dieuduc

Tìm hiểu kinh Pháp Bảo Đàn _ Phẩm Sám Hối

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

Trong phẩm Sám Hối này - Tổ Huệ Năng sẽ truyền cho chúng ta năm phần Chơn Hương của Pháp Thân - Trong Bổn Tánh Mình và pháp Sám Hối Vô Tướng. Nhưng muốn hai sự truyền này của Tổ Huệ Năng được hữu ích - chúng ta phải - trong cả thảy thời gian, niệm niệm tự mình lóng sạch tâm mình, tự mình trau sửa nết hạnh của mình, tự mình thấy pháp thân của mình, tự mình thấy Phật tâm của mình, tự mình độ mình và răn lấy mình.


Nghĩa là chúng ta phải kết hợp lời Tổ Huệ Năng giảng trong phẩm Sám Hối cùng với niệm niệm - lóng sạch tâm mình, trau sửa nết hạnh của mình ; thấy pháp thân của mình, thấy Phật tâm của mình, tự độ mình và răn lấy mình - trong cả thảy thời gian. Nếu không hội đủ những điều kiện như vậy - thì lời giảng của Tổ Huệ Năng trong phẩm Sám Hối - không thể đem đến sự lợi ích cho chúng ta.

Do đó, sám hối không phải chỉ là lời tự hứa - mà còn cần phải có thêm sự thực hành - mới là đúng nghĩa.



Lời kinh trong bài này là do Thiền sư Minh Trực - Việt dịch
Còn phần dẫn nghĩa và giải thích là do d/đ soạn



PHÁP BẢO ĐÀN KINH

Minh Trực Thiền Sư Việt dịch


5. PHẨM SÁM HỐI
(Ăn năn tội trước, chừa bỏ lỗi sau)

Lúc kia, Đại Sư thấy các quan dân ở Quảng Châu, Thiều Châu, và bốn phương đồng kéo nhau tụ tập trong núi đặng nghe pháp, thì Ngài lên tòa giảng mà bảo chúng rằng:

“Chư Thiện tri thức, hãy lại gần đây. Việc này phải do trong tánh mình mà khởi ra. Trong cả thảy thời gian, niệm niệm mình phải lóng sạch tâm mình, mình phải trau sửa nết hạnh của mình, mình phải thấy pháp thân của mình, mình phải thấy Phật tâm của mình, mình phải độ và răn lấy mình, thì đến đây mới là hữu ích, chẳng uổng công lao. Các vị đã từ phương xa mà đến, đồng hội hiệp tại chỗ này, ấy là các vị đều có duyên với nhau. Vậy bây giờ các vị cả thảy phải quỳ xuống. trước hết, ta truyền cho năm phần Chơn Hương của Pháp Thân Trong Bổn Tánh Mình, kế ta truyền pháp Sám Hối Không Tướng (Vô Tướng Sám Hối).

Cả thảy đồng quỳ.

Sư nói rằng: “Một là Giới Hương, nghĩa là tâm mình không tưởng điều quấy, không toan việc dữ, không sanh ghen ghét, không sanh tham lam giận hờn, không mong cướp hại của người. Ấy gọi là Giới Hương.

Hai là Định Hương, nghĩa là xem thấy các cảnh tướng lành dữ mà tâm mình chẳng tán loạn. Ấy gọi là Định Hương.

Ba là Huệ Hương, nghĩa là tâm mình không bị ngăn lấp, mình thường lấy trí huệ mà quán chiếu tánh mình và chẳng tạo các điều dữ. Tuy mình tu các hạnh lành mà tâm không chấp trước, thường kính kẻ trên, tưởng kẻ dưới, hay xót thương những kẻ côi cút nghèo nàn. Ấy gọi là Huệ Hương.

Bốn là Giải Thoát Hương, nghĩa là tâm mình không đeo níu vào một cảnh vật nào, mình chẳng nghĩ điều lành, không tưởng việc dữ, thong thả suốt thông. Ấy gọi là Giải Thoát Hương.

Năm là Giải Thoát Tri Kiến Hương, nghĩa là tâm mình tuy đã không đeo níu vào một cảnh vật nào, mình chẳng nghĩ điều lành, không tưởng việc dữ, nhưng chẳng nên trầm không thủ tịch (đắm vào cảnh không, giữ lòng vắng lặng như loại Vô Ký Không mà trong phẫm Bát Nhã đã có nói). Phải học rộng, nghe nhiều, phải biết Bổn Tâm của mình, phải rõ thông đạo lý của Chư Phật, phải xen lộn trong thế gian mà cứu nhơn lợi vật, không phải nhơn ngã. Phải đạt ngay cõi Chánh Giác, Chơn Tánh không đổi dời. Ấy gọi là Giải Thoát Tri Kiến Hương.

Chư Thiện tri thức, Chơn Hương này, mỗi phần tự có cái chất xông thơm bên trong, đừng tìm kiếm nơi ngoài.

Bây giờ ta truyền cho các vị pháp Sám Hối Không Tướng; Pháp này tiêu diệt hết các tội trong ba đời (đời trước, đời nay, và đời sau) khiến cho ba nghiệp (Thân, khẩu, ý) đều được trong sạch.

Chư Thiện Tri Thức, hãy đồng xướng lên một lượt và nói theo ta.

Chúng đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ngu mê. Các tội do nghiệp ác ngu mê đã tạo ra từ trước đều ăn năn, nguyện dứt hết một lần, hằng chẳng gây lại nữa.

Chúng đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ngạo dối. Các tội do nghiệp ác ngạo dối đã tạo ra từ trước đều ăn năn, nguyện dứt hết một lần, hằng chẳng gây lại nữa.

Chúng đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ganh ghét. Các tội do nghiệp ganh ghét đã tạo ra từ trước đều ăn năn, nguyện dứt hết một lần, hằng chẳng gây lại nữa.

Chư Thiện tri thức, các lời sám hối kể trên gọi là Sám Hối Không Tướng.

Sao gọi là Sám? Sao gọi là Hối?

Sám nghĩa là ăn năn các tội trước của mình. Những tội do các nghiệp ác ngu mê, ngạo dối, ganh ghét đã tạo ra từ trước, tất cả ăn năn, hằng chẳng gây lại nữa. Ấy gọi là Sám.

Hối nghĩa là ăn năn các lỗi sau của mình. Những tội do các nghiệp ác ngu mê, ngạo dối, ganh ghét tạo ra, nay đã giác ngộ rồi, tất cả đều dứt bỏ đời đời, ngày sau chẳng gây lại nữa. Ấy gọi là hối.

Cho nên kêu là Sám Hối.


Các người phàm phu ngu muội chỉ biết ăn năn tội trước của mình, mà chẳng biết ăn năn lỗi sau. Bởi chẳng ăn năn, nên tội trước chưa dứt, lỗi sau lại sanh. Tội trước đã chẳng dứt, lỗi sau lại sanh, thì sao gọi là Sám Hối được.

Chư Thiện tri thức, đã sám hối rồi, bây giờ ta cho các ngươi lập Bốn Điều Thệ Nguyện Lớn. Mỗi người phải dùng tâm chơn chánh mà nghe ta dạy:

Chúng sanh không giới hạn trong tâm mình đều thề nguyền hóa độ.

Cả thảy các điều phiền não chẳng xiết kể trong tâm mình đều thề nguyền dứt bỏ.

Cả thảy các pháp môn kể không hết trong tánh mình đều thề nguyền học cả.

Đạo Phật cao hơn hết trong tánh mình thề nguyền tu đến thành công.


Chư Thiện tri thức, cả thảy các vị há chẳng nói: “Cả thảy chúng sanh không giới hạn trong tâm mình đều thề nguyền hoá độ.” ? Thế thì chẳng phải Sư Huệ Năng độ.

Chư Thiện tri thức, chúng sanh trong tâm mình tức là: Lòng tà mê, lòng giả dối, lòng bất thiện, lòng ganh ghét, lòng ác độc. Các tâm này đều gọi là chúng sanh. Mỗi người phải dùng tánh mình mà độ lấy mình, mới gọi là thiệt độ.

Cả thảy phiền não chẳng xiết kể đều thề nguyền dứt bỏ, nghĩa là đem Trí Bát Nhã của tánh mình mà dứt bỏ lòng nghĩ tưởng giả dối. Thế mới gọi là thiệt học.

Đạo Phật cao hơn hết thề nguyền tu đến thành công, nghĩa là đã thường hạ cái tâm, làm việc chơn thành, lìa mê lìa giác, thường sanh Bát Nhã, bỏ chơn trừ vọng, tức khắc thấy tánh Phật. Ấy là nghe nói pháp rồi, liền thành Phật đạo.

Thường thường tưởng đến việc tu hành là cái chánh pháp tạo nên sức thề nguyện vậy.

Chư Thiện tri thức, nay đã phát Bốn Điều Thề Nguyền Lớn rồi, ta lại truyền cho các vị Lời Răn Dạy Về Pháp Quy Y Không Tướng.

Chư Thiện tri thức, phải quy y ba pháp này:
Hãy quy y các Diệu Giác của tánh mình là pháp tôn quý gồm đủ cả hai công đức.
Hãy quy y cái Chánh Pháp của tánh mình là pháp tôn quý lìa bỏ các điều tà dục.
Hãy quy y cái Thể Thanh Tịnh của tánh mình là pháp tôn quý nhất trong các hạnh.


Từ đây sắp sau, hãy xưng Giác là Thầy, chẳng nên quy y theo tà ma ngoại đạo. Hãy lấy ba pháp báu của tánh mình mà tự thường chứng tỏ các công đức của mình. Ta khuyên Chư Thiện tri thức phải quy y theo ba pháp báu của tánh mình là: 1. Phật nghĩa là Giác, 2. Pháp nghĩa là Chánh, 3. Tăng nghĩa là Tịnh.

Tâm mình quy y theo tánh Giác, thì tà mê chẳng sanh. Lại ít có sự ham muốn, thường biết đủ dùng, lìa được của tiền và sắc dục, gọi là pháp tôn quý gồm cả hai công đức.

Tâm mình quy y tánh Chánh, thì niệm niệm không sanh tà kiến. Bởi không tà kiến, nên không có lòng nhơn ngã cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là Pháp tôn quý lìa bỏ các điều tà dục

Tâm mình quy y theo tánh Tịnh, thì cả thảy các cảnh giới trần lao, ái dục, tâm mình chẳng nhiễm chẳng vương, gọi là pháp tôn quý nhất trong các hạnh.

Tu các hạnh này, ấy là mình quy y Bổn Tánh của mình. Các người phàm phu từ ngày tới đêm nói rằng chịu tu theo ba Quy Giới, mà chẳng hiểu lý quy y. Nếu nói quy y Phật, thì Phật ở xứ nào? Bằng không thấy Phật, thì quy y chỗ nào? Nói thế thành ra giả dối.

Chư Thiện tri thức, mỗi người hãy tự xem xét, chớ lầm dùng tâm ý. Kinh văn nói rõ quy y Phật ở tánh mình, chớ chẳng nói quy y Phật nơi nào khác. Phật ở tánh mình mà chẳng quy y, thì không có chỗ nào mà quy y vậy.

Nay các vị đã tự ngộ, thì mỗi người phải quy y ba pháp báu ở tâm mình. Trong phải điều tâm tánh, ngoài phải kính mọi người, tức là mình quy y tâm mình vậy.

Chư Thiện tri thức, đã quy y ba pháp báu ở tánh mình rồi, các vị hãy chí tâm, ta nói cho mà rõ cái pháp Phật Một Thể Ba Thân Trong Tánh Mình, khiến cho các vị thấy ba thân rõ ràng, tự tánh mình tỏ sáng tánh mình.

Cả thảy hãy đồng nói theo ta:

Tự sắc thân mình quy y Thanh Tịnh Pháp Thân Phật

Tự sắc thân mình quy y Viên Mãn Báo Thân Phật

Tự sắc thân mình quy y Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật


Chư Thiện tri thức, sắc thân là quán xá, không thể nói quy y được. Phải dòm ngó Phật Ba Thân trong tánh mình. Người thế gian đều có Phật Ba Thân. Bởi tâm mình mê muội, nên không thấy thể sáng suốt trong tánh mình. Người ta cứ tìm Phật Ba Thân ở ngoài, mà chẳng thấy Phật Ba Thân ở trong thân của mình. Các vị nghe ta nói, khiến các vị ngó trong thân mình và thấy Bổn Tánh mình có Phật Ba Thân. Phật Ba Thân này do nơi tánh mình mà sanh, chớ chẳng phải do nơi ngoài mà tìm đặng.

Sao gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật? Bổn tánh của người thế gian vốn trong sạch. Muôn pháp đều do nơi bổn tánh mình mà sanh: Nghĩ tính các điều dữ, liền sanh hạnh dữ. Nghĩ tính các hạnh lành, liền sanh hạnh lành. Thế thì, các pháp trong tánh mình, ví cũng như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng, nhưng vì bị mây che nên trên sáng dưới tối. Thình lình gặp gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, thì muôn hình ngàn tượng đều hiện ra. Tánh của người thế gian thường hay dời đổi cũng như mây trên trời kia vậy

Chư Thiện tri thức, Trí như mặt trời, Huệ như mặt trăng. Trí Huệ thường sáng, nhưng bởi tâm dính níu cảnh vật ở bên ngoài, rồi bị mây vọng niệm của mình che án tánh mình, nên Trí Huệ chẳng đặng tỏ sáng. Nếu gặp bạn Thiện tri thức, nghe người giảng chánh pháp, rồi tự mình dứt các điều mê hoặc, trong ngoài sáng thấu, thì trong tánh, muôn pháp đều hiện ra rõ ràng. Người thấy tánh cũng giống như thế. Ấy gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật.

Chư Thiện tri thức, tâm mình quy y tánh mình. Ấy là quy y Chơn Phật. Tự mình quy y, nghĩa là dứt trừ hết các tật xấu trong tâm mình là: Lòng chẳng lành, lòng ganh ghét, lòng tà vạy, lòng vị ngã, lòng giả dối, lòng khi người, lòng nhạo người, lòng tà kiến, lòng cống cao, cùng các hạnh bất thiện trong cả thảy thời gian, lại thường thấy lỗi mình, chẳng nói việc tốt xấu của người. Ấy là tự mình quy y tánh mình vậy.

Thường hạ tâm mình, cung kính mọi người, thấy tánh sáng suốt, không ngưng trệ. Ấy là tự mình quy y tánh mình.

Sao gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật? Tỷ như một cái đèn có thể trừ được chỗ tối đã có từ ngàn năm, một cái trí có thể diệt được sự ngu đã nhiễm từ muôn thuở. Đừng nghĩ đến việc trước, chẳng đặng nghĩ đến việc đã qua rồi, thường nghĩ đến việc về sau. Niệm niệm hoàn toàn sáng suốt và tự mình thấy Bổn tánh mình. Điều lành điều dữ tuy là khác nhau, chớ cái Bổn tánh không hai. Cái tánh không hai gọi là Thật Tánh. Trong cái Thật Tánh chẳng nhiễm điều lành điều dữ, ấy gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật.

Tánh mình khởi một niệm dữ, thì tiêu hết muôn kiếp hột giống lành. Tánh mình sanh một niệm lành, thì hằng hà sa tội dữ đều diệt hết và chứng ngay quả Vô Thượng Bồ Đề. Niệm niệm mình thấy tánh mình, chẳng sai bổn niệm. Ấy gọi là Báo Thân.

Sao gọi là Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật? Nếu chẳng nghĩ đến muôn pháp, thì tánh vốn như trống không. Một niệm nghĩ tính, gọi là biến hóa: Nghĩ tính điều dữ, hóa làm Địa Ngục. Nghĩ tính việc lành, hóa làm Thiên Đường. Lòng độc hại hóa ra rồng rắn. Lòng từ bi hóa ra Bồ Tát. Lòng Trí Huệ hóa làm Thượng Giới, lòng ngu si hóa làm Hạ Phưong. Cái tánh của mình biến hóa rất nhiều. Người mê, không tỉnh giác được, nên niệm niệm gây ra việc dữ, thường thường theo đường dữ. Nếu trở lại khởi một niệm lành, thì Trí Huệ thường sanh. Ấy gọi là Tự Tánh Hóa Thân Phật.

Chư Thiện tri thức, cái Pháp thân vốn là đầy đủ. Niệm niệm tánh mình tự nhiên hiện ra tỏ sáng, tức là Báo Thân Phật. Do cái Báo Thân nghĩ tính tức là Hóa Thân Phật.

Mình tự ngộ tự tu các công đức trong tánh mình, mới thiệt là quy y. Chứ da thịt là sắc thân, sắc thân là nhà trọ tạm bợ, không thể nói là quy y được. Nếu mình hiểu rõ Ba Thân trong Tánh mình, tức là mình biết Phật trong tánh mình vậy.

Ta có một bài tụng không tướng. Nếu năng trì tụng, thì khi dứt lời, các tội ngu mê của các vị chất chứa trong muôn kiếp trước đồng tiêu diệt hết một lần

Tụng rằng:

(Bản dịch của HT Thích Từ Quang)

Người mê tu phước chẳng hành đạo

Chỉ nói tu phước ấy là đạo

Bố thí cúng dường, phước vô cùng

Ba ác trong tâm gốc còn tạo

Tưởng rằng tu phước, tội được tiêu

Đời sau được phước, nhưng còn tội

Chỉ trừ tội-nghiệp ở nội tâm

Mới thật tự tánh chơn sám hối

Bỏ tà làm chánh là không tội

Học đạo, hằng xem ở tự tánh

Các Phật cùng ta đồng một loại

Tổ xưa chỉ truyền Đốn Pháp này

Nguyện cho chúng sanh đồng thấy tánh

Nếu muốn về sau thấy pháp thân

Lìa các pháp tướng, rửa lòng sạch

Gắng công tự thấy, chớ thờ ơ

Dứt tuyệt niệm sau, một đời rảnh

Ngộ được Đại Thừa, thấy tự tánh

Chấp tay cung kính chí tâm cầu


Sư nói: “Chư Thiện tri thức, cả thảy phải tụng bài kệ này, và y theo lời dạy trong đó mà tu hành. Tụng rồi phải liền thấy tánh. Được như thế, tuy cách ta ngàn dặm, cũng như thường ở bên ta. Còn tụng rồi mà tâm không giác ngộ, thì dầu ở trước mặt ta, cũng như cách xa ngàn dặm. Há cần từ phương xa mà đến đây! Khá trân trọng và giữ lấy.”


Đại chúng nghe pháp, tâm tánh đều mở mang tỏ sáng. Cả thảy đồng vui vẻ vâng làm theo lời dạy.

www.thuvienhoasen.org
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN _ Phẩm SÁM HỐI _ Phần 1


PHẨM SÁM HỐI - PHẦN 1


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Lời kinh : Lúc kia, Đại Sư thấy các quan dân ở Quảng Châu, Thiều Châu, và bốn phương đồng kéo nhau tụ tập trong núi đặng nghe pháp, thì Ngài lên tòa giảng mà bảo chúng rằng:
“Chư Thiện tri thức, hãy lại gần đây. Việc này phải do trong tánh mình mà khởi ra. Trong cả thảy thời gian, niệm niệm mình phải lóng sạch tâm mình, mình phải trau sửa nết hạnh của mình, mình phải thấy pháp thân của mình, mình phải thấy Phật tâm của mình, mình phải độ và răn lấy mình, thì đến đây mới là hữu ích, chẳng uổng công lao. Các vị đã từ phương xa mà đến, đồng hội hiệp tại chỗ này, ấy là các vị đều có duyên với nhau. Vậy bây giờ các vị cả thảy phải quỳ xuống. trước hết, ta truyền cho năm phần Chơn Hương của Pháp Thân Trong Bổn Tánh Mình, kế ta truyền pháp Sám Hối Không Tướng (Vô Tướng Sám Hối).
Cả thảy đồng quỳ.
Dẫn nghĩa : “Việc này” - Tổ Huệ Năng nói trong đoạn kinh này - là chỉ việc tu tập năm phần Chơn Hương của Pháp Thân trong Bổn tánh mình pháp Sám Hối Không Tướng mà Ngài sẽ truyền cho chúng ta trong phẩm Sám Hối này.

Cho nên, ý của Tổ Huệ Năng là dạy chúng ta muốn tu tập năm phần Chơn Hương của Pháp Thân trong Bổn tánh mình pháp Sám Hối Không Tướng - thì chúng ta phải do từ trong tánh mình mà khởi ra.

Và sự khởi ra từ trong tánh mình - là : Trong cả thảy thời gian, chúng ta phải niệm niệm :

tự mình lóng sch tâm mình,

tự mình trau sửa nết hnh của mình,

tự mình phải thấy pháp thân của mình,

tự mình phải thấy Pht tâm của mình,

tự mình phải độ và răn lấy mình

thì việc chúng ta nghe Tổ Huệ Năng truyền năm phần Chơn Hương của Pháp Thân trong Bổn tánh mình pháp Sám Hối Vô Tướng - mới là hữu ích, chẳng uổng công lao.

Và điểm chúng ta cần nên lưu ý và ghi nhớ trong đoạn kinh này - là tất cả những gì Tổ dạy chúng ta ; chúng ta ĐỀU PHẢI TỰ MÌNHCỦA CHÍNH MÌNH
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN _ Phẩm SÁM HỐI _ Phần 2


PHẨM SÁM HỐI - PHẦN 2

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Kinh ghi - Sư nói rằng:“Một là Giới Hương, nghĩa là tâm mình không tưởng điều quấy, không toan việc dữ, không sanh ghen ghét, không sanh tham lam giận hờn, không mong cướp hại của người. Ấy gọi là Giới Hương.
Hai là Định Hương, nghĩa là xem thấy các cảnh tướng lành dữ mà tâm mình chẳng tán loạn. Ấy gọi là Định Hương.
Ba là Huệ Hương, nghĩa là tâm mình không bị ngăn lấp, mình thường lấy trí huệ mà quán chiếu tánh mình và chẳng tạo các điều dữ. Tuy mình tu các hạnh lành mà tâm không chấp trước, thường kính kẻ trên, tưởng kẻ dưới, hay xót thương những kẻ côi cút nghèo nàn. Ấy gọi là Huệ Hương.
Bốn là Giải Thoát Hương, nghĩa là tâm mình không đeo níu vào một cảnh vật nào, mình chẳng nghĩ điều lành, không tưởng việc dữ, thong thả suốt thông. Ấy gọi là Giải Thoát Hương.
Năm là Giải Thoát Tri Kiến Hương, nghĩa là tâm mình tuy đã không đeo níu vào một cảnh vật nào, mình chẳng nghĩ điều lành, không tưởng việc dữ, nhưng chẳng nên trầm không thủ tịch (đắm vào cảnh không, giữ lòng vắng lặng như loại Vô Ký Không mà trong phẫm Bát Nhã đã có nói). Phải học rộng, nghe nhiều, phải biết Bổn Tâm của mình, phải rõ thông đạo lý của Chư Phật, phải xen lộn trong thế gian mà cứu nhơn lợi vật, không phải nhơn ngã. Phải đạt ngay cõi Chánh Giác, Chơn Tánh không đổi dời. Ấy gọi là Giải Thoát Tri Kiến Hương.
Dẫn nghĩa : vì Tổ Huệ Năng giảng - năm phần Chơn Hương của Pháp Thân trong Bổn tánh mình - gồm có : Giới Hương, Định Hương, Huệ Hương, Giải Thoát Hương và Giải Thoát Tri Kiến Hương. Vì vậy, Tổ Huệ Năng đã gián tiếp cho chúng ta biết - ngay trong Bổn tánh của chúng ta đã có sẵn năm phần Chơn Hương : Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến - của Pháp Thân. Do đó, trở về với Bổn tánh cũng là cách - tu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến.

Và Tổ Huệ Năng dạy - nếu chúng ta muốn tu năm phần Chơn Hương : giới định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến - của Pháp Thân ; hay muốn trở về với Bổn tánh - thì :

-- thứ nhất là tâm chúng ta đừng tưởng điều quấy, không toan việc dữ, không sanh ghen ghét, không sanh tham lam giận hờn, không mong cướp hại của người => thì được giới hương.

-- thứ hai là khi chúng ta xem thấy các cảnh tướng lành dữ - tâm đừng tán loạn => thì được định hương.

-- thứ ba là chúng ta đừng để tâm bị ngăn lấp, tự mình thường lấy trí huệ quán chiếu tánh mình và chẳng tạo các điều dữ. Và nếu khi chúng ta tu các hạnh lành mà tâm không chấp trước, thường kính kẻ trên, tưởng kẻ dưới, hay xót thương những kẻ côi cút nghèo nàn => thì được huệ hương.

-- thứ tư là chúng ta giữ tâm đừng để đeo níu vào cảnh vật, chẳng nghĩ điều lành, không tưởng điều dữ, thong thả suốt thông => thì được giải thoát hương.

-- thứ năm là khi tâm chúng ta đã không đeo níu vào bất cứ cảnh vật nào, chẳng nghĩ điều lành, không tưởng việc dữ :)tức là khi chúng ta đã có được giải thoát hương rồi…), mà chúng ta - lại chẳng trầm không thủ tịch. Thì - phải học rộng, nghe nhiều, để biết Bổn tâm của mình - và - rõ thông đạo lý của chư Phật…

Còn việc Tổ bảo chúng ta “Phải đạt ngay cõi Chánh Giác, Chơn Tánh không đổi dời”. => thì được giải thoát tri kiến hương.

Thì vì đạt hay không đạt tùy thuộc vào do sự tu tập - chứ không phải do chúng ta muốn mà được. Cho nên, ý của Tổ là cho chúng ta biết - khi chúng ta biết bổn tâm của mình và rõ thông đạo lý của chư Phật - thì sẽ đạt ngay cõi Chánh giác, Chơn Tánh không đổi dời.


Ngoài ra, “giải thoát” còn là phần đầu của “giải thoát tri kiến”. Cho nên, chúng ta cần nên tìm biết - vì sao trong giáo lý của đạo Phật lại phân chia “giải thoát tri kiến” làm hai phần : giải thoát và giải thoát tri kiến.


Và theo sự tìm hiểu của d/đ - thì vì khi nào chúng ta đạt được tâm giải thoát rồi - sự “học rộng nghe nhiều” mới có thể giúp chúng ta biết Bổn tâm của mình, và rõ thông được đạo lý của chư Phật… Cho nên, lúc tâm chưa được giải thoát ; vẫn còn đeo níu vào cảnh vật, vẫn còn nghĩ điều lành - tưởng điều dữ. Thì việc “học rộng, nghe nhiều” chưa thể đem lại lợi ích. Nhưng khi tâm đối với bất cứ cảnh vật nào - cũng không níu vào ; thì chúng ta lại cần phải “học rộng, nghe nhiều” mới đạt được giải thoát tri kiến.

Do vậy, nên "giải thoát tri kiến" mới chia làm hai phần : giải thoát và giải thoát tri kiến.



Còn việc Tổ gọi Chánh Giác - là cõi - là ý cho chúng ta biết - Chánh Giác cũng là CÕI, như cõi vô minh vậy. Và chúng ta tu học Phật Pháp - là để ra khỏi cõi vô minh - đạt cõi Chánh Giác, Chơn Tánh không đổi dời :)tức là được thường trụ...) không còn bị phiền não che lấp.
Và chúng ta ra khỏi cõi vô minh - cũng tức là - thoát khỏi cảnh mộng huyễn hoá - thấy được cõi Chánh Giác ; và Chơn Tánh của chúng ta - cũng không đổi dời :)nghĩa là không bao giờ còn bị phiền não che lấp nữa…). Điều này sẽ xảy ra liền ngay khi chúng ta nhận biết Bổn tâm của mình - và - rõ thông đạo lý của chư Phật.


Nhưng vì, năm phần Chơn Hương : giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến - là trong Bổn tánh của chúng ta. Cho nên, chỉ cần tu tập một pháp "giải thoát tri kiến" thành tựu - có được Chơn Tánh không đổi dời - thì chúng ta sẽ có luôn cả 4 phần còn lại. Nghĩa là chúng ta cũng sẽ :

-- có được tâm không tưởng điều quấy, không toan việc dữ, không sanh ghen ghét, không sanh tham lam giận hờn, không mong cướp hại của người
-- khi xem thấy các cảnh tướng lành dữ mà tâm vẫn chẳng tán loạn.
-- có được tâm không bị ngăn lấp, thường lấy trí huệ quán chiếu tánh mình, và chẳng tạo các điều dữ. Và tuy chúng ta tu các hạnh lành mà tâm không chấp trước, thường kính kẻ trên, tưởng kẻ dưới, hay xót thương những kẻ côi cút nghèo nàn.
-- có được tâm không đeo níu vào một cảnh vật nào - và cũng không nghĩ điều (mình) lành, không tưởng việc (người) dữ, thong thả suốt thông.

Như lời Tổ Huệ Năng giảng về Giới, Định, Huệ, Giải Thoát - mà - không cần phải tu tập thêm pháp nào nữa cả. Nhưng điểm quan trọng mà chúng ta nên lưu ý trong lời giảng này - là : cách tu giải thoát tri kiến - Tổ Huệ Năng dạy chúng ta - chính là cách tu Pháp Thân thường trụ của Như Lai - mà đức Phật Thích Ca thường giảng nói trong các kinh Đại thừa.



Tóm lại, Tổ Huệ Năng tuy nói truyền cho chúng ta năm phần Chơn Hương của Pháp Thân. Nhưng thật ra chỉ cần tu tập “giải thoát tri kiến” là chúng ta có thể có đủ cả năm phần Chơn Hương của Pháp Thân : giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến.

Và theo lời Tổ Huệ Năng - thì chúng ta đạt được cõi Chánh giác và có được Chơn Tánh không đổi dời - là do “học rộng, nghe nhiều”.
Nhưng để sự “học rộng, nghe nhiều” có hiệu quả :)tức là đạt được cõi Chánh Giác) - chúng ta phải tu giữ tâm đừng để níu vào cảnh vật, đừng nghĩ (đây là) điều lành, đừng tưởng (đó là) điều dữ.

Nghĩa là, chỉ cần chúng ta tu giữ tâm đừng để níu vào cảnh vật, đừng nghĩ (đây là) điều lành, đừng tưởng (đó là) điều dữ. Rồi học rộng nghe nhiều - thì sẽ có được năm phần Chơn Hương của Pháp Thân : giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến.



Tổ nói : Chư Thiện tri thức, Chơn Hương này, mỗi phần tự có cái chất xông thơm bên trong, đừng tìm kiếm nơi ngoài.
[FONT=&quot]Là cũng cho chúng ta biết - muốn có được giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến - thì chúng ta phải tự mình tu sửa tâm mình - chứ đừng mong cầu sự trợ giúp từ bên ngoài. Và điều này cũng hợp nhất với ý của lời Tổ dạy ở phần trên. Đó là : PHẢI TỰ MÌNH - TÌM THẤY PHẬT TÂM CỦA CHÍNH MÌNH.[/FONT]
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN _ Phẩm SÁM HỐI _ Phần 3


PHẨM SÁM HỐI - PHẦN 3


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Tổ nói : Bây giờ ta truyền cho các vị pháp Sám Hối Không Tướng; Pháp này tiêu diệt hết các tội trong ba đời (đời trước, đời nay, và đời sau) khiến cho ba nghiệp (Thân, khẩu, ý) đều được trong sạch.
Dẫn nghĩa : Tổ Huệ Năng cho chúng ta biết - nếu chúng ta tu đúng theo lời Ngài giảng về pháp Sám Hối Không Tướng. Thì ba nghiệp - thân, khẩu, ý đều sẽ thanh tịnh. Và tất cả những tội chúng ta đã gây tạo - đều được tiêu diệt. Và chúng ta cũng sẽ không bao giờ gây tạo thêm tội mới.


Tổ nói : Chư Thiện Tri Thức, hãy đồng xướng lên một lượt và nói theo ta.
Chúng đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ngu mê. Các tội do nghiệp ác ngu mê đã tạo ra từ trước đều ăn năn, nguyện dứt hết một lần, hằng chẳng gây lại nữa.
Chúng đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ngạo dối. Các tội do nghiệp ác ngạo dối đã tạo ra từ trước đều ăn năn, nguyện dứt hết một lần, hằng chẳng gây lại nữa.
Chúng đệ tử, từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau, niệm niệm chẳng nhiễm sự ganh ghét. Các tội do nghiệp ganh ghét đã tạo ra từ trước đều ăn năn, nguyện dứt hết một lần, hằng chẳng gây lại nữa.
Chư Thiện tri thức, các lời sám hối kể trên gọi là Sám Hối Không Tướng.
Giải thích : vì chúng ta chỉ có thể nguyện - từ nay về sau không xảy ra ; chứ không thể nguyện cho những việc đã xảy ra - không xảy ra. Cho nên, Tổ Huệ Năng nói : “từ niệm trước, niệm nay đến niệm sau” là diễn tả sự niệm liên tục. Nghĩa là, lúc nào cũng phải niệm như vậy.
Còn ở mỗi lời nguyện Tổ đều dạy chúng ta : “nguyện dứt hết một lần” là để xác định pháp Sám Hối Vô Tướng - Ngài dạy - là dứt hết tất cả tội một lần [ngay trong cùng một kiếp] ; chứ không phải giảm tội dần dần [nhiều kiếp mới dứt hết tội] - như các pháp tu khác.


Tổ nói : Sao gọi là Sám? Sao gọi là Hối?
Sám nghĩa là ăn năn các tội trước của mình. Những tội do các nghiệp ác ngu mê, ngạo dối, ganh ghét đã tạo ra từ trước, tất cả ăn năn, hằng chẳng gây lại nữa. Ấy gọi là Sám.
Hối nghĩa là ăn năn các lỗi sau của mình. Những tội do các nghiệp ác ngu mê, ngạo dối, ganh ghét tạo ra, nay đã giác ngộ rồi, tất cả đều dứt bỏ đời đời, ngày sau chẳng gây lại nữa. Ấy gọi là hối.
Cho nên kêu là Sám Hối.
Dẫn nghĩa : Trong pháp Sám Hối Vô Tướng - Tổ Huệ Năng dạy - thì có hai điều mà lúc nào chúng ta cũng phải niệm niệm tránh - không thể phạm. Đó là, NGẠO DỐI và GANH GHÉT.


Tổ nói : Các người phàm phu ngu muội chỉ biết ăn năn tội trước của mình, mà chẳng biết ăn năn lỗi sau. Bởi chẳng ăn năn, nên tội trước chưa dứt, lỗi sau lại sanh. Tội trước đã chẳng dứt, lỗi sau lại sanh, thì sao gọi là Sám Hối được.
Dẫn nghĩa : vì đối với tội trước và lỗi sau - Tổ Huệ Năng đều dùng từ “ăn năn”. Cho nên Tổ Huệ Năng nói : “Bởi chẳng ăn năn, nên tội trước chưa dứt, lỗi sau lại sanh”. Là ý cho chúng ta biết - nếu chúng ta chẳng biết ăn năn lỗi sau [tức là vẫn để phạm vào lỗi “ngạo dối và ganh ghét”] - thì sẽ không dứt được tội trước.
Do đó, muốn lời sám hối có hiệu quả - chúng ta phải tránh hai điều : ngạo dối và ganh ghét


Tổ nói : Chư Thiện tri thức, đã sám hối rồi, bây giờ ta cho các ngươi lập Bốn Điều Thệ Nguyện Lớn. Mỗi người phải dùng tâm chơn chánh mà nghe ta dạy:
Dẫn nghĩa : Tổ Huệ Năng dạy - sau khi chúng ta đã sám hối - niệm niệm không lúc nào ngạo dối và ganh ghét. Thì chúng ta hãy lập Bốn Điều Thệ Nguyện Lớn


Tổ dạy : Chúng sanh không giới hạn - trong tâm mình - đều thề nguyền hóa độ.
Cả thảy các điều phiền não chẳng xiết kể - trong tâm mình - đều thề nguyền dứt bỏ.
Cả thảy các pháp môn kể không hết - trong tánh mình - đều thề nguyền học cả.
Đạo Phật cao hơn hết - trong tánh mình - thề nguyền tu đến thành công.
Kế Tổ nói : Chư Thiện tri thức, cả thảy các vị há chẳng nói: “Cả thảy chúng sanh không giới hạn trong tâm mình đều thề nguyền hoá độ.” ? Thế thì chẳng phải Sư Huệ Năng độ.
Dẫn nghĩa : ý Tổ Huệ Năng nói : chúng ta phải tự mình - hóa độ cho mình. Nhưng chúng ta - không thể nguyện hóa độ cho người khác.

Điều này, còn gián tiếp cho chúng ta biết : nếu vị nào có nguyện hóa độ cho mọi người. Thì vị đó không phải tu theo Phật Pháp. Vì nếu tu theo Phật Pháp - thì sẽ chỉ _ hướng dẫn mọi người - tự mình hóa độ chúng sanh TRONG TÂM MÌNH
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

PHẨM SÁM HỐI - PHẦN 4

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Tổ nói : Chư Thiện tri thức, chúng sanh trong tâm mình tức là: Lòng tà mê, lòng giả dối, lòng bất thiện, lòng ganh ghét, lòng ác độc. Các tâm này đều gọi là chúng sanh. Mỗi người phải dùng tánh mình mà độ lấy mình, mới gọi là thiệt độ.
Dẫn nghĩa : vì chúng sanh trong tâm mình. Cho nên, bốn điều thề nguyền lớn Tổ Huệ Năng dạy chúng ta là nói về lòng tà mê, lòng giả dối, lòng bất thiện, lòng ganh ghét, lòng ác độc.
Do đó, Tổ dạy chúng ta : “mỗi người phải dùng tánh mình mà độ lấy mình”. Là bảo chúng ta - phải dùng tánh của chính mình mà hóa độ cho lòng mình - dứt bỏ hết tà mê, giả dối, bất thiện, ganh ghét, ác độc.
Vì vậy, người tu học Phật đạo chỉ thề nguyền dùng tánh mình để độ lòng tà mê, giả dối, bất thiện, ganh ghét, ác độc của chính mình - chứ không có thề nguyền độ cho ai cả. Nghĩa là, người tu học Phật đạo - phát nguyện hóa độ chúng sanh - không phải là phát nguyện hóa độ cho người khác.



Tổ nói : Cả thảy phiền não chẳng xiết kể đều thề nguyền dứt bỏ, nghĩa là đem Trí Bát Nhã của tánh mình mà dứt bỏ lòng nghĩ tưởng giả dối. Thế mới gọi là thiệt học.
Dẫn nghĩa : ý Tổ Huệ Năng dạy chúng ta hãy đem Trí Bát Nhã của tánh mình - để dứt bỏ lòng nghĩ tưởng giả dối - thì sẽ dứt bỏ được tất cả phiền não. Thế mới gọi là thiệt học.



Tổ nói : Đạo Phật cao hơn hết thề nguyền tu đến thành công, nghĩa là đã thường hạ cái tâm, làm việc chơn thành, lìa mê lìa giác, thường sanh Bát Nhã, bỏ chơn trừ vọng, tức khắc thấy tánh Phật. Ấy là nghe nói pháp rồi, liền thành Phật đạo.
Dẫn nghĩa : vì Tổ Huệ Năng nói : “Ấy là nghe nói pháp rồi, liền thành Phật đạo”. Là cho chúng ta biết - chúng ta thành Phật đạo là liền ngay sau khi nghe nói pháp.
Trong khi, nghe nói pháp thì không thể gọi là làm việc chơn chánh hay lìa mê lìa giác. Chỉ khi nghe nói pháp - chúng ta mới có thể phân biệt hay không phân biệt lời chơn, lời vọng.

Vì vậy, ý của Tổ Huệ Năng là nói : nếu khi nghe nói pháp mà chúng ta không còn thấy - lời giảng này là chơn _ cần phải bỏ, lời giảng này là vọng _ cần phải trừ. Thì tức khắc chúng ta thấy tánh Phật.
Mà theo giáo thuyết của đạo Phật - thì khi chúng ta thấy được tánh Phật -/ chúng ta cũng sẽ lìa mê lìa giác và những việc chúng ta làm cũng đều là chơn chánh cả.

Vì vậy, khi nghe nói pháp mà chúng ta không phân biệt : “lời giảng này là chơn cần phải bỏ - lời giảng này là vọng cần phải trừ”. Là cách tu mau thành Phật đạo nhất.

Do đó, ý của câu này là Tổ Huệ Năng nói : nếu chúng ta thường hạ cái tâm - làm việc chơn thành, lìa mê lìa giác ; thì chúng ta sẽ thường sanh Bát Nhã.
Còn nếu chúng ta thường hạ cái tâm - làm việc chơn chánh, lìa mê lìa giác, bỏ chơn trừ vọng ; thì tức khắc chúng ta thấy tánh Phật.



Tổ nói : Thường thường tưởng đến việc tu hành - là cái chánh pháp - tạo nên sức thề nguyện vậy.
Dẫn nghĩa : ý Tổ Huệ Năng là nói : nếu điều mà chúng ta thường thường tưởng đến trong việc tu hành là chánh pháp. Thì sẽ tạo cho chúng ta sức thề nguyện như lời Tổ dạy.
Nghĩa là, diệt được lòng tà mê, giả dối, bất thiện, ganh ghét, ác độc. Dứt bỏ được tất cả phiền não. Và khi nghe nói pháp sẽ không phân biệt - lời giảng này là chơn cần phải bỏ, lời giảng này là vọng cần phải trừ. Do đó, chúng ta sẽ sớm thành Phật đạo.



Tổ nói : Chư Thiện tri thức, nay đã phát Bốn Điều Thề Nguyền Lớn rồi, ta lại truyền cho các vị Lời Răn Dạy Về Pháp Quy Y Không Tướng.

Chư Thiện tri thức, phải quy y ba pháp này:
Hãy quy y các Diệu Giác của tánh mình là pháp tôn quý gồm đủ cả hai công đức.
Hãy quy y cái Chánh Pháp của tánh mình là pháp tôn quý lìa bỏ các điều tà dục.
Hãy quy y cái Thể Thanh Tịnh của tánh mình là pháp tôn quý nhất trong các hạnh.


Từ đây sắp sau, hãy xưng Giác là Thầy, chẳng nên quy y theo tà ma ngoại đạo. Hãy lấy ba pháp báu của tánh mình mà tự thường chứng tỏ các công đức của mình. Ta khuyên Chư Thiện tri thức phải quy y theo ba pháp báu của tánh mình là: 1. Phật nghĩa là Giác, 2. Pháp nghĩa là Chánh, 3. Tăng nghĩa là Tịnh.
Dẫn nghĩa : vì Tổ Huệ Năng giải thích : Phật nghĩa là Giác, Pháp nghĩa là Chánh, Tăng nghĩa là Tịnh.

Cho nên, ý của Tổ là dạy chúng ta :
-- Hãy quy y các Diệu Giác của tánh mình : tức là bảo chúng ta hãy quy y - các sự kỳ diệu của tánh Phật _ nơi mình. Vì đây là pháp tôn quý gồm đủ hai công đức
-- Hãy quy y cái Chánh Pháp của tánh mình : tức là bảo chúng ta hãy quy y - theo cái pháp thuận theo tánh mình. Vì đây là pháp tôn quý lìa bỏ các điều tà dục.
-- Hãy quy y cái Thể Thanh Tịnh của tánh mình : tức là bảo các Tăng hãy quy y - cái thể thanh tịnh của tánh mình. Vì đây là pháp tôn quý nhất trong các hạnh.

Nghĩa là, Tổ Huệ Năng đã gián tiếp dạy chúng ta nên nghe theo lời hướng dẫn của các vị Tăng - “quy y cái thể thanh tịnh của tánh mình”. Vì các vị ấy tu tập pháp hạnh tôn quý nhất. Và nếu chúng ta tu pháp hạnh “quy y cái Thể Thanh Tịnh của tánh mình - thì sẽ thường chứng tỏ các công đức của mình.

[FONT=&quot]Và điều đáng để chúng ta suy ngẫm - là khi chúng ta tìm về tự tánh - có phải là chúng ta tu tập pháp hạnh “quy y cái Thể Thanh Tịnh của tánh mình” chăng ?
[/FONT]
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN _ Phẩm SÁM HỐI _ Phần 5


PHẨM SÁM HỐI - PHẦN 5

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Tổ nói : Tâm mình quy y theo tánh Giác, thì tà mê chẳng sanh. Lại ít có sự ham muốn, thường biết đủ dùng, lìa được của tiền và sắc dục, gọi là pháp tôn quý gồm cả hai công đức.
Dẫn nghĩa : vì Tổ Huệ Năng nói : “Phật nghĩa là Giác”.
Cho nên, chúng ta có thể hiểu : “tâm mình quy y theo tánh Giác” - là tu tâm mình quy y theo tánh Phật.
Và ý của Tổ Huệ Năng là nói : khi tâm chúng ta quy y theo tánh Phật - thì tà mê chẳng sanh. Li - ít có sự ham muốn, thường biết đủ dùng, lìa được của tiền và sắc dục.

Nhưng vì, Tổ nói : “Li - ít có sự ham muốn, thường biết đủ dùng, lìa được của tiền và sắc dục”.
Cho nên, chúng ta có thể hiểu ý của Tổ là muốn cho chúng ta biết : do tâm chúng ta quy y theo tánh Phật - chúng ta mới - ít có sự ham muốn, thường biết đủ dùng, lìa được của tiền và sắc dục.

Nhưng nếu là như vậy - thì điểm chính của lời giảng này - là Tổ Huệ Năng dạy chúng ta : “Phải tìm hiểu về cách tu tập tâm quy y theo tánh Phật trước. Vì khi chúng ta quy y theo tánh Phật - thì tà mê chẳng sanh. Và do vì tà mê chẳng sanh - nên chúng ta sẽ dần dần - ít có sự ham muốn, thường biết đủ dùng, lìa được của tiền và sắc dục”. Và nếu hiểu theo cách giải này của d/đ - thì hiệu quả của sự tu tập tâm quy y theo tánh Phật - là chúng ta sẽ có đủ cả hai công đức.



Tổ nói : Tâm mình quy y tánh Chánh, thì niệm niệm không sanh tà kiến. Bởi không tà kiến, nên không có lòng nhơn ngã cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là Pháp tôn quý lìa bỏ các điều tà dục
Dẫn nghĩa : vì Tổ Huệ Năng nói : “Pháp nghĩa là Chánh”.
Cho nên, chúng ta có thể hiểu : “Tâm mình quy y tánh Chánh” - là tu tâm mình quy y tánh của Pháp.
Và ý của Tổ Huệ Năng là nói : khi tâm chúng ta quy y tánh của Pháp Như Lai - thì niệm niệm không sanh tà kiến. Bởi - không tà kiến, nên chúng ta sẽ không có lòng nhơn ngã cống cao, tham ái, chấp trước.

Nhưng vì, Tổ nói : “Bởi - không tà kiến, nên không có lòng nhơn ngã cống cao, tham ái, chấp trước”.
Cho nên, chúng ta có thể hiểu ý của Tổ là muốn cho chúng ta biết : do tâm chúng ta quy y tánh của Pháp Như Lai - chúng ta mới - không có lòng nhơn ngã cống cao, tham ái, chấp trước.

Nhưng nếu là như vậy - thì điểm chính của lời giảng này - là Tổ Huệ Năng dạy chúng ta : “Phải tìm hiểu về cách tu tập tâm quy y tánh của Pháp Như Lai trước. Vì khi chúng ta quy y tánh của Pháp Như Lai - thì sẽ không có tà kiến. Và do vì không có tà kiến - nên chúng ta cũng sẽ không có lòng nhơn ngã cống cao, tham ái, chấp trước”. Và nếu hiểu theo cách giải này của d/đ - thì hiệu quả của sự tu tập _ tâm quy y tánh của Pháp Như Lai - là chúng ta sẽ lìa bỏ được các điều tà dục.



Tổ nói : Tâm mình quy y theo tánh Tịnh, thì cả thảy các cảnh giới trần lao, ái dục, tâm mình chẳng nhiễm chẳng vương, gọi là pháp tôn quý nhất trong các hạnh.
Dẫn nghĩa : vì Tổ Huệ Năng nói : “Tăng có nghĩa là Tịnh”.
Cho nên, chúng ta có thể hiểu - tuy Tổ nói : “Tâm mình quy y theo tánh Tịnh”. Nhưng lại là dạy các Tăng - phải tu tâm mình quy y theo tánh Tịnh.
Và ý của Tổ Huệ Năng là nói : khi tâm chúng ta quy y theo tánh Tịnh - thì cả thảy các cảnh giới trần lao, ái dục, tâm mình chẳng nhiễm chẳng vương.

Nhưng nếu là như vậy - thì điểm chính của lời giảng này - là Tổ Huệ Năng dạy chúng ta : “Phải tìm hiểu về cách tu tập tâm quy y theo tánh Tịnh trước. Vì khi tâm chúng ta quy y theo tánh Tịnh - thì chúng ta mới - đối với cả thảy các cảnh giới trần lao, ái dục, chẳng nhiễm chẳng vương”.
Do đó, nếu hiểu theo cách giải của d/đ - thì hiệu quả của sự tu tập tâm quy y theo tánh Tịnh - là chúng ta sẽ không nhiễm không vương - với tất cả các cảnh giới trần lao, ái dục ; hạnh tôn quý nhất trong các hạnh.



Tổ nói : Tu các hnh này, ấy là mình quy y Bổn Tánh của mình.
Dẫn nghĩa : nếu vì do tu tâm quy y theo tánh Tịnh - mà chúng ta được hạnh đối với cả thảy các cảnh giới trần lao, ái dục, chẳng nhiễm chẳng vương - tôn quý nhất trong các hạnh. Thì có nghĩa là chúng ta chỉ tu có một hạnh tôn quý duy nhất - chứ không phải “tu các hạnh”.

Do đó, Tổ Huệ Năng nói : “tu các hạnh” - là ám chỉ tất cả các pháp tu tập để tâm - quy y theo tánh Phật, quy y tánh của Pháp Như Lai, quy y theo tánh Tịnh - đều là pháp tu hạnh. Và các pháp tu hạnh này đều quy y Bổn Tánh của mình.

Cho nên, nếu hiểu theo cách giải của d/đ - thì tuy Tổ Huệ Năng dạy chúng ta tu tập tâm - quy y theo tánh Phật, quy y tánh của Pháp Như Lai, quy y theo tánh Tịnh. Nhưng thật ra, là chỉ cần chúng ta tu tập tâm - quy y theo tánh Tịnh của Bổn Tánh mình - là chúng ta đã quy y [cả] ba pháp báu của Bổn Tánh mình.

Nghĩa là, nếu tìm về tự tánh là tu tập pháp hạnh “quy y cái Thể Thanh Tịnh của tánh mình” - thì chỉ cần chúng ta biết cách tu sửa tâm tìm về tự tánh - thì tâm chúng ta sẽ dần dần - ít có sự ham muốn, thường biết đủ dùng, lìa được của tiền và sắc dục ; dần dần không còn lòng nhơn ngã cống cao, tham ái, chấp trước ; và đối với tất các cảnh giới trần lao, ái dục, cũng chẳng nhiễm chẳng vương”. Thành tựu được cả ba pháp quy y không tướng - pháp báu của Bổn Tánh mình.



Tổ nói : Các người phàm phu từ ngày tới đêm nói rằng - chịu tu theo ba Quy Giới, mà chẳng hiểu lý quy y. Nếu nói quy y Phật, thì Phật ở xứ nào? Bằng không thấy Phật, thì quy y chỗ nào? Nói thế thành ra giả dối.

Chư Thiện tri thức, mỗi người hãy tự xem xét, chớ lầm dùng tâm ý. Kinh văn nói rõ quy y Phật ở tánh mình, chớ chẳng nói quy y Phật nơi nào khác. Phật ở tánh mình mà chẳng quy y, thì không có chỗ nào mà quy y vậy.
Nay các vị đã tự ngộ,thì mỗi người phải quy y ba pháp báu ở tâm mình. Trong phải điều tâm tánh, ngoài phải kính mọi người, tức là mình quy y tâm mình vậy.
Dẫn nghĩa : Tổ Huệ Năng lưu ý chúng ta đừng lầm dùng tâm ý mà xem xét… về cách quy y Phật. Vì kinh văn có nói rõ - quy y Phật - là quy y Phật ở tánh mình. Chứ không phải quy y _ với _ đức Phật Thích Ca hay vị Phật khác.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN _ Phẩm SÁM HỐI _ Phần 6


PHẨM SÁM HỐI - PHẦN 6


Tổ nói : Nay các vị đã tự ngộ, thì mỗi người phải quy y ba pháp báu ở tâm mình. Trong phải điều tâm tánh, ngoài phải kính mọi người, tức là mình - quy y tâm mình vậy.
Chư Thiện tri thức, đã quy y ba pháp báu
ở tánh mình rồi, các vị hãy chí tâm, ta nói cho mà rõ cái pháp Phật Một Thể Ba Thân Trong Tánh Mình, khiến cho các vị thấy ba thân rõ ràng, tự tánh mình - tỏ sáng tánh mình.
Dẫn nghĩa : vì trong lời trước Tổ Huệ Năng dạy : “mỗi người phải quy y ba pháp báu ở TÂM mình”.
Nhưng lời sau Tổ Huệ Năng nói : “đã quy y ba pháp báu ở TÁNH mình rồi, các vị hãy…”

Cho nên, Tổ đã gián tiếp cho chúng ta biết : trong lời giảng thì tâm hay tánh nghĩa cũng giống nhau.

Nhưng điểm quan trọng chúng ta nên lưu ý nơi đoạn kinh này là Tổ Huệ Năng cho chúng ta biết pháp - “Phật Một Thể Ba Thân Trong Tánh Mình” - mà Tổ giảng sau đây là để KHIẾN chúng ta tự tánh mình - tỏ sáng tánh mình.

Nghĩa là, khi mê thì tự tâm chúng ta - không thể tỏ sáng tâm mình. Nhưng nếu là như vậy, thì khi còn mê chúng ta không thể “tự mình - tỏ sáng tâm mình” - để nhận biết pháp tu nào là chánh pháp.

Sở dĩ d/đ nói như vậy - là vì chánh pháp của Như Lai - ngoài chỗ hiểu mê lầm của người thế gian.
Và tuy do tu tập chánh pháp chúng ta có trí huệ. Nhưng vì khi có trí huệ rồi - chúng ta mới có thể nhận biết pháp tu nào là chánh pháp.

Cho nên, Tổ Huệ Năng mới giảng pháp - “Phật Một Thể Ba Thân trong Tánh Mình” - để KHIẾN chúng ta “tự mình - tỏ sáng tánh mình” ; để ngay khi còn đang mê lầm chúng ta vẫn có thể nhận biết pháp tu nào là chánh pháp. Và do tu tập đúng chánh pháp - chúng ta mới có trí huệ nghe hiểu lời đức Phật Thích Ca giảng về pháp rốt ráo _ Đại thừa.



Tổ nói : Cả thảy hãy đồng nói theo ta:
Tự sắc thân mình quy y Thanh Tịnh Pháp Thân Phật
Tự sắc thân mình quy y Viên Mãn Báo Thân Phật
Tự sắc thân mình quy y Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật
Dẫn nghĩa : Tổ Huệ Năng dạy chúng ta phải TỰ SẮC THÂN của mình - quy y Ba Thân Phật : Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân. Pháp Thân thì Thanh Tịnh, Báo Thân thì Viên Mãn, Hóa Thân thì Thiên Bá Ức.



Tổ nói : Chư Thiện tri thức, sắc thân là quán xá, không thể nói quy y được. Phải dòm ngó Phật Ba Thân trong tánh mình. Người thế gian đều có Phật Ba Thân. Bởi tâm mình mê muội, nên không thấy thể sáng suốt trong tánh mình. Người ta cứ tìm Phật Ba Thân ở ngoài, mà chẳng thấy Phật Ba Thân ở trong thân của mình. Các vị nghe ta nói, khiến các vị ngó trong thân mình và thấy Bổn Tánh mình có Phật Ba Thân. Phật Ba Thân này do nơi tánh mình mà sanh, chớ chẳng phải do nơi ngoài mà tìm đặng.
Dẫn nghĩa :ngó trong thân mình mà lại thấy có Phật Ba Thân. Cho nên, ngó trong thân mình - tức là ngó trong sắc thân của mình. Và nghĩa của câu này là Tổ nói : đối với sắc thân thì chúng ta không thể quy y - mà phải dòm ngó Phật Ba Thân trong tánh mình. Tất cả người thế gian - ai cũng đều có Phật Ba Thân. Nhưng bởi tâm của chúng ta mê muội, nên chúng ta không thấy thể sáng suốt trong tánh mình.

Còn Tổ Huệ Năng tuy nói : Người ta cứ tìm Phật Ba Thân ở ngoài, mà chẳng thấy Phật Ba Thân ở trong thân của mình”.

Nhưng lại cho biết : Phật Ba Thân này do nơi tánh mình mà sanh, chớ chẳng phải do nơi ngoài mà tìm đặng.

Cho nên, ý của Tổ Huệ Năng là nói người thế gian cứ tìm Ba Thân Phật ở bên ngoài - chứ không biết ngay trong sắc thân huyễn hóa này của người thế gian - có đủ cả Ba Thân Phật : Pháp Thân, Báo Thân, Hoá Thân.


Giải thích : theo như d/đ hiểu thì sở dĩ Tổ Huệ Năng nói như vậy - là vì phần đông người tu học Phật đạo - thường nguyện quy y với các đức Phật [nhứt là nguyện quy y với đức Phật A-Di-Đà]. Trong khi - pháp của Như Lai là dạy chúng ta quy y Phật Ba Thân ở trong sắc thân huyễn hóa của người thế gian.
Do đó, Tổ Huệ Năng mới giải thích thêm : Phật Ba Thân này do nơi tánh mình mà sanh, chớ chẳng phải do nơi ngoài mà tìm đặng”.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN _ Phẩm SÁM HỐI _ Phần 7


PHẨM SÁM HỐI - PHẦN 7
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Tổ nói : Sao gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật? Bổn tánh của người thế gian vốn trong sạch. Muôn pháp đều do nơi bổn tánh mình mà sanh: Nghĩ tính các điều dữ, liền sanh hạnh dữ. Nghĩ tính các hạnh lành, liền sanh hạnh lành. Thế thì, các pháp trong tánh mình, ví cũng như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng, nhưng vì bị mây che nên trên sáng dưới tối. Thình lình gặp gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, thì muôn hình ngàn tượng đều hiện ra. Tánh của người thế gian thường hay dời đổi cũng như mây trên trời kia vậy
Dẫn nghĩa : vì ý của Tổ Huệ Năng nói : Bổn tánh của người thế gian tuy vốn trong sạch. Nhưng khi chúng ta nghĩ tính các điều dữ, liền sanh hạnh dữ. Nghĩ tính các hạnh lành, liền sanh hạnh lành. Cho nên, muôn pháp [lành, dữ] đều do nơi bổn tánh mình mà sanh.

Do đó, muôn pháp mà Tổ Huệ Năng nói trong lời giảng này là chỉ các pháp lành pháp dữ nơi thế gian. Và Tổ nói : “Thế thì, các pháp trong tánh mình” - là chỉ các hạnh lành, hạnh dữ trong tánh mình.

Cho nên, Tổ nói : “Thế thì, các pháp [hạnh lành - hạnh dữ] trong tánh mình, ví như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng, nhưng vì bị mây che nên trên sáng dưới tối. Thình lình gặp gió thổi _ mây tan, trên dưới đều sáng, thì muôn hình ngàn tượng đều hiện ra. Tánh của người thế gian thường hay thay đổi [hạnh lành, hạnh dữ] như mây trên trời kia vậy”.
Là ý cho chúng ta biết : các hạnh lành dữ trong tánh của người thế gian - cũng giống như mây trên trời có lúc che ánh sáng của mặt trời mặt trăng - khiến cho trên sáng dưới tối. Nhưng - thình lình gặp gió thổi _ mây tan. Nghĩa là hạnh lành hạnh dữ của người thế gian không có gì bền chặt cả. Chỉ cần thình lình gặp gió thổi - là tan mất. Và khi hạnh lành hạnh dữ trong tánh chúng ta tan mất - thì muôn hình ngàn tượng đều hiện ra.

Nhưng vì lúc “muôn ngàn hình tượng đều hiện ra” là khi mây tan [hạnh lành, hạnh dữ không còn]. Cho nên, “muôn ngàn hình tượng đều hiện ra” Tổ Huệ Năng nói trong lời giảng này - không phải là hoa đốm - mà là cảnh thật của người thức giấc [sau khi thoát khỏi cảnh mộng - chiêm bao] nhìn thấy.



Tổ nói : Chư Thiện tri thức, Trí như mặt trời, Huệ như mặt trăng. Trí Huệ thường sáng, nhưng bởi tâm dính níu cảnh vật ở bên ngoài, rồi bị mây vọng niệm của mình che án tánh mình, nên Trí Huệ chẳng đặng tỏ sáng. Nếu gặp bạn Thiện tri thức, nghe người giảng chánh pháp, rồi tự mình dứt các điều mê hoặc, trong ngoài sáng thấu, thì trong tánh, muôn pháp đều hiện ra rõ ràng. Người thấy tánh cũng giống như thế [tức là cũng tự mình dứt các điều mê hoặc, trong ngoài sáng thấu. Và khi trong ngoài sáng thấu, thì trong tánh, muôn pháp đều hiện ra rõ ràng]. Ấy gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật.
Dẫn nghĩa : vì Tổ Huệ Năng nói : “Trí Huệ thường sáng, nhưng bởi tâm dính níu cảnh vật ở bên ngoài, rồi bị mây vọng niệm của mình che án tánh mình, nên Trí Huệ chẳng đặng tỏ sáng”.
Cho nên, ý Tổ Huệ Năng dạy chúng ta : muốn Trí Huệ tỏ sáng thì hãy tu sửa - đừng để tâm dính níu cảnh vật bên ngoài.



Tóm lại, d/đ hiểu ý của đoạn kinh này - là Tổ Huệ Năng giải thích cho chúng ta biết : Vì sao gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật?

Đó - là vì Bổn tánh của người thế gian tuy vốn trong sạch. Nhưng khi chúng ta nghĩ tính các điều dữ, liền sanh hạnh dữ. Nghĩ tính các hạnh lành, liền sanh hạnh lành. Cho nên, muôn pháp [lành, dữ] đều do nơi bổn tánh mình mà sanh.

Thế thì, các pháp [hạnh lành - hạnh dữ] trong tánh của người thế gian - cũng giống như mây trên trời có lúc che ánh sáng của mặt trời mặt trăng - khiến cho trên sáng dưới tối.

Nhưng - hạnh lành hạnh dữ của người thế gian không có gì là bền chặt cả. Vì chỉ thình lình gặp gió thổi - là tan mất. Và khi hạnh lành hạnh dữ trong tánh chúng ta tan mất - thì cảnh thật mà người thức giấc [thoát khỏi cảnh mộng - chiêm bao] nhìn thấy - đều sẽ hiện ra.

Còn muốn cho Trí Huệ tỏ sáng thì chúng ta chỉ cần tu sửa - đừng để tâm dính níu cảnh vật bên ngoài.
Và khi thấy tánh [tức - lúc có Trí Huệ] - chúng ta sẽ tự mình dứt các điều mê hoặc, trong ngoài sáng thấu. Và khi trong ngoài sáng thấu, thì trong tánh, muôn pháp đều sẽ hiện ra rõ ràng. Cho nên, gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật.



Tổ nói : Chư Thiện tri thức, tâm mình quy y tánh mình. Ấy là quy y Chơn Phật. Tự mình quy y, nghĩa là dứt trừ hết các tật xấu trong tâm mình là: Lòng chẳng lành, lòng ganh ghét, lòng tà vạy, lòng vị ngã, lòng giả dối, lòng khi người, lòng nhạo người, lòng tà kiến, lòng cống cao, cùng các hạnh bất thiện trong cả thảy thời gian, lại thường thấy lỗi mình, chẳng nói việc tốt xấu của người. Ấy là tự mình quy y tánh mình vậy.
Thường hạ tâm mình, cung kính mọi người, thấy tánh sáng suốt, không ngưng trệ. Ấy là tự mình quy y tánh mình.
Dẫn nghĩa : Vì Tổ Huệ Năng nói : “Tự mình quy y, nghĩa là dứt trừ hết các tật xấu trong tâm mình là: Lòng chẳng lành, lòng ganh ghét, lòng tà vạy, lòng vị ngã, lòng giả dối, lòng khi người, lòng nhạo người, lòng tà kiến, lòng cống cao, cùng các hạnh bất thiện trong cả thảy thời gian, lại thường thấy lỗi mình, chẳng nói việc tốt xấu của người. Ấy là tự mình quy y tánh mình vậy”.

Cho nên, ý của Tổ Huệ Năng là dạy chúng ta : quy y Chơn Thật là tâm mình quy y tánh mình - chứ không phải quy y với đức Phật Thích Ca hay vị Phật nào khác.

Còn nếu muốn “tự mình quy y” - thì chúng ta phải dứt trừ hết các tật xấu trong tâm mình.

Và các tật xấu trong tâm mình - là : lòng chẳng lành, lòng ganh ghét, lòng tà vạy, lòng vị ngã, lòng giả dối, lòng khi người, lòng nhạo người, lòng tà kiến, lòng cống cao ; cùng các hạnh bất thiện trong cả thảy thời gian, lại thường thấy lỗi mình, chẳng nói việc tốt xấu của người.


Cho nên, khi chúng ta dứt các tật xấu trong tâm mình.
Nhứt là các lòng : ganh ghét, giả dối, khi người, nhạo người, cống cao ; cùng với các hạnh bất thiện - trong cả thảy thời gian. Và thường thấy lỗi mình, còn việc người thì dầu xấu hay tốt - chúng ta cũng không luận bàn.
Thì như vậy - là chúng ta cũng đã tự mình quy y tánh mình.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN _ Phẩm SÁM HỐI _ Phần 8


PHẨM SÁM HỐI - PHẦN 8


Tổ nói : Sao gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật? Tỷ như một cái đèn có thể trừ được chỗ tối đã có từ ngàn năm, một cái trí có thể diệt được sự ngu đã nhiễm từ muôn thuở. Đừng nghĩ đến việc trước, chẳng đặng nghĩ đến việc đã qua rồi, thường nghĩ đến việc về sau. Niệm niệm hoàn toàn sáng suốt và tự mình thấy Bổn tánh mình. Điều lành điều dữ tuy là khác nhau, chớ cái Bổn tánh không hai. Cái tánh không hai gọi là Thật Tánh. Trong cái Thật Tánh chẳng nhiễm điều lành điều dữ, ấy [cái chẳng nhiễm điều lành điều dữ] gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật.
Dẫn nghĩa : trong lời giảng này - Tổ nói : “đừng nghĩ đến việc trước (mắt), chẳng đặng nghĩ đến việc đã qua rồi, thường nghĩ đến việc về sau”.
Là diễn nói về CÁI TRÍ [tỷ như ngọn đèn] có thể diệt được sự ngu mê của chúng ta - đã nhiễm từ muôn thuở.

Và Tổ nói : “Niệm niệm hoàn toàn sáng suốt và tự mình thấy Bổn tánh mình”.
Là ý cho chúng ta biết - khi chúng ta không nghĩ đến việc trước mắt, không nghĩ đến việc đã qua, chỉ thường nghĩ đến việc về sau - thì trong niệm niệm (chúng ta đều) sáng suốt và chúng ta cũng tự thấy được Bổn tánh mình.

Còn Tổ Huệ Năng nói : “Điều lành điều dữ tuy là khác nhau, chớ cái Bổn tánh không hai”.
Là giải thích cho chúng ta biết - vì sao Ngài dạy chúng ta - đừng nghĩ việc trước mắt, đừng nghĩ đến việc đã qua rồi, chỉ thường nghĩ đến việc về sau. Là vì, người hành điều lành và người hành điều dữ - Bổn tánh đều giống nhau.
Cái tánh không hai [không phân biệt điều lành điều dữ] đó, gọi là Thật tánh. Và cái Thật Tánh - chẳng nhiễm [không nghĩ đến] điều lành điều dữ, gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật.


Nghĩa là, nếu chúng ta muốn được Viên Mãn Báo Thân Phật. Thì đối với việc trước mắt hay đã qua rồi - chúng ta đừng nghĩ là lành hay dữ, thiện hay ác.

Ví dụ như khi chúng ta được may mắn hơn người mà chúng ta cho rằng chúng ta đã làm nhiều điều lành, còn người khác khổ là do làm nhiều điều ác. Thì đó cũng là một hình thức - chúng ta có nghĩ đến điều lành điều dữ.


Giải thích thêm : từ lời giảng này - Tổ Huệ Năng còn cho chúng ta biết. Dầu trước đây chúng ta có lỡ tạo nhiều nghiệp ác - thì cũng vẫn có thể tu tập để có được Viên Mãn Báo Thân Phật.
Đó là chúng ta thường tu sửa tâm - đừng nghĩ - việc trước mắt hay đã qua của người là thiện hay ác.
Mà chỉ thường nghĩ đến việc về sau - niệm niệm tu sửa tâm - không nghĩ việc trước mắt, không nghĩ đến việc đã qua rồi - để sớm được Viên Mãn Báo Thân Phật.



Tổ nói : Tánh mình khởi một niệm dữ, thì tiêu hết muôn kiếp hột giống lành. Tánh mình sanh một niệm lành, thì hằng hà sa tội dữ đều diệt hết và chứng ngay quả Vô Thượng Bồ Đề. Niệm niệm mình thấy tánh mình, chẳng sai bổn niệm. Ấy [tức là - niệm niệm tu sửa tâm - không nghĩ việc trước mắt, không nghĩ đến việc đã qua rồi] gọi là Báo Thân.
Dẫn nghĩa : vì khi giảng lời này là Tổ Huệ Năng đang dạy chúng ta : “đừng nghĩ việc trước mắt, đừng nghĩ đến việc đã qua rồi, thường nghĩ đến việc về sau. Đó là, niệm niệm tu sửa tâm - không nghĩ việc trước mắt, không nghĩ đến việc đã qua rồi - để sớm được Viên Mãn Báo Thân Phật.

Cho nên, Tổ Huệ Năng nói : “Tánh mình khởi một niệm dữ” - tức là - nghĩ việc trước mắt, nghĩ đến việc đã qua rồi.
Còn “tánh mình sanh một niệm lành” - tức là - thường nghĩ đến việc cố gắng tu sửa tâm - không nghĩ việc trước mắt, không nghĩ đến việc đã qua rồi - để sớm được Viên Mãn Báo Thân Phật.

Còn Tổ Huệ Năng nói : “Niệm niệm thấy tánh mình, chẳng sai bổn niệm”.
Là ý cho chúng ta biết - nếu chúng ta “niệm niệm thấy tánh mình”. Thì cách tu sửa tâm này - chẳng sai bổn niệm.


Cho nên, ý của lời giảng này là Tổ Huệ Năng nói : Khi chúng ta khởi niệm phân biệt nghĩ việc lành việc dữ - trước mắt hay đã qua - của mình hay của người. Thì là chúng ta tiêu hết muôn kiếp hột giống lành.

Còn nếu chúng ta niệm niệm - tu sửa tâm - không nghĩ việc lành việc dữ, trước mắt hay đã qua rồi - của mình hay của người. Thì là chúng ta tu đúng với bổn niệm thấy tánh mình. Do đó, hằng hà sa tội dữ đều diệt hết. Và chứng ngay quả Vô thượng Bồ đề (trong kiếp này).


Và Tổ Huệ Năng nói : “Ấy [tức là - niệm niệm tu sửa tâm - không nghĩ việc trước mắt, không nghĩ đến việc đã qua rồi] gọi là Báo Thân”.

Do đó, niệm niệm tu sửa tâm - không nghĩ việc trước mắt, không nghĩ đến việc đã qua rồi. Cũng là cách quy y Báo Thân nơi tánh mình.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Và nơi đầu lời giảng - Tổ Huệ Năng cũng có nói : “Cái trí có thể diệt được sự ngu mê của chúng ta đã nhiễm từ muôn thuở - thì hoàn toàn sáng suốt và tự mình thấy Bổn tánh mình”.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN _ Phẩm SÁM HỐI _ Phần 9


PHẨM SÁM HỐI - PHẦN 9
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Tổ nói : Sao gọi là Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật? Nếu chẳng nghĩ đến muôn pháp, thì tánh vốn như trống không. Một niệm nghĩ tính, gọi là biến hóa: Nghĩ tính điều dữ, hóa làm Địa Ngục. Nghĩ tính việc lành, hóa làm Thiên Đường. Lòng độc hại hóa ra rồng rắn. Lòng từ bi hóa ra Bồ Tát. Lòng Trí Huệ hóa làm Thượng Giới, lòng ngu si hóa làm Hạ Phương. Cái tánh của mình biến hóa rất nhiều. Người mê, không tỉnh giác được, nên niệm niệm gây ra việc dữ, thường thường theo đường dữ. Nếu trở lại khởi một niệm lành, thì Trí Huệ thường sanh. Ấy gọi là Tự Tánh Hóa Thân Phật.
Dẫn nghĩa : Tổ Huệ Năng giải thích : Tánh vốn - như trống không. Nên nếu chúng ta chẳng nghĩ đến muôn pháp, thì tánh chúng ta sẽ trống không (không cần tu tập gì cả).

Một niệm nghĩ tính - gọi là biến hóa. Nghĩ tính niệm dữ, hóa làm Địa Ngục. Nghĩ tính việc lành, hóa làm Thiên Đường. Lòng độc hại hóa ra rồng rắn. Lòng từ bi hóa ra Bồ Tát. Lòng trí huệ hóa làm Thượng Giới. Lòng ngu si hóa làm Hạ Phương.

Cái tánh của mình [tức : cái tánh vốn như trống không của người thế gian] biến hóa rất nhiều.

Người mê không tỉnh giác được, nên niệm niệm gây ra việc dữ, thường thường theo đường dữ [ý nói : người mê gây nghiệp dữ - rồi lại theo đường dữ do mình gây]. Nếu (giờ người mê) trở lại khởi một niệm lành [tức : khởi lại niệm thuận theo tánh - vốn như trống không của mình] thì trí huệ thường sanh. Ấy gọi là Tự Tánh Hóa Thân Phật.


Giải thích : Vì khi trí huệ thường sanh thì chúng ta sẽ có lòng Trí Huệ. Và khi chúng ta có lòng trí huệ thì hóa làm Thượng Giới. Và khi chúng ta khởi niệm lành cũng là thuận theo Bổn tánh của mình.
Nhưng vì Bổn tánh của chúng ta là từ bi. Cho nên, khi chúng ta khởi một niệm lành thuận theo Bổn tánh - vốn như trống không của mình - thì chúng ta cũng sẽ có lòng Từ Bi. Và khi chúng ta có lòng từ bi thì hóa ra Bồ tát [tức - cũng có thể hóa ra Phật].


Nghĩa là, khi chúng ta khởi niệm thuận theo Bổn tánh - vốn như trống không của mình - thì chúng ta vừa “hóa làm Thượng Giới” vừa “hóa ra Phật”. Hóa ra Phật mà lại ở nơi Thượng Giới, tức là Phật phải CÓ THÂN.

Cho nên, Tổ Huệ Năng mới nói : “Ấy gọi là Tự Tánh [vì khởi niệm thuận theo Bổn tánh] Hóa Thân Phật.
Và vì Bổn tánh có thể biến hóa làm địa ngục, thiên đường, thượng giới, hạ phương và hóa ra rồng rắn, Bồ tát, Phật. Cho nên, Hóa Thân Phật mới gọi là Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật.


Tóm lại, người còn ngu mê như chúng ta cũng có thể - khởi niệm tu sữa tâm - thuận theo Bổn tánh (vốn như trống không của mình) để quy y Hóa Thân Phật.
Hay nói một cách đơn giản : “tu sữa tâm - trở về với Bổn tánh mình” - là cách quy y Hóa Thân Phật => pháp Tổ Huệ Năng dạy.



Tổ nói : Chư Thiện tri thức, cái Pháp thân vốn là đầy đủ. Niệm niệm tánh mình tự nhiên hiện ra tỏ sáng, tức là Báo Thân Phật. Do cái Báo Thân nghĩ tính tức là Hóa Thân Phật.
Dẫn nghĩa : ý Tổ Huệ Năng nói : cái Pháp thân Phật - vốn là đầy đủ (dầu không tu tập cũng vẫn có). Người thế gian chỉ cần “niệm niệm trở về với Bổn tánh mình” thì Báo Thân Phật sẽ tự nhiên hiện ra tỏ sáng. Rồi do Báo Thân tỏ sáng nên sẽ nghĩ tính điều lành… Do đó, chúng ta lại được Hóa Thân Phật.



Tổ nói : Mình tự ngộ tự tu các công đức trong tánh mình, mới thiệt là quy y. Chứ da thịt là sắc thân, sắc thân là nhà trọ tạm bợ, không thể nói là quy y được. Nếu mình hiểu rõ Ba Thân trong Tánh mình, tức là mình biết Phật trong tánh mình vậy.
Dẫn nghĩa : ý Tổ Huệ Năng nói : sắc thân [tức : thân người nơi thế gian] chỉ là “nhà trọ tạm bợ” của người thế gian.
Nghĩa là, chúng ta cũng có cái của riêng mình. Và cái riêng của của chúng ta - là Bổn tánh mình. Cho nên, mỗi người chúng ta đều có Bổn tánh của riêng mình.
Vì vậy, một vị Phật có thể phân thân thành nhiều vị Phật. Nhưng mỗi người chúng ta khi tu đạt quả Bồ Đề thì trở thành một vị Phật.



Còn Tổ Huệ Năng nói : “sắc thân là nhà trọ tạm bợ, không thể nói là quy y được”. Là ý cho chúng ta biết - “sắc thân là tạm bợ” nên không thể dùng “sắc thân” làm phương tiện để quy y - hay làm chỗ để quy về.


Giải thích thêm : ví dụ như đức Phật dạy chúng ta tu giữ thân - là để thân không tạo nghiệp ác. Vì khi còn đang trong vòng tu học (dù là tu đúng chánh pháp) thì vẫn còn bị chi phối bởi luật - của pháp thế gian.
Cho nên “tu giữ thân” chưa phải là lời đức Phật Thích Ca dạy chúng ta cách thực hành pháp xuất thế của Như Lai.
Và d/đ nghĩ - nếu chúng ta đem sự việc này để giải thích : “Sở dĩ hơn 45 (hay 49) năm hoằng pháp - đức Phật Thích Ca nói Ngài chưa giảng lời nào”. Là vì Ngài chưa dạy chúng ta cách tu pháp xuất thế của Như Lai (theo lời nguyện của Ngài) - mà Ngài chỉ mới dạy chúng ta thuận theo pháp thế để tránh KHỔ”… thì cũng rất thông.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Và Tổ Huệ Năng nói : "Nếu chúng ta hiểu rõ (hiểu thông lời Tổ giảng...) Ba Thân trong tánh mình, tức là chúng ta biết Phật trong tánh mình [ý nói : biết Phật tánh]". Nghĩa là nếu qua lời Tổ Huệ Năng giảng về Ba Thân trong tánh mình _ vừa rồi ; mà chúng ta hiểu thông (không vướng mắc) - thì là chúng ta “biết Phật tánh”.
Điều này lại cho chúng ta biết : nghĩa chơn thật của lời Tổ Huệ Năng giảng về Ba Thân trong tánh mình - là nói về Phật tánh. Nhưng Tổ Huệ Năng căn dặn chúng ta - là phải TỰ NGỘ, TỰ TU chứ
không phải mong cầu ở sự trợ giúp (giúp cho mình được ngộ, được sáng suốt, được rước về...)
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Chị Diệu-Đức kính !
Em không hiểu được đoạn "giảng nghỉa" của chị - nên kính xin chị dành chút thời gian giúp cho em được hiểu rõ nhe chị .
Giải thích : theo như d/đ hiểu thì sở dĩ Tổ Huệ Năng nói như vậy - là vì phần đông người tu học Phật đạo - thường nguyện quy y với các đức Phật [nhứt là nguyện quy y với đức Phật A-Di-Đà].
- Chị Diệu-Đức ơi ! Pháp môn Niệm-Phật { A-Di-Đà } là do Đức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni dạy mà ! Chẳng lẽ Tổ Huệ-Năng chê Đức Phật A-Di-Đà không xứng đáng nên xúi mọi người đừng quy y Đức Phật A-Di-Đà hay sao ?

Trong khi - pháp của Như Lai là dạy chúng ta quy y Phật Ba Thân ở trong sắc thân huyễn hóa của người thế gian.
- Câu nầy em hoàn toàn không hiểu - kính xin chị giảng dạy .
Do đó, Tổ Huệ Năng mới giải thích thêm : Phật Ba Thân này do nơi tánh mình mà sanh, chớ chẳng phải do nơi ngoài mà tìm đặng”.
- Chị Diệu-Đức ơi ! hình như 3 câu trên mang 3 ý nghỉa khác nhau phải không chị ?
Và em xin kính chúc chị nhiều sức khỏe .

KÍNH
bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào Băng Tâm,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Cám ơn bt đã nêu thắc mắc. 3 câu Bạn trích đều chung một ý và có liên quan với nhau.

Sở dĩ d/đ giải thích :

theo như d/đ hiểu thì sở dĩ Tổ Huệ Năng nói như vậy - là vì phần đông người tu học Phật đạo - thường nguyện quy y với các đức Phật [nhứt là nguyện quy y với đức Phật A-Di-Đà].
Thì “nói như vậy” - là d/đ nói : ý Tổ Huệ Năng nói người thế gian cứ tìm Ba Thân Phật ở bên ngoài - chứ không biết ngay trong sắc thân huyễn hóa này của người thế gian - có đủ cả Ba Thân Phật : Pháp Thân, Báo Thân, Hoá Thân.

d/đ nói như vậy là căn cứ theo lời của Tổ Huệ Năng nói : Người ta cứ tìm Phật Ba Thân ở ngoài, mà chẳng thấy Phật Ba Thân ở trong thân của mình. Thì vì khi Phật Ba Thân Phật ở trong thân mình mà người ta chẳng biết cứ tìm ở ngoài - tức là Ba Thân Phật ở ngay trong sắc thân huyễn hóa của người thế gian.
Và vì khi giảng lời này là Tổ đang dạy cách quy y Phật Ba Thân [Pháp Thân Phật, Báo Thân Phật, Hóa thân Phật].

Cho nên, Tổ Huệ Năng dạy chúng ta quy y Ba Thân Phật là quy y Ba Thân Phật ở trong thân người huyễn hóa này của chúng ta ; chứ không phải quy y Phật có Ba Thân [Pháp Thân Phật, Báo Thân Phật, Hóa Thân Phật] ở bên ngoài.

Do đó, d/đ mới giải thích : sở dĩ Tổ Huệ Năng nói như vậy - là vì phần đông người tu học Phật đạo - thường nguyện quy y với các đức Phật [nhứt là nguyện quy y với đức Phật A-Di-Đà]”.
Còn d/đ dẫn chứng đức Phật A-Di-Đà là vì thấy mọi người thường nguyện quy y với đức Phật A-Di-Đà. Và
d/đ giải thích Tổ Huệ Năng dạy - đừng nguyện quy y với Phật A-Di-Đà. Là vì “pháp” chứ không phải Phật A-Di-Đà không xứng đáng - nên xúi mọi người đừng quy y. Nói như vậy là d/đ bị tội nặng lắm đó. Đừng hại d/đ nhe ! hi...hi


Còn câu : Phật Ba Thân này do nơi tánh mình mà sanh, chớ chẳng phải do nơi ngoài mà tìm đặng”.
Thì là lời Tổ Huệ Năng giảng. Và d/đ hiểu ý Tổ lời giảng này là để giải thích cho chúng ta biết : muốn có Phật Ba Thân để quy y - thì chúng ta tìm nơi tánh mình ; chứ đừng tìm ở bên ngoài.
Và vì tánh mình là của mình. Trong khi, thân tuy là “cái tạm bợ” - nhưng lại là chỗ duy nhất để tánh mình gá vào [vì nếu không có cái thân tạm bợ này thì chúng ta không cái gì gọi là mình cả]. Cho nên, mới nói tánh ở trong thân.

d/đ giải thích như vậy có quá lủng củng làm cho bt rối chăng ? d/đ có thể gở dần…
Thân
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Chị Diệu-Đức kính !
Chị đã giảng nói :theo như d/đ hiểu thì sở dĩ Tổ Huệ Năng nói như vậy - là vì phần đông người tu học Phật đạo - thường nguyện quy y với các đức Phật [nhứt là nguyện quy y với đức Phật A-Di-Đà].
Thưa chị ! Lời dạy của Đức Phật hay Chư Tổ để lại cho chúng sinh đều cùng 1 điểm chính là : Đưa chúng sinh đến quả vị Phật ! - Vậy thì nghỉa nầy đâu có khác cỏi Tây Phương Cực Lạc - vì cỏi Tây Phương Cực Lạc củng là cỏi Phật mà ! tuy có nhiều phẩm sen - cao - thấp không đồng - Nhưng một khi đã được vảng sanh Tây Phương Cực Lạc - thì cho dù với phẩm vị thấp là Đới Nghiệp Vảng Sanh - thì chắc chắn củng để thành Phật mà thôi - phải không chị ?.
Vậy thì em suy gẩm lời Tổ Huệ-Năng dạy thì củng không ngoài việc đưa chúng sinh về cỏi Đức Phật A-Di-Đà - Nhưng muốn về được cỏi Phật thì đừng nên Quy Y Tam Bảo bên ngoài cho có lệ - mà phải Quy Y :
1- Pháp Thân : là từ tánh mình hay sinh muôn Pháp [ Thiện - ác v.v...] - biết như vậy rồi - thì " bớt " sự trói buột nơi huyễn cảnh - vì không còn
bị trói buột nơi huyễn cảnh [các giả tướng] thì dần dần tâm của mình sẽ hết mê mà trở lại thanh tịnh - thì củng liền trở lại Báo Thân !
2- Báo Thân : Báo Thân " nơi " tự tánh mình - khi đã hết mê lầm thì chỉ thuần trí tuệ sáng suốt - trí tuệ nầy vốn đã tự đầy đủ muôn hạnh lành -
nên dùng trí tuệ chơn thật đầy đủ muôn [niệm] lành nầy mà làm các điều tốt đẹp lợi ích cho người hay vật trong các hóa thân .
3- Hóa Thân : thí dụ : Chị đóng vai người vợ mà củng vừa là người bạn để nói pháp cho chồng chị nghe - hoặc chị đóng vai buôn bán để tìm cách thân cận với bạn hàng mà giới thiệu Phật Pháp v.v...
Nhưng tuy là làm bao Phật sự củng trong tự tánh sẳn đủ 3 thân thanh tịnh nơi "Tâm "mình - thì có phải Đức Lục Tổ muốn cho chúng ta tu tập trước Nếp Sống nơi cỏi Tây Phương Tịnh Độ - để khi hết tuổi thọ - thì Đức Phật A-Di-Đà dể tiếp độ chúng sinh hơn phải không ?.
Người ta cứ tìm Phật Ba Thân ở ngoài, mà chẳng thấy Phật Ba Thân ở trong thân của mình. Thì vì khi Phật Ba Thân Phật ở trong thân mình mà người ta chẳng biết cứ tìm ở ngoài - tức là Ba Thân Phật ở ngay trong sắc thân huyễn hóa của người thế gian.

Thưa chị ! theo em nghỉ như những gì em đã được chỉ dạy : Đức Lục Tổ muốn nói : đừng hành động tốt [là nơi sắc thân hành động ] - mà tâm không thật tốt v.v...
Có nghỉa dứt các tà vạy - hướng về tự tánh trong sạch nơi mình - rồi dùng sắc thân huyễn nầy mà làm các việc thiện lành bằng tâm ngay thật trong sạch - thì mới thật Quy Y Tự Tánh [ tức Phật 3 Thân ]- chớ không phải Tổ khen cái thân máu thịt tanh hôi nầy đâu .
Chị Diệu-Đức kính ! vì Pháp Môn Niệm Phật vi diệu không thể nghỉ bàn - nên em mới cố gắng góp ý hầu mong đem lại lơi ích cho người đang nương theo pháp môn Niệm Phật đừng hiểu nhầm ý Tổ mà đánh mất Đại Nhân Duyên Vảng Sanh Tây Phương Cực Lạc - thứ nữa là em muốn đem hết sức mình để tán thán lời dạy của Tổ Huệ Năng không chỉ dành riêng cho bậc Thượng Căn Đại Trí [ đã và đang Kiến Tánh ] - mà lợi ích nơi lời dạy của Tổ bao gồm - thắm vào muôn Pháp .
Kính Lễ Đức Lục Tổ Huệ-Năng !
Con xin cúng dường đến Tổ bằng tất cả Thân - Khẩu - Ý nơi con .
Con củng thầm mong được các Tiền Bối và chị Diệu-Đức bao dung bỏ qua những lời góp ý trong vô minh của bangtam .
Em đã thưa xong - kính xin thỉnh ý của chị - em kính chúc chị nhiều sức khỏe .


KÍNH
bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào Băng Tâm,
d/đ cũng đồng chỗ hiểu với bt : “Lời dạy của Đức Phật hay Chư Tổ để lại cho chúng sinh đều cùng 1 điểm chính là : Đưa chúng sinh đến quả vị Phật !”
Nhưng chỗ hiểu của bt và d/đ không giống nhau về cõi Tây Phương Cực Lạc. Và cách để đến được cõi Cực Lạc cũng khác nhau.
Chỗ hiểu của d/đ tuy khác với bt nhưng nếu bt đừng nghĩ như lời bt nói : “theo em nghỉ như những gì em đã được chỉ dạy” - thì bt sẽ không thắc mắc vì sao d/đ lại không hiểu giống như bt.
Vì nếu đã là pháp không lập Văn tự - chỉ truyền riêng - thì chúng ta không thể do “được chỉ dạy” mà biết. Ngoại trừ từ lời giảng của Tổ Huệ Năng. Và d/đ thì không có thắc mắc gì về điều bt nói.
Thân
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN _ Phẩm SÁM HỐI _ Phần 10


PHẨM SÁM HỐI - PHẦN 10
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Tổ nói :Ta có một bài tụng không tướng. Nếu năng trì tụng, thì khi dứt lời, các tội ngu mê của các vị chất chứa trong muôn kiếp trước đồng tiêu diệt hết một lần
Tụng rằng:

(Bản dịch của HT Thích Từ Quang)
Người mê tu phước chẳng hành đạo
Chỉ nói tu phước ấy là đạo

Bố thí cúng dường, phước vô cùng
Ba ác trong tâm gốc còn tạo

Tưởng rằng tu phước, tội được tiêu
Đời sau được phước, nhưng còn tội

Chỉ TRỪ - tội-nghiệp - ở nội tâm
Mới thật tự tánh chơn sám hối

Bỏ tà làm chánh là không tội
Học đạo, hằng xem ở tự tánh

Các Phật cùng ta đồng một loại
Tổ xưa chỉ truyền Đốn Pháp này [trừ - tội nghiệp - ở nội tâm]

Nguyện cho chúng sanh đồng thấy tánh

Nếu muốn về sau thấy pháp thân
Lìa các pháp tướng, rửa lòng sạch
Gắng công tự thấy [tự thấy pháp thân], chớ thờ ơ

Dứt tuyệt niệm sau, một đời rảnh
Ngộ được Đại Thừa, thấy tự tánh
Chấp tay cung kính chí tâm cầu
Dẫn nghĩa : Tuy Tổ Huệ Năng nói : nếu chúng ta năng trì tụng bài kệ này - khi dứt lời tụng, các tội ngu mê của chúng ta chất chứa trong muôn kiếp trước - đồng tiêu diệt hết một lần.
Nhưng vì khi tiêu diệt hết các tội nghiệp - thì chúng ta thoát được vòng sanh tử, chấm dứt luân hồi. Và nếu khi chúng ta dứt lời tụng mà thoát được vòng sanh tử ; thì ý của bài kệ này là dạy chúng ta cách thoát sanh tử. Cho nên, khi chúng ta thoát được vòng sanh tử rồi - thì cũng là lúc chúng ta “dứt lời tụng”.

Vì vậy, ý của Tổ Huệ Năng là nói : nếu chúng ta năng đọc tụng bài kệ - và thực hành đúng theo lời dạy ; thì ngay trong kiếp này - chúng ta sẽ thoát được vòng sanh tử.



Và ý của bài kệ là nói : Người mê tu phước - chẳng hành đạo. Chỉ nói, tu Phước - ấy là đạo. Nhưng bố thí cúng dường, (tuy) phước vô cùng. Nhưng ba ác - trong tâm, gốc (vẫn) còn tạo.

Do đó, nếu chúng ta năng tu phước [bố thí cúng dường] thì phước vô cùng. Nhưng ba ác [tham, sân, si] trong tâm, gốc vẫn còn tạo. Nghĩa là, bố thí và cúng dường tuy được phước - nhưng không dứt được ác nghiệp.


Và Tổ nói : Tưởng rằng tu phước, tội được tiêu. Nhưng chỉ đời sau được phước, tội vẫn còn. Chỉ TRỪ - tội nghiệp - ở nội tâm. Mới thật tự tánh chơn sám hối.


Còn Tổ nói : Bỏ tà làm chánh - là không tội. Học đạo, hằng xem ở tự tánh.
Là cho chúng ta biết : hằng xem ở tự tánh - là làm chánh bỏ tà. Người học đạo phải thực hành như vậy. Nghĩa là, chúng ta hãy hằng xem ở tự tánh - để thực hành.

Và Tổ khẳng định : Tổ xưa chỉ truyền pháp Đốn Giáo này [trừ - tội nghiệp - ở nội tâm].

Rồi dạy : Nếu chúng ta muốn về sau thấy pháp thân. Thì hãy - lìa các pháp tướng, rửa lòng sạch
Gắng công tự mình thấy pháp thân mình, chớ thờ ơ.

Dứt tuyệt niệm sau, một đời rảnh. Ngộ được Đại Thừa, thấy tự tánh. Chấp tay cung kính chí tâm cầu


Kinh ghi : Sư nói: “Chư Thiện tri thức, cả thảy phải tụng bài kệ này, và y theo lời dạy trong đó mà tu hành. Tụng rồi phải liền thấy tánh. Được như thế, tuy cách ta ngàn dặm, cũng như thường ở bên ta. Còn tụng rồi mà tâm không giác ngộ, thì dầu ở trước mặt ta, cũng như cách xa ngàn dặm. Há cần từ phương xa mà đến đây! Khá trân trọng và giữ lấy.”
Đại chúng nghe pháp, tâm tánh đều mở mang tỏ sáng. Cả thảy đồng vui vẻ vâng làm theo lời dạy.
Giải thích : Tổ Huệ năng nói : “Tụng rồi phải liền thấy tánh” là cho chúng ta biết - ý của bài tụng này là chỉ cho chúng ta - cách thấy tánh. Cho nên, khi tụng rồi mà chúng ta không “liền thấy tánh” [hiểu biết về tánh] thì có nghĩa là chúng ta không hiểu được nghĩa chơn thật của lời giảng. Và như vậy, thì chúng ta cũng không thể tu hành - y theo lời Tổ dạy. Do đó, chúng ta không thể giác ngộ - để thoát vòng sanh tử - như lời Tổ nói.


Và theo như d/đ hiểu thì cách để chúng ta thấy tánh - là : “trừ - tội nghiệp - ở nội tâm” ; chứ không phải bố thí cúng dường. Và muốn “trừ - tội nghiệp - ở nội tâm” thì phải lìa các pháp tướng, rửa sạch lòng.


Hết phẩm Sám Hối
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113

PHẨM SÁM HỐI - PHẦN 10
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Dẫn nghĩa : Tuy Tổ Huệ Năng nói : nếu chúng ta năng trì tụng bài kệ này - khi dứt lời tụng, các tội ngu mê của chúng ta chất chứa trong muôn kiếp trước - đồng tiêu diệt hết một lần.
Nhưng vì khi tiêu diệt hết các tội nghiệp - thì chúng ta thoát được vòng sanh tử, chấm dứt luân hồi. Và nếu khi chúng ta dứt lời tụng mà thoát được vòng sanh tử ; thì ý của bài kệ này là dạy chúng ta cách thoát sanh tử. Cho nên, khi chúng ta thoát được vòng sanh tử rồi - thì cũng là lúc chúng ta “dứt lời tụng”.

Vì vậy, ý của Tổ Huệ Năng là nói : nếu chúng ta năng đọc tụng bài kệ - và thực hành đúng theo lời dạy ; thì ngay trong kiếp này - chúng ta sẽ thoát được vòng sanh tử.



Và ý của bài kệ là nói : Người mê tu phước - chẳng hành đạo. Chỉ nói, tu Phước - ấy là đạo. Nhưng bố thí cúng dường, (tuy) phước vô cùng. Nhưng ba ác - trong tâm, gốc (vẫn) còn tạo.

Do đó, nếu chúng ta năng tu phước [bố thí cúng dường] thì phước vô cùng. Nhưng ba ác [tham, sân, si] trong tâm, gốc vẫn còn tạo. Nghĩa là, bố thí và cúng dường tuy được phước - nhưng không dứt được ác nghiệp.


Và Tổ nói : Tưởng rằng tu phước, tội được tiêu. Nhưng chỉ đời sau được phước, tội vẫn còn. Chỉ TRỪ - tội nghiệp - ở nội tâm. Mới thật tự tánh chơn sám hối.


Còn Tổ nói : Bỏ tà làm chánh - là không tội. Học đạo, hằng xem ở tự tánh.
Là cho chúng ta biết : hằng xem ở tự tánh - là làm chánh bỏ tà. Người học đạo phải thực hành như vậy. Nghĩa là, chúng ta hãy hằng xem ở tự tánh - để thực hành.

Và Tổ khẳng định : Tổ xưa chỉ truyền pháp Đốn Giáo này [trừ - tội nghiệp - ở nội tâm].

Rồi dạy : Nếu chúng ta muốn về sau thấy pháp thân. Thì hãy - lìa các pháp tướng, rửa lòng sạch
Gắng công tự mình thấy pháp thân mình, chớ thờ ơ.

Dứt tuyệt niệm sau, một đời rảnh. Ngộ được Đại Thừa, thấy tự tánh. Chấp tay cung kính chí tâm cầu


Kinh ghi : Sư nói: “Chư Thiện tri thức, cả thảy phải tụng bài kệ này, và y theo lời dạy trong đó mà tu hành. Tụng rồi phải liền thấy tánh. Được như thế, tuy cách ta ngàn dặm, cũng như thường ở bên ta. Còn tụng rồi mà tâm không giác ngộ, thì dầu ở trước mặt ta, cũng như cách xa ngàn dặm. Há cần từ phương xa mà đến đây! Khá trân trọng và giữ lấy.”
Đại chúng nghe pháp, tâm tánh đều mở mang tỏ sáng. Cả thảy đồng vui vẻ vâng làm theo lời dạy.

Giải thích : Tổ Huệ năng nói : “Tụng rồi phải liền thấy tánh” là cho chúng ta biết - ý của bài tụng này là chỉ cho chúng ta - cách thấy tánh. Cho nên, khi tụng rồi mà chúng ta không “liền thấy tánh” [hiểu biết về tánh] thì có nghĩa là chúng ta không hiểu được nghĩa chơn thật của lời giảng. Và như vậy, thì chúng ta cũng không thể tu hành - y theo lời Tổ dạy. Do đó, chúng ta không thể giác ngộ - để thoát vòng sanh tử - như lời Tổ nói.


Và theo như d/p - ở nội tâm” ; chứ không phải bố thí cúng dường. Và muốđ hiểu thì cách để chúng ta thấy tánh - là : “trừ - tội nghiện “trừ - tội nghiệp - ở nội tâm” thì phải lìa các pháp tướng, rửa sạch lòng.


Hết phẩm Sám Hối

Kính cô D/Đ.
Thấy rằng cái suy nghĩ của cô đều trật bản lề, các quản trị viên không thèm điếm xỉa tới, mà bàn vô thì sai lại sai, thôi thì ...!

 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Tiền-Bối Chiếu-Thanh !
Thưa Tiền Bối ! bangtam đã đọc hết phần Dẫn Nghĩa của chị Diệu-Đức [ trong phẩm Sám-Hối ] thì bangtam thấy củng hay quá ! - Nhưng Tiền-Bối bảo là " Trật Bản Lề " thì khiến cho bangtam vô cùng bối rối khổ sở ...
Thôi thì Tiền Bối đã làm ơn thôi thì xin làm ơn cho trót ... vì Phật Pháp đâu phải dể hiểu , mà mạng sống của kiếp người thì hạn hẹp ngắn ngủi , cơ hội được nghe để suy gẩm Chánh Pháp thật là quý hiếm , cho nên bangtam kính xin Tiền Bối thương mà giảng dạy là : cái thấy của bangtam "trật" chổ nào để bangtam có hy vọng tiến bộ hơn .
Thưa Tiền Bối ! mỗi ngày bangtam đều tụng câu : " Pháp môn vô tận thệ nguyện học " - cho nên lời giảng dạy của Tiền Bối bây giờ sẽ là con đường chân chính cho bangtam nương tựa đến muôn kiếp về sau vậy !.
Kính xin Tiền Bối nhận lời thỉnh cầu thành ý của bangtam đừng nở lòng từ chối .

Nay kính
bangtam
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên