"Thiền Lâm Bảo Huấn"

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Thiền Lâm Bảo Huấn là những lời dạy bảo quý báu của các vị Chư Tổ ! Mỗi ý tưởng , mỗi câu văn đều là những khuôn vàng thước ngọc răn dạy về cách tu tâm xử thế , đều là những kỷ cương yếu lĩnh về cách trụ trì , hoằng đạo của các bậc Thạc đức danh Tăng . Thế nên những người tu Phật có chí hướng kế vãng khai lai , truyền thừa Tổ nghiệp cần phải nỗ lực học hỏi và bắt chước theo ! ...
Viên Ngộ Thiền sư bảo Phật Giám rằng: “Sư ông chùa Bạch Vân, mỗi khi hành động cất nhắc một việc gì, cũng đều khảo xét những hành động của cổ nhân xưa. Sư ông thường nói: “Sự việc mà chẳng khảo xét của tiền nhân thì bảo đó là chẳng đúng phép”. Ta chỉ vì ghi nhiều được lời nói và đức hạnh của cổ nhân mà đạt thành được chí khí. Nhưng chẳng phải chẳng những chỉ hiếu cổ, mà lại bỏ cái hay của người đời nay chẳng đủ để bắt chước. Tiên sư thường nói: “Sư ông vì chấp cổ, nên chẳng biết thay đổi theo thời”. Sư ông nói: “Thay đổi thói cũ, biến đổi đạo thường, chính là mối đại họa của người đời nay”. Đó là điều mà ta trọn chẳng làm vậy”.
Như vậy, chỗ bắt chước cổ nhân, có nghĩa là bắt chước cái hay cái đẹp của cổ nhân để tạo thành cái hay cái đẹp cho đương thế, để mong sao cho Tổ đình hưng thịnh, cho Phật pháp xương minh. Đó chính là cái hoài bão chung của những người con Phật.

Lời tựa Sách Thiền Lâm Bảo Huấn đã viết:
Sách Bảo Huấn do hai ngài Diệu Hỷ(1) và Trúc Am(2) cùng soạn tập trong một am cỏ, khi ở chùa Vân Môn đất Giang Tây. Khoảng niên hiệu Thuần Hy(3), tôi tới chùa Vân Cư, may mắn được tặng cuốn sách này ở một vị Lão Tăng Tố Am. Rất tiếc sách này đã lâu năm, nên bị mối mọt làm rách nát, đầu sách và cuối sách không còn chu toàn. Sau đó những lời lẽ trong sách này lại thấy được ghi chép trong các Ngữ lục và Truyền ký nên tôi mới thu thập lại trong khoảng mười năm trời, được tất cả là hơn 50 thiên. Tiếp đó, tôi lại trích thêm phần Di ngữ của các ngài Dương Kỳ, Hoàng Long(4), rồi đến Ngữ lục của các lão Tăng như Phật Chiếu(5) và Giản Đường(6), rồi tự mình lại tiết giảm, tu chỉnh, chia loại mà hợp thành 300 thiên. Trong các thiên này vì chỗ lựa chọn được có trước sau mà xếp đặt ở trước ở sau, chứ không theo chỗ lần lượt xưa và nay. Đại để chỉ khiến cho người học loại bỏ được thế lực, quyền lợi, nhân ngã, để đạt tới đạo đức nhân nghĩa mà thôi. Lời văn và ý nghĩa của sách này thì dồi dào bình dị, không có những vết tích mông lung, mơ hồ, dối trá, thực đúng là cái đầu mối để giúp người vào đạo. Vì vậy, nên tôi cho đem khắc vào gỗ để lưu truyền được sâu rộng. Tất sẽ có những kẻ sĩ đồng chí nếu một khi thấy được việc làm này mà để tâm tuỳ hỷ, thì tôi dầu chết già nơi hang núi chăng nữa, nhưng cái chí nguyện của tôi cũng đã viên mãn rồi vậy.
Lời tựa Sách Thiền Lâm Bảo Huấn đã viết:

Sa Môn Tịnh Thiện đất Đông Ngô viết.
Câu 1: Minh Giáo Tung[3] Hoà Thượng nói: “Tôn chẳng gì bằng đạo, đẹp không gì đẹp bằng đức. Người có đạo đức tuy là kẻ thất phu[4] cũng không phải là cùng, kẻ không có đạo đức, tuy là đấng vương giả cũng không là thông. Bá Di, Thúc Tề[5] xưa kia là người chết đói, đời nay, nếu người ta lấy đó để so sánh thì mọi người đều mừng. Trụ, Kiệt[6], U, Lệ[7] xưa kia là đấng nhân chủ, đời nay, nếu người ta lấy đó để so sánh thì mọi người đều giận. Thế nên, người học giả chỉ lo phần đạo đức của mình không trọn vẹn, chứ đừng lo thế vị không đến với mình”.

[3] Minh Giáo Tung. Pháp tự của Động Sơn Hiểu Thông đời thứ 10 phái Thanh Nguyên cũng có tên là Phật Nhật Khế Cảo, con họ Lý đất Tô Châu, trụ trì chùa Vĩnh An, trước tác các bộ sách : “Thiền Môn Định Tổ Đồ”, “Chính Tông Kỷ” “Phụ Giáo Thiên”… Đời vua Nhân Tôn được ban tên hiệu là Minh Giáơ. [4] Thất phu. Thất phu và thất phụ chỉ vào người bình dân.

[5] Bá Di, Thúc Tề. Y vào Sử Ký Liệt truyện, Bá Di và Thúc Tề, đều là con vua nước Cô Trúc đời nhà Ân, nhường nhau làm vua, rồi bỏ nước trốn đi. Sau vua Vũ Vương đánh nhà Ân, hai người ra níu cương ngựa lại can. Vua Vũ Vương sau khi được nước, lập thành nhà Chu, hai anh em không thèm ăn gạo của nhà Chu, bỏ vào núi Thú Dương ở ẩn dật ăn rau sau bị chết đói.

[6] Trụ, Kiệt. Y vào Sử Ký thì vua Kiệt là con của Đế Phát cuối đời nhà Hạ ; Trụ là con của Đế Ất cuối đời nhà Thương, đều là hai bạo quân thời xưa.

[7] U, Lệ. Theo Sử Ký Bản Kỷ, U Vương là con của Tuyên Vương đời Chu, gọi là Niết ; Lệ Vương là con của Di Vương cũng ở đời Chu đều là những ông vua hiếu lợi ngu ngốc.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Lời bàn câu 1:

Thường ta nghe có người chê kẻ "sống vô đạo" "sống vô đạo đức" , hoặc nghe có người khen "người sống có đạo đức".

Nhưng đạo là gì, đức là gì?

Đức là đức hạnh, là làm việc suy nghĩ nói năng đều nêu gương tốt, đáng được kẻ "hậu sanh" học hỏi, được đức hạnh như vậy phải là người có đạo. Nhưng đạo gì ? Đạo gì không quan trọng miễn sao được đức hạnh như vậy là tốt rồi.
Tôi củng thường nghe nói "Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành, để đức cho con", đức ở đây là đức hiền lành, không ác tâm.
Xây cầu, bắt đường, mở lộ... là chuyện đức.
Chữa bịnh, cứu người, củng là chuyện đức.
Dạy trẻ học hành, chử nghĩa củng là chuyện đức.
Bác học phát minh ra điện, bóng đèn cho dân thắp sáng cũng là chuyện đức. Nhưng cũng những việc như vậy mà người dân ta thán rằng "Công nhân A, hoặc bác sỉ B, hoặc cô giáo thầy giáo C ... thất đức". Bác học D, nghiên cứu ra những vủ khí giết người, giết người hàng loạt là những việc làm thất đức.
A, B, C, D... vì vô đạo nên thất đức, Ngẫm lại chỉ có ĐẠO mới không thất đức.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
...
Riêng về Đạo Giác Ngộ_Giải Thoát. Đạo trên tất cả lý đạo, tất cả tư tưởng đạo và bao trùm tất cả đạo. Vì đó là Đạo Giải Thoát_Giải thoát cả cái lý của Đạo Giải Thoát, vậy mới chính là giải thoát, thật sự giải thoát.

Đức của Đạo là "làm tất cả việc thiện" mà không có làm gì hết, không làm gì hết mà tha nhân nhìn thấy đều là việc thiện.

Đức của Đạo là "không làm việc ác nào cả" vì chẳng có tâm ác, và chẳng có tâm phân biệt thiện ác, giải thoát cả hai chiều đối trị, thị phi, ta người.

Đó chính thật là "Vô Đạo nên thành Đức".

[FONT=Arial,Helvetica]2.- CHỮ HÁN: Minh Giáo viết: Thánh hiền chi học, cố phi nhất nhật nhi cụ, nhật bất túc kế chi dĩ dạ, tích chi tuế nguyệt, tự nhiên khả thành. Cố viết: Học dĩ tụ chi, vấn dĩ biện chi. Tư ngôn, học phi vấn biện vô do phát minh. Kim học giả sở chí hãn hữu phát nhất ngôn vấn biện ư nhân giả, bất tri tương hà dĩ tỳ trợ tính địa, thành nhật tân chi ích hồ. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Cửu Phong Tập. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]2.- DỊCH NGHĨA: Ngài Minh Giáo nói: Cái học của Thánh hiền, cố nhiên chẳng phải một ngày mà đủ, ngày chẳng đủ thì kế đêm, rồi chứa góp hàng tháng hàng năm tự nhiên sẽ thành tựu. Nên nói: Học để tu tập, nói để biện minh (1). Câu này có nghĩa là, nếu học mà không biện vấn thì không do đâu mà phát minh. Ðời nay ít có những người học thường nêu ra câu hỏi để vấn biện với người, như vậy không biết đem cái gì để giúp ích cho tính địa (2), trở thành cái lợi ích đổi mới mỗi ngày vậy ư! [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Cửu Phong Tập(3) . [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]CHÚ THÍCH: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica](1) Học để tu tập, hỏi để biện minh: Văn lấy ở quẻ Càn trong Kinh Dịch: "Người quân tử học để tu tập, hỏi để biện minh. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica](2) Tính địa: Viết tắt ở chữ bản tính tâm địa. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica](3) Cửu Phong Tập: Tập này của Thiều Công soạn (nhưng không phải là định thuyết). [/FONT]
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Bài thu hoạch câu 2;
Cái học của Thánh Hiền là cái học Đạo, cái học trí tuệ. Người thế gian cũng học, cũng học ngày không đũ tranh thũ học đêm, nhưng cái học của người thế tục là thế trí, càng học thì càng phân biệt, như Bác sĩ thì biết rõ vi trùng khác vi khuẩn khác vỉ rút, giáo sư thì biết hơn bác sĩ là biết tiền thân của con vi rút ... , và càng phân biệt thì càng xa đạo.
Tích chi tuế nguyệt, tự nhiên khả thành. tức là học đạo liên tục năm dài tháng rộng thì tự nhiên sẻ thành. Thành ở đây không phải là thành Bác sĩ kỷ sư hay Tiến Sĩ Giáo Sư, củng không phải thành Thánh hay thành Hiền mà thành là Thành Đạo. Tức là thành mà chẳng thành gì hết là thành Đạo. Đạo bất khả trụ, đạo bất khả đắc. Đạo bất khả đạo tức phi thường đạo. Không thành Hiền, không thành Thánh mà chính là Thánh Hiền rồi vậy.
Học dỉ tụ chi, vấn dỉ biện chi. Học là tích tụ và vấn (hỏi ) là để làm sáng tỏ cái học đó. Ngày nay, thường thì hỏi chẳng phải để làm sáng tỏ mà hỏi để bắt bí thiên hạ. Đó chính là thị phi, nhân ngã. Người học như vậy chẳng phải học đạo, mà học "đạo thị phi" "đạo nhân ngã". Đạo lý của người nầy "có thể đúng", nhưng đạo tâm không còn, đạo tâm không còn thì đạo lực héo dần đi nói gì đến đạo quả.
....

[FONT=Arial,Helvetica]4.- CHỮ HÁN: Minh Giáo viết: Phàm nhân sở vi chi ác, hữu hữu hình giả, hữu vô hình giả, Vô hình chi ác hại nhân giả dã, hữu hình chi ác sát nhân giả dã. Sát nhân chi ác tiểu, hại nhân chi ác đại. Sở dĩ du yến trung hữu chậm độc, đàm tiếu trung hữu qua mâu, đường áo trung hữu hổ báo, lân hạng trung hữu Nhung, Ðịch. Tự phi Thánh hiền tuyệt chi ư vị manh phòng chi ư lễ pháp, tắc kỳ vi hại dã, diệc bất thậm hồ. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Tây Hồ Quảng Ký.[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica] [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]4.- DỊCH NGHĨA: Ngài Minh Giáo nói: Phàm con người làm điều ác, có điều ác hữu hình, có điều ác vô hình. Phần ác vô hình là việc hại người, phần ác hữu hình là việc giết người. Cái ác giết người thì nhỏ, cái ác hại người thì lớn. Sở dĩ trong tiệc yến ẩm có chất độc của loài chim chậm (1), trong chỗ cười đùa có chứa ẩn các loài giáo mác, trong nhà sâu kín có hổ báo, trong ngõ hẻm bên có rợ Nhung, Ðịch (2). Nếu tự mình không phải là Thánh hiền, không tận diệt khi nó hãy chưa manh nha, không phòng ngừa bằng lễ, pháp (3), thời cái hại đó không thể lường được. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]Tây Hồ Quảng Ký. [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]CHÚ THÍCH: [/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica](1) Chim Chậm: Hình thù giống chim ưng lớn như chim thứu, màu tía và xanh lợt,
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica]cổ dài bảy tám tấc, là loài chim rất độc, nếu đem cánh nó khuấy lên rượu uống thì chết ngay. [/FONT]

[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica](2) Rợ Nhung, Ðịch: Ngày xưa người Trung Hoa gọi những nguời chưa khai hóa ở phương Bắc là Ðịch. [/FONT]

[FONT=Arial,Helvetica]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica](3) Lễ Pháp: Gọi tắt ở chữ lễ nghĩa, giáo pháp. [/FONT]

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Bài thu hoạch câu 4:

Đây là lời dạy của Chư Tổ dụng ý "ngăn ngừa". Việc ác, có cái ác hữu hình, có cái ác vô hình, tức là cái ác hành động thấy được và cái "ác tâm" không lường tới được. Cái ác hành động cùng tột là giết người nhưng cũng chưa bằng cái ác tâm là hại người, sống không được mà chết không xong!

Thế tục thì muôn hình vạn trạng, mình không là (chưa là) Thánh hiền, thì phải biết dè chừng những cái "ác tâm" cho mình bằng lễ pháp. Và Chư Tỗ củng răn đe mình đừng phạm vào "ác tâm vô ý" bằng cách dùng lễ pháp. Là cư sĩ, trong nhưng lúc mạn đàm cũng phải giữ đúng lễ pháp, "coi chừng" mình phạm vào ác tâm vô ý.

Trong tiệc rượu tiệc trà có mầm độc dược, trong nhà có mầm sói lang, trong hẻm có mầm giặc cướp. Tức là trong bửa tiệc nói qua nói lại rồi thì lời qua tiếng lại cuối cùng "Gươm đi giáo lại" đó chính là mầm độc dược, nói ra một câu như gươm đâm xé ruột, một lời thốt ra như giáo thộc trúng tim, bởi vậy mới nói là gươm đi giáo lại.
Trong nhà nếu không có lễ pháp thì vợ chồng, anh em hùng hỗ xâu xé lẩn nhau giống y như lũ sói lang.
Ngoài đường thì mưu tính lường gạt hơn thua từng đồng bạc khác gì giặc cướp.

Vì vậy, mình phải giử lể pháp để phòng ngừa họa.

Đối với người học đạo, dù tinh thông "pháp Không" thì càng phải giữ lễ pháp, giữ hơn cả người sơ cơ.
Còn mình cho rằng "Vạn pháp giai không" không lễ nghĩa, không pháp quy thì "có" địa ngục mỡ cửa chờ sẳn, vì có chuyện gì không dám làm, có câu gì không dám nói, có ý nghĩ nào không dám đễ nó tự do sanh.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
6.- Đại Giác Liên Hoà Thượng, lần đầu tiên du hành đến Lư Sơn[22], Viên Thông Nột Thiền Sư[23] thoạt thấy, liền đem đại khí[24] để kỳ vọng ở người. Hoặc có kẻ nói: “Ngài căn cứ vào đâu mà biết?”. Nột Thiền sư đáp : Người ấy trung chính[25] không nghiêng ngả, động tĩnh tôn nghiêm, lại thêm vào đó phần đạo học, làm việc thẳng thắn, nói ít mà lý chu. Phàm con người có tư bẩm như thế, ít có ai mà chẳng thành đại khí”.

Chú thích từ ngữ:
[22]Lư Sơn. Núi Lư Sơn ở phía Tây Bắc phủ Nam Khang Trung Quốc.
[23] Viên Thông Nột. Pháp tự của Đổng Sơn Tử Vinh Thiền Sư, trụ trì chùa Viên Thông Giang Châu.
[24] Đại khí. Đồ quí, ví cho người có tài năng hay làm được việc lớn.
[25] Trung chính. Trung nghĩa là làm đúng mức, chính là không thiên lệch.

Bài thu hoạch câu 6:
Dưới con mắt của Thiền Sư đạt đạo : Con người thỉnh thoảng có toát lên một vùng gọi là "Linh khí" xung quanh , hoặc là "thiện khí" hoặc là "ác khí" hoặc "ám khí" chỉ những người thật gian manh sân hận giận dử, hoặc là "hôn khí" chỉ những người thật hôn trầm ngu muội si mê.
Những con người thường thì lúc thiện lúc ác lúc si mê lúc gian xảo tham lam... hầm bà lằng và chỉ có "hôn khí" chiếm phần lớn. Khí này (hôn khí) tính nó trầm xuống lặng xuống bay là là dưới đất.
Người đại khí là người làm được việc lớn. Là người trung chính , không truy tầm qúa khứ không vọng tưởng tương lai, thực tại hiện tiền ngay tại đây và bây giờ chính là trung chính, "không nghiêng ngã" là không nghiêng về chuyện quá khứ củng không ngã về tương lai, nói rỏ hơn là "THỜI TRUNG VỊ CHÍNH" "THỜI VỊ TRUNG CHÍNH" Chử vị chỉ không gian và thời chỉ thời gian.
Cộng thêm vào đó là đạo học cho nên nói ít mà lý chu, chu là chu toàn. chúng ta thử ngiệm ra rằng có nhiều người nói nhiều mà thật sự rổng tếch!
Bao nhiều đấy củng chỉ cho chúng ta một bài học lớn, thật là lời dạy chốn thiền môn.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
7.- CHỮ HÁN: Nhân Tổ Hoằng Hựu sơ, khiển ngân đang tiểu sứ trì lục đề xích nhất thư, triệu Viên Thông Nột, trụ Hiếu Từ đại già lam. Nột xưng tật bất khởi. Biểu sớ Ðại Giác ứng chiếu. Hoặc viết: "Thánh Thiên Tử kỳ sùng đạo đức, ân bị tuyển thạch, sư hà cố từ". Nột viết: "Dư lạm sý Tăng luân, thị thính bất thông, hạnh an lâm hạ, phạn sơ ẩm thủy, tuy Phật Tổ hữu sở bất vi, huống kỳ tha dã?" Tiên triết hữu ngôn: "Ðại danh chi hạ, nan dĩ cửu cư". Dư bình sinh hành tri túc chi kế, bất dĩ thanh lợi tự lụy. Nhược yếm vu tâm, hà nhật nhi túc. Cố Ðông Pha thường viết: "Tri an tắc vinh, tri túc tắc phú". Tỵ danh toàn tiết, thiện thủy thiện chung, tại Viên Thông đắc chi hỹ.
Hành Thực.

7.- DỊCH NGHĨA: Năm đầu niên hiệu Hoằng Hựu thời vua Nhân Tổ (1), vua phái khiển sứ giả đem chiếu thư (2), triệu Viên Thông Nột thiền sư trụ trì Hiếu Từ đại già lam (3). Nột thiền sư cáo tật không trở dậy, phái Ðại Giác Hòa thượng tiếp nhận chiếu biểu. Có người nói: "Thánh Thiên Tử sùng chuộng đạo đức, ơn gội khắp núi rừng, ngài tại sao lại cố từ?" Nột thiền sư đáp: "Ta lạm nhập vào hàng Tăng, sự thấy nghe chưa thông suốt, may mắn được an phận ở dưới rừng, ăn rau uống nước lã, tuy là việc Phật Tổ cũng còn có chỗ làm chẳng được, huống hồ làm việc khác vậy ư". Tiên triết có nói: "Dưới chỗ đại danh (4) khó thể ở lâu được". Ta từ thuở bình sinh, thực hành kế tri túc, tự mình không bận vào đường danh lợi. Nếu đã chán trong nơi tâm thì ngày nào mà chả đủ. Nên Ðông Pha (5) thường nói: "Biết an thời vinh hiển, biết đủ thời giàu sang". Vậy nên lánh được danh thì toàn tiết, trước và sau toàn thiện; đó là những điểm sở đắc ở Viên Thông vậy.
Hành Thực.

CHÚ THÍCH:

(1) Nhân Tổ: Vua Nhân Tôn đời nhà Tống.
(2) Sứ giả đem chiếu chư: Dịch ở chữ Ngân đang tiểu sứ tri lục đề xích nhất thư. Ngân đang tiểu sứ tức là chức hoạn quan hầu cận vua. Lục đề xích nhất thư, nghĩa là tờ chiếu viết vào tấm lụa màu xanh dài một thước một tấc.
(3) Ðại già lam: Ngôi chùa kiến trúc rộng rãi quy mô, có đông Tăng chúng cư trụ.
(4) Ðại danh: Danh vọng to lớn, tên tuổi lừng lẫy.
(5) Ðông Pha: tức Tô Ðông Pha, một văn hào Trung Quốc.

Bài thu hoạch câu 7
Đây là câu có đại ý là: Người tu nên tránh xa "danh" càng xa càng tốt. Năm điều nhà Phật khuyên nên tránh xa đó là :Tài sắc danh thực thùy, tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngũ nghĩ.

Trong năm điều thì có ba là sắc, thực, thùy nhà Phật khuyên "tam thường bất túc" vì còn mang sắc thân tứ đại, đối với tiền tài thì chúng còn quan hệ với xã hội cho nên chỉ cầu có chẳng cầu dư không có càng tốt.

Nhưng còn danh thì tuyệt đối là không, "Nói không với ma túy" , danh nầy chính là ma túy, chử danh đi đôi chử vọng, vì danh chính là vọng trên thế gian và có danh thì điều tất nhiên là sanh vọng. Vướng vào danh rồi thì thân bại danh liệt đối với người thế gian., người tu thì một đời tu tập là con số không! Cẩn thận
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
8.- CHỮ HÁN: Viên Thông Nột Hòa thượng viết: Tích mệnh giả tại trượng, thất trượng tắc điên. Ðộ giả mệnh tại chu, thất chu tắc nịch. Phàm lâm hạ nhân, tự vô sở thủ, hiệp ngoại thế dĩ vi trọng giả, nhất đán thất kỳ sở hiệp, giai bất năng miễn điên nịch chi hoạn dã.
Lư Sơn Dã Lục.


8.- DỊCH NGHĨA: Viên Thông Nột Hòa thượng nói: Tính mệnh của người khoèo (1) nhờ vào gậy, mất gậy thì bị ngã. Tính mệnh của kẻ qua đò nương vào thuyền, mất thuyền thì đắm. Phàm người ở chốn tùng lâm, tự mình không duy trì lấy đạo đức ở nội tâm, lại nương cậy vào quyền thế ở bên ngoài, nhất đán cái thế đó mất đi, đều không thế tránh khỏi cái họa khuynh đảo (2).
Lư Sơn Dã Lục.

CHÚ THÍCH:

(1) Khoèo: Bị tật què cả hai chân.
(2) Khuynh đảo: Nghiêng ngửa đổ vỡ.

Bài thu hoạch câu 8
Đây có ý giống như lời Phật đã dạy :"Tự mình thắp đuốc lên mà đi".
Câu này củng giống một hồi chuông cảnh tỉnh cho nhửng người tu tập thường nương tựa vào tha lực, mà quên đi viên ngọc nơi gấu áo của chính mình.
Tổ Sư Đạt Ma đã từng chỉ :"Trực chỉ nhân tâm" và từng dạy Nhị Tổ Huệ Khả:" Đưa tâm ra đây Ta an cho" , đó là lời dạy ngoài chuyện Đốn Giáo ra còn chỉ cho chúng ta biết rằng cái tự lực trong mỗi người mới là cái quan trọng nhất cần phải nương cậy nhất và phải độ trước nhất.
Lục tổ Huệ Năng thì thốt lên sau khi được Ngũ Tổ Hoàng Nhẩn dạy Kinh Kim Cang rằng : Tự kỷ hà tri...., tự kỷ hà tri...
Huyền Giác thiền Sư viết trong Chứng Đạo ca: "Tỉ lai trần kính vị tằng ma"
Mổi mỗi vị Tổ Sư đều có chử nghĩa ngôn từ khác nhau nhựng đều có chung một điễm xuất phát đó là "tự lực, tự dụng" và ngay chổ đó "Tự thắp đuốc lên mà đi"
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83

.....
Huyền Giác thiền Sư viết trong Chứng Đạo ca: "Tỉ lai trần kính vị tằng ma"
Mổi mỗi vị Tổ Sư đều có chử nghĩa ngôn từ khác nhau nhựng đều có chung một điễm xuất phát đó là "tự lực, tự dụng" và ngay chổ đó "Tự thắp đuốc lên mà đi"
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính chú Chiếu Thanh !

Theo như Hoàng Trí thì "Tỉ lai trần kính vị tằng ma" có nghĩa là "Gương bụi xưa nay chớ hề lau chùi", nghĩa này là nghĩa "vô công dụng hạnh", nó không đồng thuận với nghĩa "Tự thắp đuốc lên mà đi".

"Tỉ lai trần kính vị tằng ma" là nghĩa TỐI THƯỢNG THỪA, còn "Tự thắp đuốc lên mà đi" là nghĩa KHUYẾN TẤN, nghĩa PHƯƠNG TIỆN.

Hai câu này nó.....hình như ngược chiều với nhau ?

Trí cạn nghĩ như thế, chú thấy có "ăn nhằm" gì hay không ?

Kính !





[/NEN]
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính chú Chiếu Thanh !

Theo như Hoàng Trí thì "Tỉ lai trần kính vị tằng ma" có nghĩa là "Gương bụi xưa nay chớ hề lau chùi", nghĩa này là nghĩa "vô công dụng hạnh", nó không đồng thuận với nghĩa "Tự thắp đuốc lên mà đi".

"Tỉ lai trần kính vị tằng ma" là nghĩa TỐI THƯỢNG THỪA, còn "Tự thắp đuốc lên mà đi" là nghĩa KHUYẾN TẤN, nghĩa PHƯƠNG TIỆN.

Hai câu này nó.....hình như ngược chiều với nhau ?

Trí cạn nghĩ như thế, chú thấy có "ăn nhằm" gì hay không ?

Kính !





[/NEN]

Kính HoangTri

Chử Hán thật tình là CT chẳng rành lắm nhưng có vẻ là Tri dịch sai ý của câu "Tỉ lai trần kính vị tằng ma". Ý của câu này là : Dụ như gương xưa nay quên mất . Và câu kế đến là :"Kim nhật phân minh tu phẩu tích" ý là :Ngày nay (tìm lại được) lau chùi cáo bẩn cho nó sáng. Câu trước là tự lực và câu sau là tự dụng.
Câu sau có chử "Tu phẩu tích" rất đúng là sưa đổi mà bớt ra chẳng phải sửa đổi cho dày thêm
Và Tối thượng thừa củng là tự thắp đuốc mà đi. Tha lực không dính dáng! Mặc dù không phải không cần tha lực.
Như câu chuyện làm cỏ, một nông dân làm cỏ gom thành đống muốn đốt cháy đống cỏ để cánh đồng sạch đẹp, ngặt là cỏ ướt và xanh, thế là phải cần cỏ khô hoặc trấu, cỏ khô và trấu tựa cho tha lực nhưng cái chính vẩn là người nông dân có chịu nhổ cỏ lên không? có chịu gom cỏ thành đống hay không? và chịu đốt hay không?


 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính huynh Chiếu Thanh !
Chữ "Vị tằng" là "chưa từng" (Ví dụ như "Vị tằng hữu" là "chưa từng có")
Chữ "ma" là "lau, chùi"
"Vị tằng ma" là "chưa từng lau chùi"

"Kim nhật phân minh tu phẩu tích" có nghĩa là
"Ngày nay (vì các ông) mà mổ xẻ phân tích ra rõ ràng".

Kính xin gửi đến huynh bản dịch của Trúc Thiên :

http://tuvien.com/to_su_thien/show.php?get=1&id=chungdaoca

Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
10.- CHỮ HÁN: Viên Thông vi Ðại Giác viết: Cổ thánh trị tâm ư vị mạnh, phòng tình ư vị loạn. Cái dự bị tắc vô hoạn. Sở dĩ trùng môn kích thác dĩ đãi bạo khách, nhi thủ chư dự dã, sự dự vi chi tắc dị, thốt vi chi cố nan. Cổ chi hiền triết hữu chung thân chi ưu nhi vô nhất triêu chi hoạn giả, thành tại vu tư.
Cửu Phong Tập.


10.- DỊCH NGHĨA: Viên Thông thiền sư bảo Ðại Giác rằng: Bậc thánh xưa kia trị tâm ở lúc chưa manh nha, ngừa tình ở lúc chưa rối loạn. Vì lẽ dự bị thời không có lo sợ. Sở dĩ làm cửa ải, điểm mõ canh (1) để ngừa bạo khách (2) mà cần phải dự bị. Vậy nên, việc gì có dự bị trước khi thực hiện thời dễ, cẩu thả thời khó. Hiền triết thời xưa kia, vì chung thân lo lắng (3) nên không có cái hoạn nạn bất ngờ. Chính thực là nghĩa ấy vậy.
Cửu Phong Tập.

CHÚ THÍCH:

(1) Làm cửa ải, điểm mõ canh: Dịch ở chữ "Trùng môn kích thác", thuộc quẻ Lôi Ðịa Dự trong kinh Dịch. Quẻ này Khôn ở dưới, Chấn ở trên. Chấn có tính động, Khôn có tính thuận, hành động mà thuận hòa nên vui vẻ, vậy mới đặt tên là quẻ Dự. Dự có nghĩa là vui vẻ sung sướng. Họ Dương nói: "Sông ngòi và đường cái thông suốt, thời kẻ bạo khách sẽ qua lại dễ dàng, nên phải có kế hoạch để đề phòng. Vậy nên cần phải dự bị trước. Nghĩa là phải làm cửa ải để ngăn họ, phải điểm mõ canh để cảnh giác họ, khiến họ không có lối tự do xâm nhập. Vì hai hào âm ở trên là tượng trưng cho "trùng môn"; một hào dương ở dưới là tượng trưng cho "kích thác"; ba hào âm ở trong là tượng trưng cho "duyệt dự". Tóm lại nghĩa là có phòng bị thì được vui vẻ.
(2) Bạo khách: Trộm cướp.
(3) Chung thân lo lắng: Chung thân ưu, thiên Ly Lâu trong sách Mạnh Tử chép: "Quân tử hữu chung thân chi ưu, vô nhất triêu chi hoạn dã". Nghĩa là người quân tử suốt đời lo lắng làm sao tiến kịp với thánh hiền, nên không có cái tai họa bất ngờ đưa lại.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Bài thu hoạch 10:
"Dự bị" là tiêu đề chính của bài này, hay là "lo xa". Lo chuyên tương lai chưa đến. Thế nhưng, người tu có cần phải lo lằng cho chuyện chưa đến ấy không ?

Thật ra, là người tu Đạo Phật, chỉ nên và chỉ cần làm cho tròn "bây giờ và tại đây" "thực tại hiện tiền" là viên mản. Chúng ta làm tròn thực tại thì chuyện thực tại tưởng là lúc này mà một chút xíu nửa đây thôi thì đã là chuyện quá khứ và chuyện quá khứ ấy không phải lo lắng gì vì ta đã làm tròn, vậy làm tròn thực tại hiện tiền thì quá khứ không lo, quá khứ không lo chính là tương lai không lo. Thí dụ, người thợ điện, khi sửa chửa thì cúp cầu dao, dù có hay không có điện, khi đã cúp cầu dao rồi thì một lát nữa đây không bận tâm lo lắng rằng "không biết hồi nảy cúp cầu dao chưa?", và khi đã cúp cầu dao rồi chính là không lo lắng sẻ "bị điện giật".

"Cẩn tắc vô ái náy", người cẩn trọng thì không phải lo lắng. Tức là trong mổi phút giây hiện tại ngay nơi chốn ở, chúng ta nên và chỉ cần cẩn trọng làm tròn thực tại hiện tiền, cái hiện tại rồi chút nửa đây là quá khứ, thì tương lai trở thành hiện tại và tiếp tục cẩn trọng làm tròn.

Xin kể câu chuyện vui vui.

Trong tích Thiền có câu chuyện (nghe Thầy _ HT.Thích Phước Tịnh kể), một Vị Tăng sắp sửa thọ lảnh Trụ Trì Chùa mới, hôm đó Thầy của vị Tăng cho gọi hôm sau lên gặp Thầy vấn đáp lần cuối. Vị Tăng ôn lại tất cả Kinh, Luận, Luật cho lần khảo thí cuối cùng trước khi đi Trụ Trì. Hôm sau, lên gặp Thầy, Thầy hỏi :
_Khi nảy, con vào để dép ngoài cửa, vậy bên phải hay bên trái ?

_.........???

_Chưa được, về đi.!

_____

Còn quý vị, trong trường hợp đó, là vị Tăng tương lai Trụ Trì, sẻ trả lời sao?

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
11.- CHỮ HÁN: Ðại Giác Liên Hòa thuợng viết: Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý. Kim chi sở dĩ tri cổ, hậu chi sở dĩ tri tiên. Thiện giả khả dĩ vi pháp, ác giả khả dĩ vi giới. Lịch quan tiền bối lập thân dương danh ư đương thế giả, tiển bất học vấn nhi thành chi hỹ.
Cửu Phong Tập.


11.- DỊCH NGHĨA: Ðại Giác Liên Hòa thượng nói: Ngọc chẳng dũa thời không thành đồ dùng, người chẳng học thời không biết đạo lý. Nay sở dĩ biết được xưa (1), sau sở dĩ biết được trước. Ðiều thiện thì đáng được bắt chước, điều ác thì lấy giới làm răn. Các bậc tiền bối nối tiếp nhau lập thân dương danh ở đương thời, ít có ai chẳng nương vào học vấn mà thành tựu.
Cửu Phong Tập.

CHÚ THÍCH:

(1) Nay sở dĩ biết được xưa: Trong tờ Thực Lục Biểu Trạng của Hàn Dũ dâng vua Thuận Tôn hoàng đế có câu: "Kim chi sở dĩ tri cổ, hậu chi sở dĩ tri kim, bất khả khẩu truyền, tất bằng chư sử". Nghĩa là ngày nay sở dĩ biết được việc xưa kia, sau sở dĩ biết được việc ngày nay, không thể bằng ở khẩu truyền, tất nhiên phải y cứ vào sử sách".


Bài thu hoạch 11:

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt; font-color: Blue"><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phàm làm con người, tất cả việc thế gian từ thô sơ đến vi tế, đều do sự học mà biết. Người không học rất dể thành người "ám độn" (mặt ngu, tướng ngu, người ngu).

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt; font-color: Blue"><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người tu, con người biết Đạo, nương cậy Pháp, thì sự học càng phải mở rộng tầm, điều thiện nên thường làm, việc ác lấy đó mà răn mình chớ phạm, hàng ngày, hàng giờ, phút, giây... kiễm soát.
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt; font-color: Blue"><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt; font-color: Blue"><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điều cốt tủy là học để biết chớ không phải "học để mình biết".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thói thường là cộng "cái ta" vào "cái biết" gây ra nhiều hệ lụy, thế gian thì thị phi, cao thấp, hơn thua...
chẳng ra khỏi thế tục nói gì chuyện xuất thế.<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt; font-color: Blue"><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chuyện Đạo là sở tri chướng, cái chướng ngại từ "mình biết". "Tri" thì hoan hô, còn "sở tri" là chướng ngại, đáng thương .
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Bài thu hoạch 10:
"Dự bị" là tiêu đề chính của bài này, hay là "lo xa". Lo chuyên tương lai chưa đến. Thế nhưng, người tu có cần phải lo lằng cho chuyện chưa đến ấy không ?

Thật ra, là người tu Đạo Phật, chỉ nên và chỉ cần làm cho tròn "bây giờ và tại đây" "thực tại hiện tiền" là viên mản. Chúng ta làm tròn thực tại thì chuyện thực tại tưởng là lúc này mà một chút xíu nửa đây thôi thì đã là chuyện quá khứ và chuyện quá khứ ấy không phải lo lắng gì vì ta đã làm tròn, vậy làm tròn thực tại hiện tiền thì quá khứ không lo, quá khứ không lo chính là tương lai không lo. Thí dụ, người thợ điện, khi sửa chửa thì cúp cầu dao, dù có hay không có điện, khi đã cúp cầu dao rồi thì một lát nữa đây không bận tâm lo lắng rằng "không biết hồi nảy cúp cầu dao chưa?", và khi đã cúp cầu dao rồi chính là không lo lắng sẻ "bị điện giật".

"Cẩn tắc vô ái náy", người cẩn trọng thì không phải lo lắng. Tức là trong mổi phút giây hiện tại ngay nơi chốn ở, chúng ta nên và chỉ cần cẩn trọng làm tròn thực tại hiện tiền, cái hiện tại rồi chút nửa đây là quá khứ, thì tương lai trở thành hiện tại và tiếp tục cẩn trọng làm tròn.

Xin kể câu chuyện vui vui.

Trong tích Thiền có câu chuyện (nghe Thầy _ HT.Thích Phước Tịnh kể), một Vị Tăng sắp sửa thọ lảnh Trụ Trì Chùa mới, hôm đó Thầy của vị Tăng cho gọi hôm sau lên gặp Thầy vấn đáp lần cuối. Vị Tăng ôn lại tất cả Kinh, Luận, Luật cho lần khảo thí cuối cùng trước khi đi Trụ Trì. Hôm sau, lên gặp Thầy, Thầy hỏi :
_Khi nảy, con vào để dép ngoài cửa, vậy bên phải hay bên trái ?

_.........???

_Chưa được, về đi.!

_____

Còn quý vị, trong trường hợp đó, là vị Tăng tương lai Trụ Trì, sẻ trả lời sao?
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thấy cái chủ đề "Thiền Lâm Bảo Huấn" do chú Chiếu Thanh đăng vào từng đoạn, lại có thêm "Bài thu hoạch", tôi thắc mắc không biết đây là do "tư kiến" của chú hay do chính người dịch thêm vào cái "kiến thức" của mình (hổng biết tên người dịch là ai, vì tôi cũng có cuốn sách này, do Hòa thượng Thích Thanh Kiểm dịch).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Câu chuyện Thiền do Hòa thượng Thích Phước Tịnh kể, đó cũng là trường hợp chung của tất cả mọi người và cũng là chuyện có thật của mọi người khi bước chân vào chánh điện, phải để giày dép ở ngoài, (nam bên cửa trái, nữ bên cửa phải). Vị thầy hỏi như vậy thì trả lời rất dễ tùy theo người đó là nam hay nữ. Cũng có câu chuyện tương tự, nhưng hơi khác một chút, là thầy trụ trì hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Khi vào chánh điện, con bước chân nào vào trước?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cái <B>"thực tại hiện tiền"</B> này mới chính là "kẹt" khó gở của chúng ta, vì ít ai để ý bước chân nào của mình vào trước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trường hợp này, chú Chiếu Thanh trả lời ra sao?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính!
</span></span>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thấy cái chủ đề "Thiền Lâm Bảo Huấn" do chú Chiếu Thanh đăng vào từng đoạn, lại có thêm "Bài thu hoạch", tôi thắc mắc không biết đây là do "tư kiến" của chú hay do chính người dịch thêm vào cái "kiến thức" của mình (hổng biết tên người dịch là ai, vì tôi cũng có cuốn sách này, do Hòa thượng Thích Thanh Kiểm dịch).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Câu chuyện Thiền do Hòa thượng Thích Phước Tịnh kể, đó cũng là trường hợp chung của tất cả mọi người và cũng là chuyện có thật của mọi người khi bước chân vào chánh điện, phải để giày dép ở ngoài, (nam bên cửa trái, nữ bên cửa phải). Vị thầy hỏi như vậy thì trả lời rất dễ tùy theo người đó là nam hay nữ. Cũng có câu chuyện tương tự, nhưng hơi khác một chút, là thầy trụ trì hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Khi vào chánh điện, con bước chân nào vào trước?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cái <B>"thực tại hiện tiền"</B> này mới chính là "kẹt" khó gở của chúng ta, vì ít ai để ý bước chân nào của mình vào trước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trường hợp này, chú Chiếu Thanh trả lời ra sao?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính!
</span></span>

<span style="font-family: Arial; font-size:16pt; font-color: blue"><P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính Bác Tuấn Tú.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đấy là chổ hiểu của CT, chẳng có chi là lạ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn chổ "trả lời khảo thí" thì tùy mỗi người. Nhưng có điều là đừng để bị dẩn từ câu hỏi của Thầy, như vị Tăng chuẩn bị đi lảnh chùa mới.
<P style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.</span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Kính Bác Tuấn Tú.

Đấy là chổ hiểu của CT, chẳng có chi là lạ.

Còn chổ "trả lời khảo thí" thì tùy mỗi người. Nhưng có điều là đừng để bị dẩn từ câu hỏi của Thầy, như vị Tăng chuẩn bị đi lảnh chùa mới.

Kính.
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói như vậy thì không được rồi! Nên nhớ "Thiền Lâm Bảo Huấn" đây chính là những lời dạy bảo quí báu trong chốn thiền lâm, đâu phải là lời thế tục tầm thường mà được ư! Đã là tăng chúng trong chùa phải tuân theo oai nghi tế hạnh, luật lệ qui củ trong chùa. Cho nên khi vị Tăng để dép bên ngoài cửa chánh điện hoặc là khi bước chân vào chánh điện đều phải chỉnh đốn oai nghi của mình và tuân theo luật lệ chốn thiền môn (<B>chánh niệm tỉnh giác trong thực tại hiện tiền</B>)... Có như vậy mới không phạm lỗi lầm khi vị trụ trì bắt gặp "phút hớ hỏng" của mình và "khảo thí" bằng câu thiền ngữ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngay chính kinh nghiệm của tôi được nhìn thấy hai vị thầy khi sắp bước chân vào chánh điện, tôi thấy họ đều đồng loạt dừng lại vài phút để định tâm và chỉnh đốn oai nghi và y như nhau hai vị này đều cùng bước vào chánh điện với một bàn chân như nhau. Do đó mà tôi mới nghiệm ra điều này bằng câu hỏi cho chú. Vậy mà chú trả lời rằng "tùy mỗi người" là "hỏng" rồi!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trả lời lại coi có thuộc bài không nhỉ. Nên nhớ đây là những điều dạy quí báu trong chốn thiền môn nhé!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính!
</span></span>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
12.- CHỮ HÁN: Ðại Giác viết: Diệu đạo chi lý, thánh nhân thường ngụ chi ư Dịch. Chí Chu suy tiên vương chi pháp hoại, lễ nghĩa vong, nhiên hậu kỳ ngôn dị thuật giáng xuất nhi loạn tục. Ðãi ngã Thích Ca nhập Trung thổ, truân dĩ Ðệ nhất nghĩa đế thị nhân nhi thủy mạt thiết vi từ bi dĩ hóa quần sanh, diệc sở dĩ xu thời dã. Tự sinh dân dĩ lai, thuần phác vị tán, tắc Tam Hoàng chi giáo, giản nhi tố Xuân dã. Cập tình đậu nhật tạc, tắc Ngũ Ðế chi giáo tường nhi văn Hạ dã. Thời dữ thế dị, tình tùy nhật thiên, cố Tam vương chi giáo mật nhi nghiêm Thu dã. Tích Thương Chu chi cao thệ, hậu thế học giả cố hữu bất năng hiểu, tỷ đương thời chi dân thính chi nhi bất vi, tắc tục dữ kim như hà dã. Cập kỳ tệ nhi vi Tần Hán dã, tắc vô sở bất chi hỹ. Cố nhiên thiên hạ hữu bất nhẫn nguyện văn giả. Ư thị ngã Phật Như Lai nhất suy chi, dĩ tính mệnh chi lý Ðông dã. Thiên hữu tứ thời tuần hoàn dĩ sinh thành vạn vật, Thánh nhân thiết giáo, điệt tương phù trì, dĩ hóa thành thiên hạ, diệc do thị nhi dĩ hỹ. Nhiên chí kỳ cực dã, giai bất năng vô tệ. Tệ giả tích dã. Yếu đương hữu thánh hiền giả, thế khởi nhi cứu chi. Tự Tần Hán dĩ lai, thiên hữu dư tải, phong tục my my du bạc. Thánh nhân chi giáo, liệt nhi đỉnh lập hỗ tương để tý, đại đạo liêu liêu mạc chi phản, lương khả thán dã.
Ðáp Thị Lang Tôn Tân Lão thư.

12.- DỊCH NGHĨA: Ðại Giác Hòa thượng nói: Cái lý của diệu đạo (1), Thánh nhân thường ngụ ở Dịch (2). Ðời nhà Chu suy, thời pháp của tiên vương hoại, lễ nghĩa mất. Sau đó những kỳ ngôn dị thuật đua nhau xuất hiện mà phong tục loạn. Kịp đến lúc đạo của Phật Thích Ca ta du nhập Trung thổ (3), thuần đem Ðệ nhất nghĩa đế (4) để dạy đời, trước sau thuyết giáo đều lấy Từ bi để tiếp hóa quần sanh, đó cũng chỉ là tùy theo ở thời thế vậy. Từ lúc có sinh dân trở lại, tính thuần phác chưa tan, thời cái giáo của Tam Hoàng (5) giản dị mà tố phác, đó là mùa Xuân vậy. Ðến lúc tâm tình mỗi ngày một mỏng, cái giáo của Ngũ Ðế(6) tường tận mà văn vẻ, đó là mùa Hạ. Thời cùng thế khác nhau, tình cũng theo đó mà ngày một thay đổi, nên cái giáo của Tam Vương (7) mật mà nghiêm, đó là mùa Thu. Các bài Cáo, Thệ (8) của Thương, Chu xưa kia, người học ở đời sau cũng còn chẳng hiểu, thế nhưng dân đương thời nghe theo mà không trái. Nếu đem so sánh thời biết cái phong tục giữa xưa và nay như thế nào rồi vậy! Cho đến đời nhà Tần, nhà Hán, thời cái tệ đó thật quá sâu rộng, đến nỗi người trong thiên hạ có chỗ chẳng còn muốn nghe. Bởi thế đức Phật Như Lai ta xét sự kiện ấy mà dạy cho cái lý tính mệnh (9), đó là mùa Ðông vậy. Trời có bốn mùa tuần hoàn để sanh thành vạn vật. Thánh nhân đặt ra giáo lý phù trì lẫn cho nhau để hóa thành thiên hạ, cũng chỉ bởi thế thôi. Nhưng cái gì đã đến chỗ cùng cực, thời không thể tránh khỏi cái tệ thoái trào, cái tệ đó chính là dấu vết vậy. Cho nên lại cần có những bậc Hiền thánh xuất hiện ở đời để cứu cái tệ đó. Tù nhà Tần, nhà Hán trở lại, trải qua hàng ngàn năm, phong tục bời bời ngày càng phai lạt. Giáo lý của Thánh nhân thì phân liệt, rồi đua nhau thiết lập, chê trách lẫn nhau, không thể nào trở lại được đạo lớn mênh mang, thực đáng tiếc vậy.
Thư đáp Thị Lang Tôn Tân Lão (10)[/b].

CHÚ THÍCH:

(1) Lý diệu đạo: Cái chân lý đạo lớn thật nhiệm mầu.
(2) Thánh nhân thường ngụ ở Dịch: Hệ Từ Thượng Truyện trong kinh Dịch chép: "Thiên tôn, địa ty, càn, khôn định hỹ. Ty cao dĩ trần, quí tiện vị hỹ. Ðông tĩnh hữu thường, cương nhu đoán hỹ. Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân, cát hung sinh hỹ. Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình, biến hóa kiến hỹ. Thị cố, cương nhu tương ma, bát quái tương dạng". Nghĩa là: "Xem trời cao đất thấp mà định được càn khôn, bày rõ được cao thấp, định ngay được quí tiện. Ðộng tịnh có thói thường, mà phán đoán được cương nhu. Tùy mỗi nhóm để hợp thành từng loài, tùy mỗi vật để chia thành từng nhóm, nhân đó mà sinh ra cát hung. Xem ở trời mà thành ra vô số tượng, xem ở đất mà thấy được vô số hình, nhân thế mà thấy quái hào trong Dịch âm biến ra dương, dương hóa ra âm. Vì thế cương nhu cùng mài sát lẫn nhau mà thành ra tám quẻ, rồi tám quẻ lại luân chuyển mà thành những quẻ khác.
(3) Trung thổ: Trung quốc, nước Tàu.
(4) Ðệ nhất nghĩa đế: Tiếng Phạn là Para martha-satya. Tàu dịch là Ðệ nhất nghĩa đế, hoặc gọi là chân đế, hay Thánh đế có nghĩa là chân lý xác thực thứ nhất. Cũng còn gọi là Niết bàn, chân như, thực tướng, trung đạo, pháp giới...
(5) Tam Hoàng: Ba đời vua xưa kia ở bên Tàu: Thái Hạo, Viêm Ðế và Hoàng Ðế.
(6) Ngũ Ðế: Năm đòi vua xưa kia ở bên Tàu: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Ðế, Ðường Nghiêu, Ngu Thuấn.
(7) Tam Vương: Nhà Hạ, Ân, Chu.
(8) Cáo, Thệ: Cáo là lời bố cáo hiểu dụ cho dân chúng trong thiên hạ. Thệ là những bài hịch tuyên đọc trước tướng sĩ để răn trước những hình phạt theo quân lệnh.
(9) Cái lý tính mệnh: Thuyết quái trưyện trong kinh Dịch chép: "Tích giả Thánh nhân chi tác Dịch giả, tương dĩ thuận tính mệnh chi lý". Nghĩa là Thánh nhân sở dĩ làm ra Dịch là chỉ muốn thuận theo cái lý của tính mệnh". Vì lý tính mệnh có cả Thiên đạo, nhân đạo và địa đạo.
(10) Thị Lang Tôn Tân Lão: Thị Lang là tên một chức quan. Tôn Tân làm quan Thị lang đời Tống, tên là Giác, tên chữ là Tôn Tân Lão, người đất Cao Bưu.

 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính chú Chiếu Thanh !
Cháu thấy chủ đề là "Thiền lâm bảo huấn" mà sao thấy những câu những lời của quý Hòa thượng toàn là trích dẫn từ Nho giáo và Lão giáo không hè !
Phật giáo thiếu ngôn từ hay sao ?
Ở đây Thảo luận Thiền Tông hay là "Thảo luận Tứ thư ngũ kinh" ?
Sao Mod Thiền Tông lại biến box Thiền thành box Nho Lão vậy ?
Kính !

(Xin chú đừng nói là cháu muốn hơn thua với chú nhé !)
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính chú Chiếu Thanh !

Hổm rày H/p cũng phân vân điều này dữ lắm. Thấy tuy tựa đề là Thiền lâm bảo huấn nhưng đọc vào thì thấy trích dẫn toàn những lời của "bách gia chư tử", giảng cái lý của Nhân Thiên thừa không hà.

Nhận thấy viết như vầy thì KHÔNG ỔN để đăng ở đây (box Thảo luận Thiền Tông) nhưng vì sợ làm cho chú "cụt hứng" cho nên "tảng lờ như không thấy".

Đến nay thì không thể để tiếp tục như vầy được nữa. Xin phép chú cho H/p di chuyển ra box Các bài viết liên quan Phật giáo nhé !

Cám ơn chú đã thông cảm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên