dieuduc

Tìm hiểu kinh Pháp Bảo Đàn _ Phẩm Tọa Thiền

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

Trong phẩm này chúng ta sẽ nghe Tổ Huệ Năng giảng về Tọa Thiền. Nhưng vì Ngài là vị Tổ gìn giữ Chánh Pháp Nhãn Tạng của Như Lai. Cho nên, nghĩa Tọa Thiền - Tổ Huệ Năng giảng là nghĩa Như Lai dùng. Do đó, qua lời Tổ Huệ Năng giảng về nghĩa Tọa Thiền - chúng ta sẽ hiểu cách Tọa thiền của Như Lai. Và các vị Tổ cũng đã tu tập theo cách Tọa Thiền này.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Lời kinh trong bài này là do Thiền sư Minh Trực - Việt dịch
Còn phần dẫn nghĩa và giải thích là do d/đ soạn


PHÁP BẢO ĐÀN KINH
Minh Trực Thiền Sư Việt dịch

5. PHẨM TỌA THIỀN
(Pháp ngồi tu Thiền Định)


Đại Sư bảo đại chúng rằng: “Pháp môn Tọa Thiền này nguyên là chẳng trước tâm, cũng chẳng trước tịnh, cũng chẳng phải chẳng động. Nếu nói trước tâm, thì tâm nguyên là giả. Biết rằng cái tâm như là huyễn, cho nên không có chỗ nào mà trước được. Bằng nói trước tịnh, thì tánh người vốn tịnh. Chỉ bởi vọng niệm nên thể Chơn Như mới bị lấp che. Nếu không có vọng tưởng, thì tánh tự nhiên thanh tịnh. Khởi tâm trước tịnh, thì sanh ra cái vọng về chỗ tịnh. Cái vọng không có xứ sở, trước ấy là vọng. Cái tịnh không có hình tướng, bởi lập ra tướng tịnh mới gọi là công phu. Sự thấy hiểu ấy làm ngăn trở Bổn Tánh mình, và cái tịnh trở thành trói buộc mình vậy.

Chư Thiện tri thức, tu hành mà chẳng vọng động, nghĩa là lúc thấy cả mọi người mà chẳng thấy các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi của người, tức là tánh mình chẳng động.

Chư Thiện tri thức, người mê muội, thân tuy chẳng động, mà khi mở miệng ra, thì nói chỗ phải quấy hay dở, tốt xấu của người, thế là làm trái nghịch với Đạo. Bằng trước tâm chấp tịnh, tức là làm ngăn lấp cái Đạo vậy. “

Sư bảo chúng rằng: “Chư Thiện tri thức, sao gọi là Ngồi Thiền? Trong pháp môn này không có chỗ nào ngăn, không có sự gì cãn. Ngoài đối với cả thảy các điều lành dữ, các cảnh giới mà tâm chẳng khởi vọng niệm, gọi là Ngồi. Trong thấy, tánh mình chẳng động, gọi là Thiền.

Chư Thiện tri thức, sao gọi là Thiền Định? Ngoài lìa tướng là Thiền, trong không tán loạn là Định. Nếu ngoài trước tướng, thì trong tâm tán loạn. Bằng ngoài lìa tướng, thì trong tâm không tán loạn. Bổn tánh vốn tự định, chỉ thấy cảnh rồi nghĩ cảnh, nên mới tán loạn. Nếu thấy các cảnh giới mà tâm không tán loạn, thế mới là thiệt Định.

Chư Thiện tri thức, ngoài lìa tướng tức là Thiền, trong không tán loạn tức là Định. Ngoài Thiền trong Định tức là Thiền Định. Kinh Bồ Tát Giới nói: “Bổn Tánh của ta tự nhiên thanh tịnh.”

Chư Thiện tri thức, trong niệm niệm tự mình thấy Bổn tánh thanh tịnh, tự mình tu, tự mình hành, tự mình thành Phật Đạo.”

www.thuvienhoasen.org

Kinh PHÁP BẢO ĐÀN _ phẩm TỌA THIỀN



Phần 1 :

Lời kinh : Đại Sư bảo đại chúng rằng: “Pháp môn Tọa Thiền này nguyên là chẳng trước tâm, cũng chẳng trước tịnh, cũng chẳng phải chẳng động.
Nếu nói trước tâm, thì tâm nguyên là giả.
Biết rằng cái tâm như là huyễn, cho nên không có chỗ nào mà trước được.

Bằng nói trước tịnh, thì tánh người vốn tịnh. Chỉ bởi vọng niệm nên thể Chơn Như mới bị lấp che.
Nếu không có vọng tưởng, thì tánh tự nhiên thanh tịnh. Khởi tâm trước tịnh, thì sanh ra cái vọng về chỗ tịnh.
Cái vọng không có xứ sở, trước ấy là vọng.
Cái tịnh không có hình tướng, bởi lập ra tướng tịnh mới gọi là công phu.

Sự thấy hiểu ấy làm ngăn trở Bổn Tánh mình, và cái tịnh trở thành trói buộc mình vậy”.
Dẫn nghĩa : ý của Tổ Huệ Năng là nói : Pháp môn Tọa Thiền của Như Lai mà Ngài và các vị Tổ tu tập - nguyên là không trước tâm, cũng không trước tịnh, cũng không phải không động


Và Tổ giải thích : Nếu nói trước tâm - thì tâm nguyên là giả. Vì chúng ta ai cũng biết rằng : cái tâm _ như là huyễn, cho nên - không có chỗ nào mà trước được.

Bằng nói trước tịnh, thì tánh người - vốn tịnh. Chỉ bởi vọng niệm nên thể Chơn Như mới bị che lấp.
Nếu không có vọng tưởng, thì tánh tự nhiên thanh tịnh. Khởi tâm trước tịnh, thì sanh ra cái vọng _ về chỗ tịnh.

Cái vọng - không có xứ sở, trước ấy :)tức là trước cái vọng) - là vọng.
Cái tịnh - không có hình tướng, bởi lập ra tướng tịnh - mới gọi là công phu.

Sự thấy hiểu ấy :)tức là thấy hiểu - cái tịnh có hình tướng) - làm ngăn trở Bổn tánh mình, và cái tịnh trở thành trói buộc mình vậy".


Giải thích : theo như d/đ hiểu thì pháp Tọa Thiền của Như Lai - mà Tổ Huệ Năng và các vị Tổ tu tập - là không có dính mắc vào tâm, không có dính mắc vào tịnh, và cũng không giữ _ không động.

Sở dĩ không dính mắc tâm là vì tâm huyễn nên không có chỗ để dính mắc. Còn không dính mắc tịnh là vì tánh - vốn thanh tịnh. Chỉ vì chúng ta vọng niệm nên thể tánh Chơn Như của chúng ta mới bị che lấp. Và do tánh Chơn Như không bị che lấp - chúng ta sẽ thanh tịnh trở lại. Do đó, chỉ cần chúng ta đừng vọng niệm - là sẽ được thanh tịnh.

Và theo lời giải thích của Tổ Huệ Năng - thì vì cái vọng - không có xứ sở. Cho nên, nếu chúng ta dính mắc cái vọng - thì tức là chúng ta đã vọng.

Còn cái tịnh - thì không có hình tướng ; nhưng chúng ta lại cho rằng có tịnh và không có tịnh - tức là chúng ta lập ra tướng định. Và do vì, chúng ta lập ra tướng định - nên khi giữ tịnh ; gọi là công phu.

Điều này, cho chúng ta biết : Pháp môn Tọa Thiền của Như Lai - mà Tổ Huệ Năng và các vị Tổ tu tập - KHÔNG CÓ TU TẬP CÔNG PHU.


Và Tổ Huệ Năng nói : nếu chúng ta thấy hiểu cái tịnh có tướng bất tịnh - rồi tu tập công phu để giữ tịnh. Thì sự thấy hiểu như vậy - sẽ làm ngăn trở :)che lấp) Bổn tánh của chúng ta. Và cái tịnh - trở thành trói buộc chúng ta.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Kính chào cô Diệu Đức



Giải thích : theo như d/đ hiểu thì pháp Tọa Thiền của Như Lai - mà Tổ Huệ Năng và các vị Tổ tu tập - là không có dính mắc vào tâm, không có dính mắc vào tịnh, và cũng không giữ _ không động.

Sở dĩ không dính mắc tâm là vì tâm huyễn nên không có chỗ để dính mắc. Còn không dính mắc tịnh là vì tánh - vốn thanh tịnh. Chỉ vì chúng ta vọng niệm nên thể tánh Chơn Như của chúng ta mới bị che lấp. Và do tánh Chơn Như không bị che lấp - chúng ta sẽ thanh tịnh trở lại. Do đó, chỉ cần chúng ta đừng vọng niệm - là sẽ được thanh tịnh.

Và theo lời giải thích của Tổ Huệ Năng - thì vì cái vọng - không có xứ sở. Cho nên, nếu chúng ta dính mắc cái vọng - thì tức là chúng ta đã vọng.


Chỗ có màu xanh thì các kinh điển đại thừa nói rất nhiều ( trong diệu pháp liên hoa phẩn bửu tháp còn chỉ cho chúng ta cách diệt vọng tưởng ) ( hình như bây giờ nhiều người chỉ hình dung cảm nhận cảnh giới Tâm thánh mà không chịu hỏi con đường đến được đó ). Kinh Phật thuyết thời nguyên thủy lại càng chỉ rõ cách thực hành và tu tập nhiều hơn nữa!( đây chính là trí tuệ tuyệt đối của Phật mà chỉ có Phật mới bằng Phật mà thôi!)


phần 1- phẩm tọa thiền đã viết:



Đại Sư bảo đại chúng rằng: “Pháp môn Tọa Thiền này nguyên là chẳng trước tâm, cũng chẳng trước tịnh, cũng chẳng phải chẳng động.
Nếu nói trước tâm, thì tâm nguyên là giả.
Biết rằng cái tâm như là huyễn, cho nên không có chỗ nào mà trước được.

Bằng nói trước tịnh, thì tánh người vốn tịnh. Chỉ bởi vọng niệm nên thể Chơn Như mới bị lấp che.
Nếu không có vọng tưởng, thì tánh tự nhiên thanh tịnh. Khởi tâm trước tịnh, thì sanh ra cái vọng về chỗ tịnh.
Cái vọng không có xứ sở, trước ấy là vọng.
Cái tịnh không có hình tướng, bởi lập ra tướng tịnh mới gọi là công phu.

Sự thấy hiểu ấy làm ngăn trở Bổn Tánh mình, và cái tịnh trở thành trói buộc mình vậy”.

Chỗ chữ màu nâu rất hay và nghĩa lý khủng khiếp lắm không có ở câu chữ nhiều đâu! Hình tướng chữ luôn luôn không trung thành với cảnh giới của Tâm!



Điều này, cho chúng ta biết : Pháp môn Tọa Thiền của Như Lai - mà Tổ Huệ Năng và các vị Tổ tu tập - KHÔNG CÓ TU TẬP CÔNG PHU.


Và Tổ Huệ Năng nói : nếu chúng ta thấy hiểu cái tịnh có tướng bất tịnh - rồi tu tập công phu để giữ tịnh. Thì sự thấy hiểu như vậy - sẽ làm ngăn trở :)che lấp) Bổn tánh của chúng ta. Và cái tịnh - trở thành trói buộc chúng ta.
Chỗ màu đỏ này CSSQ Phiền cô Diêu Đức giảng thêm cho mọi người ( tạm mượn dùng từ dụng công vậy!) ( cái này sau hiểu lá lá thành công phu ) ( ngôn ngữ nó khó thế đấy! )
Phiền cô Điệu Đức chỉ cách dụng công để Thấy được Chơn Như! ( hay đi đúng đường sẽ thấy được Chơn như cũng được! )
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
vì khi post bị trở ngại thành hai bản nên d/đ xóa. Xin nhờ BĐH xóa bỏ dùm.
Kính cám ơn
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn CSSQ,
Cám ơn Bạn đã hỏi. Theo d/đ hiểu - thì “công phu” mà Tổ nói - là chỉ - hình thức chúng ta tu tập để giữ tâm tịnh. Vì khi chúng ta khởi tâm muốn tịnh - thì chúng ta sẽ tìm cách tu tập để giữ tâm tịnh.

Trong khi, Tổ giải thích - nếu chúng ta “khởi tâm trước tịnh, thì sanh ra cái vọng _ về chỗ tịnh”. Nghĩa là, ngay khi chúng ta muốn tịnh - là chúng ta đã sanh ra vọng tưởng. Nhưng vì vọng tưởng đó _ là tưởng về cái tịnh. Cho nên, chúng ta khó có thể nhận biết - mình đã sanh vọng tưởng.



Còn d/đ giải thích : Pháp môn Tọa Thiền của Như Lai - mà Tổ Huệ Năng và các vị Tổ tu tập - KHÔNG CÓ TU TẬP CÔNG PHU.

Là hiểu theo lời Tổ nói : “cái tịnh - không có hình tướng, bởi lập ra tướng tịnh mới gọi là công phu”.

Vì nếu cái tịnh không có hình tướng - mà chúng ta lập ra tướng tịnh - là chúng ta đã lập sai. Trong khi, do từ chỗ lập ra tướng tịnh - mới có cái gọi là công phu. Cho nên, cái gọi là công phu cũng bị sai theo.


Còn Bạn hỏi d/đ - cách dụng công để Thấy được Chơn Như. Thì trong các phẩm trước Tổ Huệ Năng đều có chỉ dạy. Ví dụ như trong phẩm Định Huệ - Tổ Huệ Năng dạy chúng ta :

“lúc nào cũng hãy niệm niệm - lòng không nghĩ đến các điều lành dữ , tốt xấu ở thế gian, cùng với kẻ thù, người thân ; kể cả các lời xúc phạm hay châm chích, khinh khi, tranh đấu - mà chúng ta đã gặp trước”.
Vì khi chúng ta tu tập để sữa mình sống đúng với niệm niệm như vậy - thì vọng tưởng sẽ từ từ không còn sanh được nữa. Và khi vọng tưởng không còn sanh - thì chúng ta sẽ tự Thấy được Chơn Như - chỉ đơn giản như vậy.

Nhất là khi nghe lời kinh do đức Phật Thích Ca giảng - thì chúng ta đừng lấy chỗ hiểu lời giảng trước ; để giải nghĩa lời hiểu sau. Vì nếu chúng ta muốn đi theo con đường của Phật - mà không nghe lời Phật giảng - thì làm sao chúng ta biết được Phật đi đường nào … để đi theo. Điều này, d/đ có giải thích trong phẩm Định Huệ.

d/đ hiểu như vậy - xin chia sẽ.
Thân
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Kính chào cô Diệu Đức!

Xin phép cho CSSQ lại được hỏi tiếp!

Lúc nào cũng hãy niệm niệm - lòng không nghĩ đến các điều lành dữ , tốt xấu ở thế gian, cùng với kẻ thù, người thân ; kể cả các lời xúc phạm hay châm chích, khinh khi, tranh đấu - mà chúng ta đã gặp trước”.
Điều này cô Diệu Đức mà mọi người đã làm được chưa ( mà bảo chỉ đơn giản thế thôi!)Đây vẫn là cảnh giới cao ( nếu không muốn nói là của bậc Thánh rồi! ) nên phiền cô giảng thấp xuống nữa, càng thấp càng tốt làm sao cho người sơ căn như CSSQ có cái nền cực kỳ bền vững mà đi nên!


 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn CSSQ,
d/đ nghĩ có lẽ Bạn hiểu chưa đúng với điều d/đ muốn chia sẽ - nên Bạn mới cho rằng đây là cảnh giới cao. Vì Tổ Huệ Năng “chỉ _ dạy” chúng ta niệm niệm - lòng không nghĩ đến các điều lành dữ , tốt xấu ở thế gian, cùng với kẻ thù, người thân ; kể cả các lời xúc phạm hay châm chích, khinh khi, tranh đấu - mà chúng ta đã gặp trước.


Còn các bậc Thánh như Bạn nói - thì tâm của Ngài đã là như vậy - nên đâu cần phải niệm niệm - lòng không nghĩ.
lòng không nghĩ - tức là các điều lành dữ, tốt xấu ; cũng như các lời xúc phạm hay châm chích, khinh khi, tranh đấu _ đã qua rồi. Do đó, tâm của chúng ta cũng đã lặng xuống rồi.
Cho nên, đối với người hiểu đạo như Bạn - mà niệm niệm lòng đừng nghĩ đến các điều đã qua như vậy - đâu có gì là khó khăn. Bạn nghĩ có đúng không (?).

Còn ngay lúc xảy ra những việc như vậy - thì phản ứng của chúng ta như thế nào - là do sự phiền não của chúng ta ở mức độ nào. Do đó, làm chủ được phản ứng của mình khi chuyện đang xảy ra mới là điều ngoài khả năng của chúng ta.
Và khi nào chúng ta có thể không nghĩ đến các điều như vậy - ngay khi xảy ra ; thì chúng ta đã hết phiền não - không còn cần phải niệm niệm - lòng không nghĩ… nữa. Vì chúng ta đã thành bậc Thánh như lời Bạn nói rồi… hihi

Hy vọng với lời giải thích này của d/đ - Bạn không còn thấy khó nữa. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phần căn bản. Chúng ta còn cần phải nghe thêm lời giảng khác của Tổ Huệ Năng thì sự tu tập mới có kết quả.
Thân.
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Kính chào cô Diệu Đức!
Thực sự câu trả lời trên CSSQ ngu muội vẫn không thấy gì Phật Pháp trong đó cả!
Nếu Quý thầy, quý thiện tri thức thấy ý của Phật Pháp!, Kính mong hoan hỷ giảng rõ thêm cho CSSQ hơn nữa ( càng thấp xuống, thấp đến mức kẻ sơ cơ cũng không sợ lạc đường! )
 
D

dieungo

Guest
Chào CSSQ
ND đứng cạnh bạn thổi sáo trúc, bạn nghe thấy tiếng sáo, bạn thấy cây sáo và DN.
DG lại chuyển sang mắng bạn, bạn nghe thấy DN mắng, bạn thấy tôi đang mắng
Vậy cái gì thấy CSSQ thấy hay phật thấy?
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Chào CSSQ
ND đứng cạnh bạn thổi sáo trúc, bạn nghe thấy tiếng sáo, bạn thấy cây sáo và DN.
DG lại chuyển sang mắng bạn, bạn nghe thấy DN mắng, bạn thấy tôi đang mắng
Vậy cái gì thấy CSSQ thấy hay phật thấy?
DieuNgo thấy!
 
D

dieungo

Guest
Vậy CSSQ có thấy không?
Chắc chắn không thấy! vì sao vậy
khi mà CSSQ nghe thấy tiếng sao mà khởi tâm khen hay hoặc chê thì CSSQ mới thấy.
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Vậy CSSQ có thấy không?
Chắc chắn không thấy! vì sao vậy
khi mà CSSQ nghe thấy tiếng sao mà khởi tâm khen hay hoặc chê thì CSSQ mới thấy.
Không! Dieungo mới coi là thế!
Có Chánh tư duy và Chánh niệm
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

PHẨM TỌA THIỀN - PHẦN 2


Tổ nói : Chư Thiện tri thức, tu hành mà chẳng vọng động, nghĩa là lúc thấy cả mọi người mà chẳng thấy các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi của người, tức là tánh mình chẳng động.
Dẫn nghĩa : vì - tu hành mà chẳng vọng động - là ý nói - khi tu hành pháp Tọa Thiền - mà muốn tâm chẳng vọng động.
Còn - lúc thấy cả mọi người - tức là nói - lúc đối diện hay tiếp xúc với bất cứ ai.


Cho nên, ý của Tổ Huệ Năng là nói : khi tu hành pháp Tọa Thiền - mà lúc đối diện hay tiếp xúc với bất cứ ai - chúng ta cũng đều chẳng thấy các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi của người đó - tức là chúng ta chẳng vọng động. Và cái chẳng vọng đó - chính là tánh của chúng ta.



Giải thích : vì Tổ nói : lúc đối diện hay tiếp xúc với ai - mà chúng ta không nhìn thấy các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi của người đó - thì chúng ta sẽ không vọng động. Và cái chẳng vọng động đó là tánh của chúng ta. Trong khi, mục đích chúng ta tu Thiền là để tâm không vọng động. Cho nên, Tổ Huệ Năng đã gián tiếp dạy chúng ta :

Cách tu hành pháp Tọa Thiền của Như Lai - là chỉ cần lúc đối diện hay tiếp xúc với mọi người - chúng ta đừng thấy các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi _ nơi người đó. Thì tâm của chúng ta sẽ không vọng động.

Và việc Tổ Huệ Năng giải thích - cái không vọng động đối với các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi của người - là TÁNH mình ; chính là để xác định lời giảng vừa rồi của Ngài là cách tu Tọa Thiền.
 
D

dieungo

Guest
mà lúc đối diện hay tiếp xúc với bất cứ ai - chúng ta cũng đều chẳng thấy các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi của người đó - tức là chúng ta chẳng vọng động. Và cái chẳng vọng đó - chính là tánh của chúng ta.

Chào DieuDuc Vì lòng Từ bi thấy người khác khổ như thế có phải vọng động không? vì sao?
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn dieungo,

Cám ơn Bạn đã hỏi. Vì Tổ Huệ Năng nói :
lúc thấy cả mọi người mà chẳng thấy các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi của người. Nên cái chúng ta "chẳng thấy" là "chẳng thấy" sự tạo nghiệp hay gieo nhơn của người - chứ không phải là cái quả mà người đó chịu. Hai cái này khác nhau.

Và có phải ý Bạn muốn hỏi : vì lòng từ bi thấy người khác khổ - muốn cứu giúp có phải là vọng động chăng ?
Nếu phải. Thì còn tùy vào sự suy nghĩ của chúng ta. Nếu khi thấy người khác khổ - với lòng từ bi chúng ta muốn cứu giúp - thì đó cũng chính là bổn tánh của chúng ta - nên không phải vọng động. Nhưng nếu lúc phát tâm cứu giúp người mà chúng ta lại nghĩ đến việc gieo nhơn để hưởng phước - thì đó là vọng động - không phải bổn tánh.

d/đ nghĩ như vậy - xin chia sẻ

Thân
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

PHẨM TỌA THIỀN - PHẦN 3

Tổ nói : Chư Thiện tri thức, người mê muội, thân tuy chẳng động, mà khi mở miệng ra, thì nói chỗ phải quấy hay dở, tốt xấu của người, thế là - làm trái nghịch với Đạo. Bằng trước tâm chấp tịnh, tức là làm ngăn lấp cái Đạo vậy.
Giải thích : vì - Tổ Huệ Năng nói : “người mê muội, thân tuy chẳng động, mà khi mở miệng ra, thì nói chỗ phải quấy hay dở, tốt xấu của người, thế là - làm trái nghịch với Đạo”.

Cho nên, ý của Tổ Huệ Năng là cho chúng ta biết : hai điều mà người mê muội thường làm - là giữ thân chẳng động và nói chỗ phải quấy hay dở, tốt xấu của người. Nhưng việc làm trái nghịch với Đạo _ không phải do thân _ mà là do miệng nói chỗ phải quấy hay dở, tốt xấu của người.

Vì vậy, Tổ Huệ Năng mới nói : người giữ thân chẳng động - mà miệng nói chỗ phải quấy hay dở, tốt xấu của người - là mê muội



Và vì Tổ Huệ Năng nói : “Bằng trước tâm chấp tịnh - tức là ngăn lấp cái Đạo vậy”

Trong khi, chúng ta dùng phương tiện ngồi yên giữ thân chẳng động - là để tâm thanh tịnh. Cho nên, việc mà chúng ta ngồi yên chẳng động là do chúng ta “trước tâm chấp tịnh”.

Do đó, ý của Tổ Huệ Năng là cho chúng ta biết : giữ thân chẳng động - là việc làm ngăn lấp cái Đạo.

Và do vì giữ thân chẳng động là ngăn lấp cái Đạo. Cho nên, người giữ thân chẳng động - là đã làm ngăn lấp cái Đạo ; mà còn thêm miệng nói chỗ phải quấy hay dở, tốt xấu của người - thì lại làm thêm việc - trái nghịch với Đạo.

Do đó, Tổ Huệ Năng mới gọi những người giữ thân chẳng động - mà miệng nói chỗ phải quấy hay dở, tốt xấu của người - là mê muội.



Và lời giảng này của Tổ Huệ Năng đã xác định lời giảng trước của Ngài - mà d/đ đã giải thích nơi phần 2.

Đó là, khi tu hành pháp Tọa Thiền - mà muốn tâm chẳng vọng động thì lúc đối diện hay tiếp xúc với ai - chúng ta đừng thấy các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi của người đó, tức là chúng ta - chẳng vọng động. Và cái chẳng vọng động đó - chính là tánh của chúng ta.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN _ Phẩm TỌA THIỀN _ Phần 4


PHẨM TỌA THIỀN - PHẦN 4
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Kinh ghi : Sư bảo chúng rằng: “Chư Thiện tri thức, sao gọi là Ngồi Thiền? Trong pháp môn này không có chỗ nào ngăn, không có sự gì cãn. Ngoài đối với cả thảy các điều lành dữ, các cảnh giới mà tâm chẳng khởi vọng niệm, gọi là Ngồi. Trong thấy, tánh mình chẳng động, gọi là Thiền.

Chư Thiện tri thức, sao gọi là Thiền Định?
Ngoài lìa tướng là Thiền, trong không tán loạn là Định. Nếu ngoài trước tướng, thì trong tâm tán loạn. Bằng ngoài lìa tướng, thì trong tâm không tán loạn. Bổn tánh vốn tự định, chỉ thấy cảnh rồi nghĩ cảnh, nên mới tán loạn. Nếu thấy các cảnh giới mà tâm không tán loạn, thế mới là thiệt Định.
Giải thích : Trong hai lời giảng liền nhau này - Tổ Huệ Năng muốn cho chúng ta biết - Thiền trong pháp Thiền Định và Thiền trong pháp Tọa Thiền :) tức là Ngồi Thiền) hai nghĩa Thiền này khác nhau.

Vì Ngồi Thiền - thì Ngồi là ngoài đối với cả thảy các điều lành dữ, các cảnh giới mà tâm không khởi vọng niệm. Và Thiền là trong thấy tánh mình chẳng động.

Còn Thiền Định - thì Thiền là ngoài lìa tướng. Và Định là trong không tán loạn.
Cho nên, trong pháp Ngồi Thiền thì Thiền là phần trong. Còn trong pháp Thiền Định thì Thiền là phần ngoài.
Và việc Tổ Huệ Năng giảng hai pháp Ngồi Thiền và Thiền Định liền với nhau - cũng là cách để khiến chúng ta nhận biết - Ngồi Thiền và Thiền Định không phải một.



Nhưng điều chúng ta cần nên lưu ý - là - trong pháp Ngồi Thiền - thì nghĩa của chữ Ngồi không hiểu theo Văn tự - mà là hiểu theo nghĩa : đối với cả thảy các điều lành dữ, các cảnh giới - tâm không khởi vọng niệm.

Do đó, nếu chúng ta hiểu Ngồi Thiền là dùng phương tiện Ngồi yên chẳng động để tu tập pháp Thiền - là chúng ta đã hiểu theo nghĩa Văn tự.

Và Thiền trong pháp Ngồi Thiền là thấy được tánh mình chẳng động. Vì khi tu tập pháp môn Ngồi Thiền - là để đạt Thiền.
Cho nên, Tổ Huệ Năng nói : “thấy tánh mình chẳng động” - gọi là Thiền ; là ý cho chúng ta - khi nào chúng ta thấy được tánh mình chẳng động - thì là đạt Thiền.


Vì vậy, d/đ hiểu cách tu tập pháp môn Tọa Thiền - Tổ Huệ Năng dạy - là :

Đối với cả thảy các điều lành dữ, các cảnh giới - tâm không khởi niệm.
Khi nào thấy được tánh mình chẳng động là đạt Thiền.
Nghĩa là đã thành tựu pháp Tọa Thiền.

Và để có thể đối với cả thảy các điều lành dữ - tâm không khởi niệm - thì : lúc đối diện hay tiếp xúc với bất cứ ai - chúng ta đừng thấy các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi của người đó, tức là chúng ta chẳng vọng động.



Còn đối với pháp Thiền Định - thì vì Tổ Huệ Năng nói : sao gọi là Thiền Định? Ngoài lìa tướng là Thiền, trong không tán loạn là Định. Nếu ngoài trước tướng, thì trong tâm tán loạn. Bằng ngoài lìa tướng, thì trong tâm không tán loạn. Bổn tánh vốn tự định, chỉ thấy cảnh rồi nghĩ cảnh, nên mới tán loạn. Nếu thấy các cảnh giới mà tâm không tán loạn, thế mới là thiệt Định.

Và vì trong lời giảng này Tổ Huệ Năng nói : “Bổn tánh vốn tự định”. Cho nên, khi tu pháp Tọa Thiền mà thấy được - tánh mình chẳng động - chúng ta đã đạt Định. Nghĩa là, trong pháp môn Tọa Thiền - thì khi đạt Thiền - là tự Định ; không cần phải tu tập thêm pháp khác.

Do đó, Thiền Định là một cách tu - khác với Tọa Thiền. Và cách tu của pháp môn Thiền Định - là lìa tướng để tâm không tán loạn.
Nhưng vì Tổ giải thích : “Nếu thấy các cảnh giới mà tâm không tán loạn, thế mới là thiệt Định”.

Trong khi, người chưa tu tập Thiền - thì chỉ thấy có một cảnh giới nơi đời. Cho nên, người thấy các cảnh giới - là người đang tu tập pháp Thiền.
Do đó, ý của Tổ Huệ Năng là lưu ý chúng ta : Nếu trong khi tu tập pháp Thiền - mà chúng ta thấy các cảnh giới - tâm không tán loạn, thì mới là thiệt Định.



Tóm lại, qua hai lời Tổ Huệ Năng giảng - d/đ trích dẫn trong phần 4 này. Tổ Huệ Năng phân tích cho chúng ta biết pháp môn Tọa Thiền của Ngài giảng - và pháp Thiền Định mà chúng ta đang tu tập là hai pháp khác nhau.

Nếu chúng ta tu theo pháp môn Tọa Thiền thì : lúc đối diện hay tiếp xúc với bất cứ ai - dầu là kẻ thân, người thù - chúng ta cũng đừng thấy và nói các điều phải quấy, lành dữ, tội lỗi của người đó ; kể cả các lời xúc phạm hay châm chích, khinh khi, tranh đấu - mà chúng ta đã gặp trước. Khi nào chúng ta thấy được tánh mình chẳng vọng động - tức là không cần gìn giữ mà tâm mình cũng được như vậy - thì chúng ta đã thành tựu pháp tu Tọa Thiền. Và khi chúng ta thành tựu pháp Tọa Thiền thì tâm chúng ta cũng đã tự Định - không cần phải tu tập thêm pháp khác.

Còn nếu chúng ta tu Thiền Định thì trong khi tu tập - thấy các cảnh giới khác lạ mà tâm không tán loạn - thì chúng ta mới đạt được Định.

Do đó, chúng ta vừa có thể tu Tọa Thiền, vừa có thể tu Thiền Định - cùng một lúc. Hoặc là chỉ tu Tọa Thiền. Hoặc là chỉ tu Thiền Định - đều được cả. Vì vậy, d/đ hy vọng - dầu không tin các Bạn cũng đừng vội phản bác - mà hãy suy ngẫm lời Tổ Huệ Năng giảng để tìm chỗ không đồng thuận với lời d/đ chia sẻ. Rồi chúng ta cùng nhau lạm bàn… Rất mong…
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12/3/12
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
CSSQ nghe đồn có người nói thế này: Hôm nay đưa ra hy vọng mọi người hình dung được phần nào điều mà Tổ Huệ Năng muốn nói:

Thiền Định: Là hành trì để thoát dần ra ngũ uẩn! ( Sắc. tưởng, thọ, hành , thức). Mỗi lần an được một uẩn đều có cảnh an lạc trong tâm, thoát qua được một uẩn là sự vi diệu và diệu dụng trong tâm lại tăng tiến! Đến Thức uẩn sự vi diệu phủ trùm vũ trụ! Nhưng đây chưa phải là cứa cánh cuối cùng!
( Tạm dùng từ định ở đây là an bớt dần dần một phần ngũ uẩn trong tâm. Chứ chưa phải chữ Định là Tổ nói!)

Mới đầu Ngồi là tránh bớt các cảnh giới của ngoài tác động vào tâm, tránh bớt các uẩn tri phối cử động của thân, tránh bớt đắm nhiễn khiến cho khó có tu được Thiền. Sau đó đến Thiền là để tâm ít động, đến không khởi vọng niệm và đến không động
( đây là mục tiêu tu ngồi thiền hiện tại của CS nhưng xa vời quá , không biết cái ta nào được đây! mơ ước quá!)

Không động sức thiền rất cao rồi vượt qua được sắc, tưởng, thọ, và an được hành thức. Tâm cảnh phủ trùm cả trời đất, Nhưng sau này nếu có ai có định chớ tưởng là hay mà nên biết nguy hiểm còn khủng khiếp hơn phàm phu nữa, chỗ này là yêu cầu bài tập cao hơn phàm phu rất nhiều thôi, chứ đừng sợ mà không giám tu thiền, tu thiền rất hay, và tuyệt diệu, người tu thiền thì trì giới và gặp cảnh sử lý rất tốt, rất nhanh, dễ nhận thấy những nét đẹp tuyệt vời của cuộc sống, nhìn đạo lý hay thấu rõ bản chất....nói chung là rất tuyệt!
Có người nói người có định đi bồn cầu cũng đẹp!

Nhưng mà Tổ Huệ Năng nói cái tâm chẳng vọng động đây chưa phải là Định ( vì chưa phải là cứu cánh giải thoát!). Cái tâm chẳng vọng động ( bắt đầu có thần thông, vi diệu rồi!) vẫn là sản phẩm bị trói buộc của hành uẩn hay thức uẩn! Chưa thoát ra khỏi ngũ uẩn.
( Ai mà có tâm an lạc tí, chơ vội kheo mẽ và cho đó là định tổn công đức nặng đó, mấy cái đó chỉ đang đứng ngoài cửa thôi!)

Cách để tâm ít động, hay tạm gọi diệt vọng tưởng( kinh Pháp Hoa có nói rất rõ, hy vọng có dịp nêu thử vài ý kiến)!

Nhưng khi có Định rồi ( Thôi hay gọi là Thiền như ý Tổ nói đi ) .Định này chưa phải cái định của Tổ nói nhưng cũng siêu việt so với tâm loạn động phàm phu một trời một vực rồi ). Thì đi đứng nằm ngồi đều có trong định, lúc tiếp cảnh cũng trong định. Nên ở đây trình độ siêu việt hơn lúc mới đầu là phải Tập Ngồi,mà tu đã ( ngôn ngữ nó cứ loạn tùm lum thế nên hiểu sai là đương nhiên. CSSQ cũng đánh máy lại không biết sai hay đúng đâu nhé!)

Mà ở đây cứ tiếp cảnh, sinh hoạt bình thương vẫn là đang thiền ( hay tạm gọi trong định nhỏ nhỏ chưa phải của Tổ nói ) ( chỗ này hình dung cũng không khó đâu, tại ngôn ngữ , và trí nhớ CSSQ kém quá thôi, xin lỗi mọi người! )
Ngoài lìa tướng thiền phải hiểu ở đây phải thoát được ra ngoài ngũ uẩn, thoát ra được cảnh giới của định đang có dù vi diệu cỡ nào cũng đang là trói buộc chưa giải thoát
Bậc thoát được tứ uẩn và an được uẩn cuối va thoát hẳn ngũ uẩn thì hai cảnh giới này là một giải thoát, một vướng kẹt vi diệu khác nhau nhiều những vẫn dễ kẹt và hiểu nhần như nhau. Thường đến đây người ta không biết đường đi nữa! Các Thiên Tài của thiên tài ... hay ngục ngã ở đây!
Nhưng Tổ Huệ Năng đã thoát ra ngoài ngũ uẩn mới được chân truyền Pháp Tạng ( chú ý trước khi được chân truyền tổ Huệ năng vẫn chưa thoát ra được đâu!)
Cái này mới là cái Định mà Tổ nói đên hay bổn tánh tự có! là giải thoát

Mọi người thấy yêu cầu Định của Tổ có cao thượng thừa và tối thắng không????

Ai hình dung đến đây còn tự tim mình hành thiền giống của Tổ không? cho biết để mọi người quy y theo hết nhé!
Thân ái chào!
Ráng ngồi thiền để biết người xưa tu khó khăn làm sao!
Ráng ngồi thiền để biết người xưa tu.... !




 

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Địa chỉ
viet nam
CSSQ nghe đồn có người nói thế này: Hôm nay đưa ra hy vọng mọi người hình dung được phần nào điều mà Tổ Huệ Năng muốn nói:

Thiền Định: Là hành trì để thoát dần ra ngũ uẩn! ( Sắc. tưởng, thọ, hành , thức). Mỗi lần an được một uẩn đều có cảnh an lạc trong tâm, thoát qua được một uẩn là sự vi diệu và diệu dụng trong tâm lại tăng tiến! Đến Thức uẩn sự vi diệu phủ trùm vũ trụ! Nhưng đây chưa phải là cứa cánh cuối cùng!
( Tạm dùng từ định ở đây là an bớt dần dần một phần ngũ uẩn trong tâm. Chứ chưa phải chữ Định là Tổ nói!)

Mới đầu Ngồi là tránh bớt các cảnh giới của ngoài tác động vào tâm, tránh bớt các uẩn tri phối cử động của thân, tránh bớt đắm nhiễn khiến cho khó có tu được Thiền. Sau đó đến Thiền là để tâm ít động, đến không khởi vọng niệm và đến không động
( đây là mục tiêu tu ngồi thiền hiện tại của CS nhưng xa vời quá , không biết cái ta nào được đây! mơ ước quá!)

Không động sức thiền rất cao rồi vượt qua được sắc, tưởng, thọ, và an được hành thức. Tâm cảnh phủ trùm cả trời đất, Nhưng sau này nếu có ai có định chớ tưởng là hay mà nên biết nguy hiểm còn khủng khiếp hơn phàm phu nữa, chỗ này là yêu cầu bài tập cao hơn phàm phu rất nhiều thôi, chứ đừng sợ mà không giám tu thiền, tu thiền rất hay, và tuyệt diệu, người tu thiền thì trì giới và gặp cảnh sử lý rất tốt, rất nhanh, dễ nhận thấy những nét đẹp tuyệt vời của cuộc sống, nhìn đạo lý hay thấu rõ bản chất....nói chung là rất tuyệt!
Có người nói người có định đi bồn cầu cũng đẹp!

Nhưng mà Tổ Huệ Năng nói cái tâm chẳng vọng động đây chưa phải là Định ( vì chưa phải là cứu cánh giải thoát!). Cái tâm chẳng vọng động ( bắt đầu có thần thông, vi diệu rồi!) vẫn là sản phẩm bị trói buộc của hành uẩn hay thức uẩn! Chưa thoát ra khỏi ngũ uẩn.
( Ai mà có tâm an lạc tí, chơ vội kheo mẽ và cho đó là định tổn công đức nặng đó, mấy cái đó chỉ đang đứng ngoài cửa thôi!)

Cách để tâm ít động, hay tạm gọi diệt vọng tưởng( kinh Pháp Hoa có nói rất rõ, hy vọng có dịp nêu thử vài ý kiến)!

Nhưng khi có Định rồi ( Thôi hay gọi là Thiền như ý Tổ nói đi ) .Định này chưa phải cái định của Tổ nói nhưng cũng siêu việt so với tâm loạn động phàm phu một trời một vực rồi ). Thì đi đứng nằm ngồi đều có trong định, lúc tiếp cảnh cũng trong định. Nên ở đây trình độ siêu việt hơn lúc mới đầu là phải Tập Ngồi,mà tu đã ( ngôn ngữ nó cứ loạn tùm lum thế nên hiểu sai là đương nhiên. CSSQ cũng đánh máy lại không biết sai hay đúng đâu nhé!)

Mà ở đây cứ tiếp cảnh, sinh hoạt bình thương vẫn là đang thiền ( hay tạm gọi trong định nhỏ nhỏ chưa phải của Tổ nói ) ( chỗ này hình dung cũng không khó đâu, tại ngôn ngữ , và trí nhớ CSSQ kém quá thôi, xin lỗi mọi người! )
Ngoài lìa tướng thiền phải hiểu ở đây phải thoát được ra ngoài ngũ uẩn, thoát ra được cảnh giới của định đang có dù vi diệu cỡ nào cũng đang là trói buộc chưa giải thoát
Bậc thoát được tứ uẩn và an được uẩn cuối va thoát hẳn ngũ uẩn thì hai cảnh giới này là một giải thoát, một vướng kẹt vi diệu khác nhau nhiều những vẫn dễ kẹt và hiểu nhần như nhau. Thường đến đây người ta không biết đường đi nữa! Các Thiên Tài của thiên tài ... hay ngục ngã ở đây!
Nhưng Tổ Huệ Năng đã thoát ra ngoài ngũ uẩn mới được chân truyền Pháp Tạng ( chú ý trước khi được chân truyền tổ Huệ năng vẫn chưa thoát ra được đâu!)
Cái này mới là cái Định mà Tổ nói đên hay bổn tánh tự có! là giải thoát

Mọi người thấy yêu cầu Định của Tổ có cao thượng thừa và tối thắng không????

Ai hình dung đến đây còn tự tim mình hành thiền giống của Tổ không? cho biết để mọi người quy y theo hết nhé!
Thân ái chào!
Ráng ngồi thiền để biết người xưa tu khó khăn làm sao!
Ráng ngồi thiền để biết người xưa tu.... !




Chà chà... một vị tổ "Tò vò" khuyến tu!

-Một "Góc trời riêng"
nhìn từ đáy giếng.
Cớ gì vạ miệng...
Biết thủa nào ra .
Đã biết sợ QUẢ,
Thì phải chừa NHÂN
mới hòng thoát vận,
...Xây tổ"Tò vò".

Một chút ngẫu hứng,có gì xin hỷ xả bỏ qua

Lục An: Mến
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên