Từ khổ đau đến giải thoát

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ngày 1: Tương đối và tuyệt đối

Không gian và thời gian là môi trường hoạt động của tất cả nhà khoa học và triết học, cũng là môi trường hoạt động của tất cả vật chất và tinh thần; nếu lìa khỏi không gian và thời gian thì khoa học với triết học chẳng thể hoạt động, vật chất và tinh thần cũng không có chỗ y chỉ và tồn tại.

Nhưng không gian và thời gian là căn nhà do tư tưởng cảm giác của loài người tự kiến tạo ra, nếu không có tư tưởng và cảm giác thì căn nhà này không thể thành lập.

Vì tư tưởng, cảm giác là tương đối cho nên không gian, thời gian cũng là tương đối; vì không gian thời gian là tương đối cho nên vật chất, tinh thần, khoa học, triết học đều là tương đối; suy rộng ra vũ trụ vạn vật đều là tương đối.

Tương đối là đối lập nhau, phủ định với nhau.

Nhưng khi chúng ta bước vào cảnh giới tuyệt đối thì sở thấy của chúng ta sẽ là mênh mông vô biên, vô thỉ vô chung, vô cùng vô tận; ngay đó chẳng thể tưởng tượng thế nào gọi là không gian và thời gian, thế nào gọi là vật chất và tinh thần;

Ở quốc độ tuyệt đối vật chất và tinh thần là bình đẳng và cộng thể mà cùng nhau tồn tại, chẳng thể phân chia.

Ở đất này vĩnh viễn không có Duy tâm luận và Duy vật luận; vĩnh viễn không có dấu tích của kẻ Duy tâm luận và Duy vật luận. Họ chẳng thể dẫm chân vào đất này bởi vì:

Cánh cửa của tuyệt đối không bao giờ tư tưởng và cảm giác có thể mở ra.

Đường lối khoa học và triết học hiện nay chỉ là xu hướng đến chỗ sa mạc hoang vu của tương đối.

Thiền suy lý và biện chứng đang phiêu lưu nơi biển cả của vô minh
, vĩnh viễn không đến được bờ tuyệt đối.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Tuyệt đối tức là Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Phật Thích Ca nhìn thấu sự thật, dùng "bàn tay" Bát Nhã của Phật mở ra bức màn đen tối nơi hang ổ của tư tưởng cảm giác, hang ổ của kẻ tương đối ( khi trở về nơi này thì tự ngã theo đó tiêu diệt, cả vũ trụ thời gian và không gian cũng theo đó tiêu diệt, tất cả mâu thuẫn cũng theo đó tiêu diệt) thì trong khoảnh khắc tất cả tuồng kịch vui buồn tương đối đều tiêu diệt, trời đất hoát nhiên sáng tỏ, ngay đó tuyệt đối bắt đầu.

Đời sống của tuyệt đối này vô cùng phong phú, vô cùng an lạc đẹp đẽ chẳng gì so sánh bằng.

Ở đây không có sinh tử, không có thiện ác, không có giàu nghèo, không có giai cấp, không có trí ngu, không có thị phi, không có tốt xấu, không có mâu thuẫn, không có tất cả danh dự và hình thức của tương đối.

Ở đây chỉ có hoàn toàn bình đẳng vô hạn của tuyệt đối, tự do chân chính, an lạc vô cùng, cuối cùng đến chỗ không sanh không diệt, cũng là vĩnh sanh của tuyệt đối.

Thế giới tuyệt đối này tức là miếng đất trong sạch của Niết Bàn do mười phương chư Phật cùng nhau tán thán.

Phật Thích Ca đã dùng bốn chữ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh để khen ngợi cảnh đẹp của Niết Bàn này.

Gọi là Thường bởi ở đây chẳng sanh chẳng diệt, chẳng phải do sáng tạo mà là bổn nhiên.

Gọi là Lạc bởi ở đây vô khổ, vô lạc, chẳng có bó buộc và giải thoát.

Gọi là Ngã bởi ở đây vô ngã, vô nhân, vô Phật, vô chúng sanh; chẳng phải siêu thăng mà là bản trụ.

Gọi là Tịnh bởi ở đây vô cấu, vô tịnh, vô tội, vô phúc; chẳng cần tu tập mà bổn lai trong sạch.

Đem tất cả cảnh giới tương đối buông bỏ rồi tức là giải thoát.

Ấy là phương pháp duy nhất để tiến vào tuyệt đối
, gọi là pháp môn bất khả tư nghì.

Bất khả tư nghì tức là tuyệt đối chân như, nghĩa là chẳng thể dùng tư duy cảm giác để đạt đến; chẳng thể dùng ngữ ngôn văn tự để diễn tả;

Chỉ do phủ định tương đối mới có thể tiến đến quốc độ tự do bình bẳng của tuyệt đối.

Đến bản thể tuyệt đối này thì tất cả vấn đề tương đối như: sanh tử, thiện ác, khổ vui, tồn tại và huỷ diệt...tự nó giải quyết xong.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ngày 2: Lý luận và thực nghiệm.

Phật Thích Ca đem pháp thiền trực tiếp của Đại thừa tuyệt đối truyền lại cho người đời sau, ấy là kinh nghiệm quý báu của Ngài tự đã chứng qua, nếu chúng ta không chịu theo phương pháp ấy thực hành thì cũng như có chìa khoá mà không chịu mở khoá rương thì làm sao có được bảo vật trong rương?!

Bát nhã tâm Kinh có hai câu: "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc".

Theo đúng ý Kinh là: "Hiện tượng tức là Bản thể, Bản thể tức là Hiện tượng";

Bởi vì khi chứng nhập tuyệt đối rồi thì tất cả hiện tượng và sắc chất chướng ngại đều biến thành tuyệt đối mà chẳng thể phân chia; tinh thần và vật chất đến đây đều biến thành bản thể của tuyệt đối.

Mục đích của nhà triết học Tây Phương là nghiên cứu tìm hiểu lý nên không chịu lìa tư tưởng và cảm giác; còn mục đích của người tu trì Phật Pháp ở nơi liễu sanh thoát tử.

Triết học Tây Phương chú trọng lý luận; mà Phật Pháp thì chú trọng thực tiễn ( thực nghiệm, thực hành).

Thiền Tông là từ tương đối tiến vào tuyệt đối, là pháp Thiền trực tiếp chẳng qua nhiều lớp phủ định ( bất lập văn tự) , chỉ có một phủ định sau cùng, trực tiếp đả phá hang ổ của tư tưởng và cảm giác ( chỉ thẳng tâm người) , thẳng vào quốc độ tuyệt đối chân như.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ngày 3: Bản thể và hiện tượng.

Phật Thích Ca đem tất cả hiện tượng vũ trụ nhân sinh do tư tưởng và cảm giác nhận biết được đều gọi là Tướng.

Tướng tức là tương đối, là biến hoá, là hữu hạn, là chẳng thật, khiến cho chúng ta mê vọng.

Cả vũ trụ nhân sinh cho đến các phương pháp nhận thức luận đều là tương đối.

Ngài đặt tên bản thể tuyệt đối cuối cùng gọi là Tánh. Tánh tức là Phật, cũng gọi là Tự tánh, Chân Như...( Danh từ Tánh này không đồng ý nghĩa với tánh chất, tánh tình...)

Bản thể tuyệt đối, gọi là Tánh này, tức là tồn tại chân thật, là bất biến, là vô hạn, là khẳng định tuyệt đối, là bổn lai như thế nên cũng gọi là Như Lai.

Đại thừa Phật Pháp, trong quá trình phát triển ở Ấn Độ, có một phái chủ trương phát huy từ bản thể gọi là Tánh Tông, còn phái khác chủ trương từ hiện tượng dẫn dắt vào bản thể gọi là Tướng Tông.

Thực tế, khi hành trì Phật Pháp cuối cùng đạt đến bản thể tuyệt đối rồi thì bản thể và hiện tượng hợp một, tánh tướng bất nhị, cho nên cái Tánh của bản thể tuyệt đối này Phật Thích Ca gọi là Thực Tướng, nhằm chỉ rõ khi tiến vào tuyệt đối thì Tướng cũng biến thành chân thực tuyệt đối.

Khi chưa chứng nhập tuyệt đối, Tướng tức là tương đối chẳng thật, muốn chứng nhập bản thể tuyệt đối cần phải phủ định Tướng đạt đến : "Không, Vô tướng, Vô tác" mới cho là được giải thoát bước đầu tiên.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Lão ca ngươi có bệnh không? Đi chẳng tới đích tính quay lại làm loạn phải không?

Tông thừa từ xưa đến nay chẵng có 1 pháp để dạy người, chỉ bảo tự ngộ tự tu, nay cứ sách vỡ như thế hiểu được thì cũng thành trói buộc, thà lấy công án xiển duơng còn có ích hơn!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Lão ca ngươi có bệnh không? Đi chẳng tới đích tính quay lại làm loạn phải không?

Tông thừa từ xưa đến nay chẵng có 1 pháp để dạy người, chỉ bảo tự ngộ tự tu, nay cứ sách vỡ như thế hiểu được thì cũng thành trói buộc, thà lấy công án xiển duơng còn có ích hơn!

Nếu thấy chướng tức là còn có bệnh vậy!

Hoan hỷ, hoan hỷ.

Nói tự ngộ, tự tu; nếu thiếu Tín tâm, chẳng rõ đường lối há có thể cất bước nổi ư?!

Chẳng phải ai cũng bị khổ bức ngặt,
Lại may mắn nương Chánh Pháp mà ra.
Chẳng phải ai cũng y giáo phụng hành,
Lại kiên trì nhẫn nại tới ngày qua!

Nam mô A Di Đà Phật.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
:khi02:
Nếu thấy chướng tức là còn có bệnh vậy!

Hoan hỷ, hoan hỷ.

Nói tự ngộ, tự tu; nếu thiếu Tín tâm há có thể cất bước nổi ư?!

Lời nói gió bay! Ta làm chủ hay lão ca nguơi làm chủ? Lấy Tín mà vào tức còn không Tín, nay ta lại phải tin ta là cái vẹo gì?
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Nếu thấy chướng tức là còn có bệnh vậy!

Hoan hỷ, hoan hỷ.

Nói tự ngộ, tự tu; nếu thiếu Tín tâm, chẳng rõ đường lối há có thể cất bước nổi ư?!

Chẳng phải ai cũng bị khổ bức ngặt,
Lại may mắn nương Chánh Pháp mà ra.
Chẳng phải ai cũng y giáo phụng hành,
Lại kiên trì nhẫn nại tới ngày qua!

Nam mô A Di Đà Phật.


Vô tâm tiếp vật lợi sanh sao lại còn vướng? Mới bị ta ho một tiếng đã phun sạch thế thì tốt nhất lão ca nguơi về diện bích 3 năm nữa đi!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Vô tâm tiếp vật lợi sanh sao lại còn vướng? Mới bị ta ho một tiếng đã phun sạch thế thì tốt nhất lão ca nguơi về diện bích 3 năm nữa đi!

Ta vẫn còn nghi ngươi nhiều lắm!

Nếu quả "lời nói gió bay" thì...

Hoan hỷ, hoan hỷ.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ta vẫn còn nghi ngươi nhiều lắm!

Nếu quả "lời nói gió bay" thì...

Hoan hỷ, hoan hỷ.


Hì hì... tự tháo đinh bạt chốt cho mình mới hay!

Tiểu đệ cứ tháo ra buộc lại nhiều lần sắp thành thạo nghề này rồi ha ha... :khi32:
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Xin cho con 1 niềm tin tin vào chính bản thân mình. Nếu có thể khai ngộ thông đạt vạn pháp thì tự mình sẽ có niềm tin đó thôi. Tự tin, tự tu, tự chứng. Nhưng mà cái tập khí thật là khó chuyển. Tự buồn
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Xin cho con 1 niềm tin tin vào chính bản thân mình. Nếu có thể khai ngộ thông đạt vạn pháp thì tự mình sẽ có niềm tin đó thôi. Tự tin, tự tu, tự chứng. Nhưng mà cái tập khí thật là khó chuyển. Tự buồn

1 niệm đốn ngộ thì nhanh, niệm niệm nối tiếp thì khó, biết cách làm kế sống phải nên cố gắng, cố gắng... kiếp này không xong đợi đến kiếp nào, tinh tấn, tinh tấn!
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Cảm ơn bạn Ba Tuần đã đem lại những phút giây vui vẻ cho tôi với những tràng cười thật sảng khoái :D

Trước đây bạn đã từng chơi trò 'câu sau đá câu trước' chan chát, tự vả mồm mình với những câu nói kiểu như 'tôi là tánh giác' rồi sau đó lại 'tôi không phải là tánh giác'

Giờ căn bệnh đã tiến triển nặng lên đến tầm vũ trụ luôn rồi :D

Trích lại đọc cho vui:



1. Không gian và thời gian là môi trường hoạt động của tất cả vật chất và tinh thần

2. Nhưng không gian và thời gian là căn nhà do tư tưởng cảm giác của loài người tự kiến tạo ra, nếu không có tư tưởng và cảm giác thì căn nhà này không thể thành lập


Hí hí, lúc đầu thì nói không thời gian làm nền cho tinh thần nhưng sau đó nói tinh thần tạo ra không thời gian



khi chúng ta bước vào cảnh giới tuyệt đối thì sở thấy của chúng ta sẽ là mênh mông vô biên, vô thỉ vô chung, vô cùng vô tận; ngay đó chẳng thể tưởng tượng thế nào gọi là không gian và thời gian

Ấy, nói 'vô cùng vô tận' khi không có không thời gian thì chả khác gì nói 'chiếu sáng chói lòa' khi không có ánh sáng.



Cánh cửa của tuyệt đối không bao giờ tư tưởng và cảm giác có thể mở ra

Vậy thì cái gì có thể mở ra? Sao không dám nói là Linh hồn, còn ngại ngùng gì nữa? :icon_wink:


Đời sống của tuyệt đối này vô cùng phong phú, vô cùng an lạc đẹp đẽ chẳng gì so sánh bằng.

Ở đây không có sinh tử, không có thiện ác, không có giàu nghèo, không có giai cấp, không có trí ngu, không có thị phi, không có tốt xấu, không có mâu thuẫn, không có tất cả danh dự và hình thức của tương đối.


Bạn không hiểu nghĩa 'phong phú' rồi, lẽ ra nói 'đơn điệu' mới đúng chứ. Lại còn cho rằng nơi đó 'vô cùng an lạc đẹp đẽ' nữa chứ, trong khi câu sau thì lại nói 'không có tốt xấu' ý là nơi đó không có gì đẹp hết. Hí hí :D


Phật Thích Ca đem pháp thiền trực tiếp của Đại thừa tuyệt đối truyền lại cho người đời sau

Bạn nên đọc lại lịch sử phật giáo để hiểu cho đúng nhé. Phật Thích Ca chỉ truyền dạy phương pháp Thiền 4 niệm xứ, còn PG Đại thừa, trong đó có Thiền tông, sau khi Phật nhập diệt đến mấy trăm năm sau mới xuất hiện.


khi chứng nhập tuyệt đối rồi thì tất cả hiện tượng và sắc chất chướng ngại đều biến thành tuyệt đối

Cái gì chứng nhập? Chắc là bạn lại nói 'tánh giác', mà như vậy lại mâu thuẫn nữa rồi. Còn nói hiện tượng có sinh có diệt biến thành tuyệt đối vô sinh bất diệt lại mâu thuẫn tiếp nữa. Mà cứ cho là vậy thì lại nảy sinh vấn đề Phật đi thuyết giảng để làm gì?....


Bản thể tuyệt đối, gọi là Tánh này, tức là tồn tại chân thật, là bất biến

Cái này là 'bình mới rượu cũ' thôi chứ có gì lạ đâu, Ấn độ giáo gọi nó là Đại ngã :icon_wink:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Docoden tự xưng trí giả mà quả là kiến văn khiếm khuyết, mấy cái trích dẫn đó là tác phẩm "Đại thừa tuyệt đối luận" mà cũng không biết, tức cười :D :eek:nion66:
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Docoden tự xưng trí giả mà quả là kiến văn khiếm khuyết, mấy cái trích dẫn đó là tác phẩm "Đại thừa tuyệt đối luận" mà cũng không biết, tức cười :D :eek:nion66:


Ô hay, kinh Phật giáo nguyên thủy mà ta còn chỉ ra chỗ sai thì huống gì là "Đại thừa tuyệt đối luận" :D

Ngươi cũng như mấy phật tử trong đây chỉ hiểu nghĩa đen chứ không hiểu được nghĩa bóng, nhất là khi nói đến Tuyệt đối, là thứ mà tư duy và ngôn từ không thể diễn đạt cho đúng ý được. Nếu những chất vấn và sai sót mà ta chỉ ra, ngươi không biết giải thích thì chứng tỏ ngươi chỉ là con két :icon_wink:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ô hay, kinh Phật giáo nguyên thủy mà ta còn chỉ ra chỗ sai thì huống gì là "Đại thừa tuyệt đối luận" :D

Ngươi cũng như mấy phật tử trong đây chỉ hiểu nghĩa đen chứ không hiểu được nghĩa bóng, nhất là khi nói đến Tuyệt đối, là thứ mà tư duy và ngôn từ không thể diễn đạt cho đúng ý được. Nếu những chất vấn và sai sót mà ta chỉ ra, ngươi không biết giải thích thì chứng tỏ ngươi chỉ là con két :icon_wink:

Khà khà... lão ca ngươi đúng là con két! Đọc xong mấy lời tự vả vào mồm của huynh ta cười ngất, lão ca ngươi quả là người có khiếu hài hước, cười đau cả bụng :To funny:
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Khà khà... lão ca ngươi đúng là con két! Đọc xong mấy lời tự vả vào mồm của huynh ta cười ngất, lão ca ngươi quả là người có khiếu hài hước, cười đau cả bụng :To funny:

Ngươi chỉ ra xem chỗ nào ta tự vả mồm mình?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Cảm ơn bạn Ba Tuần đã đem lại những phút giây vui vẻ cho tôi với những tràng cười thật sảng khoái :D

Trước đây bạn đã từng chơi trò 'câu sau đá câu trước' chan chát, tự vả mồm mình với những câu nói kiểu như 'tôi là tánh giác' rồi sau đó lại 'tôi không phải là tánh giác'

Giờ căn bệnh đã tiến triển nặng lên đến tầm vũ trụ luôn rồi :D

Trích lại đọc cho vui:



1. Không gian và thời gian là môi trường hoạt động của tất cả vật chất và tinh thần

2. Nhưng không gian và thời gian là căn nhà do tư tưởng cảm giác của loài người tự kiến tạo ra, nếu không có tư tưởng và cảm giác thì căn nhà này không thể thành lập


Hí hí, lúc đầu thì nói không thời gian làm nền cho tinh thần nhưng sau đó nói tinh thần tạo ra không thời gian



khi chúng ta bước vào cảnh giới tuyệt đối thì sở thấy của chúng ta sẽ là mênh mông vô biên, vô thỉ vô chung, vô cùng vô tận; ngay đó chẳng thể tưởng tượng thế nào gọi là không gian và thời gian

Ấy, nói 'vô cùng vô tận' khi không có không thời gian thì chả khác gì nói 'chiếu sáng chói lòa' khi không có ánh sáng.



Cánh cửa của tuyệt đối không bao giờ tư tưởng và cảm giác có thể mở ra

Vậy thì cái gì có thể mở ra? Sao không dám nói là Linh hồn, còn ngại ngùng gì nữa? :icon_wink:


Đời sống của tuyệt đối này vô cùng phong phú, vô cùng an lạc đẹp đẽ chẳng gì so sánh bằng.

Ở đây không có sinh tử, không có thiện ác, không có giàu nghèo, không có giai cấp, không có trí ngu, không có thị phi, không có tốt xấu, không có mâu thuẫn, không có tất cả danh dự và hình thức của tương đối.


Bạn không hiểu nghĩa 'phong phú' rồi, lẽ ra nói 'đơn điệu' mới đúng chứ. Lại còn cho rằng nơi đó 'vô cùng an lạc đẹp đẽ' nữa chứ, trong khi câu sau thì lại nói 'không có tốt xấu' ý là nơi đó không có gì đẹp hết. Hí hí :D


Phật Thích Ca đem pháp thiền trực tiếp của Đại thừa tuyệt đối truyền lại cho người đời sau

Bạn nên đọc lại lịch sử phật giáo để hiểu cho đúng nhé. Phật Thích Ca chỉ truyền dạy phương pháp Thiền 4 niệm xứ, còn PG Đại thừa, trong đó có Thiền tông, sau khi Phật nhập diệt đến mấy trăm năm sau mới xuất hiện.


khi chứng nhập tuyệt đối rồi thì tất cả hiện tượng và sắc chất chướng ngại đều biến thành tuyệt đối

Cái gì chứng nhập? Chắc là bạn lại nói 'tánh giác', mà như vậy lại mâu thuẫn nữa rồi. Còn nói hiện tượng có sinh có diệt biến thành tuyệt đối vô sinh bất diệt lại mâu thuẫn tiếp nữa. Mà cứ cho là vậy thì lại nảy sinh vấn đề Phật đi thuyết giảng để làm gì?....


Bản thể tuyệt đối, gọi là Tánh này, tức là tồn tại chân thật, là bất biến

Cái này là 'bình mới rượu cũ' thôi chứ có gì lạ đâu, Ấn độ giáo gọi nó là Đại ngã :icon_wink:

Bạn Doccoden thân mến,

Đúng lý ra khi biết rõ giới hạn về khả năng đọc hiểu của bạn do chỉ loanh quanh trong cái chuồng ý thức nên không thể....không tự "vả vô mồm mình" để mà tỉnh táo hơn. Tuy thế, cũng ko nhất thiết phải 5 lần 7 lượt mời mọc người khác áp dụng làm chi...hề hề.

1,2: Thì gà đẻ ra trứng, trứng nở ra gà; bình thường đâu có gì khó hiểu?!

3: Hả?!

4: Không hiểu, muốn biết.

5: Bạn cố chấp nghĩa "phong phú" rồi; từ phong phú trong ngữ cảnh đã được định nghĩa ở đoạn dưới: không có sanh tử, không có thiện ác...

Nơi nào cũng an lạc, há chẳng lại không phong phú hơn dục lạc có điều kiện mà bạn đang hằng ngày tìm cầu đó sao?!

6: Bạn nên thực hành một chút...

7: Cái gì tu hành thì dùng cái đó chứng nhập

8: Đại ngã của Ấn Giáo là ngã tướng trong Phật Giáo. Mà hỏi cái này giống Đại ngã của Ấn Giáo, là giống trong sách hay giống trong thực tế?

Mà có biết Đại ngã trong Ấn giáo thực tế là cái gì ko?
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63


Bạn Doccoden thân mến,

Đúng lý ra khi biết rõ giới hạn về khả năng đọc hiểu của bạn do chỉ loanh quanh trong cái chuồng ý thức nên không thể....không tự "vả vô mồm mình" để mà tỉnh táo hơn. Tuy thế, cũng ko nhất thiết phải 5 lần 7 lượt mời mọc người khác áp dụng làm chi...hề hề.

1,2: Thì gà đẻ ra trứng, trứng nở ra gà; bình thường đâu có gì khó hiểu?!

3: Hả?!

4: Không hiểu, muốn biết.

5: Bạn cố chấp nghĩa "phong phú" rồi; từ phong phú trong ngữ cảnh đã được định nghĩa ở đoạn dưới: không có sanh tử, không có thiện ác...

Nơi nào cũng an lạc, há chẳng lại không phong phú hơn dục lạc có điều kiện mà bạn đang hằng ngày tìm cầu đó sao?!

6: Bạn nên thực hành một chút...

7: Cái gì tu hành thì dùng cái đó chứng nhập

8: Đại ngã của Ấn Giáo là ngã tướng trong Phật Giáo. Mà hỏi cái này giống Đại ngã của Ấn Giáo, là giống trong sách hay giống trong thực tế?

Mà có biết Đại ngã trong Ấn giáo thực tế là cái gì ko?


1.2. Nói đến 'gà - trứng' là theo cách hiểu dân gian thôi, theo một thời gian ngắn, thật ra theo thuyết tiến hóa thì với thời gian dài và do đột biến thì từ khủng long -> trứng gà -> gà. Nếu bạn so sánh thì cũng nên biết rằng đó là nói theo duy tâm, tức là tư tưởng cảm giác sinh ra không thời gian. Thật ra điều đó là sai, nó chỉ dùng để phá chấp duy vật. Bạn không thấy hướng ngược lại, Vật sinh ra Tâm, thì lại trở thành chấp duy tâm.

3. Có Thời gian mới có những khái niệm 'trước đây, hiện tại, sau này', có không gian mới có khái niệm 'đó, đây, nhỏ lớn, tí xíu, bao la, vô tận...' Do đó khi không có không thời gian thì không thể nói 'vô cùng tận' vì như vậy là ám chỉ đến không thời gian còn hiện hữu.

4. Là cái mà bạn đang tưởng tượng ra đó: tôi là tánh giác vô sinh bất diệt, toàn trí :icon_wink:

5. Ngữ cảnh nào cũng vậy, vì khi nói 'phong phú' là phải số nhiều và sai khác, mà tuyệt đối thì không còn sai khác thì làm sao gọi là 'phong phú' cho được

6. Đây là sự thật lịch sử, chỉ cần vào google tìm hiểu là biết ngay thôi, liên quan gì đến thực hành?

7. Giống như 4. đã nói, do đó bạn ở trong vòng lẩn quẩn của tánh giác. Mâu thuẫn về tánh giác của bạn chứng tỏ bạn đã đi sai đường.

8. Cách hiểu của bạn về Phật giáo y chang Ấn độ giáo: tánh giác là tiểu ngã, tuyệt đối là đại ngã, chứng nhập tức là tu tập sao cho tiểu ngã hòa nhập vào đại ngã :icon_wink:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
1.2. Nói đến 'gà - trứng' là theo cách hiểu dân gian thôi, theo một thời gian ngắn, thật ra theo thuyết tiến hóa thì với thời gian dài và do đột biến thì từ khủng long -> trứng gà -> gà. Nếu bạn so sánh thì cũng nên biết rằng đó là nói theo duy tâm, tức là tư tưởng cảm giác sinh ra không thời gian. Thật ra điều đó là sai, nó chỉ dùng để phá chấp duy vật. Bạn không thấy hướng ngược lại, Vật sinh ra Tâm, thì lại trở thành chấp duy tâm.

3. Có Thời gian mới có những khái niệm 'trước đây, hiện tại, sau này', có không gian mới có khái niệm 'đó, đây, nhỏ lớn, tí xíu, bao la, vô tận...' Do đó khi không có không thời gian thì không thể nói 'vô cùng tận' vì như vậy là ám chỉ đến không thời gian còn hiện hữu.

4. Là cái mà bạn đang tưởng tượng ra đó: tôi là tánh giác vô sinh bất diệt, toàn trí :icon_wink:

5. Ngữ cảnh nào cũng vậy, vì khi nói 'phong phú' là phải số nhiều và sai khác, mà tuyệt đối thì không còn sai khác thì làm sao gọi là 'phong phú' cho được

6. Đây là sự thật lịch sử, chỉ cần vào google tìm hiểu là biết ngay thôi, liên quan gì đến thực hành?

7. Giống như 4. đã nói, do đó bạn ở trong vòng lẩn quẩn của tánh giác. Mâu thuẫn về tánh giác của bạn chứng tỏ bạn đã đi sai đường.

8. Cách hiểu của bạn về Phật giáo y chang Ấn độ giáo: tánh giác là tiểu ngã, tuyệt đối là đại ngã, chứng nhập tức là tu tập sao cho tiểu ngã hòa nhập vào đại ngã :icon_wink:

Hề hề,

Phật Pháp là pháp thực hành, mà ko thực hành thì sẽ dẫn đến hiểu sai Phật Pháp như bạn.

Thôi tớ công phu tiếp đây...kaka
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên