Kim Cang Thoi Luan

Trung Quán Học Viện-Hiển Mật Song Tu Viên Dung.

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-24-Bodhgaya-gallery-GG-02-_SA95751.jpg


Để sự thực hành như trên đạt được kết quả, điều quan trọng là trước hết bạn phải nhận được giáo pháp mật thừa. Và để tiếp nhận giáo pháp mật thừa nhằm làm chín muồi dòng tâm thức, thì trước tiên bạn phải được nhận lễ quán đảnh để giúp cho tâm thức dễ dàng phát triển. Do đó, điều quan trọng là thực hành kết hợp giữa phương tiện và trí tuệ. Khi chúng ta nương theo tâm nguyện vị tha cầu giác ngộ vì lợi lạc của tất cả chúng sinh, điều này sẽ có tác động và hỗ trợ quan điểm nhận hiểu được thực tính của các pháp; và ngược lại, sự nhận hiểu của chúng ta về tánh Không, thực tính của các pháp, cũng sẽ có tác động và hỗ trợ tâm nguyện cầu giải thoát của ta. Cách hành trì như vậy được gọi là sự kết hợp giữa phương tiện và trí tuệ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thân người với đủ tự do quý hơn ngọc như ý.Và cơ hội thế này chỉ đến một lần thôi.Thật khó được, dễ mất, ngắn ngủi như tia chớp giữa trời,Luôn ghi nhớ trong lòng như thế, nên hãy nhận biết mọi chuyện thế gian.Chỉ như những vỏ trấu tung bay trong gió.Vậy nên phải sống miên mật ngày đêm sao cho kiếp người trở thành ý nghĩa nhất.
Đức Đạt Lai Lạt Ma

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Từ thời cổ, người Tây Tạng chúng tôi đã phải phụ thuộc vào việc ăn thịt [để sống], nhưng chúng tôi không có thói quen xấu là ăn các loài bò sát hay côn trùng nhỏ bé. Chúng tôi cũng không có các trại gà nuôi giam, nơi hàng ngàn con gà bị giết. Mặc dù người Tây Tạng ăn thịt, nhưng chúng tôi luôn đặt ra những giới hạn nhất định. Giờ thì có nguy cơ rất lớn là người Tây Tạng sẽ nhiễm các thói xấu... Do đó, khi quý vị rơi vào hoàn cảnh sắp sửa ra tay cướp đi mạng sống của một con vật thì hãy tự nhắc nhở ngay rằng mình là một đệ tử của đức Phật. Nếu quý vị là người xuất gia thì hãy suy nghĩ rằng, mình đang mặc pháp phục, dấu hiệu của một đệ tử xuất gia theo đức Phật, nên đừng hành xử theo cách làm cho các vị xuất gia khác phải hổ thẹn.

Trong một chừng mực nào đó, quả đúng là trong thời cổ có các tu viện khác nhau thường phối hợp quyền lực của họ để chiếm lấy những vật dụng nào đó của người khác; điều này có nghĩa là họ sống dựa vào tà mạng. Phật pháp đã có lúc suy đồi và nếu chúng ta phân tích sâu xa nguyên nhân của sự suy đồi này, ta sẽ thấy đúng như những gì ngài Vô Trước đã viết trong Ba mươi bảy pháp hành Bồ Tát đạo: “Cho dù mang hình tướng của một người thực hành tâm linh, người ta vẫn có thể rơi vào các thực hành phi tâm linh.” Trong những giai đoạn đó, chúng ta đã có một kiểu nhìn nhận hoàn toàn trong sạch, nhưng không phải vì chúng ta quả thật trong sạch, mà chỉ vì ta thiếu kiến thức về phần còn lại của thế giới. Chúng ta quá xem mọi thứ ta có là điều tất nhiên. Hậu quả là một số hoạt động, như bóc lột chẳng hạn, đã phát sinh.

Chúng ta cũng phải lưu tâm đến thực phẩm của mình. Là những sa-di, sa-di ni cũng như tăng ni đã thọ Cụ túc giới, chúng ta phải lưu tâm đến việc thọ thực sau buổi trưa. Nói chung thì chúng ta không được thọ thực sau buổi trưa, nhưng có thể được phép trong trường hợp chế độ dinh dưỡng không đủ. Chúng ta cũng có thể nói rằng ta không được khỏe và dùng thêm thực phẩm sau bữa trưa. Cứ cho rằng điều này là đúng, nhưng ngay cả như thế thì ta cũng phải cẩn thận và thực hành tu tập hết sức mình. Về vấn đề ăn thịt, chúng ta cũng phải cẩn thận. Trong các bản văn về giới luật tu viện, việc ăn thịt không hề bị cấm hoàn toàn, và đó là lý do ở các quốc gia như Tích Lan và Thái Lan người ta vẫn không ngần ngại khi ăn thịt. Họ dùng bất kỳ món ăn nào được cúng dường. Nhưng một hành giả tu tập theo Đại thừa phải lưu tâm không ăn quá nhiều thịt, vì ta thấy trong nhiều kinh điển Đại thừa cấm hẳn việc ăn thịt.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-24-Bodhgaya-gallery-GG-04-_A732343.jpg

Đại Thừa Nhị Thập Tụng Luận của ngài Long Thọ nói:
Trong biển lớn sinh tử luân hồi
Nước phiền não tràn ngập chúng sinh
Nếu không nhờ Đại thừa vận chuyển
Rốt ráo làm sao đến bờ giác.


----------------------------------------------------------------------------------------

Nên biết pháp vô thường
Từ duyên sinh nên hiện
Duyên sinh cũng không sinh
Đây thật ngữ tối thượng.
Lục Thập Tụng Như Lý Luận.


----------------------------------------------------------------------------

Ngài Thánh Thiên trong Luận Đại Trượng Phu nói rằng: Người có tâm bi nhưng không có tài sản, lúc gặp người cầu xin trong tâm không nỡ nói không thương xót, rơi lệ. Người thấy sự khổ não không thể rơi nước mắt, sao có thể gọi là người tu hạnh bi? Người chiến thắng, giả như nghe người khác khổ đau hãy còn không thể chịu đựng nổi, huống hồ mắt nhìn thấy người khác khổ não lại không cứu giúp?

-----------------------------------------------------------------



Ngài Thánh Thiên trong Luận Đại Trượng Phu nói rằng:
*Tài thí trừ khổ nơi thân chúng sinh.
-Pháp thí diệt khổ nơi tâm chúng sinh.
-TRẢI QUA vô lượng kiếp TÀI THÍ để đạt được quả của PHÁP THÍ, nên pháp thí có thể ban cho chúng sinh VÔ ÚY THÍ (bố thí không sợ hãi).
-Người trí rất chán lìa sinh tử, nên cầu đạt Niết-bàn.

-------------------------------------------------------------------------



Đại Thừa Chưởng Trân Luận của ngài Thanh Biện Bồ Tát: Đức Thế Tôn nói: Tất cả pháp tánh chẳng phải là chỗ thấy của mắt. Các pháp duyên sinh đều không tự tánh.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-24-Bodhgaya-gallery-GG-11-_A732480.jpg

*QUÁN TỰ THÂN LÀ BỔN TÔN VÀ BỔN TÔN HIỆN RA Ở TRƯỚC MẶT.
-DÙNG BỔN TÔN TÂM CHÚ ĐỂ SANH KHỞI BỔN TÔN LÀ CHO NHỮNG HÀNH GIẢ KHÔNG THỂ QUÁN TƯỞNG,MÀ CHỈ TRÌ TỤNG MÀ CŨNG ĐƯỢC THÀNH TỰU TẤT ĐỊA.

Hành giả nếu không thể dùng pháp năm tướng hiện chứng Bồ đề khởi Như lai, v.v…, để tu bổn tôn, thì chỉ cần tụng niệm bổn tôn tâm chú, và quán chúng là bổn tôn (xem chúng là bổn tôn mà không cần quán tướng bổn tôn hiện rõ) tức là tu tập tự mình là bổn tôn, ở trước tự thân cũng cần tu bổn tôn hiện trước mặt (chỉ cần nghĩ bổn tôn hiện trước mặt, không cần tướng bổn tôn rõ ràng) theo vậy mà tu tập. Sau đó cúng dường, xưng tán, v.v…, viên mãn niệm tụng.
Như A Phược Đạt Nhạ Luận (Introduction to the Meaning of the Tantra) nói: “Những hành giả không thể theo lời dạy mà tu bổn tôn tam muội da tát đỏa du già, thì chỉ cần niệm tụng bằng cách trên, gia trì tự thân thành vị bổn tôn đang được trì tụng, thọ quán đảnh, tu tam ma địa và cúng dường. Bổn tôn trước mặt cũng tu tập như vậy.” Ở đây, dùng bổn tôn tâm chú để sanh khởi bổn tôn là dành cho những hành giả không thể quán tưởng, mà chỉ muốn từ sự trì tụng mà được thành tựu tất địa. Còn những hành giả có thể quán tưởng thì không nên làm như vậy. Luận trên dẫn chứng kinh giáo nói rõ rằng: “Pháp thứ nhì này, chuyên dùng tâm chú để tu tập tam muội da tát đỏa là dành cho những hành giả chỉ muốn y vào sự niệm tụng mà được thành tựu, không phải dành cho những hành giả có thể thành tựu bằng sự tu tập các pháp đại ấn, v.v…” Nếu vậy thì phải làm thế nào? Hậu Hậu Kinh nói tổng quát: “Người ác kiến vô tham, mật pháp này phi lý, v.v…” Kế đến nói: Tối thiểu dùng tâm chú biến tự thân thành Phật thân,
Phật thân phía trước cũng chỉ do tụng ngữ ngôn mật chú, và niệm tụng Kim Cang Cú (Anh: vajra words) một trăm lẻ tám lần mà thành.
Đại sư Tông Khách Ba

------------------------------------------------------------------------------------------

TU TẬP ĐẠI DU GIÀ (Vô Thượng Mật) TỤNG ĐỦ 100.000 LẦN (10 vạn) TÙY TU PHÁP NÀO CŨNG ĐƯỢC.
Kim Cang Sanh Luận (Rite of the Vajra Element Great Maṇḍala: Source of All Vajras) đã nói: “Tự viên mãn ba đại du già tam ma địa (sơ,mạn đà la tối thắng vương, yết ma tối thắng vương), tinh tiến tu tập đầy đủ chi tiết là quảng thừa sự; nhiếp tối thắng mạn đà la sanh pháp, v.v…, là trung thừa sự; tu tập đại du già, tụng chân ngôn của các thánh tôn đủ mười vạn biến là lược thừa sự. Tùy tu pháp nào cũng được.”
Đại sư Tông Khách Ba

-----------------------------------------------------------------------------------------



CÁC HÀNH GIẢ THỌ A XÀ LÊ QUÁN ĐẢNH, TU ĐẠI DU GIÀ (Vô Thượng Du Già Mật) HÀNH TRÌ TẤT CẢ NGHI QUỸ [THUỘC VÔ THƯỢNG DU GIÀ].
-NẾU CHƯA ĐƯỢC QUÁN ĐẢNH VIÊN MÃN, CHƯA THỂ TU TẬP ĐẦY ĐỦ TẤT CẢ BỔN TÔN.

Kim Cang Tát Đỏa Tu Pháp cũng nói: “Các hành giả thọ a xà lê quán đảnh, tu đại du già, hành trì tất cả nghi quỹ.”

*Ở đây nói rằng nếu được quán đảnh viên mãn, cần phải tu tập đầy đủ các bổn tôn. Nếu chưa được quán đảnh viên mãn, chưa thể tu tập đầy đủ các bổn tôn.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-31-Bodhgaya-gallery-GG-02-_SA97195.jpg

NGÀI THIỆN CĂN KIM CANG TRONG ĐẠO THỨ ĐỆ LUẬN NÓI:
-SỰ MẬT, HÀNH MẬT VÀ DU GIÀ MẬT TU TẬP PHƯƠNG TIỆN HỮU TƯỚNG VÀ VÔ TƯỚNG.
-ĐẠI DU GIÀ [VÔ THƯỢNG DU GIÀ MẬT] TU TẬP GIAI ĐOẠN ,TỰ KHỞI VÀ VIÊN MÃN ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG CHÁNH.

Ngài Thiện Căn Kim Cang (Subhavajra) trong Đạo Thứ Đệ Luận (Skt: Mahāyāna-pathakrama) nói: Sự mật, Hành mật và Du già mật tu tập phương tiện hữu tướng và phương tiện vô tướng. Đại du già (Vô thượng du già mật) tu tập giai đoạn tự khởi và giai đoạn viên mãn. Đây là những con đường chánh.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-31-Bodhgaya-gallery-GG-03-_A733632.jpg

*BỐN BỘ MẬT ĐỀU TU TẬP TÁNH KHÔNG. NẾU CHƯA ĐẠT ĐỊNH GIẢI VỀ TÁNH KHÔNG MÀ CHỈ TRÌ TỤNG: OM SVABHAVA SHUDDHAH DHARMAH SVABHAVA SHUDDHO HAM VÀ "CHẤP VÀO NGOAN KHÔNG" (Chấp vào ngoan không tức là chấp không có gì cả) THÌ ĐÂY LÀ SỰ KIỆN HOÀN TOÀN VÔ NGHĨA.
-LƯỢC THÍCH LUẬN CỦA NGÀI PHẬT MẬT CHO RẰNG: HÀNH GIẢ CẦN PHẢI HIỂU KHÔNG TỰ TÁNH CỦA CÁC UẨN KHÔNG PHẢI MỘT, KHÔNG PHẢI KHÁC VÀ SAU ĐÓ TU TẬP BỔN TÔN DU GIÀ.

Trong bốn Mật bộ, trước khi tu tập pháp Bổn tôn du già đều tu tập không tánh như vừa nêu trên. Nếu như chưa đạt được định giải về không tánh [theo kiến giải của Trung quán], màchỉ biết trì tụng mật chú “Om svabhāva shuddhāḥ dharmāḥ svabhāva-shuddho ‘ham” , và chấp vào ngoan không (Anh: withraw appearance) , thì đây là sự kiện hoàn toàn vô nghĩa. Hơn nữa, Lược Thích Luận (Condensation of the Vairocanabhisambodhi) của ngài Phật Mật (Buddhaguhya) dẫn chứng một đoạn văn từ Mật bộ cho rằng hành giả cần phải hiểu rõ sự vô tự tánh của các uẩn [bằng các lập luận về sự việc các uẩn không phải một, không phải khác (nhiều)], và sau đó tu tập pháp Bổn tôn du già.
Đại sư Tông Khách Ba


-----------------------------------------------------------------------------------------------

Đại Nhật Kinh
(Vairocanabhisambodhi Tantra)
nói:
Ta thường nói chú số,
Nên tụng ba trăm ngàn,
Đây là cho những người,
Tu hành thật thanh tịnh,
Nói số niệm tụng này,
Không phải cho kẻ khác.


-------------------------------------------------------------------------------------------------
2018-12-31-Bodhgaya-gallery-GG-03-_A733632.jpg



Bệnh nhân vì muốn khỏi bệnh nên cần phải uống thuốc.Chỉ duy trì thuốc sẵn trong lọ không thôi chẳng giúp ích gì cả.Tương tự như vậy, để đời sống tâm linh được giải thoát căn bệnh phiền não mãn tính,cần phải đem giáo pháp ứng dụng vào việc hành trì và chỉ xuyên qua sự tu trì mới có thể giúp ta giải thoát được chứng bệnh phiền não.Chỉ trong một thời gian ngắn, sức nhẫn nhục của bạn càng mạnh thì lòng sân hận càng giảm và sự cung kính lễ độ đối với tha nhân càng tăng trưởng.Khi sự kiêu căng và lòng ngã mạn giảm xuống thì những ảnh hưởng của phiền não cũng dần dần vơi bớt.Ngài Tsong-Kha-pa nói:một người không thể trị dứt chứng bệnh phong cùi mãn tính với một vài lần uống thuốc mà phải uống thuốc không ngừng nghỉ.Cùng thế ấy,lòng chúng ta từ vô thủy đến nay cứ mãi bị kềm kẹp trong vô minh phiền não, đâu thể vội nghĩ tu hành một đôi lần là giải thoát được?Làm sao chúng ta có thể kỳ vọng rằng chỉ đơn giản xem qua một tập sách y khoa là có thể trị lành được một chứng bệnh?
Đức Đạt Lai Lạt Ma.


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Khi chúng ta quan sát cuộc đời của chính Karl Marx và nguồn gốc đích thật của chủ nghĩa Marxism,chúng ta sẽ khám phá rằng ông đã trải qua biết bao khổ đau vĩ đại trong đời mình và đã đề xướng chiến đấu liên tục nhằm lật đổ giai cấp trung sản.Viễn kiến của ông dựa trên căn bản đối nghịch.Bởi vì động lực chánh yếu như vậy,nên toàn thể cơ cấu hoạt động của chủ nghĩa Cộng Sản đều bị thất bại.Nếu động cơ ban đầu được đặt để trên nền tảng của lòng từ bi và vị tha,có lẽ mọi sự mọi việc đều rất khác biệt.
Đức Đạt Lai Lạt Ma.


---------------------------------------------------------------------------------------------------

Người Trung Cộng gọi tôi là con chó sói mặc áo cà sa,nhưng điều này cũng không khiến tôi thua một con người và hơn một con chó sói.Tôi vẫn nguyên vẹn là một tăng sĩ tầm thường.
Đức Đạt Lai Lạt Ma.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-31-Bodhgaya-gallery-GG-13-_SA97817.jpg

TRÍ TUỆ HIỆN RÕ THÀNH SẮC TƯỚNG BỔN TÔN DU GIÀ.
Đại Nhật Kinh (Vairocanabhisambodhi
Tantra) nói:
Do nội ngoại gia hành,
Du già có bốn chi,
Đây tức là thế gian,
Có sở duyên tăng thượng,
Thêm vào câu “thâu nhiếp”,
Ý tùy thuận bổn tôn,
Niệm thầm là đệ nhất,
Giảng cho kẻ hữu duyên,
“Ý tụng” là xuất thế,
Xa lìa pháp “thâu nhiếp”, …
Hợp nhất với bổn tôn,
Giữ ý không khác biệt,
Tu tự tánh vô dị,
Không còn pháp nào khác.
Xuất thế gian, ở đây, không có nghĩa là sự vô lậu trong thân của các bậc thánh, mà là vô ngã (nghĩa là sự thể ngộ không tánh), hoặc pháp du già liên hệ đến nó (trong đây trí tuệ hiện rõ thành sắc tướng).
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-31-Bodhgaya-gallery-GG-10-_SA97518.jpg

Nếu phân tích rõ ràng các pháp,
Ngoài thật tánh ra thì không thấy gì cả,
Không có chỗ nào (ngoài Chân Tánh) nơi pháp thế gian,
Do đó không nên phân tích thế tục đế.
Nhập Trung Luận,của ngài Nguyệt Xứng

-------------------------------------------------------------------

Danh ngôn Thế Tục Đế làm phương tiện
Thắng Nghĩa Đế sinh khởi từ phương tiện
Không biết phân ranh giữa hai đế
Do phân biệt sai lạc vào lầm đường ác.
Nhập Trung Luận,ngài Nguyệt Xứng.

------------------------------------------------------------------
Nếu là tự tướng do duyên sanh,
Bác bỏ chúng sẽ làm chúng biến mất.
Nếu vậy thì Tánh Không sẽ làm biến mất các pháp,
Điều này không có lý, cho nên các pháp không thật có.
Nhập Trung Luận,ngài Nguyệt Xứng.

--------------------------------------------------------




Ngay cả những phàm nhân khi nghe về Tánh Không,
Mỗi lần như thế đều đạt được tối an lạc,
Đến nước mắt tuôn trào bởi niềm vui,
Và lông tóc dựng ngược toàn thân.
Những vị có được nhân Phật Huệ,
Chính là pháp khí để nhận pháp chân như,
Vì vậy nên dạy họ Thắng Nghĩa Đế.
Nhập Trung Luận,ngài Nguyệt Xứng.

-----------------------------------------------------------------------

Bởi vì tất cả các pháp được thấy chân thật hoặc qua vọng
kiến,
Do đó các pháp được xem như là có hai thể,
Chân Đế là thấy rõ được thật tướng của pháp,
Nhận biết sai lầm được gọi là Tục Đế.
Nhập Trung Luận,ngài Nguyệt Xứng.
----------------------------------------------------------------------
Trong mộng có thấy những cảnh gì,
Khi tỉnh kẻ ngu vẫn còn tham bám chấp,
Giống vậy dầu đã diệt và không tự tánh,
Từ nghiệp vẫn thành thục ra hậu quả.
Nhập Trung Luận,ngài Nguyệt Xứng.

-----------------------------------------------------------------------------------------
NGĂN TƯ DUY [PHÂN BIỆT] VỀ NGHIỆP VÀ QUẢ.
Vì vậy ác nghiệp sẽ đưa đến quả khổ,
Quả vui chỉ thấy nơi nghiệp lành,
Thiện ác chứng là không thật, liền giải thoát,
Cũng ngăn các tư duy về nghiệp và quả.
Nhập Trung Luận,ngài Nguyệt Xứng

---------------------------------------------------------------

Như vậy mặc dầu các pháp là không,
Từ trong cái tánh không đó mà sanh ra.
Hai Đế đều không chấp nhận tự tánh,
Chúng đều không phải là thường hay đoạn.
Nhập Trung Luận ngài Nguyệt Xứng.

------------------------------------------------------------------
Nếu mà (chấp nhận) theo sự nhận biết của thế gian,
Lấy kiến giải thế gian làm thật, thì cần gì bậc thánh khác?
Và những thánh đạo cần để làm gì?
Do đó vọng kiến là thật tánh không thể chấp nhận được.
Nhập Trung Luận ngài Nguyệt Xứng.
----------------------------------------------------------------
Tất cả chúng sanh đều mong được an lạc,
Tất cả loài người không thể an lạc nếu không đối tượng,
Biết được nhân của đối tượng này chính là bố thí,
Đức Phật đầu tiên dạy pháp hành bố thí.
Nhập Trung Luận ngài Nguyệt Xứng.

--------------------------------------------------------------
Vì vậy có từ bi hay thiếu tâm từ bi,
Cần lấy bố thí làm pháp tu căn bản.
Nhập Trung Luận ngài Nguyệt Xứng.
-----------------------------------------------------------------
Thế Tôn biết pháp ấy (tánh không)
Tướng sâu xa vi diệu
Độn căn không thể đạt
Vì vậy không muốn nói.
Do pháp sâu xa vi diệu, không phải là đối tượng lãnh hội của hàng căn độn, nên Đức Thế Tôn không muốn nêu giảng.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát,Thánh Thiên Bồ Tát
------------------------------------------------------------------
Vọng kiến (cái nhận biết sai lầm) cũng có hai loại,
Bởi (người) có căn (giác quan) lành lặn và có căn bị bệnh,
Cái được nhận biết bởi (người) có căn bị bệnh,
Đối với người căn lành lặn là sai lầm.
Người đủ sáu căn lành lặn nhận biết gì,
Là thứ thế gian đều chấp nhận,
Chỉ những thứ thế gian chấp nhận được gọi là chân thật,
Ngoài ra những thứ khác đều cho là sai lầm.
Sự nhận biết vô tri do mê mờ của ngoại đạo,
Những tự tánh (thấy biết) đó không được xem là đúng đắn,
Nó được tạo thành bởi vọng tưởng, ảo ảnh v.v.
Ngay cả đối với thế gian pháp chúng còn không hiện hữu.
Những gì thấy được bởi người mờ mắt,
(Người) không mờ mắt chẳng bị ảnh hưởng,
Cũng vậy cái tâm thiếu sự trong sáng của trí tuệ,
Không làm hư hoại tâm trong sáng (trí tuệ).
Nhập Trung Luận,ngài Nguyệt Xứng.

----------------------------------------------------------------------------------------------

Chúng sanh thường khởi tâm chấp ngã
Trên nền tảng đối tượng liên quan với ngã
Tâm ngã chấp này sinh khởi
Là từ si mê chấp nhận mà không qua quán sát.
Nhập Trung Luận,ngài Nguyệt Xứng

-----------------------------------------------------------------------
Nên biết lịch sử Kinh giáo nào
Không giải thích nghĩa chân như
Nên biết đó là Kinh bất liễu nghĩa, cần dẫn giải
Dạy nghĩa không tánh là liễu nghĩa.
Nhập Trung Luận,ngài Nguyệt Xứng
---------------------------------------------------------------------------------------

Đây Duy thức đã lần lượt phá hoại hai đế
Thực chất của bạn (Duy thức) đã bị bác bỏ, không thể thành lập
Cho nên theo trình tự như trước
(Y Tha) pháp vốn không sinh, theo thế gian có sinh.
Nhập Trung Luận,ngài Nguyệt Xứng
-----------------------------------------------------------------------------
Nếu không hoán đổi địa vị mình với chúng sanh,đừng nói tới cái chuyện quả vị Phật.Mà ngay trong cuộc sống hiện tại bạn cũng không có được hạnh phúc.
Đức Đạt Lai Lạt Ma.

-------------------------------------------------------------------------------------------

Ngã tức đồng nơi thân
Đời đời có biến đổi
Nên lìa thân có ngã
Lý thường trụ chẳng đúng.
Quảng Bách Luận,ngài Thánh Thiên

-----------------------------------------------------------------------

Loài người có những đặc tính, tư tưởng rất phàm; họ không hướng vào nội tâm để tìm lấy cái tinh hoa, cốt tuỷ.
Không chú ý đến những lời dạy của Thiện tri thức đối với họ chưa đủ, họ còn phát lòng thù ghét và ganh tị. Vì vậy mà ta cũng chẳng viết cho họ. Tuy thế, tâm của ta đã có được niềm an vui khi viết tác phẩm này bởi vì qua nó, lòng quý trọng thiền định thâm sâu vượt qua mọi ngôn ngữ của ta đã được bù đáp.
Ngài Pháp Xứng


----------------------------------------------------------------------


*PHƯƠNG TIỆN RỘNG LỚN (Vô Thượng Du Già Mật),TUY LÀ NHÂN RIÊNG CỦA SẮC THÂN,NHƯNG CŨNG LÀ TRỢ DUYÊN CỦA PHÁP THÂN.
-NẾU NHƯ KHÔNG NỔ LỰC TU TẬP PHƯƠNG TIỆN RỘNG LỚN,THÌ DÙ TU TẬP KHÔNG TÁNH CÁCH NÀO CHĂNG NỮA,CŨNG CHỈ CÓ THỂ VƯỢT THOÁT SANH TỬ,NHƯNG KHÔNG THỂ ĐẮC PHÁP THÂN,TRỪ PHIỀN NÃO CẤU NHIỄM.

Phương tiện rộng lớn, tuy là nhân riêng của sắc thân, nhưng cũng là trợ duyên của pháp thân. Nếu như không nỗ lực tu tập phương tiện rộng lớn, thì dù tu tập tánh không cách nào chăng nữa, cũng chỉ có thể vượt thoát sanh tử, nhưng chung cuộc không thể chứng đắc pháp thân, đoạn trừ tất cả phiền não cấu nhiễm. Ngược lại, nếu không nỗ lực tu tập trí tuệ thông đạt tánh không, mà chỉ tu tập phương tiện rộng lớn, ắt cũng không thể thành tựu sắc thân.
Đại sư Tông Khách Ba

----------------------------------------------------------
ĐIỂM QUAN YẾU CỦA MẬT TÔNG LÀ BẤT NHỊ PHÁP MÔN.HÀNH GIẢ PHẢI ĐỒNG THỜI THỂ NHẬP SỰ KHÔNG TỰ TÁNH CỦA NÓ.
Điểm quan yếu của Mật tông Phật giáo khác với các lối tu mật của ngoại đạo là: sắc và không bất nhị, bi (mạn đà la biến hiện) và trí (tánh không) bất nhị, lạc (quả cuả tam ma địa) và không bất nhị, luôn hợp nhất phương tiện (các tướng thiền quán) và trí tuệ bát nhã (tánh không).
Vì vậy khi quán bổn tôn, cung điện, niệm tụng, v.v…, hành giả phải đồng thời thể nhập sự vô (không)tự tánh của nó.
Đại sư Tông Khách Ba

------------------------------------------------------

TRONG BÍ MẬT TẬP HỘI KIM CANG KINH THUỘC VÔ THƯỢNG DU GIÀ MẬT NÓI:
*CÁC PHẬT NHƯ LAI BIẾT NƠI HAM MUỐN ƯU THÍCH TRONG TÂM CỦA CHÚNG SANH MÀ TÙY THUẬN TUYÊN NÓI TẤT CẢ PHÁP MÔN.
-PHÁP ẤY CŨNG LÌA TƯỚNG CÓ (lìa tướng tham).
-TAM MUỘI CỦA NHƯ LAI CŨNG KHÔNG CÓ TRỤ.

Này các Thiện Nam Tử! Tất cả Pháp không có trụ. Nghĩa này vắng lặng, nên biết như vậy. Các Phật Như Lai biết nơi ham muốn ưa thích trong tâm của các chúng sinh mà tùy thuận tuyên nói tất cả Pháp Môn. Pháp đã nói ấy giống như hư không lìa các tướng có. Tam Muội của Như Lai cũng lại không có trụ.
Phật thuyết Bí Mật Tập Hội Kim Cang,kết tập Long Thọ Bồ Tát.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-31-Bodhgaya-gallery-GG-13-_SA97817.jpg


*TRÊN PHƯƠNG DIỆN “KIẾN GIẢI” (tư tưởng,quan niệm),HAI LOẠI ĐẠI THỪA KHÔNG HƠN KÉM,
-MÀ HƠN KÉM LÀ DO PHÁP BỔN TÔN DU GIÀ MÀ PHÂN ĐỊNH
Trên phương diện kiến giải, hai loại Đại thừa không có sự hơn kém, mà sự hơn kém là do pháp tu Bổn tôn du già phân định.
Đại sư Tông Khách Ba


-----------------------------------------------------------------------------------

GIỚI
*TẠI GIA GIỮ NGŨ GIỚI
*XUẤT GIA TRÌ TAM TỤ LUẬT NGHI, BIỆT GIẢI THOÁT, BỒ TÁT.
Kim Cang Đảnh Kinh (Vajra- śekhara Tantra) nói:
Nếu xa lìa giết, trộm,
Dâm, nói dối, uống rượu,
An trụ giới tại gia,
Sẽ thành tựu trì minh.

Nếu là người xuất gia,
An trụ ba luật nghi,
Biệt giải thoát, Bồ tát,
Trì minh luật đệ nhất.
Nếu người tại gia có thể thọ trì giới biệt giải thoát, cũng nên đầy đủ ba luật nghi mà tu tập.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2018-12-30-Bodhgaya-N02_A733549.jpg



Nếu có chút thiện pháp,
Không từ nhân duyên sinh,
Thiện pháp nếu như vậy
Không trụ nơi phạm hạnh.
Hồi Tránh Luận-Long Thọ Bồ Tát


-----------------------------------------------------


*TUY RẰNG NGHĨ CÁC PHÁP [VỐN] TỰ TÁNH CHẲNG SINH.
-NHƯNG KHI DUYÊN HÒA HỢP THÌ QUẢ BÁO KHỔ VUI CHẲNG MẤT.
-TUY NGHĨ ĐẾN NHÂN DUYÊN NGHIỆP BÁO NHƯNG TỰ TÁNH CỦA NÓ CŨNG "KHÔNG THỂ NẮM BẮT" (bất khả đắc)
Ngài Mã Minh trong Đại Thừa Khởi Tín Luận có nói: Tuy nghĩ các pháp tự tính không sinh, nhưng lại nghĩ ngay nhân duyên hòa hợp thì quả báo khổ vui của các nghiệp lành dữ không hư không mất. Tuy nghĩ đến nhân duyên nghiệp báo lành dữ nhưng cũng nghĩ ngay tự tính của nó là bất khả đắc.

------------------------------------------------------------------------


Thức do sở thức sinh
Cho nên thức chẳng có
Thức – sở thức đều không (có)
Cũng không có người biết.
Thất Thập Không Tánh Luận-Long Thọ Bồ Tát

--------------------------------------------------------------------------

Đại Thánh nói pháp không
Để lìa các kiến chấp
Nếu lại CHẤP CÓ KHÔNG
Chư Phật không thể độ.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát.

-----------------------------------------------------------------------

*NẾU CÒN CÓ CHẤP NGŨ ẤM NÀY LÀ TA,THÌ VẪN CÒN NGÃ KIẾN.
-DO CÒN THẤY CÓ CÁI NGÃ,NGHIỆP VÀ HỮU HẰNG CÒN.
Trong Bảo Hành Vương Chánh Luận của ngài Long Thọ (bản văn rất dễ hiểu) có nói:
Nếu còn có chấp ấm,
Thì ngã kiến vẫn còn.
Do vì có ngã kiến,
Nghiệp và hữu hằng còn.

--------------------------------------------------------------------------------------

*CHẤP CÓ THÌ SINH ĐƯỜNG THIỆN (Vì chấp có thiện-ác nghiệp báo, nên cố gắng tu thiện không dám làm việc ác nên sanh thiện đạo),
-CHẤP KHÔNG ĐỌA ÁC ĐẠO (Người chấp không,tức phủ định tất cả không có,họ ra sức tạo nghiệp nên đọa ác đạo,chịu khổ dài lâu)
-NẾU BIẾT ĐƯỢC NHƯ THẬT,KHÔNG Y HAI PHÁP [CÓ,KHÔNG] (thiện,ác) ĐƯỢC GIẢI THOÁT.
Trong Bảo Hành Vương Chánh Luận của ngài Long Thọ (bản văn rất dễ hiểu) có nói:
Chấp không: đọa nẻo ác
Chấp có: sinh đường thiện.
Nếu biết được như thật
Không hai y giải thoát.


-------------------------------------------------------

Đại Thừa Bảo Yếu Nghĩa Luận nói: Trong đây hỏi: Làm sao biết thân người khó được ?
Đáp: Trong các khế kinh đều nói như vậy. Như Kinh Tạp A-hàm nói: Phật nói: Các Bí-sô ! Ví như nước chảy tràn đầy cõi đại địa, có người dùng một khúc cây khoét một lỗ rồi thả xuống nước. Khúc cây ấy nhẹ nổi trôi theo gió. Gió Đông thì trôi về hướng Tây, gió Tây thì trôi về hướng Đông, Nam Bắc gió thổi cũng như vậy. Có một con rùa chột sống trong nước đó thọ mạng đến vô số trăm tuổi. Cứ một trăm năm mới nổi lên mặt nước một lần chui vào lỗ bộng cây. Các Bí-sô ! Các vị nghĩ sao ? Con rùa chột mắt kia sống lâu như vậy, trăm năm mới nổi lên một lần có thể gặp được lỗ bộng cây nổi chăng ? Các Bí-sô nói: Thưa Thế Tôn không. Phật nói: Các Bí-sô ! Gặp Phật ra đời thuyết pháp hóa độ giác ngộ chính đạo được đến Niết-bàn cũng cực ký khó như vậy. Hoặc được thân người, thời phần đầy đủ cũng khó.


-----------------------------------------------------------------------------------

Nếu pháp từ các duyên sinh ra thì pháp ấy không khác với nhân của nó.
Ngài Thánh Thiên.
Cái nào phụ thuộc vào một cái gì đó
Thì không hợp lý cho rằng có một cái khác với nó.
Ngài Phật Hộ
-------------------------------------------------------------------------------------------

DIỆU PHÁP [ĐÀ LA NI] CHỖ NƯƠNG DỰA CỦA NHỮNG NGƯỜI TU HÀNH ĐÚNG LÝ,ĐẦY ĐỦ THIỆN CĂN.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đức Như Lai vì muốn lợi ích cho hạng hữu tình nầy, khiến họ chứng chủng trí rộng lớn vô lượng, nên lại nói giáo pháp thậm thâm. Giáo pháp nầy chẳng phải kẻ ngu phu nhiều chấp trước chẳng mong cầu diệu pháp mà có thể hiểu, có thể làm được. Diệu pháp nầy là chỗ nương dựa của những người tu hành đúng lý đầy đủ căn lành, biết sợ tội mà cầu giải thoát.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nay Phật vì các ông và tất cả đại chúng luôn thuyết pháp chẳng mỏi nhàm. Do xưa kia lúc Phật còn thật hành đạo Bồ Tát, trong vô lượng kiếp tinh tấn tu học diệu pháp thậm thâm này. Đã tu học rồi bèn hồi hướng tất cả chúng sanh : Làm thế nào sẽ vì các loài hữu tình mà chuyển được pháp luân vô thượng và vì các hữu tình thị hiện được trí huệ vô thượng khiến cho Phật chủng chẳng dứt ?

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là do nguyện lực thuở xưa của đức Như Lai vì muốn Phật trủng trẳng dứt và dùng oai lực gia hộ môn đà la ni nầy, khai thị diễn thuyết pháp thậm thâm đây cho được lưu bố rộng khắp, khiến chúng sanh sẽ được ngộ nhập trong Phật pháp.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nay các ông nếu muốn học theo Phật, thời có chúng sanh nào mong cầu chánh pháp, các ông phải khai thị diễn thuyết chớ sanh lòng nhàm mỏi.

Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Chư Bồ Tát ở trong đại chúng, đem pháp của mình đã được nghe mà diễn thuyết khai thị. Do đây sẽ được gần Phật trí, mau chứng được môn đà la ni. Vì chứng đà la ni nên dùng công lực ít mà có thể thọ trì pháp môn thanh tịnh sáng suốt.
Kinh Đại Bảo Tích,pháp hội Vô Biên Trang Nghiêm

------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu pháp sinh pháp diệt
Cả hai không thủ đắc
Dùng chánh trí quán xét
Từ VÔ MINH duyên sinh.
Lục Thập Tụng Như Lý Luận- Long Thọ Bồ Tát

-----------------------------------------------------------------

Chúng sanh bị trói buộc trong sanh tử là do chấp trước các uẩn là thật có, nếu muốn được giải thoát thì cần phải đoạn trừ gốc rễ của sanh tử là sự hý luận chấp thật. Diệt trừ được hý luận này là do sự thông đạt tánh không.
Đại sư Tông Khách Ba
--------------------------------------------------------

Nếu đã sinh chưa sinh
Tự tánh ấy không sinh
Nếu tự tánh không sinh
Gọi sinh thế nào được?
Lục Thập Tụng Như Lý Luận- Long Thọ Bồ Tát

-----------------------------------------------------------

Các pháp là vô thường
Khổ, không và vô ngã
Trong ấy lìa thấy pháp
Trí quán tánh, không tánh.
Lục Thập Tụng Như Lý Luận- Long Thọ Bồ Tát
-----------------------------------------


Sinh, trú, diệt, có, không
Cho đến những hơn kém
Phật thuyết theo thế gian
Chẳng phải theo chân thật.
Thất Thập Không Tánh Luận- Long Thọ Bồ Tát

---------------------------------------------------
Nếu kia có tự thể
Không cần nhân duyên sinh.
Nếu phải nhân duyên thì
Như vậy được nói không (tự thể/tự tánh) .
Hồi Tránh Luận-Long Thọ Bồ Tát.
-------------------------------------------------------

Dầu thoát khỏi kiến giải sai lầm về giả hợp nhưng đức
Phật dạy,
Về những thứ như là “Ngã” và “Ngã Sở”,
Giống như vậy, dầu tất cả các pháp đều không có tự
tánh,
Ngài dạy rằng chúng vẫn hiện hữu.
Nhập Trung Luận,của ngài Nguyệt Xứng
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2019-01-02-Bodhgaya-gallery-GG-02-_A733846.jpg

KẾT HỢP THÍCH CỦA NGÀI DŨNG KIM CANG:
-TRONG KINH NÓI ~NHÌN,CƯỜI,NẮM TAY, V.V...~
-NÓI "NHƯ TRÙNG TRONG BỐN BỘ MẬT", CÓ NGHĨA LÀ SỰ DIỆU LẠC KHÔNG Ô NHIỄM VÀ TÁNH KHÔNG,
-CŨNG GIỐNG NHƯ LOÀI TRÙNG ĐƯỢC SẢN SINH TỪ GỖ, RỒI QUAY LẠI ĂN GỖ.
-TƯƠNG TỰ, DÙNG TAM MA ĐỊA ĐƯỢC PHÁT SANH TỪ SỰ DIỆU LẠC TU TẬP KHÔNG TÁNH ĐỂ PHÁ TRỪ THAM DỤC.

Kết Hợp Thích của ngài Dũng Kim Cang (Viryavajra) nói:
Trong kinh nói “nhìn, cười, nắm tay, v.v…”, có nghĩa là do [sự nghe] tiếng cười, hoặc do [sự nhìn] màu sắc, hoặc do cảm xúc của sự nắm tay và ôm nhau, hoặc cảm xúc của sự hòa hợp dẫn sanh sự “diệu lạc không có tâm phân biệt.” Nói “như trùng trong bốn bộ”, có nghĩa là sự diệu lạc không ô nhiễm và tánh không, cũng như loài trùng được sản sanh từ gỗ, rồi quay lại ăn gỗ. Tương tự, dùng tam ma địa được phát sanh từ sự diệu lạc [dựa trên sự tham dục] tu tập không tánh [để phá trừ sự tham dục].
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
TRONG KINH PHÁP HOA NÓI: PHẬT CHỈ DẠY DUY NHẤT MỘT PHẬT THỪA.
-HAI PHÁP CHẲNG PHẢI LÀ THẬT.
-PHẬT CHẲNG ĐEM PHÁP TIỂU THỪA ĐỘ CHÚNG SANH, CHỈ DẠY THẬT TƯỚNG ẤN.
-PHẬT KHÔNG DÙNG TIỂU THỪA MÀ CHỨNG PHẬT QUẢ GIẢI THOÁT.

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh bản Trung Hoa do ngài Thích Trí Tịnh như sau:

Trong cõi Phật mười phương

Chỉ có một thừa pháp

Không hai cũng không ba

Trừ Phật phương tiện nói

Chỉ dùng danh tự giả

Dẫn dắt các chúng sanh


Vì nói trí huệ Phật.

Các Phật ra nơi đời

Chỉ một việc này thực

Hai thứ chẳng phải chơn.

Trọn chẳng đem tiểu thừa

Mà tế độ chúng sanh,

Phật tự trụ Đại-thừa

Như pháp của mình được


Định, huệ, lực trang nghiêm

Dùng đây độ chúng sanh.

Tự chứng đạo vô thượng

Pháp bình-đẳng Đại-thừa

Nếu dùng tiểu thừa độ

Nhẫn đến nơi một người

Thời ta đọa sân tham

Việc ấy tất không được,

Nếu người tin về Phật

Như-Lai chẳng dối gạt

Cũng không lòng tham ghen

Dứt ác trong các pháp

Nên Phật ở mười phương

Mà riêng không chỗ sợ.

Ta dùng tướng trang nghiêm

Ánh sáng soi trong đời

Đấng vô lượng chúng trọng

Vì nói thực tướng ấn.



----------------------------------------

KINH TÂY TẠNG DIỆU PHÁP LIÊN HOA NÓI:
VÌ CHO HỌ HIỂU PHẬT TRÍ NÊN LẬP NHIỀU PHƯƠNG TIỆN.
-PHẬT NÓI: PHÁP TIỂU THỪA CHẲNG THỂ THÀNH PHẬT.
-PHẬT CHỈ DẠY DUY NHẤT MỘT PHẬT THỪA, KHÔNG HAI THỪA CŨNG BA THỪA.
-PHẬT TRỤ TRONG PHẬT THỪA, MÀ DẠY HAI BA THỪA LÀ LƯỜI, LÀ BẤT THIỆN.
-PHẬT KHÔNG DÙNG TIỂU THỪA MÀ CHỨNG PHẬT QUẢ GIẢI THOÁT.
-THẬT DUY NHẤT CHỈ CÓ MỘT PHẬT THỪA.

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh nói (bản Tây Tạng):
Muốn họ hiểu Phật trí,
Nên Phật lập phương tiện,
Không nói rằng Tiểu thừa,
Có thể thành Phật đạo.

Lại nói: Muốn họ hiểu Phật trí,
Phật xuất hiện thế gian,
Một thừa, không hai thừa,
Phật không dùng Tiểu thừa,
Để tự chứng quả Phật,
Dùng phương tiện, thiền định,
Giải thoát và tự tại,
Để tiếp độ hữu tình,
Chứng Bồ đề thanh tịnh.
Nếu Phật dùng Tiểu thừa,
An lập một chúng sanh,
Tức là lười, bất thiện,
Thật chỉ có một thừa,
Không hai, cũng không ba,
Trừ phi Phật trên đời,
Phương tiện giảng nhiều thừa.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
2019-01-02-Bodhgaya-gallery-GG-02-_A733846.jpg

ĐẾ GIẢI PHẨM NÓI RÕ: ĐỨC NHƯ LAI CHỈ DẠY DUY NHẤT PHẬT THỪA, KHÔNG AN LẬP MỘT THỪA NÀO KHÁC.
Đế Giả Phẩm ( Skt:Satyakaparivarta) cũng nói rõ: Này Mạn Thù Thất Lợi! Nếu Đức Như Lai vì một loại hữu tình nói pháp Đại thừa, vì một loại hữu tình nói pháp Độc giác thừa, lại vì một loại hữu tình nói pháp Thanh văn thừa, thì đây là Đức Như Lai không có tâm thanh tịnh, không có tâm bình đẳng, tham luyến vào pháp, tâm đại bi thiên lệch, điên đảo phân biệt, trở thành keo kiệt Phật pháp.
Này Mạn Thù Thất Lợi! Đức Như Lai giảng nói những pháp đó đều là vì muốn cho chúng sanh chứng được Nhất thiết chủng trí, quy hướng Bồ đề, tiến nhập Đại thừa, thành tựu quả Phật, đến nơi rốt ráo, cho nên Đức Như Lai không an lập một thừa nào khác, ngoài Phật thừa.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
b8eeae6d54daf302f8b604ca8dc7d0ae.jpg

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh bản Trung Hoa do ngài Thích Trí Tịnh như sau:
Hoặc chấp có, chấp không
Nương gá các chấp này
Đầy đủ sáu mươi hai
Chấp chặt pháp hư vọng.
Bền nhận không bỏ được
Ngã mạn tự khoe cao
Dua nịnh lòng không thực
Trong nghìn muôn ức kiếp
Chẳng nghe danh tự Phật
Cũng chẳng nghe chánh pháp.

 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
49d1288c6d178428b832ed2f30bae01a.jpg

*ĐẶC ĐIỂM ĐẠO LỘ ĐẠI THỪA LÀ TRỞ THÀNH KẺ BẢO HỘ VÀ NƠI NƯƠNG TỰA CHO HỮU TÌNH CHÚNG SANH, BẰNG CÁCH THỊ HIỆN ~SẮC THÂN~.
-CÁC HÀNH GIẢ BA LA MẬT ĐA THỪA LÀ TU TÙY THUẬN ~PHÁP THÂN~ BẰNG CÁCH QUÁN SÁT THẬT TƯỚNG CÁC PHÁP.
-DO HỌ KHÔNG TU TÙY THUẬN SẮC THÂN ĐỂ LỢI LẠC HỮU TÌNH, CHO NÊN HAI THỪA KHÁC BIỆT LỚN LAO.
*Đặc điểm chính của những đạo lộ Đại thừa là tu tập phương tiện để trở thành kẻ bảo hộ và là nơi nương tựa của những hữu tình đang lưu lạc trong sanh tử bằng cách thị hiện sắc thân đối với những chúng sanh đã đầy đủ thiện căn.
-Các hành giả Ba la mật đa thừa tu tập những hành tướng tùy thuận pháp thân, bằng cách quán sát thật tánh của các pháp, xa lìa tất cả mọi hý luận, thế nhưng, họ lại không tu tập hành tướng tùy thuận sắc thân [trang nghiêm với ba mươi hai tướng và tám mươi hảo] mà các hành giả Mật thừa tu tập. Cho nên, từ phương diện tu tập phương tiện thành tựu sắc thân để lợi lạc hữu tình, đạo thể của hai thừa có sự khác biệt lớn lao. Do sự kiện này mà Đại thừa được phân thành hai thừa.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
1fa1ee469db1b6d65bd375ac8aa623df.jpg

PHÂN ĐỊNH ĐẠI THỪA-TIỂU THỪA LÀ DỰA TRÊN PHƯƠNG TIỆN
*Không thể dùng không tuệ, mà phải dùng phương tiện để phân biệt Đại thừa, Tiểu thừa, và đặc biệt, trong sự phân chia Đại thừa thành hai, không thể dùng trí tuệ thông đạt tánh không để phân định, mà phải dùng phương tiện.
-Phương tiện chủ yếu ở đây là thành tựu sắc thân, tức là pháp tu Bổn tôn du già, quán tưởng thân mình có những đặc tánh tương tự với sắc thân của bổn tôn, và đây là một phương tiện của Mật thừa thù thắng hơn phương tiện của Ba la mật đa thừa.
Đại sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
67571cd30d29c228b91c3c043ee82c7e.jpg

Kim Cang Mạc Kinh (Skt: Vajrapañjara) .
(1) Nếu “không” là phương tiện,
Ắt không thể thành Phật,
Lìa nhân không thành quả,
Phương tiện chẳng phải “không.”
(2) Chúng sanh khởi điên đảo,
Và truy cầu ngã kiến,
Vì muốn phá ngã chấp,
Nên Phật nói về “không.”
(3) Quán vòng mạn đà la,
Phương tiện sanh các lạc,
Do tự hào là Phật,
Thành Phật ắt không xa.
(4) Phật đủ băm hai tướng,
Tám mươi tùy hình hảo,
Phương tiện để thành tựu:
Tự khởi thành Phật thân.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
49d1288c6d178428b832ed2f30bae01a.jpg

*Tu Ngã Luận của ngài Trí Túc (Jñānapāda) nói: “Đức Năng Nhân (Phật) đầy đủ vô lượng quang minh là nơi nương tựa cho sự viên mãn của chính mình và tất cả chúng sanh, dùng phương tiện tối thắng này làm tướng.
-Nhưng nếu xa lìa trí tuệ, thì nó sẽ không còn là phương tiện để thành tựu mọi sự viên mãn, cho nên đối với tự tánh của bổn tôn, hành giả cần phải hiểu rõ chính xác.”

-----------------------------------------------------------

TRONG DU GIÀ MẬT NGAY CẢ PHÁP TU QUÁN TƯỞNG HAI CĂN HÒA HỢP CŨNG BỊ CẤM ĐOÁN.
Trong Du Già Mật, ngay cả pháp tu quán tưởng hai căn hòa hợp cũng bị cấm đoán, cho nên ngoài việc [hòa hợp] đó ra, dùng các sự tham nhỏ, như cười, cầm tay, v.v…, để tu
chánh đạo. Sự hỷ lạc phát sanh do các phương tiện nhìn, cười (nhưng không xúc chạm thân thể) được dùng trong Sự mật và Hành mật.
Đại sư Tông Khách Ba.
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
1dca2b95c24ae2d574234e08484ffc8f.jpg


*THÀNH TỰU CHÂN THẬT LUẬN NÓI: QUẢ KIM CANG TRÌ NẾU TU TẬP PHƯƠNG TIỆN KHÔNG PHẢI MẬT THỪA, THÌ CẦN TRẢI QUA VÔ SỐ KIẾP MỚI THÀNH TỰU.
-NHƯNG DÙNG PHƯƠNG TIỆN ~KIM CANG THỪA~ (Vô Thượng Du Già Mật) THÌ CÓ THỂ THÀNH TỰU DỄ DÀNG TRONG MỘT ĐỜI.

Thành Tựu Chân Thật Luận (Skt: Tattvasiddhināmaprakaraṇa) nói: “Quả vị Kim Cang Trì, nếu tu tập bằng những phương tiện khác (không phải Mật thừa), cần phải trải qua vô số kiếp mới thành tựu, nhưng nếu đầy đủ phương tiện của Kim Cang thừa, thì có thể thành tựu dễ dàng ngay trong một đời.”
 
Sửa lần cuối:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
176b06cbc27991462a587da4369ee3bc.jpg

MINH PHI TRONG BA BỘ MẬT THẤP VÀ TRONG VÔ THƯỢNG DU GIÀ MẬT ĐỀU LÀ SỰ QUÁN TƯỞNG.
Các Mật bộ bậc thấp không có những pháp tu tập nêu trên [như cười, nhìn, v.v…] với minh phi thật sự, mà ngay cả Vô thượng du già mật cũng chưa nói về các pháp tu tập như vậy [cho các Mật bộ cấp thấp], cho nên hành giả nên hiểu rằng các vị minh phi, như Phật Nhãn (Lochana), v.v.., đều là sự quán tưởng.
Đại sư Tông Khách Ba
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
f9d217c2f1ba44faa2f82fd267e5d025.jpg

SỰ MẬT CHÚ TRỌNG ĐẾN NGOẠI HẠNH, CŨNG KHÔNG PHẢI TU TẬP NỘI ĐỊNH.
Ngài Phật Mật trong Đại Nhật Kinh Sớ (Skt:Vairocanābhisaṃbodhitantrabhāṣya) nói: “Sự mật tuy chú trọng đến ngoại hạnh, nhưng cũng không phải không tu tập nội định.”


----------------------------------------------------------------------------

TRONG HOAN HỶ KIM CANG LƯỢC NGHĨA SỚ NÓI: NẾU HÀNH GIẢ YẾU KÉM NĂNG LỰC THIỀN ĐỊNH VỀ CHÂN NHƯ, ƯU NGOẠI HẠNH THÌ DẠY CHO HỌ SỰ MẬT.
Hoan Hỷ Kim Cang Lược Nghĩa Sớ (Skt: Hevajrapiṇḍārthaṭīkā) giải thích rằng: “Nếu hành giả yếu kém năng lực thiền định về pháp chân như,nhưng lại ưa thích ngoại hạnh, thì giảng dạy Sự mật cho họ.”
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top