- Tham gia
- 13/8/18
- Bài viết
- 955
- Điểm tương tác
- 216
- Điểm
- 43
TẠI SAO ĐỨC PHẬT NÓI TẤT CẢ CÁC PHÁP KHÔNG TỰ TÁNH? NGÀI GIẢI THÍCH TRONG GIẢI THÂM MẬT KINH NHƯ SAU: LÀ ÁM CHỈ BA TÁNH.
*TƯỚNG KHÔNG TỰ TÁNH. (BIẾN KẾ SỞ CHẤP TÁNH)
*SINH KHÔNG TỰ TÁNH. (Y THA KHỞI TÁNH)
*THẮNG NGHĨA KHÔNG TỰ TÁNH (VIÊN THÀNH THẬT TÁNH).
Kinh Giải Thâm Mật: “Nên biết, khi ta nói tất cả các pháp đều không tự tánh là muốn ám chỉ ba không tự tánh: Tướng không tự tánh, sinh không tự tánh, và thắng nghĩa không tự tánh.
“Tướng không tự tánh của các pháp là gì? Đó là biến kế chấp tánh của các pháp. Tại sao? Bởi vì biến kế chấp tánh do giả danh thiết lập, chứ không phải do tự tánh thiết lập. Cho nên được gọi là tướng không tự tánh.
“Sinh không tự tánh của các pháp là gì? Đó là y tha khởi tánh của các pháp. Tại sao? Bởi vì nó duyên vào các nhân duyên khác mà hiện hữu, chứ không phải tự nó hiện hữu. Cho nên được gọi là sinh không tự tánh.
“Thắng nghĩa không tự tánh của các pháp là gì? Các pháp được gọi là không tự tánh bởi vì sinh không tự tánh, nghĩa là các pháp do nhân duyên sinh khởi cũng được gọi là thắng nghĩa không tự tánh. Tại sao? Ta đã hiển thị các pháp, nếu là đối tượng thanh tịnh [của sự tu tập], đều là thắng nghĩa không tự tánh. Y tha khởi tánh [tuy] không phải là đối tượng thanh tịnh, ta cũng gọi là thắng nghĩa tự tánh.
“Lại có viên thành thực tánh của các pháp cũng được gọi là thắng nghĩa không tự tánh. Tại sao? Bởi vì vô ngã tánh của các pháp được gọi là thắng nghĩa, cũng được gọi là không tự tánh. Đây là thắng nghĩa của tất cả các pháp, được hiển thị bởi không tự tánh, và vì những lý do này, nó được gọi là thắng nghĩa không tự tánh.
“Nên biết, tướng không tự tánh giống như hoa đốm hư không. Sinh không tự tánh giống như ảo ảnh, và một phần của thắng nghĩa không tự tánh cũng giống như vậy. Ví như hư không, chỉ khi nào hình sắc ẩn mất, [mới] được hiển hiện khắp nơi. Một phần thắng nghĩa không tự tánh cũng giống như vậy, chỉ được hiển lộ bởi vô ngã tánh của các pháp, và bởi vì nó hiển hiện khắp nơi.”
“Vì muốn ám chỉ ba loại không tự tánh này nên ta nói tất cả các pháp là không tự tánh. Ông nên biết vì ta muốn ám chỉ tướng không tự tánh nên ta nói tất cả các pháp đều không sinh, hoặc không diệt, xưa nay vốn tịch tĩnh, tự tánh vốn là Niết bàn.”
Sửa lần cuối: