Từ Bi là cốt lõi của đạo Phật!

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Uy Lực Của Lòng Từ Bi
Chư Phật, Bồ Tát thường tu tập tâm từ bi, cho nên khi đối diện với những hoàn cảnh nguy nan thì có tâm từ ấy phát ra uy lực kỳ diệu để bảo vệ các ngài hoặc để cứu giúp chúng sanh. Trong kinh Đại Bát Niết-bàn, các quyển 15 và 16 có chép lại nhiều trường hợp linh diệu về uy lực của lòng từ bi, chúng tôi xin theo nội dung trong kinh mà lược kể lại dưới đây.

Có một lúc, Đề-bà-đạt-đa xúi giục vua A-xà-thế làm hại Như-lai. Lúc ấy, đức Phật cùng với các vị đệ tử đi khất thực vào thành Vương Xá. Vua A-xà-thế liền cho con voi dữ Hộ Tài uống rượu đến say cuồng rồi thả ra, muốn cho voi ấy làm hại Phật và các đệ tử.

Lúc đó, voi say hung dữ đạp chết rất nhiều người, máu đổ ra lênh láng khắp nơi, mùi máu bốc lên tanh nồng khắp nơi càng làm cho voi thêm hăng máu. Nó thấy những người ở gần Phật mặc áo màu đỏ, ngỡ là máu, liền hung hăng xông tới. Trong các đệ tử của Phật, những người chưa chứng thánh quả đều sợ chạy tứ tán, chỉ trừ ngài A-nan là không chạy.

Trong thành Vương Xá, tất cả nhân dân đều đồng thời kêu khóc, than vãn rằng: “Đáng buồn thay! Đáng buồn thay! Hôm nay đức Như Lai chắc phải chết mất! Tại sao chỉ trong một buổi mai mà Chánh giác phải tán hoại?”

Lúc ấy, Đề-bà-đạt-đa lấy làm vui vẻ, thốt lên rằng: “Sa-môn Cồ-đàm chết đi là phải lắm!. Từ nay trở đi, chắc chắn là ông ấy chẳng còn trên đời này nữa. Khoái thay! Sung sướng thay! Chủ ý của ta nay được toại nguyện!

Lúc ấy, đức Phật muốn hàng phục con voi say hung dữ Hộ Tài, liền nhập định từ bi, rồi duỗi tay ra chỉ nó. Tức thời, từ nơi năm ngón tay của Phật hiện ra năm con sư tử. Voi thấy vậy hoảng sợ, phủ phục ngay xuống đất nơi chân đức Phật.

Về sau, Phật dạy các đệ tử rằng:
“Lúc ấy, ở năm ngón tay của Như Lai thật ra không có sư tử. Đó là sức thiện căn tu từ của Như Lai, khiến cho con voi ấy nhìn thấy như thế và chịu khuất phục.




Trích chuyện Đức Phật ngày xưa của cư sĩ Đoàn Trung Còn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83

Tiêu Diện Đại Sĩ là vị Bồ Tát chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sanh. Hóa thân của ngài Bồ Tát Quan Thế Âm, mặt trước là hình tượng mang sắc tướng nữ, rất mực từ bi với dương chi ngọc liễu và bình cam lồ sẵn sàng độ sanh giải nạn. Mặt sau của hóa thân là hình tướng nam, là một vị thần dáng điệu oai nghiêm, trang phục võ tướng nhiều màu sắc sặc sỡ, tay phải cầm lá cờ, tay trái chống nạnh, gương mặt quái dị hung dữ với 3 cái sừng nhọn trên đầu và trán, hai mắt lồi to trợn ngược dữ tợn, sáng hoắc, cái miệng rộng nhe răng lởm chởm, khạc ra lửa khói, đặc biệt nhất là chiếc lưỡi thè cong dài xuống tới ngực. Chiếc lưỡi là biểu tượng uy quyền, đặc trưng nhất của ông Tiêu. Trong cái thế giới bóng tối dày đặc của ma quỷ, ông Tiêu xuất hiện với gương mặt hung dữ, dễ sợ để xua đuổi ma quỷ, ma quỷ tránh né ông bằng cách chạy về phía có ánh sáng, nơi đó ma quỷ sẽ được cứu vớt ra khỏi ác đạo.

Nhiều người thắc mắc chùa là nơi hướng dẫn Phật tử trở về con đường lành, thờ Ngài Vi Đà đủ rồi, tại sao lại thờ cả Ngài Tiêu Diện Đại Sĩ?

Thật ra, bản ý của chư Tổ qua hai hình tượng trên mang một ý nghĩa thâm trầm. Bởi vì lòng từ bi trong nhà Phật lúc nào cũng muốn đem lại sự an vui, lợi lạc cho tất cả chúng sanh, nhưng do trình độ chúng sanh không giống nhau, nên các phương tiện hóa độ của chư Phật, Bồ-tát cũng khác nhau. Có người dùng lời hiền hòa, cử chỉ thương yêu chỉ dạy họ liền cảm mến nghe theo. Có người ngang bướng dùng lời hiền hòa nói họ không chịu nghe, buộc lòng phải có thái độ dường như ác dữ mới chuyển họ được. Như trên đã nói, Bồ Tát Quan Thế Âm vì phương tiện cứu độ loài quỷ đói, không để họ tiếp tục gây tạo ác nghiệp ăn thịt người nữa; nên vì lòng đại từ bi, Bồ Tát Quan Thế Âm đã phải hiện thân vào loài quỷ đói, đóng vai ác, để rồi cuối cùng cảm hóa được loài chúng sanh này.

http://www.thegioiphatgiao.vn/dactrung/ho-phap-chu-ton-bo-tat
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
25- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bà Tu Mật Đa nữ

Học xong với Sư Tử Tần Thân là vị xuất gia có đầy đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, vị Tỳ kheo Ni này lại giới thiệu Thiện Tài đến cầu đạo với mẫu người hoàn toàn trái ngược. Đó là Bà Tu Mật Đa làm kỹ nữ. Đến cầu học với Bà Tu Mật Đa vì trên bước đường học đạo Bồ tát, Thiện Tài không từ chối bất cứ việc làm nào ở trần gian. Làm được nhiều việc khó là Bồ tát lớn, làm được tất cả là Phật.

Bà Tu Mật Đa là Bồ tát lớn mà kinh Hoa Nghiêm giới thiệu rằng bà hiện thân vào tầng lớp xã hội, làm nghề bán hương sắc cho người mua vui. Nhưng đối với Sư Tử Tần Thân, vị này hoàn toàn đáng kính trọng.

Có người nghĩ Thiện Tài đạo đức trong sạch, không nên để cho Bà Tu Mật Đa cám dỗ, phải tìm cách ngăn chặn. Nhưng có người hiểu được hạnh của Bà Tu Mật Đa, bảo Thiện Tài nên nghe Sư Tử Tần Thân tìm đến vị này học đạo.

Từ trong tâm tưởng, Thiện Tài nghe Bà Tu Mật Đa nói bà chứng được pháp vô tham dục tế. Quả thật, vì Bà Tu Mật Đa chứng pháp vô tham dục, hoàn toàn thanh tịnh nên sắc đẹp của bà không làm cho người khởi lên lòng tham dục. Hảo tướng của Bà có tác dụng giúp người hướng thượng, về với đạo, sống trong giải thoát; trong khi sắc đẹp của người thế gian khiến người khởi tâm nhiễm ô, dùng để khuyến dụ người vào con đường tội lỗi.

Những người theo Bà Tu Mật Đa không còn sanh tâm tham dục, người trông thấy hoặc nghe bà thuyết pháp liền xa lìa lòng tham ái, sống với phạm hạnh thanh tịnh. Điều này chứng minh tác động của sắc thân Bồ tát đã hiển hiện, còn sắc đẹp khêu gợi cho người si ám thì chẳng tốt lành gì.

Đứng ở vị trí chư Thiên quan sát, Bà Tu Mật Đa biến thành thiên nữ đẹp nhất, nhưng nếu Dạ Xoa nhìn thì thấy bà là Dạ Xoa nữ đẹp nhất, bất cứ loài nào cũng thấy bà hiện thân đẹp nhất theo tâm tưởng của chúng. Tuy nhiên, ai thấy cũng đều xa lìa tham dục.

Chỉ dưới mắt Thiện Tài đắc đạo mới thấy và hiểu được điều kỳ đặc ẩn chứa bên trong con người như vậy, người bình thường khác chỉ thấy một con người không ra gì tập họp những thành phần đáng khinh chê.

Trên bước đường hành đạo, tôi đã gặp một người dưới dạng Bà Tu Mật Đa. Một số Thầy trong chùa khuyên tôi cẩn thận, vì bà này ghê gớm, có nhiều chồng. Nhưng dưới mắt tôi, con người thật của bà ta từ trẻ đến già đã từng trải qua biết bao đen tối của cuộc đời. Hiện tại vì tràn ngập khổ đau, hối hận, nên phát tâm tu, cầu học pháp giải thoát để vơi bớt phiền muộn. Tôi thấy rõ bà ta phát tâm nên giáo hóa để bà ấy tu tạo được nhân lành, còn nghiệp ác quá khứ thì không nên phê phán. Nhìn bề ngoài thấy họ xấu, nhưng trong lòng còn chút tâm đạo biết giúp người tu. Và chính bà đã ủng hộ tiền gạo giúp cho đạo tràng tu trong những ngày khởi đầu còn nhiều khó khăn.

Theo tôi, chúng ta cần thấy rõ một người lúc nào họ xấu, lúc nào tốt. Và từ cùng cực của hành động xấu ác, họ dễ trở thành người tốt nhất. Điển hình như vua A Dục nổi tiếng ác, nhưng khi phát tâm tu, không ai tốt bằng ông, hộ pháp đắc lực bằng ông. Từ cùng cực của việc ác, có cái thiện sanh ra, vì họ hối hận hành động ác nên dễ làm điều tốt. Và cùng cực thiện lại sanh ra ác, như người bố thí cúng dường nhiều thường kiêu mạn. Họ cúng nhiều, giúp người nhiều và sanh ra tánh khinh người, nhất định mai kia họ cũng sẽ sa cơ thất thế bị người khinh lại.

Tu hành theo tinh thần Hoa Nghiêm, trên chơn tánh hoàn toàn bình đẳng, tốt xấu không khác. Và trên hiện thực cuộc sống, người có hành động tốt, tâm tưởng tốt vì hoàn cảnh phải làm việc xấu, chúng ta vẫn trân trọng, không nên xem thường họ. Thí dụ điển hình như tấm gương hiếu thảo của Thúy Kiều trong truyện Kiều của Nguyễn Du, ai mà không khởi tâm thương xót thân phận khổ đau của người nữ bán mình để cứu cha.

Thiết nghĩ nhìn người bề ngoài không đáng tin cậy, nhưng chúng ta thấy được bồ đề tâm của họ và chỉ giáo hóa bồ đề tâm ấy, chắc chắn sẽ cải hóa được họ.

Theo HT Thích Trí Quảng.

http://vncphathoc.com/kho-sach/chi-tiet-25-thien-tai-dong-tu-cau-dao-voi-ba-tu-mat-da-nu/
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Phật pháp lấy tâm từ bi làm chính

“Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn chính xác, là tâm tuỷ của Phật giáo Đại thừa, biểu đạt được nội dung chân thật của Phật giáo. Vì vậy tín đồ của Phật giáo Đại thừa nên tư duy nghiêm mật, nắm bắt thiết thực nhất!

Phần I: Phật pháp lấy tâm từ bi làm chính


“Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn chính xác, là tâm tuỷ của Phật giáo Đại thừa, biểu đạt được nội dung chân thật của Phật giáo. Vì vậy tín đồ của Phật giáo Đại thừa nên tư duy nghiêm mật, nắm bắt thiết thực nhất!
Từ phương diện tu hành của Bồ-tát, như trong Kinh thường nói: “Đại bi là đứng đầu”; “Đại từ bi là căn bản”. Từ phương diện tu học hoàn thành viên mãn Phật quả thì trong Kinh thường nói: “Chư Phật Thế Tôn, lấy đại bi làm thể”, Còn trong Luận thì nói: “Phật tâm là đại từ bi”. Kinh Luận đều có nhất trí với nhau, cốt lõi về thực hành và quả vị của Đại thừa, không phải là gì khác, đó chính là từ bi. Tách rời khỏi từ bi thì không có Bồ-tát, cũng không có Phật.
Cũng có thể khẳng định: nếu như không có từ bi, thì không có Phật pháp, vì Phật pháp phát huy trên cơ sở từ bi. Tôn chỉ của Đại thừa như vậy, nếu hành giả Thanh văn chuyên suy nghĩ về “tự lợi” thì sẽ không đồng ý với quan điểm này. Nhưng ba tạng Kinh Luật Luận mà hành giả Thanh văn cùng thừa nhận, thì đức Phật Thích Ca xác thật là như vậy.

Từ hành trạng quá khứ của cuộc đời Thế Tôn thì: lúc ban sơ nhất, động cơ dẫn đến phát tâm tu đạo của Ngài là do lần quan sát trong buổi lễ canh nông. Thế Tôn được sinh ra và lớn lên ở nơi vương cung, rất khó có dịp quan sát sự canh tác trồng trọt của nông phu. Khi Ngài thấy nông phu vất vả dưới ánh nắng chói chang, đói khát mệt mỏi mà vẫn không được nghỉ ngơi; nhìn thấy con trâu đang phục dịch kéo cày, bị đánh đập, bị cái ách gây tổn thương chảy máu trên cổ; thấy luống đất khi xới lên, có rất nhiều côn trùng nhỏ, bị chim chóc cắn mổ; thấy máu của con bò chảy xuống đất, không lâu sau sản sinh ra con giòi, trở thành thực phẩm cho chim chóc.
Chúng sinh tự tàn hại lẫn nhau, sự gian khổ của nông phu, khắc họa lên bức tranh tàn khốc của thế gian. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, nội tâm của đức Thế Tôn đau xót sâu sắc, từ đó Ngài đã suy nghĩ đến vấn đề cầu đạo và giải thoát thế gian. Nhưng lúc này chỉ xuất phát từ suy nghĩ vì cá nhân!
Sau đó, đức Thế Tôn lại đi du hành, nhìn thấy già bệnh và tử vong. Từ sự thể nghiệm của cá nhân mà hiểu được con đường đau khổ chung của nhân loại phải trải qua, chính mình cũng không thể tránh khỏi. Từ tha nhân mà hiểu được chính mình, từ chính mình mà suy luận đến tha nhân.
Quá trình đau khổ trong lịch trình sinh mạng của chúng sinh, nếu chỉ suy nghĩ vì mình, tức thành tâm yếm ly (khổ) của Thanh văn. Nếu như không chỉ vì chính mình, mà còn vì tất cả chúng sinh, tức thành tâm từ bi lân mẫn của Bồ-tát. Đức Thế Tôn vốn không phải suy nghĩ vì cá nhân, do đó dưới cội Bồ-đề, triệt ngộ chân thật của kiếp nhân sinh, liền đi khắp lưu vực của hai bờ sông Hằng, đến khắp mọi nẻo đường để chuyển pháp luân, đánh trống pháp, thổi pháp loa, đem pháp âm vi diệu, kêu gọi chúng sinh đang đau khổ nên thức tỉnh giác ngộ.

Nếu xem từ truyện ký, thì cuộc đời của đức Thế Tôn, không ra ngoài đại từ đại bi, biểu hiện tâm từ bi của đức Phật. Nếu thâm sâu hơn nữa mà suy tìm chuyện tu hành trong quá khứ của đức Thế Tôn, như theo truyền thuyết trong Bổn Sinh Đàm, Bồ-tát quên mình hy sinh vì người khác! Vô cùng từ bi thương xót chúng sinh!
Học giả Thanh văn cũng nói: Bồ-tát lấy tâm từ mà tu Ba-la-mật-đa, khi viên mãn thì thành tựu Phật quả. Do đó việc thực hành và quả vị của Đại thừa (Bồ-tát và Phật) là tâm hành từ bi quán triệt từ đầu tiên cho đến cuối cùng. Nếu như lìa khỏi từ bi, thì làm sao xứng với tên gọi Đại thừa được!

Trong Kinh điển Đại thừa: Bồ-tát với Thanh văn đều gọi là con của đức Phật, nhưng Bồ-tát giống như con của trưởng giả do vị đại phu nhân sinh ra, còn Thanh văn giống như con của người ở. Điều này muốn nói: Bồ-tát là đích tử của đức Phật, sẽ tiếp nối sự nghiệp cao quý của Ngài và có huyết thống thuần chính. Thế còn Thanh văn thì sao? Mặc dù họ cũng y vào lời Phật dạy và giáo pháp để tu tập, nhưng không tránh khỏi sự hỗn tạp của huyết thống ti tiện. Huyết thống ti tiện này, Thế Tôn chỉ cho người có tâm hạnh độc thiện sống ẩn dật hoặc tu khổ hạnh ở Ấn Độ đương thời.

Thanh văn thuộc trong Phật pháp, có một phần trí tuệ thâm sâu, song không thể đại biểu cho sự viên mãn của Phật pháp, bởi vì có hàm chứa một phần đi ngược với tinh thần của Đức Phật, tức không có đại từ bi, cho nên trong “Kinh Hoa Nghiêm” đưa ra ví dụ hàng Nhị thừa được sinh từ sau lưng của đức Phật.

Vì vậy, nếu thiên về pháp Thanh văn mà nói, chuyên lấy tâm hạnh của Thanh văn làm Phật pháp, thì không thể khẳng định Phật pháp lấy từ bi làm căn bản được.

Song căn cứ vào tinh thần Đại thừa tiêu biểu cho Đức Phật, thì từ bi làm căn bản, là thích đáng nhất hiển bày và phát huy được bản chất của Phật giáo, là tâm tuỷ của đức Phật.


Quán Như (dịch)

(Trích trong tác phẩm “Ba điều cần thiết cho người học Phật” của Hòa thượng Ấn Thuận)

http://senvangonline.net/tam-tu-bi-trong-dao-phat.html
 

Cõng đá đi tu

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 1 2017
Bài viết
51
Điểm tương tác
13
Điểm
8
“Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn chính xác, là tâm tuỷ của Phật giáo Đại thừa, biểu đạt được nội dung chân thật của Phật giáo. Vì vậy tín đồ của Phật giáo Đại thừa nên tư duy nghiêm mật, nắm bắt thiết thực nhất!

Phần I: Phật pháp lấy tâm từ bi làm chính


“Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn chính xác, là tâm tuỷ của Phật giáo Đại thừa, biểu đạt được nội dung chân thật của Phật giáo. Vì vậy tín đồ của Phật giáo Đại thừa nên tư duy nghiêm mật, nắm bắt thiết thực nhất!
Từ phương diện tu hành của Bồ-tát, như trong Kinh thường nói: “Đại bi là đứng đầu”; “Đại từ bi là căn bản”. Từ phương diện tu học hoàn thành viên mãn Phật quả thì trong Kinh thường nói: “Chư Phật Thế Tôn, lấy đại bi làm thể”, Còn trong Luận thì nói: “Phật tâm là đại từ bi”. Kinh Luận đều có nhất trí với nhau, cốt lõi về thực hành và quả vị của Đại thừa, không phải là gì khác, đó chính là từ bi. Tách rời khỏi từ bi thì không có Bồ-tát, cũng không có Phật.
Cũng có thể khẳng định: nếu như không có từ bi, thì không có Phật pháp, vì Phật pháp phát huy trên cơ sở từ bi. Tôn chỉ của Đại thừa như vậy, nếu hành giả Thanh văn chuyên suy nghĩ về “tự lợi” thì sẽ không đồng ý với quan điểm này. Nhưng ba tạng Kinh Luật Luận mà hành giả Thanh văn cùng thừa nhận, thì đức Phật Thích Ca xác thật là như vậy.

Từ hành trạng quá khứ của cuộc đời Thế Tôn thì: lúc ban sơ nhất, động cơ dẫn đến phát tâm tu đạo của Ngài là do lần quan sát trong buổi lễ canh nông. Thế Tôn được sinh ra và lớn lên ở nơi vương cung, rất khó có dịp quan sát sự canh tác trồng trọt của nông phu. Khi Ngài thấy nông phu vất vả dưới ánh nắng chói chang, đói khát mệt mỏi mà vẫn không được nghỉ ngơi; nhìn thấy con trâu đang phục dịch kéo cày, bị đánh đập, bị cái ách gây tổn thương chảy máu trên cổ; thấy luống đất khi xới lên, có rất nhiều côn trùng nhỏ, bị chim chóc cắn mổ; thấy máu của con bò chảy xuống đất, không lâu sau sản sinh ra con giòi, trở thành thực phẩm cho chim chóc.
Chúng sinh tự tàn hại lẫn nhau, sự gian khổ của nông phu, khắc họa lên bức tranh tàn khốc của thế gian. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, nội tâm của đức Thế Tôn đau xót sâu sắc, từ đó Ngài đã suy nghĩ đến vấn đề cầu đạo và giải thoát thế gian. Nhưng lúc này chỉ xuất phát từ suy nghĩ vì cá nhân!
Sau đó, đức Thế Tôn lại đi du hành, nhìn thấy già bệnh và tử vong. Từ sự thể nghiệm của cá nhân mà hiểu được con đường đau khổ chung của nhân loại phải trải qua, chính mình cũng không thể tránh khỏi. Từ tha nhân mà hiểu được chính mình, từ chính mình mà suy luận đến tha nhân.
Quá trình đau khổ trong lịch trình sinh mạng của chúng sinh, nếu chỉ suy nghĩ vì mình, tức thành tâm yếm ly (khổ) của Thanh văn. Nếu như không chỉ vì chính mình, mà còn vì tất cả chúng sinh, tức thành tâm từ bi lân mẫn của Bồ-tát. Đức Thế Tôn vốn không phải suy nghĩ vì cá nhân, do đó dưới cội Bồ-đề, triệt ngộ chân thật của kiếp nhân sinh, liền đi khắp lưu vực của hai bờ sông Hằng, đến khắp mọi nẻo đường để chuyển pháp luân, đánh trống pháp, thổi pháp loa, đem pháp âm vi diệu, kêu gọi chúng sinh đang đau khổ nên thức tỉnh giác ngộ.

Nếu xem từ truyện ký, thì cuộc đời của đức Thế Tôn, không ra ngoài đại từ đại bi, biểu hiện tâm từ bi của đức Phật. Nếu thâm sâu hơn nữa mà suy tìm chuyện tu hành trong quá khứ của đức Thế Tôn, như theo truyền thuyết trong Bổn Sinh Đàm, Bồ-tát quên mình hy sinh vì người khác! Vô cùng từ bi thương xót chúng sinh!
Học giả Thanh văn cũng nói: Bồ-tát lấy tâm từ mà tu Ba-la-mật-đa, khi viên mãn thì thành tựu Phật quả. Do đó việc thực hành và quả vị của Đại thừa (Bồ-tát và Phật) là tâm hành từ bi quán triệt từ đầu tiên cho đến cuối cùng. Nếu như lìa khỏi từ bi, thì làm sao xứng với tên gọi Đại thừa được!

Trong Kinh điển Đại thừa: Bồ-tát với Thanh văn đều gọi là con của đức Phật, nhưng Bồ-tát giống như con của trưởng giả do vị đại phu nhân sinh ra, còn Thanh văn giống như con của người ở. Điều này muốn nói: Bồ-tát là đích tử của đức Phật, sẽ tiếp nối sự nghiệp cao quý của Ngài và có huyết thống thuần chính. Thế còn Thanh văn thì sao? Mặc dù họ cũng y vào lời Phật dạy và giáo pháp để tu tập, nhưng không tránh khỏi sự hỗn tạp của huyết thống ti tiện. Huyết thống ti tiện này, Thế Tôn chỉ cho người có tâm hạnh độc thiện sống ẩn dật hoặc tu khổ hạnh ở Ấn Độ đương thời.

Thanh văn thuộc trong Phật pháp, có một phần trí tuệ thâm sâu, song không thể đại biểu cho sự viên mãn của Phật pháp, bởi vì có hàm chứa một phần đi ngược với tinh thần của Đức Phật, tức không có đại từ bi, cho nên trong “Kinh Hoa Nghiêm” đưa ra ví dụ hàng Nhị thừa được sinh từ sau lưng của đức Phật.

Vì vậy, nếu thiên về pháp Thanh văn mà nói, chuyên lấy tâm hạnh của Thanh văn làm Phật pháp, thì không thể khẳng định Phật pháp lấy từ bi làm căn bản được.

Song căn cứ vào tinh thần Đại thừa tiêu biểu cho Đức Phật, thì từ bi làm căn bản, là thích đáng nhất hiển bày và phát huy được bản chất của Phật giáo, là tâm tuỷ của đức Phật.


Quán Như (dịch)

(Trích trong tác phẩm “Ba điều cần thiết cho người học Phật” của Hòa thượng Ấn Thuận)

http://senvangonline.net/tam-tu-bi-trong-dao-phat.html
Kính các đạo hữu!
Từ bi, hay kinh luận, ngữ lục thì đều là pháp ở cõi ta bà cả. Từ bi là bố thí, mà bố thí được vô lượng phước đức chính là bố thí ba la mật: bố thí mà không thấy vật bố thí, ko thấy mình bố thí, ko thấy người được bố thí. Thử hỏi quý vị từ bì đã làm được bao nhiêu phần như thế? Kinh văn ngữ lục cỹng là pháp, mà pháp ở cõi ta bà thì cũng tuân theo đúng quy luật thành, trụ, hoại, diệt. Sau này có người viết lại kinh hay thay đổi ngữ lục thì cũng là điều bình thường. Một mình thầy Viên Quang hay diễn đàn ppol, hay rất nhiều người nữa ngăn chặn thì cũng không thay đổi được. Sống ở cõi ta bà này thì đâu cũng là chảo lửa thôi, hãy độ mình mới là gốc của giải thoát vậy
Kính!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Đạo Phật là đạo hòa bình, lấy tinh thần từ bi làm cốt lõi

Phật giáo được khai sinh tại thành Ca-tỳ-la-vệ (thuộc nước Ấn Độ bây giờ) cách nay hơn 2.500 năm. Dù trải qua bao thăng trầm nhưng Phật giáo vẫn tồn tại và ngày càng phát triển rộng khắp thế giới, luôn lấy tinh thần từ bi, bình đẳng đến với hòa bình giải thoát khổ đau.

Đạo Phật cho rằng thế gian này khổ vì ba thứ Tham, Sân, Si, trong đó si mê là gốc cội của tất cả. Chính vì thiếu trí tuệ mà con người có những suy nghĩ và hành động lầm lẫn do tham lam hoặc thù hận thúc đẩy để gây ra khổ đau cho mình, cho người. Thế giới không sống được trong hòa bình cũng do tham, sân, si gây ra chiến tranh.

Người Phật tử còn được giáo dục về luật nhân quả của tình thương. Nếu ta tạo được hạnh phúc cho người thì người cũng sẽ mang lại hạnh phúc cho ta. Nếu ta gây đau khổ cho người thì người cũng sẽ gây lại đau khổ cho ta. Đức Phật còn dạy thêm:
“Lấy oán báo oán, oán oán chồng chất
Lấy ân báo oán, oán sẽ tiêu diệt”

Giáo lý đạo Phật là giáo lý “Từ bi và giải thoát” chứ không phải là giáo điều để cột buộc tín đồ. Đức Phật chưa bao giờ tuyên bố: “Các người phải theo ta hay tôn thờ ta”. Trái lại, Ngài khuyên nhủ: “Các con tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”. Đó là lý do người Phật tử ít có sự cố chấp, ràng buộc, mà coi mọi giá trị đúng sai, tốt xấu chỉ có tính tương đối, tùy duyên và tạm thời. Do đó người Phật tử dễ dàng thông cảm và “tùy thuận chúng sanh”, dễ dàng sống hòa bình với các tư tưởng khác. Cụ thể thời đại Lý Trần, tuy đạo Phật được coi là quốc giáo nhưng nhân dân, Phật tử vẫn xem trọng Khổng giáo và Đạo giáo (tam giáo đồng nguyên).

Điểm nổi bật của đạo Phật là trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã qua nhiều xứ sở trên đất nước Ấn Độ để hàng phục người “ngoại đạo”, “tà đạo” chỉ bằng lẽ phải và lòng từ bi. Rồi sau khi Ngài nhập diệt, các đệ tử và hậu duệ của Ngài đã truyền bá chánh pháp trong suốt gần 3.000 năm, qua nhiều quốc gia, không hề xảy ra một cuộc chiến tranh tôn giáo nào.

Đạo Phật phản đối chiến tranh, đề xướng hòa bình. Bởi lẽ, có chiến tranh là có sát hại sinh mạng, bao gồm con người và cả động vật cấp thấp. Đại Trí Độ Luận viết: “Trong tất cả các tội, sát sanh là tội nặng nhất. Trong tất cả công đức, không sát sanh là công đức đứng đầu…”. Đạo Phật đã đi theo lịch sử loài người, phát triển nhịp nhàng bằng chất liệu tình thương, hoàn toàn không sử dụng bạo lực, bạo quyền. Chất liệu ấy như dòng suối mát lạnh, ngọt ngào làm cho vạn vật tốt tươi, cỏ cây đâm chồi nẩy lộc. Từ bi hiện hữu giữa cuộc đời là thần dược xoa dịu những nỗi đau của nhân loại, hàn gắn những rạn vỡ tình người, xua tan những oán căm thù hận. Lòng từ bi còn giải quyết những căn bản khổ đau của kiếp phù sinh, đưa người ta đến an vui trọn vẹn.

Nhà bác học lỗi lạc nhất thế kỷ 20 Einstein đã phải thốt lên rằng: “Tôn giáo trong tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản ý thức đạo lý phát xuất từ kinh nghiệm, tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”. Còn ông Nehru, Cựu Chủ tịch Ủy ban hòa bình thế giới phát biểu: “Nhân loại ngày nay phải chọn một trong hai con đường. Một là nguyên tử và khinh khí là con đường diệt vong, một nữa là lòng từ bi của đạo Phật là con đường sống còn”.

Từ nghĩa là từ năng nhất thiết chúng sanh chi lạc, Bi nghĩa là bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ. Từ bi mang niềm vui cho tất cả chúng sinh, là một tình thương vượt qua mọi ranh giới, mọi quan hệ, bao trùm lên tất cả muôn loài. Đối với
Phật giáo, tất cả chúng sanh đều là bạn hữu, chẳng phân biệt đây hay kia, thân hay sơ, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn, người hay vật.

Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy tình cảm phần lớn chỉ giới hạn trong mối quan hệ một đẳng cấp, một chủng loại, một phạm trù nào đó. Khi vượt ra ngoài, lắm khi chúng ta thường đối xử hững hờ, kỳ thị với nhau, thậm chí chống đối, tàn sát lẫn nhau một cách khủng khiếp. Chúng ta đang sống trong một thời đại quyền lực và danh vọng đang khống chế con người, tham vọng của nhân loại bùng vỡ một cách cùng cực, chiến tranh liên tục xảy ra, những cuộc chạy đua kinh tế, chính trị, quân sự đang phô bày khắp nơi trên thế giới, lửa hận thù tràn ngập khắp hành tinh, thảm trạng này đang có cơ hội đưa nhân loại đến vực thẳm của sự diệt vong. Chính lúc này, từ bi của đạo Phật là chất liệu rất cần thiết cho cuộc đời. Đức Phật đã dạy: “Hận thù không dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù, đó là định luật từ ngàn xưa”.

Chỉ khi nào con người sống trọn vẹn với tinh thần cao đẹp ấy của đạo Phật, chúng ta mới thấy, mới cảm nhận, mới hưởng được niềm hạnh phúc vô biên.


Huỳnh Phong Lưu

http://daophatkhatsi.vn/phat-giao-v...a-binh-lay-tinh-than-tu-bi-lam-cot-loi-1.html
 

Vô Năng

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 2 2017
Bài viết
139
Điểm tương tác
42
Điểm
43
Vô Năng hỏi nhỏ như thế này, không biết quý đạo hữu đã làm tốt Ngũ giới cấm và tránh xa Thập ác chưa?
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Vô Năng hỏi nhỏ như thế này, không biết quý đạo hữu đã làm tốt Ngũ giới cấm và tránh xa Thập ác chưa?

Lão tôn lại hỏi một ý nhỏ là vị nào thoát được cái bé bé ấy chưa thì đứng ra ta thảo luận .
Chỉ cần thoát được cái bé bé ấy là ổn ra phết rồi đấy, thoát được tí be bé ấy là đã có thể đứng nhìn đời mà cười rũ rượi rồi đấy, và có quyền ăn to nói lớn rồi đấy .hahahahahahaahahahahahha........
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Đặt tên một cái tiêu đề mà cũng không xong mà suốt ngày suốt buổi cứ vỗ ngực xưng danh này này nọ nọ, hề hề. Giáo lý căn bản của Phật Pháp là Vô ngã/Không, Tánh không nên y chân lý thì chư pháp không có cốt lõi nên chỉ có kẻ học hành như cái lá mít bị...sâu thủng lỗ chỗ mới nói "Từ bi là cốt lõi..."?!!!

Hề hề, Trừng Hải
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Đặt tên một cái tiêu đề mà cũng không xong, hề hề suốt ngày suốt buổi lại vỗ ngực xướng danh này này nọ nọ. Giáo lý căn bản của Phật Pháp là Vô ngã/Không, Tánh không nên y chân lý thì chư pháp không có cốt lõi nên chỉ có kẻ học hành như cái lá mít bị...sâu thủng lỗ chỗ mới nói "Từ bi là cốt lõi...", hề hề

Trừng Hải

Vậy mấy hòa thượng cao tăng kia đáng sách dép của tên Trừng Hải. Người điên chỉ trích dẫn bài viết của họ thôi. Ông nói người điên này chỉ biết chửi làm thú vui, mà ông thì không khác gì ráo. heeeeeee. Nực cười cho chánh nhân quân tử. Người điên này trước giờ nó xem nó là tên điên khùng cũng tự nhận lá mít thủng lỗ chổ, vì nó điên nên nó làm chuyện điên khùng là dám cả gan chửi vào mặt mấy tên chánh nhân quân tử như ông. heeeeeeeeeeeee. A di đà Phật!
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Vậy mấy hòa thượng cao tăng kia đáng sách dép của tên Trừng Hải. Người điên chỉ trích dẫn bài viết của họ thôi. Ông nói người điên này chỉ biết chửi làm thú vui, mà ông thì không khác gì ráo. heeeeeee. Nực cười cho chánh nhân quân tử. Người điên này trước giờ nó xem nó là tên điên khùng cũng tự nhận lá mít thủng lỗ chổ, vì nó điên nên nó làm chuyện điên khùng là dám cả gan chửi vào mặt mấy tên chánh nhân quân tử như ông. heeeeeeeeeeeee. A di đà Phật!

Này rượu ngon đùi gà giả, chả nem lừa toàn là đồ thanh tịnh cả , xài đi rồi ngủ một giấc dài dài cho làng nghỉ một chút lão điên.
Chẳng lẽ điên mà không đói khát à. hahahahahahaahahhahaha......
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Này rượu ngon đùi gà giả, chả nem lừa toàn là đồ thanh tịnh cả , xài đi rồi ngủ một giấc dài dài cho làng nghỉ một chút lão điên.
Chẳng lẽ điên mà không đói khát à. hahahahahahaahahhahaha......

đáng lẽ nghỉ ngơi rồi nhưng có tên chánh nhân quân tử nó ghé nó diễn thuyết điếc lỗ tai quá. heeeeeeee. Lão cứ làm tiếp việc của lão đi. A di đà Phật!
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
A Di Đà Phật.

Kinh Pháp Cú nói rằng chớ khinh điều ác nhỏ, chớ khinh điều thiện nhỏ. Vì từ những thứ nhỏ nhặt đó mới xây dựng được thứ lớn lao. Ví dụ nhé, một con ốc, một con vít trông be bé như vậy nhưng lại rất quan trọng, tuy nhiên nhiều người lại không ý thức như vậy, nhiều người bỏ qua những điều nho nhỏ như vậy, cho nên Cầu Cần Thơ mới sập nhịp dẫn, dẫn đến biết bao điều đau lòng. Cũng vậy, công quỹ, mỗi người tùy tiện xài một ít, một ít thôi nhưng công quỹ bị hao hụt, rồi thì nhà nước phải tăng thuế.

Những hành động nhỏ như vậy, tưởng chừng không có gì "ác độc" nhưng kết quả thì lại "ác độc".

Từ bi, đơn giản là yêu thuơng, vì yêu thuơng kẻ khác, chúng vì họ "chịu thiệt" để họ được lợi ích, ta lấy hạnh phúc của người khác là hạnh phúc của mình. Không nhất thiết là những công việc to tác, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ. Ta giữ giới luật, ta khiêm tốn, nhẫn nhục, tin tấn trong việc thực hành đó. Điều này giúp gieo một ấn tượng tốt vào tâm thức của kẻ khác, họ nghĩ về Phật pháp nhiều hơn, yêu thích Phật pháp hơn, và hạt giống Phật pháp tăng trưởng, họ cũng ý thức hơn về những điều thiện - ác, do đó đời sống của họ thay đổi, vận số của họ thay đổi.

Đức Phật rõ ràng thấy được tầm quan trọng của những việc nho nhỏ.
Cũng như việc Niệm Phật vãng sanh, nếu không công phu hằng ngày thì làm sao lúc lâm chung có thể Đới nghiệp vãng sanh?
Cũng như cận tử nghiệp vậy, mỗi ngày tạo một ít nghiệp chướng, đến thời đến khắc thì quả báo đến. Lúc đó, chỉ e có hối cũng muộn màng. Lúc đó mỗi người tự khắc biết những cái "nhỏ nhỏ" nó có "nhỏ" hay không thôi.

Tuy nhiên, nếu quý đạo hữu nhận thấy mình đã đại khai ngộ, đã viên giác, thì Vô Năng không có điều gì để nói.

Những điều bạn nói rất là tốt ,và mọi người hầu như ai cũng có ý thức như bạn. nhưng ta đặt một câu hỏi là : tại sao chúng ta đều ý thức như vậy mà cuộc đời vẫn khó thay đổi cho toàn thiện được?
Theo mình nghĩ có lẽ là chúng ta chỉ tỉa cành mà lại vun gốc chăm bón tưới tắm cho nó mạnh khỏe....
Cho nên suốt đời phải chặt , phải tỉa. lỡ để quên một thời gian thì nó thành rừng rậm.
Vậy ai thấy được và dám đào gốc rễ ?
Chỉ cần thấm đau khổ, hiểu được dục lạc từ những tham đắm mong cầu là cái chi, đem so với bình thường giản dị thử xem nặng nhẹ bên nào hay hơn , khi đó mới 5 đến 7 lần thậm chí vài ba chục lần mới dám nhổ cái gốc rễ đó.
Cái đó chính là tham dục, trước là ái dục mới sinh ra mọi nhu cầu để đáp ứng ham muốn.
Nay cứ chặt đứt hay nhổ hết cái thằng cu anh đi xem thử, mọi thứ nó tự động rụng hết đó bạn. cứ tin mình và làm thử đi.
Còn chuyện giác ngộ à?
chỉ là thấy cái không phải của mình mà xưa nay cứ đòi lấy và đòi giữ thì thả cho nó đi, và cũng đừng ôm thêm cái gì vào nữa. còn những thứ mà nó độc hại môi trường thì ôm cho chặt, gọi cho kỹ mà đốt mỗi ngày một tí cho khi nào nó hết thì thôi .... chứ giác ngộ cái chi.
Ề! đừng có mà nghe trong sách vở hay lời các đại ca nói kiểu ..... mà tin rồi cũng học đòi mệt lắm bạn ơi, chỉ đọc , nghe rồi chọn lựa cái ý nào thật thì thử làm theo nếu đúng thì tin và ráng mà thực hành cho đến lúc thấy thoải mái....
Thôi nhé lời tôi cũng từ thực tế bản thân mà nói ra , nếu không hợp hay không vừa lòng thì coi như chưa nghe gì hết ...
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63

Nếu dễ thì đâu gọi là "nghiệp chướng", chữ chướng tức là cản trở, là trở ngại, trong từ ngữ là thể hiện rõ ràng rồi. Vô Năng đọc kinh văn hình như chưa thấy được từ "dễ" hay "dễ dàng". Kinh văn toàn nói chư bồ tát đạp lên chông gai mà đi, chứ không thấy có chổ nói "ngồi mát đợi sung" bao giờ.

Nếu nói về việc nhổ gốc rễ, thì Phật đã nói rất nhiều lần trong các kinh văn, ngay cả những bài tụng mà mỗi buổi chiều Phật Tử hay đọc tụng cũng có đề cập. Vô Năng nói lại thì thấy thừa quá.
Nếu nói bộ phận sinh dục là gốc của khổ đau thì chắc quý vị Thái Giám hẵn là đều giải thoát cả rồi.

Đạo hữu nói chỉ lựa chọn cái ý nào "được" mới thực hành. Vô Năng cũng vậy thôi, những gì Vô Năng nói, Vô Năng đều thực hành qua và thấy hợp lý, thấy đúng như những gì kinh văn đề cập, những lời chư Tổ đã nói, chứ Vô Năng không nói những gì mình không biết, không hiểu, không tỏ tường.
Vô Năng tôn trọng quan điểm của đạo hữu, "thấy được mới thực hành", vì Phật đã nói chúng sanh chổ "yêu/ghét" khác nhau (tức căn cơ khác nhau) nên phương tiện khác nhau, nên tạm nói Ba Thừa, Niết Bàn, Phật Tánh. Đó, thấy không, kinh điển nói đâu có sai.

A Di Đà Phật.

Nói thật nha! Các vị bị cái bệnh chữ nghĩa và dính chặt vào kinh điển quá nhiều thành ra bị lệ thuộc, cộng với sự từng trải ( sự va đập và nhận ra sự khổ đau thật sự ở cuộc sống ) còn ít do cuộc đời có nhiều may mắn...
nếu lúc nào trong bụng cũng còn mấy chữ chư Phật và chúng sanh thì có tu ngàn đời cũng chẳng thấy ra được gì đâu.
Vì cái lẽ chân thật nhất mà kinh điển nói thì các vị lại không chịu hiểu. xưa nay Phật và chúng sinh đâu có khác biệt. tự thân chúng sinh là Phật, Phật và chúng sinh không hai không khác. ấy vậy mà các vị cứ đứng trên cái phân biệt của kẻ bị tự kỷ.....
Còn cái gốc của luân hồi tái sinh và khổ đau chính là tham ái. nói trắng ra là thích gái, thích đàn ông.
Nói nhổ hay chặt không phải là đem cuốc đào hay dùng dao chặt phăng thằng cu mà chính ra nhận thức từ thực tế khổ đau do chính nó đem lại mà làm chủ cái ý thức ham muốn bằng tư duy quán chiếu theo nhiều phương pháp mà kinh điển đã nói, như những bài thuốc chữa bệnh, ai hợp với thang nào thì dùng......
Chớ nói dễ với khó, dễ , khó cũng ở nơi mình cả.
Kể cả bỏ thuốc lá, mọi người ai cũng thấy nó khó vô cùng, nhưng với tôi khi thấy đã đến lúc bỏ là một phát bỏ ngay tức khắc , mặc dù hút trên 40 năm chỉ sau một sự quyết định.
Tất nhiện với ái dục thì chỉ khi nào nhận ra nó là hòn đá nặng trĩu của cuộc đời, là nguyên nhân đưa chúng ta đến vất vả gian truân và ngày càng chìm đắm trong bể khổ.... thì mới từ bỏ được nó.
Song khi nhận biết thì không có gì là khó. còn nếu đang bị nó chi phối, trói buộc ... thì chớ có mong cầu chuyện giác ngộ giải thoát gì ráo. vì từ nó sẽ sinh ra muôn vàn rắc rối cho cuộc sống... cái này chắc các vị biết , nên không cần nói.
Vậy các vị hãy thử bắt tay vào cái việc từ bỏ ái dục xem thế nào, thấy cái chết về ái dục đã đến được đâu . nếu nó đã xuống mức thấp nhất thì chắc chắn trí tuệ và hiểu biết sẽ nâng lên rõ rệt...
Thôi tôi không có ý định giảng giải chi cả , chỉ là chia sẻ thực tế thôi, nên tùy các vị . ta chấm dứt ở đây về chuyện này nhé
 

Vô Năng

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 2 2017
Bài viết
139
Điểm tương tác
42
Điểm
43
Nói thật nha! Các vị bị cái bệnh chữ nghĩa và dính chặt vào kinh điển quá nhiều thành ra bị lệ thuộc, cộng với sự từng trải ( sự va đập và nhận ra sự khổ đau thật sự ở cuộc sống ) còn ít do cuộc đời có nhiều may mắn...
nếu lúc nào trong bụng cũng còn mấy chữ chư Phật và chúng sanh thì có tu ngàn đời cũng chẳng thấy ra được gì đâu.
Vì cái lẽ chân thật nhất mà kinh điển nói thì các vị lại không chịu hiểu. xưa nay Phật và chúng sinh đâu có khác biệt. tự thân chúng sinh là Phật, Phật và chúng sinh không hai không khác. ấy vậy mà các vị cứ đứng trên cái phân biệt của kẻ bị tự kỷ.....
Còn cái gốc của luân hồi tái sinh và khổ đau chính là tham ái. nói trắng ra là thích gái, thích đàn ông.
Nói nhổ hay chặt không phải là đem cuốc đào hay dùng dao chặt phăng thằng cu mà chính ra nhận thức từ thực tế khổ đau do chính nó đem lại mà làm chủ cái ý thức ham muốn bằng tư duy quán chiếu theo nhiều phương pháp mà kinh điển đã nói, như những bài thuốc chữa bệnh, ai hợp với thang nào thì dùng......
Chớ nói dễ với khó, dễ , khó cũng ở nơi mình cả.
Kể cả bỏ thuốc lá, mọi người ai cũng thấy nó khó vô cùng, nhưng với tôi khi thấy đã đến lúc bỏ là một phát bỏ ngay tức khắc , mặc dù hút trên 40 năm chỉ sau một sự quyết định.
Tất nhiện với ái dục thì chỉ khi nào nhận ra nó là hòn đá nặng trĩu của cuộc đời, là nguyên nhân đưa chúng ta đến vất vả gian truân và ngày càng chìm đắm trong bể khổ.... thì mới từ bỏ được nó.
Song khi nhận biết thì không có gì là khó. còn nếu đang bị nó chi phối, trói buộc ... thì chớ có mong cầu chuyện giác ngộ giải thoát gì ráo. vì từ nó sẽ sinh ra muôn vàn rắc rối cho cuộc sống... cái này chắc các vị biết , nên không cần nói.
Vậy các vị hãy thử bắt tay vào cái việc từ bỏ ái dục xem thế nào, thấy cái chết về ái dục đã đến được đâu . nếu nó đã xuống mức thấp nhất thì chắc chắn trí tuệ và hiểu biết sẽ nâng lên rõ rệt...
Thôi tôi không có ý định giảng giải chi cả , chỉ là chia sẻ thực tế thôi, nên tùy các vị . ta chấm dứt ở đây về chuyện này nhé

Từ khi nào mà nguyên nhân của khổ đau lại là Tham Ái? Có lẽ kinh điển cần phải chỉnh sửa lại cho hợp thế thời.

Ngày nay, do con người hạ thấp đẳng cấp của mình xuống, thấp đến mức quá gần với cảnh giới của súc sanh, cho nên mới bị tham ái (sắc tình) chi phối quá nhiều, cho nên chẳng thấy những thứ gì khác ngoài sắc tình.

Chúng sanh là Phật, đúng là như vậy, chúng sanh và Phật không phải khác biệt ở chổ bản chất mà là khác biệt ở chổ nhận thức.

Không có niềm tin, không có quyết tâm, mặc cho số phận, chỉ cầu tiểu Pháp, không cầu đại Pháp, tu Đại Thừa mà tinh thần Tiểu Thừa là tình hình chung hiện nay vậy.

Những lời này Vô Năng nói ra không phải là trách móc, phê phán ai cả, tại vì nghiệp lực rất lớn, kinh Địa Tạng nói nghiệp lực có thể cao như núi Tu Di, có thể sâu dường biển cả, có thể ngăn Đạo Thánh, nên chẳng thể trách ai cả. Chuyển nghiệp là việc vốn xưa nay không dễ mà.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Vậy mấy hòa thượng cao tăng kia đáng sách dép của tên Trừng Hải. Người điên chỉ trích dẫn bài viết của họ thôi. Ông nói người điên này chỉ biết chửi làm thú vui, mà ông thì không khác gì ráo. heeeeeee. Nực cười cho chánh nhân quân tử. Người điên này trước giờ nó xem nó là tên điên khùng cũng tự nhận lá mít thủng lỗ chổ, vì nó điên nên nó làm chuyện điên khùng là dám cả gan chửi vào mặt mấy tên chánh nhân quân tử như ông. heeeeeeeeeeeee. A di đà Phật!

_ Chỉ nói đến "tiêu đề" chớ không đề cập đến "bài viết" nghe chưa? Cứ mở miệng là la làng vu vạ; nhớ rằng hàng mã chỉ là đồ giả lừa được ma đói thôi nghe chưa, hề hề

_ Trừng mỗ nói thêm vài lời chỉ là để kiếm chứng có hay không cái gọi là "tâm đạo" mà Thầy Viên Quang đề cập, hiểu chưa? Chớ đối với Trừng mỗ thì "Nhân diện tâm dã" - "Tịch ngôn nhất nhất" hiểu chưa, hề hề

Trừng Hải
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
_ Đang nói đến "tiêu đề" chớ không đề cập đến "bài viết" nghe chưa? Cứ mở miệng là la làng vu vạ; nhớ rằng hàng mã chỉ là đồ giả lừa được ma đói thôi nghe chưa, hề hề

_ Trừng mỗ nói thêm vài lời chỉ là để kiếm chứng có hay không cái gọi là "tâm đạo" mà Thầy Viên Quang nói, rõ chưa? Riêng Trừng mỗ đối với những kẻ vỗ ngực xưng danh thì "Nhân diện tâm dã - Tịch ngôn nhất nhất" hiểu chưa, hề hề

Trừng Hải

Dạ thưa đại ca, cái tiêu đề em cũng lấy từ bài viết các vị cao tăng đấy anh ah, anh không có đọc mà anh cứ phán lung tung hết ah. Mỗi cái chuyện đọc mà ko chịu đọc thì biết cái gì mà phán hay vậy anh Trừng Hải. heeeeeeee. Thằng điên này làm sao nó có tâm đạo bằng chính nhân quân tử như anh, cần gì phải kiểm chứng hẻ. Việc làm người điên này thì người điên biết trời Phật biết chứ đâu cần phải chứng minh cho anh biết làm cái gì? Anh lo cho cái thân già của anh sắp đến ngày ra đi, không biết sẽ đi về nơi mô, thì tốt hơn hết á. A di đà Phật!
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Từ khi nào mà nguyên nhân của khổ đau lại là Tham Ái? Có lẽ kinh điển cần phải chỉnh sửa lại cho hợp thế thời.

Ngày nay, do con người hạ thấp đẳng cấp của mình xuống, thấp đến mức quá gần với cảnh giới của súc sanh, cho nên mới bị tham ái (sắc tình) chi phối quá nhiều, cho nên chẳng thấy những thứ gì khác ngoài sắc tình.

Chúng sanh là Phật, đúng là như vậy, chúng sanh và Phật không phải khác biệt ở chổ bản chất mà là khác biệt ở chổ nhận thức.

Không có niềm tin, không có quyết tâm, mặc cho số phận, chỉ cầu tiểu Pháp, không cầu đại Pháp, tu Đại Thừa mà tinh thần Tiểu Thừa là tình hình chung hiện nay vậy.

Những lời này Vô Năng nói ra không phải là trách móc, phê phán ai cả, tại vì nghiệp lực rất lớn, kinh Địa Tạng nói nghiệp lực có thể cao như núi Tu Di, có thể sâu dường biển cả, có thể ngăn Đạo Thánh, nên chẳng thể trách ai cả. Chuyển nghiệp là việc vốn xưa nay không dễ mà.

này Ông bạn Vô Năng!
Giờ lại nói tâm Đại Thừa Với Tiểu Thừa nữa à?
Vậy đọc cho hết đi rồi nói lại nhé. híc......
Cho nên bệnh tự kỉ nơi bọn trẻ và bệnh Alzheimercủa người già, thế giới còn gian nan về cách điều trị.
Chỉ hi vọng cao nhất là tự bản thân bệnh nhân tự hồi phục.
Ông nói tham ái không phải là cái nguyên nhân của khổ đau ; thì đạo Phật , Ông Thích Ca trốn nhà đi tu, và các vị cạo đầu vào chùa để làm gì?
Nếu không vì ái dục thì cần chi phải vô chùa?
Vì mọi thứ đều có thể cai được, nhưng Gái ( khoái lạc ) không thể cai được khi đêm nằm vợ nó ôm chặt như rắn rồi lại....hahahahahaahahahahahhaa. lại ra đường ông thấy đó, hay là ông bạn cũng đã Stop được cái khoản dùng dằng đi chẳng đứt được rồi à. hahahahahahahahahaha.
Lại nói tiếp , cái gì là tiểu pháp , cái gì đại pháp?
lại còn Thánh hay chẳng Thánh.hahahahahahahaaha.........
Không biết ông bạn đang nói lời đây là tiểu hay đại .hahahahahahahahahahhaha.........
Nói thật nha! ông giống mấy bà lên chùa cầu phúc , cầu phước ở các chùa, mà người đời họ gọi là tu Tịnh Độ quá.
Ông học kinh điển mà giống cái anh chàng giúp việc kể cho ông chủ về việc tại sao lại bể cái bình hoa quá.
là phải kể trình tự : con đang quét nhà thì thấy một con mèo từ ngoài ngõ đi vào , rồi nó rón rén đi xuống bếp , nó sục sạo mấy cái bát ăn cơm con chưa kịp rửa, rồi nó nhìn thấy một con chuột từ góc tủ.......hahahahahahahaahahhaahahhahah.....
Ôi! tưởng là con cháu của Huệ Năng, hóa ra là thật là Vô Năng vậy.
Ông mới thật là người thông kinh nhưng lại nghẽn mạch nhiều chỗ quá.
Thôi Bibi chúc an lành
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
này Ông bạn Vô Năng!
Giờ lại nói tâm Đại Thừa Với Tiểu Thừa nữa à?
Vậy đọc cho hết đi rồi nói lại nhé. híc......
Cho nên bệnh tự kỉ nơi bọn trẻ và bệnh Alzheimercủa người già, thế giới còn gian nan về cách điều trị.
Chỉ hi vọng cao nhất là tự bản thân bệnh nhân tự hồi phục.
Ông nói tham ái không phải là cái nguyên nhân của khổ đau ; thì đạo Phật , Ông Thích Ca trốn nhà đi tu, và các vị cạo đầu vào chùa để làm gì?
Nếu không vì ái dục thì cần chi phải vô chùa?
Vì mọi thứ đều có thể cai được, nhưng Gái ( khoái lạc ) không thể cai được khi đêm nằm vợ nó ôm chặt như rắn rồi lại....hahahahahaahahahahahhaa. lại ra đường ông thấy đó, hay là ông bạn cũng đã Stop được cái khoản dùng dằng đi chẳng đứt được rồi à. hahahahahahahahahaha.
Lại nói tiếp , cái gì là tiểu pháp , cái gì đại pháp?
lại còn Thánh hay chẳng Thánh.hahahahahahahaaha.........
Không biết ông bạn đang nói lời đây là tiểu hay đại .hahahahahahahahahahhaha.........
Nói thật nha! ông giống mấy bà lên chùa cầu phúc , cầu phước ở các chùa, mà người đời họ gọi là tu Tịnh Độ quá.
Ông học kinh điển mà giống cái anh chàng giúp việc kể cho ông chủ về việc tại sao lại bể cái bình hoa quá.
là phải kể trình tự : con đang quét nhà thì thấy một con mèo từ ngoài ngõ đi vào , rồi nó rón rén đi xuống bếp , nó sục sạo mấy cái bát ăn cơm con chưa kịp rửa, rồi nó nhìn thấy một con chuột từ góc tủ.......hahahahahahahaahahhaahahhahah.....
Ôi! tưởng là con cháu của Huệ Năng, hóa ra là thật là Vô Năng vậy.
Ông mới thật là người thông kinh nhưng lại nghẽn mạch nhiều chỗ quá.
Thôi Bibi chúc an lành

Luyện cáp mô công giờ được cả cương nhu kết hợp. Làm sao được vậy có thể chỉ giáo không? :D
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên