Chỉ Chờ Chết

Tìm giá trị của sinh mạng

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18/10/10
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada

[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=21&pictureid=3283"]
Tìm giá trị của sinh mạng
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td align="center">
hp_16607.jpg
</td> </tr> <tr> <td align="center">TÌM LẠI CHÍNH MÌNH
</td> </tr> </tbody></table>
Có rất nhiều người đến tâm sự với tôi, nói cuộc sống của họ chẳng có ý nghĩa gì cả, sống như thừa như thải! Không những chìm ngập trong mớ tư tưởng hỗn loạn, không nhận ra sự tự tại, hạnh phúc trong cuộc sống; càng nghiêm trọng hơn, trong tâm luôn thấy u buồn, bất an, không có lối thoát, chẳng khác nào người mất hết cảm giác, thây chết biết đi, không nhận ra giá trị chân thật của mạng sống!
Muốn tìm ra giá trị chân thật của mạng sống, đòi hỏi chúng ta phải xem thử mình sử dụng sinh mạng như thế nào; chỉ cần biết sử dụng sinh mạng, sẽ nhận ra ngay giá trị sống. Song có điều, giá trị sống có mặt chính và mặt phụ.


Trước khi xây dựng giá trị sinh mạng, và phát huy ý nghĩa sinh mạng, đầu tiên cần phải hiểu rõ yếu tố cấu thành giá trị sinh mạng. Có 3 hiện tượng cơ bản: Thứ nhất, hiện tượng tư tưởng; thứ hai, hiện tượng ngôn ngữ; thứ ba, hiện tượng hoạt động của thân thể. Nhà Phật gọi ba “nhà” này là “tam nghiệp”. Hành vi hoạt động của thân thể, gọi là “thân”; hành vi của lời nói, gọi là “miệng”; hành vi của tư tưởng, gọi là “ý”. Muốn biết giá trị của sinh mạng là chính hay phụ, phải xem chúng ta vận dụng ba thành tố này ra sao, sử dụng “tam nghiệp” này như thế nào.

Cái gọi là “mặt phụ” của giá trị sinh mạng, ngay cả xét trên phương diện phẩm đức, nhân cách cũng chưa đủ. Nếu quá chú trọng về nhu cầu vật chất và dục vọng của sự sinh tồn, như ăn uống, trai gái… - bởi đây là bản tính của động vật, biểu hiện thú tính - một khi dục vọng về những thứ này tương đối mạnh, nhất định tinh thần sẽ tỉ lệ nghịch.


Còn giá trị sinh mạng của “mặt chính” là sao? Là phát huy đầy đủ hành vi cần phải có của một con người, bao gồm: Luân lí đạo đức, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau trong vấn đề giao tiếp hằng ngày, lí tính và tư tưởng. Đặc biệt lí tính và tư tưởng, sở dĩ con người được xem là quí, bởi vì con người có lí tính, biết tư duy và có tư tưởng.

Con hổ ăn thịt người, nó chỉ nghĩ làm sao để ăn, lúc nào nơi nào cũng tìm cách để ăn, không cần quan tâm đến những thứ khác, không cần suy nghĩ con người có thể ăn được hay không? Con gà có thể ăn được hay không? Nếu con người chúng ta không có tư duy, tư tưởng, thì việc làm và lời nói chẳng khác nào loài động vật.


Trong tất cả các loài động vật, chỉ có con người mới có tư tưởng, thế tại sao không vận dụng ưu điểm này, làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa? Sống đúng với danh nghĩa là một con người, có trái tim, có khối óc, biết thương yêu, biết tha thứ, biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết mỉm cười, ngay tức khắc mặt chính giá trị sinh mạng liền xuất hiện.
Nên lặng tâm quán xét lại mình: “Tư tưởng trong đầu mình, là đạo đức hay không phải đạo đức? Là hợp lí hay bất hợp lí? Có lợi ích hay không có lợi ích? Là thiết thực hay giả dối?” Chỉ cần thường xuyên quay lại với chính mình, tự nhiên phát hiện: Bình thường những ý niệm sinh khởi trong đầu, vô dụng nhiều hơn hữu dụng, phi đạo đức nhiều hơn đạo đức, mặt phụ nhiều hơn mặt chính.

Nhưng, lại có một số người biết sử dụng tâm mình một cách “nghệ thuật”, kết quả biến thành mưu đồ. Ví dụ: Rõ ràng biết tâm mình vô cùng sân hận, có ý định chưởi mắng người, oán giận người, nhưng miệng không thốt ra, cũng không biểu hiện ngay cả trên nét mặt và việc làm; hoặc định nói thứ gì đó, nhưng trong đầu lại nghĩ, vì lợi ích và sự an thân của mình, không nên nói những điều chống trái, nhằm để mọi người thấy rằng mình là người tốt, là bậc quân tử, đáng tin cậy. Kì thực, trong lòng y đang nghĩ gì, chẳng ai biết được. Người xưa nói: “Dò sông dò biển dễ dò, đố ai lấy thước mà đo lòng người”, thật chính xác!
Nếu tư tưởng được sử dụng kiểu này, ấy là nguy cơ lớn. Không phải chúng ta thể hiện bề ngoài là người tốt, bậc quân tử là đủ, điều quan trọng là lúc nào cũng quán xét nội tâm, làm mới lại nội tâm của mình, như thế mới thật sự phát hiện đầy đủ ý nghĩa của sinh mạng, phát huy giá trị của cuộc sống.
Tác giả: Pháp sư Thánh Nghiêm
Mạt nhân Đạo Quang dịch
(Trích dịch từ cuốn sách Tìm Lại Chính Mình)


[/NEN]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18/10/10
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Mục đích, ý nghĩa và giá trị nhân sinh

[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=21&pictureid=3283"]
Mục đích, ý nghĩa và giá trị nhân sinh
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td align="right">
hp_15540.jpg
</td> </tr> <tr> <td align="center">TÌM LẠI CHÍNH MÌNH
</td> </tr> </tbody></table>
Trong cuộc sống vội vã và bận rộn này, anh có từng nghĩ rốt cuộc ý nghĩa và giá trị của sinh mạng chúng ta tại thế gian này là gì không? Có phải đến để ăn? Đến để mặc? Hay đến để kiếm tiền, cầu danh lợi, tranh đấu hơn thua với người?
Hiện tại có không ít người, trong cuộc sống hằng ngày luôn có tư tưởng tham sống sợ chết, tham danh cầu lợi, tranh đấu hơn thua với người; một ngày như mọi ngày, tư tưởng ấy cứ lặp đi lặp lại không thôi. Thấy cái mọi người muốn mình cũng muốn, cái mọi người không muốn mình cũng không muốn. Cho rằng cái mà ai cũng muốn, nhất định nó là cái tốt, cho nên ùa vào chiếm lấy, song chưa từng suy nghĩ cái đó mình có thật sự cần hay không. Đành rằng cái mọi người đều muốn thì mình muốn, cái mọi người không muốn thì lập tức vứt nó qua một bên, vậy cái mọi người đã bỏ đi, mình còn muốn nó làm gì nữa?


Giống như loài kiến, thường thường chỉ cần có một con kiến phát hiện thấy mùi thức ăn, ngay lập tức các con kiến khác ùn ùn kéo đến vây quanh miếng mồi. Nhưng đây không phải hành vi của loài người. Đã là loài người, cần phải có quan niệm “cái mình muốn thì không nhất định mọi người đều muốn, cái mọi người muốn thì không nhất định mình phải muốn”, đây mới là nhân cách độc lập thật sự. Nhưng, hơn phân nửa nhân loại lại thích rập khuôn theo người khác một cách máy móc, đây là hiện tượng đáng báo động và đau lòng.

Nếu chúng ta sống mà không có mục đích, chắc chắn sẽ cảm thấy nhạt nhẽo vô cùng, cảm thấy sinh mạng chẳng có chút giá trị gì, giống như thây chết di động, thế hà tất phải sống để chịu tội? Người như thế, sự sinh tồn của thân thể không chỉ dư thừa, vả lại còn hao phí rất nhiều vật thực và môi trường sống mà thế giới tự nhiên ban tặng.
Nên biết mạng sống của chúng ta nhất định có nguyên nhân của nó, chắc chắn cũng biểu hiện một số ý nghĩa gì đó. Mục đích của nó là gì? Cuối cùng sẽ đi về đâu? Biến thành cái gì?


Theo quan điểm của Phật giáo, mục đích của nhân sinh, hàng phàm phu đến để thọ báo và trả nợ, còn chư Phật, Bồ-tát đến để hoàn thành tâm nguyện; nếu biết thân người khó được, thấy rõ cái nào tốt cái nào xấu, lấy tốt bỏ xấu, cuộc sống mới có ý nghĩa; tiếp đến nếu có khả năng tích cực phụng sự cống hiến, lợi mình lợi người, đây chính là giá trị của nhân sinh.


“Thọ báo” là điều nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm về những gì mình gây tạo, mình làm, mình nghĩ, mình nói. Mạng sống của chúng ta, không có thứ gì không phải tự làm tự chịu; nhân đã gây tạo trong đời trước, cộng thêm những việc làm tốt, xấu trong đời này, kết hợp lại tạo thành cuộc sống trong hiện tại như thế này, đây chính là nguyên nhân tồn tại của sinh mạng.

Chỉ cần quán xét thời gian ngắn ngủi của một đời, chúng ta thấy có rất nhiều chuyện tưởng chừng không công bằng, nhưng cũng chẳng biết phải giải thích ra sao. Vẫn thường thấy có một số người, đời này rất siêng năng, cố gắng, nhưng lại không thành tựu việc gì; ngược lại có những người không siêng năng, cố gắng bằng, song hết sức thuận buồm xuôi gió, thuận lợi mọi bề. Mới xem qua có gì đó hết sức bất công; kì thực, muốn rõ chuyện này, cần phải đi ngược thời gian suy xét quá khứ, suy xét từng đời, từng đời, cho đến vô lượng đời của quá khứ. Chúng ta đã gây tạo rất nhiều hành vi khác nhau, có hành vi đã thành thục và thọ báo ngay trong đời; có cái chưa thành thục, mãi đến nay chúng ta mới gánh chịu; cũng có những hành vi mãi đến nhiều đời sau nữa mới thọ báo. Những hành vi chúng ta gây tạo, có thứ tốt, cũng có thứ xấu; hành vi tốt sẽ lãnh thọ phước báo, còn gây tạo nghiệp xấu ác phải chịu quả báo khổ.


Còn về giá trị của nhân sinh, đó là gì? Rất nhiều người cho rằng giá trị của nhân sinh, chính là có nhiều tiền, có địa vị cao, có danh phận, làm cho người khác phải xem trọng. Ví dụ, người được thăng quan tiến chức, y gấm về làng, khiến cho người thương, bà con làng xóm, anh em bạn bè đều nở mặt nở mày, như thế không chỉ biểu hiện giá trị của con người anh, mà nơi anh cư trú nhờ đó được thơm lây. Nhưng, đó có phải là giá trị thực sự của con người anh không?

Giá trị thực sự không phải ở chỗ vinh dự hư huyễn của gia tộc, mà được xem xét qua thực chất cống hiến của anh. Nếu anh là người duồng gió bẻ măng, đầu cơ trục lợi, lợi dụng quyền thế nhằm đạt được danh lợi, địa vị, cho dù hiển hách một thời, cũng không được gọi là giá trị thực sự. Bởi vì giá trị này là sự chân thật của tâm, nếu đời này gây tạo nghiệp xấu ác, tức làm cho sự chân thật của tâm bị tổn hại, nhất định đời sau phải lãnh chịu quả báo tương xứng với hành vi hiện tại.


Do đó, chúng ta có thể nói: Có cống hiến và phụng sự bao nhiêu thì có giá trị bấy nhiêu. Ví dụ nói, con người tôi hiện tại có giá trị gì? Tôi đã dùng một lượng thời gian để thuyết giảng phương pháp giải thoát của Phật-đà, khuyên mọi người tu nhân tích đức, đây là giá trị của tôi. Nếu lượng thời gian đó, thay vì thuyết giảng phương pháp giải thoát của Phật-đà, tôi lại dùng nó để ngủ nghỉ, ăn cơm, hay cãi lộn với người ta, như thế không được xem là giá trị. Giá trị nhân sinh cần phải được xây dựng trên nền móng làm lợi cho tha nhân, việc làm ấy giúp mình rất nhiều trong việc hoàn thành nhân cách, nuôi lớn phước đức, trí tuệ.

Tuy phần lớn chúng ta là những người đến đời này để lãnh thọ quả báo và trả nợ, song cũng có thể học tập theo tinh thần của chư Phật, Bồ-tát, phát thệ nguyện cho cuộc sống của mình. Thệ nguyện này có thể lớn có thể nhỏ, cũng có thể phát một nguyện nhỏ cho bản thân: “Mình nguyện suốt đời này phải làm người tốt”. Hoặc tự nguyện với lòng, cả đời này không làm việc xấu, không lười biếng, không đầu cơ trục lợi, tận tâm tận lực với trách nhiệm của mình. Giả sử đời này mình không làm trọn vẹn những gì đã nguyện cũng không sao, đời sau tiếp tục làm. Cuộc sống như thế, mới có giá trị và ý nghĩa, đồng thời tràn ngập niềm tin và hi vọng.

Tác giả: Pháp sư Thánh Nghiêm
Mạt nhân Đạo Quang dịch

(Trích dịch từ cuốn sách Tìm Lại Chính Mình)

[/NEN]​
 

SEN-HỒNG

Thành Viên Ban Tiếp Tân
Quản trị viên
Tham gia
25/5/09
Bài viết
258
Điểm tương tác
42
Điểm
28
Địa chỉ
Canada
Còn chưa hiểu được

CÒN CHƯA HIỂU ĐƯỢC

Thế giới nội tâm bao la, không tỏ bày hết được, nên sự hiểu nhau cũng ở giới hạn nào đó. Buồn vui không thể định ngày chấm dứt còn công việc thực tiễn hằng ngày định được ngày hoàn tất.

<link href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CLINHNG%7E1%5%20%20CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%%20%205C01%5Cclip_filelist.xml" rel="File-List"><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning /> <w:ValidateAgainstSchemas /> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables /> <w:SnapToGridInCell /> <w:WrapTextWithPunct /> <w:UseAsianBreakRules /> <w:DontGrowAutofit /> <w:UseFELayout /> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style type="text/css"> <!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:SimSun; panose-1:2 1 6 0 3 1 1 1 1 1; mso-font-alt:宋体; mso-font-charset:134; mso-generic-font-family:auto; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:3 135135232 16 0 262145 0;} @font-face {font-family:"\@SimSun"; panose-1:2 1 6 0 3 1 1 1 1 1; mso-font-charset:134; mso-generic-font-family:auto; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:3 135135232 16 0 262145 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:SimSun;} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Sau năm tuần trà, trà đã nhạt, chỉ hương vị còn thoảng nhẹ. Trà được mời là trà Xuân, trà tươi của mùa xuân, mỗi năm chỉ có thể thu hoạch một lần vào mùa xuân. Thưởng thức mùa xuân vào buổi tàn thu cũng nhiều ý vị. Hương vị trà còn vương nơi tâm.<o:p></o:p>
Bạn bảo: Nhìn con người khô khan đầy tính kỹ thuật, khó biết là biết uống trà nhỉ. Chắc là để quân bình. Hình như chỉ khi ngồi lặng lẽ bên chén trà mới bộc lộ con người thật của mình.<o:p></o:p>
Một thoáng tôi nhớ đến Nguyên, một lần đi chơi biển, trên biển bao la, chúng tôi hát bài biển nhớ, lúc đó tình cờ nhìn sang tôi, Nguyên buột miệng, “bây giờ mới thấy con người thật đấy nhé”. Ánh mắt không phải là một ánh mắt sắc bén trên nhận định về kỹ thuật. Một ánh mắt lạ, tình cảm. Mãi về sau Nguyên vẫn nhắc, ánh mắt mà không bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Mọi điều còn được cất giữ nên sức chia sẻ cũng khó chạm đến tận nỗi niềm.<o:p></o:p>
Thế giới nội tâm bao la, không tỏ bày hết được, nên sự hiểu nhau cũng ở giới hạn nào đó. Buồn vui không thể định ngày chấm dứt còn công việc thực tiễn hằng ngày định được ngày hoàn tất. Người ta không bắt kịp nhau ở giao động vi tế, khởi rồi diệt. Tiến trình trụ có thể không nhanh như thế, nó kéo dài trong bất định. Cuối cùng cũng đến bước hoại diệt. Hai chữ hoại diệt nghe thật bất nhẫn. Hình ảnh ngôi nhà cũ, mục rồi hoang tàn, hay như một người già bệnh nằm thoi thóp nhiều năm. Cái hoại diệt là cơn hấp hối. <o:p></o:p>
Đi ngang nhìn ngôi nhà đã hoang tàn, làm mất cảnh quan đẹp, nhưng không ai giật sập đi, thà để một bãi đất trống dễ chịu hơn. Nhưng không thể! Hai chữ “Nghiệp Lực”“Nhân Duyên” bày rõ hơn ở giai đoạn này. Ngôi nhà hoang phế đã nhiều năm chưa sửa chữa được bởi chủ nhân đã khánh kiệt tài sản. Sự việc đến thế rồi, chưa ai can đảm chấm dứt. Không muốn mình mang tiếng bất nghĩa, hay vì sợ sự mông mung bơ vơ trước mặt. <o:p></o:p>
Không giải quyết được tâm niệm sanh trụ dị diệt trong từng mẩu chuyện nhỏ trong tâm, từ những ước muốn trên một điều gì đó vừa gặp nhưng bắt mắt, để khi nó đã là những sự kiện có thật trước mắt, thì biết đâu mà ra khỏi tiến trình hoại diệt đầy bức xúc và đau khổ bởi chia xa, hay không thể chia xa.<o:p></o:p>
Chưa nỡ rời bỏ thân xác, dù thân xác không còn sức sống, đường phía trước mịt mù, hay nghiệp lực chưa dứt. Một tâm tình xót xa đau đớn cho người đang nằm và những người chung quanh, người ta vùng vẫy nhưng chưa sao thoát được.<o:p></o:p>
Bình nói: Bác nằm gần mười năm rồi, cầu mong ra đi thì có phải mình quá ích kỷ không. Mà không cứ nhìn từng ngày như vậy mình cũng chịu không nổi. <o:p></o:p>
Thuận nói: Cũng khó, Bảo thấy cha như vậy cầu xin, nếu khỏe thì xin bình phục, không thì xin ra đi. Không ngờ ngày mai bố bạn ấy ra đi. Bạn ấy tự cho là lỗi mình, ân hận mãi đến giờ.<o:p></o:p>
Vì chỉ giải quyết khi sự việc đã rồi, nên thật khó mà không giằng co. Khi còn sợi tơ thì đâu mấy ai quan tâm cắt bỏ, khi thành xiềng xích mới biết. Chính vì sự không bén nhạy với tâm vọng động của mình. Không phải không biết khi sự cố vừa phát khởi, nhưng tự cho rằng chưa có gì, có thể tự dối, cũng có thể không ngờ rằng sự việc đến thế.<o:p></o:p>
Bạn nghe xong, cười bảo: Nếu điều đó không được nói bằng chính đời mình, thì khó thuyết phục nhau điều đơn giản này, đúng vậy chứ.<o:p></o:p>
Chúng ta đã nổi trôi ngàn kiếp<o:p></o:p>
Vẫn không hiểu được kiếp người,<o:p></o:p>
Khi chưa hiểu tử sinh
Sinh tử trong từng Tâm niệm,<o:p></o:p>

Thì sao hiểu tử sinh sinh tử đời người.<o:p></o:p>

Quán Không



 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên