Kim Cang Thoi Luan

Trung Quán Học Viện-Hiển Mật Song Tu Viên Dung.

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
fd5a63a8794ca53c174c8578d1791100.jpg

TRONG ĐẠI NHẬT KINH SỚ CỦA NGÀI PHẬT MẬT NÓI: HÀNH MẬT TUY CHÚ TRỌNG PHƯƠNG TIỆN - TRÍ TUỆ NHƯNG VẪN DẠY NGOẠI HẠNH.
Ngài Phật Mật (Buddhaguhya) trong Đại Nhật Kinh Sớ (Skt: Vairocanābhisaṃbodhitantrabhāṣya) nói: “Tuy mật bộ này là Hành mật, chú trọng chủ yếu là phương tiện và trí tuệ, nhưng cũng dạy về những ngoại hạnh, cho nên được gọi là Sự mật, hoặc Nhị câu mật (Hành mật).

---------------------------------------------
*TRONG TAM LÝ CỰ LUẬN CỦA NGÀI TRIPITAKAMALA NÓI: NHIỀU HÀNH GIẢ CHUYÊN TU QUÁN CHÂN NHƯ, CHO RẰNG NHIỀU NGOẠI HẠNH KHIẾN TÂM TÁN LOẠN NÊN HÀNH GIẢ NÀY GỌI LÀ ~DU GIÀ MẬT~.
Ngài Tripiṭakamāla trong Tam Lý Cự Luận nói: “Có nhiều hành giả chuyên tâm tu tập quán chân như bất nhị, và cho rằng các ngoại hạnh khiến tâm tán loạn, vì muốn lợi ích những hành giả này nên giảng Hành mật. Lấy sự tu thiền định làm chính, và chỉ nói một ít về các ngoại hạnh.”
*Chú thích của ngài Tông Khách Ba: Ở đây, Hành mật có nghĩa là Du già mật.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
6d88396fdcc9907c2dba155a37b8d1b9.jpg

Trong Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận của ngài Di Lặc nói:
Tịnh tâm như hư không,
Thường sáng không chuyển biến.
Vì hư vọng phân biệt,
Nhiễm phiền não khách trần.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
b5450d7d8897705b7c8846f4368199c1.jpg

Trong Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận của ngài Di Lặc nói:

Hỏi: Trong các Tu-đa-la (kinh điển) đều nói tất cả là không. Vì sao ở đây
nói có Phật tính chân như? Kệ nói:
Các nơi trong kinh nói,
Nội ngoại tất cả không.
Pháp hữu vi như mây,
Và cũng như mộng ảo.
Ở đây vì sao nói
Tất cả các chúng sinh
Đều có tính chân như
Mà không nói không tịch?

Đáp: Kệ nói:
Vì có tâm khiếp nhược,
Các chúng sinh khinh mạn
Chấp trước pháp hư vọng,
Chê thật tính chân như.
Chấp thân có thần ngã.
Để khiến chúng sinh ấy
Lìa xa 5 lỗi nặng
Nên nói có Phật tính.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
57805eed4ea425aa72182351d68acdb8.jpg

Trong Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận của ngài Di Lặc nói:
Trước nói pháp thân Phật,
Tự tính thể thanh tịnh.
Bị các bẩn phiền não
Khách trần làm nhiễm ô.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
31eb6a783df02c45b32e64433fd93832.jpg

Trong Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận của ngài Di Lặc nói:
Ngu không tin bạch pháp,
Tà kiến và kiêu mạn,
Quá khứ chướng báng pháp,

Chấp trước bất liễu nghĩa.
Chấp cúng dường cung kính,

Chỉ thấy nơi tà pháp.
Xa lìa thiện tri thức,
Gần gũi kẻ báng pháp,
Ưa chấp pháp Tiểu thừa
Các chúng sinh như vậy,

Không tin nơi Đại thừa,
Nên hủy báng Phật pháp.
------------------------------------
c72126d0d40e7f1902208f30a97e08d4.jpg

Trong Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận của ngài Di Lặc nói:
Người trí không nên sợ,
Oan gia, lửa, rắn, độc,
Nhân-đà-la, sấm sét,
Đao gậy, các thú dữ,
Sư tử, và cọp, sói,
Chúng có thể hại mạng,
Không thể khiến người ta
Vào A-tì địa ngục.

------------------------------
35d0d80fc0ece975db0fb54e75fd576c.jpg

Trong Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận của ngài Di Lặc nói:
Nếu lại có ai khác
Hủy báng pháp thậm thâm,
Người ấy vô lượng kiếp
Không thể giải thoát được.

------------------------------

0c5aed7bf9d4b124a9c1ec945f986260.jpg
Trong Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận của ngài Di Lặc nói:
Nếu tất cả nói ra,
Có nghĩa, có pháp cú,
Khiến người tu hành được
Xa lìa nơi 3 cõi.
Và nói pháp tịch tĩnh,
Tối thắng vô thượng đạo,

Phật nói là chính kinh,
Ngoài ra điên đảo thuyết.

-----------------------
51fea172549d41f9fc833774683055a6.jpg

Trong Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận của ngài Di Lặc nói:
Nguyện đến khi mạng chung,
Thấy Phật Vô Lượng Thọ,
Thân vô biên công đức.
Tôi cùng các tín giả,
Được thấy Phật kia rồi,
Nguyện được ly cấu nhãn,
Thành vô thượng Bồ-đề.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
a7b9041138bddd75c37227f47e44e574.jpg

TRONG KIM CANG THỦ QUÁN ĐẢNH KINH NÓI:
*~ĐÀ LA NI CHÚ ĐẠI MẠN ĐÀ LA~ CỦA CHƯ ĐẠI BỒ TÁT, VÔ CÙNG QUẢNG ĐẠI, CỰC KỲ THÂM SÂU, RẤT KHÓ THÂM NHẬP,
-LÀ PHÁP BÍ MẬT NHẤT TRONG CÁC PHÁP BÍ MẬT
-KHÔNG ĐƯỢC PHÉP HIỂN BÀY CHO CHÚNG HỮU TÌNH ÁC
-NHỮNG HỮU TÌNH THÀNH TỰU ĐẠI TÂM BỒ ĐỀ, MỚI CÓ THỂ TIẾN NHẬP VÀO ~ĐÀ LA NI CHÚ ĐẠI MẠN ĐÀ LA~ ĐỂ TIẾP NHẬN QUÁN ĐẢNH TRÍ TUỆ.
Kim Cang Thủ Quán Đảnh Kinh (Skt: Vajrapāṇyabhiṣeka) nói:
“Đà la ni chú đại mạn đà la của chư Đại bồ tát này, vô cùng quảng đại, cực kỳ thù thắng thâm sâu, rất khó thâm nhập, là pháp bí mật nhất trong các pháp bí mật, không
được phép hiển bày cho các hữu tình ác, và rất ít khi được ngài đề cập đến. Kim Cang Thủ! Làm sao giải thích cho các hữu tình chưa từng được nghe qua pháp này?”
Ngài Kim Cang Thủ nói: “Văn Thù Sư Lợi! Các vị Bồ tát đã tu tập Bồ tát hạnh bằng phương tiện Mật chú, đã thành tựu tâm Đại bồ đề, mới có thể tiến nhập Đà la ni chú đại mạn đà la để tiếp thọ quán đảnh đại trí tuệ. Những hành giả chưa thành tựu tâm Đại bồ đề không được phép vào, không cho họ được nhìn thấy mạn đà la, mà cũng không chỉ dạy cho họ thủ ấn và mật chú.”
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
d114b5d0f1b21a9ffbbc340351d2136e.jpg

*NGHĨA KHÔNG TÁNH VÔ THƯỜNG, LÀ DO BIẾN KẾ SỞ CHẤP TÁNH. (biến kế sở chấp= si mê chấp thật)
-CÁC NGHĨA VÔ THƯỜNG KHÁC, ĐỀU THUỘC Y THA KHỞI (y tha khởi= phụ thuộc cái khác = phụ thuộc nhân duyên)
Trong Hiển Dương Thánh Giáo Luận Tụng của ngài Vô Trước (phái Duy Thức) nói:
Nghĩa vô tính vô thường,
Là biến kế sở chấp.
Các nghĩa vô thường khác,
Đều thuộc y tha khởi.


*Do y tha khởi tánh, nên không có tự tánh , do đó vô thường.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
35d0d80fc0ece975db0fb54e75fd576c.jpg

Trong Hiển Dương Thánh Giáo Luận Tụng của ngài Vô Trước (phái Duy Thức) nói: Như Lai nói chủng tính,
Nhiều Phật với một thừa.


------------------------------


Trong Hiển Dương Thánh Giáo Luận Tụng của ngài Vô Trước (phái Duy Thức) nói:
Chư Phật diệu công năng,
Quả kia cõi thanh tịnh.
Giải thoát và pháp thân,
Đẳng, bất tư, vô thượng.
------------------------------
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
c4fdd1d58d13b0aafefc1a053fbe6f96.jpg

CÁCH LẦN CHUỖI.
Nâng chuỗi ngang ngực, duỗi thẳng ngón út và ngón giữa của tay trái [hoặc tay phải], dùng ngón áp út và ngón cái để đếm [cho mọi nghi quỹ], hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái để đếm [cho nghi quỹ hàng phục]. Diệu Tý Vấn Kinh nói lúc tụng chú, hành giả cần phải cầm chày kim cang [bên tay bên kia] như được giải thích ở trên ; nhưng nếu không có chày kim cang, thì nắm bàn tay lại thành kim cang quyền (Anh: vajra fist) cũng được.
Đại sư Tông Khách Ba.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
af83dc59187886ee0c428cd26160a283.jpg

Tứ Bách Kệ Tụng của ngài Thánh Thiên nói:
Phàm phu vọng phân biệt
Cho không đều là thường
Người trí nương thế gian
Cũng không thấy nghĩa này.
Không chỉ có một phần
Đủ khắp tất cả phần
Nên biết mỗi mỗi phần
Đều riêng có phần có.



Tứ Bách Kệ Tụng của ngài Thánh Thiên

Các pháp nếu thật có
Nên y tha không thành (y tha khởi tánh= phụ thuộc cái khác)
Tất đã y tha thành
Biết chắc chẳng thật có.










*NẾU PHÁP DO DUYÊN SINH TỨC TRƯỚC KHÔNG CÓ TỰ TÁNH SINH.
-NẾU TRƯỚC ĐÓ CÓ TỰ TÁNH SINH, THÌ SINH LẠI NÊN SINH RA [ĐẾN TẬN CÙNG]. (sẽ không nương nhân sinh ra vô biên hiện hữu)

Tứ Bách Kệ Tụng của ngài Thánh Thiên
Nếu pháp do duyên sinh
Tức trước không có thể (không tự tánh)
Trước có mà (có tự tánh) sinh ra
Sinh rồi lại nên sinh.





 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Tứ Bách Kệ Tụng của ngài Thánh Thiên nói:
Hiện thấy hành như sắc
Từ duyên sinh trụ diệt
Nên biết ông chấp ngã
Tuy có nhưng vô dụng.
Như duyên thành mầm cây
Duyên thành loại cùng sinh
Nên các pháp vô thường
Đều khởi từ vô thường.

Do pháp từ duyên sinh
Nên thể lại không đoạn

Vì pháp theo duyên diệt
Nên thể cũng chẳng thường


---------------------------

937584248688918528

Tứ Bách Kệ Tụng của ngài Thánh Thiên nói:
Tất cả là quả sinh
Do đó tánh vô thường
Nên trừ Phật, không có
Như thật hiệu Như Lai.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
af83dc59187886ee0c428cd26160a283.jpg


Diệu Cát Tường Bổn Tục nói: “Hành giả Mật giáo, phải nên đầy đủ viên mãn ba pháp. Ba pháp đó là gì? Một là không xả bỏ chúng sanh; hai là hộ trì Bồ tát tịnh giới luật nghi; ba là không xả bỏ những Mật pháp mà mình hiện đang tu tập.”

-----------------------------------

Kim Cang Mạn Kinh (Vajrapañjarā), phẩm thứ mười hai cũng nói: Con phát tâm Bồ đề thù thắng,
Rộng nhiếp thương xót chư hữu tình,
Nương vào Thắng Bồ Đề tu tập,
Vì lợi chúng sanh, nguyện thành Phật.

----------------------------------

Phải nên biết rằng, Hiển giáo và Mật giáo, bất luận tu theo pháp nào, đều phải nghiêm trì giới luật.
Đại sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
af83dc59187886ee0c428cd26160a283.jpg


TRONG THÁNH TAM GIỚI KINH NÓI: PHẢI NÊN TÙY THUẬN PHỤNG HÀNH NHỮNG LỢI DẠY CỦA BIỆT GIẢI THOÁT GIỚI.
T
hánh Tam Giới Kinh nói: “Thường phải nên tùy thuận phụng hành những lời dạy về giới biệt giải thoát đã nói ở phần trên. Này Hộ Quang (Kāśyapa). Nếu có người nào trên thế gian sanh khởi ý tưởng chống đối giới biệt 42 giải thoát, tức là đã chống đối với pháp Thập lực, Tứ vô sở úy của chư Phật. Nếu như chống đối pháp Thập lực, Tứ vô sở úy của chư Phật, tức là đã chống đối chư Phật ở quá khứ, vị lai và hiện tại. Do đây trong tương lai sẽ nhận chịu vô lượng quả báo khổ não. Giả như tất cả chúng sanh trong một tam thiên đại thiên thế giới đều thọ lãnh sự khổ ở địa ngục, nếu so với sự khổ não mà người kia nhận chịu, trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn câu chi, nhẫn đến toán số, ví dụ, ô ba ni sát đàm phần, cũng không bằng một. Nếu muốn xa lìa sự khổ não, phải nên xa lìa những tỳ kheo có loại ác kiến như vậy. Dù đã cách xa hàng ngàn do tuần cũng phải tránh xa, huống chi gần hơn khoảng này. Chỉ cần nghe tên của người ấy cũng phải rời bỏ, huống chi mắt thấy tai nghe mà không chịu lìa xa người ấy.”
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2189e4349c387f1f0106de07363ed5fc.jpg

Diệu Tý Bồ Tát Thỉnh Vấn Kinh nói:
Như tất cả lúa nương vào đất,
Vì không tai ương, nên sinh trưởng,
Như vậy pháp lành nương vào giới,
Nước “bi” thấm nhuần làm sanh khởi,
Đức Phật, trong tạng Tỳ nại da, (Tỳ nại da= Luật tạng)
Giảng nói tịnh giới biệt giải thoát,

Tại gia Mật thừa, ngoài nghi tắc,
Tất cả pháp khác, phải thọ trì.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
a1b8f80a0d9890a60bbb4418abc4505e.jpg

VÌ NGU SI MÀ CHO RẰNG GIỚI BIỆT GIẢI THOÁT KHÁC VỚI BỒ TÁT GIỚI.
Trong Bất Vi Việt Tịnh Giới Luật Nghi Bổn Thệ Luận nói:
Như có người xuất gia,
Đã trì giới Hiển, Mật,
Sau đó vì ngu si,
Đối với điều đã thọ,

Giới học của Thanh văn,
Trong giới biệt giải thoát,
Chỗ nói về học xứ,
Phần lớn không giữ được,
Nên nói luật Thanh văn,
Khác với giới Bồ tát,
Bèn giữ giới Bồ tát,
Mà bỏ luật xuất gia.

Lại nói:
Người bỏ luật xuất gia,
Đối với giới Hiển, Mật,
Đều không thể thọ trì.

Lại nói:
Bậc Thánh đủ thắng tuệ,
Đại Bồ tát tỳ kheo,
Phương tiện rất khéo léo,
Trong mộng, không thất niệm. (thất niệm= mất chính niệm)
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
48f32c16b419712c9d28f4404d737fa2.jpg


NHÂN DUYÊN NHỊ THẬP BÁT TÚ TINH VÀ PHÉP CÚNG DƯỜNG TRONG KINH ĐẠI TẬP.
Kinh Đại Tập nói: “Bấy giờ, Long vương Ta Già La bạch Bồ tát Thù Trí La Bà rằng: “Thưa Đại sĩ, các tinh tú này vốn được ai nói đến? Ai làm sao lớn sao nhỏ? Ai làm mặt trời mặt trăng? Mặt trời sao lại ở giữa? Sao nào có trước, ở trong hư không? Lại do ai sắp đặt ba mươi ngày thành tháng, mười hai tháng thành năm? Sao gọi là thời? Sao lệ thuộc vào đâu? Sao có tên họ là gì? Sao nào tốt? Sao nào xấu? Cúng sao bằng gì? Thế nào là ngày, là đêm, là mặt trời, là mặt trăng, là tinh tú? Thế nào là di chuyển? Trong các vị Thánh, ngài là bậc chí tôn đệ nhất, xin thương xót thân phận rồng tôi mà giải thích giùm cho.
Chúng tôi nghe xong, liền giải tỏa mọi thắc mắc khở não và xin kính cẩn phụng hành”.

Bấy giờ, Bồ tát Thù Trí La Bà bảo các Long vương rằng: “Vào thời quá khứ, ở đầu hiền kiếp này, có vị Thiên tử tên là Đại Tam Ma Đa, đoan chính bậc nhất, thông minh tài trí, đem lẽ phải dạy dân. Thường chuộng thanh tịnh, không ham luyến ái, luôn giữ mình trong sạch. Nhà vua có hoàng hậu ham mê sắc dục. Nhà vua lại không lui tới, nên hoàng hậu không được thỏa lòng. Từng có một lần, hoàng hậu thấy trong bầy lừa có một con ló ra dương vật, khiến lòng dục phát động, liền thoát y bước đến. Con lừa ấy thấy vậy, bèn cùng giao phối mà có thai. Đầy ngày tháng, hoàng hậu cũng sinh con. Đầu, tai, miệng, mắt đều giống lừa, chỉ có thân hình là giống người, nhưng da dẽ thô nhám, lông lá rằn ri phủ đầy, chẳng khác loài vật. Hoàng hậu thấy qua, kinh hoàng sợ hãi, liền sai đem liệng vào hầm xí. May nhờ phước đức, đứa bé treo lơ lững không bị rơi xuống. Bấy giờ, có bà La sát tên là Lô Thần, thấy đứa bé không bị ô nhiễm, nghĩ rằng đứa bé có phước lành, liền đứng giữa không trung đưa tay ẳm lấy. Tắm rửa sạch sẽ, mang về núi Tuyết Sơn, cho bú mớm ăn uống, xem như con ruột chẳng khác chút gì. Đến khi trưởng thành, dạy cho phép uống thuốc tiên và cùng các đồng tử nhà Trời đêm ngày chơi đùa. Lại có vị Trời lớn cũng đến thương yêu chăm sóc. Đứa bé này ăn uống các loại quả ngon thuốc tốt, nên thân thể đổi khác. Phước tướng trang nghiêm, hào quang chiếu diệu. Nhờ thế, Thiên chúng đều cùng khen ngợi, gọi là Khư lô sắt tra, tiếng Hán là Thánh nhân đại tiên Lô thần. Nhờ nhân duyên này, trong núi Tuyết Sơn và các chỗ khác, đều mọc lên các loài hoa đẹp, quả ngon, thuốc quý, hương thơm, có các nguồn suối trong lành, các loài chim xinh xắn. Tại nơi ở, nơi đi, các thứ ấy đều dồi dào đầy đủ. Nhờ nhân duyên quả ngon thuốc quý phong phú này, các hình tướng thô tháp còn lại của đại tiên đều biến đổi. Thân thể trở thành đoan chánh, chỉ còn môi miệng giống lừa, nên gọi là vị Tiên môi lừa. Vị tiên môi lừa này theo học phép Thánh, trải qua sáu vạn năm, đứng nhón trên một chân, ngày đêm không hề buông xuống, lòng không cảm thấy mệt mỏi. Chư Thiên thấy đại tiên chịu khổ như vậy, bấy giờ, các Phạm chúng và Trời Đế-thích cùng chư Thiên khác trên cõi Dục giới và Sắc giới, đều cùng nhau tụ họp lễ bái, cúng dường, cho đến hết thảy các loài Rồng, A-tu-la, Dạ-xoa đều tề tựu đông đúc, còn có các tiên Thánh, người tu Phạm hạnh, đều đến bên vị Thánh nhân Lô thần này, tất cả đều cúng dường, chắp tay hỏi rằng: “Thánh nhân đại tiên muốn cầu xin điều gì, vì chư Thiên chúng tôi, hãy nói ra đi. Nếu có thể được,chúng tôi sẽ lập tức đáp ứng, không hề nuối tiếc”.
Bấy giờ, đại tiên Lô thần nghe xong, trong lòng lấy làm phước đức may mắn, liền trả lời rằng: “Chắc hẳn đã xứng đáng với lòng mong ước của ta rồi, nay xin nói sơ qua. Ta nhớ lại từ thưở tiền kiếp xa xưa, thấy giữa hư không có mặt trời mặt trăng, Nhị thập bát tú và Ngũ tinh, ngày đêm vận hành đúng phép, chiếu sáng cho thiên hạ. Ta từng mong ước hiểu biết rõ ràng, chỉ hiềm trí thức tối tăm, nên đã không ngại ngùng chịu bao gian khổ. Nay vào đầu hiền kiếp, gặp được chuyện hi hữu này. Tất cả chư Thiên, long thần các ngài, vì thương xót ta mà đến nơi đây, xin hãy thuyết minh công năng của mặt trời mặt trăng và các tinh tú, cũng như từ thuở xa xưa đã được an bài, cách thức vận hành, tính chất lành dữ tốt xấu. Xin giải thích đầy đủ theo nguyện vọng của ta.
Tất cả chư Thiên đều trả lời: “Thưa đại tiên, điều này rất sâu xa, không thuộc lãnh vực của chúng tôi. Nếu vì thương xót tất cả chúng sinh, từ thời quá khứ, xin đại tiên mau mau phát biểu ý kiến của ngài”. Bấy giờ, đại tiên Khu lô sắt tra mới bảo cùng tất cả chư Thiên: “Bắt đầu xếp đặt tinh tú, thì sao Mão trước tiên, rồi các sao khác tiếp theo mà vận hành giữa hư không. Thưa chư Thiên, nói sao Mão được xếp đặt trước tiên, điều ấy đúng chăng?”. Bấy giờ, vua Mặt trời nói rằng: “Sao Mão này thường vận hành giữa hư không, trải qua khắp bốn châu, thường làm điều thiện, giúp ích chúng ta. Nên biết rằng sao ấy thuộc về Hỏa thiên”. Lúc ấy, trong đại chúng có vị Thánh nhân tên là Đại Uy Đức, lại nói thế này: “Sao Mão ấy là con của em gái tôi. Sao ấy có bảy ngôi, hình như dao cạo tóc. Trong một ngày đêm, trải qua bốn châu, đi được ba mươi thời. Thuộc về Hỏa thiên, họ Tỳ da ni. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy cúng bằng bơ sữa đặc”.
Kế tiếp, xếp đặt Tất làm sao thứ hai, thuộc về Thủy tiên, họ Phả la đọa. Sao ấy có năm ngôi, hình như chĩa dựng đứng. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng thịt hươu.
Kế tiếp, xếp đặt Chủy làm sao thứ ba, thuộc về Nguyệt thiên, tức là con của vua Mặt trăng, họ Tỳ lê già da ni. Sao ấy có ba ngôi, hình như đầu hươu. Một ngày đêm đi được mười lăm thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng cuống quả và quả.
Kế tiếp, xếp đặt Sâm làm sao thứ tư, thuộc về vua Mặt trời, họ Bà tư thất hy. Tính rất ác, nhiều sân hận. Sao ấy chỉ có một ngôi, hình như nốt ruồi của phụ nữ. Một ngày đêm đi được ba mươi lăm thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng bơ sữa.
Kế tiếp xếp đặt Tỉnh làm sao thứ năm, thuộc về vua Mặt trời, họ Bà tư thất hy. Sao ấy có hai ngôi, hình như dấu chân. Một ngày đêm đi được mười lăm thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng lúa trộn với mật ong.
Kế tiếp, xếp đặt Quỷ làm sao thứ sáu, thuộc về Tuế tinh thiên, là con của Tuế tinh, họ Bào ba na tỳ. Tính ôn hòa, thích tu phép thiện. Sao ấy có ba ngôi, hình như tướng bụng tròn của chư Phật. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng bông lúa trộn với mật ong.
Kế tiếp, xếp đặt Liễu làm sao thứ bảy, thuộc về Xà thiên, tức là họ Xà. Sao ấy chỉ có một ngôi, hình như nốt ruồi của phụ nữ. Một ngày đêm đi được mười lăm thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng cháo sữa.
Bảy sao trên đây chủ trì ở cửa Đông.
Kế tiếp, xếp đặt sao thứ nhất của phương Nam là Thất tinh, thuộc về Hỏa thiên, họ Tân già da ni. Có năm ngôi sao, hình như bờ sông. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng cháo nấu từ gạo lức và mè đen.
Kế tiếp, xếp đặt Trương làm sao thứ hai, thuộc về Phước đức thiên, họ Cù đàm di. Sao ấy có hai ngôi, hình như dấu chân. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng quả Tỳ la bà.
Kế tiếp, xếp đặt Dực làm sao thứ ba, thuộc về Lâm thiên, họ Kiêu trần như. Sao ấy có hai ngôi, hình như dấu chân. Một ngày đêm đi được mười lăm thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng đậu xanh đậu đen nấu chín.
Kế tiếp, xếp đặt Chẩn làm sao thứ tư, thuộc về Sa tỳ lê đế thiên, họ Ca già diên, là con của Hiết tiên. Sao ấy có năm ngôi, hình như tay người. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng cháo nấu từ hạt bông cỏ.
Kế tiếp, xếp đặt Giốc làm sao thứ năm, thuộc về Hỷ lạc thiên, họ Chất đa la diên ni, là con của Càn thát bà. Sao ấy chỉ có một ngôi, hình như nốt ruồi của phụ nữ. Một ngày đêm đi được mười lăm thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng cơm nấu từ các loại hoa.
Kế tiếp, xếp đặt Cang làm sao thứ sáu, thuộc về Ma đố la thiên, họ Cà chiên diên ni. Chỉ có một ngôi, hình như nốt ruồi của phụ nữ. Một ngày đêm đi được mười lăm thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng đậu xanh trộn với sữa và mật nấu chín.
Kế
tiếp, xếp đặt Đê làm sao thứ bảy, thuộc về Hỏa thiên, họ Ta cát lợi đa da ni. Một ngày đêm đi được 3 thì. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng thức ăn nấu từ các loại hoa. Bảy sao trên đây chủ trì cửa Nam.
Kế tiếp, lại xếp đặt sao thứ nhất của phương Tây là Phòng, thuộc về Từ thiên, họ A lam bà da ni. Sao ấy có bốn ngôi, hình như chuỗi ngọc. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng rượu thịt.
Kế tiếp, xếp đặt Tâm làm sao thứ hai, thuộc về Đế-thích thiên, họ La diên na. Sao ấy có ba ngôi, hình như hạt đại mạch. Một ngày đêm đi được mười lăm thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng cháo gạo lức.
Kế tiếp, xếp đặt Vĩ làm sao thứ ba, thuộc về Liệp sư thiên, họ Ca già da ni. Sao ấy có bảy ngôi, hình như đuôi bò cạp. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng thức ăn làm từ cuống quả.
Kế tiếp, xếp đặt Cơ làm sao thứ tư, thuộc về Thủy tiên, họ Mô xoa ca chiên diên ni. Sao ấy có bốn ngôi, hình như sừng trâu. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng nước cốt của vỏ cây Ni câu đà.
Kế tiếp, xếp đặt Đẩu làm sao thứ năm, thuộc về Hỏa thiên, họ Mô già la ni. Sao ấy có bốn ngôi, hình như người mở đất. Một ngày đêm đi được bốn mươi lăm thì. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng bông lúa trộn với mật ong.
Kế tiếp, xếp đặt Ngưu làm sao thứ sáu, thuộc về Phạm Thiên, họ Phạm lam ma. Sao ấy có ba ngôi, hình như đầu trâu. Một ngày đêm đi được sáu thì. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng bơ sữa.
Kế tiếp, xếp đặt Nữ làm sao thứ bảy, thuộc về Tỳ nữu thiên, họ Đế lợi ca già da ni. Sao ấy có bốn ngôi, hình như hạt đại mạch. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng thịt chim.Bảy sao trên đây chủ trì ở cửa Tây.
Kế tiếp, lại xếp đặt sao thứ nhất của phương Bắc là Hư, thuộc về Đế-thích thiên, là con của Ta bà thiên, họ Kiều trần như. Sao ấy có bốn ngôi, hình như chim. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng nước cốt đậu đen nấu chín.
Kế tiếp, xếp đặt Nguy làm sao thứ hai, thuộc về Đa la noa thiên, họ Đơn na ni. Một ngày đêm đi được mười lăm thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng cháo gạo lức.
Kế tiếp, xếp đặt Thất làm sao thứ ba, thuộc về Xà đầu thiên, là con của Hiết thiên, họ Xà đô ca ni câu. Sao ấy có hai ngôi, hình như dấu chân. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng thịt và huyết.
Kế tiếp, xếp đặt Bích làm sao thứ tư, thuộc về Lâm thiên, là con của Bà lâu na, họ Đà nan xà. Sao ấy có hai ngôi, hình như dấu chân. Một ngày đêm đi được bốn mươi lăm thì. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng thịt.
Kế tiếp, xếp đặt Khuê làm sao thứ năm, thuộc về Phú sa thiên, họ A sắt tra bài ni. Sao ấy chỉ có một ngôi, hình như nốt ruồi của phụ nữ. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng bơ sữa đặc.
Kế tiếp, xếp đặt Lâu làm sao thứ sáu, thuộc về Càn thát bà thiên, họ A-hàm bà. Sao ấy có ba ngôi, hình như đầu ngựa. Một ngày đêm đi được ba mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng cơm đại mạch và thịt.
Kế tiếp, xếp đặt Vị làm sao thứ bảy, thuộc về Diêm ma la thiên, họ Bạt già tỳ. Sao ấy có ba ngôi, hình như chân đỉnh. Một ngày đêm đi được bốn mươi thời. Người chịu ảnh hưởng của sao ấy thì cúng bằng gạo lức, mè đen và táo hoang.
Bảy sao trên đây chủ trì ở cửa Bắc.
Trong hai mươi tám sao này, có năm sao một ngày đêm đi được bốn mươi lăm thời, ấy là các sao Tất, Sâm, Đê, Đẩu và Bích. Danh từ và ý nghĩa của hai mươi tám sao thật rộng lớn bao la, khó đạt đến chỗ thâm diệu, nên không thể nêu ra đầy đủ. Hôm nay khi ta nói sơ lược về hai mươi tám sao này, mong chư Thiên cùng nghe, thảy đều hoan hỷ. Bấy giờ, đại tiên Khư lô sắt tra, đứng trước đại chúng, chắp tay nói rằng: “Như thế, là đã xếp đặt xong thì, ngày, tháng, năm và các sao lớn nhỏ”. (Việc sắp đặt này, trước đây, có một quyển kinh nói đến, nhưng vì văn từ nhiều quá, nên không chép vào).
Sao gọi là có sáu thời? Xin thưa rằng tháng giêng, tháng hai gọi là thời nắng ấm. Tháng ba, tháng tư gọi là thời trồng trọt. Tháng năm, tháng sáu gọi là thời cầu mưa xuống. Tháng bảy, tháng tám gọi là thời thực vật sắp chín. Tháng chín, tháng mười gọi là thời lạnh cóng. Tháng mười một, tháng mười hai gộp lại thì tuyết nhiều của tháng mười hai này. Như thế, mười hai tháng chia làm sáu thì. Lại nữa, có tám sao lớn. Ấy là Tuế tinh, Huỳnh hoặc tinh, Trấn tinh, Thái bạch tinh, Thần tinh, Nhật tinh, Nguyệt tinh và Hà la hầu tinh. Lại nữa, có hai mươi tám sao nhỏ. Ấy là các sao từ Mão đến Vị đã nói ở trước. Như thế, ta đã theo thứ tự sắp đặt xong xuôi. Chư Thiên đều được nghe qua, có suy nghĩ gì không?
Bấy giờ, tất cả các Trời, Tiên, A-tu-la, Rồng và Na la đều chắp tay đáp rằng: “Vào hôm nay, giữa đại chúng chư Thiên, đại tiên là bậc đáng tôn kính nhất, cho đến các loại rồng và A-tu-la cũng không thể nào hơn. Trí tuệ và từ tâm của ngài thật là bậc nhất. Từ vô lượng kiếp, ngài đã không quên thương xót tất cả chúng sinh, nên hưởng được phước báo. Trong tất cả Thiên chúng, không ai có được trí tuệ như thế, diễn giải như thế. Lại càng không có chúng sinh nào có thể làm được như thế. Tất cả đều hoan hỷ, an lạc. Tốt đẹp thay! Hôm nay Ngài đã ổn định tất cả mọi chúng sinh”.
Bấy giờ, đại tiên Khư lô sắt tra lại nói thế này: “Trong một năm tròn mười hai tháng trước sau ấy, với công dụng ấy, và các tinh tú lớn nhỏ ấy, chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, ta đã diễn giải trọn mọi quy luật. Bấy giờ, lại xếp đặt bốn đại Thiên vương vào bốn phía núi Tu-di. Mỗi phía một Thiên vương, để từ đó mỗi vị chăm lo lợi ích cho chúng sinh”. Tất cả đại chúng đều xưng tụng: “Tốt lành thay!” và đều hoan hỷ vô cùng. Bấy giờ, tất cả chư Thiên, rồng, Dạ-xoa, A-tu-la đều ngày đêm cúng dường đại tiên. Về sau, trải qua vô lượng kiếp, lại có đại tiên tên là Ca lực, xuất thế, diễn giải cách khác. Xếp đặt các tinh tú, tháng đủ thiếu, thời tiết căn bản (thấy kinh có nói). Nay cứ tạm thời xếp đặt hai mươi tám sao, theo chỗ lệ thuộc khác nhau, nên mỗi sao đều có linh nghiệm riêng. Bởi thế, kinh Đại Tập nói: “Bấy giờ, Phật bảo các chúa của thế giới Ta bà là Đại Phạm Thiên vương, Thích-đề-hoàn nhân và bốn Thiên vương rằng: “Đại tiên thời xưa làm cách nào xếp đặt các tinh tú lớn nhỏ để hộ trì quốc độ, nuôi dưỡng chúng sinh?”. Các Đại Phạm Thiên vương bạch Phật rằng: “Đại tiên thưở xưa đã xếp đặt các tinh tú lớn nhỏ để hộ trì quốc độ, nuôi dưỡng chúng sinh như sau. Tại bốn phương, mỗi phương đều có chủ trì riêng. Phương Đông có bảy sao: Một là Giốc, chủ trì cho loài chim. Hai là Cang, chủ trì cho những người xuất gia cầu học Thánh đạo. Ba là Đê, chủ trì cho chúng sinh sống dưới nước. Bốn là Phòng, chủ trì cho những người đi xe kiếm lợi. Năm là Tâm, chủ trì cho nữ giới. Sáu là Vĩ, chủ trì cho chúng sinh sống ở doi bãi. Bảy là Cơ, chủ trì cho thợ làm đồ gốm. Phương Nam cũng có bảy sao: Một là Tỉnh, chủ trì cho thợ làm kim khí. Hai là Quỷ, chủ trì cho tất cả quân vương đại thần. Ba là Liễu, chủ trì cho loại rồng ở Tuyết Sơn. Bốn là Tinh, chủ trì cho phú hộ. Năm là Trương, chủ trì cho kẻ trộm cắp. Sáu là Dực, chủ trì cho thương gia. Bảy là Chẩn, chủ trì cho nước Tu la tra. Phương Tây có bảy sao: Một là Khuê, chủ trì cho người đi ghe tàu. Hai là Lâu, chủ trì cho thương gia. Ba là Vị, chủ trì cho nước Bà Lâu Ca. Bốn là Ngang, chủ trì cho loài trâu. Năm là Tất, chủ trì cho tất cả chúng sinh. Sáu là Chủy, chủ trì cho nước Tỳ-đề-ha. Bảy là Sâm, chủ trì cho Sát lợi. Phương Bắc có bảy sao: Một là Đẩu, chủ trì cho nước Kiêu Bộ Sa. Hai là Ngưu, chủ trì cho Sát lợi và nước An đa bát kiệt na. Ba là nữ, chủ trì cho nước Ương già ma già đà. Bốn là Hư, chủ trì cho nước Na Già La. Năm là Nguy, chủ trì cho việc đội mũ đẹp. Sáu là Thất, chủ trì cho nước Càn đà la, Thâu lô na và các loài Rồng, rắn bò bằng bụng. Bảy là Bích, chủ trì cho các nhạc công lành nghề Càn thát bà. Đại đức Bà già bà, đại tiên thưở xưa, đã xếp đặt các tinh tú lớn nhỏ ở bốn phương để hộ trì quốc độ, nuôi dưỡng chúng sinh như thế”. Bấy giờ, Phật bảo các Đại Phạm Thiên vương rằng: “Các ông hãy nghe kỹ: Đối với thế gian, Thiên tiên, ta có tất cả mọi kiến giải cao siêu nhất, cũng đã sai các tinh tú lớn nhỏ hộ trì quốc độ, nuôi dưỡng chúng sinh. Các ông tuyên bố cho các tinh tú ấy biết rằng ta đã phân chia quốc độ, chúng sinh như thế. Mỗi một tinh tú đều theo phận mình hộ trì, dưỡng dục chúng sinh. Các nước lớn nhỏ đều lệ thuộc vào hai mươi tám tinh tú ấy”.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
f3ce303b88f632b45276a69cca4edb9f.jpg
[/IMG]
BA LA MẬT ĐA THỪA LÀ ~NHÂN THỪA~ (tu tập từ nhân) KHÔNG BAO HÀM SỰ TU TẬP BỐN QUẢ TƯỚNG CỦA PHẬT (tu từ thành quả).
Ba la mật đa thừa được gọi là nhân thừa bởi vì nó không bao hàm sự tu tập tùy thuận bốn quả tướng [Phật cung điện, Phật thân, Phật tài, và Phật sự], mà chỉ y vào nhân của bốn quả tướng này để tu tập.
Đại sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
ee961145289380ac8a2fb5356fc05bfa.jpg

NHẬP THẤT TU TRÌ LÀ CÁCH ĐỂ ĐẾN GẦN BỔN TÔN.
Nhập thất là cách để đến gần Bổn tôn (Tib: Yidam , Skrt: Deva) hơn, ta quán tưởng Bổn tôn hiện diện trước mặt ta (bên ngoài) và đem tâm ta đến gần Ngài và quán tưởng tự thân ta trở thành giống như Bổn tôn. Sự đạt thành rốt ráo qua sự nhập thất tu trì là chính ta trở thành Bổn tôn. Bổn tôn là một hữu tình đã giác ngộ trong Mật tạng, có 4 loại Chư tôn: Chư tôn của Sự bộ như Muni trisamaya Guhya, Avalokitesvara (Quán thế âm), Tara trắng (Đa la Bồ Tát), Tara xanh (Lục độ mẫu), Amitayus (Vô lượng thọ Phật), Chư tôn của Hành bộ (Performance Tantra - Caryà-tantra) như 117 Chư tôn trong Mạn đà la của Đại Nhật Muni (Muni Vairocana), Chư tôn của Du già mật (Yoga tantra) như “Sarvavirti và 62 Chư tôn”; Chư tôn của Vô thượng Du Già Mật bộ (Anuttara Yoga tantra) như 62 Chư tôn trong thân Mạn đà la của Phẩn nộ Kim cang (Heruka), 37 Chư tôn trong thân Mạn đà la của Vajra Yogini (Kim cang Du già nữ), 32 Chư tôn trong Mạn đà la của Guhyasamaja (Tam nghiệp bí mật tam muội kinh).
Đại sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
708d5617b921722961d35df36a38254b.jpg

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: Trong ba thừa ngoại mật, nghi thức lễ quán đảnh hay khai thị hầu như khá giống nhau. Tuy nhiên, trong Tối thượng Du-già Mật thừa, do sự đa dạng của các tantra thuộc lớp này nên cũng có những khai thị khác nhau được sử dụng như những yếu tố để làm chín mùi cho một tantra cụ thể mà theo đó nghi lễ được tiến hành.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Phật Mẫu Tôn Kính, Trái Tim của Bát Nhã Ba La Mật Đa
Phạn ngữ: Bhagavati Prajna Paramita Hridaya.
Phẩm Thứ Nhất

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Thế tôn ở thành Vương xá trên đỉnh Linh Thứu, cùng với rất nhiều vị đại Tỷ Kheo và đại Bồ Tát. Vào lúc bấy giờ đức Thế Tôn nhập chánh định cảnh giới thậm thâm. Cũng vào lúc bấy giờ, Đại Bồ Tát Quán Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh.
Lúc ấy, dựa vào lực gia trì của Phật, tôn giả Xá Lợi Phất hướng về Bồ Tát Quán Tự Tại thưa rằng, “Kính thưa Đại Bồ Tát, thiện nam thiện nữ nào phát chí nguyện hành trì Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa, phải nên tu như thế nào?” Ðại Bồ Tát Quán Tự Tại đáp: “Xá Lợi Phất, thiện nam thiện nữ nào phát chí nguyện hành trì Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa, phải thấy rõ điều này: đến cả năm uẩn cũng không có tự tánh. Sắc tức là không, không tức là sắc; không chẳng khác sắc, sắc chẳng khác không. Tương tự như vậy, thọ tưởng hành thức cũng đều không có tự tánh.
Tôn giả Xá Lợi Phất, vì thế mà nói tất cả mọi hiện tượng đều là Không; không đặc tính; không sanh, không diệt; không dơ, không sạch; không thêm không bớt. Tôn giả Xá Lợi Phất, thế nên trong Không, không sắc, thọ,tưởng, hành, thức; không nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới, không thức giới, cho đến không ý thức giới ; không vô minh và sự diệt tận của vô minh, cho đến không lão tử và sự diệt tận của lão tử; không khổ tập diệt đạo; không trí tuệ, không thủ đắc, và không cả sự không thủ đắc. Tôn giả Xá Lợi Phất, vì không thủ đắc nên Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa, an trụ nơi đó. Vì tâm không chướng ngại nên không khiếp sợ, vượt thoát mê lầm, cứu cánh Niết Bàn. Phật Đà cả ba thời gian vì y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa nên được Vô Thượng Bồ Đề. Do đó mà biết bài chú Bát Nhã Ba La Mật Đa - bài chú của đại trí tuệ, tối thượng, đồng bậc với tuyệt bậc, diệt trừ mọi khổ não - là bài chú chân thật, vì không hư ngụy. Chú Bát Nhã Ba La Mật Đa được tuyên thuyết như sau:
TADHYATHA: GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE BODHI SVAHA!

[phát âm: Ta-gia-tha, ga-tê ga-tê pa-ra-ga-tê pa-ra-xăm-ga-
tê bô-đi xóa-ha]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top