Thông tin Phật giáo Quí I, 2013

Thông tin Phật giáo Quí I, 2013

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14/12/11
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Đầu Xuân với Băng Tâm

Hihi
Đầu năm vừa lúc xuân khai
Vì sao nỡ phán một nhà "ma vương"
Vui xuân nào có tội tình
Bói là hình thức , ôn văn hóa Kiều !
Thầy truyền văn hóa Á Đông
Người Tây , phương tiện , dẫn vào đạo minh
Đàn ca hát xướng thi ngâm
Đề tài đạo pháp ,nhạc tình không chen
Văn hóa là gốc nhân sinh
Thưởng thơ hát nhạc thanh tao tâm này
Tú rằng : Tâm có mấy thân
Băng Tâm tiền bối chỉ bày nghiêm thay ! hihi
Hihi !

Tặng BĂNG TÂM
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Thân chào Cô Như Tâm,

Những lời hay, ý thơ thật sự đúng lắm. Những người hoằng Pháp (thông tin) mà thiếu trách nhiệm tư duy cũng ảnh hưởng gián tiếp đến "Văn Hóa Phật Giáo''.
Điều này, Huynh thật sự rất là sơ ý, ỷ lại Báo Phật Giáo. Mà thiếu đi sự cảm nhận của Khách Quan.

Như Tâm cho Huynh thêm thời gian để chúng ta tìm hiểu thế nào về "Làng Mai'', Ngày xuân bói kiều — Làng Mai và những lối của nhà viết văn bây giờ, quá khinh xuất trong Giới Học của Phật Giáo.

Vui xuân bói Kiều ngày Tết trở thành một văn hóa đẹp ở Làng Mai, một loại hình giải trí lành mạnh làm bạn có cảm tưởng mình đang được thưởng thức dòng văn học nghệ thuật uyên thâm của nhà thi hào Nguyễn Du.

thuộc về mê tín. (1 lỗi).
Nếu bạn được đề nghị lên trước toàn đại chúng bốc Kiều thì đó là một may mắn lớn. Lúc nghe đến tên mình, mời bạn đứng dậy chắp tay bước từng bước chánh niệm đến trước bàn thờ, và rồi lạy xuống chí thành khi nghe chuông.
Sùng tín là lỗi thứ hai. Như là trong nhà Thiền thì lỗi này kể như không nhỏ (1 lỗi).

Kế đến bạn đặt một tay lên chuông và tự thầm đặt câu hỏi của mình đến với cụ Nguyễn Du và sư Giác Duyên, sau đó hãy bốc một quẻ Kiều rồi trình ra với đại chúng.

Trước toàn thể đại chúng, bạn có thể nói ra cái khó khăn của bạn, cái thao thức của bạn là bạn đã thành công một nửa rồi. Sau đó câu Kiều sẽ được ngâm, hò… để từng lời thấm vào lòng người bốc, người giải và cả những người nghe Kiều…
Van vái (1 lỗi).
Qua đó đại chúng có cơ hội hiểu thêm đời sống tâm linh và mong ước của nhau. Không hẹn mà gặp, một cuộc hội ngộ đầu xuân Tân Mão thật nhiều niềm vui đã và đang có mặt tại Làng.
Xuân Tân mão năm 2011 cách đây đã 2 năm. Bài này không biết có kiểm duyệt chưa ?
Cũng không có tên của nhà văn...?

Tóm lại chúng ta đi sâu vào Làng Mai thêm một chút nửa...
Cô Pha Lê nói cũng không sai... Cã hai người thật đúng là thiện hữu của QN. Chỉ còn 10 phút nửa, phải rời khỏi máy tính rồi. Nên vội dài hàng gửi đến hai Cô, Hãy cho Huynh một ít thời gian nửa, nhe.

Thân kính.
Quảng Hòa.

(Huynh muốn đổi nickname mới từ @Cầu Pháp qua thẳng Pháp danh luôn cho rồi. Nhưng sợ không biết có trở ngại không! Các bạn giúp ý thêm? )
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính sư-huynh Cầu-Pháp !
Những người hoằng Pháp (thông tin) mà thiếu trách nhiệm tư duy cũng ảnh hưởng gián tiếp đến "Văn Hóa Phật Giáo''.
Điều này, Huynh thật sự rất là sơ ý, ỷ lại Báo Phật Giáo. Mà thiếu đi sự cảm nhận của Khách Quan.


Thưa ! Tu là tu ngay chỗ "sơ-ý", nếu không còn "sơ-ý" thì mình đã là Thánh rồi ! bangtam nhớ lời đức Phật dạy đại-ý là : Chiến thắng trước ngàn vạn người, đâu hay bằng chiến-thắng chính mình . ( thuần-phục tâm ý) Nay anh tự nhìn thấy lỗi mình, trong khi anh đâu có lỗi gì , nên khiến bangtam thật là cảm kính !
Như Tâm cho Huynh thêm thời gian để chúng ta tìm hiểu thế nào về "Làng Mai'', Ngày xuân bói kiều — Làng Mai và những lối của nhà viết văn bây giờ, quá khinh xuất trong Giới Học của Phật Giáo.

Dạ thưa KHÔNG ! nhứt định hỏng cho ! Tại vì anh vào Làng-Mai để tìm hiểu bói Kiều, rồi anh nghe Kiều van xin tú-bà :
" Rằng tôi chút phận đàn bà,
Nước non lìa cửa, lìa nhà, đến đây.
Bấy giờ sống thác ở tay
Thân này đã đến thế này thì thôi !
Nhưng tôi có sá chi tôi,
Phận tôi đành vậy, vốn người để đâu ?
Thân lươn bao quản lấm đầu,
Chút lòng trinh bạch từ sau cũng chừa " !
(thơ Kiều của cụ Nguyễn-Du)

Thiệt là " Xót xa biết nói sao vừa
Lòng trinh bạch phải xin chừa, xin quên (2 câu này của bangtam) Nhưng mà đó là Kiều xin chừa, xin quên. Còn mình thì có quên đâu, tiếp xúc với cảnh bắt đầu tình (niệm) sanh, Giận người họ Sở tên Khanh, Ghét thêm Bạch-Hạnh, Bạc bà, Giám-Sinh v.v...là quên tu luôn . hihi!
Sùng tín là lỗi thứ hai. Như là trong nhà Thiền thì lỗi này kể như không nhỏ (1 lỗi).

Thưa anh, bangtam nhớ trong 12 giới của vị Sa-Di có 1 giới là : không được đọc, hoặc nghe chuyện phiếm, hay nghe đàn ca, ngâm thơ nhảy múa.
Thì chốn Thiền-Môn làm gì lại có chuyện chư Tăng, Ni và mọi người đàn, múa, ngâm thơ Kiều ! Để rồi lạy Chúa khấn thầm, Miệng tui tu Phật, nhưng tâm thờ Kiều ! hihi!
Kế đến bạn đặt một tay lên chuông và tự thầm đặt câu hỏi của mình đến với cụ Nguyễn Du và sư Giác Duyên, sau đó hãy bốc một quẻ Kiều rồi trình ra với đại chúng.

Trước toàn thể đại chúng, bạn có thể nói ra cái khó khăn của bạn, cái thao thức của bạn là bạn đã thành công một nửa rồi. Sau đó câu Kiều sẽ được ngâm, hò… để từng lời thấm vào lòng người bốc, người giải và cả những người nghe Kiều…


"Phím đàn dìu dặt tay tiên,
Khói trầm cao thấp, tiếng huyền gần xa
Khúc đâu đầm-ấm dương-hoà
Ấy là hồ-điệp hay là Trang-Sinh ?"
(thơ Kiều của cụ Nguyễn-Du)
Bây giờ bangtam bận rồi , bangtam xin phép dừng bước thẩn-thờ trong mây để đi công chuyện. xin cám ơn anh và Suongphale đã rộng lượng góp ý với bangtam bằng những lời đầy khả-ái.

Kính
bangtam
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Đầu Xuân với Băng Tâm

Tú rằng : Tâm có mấy thân


Tặng BĂNG TÂM

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">
<p style="padding-left: 56px;">Tú rằng: Tâm có mấy thân
Đây xin trích đoạn vui xuân bói Kiều:
"Này chồng<SUP>(1)</SUP>, này mẹ, này cha,
Này là em ruột<SUP>(2)</SUP>, này là em dâu".
<B>Ba thân</B> ngang dọc bấy lâu
Diễn đàn Phật pháp đứng đầu thiền môn.
<BR>(1) Máy tính của chồng.
(2) Đăng nhập vào diễn dàn, nhờ em gái.
</span></span>
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14/12/11
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính sư-huynh Cầu-Pháp !

Thưa ! Tu là tu ngay chỗ "sơ-ý", nếu không còn "sơ-ý" thì mình đã là Thánh rồi ! bangtam nhớ lời đức Phật dạy đại-ý là : Chiến thắng trước ngàn vạn người, đâu hay bằng chiến-thắng chính mình . ( thuần-phục tâm ý) Nay anh tự nhìn thấy lỗi mình, trong khi anh đâu có lỗi gì , nên khiến bangtam thật là cảm kính !

Dạ thưa KHÔNG ! nhứt định hỏng cho ! Tại vì anh vào Làng-Mai để tìm hiểu bói Kiều, rồi anh nghe Kiều van xin tú-bà :
" Rằng tôi chút phận đàn bà,
Nước non lìa cửa, lìa nhà, đến đây.
Bấy giờ sống thác ở tay
Thân này đã đến thế này thì thôi !
Nhưng tôi có sá chi tôi,
Phận tôi đành vậy, vốn người để đâu ?
Thân lươn bao quản lấm đầu,
Chút lòng trinh bạch từ sau cũng chừa " !
(thơ Kiều của cụ Nguyễn-Du)

Thiệt là " Xót xa biết nói sao vừa
Lòng trinh bạch phải xin chừa, xin quên (2 câu này của bangtam) Nhưng mà đó là Kiều xin chừa, xin quên. Còn mình thì có quên đâu, tiếp xúc với cảnh bắt đầu tình (niệm) sanh, Giận người họ Sở tên Khanh, Ghét thêm Bạch-Hạnh, Bạc bà, Giám-Sinh v.v...là quên tu luôn . hihi!

Thưa anh, bangtam nhớ trong 12 giới của vị Sa-Di có 1 giới là : không được đọc, hoặc nghe chuyện phiếm, hay nghe đàn ca, ngâm thơ nhảy múa.
Thì chốn Thiền-Môn làm gì lại có chuyện chư Tăng, Ni và mọi người đàn, múa, ngâm thơ Kiều ! Để rồi lạy Chúa khấn thầm, Miệng tui tu Phật, nhưng tâm thờ Kiều ! hihi!

"Phím đàn dìu dặt tay tiên,
Khói trầm cao thấp, tiếng huyền gần xa
Khúc đâu đầm-ấm dương-hoà
Ấy là hồ-điệp hay là Trang-Sinh ?"
(thơ Kiều của cụ Nguyễn-Du)
Bây giờ bangtam bận rồi , bangtam xin phép dừng bước thẩn-thờ trong mây để đi công chuyện. xin cám ơn anh và Suongphale đã rộng lượng góp ý với bangtam bằng những lời đầy khả-ái.

Kính
bangtam

Kính Chào huynh Cầu Pháp

Chào bạn Băng Tâm

Câu hỏi này là câu hỏi của bạn băng tâm đưa ra với Huynh CẦU PHÁP, và như thế có nghĩa là huynh CẦU PHÁP là. người trả lời cho bạn băng tâm theo như yêu cầu của bạn ấy . Và huynh CP sẽ trả lời cho bạn băng tâm sau nhé .

Và tuy là bạn băng tâm không có hỏi SPL , nhưng không phải vì thế mà SPL không cần trả lời , và SPL muốn trả lời tuy rằng bạn băng tâm không có hỏi SPL nhưng SPL có quyền lên tiếng . SPL nghĩ rằng sự lên tiếng của mình có một số ích lợi nào đó cho các đạo hữu nên SPL dù bận rộn và không muốn tranh cãi tí nào cho mệt , nhưng SPL vẫn cố gắng , SPL hy vọng sự cố gắng này và những sự cố gắng khác không làm cho mình tương lai sẽ bị ho lao (!)

Một lần nữa xin lập lại :Trong khi chờ đợi huynh CẦU PHÁP trả lời cho bạn băng tâm theo yêu cầu của bạn băng tâm , thì SPL xin có đôi lời

Thưa bạn băng tâm thân mến , bạn tu theo đạo Phật đầu tiên chắc bạn có nhớ bạn đã học về
Tứ Diệu Đế là bốn điều : Khổ - Tập -Diệt -Đạo

Câu chuyện Kiều đã nói lên cuộc đời của cô Vương Thúy Kiều , thật đúng là một cảnh đời của Khổ , khổ không chối cãi , khổ hẳn hòi ,khổ không che dấu ,khổ có chứng minh . Đây là một tấm gương cho mọi người học kinh nghiệm .Và ,Kiều cũng đã biết cái khổ này là do nghiêp xấu ,mình tạo ra từ kiếp trước.

Sau những truân chuyên trải dài trong 15 năm , cô Vương Thúy Kiều đã được về quê cũ gặp lại Kim Trọng trong tình Cầm Kỳ .

Và kết cuộc là Thúy Kiều đã được theo vãi Giác Duyên đi tu đạo giải thoát .( SPL không thể thuật lại toàn bộ nội dung chuyện ở đây. Bạn băng tâm chưa đọc thì tìm đọc chuyện ấy trước khi góp ý nhé ). Xin lập lại kết cuộc Sau cảnh khổ thì người ấy đã tu để giải thoát tất cả ràng buộc.Đây là một cốt chuyện không phải chỉ có hậu , mà còn có ý nghĩa người ta nhận chân đời là những nhân duyên đưa đến khổ , như Khổ Đế và cần tìm đến Diệt Đế và Đạo đế

Bạn băng tâm tu cái gì khi bạn không cần biết đến những văn hóa trình bày cái khổ của một Thúy Kiều , một Từ Hải ..... cái xảo quyệt của các nhân vật xấu như Tú bà , Mã Giám Sinh , Sở Khanh .....Những cái đó là trò vất đi sao ? Vậy thì bạn tu cái gì ?Bạn chỉ cần biết mình khổ vi bệnh của mình , vì mình ít tiền ?Vì mình không được người ta của bạn mến chuộng bạn như bạn muốn?vv...vv

Thời đại thượng cổ người ta cũng còn để lại dấu tích văn hóa cho đời sau biết đến tinh thần của họ.

Ai nói bạn huynh CP của bạn sẽ khóc lóc với Kiều để oán trách các người ác như Sở Khanh ... và quên tu ,khi viếng Làng Mai của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh ?

Bạn băng tâm đi tu mà không có chữ Tín đối với Phật đạo thì bạn sẽ khó giữ vững Bồ Đề tâm đấy

Bạn băng tâm có bao giờ cúng và khấn vái với Cửu Huyền Thất Tổ của bạn chưa ? SPL không cần nói nhiều , bạn không hiểu ,thì cũng hiểu Cụ Nguyễn Du , Sư Giác Duyên ,,, bạn cũng có thể xem ít nhất như cửu huyền thất tổ của bạn đi có được không , hay bạn cho là những nhân vật đó chẳng xứng đáng làm cửu huyền thất tổ của bạn ? Và bạn có chấp nhận cửu huyền thất tổ của bạn đang thể hiện trong bạn , hay bạn cho là cửu huyền thất tổ là con số 0 ?
Một người nhận được mấy câu thơ Kiều trong quẻ là dịp để ôn lại tác phẩm văn hóa cũng không được sao bạn ?
Mình nói ít mong bạn hiểu cho
Mình không vào diễn đàn để tranh cãi , nhất là đầu năm .
Chúc huynh CP và bạn băng tâm thêm tin ở đạo giải thoát nhé.
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14/12/11
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28




Tú rằng: Tâm có mấy thân
Đây xin trích đoạn vui xuân bói Kiều:
"Này chồng<SUP>(1)</SUP>, này mẹ, này cha,
Này là em ruột<SUP>(2)</SUP>, này là em dâu".
Ba thân ngang dọc bấy lâu
Diễn đàn Phật pháp đứng đầu thiền môn.

(1) Máy tính của chồng.
(2) Đăng nhập vào diễn dàn, nhờ em gái.

Thưa bạn Tuấn Tú
Thú thật với bạn là pha lê thấy cảm giác mạnh về bạn băng tâm khi đọc bài thơ của bạn băng tâm .
Đó là do lỗi tại pha lê tu chưa tốt nên mới vậy
Còn về gia cảnh của tiền bối ấy như chồng , em gái , em dâu .... của tiền bối ấy thì pha lê không biết .
Thân mến
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Trích dẫn Kinh Trường Bộ > Kinh Phạm Võng > Trung Giới > Số...

14. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống đánh bài và theo các trò giải trí như cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ trên không, trò chơi trên đất, chỉ bước vào những ô có quyền bước, trò chơi quăng thẻ rồi chụp nhưng không cho sụp đống thẻ, chơi súc sắc, chơi khăng, lấy tay làm viết, chơi banh, chơi thổi kèn bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ, chơi đoán chữ viết thiếu trên không hay trên lưng, chơi đoán tư tưởng, chơi bắt chước bộ điệu. Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ đánh bài và các loại giải trí như trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.

Cương Yếu Giới Luật trong Bồ Tát Giới của Dịch Giả Cố HT. Thích Thiện Siêu. Bát Quan Trai Giới và Sa Di giới.v.v. Các đường links dưới đây, không đúng giới luật của Phật dạy.

1. Bài viết Vui xuân bói Kiều kể lại Tết Tân Mão 2011. (Không rõ tên tác giả)

2. “Háo hức” đi chùa xem... bói Kiều chùa Từ Hiếu (TP Huế) của Tác giả Bùi Hiền viết năm 1. 2012...

3. Ngày Xuân Bói Kiều cũng không ghi rõ tên tác giả và ai là người đề xướng ra bói kiều ?

Tại sao năm Quý Tỵ 2013 Thì phong trào bói kiều không có nghe nói tới ?

Những điều thắc mắc như trên, thật là khó hiểu.

Sự giải đáp này chỉ có Quý Thầy ở Làng Mai và người trong Làng Mai hiểu. Nếu đứng theo lập trường của Phật Giáo thì cách tổ chức, bói kiều, cầu xin... Là phạm vào Trung giới số 14 Kinh Phạm Võng trong Trường Bộ Kinh và trong các hạnh Sa-Di, Bồ Tát Giới của Đại Thừa Phật Giáo.
******************************
******************************
Chánh tín:
Phật dạy: Này các Kàlàmà, chớ vội tin vì nghe truyền thuyết, chớ vội tin vì theo truyền thống, chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng, chớ vội tin vì lý luận siêu hình.

Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường, chớ vội tin vì phù hợp với định kiến, chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình. (Trích dẫn: ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Lớn, phần các vị ở Kesaputta VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.336)

Cô Như Tâm đã giúp chúng ta quay trở lại lời Phật Dạy, và rất cảm phục sự chánh kiến của Cô giống y như bài kệ dưới này.

Có lỗi biết là lỗi
Không lỗi biết là không
Do phải quấy suốt thông
Hữu tình sanh lạc cảnh.(Pháp kệ số 319).

Học Phật hay dở không thể dựa vào lý thuyết, giảng thuyết hay, nói đúng, mà phải dựa vào chánh kiến, tư duy, thực hành đúng. (Trong Pháp kệ số 262). Và lời Phật dạy, như Cô Như Tâm nói.

Chiến-thắng ngàn ngàn người nơi quân-trận
Chưa vẻ-vang bằng mình thắng được mình.

(Pháp Kệ số 103.)

Nếu tu mà không quay trở vào thì không thể nào sửa được tâm. Kế tiếp là sự tin tưởng mà thiếu trí huệ thì trở thành sự mê tín. Hoặc sự Tôn kính mà thiếu trí huệ cũng dể trở thành tín đồ (Con chiên) như ngoại đạo.
Ví dụ như: Thiền phái Làng Mai của Thầy Thích Nhất Hạnh là một danh môn chánh phái có hàng ngàn chúng đệ tử theo phái thiền này. Nhưng trong hàng ngàn người đó không lẽ không có một dài con sâu làm hỏng nồi canh sao...!?
Ví dụ như: Báo Giác Ngộ, Do các Thầy làm chủ nhiệm trong ban biên tập, vì tin tưởng giao nhiệm dụ cho ban biên tập, nhưng ban biên tập thì không hiểu sâu vào luật nhân quả, hay giới luật của nhà Phật thì cũng dể bị mất lỗi. Viết sai văn phong.v.v. Do đó, cp xin gửi thêm một bài kệ cảnh tỉnh đây.


Tự mình nương-tựa chính mình,
Còn hơn tìm kiếm cứu-tinh nơi nào.
Khéo tự điều-phục sao cho vẹn,
Được nơi nương-tựa, hiện khó tìm.
(Kệ số 160.)

Hoặc bài của cô Như Tâm, hãy tự mình cảnh tỉnh lại mình, không khéo sẽ dể lạc vào ma đạo.
-------Những điều điên-đảo một tua,
______Mượn danh Phật-Pháp mà khua khắp trời....

______Bày trò nhiễu hại nhằm nơi ...


______Giết Phật, huỷ Pháp, thời thời giết Tăng.



[FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]______Ghê thay tà-đạo dữ-dằn
[FONT=arial,sans-serif]______Phật cấm bói toán !!!... Ma hằng bày thêm,[/FONT][FONT=arial,sans-serif]
______Cầu cơ, ngâm, hát ngày đêm
______Trước thoả dục-vọng, sau truyền lời Ma.
______Đồng khí tương cầu bởi là
______Đồng thanh tương ứng một nhà Ma-Vương.

Kính
bangtam.

Về phương diện khách quan, chiếu theo giới luật nhà Phật đã kể ra, thì Cô Như Tâm nói rất đúng. (100 %), chúng ta là cư sĩ tại gia thì nghịch duyên, chướng ngại rất nhiều, dù cho hiểu đạo mà không nghiêm trì giới luật thì lọt và ma chướng là cái chắc. (Xem 50 ngũ ấm am, trong kinh Lăng Nghiêm.)

Giới luật là nền tảng căn bản của Đạo Phật. Nếu bỏ giới tức là bỏ Đạo, bỏ Thầy trong kinh Đại Niết Bàn.


Thân kính, Chúc cô Như Tâm thành đạt đạo mầu.

Vui thay, gặp bạn khi cần!
Vui thay, biết đủ với ngần nầy đây!
Vui thay, thiện-nghiệp dầy khi chết!
Vui thay đau khổ diệt-trừ xong!
(Kệ số 331.)

Vui thay, phụng-dưỡng mẹ già!
Vui thay, hiếu-kính với cha trên đời!
Vui thay, phục-vụ Sa-môn!
Vui thay, thừa sự Thánh-nhơn ra đời!

(Kệ số 332.)

Vui thay, giữ giới tới già!
Vui thay, tín-niệm rất là bền lâu!
Vui thay thành-đạt trí mầu!
Vui thay ác-hạnh từ lâu khước-từ!
(Kệ số 333.)
Quảng Hòa.
**************************
Ý của cô Pha Lê cũng đúng 100 %, cp có thể hiểu nôm na, là không đời thì làm sao có đạo. đạo đời phải đi đôi. Văn hóa là nền tảng tập quán phong tục, Giáo lý là điểm tựa của văn hóa.

Nếu cả hai thiếu một thì cũng không có đời sống cao và tốt đẹp, ngược lại Đạo là cội nguồn của văn hóa. Không có Đạo thì cũng không có văn hóa...!?
**************************
(Mời các bạn xem tiếp, về sự khách quan của cô Pha Lê nói về '' tình đời và đạo'' , cp xin tham khảo cho bài kế tiếp, Rồi các bạn bình luận nhé.)



[/FONT]
[/FONT][/FONT]
<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info --><!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Thưa bạn băng tâm thân mến , bạn tu theo đạo Phật đầu tiên chắc bạn có nhớ bạn đã học về
Tứ Diệu Đế là bốn điều : Khổ - Tập -Diệt -Đạo

Câu chuyện Kiều đã nói lên cuộc đời của cô Vương Thúy Kiều , thật đúng là một cảnh đời của Khổ , khổ không chối cãi , khổ hẳn hòi khổ không che dấu khổ có chứng minh . Đây là một tấm gương cho mọi người học kinh nghiệm .Và ,Kiều cũng đã biết cái khổ này là do nghiêp xấu ,mình tạo ra từ kiếp trước.
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cô Sương Pha Lê kính,
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rất vui khi đọc những sự phân tích về những nỗi khổ trong Tứ Diệu Đế qua "Đoạn trường tân thanh" (Tiếng kêu than đứt ruột!). Trong mười lăm năm đầy truân chuyên, cô Thúy Kiều đã trải qua và nếm đủ về "Bát Khổ", như sau:
<p style="padding-left: 56px;">
  1. Ái biệt ly khổ.
  2. Oán tắng hội khổ
  3. Cầu bất đắc khổ.
  4. Ngũ ấm xí thạnh khổ.
  5. Sinh khổ.
  6. Lão khổ.
  7. Bệnh khổ.
  8. Tử khổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đầu Xuân tham gia Bói Kiều để biết tâm trạng mình thuộc loại nào trong các khổ qua các đoạn thơ "lật hú họa" trong tác phẩm bất hủ "Truyện Kiều" của cụ Nguyễn Du, để sàn lọc, tẩy trừ, khắc chế, giải khổ cho thân tâm được an lạc trong mấy ngày Xuân, thiết tưởng cũng là một điều thú vị, mặc cho ai đó lên án kết tội là phản văn hóa, phạm giới cấm v.v...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Giá trị của tác phẩm "Truyện Kiều" trên nền văn học nước ta thì không thể chối cãi được từ lâu. Xin mượn lời cụ Phạm Quỳnh:
<p style="padding-left: 56px;">Truyện Kiều còn, tiếng ta còn
Tiếng ta còn, nước ta còn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có thể nào mở riêng một Topic, mỗi người tham gia (nếu thích), trích một đoạn nào đó nói về nỗi khổ của Thúy Kiều để phân tích qua nền tảng căn bản "Tứ Diệu Đế" được không?
<p style="padding-left: 56px;">Kính.
<BR><I>Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có <B>thân</B>
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Đã mang lấy <B>nghiệp vào thân</B>
Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài...</I></p>
</span></span>
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Tìm hiểu về tác phẩm và trả lời bài thơ của cô Suongphale.

Suongphale đã viết:

Đầu năm vừa lúc xuân khai
Vì sao nỡ phán một nhà "ma vương"
Vui xuân nào có tội tình
Bói là hình thức , ôn văn hóa Kiều !

Thầy truyền văn hóa Á Đông
Người Tây , phương tiện , dẫn vào đạo minh
Đàn ca hát xướng thi ngâm
Đề tài đạo pháp ,nhạc tình không chen
Văn hóa là gốc nhân sinh
Thưởng thơ hát nhạc thanh tao tâm này.
*****************
*****************

1. Tiểu sử Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu - Thăng Long. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là một gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật...

... Năm 1820 (Canh Thìn) Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong, nhưng chưa kịp đi thì ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820) thọ 54 tuổi. Mộ ông nguyên táng tại làng An Ninh, huyện Hương Trà ( gần sau chùa Thiện Mụ). Năm Giáp Thân (1824), người ta cải táng ông và đưa về quê nhà Tiên Điền, Hà Tĩnh.

Năm 1965 ông được Hội đồng hòa bình thế giới của UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

Nguyễn Du đã sống một cuộc đời bi kịch. Xuất thân trong một gia đình quý tộc giàu sang, thế mà cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩy ông vào cuộc đời sống lay lắt, lưu lạc, tha hương. Nhưng bi kịch lớn nhất là từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho phỉ chí, mà rút cuộc phải chấp nhận cuộc đời triền miên buồn chán, không có một hoạt động say sưa và nhất quán vì lý tưởng nào cả. Nguyễn Du đã sống như một người dân thường giữa thế gian và nhờ thế ông thông cảm sâu xa với mọi kiếp người bị đầy đọa. Nguyễn Du nhìn đời với con mắt của một người đứng giữa dông tố cuộc đời và điều đó khiến tác phẩm của ông chứa một chiều sâu chưa từng có trong văn học Việt Nam trung đại.

Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển.

Thơ chữ Hán: Nguyễn Du có 3 tập thơ: Thanh Hiên thi tập gồm: 78 bài làm lúc ông đang sống lẩn tránh ở quê vợ và quê nhà Nghi Xuân ( 1786 – 1804).
Nam trung tạp ngâm gồm: 40 bài là tập thơ sáng tác lúc ra làm quan với triều Nguyễn (1805 – 1813).
Bắc hành tạp lục gồm: 132 bài làm lúc phụng mệnh vua dẫn đầu đoàn đi sứ Trung Quốc ( 1813 – 1814), tổng cộng 250 bài.

Thơ chữ Hán có những kiệt tác như: Đọc Tiểu Thanh kí, Bài ca những điều trông thấy ( Sở kiến hành), Bài ca người gảy đàn đất Long Thành ( Long Thành cầm giả ca), Người hát rong ở Thái Bình ( Thái Bình mại ca giả), Chống lại bài “ Chiêu hồn” ( Phản “chiêu hồn”)…

Thơ chữ Nôm: Nguyễn Du có hai kiệt tác Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát và Văn tế thập loại chúng sinh gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát. Ngoài ra, ông còn có một số tác phẩm đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu và bài vè Thác lời trai phường nón.

Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng sâu sắc, bao dung, đồng thời ông đã dùng ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ, sắc bén. Những sáng tác của Nguyễn Du là sự kết tinh những thành tựu chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện Kiều. Nguyễn Du đã có công lớn trong việc đưa ngôn ngữ văn học Tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển. Từ đó ông đáng được suy tôn danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới.
Nguồn: thpt-nguyendu-brvt.edu.vn.
**************************
**************************
Bông Hồng Cài Áo

Bông hồng cài áo vi.wikipedia.org

NGUỒN GỐC NGHI THỨC BÔNG HỒNG CÀI ÁO Khổng Trọng Hinh

Nghi thức "Bông Hồng Cài Áo" thường được tổ chức trong ngày Lễ Vu Lan ở các ngôi chùa VN hằng năm để tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn tại thế với con cháu. Trong nghi thức đó, các em Phật Tử, với hai giỏ hoa hồng (roses), màu đỏ & màu trắng, sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ.

Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.

Đây là 1 nghi thức thật dễ thương, nhiều ý nghĩa và rất hữu hiệu trong việc giáo dục đại chúng về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức BHCA đó được giới thiệu đến người Việt từ 1 cuốn sách cùng tên của thày Nhất Hạnh được viết vào tháng 8, 1962 và sau đó, được phổ thông hóa nhờ bản nhạc, cũng cùng tên cùa nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ. (Khổng Trọng Hinh)
*****************
*****************
Ý nghĩa:

Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du và Bông Hồng cài áo của Thiền sư trong các lễ Vu Lan Phật giáo. Là hai tác phẩm kiệt tác, văn hóa tự hào của người Việt.
Cụ Nguyễn Du đêm Truyện Kiều của đời vào đạo.
Và Thiền Sư Thích Nhất Hạnh phái Làng Mai ở Pháp, thì lấy vật tượng trưng là đóa hoa để đưa vào đạo. cho tới ngày nay khắp nơi trên thế giới điều biết hai tác phẩm này.

Nội dụng:

Tuy rằng hai tác phẩm với nội dụng dạy người giữ tròn đạo hiếu, đạo làm người nhưng có chút khác biệt về cách sáng tác.
Cụ Nguyễn Du hoàn toàn là người thế tục, tác phẩm dựa vào chuyện đời thế tục của từng nhân vật trong truyện Kiều. Tính chất đời sống nhân sinh.
Còn Thầy Nhất Hạnh, lấy chữ hiếu đi đầu. Lấy hoa hồng làm biểu tượng cho lòng hiếu thảo trong các ngày lễ Vu Lan.

Bói kiều và Bông hồng cài áo:

Hình thức bói kiều được thành lập, gồm có 210 quẻ, theo langmai.org, Ni Cô Giác Nhiên và Đạo Cô Tam Hợp. Tác giả...?

Bông Hồng cài áo thì đúng là chủ trương của Thiền Sư Nhất Hạnh thành lập.

2. Khách quan nhận xét:

Kết luận lại thì văn chương bói kiều không phải do phong văn của nhà văn ngoài đời viết, Vậy tác giả là ai?
Truyền thuyết của các nhà văn viết báo ngày nay, có vẽ tán dương và tô vẽ quá nhiều. Phật tử nên cẩn thận, biết đâu là sự ly gián của ngoại đạo?

3. Việc làm sự thật thì "tình ngay, lý gian'' của Ni Sư hay Làng Mai nói chung.

Trong các ngày lễ tết, vui xuân. Truyền thống văn hóa người Việt. Đốt Pháp vui xuân, Lễ Tổ tiên cúng tế, đi chùa lễ Phật, Xin xâm, xem ngày khai trương, Tổ chức văn nghệ, ca hát, thi thơ, hội họa, đua thuyền.v.v. tất cã là văn hóa đẹp của người Việt, tuy rằng một số không có trong Giáo lý nhưng được nhiều người hưởng ứng, và không có vi phạm thuần phong mỹ tục. Cũng rất hay.

Thì việc Bói kiều trước là để tưởng nhớ cụ Nguyễn Du, hay là tác phẩm truyện kiều phong phú, thoát tục của cụ Nguyễn Du cũng là điều đáng làm.

Theo tình tiết thì rất tốt, mà lý gian. Người chơi và người quảng cáo truyền bá đã quên đi ý nghĩa tốt đẹp về văn chương và nội dung của cụ Nguyễn Du.

Dùng văn phong không hợp trong nhà Phật. Bói kiều cầu mai. Van vái Ni Sư Tam hợp.v.v.

Riêng tôi nghĩ, nếu Bói kiều này đem vào nơi hội trường ca nhạc tổ chức Phật Giáo thì sẽ không có ai nghĩ là vi phạm giới luật nhà Phật. Vì trước là thư giản sau là tưởng niệm tới cụ Nguyễn.

Hai, nếu là tổ chức nơi chùa chiền, thì Văn phong và thời gian, lý do có sự xác nhận về tính chất văn hóa. Thì việc làm sẽ tốt đẹp hơn.

Ba, Nếu nghĩ về lợi ích phong phú trong văn hóa Phật giáo, tôi nghĩ lấy những câu thi thơ kệ của Ngài Lý Thái Tông trong các bài kệ Khóa hư lục hoặc thi thơ của Thiền Phái sơ Tổ Trúc Lâm thì có lẽ tính chất hợp hơn. Hoặc là 423 bài kệ Pháp Cú thì còn ý nghĩa làm người sâu sắc tốt hơn truyện Kiều, tuy rằng cụ Nguyễn là một Đại Thi Hào Văn Chương được Hội đồng hòa bình thế giới của UNESCO công nhận.


4. Kết luận:

Tóm lại, Truyện kiều tốt thì cũng tốt, nhưng không tốt hơn các bài thi thơ kệ của Thầy Tổ.

Một số Phật tử thuần hành về giới Luật thì việc bói kiều không nghiêm túc.

Báo chí, người hoằng pháp, ban biên tập cũng cẩn thận văn phong khi viết bài, phóng đại. Qua sự vô tình sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống Thiền phái Làng Mai và Văn hóa Phật Giáo nói chung.

Chúng ta điều hãnh diện và ủng hộ Truyện kiều của cụ Nguyễn, nếu nằm trong hội trường thi thơ hội họa, nhưng không thể nào Đại chúng chấp nhận truyền thống giống như ''Bông hồng cài áo''.

Lý do Cụ Nguyễn là người Phật tử tại Gia, còn Thiền Sư Nhất Hạnh là Tu Sĩ. Do đó đời đạo tuy hai là một, nhưng đạo đời tuy một mà thật sự là hai.

Tóm lại bài viết của cô Như Tâm viết "Đạo đời tuy một nhưng lại là hai''.
Còn bài viết của cô Pha Lê viết "Đời đạo tuy hay là một''.

(Thôi thì để tùy duyên cho Độc giả chọn, nếu muốn tu để giải thoát thì theo cô Như Tâm. Còn Hoằng dương Phật pháp lâu dài thì theo cô Pha Lê.)

Thân kính Quảng Hòa










 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Nội dụng:

Hình thức bói kiều được thành lập, gồm có 210 quẻ, theo langmai.org, do Ni Cô Giác Nhiên và Đạo Cô Tam Hợp.

2. Khách quan nhận xét:

Kết luận lại thì văn chương bói kiều không phải do phong văn của nhà văn ngoài đời viết, mà do Ni cô Giác Nhiên và Đạo Cô Tam Hợp thành lập ra 210 quẻ.

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">
<p style="padding-left: 56px;"><B>Giác Nhiên</B> là tên của ai?
Tra trong tác phẩm hình hài thấy đâu!?
<BR>2032. Trời đông vừa rạng ngàn dâu
Bơ vơ nào đã biết đâu là nhà!
Chùa đâu trông thấy nẻo xa
Rành rành "Chiêu Ẩn Am" ba chữ bài
Xăm xăm gõ mái cửa ngoài
Trụ trì nghe tiếng, rước mời vào trong
Thấy màu ăn mặc nâu sồng
<B>Giác Duyên</B> sư trưởng lành lòng liền thương...
</span></span>
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính các tiền-bối !
Thưa ! bangtam nhớ lời Đức Phật dạy là : Quy-y Tam-Bảo, không quy-y Trời, Thần, Quỷ, Vật ! Thưa ! Bao nhiêu phương tiện Phật để lại chẳng lẻ không đủ để tu hay sao mà phải dùng truyện Kiều để làm đề mục cho Tứ-Diệu-Đế !? Thưa ! Nếu nói về 8 cái khổ, thì bangtam xin phép được


hỏi mọi người :
  1. Ái biệt ly khổ. ________________Ta đã từng xa cách người thân yêu (hay con vật) chăng ? hay chỉ có Kiều nương mới bị hả Tuấn-Tú ?
  2. Oán tắng hội khổ______________Ta đã từng, hoặc đang chạm mặt hằng ngày với người ta không thích hợp chăng ?
  3. Cầu bất đắc khổ.______________Ta đã từng, và đang thất vọng trước việc cần mong đợi chăng ?
  4. Ngũ ấm xí thạnh khổ.__________Ta đã từng, và hiện tại luôn đuổi theo sắc, thọ, tưởng, hành, thức là nguyên nhân của sự khổ chăng ?
  5. Sinh khổ.____________________Ta đã từng, và trong hiện tại kiếp nầy đang mang bản án tử-hình khi cất tiếng khóc chào đời chăng ?
  6. Lão khổ.____________________Ta đã từng già trong nhiều kiếp luân-hồi, chớ đâu phải chỉ kiếp này chăng ?
  7. Bệnh khổ.___________________Ta đã từng bệnh trong vô số kiếp, và hiện tại có thân là có bệnh, điều này ai cũng có chăng ?
  8. Tử khổ._____________________Ta đã từng chết trong vô số kiếp, và hiện tại, cái chết đang dần đến trong từng giây, phút chăng ?
Thưa ! Kiều ra đời trong tất cả bối-cảnh của xả hội, vậy dám xin hỏi : Chúng ta có cùng cảnh ngộ như Kiều trong xả hội không ? Chẳng lẽ chỉ có Kiều mới có kinh-nghiệm sống, còn chúng ta thì chưa có ?
Thưa ! không phải bangtam bác bỏ văn-hoá, nhưng văn-hoá xin để nó đúng vào vị-trí người cần. Còn mục-đích của Chư Phật là cứu-độ chúng-sanh thoát khỏi những văn-hoá đã bám rễ trong tâm tưởng quen thuộc mê-lầm !
Bồ-Đề bổn vô thọ,
Minh-cảnh diệt phi đài
Bổn-lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai .
(của Đức Lục-Tổ Huệ-Năng)

Ngẫm hay muôn sự tại trời __________Vậy thỉnh hình tượng Phật ra chợ trời, rồi trước tượng ông Trời về thờ nhe bà con !
Trời kia đã bắt làm người có thân____Chắc là cha, mẹ ra sân. Ông Trời chuyển dạ, rặn thân Thuý-Kiều .
Bắt phong trần phải phong trần_______Cho bao nhiêu hưởng bấy nhiêu
Cho thanh cao mới được phần thanh cao_______Tất cả mọi việc thảy điều Trời sanh ?
Có đâu thiên vị người nào________Không đâu Trời ạ ! rành rành
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai________Nhân mà không học, Quả đành bó tay
Có tài mà cậy chi tài_________Xữa xưa cho đến ngày nay
Chữ tài liền với chữ tai một vần________Phật dạy : "các tướng đổi thay chẳng dừng"
Đã mang lấy nghiệp vào thân______Cái Nghiệp, hay cái thân người
Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa_______Sanh, trụ, hoại, diệt có chừa phần ai
Thiện căn ở tại lòng ta________Ông Trời hết phước đầu thai
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài..._______Thức-tâm mộng-huyễn, chữ Tài nói chi ! hihi!

Đầu Xuân Nghiêng Bút Xin Ghi
Tu tắc, trực chỉ _ đường vòng tuỳ duyên .
Hai trăm năm trước tâm viên
Đời nay ý-mã nối liền tử-sinh.

Kính
bangtam

<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info --><!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14/12/11
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống đánh bài và theo các trò giải trí như thì từ bỏ đánh bài và các loại giải trí như trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.
cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ trên không, trò chơi trên đất, chỉ bước vào những ô có quyền bước, trò chơi quăng thẻ rồi chụp nhưng không cho sụp đống thẻ, chơi súc sắc, chơi khăng, lấy tay làm viết, chơi banh, chơi thổi kèn bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ, chơi đoán chữ viết thiếu trên không hay trên lưng, chơi đoán tư tưởng, chơi bắt chước bộ điệu. Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ tất cả những trò cờ bạc và giải trí ấy

Kính thưa huynh Cầu Pháp
Gút lại vấn đề là ở chỗ trong trung tâm tu học Làng Mai , theo như TÀI LIỆU mà huynh tìm thấy trên mạng ( có nghĩa là huynh Cầu Pháp không phải tự viết ra những bài ấy theo yêu cầu của tranh luận ) , thì các tu sĩ xuất gia ở tại trung tâm Làng Mai đã phạm giới khi thực hiện vui xuân bói Kiều .
Nhưng nếu đọc trọn bài thì chúng ta sẽ thấy có vị Phật Tử đã bình luận là :hình thức "vui xuân bói Kiều" ở Làng Mai là "Tình ngay , Lý gian ".(Điều này có thể hiểu như vầy không :. Mục đích vui xuan tại Làng Mai thì chẳng có gì xấu , nhưng dở kinh ra thì đại khái là phạm giới rồi .)

Còn những người khác thì nhất định là, đem chuyện Kiều vào tu viện nói hay thực hiện "vui xuân bói Kiều " trong ba ngày Tết tại tu viện , là không hợp ..
Ở đây xin không tranh luận .
Riêng tôi nghĩ, nếu Bói kiều này đem vào nơi hội trường ca nhạc tổ chức Phật Giáo thì sẽ không có ai nghĩ là vi phạm giới luật nhà Phật. Vì trước là thư giản sau là tưởng niệm tới cụ Nguyễn.

Hai, nếu là tổ chức nơi chùa chiền, thì Văn phong và thời gian, lý do có sự xác nhận về tính chất văn hóa. Thì việc làm sẽ tốt đẹp hơn.


Ba, Nếu nghĩ về lợi ích phong phú trong văn hóa Phật giáo, tôi nghĩ lấy những câu thi thơ kệ của Ngài Lý Thái Tông trong các bài kệ Khóa hư lục hoặc thi thơ của Thiền Phái sơ Tổ Trúc Lâm thì có lẽ tính chất hợp hơn. Hoặc là 423 bài kệ Pháp Cú thì còn ý nghĩa làm người sâu sắc tốt hơn truyện Kiều, tuy rằng cụ Nguyễn là một Đại Thi Hào Văn Chương được Hội đồng hòa bình thế giới của UNESCO công nhận.

Thiết nghĩ Nếu lấy Kinh điển hay Thi Thơ Kệ ra mà vui chơi bói toán ngày xuân e rằng phạm tội bất kính Pháp Bảo còn tệ hơn là vui chơi ngày xuân với tác phẩm của thi hào Nguyễn Du ạ ?

Cầu Pháp đã viết:
Tóm lại theo cô Như Tâm thì đạo với đời tuy một mà hai
Còn theo cô Pha Lê thì đạo với đời tuy hai mà mot

Thôi thì để tùy duyên cho độc giả chọn, nếu muốn tu để giải thoát thì theo cô Như Tâm, còn hoằng dương Phật pháp lâu dài thì theo cô Pha Lê

Thì huynh CP đã hiểu lầm Pha Lê rồi.Hihi.
Pha Lê không có phân biệt hai câu đâu .Cả hai câu phải đi liền với nhau không thể tách ra được phải không ạ

"Đạo với đời tuy hai mà một
Đời với đạo tuy một mà hai"

Đạo và đời là HAI ( mặt của MỘT bàn tay ) nên nói câu trên
Còn Đời với Đạo tuy thuộc về MỘT bàn tay nhưng là HAI mặt khác nhau ạ !Cho nên nói câu dưới .

Còn riêng pha lê thì lo cái trước mắt , đọc Kiều thấy cô Kiều khổ quá nên không muốn khổ như cô Kiều , muốn thoát muôn đời cảnh khổ như của cô Kiều và như của các cảnh khổ khác nên tu thoát khổ thôi .Huynh đừng xúi người ta theo pha lê hoằng pháp vì pha lê chẳng biết hoằng pháp là như thế nào , hi hi chắc không làm nổi đâu ạ.Hi hi. Kính chào


 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
Kính các tiền-bối !
Thưa ! bangtam nhớ lời Đức Phật dạy là : Quy-y Tam-Bảo, không quy-y Trời, Thần, Quỷ, Vật ! Thưa ! Bao nhiêu phương tiện Phật để lại chẳng lẻ không đủ để tu hay sao mà phải dùng truyện Kiều để làm đề mục cho Tứ-Diệu-Đế !? Thưa ! Nếu nói về 8 cái khổ, thì bangtam xin phép được








hỏi mọi người :
  1. Ái biệt ly khổ. ________________Ta đã từng xa cách người thân yêu (hay con vật) chăng ? hay chỉ có Kiều nương mới bị hả Tuấn-Tú ?
  2. Oán tắng hội khổ______________Ta đã từng, hoặc đang chạm mặt hằng ngày với người ta không thích hợp chăng ?
  3. Cầu bất đắc khổ.______________Ta đã từng, và đang thất vọng trước việc cần mong đợi chăng ?
  4. Ngũ ấm xí thạnh khổ.__________Ta đã từng, và hiện tại luôn đuổi theo sắc, thọ, tưởng, hành, thức là nguyên nhân của sự khổ chăng ?
  5. Sinh khổ.____________________Ta đã từng, và trong hiện tại kiếp nầy đang mang bản án tử-hình khi cất tiếng khóc chào đời chăng ?
  6. Lão khổ.____________________Ta đã từng già trong nhiều kiếp luân-hồi, chớ đâu phải chỉ kiếp này chăng ?
  7. Bệnh khổ.___________________Ta đã từng bệnh trong vô số kiếp, và hiện tại có thân là có bệnh, điều này ai cũng có chăng ?
  8. Tử khổ._____________________Ta đã từng chết trong vô số kiếp, và hiện tại, cái chết đang dần đến trong từng giây, phút chăng ?
Thưa ! Kiều ra đời trong tất cả bối-cảnh của xả hội, vậy dám xin hỏi : Chúng ta có cùng cảnh ngộ như Kiều trong xả hội không ? Chẳng lẽ chỉ có Kiều mới có kinh-nghiệm sống, còn chúng ta thì chưa có ?
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xin mượn câu nói của Sương Pha Lê: "Đạo với đời tuy hai mà một. Đời với đạo tuy một mà hai" để trả lời bài viết thật công phu của Băng Tâm!? So sánh nỗi khổ của Thúy Kiều và của mình thì:
<p style="padding-left: 56px;">Kiều với ta tuy hai mà một
Ta với Kiều tuy một mà hai.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các vấn đề khác xin miễn bàn.</P>
</span></span>
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14/12/11
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Trích dẫn Kinh Trường Bộ > Kinh Phạm Võng > Trung Giới > Số...

14. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống đánh bài và theo các trò giải trí như cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ trên không, trò chơi trên đất, chỉ bước vào những ô có quyền bước, trò chơi quăng thẻ rồi chụp nhưng không cho sụp đống thẻ, chơi súc sắc, chơi khăng, lấy tay làm viết, chơi banh, chơi thổi kèn bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ, chơi đoán chữ viết thiếu trên không hay trên lưng, chơi đoán tư tưởng, chơi bắt chước bộ điệu. Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ đánh bài và các loại giải trí như trên. - Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.

Cương Yếu Giới Luật trong Bồ Tát Giới của Dịch Giả Cố HT. Thích Thiện Siêu. Bát Quan Trai Giới và Sa Di giới.v.v. Các đường links dưới đây, không đúng giới luật của Phật dạy.

1. Bài viết Vui xuân bói Kiều kể lại Tết Tân Mão 2011. (Không rõ tên tác giả)

2. “Háo hức” đi chùa xem... bói Kiều chùa Từ Hiếu (TP Huế) của Tác giả Bùi Hiền viết năm 1. 2012...

3. Ngày Xuân Bói Kiều cũng không ghi rõ tên tác giả và ai là người đề xướng ra bói kiều ?

Tại sao năm Quý Tỵ 2013 Thì phong trào bói kiều không có nghe nói tới ?

Những điều thắc mắc như trên, thật là khó hiểu.

Sự giải đáp này chỉ có Quý Thầy ở Làng Mai và người trong Làng Mai hiểu. Nếu đứng theo lập trường của Phật Giáo thì cách tổ chức, bói kiều, cầu xin... Là phạm vào Trung giới số 14 Kinh Phạm Võng trong Trường Bộ Kinh và trong các hạnh Sa-Di, Bồ Tát Giới của Đại Thừa Phật Giáo.
******************************
******************************
Chánh tín:
Phật dạy: Này các Kàlàmà, chớ vội tin vì nghe truyền thuyết, chớ vội tin vì theo truyền thống, chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng, chớ vội tin vì lý luận siêu hình.

Chớ vội tin vì đúng theo một lập trường, chớ vội tin vì phù hợp với định kiến, chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền và chớ vội tin vì vị Sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình. (Trích dẫn: ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Lớn, phần các vị ở Kesaputta VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.336)

Cô Như Tâm đã giúp chúng ta quay trở lại lời Phật Dạy, và rất cảm phục sự chánh kiến của Cô giống y như bài kệ dưới này.

Có lỗi biết là lỗi
Không lỗi biết là không
Do phải quấy suốt thông
Hữu tình sanh lạc cảnh.(Pháp kệ số 319).

Học Phật hay dở không thể dựa vào lý thuyết, giảng thuyết hay, nói đúng, mà phải dựa vào chánh kiến, tư duy, thực hành đúng. (Trong Pháp kệ số 262). Và lời Phật dạy, như Cô Như Tâm nói.

Chiến-thắng ngàn ngàn người nơi quân-trận
Chưa vẻ-vang bằng mình thắng được mình.

(Pháp Kệ số 103.)

Nếu tu mà không quay trở vào thì không thể nào sửa được tâm. Kế tiếp là sự tin tưởng mà thiếu trí huệ thì trở thành sự mê tín. Hoặc sự Tôn kính mà thiếu trí huệ cũng dể trở thành tín đồ (Con chiên) như ngoại đạo.
Ví dụ như: Thiền phái Làng Mai của Thầy Thích Nhất Hạnh là một danh môn chánh phái có hàng ngàn chúng đệ tử theo phái thiền này. Nhưng trong hàng ngàn người đó không lẽ không có một dài con sâu làm hỏng nồi canh sao...!?
Ví dụ như: Báo Giác Ngộ, Do các Thầy làm chủ nhiệm trong ban biên tập, vì tin tưởng giao nhiệm dụ cho ban biên tập, nhưng ban biên tập thì không hiểu sâu vào luật nhân quả, hay giới luật của nhà Phật thì cũng dể bị mất lỗi. Viết sai văn phong.v.v. Do đó, cp xin gửi thêm một bài kệ cảnh tỉnh đây.







Tự mình nương-tựa chính mình,
Còn hơn tìm kiếm cứu-tinh nơi nào.






Khéo tự điều-phục sao cho vẹn,

Được nơi nương-tựa, hiện khó tìm.

(Kệ số 160.)







Hoặc bài của cô Như Tâm, hãy tự mình cảnh tỉnh lại mình, không khéo sẽ dể lạc vào ma đạo.
-------Những điều điên-đảo một tua,
______Mượn danh Phật-Pháp mà khua khắp trời....

______Bày trò nhiễu hại nhằm nơi ...

______Giết Phật, huỷ Pháp, thời thời giết Tăng.



[FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]______Ghê thay tà-đạo dữ-dằn
[FONT=arial,sans-serif]______Phật cấm bói toán !!!... Ma hằng bày thêm,[/FONT]
[FONT=arial,sans-serif]______Cầu cơ, ngâm, hát ngày đêm[/FONT]
[FONT=arial,sans-serif]______Trước thoả dục-vọng, sau truyền lời Ma.[/FONT]
[FONT=arial,sans-serif]______Đồng khí tương cầu bởi là[/FONT]
[FONT=arial,sans-serif]______Đồng thanh tương ứng một nhà Ma-Vương.[/FONT]​

[FONT=arial,sans-serif]Kính
bangtam.

Về phương diện khách quan, chiếu theo giới luật nhà Phật đã kể ra, thì Cô Như Tâm nói rất đúng. (100 %), chúng ta là cư sĩ tại gia thì nghịch duyên, chướng ngại rất nhiều, dù cho hiểu đạo mà không nghiêm trì giới luật thì lọt và ma chướng là cái chắc. (Xem 50 ngũ ấm am, trong kinh Lăng Nghiêm.)

Giới luật là nền tảng căn bản của Đạo Phật. Nếu bỏ giới tức là bỏ Đạo, bỏ Thầy trong kinh Đại Niết Bàn.

Thân kính, Chúc cô Như Tâm thành đạt đạo mầu.


Vui thay, gặp bạn khi cần!

Vui thay, biết đủ với ngần nầy đây!


Vui thay, thiện-nghiệp dầy khi chết!

Vui thay đau khổ diệt-trừ xong!

(Kệ số 331.)









Vui thay, phụng-dưỡng mẹ già!

Vui thay, hiếu-kính với cha trên đời!

Vui thay, phục-vụ Sa-môn!

Vui thay, thừa sự Thánh-nhơn ra đời!
(Kệ số 332.)










Vui thay, giữ giới tới già!

Vui thay, tín-niệm rất là bền lâu!

Vui thay thành-đạt trí mầu!

Vui thay ác-hạnh từ lâu khước-từ!
(Kệ số 333.)









Quảng Hòa.
**************************

**************************




[/FONT]
[/FONT][/FONT]
<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info --><!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->

Kính pháp huynh CP
Bài này spl không biết pháp huynh trích dẫn từ đâu , trích dẫn 100% hay chỉ trích dẫn một phần và có thêm lời của huynh .Tuy nhiên spl cũng xin có ý kiến một chút.

Pháp huynh đã trích dẫn Kinh Trung Bộ số 14 nói về sự không tham gia các trò giải trí của người xuất gia.
Đồng thời pháp huynh cũng trích dẫn về Kinh Kalama nói về 8 Điều Chớ Vội Tin , trong đó có điều Chớ Vội Tin vì điều đó có trong Kinh Điển .
Do đó , spl xin có ý kiến là việc phạm giới , thế nào là phạm giới , không phải những người phàm phu có thể quyết định được tất cả . Ngoại trừ những sự phạm giới quá rõ ràng và thô thiển.Thế nào là phạm giới . Theo suy nghĩ bình thường thì , đức Phật chế ra giới luật để giúp cho người tu dựa vào luật giới để y theo đó không làm những điều gây tác hại cho bản thân người đó và gây đau khổ cho người khác , vì một hành vi thiếu đạo đức .
Còn những phương tiện đa đoan thì chúng ta không thể nắm bắt , hiểu biết , bằng mắt thịt , để rồi phán xét thiếu căn bản , và kết án khá hồ đồ . Đây là phạm giới . Tại trung tâm tu học nọ , về đường lối tổ chức đón ba ngày Tết .Vì vậy thái độ đúng đắn của một người tu là chớ vội kết luận sự việc bằng con mắt phàm , bằng sự vội vã , hay bằng sự thấy người ta khác quan điểm là không ưa..., .Do vậy , chúng ta không nên tuyên truyền một điều gì mà chúng ta chưa đủ khả năng điều kiện nắm bắt .

Đây chính là tinh thần được dạy về ĐIỀU CHỚ VỘI TIN trong kinh Kalama.

Kinh nói các người xuất gia không được tham gia những loại hình giải trí gì .Còn trung tâm tu tập nọ có tổ chức lễ mừng xuân theo phong tục vui xuân theo văn hóa gì , tại sao cần làm như vậy . Chỉ có vị Thầy nắm được . Vậy chúng ta không nên vội vã phê bình hay lên án .Nếu không chính chúng ta trở thành kẻ phạm giới vọng ngữ .

Nói ít mong pháp huynh hiểu nhiều
Một lần nữa xin cám ơn pháp huynh đã bỏ công đi tìm (? ) các tài liệu( ?) trên đây và post lên,để cho rộng đường dư luận

Nhân đây spl cũng xin gởi đến Bạn Băng Tâm lời cám ơn về bài kệ của Bạn để cảnh tỉnh những Phật tử chúng tôi tham gia diễn đàn về sự cẩn trọng không lọt lưới ma .Kính chào bạn Băng Tâm .
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Hành hương đầu năm được đãi cơm miễn phí

Đi chùa lễ Phật đầu năm đã trở thành văn hóa tín ngưỡng của nhiều thế hệ. Nếu như phần lớn các ngôi chùa ở khu vực đô thị chỉ rộng cửa đón khách, không đãi ăn, thì một số ngôi chùa ở vùng ngoại ô luôn sẵn sàng thết đãi du khách hành hương các món cơm, bánh, bún... với số lượng từ một hai ngàn đến cả chục ngàn lượt người mỗi ngày.
ebe8a_com_1.jpg

Vị trụ trì một ngôi chùa ở huyện Hòa Thành (Tây Ninh) cho biết, dù năm nay chuẩn bị khá nhiều món ngon đãi khách tự chọn, nhưng lượng khách đi chùa giảm hơn phân nửa so với năm ngoái, chỉ tầm 300-4.000 người/ngày. Tại thiền viện Thường Chiếu, huyện Long Thành, chỉ tặng cơm hộp cho Phật tử trong ba ngày Tết, ước đạt khoảng 2.000 suất/ngày. Trong khi đó, Tổ đình Phước Tường, quận 9, TPHCM, mỗi ngày đãi cơm cho Phật tử, du khách trung bình khoảng 500 người/ngày. Hầu hết thực đơn cơm chay nhà chùa đều đổi món theo từng ngày, dù chỉ có ba món chủ lực là kho, xào và bún, bánh tráng miệng. (Xem tiếp...)​

*** http://www.giacngo.vn ***
Tâm tư người con phố thị ngày xuân
Giác Ngộ số Tân niên: nhiều tin, bài hấp dẫn!
Tưởng niệm vị Cao Tăng 102 tuổi
HT.Kazimu Daichi cúng 1 tỷ VNĐ xây dựng HVPGVN tại TPHCM
Tết Nguyên đán với những nét đẹp chùa cố đô
“Người làm vườn” sống tròn vai diễn
Hành hương đầu năm được đãi cơm miễn phí
Thư gửi người đang yêu
Lại nói về cành mai Mãn Giác

*** http://www.phattuvietnam.net ***

  1. TT. Huế: Tưởng niệm 34 năm Cố Đệ nhị Tăng thống Thích Giác Nhiên viên tịch
  2. Thanh Hóa: Chư Tăng Ni - Phật tử huyện Triệu Sơn hành hương các chùa trong tỉnh
  3. Đêm Phổ Trà tất niên tại Thiền viện Sùng Phúc
  4. Hơn 1.000 Phật tử đi hành hương cầu phúc do Chùa Từ Tân tổ chức
  5. Nét đẹp ngày Xuân ở chùa Hưng Khánh
  6. BRVT: Những hoạt động ngày xuân tại chùa Phật Quang
  7. Đêm nhạc Di Lặc xuân ca tại Nhà hàng Việt Chay
  8. Chùa Giác Ngộ tổ chức cho 1.000 Phật tử đi hành hương
  9. 1.500 Phật tử hành hương thập tự do TĐ Ấn Quang tổ chức
  10. Chùm ảnh: Tết Việt trên đất Ấn
http://diendan.tuvien.com/index.php
Ngày 11-01-2013 forum: Phật học phổ thông.i bài 6-10
Ngày 11-01-2013 re: Phẩm song yếu tự truyện
Ngày 11-01-2013 re: Học: Kinh phạm võng
===


[FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]
[FONT=arial,sans-serif]Tỳ-kheo nào sợ nguy phóng-dật,
[FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]

Lại an-vui, tỉnh-giác trong lòng,
Tiến nhanh như ngọn lửa hồng
[FONT=arial,sans-serif]Đốt thiêu kết-sử, xích-xiềng nhỏ, to.

[FONT=arial,sans-serif](Kệ số 031.)

[/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT]
[FONT=arial,sans-serif]

[/FONT][FONT=arial,sans-serif] [/FONT]​
[/FONT]​
[/FONT]​
[/FONT][/FONT]



[FONT=arial,sans-serif]Dịch giả Thiện Nhựt theo trong kinh Pháp Cú. [/FONT]

Ngày: 14-02-2013
[movlleft]ý nghĩa của công đức và phúc đức [/movlleft]

********
Gửi bạn Tuấn Tú,
Bói kiều và Bông hồng cài áo:

Hình thức bói kiều được thành lập, gồm có 210 quẻ, theo langmai.org, Ni Cô Giác Nhiên và Đạo Cô Tam Hợp. Tác giả...?

Bông Hồng cài áo thì đúng là chủ trương của Thiền Sư Nhất Hạnh thành lập.
Cảm ơn bạn đã thấy được chổ viết sơ sót. cp đã sửa lại rồi đó, còn chổ nào sai nửa không, ví dụ lỗi chánh tả, cũng may là trang này sửa lại được. Cp cũng không hiểu tại sao.
***************
**************
Gửi Cô Pha Lê,

Kính pháp huynh CP
Bài này spl không biết pháp huynh trích dẫn từ đâu , trích dẫn 100% hay chỉ trích dẫn một phần và có thêm lời của huynh .Tuy nhiên spl cũng xin có ý kiến một chút.
cp xin trả lời, Những đoạn trích dẫn từ kinh, thì có ghi rõ tên kinh, nơi xuất xứ và Tác Giả.
Về các bài kệ thì của Dịch giả Cố Trưởng Lão Thích Minh Châu và một số của cư sĩ Thiện Nhựt.

Nguyên văn và nội dung trong kinh, kệ giữ nguyên, không có thêm bớt.

Ngoài ra là lời tham khảo của Cầu Pháp viết cho các bạn, với lối văn kịch cởm không thứ tự, hi hi.


Về tất cã bài viết sau của các bạn, cp không còn ý kiến, Nếu có khác nhau tư tưởng các bạn cho cp thêm cơ hội tu sửa.


Riêng về bài viết sau cùng của cô Pha Lê thì tư tưởng giống nhau, Cô xem lại một lần nửa, thử coi có giống nhau ở điểm nào. Lời văn có lẽ khó hiểu, cô thông cảm một chút nhe.


Thân, CP.

 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Lời chúc gửi gắm điều gì?

GNO - Tết, ai cũng chúc và nhận được những lời chúc tốt đẹp mà mình dành tặng cho những người thân, thương, bạn bè và ngược lại. Thoạt nhìn và nghe có vẻ như một "thủ tục" ngày xuân nhưng kỳ thực việc chúc Tết mang ý nghĩa gửi gắm, mong ước và hi vọng rất nhiều vào người nhận cũng như là niềm hoan hỷ của người được nhận.

chuc%20mung%201.jpg

Lời chúc gửi gắm niềm mong sống tốt - Ảnh minh họa

Mong ước những điều tốt đẹp đến với người khác là ý niệm thể hiện lòng từ bi rõ nét của con người. Do vậy, khi ta có thể chúc được cho nhiều người có niềm an vui, hạnh phúc, không phân biệt thân sơ chính là ta đã mở lòng ra rất rộng. Tất nhiên, lời chúc ấy là thực tâm, nó xuất phát từ sự mong ước thiện lành cũng như việc mình nghĩ đến số đông. Lời chúc ấy hàm chứa cả sự cầu nguyện mà mình truyền thông tới không chỉ người nhận lời chúc mà còn với những bậc Thánh có lòng từ bi lớn, thường trao tặng niềm an vui cho chúng sinh.

Lời chúc còn là gửi gắm, qua cái nhìn của đạo Phật về nhân quả chính là mong bạn hãy sống tốt, hãy gieo nhân lành.

Vì sao lại gửi gắm qua lời chúc điều đó? Vì người con Phật hiểu rõ nhân quả, không có một đấng tối thượng nào ban phát điều may mắn cho bất kỳ ai cả mà do con người, chúng sinh tự tạo ra an vui hay bất hạnh cho mình.

Trên phương diện quán chiếu như thế sẽ thấy lời chúc hanh thông, cát tường... sẽ được hiểu là mong bạn hãy để tâm mình thong dong, thư thái, đừng có buộc ràng, đừng có ghim gút chuyện này chuyện kia làm chi. Nếu buộc ràng, ghim gút, cột chặt... mọi thứ lại thì làm sao tâm mình hanh thông, cát tường được? Mà, một khi tâm đã "ngăn dòng", đã "bó" vào một tảng đá buồn giận, oán cừu, trách móc, buộc tội... thì sẽ thấy cuộc đời mình không lối thoát, từ tình cảm tới công việc, đến mọi mối quan hệ, liên hệ xung quanh trở nên chật chội, nặng nề...

Đức Phật dạy rằng: "Nhất thiết duy tâm tạo". Vì vậy, nếu ta muốn mọi việc tốt đẹp thì ta hãy gieo nhân và tạo duyên tốt đẹp cho người, cho mình. Đừng để mình trở thành người tham lam và vô lý khi cứ mãi mong được an vui mà lại tạo ra khổ đau, lấy đi an vui của người khác, chúng sinh khác bằng sự si mê, sân giận ngập trời của mình. Đừng để những lời chúc mình nhận được là món quà xa xỉ mà mình không dùng tới, cũng đừng để những lời chúc của mình chỉ là những lời sáo rỗng, học thuộc lòng... vì mình không thật thà, vì mình còn ganh, ghen, ghét quá nhiều.

Tới đây, ta thấy tính tương tức của ý nghiệp, rằng, khi ý khởi điều không tốt thì dù ai có chúc lành bao nhiêu ta cũng chẳng thể LÀNH được. Chữ lành theo hai nghĩa, là ta sẽ thiện lành trong mạch sống với cuộc đời và những việc lành sẽ đến với mình!
Chúc Thiệu
*** http://www.giacngo.vn ***
HT.Yoshimizu Daichi cúng 1 tỷ VNĐ xây dựng HVPGVN tại TPHCM
Chùa Khánh Long tổ chức "Một ngày an lạc"
Hoa đăng, ca nhạc mừng xuân Quý Tỵ
Chùa Bảo Ngạn: Lễ chúc thọ các cụ
Khai hội Khán hoa mẫu đơn tại chùa Phật Tích
Đến Thủ Lễ xem hội vật nhau
Văn phòng THPG TP.HCM gặp mặt đầu năm
Gặp mặt thân mật đầu Xuân
Hồn xuân trong cánh mai vàng

*** http://www.phattuvietnam.net ***

  1. Giao lưu văn hóa nghệ thuật truyền thống đầu xuân tại Phật Tích
  2. Phú Thọ: Chùa Bảo Ngạn mừng thọ Phật tử
  3. Tp.HCM: TV Pháp Hạnh (Củ Chi) hành hương 10 chùa đầu năm
  4. Cuộc gặp định mệnh của tử tù với vị Đại đức từ tâm
  5. Lạng Sơn: Khóa lễ đầu năm cho thanh thiếu niên tại chùa Thành
  6. Audio: Ca khúc Kỳ phùng
  7. TP. Vũng Tàu: Khai Mở Lễ Cầu Quốc Thái Dân An
  8. Lâm Đồng : 200 phần quà cho bà con nghèo chùa Hội Phước
  9. TT. Huế: Tưởng niệm 34 năm Cố Đệ nhị Tăng thống Thích Giác Nhiên viên tịch
  10. Thanh Hóa: Chư Tăng Ni - Phật tử huyện Triệu Sơn hành hương các chùa trong tỉnh
http://diendan.tuvien.com/index.php

Ngày 11-01-2013 forum: Phật học phổ thông.i bài 6-10
Ngày 11-01-2013 re: Phẩm song yếu tự truyện
Ngày 11-01-2013 re: Học: Kinh phạm võng
===


[FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]
[FONT=arial,sans-serif]
[FONT=arial,sans-serif]Tỳ-kheo nào sợ nguy phóng-dật,
[/FONT][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]
[FONT=arial,sans-serif]

Lại an-vui, tỉnh-giác trong lòng,
[FONT=arial,sans-serif]Chẳng hề thối-đoạ long-đong,

[FONT=arial,sans-serif]Niết-bàn ngưỡng cửa đã trông gần kề.

[FONT=arial,sans-serif](Kệ số 032.)
[FONT=arial,sans-serif]
[/FONT]
[/FONT]
[/FONT][/FONT]
[/FONT]
[/FONT][/FONT]
[/FONT][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]
[/FONT][/FONT][/FONT][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]

[/FONT][/FONT][/FONT]
[/FONT]
[/FONT]
[/FONT][/FONT]
[FONT=arial,sans-serif]Dịch giả Thiện Nhựt theo trong kinh Pháp Cú. [/FONT]

Ngày: 15-02-2013
[movlleft]ý nghĩa của công đức và phúc đức [/movlleft]
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Chùa Khánh Long tổ chức "Một ngày an lạc"



GNO - Ngày Mùng 4 tháng Giêng, nhân dịp Xuân Quý Tỵ, ĐĐ.Thích Đạo Duyệt, trụ trì chùa Khánh Long, thôn Ninh Tảo, xã Thanh Bình, huyện Thanh Liêm (Hà Nam) đã tổ chức khóa tu “Một ngày an lạc” và Lễ chúc mừng ĐĐ.Thích Tâm Mẫn hoàn mãn đại nguyện “Nhất bộ nhất bái” từ TP.Hồ Chí Minh về đến non thiêng Yên Tử đồng thời khai đàn kỳ an đầu năm Quý Tỵ.
22.jpg

Phật tử tham dự khóa tu "Một ngày an lạc"
Rất đông Phật tử vân tập về chùa Khánh Long – Ninh Tảo với tinh thần hiếu đạo, thành tâm tha thiết tu tập “Một ngày an lạc” trong tiếng niệm Phật vang rền dưới sự hướng dẫn của Đại đức trụ trì. Sau một ngày tu tập viên mãn, toàn thể hội chúng và nhân, dân đồng bào cũng như Phật tử các đạo tràng miền Bắc hân hoan cung nghinh ĐĐ.Thích Tâm Mẫn quang lâm.

Mở đầu chương trình là phần tán thán công hạnh, hạnh nguyện “Nhất bộ nhất bái” suốt gần 4 năm trên đường dài hơn 1.800km từ chùa Hoằng Pháp, TP.Hồ Chí Minh về đến non thiêng Yên Tử, Quảng Ninh của ĐĐ.Thích Tâm Mẫn đã viên mãn.
Dịp này, ĐĐ.Thích Đạo Duyệt, trụ trì chùa Khánh Long – Ninh Tảo và của các Phật tử đạo tràng gần xa dâng lên chúc mừng ĐĐ.Thích Tâm Mẫn với lòng tôn kính, khát ngưỡng từ bấy lâu của hàng vạn trái tim của Phật tử.

ĐĐ.Thích Tâm Mẫn đã có một thời pháp nhũ khuyên các hàng Phật tử hãy sống đúng với tinh thần từ bi của người con Phật, hãy giữ gìn ba nghiệp trong sạch nhằm xây dựng đời sống tinh thần an vui, hạnh phúc và nỗ lực tinh tấn trên con đường tiến về giải thoát. Sau thời pháp, ĐĐ.trụ trì một lần nữa tán thán công hạnh lợi tha đặc biệt trong suốt những năm qua và mong ĐĐ.Thích Tâm Mẫn luôn luôn giữ vững chí nguyện hoằng pháp lợi sinh của mình để đem ánh sáng Phật pháp đến với tất cả chúng sinh.

Sau lễ chúc mừng là lễ khai đàn kỳ an cho tất cả đồng bào và Phật tử nguyện cầu quốc thái bình, gia đình cát khánh, chúng sanh an lạc. Buổi lễ diễn ra thật trang nghiêm, thanh tịnh, hoan hỷ của hàng ngàn Phật tử. Lễ Kỳ An vẫn được tiếp tục hàng đến rằm tháng Giêng.
CTV



*** http://www.giacngo.vn ***
Chùa Hương tắc nghẽn ngày khai hội
Chùa Khánh Long tổ chức "Một ngày an lạc"
Hoa đăng, ca nhạc mừng xuân Quý Tỵ
Chùa Bảo Ngạn: Lễ chúc thọ các cụ
Khai hội Khán hoa mẫu đơn tại chùa Phật Tích
Đến Thủ Lễ xem hội vật nhau
Văn phòng THPG TP.HCM gặp mặt đầu năm
Gặp mặt thân mật đầu Xuân
Hồn xuân trong cánh mai vàng

*** http://www.phattuvietnam.net ***

  1. Tìm về “Bến Giác” từ thanh âm, vũ đạo
  2. Đà Nẵng: GĐPT Viên Quang du ngoạn đầu năm
  3. TP. HCM: Chùa Long Phước khai đàn Dược Sư
  4. Thư ngỏ: Hùn Phước xây dựng Chùa Pháp Chơn (TP.HCM)
  5. Thông báo: Chương trình Lễ Cầu An và Phóng sinh đầu xuân Quý Tỵ
  6. Giao lưu văn hóa nghệ thuật truyền thống đầu xuân tại Phật Tích
  7. Phú Thọ: Chùa Bảo Ngạn mừng thọ Phật tử
  8. Tp.HCM: TV Pháp Hạnh (Củ Chi) hành hương 10 chùa đầu năm
  9. Cuộc gặp định mệnh của tử tù với vị Đại đức từ tâm
  10. Lạng Sơn: Khóa lễ đầu năm cho thanh thiếu niên tại chùa Thành
http://diendan.tuvien.com/index.php
Ngày 11-01-2013 forum: Phật học phổ thông.i bài 6-10
Ngày 11-01-2013 re: Phẩm song yếu tự truyện
Ngày 11-01-2013 re: Học: Kinh phạm võng
===


[FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]
[FONT=arial,sans-serif]
[FONT=arial,sans-serif]Tâm giao-động, tâm hay cảm-nhiễm;
Khó giữ tâm, khó kiểm-soát tâm.
Như thợ khéo vót tên thẳng-tắp,
Bực hiền-lương khéo tập
[FONT=arial,sans-serif]trực-tâm.
(Kệ số 033.)
[/FONT][/FONT]​
[/FONT]​
[FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]





[/FONT][/FONT][/FONT][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]


[/FONT][/FONT]
[/FONT]
[/FONT]
[/FONT][/FONT]
[FONT=arial,sans-serif]Dịch giả Thiện Nhựt theo trong kinh Pháp Cú. [/FONT]

Ngày: 15-02-2013
[movlleft]ý nghĩa của công đức và phúc đức [/movlleft]
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Khóa nghi Sáu Thời Sám Hối.

Phật nói





GN Xuân - Tôi tin sau biến cố gia đình chúng tôi sẽ hiểu và thương yêu nhau hơn. Bây giờ tôi phải tìm phương tiện về Hà Nội gấp, chồng và các con đang chờ tôi về nhà sum họp cuối năm. Ngạc nhiên quá, tôi buột miệng, hỏi: sao chị biết? Nhìn tôi với ánh mắt thể hiện thân đã an, tâm đã tỉnh, chị nói, giọng chị tự tin: Phật nói! Chị trạc tuổi trên 40. Tóc chị dài được búi bởi cái kẹp khá đắt tiền. Quần áo chị mặc thuộc loại sang nhưng dơ và nhàu nát. Tai, cổ, ngón tay, cổ tay, đều đeo vàng. Chân chị mang đôi giày cao gót màu kem, có móc gài bằng kim loại. Túi xách chị đeo là hàng hiệu dành cho giới trung lưu. Gương mặt của chị sẽ khiến người đối diện ưa nhìn nếu quầng mắt không thâm và ánh mắt không ngây dại.

Phat%20noi.JPG

Ảnh minh họa của Bảo Toàn
Chị xộc thẳng vào bếp chùa, quát: đem cái quả ra cho tôi. Tôi vội tìm cái mâm đem ra cho chị. Chị to tiếng: nhỏ quá! Tôi chạy tìm cái lớn hơn. Chị cao giọng: lớn quá! Cuối cùng chị chọn cái khay mà chùa hay bưng nước cho thầy trụ trì. Chị ngồi xổm xuống đất, cẩn thận lấy bông trái từ túi nhựa nhăn nhàu, đặt vào khay một cách trang trọng.
Nhìn mâm bông trái chị chuẩn bị cúng Phật, tự nhiên tôi khởi lòng thương chị: một trái thanh long, một trái dứa, vài trái quýt vàng và một cành bông cúc. Trái chị bày không còn tươi tốt. Bông chị cúng Phật hoa cũng khô mà rễ cũng khô. Thế nhưng, chị tỏ vẻ vừa lòng với lễ vật của mình. Bất ngờ chị ngước nhìn tôi rồi ra lệnh: bưng khay hoa quả cho tôi! Đúng lúc này tôi phát hiện ánh mắt chị thất thần. Chị trước, tôi sau, cùng bước lên chánh điện.

Tới cửa chánh điện thấy chị không dừng lại, tôi nhắc khẽ: chị vui lòng bỏ giày bên ngoài. Nghe vậy, chị nhờ tôi tháo giày giúp. Tôi ngồi xuống loay hoay mãi với cái khóa kim loại của đôi giày. Không đủ kiên nhẫn vì sự chậm chạp của tôi, chị đẩy tôi ra, rồi mang giày cao gót bước thẳng lên những tấm thảm trải trên chánh điện. Tôi lẳng lặng đi theo để giúp chị, nếu chị cần.

Lụp chụp trong việc đốt nhang, chị đã làm bể bóng đèn trên bàn Phật. Ra vẻ người sòng phẳng, chị thọc tay vào túi xách rút tờ năm mươi ngàn để dưới chân cây đèn. Sẵn cái dùi bên cạnh, tiện tay chị cầm gõ mạnh vào chuông. Những tiếng chuông chị gõ vang lên không đều, lúc lớn, lúc nhỏ, lúc nhanh lúc chậm; thể hiện sự hoảng loạn của thân và tâm. Gõ xong, chị lại rút tờ năm mươi ngàn bỏ vào chuông.

Cái mâm bông trái của chị, sau khi thành kính thắp nhang cúng Phật, chị gọi tôi bưng theo chị xuống nhà thờ Tổ phía sau chánh điện. Tại đây, chị lại gõ chuông, lại nghiêm trang thắp nhang, lại rút năm mươi ngàn bỏ vào chuông. Chưa xong, cũng mâm bông trái đó, chị lại kêu tôi chuyển đến nhà thờ sư phụ của thầy trụ trì. Chị lại cũng thắp nhang, nhưng vì tại đây chùa không đặt chuông cho nên chị đành bỏ quy trình gõ chuông và bỏ tiền vào chuông.

Tôi nghĩ, chùa có bao nhiêu bàn thờ chị đã lạy hết rồi, bây giờ đã đến lúc tôi tiễn chị về. Nhưng không, chị lớn giọng giải thích: tôi chỉ mới thắp nhang, chưa khấn vái; đi chùa là phải đủ lễ chứ? Rồi, một lần nữa tiếng guốc cao gót của chị vang trong chánh điện. Thấy chị đứng nghiêm chắp tay, đôi mắt dại chiếu thẳng vào mắt Phật; tôi lẳng lặng đến đứng bên cạnh, chắp tay.

Tự nhiên chị bật khóc, mới đầu còn nhỏ, sau vỡ òa nức nở. Những giọt nước mắt như bị kiềm nén lâu ngày bây giờ mới được dịp tuôn tràn; chị khóc như trẻ con lạc má giữa chợ vậy. Lẫn trong tiếng khóc, là lời nói nghẹn ngào, rằng: Phật ơi, chồng con yêu việc hơn yêu con. Hai đứa con của con yêu bản thân mình hơn yêu mẹ. Đã nhiều ngày con ăn cơm một mình. Đã nhiều đêm con âm thầm chiếc bóng. Con cô đơn bên cạnh người thân. Con cô độc trong ngôi nhà tiện nghi của mình. Con đã sa ngã Phật ơi…

Bây giờ chị không còn đứng nổi mà quỳ, mặt chị áp sát đất, hai tay luồn vào mái tóc rối bời, chị lại nói trong tiếng nấc: Phật ơi, con thất tiết nhưng con vẫn yêu chồng. Con sa ngã nhưng vẫn tròn bổn phận làm mẹ. Con hối lỗi, con đã xin chồng tha thứ, con đã xin các con tha thứ; nhưng cả nhà im lặng. Bây giờ con không nhà, không chồng, không con, con chỉ còn có Phật. Con đã biết lỗi của mình, xin Phật tha thứ cho con. Phật ơi, con khổ lắm, con không sống nổi, con chết mất. Rồi, chắc đã kiệt sức, đầu chị gục xuống thảm, hai tay chị buông thõng trải dài về phía Phật, hai mắt chị nhắm lại…; thật lâu.

Bỗng nhiên chị ngồi dậy, hai tay lần tìm móc gài kim loại để tháo đôi giày ra khỏi chân, rồi cũng đôi bàn tay ấy chị thoăn thoắt bới gọn mái tóc dài và giữ chặt nó bằng cái kẹp đắt tiền của mình. Tiếp theo chị đứng lên, tay cầm túi xách, chân bước rón rén ra cửa bằng nửa bàn chân trước. Lo sợ chị tìm ra cầu Tràng Tiền, nơi có dòng sông Hương hiền hòa vào mùa khô, dữ dội vào mùa bão. Hoặc tìm đến sông An Cựu, hai bờ hẹp, nhưng nước rất sâu, cách chùa mươi bước chân.

Đắn đo mãi, cuối cùng tôi lên tiếng hỏi khẽ: Thưa chị, bây giờ chị đi đâu? Chị trả lời, giọng không còn cáu gắt: về Hà Nội, chồng con của tôi đã tha thứ cho tôi, tôi cũng đã tha thứ cho chồng con. Tôi tin sau biến cố gia đình chúng tôi sẽ hiểu và thương yêu nhau hơn. Bây giờ tôi phải tìm phương tiện về Hà Nội gấp, chồng và các con đang chờ tôi về nhà sum họp cuối năm. Ngạc nhiên quá, tôi buột miệng, hỏi: sao chị biết? Nhìn tôi với ánh mắt thể hiện thân đã an, tâm đã tỉnh, chị nói, giọng chị tự tin: Phật nói!
Ai nói thì tôi còn lo cho chị, nhưng từ “Phật nói” thoát ra từ đôi môi của chị thì tôi tin, sự an lành và hạnh phúc đã quay về với chị.
Tạ Thị Ngọc Thảo



*** http://www.giacngo.vn ***
Phương pháp Thiền Nguyện & chuyển năng lượng từ bi đến tha nhân
TT-Huế: Lễ cầu quốc thái dân an
Ngôi chùa gắn bó với người Việt tại Nhật Bản
Khóa lễ đầu xuân cho thanh thiếu nhi Phật tử
Phật nói
Của để dành
Về Bình Dương đảnh lễ Phật nằm
Đường vào chùa nhỏ, ách tắc ngày đầu năm
Trì bình khất thực đầu xuân

*** http://www.phattuvietnam.net ***

  1. Đồng Tháp: Lễ hoa đăng khai kinh Dược Sư chùa An Khánh
  2. Quảng Nam: Chùa Dương Đàn khai đàn Dược Sư
  3. Xuân hành hương
  4. Nisshinkustu - Ngôi chùa gắn bó với người Việt tại Nhật Bản
  5. 'Thánh sư trị rắn' trên núi Nam Quy
  6. Quảng Nam: GĐPT Duy Xuyên họp mặt đầu năm
  7. Ngàn người chen chân dâng lễ chùa Đồng, Yên Tử
  8. Khánh Hòa: Khánh tuế HT. Thích Trí Tâm
  9. TT.Huế: Tết yêu thương Quý Tỵ 2013 GĐPT Đốc Sơ
  10. Tìm về “Bến Giác” từ thanh âm, vũ đạo
http://diendan.tuvien.com/index.php

Ngày 11-01-2013 forum: Phật học phổ thông.i bài 6-10
Ngày 11-01-2013 re: Phẩm song yếu tự truyện
Ngày 11-01-2013 re: Học: Kinh phạm võng
===

[FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]
[FONT=arial,sans-serif]
[FONT=arial,sans-serif]
Như con cá bắt lià khỏi nước,
Thoi-thóp nằm sóng-sượt bên đàng,
Tâm kia rung-động bàng-hoàng,
Khi lià cảnh-giới giác-quan bên ngoài;
Cám-dỗ ác-ma thoát được ngay!
(Kệ số 034.)
[/FONT]​
[/FONT]​
[FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]
[FONT=arial,sans-serif]
[/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]



[/FONT][/FONT]​
[/FONT][FONT=arial,sans-serif]


[/FONT]
[/FONT]
[/FONT]
[/FONT][/FONT]
[FONT=arial,sans-serif]Dịch giả Thiện Nhựt theo trong kinh Pháp Cú. [/FONT]

Ngày: 15-02-2013
[movlleft]ý nghĩa của công đức và phúc đức [/movlleft]

Viết cho Diễn đàn:

Đọc qua bài văn "Phật nói'' của tác giả Tạ Thị Ngọc Thảo thật là cảm động về hai chữ ''Phật nói'' mà chúng ta đây ai ai cũng phải có một lần sai lầm...!

Tác giả khởi đầu bằng một sự vô tình, ngạc nhiên về nhân cách của nhân vật chánh trong tác phẩm...

Tác giả vẫn chúng ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cuối cùng để rồi kết thúc bằng hai chữ "Phật nói''. Vậy với ý nghĩa gì! Nhân vật chánh trong tác phẩm nói như vậy...

Cảm nhận chúng ta thấy, đó là sự sám hối để rồi tự mình tha thứ mình, trở về cái chân thật của lòng.v.v.

Nếu chúng ta biết sám hối là chúng ta đã biết được việc làm mình sai, biết việc làm mình sai thì sẽ thề với lương tâm, thề với Đức Bổn Sư sẽ không tái diễn nửa. Nếu không tái diễn nửa thì mới thật sự là ''Phật nói''....!?

Người Phật tử học Phật mà không làm theo lời Phật dạy, không giữ gìn giới luật, không hàng ngày biết sám hối thì chúng ta chưa xứng đáng là người học Phật, chỉ là một học giả như bao người khác.

Lời thật là vậy, các bạn đừng tin lời của CP nói nhiều chỉ là thức thời thấy sao nói vậy, thôi chúng ta trở về với Kinh điển cho chắc ăn. Thân

Nguồn link: Lục Thời sám hối. Tua Khoa Nghi Sau Thoi Sam Hoi




 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26/10/12
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Phản cảm: Váy ngắn đến chùa

GNO - Tại nhiều ngôi chùa mặc dù có biển yêu cầu khách không được mặc váy ngắn, quần cộc khi vào chùa, thế nhưng chúng tôi chứng kiến rất phổ biến hiện tượng phụ nữ mặc váy ngắn đi chùa lễ Phật đầu xuân.

Mặc dù Tết nguyên đán Quý Tỵ đã đi qua, những ngày làm việc đã bắt đầu nơi công sở, nhưng chúng tôi theo dòng người đi lễ các đền chùa ở Hà Nội, thấy chùa, đền, phủ nào cũng vẫn đông nghịt khách đến lễ Phật cầu may mắn. Đi lễ chùa là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Vào mồng một, ngày rằm hàng tháng, đặc biệt vào những dịp lễ, Tết có rất nhiều người đi chùa lễ Phật. Vào chùa đầu xuân...

... Lễ chùa đầu xuân Quý Tỵ, chúng tôi còn chứng kiến vô vàn hình ảnh phản cảm khác. Ở nhiều chùa không khí ngột ngạt bởi khói hương mù mịt, tro vàng mã bay lả tả khắp sân chùa. Những đỉnh hương lớn đặt ngoài sân chùa phía trước chánh điện khói um bởi hàng hàng trăm que, hàng ngàn que hương đang cháy, hòa quyện cùng khói từ những thẻ nhang trên tay những người lễ Phật. Hiện tượng đốt vàng mã tràn lan, nhiều người không đốt vàng mã ở những lò hóa vàng mà nhà chùa đã xây, mà đốt ngay trên sân chùa, gây ô nhiễm nhếch nhác. Nhiều người sau khi đốt hương, đặt rễ đã vứt bừa bãi vỏ bao hương, túi nilon đựng đồ lễ xuống ngay sân chùa. Ở nhiều ngôi chùa do khách đi lễ quá đông lại mất cảnh giác đã khiến những kẻ đạo chích, trộm cắp có cơ hội hoành hành. Ở nhiều di tích, nhà chùa phải dán những bản khuyến cáo, in hình những kẻ trộm cắp để nhắc nhở người đi lễ phải cảnh giác.

Thông báo ở chùa Một Cột ngay giữa lòng Thủ đô có nội dung gây nhiều dị nghị trong dư luận
<STYLE></STYLE>Bài và ảnh: Chu Minh Khôi
*****
****
***
Du khách nháo nhác đi khai hội chùa Bái Đính

GNO - Ngày 15-2-2013, tức mồng 6 tháng Giêng năm Quý Tỵ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đánh trống khai hội Chùa Bái Đính – một trong những lễ hội lớn nhất nước, kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân.

Nhiều quan chức nhà nước cùng các Chư tôn đức của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đã tham dự nghi lễ dâng hương và thả chim phóng sinh cầu nguyện cho quốc thái dân an, cuộc sống an lành, hạnh phúc. Trong tiết trời mưa xuân lất phất, hàng vạn du khách thập phương đã đổ về Khu du lịch tâm linh Bái Đính để du ngoạn cảnh xuân, chiêm bái những công trình kiến trúc khổng lồ, những pho tượng Phật kỷ lục của ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.


Chư vị giáo phẩm và lãnh đạo chính phủ, tỉnh dâng hương khai hội

Nét mới trong lễ hội chùa Bái Đính năm nay - đã được Ban Tổ chức quảng bá rầm rộ trước khi mùa hội diễn ra, ấy là Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã trang bị 200 chiếc xe điện phục vụ việc đưa, đón khách từ bến xe đến các điểm tham quan trong chùa. Vì vậy đến chùa Bái Đính lần này, tôi cũng muốn biết xe điện hoạt động như thế nào...

...Hơn 500 du khách vô cùng bức xúc đã quay lại phản ứng với hai người soát vé, đòi trả lại vé để họ được lên xe điện. Thế nhưng hai người soát vé ở cửa vào của bến lại không một lời xin lỗi hay giải thích, cũng không nói gì về hướng giải quyết mà tự động bỏ đi. Khiến hàng trăm người càng phẫn nộ. Những tiếng hét, tiếng quát, tiếng la ó giữa đám đông nhốn nháo: Trả lại vé đây! Ban tổ chức lừa du khách! Nhiều người đòi phá hòm để lấy vé. Khoảng 20 phút sau thì 2 người soát vé trở lại cùng với một người phụ nữ - vốn là người làm nhiệm vụ sắp xếp cho khách tại cửa lên xe điện và đã cho bỏ rào chắn. Nhưng họ cũng không giải thích gì, khiến đám đông càng nhốn nháo. Tôi liền giơ máy ảnh lên chụp người đàn bà và hai người soát vé, thì bị bà ta đòi giật máy ảnh và quát: Ai cho chụp ảnh? Cấm chụp ảnh! Tôi bèn giải thích là nhà báo, cần phải tác nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình cũng như mọi du khách ở đây. Tôi giơ thẻ nhà báo ra. Thế nhưng người đàn bà này xông vào giật thẻ nhà báo của tôi và vò xé. Rất may, hàng chục người đã lao vào giằng lấy tấm thẻ từ tay người phụ nữ rồi đưa trả lại cho tôi. Một du khách tuyên bố: Nếu bà ngăn cản nhà báo tác nghiệp thì chúng tôi sẽ dùng vũ lực và có thể “án mạng” xảy ra đấy. Nhờ sự bảo vệ của đông đảo du khách, người đàn bà không còn dám ngăn cản nữa mà để tôi tự do chụp ảnh. Tuy nhiên, khi tôi chĩa máy ảnh vào người đàn bà thì bà ta lại lấy mũ che mặt.
Tin, phóng sự ảnh của Chu Minh Khôi

*** http://www.giacngo.vn ***
Nhạc Trịnh và Phật giáo
Phản cảm: Váy ngắn đến chùa
Thiền viện Vạn Hạnh cúng dường đầu năm
Lễ an vị “Kỳ lam Ngọc Phật” tại chùa Hội An
Chùa An Khánh hoa đăng, khai đàn Dược Sư
Pháp hội Dược Sư tiêu tai diên thọ kỳ quốc thới dân an
Tăng Ni du học sinh ở Ấn Độ mừng Tết Quý Tỵ
Du khách nháo nhác đi khai hội chùa Bái Đính
Tặng quà đầu năm

*** http://www.phattuvietnam.net ***
  1. BRVT: Hơn 20.000 Phật tử đến Viện Chuyên Tu lễ Phật đầu năm
  2. TP.HCM: Chùa Phước Trí hành hương thập tự đầu xuân
  3. TĐ Phật Bửu kỷ niệm 65 năm ngày khai sáng Thiền Tịnh Đạo Tràng
  4. PG TP.HCM sẽ tổ chức Đại lễ Pháp hội Dược Sư
  5. Thánh Tượng Sivali sẽ an vi tại chùa Thiên Hòa - Bình Dương
  6. TP.HCM: Lễ Khai đàn tràng Dược Sư tại Chùa Trung Nghĩa
  7. Yên Tử ngày khai hội
  8. Chính thức trao bằng di tích quốc gia đặc biệt, khai hội xuân Yên Tử
  9. Hà Nội: Chùa Lý Quốc Sư khai kinh Vạn Phật đầu năm
  10. Dân biểu Mỹ tọa thiền
http://diendan.tuvien.com/index.phpNgày 11-01-2013 forum: Phật học phổ thông.i bài 6-10
Ngày 11-01-2013
re: Phẩm song yếu tự truyện
Ngày 11-01-2013 re: Học: Kinh phạm võng
===
[FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]
[FONT=arial,sans-serif]
[FONT=arial,sans-serif]Tâm rất khó cho ta nắm giữ,
[/FONT][/FONT]​
[/FONT]​
[FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif][FONT=arial,sans-serif]





Nhẹ-nhàng, nhanh-nhẹn, nó bay cao;
Rồi đáp xuống chỗ nào nó thích.
[FONT=arial,sans-serif]Hàng-phục được tâm là tuyệt-đích,

[FONT=arial,sans-serif]Chế-ngự tâm thuần, hạnh-phước cao
[FONT=arial,sans-serif]!

[FONT=arial,sans-serif](Kệ số 035.)

[/FONT]
[/FONT]
[/FONT]
[/FONT]
[/FONT][/FONT]
[/FONT]
[/FONT][/FONT]
[/FONT]
[/FONT]​
[/FONT]​
[/FONT][/FONT]
[FONT=arial,sans-serif]Dịch giả Thiện Nhựt theo trong kinh Pháp Cú. [/FONT]

Ngày: 19-02-2013
ý nghĩa của công đức và phúc đức <!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info -->
<!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113

Anh Cầu-Pháp kính !
Con chó thì sủa "Quâu quâu !"
Con ngựa thì hí, con người thì la "Á ! " xong rồi xỉu luôn .
bangtam đã xỉu rồi, xin anh đừng hỏi thêm gì nữa cả .

Kính
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên