở trói, giả danh tam muội.

Như giới định huệ của Thầy ngươi thật là bất khả tư nghì, giới định huệ của ta lại khác.

Hỏi: Giới định huệ chỉ nên có một, sao lại có khác?

Sư nói: Giới định huệ của Thầy ngươi độ người Đại Thừa,

- Giới Định Huệ của ta tiếp người Tối Thượng Thừa, chỗ ngộ giải chẳng đồng nên sự thấy có nhanh chậm.

Hãy nghe ta nói, xem có giống Thầy ngươi chăng!

Ta thuyết pháp chẳng lìa tự tánh, lìa tánh thuyết pháp, khiến cho tự tánh thường mê, ấy là tướng thuyết.

Nên biết tất cả pháp đều từ tự tánh khởi dụng, ấy là chân pháp của Giới Định Huệ vậy. Hãy nghe kệ đây:

Tâm địa vô phi tự tánh giới,
Tâm địa vô si tự tánh huệ,
Tâm địa vô loạn tự tánh định.
Bất tăng bất giảm tự kim cang,
Thân khứ thân lai bổn tam muội.

Dịch nghĩa:

Tâm địa chẳng quấy tự tánh giới,
Tâm địa chẳng si tự tánh huệ,
Tâm địa chẳng loạn tự tánh định.
Chẳng thêm chẳng bớt tự như như,
Thân đến thân đi vốn tam muội.

Chí Thành nghe xong cảm tạ, trình kệ rằng:

Ngũ uẩn huyễn thân,
Huyễn hà cứu cánh.
Hồi thú chơn như,
Pháp hườn bất tịnh.

Dịch nghĩa:

Ngũ uẩn thân huyễn hoá,
Huyễn đâu có cứu cánh.
Trở về với chơn như,
Chấp pháp vẫn chẳng tịnh.

Sư cho là đúng, lại bảo Chí Thành: Giới định huệ của Thầy ngươi dạy người căn khí nhỏ, giới định huệ của ta dạy người căn khí lớn.

Nếu ngộ được tự tánh, cũng chẳng lập Bồ Ðề Niết Bàn, cũng chẳng lập giải thoát tri kiến, chẳng có một pháp có thể đắc, như thế mới được kiến lập vạn pháp.

Nếu thấu lý này, cũng gọi là Bồ Ðề Niết Bàn, cũng gọi là giải thoát tri kiến.

Người kiến tánh lập cũng được, chẳng lập cũng được, đi lại tự do, chẳng trệ chẳng ngại, cần dùng liền làm, cần nói liền đáp (làm và nói đều chẳng tác ý), khắp hiện hoá thân chẳng lìa tự tánh, tức được thần thông tự tại, du hý tam muội, gọi là kiến tánh.

Chí Thành lại bạch: Thế nào là nghĩa chẳng lập?

Sư nói: Tự tánh chẳng quấy chẳng si chẳng loạn, niệm niệm quán chiếu Bát Nhã, thường lìa pháp tướng, tự do tự tại, thuận nghịch đều được, có gì để lập?

Tự tánh tự ngộ, đốn ngộ đốn tu, cũng chẳng thứ tự, cho nên chẳng lập tất cả pháp, các pháp tịch diệt, đâu có thứ lớp.

Chí Thành lễ bái, nguyện làm thị giả hầu hạ sớm chiều.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Sám Hối.

Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Sám Hối.

Các thiện tri thức, việc này phải ở trong tự tánh mà khởi, bất cứ lúc nào niệm niệm, tự tịnh nơi tâm, tự tu tự hành, tự thấy Pháp Thân, tự thấy tâm Phật, tự độ tự giới, như vậy mới chẳng uổng công đến đây.

Ðã từ xa đến, gặp nhau nơi đây đều là có duyên.

Nay các ngươi hãy quỳ xuống. Ta vì các ngươi truyền năm phần HƯƠNG PHÁP THÂN của tự tánh, kế đó thọ VÔ TƯỚNG SÁM HỐI. Ðại chúng cùng quỳ xuống.

Sư nói:

Một là GIỚI HƯƠNG: Tức trong tự tâm chẳng quấy chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại gọi là GIỚI HƯƠNG.

Hai là ÐỊNH HƯƠNG: Thấy những cảnh tướng thiện ác tự tâm chẳng loạn, gọi là ÐỊNH HƯƠNG.

Ba là HUỆ HƯƠNG: Tự tâm vô ngại, thường dùng trí huệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi là HUỆ HƯƠNG.

Bốn là GIẢI THOÁT HƯƠNG: Tự tâm chẳng phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, gọi là GIẢI THOÁT HƯƠNG.

Năm là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG: Tự tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải tu học pháp tối thượng thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi gọi là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG.

Thiện tri thức, hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bên ngoài.

Nay vì các ngươi truyền thọ VÔ TƯỚNG SÁM HỐI, diệt tội tam thế, khiến cho tam nghiệp thanh tịnh.

Thiện tri thức, hãy nói theo ta:

1. Ðệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị ngu mê nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp ngu mê đã có từ trước, thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa.

2. Ðệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị kiêu căng dối trá nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp kiêu căng dối trá đã có từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa.

3. Ðệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị ganh tỵ nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp ganh tỵ đã có từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa.

Thiện tri thức, trên đây là VÔ TƯỚNG SÁM HỐI.

Thế nào là SÁM? Thế nào là HỐI?

- Sám là sám trừ tội trước, từ trước tất cả các tội ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ thảy đều sám hết, chẳng bao giờ khởi nữa gọi là sám.
- Hối là hối cải lỗi sau, tất cả ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ... nay đã giác ngộ, đều cho đoạn dứt, chẳng bao giờ tạo nữa gọi là hối.

Phàm phu ngu mê, chỉ biết sám trừ tội trước, chẳng biết hối cải lỗi sau, vì chẳng hối cải, nên tội trước chẳng diệt, tội sau lại sanh, tội trước đã chẳng diệt, tội sau lại tiếp tục, như thế làm sao gọi là SÁM HỐI được!

Thiện tri thức, đã sám hối xong, nay vì thiện tri thức phát TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN, mọi người phải dùng chánh tâm để nghe:

Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Tự tâm phiền não vô tận thệ nguyện dứt,
Tự tánh pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Tự tánh Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Thiện tri thức, chúng ta há chẳng nói CHÚNG SANH VÔ BIÊN THỆ NGUYỆN ĐỘ sao? Nói như thế, nhưng chẳng phải là Huệ Năng độ đâu.

Thiện tri thức, chúng sanh ở nơi tự tâm, cũng như tâm tà mê, tâm cuồng vọng, tâm chẳng thiện, tâm ganh tỵ, tâm ác độc... những thứ tâm kể trên đều là chúng sanh. Mọi người phải tự tánh tự độ, gọi là CHƠN ÐỘ.

Sao gọi là tự tánh tự độ? Tức là tà kiến, phiền não, ngu si trong tâm dùng chánh kiến để độ; đã có chánh kiến, dùng trí Bát Nhã để phá trừ ngu si mê vọng, tà đến chánh độ, mê đến ngộ độ, ngu đến trí độ, ác đến thiện độ, chúng sanh mỗi mỗi tự độ, độ như thế gọi là CHƠN ÐỘ.

PHIỀN NÃO VÔ TẬN THỆ NGUYỆN DỨT: Tức là đem trí Bát Nhã của tự tánh, dứt trừ tất cả tư tưởng hư vọng, gọi là CHƠN DỨT.

PHÁP MÔN VÔ LƯỢNG THỆ NGUYỆN HỌC: Là phải tự thấy tự tánh, thường hành Chánh Pháp, gọi là CHƠN HỌC.

PHẬT ĐẠO VÔ THƯỢNG THỆ NGUYỆN THÀNH: Ðã quyết tâm dùng công phu, thường hành nơi chơn chánh, lià mê lià giác, thường sanh Bát Nhã, trừ vọng trừ chơn, liền thấy Phật tánh, tức ngay nơi đó thành Phật đạo, gọi là CHƠN THÀNH.

Thường nghĩ nhớ tu hành là PHÁT Nguyện LỰC. Thiện tri thức, đã phát tứ hoằng thệ nguyện xong, nay vì thiện tri thức truyền VÔ TƯỚNG TAM QUY Y GIỚI.

Thiện tri thức,

QUY Y GIÁC, lưỡng túc tôn,
QUY Y CHÁNH, ly dục tôn,
QUY Y TỊNH, chúng trung tôn.

Từ nay trở đi, xưng GIÁC làm Thầy, trọn chẳng quy y tà ma ngoại đạo, dùng TỰ TÁNH TAM BẢO thường tự chứng minh.

Khuyên các thiện tri thức, nên QUY Y TỰ TÁNH TAM BẢO: Phật tức là GIÁC, Pháp tức là CHÁNH, Tăng tức là TỊNH.

- Tự tâm quy y GIÁC thì tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, hay lià tài sắc, gọi là LƯỠNG TÚC TÔN.
- Tự tâm quy y CHÁNH, niệm niệm chẳng tà kiến, vì chẳng tà kiến nên chẳng có nhơn ngã, cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là LY Dục TÔN.
- Tự tâm quy y TỊNH, tự tánh đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục đều chẳng nhiễm trước, gọi là CHÚNG TRUNG TÔN.

Nếu tu hạnh này là tự quy y. Phàm phu chẳng hiểu, từ sáng đến tối thọ tam quy y, nếu nói quy y Phật, Phật ở chỗ nào? Nếu chẳng thấy Phật thì dựa vào đâu mà quy y? Nói lại thành vọng.

Thiện tri thức, mọi người hãy xem xét kỹ, chớ lầm dụng tâm, trong Kinh rõ ràng nói là quy y tự tánh Phật, chẳng có nói quy y tha Phật.

Tự tánh Phật, chẳng quy y thì đâu còn chỗ nào để quy y nữa!

Nay đã tự ngộ, mỗi mỗi đều phải quy y TỰ TÁNH TAM BẢO, bên trong tự sửa tâm tánh, bên ngoài kính mến mọi người, tức là TỰ QUY Y vậy.

Thiện tri thức, đã quy y TỰ TÁNH TAM BẢO xong các ngươi chú tâm, nghe ta nói NHẤT THỂ TAM THÂN TỰ TÁNH PHẬT, khiến các ngươi đều rõ ràng thấy tam thân Phật, tự ngộ tự tánh.

Nay nói theo ta: Nơi tự sắc thân Quy y THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT.
Nơi tự sắc thân Quy y THIÊN BÁ ỨC HOÁ THÂN PHẬT.
Nơi tự sắc thân Quy y VIÊN MÃN BÁO THÂN PHẬT.

Thiện tri thức, sắc thân là nhà trọ, chẳng thể nói quy y được.

Xưa nay tam thân Phật ở trong tự tánh mọi người đều sẵn có, tại tâm mê nên chẳng thấy tánh bên trong, chỉ hướng ngoại tìm tam thân Phật mà chẳng thấy tự thân có tam thân Phật.

Các ngươi hãy nghe, nay ta khiến các ngươi ngay nơi tự thân được thấy tự tánh có tam thân Phật; tam thân Phật này từ tự tánh sanh ra, chẳng từ bên ngoài mà được.

Sao gọi là THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT? Người đời tánh vốn thanh tịnh, vạn pháp từ tự tánh sanh khởi. Suy lường điều ác tức sanh hạnh ác, suy lường điều thiện tức sanh hạnh lành. Như vậy các pháp ở trong tự tánh như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng; vì bị mây đen che khuất nên trên sáng dưới tối; thoạt được gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, vạn tượng đều hiện. Người đời tánh hay phù du lơ lửng như mây trên trời.

Thiện tri thức, trí như mặt trời, huệ như mặt trăng, trí huệ thường sáng; vì chấp cảnh bên ngoài, nên bị vọng niệm mây đen che khuất, tự tánh chẳng được sáng tỏ. Nếu gặp được thiện tri thức, nghe được Chánh Pháp, tự trừ mê vọng, trong ngoài đều sáng, vạn pháp đều hiện nơi tự tánh: người KIẾN TÁNH cũng vậy. Ðây gọi là THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT.

Thiện tri thức, tự tâm quy y tự tánh tức là quy y CHƠN PHẬT. Tự Quy Y tức là trong tự tánh trừ sạch những tâm bất thiện, tâm ganh tỵ, tâm quanh co, tâm chấp ngã, tâm cuồng vọng, tâm khinh mạn, tâm tà kiến, tâm cống cao và tất cả những hạnh bất thiện. Thường tự thấy lỗi mình, chẳng nói tốt xấu của người, ấy là TỰ QUY Y. Thường phải hạ mình, cung kính mọi người, tức là KIẾN TÁNH, thông đạt chẳng còn trệ ngại, ấy là TỰ QUY Y.

Sao gọi là THIÊN BÁ ỨC HOÁ THÂN? Nếu chẳng nghĩ muôn pháp, tánh vốn như hư không. Một niệm suy lường gọi là biến hoá: Suy lường điều ác tức hoá ra địa ngục, suy lường việc thiện hoá ra thiên đàng, độc hại hoá ra rắn rồng, từ bi hoá ra Bồ Tát, trí huệ hoá ra tam thiện đạo, ngu si hoá ra tam ác đạo. Tự tánh biến hoá rất nhiều, kẻ mê chẳng thể tỉnh giác, niệm niệm khởi ác, thường đi trên đường ác, hễ nhất niệm hồi tâm hướng thiện, trí huệ liền sanh, đây gọi là TỰ TÁNH HOÁ THÂN PHẬT.

Sao gọi là VIÊN MÃN BÁO THÂN? Ví như một ngọn đèn trừ được ngàn năm đen tối, một niệm trí huệ diệt được muôn năm ngu mê. Chớ nghĩ việc xưa, đã qua thì bất khả đắc, thường nghĩ về sau, niệm niệm viên tròn sáng tỏ, tự thấy bản tánh, thiện ác dù khác, tánh vốn bất nhị, tánh bất nhị gọi là thật tánh, ở trong thật tánh chẳng nghĩ thiện ác, đây gọi là VIÊN MÃN BÁO THÂN PHẬT.

Tự tánh khởi một niệm ác, liền diệt vạn kiếp thiện nhân, tự tánh khởi một niệm thiện, liền dứt hằng sa ác nghiệp, thẳng đến Vô Thượng Bồ Ðề. Niệm niệm tự thấy chẳng mất bản niệm gọi là BÁO THÂN PHẬT.

Thiện tri thức, từ Pháp Thân suy lường tức là HOÁ THÂN PHẬT; niệm niệm tự tánh tự thấy tức là BÁO THÂN PHẬT; tự ngộ tự tu tự tánh công đức là CHƠN QUY Y.

Da thịt này là sắc thân, sắc thân là nhà trọ, chẳng thể Quy Y được. Hễ ngộ được tự tánh tam thân, tức nhận được tự tánh Phật.

Nay ta thuyết bài VÔ TƯỚNG TỤNG, nếu y theo tụng này tu hành, ngay đó khiến các ngươi nhiều kiếp ngu mê đều nhất thời tan rã.

Tụng rằng:

Mê nhơn tu phước bất tu đạo,
Chỉ ngôn tu phước tiện thị đạo,
Bố thí cúng dường phước vô biên,
Tâm trung tam ác nguyên lai tạo,

Nghĩ tương tu phước dục diệt tội,
Hậu thế đắc phước tội hườn tại.
Ðản hướng tâm trung trừ tội duyên;
Các tự tánh trung chơn sám hối.

Hốt ngộ đại thừa chơn sám hối,
Trừ tà hành chánh tức vô tội.
Học đạo thường ư tự tánh quán,
Tức dữ chư Phật đồng nhất loại.

Ngô Tổ duy truyền thử đốn pháp,
Phổ nguyện kiến tánh đồng nhất thể.
Nhược dục tương lai mích pháp thân,
Ly chư pháp tướng tâm trung tẩy.

Nỗ lực tự kiến mạc du du,
Hậu niệm hốt tuyệt nhất thế hưu.
Nhược ngộ đại thừa đắc kiến tánh,
Kiền cung hiệp chưởng chí tâm cầu.

Dịch nghĩa:

Kẻ mê tu phước chẳng tu đạo,
Chỉ cho tu phước tức là đạo.
Bố thí cúng dường phước vô biên,
Trong tâm tam ác vẫn còn tạo.

Muốn dùng tu phước để diệt tội,
Kiếp sau được phước tội vẫn còn.
Nhân duyên tội ác trừ nơi tâm,
Hướng vào tự tánh chơn sám hối.

Hoát ngộ đại thừa chơn sám hối,
Tà dứt hạnh chánh tức vô tội.
Học đạo thường quán nơi tự tánh,
Thì với chư Phật đồng một loại.

Tổ Sư truyền pháp đốn ngộ này,
Nguyện cùng kiến tánh đồng nhất thể.
Nếu muốn tương lai ngộ pháp thân,
Lìa các pháp tướng tâm trong sạch.

Cố gắng tu hành chớ nhởn nhơ,
Hậu niệm thoạt dứt một đời tiêu,
Muốn ngộ đại thừa thấy tự tánh,
Kính lễ Tri Thức chí tâm cầu.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Phó Chúc.

Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Phó Chúc.


Các ngươi hãy ngồi, ta nói với các ngươi một bài kệ, gọi là CHƠN GIẢ ÐỘNG TỊNH KỆ, các ngươi giữ lấy kệ này, theo đó tu hành, chẳng đánh mất tông chỉ, thì cùng ta đồng một ý chí. Ðại chúng đảnh lễ, xin Sư làm kệ, kệ rằng:

Nhất thiết vô hữu chơn,
Bất dĩ kiến ư chơn.
Nhược kiến ư chơn giả,
Thị kiến tận phi chơn.

Nhược năng tự hữu chơn,
Ly giả tức tâm chơn.
Tự tâm bất ly giả,
Vô chơn hà xứ chơn.

Hữu tình tức giải động,
Vô tình tức bất động,
Nhược tu bất động hạnh.
Ðồng vô tình bất động,

Nhược mích chơn bất động,
Ðộng thượng hữu bất động.
Bất động thị bất động,
Vô tình vô Phật chủng.

Năng thiện phân biệt tướng,
Ðệ nhất nghiã bất động.
Ðản tác như thử kiến,
Tức thị chơn như dụng.

Báo chư học đạo nhơn,
Nỗ lực tu dụng ý,
Mạc ư đại thừa môn,
Khước chấp sanh tử trí.

Nhược ngôn hạ tương ứng,
Tức cộng luận Phật nghĩa.
Nhược thật bất tương ứng.
Hiệp chưởng linh hoan hỷ.

Thử tông bổn vô tranh,
Tranh tức thất đạo ý.
Chấp nghịch tranh pháp môn,
Tự tánh nhập sanh tử.

Dịch nghĩa:

Tất cả chẳng có chơn,
Chớ nên cho là chơn.
Nếu người thấy có chơn,
Sự thấy đều chẳng chơn.

Nếu được tự có chơn,
Lià giả, tâm tức chơn.
Tự tâm chẳng lià giả,
Làm sao có chỗ chơn?

Hữu tình tất phải động,
Vô tình thì bất động.
Nếu tu hạnh bất động,
Ðâu khác loài vô tình!

Muốn tìm chơn bất động,
Nơi động là bất động,
Bất động (vô tình) đã bất động,
Vô tình vô Phật chủng.

Nếu người khéo phân biệt,
Ðệ nhất nghĩa bất động.
Cái thấy được như vậy,
Tức là chơn như dụng.


Báo cho người học đạo,
Siêng tu phải chú ý.
Chớ nên nơi đại thừa,
Lại chấp trí sanh tử.


Vừa nghe liền tương ưng,
Cùng nhau luận nghiã Phật.
Nếu người chẳng tương ưng,
Chắp tay khiến hoan hỷ.


Tông này vốn vô tranh,
Tranh thì mất ý đạo.

Kẻ trái nghịch pháp môn,
Tự tánh vào sanh tử.

Chỉ nên nhận tự bản tâm, thấy tự bản tánh, chẳng động chẳng tịnh, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng lui chẳng tới, chẳng thị chẳng phi, chẳng trụ chẳng đi.

Vì sợ các ngươi tâm mê, chẳng hiểu ý ta, nay nhắc lại lần nữa, khiến các ngươi tự thấy tánh..Sau khi ta viên tịch, theo đây tu hành, cũng như ta còn tại thế, nếu trái với lời dạy của ta, dẫu cho ta còn tại thế, cũng đâu có ích lợi gì! Lại thuyết kệ rằng:

Ngột ngột bất tu thiện,
Ðằng đằng bất tạo ác.
Tịch tịch đoạn kiến văn,
Ðãng đãng tâm vô trước.

Dịch nghĩa:

Ngây ngây chẳng tu thiện,
Bừng bừng chẳng tạo ác.
Tịch tịch dứt thấy nghe,
Luôn luôn chẳng dính mắc.​

Sư thuyết kệ xong, ngồi ngay cho đến canh ba, thoạt gọi môn đồ: Ta đi nhé!, liền ngồi yên viên tịch.

------------------------------------------
Bừng bừng, tịch tịch chẳng tạo ác.
Ngây ngây, tịch tịch chẳng tu thiện.
Thấy nghe rõ ràng, chẳng dính mắc.
"Tự tánh vốn là tự mình sanh" !
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63

Bừng bừng, tịch tịch chẳng tạo ác.
Ngây ngây, tịch tịch chẳng tu thiện.
Thấy nghe rõ ràng, chẳng dính mắc.
"Tự tánh vốn là tự mình sanh" !

Diệu dụng vốn đầy đủ, cứ y theo đây mà dụng thì gọi là người vô sự trên đời, còn gì khoái bằng he he.. :khicon69:

Đôi lúc cũng tự sướng tý cho nó yêu đời hì hì... http://www.ikara.co/recording/dung-bat-anh-manh-me-4558505140027392
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Diệu dụng vốn đầy đủ, cứ y theo đây mà dụng thì gọi là người vô sự trên đời, còn gì khoái bằng he he.. :khicon69:

Đôi lúc cũng tự sướng tý cho nó yêu đời hì hì... http://www.ikara.co/recording/dung-bat-anh-manh-me-4558505140027392

Kẻ mãi lang thang làm cùng tử duyên do mãi thấy thuần một chữ DỤNG nơi vạn vật, vạn loài, vạn pháp. DỤNG vốn từ THỂ mà xuất sanh, nên nhớ nên nhớ

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ tâm
Thị chư Phật giáo.
(Pháp Cú Kinh)

Mến, Trừng Hải
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Kẻ mãi lang thang làm cùng tử duyên do mãi thấy thuần một chữ DỤNG nơi vạn vật, vạn loài, vạn pháp. DỤNG vốn từ THỂ mà xuất sanh, nên nhớ nên nhớ

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ tâm
Thị chư Phật giáo.
(Pháp Cú Kinh)

Mến, Trừng Hải

Kính sư phụ!

Tuy nói vô tâm, nhưng mà tu khắp các thiện pháp trợ đạo, việc ác cũng không muốn nghe tới, nên cũng gọi là không phân biệt ạ

Mọi lúc đều hồn nhiên như trẻ lên 3, tập khí bất chợt khởi liền bỏ rơi, đến chổ này con cũng không muốn bám vào một tư tưởng nào nữa, cứ khởi xong liền thôi
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Kính sư phụ!

Tuy nói vô tâm, nhưng mà tu khắp các thiện pháp trợ đạo, việc ác cũng không muốn nghe tới, nên cũng gọi là không phân biệt ạ

Mọi lúc đều hồn nhiên như trẻ lên 3, tập khí bất chợt khởi liền bỏ rơi, đến chổ này con cũng không muốn bám vào một tư tưởng nào nữa, cứ khởi xong liền thôi

Kính tapchoi82,
Bạn cứ hành như vậy, hoa sen sẽ nở dưới gót chân bạn. Người điên rất vui khi bạn chọn con đường đi như vậy. Chúc bạn sớm ngày liễu ngộ. Người điên hàng ngày tu tập cũng y như chổ bạn nghĩ chứ không khác tý nào. A di đà Phật!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Kính sư phụ!

Tuy nói vô tâm, nhưng mà tu khắp các thiện pháp trợ đạo, việc ác cũng không muốn nghe tới, nên cũng gọi là không phân biệt ạ

Mọi lúc đều hồn nhiên như trẻ lên 3, tập khí bất chợt khởi liền bỏ rơi, đến chổ này con cũng không muốn bám vào một tư tưởng nào nữa, cứ khởi xong liền thôi

Hề hề, đừng nói đến hai chữ "tập khí" vội mà hãy tập trung vào hai chữ "tác ý" gọi theo Bát nhã tôn là "nhân tướng".

Mến, Trừng Hải
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Hề hề, đừng nói đến hai chữ "tập khí" vội mà hãy tập trung vào hai chữ "tác ý" gọi theo Bát nhã tôn là "nhân tướng".

Mến, Trừng Hải


Là thế này sư phụ, lúc mới đầu thì phải tác ý vô tâm, gọi là giác xong liền không, lâu ngày thuần thục thì tự dụng, giống như việc hồi mới tập gõ bàn phím, con phải tác ý từng phím, sai thì gõ lại, sau này quen thuộc không cần nhìn bàn phím cũng tự gõ đúng chữ đó sư phụ hì hì...

Tâm rất vi diệu không gì không luyện được!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Diệu dụng vốn đầy đủ, cứ y theo đây mà dụng thì gọi là người vô sự trên đời, còn gì khoái bằng he he.. :khicon69:

Đôi lúc cũng tự sướng tý cho nó yêu đời hì hì... http://www.ikara.co/recording/dung-bat-anh-manh-me-4558505140027392

Kẻ mãi lang thang làm cùng tử duyên do mãi thấy thuần một chữ DỤNG nơi vạn vật, vạn loài, vạn pháp. DỤNG vốn từ THỂ mà xuất sanh, nên nhớ nên nhớ

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ tâm
Thị chư Phật giáo.
(Pháp Cú Kinh)

Mến, Trừng Hải

Kính sư phụ!

Tuy nói vô tâm, nhưng mà tu khắp các thiện pháp trợ đạo, việc ác cũng không muốn nghe tới, nên cũng gọi là không phân biệt ạ

Mọi lúc đều hồn nhiên như trẻ lên 3, tập khí bất chợt khởi liền bỏ rơi, đến chổ này con cũng không muốn bám vào một tư tưởng nào nữa, cứ khởi xong liền thôi

Kính tapchoi82,
Bạn cứ hành như vậy, hoa sen sẽ nở dưới gót chân bạn. Người điên rất vui khi bạn chọn con đường đi như vậy. Chúc bạn sớm ngày liễu ngộ. Người điên hàng ngày tu tập cũng y như chổ bạn nghĩ chứ không khác tý nào. A di đà Phật!

Hề hề, đừng nói đến hai chữ "tập khí" vội mà hãy tập trung vào hai chữ "tác ý" gọi theo Bát nhã tôn là "nhân tướng".

Mến, Trừng Hải

Là thế này sư phụ, lúc mới đầu thì phải tác ý vô tâm, gọi là giác xong liền không, lâu ngày thuần thục thì tự dụng, giống như việc hồi mới tập gõ bàn phím, con phải tác ý từng phím, sai thì gõ lại, sau này quen thuộc không cần nhìn bàn phím cũng tự gõ đúng chữ đó sư phụ hì hì...

Tâm rất vi diệu không gì không luyện được!

Kính chư ĐẠI GIÁC !

nguyenjobvn đã viết:
Tàng ẩn huyền nghĩa Tánh,
Bát Nhã lưu xuất Kinh.
Các này nơi tạm giữ,

Phổ thí chư chúng sanh !

Nam mô Pháp Thân Đại Sĩ Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

Mộ Phần.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Học Quán

Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Học Quán. (Bản Kinh tại đây.)

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, đối với tất cả pháp, muốn giác ngộ cùng tột tất cả tướng, phải học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo Cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử!

Các đại Bồ-tát nên lấy vô trụ làm phương tiện, để an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì sở trụ, năng trụ đều không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát nên lấy vô xả làm phương tiện, để hoàn thành Bố thí Ba-la-mật-đa; vì người cho, kẻ nhận và vật cho, đều không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát nên lấy vô hộ làm phương tiện, để hoàn thành tịnh giới Ba-la-mật-đa; vì cái tướng phạm, không phạm đều không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát nên lấy vô thủ làm phương tiện, để hoàn thành an nhẫn Ba-la-mật-đa; vì tướng động, không động đều không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát nên lấy vô cần làm phương tiện, để hoàn thành tinh tấn Ba-la-mật-đa; vì thân tâm siêng, lười đều không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát nên lấy vô tư làm phương tiện, để hoàn thành tịnh lự Ba-la-mật-đa; vì có thiền vị, không có thiền vị đều không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát nên lấy vô trước làm phương tiện, để hoàn thành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vì tánh, tướng của các pháp đều không thể nắm bắt được.

Lại nữa, Xá Lợi Tử!

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, để hoàn thành: Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi giác ngộ, tám chi thánh đạo; vì ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề, đều không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, để hoàn thành pháp môn không giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát; vì ba môn giải thoát này, đều không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, để hoàn thành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định; vì tịnh lự, vô lượng, vô sắc định đều không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, để hoàn thành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; vì giải thoát, thắng xứ … cho đến biến xứ đều không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc mà làm phương tiện, để hoàn thành chín tưởng là Tưởng phình bụng, tưởng chảy mủ, tưởng đỏ bầm, tưởng tím xanh, tưởng chim mổ nuốt, tưởng tan rã, tưởng bộ xương, tưởng thiêu đốt, tưởng tất cả thế gian không thể bảo tồn được; vì các tưởng ấy, đều không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, để hoàn thành mười tùy niệm, đó là Tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm xả, tùy niệm thiên, tùy niệm nhập xuất tức, tùy niệm yểm, tùy niệm tử, tùy niệm thân; vì các tùy niệm này, không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, để hoàn thành mười phép quán tưởng đó là: Quán tưởng vô thường, quán tưởng khổ, quán tưởng vô ngã, quán tưởng bất tịnh, quán tưởng chết, quán tưởng tất cả thế gian không có gì thích thú, quán tưởng nhàm chán ăn uống, quán tưởng dứt trừ, quán tưởng xa lìa, quán tưởng tiêu diệt; vì các quán tưởng này, không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, để hoàn thành mười một trí, đó là Trí biết khổ, trí biết tập, trí biết diệt, trí biết đạo, trí dứt phiền não, trí chứng vô sanh, trí biết pháp, trí phân loại pháp, trí thế gian, trí biết tâm kẻ khác, trí biết đúng lời Phật dạy; vì các trí ấy không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên hoàn thành định có tầm có từ, định không tầm chỉ có từ, định không tầm không từ; vì ba cảnh định ấy không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên hoàn thành điều chưa biết nên biết, biết rõ điều đã biết, biết đủ điều đã biết; vì các điều ấy không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên hoàn thành quán bất tịnh, quán không gian vô biên, trí hơn tất cả trí, định, tuệ; vì năm thứ ấy không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên hoàn thành bốn điều nhiếp phục, bốn nơi an trú thù thắng, ba loại minh, năm thứ mắt, sáu loại thần thông, sáu phép ba la mật; vì sáu thứ ấy không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên hoàn thành bảy pháp giúp thành Phật, tám điều giác ngộ của đại sĩ, chín loại trí của chín loài hữu tình, pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; vì năm loại ấy không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên hoàn thành mười địa vị tu hành, mười hạnh tu hành, mười điều nhẫn nhục, hai mươi niềm vui tu hành thăng tiến; vì bốn thứ ấy, không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên hoàn thành mười lực của Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp chỉ Phật riêng có, ba mươi hai tướng của bậc đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp kèm theo; vì sáu loại ấy, không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên hoàn thành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, trí biết tất cả, trí biết tướng đạo, trí biết tất cả tướng, trí biết tất cả sự mầu nhiệm của tướng; vì sáu pháp ấy, không thể nắm bắt được.

Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên hoàn thành đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và vô lượng vô biên pháp Phật khác; vì các pháp ấy, không thể nắm bắt được.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Phẩm Học Quán

Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Học Quán.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nên tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử:

Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên quán sát như thế này: Thật có Bồ-tát mà chẳng thấy có Bồ-tát, chẳng thấy có tên Bồ-tát, chẳng thấy có Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy có tên Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy tu hành, chẳng thấy chẳng tu hành. Vì sao?

Xá Lợi Tử! Vì tự tánh Bồ-tát là không, tên Bồ-tát là không, vì sao vậy? Vì tự tánh của sắc là không, chứ chẳng phải do không có mà không, cái không của sắc chẳng phải sắc, sắc chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không, chứ chẳng phải do không có mà không, cái không của thọ tưởng hành thức chẳng phải là thọ tưởng hành thức; thọ, tưởng, hành, thức chẳng lìa không, không chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức; thọ, tưởng, hành, thức tức là không, không tức là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao?

Xá Lợi Tử! Vì đây, chỉ có tên gọi là Bồ-đề; đây, chỉ có tên gọi là Tát-đỏa;
- đây chỉ có tên gọi là Bồ-đề-tát-đỏa;
- đây, chỉ có tên gọi nên gọi đó là không;
- đây, chỉ có tên gọi đó là sắc, thọ, tưởng, hành, thức;

tự tánh là như vậy, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh. Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, chẳng thấy sanh, chẳng thấy diệt, chẳng thấy nhiễm, chẳng thấy tịnh.

Vì sao? Vì Chỉ giả lập những cái tên tạm đối với các pháp, để phân biệt; giả lập cái tên tạm, theo đó, khởi lên ngôn thuyết, gọi như thế này, như thế kia, rồi sinh khởi chấp trước thế này, thế nọ.

Khi đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cà những cái như thế, chẳng thấy có; do chẳng thấy có, mà không sanh chấp trước.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên quán sát như thế này:

Bồ-tát, chỉ có tên gọi; Phật, chỉ có tên gọi; Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chỉ có tên gọi; sắc, chỉ có tên gọi, thọ, tưởng, hành, thức, chỉ có tên gọi; nhãn xứ, chỉ có tên gọi, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chỉ có tên gọi; sắc xứ, chỉ có tên gọi, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chỉ có tên gọi; nhãn giới, chỉ có tên gọi, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chỉ có tên gọi; sắc giới, chỉ có tên gọi, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chỉ có tên gọi; nhãn thức giới, chỉ có tên gọi, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chỉ có tên gọi; nhãn xúc, chỉ có tên gọi, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chỉ có tên gọi; nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, chỉ có tên gọi; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, chỉ có tên gọi; địa giới, chỉ có tên gọi; thủy, hỏa, phong, không thức giới, chỉ có tên gọi; nhân duyên, chỉ có tên gọi; đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, chỉ có tên gọi; do duyên sanh ra các pháp, chỉ có tên gọi; vô minh, chỉ có tên gọi; hành, thức, danh, sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, lo, phiền, chỉ có tên gọi;

Bố thí Ba-la-mật-đa, chỉ có tên gọi; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chỉ có tên gọi; cái nội không, chỉ có tên gọi; cái ngoại không, cái nội ngoại không, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chỉ có tên gọi; bốn niệm trụ, chỉ có tên gọi; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chỉ có tên gọi; không giải thoát môn, chỉ có tên gọi; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, chỉ có tên gọi; khổ thánh đế, chỉ có tên gọi; tập, diệt, đạo thánh đế, chỉ có tên gọi; bốn tịnh lự, chỉ có tên gọi; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chỉ có tên gọi; tám giải thoát, chỉ có tên gọi; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chỉ có tên gọi; pháp môn Đà-la-ni, chỉ có tên gọi;

pháp môn Tam-ma-địa, chỉ có tên gọi; bậc Cực hỷ, chỉ có tên gọi; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, chỉ có tên gọi; bậc Chánh quán, chỉ có tên gọi; bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Kiến, bậc Bạt, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, chỉ có tên gọi; năm loại mắt, chỉ có tên gọi; sáu phép thần thông, chỉ có tên gọi; mười lực Như Lai, chỉ có tên gọi; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chỉ có tên gọi; ba mươi hai tướng đại sĩ, chỉ có tên gọi; tám mươi vẻ đẹp kèm theo, chỉ có tên gọi; pháp không quên mất, chỉ có tên gọi; tánh luôn luôn xả, chỉ có tên gọi; trí Nhất thiết, chỉ có tên gọi; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chỉ có tên gọi; trí Nhất thiết trí, chỉ có tên gọi; vĩnh viễn bứng gốc phiền não, thói xấu đeo đẳng nhiều đời, chỉ có tên gọi; quả Dự-lưu, chỉ có tên gọi; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chỉ có tên gọi; Độc-giác Bồ-đề, chỉ có tên gọi; tất cả hạnh đại Bồ-tát, chỉ có tên gọi; quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, chỉ có tên gọi; pháp Thế gian, chỉ có tên gọi; pháp xuất thế gian, chỉ có tên gọi; pháp Hữu lậu, chỉ có tên gọi; pháp vô lậu, chỉ có tên gọi; pháp Hữu vi, chỉ có tên gọi; pháp vô vi, chỉ có tên gọi.

Xá Lợi Tử! Như ngã, chỉ có tên gọi gọi đó là ngã, thật không thể nắm bắt được.

Như vậy hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy, cũng, chỉ có tên gọi; nghĩa là từ hữu tình đến cái thấy, vì là không, nên không thể nắm bắt được, chỉ tùy theo thế tục, mà giả lập tên tạm. Các pháp cũng vậy, không nên chấp trước. Vì thế, đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không thấy có ngã, cho đến cái thấy, cũng không thấy tất cả pháp tánh.

Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát tu hành thâm sâu Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, trừ trí tuệ của chư Phật, còn tất cả trí tuệ của Thanh-văn, Độc-giác đều không thể sánh kịp.

Vì cái không, không thể nắm bắt được. Vì sao vậy? Vì đại Bồ-tát ấy, đối với tên gọi và cái được gọi tên, đều không có cái được, vì xem không thấy có, nên không chấp trước.

Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát nếu có thể tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thì gọi là khéo tu hành thâm sâu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Tương Ưng

Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Tương Ưng

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa,

Chẳng đắm vào cái có của nhãn xúc, chẳng đắm vào cái chẳng phải có của nhãn xúc; chẳng đắm vào cái có của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng đắm vào cái chẳng phải có của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Chẳng đắm vào cái thường của nhãn xúc, chẳng đắm vào cái vô thường của nhãn xúc; chẳng đắm vào cái thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng đắm vào cái vô thường của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Chẳng đắm vào cái vui của nhãn xúc, chẳng đắm vào cái khổ của nhãn xúc; chẳng đắm vào cái vui của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng đắm vào cái khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Chẳng đắm vào cái ngã của nhãn xúc, chẳng đắm vào cái vô ngã của nhãn xúc; chẳng đắm vào cái ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng đắm vào cái vô ngã của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Chẳng đắm vào cái tịch tịnh của nhãn xúc, chẳng đắm vào cái chẳng tịch tịnh của nhãn xúc; chẳng đắm vào cái tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng đắm vào cái chẳng tịch tịnh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Chẳng đắm vào cái không của nhãn xúc, chẳng đắm vào cái chẳng không của nhãn xúc; chẳng đắm vào cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng đắm vào cái chẳng không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Chẳng đắm vào cái vô tướng của nhãn xúc, chẳng đắm vào cái hữu tướng của nhãn xúc; chẳng đắm vào cái vô tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng đắm vào cái hữu tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Chẳng đắm vào cái vô nguyện của nhãn xúc, chẳng đắm vào cái hữu nguyện của nhãn xúc; chẳng đắm vào cái vô nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chẳng đắm vào cái hữu nguyện của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

...

Chẳng đắm vào cái có của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái chẳng phải có của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng đắm vào cái có của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái chẳng phải có của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Chẳng đắm vào cái thường của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái vô thường của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng đắm vào cái thường của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái vô thường của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Chẳng đắm vào cái vui của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái khổ của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng đắm vào cái vui của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái khổ của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Chẳng đắm vào cái ngã của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái vô ngã của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng đắm vào cái ngã của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái vô ngã của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Chẳng đắm vào cái tịch tịnh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái chẳng tịch tịnh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng đắm vào cái tịch tịnh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái chẳng tịch tịnh của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Chẳng đắm vào cái không của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái chẳng không của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng đắm vào cái không của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái chẳng không của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Chẳng đắm vào cái vô tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái hữu tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng đắm vào cái vô tướng của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái hữu tướng của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

Chẳng đắm vào cái vô nguyện của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái hữu nguyện của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng đắm vào cái vô nguyện của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng đắm vào cái hữu nguyện của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.

...

Chẳng đắm vào cái có của địa giới, chẳng đắm vào cái chẳng phải có của địa giới; chẳng đắm vào cái có của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng đắm vào cái chẳng phải có của thủy, hỏa, phong, không, thức giới;

Chẳng đắm vào cái thường của địa giới, chẳng đắm vào cái vô thường của địa giới; chẳng đắm vào cái thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng đắm vào cái vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Chẳng đắm vào cái vui của địa giới, chẳng đắm vào cái khổ của địa giới; chẳng đắm vào cái vui của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng đắm vào cái khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Chẳng đắm vào cái ngã của địa giới, chẳng đắm vào cái vô ngã của địa giới; chẳng đắm vào cái ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng đắm vào cái vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Chẳng đắm vào cái tịch tịnh của địa giới, chẳng đắm vào cái chẳng tịch tịnh của địa giới; chẳng đắm vào cái tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng đắm vào cái chẳng tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Chẳng đắm vào cái không của địa giới, chẳng đắm vào cái chẳng không của địa giới; chẳng đắm vào cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng đắm vào cái chẳng không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Chẳng đắm vào cái vô tướng của địa giới, chẳng đắm vào cái hữu tướng của địa giới; chẳng đắm vào cái vô tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng đắm vào cái hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Chẳng đắm vào cái vô nguyện của địa giới, chẳng đắm vào cái hữu nguyện của địa giới; chẳng đắm vào cái vô nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng đắm vào cái hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

...

Chẳng đắm vào cái có của nhân duyên, chẳng đắm vào cái chẳng phải có của nhân duyên; chẳng đắm vào cái có của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra, chẳng đắm vào cái chẳng phải có của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra.

Chẳng đắm vào cái thường của nhân duyên, chẳng đắm vào cái vô thường của nhân duyên; chẳng đắm vào cái thường của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra, chẳng đắm vào cái vô thường của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra.

Chẳng đắm vào cái vui của nhân duyên, chẳng đắm vào cái khổ của nhân duyên; chẳng đắm vào cái vui của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra; chẳng đắm vào cái khổ của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra.

Chẳng đắm vào cái ngã của nhân duyên, chẳng đắm vào cái vô ngã của nhân duyên; chẳng đắm vào cái ngã của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra, chẳng đắm vào cái vô ngã của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra.

Chẳng đắm vào cái tịch tịnh của nhân duyên, chẳng đắm vào cái chẳng tịch tịnh của nhân duyên; chẳng đắm vào cái tịch tịnh của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra, chẳng đắm vào cái chẳng tịch tịnh của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra.

Chẳng đắm vào cái không của nhân duyên, chẳng đắm vào cái chẳng không của nhân duyên; chẳng đắm vào cái không của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra, chẳng đắm vào cái chẳng không của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra.

Chẳng đắm vào cái vô tướng của nhân duyên, chẳng đắm vào cái hữu tướng của nhân duyên; chẳng đắm vào cái vô tướng của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra, chẳng đắm vào cái hữu tướng của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra.

Chẳng đắm vào cái vô nguyện của nhân duyên, chẳng đắm vào cái hữu nguyện của nhân duyên; chẳng đắm vào cái vô nguyện của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra, chẳng đắm vào cái hữu nguyện của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và các duyên khác sanh ra.


...(CHẲNG ĐẮM VÀO)...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Chuyển Sanh

Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Chuyển Sanh

Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, xả thân từ cõi nào đến sanh ở cõi này; xả thân từ cõi này, sẽ sanh ở cõi nào?

...

Xá Lợi Tử! Vị đại Bồ-tát ấy, do vì luôn luôn cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên xả thân từ cõi này, sẽ sanh về cõi Phật khác, rồi từ cõi Phật đó, sanh đến cõi Phật khác nữa; tại mỗi nơi sanh ra, thường được gặp chư Phật Thế Tôn, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, cho đến khi chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, cũng không xa Phật.

Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đắc năm nhãn thanh tịnh. Những gì là năm? Đó là nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh, có thể thấy suốt một trăm do tuần; có đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh, có thể thấy suốt hai trăm do tuần; có đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh, có thể thấy suốt ba trăm do tuần; có đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh, có thể thấy suốt bốn trăm, năm trăm, sáu trăm cho đến ngàn do tuần; có đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh, có thể thấy suốt một châu Thiệm bộ; có đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh, có thể thấy suốt hai cõi Đại châu; có đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh, có thể thấy suốt ba cõi Đại châu; có đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh, có thể thấy suốt bốn cõi Đại châu; có đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh, có thể thấy suốt Tiểu thiên thế giới; có đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh, có thể thấy suốt Trung thiên thế giới; có đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh, có thể thấy suốt Đại thiên thế giới.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát đắc nhục nhãn thanh tịnh.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát đắc thiên nhãn thanh tịnh?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát đắc thiên nhãn thanh tịnh, có thể thấy tất cả chúng trời trong cõi Tứ-đại-thiên-vương, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết, có thể thấy tất cả trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết.

Các đại Bồ-tát đắc thiên nhãn thanh tịnh, có thể thấy tất cả trời Phạm-chúng, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết; có thể thấy tất cả trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết.

Các đại Bồ-tát đắc thiên nhãn thanh tịnh có thể thấy tất cả trời Quang, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết; có thể thấy tất cả trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết.

Các đại Bồ-tát đắc thiên nhãn thanh tịnh, có thể thấy tất cả trời Tịnh, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết; có thể thấy tất cả trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết.

Các đại Bồ-tát đắc thiên nhãn thanh tịnh, có thể thấy tất cả trời Quảng, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết; có thể thấy tất cả trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết.

Các đại Bồ-tát đắc thiên nhãn thanh tịnh, có thể thấy tất cả trời Vô-tưởng-hữu-tình, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết.

Các đại Bồ-tát đắc thiên nhãn thanh tịnh, có thể thấy tất cả trời Vô-phiền, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết; có thể thấy tất cả trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh, cái thấy của thiên nhãn, cũng như thật biết.

Xá Lợi Tử! Có cái mà đại Bồ-tát chứng thiên nhãn đã thấy, nhưng tất cả chúng trời Tứ-đại-thiên-vương, cho đến trời Sắc-cứu-cánh, dù đã đắc thiên nhãn, vẫn chẳng thể thấy được, cũng chẳng biết được.

Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát đắc thiên nhãn thanh tịnh, có thể thấy, cũng như thật biết, các loại hữu tình chết nơi này, sinh nơi kia, trong vô số thế giới ở mười phương.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát đắc thiên nhãn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát đắc tuệ nhãn thanh tịnh.

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát đắc tuệ nhãn thanh tịnh, chẳng thấy có pháp hữu vi, hoặc vô vi; chẳng thấy có pháp hữu lậu, hoặc vô lậu; chẳng thấy có pháp thế gian, hoặc xuất thế gian; chẳng thấy có pháp hữu tội, hoặc vô tội; chẳng thấy có pháp tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh; chẳng thấy có pháp hữu sắc, hoặc vô sắc; chẳng thấy có pháp hữu đối, hoặc vô đối; chẳng thấy có pháp quá khứ, vị lai, hoặc hiện tại; chẳng thấy có pháp trói buộc trong cõi Dục, trói buộc trong cõi Sắc, hoặc trói buộc trong cõi Vô sắc; chẳng thấy có pháp thiện, chẳng thiện, hoặc vô ký; chẳng thấy có pháp kiến sở đoạn, tu sở đoạn, hoặc phi sở đoạn; chẳng thấy có pháp học, vô học, hoặc phi học phi vô học, cho đến tất cả pháp tự tánh, hoặc sai biệt, đều chẳng thấy.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát này đắc tuệ nhãn thanh tịnh, đối với tất cả pháp, chẳng phải thấy, chẳng phải chẳng thấy, chẳng phải nghe, chẳng phải chẳng nghe; chẳng phải biết, chẳng phải chẳng biết; chẳng phải hiểu rõ, chẳng phải chẳng hiểu rõ.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát đắc tuệ nhãn thanh tịnh.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát đắc pháp nhãn thanh tịnh.

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát đắc pháp nhãn thanh tịnh, có thể biết như thật về các loại Bổ-đặc-già-la sai khác, gọi là biết như thật. Đây là tùy tín hành, đây là tùy pháp hành, đây là vô tướng hành; đây là trụ không, đây là trụ vô tướng, đây là trụ vô nguyện. Lại biết như thật, đây là do pháp môn giải thoát không khởi năm căn, do năm căn khởi định vô gián, do định vô gián khởi giải thoát tri kiến, do giải thoát tri kiến vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu; thân kiến, giới cấm thủ, nghi, gọi là ba kiết. Lại do mới đắc tu đạo, làm mỏng tham sân cõi Dục, đắc quả Nhất-lai; lại do thượng phẩm tu đạo, diệt hết tham sân cõi Dục, đắc quả Bất-hoàn; lại do tăng thượng tu đạo, diệt hết năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán. Tham của cõi sắc, tham của cõi vô sắc, vô minh, mạn, trạo cử, đó là năm kiết thuận thượng phần.

Lại biết như thật: Đây là do pháp môn giải thoát vô tướng khởi năm căn; do năm căn khởi định vô gián, do định vô gián khởi giải thoát tri kiến; do giải thoát tri kiến vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu; lại do mới đắc tu đạo, làm mỏng tham sân cõi Dục, đắc quả Nhất-lai; lại do thượng phẩm tu đạo, diệt hết tham sân cõi Dục, đắc quả Bất-hoàn; lại do tăng thượng tu đạo, diệt hết năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán.

Lại biết như thật: Đây là do pháp môn giải thoát vô nguyện khởi năm căn; do năm căn khởi định vô gián; do định vô gián khởi giải thoát tri kiến; do giải thoát tri kiến vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu; lại do mới đắc tu đạo, làm mỏng tham sân cõi Dục, đắc quả Nhất-lai; lại do thượng phẩm tu đạo, diệt hết tham sân cõi Dục, đắc quả Bất-hoàn; lại do tăng thượng tu đạo, diệt hết năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán.

Lại biết như thật: Đây là do pháp môn giải thoát không, vô tướng khởi năm căn; do năm căn khởi định vô gián; do định vô gián khởi giải thoát tri kiến; do giải thoát tri kiến vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu; lại do mới đắc tu đạo, làm mỏng tham sân cõi Dục, đắc quả Nhất-lai; lại do thượng phẩm tu đạo, diệt hết tham sân cõi Dục, đắc quả Bất-hoàn; lại do tăng thượng tu đạo, diệt hết năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán.

Lại biết như thật: Đây là do pháp môn giải thoát không, vô nguyện khởi năm căn; do năm căn khởi định vô gián; do định vô gián khởi giải thoát tri kiến; do giải thoát tri kiến vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu; lại do mới đắc tu đạo, làm mỏng tham sân cõi Dục, đắc quả Nhất-lai; lại do thượng phẩm tu đạo, diệt hết tham sân cõi Dục, đắc quả Bất-hoàn; lại do tăng thượng tu đạo, diệt hết năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán.

Lại biết như thật: Đây là do pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện khởi năm căn; do năm căn khởi định vô gián; do định vô gián khởi giải thoát tri kiến; do giải thoát tri kiến vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu; lại do mới đắc tu đạo, làm mỏng tham sân cõi Dục, đắc quả Nhất-lai; lại do thượng phẩm tu đạo, diệt hết tham sân cõi Dục, đắc quả Bất-hoàn; lại do tăng thượng tu đạo, diệt hết năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán.

Lại biết như thật: Đây là do pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện khởi năm căn; do năm căn khởi định vô gián; do định vô gián khởi giải thoát tri kiến; do giải thoát tri kiến vĩnh viễn đoạn trừ ba kiết, đắc quả Dự-lưu; lại do mới đắc tu đạo, làm mỏng tham sân cõi Dục, đắc quả Nhất-lai; lại do thượng phẩm tu đạo, diệt hết tham sân cõi Dục, đắc quả Bất-hoàn; lại do tăng thượng tu đạo, diệt hết năm kiết thuận thượng phần, đắc quả A-la-hán.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát đắc pháp nhãn thanh tịnh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát đắc pháp nhãn thanh tịnh, có thể biết như thật: Đây là một loại Bổ-đặc-già-la; do pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện khởi năm căn; do năm căn khởi định vô gián; do định vô gián khởi giải thoát tri kiến; do giải thoát tri kiến, có thể biết như thật: Các pháp do sự tập hợp mà có, đều là pháp hoại diệt. Vì do biết như vậy, đắc năm căn thù thắng, đoạn trừ các phiền não, lần lượt chứng đắc quả vị Độc-giác.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát đắc pháp nhãn thanh tịnh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát đắc pháp nhãn thanh tịnh, có thể biết như thật: đại Bồ-tát này, mới vừa phát tâm tu hành bố thí Ba-la-mật-đa; tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thành tựu tín căn, tinh tấn căn và phương tiện thiện xảo, nên mới suy nghĩ việc thọ thân, để tăng trưởng thiện pháp. Vị đại Bồ-tát này, hoặc sanh vào dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, hoặc sanh vào dòng dõi lớn Bà-la-môn, hoặc sanh vào dòng dõi lớn Trưởng giả, hoặc sanh vào dòng dõi lớn Cư sĩ; hoặc sanh vào các trời trong cõi Tứ-đại-thiên-vương, hoặc sanh vào cõi trời Ba-mươi-ba, hoặc sanh vào cõi trời Dạ-ma, hoặc sanh vào cõi trời Đỗ-sử-đa, hoặc sanh vào cõi trời Lạc-biến-hóa, hoặc sanh vào cõi trời Tha-hóa-tự-tại; ở các nơi này, thành thục hữu tình, tùy theo tâm ưa thích của các hữu tình, có thể ban cho các loại đồ dùng hảo hạng theo ý thích, cũng có thể nghiêm tịnh các cõi Phật, cũng dùng các thứ đồ dùng hảo hạng cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn; không đọa xuống các bậc Thanh-văn, Độc-giác; cho đến quả vị Giác ngộ cao tột, trọn chẳng thối chuyển.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát đắc pháp nhãn thanh tịnh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát đắc pháp nhãn thanh tịnh, có thể thấy biết như thật: đại Bồ-tát này, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, đã được thọ ký, đại Bồ-tát này, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, đang được thọ ký, đại Bồ-tát này, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, sẽ được thọ ký; đại Bồ-tát này, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, được Bất thối chuyển; đại Bồ-tát này, đối với quả vị Giác ngộ cao tột, còn có thể bị thối chuyển; đại Bồ-tát này, đã trụ bậc Bất thối chuyển; đại Bồ-tát này, chưa trụ bậc Bất thối chuyển; đại Bồ-tát này, thần thông đã được viên mãn; đại Bồ-tát này, thần thông chưa được viên mãn; đại Bồ-tát này, vì thần thông đã được viên mãn, nên có thể đến vô số thế giới chư Phật ở mười phương, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng đại Bồ-tát; đại Bồ-tát này, vì thần thông chưa được viên mãn, nên chẳng có thể đến vô số thế giới chư Phật ở mười phương, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng đại Bồ-tát; đại Bồ-tát này, đã được thần thông; đại Bồ-tát này, chưa được thần thông; đại Bồ-tát này, đã được Vô sanh pháp nhẫn; đại Bồ-tát này, chưa được Vô sanh pháp nhẫn; đại Bồ-tát này, đã được căn thù thắng; đại Bồ-tát này, chưa được căn thù thắng; đại Bồ-tát này, đã nghiêm tịnh cõi Phật; đại Bồ-tát này, chưa nghiêm tịnh cõi Phật; đại Bồ-tát này, đã thành thục hữu tình; đại Bồ-tát này, chưa thành thục hữu tình; đại Bồ-tát này, đã được đại nguyện; đại Bồ-tát này, chưa được đại nguyện; đại Bồ-tát này, đã được chư Phật cùng khen ngợi; đại Bồ-tát này, chưa được chư Phật cùng khen ngợi; đại Bồ-tát này, đã thân cận chư Phật; đại Bồ-tát này, chưa thân cận chư Phật; đại Bồ-tát này, thọ mạng vô lượng; đại Bồ-tát này, thọ mạng hữu lượng; đại Bồ-tát này, khi chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, Bí-sô-tăng vô lượng; đại Bồ-tát này, khi chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, Bí-sô-tăng hữu lượng; đại Bồ-tát này, khi chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, có Bồ-tát Tăng; đại Bồ-tát này, khi chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, không có Bồ-tát Tăng; đại Bồ-tát này, chuyên tu hạnh lợi tha; đại Bồ-tát này, chuyên tu hạnh tự lợi; đại Bồ-tát này, có khó khăn trong việc tu hành khổ hạnh; đại Bồ-tát này, không khó khăn trong việc tu hành khổ hạnh; đại Bồ-tát này, một đời bị trói buộc; đại Bồ-tát này, nhiều đời bị trói buộc; đại Bồ-tát này, đã trụ thân sau cùng; đại Bồ-tát này, chưa trụ thân sau cùng; đại Bồ-tát này, đã ngồi tòa Bồ-đề nhiệm mầu; đại Bồ-tát này, chưa ngồi tòa Bồ-đề nhiệm mầu; đại Bồ-tát này, không có ma đến quấy nhiễu; đại Bồ-tát này, có ma đến quấy nhiễu.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát đắc pháp nhãn thanh tịnh.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát đắc Phật nhãn thanh tịnh.

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, tâm Bồ-đề không gián đoạn, vào định Kim cương dụ, đắc trí nhất thiết tướng, thành tựu mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, vô lượng, vô biên công đức thù thắng, chẳng thể nghĩ bàn. Lúc ấy, thành tựu Phật nhãn giải thoát, không chướng, không ngại. Các đại Bồ-tát, do đắc Phật nhãn thanh tịnh như vậy, vượt qua cảnh giới trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác, không gì chẳng thấy, không gì chẳng nghe, không gì chẳng biết, không gì chẳng hiểu rõ; đối với tất cả pháp, thấy tất cả tướng.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát đắc Phật nhãn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát muốn chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì phải đắc Phật nhãn thanh tịnh.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát muốn đắc năm nhãn thanh tịnh, nên siêng tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì sáu phép Ba-la-mật-đa như vậy, gồm thâu tất cả thiện pháp thanh tịnh, đó là thiện pháp của Thanh-văn, thiện pháp của Độc-giác, thiện pháp của Bồ-tát, thiện pháp của Như Lai. Xá Lợi Tử! Nếu hỏi thẳng: Pháp nào có thể gồm thâu tất cả thiện pháp, thì nên đáp ngay: Đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa là mẹ sanh, mẹ dưỡng của tất cả thiện pháp, có thể sanh ra và nuôi dưỡng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa và năm nhãn v.v… vô lượng vô biên công đức thù thắng, chẳng thể nghĩ bàn.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát muốn đắc năm nhãn thanh tịnh như vậy, thì nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát muốn đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thì nên học năm nhãn thanh tịnh như vậy. Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát luôn luôn học năm nhãn thanh tịnh như vậy, thì nhất định chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Chuyển Sanh

Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Chuyển Sanh

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có thể dẫn phát sáu thần thông Ba-la-mật-đa.

Sáu thần thông đó là gì?
- Một là Thần cảnh trí chứng thông Ba-la-mật-đa,
- hai là Thiên nhĩ trí chứng thông Ba-la-mật-đa,
- ba là Tha tâm trí chứng thông Ba-la-mật-đa,
- bốn là Túc trụ tùy niệm trí chứng thông Ba-la-mật-đa,
- năm là Thiên nhãn trí chứng thông Ba-la-mật-đa
- và sáu là Lậu tận trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Lúc bầy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Thần cảnh trí chứng thông Ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, dùng Thần cảnh trí chứng thông, khởi vô lượng các việc đại thần biến. Đó là làm chấn động mọi vật trên đại địa, ở vô số thế giới trong mười phương: Biến một thành nhiều, biến nhiều thành một, hoặc hiện hoặc ẩn, nhanh chóng không trở ngại; xuyên qua vách núi, bờ tường như đi trong khoảng không; vọt lên cao, qua lại như chim bay; ra vào trong đất như lặn hụp trong nước; lướt đi trên nước như đi trên đất; thân phát khói lửa như cao nguyên cháy; mình tuôn ra nước như núi tuyết; oai lực của thần đức nhật nguyệt khó sánh; dùng tay đưa lên, ánh sáng ẩn mất; chuyển thân tự tại cho đến cõi Tịnh cư, hiện vô lượng vô biên thần biến như vậy.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy dùng đủ Thần cảnh trí như vậy, nhưng ở trong đó, chẳng tự đề cao, chẳng đắm tánh Thần cảnh trí chứng thông, chẳng đắm việc Thần cảnh trí chứng thông, chẳng đắm khả năng chứng đắc Thần cảnh trí chứng thông ấy; đối với việc đắm, chẳng đắm đều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được tánh không của tất cả các pháp, tánh ly của tự tánh, tánh vốn chẳng nắm bắt được của tự tánh.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nay dẫn phát Thần cảnh trí thông, để làm vui cho mình, làm vui cho người, mà chỉ khởi lên ý nghĩ là để chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Thần cảnh trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Thiên nhĩ trí chứng thông Ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, dùng Thiên nhĩ trí chứng thông, hết sức thanh tịnh, hơn hẳn tai của trời, người, có thể nghe như thật đủ các thứ âm thanh, của các loại tình, phi tình trong vô số thế giới ở mười phương. Đó là nghe khắp tất cả tiếng địa ngục, tiếng bàng sanh, tiếng quỷ giới, tiếng người, tiếng trời, tiếng Thanh-văn, tiếng Độc-giác, tiếng Bồ-tát, tiếng Như Lai, tiếng chê mắng sanh tử, tiếng ngợi khen Niết-bàn, tiếng vứt bỏ hữu vi, tiếng hướng đến Bồ-đề, tiếng nhàm ghét hữu lậu, tiếng vui thích vô lậu, tiếng xưng dương Tam bảo, tiếng hàng phục dị đạo, tiếng bàn luận quyết trạch, tiếng phúng tụng kinh điển, tiếng khuyên đoạn ác, tiếng dạy tu thiện, tiếng cứu giúp khổ nạn, tiếng vui vẻ an ủi, chúc mừng. Các thứ tiếng như vậy, hoặc lớn, hoặc nhỏ, đều có thể nghe khắp, không bị chướng ngại.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy tác dụng đầy đủ thiên nhĩ như vậy, nhưng ở trong đó, chẳng tự đề cao, chẳng đắm tánh thiên nhĩ trí chứng thông, chẳng đắm việc thiên nhĩ trí chứng thông, chẳng đắm khả năng chứng đắc thiên nhĩ trí chứng thông ấy; đối với việc đắm, chẳng đắm, đều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được tánh không của tất cả các pháp, tánh ly của tự tánh, tánh vốn chẳng nắm bắt được của tự tánh.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nay dẫn phát thiên nhĩ trí thông, để làm vui cho mình, làm vui cho người, mà chỉ khởi lên ý nghĩ là để chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát thiên nhĩ trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Tha tâm trí chứng thông Ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, dùng Tha tâm trí chứng thông, có thể biết như thật tâm và tâm sở pháp của các loại hữu tình khác, trong vô số thế giới ở mười phương. Đó là biết khắp các loại hữu tình khác, nếu có tâm tham, thì biết như thật là có tâm tham; nếu lìa tâm tham, thì biết như thật là lìa tâm tham; nếu có tâm sân, thì biết như thật là có tâm sân; nếu lìa tâm sân, thì biết như thật là lìa tâm sân; nếu có tâm nghi, thì biết như thật là có tâm nghi; nếu lìa tâm nghi, thì biết như thật là lìa tâm nghi; nếu có tâm ái, thì biết như thật là có tâm ái; nếu lìa tâm ái, thì biết như thật là lìa tâm ái; nếu có tâm thủ, thì biết như thật là có tâm thủ; nếu lìa tâm thủ, thì biết như thật là lìa tâm thủ; nếu tâm tập trung, thì biết như thật là tâm tập trung; nếu tâm phân tán, thì biết như thật là tâm phân tán; nếu tâm hẹp hòi, thì biết như thật là tâm hẹp hòi; nếu tâm rộng rãi, thì biết như thật là tâm rộng rãi; nếu tâm khởi, thì biết như thật là tâm khởi; nếu tâm móng khởi, thì biết như thật là tâm móng khởi; nếu tâm lắng xuống, thì biết như thật là tâm lắng xuống; nếu tâm tịch tịnh, thì biết như thật là tâm tịch tịnh; nếu tâm chẳng tịch tịnh, thì biết như thật là tâm chẳng tịch tịnh; nếu tâm dấy động, thì biết như thật là tâm dấy động; nếu tâm chẳng dấy động, thì biết như thật là tâm chẳng dấy động; nếu tâm định, thì biết như thật là tâm định; nếu tâm chẳng định, thì biết như thật là tâm chẳng định; nếu tâm giải thoát, thì biết như thật là tâm giải thoát; nếu tâm chẳng giải thoát, thì biết như thật là tâm chẳng giải thoát; nếu tâm hữu lậu, thì biết như thật là tâm hữu lậu; nếu tâm vô lậu, thì biết như thật là tâm vô lậu; nếu tâm có chấn động, thì biết như thật là tâm có chấn động; nếu tâm không chấn động, thì biết như thật là tâm không chấn động; nếu có tâm cao thượng, thì biết như thật là tâm cao thượng; nếu không có tâm cao thượng, thì biết như thật là không có tâm cao thượng.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy dùng đầy đủ Tha tâm trí như vậy, nhưng ở trong đó, chẳng tự đề cao, chẳng đắm tánh Tha tâm trí chứng thông, chẳng đắm việc Tha tâm trí chứng thông, chẳng đắm khả năng chứng đắc Tha tâm trí chứng thông ấy; đối với việc đắm, chẳng đắm, đều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được tánh không của tất cả các pháp, tánh ly của tự tánh, tánh vốn chẳng nắm bắt được của tự tánh. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nay đã dẫn phát Tha tâm trí thông, để làm vui cho mình, làm vui cho người, mà chỉ khởi lên ý nghĩ là để chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Tha tâm trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Lúc bầy giờ, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Túc trụ tùy niệm trí chứng thông Ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, dùng Túc trụ tùy niệm trí chứng thông, có thể biết như thật, các việc làm đời trước, của tất cả hữu tình trong vô số thế giới ở mười phương. Đó là theo ý nghĩ nhớ lại các việc đời trước, hoặc của mình hoặc của người, một tâm, mười tâm, trăm tâm, ngàn tâm, nhiều ngàn tâm; hoặc lại theo ý nghĩ nhớ lại các việc đời trước, một ngày, mười ngày, trăm ngày, ngàn ngày, nhiều trăm ngàn ngày; hoặc lại theo ý nghĩ nhớ các việc đời trước, một tháng, mười tháng, trăm tháng, ngàn tháng, nhiều trăm ngàn tháng; hoặc lại theo ý nghĩ nhớ các việc đời trước, một năm, mười năm, trăm năm, ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm; hoặc lại theo ý nghĩ nhớ các việc đời trước, một kiếp, mười kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp, nhiều trăm ngàn kiếp, cho đến vô lượng, vô số trăm ngàn muôn ức kiếp; hoặc lại theo ý nghĩ nhớ các việc đời trước, đó là thời gian như vậy, xứ sở như vậy, tên như vậy, họ như vậy, cuộc sống như vậy, chủng loại như vậy, thức ăn như vậy, ở lâu như vậy, hạn tuổi như vậy, sống lâu như vậy, hưởng lạc như vậy, chịu khổ như vậy; chết từ nơi kia đến sanh nơi này, chết từ nơi này, đến sanh nơi kia; tướng mạo như vậy, tiếng nói như vậy; các việc đời trước, hoặc sơ lược, hoặc dài dòng, hoặc của mình, hoặc của người, đều có thể theo ý nghĩ nhớ lại.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy dùng đầy đủ Túc trụ trí như vậy, nhưng ở trong đó, chẳng tự đề cao, chẳng đắm tánh Túc trụ tùy niệm trí chứng thông, chẳng đắm sự Túc trụ tùy niệm trí chứng thông, chẳng đắm khả năng chứng đắc Túc trụ tùy niệm trí chứng thông ấy; đối với việc đắm, chẳng đắm, đều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được tánh không của tất cả các pháp, tánh ly của tự tánh, tánh vốn chẳng nắm bắt được của tự tánh.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nay dẫn phát Túc trụ trí thông, để làm vui cho mình, làm vui cho người, mà chỉ khởi lên ý nghĩ là để chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Túc trụ tùy niệm trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Lúc bầy giờ, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Thiên nhãn trí chứng thông Ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, dùng Thiên nhãn trí chứng thông, hết sức thanh tịnh, vượt hơn mắt trời, người, có thể thấy như thật, các loại màu sắc, hình tượng của các loại hữu tình, phi tình trong vô số thế giới ở mười phương. Đó là thấy khắp các loại sắc tượng lúc sanh, lúc chết, sắc đẹp, sắc thô, hoặc hơn, hoặc kém, đường thiện, đường ác, của các loại hữu tình. Nhân đây, lại biết các loại hữu tình, tùy theo nghiệp lực vận dụng mà thọ sanh sai khác; có loại hữu tình thành tựu thân diệu hạnh, thành tựu ngữ diệu hạnh, thành tựu ý diệu hạnh, ngợi khen Hiền Thánh, thấy đúng nhân duyên, khi thân hoại, mạng chung, sẽ sanh vào đường thiện, hoặc sanh cõi trời, hoặc sanh cõi người, hưởng các niềm vui thanh thoát; có loại hữu tình, thành tựu thân ác hạnh, thành tựu ngữ ác hạnh, thành tựu ý ác hạnh, chê bai Hiền Thánh, thấy sai nhân duyên, khi thân hoại, mạng chung, sẽ đọa xuống đường ác, hoặc sanh vào địa ngục, hoặc sanh vào bàng sanh, hoặc sanh vào quỷ giới, hoặc sanh nơi biên địa hạ tiện dơ bẩn, xấu ác; ở trong loại hữu tình, chịu các khổ cùng cực.

Tùy theo các loại nghiệp của hữu tình, mà thọ quả sai khác như vậy, đều biết như thật.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy dùng đầy đủ Thiên nhãn như vậy, nhưng ở trong đó, chẳng tự đề cao, chẳng đắm tánh Thiên nhãn trí chứng thông, chẳng đắm sự Thiên nhãn trí chứng thông, chẳng đắm khả năng chứng đắc Thiên nhãn trí chứng thông ấy; đối với việc đắm, chẳng đắm, đều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được tánh không của tất cả các pháp, tánh ly của tự tánh, tánh vốn chẳng nắm bắt được của tự tánh.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nay đã dẫn phát Thiên nhãn trí chứng thông, để làm vui cho mình, làm vui cho người, mà chỉ khởi lên ý nghĩ là để chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Thiên nhãn trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Lậu tận trí chứng thông Ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, dùng Lậu tận trí chứng thông, có thể biết như thật, tất cả hữu tình trong vô số thế giới ở trong mười phương, hoặc mình, hoặc người, lậu hết hay chẳng hết. Loại thần thông này, nương vào định Kim-cương-dụ, đoạn các chướng tập, mới được viên mãn. Khi chứng đắc bậc Bất thối chuyển Bồ-tát, thì đối với tất cả lậu được gọi là hết, vì rốt ráo không còn hiện khởi nữa. Bồ-tát chứng đắc Lậu tận thông này, chẳng đọa vào bậc Thanh-văn, Độc-giác, chỉ hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, vì chẳng còn mong cầu các nghĩa lợi khác.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy dùng đầy đủ Lậu tận trí như vậy, nhưng ở trong đó, chẳng tự đề cao, chẳng đắm tánh Lậu tận trí chứng thông, chẳng đắm sự Lậu tận trí chứng thông, chẳng đắm khả năng chứng đắc Lậu tận trí chứng thông ấy; đối với việc đắm, chẳng đắm, đều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được tánh không của tất cả các pháp, tánh ly của tự tánh, tánh vốn chẳng nắm bắt được của tự tánh. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nay dẫn phát Lậu tận trí chứng thông, để làm vui cho mình, hay làm vui cho người, mà chỉ khởi lên ý nghĩ là để chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Lậu tận trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Như vậy Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có thể viên mãn thanh tịnh sáu thần thông Ba-la-mật-đa. Do sáu thần thông này viên mãn thanh tịnh, nên liền được viên mãn trí nhất thiết trí, đó là trí nhất thiết và trí nhất thiết tướng.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Dạy Bảo Trao Chuyền.

Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như Phật đã dạy: “Nay Ngươi dùng biện tài, vì chúng đại Bồ-tát, mà tuyên thuyết pháp tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, để dạy bảo trao truyền cho các đại Bồ-tát, khiến cho họ tu học rốt ráo Bát-nhã-ba-la-mật-đa”. Bạch Thế Tôn! Trong đó, pháp nào gọi là đại Bồ-tát, lại có pháp nào gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Bạch Thế Tôn! Con chẳng thấy có pháp nào có thể gọi là đại Bồ-tát, cũng chẳng thấy có pháp nào có thể gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Cả hai danh xưng ấy, cũng chẳng thấy có, thì tại sao lại bảo con, vì các chúng đại Bồ-tát, mà tuyên thuyết pháp tương ưng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, để dạy bảo, trao truyền cho các đại Bồ-tát, khiến họ tu học rốt ráo Bát-nhã-ba-la-mật-đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Đại Bồ-tát chỉ có tên gọi, đó là đại Bồ-tát; Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chỉ có tên gọi, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cả hai danh xưng ấy, cũng chỉ có tên gọi. Thiện Hiện! Hai danh xưng ấy là chẳng sanh, chẳng diệt, chỉ có ý tưởng tưởng tượng, thi thiết ra ngôn thuyết, như vậy là giả danh, vì chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở hai bên, không thể nắm bắt được.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Bát Nhã Hành Tướng

Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên quán như thế này: Cái gì là Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Vì sao gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Ai tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Bát-nhã-ba-la-mật-đa này dùng để làm gì? Như vậy, đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thẩm xét, quán sát kỹ, nếu là pháp không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nói tóm lại: Thường hoặc vô thường, lạc hoặc khổ, ngã hoặc vô ngã, tịnh hoặc bất tịnh, không hoặc bất không, vô tướng hoặc hữu tướng, vô nguyện hoặc hữu nguyện, tịch tịnh hoặc bất tịch tịnh, viễn ly hoặc bất viễn ly, tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, sanh hoặc diệt, hữu vi hoặc vô vi, hữu lậu hoặc vô lậu, thiện hoặc phi thiện, hữu tội hoặc vô tội, thế gian hoặc xuất thế gian, thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết-bàn, quá khứ, vị lai hoặc hiện tại, thiện, bất thiện hoặc vô ký, sự ràng buộc trong cõi Dục, sự ràng buộc trong cõi Sắc hoặc sự ràng buộc trong cõi Vô Sắc, học, vô học, hoặc phi học phi vô học, kiến sở đoạn, tu sở đoạn hoặc phi sở đoạn, tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian, các pháp như vậy, đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Vì sao vậy? Vì do nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tản không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, mà thẩm xét, quán sát kỹ tất cả các pháp như trên, đều không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được, thì tâm không chìm đắm, cũng chẳng lo âu, hối tiếc; tâm ấy chẳng kinh hoàng, chẳng sợ sệt, chẳng hãi hùng. Nên biết, đại Bồ-tát ấy, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có khả năng thường chẳng xa lìa.

Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Cái gì là tự tánh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Cái gì là tự tánh của tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa? Cho đến cái gì là tự tánh của pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian?

Thiện Hiện đáp: Vô tánh là tự tánh của Bát-nhã-ba-la-mật-đa; vô tánh là tự tánh của tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, cho đến vô tánh là tự tánh của pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.

Xá Lợi Tử! Do đó, nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tự tánh Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, lìa tự tánh tịnh lự cho đến tự tánh bố thí Ba-la-mật-đa; cho đến pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian, lìa tự tánh pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.

Xá Lợi Tử! Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lìa tướng Bát-nhã-ba-la-mật-đa; tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa, lìa tướng tịnh lự cho đến bố thí Ba-la-mật-đa; cho đến pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian, lìa tướng pháp tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian.

Xá Lợi Tử! Tự tánh cũng lìa tự tánh, tướng cũng lìa tướng; tự tánh cũng lìa tướng, tướng cũng lìa tự tánh; tướng của tự tánh cũng lìa tự tánh của tướng, tự tánh của tướng cũng lìa tướng của tự tánh.

Khi ấy, Xá Lợi Tử nói với Thiện Hiện: Nếu đại Bồ-tát mà học những pháp ở trên, thì có khả năng hoàn thành trí nhất thiết tướng.

Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như Ngài nói, nếu đại Bồ-tát học những pháp trên, thì có khả năng hoàn thành trí nhất thiết tướng! Vì sao vậy? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy biết tất cả pháp không sanh, không hoàn thành.

Xá Lợi Tử hỏi: Do nhân duyên gì mà tất cả pháp không sanh, không hoàn thành?

Thiện Hiện đáp: Vì sắc là không, nên sự sanh và hoàn thành của sắc chẳng thể nắm bắt được; vì thọ, tưởng, hành, thức là không, nên sự sanh và hoàn thành của thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được; vì nhãn xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nắm bắt được; vì sắc xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của sắc xứ chẳng thể nắm bắt được; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nên sự sanh và hoàn thành của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nắm bắt được; vì nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của thân giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, nên sự sanh và hoàn thành của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nắm bắt được; vì địa giới là không, nên sự sanh và hoàn thành của địa giới chẳng thể nắm bắt được; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nên sự sanh và hoàn thành của thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nắm bắt được; vì thánh đế khổ là không, nên sự sanh và hoàn thành của thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được; vì thánh đế tập, diệt, đạo là không, nên sự sanh và hoàn thành của thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nắm bắt được; vì vô minh là không, nên sự sanh và hoàn thành của vô minh chẳng thể nắm bắt được; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, nên sự sanh và hoàn thành của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng thể nắm bắt được; vì cái không nội là không, nên sự sanh và hoàn thành của cái không nội chẳng thể nắm bắt được; vì cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh là không, nên sự sanh và hoàn thành của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh chẳng thể nắm bắt được; vì bốn tịnh lự là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng thể nắm bắt được; vì năm loại mắt là không, nên sự sanh và hoàn thành của năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được; vì sáu phép thần thông là không, nên sự sanh và hoàn thành của sáu phép thần thông chẳng thể nắm bắt được; vì bố thí Ba-la-mật-đa là không, nên sự sanh và hoàn thành của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không, nên sự sanh và hoàn thành của tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; vì bốn niệm trụ là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng thể nắm bắt được; vì mười lực của Phật là không, nên sự sanh và hoàn thành của mười lực của Phật chẳng thể nắm bắt được; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không, nên sự sanh và hoàn thành của bốn điều không sợ cho đến trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được; vì chơn như là không, nên sự sanh và hoàn thành của chơn như chẳng thể nắm bắt được; vì pháp giới, pháp tánh, pháp trụ, pháp định, thật tế, tánh bình đẳng, tánh ly sanh là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp giới cho đến tánh ly sanh chẳng thể nắm bắt được; vì Dự-lưu là không, nên sự sanh và hoàn thành của Dự-lưu chẳng thể nắm bắt được; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác là không, nên sự sanh và hoàn thành của Nhất-lai cho đến Độc-giác chẳng thể nắm bắt được; vì Bồ tát là không, nên sự sanh và hoàn thành của Bồ tát chẳng thể nắm bắt được; vì Như Lai là không, nên sự sanh và hoàn thành của Như Lai chẳng thể nắm bắt được; vì pháp thường, vô thường là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp thường, vô thường chẳng thể nắm bắt được; vì pháp lạc, khổ, ngã, vô ngã, tịnh, bất tịnh, không, bất không, vô tướng, hữu tướng, vô nguyện, hữu nguyện, tịch tịnh, bất tịch tịnh, viễn ly, bất viễn ly, tạp nhiễm, thanh tịnh, sanh, diệt, hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu, thiện, bất thiện, hữu tội, vô tội, thế gian, xuất thế gian, thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp lạc, khổ cho đến thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn chẳng thể nắm bắt được; vì pháp quá khứ, vị lai, hiện tại là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp quá khứ, vị lai, hiện tại chẳng thể nắm bắt được; vì pháp thiện, bất thiện, vô ký, sự ràng buộc ở cõi Dục, sự ràng buộc ở cõi Sắc, sự ràng buộc ở cõi Vô Sắc, học, vô học, phi học phi vô học, kiến sở đoạn, tu sở đoạn, phi sở đoạn, tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian là không, nên sự sanh và hoàn thành của pháp thiện, bất thiện, vô ký cho đến tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian chẳng thể nắm bắt được.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, thì liền tiếp cận trí nhất thiết tướng; đại Bồ-tát ấy tiếp cận như thật trí nhất thiết tướng như vậy, nên được thân thanh tịnh, được lời thanh tịnh, được ý thanh tịnh, được tướng thanh tịnh; đại Bồ-tát ấy được như thật thân thanh tịnh, được lời thanh tịnh, được ý thanh tịnh, được tướng thanh tịnh như vậy, nên chẳng sanh tâm câu hành tham, chẳng sanh tâm câu hành sân, chẳng sanh tâm câu hành si, chẳng sanh tâm câu hành mạn, chẳng sanh tâm câu hành siểm cuồng, chẳng sanh tâm câu hành san tham, chẳng sanh tâm câu hành tất cả kiến thủ.

Đại Bồ-tát ấy, vì do chẳng sanh tâm câu hành tham cho đến chẳng sanh tâm câu hành tất cả kiến thủ, nên rốt ráo chẳng đọa vào trong thai nữ nhân, thường được hóa sanh, cũng vĩnh viễn không sanh vào các đường ác, trừ khi vì nhân duyên làm lợi lạc hữu tình; từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, cho đến chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, thường chẳng lìa Phật.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Bát Nhã Hành Tướng

Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì nhân duyên gì, đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp đều không chấp thủ?

Thiện Hiện đáp: Vì tự tánh của tất cả pháp chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì tất cả pháp lấy vô tánh làm tự tánh. Do nhân duyên này, nên nếu đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp, hoặc chấp thủ cái có, hoặc chấp thủ cái chẳng có, hoặc chấp thủ cái cũng có cũng chẳng có, hoặc chấp thủ cái chẳng có chẳng phải chẳng có, hoặc chấp thủ cái chẳng chấp thủ, thì chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao vậy? Vì tất cả pháp đều không có tự tánh, nên chẳng thể chấp thủ.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng chấp thủ việc tu hành, chẳng chấp thủ việc chẳng tu hành, chẳng chấp thủ việc cũng tu hành, cũng chẳng tu hành, chẳng chấp thủ việc chẳng tu hành, chẳng phải chẳng tu hành; đối với việc chẳng chấp thủ, cũng chẳng chấp thủ.

Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì nhân duyên gì, đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoàn toàn không chấp thủ?

Thiện Hiện đáp: Vì tự tánh Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa lấy vô tánh làm tự tánh. Do nhân duyên này, nên nếu đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc chấp thủ việc tu hành, hoặc chấp thủ việc chẳng tu hành, hoặc chấp thủ việc cũng tu hành mà cũng chẳng tu hành, hoặc chấp thủ việc chẳng phải tu hành ,chẳng phải chẳng tu hành, hoặc chấp thủ việc chẳng chấp thủ, thì chẳng phải là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao vậy? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoàn toàn không có tự tánh, nên chẳng thể chấp thủ.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp và Bát-nhã-ba-la-mật-đa hoàn toàn không chấp thủ, không chấp trước. Đó gọi là đại Bồ-tát đối với tất cả pháp không thủ trước Tam-ma-địa. Tam-ma-địa này vi diệu thù thắng, rộng lớn vô cùng, có khả năng tập hợp tác dụng vô biên, vô ngại, mà tất cả Thanh-văn, Độc-giác chẳng có.

Xá Lợi Tử! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng khác các Tam-ma-địa, các Tam-ma-địa chẳng khác Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát chẳng khác Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Tam-ma-địa; Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Tam-ma-địa chẳng khác đại Bồ-tát, Bát-nhã-ba-la-mật-đa tức là các Tam-ma-địa, các Tam-ma-địa tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đại Bồ-tát tức là Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Tam-ma-địa; Bát-nhã-ba-la-mật-đa và Tam-ma-địa tức là đại Bồ-tát. Vì sao vậy? Vì tánh của tất cả pháp đều bình đẳng.

Xá Lợi Tử hỏi: Nếu tánh của tất cả pháp là bình đẳng thì Tam-ma-địa này có thể thị hiện chăng?

Thiện Hiện đáp: Chẳng thể thị hiện.

Xá Lợi Tử hỏi: Đại Bồ-tát ấy, đối với Tam-ma-địa này, có ý tưởng phân tích chăng?

Thiện Hiện đáp: Bồ-tát ấy không có ý tưởng phân tích.

Xá Lợi Tử hỏi: Bồ-tát ấy vì sao không có ý tưởng phân tích?

Thiện Hiện đáp: Vì đại Bồ-tát ấy không phân biệt.

Xá Lợi Tử hỏi: Vì sao đại Bồ-tát ấy không phân biệt?

Thiện Hiện đáp: Vì tánh của tất cả pháp đều không có sở hữu. Cho nên đại Bồ-tát ấy, đối với định chẳng khởi sự phân biệt. Do nhân duyên này, mà đối với tất cả pháp và Tam-ma-địa, đại Bồ-tát ấy, đều không có ý tưởng phân tích. Vì sao? Vì tất cả pháp và Tam-ma-địa đều không có sở hữu, trong cái không sở hữu, ý tưởng phân biệt, giải thích không có lý do sanh khởi.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kinh Đại Bát Nhã - Phẩm Bát Nhã Hành Tướng

Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Cái gọi là rốt ráo thanh tịnh, nghĩa là thế nào?

Phật dạy: Các pháp chẳng xuất hiện, chẳng sanh ra, chẳng mất đi, chẳng diệt tận, vô nhiễm, vô tịnh, vô đắc, vô vi. Như vậy gọi là cái nghĩa rốt ráo thanh tịnh.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Khi đại Bồ-tát học như vậy là học pháp gì?

Phật bảo: Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, đối với tất cả pháp, đều không có cái để học. Vì sao vậy? Vì tất cả pháp chẳng phải hiện hữu như thật, như cái chấp của bọn phàm phu ngu si, để có thể học được trong đó.

Xá Lợi Tử hỏi: Nếu vậy thì các pháp hiện hữu như thế nào?

Phật dạy: Các pháp hiện hữu như là vô sở hữu. Nếu đối với vô sở hữu như vậy mà không thể hiểu thấu thì gọi là vô minh.

Xá Lợi Tử hỏi: Những pháp vô sở hữu nào mà không hiểu thấu thì gọi là vô minh?

Phật dạy: Sắc là pháp vô sở hữu; thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô sở hữu, vì không nội, không ngoại, không nội ngoại, không không, không lớn, không thắng nghĩa, không hữu vi, không vô vi, không rốt ráo, không không biên giới, không tản mạn, không không đổi khác, không bổn tánh, không tự tướng, không cộng tướng, không tất cả pháp, không chẳng thể nắm bắt được, không không tánh, không tự tánh, không không tánh tự tánh...

Xá Lợi Tử! Phàm phu ngu si, nếu đối với pháp vô sở hữu như vậy, chẳng thể hiểu thấu thì gọi là vô minh. Do thế lực của vô minh và ái, kẻ ấy phân biệt chấp trước hai bên đoạn, thường. Do đó, chẳng biết, chẳng thấy tánh vô sở hữu của các pháp, nên phân biệt các pháp; do phân biệt nên chấp trước sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến chấp trước trí nhất thiết tướng; do chấp trước nên phân biệt tánh vô sở hữu của các pháp. Do đó, đối với các pháp, chẳng biết chẳng thấy.

Xá Lợi Tử hỏi: Đối với những pháp nào mà chẳng biết chẳng thấy?

Phật dạy: Đối với sắc, chẳng biết, chẳng thấy, đối với thọ, tưởng, hành, thức, chẳng biết, chẳng thấy; cho đến đối với trí nhất thiết tướng, chẳng biết, chẳng thấy. Do đối với với các pháp, chẳng biết, chẳng thấy, nên đọa vào trong đám phàm phu ngu si, chẳng thể thoát ra được.

Xá Lợi Tử hỏi: Họ ở nơi nào mà chẳng thể thoát ra được?

Phật dạy: Họ ở cõi Dục, chẳng thể thoát ra được; ở cõi Sắc, chẳng thể thoát ra được; ở cõi Vô sắc, chẳng thể thoát ra được. Do chẳng thể thoát ra được, nên đối với pháp Thanh-văn, chẳng thể thành tựu được; đối với pháp Độc-giác, chẳng thể thành tựu được; đối với pháp Bồ-tát, chẳng thể thành tựu được; đối với với pháp Như Lai, chẳng thể thành tựu được. Do chẳng thành tựu được, nên chẳng thể tin tưởng, thọ trì.

Xá Lợi Tử hỏi: Họ đối với pháp nào mà chẳng thể tin tưởng, thọ trì?

Phật dạy: Đối với cái không của sắc, họ chẳng thể tin tưởng, thọ trì; đối với cái không của thọ, tưởng, hành, thức, chẳng thể tin tưởng, thọ trì; cho đến đối với cái không của trí nhất thiết tướng, chẳng thể tin tưởng, thọ trì. Do chẳng thể tin tưởng, thọ trì, nên chẳng thể an trụ.

Xá Lợi Tử hỏi: Đối với những pháp nào, họ chẳng thể an trụ?

Phật dạy: Đó là chẳng thể an trụ bốn niệm trụ, chẳng thể an trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; chẳng thể an trụ bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng thể an trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng thể an trụ bực Bất thối chuyển; chẳng thể an trụ năm loại mắt; chẳng thể an trụ sáu phép thần thông; chẳng thể an trụ mười lực của Phật; chẳng thể an trụ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó nên gọi là phàm phu ngu si, vì đối với các pháp chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử hỏi: Đối với pháp nào mà họ chấp trước là có tánh?

Phật dạy: Xá Lợi Tử! Đối với sắc, họ chấp trước là có tánh; đối với thọ, tưởng, hành, thức, chấp trước là có tánh.

Xá Lợi Tử! Đối với nhãn xứ, họ chấp trước là có tánh; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chấp trước là có tánh. Đối với sắc xứ, chấp trước là có tánh; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chấp trước là có tánh...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên