Hắc phong

Thế nào là Thiền ?.

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Cô Hắc Phong thân mến! Vậy theo cô nghĩ thế nào là Thiền ? Có phải thiền là những hành động và lời nói cao siêu sau khi đã chứng ngộ, trong những bài của các vị thiền sư ngộ đạo như "công án", "thoại đầu" hay trong những bài "Chứng đạo ca" của thiền sư Huyền Giác!
Đạo là công việc ngày thường
Thiền là những lúc trong lòng ta yên
Mơ màng chi chuyện đảo điên
Trên mây những tưởng lập nên lầu đài.


Kính bác Tuấn Tú !
Trước tiên, H/p có một vài câu hỏi :

Một đứa la lớn:

- Anh em ơi! Ra đây coi nè! Hai con cò tha một con rùa! A ha! Vui quá!

Bọn trẻ đồng thanh la ầm lên, một thằng lớn nhất trong bọn hét lên:

- A ha! Thật giống hai thằng mổng dắt một anh thầy bói! A ha! Thầy bói! Thầy bói!

Không dằn được tức giận, rùa định bụng trả lời: "Mặc kệ chúng tao, mắc mớ gì chúng mày. Đồ nhãi con!" Nhưng tội nghiệp thay, vừa mới mở miệng, rùa ta đã rơi xuống và tan thân vì đụng nhằm tảng đá.

Đức Phật dạy: "Ở đời biết bao nhiêu người vì không giữ được cái miệng, nói không đúng thời mà phải mang họa như trường hợp con rùa trên đây. Vậy phải nên giữ gìn cái miệng".

Chép một đoạn trong bài "Họa Tùng Khẩu Xuất" của quyển sách "Những Câu Chuyện Thiện Ác, do Thích Tâm Thuận sưu tập, trang 9-15" nói về cái chết của con rùa...
........
....

Kính.
Theo bác câu chuyện này Phật dạy chúng ta điều gì ?
Có Thiền ý gì trong câu chuyện trên hay không ?
Nếu có xin bác và mod Chiếu Thanh minh giải.

(vì hình như Mod Chiếu Thanh mắt kém, nên kể từ nay H/p sẽ dùng cở chữ lớn _ size 4)


Kính !


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu phân tích về phương diện Giáo Lý Phổ Thông thì những câu chuyện trên là đúng lời Phật dạy "chánh niệm" trong Thân, Khẩu, Ý. Nhưng nó đâu có liên quan đến câu hỏi của tôi "Thế nào là Thiền?'. Tôi đã tạm hình dung qua hai câu đầu của bài thơ ở trên. Muốn rõ hơn, mời cô Hắc Phong đọc một đoạn trích dẫn trong cuốn sách "Nẻo Vào Thiền Học", phần "Thắp Sáng Hiện Hữu" của thiền sư Nhất Hạnh, trang19-22, để hiểu thế nào là Thiền?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ðạo Thiền không thể đạt tới bằng trí năng, bằng sự nghiên cứu giả định, phân tích và tổng hợp. Người học Thiền phải <B>dùng trọn bản thân mình</B> làm dụng cụ khảo cứu - trí năng chỉ là một phần của bản thân mình và là phần có thể dắt dẫn bản thân mình tách lìa khỏi thực tại của sự sống, vốn là đối tượng của chính thiền học, cho nên tập Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu không phải là một phương tiện chuẩn bị lý thuyết cho người hành giả đi vào con đường thiền học: nó đưa ngay người hành giả vào con đường Thiền học.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở thiền viện, người hành giả làm đủ mọi việc: gánh nước, bổ củi, quét nhà, nấu cơm, trồng rau... Cố nhiên người hành giả được chỉ dẫn ngồi thiền, tức tĩnh tọa, tập trung tâm ý và tham thiền. Tuy nhiên, trong lúc gánh nước hay nấu cơm, người hành giả cũng tập an trú trong chánh niệm, và như thế cũng là Thiền. Gánh nước không phải chỉ là để có nước dùng nấu ăn và tắm giặt. <B>Gánh nước tức là Thiền</B>. Nếu không biết thực hành thiền trong khi gánh nước, thì ở trong tu viện Thiền cũng vô ích. Cuốn Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu đưa người hành giả vào ngay trong thế giới Thiền, dù cho bên ngoài người ta thấy người hành giả vẫn làm những việc như những người khác cùng làm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi người hành giả tập <B>thắp sáng hiện hữu</B> của mình như thế thì vị thiền sư im lặng quan sát y. Người hành giả có thể có cảm tưởng là mình không được chú ý, nhưng thực ra, mọi cử chỉ, mọi lời nói của y đều không lọt ra khỏi cặp mắt quan sát của vị thiền sư. Người hành giả có <B>an trú trong chánh niệm</B> hay không, điều đó vị thiền sư phải biết. Ví dụ y vô ý đóng cánh cửa sầm một cái, điều đó chứng tỏ y không chủ động được cử chỉ của mình. Thường thường vị thiền sư gọi y lại, và dặn y đóng cửa cho nhẹ nhàng. Ðó không phải là chỉ để tôn trọng sự im lặng trong tu viện; đó còn là một sự cảnh cáo: <B>y đã không nhiếp tâm vào chánh niệm trong lúc đóng cửa</B>, và như thế là thiếu "uy nghi" và "tế hạnh". Sách nói có tới ba nghìn uy nghi và tám vạn tế hạnh mà người hành giả cần phải giữ gìn. Uy nghi và tế hạnh là những phong thái và động tác phù hợp với Thiền. <B>Lời nói, động tác và tư tưởng phù hợp với tác phong thiền thì được gọi là có thiền vị</B>. Khi một người hành giả bị quở là làm và nói những điều không có thiền vị, tức là người hành giả ấy không nhiếp tâm được trong chánh niệm. <B>Có thiền vị tức là có tỉnh thức. Mỗi người hãy tự đánh thức mình dậy trong cuộc sống. Ðó là Thiền</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Cám ơn bác Tuấn Tú !

Theo Hắc phong, viết như bác mới là "Thảo luận Thiền Tông", chuyện đúng hay sai chưa nói tới, vì chúng ta vẫn còn là người học Phật, thì dĩ nhiên hãy còn nhiều "ngây thơ vụng dại".
Chớ còn những câu chuyện lẻ tẻ mục đích dạy về Giới Hạnh thì thuộc về chuyên mục khác trong Phật học phải không ?

Xin bác vui lòng chia sẻ thêm :

_ Thế nào là Thiền Đốn giáo ?
_ Thế nào là Thiền Tiệm giáo ?
_ Vì sao lại "đẻ" ra chuyện ĐỐN hay TIỆM ? Chư Tổ xưa "quá rảnh" nên vẻ chuyện ra chăng ? Hay là vì muốn lập riêng Tông phái để mình làm Tổ sư ?
_ Liệu Thiền Đốn Giáo có phải là Chánh Pháp Phật hay không ?

Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Cám ơn bác Tuấn Tú !

Theo Hắc phong, viết như bác mới là "Thảo luận Thiền Tông", chuyện đúng hay sai chưa nói tới, vì chúng ta vẫn còn là người học Phật, thì dĩ nhiên hãy còn nhiều "ngây thơ vụng dại".
Chớ còn những câu chuyện lẻ tẻ mục đích dạy về Giới Hạnh thì thuộc về chuyên mục khác trong Phật học phải không ?

Xin bác vui lòng chia sẻ thêm :

_ Thế nào là Thiền Đốn giáo ?
_ Thế nào là Thiền Tiệm giáo ?
_ Vì sao lại "đẻ" ra chuyện ĐỐN hay TIỆM ? Chư Tổ xưa "quá rảnh" nên vẻ chuyện ra chăng ? Hay là vì muốn lập riêng Tông phái để mình làm Tổ sư ?
_ Liệu Thiền Đốn Giáo có phải là Chánh Pháp Phật hay không ?

Kính !
Biết thế nào cũng bị khảo, nên cố gắng tạm thời trả lời, có thiếu sót, đúng sai là do học Phật chưa rành, xin quý vị cao minh vào bổ sung thêm.

- Thiền Ðốn giáo là pháp tu hành thành công tức khắc (liền thấy tánh), như Lục Tổ Huệ Năng.

- Thiền Tiệm giáo là pháp tu hành thành công từng bực (từ thấp lên cao) như thiền sư Thần Tú.

Phật pháp chỉ có một gọi là Bất nhị pháp môn. Bởi căn tánh chúng sanh mê ngộ chẳng đồng, có người ngộ mau, người ngộ chậm, nhưng ngộ chưa phải là xong, còn phải tiến tu thêm nữa mới đến quả vị giải thoát thành Phật. Ðốn hay Tiệm đều là chánh pháp, là phương tiện của Phật dạy...
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính bác Tuấn Tú !
1. Theo bác, Tổ Sư Thiền là Đốn hay Tiệm ?
2. Theo bác, Thiền *** là Đốn hay Tiệm ?
3. Theo bác, thiền quán hơi thở là Đốn hay Tiệm ?
4. Với chúng ta thì pháp môn nào thích hợp hơn ?
Xin bác chỉ dạy.
Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Kính bác Tuấn Tú !
1. Theo bác, Tổ Sư Thiền là Đốn hay Tiệm ?
2. Theo bác, Thiền *** là Đốn hay Tiệm ?
3. Theo bác, thiền quán hơi thở là Đốn hay Tiệm ?
4. Với chúng ta thì pháp môn nào thích hợp hơn ?
Xin bác chỉ dạy.
Kính !
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hoatihon thân,
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đã đọc bài và đã "cám ơn" tức là hiểu nghĩa lý Phật pháp không hai, do chỗ căn cơ chẳng đồng nên có mê ngộ chậm mau mà khởi phương tiện diệu dụng đưa người đến giải thoát tri kiến, mà còn hỏi pháp nào là Đốn, Tiệm và bày ra những pháp tu của Tiểu Thừa (Nguyên Thủy), Đại Thừa (Phát triển)... Tôi không phải là giảng sư thông suốt kinh điển, nên không dám nói chỗ này hơn chỗ kia, vì e sẽ có người vào bắt bẻ rồi sanh ra cãi vả lòng vòng chẳng tới đâu hết. Mà lạ thiệt những bài nào có tranh cãi là người ta châu đầu vào đọc bằng thích...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như tôi đã nói do chỗ mê ngộ chậm mau mà có đốn tiệm, chứ chánh pháp thì không có đốn tiệm. Lục Tổ đã từng nói: "Pháp vốn không đốn, tiệm. Mê ngộ có chậm mau...". Tất cả đều chỉ bày phương pháp để thấy tâm chơn như của mình vốn có (tức là kiến tánh).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cũng như có hai người cùng đi lên Saigon, một kẻ đi thuyền, một người đi xe. Người đi thuyền chậm hơn vì gặp nhiều duyên thuận nghịch như nước ngược, nước xuôi, đỗ nhiều bến để rước khách, nên đến Saigòn hơi chậm. Người đi xe tuy có nhanh hơn cũng gặp nhiều duyên thuận nghịch, như ghé bến rước khách, đổ xăng thay nhớt v.v... Như vậy hai người này kẻ trước người sau đều tới Saigon như nhau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật thuyết pháp là do căn cơ từng người mà chỉ bày phương tiện. Tự xem lại căn tánh của mình thích hợp với pháp tu, rồi theo đó trường kỳ huân tu nay không ngộ thì mai ngộ... Đại thừa nói đốn ngộ, nhưng họ cũng có ngộ từng giai đoạn do kinh nghiệm tu học nhiều đời tích tũy mà ra...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thôi nhé, tới đây tạm ngừng, nhường lời cho những vị khác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào bác Tuấn Tú

Thiền là những gì không nói ra,còn nói ra thì không còn là thiền,đó chỉ còn là phương tiện mà thôi
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chào minhđinh,
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tưởng làm ông thần giữ miễu rồi ngồi an hưởng của cúng dường, mà quên độ chúng sanh (hi, hi!). Lúc chưa làm Mod thì thảo luận hăng hái lắm, cùng kết bè với vovi tung hoành một cõi riêng biệt, khiến mọi người khâm phục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đúng vậy, tất cả chỉ là phương tiện mà thôi. Nhưng khi đã vào rồi (ngộ) thì không có chỗ để nói nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúc vui!
</span></span>
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chào minhđinh,
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tưởng làm ông thần giữ miễu rồi ngồi an hưởng của cúng dường, mà quên độ chúng sanh (hi, hi!). Lúc chưa làm Mod thì thảo luận hăng hái lắm, cùng kết bè với vovi tung hoành một cõi riêng biệt, khiến mọi người khâm phục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đúng vậy, tất cả chỉ là phương tiện mà thôi. Nhưng khi đã vào rồi (ngộ) thì không có chỗ để nói nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúc vui!
</span></span>

Bác Tuấn Tú

Thực ra gần Tết công việc bận lu bù nên tôi chẳng còn tâm trí nào để tu tập và ngồi thảo luận với bạn Vovi nữa.Ra tết thì có lẽ do ăn bánh trưng nhiều quá:icon_winkgrin2: nên tâm trí không còn thanh tịnh nên không muốn viết bài nữa,chỉ vào đọc ké mọi người thôi ạ.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Nhàn quá nhỉ!

Ngộ tánh Phật an cư lạc nghiệp
Mê tâm phàm hoại kiếp khổ thân
Phàm là ngụy, Phật là chân
Người nên học Phật chớ nên học phàm.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Quý Thầy, Quý Sư Cô, Huynh, Tỷ.
Nhân câu hỏi "Thế nào là Thiền?", CT xin góp vài ý. Xin lắng nghe tất cả lời chỉ dạy.
CT có học được câu:
Thiền là, Ngoài lìa tướng, Trong không động.
Đơn giản như vậy, mà học cả đời hành chẳng xong! Thật ra Thiền chẳng có đốn hay tiệm, chỉ có Đốn Tiệm từ tâm thức mà thôi.
Về lý trong hành thiền, thật ra muôn hình vạn trạng, từ "a" có thể nói dến "z" để rồi "z" quay lại "a' " và nói đến " z' " rồi " a'' " đến " z'' " .... ....v.v..
Chỉ im lặng mới tỏ tường, thông suốt mà thôi.

Như câu chuyện bầy khỉ, thì bầy khỉ có trước hay núi bọt có trước?
Tâm thức do si mê có trước hay thân ngũ uẩn có trước.
Nếu tâm thức có trước là theo chủ nghĩa duy tâm.
Nếu Thân ngũ uẩn có trước thì theo chủ nghỉa duy vật biện chứng.
Đạo Phật là Đạo giải thoát, giải thoát cả hai chủ nghĩa, đó mới thật là Đạo Phật.

Nhưng đạo Phật , là Đạo "trụ" cả hai chủ nghĩa; trụ mà chẳng chấp lấy chũ nghĩa nào cả. Đấy tương đồng với ý nghĩa "Thiền" CT vừa nói, Ngoài lìa tướng, trong không động.

CT chơi máy tiệm, nên không có thời gian nhiều.

Kính

 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Kính Quý Thầy, Quý Sư Cô, Huynh, Tỷ.
Nhân câu hỏi "Thế nào là Thiền?", CT xin góp vài ý. Xin lắng nghe tất cả lời chỉ dạy.
CT có học được câu:
Thiền là, Ngoài lìa tướng, Trong không động.
Đơn giản như vậy, mà học cả đời hành chẳng xong! Thật ra Thiền chẳng có đốn hay tiệm, chỉ có Đốn Tiệm từ tâm thức mà thôi.
Về lý trong hành thiền, thật ra muôn hình vạn trạng, từ "a" có thể nói dến "z" để rồi "z" quay lại "a' " và nói đến " z' " rồi " a'' " đến " z'' " .... ....v.v..
Chỉ im lặng mới tỏ tường, thông suốt mà thôi.

Như câu chuyện bầy khỉ, thì bầy khỉ có trước hay núi bọt có trước?
Tâm thức do si mê có trước hay thân ngũ uẩn có trước.
Nếu tâm thức có trước là theo chủ nghĩa duy tâm.
Nếu Thân ngũ uẩn có trước thì theo chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Đạo Phật là Đạo giải thoát, giải thoát cả hai chủ nghĩa, đó mới thật là Đạo Phật.

Nhưng đạo Phật , là Đạo "trụ" cả hai chủ nghĩa; trụ mà chẳng chấp lấy chủ nghĩa nào cả. Đấy tương đồng với ý nghĩa "Thiền" CT vừa nói, Ngoài lìa tướng, trong không động.

CT chơi máy tiệm, nên không có thời gian nhiều.

Kính
Chơi máy tiệm, không có thì giờ chắc tu và ngộ cũng lâu hỉ! Còn chơi máy nhà là đốn, có thì giờ nên tu và ngộ nhanh hơn hỉ!
icon7.png


Đùa tí cho vui!
 

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/12
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Tưởng làm ông thần giữ miễu rồi ngồi an hưởng của cúng dường, mà quên độ chúng sanh (hi, hi!). Lúc chưa làm Mod thì thảo luận hăng hái lắm, cùng kết bè với vovi tung hoành một cõi riêng biệt, khiến mọi người khâm phục.
Tuantu có tâm phân biệt ghê nhỉ! Tuantu không cùng bè với VOVI sao?
Người nên học Phật chớ nên học phàm.
Phật thì chẳng thể học vì Phật không nói được(Nhưng khi đã vào rồi (ngộ) thì không có chỗ để nói nữa.)
Có học thì chỉ có thể học Phàm thôi đúng không TuanTu?

Thiền là, Ngoài lìa tướng, Trong không động.
Đơn giản như vậy, mà học cả đời hành chẳng xong!
Chào ĐH CHieuThanh trong kinh Viên Giác có giảng:
Thiền = CHỉ + Quán tu song hành cùng lúc.
và có 25 phương pháp để tu tập
có người tu: chỉ > Quán > Thiền
Có người tu: Quán > Chỉ > thiền
Có người tu: Thiền > Chỉ > Quuán,...
Chúc đạo hữu tìm ra phương pháp cho riêng mình!
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11/5/11
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
chào bạn vovi.Thiền là danh chỉ trạng thái hành giả sống cùng bản tâm vô sanh,không nhiểm ô.Thiền không có pháp để tu,để chứng vì chân tâm không giảm cũng không tăng.Nhưng vì chúng sanh vẫn còn vọng tâm sinh khởi nên tạm mượn các pháp chỉ,quán,quan sát hơi thở,tham công án,thoại đầu...để chặn vọng tâm lại như người đang bệnh phải uống thuốc.Bệnh hết thuốc dừng,pháp buông.Vậy làm sao
biết mình hết bệnh?Nếu đối cảnh bạn vô tâm,ý niệm về tham sân si không khởi,bạn đang sống thiền.Lúc đó căn đối trần xuất hiện diệu dụng.Vài lời thô thiển trau đổi với bạn.Thân.
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22/2/13
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Cùng nhau thảo luận .
Thế nào là thiền là ý nói chữ thiền sẽ hiểu theo nghĩa nào , với người mới học thiền thì gọi là ngồi thiền , với người ngồi thiền mà đạt được thành tựu ban đầu ( sơ thiền , nhị thiền , tam thiền , tứ thiền ) thì gọi là tham thiền , với người đã đạt được giác ngộ như các vị Tổ Sư Thiền như Ngài Đạt Ma Tổ Sư thì gọi là hành thiền .
Ngồi thiền là thế nào là ngồi im lặng , lắng lòng lại , để cho cái sự duy nghĩ của mình từ từ dừng lại , đạt được trạng thái tịch mịch không còn nghe thấy gì bên ngoài thân .
Tham thiền là thế nào là người đã vượt qua mức độ ngồi thiền mà thâm nhập vào cái siêu nhiên của nội tâm con người , sự thâm nhập ấy từ thấp đến cao mà chia ra có sơ thiền (hơi thở không còn , gọi là ly sanh hỷ lạc ) nhị thiền (tim mạch ngừng đập , gọi là định sanh hỷ lạc) , tam thiền ( cái thấy cái biết cũng không còn , gọi là ly hỷ diệu lạc) , tứ thiền ( tất cả những ý niệm đều dứt , gọi là xả niệm thanh tịnh) . nếu mà người nào có căn tánh cao siêu hơn thì sẽ chứng được quả vô lậu của Phật pháp thành bậc A la Hán , ngoài đạo vì không học Phật pháp nên không chứng được quả này , nhưng mà ngoại đạo cũng tham thiền đạt tới xả niệm thanh tịnh .
Hành thiền là thế nào là người mà Tâm và niệm đều hòa làm một , những việc làm thường ngày đều bình thường nhưng lời nói khi nói ra là phi thường , là giác ngộ cho chúng sanh cùng giác ngộ như mình , để giữ cho Phật Pháp Tăng không bị đoạn diệt .
Theo chỗ hiểu của mình là như vậy , xin các bạn cho ý kiến cùng thảo luận .
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Tuantu có tâm phân biệt ghê nhỉ! Tuantu không cùng bè với VOVI sao?

Phật thì chẳng thể học vì Phật không nói được(Nhưng khi đã vào rồi (ngộ) thì không có chỗ để nói nữa.)
Có học thì chỉ có thể học Phàm thôi đúng không TuanTu?

Phật không nói được nhưng ngộ được. Bạn muốn học Phàm thì tùy theo trình độ của bạn vậy.

Những nói của tôi đều chỉ vào tôi chứ nào có phân biệt đúng sai, đó là do chính bạn viết ra.
 

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9/12/12
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Phật không nói được nhưng ngộ được.
Đúng vậy chỉ có thể học Phàm để ngộ Phật thôi TuanTu a! Tuấntu mà bỏ Phàm thì lấy gì để học?
Những nói của tôi đều chỉ vào tôi chứ nào có phân biệt đúng sai, đó là do chính bạn viết ra.
Không hiểu TuanTu viết gì!
chào bạn vovi... Nếu đối cảnh bạn vô tâm,ý niệm về tham sân si không khởi,bạn đang sống thiền.Lúc đó căn đối trần xuất hiện diệu dụng.Vài lời thô thiển trau đổi với bạn.Thân.
VOVI sửa Lời nói của KinhVua như thế đã đúng chưa? Bạn KinhVua!
Như vậy đã giống chỉ quán song tu chưa bạn KinhVua?
 

kingvua

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
11/5/11
Bài viết
51
Điểm tương tác
16
Điểm
8
VOVI sửa Lời nói của KinhVua như thế đã đúng chưa? Bạn KinhVua!
Như vậy đã giống chỉ quán song tu chưa bạn KinhVua?
Ngộ nếu do học thì có sanh diệt.Cái đó không sanh diệt chỉ là trở về ,hồi quang phản chiếu,sẽ tự nhận.Điều quan trọng phải thấy tâm bệnh của mình.Thấy như vậy con đường rộng mở.Chúc bạn tinh tấn.Thân.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113

Ngộ nếu do học thì có sanh diệt.Cái đó không sanh diệt chỉ là trở về ,hồi quang phản chiếu,sẽ tự nhận.Điều quan trọng phải thấy tâm bệnh của mình.Thấy như vậy con đường rộng mở.Chúc bạn tinh tấn.Thân.​

Kính thưa Quý Thầy, Quý Sư Cô ... tham gia diển đàn.
Thưa các Huynh Tỷ Thiện Hửu Tri Thức.
Vừa rồi, CT thắc mắc về chử nghĩa, "hồi quang phản chiếu" và chử "Phản quan tự kỷ". Vào Google đánh cả hai chử, thật may cho CT, có bài viết trên GNO cũa HT. Thích Thanh Từ. Nhưng lời giới thiệu sao mà rắm rối, mời Quý Thầy Quý Sư Cô, cùng Huynh tỷ Thiện Hửu tri thức xem qua lời giới thiệu, như vậy đã ổn chưa.

Lời giới thiệu đã viết:
Ai còn quên mình thì khoan dùng, dùng rất nguy hiểm. Tăng Ni cần phải nắm thật vững, hiểu cho tường tận như thế, để trong sự tu ứng dụng đúng, đạt kết quả tốt, không bị lầm lẫn đáng tiếc.
Dưới đây là toàn bài:
GNO đã viết:
Trong nhà thiền có hai câu được xem như châm ngôn của hành giả tu thiền, đó là “Hồi quang phản chiếu” và “Phản quan tự kỷ”. Hai câu này là một hay khác? Nếu là một thì nói một câu đủ rồi, dùng chi tới hai câu. Nếu khác thì khác chỗ nào? Có khi ta nghe nói “Hồi quang phản chiếu”, có khi nghe nói “Phản quan tự kỷ”, câu nào cũng dạy xoay lại mình hết, tại sao có hai cách gọi khác nhau?
Trước hết tôi nói về “Hồi quang phản chiếu”. Chữ “hồi” là quay lại, “quang” là ánh sáng, “phản” là trở lại, “chiếu” là soi sáng. “Hồi quang phản chiếu” tức là quay ánh sáng trở lại, soi rọi chính mình. Soi thế nào? Nhiều người không hiểu, tưởng ngồi nhìn chăm chăm thấu tim gan ruột phổi, đó là phản chiếu. Hiểu như vậy là sai lầm. Tôi sẽ dẫn kinh để nói rõ hơn về điều này.

Trong kinh Lăng nghiêm, khi Đức Phật đưa tay lên hỏi ngài A-nan thấy không, ngài A-nan trả lời thấy. Rồi Phật để tay xuống hỏi ngài A-nan thấy không, ngài A-nan trả lời không thấy. Ngay đó Phật liền quở Ngài là quên mình theo vật. Tất cả chúng ta từ người trí thức cho tới kẻ bình dân, suốt ngày ai cũng phóng sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đuổi theo sáu trần bên ngoài, luôn luôn phân tích, chia chẻ, tìm hiểu. Cứ thấy hình sắc thì phân tích đẹp xấu, nghe âm thanh cũng phân tích tiếng hay dở v.v… Đối diện với tất cả cảnh giới bên ngoài, đều đem hết khả năng soi sáng của mình phân tích, chia chẻ sự vật. Càng phân tích, chia chẻ nhiều chừng nào thì càng quên mình nhiều chừng ấy.

Do đó mắt vừa thấy hình tướng thì nói thấy, khi hình tướng mất đi nói không thấy. Đó là chúng ta phóng ánh sáng của mình đuổi theo vật, hay nói cách khác là phóng quang chiếu ngoại. Phóng quang này không phải phóng quang của chư Phật, mà đem cái tri giác hiểu biết của mình phóng ra ngoài để phân tích, chia chẻ sự vật. Vì vậy khi có sự vật thì tưởng như có mình, khi mất sự vật tưởng như mất mình. Đó là một mê lầm rất đáng thương.

Phật quở ngài A-nan quên mình theo vật là vì thế. Cánh tay là vật ở ngoài, còn cái hay thấy tức là ánh sáng của chính mình. Khi có cánh tay Ngài nói thấy, khi không có cánh tay Ngài nói không thấy. Như vậy nhớ mình hay nhớ vật? Rõ ràng là nhớ vật mà quên mình. Đúng ra khi thấy cánh tay nên nói thấy có cánh tay, khi tay để xuống nên nói thấy không có cánh tay. Tay khi có khi không, cái thấy luôn luôn sẵn có. Nếu tay để xuống nói không thấy như vậy thành mù sao?

Chúng ta mê muội chỉ nhớ vật ở ngoài, không nhớ cái hay thấy của mình. Chính cái hay thấy mới là mình, còn vật ở ngoài chỉ là ngoại cảnh. Quên mình theo vật, đó là chỗ tất cả chúng ta đang mắc phải. Mắt thấy sắc chỉ nhớ cảnh nhớ người mà không nhớ có cái hay thấy. Chúng ta tu hành thường vướng hai chứng bệnh rất nặng, rất sâu kín, đó là quên mình và mắc kẹt ngoại cảnh. Vì vậy các thiền sư thường dạy nơi sáu căn phải luôn gìn giữ đừng cho dính mắc sáu trần. Dính mắc tức là chạy theo, mà chạy theo tức là quên mình. Đó là gốc của sự tu.

Trong sáu căn dễ nhận dễ thấy nhất là mắt và tai, nên các thiền sư dùng nhiều thủ thuật để chỉ hai tánh thấy và nghe đó. Hoặc đưa phất tử, hoặc đưa cành hoa v.v… để nhắc nơi chúng ta có cái hay thấy. Nếu ngay hình ảnh đó, ta nhớ được mình có cái hay thấy là nhớ được tâm chân thật rồi.

Hình ảnh Phật đưa cành hoa sen lên, ngài Ca-diếp mỉm cười, đó là sự cảm thông của hai thầy trò, Tôn giả đã lãnh hội được điều Đức Phật muốn chỉ. Thấy cành hoa không lệ thuộc vào cành hoa, mà biết được mình có cái hay thấy. Khi Phật đưa mắt nhìn khắp đại chúng, tới Ca-diếp Ngài cười. Đó là đệ tử hiểu được ý Phật, nhìn cảnh mà chẳng quên mình, hay nói cách khác là nương nơi cảnh mà thấy mình. Vì vậy trong nhà thiền có câu "kiến sắc minh tâm". Nghĩa là thấy hình sắc bên ngoài mà sáng được tâm của mình.
Tâm mình ở đâu? Lâu nay nhiều người cứ cho tâm là cái suy nghĩ lăng xăng lộn xộn hằng ngày, không ngờ cái hay thấy hay biết mới là tâm mình. Tâm đó không có lăng xăng lộn xộn. Thấy được cành hoa là chỉ cho "kiến sắc", nhận ra mình có cái hay thấy, hay biết hằng hữu không thiếu vắng là "minh tâm". Rõ được tâm mình thì không chạy theo vật. Nếu chỉ biết cành hoa bên ngoài, có thì nói thấy, không có thì nói không thấy, đó là quên mình theo vật. Quên mình theo vật là mê, nhớ mình không theo vật là giác.

Như vậy thì hồi quang phản chiếu nghĩa là soi ánh sáng trở lại mình. Thay vì trước kia ta phóng ánh sáng ấy theo sáu trần, bây giờ dừng lại, nhớ ánh sáng đó hiện hữu nơi sáu căn của mình, không theo sáu trần nữa. Đó là trọng tâm các thiền sư dạy cho chúng ta. Người được thấy như mù nghe như điếc, dù ngồi giữa chợ cũng như ngồi thiền. Chúng ta nhiều khi ngồi thiền tại thiền đường mà ai nói gì cũng lắng tai nghe. Ngồi thiền như vậy cũng giống như ngồi ngoài chợ. Các thiền sư luôn nhắc chúng ta phải hồi quang phản chiếu, quay lại nhớ mình, đừng nhớ cảnh. Đó là gốc của sự tu.

Thiền sư nhờ tu như thế nên các ngài không bận bịu, không kiềm chế, sống rất tự tại thoải mái, thấy nghe đều không dính. Nếu chúng ta tu được vậy có thích không? Rất thích. Nhưng vì mình chưa được thế nên phải có câu thứ hai, tức là “phản quan tự kỷ”. Chữ “quang” của hồi quang có “g” để chỉ ánh sáng. Chữ “quan” của phản quan không có “g” để chỉ sự xem xét quán chiếu.

“Phản quan tự kỷ” nghĩa là xem xét lại mình, quán chiếu lại mình. Hồi quang phản chiếu có tánh cách kỳ đặc dành cho bậc thượng cơ, nhất là những vị tu theo Thiền tông. Còn phản quan tự kỷ là nói tổng quát, bao trùm hết thảy giáo lý nhà Phật. Nghĩa là soi xét lại chính mình, từ thân thể cho tới nội tâm, thấy rõ thân thể, nội tâm như thế nào.

Ví dụ Phật dạy tu thiền, quán Tứ niệm xứ là pháp căn bản trong các kinh A-hàm. Quán Tứ niệm xứ là quán cái gì?

Một, quán thân bất tịnh, xem xét phân tích tường tận từng bộ phận thân này, thấy đều nhớp nhúa, đó là quán thân bất tịnh. Hai, quán thọ thị khổ, tức là tất cả cảm giác do sáu trần đến với mình, ta cảm nhận rõ ràng chúng đều vô thường, không thật có, là gốc của đau khổ. Ba, quán tâm vô thường, tức những tâm niệm của mình luôn luôn sanh diệt, không dừng, đó là quán tâm vô thường. Bốn, quán pháp vô ngã tức là quán tất cả pháp, từ tâm pháp cho tới ngoại cảnh đều do duyên hợp không có chủ.

Phật dạy vị nào cột tâm trong Tứ niệm xứ được bảy ngày không dời đổi, người đó sẽ chứng quả A-la-hán. Chẳng những bảy ngày mà ba ngày, chẳng những ba ngày mà một ngày, cột tâm trong Tứ niệm xứ không dời đổi sẽ chứng quả A-na-hàm. Chúng ta thấy tu dễ chứng quá, phải không?

Chỉ cột tâm trong Tứ niệm xứ trọn ngày không dời đổi liền chứng quả A-na-hàm. Quán như thế là phản chiếu lại mình, soi sáng lại mình, xét nét lại mình, nên pháp của các kinh A-hàm hay của Phật giáo Nguyên thủy vẫn là pháp tu “Phản quan tự kỷ”. Cho tới như không dùng Tứ niệm xứ, mà dùng Ngũ đình tâm quán thì cũng là soi xét lại mình. Đó là nói hệ thống A-hàm.

Qua hệ thống Bát-nhã, mỗi đêm chúng ta đều tụng “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Chiếu kiến ngũ uẩn của ai? Ngũ uẩn của mình. Như vậy cũng là soi sáng, xét nét lại chính mình để biết rõ năm uẩn không thật, không có thực thể, từ đó mà qua tất cả khổ nạn. Chúng ta thấy từ hệ A-hàm tiến lên hệ Bát-nhã, Phật đều dạy phản chiếu lại mình.

Đến Thiền tông tôi thường hướng dẫn quý thầy cô nhìn lại từng niệm khởi, đừng chạy theo nó, gọi là biết vọng không theo. Như thế có phải phản quan không? Nếu không xoay lại làm sao thấy niệm khởi? Rõ ràng đó là lối phản quan. Tóm lại, từ pháp tu A-hàm, pháp tu Bát-nhã, tới pháp tu Thiền tông đều dạy phản quan. Như vậy toàn bộ hệ thống tu của đạo Phật đều lấy phản quan tự kỷ làm trọng tâm.

Câu “hồi quang phản chiếu” mới nghe thấy tương tự nhưng thật ra có khác. Đây là trường hợp dành cho những bậc kỳ đặc như Tổ Lâm Tế hay Lục tổ Huệ Năng. Lục Tổ Huệ Năng khi thấy tăng ngồi thiền, ngài liền kéo lỗ tai thổi phù. Ngài Lâm Tế cũng không thích ngồi thiền, vậy các ngài tu cái gì? Các ngài luôn hồi quang phản chiếu, tức nhớ nơi sáu căn thường sáng rỡ, không phóng ra ngoài.

“Hồi quang phản chiếu” và “Phản quan tự kỷ” là nền tảng của tất cả người tu Phật chúng ta. Nếu mình làm chưa nổi trường hợp thứ nhất, thì phải theo trường hợp thứ hai, tức là phản quan tự kỷ. Chừng nào nội tâm trong sạch, yên lặng hết mới bước qua trình độ thứ nhất là hồi quang phản chiếu. Đi đứng nằm ngồi mà không dính nghiệp gì hết. Thấy như mù, nghe như điếc, đó là tự tại vô ngại.

Tăng Ni nên nhớ trường hợp hồi quang phản chiếu chỉ dành cho người nào triệt ngộ, nghĩa là đi đứng nằm ngồi không quên mình, mới dùng được. Ai còn quên mình thì khoan dùng, dùng rất nguy hiểm. Tăng Ni cần phải nắm thật vững, hiểu cho tường tận như thế, để trong sự tu ứng dụng đúng, đạt kết quả tốt, không bị lầm lẫn đáng tiếc.

Đây là ý nghĩa tôi muốn nhắc nhở nhân ngày đầu năm.

HT.Thích thượng Thanh hạ Từ.
 

Linus

Registered
Phật tử
Tham gia
9/5/13
Bài viết
6
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Giáo lý Phật giáo được ca ngợi là "thậm thâm vi diệu" nhưng cũng chẳng đến mức không thể hiểu được. Xem ra còn dễ hơn nhiều so với tích phân, đạo hàm, cấu trúc ADN ... của khoa học hiện đại. Nếu như không muốn nói là quá đơn giản, chẳng hiểu sao có cả ngàn Kinh, Luật, Luận để mà phân tích mổ sẻ cho những điều đơn giản đó.

Cái khó vốn dĩ không nằm trong kinh điển, hiểu đúng, hiểu sai ... mà nằm trong sự thực hành. Có 4 từ thôi "duy trì chánh niệm", làm thử xem sao, bỏ hết cái đống sách vở kinh điển giáo điều ngổn ngang đi, thực hành mỗi một công năng thôi "duy trì chánh niệm", 16h/ngày (nếu ngủ đủ 8 tiếng), với 365 ngày/năm ... làm được không? Hay còn nhiều vướng nơi tụng cái nọ, giải thích cái kia, cỗ bàn, lễ lạt ...

Không phải "duy trì chánh niệm" hay là thử 16 tiếng một ngày trong tâm chỉ có 6 chữ hồng danh "nam mô a di đà phật" hoặc mật chú "Ohm mani Padme hung" xem sao ... hành trì như thế tỉ mỉ từng dây phút xem sao, duy trì lâu dài xem sao ... Sau đó ngồi lại nói về kinh nghiệm, cảm nhận mình duy trì nó như thế trong 1 năm, 3 năm, 6 năm (trong núi Tuyết) hay 9 năm (trong hang động của núi Thiếu Lâm) hoặc 12 năm (trong hang động trên dãy Himalaya)... xem sao.

Có thể kết quả là chả có gì đâu, vẫn như thế thôi, có một cái tâm an nhiên, tự tại, không bị vướng chấp gì cả. Họ đã như thế, không nên hỏi họ là "tâm họ đang như thế nào?" mà phải hỏi họ "làm sao để được như họ" ấy. Họ nói cách mà họ làm rất chân thực, thì làm theo đi, đừng biện luận xem cách đó đúng hay sai, tốt hay xấu ... thuốc độc ngấm vào da, bạn sẽ chết trước khi bạn biết các nguyên nhân gây ra tai nạn đó.

Viết một lần và có lẽ không có gì để tiếp tục bàn thảo ... Dù sao Phật giáo cũng không còn gì thú vị nữa cả, nên chăng đi học Thiên chúa giáo, Hindu hay Islam...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên