Chào bạn Bình Đẳng Giác,
Câu hỏi của bạn rất hay : Thế nào là TU ?
Tu là có phải ăn chay niệm Phật hàng ngày,tu là có phải ngày ngày thực hành các thời Kinh,tu là có phải mặc áo lam lên chùa mỗi kỳ...?
Theo minh định,đơn giản chữ TU được gói gọn trong bài kệ :
Không làm các việc ác
Siêng làm các việc lành
Giữ Tâm-Ý thanh tịnh
Ấy lời chư Phật dạy.
Trong đó việc "Giữ Tâm-Ý thanh tịnh" là quan trọng nhất.Có nhiều phương pháp,nhiều pháp môn,nhiều cách để làm cho tâm-ý được thanh tịnh như Niệm Phật,Thiền,Trì Chú v...v...Riêng minh định thì chọn cách là Thiền và thực hành Bát Chánh Đạo.Minh định từ khi qui y đến nay đã 6 năm nhưng mất 3 năm đầu loay hoay không biết nên theo con đường nào.Lúc thì ngồi niệm Phật,lúc thì theo trì chú nhưng không đi đến đâu.Cho đến khi tình cờ biết được pháp Thiền Ngũ Đình Tâm Quán thì mới chuyên tâm ngồi Thiền.Trong 3 năm thực hành cũng có chút thành tựu tuy chỉ rất nhỏ do không có thời gian để thực hành nhiều.Một ngày minh định chỉ có 3 tiếng để thực hành,từ 10h đêm cho đến 1h sáng,trong đó có 1h để ngồi đọc Kinh-Sách,1h ngồi hành thiền và 1h ngồi sám hối và vận động chân tay(tập dưỡng sinh).
Qua 3 năm thực hành thì minh định nhận thấy việc "không làm các việc ác" là dễ nhất,nhưng vẫn chưa thực sự "siêng làm các việc lành",còn "giữ tâm ý thanh tịnh" thì rất khó.Trong một ngày,theo công việc mà mình phải giao tiếp,quan hệ với bên ngoài xã hội thì việc giữ tâm ý thanh tịnh quả là rất khó.Nhưng không phải là không có tiến bộ trong cách ứng xử và giao tiếp với những người khác.Nhờ thực hành Thiền mà tính cách mình cũng trầm ổn hơn,ít sân hơn và được mọi người xung quanh khen là "dạo này nó hiền khô" ... hihii
Và qua kinh nghiệm của bản thân thì minh định nghĩ trong việc tu tập,quan trọng nhất là tìm được Pháp môn hay phương pháp phù hợp với mình để mình có thể toàn tâm toàn ý thực hành,tìm hiểu và nghiên cứu.Chỉ khi ta cảm thấy khi thực hành có sự tiến bộ thì mới có niềm say mê để tìm hiểu sâu về Phật Pháp.Và theo minh định,đối với những Phật tử mới bắt đầu biết Đạo Phật thì cứ nẵm thật vững cái nền móng,cái nền tảng của giáo lý Đạo Phật.Đó chính là Tứ Diệu Đế.Mọi giáo lý,mọi lý thuyết của Đạo Phật đều bắt nguồn và được xây dựng trên nền tảng Tứ Diệu Đế.Trong Tứ Diệu Đế đã bao gồm luôn cả những gì cốt tủy nhất của Đạo Phật rồi...Càng đọc,càng nghiền ngẫm Tứ Diệu Đế thì các bạn sẽ thấy rằng trong đó bao gồm luôn cả Vô Thường,Vô Ngã,Tánh Không và thậm chí cả lý Như Huyễn trong đó.Càng đọc kỹ,càng thẩm thấu Tứ Diệu Đế bao nhiêu thì khi bạn đọc các Kinh,các giáo lý khác cao hơn thì bạn sẽ dễ tiếp thu hơn bấy nhiêu...Không phải tự nhiên mà Đức Phật thuyết pháp Tứ Diệu Đế đầu tiên,trước mọi các Pháp khác.Bởi nếu không xây được nền móng thật vững thì khi càng tu tập lên cao,càng đi sâu vào Phật Pháp thì sẽ rất dễ bị lạc lối,đi sai đường...Đạo cao một thước ma cao một trượng là vậy.Những lỗi vi tế trong Tâm của mình là khó phát hiện nhất,khó diệt trừ nhất,khó nắm bắt nhất nếu không hiểu được chữ TỪ BI của Đạo Phật.
Đó là đôi lời chia sẻ của minh định qua kinh nghiệm của bản thân mình.Chúc bạn luôn tinh tấn và an lạc.
Thân.