- Tham gia
- 17/8/14
- Bài viết
- 118
- Điểm tương tác
- 22
- Điểm
- 28
Cuộc đời cực khổ đa đoan,
Vì do 3 nghiệp dẫn đường đó thôi!
* Thật vậy, ba nghiệp( thân, miệng, ý) tuy ý nghiệp là chánh nghiệp, nhưng khẩu nghiệp( nghiệp của miệng) là dẫn nghiệp mạnh nhất. Muốn tránh được những cãi vả đáng tiếc... chúng ta cần phải tập nói thiền ngữ! Những thiền ngữ căn bản cần phải ghi nhớ là:
- Tôi thì không biết, biết thì không tôi!( thiền ngữ này sử dụng khi gặp những đối tượng ra vẻ "ta đây").
- Nói thì không đến, đến thì không nói!( thiền ngữ này sử dụng khi gặp những đối tượng nói quá nhiều).
- Cái nói được là cái sinh diệt, bản lai diện mục là cái không sinh diệt... vì thế có nói gì cũng không đến được( thiền ngữ này sử dụng khi đối tượng nói rằng: Nếu không nói làm sao dẫn dắt người khác).
* Tùy đối tượng chúng sinh... chúng ta có thể sử dụng những phương pháp thích hợp để dẫn dắt, nhưng có những trường hợp cá biệt... chúng ta phải buông bỏ, không nên miễn cưỡng! Tuyệt đối không nên sử dụng những phương pháp phản diện( nghịch hành), bởi vì ý nghiệp của chúng ta chưa hoàn toàn lọc sạch. Cần phải cảnh giác!
* Chỉ có chư Phật( 3 nghiệp hằng thanh tịnh) mới có thể thị hiện nghịch hành kết quả như ý... vì trí tuệ của chư Phật xuất hiện liên tục, cho nên vô minh không tồn tại. Chư Đại Bồ Tát vì ý nghiệp chưa hoàn toàn lọc sạch... nên chư Đại Bồ Tát vẫn còn mười thứ ma nghiệp( Kinh Hoa Nghiêm), cần phải khéo dùng những phương tiện thích hợp để vượt qua, không nên liều mạng!
Vi trần 21/8/2014
Vì do 3 nghiệp dẫn đường đó thôi!
* Thật vậy, ba nghiệp( thân, miệng, ý) tuy ý nghiệp là chánh nghiệp, nhưng khẩu nghiệp( nghiệp của miệng) là dẫn nghiệp mạnh nhất. Muốn tránh được những cãi vả đáng tiếc... chúng ta cần phải tập nói thiền ngữ! Những thiền ngữ căn bản cần phải ghi nhớ là:
- Tôi thì không biết, biết thì không tôi!( thiền ngữ này sử dụng khi gặp những đối tượng ra vẻ "ta đây").
- Nói thì không đến, đến thì không nói!( thiền ngữ này sử dụng khi gặp những đối tượng nói quá nhiều).
- Cái nói được là cái sinh diệt, bản lai diện mục là cái không sinh diệt... vì thế có nói gì cũng không đến được( thiền ngữ này sử dụng khi đối tượng nói rằng: Nếu không nói làm sao dẫn dắt người khác).
* Tùy đối tượng chúng sinh... chúng ta có thể sử dụng những phương pháp thích hợp để dẫn dắt, nhưng có những trường hợp cá biệt... chúng ta phải buông bỏ, không nên miễn cưỡng! Tuyệt đối không nên sử dụng những phương pháp phản diện( nghịch hành), bởi vì ý nghiệp của chúng ta chưa hoàn toàn lọc sạch. Cần phải cảnh giác!
* Chỉ có chư Phật( 3 nghiệp hằng thanh tịnh) mới có thể thị hiện nghịch hành kết quả như ý... vì trí tuệ của chư Phật xuất hiện liên tục, cho nên vô minh không tồn tại. Chư Đại Bồ Tát vì ý nghiệp chưa hoàn toàn lọc sạch... nên chư Đại Bồ Tát vẫn còn mười thứ ma nghiệp( Kinh Hoa Nghiêm), cần phải khéo dùng những phương tiện thích hợp để vượt qua, không nên liều mạng!
Vi trần 21/8/2014