Kim Cang Thoi Luan

Trung Quán Học Viện-Hiển Mật Song Tu Viên Dung.

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-14-Mumbai-gallery-GG-09-_A731467.jpg
Chúng ta phải đứng trên quan điểm “bất phân bộ phái” nhưng bất phân bộ phái chúng ta học tất cả các tông phái khác, NHƯNG MÀ PHẢI LẤY TÔNG PHÁI CỦA MÌNH LÀM CHÍNH. Đứng trên lập trường của tông phái mình để học những tông phái khác, mà không phải chỉ nói tông phái này có những thứ này, thứ kia. Mà phải hiểu chính xác những bộ luận, học hành một cách nghiêm túc, và có sự lãnh hội thâm sâu tư tưởng giáo pháp của bổn phái đó, chứ không phải là đứng trên ngôn từ là bất phân bộ phái.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
220px-Pabongka.jpg

CHỈ THỌ VÀI TIỂU QUÁN ĐẢNH (quán đảnh nhỏ) CHỈ ĐỂ KHỎI BỊ HOÀN CẢNH KHÔNG MAY.
BẠN PHẢI THỌ QUÁN ĐẢNH THUẦN TỊNH, CỦA MỘT THẦN BẢO HỘ; ĐẠI UY ĐỨC KIM CANG (yamantaka), HAY BÍ MẬT TẬP HỘI (guhyasamaja).
.
Mật giáo còn hi hữu hơn cả chư Phật. Nhờ con đường này mà bạn có thể đạt cảnh giới hợp nhất của bậc Vô học trong một đời ngắn ngủi vào thời đại suy đồi. Bởi thế đương nhiên là bạn nên tu luyện trong đạo lộ này. Nhưng thật không đầy đủ nếu chỉ thọ vài pháp tiểu quán đảnh về "Hayagrìva" (Mã Đầu Minh Vương). Kim Cang Thủ, vân vân, chỉ để khỏi bị vài hoàn cảnh không may. Bạn phải thọ cả bốn pháp quán đảnh một cách thích đáng và thuần tịnh - đó là vào mandala của một thần bảo hộ như Heruka Yamàntaka (Đại Uy Đức Kim Cang) hay Guhyasamàja (Bí Mật Tập Hội), từ một bậc thầy mật tông (kim cang sư ) đủ tư cách. Bốn pháp quán đảnh này chắc chắn sẽ gieo cho bạn hột giống của bốn thân Phật về sau. Và điều thật có ý nghĩa là phải giữ những giới đã thọ trong khi quán đảnh như là giữ tròng con mắt, và thực hành những gì đã tu học trong bài giảng sâu xa về hai giai đoạn. Khi ấy sự tu tập của bạn sẽ bao quát toàn bộ giáo lý.
Pabongka Rinpoche

Chú thích: Hai vị yamantaka và guhyasamaja thuộc pháp "phương tiện tối thắng" vô thượng bậc nhất.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
300px-TNHayagriva.jpg

MÃ ĐẦU MINH VƯƠNG (Hayagriva).
Thánh Hạ Dã Hột Lý Phộc Đại Uy Nộ Vương Lập Thành Đại Thần Nghiệm Cúng Dường Niệm Tụng Nghi Quỹ Pháp Phẩm quyển Hạ nói: “Vì tất cả bệnh não nên Ta làm Y Vương để chữa trị. Nếu chẳng khỏi bệnh, ắt không có chuyện này. Bản Nguyện xa xưa đó là Bản Nguyện Đại Từ Đại Bi Mã Khẩu sâu nặng của Ta, hóa độ tất cả chúng sinh, chuyên chú hơn hẳn các Tôn. Do Đại Từ (Mahā-maitra) cho nên chẳng dính sinh tử, do Đại Bi (Mahā-kāruṇa) cho nên chẳng trụ Niết Bàn. Thường trụ trong các cảnh giới vô minh, chặt đứt hết mọi loại các nẻo ác, diệt hết khổ sinh, già, bệnh, chết của loài sinh theo bốn cách (trứng, thai, ẩm ướt, biến hoá) trong sáu đường. Lại hay ăn nuốt diệt sạch hết, chọn việc gần nhất để dạy bảo như con ngựa đang đói chỉ biết ăn cỏ chứ không nhớ đến việc khác. Do sức của Bản Nguyện này cho nên ở cõi nước trong mười phương, không có chỗ nào mà không hiện thân. Bậc Du Già khởi sâu Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), mỗi ngày tụng 108 biến thì Đại Uy Nộ Vương sẽ hiện thân phụng sự bậc Du Già ấy, ví như Nữ Tỳ cung kính, giống như Bà Nga Noan (Bhagavaṃ:Đức Thế Tôn), trải qua hai đời há chẳng thành Bồ Đề sao?
Người nhớ nghĩ đến Đại Uy Nộ Vương thì chẳng bị đọa vào ba đường ác, quyết định vãng sinh về các cõi nước Phật. Khi được Uy Nộ Tôn này gia trì. Giả sử có các người ác, Ma ác, cầm thú ác, cho đến yểm mỵ, cổ thuật, Si Mỵ, Võng Lượng, Quỷ Thần ác.... khởi tâm ác muốn não hại Hành Nhân, xa gần hướng đến trú xứ của Hành Nhân, tức trong đường đi, tự bị giết hại. Thần nghiệm này, chu vi ngoài 40 dặm khiến cho không có các chướng ngại. Lại thường gia trì các người Trì Minh, khiến cho Tâm Bồ Đề chẳng bị thoái chuyển”.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Buddha-Weekly-Yamantaka-Vajrabhairava-Solitary-Buddhism.jpg
Vào thời ngũ trược năm điều xấu ác đang hoành hành. Con người giải đãi, ít có trí huệ, không giữ phạm hạnh và không phát nguyện. Họ chất chứa tà kiến, không hiểu ý nghĩa của kinh sách, không tôn sư và trọng bạn đồng tu, và không có nhiều lòng từ bi. Họ không biết tàm, quý, xa rời giáo pháp, kiêu mạn, và rơi vào vực thẳm tà kiến vì kiêu ngạo với ý tưởng tự ngã thường tồn của họ. Họ điên loạn với tham dục và do đó tạo nghiệp xấu. Họ ít có công đức và tuổi thọ ngắn. Xứ xứ và con người trở nên bại hoại. Khi lực tà trược quá mạnh, nếu không tìm sự an trú nơi pháp Ðộc Giác Đại Uy Đức (Yamantaka) thì việc tu tập của chúng ta không có kết quả. Ðặc điểm thứ nhất của pháp Ðộc Giác Đại Uy Đức là nhờ dựa vào oai lực siêu diệu của Ngài mà việc tu tập của chúng ta sẽ thành tựu, kể cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Đại sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-26-Bodhgaya-gallery-GG-01-_SA96354.jpg

BA [BỘ] MẬT PHÁP CHÚ THẤP BIỂU THỊ BẰNG CÁC PHÁP DU GIÀ ẤN QUYẾT,HAY DU GIÀ KHÔNG ẤN QUYẾT PHÁP TU GIỐNG BA LA MẬT ĐA THỪA. .(ba la mật đa thừa gồm đại thừa & tiểu thừa).
Ba [bộ] mật pháp Tantra thấp biểu thị bằng các pháp Du-già với ấn quyết và các pháp Du-già không ấn quyết với một phương pháp đặc biệt để phát triển nhanh chóng sự hợp nhất chỉ quán, có nghĩa là trí huệ ‘phát sinh từ thiền định’ nhận thức Tính không. Do đó, a-tăng-kỳ kiếp tu tập công đức đầu tiên được thành tựu trong một thời gian ngắn. Thế nên, từ Sơ địa Bồ-tát cho đến Phật quả, ba mật pháp Tantra thấp trình bày phương pháp tu đạo rất giống với pháp tu của Ba-la-mật-đa thừa.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-26-Bodhgaya-N02_SA96544.jpg

Tương truyền sự chứng đạt Phật quả nhanh chóng ngay trong đời Mạt pháp nầy [ngày nay mạng sống con người chừng 60 năm] là một khía cạnh nổi bật của Vô Thượng Du Già Tantra, nhưng sự chứng đạt Phật quả trong một đời nầy cũng là một khía cạnh thuộc ba pháp Tantra còn lại. Trong ba pháp Tantra nầy, không phải là nói đến khoảng thời gian tu tập nhanh chóng để thành tựu trong thời mạt pháp mà chỉ cho khả năng thành tựu của các Du-già sư thông qua thực hành pháp Thiên thần du-già, trì tụng thần chú (mantra), thế nên kéo dài mạng căn của họ qua được nhiều kiếp. Ngay trong đời nầy họ có thể đạt được giác ngộ tối thượng nhờ vào tu tập ba pháp Tantra thấp hơn mà cuối cùng họ có thể tiến sâu vào Vô Thượng Du Già Tantra. Có một đoạn kinh trong Vairocanabhisaṃbodhi Tantra (Vairoca-nābhisaṃbodhi) nói đến quãng thời gian lâu dài như vậy.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2019-01-02-Bodhgaya-gallery-GG-08-_A733963.jpg

SAU KHI TU TẬP THÀNH TỰU TAM MA ĐỊA PHÁP BỔN TÔN VÔ THƯỢNG DU GIÀ , KHÉO AN TRỤ TRONG THÂN CỦA THÁNH TÔN (quán bản thân chính là Phật). SAU ĐÓ TU PHÁP ĐỊNH BIỂU TƯỢNG TƯỚNG VI TẾ.
Nhiếp Chân Thật Luận nói:
Thật khéo léo an tọa,
Tùy một tướng mà tu,
Sau khi đã kiên cố,
Trí quán tam ma địa.
Chân Thật Quang Minh Luận nói: “Sau khi thành tựu tam ma địa vi tế, kế đến, khéo an trụ trong thân của thánh tôn đang được tu tập, v.v… Tất cả đều kiên cố như đang thấy trước mặt. Đây là do hoạch được tâm kham năng thù thắng qua pháp định của biểu tượng vi tế mà tất cả các pháp đang tu tập đều có thể tăng trưởng.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
Buddha-Weekly-Yamantaka-Vajrabhairava-Solitary-Buddhism.jpg

ĐẠI UY ĐỨC KIM CANG (YAMANTAKA)

guhyasamaja-tantric.jpg

BÍ MẬT TẬP HỘI KIM CANG (GUHYASAMAJA)

PAP080310_ml.jpg

THỜI LUÂN KIM CANG (KALACHAKRA)
17279-2.jpg

THẮNG LẠC LUÂN KIM CANG (CHAKRASAMVARA)

Hevajara-Tantra-Garchen-Rinpoche-Hevarja-Dzogchen-Retreat-Hevajara-Tantra-The-one-po-wallpaper-wp4807227.jpg

HỶ KIM CANG (HEVAJRA)
VY002_by_Andy_Weber.jpg

KIM CANG DU GIÀ THÁNH NỮ (VAJRAYOGINI)
hayagriva_874591_18251.jpg

MÃ ĐẦU MINH VƯƠNG (HAYAGRIVA)




KIM CANG THỪA TUY RỘNG LỚN NHƯNG TÓM LẠI NĂM PHÁP BỔN TÔN CHÍNH THUỘC BỘ VÔ THƯỢNG DU GIÀ.
1, Đại Uy Đức Kim Cang (Yamantaka thuộc Mật cha = Phụ tục)
2, Bí Mật Tập Hội Kim Cang (Guhyasamaja = Mật Cha = Phụ tục)
3, Thời Luân Kim Cang (Kalachakra = Mật tục bất nhị)
4, Thắng Lạc Luân Kim Cang (Chakrasamvara = Mật mẹ = Mẫu Tục)
5, Hỷ Kim Cang (Hevajra = Mật mẹ = Mẫu Tục )


Bổn tôn phụ cũng thuộc Vô Thượng Du Già:
Kim Cang Du Già Thánh Nữ (Vajrayogini)
Mã Đầu Minh Vương (Hayagriva)


Theo Kim Cang thừa Tây Tạng Mật chú cha thì nghiên về tu phương tiện tối thắng các pháp về huyễn thân.
Mật chú mẹ nghiên về đại lạc của chư Phật tối thắng tịnh quang.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-31-Bodhgaya-N06_SA97808.jpg

Tu Thứ Đệ Luận của ngài Liên Hoa Giới: Nếu không dùng tuệ quán chiếu truy tìm chân tướng bản thể của từng pháp mà chỉ ngưng bặt mọi ý niệm, pháp hành này không những không thể tiêu diệt vọng tưởng mà còn không thể chứng đắc vô tự tánh, do thiếu ánh sáng của tuệ.


*HÀNH TRÌ TỊCH CHỈ MÀ THIẾU THẮNG QUÁN THÌ KHÔNG THỂ XÓA TAN BÓNG TỐI CHƯỚNG NGẠI.
*DUY CHỈ CÓ TUỆ MỚI CÓ KHẢ NĂNG LIỄU THÔNG KHÔNG TÁNH.
Tu Thứ Đệ Luận của ngài Liên Hoa Giới: ~Hành trì tâm tịch chỉ mà thiếu trí thanh tịnh thì không thể xóa tan bóng tối chướng ngại. Trừ khi dùng tuệ hành trì không tánh một cách nghiêm túc mới phát sanh trí thanh tịnh. Duy chỉ có tuệ mới có khả năng liễu thông không tánh. Cũng chỉ có tuệ triệt tiêu chướng ngại. Cho nên tôi trụ tâm tịch chỉ quyết dùng tuệ suy cầu không tánh, không nên nghĩ rằng chỉ cần tu tập tâm tịch chỉ là đủ~.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2019-01-02-Bodhgaya-gallery-GG-08-_A733963.jpg

TỐI THƯỢNG DU GIÀ MẬT LÀM TAN RÃ TẤT CẢ CẤP ĐỘ THÔ TRƯỢC CỦA TÂM THỨC.
Theo tantra Tối thượng Du-già thì phương pháp để đưa tâm quang minh bản sơ, cấp độ tâm thức vi tế nhất, đi vào toàn bộ con đường tu tập là phải làm tan rã hay mất đi tất cả những cấp độ thô trược của tâm thức cùng với những năng lượng thúc đẩy chúng. Có 3 phương pháp chính để làm điều này. Phương pháp thứ nhất là dùng phương tiện khí lực Du-già; phương pháp thứ hai là thông qua sự trải nghiệm 4 trạng thái hỷ lạc, và phương pháp thứ ba là thiền quán về vô niệm.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2019-01-02-Bodhgaya-gallery-GG-02-_A733846.jpg

NẾU CHỈ TU TẬP TÁNH KHÔNG; PHƯƠNG TIỆN TÁNH KHÔNG THIẾT THỰC, KHÔNG PHẢI LÀ PHƯƠNG TIỆN THIẾT THỰC,MÀ PHƯƠNG TIỆN THÙ THẮNG LÀ ĐẠO TRÀNG MẠN-ĐÀ-LA.
Hỏi: Nếu chỉ tu tập không tánh, phương tiện không viên mãn, như vậy, thế nào là phương tiện thù thắng?
Đáp: Chỉ tu tập không tánh không phải là một phương tiện thiết thực (Anh: feasible), mà phương tiện thù thắng chính là đạo tràng mạn đà la.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2019-01-02-Bodhgaya-gallery-GG-02-_A733846.jpg

*NGÀI TRÍ TÚC NÓI VỀ PHƯƠNG TIỆN ĐẶC THÙ Ở ĐÂY LÀ MẬT THỪA (thành quả thừa).
-NĂM NHÂN ĐẦU CỦA BA LA MẬT ĐA LÀ NHÂN KHÔNG TƯƠNG ƯNG (chỉ là nhân phát khởi),
-CÁC PHÁP BỐ THÍ V.V.. (tạng tiểu thừa,tạng a hàm) TUY ĐƯỢC XEM LÀ PHƯƠNG TIỆN [THÀNH PHẬT],KHÔNG PHẢI LÀ PHƯƠNG TIỆN VÔ THƯỢNG [DẪN ĐẾN PHẬT QUẢ] BỞI THIẾU QUÁN SẮC THÂN PHẬT.
-ĐÂY LÀ KHÁC VỚI HÀNH GIẢ BA LA MẬT ĐA THỪA.

Ngài Trí Túc (Jñānapāda) nói về phương tiện đặc thù của Mật thừa: “Đây không phải là như vậy, trong thực tế bởi vì ngoài việc tu tập các nhân không tương ưng (tức là năm ba la mật đầu, v.v…), không tu tập thiền quán tùy thuận hiện chứng Đại bồ đề.” Điều này muốn nói là trong Ba la mật đa thừa, các pháp bố thí, v.v…, tuy được xem là phương tiện, nhưng không phải là những phương tiện vô thượng, bởi vì chúng thiếu các thiền quán tùy thuận hiện chứng Sắc thân Phật (tức là pháp tu Bổn tôn du già). Đây là vì các hành giả Ba la mật đa thừa chỉ tu tập những đạo lộ hoàn toàn khác biệt với sự thành tựu sắc thân.
Đại sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2019-01-02-Bodhgaya-gallery-GG-05-_A733869.jpg

NẾU KHÔNG TU TẬP PHÁP BỔN TÔN VÔ THƯỢNG DU GIÀ THÌ CON ĐƯỜNG THÀNH PHẬT CHẬM CHẠP GIỐNG NHƯ BA LA MẬT ĐA THỪA.
Ngài Tịch Tĩnh (Ratnākaraśānti) cũng cho rằng chánh kiến về tánh không là pháp tu chung cho hai loại Đại thừa. Nếu không tu tập pháp Bổn tôn du già (deity yoga) thì con đường thành Phật sẽ chậm chạp như Ba la mật đa thừa, nhưng nếu phối hợp pháp Bổn tôn du già và kiến giải về không tánh thì con đường thành Phật sẽ trở nên nhanh chóng.
Đại sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-14-Mumbai-gallery-GG-01-_SA94644.jpg

*NGÀI VÔ ÚY TRONG GIÁO THỌ HUỆ LUẬN.
-VÌ PHÁ [NGẠO] MẠN THẾ GIAN,GIẢNG PHÁP TU CHÂN CHÁNH.
-VÌ MUỐN [THANH] TỊNH TRỊ THÂN BẤT TỊNH,DO ĐÓ PHẢI TU TẬP PHẬT THÂN.

Ngài Vô Úy (Abhayākara), trong Phần mười tám của Giáo Thọ Huệ Luận (Clusters of Quinessential Instructions,
Āmnāyamañjari), cũng giảng tương tự như ngài Tịch Tĩnh (Ratnākaraśānti), và đồng thời dẫn chứng Phẩm mười bốn của Kim Cang Mạc Kinh (Vajrapanjara) nói:
Vì phá mạn thế gian,
Giảng pháp tu chân chánh.
Lại nói:
Vì muốn tịnh trị thân bất tịnh,
Cho nên phải tu tập Phật thân
Đại sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-14-Mumbai-gallery-GG-04-_A731232.jpg

*NHỮNG QUAN ĐIỂM GIẢI THÍCH SAI LẦM, CỦA VÀI LẠT MA TÂY TẠNG CHO RẰNG BỐN BỘ MẬT ĐỂ NHIẾP PHỤC BỐN NGOẠI ĐẠO.
-NHỮNG NGƯỜI CÓ TÂM THAM TU TẬP PHÁP TỰ TẠI THIÊN,
-NHỮNG NGƯỜI CÓ TÂM SÂN TU TẬP BIẾN NHẬP THIÊN,
-NHỮNG NGƯỜI CÓ TÂM SI TU PHÁP PHẠM THIÊN.
-CÒN NGƯỜI BẤT ĐỊNH TÙY GẶP PHÁP MÔN NÀO TU PHÁP ĐÓ.
-NHIỀU LẠT MA TÂY TẠNG CHO RẰNG NGÀI KHÁNH HỶ TẠNG,NGÀI THIỆN HIỆN HỘ TÙY THUẬN NHIẾP CHÂN THẬT KINH.

Có vài lạt ma Tây tạng cho rằng bốn Mật bộ là để nhiếp phục bốn loại ngoại đạo (Anh: Forders, Skt: Tīrthikā): (1) những người có tâm tham tu tập theo pháp Tự tại thiên (Īśvara), (2) những người có tâm sân tu tập theo pháp Biến nhập thiên (Viṣṇu), (3) những người có tâm si tu tập theo pháp Phạm thiên (Bhramā), (4) còn những người bất định, tùy gặp pháp nào sẽ tu tập pháp đó. Vì có bốn loại người như vậy, tùy theo thứ tự mà nói pháp Vô thượng du già mật, Hành mật, Sự mật và Du già mật. Nhiều lạt ma Tây tạng còn cho rằng các ngài Khánh Hỷ Tạng (Ānandagarbha), Thiện Hiện Hộ (Subhūtipātlita [?]), v.v…, cũng tùy thuận Nhiếp Chân Thật Luận (Compendium of Principles) mà nói như vậy.
Thượng sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-14-Mumbai-gallery-GG-07-_A731412.jpg


KHÔNG THỂ CHO RẰNG VÔ THƯỢNG DU GIÀ MẬT ĐƯỢC GIẢNG DẠY CHO NHỮNG NGƯỜI TU TẬP BÀ LA MÔN GIÁO (TỰ TẠI THIÊN) LÀ XUẤT PHÁT TỪ NHIẾP CHÂN THẬT LUẬN.
Không thể cho rằng Vô thượng du già mật được giảng dạy cho những người tu tập pháp Tự tại thiên (Īśvara) là xuất phát từ Nhiếp Chân Thật Luận (Compendium of Principles).
Thượng sư Tông Khách Ba.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-26-Bodhgaya-gallery-GG-01-_SA96354.jpg

ĐẶC BIỆT CÁC HÀNH GIẢ VÔ THƯỢNG DU GIÀ MẬT,DO TÂM ĐẠI BI THÔI THÚC MÃNH LIỆT,NGUYỆN CẦU CẤP TỐC CHỨNG ĐẮC QUẢ PHẬT, ĐỂ THÀNH TỰU NGHĨA LỢI CHO TẤT CẢ CHÚNG SANH.
Một cách tổng quát, các hành giả đương cơ của Đại thừa phải có lòng từ bi mạnh mẽ. Đặc biệt, các hành giả của Vô thượng du già mật, do tâm đại bi thôi thúc mãnh liệt, nguyện cầu cấp tốc chứng đắc quả Phật để thành tựu nghĩa lợi cho tất cả chúng sanh. Cho nên, nếu cho rằng những hành giả này cần phải có tâm sân mãnh liệt, thì đây là một điều hoàn toàn vô ý nghĩa.
Thượng sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-26-Bodhgaya-gallery-GG-05-_A732926.jpg


Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận của ngài Vô Trước nói: Uống thuốc đắng, lúc đầu khổ sở vì thuốc đắng khó uống, sau đó vui vẻ vì bịnh tình thuyên giảm. Diệu pháp cũng như vậy, lúc trú ở nơi văn tự thì khổ sở vì khó được pháp vị, nhưng khi hiểu biết được nghĩa lý thì vui thích vì phá được bịnh chướng. Như hầu vị vua nghiêm minh, ban đầu thì khổ sở vì khó được vừa ý vua, nhưng sau đó thì vui vẻ vì được vua ban cho uy quyền. Diệu pháp cũng như vậy, khi tư duy giáo pháp thì khổ sở vì sự thâm sâu, khó hiểu của giáo pháp, nhưng khi tư duy thấu hiểu giáo pháp thì an vui vì tăng trưởng tài sản của bậc Thánh. Như việc nhìn thấy báu vật sanh ra, khi không biết đó là báu vật nên không ưa thích, cho nó là vô dụng, nhưng khi biết được đó là báu vật thì quý trọng, biết nó có công dụng. Diệu pháp cũng như vậy, khi tu hành thì không hoan hỷ, cho là trống rỗng, không thấy được công dụng của sự tu hành, nhưng khi tu hành chứng đắc thì có niềm vui sâu xa, biết rằng sự tu hành có công dụng lớn.
Vô Trước Bồ Tát
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-28-Bodhgaya-gallery-GG-01-_SA96708.jpg

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm! Đây là chư Bồ Tát CHỨNG NHẬP môn đà la ni. DO MÔN NẦY, mà SANH RA giác huệ sai biệt rộng lớn, và có thể phát khởi chí thiện xảo diễn thuyết những pháp nghĩa.
Kinh Đại Bảo Tích,pháp hội Vô Biên Trang Nghiêm
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-28-Bodhgaya-gallery-GG-04-_A733301.jpg


Nếu bạn hỏi nguyên nhân của luân hồi là gì thì đó chính là vô minh, quan niệm chấp hữu. Và cách đối trị vô minh là gì? Đó chính là trí tuệ nhận biết được tánh Không hay trí tuệ nhận biết thật tánh của các pháp. Ở đây, hai tính chất vô minh – vốn là nguyên nhân của luân hồi – và trí tuệ nhận biết tánh Không – vốn là phương pháp đối trị vô minh – không thể đồng thời tồn tại trong dòng [tâm thức] tương tục của một con người, bởi vì chúng loại trừ lẫn nhau. Mặc dù cả hai cùng hướng đến một đối tượng nhưng cách nhận thức của chúng là hoàn toàn đối nghịch nhau. Do đó, chúng không thể cùng tồn tại trong dòng tâm thức của một người với cùng cường độ. Khi cái này mạnh lên thì cái kia yếu đi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma






Những cố gắng của chúng ta thường không kiên trì bền bỉ như con rận [hút máu], mà chỉ thoạt có thoạt không, bất chợt như con bọ chét [cắn người]. Đại sư Gungthangpa rất đúng khi nói rằng, trong một vài hôm thôi thì chúng ta nỗ lực rất dữ dội, thậm chí quên cả ăn uống. Ngay khi bắt đầu tu học, chúng ta muốn trở thành một đại học giả, nhưng chỉ sau vài ngày ta đã bị cuốn trôi đi bởi sự phân tâm. Những người như thế chẳng có phẩm tính tốt đẹp gì cả. Do đó, chúng ta nhất thiết phải nỗ lực như một dòng nước chảy ổn định. Được như vậy thì tất cả các thiện hạnh của chúng ta sẽ nhân lên bội phần và phát triển, rồi bất kỳ hành vi nào của ta đều sẽ có ý nghĩa phù hợp với việc sự tu tập tâm linh. Dù khởi đầu bất kỳ công việc gì, rồi chúng ta cũng sẽ có khả năng hoàn thành tốt đẹp. Nhận thức được điều này, chư vị Đại Bồ Tát đã vô cùng nỗ lực dũng mãnh để vượt qua sự phóng dật, lười nhác.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top