Thế Hùng

Tăng Ni và tiền bạc

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20/9/12
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
.....
.....
Chúng ta không nên vì tình cảm cá nhân mà cúng tịnh tài đến Chư Tăng Ni, đôi khi tiền của chúng ta góp phần làm băng hoại Giới Hạnh và Công Đức của Quý Sư Thầy.

Kính quý đạo hữu ! Bài viết của chị Thanh Trúc đã gợi nhớ cho Thế Hùng về bài viết của Sư Huệ Quang :

Có nên cúng dường tiền cho tăng ni ?


Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta nên khách quan và công bằng trả lời câu hỏi : “Tu sĩ có cần tiền để sinh sống hay không?”

Là một tăng sĩ thuộc truyền thống Bắc tông gần 10 năm. Đã gắn bó rất mật thiết với mọi sinh hoạt của tăng chúng khi còn ở Việt nam; hiện đang sinh hoạt với giáo đoàn truyền thống Nam tông, hay truyền thống Nguyên thủy, như tăng đoàn Tích Lan, Miến Điện, tôi có thể khẳng định, một tu sĩ không cần tiền để sinh sống.

Trong kinh Di Giáo, bài thuyết pháp cuối cùng của Đức Thế Tôn với đại chúng trước khi nhập Niết Bàn, trong rừng Sa La, giữa cây Song thọ. Phật dạy : “Các thầy Tỷ kheo, sau khi Như lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy.

Giữ tịnh giới thì các thầy không được buôn bán, đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người, tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh tài bảo. Tất cả việc này, hãy tránh như tránh hố lửa. Kể cả việc chặt phá cỏ cây và đào cuốc đất đai. Những việc chế thuốc thang, coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số, đều không thích hợp với các thầy. Các thầy hãy tiết chế cơ thể, ăn đúng thì giờ, sống bằng cách sống trong sạch, không được tham dự thế sự, lãnh sứ mạng liên lạc. Chú thuật, thuốc tiên, giao hảo quyền quí, và thân thiết với họ, rồi hèn hạ, ngạo mạn, tất cả đều không được làm. Phải tự đoan tâm, chánh niệm cầu độ. Không được che dấu lầm lỗi, tỏ ra kỳ dị để mê hoặc quần chúng. Đối với bốn sự hiến cúng thì phải biết tự lượng và biết vừa đủ. Hễ được hiến cúng thì không nên tích trữ.”

(Kinh thuộc thời đại Dao Tần, Tam Tạng pháp sư Cưu ma la thập dịch, hòa thượng Thích Trí Quang Việt dịch.)


Nhìn chung quanh, được mấy tăng ni tuân theo lời dạy của Đấng Toàn Giác ?

Cá nhân tôi, tôi chưa thấy một tăng ni nào, thuộc truyền thống Bắc Tông, tuân theo lời giáo huấn của Đức Từ Phụ. Khi buôn bán, đổi chác, sắm sửa đất nhà, tăng ni đã phạm phải một điều trong Bát Chánh Đạo, đó là Chánh mạng. Theo Hòa Thượng Thích Viên Giác, thuộc Ban giáo dục tăng ni Trung ương, giảng sư chương trình giáo dục Phật giáo các cấp, trong Kinh Di Giáo lược giải, giáo án soạn để dạy tăng ni năm 1997, Hòa Thượng viết : Chánh mạng là phương tiện sinh sống chân chánh, trái lại là tà mạng, gồm: “buôn bán đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh vàng bạc, điều chế thuốc thang, coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết , tính lịch số đều không thích hợp.” Tôi thấy 99% các chùa Bắc Tông, cứ cuối tuần, ngày rằm, ngày lễ, Tết v.v…. đều lấy mấy ngày này như là cơ hội để bán buôn hay bỏ mối bánh mứt tại các tiệm buôn kiếm lời. Những ngày lễ lộc, chủ nhật cuối tuần, phật tử đi chùa cúng kiếng, mang hoa quả cúng Phật đã đành, nhưng sai lầm nhất là cúng tiền cho các thầy các ni. Họ có biết đâu, sau cuối ngày, các tu sĩ ngồi quây quần rất hả hê, đếm tiền dâng cúng, và ngày hôm sau, thì vội vội vã vã mang tiền ra ngân hàng bỏ vào tài khoản riêng tư của mình. Chẳng khác nào người thế tục, lòng họ chắc sung sướng lắm, khi thấy tài khoản của mình ngày càng nhiều hơn. Tôi chứng kiến nhiều tu sĩ, sau những ngày lễ Tết, họ đã ôm tiền kiếm được từ Phật tử, từ những cụ ông cụ bà lệ thuộc từng đồng từng cắc từ Sở An sinh xã hội, về Việt nam để phung phí tiêu xài, cho bạn cho bè, cho thân nhân, cũng chỉ để thỏa mãn cái ngã to lớn của mình, vì từ nước ngoài về có tiền để cho người này người nọ, là một thước đo sự thành công của họ ở nước ngoài, không phải về mặt đạo hạnh, nhưng về mặt thế tục. Họ có biết, trong khi đang xum xuê khoe nhau tiền bạc, Phật tử chúng ta ngày hai buổi phải đi làm, đối diện từng tháng, từng ngày với căng thẳng, cực nhọc trong cuộc sống?

Như vậy, khi mang tiền bạc cúng dường cho tăng ni, chắc chắn Phật tử sẽ làm cho tăng ni hư đốn thêm ra, chứ không giúp cho họ tiến tu trên con đường giải thoát tí nào cả. Phật tử phải có trí tuệ, phải sáng suốt, không thể làm hại con đường tu học của tăng ni được. Quý vị phải, bằng mọi giá, góp một bàn tay, một công sức, giúp tăng ni có thêm chí tu học vững bền, xa lìa vật chất, để cuộc sống của họ ngày càng gần với tâm từ bi, tâm thiện. Ai cũng thế, có tiền trong tay, trước sau, không ít thì nhiều, sẽ bị dính mắc với vật chất, tâm sở hữu phát sinh, tâm bất thiện sẽ ngày càng tăng trưởng. Đó là điều không thể tránh khỏi.

Tôi biết có những vị hòa thượng, khi tôi đề cập đến điều ấy, thầy đã trả lời, trong ánh mắt tràn ngập nụ cười rất vật chất, “sắc tức thị không, không tức thị sắc. Có tiền mà tâm vẫn xả, vẫn không dính mắc, thì đâu có sao.” Đối với tôi chưa có một loại lý luận nào, đầy xảo trá và điêu ngoa hơn, câu nói của vị hòa thượng ấy. Thầy trần tục còn hơn cả người trần tục. Nhưng đó là chuyện cá nhân của thầy, tôi không muốn mất thì giờ đề cập đến những người có tư cách hạ cấp như thế.


Tôi đã gặp chứ chẳng nghe từ ai kể ra cả. Một vị Thượng Tọa đang trú trì một chùa khá lớn bên Mỹ. Vị ấy đấu giá mua thêm đất, không phải để xây chùa, nhưng chỉ để đầu tư. Thầy kể, thầy hay vào internet để xem nơi nào bán đất rẻ “thì mua chơi.” Khi thấy một miếng đất tốt mà chẳng ai đấu giá vì đắc quá, thầy nói, thầy muốn đấu giá thử xem sao, và thầy đấu giá gần 500 nghìn đô. Vài hôm sau chẳng ai đặt giá cao hơn, thầy bắt buộc phải mua, và thầy cười ha hả : "tưởng có người đặt cao hơn mình nào ngờ, thôi kệ mua luôn cho vui con ạ, đầu tư ấy mà".
Thầy xem việc bỏ 500 nghìn như một trò đùa, trong khi những cụ bà, cụ ông, những Phật tử đầu tắt mặt tối đi làm ngày trên 8 tiếng, có người phải đi làm hai, ba công việc. Cuối tuần đến chùa, mang tiền cúng cho thầy, cho cô, để mong tích lũy được tí phúc đức.
Thường, khi Phật tử mang tiền cúng dường tăng ni, trong trí óc họ nghĩ, họ đang tích lũy công đức cho bản thân, cho gia đình, con cháu, thân nhân của họ. Nếu họ không hưởng được ngay kiếp này, ít ra con cháu của họ, đời sau sẽ được hưởng. Có lẽ họ khó có thể tưởng tượng được, đồng tiền họ mang cúng dường tăng ni chẳng mang cho họ công đức gì cả. Có chăng là người nhận tiền hả hê cảm ơn người dâng cúng, và tỏ ra quý hóa người đã mang tiền dâng cho họ.


Chúng ta còn nhớ, khi Tổ Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc truyền đạo, dưới thời vua Lương Võ Đế. Ai có công trong việc xây dựng chùa chiềng, đúc tượng Phật, yểm trợ sự tu tập của tăng đoàn bằng vị vua này ! Theo tài liệu “Các Đế Vương với Phật Giáo” do Vương Chí Bình viết, Đào Nam Thắng dịch và Lê Đức Niệm hiệu dịch, đăng trên trang nhà Tu viện Quảng Đức, vua Lương đã cho đúc một bức tượng gồm 10 khối vàng và một bức tượng gồm 10 khối bạc ở chùa Đồng Thái, một bức tượng Phật Di Đà bằng đồng cao một trượng tám (quãng 6m) ở chùa Quang Trạch, tạc một bức tượng bằng gỗ chiên đàn cao một trượng tám ở chùa Đại Ái Kính v.v…

Tuy vậy, khi vua hỏi tổ Đạt Ma rằng : "trẫm đã xây dựng không biết bao nhiêu chùa chiềng, đúc không biết bao nhiêu tượng Phật, nuôi dưỡng không biết bao nhiêu tăng ni, trẫm có công đức gì không?"
Bồ Đề Đạt Ma đáp “ngài chẳng có công đức gì cả.”


Nhân nói về Lương Võ Đế, tôi xin phép được mở ngoặc, nói thêm về bộ kinh Lương Hoàng Sám mà Phật tử chúng ta đã tưởng rằng kinh này do chư Phật dạy cách lạy sám hối.
Vào thế kỷ thứ 6 Tây Lịch, chính vua Lương Võ Đế đã yêu cầu chư tăng soạn ra bộ kinh Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, để cầu siêu cho hoàng hậu Hy Thị. Bộ kinh này sau đó được đưa vào Tam tạng giáo điển và còn được truyền tụng đến ngày hôm nay và được gọi tắt là Lương Hoàng Sám.
Công đức của vua Lương Võ Đế, mà chúng ta tưởng rằng không thể nghĩ bàn, không có gì sánh kịp, vẫn bị Tổ Đạt Ma phán là “chẳng có công đức chi cả.” Vậy thử nghĩ, số tiền mà chúng ta cúng dường chư tăng ni có được bao nhiêu công đức? Đó là chưa nói đến số tiền mà Phật tử cúng, chỉ giúp chư tăng ni đem đi tiêu xài, khoe khoang với bạn đồng tu, như là một thước đo sự thành công trong cuộc đời tu tập của họ.

Chúng ta đồng ý rằng, nhiệm vụ của người Phật tử cũng phải nên đóng góp một tay, trang trải chi phí trong việc xây dựng, trùng tu, phát huy một ngôi chùa. Nhưng chúng ta phải sáng suốt, phải có trí tuệ, phải biết nhận xét, có cần thiết phải có thật nhiều chùa như hiện nay chúng ta đang thấy hay không?

Lấy Ottawa làm một ví dụ. Dân số tại nơi đây được bao nhiêu người Việt, để chúng ta cần đến hơn 5 ngôi chùa?

Có vị cho rằng "phải có chùa để truyền bá đạo Phật" Lúc Đức Thế Tôn còn tại thế, ngài đâu cần chùa chiềng để truyền bá chánh pháp đâu. Ngài giảng đạo dưới mấy cội cây, ăn ngủ cũng dưới cội cây. Chúng ta nhìn thử lượng tín đồ theo ngài xem : ngày càng đông. Bây giờ chúng ta có thật nhiều chùa, thử hỏi có vị tăng ni nào làm được cái công việc truyền giảng chánh pháp của Đức Thế Tôn ra bên ngoài cho người địa phương không? Hay những công việc như thế đều nằm trong khả năng của người cư sĩ? Giới tăng ni làm được gì ngoài cái việc cúng kiến hàng tuần, cầu an, cầu siêu, hốt cốt đưa đám, nhận tiền thù lao cất giữ hài cốt. Cốt thờ thân nhân, để càng cao thì càng phải trả nhiều tiền hơn, để dưới thấp thì rẻ hơn. Rồi lễ lộc đến, họ làm được gì ngoài cái việc kêu gọi Phật tử đến chùa chui vào bếp, rồi bỏ vốn cho phật tử nấu nướng, kiếm lời (?)

Trong luật xuất gia, hai lần, một lần tại Trúc Lâm tịnh xá, khi sư A La Vi dạy người cất thất cho mình có bề dài quá 12 gang tay và bề ngang quá 7 gang. Lần thứ nhì, gần thành Kosambi, khi Tỳ kheo Channa tạo thất lớn quá mực thước, đức Phật đã ra luật cấm không cho tu sĩ được tùy tiện xây dựng nơi ở riêng tư cho mình.

Tôi chứng kiến nhiều lắm, không sao kể cho hết, mỗi tăng ni sau khi thọ xong giới Tỳ kheo, thay vì sống thành đoàn thể để cùng nhau tu tập, mỗi người đều muốn xây riêng cho mình một ngôi chùa.


Đối với thành phần tại gia, sau một thời gian đi làm, họ vẫn muốn sắm cho mình một căn nhà riêng ấm cúng cho vợ, cho con. Căn nhà càng lớn càng nói lên sự thành đạt. Một vị tăng ni cũng thế, ngôi chùa càng lớn, nó càng nói lên sự thành đạt của họ, và từ đó có lý do để nhận tiền do Phật tử cúng dường càng nhiều.

Tăng ni như thế, chiếc áo khoác bên ngoài, tước vị Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng, Sư cô, có khác gì một nghề nghiệp như người tại gia đâu?


Dĩ nhiên trong cuộc sống hiện nay, mỗi nơi, chúng ta cũng cần phải có một ngôi chùa để Phật tử đến tu học, nhưng Phật tử phải biết đóng góp ý kiến, vì chính mình đóng góp tiền bạc thì mình phải biết góp ý, dĩ nhiên ý kiến mang tính xây dựng chứ không phải đả phá, hay chỉ trích. Không phải tăng ni nói gì thì mình đều phải nghe, đôi khi mình cũng phải trao đổi với họ, nếu đó là những tăng ni có kinh nghiệm sống không được dồi dào, hay tăng ni mang tâm địa tham lam. Không phải cứ họ đòi xây chùa thì mình phải móc túi ra dâng cúng, vì xây chùa cho nhiều để họ dùng chùa khoe khoang nhau, riêng Phật tử, mình chẳng được một tí công đức nào cả. Phật tử phải mạnh dạn, yêu cầu chư tăng ni thành lập một ban quản trị. Tất cả mọi tiền bạc chi tiêu đều phải được ban quản trị lo toan. Tăng ni ngoài việc tu học, làm gương cho Phật tử, hướng dẫn Phật tử tu hành, không có lý do gì lại đi có tài khoản riêng, có tiền bạc riêng. Họ phải là những người không mang một hành trang nặng nề nào trên đôi vai. Họ chỉ là người ngày ngày trao dồi và thanh lọc bản tâm để tiến tu trên con đường giải thoát. Tôi thấy nhiều tăng ni, vì không được ban cho quyền kiểm soát tiền bạc trong chùa, nên đã bỏ đi tìm cho mình một cơ ngơi khác. Mục đích chẳng có gì khác hơn là họ muốn chính họ phải là người được kiểm soát tiền bạc, phải sở hữu nguyên một ngôi chùa.


Dĩ nhiên dục vọng ấy, sẽ chận con đường tu học của họ. Tiếp xúc với vật chất tiền bạc, không thể nào tâm được thanh thản. Đức Phật dạy:Tất cả việc này, hãy tránh như tránh hố lửa.”

Các vị tu sĩ nên nhớ, bằng mọi giá chúng ta phải tránh ôm giữ tiền tài, vật chất làm của riêng. Hòa thượng Thích Đổng Minh trước khi viên tịch, đã dặn dò đệ tử: “các ông nên nhớ đừng bao giờ đụng đến tiền bạc, vì tiền bạc như con rắn độc.”


Trong kinh Pháp cú, Phẩm Ngu (Balavaggo), câu số 62, Phật dạy: Đây là con ta, đây là tài sản của ta”, kẻ phàm phu thường lo nghĩ như thế, nhưng chẳng biết chính “ta” còn không có, huống là con ta hay là tài sản ta.” Tăng ni chúng ta không thể là những kẻ phàm phu được, chính vì thế chúng ta đã chọn màu áo lam, màu áo nâu sòng.


Riêng với chư Phật tử thân thương của giới tu sĩ chúng tôi, nếu không có sự quyết tâm và trí tuệ của quý vị, chúng tôi sẽ khó mà thành tựu trên con đường đạo nghiệp.
Tùy sự nhận xét có chánh kiến, và hành động của chư Phật tử.


Sư Huệ Quang – Tháng 7 ngày 28, 2012

thichhuequangkheminda.wordpress.com
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15/7/13
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Cúng tịnh tài cho Tăng Ni.

Thưa Thế Hùng.

Cám ơn Thế Hùng đã chia sẻ ý kiến của mình bằng cách đồng tình với ý kiến qua bài viết của Sư Huệ Quang.
Về bài viết của Sư Huệ Quang, xin được có ý kiến như sau.

Kính thưa Sư Huệ Quang.

Như vậy, khi mang tiền bạc cúng dường cho tăng ni, chắc chắn phật tử sẽ làm cho tăng ni hư đốn thêm ra, chứ không giúp cho họ tiến tu trên con đường giải thoát tí nào cả. Phật tử phải có trí tuệ, phải sáng suốt, không thể làm hại con đường tu học của tăng ni được. Quý vị phải, bằng mọi giá, góp một bàn tay, một công sức, giúp tăng ni có thêm chí tu học vững bền, xa lìa vật chất, để cuộc sống của họ ngày càng gần với tâm từ bi, tâm thiện.

Thưa Sư, không nhất định là vậy đâu Sư.

Người Phật Tử khởi tâm hành bố thí (trong đó còn có nghĩa Cúng Dường Tam Bảo, Chuẩn Tế Cô Hồn), trong bố thí lục phủ ngũ tạng sáu căn, ngoài bố thí sắc, cho đến ý nghĩ. Vì không được như vậy nên chỉ Bố Thí tịnh tài, tiền bạc, vì con người cái đáng quý nhất là sinh mạng, cụ thể là cơm ăn áo mặc. Bố thí
tịnh tài chính là bố thí cơm ăn áo mặc của người thí chủ, người thọ thí cũng lấy đó để duy trì bổn mạng.

Đối với Tăng Ni, cúng dường tiền bạc là chuyện của người Phật Tử tín tâm, còn làm cho Tăng Ni hư đốn chính là Giáo đoàn Tăng Ni, chính là nơi Hòa Hợp Tăng, Ni tu tập sinh hoạt, trú xứ. Không thể vì Phật Tử tín tâm Bố Thí Cúng Dường cúng dường tiền bạc cho Tăng Ni mà cho là như vậy làm hư đốn Tăng, Ni thêm ra. Xin Sư chớ dùng lời, chớ có ý nghĩ, làm thui chột Tâm Bố Thí của Phật Tử.

Tâm Bố Thí là Tâm Phật.
Hạnh Bố Thí là Hạnh Phật.

Vả lại, người Phật Tử có trí tuệ là người, nội tâm không nghĩ tới mình là người bố thí, ngoài mặt không cần biết người nhận tiền là ai, ở khoảng trung gian cũng không nghĩ tới số tài vật bố thí là bao nhiêu, đó gọi là tam luân thể không, bố thí với tấm lòng thanh tịnh như vậy thì một đấu thóc cũng có thể trồng thành vô lượng vô biên phúc đức, dù một xu cũng có thể tiêu diệt được tội nghiệp của ngàn kiếp trước. Nếu như còn tồn tâm nghĩ tới mình là người làm thiện, số tài vật đem bố thí và người nhận vật là ai, thì dù có vạn lượng bạc đem cho, phúc cũng không được viên mãn.

Tôi đã gặp Vị Đại Lảo Hòa Thượng Thích Đạt Đồng _ Viện Chủ Tổ Đình Tôn Thạnh, năm nay 92t, theo lời những người xung quanh gần Chùa thì suốt thời gian đi tu, HT chưa từng xài tiền, không tiêu tiến cho riêng mình, cho nên không rành mệnh giá, có việc gì cần thì bảo thị giả. Thế mà thí chủ Cúng bao nhiêu tiền, Ht đều tri ân cãm tạ, nhận lấy, vì nhận là nhận "sinh mạng, cơm ăn áo mặc" của thí chủ chứ không phải nhận những tờ giấy lộn. ( HT không rành mệnh giá thì tiền củng sem sem như tờ giấy lộn)
Cho nên Sư đừng có ý nghĩ, đừng có lời cho rằng:
Ai cũng thế, có tiền trong tay, trước sau, không ít thì nhiều, sẽ bị dính mắc với vật chất, tâm sở hữu phát sinh, tâm bất thiện sẽ ngày càng tăng trưởng. Đó là điều không thể tránh khỏi.

Đây là cái nhìn cạn cợt, thế tục. Là người xuất gia phải có cái nhìn "xuất thế tục gia" để "xuất phiền nảo gia" và "xuất Tam giới gia"

Người xuất gia thì chớ nên lấy tầm nhìn thế tục, ngôn ngữ thế tục, đễ phán xét vấn đề thế tục mà dẩn đến phá Hạnh Bố Thí Cúng Dường Chư Phật là hạnh bố thí cúng dường của Phật Tử tín tâm.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Mô Phật !

bangtam kính chào tiền-bối Quaylai !


Quaylai đã viết:
Đây là cái nhìn cạn cợt, thế tục. Là người xuất gia phải có cái nhìn "xuất thế tục gia" để "xuất phiền nảo gia" và "xuất Tam giới gia"
- Thưa tiền-bối, Giới luật mà Đức Phật dạy là nhằm dìu dắt chúng sinh thóat khỏi Tam Giới, có Giới thì mới có Định, Huệ. Có Định, Huệ mới có thể dần dần đi đến giải thóat Tam Giới.
Thưa tiền-bối. Bài của Sư Huệ Viên là một nhận xét rất chính xác về đại đa số chư Tăng, Ni thời nay. Còn sư ông Đai-Đồng là một cá nhân lẻ loi mà thôi, ngạn ngữ có câu : "Muốn thấy xa, phải biết nhìn gần". Mong tiền bối suy gẩm và cân nhắc lại lời nói của mình.


Kính
bangtam
 

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/5/09
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn
Kính anh Thế Hùng, chú Quay lại, và "O" bangtam !

Chủ đề của chúng ta là "Hành vi đi lễ chùa" thì không nên bàn quá sâu về chuyện chư Tăng Ni, nhận thấy bài của quý vị cần thiết phải tách ra với chủ đề mới, nên cunconmocoi đã di chuyển ra đây với chủ đề "Tăng Ni và tiền bạc", kính xin quý vị cứ tiếp tục thảo luận.

Kính !
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15/7/13
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Mô Phật !

bangtam kính chào tiền-bối Quaylai !



- Thưa tiền-bối, Giới luật mà Đức Phật dạy là nhằm dìu dắt chúng sinh thóat khỏi Tam Giới, có Giới thì mới có Định, Huệ. Có Định, Huệ mới có thể dần dần đi đến giải thóat Tam Giới.
Thưa tiền-bối. Bài của Sư Huệ Viên là một nhận xét rất chính xác về đại đa số chư Tăng, Ni thời nay. Còn sư ông Đai-Đồng là một cá nhân lẻ loi mà thôi, ngạn ngữ có câu : "Muốn thấy xa, phải biết nhìn gần". Mong tiền bối suy gẩm và cân nhắc lại lời nói của mình.


Kính
bangtam
Nam Mô Phật.

Kính Băng Tâm!
Hoan hô BT đã thấm nhuần Giáo Pháp Phật Đà, Giới sinh ra Định, Định sinh Tuệ, chỉ có "Tuệ Giác" giúp hành giả thoát ly Tam Giới, sinh tử luân hồi.

Bây giờ đây mình "giả bộ" "Thế thế thường hành Bồ Tát đạo", bàn về chuyện bài viết của Sư Huệ Quang (không phãi Huệ Viên đâu) chút xíu thôi, rồi nghĩ luôn. Xin Ban Tổng Quản để ở lại đây dù không đúng chủ đề.

Kính Thưa Sư Huệ Quang.
Cạn cợt là vì sao cạn? Có hai lẻ.

1/ Thí dụ 1000 người có 1 người xuất gia, thì 8 tỷ người có 8 triệu người xuất gia, thế mà Sư chỉ thấy chuyện vài trăm Tăng, Ni đễ mà đưa ra kết luận rằng : "Phật tử chớ nên cúng tiền bạc cho Tăng, Ni. Như vậy vô tình làm Tăng, Ni hư đốn thêm ra" . Nói "Phật tử" là nói con số 3 tỷ phật tử, còn Tăng, Ni là con số hơn 8 triệu, trong cái tỉ lệ vài trăm/8 triệu, thì như vậy có là cạn cợt?

2/ Thuận hành cũng có nghịch hành. Chỉ có nhìn bằng con mắt "Tuệ Nhản" mới thấy rỏ được. Vị Tăng phá giới, đàng điếm, rượu thịt suốt ngày,..., nhưng lại là Bồ Tát thị hiện để "hóa duyên" cho Phật Tử cúng dường, Phật Tử thành tâm cúng dường sẻ tiêu tan nghiệp chướng, điều này chỉ có Phật mới rỏ biết.
Sư Huệ Quang đã viết:
Tôi biết có những vị hòa thượng, khi tôi đề cập đến điều ấy, thầy đã trả lời, trong ánh mắt tràn ngập nụ cười rất vật chất, “sắc tức thị không, không tức thị sắc. Có tiền mà tâm vẫn xả, vẫn không dính mắc, thì đâu có sao.”
Đây có thể là vị Hành Nghịch Hành ! Biết đâu !?!... chỉ có Phật mới biết


Nên nói bậc "xuất trần thượng sỉ" không cần bàn chuyện thế tục, mà phãi đứng ở chỗ "xuất thế tục" nếu có luận, có bàn, nghĩa là không bàn về lớn về nhỏ (Chùa lớn, chùa nhỏ), không luận về sang về hèn (Tượng Vàng, Tượng Ngọc, Tượng Đồng).
Vì cái "lớn" là lớn so với nhõ, chứ nó nếu đứng một mình thì "không lớn" cũng "không nhỏ". Kim loại vàng nó quý hơn kim loại khác, đồng bạc chì, chứ nếu Cỏi Phật mà chỉ có toàn là vàng thì có còn quý nửa không? có còn sang nửa không? thậm chí chói con mắt...
Nhìn và quán sát như vậy là cái nhìn "Xuất thế tục".


Thưa, Xuất gia là xuất Phiền não gia. Thế mà, ở chỗ vi tế của tâm hình như trong Sư cũng còn Tâm đố kỵ, khi đặt bút viết bài này.
Sư Huệ Quang đã viết:
Đối với tôi chưa có một loại lý luận nào, đầy xảo trá và điêu ngoa hơn, câu nói của vị hòa thượng ấy. Thầy trần tục còn hơn cả người trần tục. Nhưng đó là chuyện cá nhân của thầy, tôi không muốn mất thì giờ đề cập đến những người có tư cách hạ cấp như thế.

Trong các Chùa hay Tự Viện, thường có lể "Bố Tát" đễ nhằm đóng góp sửa chữa lẫn nhau, thì đây là dịp Sư nên nói theo ý bài viết, nhưng có cụ thể cá nhân tên tuổi pháp danh trong Tự Viện nơi mình trú xứ, tuyệt đối không ôm ba chuyện "hàng xóm" (Chùa khác) vào để nói như vậy tổn Âm Đức của mình và nói xong là bỏ (Xã).

Kính Sư.


(xin dừng ở đây, trã lại nơi Tôn Nghiêm Thanh Tịnh)
 

minh thức

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
6/1/14
Bài viết
158
Điểm tương tác
86
Điểm
28
Kính sư Huệ Quang ! Kính chú Quay lại !

Minh Thức thấy sư Huệ Quang nói cũng có lý, nhưng dĩ nhiên là không phải tuyệt đối như vậy. Những "bậc xuất trần thượng sĩ" thì nói chi tiền bạc, kể cả " phỏng gặp gươm đao thường nhẹ hẫng, cầm bằng thuốc độc cũng bồng tênh", mấy vị đó là "thế ngoại chi nhân" rồi.

Còn phàm phu như M/t khi lái xe 2 bánh đi làm việc Phật sự mà nếu không có tiền dằn túi thì khi bể bánh phải làm sao đây ? M/t đâu có thần thông để cỏng chiếc xe về nhà, mà muốn vá xe hay thay ruột, hay sửa xe thì cũng phải có tiền.

M/t thấy cái chuyện sống giữa thời hiện đại, cái áo vàng hay áo nâu sòng đi ra đường không hề được miễn phí cái gì hết. Thế thì Chư Tăng Ni phải được phép cầm tiền thì mọi chuyện khi tiếp xúc với xã hội mới đơn giản cho.

Có điều Chư Tăng Ni phải biết "Thế nào là vừa đủ", Thiểu dục tri túc thì mới nhẹ nhàng, còn đa dục không bao giờ biết đủ, biết dừng thì tu chỉ có ngày càng nặng nghiệp, chứ không bao giờ thành đạo được.

Kính !
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Người Phật Tử khởi tâm hành bố thí (trong đó còn có nghĩa Cúng Dường Tam Bảo, Chuẩn Tế Cô Hồn), trong bố thí lục phủ ngũ tạng sáu căn, ngoài bố thí sắc, cho đến ý nghĩ. Vì không được như vậy nên chỉ Bố Thí tịnh tài, tiền bạc, vì con người cái đáng quý nhất là sinh mạng, cụ thể là cơm ăn áo mặc. Bố thí
tịnh tài chính là bố thí cơm ăn áo mặc của người thí chủ, người thọ thí cũng lấy đó để duy trì bổn mạng.

Đối với Tăng Ni, cúng dường tiền bạc là chuyện của người Phật Tử tín tâm, còn làm cho Tăng Ni hư đốn chính là Giáo đoàn Tăng Ni, chính là nơi Hòa Hợp Tăng, Ni tu tập sinh hoạt, trú xứ. Không thể vì Phật Tử tín tâm Bố Thí Cúng Dường cúng dường tiền bạc cho Tăng Ni mà cho là như vậy làm hư đốn Tăng, Ni thêm ra. Xin Sư chớ dùng lời, chớ có ý nghĩ, làm thui chột Tâm Bố Thí của Phật Tử.

Tâm Bố Thí là Tâm Phật.
Hạnh Bố Thí là Hạnh Phật.

Vả lại, người Phật Tử có trí tuệ là người, nội tâm không nghĩ tới mình là người bố thí, ngoài mặt không cần biết người nhận tiền là ai, ở khoảng trung gian cũng không nghĩ tới số tài vật bố thí là bao nhiêu, đó gọi là tam luân thể không, bố thí với tấm lòng thanh tịnh như vậy thì một đấu thóc cũng có thể trồng thành vô lượng vô biên phúc đức, dù một xu cũng có thể tiêu diệt được tội nghiệp của ngàn kiếp trước. Nếu như còn tồn tâm nghĩ tới mình là người làm thiện, số tài vật đem bố thí và người nhận vật là ai, thì dù có vạn lượng bạc đem cho, phúc cũng không được viên mãn.


Kính chú Quay lại !
Thưa chú hungcom xin có ý kiến :

Đối với những vị Tăng Ni tu hành nghiêm chỉnh thì họ chính là ruộng phước (phước điền), chúng sinh vô minh dâng cúng một nắm cơm , một chén nước đều được phước báu (kiếp sau no đủ giàu sang), nếu đối tượng cúng dường là những vị Thánh Tăng thì phước báu vô lượng. Như thế nếu phải dùng từ Bố Thí thì Chư Tăng Ni mới là người bố thí _ bố thí phước cho những chúng sinh kém phước nhưng có duyên được một lần tiếp xúc, tương tác với các Ngài. Đây gọi là "nghịch bố thí" !

Chúng sinh vô minh dù là "dư ăn dư để" vẫn là người nghèo phước đức, cho nên chúng sinh vô minh là người thọ thí.

Cụm từ "bố thí _ cúng dường" là nói đến 2 chuyện bỏ ra khác nhau. Bố thí là cho người yếu kém hơn mình, cúng dường là dâng lên những bậc giàu phước đức để bòn mót phước dư. Đối với chư Tăng Ni nếu chúng ta phát tâm cúng dường (tức là trợ giúp phần vật chất để cho các vị ấy yên tâm tu học Phật pháp) thì chúng ta được hưởng phần phước báu thù thắng; trường hợp này không thể gọi là bố thí được, chỉ có thể gọi là cúng dường hay là "gieo bòn phước duyên" mà thôi.


Kính !
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15/7/13
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính chú Quay lại !
Thưa chú hungcom xin có ý kiến :

Đối với những vị Tăng Ni tu hành nghiêm chỉnh thì họ chính là ruộng phước (phước điền), chúng sinh vô minh dâng cúng một nắm cơm , một chén nước đều được phước báu (kiếp sau no đủ giàu sang), nếu đối tượng cúng dường là những vị Thánh Tăng thì phước báu vô lượng. Như thế nếu phải dùng từ Bố Thí thì Chư Tăng Ni mới là người bố thí _ bố thí phước cho những chúng sinh kém phước nhưng có duyên được một lần tiếp xúc, tương tác với các Ngài. Đây gọi là "nghịch bố thí" !

Chúng sinh vô minh dù là "dư ăn dư để" vẫn là người nghèo phước đức, cho nên chúng sinh vô minh là người thọ thí.

Cụm từ "bố thí _ cúng dường" là nói đến 2 chuyện bỏ ra khác nhau. Bố thí là cho người yếu kém hơn mình, cúng dường là dâng lên những bậc giàu phước đức để bòn mót phước dư. Đối với chư Tăng Ni nếu chúng ta phát tâm cúng dường (tức là trợ giúp phần vật chất để cho các vị ấy yên tâm tu học Phật pháp) thì chúng ta được hưởng phần phước báu thù thắng; trường hợp này không thể gọi là bố thí được, chỉ có thể gọi là cúng dường hay là "gieo bòn phước duyên" mà thôi.


Kính !

Kính Hungcom!
Bố Thí và Cúng Dường, hai chuyện đúng là khác nhau.

Bố là chia bày ra, thí là trao tặng, cho.
Bố thí là đem năng lực vật chất như của cải tiền bạc của mình hiến dâng chia tặng cho người, hoặc đem trí tuệ như giảng nói các điều hay lẽ phải trong đời sống, đem các chân lý do Phật dạy giải thích lại cho người. Bố thí được xem như phương tiện đối trị tính bỏn sẻn tham lam ích kỉ, và thể hiện lòng bác ái từ bi. Đây là: những việc làm để nuôi dưỡng công đức cho người bố thí.

Bố thí được dùng chung cho mọi người, nó bao gồm sự giúp đỡ những kẻ nghèo đói bệnh tật hoạn nạn, những người cần sự giúp đỡ về một phương diện nào đó, như hành động bố thí thức ăn, tiền bạc vật dụng phẩm vật cho các vị Khất sĩ, các Tịnh thất, Chùa; ngược lại Tăng Ni giải thích các lời Phật dạy và hướng dẫn tu hành cho các Phật tử tại gia cũng gọi là bố thí.

Đối với người tu hành, vì được kính trọng nên bố thí được gọi là cúng dường, cúng dàng Phật, cúng Tam Bảo, cúng dường trai Tăng, cúng chùa v.v…
Tất cả các hành động bố thí cúng dường đều được xem là để nuôi dưỡng phúc đức.

Vậy, Cúng dường chính là Bố Thí mà được thành kính hóa hành vi mà thôi.

Có người tạo sản nghiệp bằng những nghề chân chính, nhưng cũng có người tạo nên bởi những nghề không chân chính như lừa đảo cờ bạc, lợi dụng sức khổ cực của người khác, hay tranh giành cướp đoạt dối trá, v.v… để làm giàu một cách phi pháp bất chính. Nếu sự tìm cầu tạo dựng của cải không quang minh chính đại, mà chỉ là của bất nhân bất chính do sự làm bất hợp pháp mang lại, thì sự cúng dường bằng của cải nầy cũng không được coi là trọng mà là thấp hèn, vô ích, phước đức như gió thoảng qua.

Tiền của mang ra làm viếc thiện như Cúng Dường, Bố Thí, Chuẩn Tế phải là tiền của do công khó nhọc của chính mình, làm việc một cách hợp pháp, hợp lý, mới được kể là trọng.

Xin dùng từ "Bố Thí" chung cho ba nghĩa, Cúng dường, Bố Thí, Chuẩn Tế.

Bố thí vô tướng: Là bố thí với tâm trong sạch, người bố thí với tâm từ bi quảng đại, bố thí với tâm bình đẳng không phân biệt người này người kia, nòi giống chủng tộc, tôn giáo v.v…Bố thí không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì, người bố thí khi cho không cần biết người nhận là ai, không cần cho người nhận biết mình là ai; khi nào mà người cho không còn thấy mình cho và kẻ nhận nữa, mới thật sự là bố thí rộng lớn, dù sự bố thí rất nhỏ nhặt cũng vẫn được gọi là bố thí rộng lớn tức là bố thí “Ba La Mật”.

Chữ “Ba La Mật” ở đây có nghĩa là rốt ráo, bố thí Ba La mật nghĩa là bố thí đến cùng tận, vô cùng rộng lớn; nhiều người khi bố thí còn chấp cho rằng ta là người cho, người làm ơn, kẻ kia là người thọ nhận, người chịu ơn. Vì còn dính mắc nơi tướng, chấp có ngã (ta) có nhân (người), nên không được gọi là Ba La Mật. Người bố thí không thấy có ta là người làm ơn, không thấy người kia là kẻ thọ ơn, lại còn không thấy vật kia là vật cho nữa, mới được gọi là bố thí Ba La Mật, vì không còn một tí gì dính mắc tới sự tướng nữa; đây mới thực sự là bố thí cao cả trong sạch sẽ đưa người bố thí được phúc báo vô lậu thanh tịnh và đây cũng là việc làm của các vị Bồ Tát vậy.

Đối với Phật Tử, phải quán sát tất cả chúng sinh và mình cùng đồng một bản thể mới không còn thấy ta có bố thí và người được thọ thí, thí dụ như một người đang làm việc gì, bỗng tay trái bị thương, tay phải vội vàng lấy bông băng và thuốc bó chỗ vết thương của tay trái lại, lúc đó tay phải không có một tí nào kiêu hãnh về việc làm ấy, vì sao thế? Vì tay phải tự nhận biết rằng nó và tay trái cùng đồng một thân thể, nên nó không thấy mình (tay phải) là người ban ơn giúp đỡ và tay trái là kẻ thọ ơn; bố thí đến độ không cảm nhận được một tí nào là ơn như thế mới là bố thí Ba La Mật.

Và..
Trong Kinh 42 Chương, Phật dạy:
"Đỗ nhân thi đạo, trợ chi hoan hỷ, đắc phước thậm đại. Sa Môn vấn viết: Thử phước tận hồ? Phật ngôn: Thí như nhất cự chi hỏa, sổ thiên bách nhân các dĩ cự lai phân thủ, thục thực trừ minh. Thử cự như cố. Phước diệc như chi.”
Dịch nghĩa:
“Thấy người thực hành bố thí, hoan hỷ giúp đỡ thì được phước rất lớn.” Có vị Sa môn hỏi Phật: “Phước nầy có hết không?” Phật đáp: “Ví như lửa của ngọn đuốc vài trăm nghìn người đem đuốc đến mồi lửa về để nấu ăn hay để thắp sáng, lửa ngọn đuốc nầy vẫn như cũ. Phước của người hoan hỷ hỗ trợ cho người thực hành bố thí cũng vậy.”
Thế mà Sư Huệ Quang cho rằng Cúng Dường tiền bạc cho Tăng Ni là góp phần làm hư đốn, khác gì thổi tắt ngọn lửa.
Và...
“Phạn ác nhân bách, bất như phạn nhất thiện nhân. Phạn thiện nhân thiên, bất như phạn nhất trì ngũ giới giả. Phạn trì ngũ giới giả vạn, bất như phạn nhất Tu Đà Hoàn. Phạn bách vạn Tu Đà Hoàn, bất như phạn nhất Tư Đà Hàm. Phạn thiên vạn Tư Đà Hàm, bất như phạn nhất A Na Hàm. Phạn nhất ức A Na Hàm, bất như phạn nhất A La Hán. Phạn thập ức A La Hán, bất như phạn nhất Bích Chi Phật. Phạn bách ức Bích Chi Phật, bất như phạn nhất tam thế chư Phật. Phạn thiên ức tam thế chư Phật, bất như phạn nhất vô niệm vô trụ vô tu vô chứng chi giả.”
Dịch nghĩa:
“Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một nghìn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn, không bằng cho một vị Tu Đà Hoàn ăn. Cho mười vạn vị Tu Đà Hoàn ăn, không bằng cho một vị Tư Đà Hàm ăn. Cho một nghìn vị Tư Đà Hàm ăn, không bằng cho một vị A Na Hàm ăn. Cho một ức vị A Na Hàm ăn, không bằng cho một vị A La Hán ăn. Cho mười ức vị A La Hán ăn, không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn. Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn, không bằng cho một vị Phật ăn. Và cho một nghìn ức vị Phật ba đời ăn, không bằng cho một vị vô niệm, vô trụ, vô tu vô chứng ăn.”
Xin mời xem trang Tứ Thập Nhị Chương Kinh
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5/8/12
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính chú Quay lại !

Quay lai đã viết:
Thế mà Sư Huệ Quang cho rằng Cúng Dường tiền bạc cho Tăng Ni là góp phần làm hư đốn, khác gì thổi tắt ngọn lửa.

Ngọc Tuấn thấy trong Kinh chỉ có nói cúng dường bửa ăn (hoặc vật dụng, ....) chứ không thấy Kinh nào nói cúng dường tiền, cho nên câu nói của Sư Huệ Quang vẫn còn nguyên giá trị :

Phẩm Thứ Tư: Đi Ở Lấy Công Cúng Dàng

Chính tôi được nghe: Một lần đức Phật ở nước Xá Vệ, tại vườn cây của ông Cấp Cô Độc và Thái tử Kỳ Đà.
Thuở đó nước Xá Vệ có một Trưởng giả, sinh được đứa con trai mặt mũi tốt tươi dáng người xinh đẹp; mới sinh đã biết nói ngay. Nó tự hỏi rằng:
- Thưa mẹ! Đức Phật có còn tại thế không?
Đáp: - Ôi! Sao con biết nói sớm thế? Ai dạy mà con đã biết nói? Con hỏi Phật làm chi? Phật hãy còn ở đời con ạ!
Nó lại hỏi: - Thưa mẹ, Tôn giả Xá Lợi Phất và Tôn giả A Nan có còn không mẹ?
Đáp: - Các Tôn giả hãy còn đây con ạ!
Cả nhà họ thấy cậu bé biết nói ngay, ai cũng ồn ào hỏi nhau, nghi nghi hoặc hoặc, chắt môi chắt miệng cho là quái gở? Rồi ông bố cậu đi hỏi Phật; tới chốn Phật, làm lễ xong, quỳ xuống bạch Phật rằng:
- Kính lạy đức Thế Tôn! Con mới sanh được đứa cháu trai biết nói ngay, không hiểu hay dở thế nào? Kính xin Ngài chỉ giáo cho chúng con được đoạn lòng nghi hoặc ấy?
Phật dạy: - Nhà ngươi có phúc đấy, đứa trẻ này có tướng tốt đẹp, sau sẽ làm cho gia đình được tôn vinh trên cõi nhân, cõi thiên nhiều lắm! Không nên hoài nghi làm chi, ngươi cứ an tâm, nuôi nó cho cẩn thận là hơn.
Theo lời Phật dạy ông rất vui mừng! Ông trở về, nó lại nói với ông ấy rằng:
- Thưa cha! Con rất muốn thỉnh Phật và chư Tăng tới nhà cúng dàng, vậy xin cha mẹ vì con sửa soạn giường tòa cho đẹp trang nghiêm, để ấn định ngày thỉnh.
Đứa trẻ nói: - Thưa cha! Các vật dụng về sự cúng dàng, cha không phải sắm chi hết, cha sai người quét dọn và bao sái nhà cửa cho sạch sẽ, bày bàn ghế tòa ngồi, giường chiếu cho trang nghiêm, bát đĩa cho trong sạch, mâm bàn dụng cụ về bữa ăn cứ sắp đặt sẵn, còn về món ăn con đã có đầy đủ. Hiện nay bà thân mẫu con hãy còn ở nước Ba La Nại, xin mời lại đây cho con, và bày cho con ba tòa cao đẹp.
Người cha nghe con nói lấy làm vui vẻ lắm! Ông sai người cỡi voi đi đón bà mẹ ở nước Ba La Nại về, trong nhà bày tòa trải chiếu trang nghiêm mâm bàn, bát đĩa, cốc chén bày trên sồi có thứ tự, bày xong các món ngon lạ, bao thứ ăn uống tự nhiên đầy đủ. Bày ba tòa cao đẹp, tòa thứ nhất để cúng Phật, tòa thứ nhì để bà mẹ ở nước Ba La Nại ngồi, tòa thứ ba để bà mẹ hiện tại ngồi, các việc được chu đáo ổn định rồi, người cha thân đi mời Phật, tới nơi lễ Phật và bạch rằng:
- Kính lạy đức Thế Tôn! Chúng con cả gia đình thành kính sửa soạn trai nghi, đúng giờ ngọ ngày mai, xin kính thỉnh Thế Tôn và các hàng Tăng Chúng tới nhà thụ trai và tác phước cho chúng con được ân triêm công đức.
Phật dạy: - Quý hóa! Có lòng cầu thỉnh ta sẽ nhận tâm thành ấy cho.
Ông vui vẻ ra về, ngày mai đúng giờ ngọ Phật và Tăng chúng đến đông đủ, thăng tòa ngồi yên tĩnh, ông ta và hai bà mẹ cậu bé ra lễ Phật, thỉnh Phật và chư Tăng thọ trai. Phật dùng trai xong thăng tòa thuyết pháp được thấm nhuần đức hóa của Phật, cả nhà đều chứng sơ quả, vui mừng tạ lễ lui ra.
Cậu bé nay sau lớn tuổi, cũng xin đi xuất gia tu đạo, cậu rất chăm chỉ tu hành không bao lâu đã chứng được quả A La Hán.
Thấy việc như vậy, tôi (A Nan) quỳ xuống bạch Phật rằng: - Kính lạy đức Thế Tôn! Cậu bé này vì duyên gì, được sinh vào nhà giàu có, tôn sang? Và biết nói ngay? Hơn nữa lại được đắc đạo quả? Kính xin Ngài chỉ giáo để chúng con được rõ!
Phật dạy: - Này A Nan! Cậu bé này, tiền thân ở nước Ba La Nại là con một ông Trưởng giả, sau khi cha chết, gia nghiệp bị suy tàn, ngày một nghèo thiếu. Tuy được gặp Phật tại thế, nhưng không có gì để cúng dàng vì thế nên anh ta lúc nào cũng buồn. Sau tự đi làm mướn được một năm, anh xin chủ một lạng vàng. Người chủ thấy anh xin vàng bèn hỏi:
- Anh lấy vàng để cưới vợ hay sao?
Đáp: - Thưa không!
Hỏi: - Anh lấy vàng làm gì?
Đáp: - Thưa! Để mua các món ăn, dâng Phật và các vị thánh Tăng.
Ông chủ nói: - Nếu anh muốn thỉnh Phật và chư Tăng, thì ta cũng ưng lắm! Ta sẽ làm những cỗ bàn, và ta đi mời Phật về nhà ta cho anh cúng, có ngại chi việc đó.
Đáp: - Dạ quý hóa lắm! Nếu ông bà có lòng vì tôi như vậy, thì phúc đức vô lượng vô biên!
Ông chủ sai người sắm lễ vật, sửa soạn trai nghi, trịnh trọng, rồi sai người đi thỉnh Phật và các vị thánh Tăng để cúng dàng.
Nói tới đây Phật lại nhắc lại cho tôi hay rằng:
- Này A Nan! Người nghèo đi làm mướn thuở đó, chính là cậu bé này, vì có lòng cúng Phật và Tăng một bữa cơm, sau khi chết được sinh làm con ông Trưởng giả, cũng nhân phúc đó nay đắc quả A La Hán, từ đây sẽ được cõi người, cõi trời cúng dàng.
Khi Phật nói xong câu chuyện này, tất cả mọi người trong đại hội ai ai cũng vui vẻ, tin kính sự cúng dàng được phúc vô lượng vô biên, thảy đều lễ Phật mà lui.


www.tangthuphathoc.net
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15/7/13
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Vâng đúng vậy, và Sư Huệ Quang viết củng không sai.

Thời Đức Phật tại thế cách đây hơn 2.500 năm. Thời ấy, Phật cùng Tăng Đoàn đi khuất thực chỉ dùng đủ cho một bửa trưa, nhận thực phẫm đã nấu chín hoặc dùng ngay được không phải nấu, nếu thiếu thì chịu nhịn, thừa thì bỏ đi, mà bỏ thì củng bỏ nơi thanh tịnh như dòng suối, dòng sông..., về mặc thì mặc Y phấn tảo có nghĩa là vải thừa lấy ở nghĩa địa chôn xác, về ngủ thì dưới gốc cây, tàn cây, hoặc hốc núi.

Thời nay là thời đại vật chất, kim tiền, đụng vào cái gì củng là "tiền", tiền ăn, tiền mặc, tiền ở, tiền đi, tiền đứng.... nên Cúng Dường tiền, Cúng Phật ... tiền, Cùng Chùa .. tiền, ...
tiền, tiền và tiền.
Có bài nói lối như vầy:
Tiền là Tiên là Phật,
Là sức bật tuổi trẽ.
Là sức khỏe tuổi già.
Là cái đà danh vọng
Là cái lọng che thân.
Là cán cân công lý.
Ôi Tiền là Quý
...
Quỳ là tiến.


Vì vậy, không thể nào trách Tăng Ni xài tiền, cấm Tăng Ni có tiền, và bảo Phật tử đừng cúng tiền Tăng Ni. Nếu theo truyền thống Nguyên Thủy thì thử hỏi các vị Tăng Ni Nguyên Thủy có được Phật Tử cúng dường tiền không? Và có nhận không? Nếu nhận thì xài vào việc gì? (đừng nói là đem chổ nào thanh tịnh để đổ bỏ !?!)

Sẳn đây dự đóan tương lai 500 năm nửa, sẻ không còn xài tiền mà xài thẻ (monneycard). Lúc đó Cúng dường chỉ cần chess card qua mạng. Mỗi Sư có một thẻ, mỗi Tăng Ni có một thẻ, lúc đó thật là "Bình Đẳng", không có Thầy nào giàu Thầy nào nghèo vì ... đố ai biết được . Mấy Thầy tụng đám sẻ không cần tới nhà Tang chủ nửa, chỉ cần bật mạng lên là hình Thầy Tụng y áo sẳn sàng, chuông mỏ đầy đủ .

Ôi thật là vui, thật là lạ.

Tương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Vâng đúng vậy, và Sư Huệ Quang viết củng không sai.

Thời Đức Phật tại thế cách đây hơn 2.500 năm. Thời ấy, Phật cùng Tăng Đoàn đi khuất thực chỉ dùng đủ cho một bửa trưa, nhận thực phẫm đã nấu chín hoặc dùng ngay được không phải nấu, nếu thiếu thì chịu nhịn, thừa thì bỏ đi, mà bỏ thì củng bỏ nơi thanh tịnh như dòng suối, dòng sông...,

Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.

Chào đạo hữu Quay lại !

Chư Tăng Ni khi đi khất thực ("đi bát") chỉ nhận vừa đủ cho bửa cúng Ngọ, khi thấy đã đủ các vị ấy đậy nắp bát, cất vào túi bát, rồi thong thả quay lại. Đã nhận thì phải ăn cho hết, dẫu thức ăn không ngon, không vừa miệng, quá mặn hay quá cay, thường thì không bao giờ dư thức ăn, ngoại trừ hôm đó Sư bị bệnh đột xuất không thể ăn được thì nhờ Thị giả, Sa di Tập Sự ăn dùm tuyệt đối không được đổ bỏ.

Kính !
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/9/13
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43

Có người tạo sản nghiệp bằng những nghề chân chính, nhưng cũng có người tạo nên bởi những nghề không chân chính như lừa đảo cờ bạc, lợi dụng sức khổ cực của người khác, hay tranh giành cướp đoạt dối trá, v.v… để làm giàu một cách phi pháp bất chính. Nếu sự tìm cầu tạo dựng của cải không quang minh chính đại, mà chỉ là của bất nhân bất chính do sự làm bất hợp pháp mang lại, thì sự cúng dường bằng của cải nầy cũng không được coi là trọng mà là thấp hèn, vô ích, phước đức như gió thoảng qua.

Tiền của mang ra làm việc thiện như Cúng Dường, Bố Thí, Chuẩn Tế phải là tiền của do công khó nhọc của chính mình, làm việc một cách hợp pháp, hợp lý, mới được kể là trọng.


Kính chú Quay lại !

Hoàng Mai đồng tình với phát biểu này của chú, H/m nhớ có nghe, khi Phật tử "sớt bát"_ tức là dâng thức ăn _ hoặc "tứ sự" cho quý Sư :

"Của này vốn của thiện lương,
Chúng con tạo sắm bằng phương pháp lành.
.........................................................."


Chư Tăng Ni chỉ nhận sản phẫm sản vật (thức ăn, thuốc uống, ........) kiếm được "bằng phương pháp lành"

Nếu chư Tăng Ni biết được những thức cúng dường Tam Bảo này do ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp, bóc lột sức lao động của người khác, kinh doanh bất hợp pháp (như buôn bán sì-ke, ma túy, ......), mại dâm, kinh doanh cờ bạc (có gian lận và không gian lận), ghi số đề, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác (nói chung là mọi hành vi rửa tiền) thì TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC NHẬN.

Kính !
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15/7/13
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính chú Quay lại !

Hoàng Mai đồng tình với phát biểu này của chú, H/m nhớ có nghe, khi Phật tử "sớt bát"_ tức là dâng thức ăn _ hoặc "tứ sự" cho quý Sư :

"Của này vốn của thiện lương,
Chúng con tạo sắm bằng phương pháp lành.
.........................................................."


Chư Tăng Ni chỉ nhận sản phẫm sản vật (thức ăn, thuốc uống, ........) kiếm được "bằng phương pháp lành"

Nếu chư Tăng Ni biết được những thức cúng dường Tam Bảo này do ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp, bóc lột sức lao động của người khác, kinh doanh bất hợp pháp (như buôn bán sì-ke, ma túy, ......), mại dâm, kinh doanh cờ bạc (có gian lận và không gian lận), ghi số đề, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác (nói chung là mọi hành vi rửa tiền) thì TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC NHẬN.

Kính !

Kính Hoàng Mai!
Chư Tăng, Ni đều nhận hết vì, như Hệ phái Khất Sỉ thì cúng dường là nhận, đâu có tìm hiểu xem thí chủ bằng cách nào, chơn pháp hay phi pháp, làm có của cải để mà cúng dường, nhưng nhận rồi thì hồi hướng cho thí chủ cùng tất cả chúng sanh bỏ ác làm lành, phát tâm Bồ Đề viên thành Phật Đạo, riêng hệ phái Bắc Tông thì có khác đôi chút, khi Phật Tử cúng dường trực tiếp cho Tăng, Ni thì Chư Tăng, Ni sẻ cùng trò chuyện, nếu là người lạ lần đầu tiếp xúc, nhằm cho biết tiền của bằng cách nào mà có, chơn pháp hay phi pháp, nếu là của phi pháp lừa đảo, trộm cướp, cho vay nặng lải,..., thì Chư Tăng Ni sẻ "Pháp Thí" một thời, khuyên dừng chuyện phi pháp, cúng dường của đây như là sám hối thấy lổi củ, không phạm nửa.
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5/8/12
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính Hoàng Mai!
Chư Tăng, Ni đều nhận hết vì, như Hệ phái Khất Sỉ thì cúng dường là nhận, đâu có tìm hiểu xem thí chủ bằng cách nào, chơn pháp hay phi pháp, làm có của cải để mà cúng dường, nhưng nhận rồi thì hồi hướng cho thí chủ cùng tất cả chúng sanh bỏ ác làm lành, phát tâm Bồ Đề viên thành Phật Đạo,

......
......

Vâng, thưa chú Quay lại !

Ngày nay Hệ Phái Khất Sĩ đa số không còn giữ nghiêm Giới Luật Phật, điều răn của Tổ Sư Minh Đăng Quang nữa.

Theo đúng luật của Tổ Sư, tất cả chư Tăng Ni tuyệt đối không được cầm tiền bạc. Nếu ai có muốn cúng dường tiền cho Giáo Hội thì có những Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ tiếp nhận ghi sổ và bảo quản, đối cùng không có vị cư sĩ nào ở đó thì một vị Tập Sự Sa Di (mặc đồ đà, chưa thọ giới Tỳ Kheo) sẽ được giao nhiệm vụ cầm tiền.

Chư Tăng Ni chỉ có tu học Phật pháp, ngồi Thiền và giảng Kinh dạy đạo, ngày nay chư Tăng Ni có thể cầm cuốc trồng cây (cuốc nhằm trùng dế), chặt cây (phá chỗ ở của thọ thần), lái xe Honda, xe Ô tô, ......

Tiền bạc thì đa số chư Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ ngày nay rất hoan hỉ cầm và cám ơn rối rít, mà không quan tâm đến "của này" có phải là "của thiện lương" hay không !

Đây là SỰ BIẾN TƯỚNG của đa số Tăng Ni trong Hệ Phái Khất sĩ, một phần vì hoàn cảnh, một phần vì còn rất ít những vị THỰC TÂM CẦU GIẢI THOÁT.

Ai tai !
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/10/13
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Vâng, thưa chú Quay lại !

Ngày nay Hệ Phái Khất Sĩ đa số không còn giữ nghiêm Giới Luật Phật, điều răn của Tổ Sư Minh Đăng Quang nữa.

Theo đúng luật của Tổ Sư, tất cả chư Tăng Ni tuyệt đối không được cầm tiền bạc. Nếu ai có muốn cúng dường tiền cho Giáo Hội thì có những Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ tiếp nhận ghi sổ và bảo quản, đối cùng không có vị cư sĩ nào ở đó thì một vị Tập Sự Sa Di (mặc đồ đà, chưa thọ giới Tỳ Kheo) sẽ được giao nhiệm vụ cầm tiền.

Chư Tăng Ni chỉ có tu học Phật pháp, ngồi Thiền và giảng Kinh dạy đạo, ngày nay chư Tăng Ni có thể cầm cuốc trồng cây (cuốc nhằm trùng dế), chặt cây (phá chỗ ở của thọ thần), lái xe Honda, xe Ô tô, ......

Tiền bạc thì đa số chư Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ ngày nay rất hoan hỉ cầm và cám ơn rối rít, mà không quan tâm đến "của này" có phải là "của thiện lương" hay không !

Đây là SỰ BIẾN TƯỚNG của đa số Tăng Ni trong Hệ Phái Khất sĩ, một phần vì hoàn cảnh, một phần vì còn rất ít những vị THỰC TÂM CẦU GIẢI THOÁT.

Ai tai !

Kính anh Ngọc Tuấn , Kính quý Thầy Cô và các anh chị đạo hữu !

Thanh Trúc đọc thấy bài này của Thầy Thích Trí Viên nhắc nhở Chư Tăng Ni về "của thiện lương" , xin copy nguyên văn để quý hữu thưởng lãm :




Hạt cơm thí chủ

Tác giả: Thích Trí Viên
Bài kệ hạt cơm:

<?xml:namespace prefix = o /><o:p></o:p>
Thí chủ nhứt lạp mễ,<o:p></o:p>
Trọng như núi Tu Di,<o:p></o:p>
Thực hậu bất tu đạo<o:p></o:p>
Bì mao đới giác hoàn.”

<o:p></o:p>
Dịch nghĩa:

<o:p></o:p>
Một hạt cơm thí chủ<o:p></o:p>
Nặng như núi Tu Di<o:p></o:p>
Ăn xong không tu học<o:p></o:p>
Đền trả qua mang lông đội sừng.

<o:p></o:p>
Bài kệ nầy nhằm khuyên nhắc người xuất gia khi nhận sự hiến cúng của thí chủ. Một hạt cơm sao trọng lượng như núi Tu Di ?

<o:p></o:p>
Đức Phật nói về hạt cơm:

<o:p></o:p>
Khi Đức Phật còn tại thế, trong Tăng đoàn của Ngài xảy ra một chuyện liên hệ đến hạt cơm.<o:p></o:p>
Chuyện kể rằng, sau khi khất thực về, thọ trai xong, Đức Phật bảo ngài A Nan: “Con đem y của Thầy xuống sông Hằng (Ấn Độ) giặt”. A <?xml:namespace prefix = st1 /><st1:place w:st="on">Nan</st1:place> vâng lệnh.<o:p></o:p>
Lúc đầu, một mình A Nan giặt, nhưng nhúng mãi y không thấm nước, cứ nổi trên mặt nước, dù đã dùng toàn sức của mình. Ngài A Nan ngạc nhiên tự nghĩ: vài lần giặt y đâu thấy có vậy! Ngài A Nan phải nhờ thêm 3 vị Tăng nữa. Thế là 1 chiếc y bình thường mà 4 người giặt cũng không được. Qua một lúc, bốn người bàn luận, ngài A Nan chính thức vào trình Đức Phật. Ngài A Nan bạch Đức Phật: “Bạch Thầy, con mang y Thầy xuống sông giặt nhưng không nhúng chìm, không thấm nước, chưa giặt được. Vì sao, bạch Thầy?”
<o:p></o:p>
Người đệ tử xuất gia, mỗi khi làm việc gì đều trình Thầy chỉ dạy. Do vậy, y giặt không được cũng trình Thầy. Đây là phép của người xuất gia nhằm xây dựng tình cảm tương quan trong nếp sống giữa Thầy trò rất đặc biệt, cũng nhằm xây dựng người đệ tử luôn hướng về Thầy với ý niệm kính mến, hộ niệm mỗi khi làm việc gì dù lớn hoặc nhỏ. Vì vậy, người thế gian thường nhắc: “Không Thầy đố mày làm nên”, trong ý nghĩa xây dựng chứ không phải xem nhẹ khả năng mỗi người “hậu sanh khả úy”.<o:p></o:p>
Trong nguyên tắc sống của người xuất gia có hướng dẫn: “Sau khi người đệ tử thọ Cụ túc giới phải sống gần Thầy từ 3 - 5 năm là ít. Nhờ sống gần Thầy, người đệ tử sẽ vững chãi trước khi bước vào đời, dễ tỏa sáng công việc - có lúc, người đệ tử có học vị, có kiến thức, nhưng thiếu khả năng. Vì vậy, yếu tố căn bản của mỗi người học trò là: Đạo lực, thân giáo, kiến thức Phật học, thế học và sự trợ lực của Thầy, của chư Tăng thì đi vào đời không bị “rớt cánh, xước da” như con chim bay vấp phải cành cây. Người xuất gia nên nhớ, chúng ta đi vào cuộc đời là 1 chiến sĩ ra trận. Người chiến sĩ ra trận, nếu sơ hở một khoảnh khắc sẽ bị quân địch cướp mạng. Người xuất gia vào đời, sơ hở một lời nói, một oai nghi, một ánh mắt, một nụ cười... sẽ là mảnh đất tốt mọi tham dục phát sinh, là nguyên nhân mọi phiền toái, oan nghiệp nảy mầm. Chúng ta đọc mẫu chuyện trong Kinh Thủy Sám đã ý thức điều này. Do lòng tham nảy sinh mà gây oan báo với nhau qua bao đời kiếp! Cho nên, tình cảm thiêng liêng giữa Thầy và trò của người xuất gia rất đặc biệt và gắn bó, để hộ niệm cho nhau khi vào đời. Người xuất gia đã phát nguyện: “Thế độ nhứt thiết nhân” thì vào đời là thực hành nguyện hạnh Bồ Tát, cần thiết đối với tinh thần lợi tha mà Đức Phật đã dạy: “Này các Tỳ kheo, các thầy hãy đi khắp mọi nơi vì lợi ích chư Thiên và loài người”.
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Chúng ta trở lại câu chuyện hạt cơm:<o:p></o:p>
Qua lời thưa thỉnh của A Nan: Vì sao con nhúng y của Thầy mà y không thấm nước?<o:p></o:p>
Đức Phật bảo ngài A Nan: “Con vào liêu (nơi nghỉ của chư Tăng) xem lại từng mỗi bình bát. Có lẽ bình bát nào đó cơm còn dính nơi thành bình bát. Ngài A Nan đi một vòng kiểm tra thì bình bát La Hầu La còn dính cơm. A <st1:place w:st="on">Nan</st1:place> đến trình lại Đức Phật. Đức Phật dạy: “Con lấy 4 hạt cơm còn lại nơi bình bát La Hầu La, đem đặt 4 góc của y Thầy (y Đức Phật) thì y sẽ thấm nước, giặt được.<o:p></o:p>
Ngài A Nan làm theo lời dạy của Đức Phật, thì y chìm, thấm nước. Giặt xong y, ngài A Nan vào bạch Đức Phật: “Vì sao vậy?”<o:p></o:p>
Đức Phật dạy:<o:p></o:p>
“Một hạt cơm thí chủ<o:p></o:p>
Nặng như núi Tu Di.”<o:p></o:p>
Nếu các con không lo tu học, kiếp sau phải đền trả.<o:p></o:p>
Năm xưa, nghe quý Thầy giáo thọ kể chuyện nầy, tôi cứ thắc mắc mãi: Một hạt cơm mà chi phối xấu cả đời người sao? Bây giờ nghĩ đến là sợ!<o:p></o:p>
Tuy là một hạt cơm, nhưng chứa đựng bao công sức, bao thời gian, bao đức tin của người thí chủ hiến cúng. Tốn bao nhiêu công sức và thời gian mới thành hạt cơm. Hạt cơm chứa đựng bao tình thương và lòng ngưỡng mộ hướng về Tam Bảo của thí chủ. Nếu người xuất gia thọ hưởng của thí chủ mà không lo bổn phận phù hợp với “Đệ tam nhiêu ích hữu tình giới” thì quy luật đền trả là lẽ công bằng. Cho nên, một hạt cơm là biểu hiện bốn việc cúng dường của đàn na thí chủ hướng đến Tam Bảo.<o:p></o:p>
Giữa người xuất gia và tại gia có bổn phận tương quan với nhau theo lời Đức Phật dạy. Người xuất gia xây dựng tinh thần cho người tại gia thì người tại gia giúp đỡ, hiến cúng vật chất đúng pháp (4 sự cúng dường) cho người xuất gia vẫn là sự cân bằng trong cuộc sống. Thực hiện đúng pháp như vậy đạo nghiệp mỗi ngày sẽ xương minh, 2 giới đều lợi lạc trong tinh thần “Tam luân không tịch”.<o:p></o:p>
Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu năm nay, PL. 2552, tôi kể lại câu chuyện trên cũng trong tinh thần báo đáp phần nhỏ Bốn ân nặng. Chúng ta đồng nguyện với nhau sẽ là những người con Phật, là bạn đồng hành cùng chung một lý tưởng quan tâm hiếu đễ và trợ lực cho nhau hướng về Giải thoát.

www.kyvientrungnghia.com
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15/7/13
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Kính anh Ngọc Tuấn , Kính quý Thầy Cô và các anh chị đạo hữu !

Thanh Trúc đọc thấy bài này của Thầy Thích Trí Viên nhắc nhở Chư Tăng Ni về "của thiện lương" , xin copy nguyên văn để quý hữu thưởng lãm :




Hạt cơm thí chủ

Tác giả: Thích Trí Viên
Bài kệ hạt cơm:

<?xml:namespace prefix = o /><o:p></o:p>
Thí chủ nhứt lạp mễ,<o:p></o:p>
Trọng như núi Tu Di,<o:p></o:p>
Thực hậu bất tu đạo<o:p></o:p>
Bì mao đới giác hoàn.”

<o:p></o:p>
Dịch nghĩa:

<o:p></o:p>
Một hạt cơm thí chủ<o:p></o:p>
Nặng như núi Tu Di<o:p></o:p>
Ăn xong không tu học<o:p></o:p>
Đền trả qua mang lông đội sừng.

<o:p></o:p>
Bài kệ nầy nhằm khuyên nhắc người xuất gia khi nhận sự hiến cúng của thí chủ. Một hạt cơm sao trọng lượng như núi Tu Di ?

<o:p></o:p>
Đức Phật nói về hạt cơm:

<o:p></o:p>
Khi Đức Phật còn tại thế, trong Tăng đoàn của Ngài xảy ra một chuyện liên hệ đến hạt cơm.<o:p></o:p>
Chuyện kể rằng, sau khi khất thực về, thọ trai xong, Đức Phật bảo ngài A Nan: “Con đem y của Thầy xuống sông Hằng (Ấn Độ) giặt”. A <?xml:namespace prefix = st1 /><st1:place w:st="on">Nan</st1:place> vâng lệnh.<o:p></o:p>
Lúc đầu, một mình A Nan giặt, nhưng nhúng mãi y không thấm nước, cứ nổi trên mặt nước, dù đã dùng toàn sức của mình. Ngài A Nan ngạc nhiên tự nghĩ: vài lần giặt y đâu thấy có vậy! Ngài A Nan phải nhờ thêm 3 vị Tăng nữa. Thế là 1 chiếc y bình thường mà 4 người giặt cũng không được. Qua một lúc, bốn người bàn luận, ngài A Nan chính thức vào trình Đức Phật. Ngài A Nan bạch Đức Phật: “Bạch Thầy, con mang y Thầy xuống sông giặt nhưng không nhúng chìm, không thấm nước, chưa giặt được. Vì sao, bạch Thầy?”
<o:p></o:p>
Người đệ tử xuất gia, mỗi khi làm việc gì đều trình Thầy chỉ dạy. Do vậy, y giặt không được cũng trình Thầy. Đây là phép của người xuất gia nhằm xây dựng tình cảm tương quan trong nếp sống giữa Thầy trò rất đặc biệt, cũng nhằm xây dựng người đệ tử luôn hướng về Thầy với ý niệm kính mến, hộ niệm mỗi khi làm việc gì dù lớn hoặc nhỏ. Vì vậy, người thế gian thường nhắc: “Không Thầy đố mày làm nên”, trong ý nghĩa xây dựng chứ không phải xem nhẹ khả năng mỗi người “hậu sanh khả úy”.<o:p></o:p>
Trong nguyên tắc sống của người xuất gia có hướng dẫn: “Sau khi người đệ tử thọ Cụ túc giới phải sống gần Thầy từ 3 - 5 năm là ít. Nhờ sống gần Thầy, người đệ tử sẽ vững chãi trước khi bước vào đời, dễ tỏa sáng công việc - có lúc, người đệ tử có học vị, có kiến thức, nhưng thiếu khả năng. Vì vậy, yếu tố căn bản của mỗi người học trò là: Đạo lực, thân giáo, kiến thức Phật học, thế học và sự trợ lực của Thầy, của chư Tăng thì đi vào đời không bị “rớt cánh, xước da” như con chim bay vấp phải cành cây. Người xuất gia nên nhớ, chúng ta đi vào cuộc đời là 1 chiến sĩ ra trận. Người chiến sĩ ra trận, nếu sơ hở một khoảnh khắc sẽ bị quân địch cướp mạng. Người xuất gia vào đời, sơ hở một lời nói, một oai nghi, một ánh mắt, một nụ cười... sẽ là mảnh đất tốt mọi tham dục phát sinh, là nguyên nhân mọi phiền toái, oan nghiệp nảy mầm. Chúng ta đọc mẫu chuyện trong Kinh Thủy Sám đã ý thức điều này. Do lòng tham nảy sinh mà gây oan báo với nhau qua bao đời kiếp! Cho nên, tình cảm thiêng liêng giữa Thầy và trò của người xuất gia rất đặc biệt và gắn bó, để hộ niệm cho nhau khi vào đời. Người xuất gia đã phát nguyện: “Thế độ nhứt thiết nhân” thì vào đời là thực hành nguyện hạnh Bồ Tát, cần thiết đối với tinh thần lợi tha mà Đức Phật đã dạy: “Này các Tỳ kheo, các thầy hãy đi khắp mọi nơi vì lợi ích chư Thiên và loài người”.
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Chúng ta trở lại câu chuyện hạt cơm:<o:p></o:p>
Qua lời thưa thỉnh của A Nan: Vì sao con nhúng y của Thầy mà y không thấm nước?<o:p></o:p>
Đức Phật bảo ngài A Nan: “Con vào liêu (nơi nghỉ của chư Tăng) xem lại từng mỗi bình bát. Có lẽ bình bát nào đó cơm còn dính nơi thành bình bát. Ngài A Nan đi một vòng kiểm tra thì bình bát La Hầu La còn dính cơm. A <st1:place w:st="on">Nan</st1:place> đến trình lại Đức Phật. Đức Phật dạy: “Con lấy 4 hạt cơm còn lại nơi bình bát La Hầu La, đem đặt 4 góc của y Thầy (y Đức Phật) thì y sẽ thấm nước, giặt được.<o:p></o:p>
Ngài A Nan làm theo lời dạy của Đức Phật, thì y chìm, thấm nước. Giặt xong y, ngài A Nan vào bạch Đức Phật: “Vì sao vậy?”<o:p></o:p>
Đức Phật dạy:<o:p></o:p>
“Một hạt cơm thí chủ<o:p></o:p>
Nặng như núi Tu Di.”<o:p></o:p>
Nếu các con không lo tu học, kiếp sau phải đền trả.<o:p></o:p>
Năm xưa, nghe quý Thầy giáo thọ kể chuyện nầy, tôi cứ thắc mắc mãi: Một hạt cơm mà chi phối xấu cả đời người sao? Bây giờ nghĩ đến là sợ!<o:p></o:p>
Tuy là một hạt cơm, nhưng chứa đựng bao công sức, bao thời gian, bao đức tin của người thí chủ hiến cúng. Tốn bao nhiêu công sức và thời gian mới thành hạt cơm. Hạt cơm chứa đựng bao tình thương và lòng ngưỡng mộ hướng về Tam Bảo của thí chủ. Nếu người xuất gia thọ hưởng của thí chủ mà không lo bổn phận phù hợp với “Đệ tam nhiêu ích hữu tình giới” thì quy luật đền trả là lẽ công bằng. Cho nên, một hạt cơm là biểu hiện bốn việc cúng dường của đàn na thí chủ hướng đến Tam Bảo.<o:p></o:p>
Giữa người xuất gia và tại gia có bổn phận tương quan với nhau theo lời Đức Phật dạy. Người xuất gia xây dựng tinh thần cho người tại gia thì người tại gia giúp đỡ, hiến cúng vật chất đúng pháp (4 sự cúng dường) cho người xuất gia vẫn là sự cân bằng trong cuộc sống. Thực hiện đúng pháp như vậy đạo nghiệp mỗi ngày sẽ xương minh, 2 giới đều lợi lạc trong tinh thần “Tam luân không tịch”.<o:p></o:p>
Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu năm nay, PL. 2552, tôi kể lại câu chuyện trên cũng trong tinh thần báo đáp phần nhỏ Bốn ân nặng. Chúng ta đồng nguyện với nhau sẽ là những người con Phật, là bạn đồng hành cùng chung một lý tưởng quan tâm hiếu đễ và trợ lực cho nhau hướng về Giải thoát.

www.kyvientrungnghia.com
Thưa Quý vị!
Nói là Diển Đàn Phật Pháp chứ thật sự là Diễn Đàn "Of" Phật tử tại gia vì:
_Phật Tử tại gia nhiều gút mắc cần được chia sẻ kinh nghiệm tu học lẫn học tu, học hành, học giới luật, học uy nghiêm và nhất là Phật Tử tại gia thích bày tỏ, thích chứng minh sở học, sở tu, sở hành của mình.
_Quý Tăng, Ni thì không biết hay chưa biết có Thầy sát bênh để hỏi, cái gì Thầy chưa thể trả lời thì giới thiệu Thầy "khác" trả lời hộ. Tuyệt đối, không tán gẩu, tán phiếm và nhất là không nói chuyện người, không đem chuyện người "làm gương soi cho mình" trên điển đàn, như vậy phân tâm, loạn tâm. Nếu có câu hỏi nào nhắm được thì cũng phải trả lời sao cho mình và mọi người đều lợi lạc.

Vì vậy, loạt bài này, Tăng Ni và tiền bạc, chúng ta nên giới hạn trong phạm vi Phật Tử tại gia_Cư sỉ, cái chúng ta cần bàn là "Mình sở hửu tiền bạc, nên hay không nên, Cúng dường (cho_Bố Thí) tiền bạc cho Tăng Ni hay không?".

Sẳn đây, có ai hiểu xin giải thích giùm:

1/ Người xuất gia đã phát nguyện: “Thế độ nhứt thiết nhân” ? nghĩa là gì ?

2/ Nếu người xuất gia thọ hưởng của thí chủ mà không lo bổn phận phù hợp với “Đệ tam nhiêu ích hữu tình giới” thì quy luật đền trả là lẽ công bằng.? Câu này nghĩa là gì? Nghĩa của câu “Đệ tam nhiêu ích hữu tình giới” ?

3/Tứ sự cúng dường? nghĩa là gì ?
Đây là chuyên mục "Thảo luận Phật Pháp Phổ Thông", nên xin được hỏi.

Kính.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113

.......
Sẳn đây, có ai hiểu xin giải thích giùm:

1/ Người xuất gia đã phát nguyện: “Thế độ nhứt thiết nhân” ? nghĩa là gì ?

2/ Nếu người xuất gia thọ hưởng của thí chủ mà không lo bổn phận phù hợp với “Đệ tam nhiêu ích hữu tình giới” thì quy luật đền trả là lẽ công bằng.? Câu này nghĩa là gì? Nghĩa của câu “Đệ tam nhiêu ích hữu tình giới” ?

3/Tứ sự cúng dường? nghĩa là gì ?
Đây là chuyên mục "Thảo luận Phật Pháp Phổ Thông", nên xin được hỏi.

Kính.

Kính chú Quay lại !

Hoatihon xin được phép trả bài :


1. _ Người xuất gia đã phát nguyện: “Thế độ nhứt thiết nhân” nghĩa là gì ?

Thưa, theo hoatihon chỉ có Đại Thừa Phật Giáo là hành giả phải phát tâm độ hết chúng sanh, trong mỗi thời tụng kinh đều có lặp lại những lời nguyện này :


  1. Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ—Tức là Nguyện giải thoát _ cứu độ hết thảy chúng sinh
  2. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn —Tức là Nguyện đoạn tuyệt với vô vàn _ tất cả phiền não
  3. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học —Tức là Nguyện tu học hết thảy pháp môn Phật pháp.
  4. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành —Tức là Nguyện tu mãi cho đến rốt ráo thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (chớ không dừng đứng khi chỉ mới vừa chứng Quả A La Hán).
Lại nữa sau khi tụng kinh xong bao giờ Chư Tăng Ni hay Phật tử cũng đều tụng Hồi hướng :

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.



"Thế độ nhất thiết nhân" đồng nghĩa với "tận độ chúng sanh".


Tuy nhiên phát nguyện chỉ là phát tâm, là lời hứa "sau này sẽ kiên trì việc độ sinh", chớ không nhất thiết vị tu sĩ mới (tân tu) phải độ sinh (độ mình còn chưa xong kia mà !)


2. _ “Đệ tam nhiêu ích hữu tình giới” ?

[FONT=&quot]_ Giới pháp có ba loại : Một là giới pháp tại gia gồm có: năm giới, tám giới. Hai là giới pháp xuất gia gồm có: mười giới, hai trăm năm mươi giới. Ba là giới pháp chung cho hàng xuất gia và tại gia, đó là Bồ Tát tam tụ tịnh giới.[/FONT]

[FONT=&quot]Tụ thứ nhấtNhiếp luật nghi giới, đó là giữ tất cả Giới Luật mà Phật đã ban cho, đồng nghĩa không làm các điều ác.[/FONT]

[FONT=&quot]Tụ thứ haiNhiếp thiện pháp giới. Nghĩa là tu tập các pháp môn mà Phật và các Thầy Tổ dạy, cũng chính là phụng hành các điều thiện.[/FONT]

[FONT=&quot]Tụ thứ baNhiêu ích hữu tình giới. Nghĩa là phát khởi tâm từ, bi, hỷ và xả để làm lợi ích cứu độ cho hết thảy chúng sanh, cho đến không còn có một chúng sanh nào nữa mới thôi.[/FONT]

[FONT=&quot]"Đệ Tam" nghĩa là "Tụ thứ ba" đó ![/FONT]



3._"Tứ sự cúng dường" nghĩa là gì ?


Theo luật nghi thì một vị Tu sĩ chuyên tu không có thời gian tự lo cái ăn, cái mặc, cái ở, cái bệnh cho mình, 4 việc này phải nhờ quý Phật tử.

Kính các trưởng bối, nếu con có nói sai, xin được nghe chỉ dạy lại.

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên