Ngoại văn:
Vì lời nói sẽ xóa topic Bát nhã tâm kinh mộc giải với trưởng bối Long nữ hoatihon nên latuan xin mạn phép chuyển vấn đề trưởng bối vodanhladanh đã đặt ra sang topic này.
Chánh văn:
Gửi bởi latuan
Trình bạn minhđịnh!
Vạn pháp đồng tánh không – không này không có nghĩa là không có gì mà là chân không diệu hữu, diễn nghĩa chân không diệu hữu theo cách mộc mạc, gần gũi đó là Không có gì mà là có tất cả.
Latuan xin nhiều lời thêm một chút.
Tại sao không có gì mà là có tất cả?
Không có gì là tánh của vạn pháp là hư huyễn, không thật có chẳng thật không. Bởi lẽ dưới mắt của ta và người mọi thứ đều hiện hữu, có ta có người. Song mọi thứ cả ta lẫn người luôn biến chuyển sinh diệt, vô thường có rồi lại mất, lại không. Do vậy nên Phật thuyết vạn pháp đồng tánh không, lại biết chúng ta dễ rơi vào tà kiến chấp không nên đã thuyết rằng “Chân không diệu hữu”.
Hi! Không biết kiến giải như thế có quá vụng về không, thưa cùng minhđịnh.
Kính đạo hữu latuan!
Theo vodanh thì:
-Từ hư huyễn chỉ là từ phương tiện pháp để phá chấp có.
-Từ chân không diệu hữu chỉ là từ phương tiện pháp để phá chấp không.
Chỉ dùng 1 từ duyên hợp là đủ, đoạn văn có thể viết lại như thế này:
" Duyên hợp là tánh của vạn pháp (vì là duyên hợp nên chẳng thật có chẳng thật không). Bởi lẽ dưới mắt của ta và người mọi thứ điều hiện hữu, có ta có người. Song mọi thứ của ta lẩn người luôn biến chuyển sinh diệt ( vì tính duyên hợp nên vô thường có rồi lại mất, lại không). Do vậy Phật thuyết vạn pháp đồng tính duyên hợp ( đã biết là duyên hợp thì chẳng còn chấp có lẩn chấp không).
Vậy chỉ cần hiều thấu duyên hợp là đủ, tất cả những từ hư huyễn, chân không diệu hữu chỉ là phương tiện pháp, người đời tự vẽ ra làm khó mình.
Kính!
Gửi bởi latuan
Kính trưởng bối vodanhladanh!
Theo vo danh là đúng với vô danh.
Thật ra hư huyễn cũng đã mang hàm nghĩa có cũng như không, chân không diệu hữu cũng mang hàm nghĩa có cũng như không. Thế nên nói hư huyễn phá chấp có, chân không diệu hữu phá chấp không là lời nói hai đầu, là nhị pháp không phải là Phật pháp. Phật pháp là pháp bất nhị. Người học Phật minh tâm rõ biết có không nhưng không dính mắc có không, ở nơi trung đạo cũng không trụ nơi trung đạo. latuan vụng về nói một lời về trưởng bối "Trưởng bối còn tựa nơi nhị nguyên đối đãi chưa vào cửa trung đạo".
Còn việc luận?
Luận là vì người mê nên luận chứ Phật với Phật còn luận, còn nói lời xáo rỗng, duyên hợp, tâm, cảnh, vô thường khổ không vô ngã, thường an lạc tịnh, hư huyễn, chân không diệu hữu... để mà làm gì? Việc làm đó khác nào "Trên đầu gắn thêm đầu, trên mỏ gắn thêm mỏ".
Kính! latuan thường hay nói lời thẳng, lời thật nên nếu có điều mạo phạp mong trưởng bối bao dung.
Kính đạo hữu latuan!
Theo vodanh "chân không dịệu hữu" hàm ý tuy hư huyển nhưng vẩn diệu hữu, tuy hư huyển nhưng cái dụng chẳng khác cái có.
Nói "Chân không diệu hữu cũng mang hàm nghĩa có cũng như không", hư huyển cũng hàm nghĩa như không, là như nhau thì có là cưỡng ép quá không? Nếu là như nhau sao bày vẽ làm gì, chỉ dùng 1 thôi để kẻ sơ cơ đỡ rối mắt? Mà những từ này latuan dùng chứ vodanh không dùng.
Cả đoạn văn vodanh chỉ dùng mổi 1 từ duyên hợp sao đạo hữu lại cho là lời nói 2 đầu?
À! Trình trưởng bối vodanhladanh! Mong rằng trưởng bối lưu tâm xét lại những điều latuan trình bày về vấn đề này.
Do bởi trưởng bối minhđịnh hỏi latuan về nghĩa của vạn pháp đồng tánh không nên latuan mới nói đến chân không diệu hữu và luận ra thành vạn pháp hư huyễn chẳng thật có, chẳng thật không. Thế nên chữ hư huyễn chẳng thật có chẳng thật không chỉ Việt nghĩa lại chân không diệu hữu cho vấn đề latuan trình bày rõ ràng mà thôi. Do vậy cách nói của latuan thì chân không diệu hữu, hư huyễn vốn mang hàm nghĩa chẳng phải có chẳng phải không, cách nói này là lý trung đạo chẳng phải lời nói hai đầu.
Sau đó, trưởng bối luận hư huyễn là phá chấp có, vạn pháp diệu hữu phá chấp không thì cách nói này đã rơi vào một bên đánh mất lý trung đạo. Mất lý trung đạo nên trở thành là lời nói hai đầu.
Thêm nữa, trưởng bối luận nghĩa hư huyễn, chân không diệu hữu cùng latuan sao lại chấp lý trưởng bối chỉ dùng từ duyên hợp sao latuan lại nói lời hai đầu thì lý này cũng rơi vào một bên nên vẫn là lời nói hai đầu.
Với vodanh nếu sự là một thì là một, nếu sự là hai thì là hai, nếu sự là không thì là không, nếu sự là có thì là có. Vậy chính là không dính mắc, là trung đạo. Nếu nói Trung đạo phải là một, không thể là hai thì không phải Trung Đạo, là kiến chấp, nên cái "Trung Đạo" đó dù có trụ hay không trụ cũng chẳng là Phật pháp, chẳng dẩn đến giải thoát.
Nếu sự một là một, sự hai là hai, sự không là không, sự có là có – lập ngôn này rõ ràng là chấp chặt vào một bên hoặc là có, hoặc là không, hoặc một hoặc hai vậy sao trưởng bối lại cho rằng là sự không dính mắc, là trung đạo. Trưởng bối xét lại xem phải chăng lời trên đã mất lý trung đạo, sao rốt vẫn nằm trong nhị nguyên đối đãi cũng chỉ là lời nói hai đầu.
Trung đạo là chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải trụ, chẳng phải không trụ, chẳng phải chấp chẳng phải không chấp… Không chỉ vậy, người học Phật cần vượt ra khỏi lý trung đạo mà vẫn không rơi vào nhị nguyên đối đãi, tự tại vô ngại.
Người học Phật thật không nên trói buộc cứng nhắc vào nghĩa của ngôn từ thái quá thì mới có thể nhận ra chân nghĩa của lời nói “Đạt ý vong ngôn”.
Luận là vì người mê nên luận chứ Phật với Phật còn luận, còn nói lời xáo rỗng, duyên hợp, tâm, cảnh, vô thường khổ không vô ngã, thường an lạc tịnh, hư huyễn, chân không diệu hữu... để mà làm gì?
Đúng là người mê nên luận chứ Phật không luận. Nhưng điều này nghĩa là sao? Điều này có nghĩa rằng, Phật thực thấy thực chứng nên không cần luận, Phật chỉ tả chỉ gợi, còn người mê chẳng thấy chẳng thực chứng nên khi nói cái mình chưa thấy chưa tỏ thì luận để đoán mò, hoặc khiến người khác đoán mò.
Việc dùng lời nói sáo rỗng thì từ ngữ chỉ là phương tiện chuyển ý, việc nó rỗng hay không rỗng là do người dùng nào do từ ngữ? Chẳng lẽ anh mời tôi ly nước "trống không" rồi bảo do cái ly trống rỗng?
Hic! Cụm từ lời nói xáo rỗng latuan trình bày ở nguyên đoạn “Luận là vì người mê nên luận chứ Phật với Phật còn luận, còn nói lời xáo rỗng, duyên hợp, tâm, cảnh, vô thường khổ không vô ngã, thường an lạc tịnh, hư huyễn, chân không diệu hữu... để mà làm gì? Việc làm đó khác nào "Trên đầu gắn thêm đầu, trên mỏ gắn thêm mỏ".” sao trưởng bối ngắt ra một khúc rồi hiểu sai lệch đi ý của vãn bối muốn trình bày?
Việc trên đầu gắn thêm đầu, trên mỏ gắn thêm mỏ là do sự hiều của người nghe chưa thấu suốt, nào phải do sự sinh.
Trong trường hợp này phải chăng do tách rời ngữ cảnh lời nói và “bó nghĩa” ngôn từ mà trưởng bối “trên đầu gắn thêm đầu” không?
Tất cả pháp và cái dụng của pháp đều là duyên hợp, có thể chuyển biến cho nhau vai trò là pháp hay dụng của pháp, lại thêm cái này là duyên hợp của những cái kia, những cái kia là duyên hợp của những cái nọ, những cái nọ lại là duyên hợp của cái khác....không ngừng.
Tuy có phức tạp đến đâu, trên đầu có đầu, trên mỏ có mỏ nhưng cũng chỉ là tính chất duyên hợp. Phải hiều: đạo là sự chuyển biến, hiều đạo là hiều sự chuyển biến, có như vậy mới hiểu tính vô thường vô ngã. Còn nếu chỉ hiều duyên hợp là phanh 1 pháp ra xem nó gồm những gì chỉ là tìm cái biết về 1 pháp chứ không thể thấy cái biết về vạn pháp.
Cách luận này phải chăng cũng đã rơi vào nhị nguyên đối đãi, thưa trưởng bối? Vì sao?
Vì sau rốt sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc – Nói được như vậy mới là trung đạo, mới không là lời nói hai đầu.
vodanh rất hoan nghênh lời nói thẳng nói thật, vì dù sao vodanh cũng tìm thấy được sự tự do trong tính vô ngã mà Phật pháp trao truyền, điều mà vodanh không tìm thấy ở những tôn giáo khác.
Cho nên tự do muôn năm, nếu tự do ngôn luận không có thì làm gì có thứ tự do nào khác, nếu vodanh vì lời thẳn thắn mà không vui thì đó là sự trói buộc mà vodanh tạo ra cho chính mình.
...
Cảm ơn trưởng báo đã bao dung! Kính!
À, thêm nữa
" Duyên hợp là tánh của vạn pháp (vì là duyên hợp nên chẳng thật có chẳng thật không). Bởi lẽ dưới mắt của ta và người mọi thứ điều hiện hữu, có ta có người. Song mọi thứ của ta lẩn người luôn biến chuyển sinh diệt ( vì tính duyên hợp nên vô thường có rồi lại mất, lại không). Do vậy Phật thuyết vạn pháp đồng tính duyên hợp ( đã biết là duyên hợp thì chẳng còn chấp có lẩn chấp không).
Vậy chỉ cần hiều thấu duyên hợp là đủ, tất cả những từ hư huyễn, chân không diệu hữu chỉ là phương tiện pháp, người đời tự vẽ ra làm khó mình.
Theo cách nói này của trưởng bối thì từ hư huyễn, chân không diệu hữu là phương tiện pháp mà người vẽ ra rồi tự làm khó mình, chỉ cần thấu hiểu duyên hợp là đủ - cách lập ngôn này liệu có khách quan đúng mực không hay cũng dính mắc tính phân biệt, ràng buộc ngôn từ. Với cách nhìn của latuan thì cách nói này cũng là lời nói hai đầu vậy.
Vì lời nói sẽ xóa topic Bát nhã tâm kinh mộc giải với trưởng bối Long nữ hoatihon nên latuan xin mạn phép chuyển vấn đề trưởng bối vodanhladanh đã đặt ra sang topic này.
Chánh văn:
Gửi bởi latuan
Trình bạn minhđịnh!
Vạn pháp đồng tánh không – không này không có nghĩa là không có gì mà là chân không diệu hữu, diễn nghĩa chân không diệu hữu theo cách mộc mạc, gần gũi đó là Không có gì mà là có tất cả.
Latuan xin nhiều lời thêm một chút.
Tại sao không có gì mà là có tất cả?
Không có gì là tánh của vạn pháp là hư huyễn, không thật có chẳng thật không. Bởi lẽ dưới mắt của ta và người mọi thứ đều hiện hữu, có ta có người. Song mọi thứ cả ta lẫn người luôn biến chuyển sinh diệt, vô thường có rồi lại mất, lại không. Do vậy nên Phật thuyết vạn pháp đồng tánh không, lại biết chúng ta dễ rơi vào tà kiến chấp không nên đã thuyết rằng “Chân không diệu hữu”.
Hi! Không biết kiến giải như thế có quá vụng về không, thưa cùng minhđịnh.
Kính đạo hữu latuan!
Theo vodanh thì:
-Từ hư huyễn chỉ là từ phương tiện pháp để phá chấp có.
-Từ chân không diệu hữu chỉ là từ phương tiện pháp để phá chấp không.
Chỉ dùng 1 từ duyên hợp là đủ, đoạn văn có thể viết lại như thế này:
" Duyên hợp là tánh của vạn pháp (vì là duyên hợp nên chẳng thật có chẳng thật không). Bởi lẽ dưới mắt của ta và người mọi thứ điều hiện hữu, có ta có người. Song mọi thứ của ta lẩn người luôn biến chuyển sinh diệt ( vì tính duyên hợp nên vô thường có rồi lại mất, lại không). Do vậy Phật thuyết vạn pháp đồng tính duyên hợp ( đã biết là duyên hợp thì chẳng còn chấp có lẩn chấp không).
Vậy chỉ cần hiều thấu duyên hợp là đủ, tất cả những từ hư huyễn, chân không diệu hữu chỉ là phương tiện pháp, người đời tự vẽ ra làm khó mình.
Kính!
Gửi bởi latuan
Kính trưởng bối vodanhladanh!
Theo vo danh là đúng với vô danh.
Thật ra hư huyễn cũng đã mang hàm nghĩa có cũng như không, chân không diệu hữu cũng mang hàm nghĩa có cũng như không. Thế nên nói hư huyễn phá chấp có, chân không diệu hữu phá chấp không là lời nói hai đầu, là nhị pháp không phải là Phật pháp. Phật pháp là pháp bất nhị. Người học Phật minh tâm rõ biết có không nhưng không dính mắc có không, ở nơi trung đạo cũng không trụ nơi trung đạo. latuan vụng về nói một lời về trưởng bối "Trưởng bối còn tựa nơi nhị nguyên đối đãi chưa vào cửa trung đạo".
Còn việc luận?
Luận là vì người mê nên luận chứ Phật với Phật còn luận, còn nói lời xáo rỗng, duyên hợp, tâm, cảnh, vô thường khổ không vô ngã, thường an lạc tịnh, hư huyễn, chân không diệu hữu... để mà làm gì? Việc làm đó khác nào "Trên đầu gắn thêm đầu, trên mỏ gắn thêm mỏ".
Kính! latuan thường hay nói lời thẳng, lời thật nên nếu có điều mạo phạp mong trưởng bối bao dung.
Kính đạo hữu latuan!
Theo vodanh "chân không dịệu hữu" hàm ý tuy hư huyển nhưng vẩn diệu hữu, tuy hư huyển nhưng cái dụng chẳng khác cái có.
Nói "Chân không diệu hữu cũng mang hàm nghĩa có cũng như không", hư huyển cũng hàm nghĩa như không, là như nhau thì có là cưỡng ép quá không? Nếu là như nhau sao bày vẽ làm gì, chỉ dùng 1 thôi để kẻ sơ cơ đỡ rối mắt? Mà những từ này latuan dùng chứ vodanh không dùng.
Cả đoạn văn vodanh chỉ dùng mổi 1 từ duyên hợp sao đạo hữu lại cho là lời nói 2 đầu?
À! Trình trưởng bối vodanhladanh! Mong rằng trưởng bối lưu tâm xét lại những điều latuan trình bày về vấn đề này.
Do bởi trưởng bối minhđịnh hỏi latuan về nghĩa của vạn pháp đồng tánh không nên latuan mới nói đến chân không diệu hữu và luận ra thành vạn pháp hư huyễn chẳng thật có, chẳng thật không. Thế nên chữ hư huyễn chẳng thật có chẳng thật không chỉ Việt nghĩa lại chân không diệu hữu cho vấn đề latuan trình bày rõ ràng mà thôi. Do vậy cách nói của latuan thì chân không diệu hữu, hư huyễn vốn mang hàm nghĩa chẳng phải có chẳng phải không, cách nói này là lý trung đạo chẳng phải lời nói hai đầu.
Sau đó, trưởng bối luận hư huyễn là phá chấp có, vạn pháp diệu hữu phá chấp không thì cách nói này đã rơi vào một bên đánh mất lý trung đạo. Mất lý trung đạo nên trở thành là lời nói hai đầu.
Thêm nữa, trưởng bối luận nghĩa hư huyễn, chân không diệu hữu cùng latuan sao lại chấp lý trưởng bối chỉ dùng từ duyên hợp sao latuan lại nói lời hai đầu thì lý này cũng rơi vào một bên nên vẫn là lời nói hai đầu.
Với vodanh nếu sự là một thì là một, nếu sự là hai thì là hai, nếu sự là không thì là không, nếu sự là có thì là có. Vậy chính là không dính mắc, là trung đạo. Nếu nói Trung đạo phải là một, không thể là hai thì không phải Trung Đạo, là kiến chấp, nên cái "Trung Đạo" đó dù có trụ hay không trụ cũng chẳng là Phật pháp, chẳng dẩn đến giải thoát.
Nếu sự một là một, sự hai là hai, sự không là không, sự có là có – lập ngôn này rõ ràng là chấp chặt vào một bên hoặc là có, hoặc là không, hoặc một hoặc hai vậy sao trưởng bối lại cho rằng là sự không dính mắc, là trung đạo. Trưởng bối xét lại xem phải chăng lời trên đã mất lý trung đạo, sao rốt vẫn nằm trong nhị nguyên đối đãi cũng chỉ là lời nói hai đầu.
Trung đạo là chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải trụ, chẳng phải không trụ, chẳng phải chấp chẳng phải không chấp… Không chỉ vậy, người học Phật cần vượt ra khỏi lý trung đạo mà vẫn không rơi vào nhị nguyên đối đãi, tự tại vô ngại.
Người học Phật thật không nên trói buộc cứng nhắc vào nghĩa của ngôn từ thái quá thì mới có thể nhận ra chân nghĩa của lời nói “Đạt ý vong ngôn”.
Luận là vì người mê nên luận chứ Phật với Phật còn luận, còn nói lời xáo rỗng, duyên hợp, tâm, cảnh, vô thường khổ không vô ngã, thường an lạc tịnh, hư huyễn, chân không diệu hữu... để mà làm gì?
Đúng là người mê nên luận chứ Phật không luận. Nhưng điều này nghĩa là sao? Điều này có nghĩa rằng, Phật thực thấy thực chứng nên không cần luận, Phật chỉ tả chỉ gợi, còn người mê chẳng thấy chẳng thực chứng nên khi nói cái mình chưa thấy chưa tỏ thì luận để đoán mò, hoặc khiến người khác đoán mò.
Việc dùng lời nói sáo rỗng thì từ ngữ chỉ là phương tiện chuyển ý, việc nó rỗng hay không rỗng là do người dùng nào do từ ngữ? Chẳng lẽ anh mời tôi ly nước "trống không" rồi bảo do cái ly trống rỗng?
Hic! Cụm từ lời nói xáo rỗng latuan trình bày ở nguyên đoạn “Luận là vì người mê nên luận chứ Phật với Phật còn luận, còn nói lời xáo rỗng, duyên hợp, tâm, cảnh, vô thường khổ không vô ngã, thường an lạc tịnh, hư huyễn, chân không diệu hữu... để mà làm gì? Việc làm đó khác nào "Trên đầu gắn thêm đầu, trên mỏ gắn thêm mỏ".” sao trưởng bối ngắt ra một khúc rồi hiểu sai lệch đi ý của vãn bối muốn trình bày?
Việc trên đầu gắn thêm đầu, trên mỏ gắn thêm mỏ là do sự hiều của người nghe chưa thấu suốt, nào phải do sự sinh.
Trong trường hợp này phải chăng do tách rời ngữ cảnh lời nói và “bó nghĩa” ngôn từ mà trưởng bối “trên đầu gắn thêm đầu” không?
Tất cả pháp và cái dụng của pháp đều là duyên hợp, có thể chuyển biến cho nhau vai trò là pháp hay dụng của pháp, lại thêm cái này là duyên hợp của những cái kia, những cái kia là duyên hợp của những cái nọ, những cái nọ lại là duyên hợp của cái khác....không ngừng.
Tuy có phức tạp đến đâu, trên đầu có đầu, trên mỏ có mỏ nhưng cũng chỉ là tính chất duyên hợp. Phải hiều: đạo là sự chuyển biến, hiều đạo là hiều sự chuyển biến, có như vậy mới hiểu tính vô thường vô ngã. Còn nếu chỉ hiều duyên hợp là phanh 1 pháp ra xem nó gồm những gì chỉ là tìm cái biết về 1 pháp chứ không thể thấy cái biết về vạn pháp.
Cách luận này phải chăng cũng đã rơi vào nhị nguyên đối đãi, thưa trưởng bối? Vì sao?
Vì sau rốt sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc – Nói được như vậy mới là trung đạo, mới không là lời nói hai đầu.
vodanh rất hoan nghênh lời nói thẳng nói thật, vì dù sao vodanh cũng tìm thấy được sự tự do trong tính vô ngã mà Phật pháp trao truyền, điều mà vodanh không tìm thấy ở những tôn giáo khác.
Cho nên tự do muôn năm, nếu tự do ngôn luận không có thì làm gì có thứ tự do nào khác, nếu vodanh vì lời thẳn thắn mà không vui thì đó là sự trói buộc mà vodanh tạo ra cho chính mình.
...
Cảm ơn trưởng báo đã bao dung! Kính!
À, thêm nữa
" Duyên hợp là tánh của vạn pháp (vì là duyên hợp nên chẳng thật có chẳng thật không). Bởi lẽ dưới mắt của ta và người mọi thứ điều hiện hữu, có ta có người. Song mọi thứ của ta lẩn người luôn biến chuyển sinh diệt ( vì tính duyên hợp nên vô thường có rồi lại mất, lại không). Do vậy Phật thuyết vạn pháp đồng tính duyên hợp ( đã biết là duyên hợp thì chẳng còn chấp có lẩn chấp không).
Vậy chỉ cần hiều thấu duyên hợp là đủ, tất cả những từ hư huyễn, chân không diệu hữu chỉ là phương tiện pháp, người đời tự vẽ ra làm khó mình.
Theo cách nói này của trưởng bối thì từ hư huyễn, chân không diệu hữu là phương tiện pháp mà người vẽ ra rồi tự làm khó mình, chỉ cần thấu hiểu duyên hợp là đủ - cách lập ngôn này liệu có khách quan đúng mực không hay cũng dính mắc tính phân biệt, ràng buộc ngôn từ. Với cách nhìn của latuan thì cách nói này cũng là lời nói hai đầu vậy.