ha ha haha a... Cuốn đầu của Kinh Tạp A Hàm khởi đầu với Bốn Kinh Vô Tri ... mới đọc cũng thiệt là CÓ LÝ ... [smile]
KINH 3. VÔ TRI (1)
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Đối với sắc không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục[9]
--> thì không thể đoạn trừ khổ não.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, thì không thể đoạn trừ khổ não.
“Này các Tỳ-kheo, đối với sắc, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành và thức, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.”
KINH 4. VÔ TRI (2)
“Đối với sắc không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, tâm không giải thoát,
-->> thì không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không biết, không rõ, không đoạn tận, không lìa tham dục[11], tâm không giải thoát, thì sẽ không thể nào vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.
“Tỳ-kheo, đối với sắc nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì sẽ vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.
“Này các Tỳ-kheo, người nào nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu lìa tham dục, tâm giải thoát, thì có thể vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức nếu người nào nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, lìa tham dục, tâm giải thoát, thì sẽ vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.”
KINH 5. VÔ TRI (3)[12]
“Ai đối với sắc mà yêu thích[13],
-->> thì đối với khổ cũng yêu thích.
Đối với khổ mà yêu thích,
--> thì đối với khổ sẽ không được giải thoát, không rõ, không ly dục.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức mà yêu thích,
-->> thì cũng yêu thích khổ.
Ai yêu thích khổ,
---> thì đối với khổ không được giải thoát.
“Này các Tỳ-kheo, ai đối với sắc không yêu thích,
-->> thì đối với khổ cũng không thích.
Ai đối với khổ không thích,
-->> thì đối với khổ sẽ được giải thoát.
“Cũng vậy, ai đối với thọ, tưởng, hành, thức không yêu thích, thì đối với khổ cũng không thích. Ai đối với khổ không thích, thì đối với khổ sẽ được giải thoát.
“Này các Tỳ-kheo, đối với sắc không biết, không rõ, không lìa tham dục, tâm không giải thoát. Ai không giải thoát tâm tham, thì sẽ không thể đoạn trừ được khổ não.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức ai không biết, không rõ, không ly dục, tâm không giải thoát. Tham tâm không giải thoát, thì sẽ không đoạn trừ được khổ não.
“Đối với sắc, nếu người nào biết, rõ, lìa tham dục, tâm giải thoát, thì sẽ có thể đoạn trừ được khổ não.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức nếu biết, rõ, lìa tham dục, tâm giải thoát, thì có thể đoạn trừ khổ não.”
KINH 6. VÔ TRI (4)[14]
“Đối với sắc, không biết, không rõ, không lìa tham dục, tâm không giải thoát
-->> thì sẽ không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức nếu không biết, không rõ, không lìa tham dục, tâm không giải thoát, thì sẽ không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.
“Này các Tỳ-kheo, đối với sắc nếu biết, nếu rõ, nếu lìa tham dục, tâm giải thoát, thì có thể vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết.”
Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Ở cái kinh Vô Tri thứ ba có một cái cặp kỳ lạ:
- yêu thích sắc -->> thì yêu thích khổ
- không yêu thích sắc --> thì cũng không yêu thích khổ
Yêu thích khổ = không giải thoát
Không yêu thích khổ = giải thoát [smile]
mà đúng không ?
:lol: :lol: