Ba Tuần

Tư Tưởng của Trừng Hải về Phật Pháp.

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tam Giới rộng,

Biển Giác thanh,

Trùng trùng duyên hải sóng trong lành.

Ngộ mật nghĩa,

Thuyết chân ngôn,

Trừng Hải tiếp bước khơi dòng cạn !



Khởi !





9/9/2013.

VẠN LÝ TẦM CHÂN.

Link tại ĐÂY.


---------------------------------------------



TÙNG HẠ VẤN ĐỒNG TỬ


NGÔN SƯ THÁI DƯỢC KHỨ

CHỈ TẠI THỬ SƠN TRUNG

VÂN THÂM BẤT TRI XỨ

- Giả Đảo

Diễn nghĩa (Tầm Ẩn Giả Bất Ngộ):

"Người quân tử vì khởi nhu tâm tầm cầu ẩn giả khai thị con lộ thoát vòng tử sanh nên trèo đồi vượt suối về nơi sơn thôn cô quạnh khiêm nhường hỏi thăm em bé bên bóng tùng già trước sân am cốc. Lòng bồi hồi khi nghe tiếng trẻ thơ trả lời sư phụ của con đi hái thuốc vắng nhà mà dõi mắt theo bàn tay bé nhỏ chỉ về ngọn núi xa xa kia mà gối mõi chân chùn đồng tiếng lãnh lót ngân nga "Dạ ở nơi đám mây đó đó, kia kia" mà mờ mịt chẳng biết nơi đâu."

Kính thưa quý hữu, chớ vội nản lòng mà lưỡng lự trước muôn vàn tùng lâm kinh điển mà lưu luyến mối nhu tình xưa, nơi cuối ngày nắng nhạt e ấp gió lạnh thu chiều bên giòng sông thương tìm bờ vai tựa mời gọi quay về. Trừng Hải xin cùng quý hữu góp chút quang minh xua tan những bóng mây mù tà kiến thế gian cho đường vạn lý rỗng rang thanh phong, minh nguyệt mà thấy bến bờ kia mới thật là hạnh phước muôn niên, tuyệt tích não hoạt. Xin hãy giữ chí an phận trên con lộ tử sanh tích trữ lương thực ăn đường mà hưởng Hồng Phước Vô Biên là điều chắc chắc có thật. Mong lắm thay, mong lắm thay. Hề hề
________________

Kính thưa quý hữu, từ thuở mẹ cha sanh ra đến lúc mang nặng kiếp người với bao Lợi-Suy, Hủy-Dự, Xưng-Cơ, Khổ-Lạc tức được-mất, lời khen-tiếng chê, danh thơm-tiếng xấu, sướng-khổ đợt đợt ba đào đòi đoạn từng cơn lên voi xuống ngựa, dòng dòng khúc khủy bao mùa thu tàn đông tận làm cho người đầu bạc thân còng lúc nuốt hận không nguôi, lúc rưng rưng dòng lệ, lúc cuồng lúc điên bởi khổ đau nhiều hơn phước lạc là tánh thường còn của thế gian này, nhân gian nọ. Để rồi một hôm, khi thức giấc giữa đêm ba mươi đón mùa xuân đến, thấy việc xin chiếc lá vàng nơi người phu quét đường để làm bằng chứng yêu thương chỉ là huyễn tưởng thi ca muôn thuở dụng tâm làm dịu khổ đau chỉ để giữ lại khí lực nhỏ nhoi còn sót cho những cuộc tình về sau y cựu mà, bồi hồi nhớ lại tiếng kinh câu kệ mẹ hiền năm xưa chờ đại hồng chung thanh u nhã vận một trăm lẻ tám tiếng không phải để gọi hồn ai mà thức tỉnh kiếp người du thụy mà, nhỏ lệ bi ai vì tiếc thương thời gian chạy theo tiếng lòng u mê khát tình yêu thương vốn có sẵn nơi thân người trần thế vô ích vì nhầm tưởng người ước hẹn kia là nguồn suối làm dịu khổ đau khách lữ hành cuối đường vượt ải. Ôi may mắn thay vì người tỉnh giấc mà rời cơn mộng bé tìm đến diệu âm Bát Nhã Nguyên Sơ hiện tướng mẹ hiền năm xưa khuyên nhủ để mặc trần gian kia mà khai hỏa đăng tâm mà lên đường tìm cầu Vô Môn đến bờ giải thoát để dòng lệ kia, cơn đoạn trường nọ vĩnh viễn tuyệt tích mà cười Như Nguyện.

Hôm nay Trừng Hải này xin bắt đầu những dòng lược thuật thứ tự bước chân đầu của người cư sĩ quy hướng Phật Đạo tìm về Vô Vi vốn là vấn đề căn bản cần thiết để làm hành trang trên con lộ tử sanh tích trữ Tư Lương cho đến ngày Hồi Hướng tức Hồi Đầu Thị Ngạn. Cũng xin gởi gắm vào đây mối chân tình của người đi trước mà nói những lời chia xẻ mà mong người trẻ tuổi cảm ứng được Hồng Phước Vô Biên của Mười Phương Chư Phật mà thọ lãnh phong luân vi diệu lực khi nương theo Chánh Đạo mà quán sát Thuận Nghịch Hành Pháp Môn Toàn Chuyển Như Thật Hữu tức Diệu Không Trí mà gõ cửa Vô Môn chớ không hề có dụng tâm gì khác. Nên, xin quý hữu chớ mang lòng trần gian hơn thua được mất, vì lời Trừng Hải này chỉ là lời Tán Thán Vi Diệu Pháp Oai Lực Vô Biên chớ không hề có ý nói về công phu bản thân tức sở tu, mà gây rối với Trừng Hải này vì đây là Diễn Đàn Đại Chúng chứ không phải của riêng ai. Xin kính báo.


-----------------------------------------------------

KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC
Cầu cho chúng sanh an lạc, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn.
__________________________________

Kính thưa quý hữu, sau khi đã tỉnh giấc chiêm bao rời con mộng bé là người đã khởi tâm quy hướng Phật Đạo tìm về Chánh Pháp mà nương tựa Chúng Tăng Già trao cho Pháp Bảo tự tìm đường về Thường Lạc Ngã Tịnh tức Niết Bàn bởi thế nhân này, nhân gian nọ vốn chỉ có khổ đau vì ít phước lạc hay Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này chưa từng hiện tồn HẠNH PHƯỚC mà chỉ là huyễn hữu tức hoa đốm giữa hư không. Trước hết Trừng Hải xin đảnh lễ mà Sùng Kính Niệm Tưởng Phật Đà, người trước khi đắc Chánh Đẳng Chánh Giác là Thái Tử Siddattha đã rời bỏ vương vị giàu sang vua chúa cũng do thấy Khổ Đế tức sanh lão bệnh tử ở bốn cửa thành mà xuất gia.

TƯỞNG NIỆM PHẬT ĐÀ

Phật Đà tên là Siddattha (sanskrit: Siddhartha), dòng họ là Gotama (st. Gautama), sống ở Bắc Ấn vào thế kỷ 6 trước công nguyên. Cha Ngài là Suddhodana, trị vì vương quốc thuộc dòng họ Sakya (nay là Nepal). Mẹ Ngài là hoàng hậu Maya. Theo tập tục thời đó, Ngài lập gia đình lúc rất trẻ, 16 tuổi, với công chúa mỹ lệ, đoan trang Yasodhara. Hoàng tử trẻ sống trong cung điện riêng với mọi sự xa hoa của bậc Thái Tử con vua của một đất nước giàu có, thạnh trị và bình đẳng (nền cọng hòa). Nhưng rất đột ngột, khi đối diện với sự thật cuộc đời và khổ đau của nhân loại, Ngài đã quyết định rời bỏ gia đình để tìm cầu giải thoát - con đường thoát khổ, lúc 29 tuổi, không lâu sau khi con trai đầu lòng và duy nhất ra đời, Rahula, Ngài đã rời bỏ vương vị trở thành ẩn sĩ khổ hạnh tìm CHÂN ĐẾ VÔ THƯỢNG.

Trong suốt 6 năm, ẩn sĩ Gotama lang thang khắp thung lũng sông Hằng, gặp các đạo sư danh tiếng để học tập và thực hành các phương pháp tu đạo, và sau cùng Ngài đã thực hành phép tu khổ hạnh khắc nghiệt nhất mà một người tối thắng về sức khỏe có thể chịu đựng được. Nhưng tất cả đều không giúp Ngài tìm được CHÂN ĐẾ VÔ THƯỢNG. Do vậy, Ngài đã từ bỏ tất cả các phương pháp và tôn giáo truyền thống, tự đi trên đạo lộ mà Ngài tự tri. Vào một buổi chiều tối, ngồi ở gốc cây Bồ Đề-Bodhi-Cây Trí Huệ, lúc 35 tuổi, Phật Đà Gotama đắc Chánh Đẳng Giác, mà về sau cả chư thiên và nhân loại gọi là Đấng Chánh Biến Tri - Liễu Đạt Thật Tướng Toàn Vũ Trụ.

Sau khi đắc Chánh Đẳng Giác, Phật Đà Gotama đã giảng bài pháp đầu tiên cho năm vị ẩn sĩ khổ hạnh, là bạn đạo thuở trước, tại Vườn Nai-Lộc Uyển ở Thiên Thai Xứ-Isipatana nay là Sarnath gần Benares. Từ ngày đó, trong suốt 45 năm Ngài đã dạy cho đủ loại người, đàn ông - phụ nữ, vua chúa - nông dân, Bà la môn-không Bà la môn, tài chủ - ăn xin, trí giả - thất học, mà không hề có một sự phân biệt nào dầu nhỏ nhất. Ngài xác định không có một sự khác biệt nào giữa các giai cấp xã hội trong Giáo Pháp của Ngài; Và Phật Pháp rộng mở đối với tất cả những ai, đàn ông hay phụ nữ, có hiểu biết biện biệt và thực hành y lời dạy.

Lúc 80 tuổi, Đức Phật nhập diệt tại Kusinara, nay là Uttta Pradesh, Ấn độ.

(Theo THE BUDDHA, trong WHAT THE BUDDHA TAUGHT, của WALPOLA RAHULA. Việt dịch Trừng Hải)

Con xin đảnh lễ Phật Đà, Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.

QUY Y và THỌ GIỚI, Yếu Lược

Kính thưa quý hữu, bởi Quy Y-Thọ Giới là Pháp Giới thậm thâm tức huyền mật mà diệu tác vi, nên Trừng Hải khẩn mong quý hữu chú tâm mà lưu ý chớ không chỉ là những việc làm hành chánh như khai sanh, giấy chứng nhận mà nghiễm nhiên xem như hình thức thuộc thế gian bình thường không quan trọng.
Ngày xưa, Phật Đà sau khi đắc Chánh Đẳng Giác thì Ngài trầm tư: "Giáo Lý mà Ta khám phá như thật là nan am tường. Nó sâu thẳm vi tế, khó nhận thức; Mà chỉ có bậc trí giả mới thấy biết như nhiên, mới thông đạt về diệu lý chỉ đường thoát khổ. Nhưng trên thế gian vốn không có nhiều bậc thức giả. Phần đông chúng sanh không muốn chuốc lấy sự nặng nhọc trầm tư minh tưởng; họ chỉ muốn những điều dễ chịu, chạy theo du khoái mà hoan hỉ theo đời khoái lạc. Thế gian đắm chìm trong các mê say dục lạc; Nếu Ta tuyên thuyết các Giáo Pháp cho họ thì họ sẽ không hiểu Ta đang nói gì. Họ sẽ không chú tâm đến điều Ta dạy..." (The Life of The Buddha, Tỷ Kheo Silacara. Việt dịch trừng hải) Nên ngay sau đó Ngài tự tại quyết định không giảng dạy Chánh Pháp (The Manual of The Buddhism, Thera Narada, việt dịch trừng hải). Nên sau đó Đại Phạm Thiên Sahampati, sau khi đọc thấy tư tưởng này mà vì e sợ rằng thế gian sẽ đến nơi suy đốn do không nghe được Chánh Pháp-Saddhamma nên diện kiến Phật Đà và thỉnh cầu Ngài tuyên thuyết Chánh Pháp: "Cầu xin Đấng Đại Hùng Lực, Bậc Chiến Thắng, là Đại Đạo Sư, Đại Minh Sư của chư thiên và nhân loại đứng lên du phương thế gian. Cầu xin Ngài tuyên thuyết Chánh Pháp, vì sẽ có người am tường Chánh Pháp." Lời này được lập lại đến ba lần. Và may mắn thay lời khẩn cầu đã được chấp thuận, Pháp Bảo đã hiện tồn sau khi Phật Đà quay Bánh Xe Pháp-Chuyển Luân Vương tại Thiên Thai Xứ-Isipatana nơi Vườn Nai-Lộc Uyển (theo Nidana-Katha tức Vi Diệu Sử Phật Đà Sakyamuni).

Kính thưa quý hữu, trong thời gian đầu sau khi giảng dạy Chánh Pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, vương tử Yassa và ba anh em Kassapa-Ca Diếp...Phật Đà lúc đó chưa đưa ra nghi lễ Quy Y, Xuất Gia mà Ngài chỉ tuyên lời xác nhận "Ehi Bikkhu, hãy đến đây Tỷ Kheo." thì người thọ lãnh lời tuyên ngôn đã trở thành bậc Xuất Thế Gian, Tỷ Kheo đầy đủ Giới Hạnh, Uy Nghi, Y áo mà được chư cổ đức gọi là KIẾN ĐẾ ĐẮC GIỚI, được ghi lại trong Luật Tăng Kỳ hay Kinh Sớ. Nhưng về sau do thỉnh cầu của Chúng Tăng Già mà bằng Vô Thượng Chánh Biến Tri, Phật Đà đã chấp thuận cho các Tăng Già Thánh Giả thay mặt mà làm lễ Quy Y, Xuất Gia đối với các Sa di hay Ưu bà tắc-Upasaka, Ưu bà di-Upasika.

Cũng chính nhờ những kinh văn ghi lại này mà Trừng Hải tôi dám khẳng quyết rằng trong buổi lễ Quy Y, Thọ Giới chính Chúng Tăng Già thay mặt Đức Phật mà làm lễ và trao giới cho chúng cư sĩ tại gia nhưng thật ra Chư Vị là người trung gian trao cho chúng ta Giới Pháp từ chính Phật Đà muôn đời không đổi. Nên mới nói đây là nghi lễ thiêng liêng, siêu thế gian mà diệu dụng hiển bày chứ không có một chút gì trần tục, tầm thường và uế trược thuộc thế gian này đâu, thưa quý hữu.




------------------------------------------

Kính thưa quý hữu, hai chữ Quy Y là dịch nghĩa từ chữ Phạn NAMO hay NAMAH. Ngoài nghĩa quy y còn có nghĩa quy mệnh, kính lễ, qui lễ, cứu ngã, độ ngã...Và theo như những nghĩa này thì âm NAMO bao gồm cả thuận lẫn nghịch tức NHÂN QUẢ TƯƠNG QUAN nên rộng lớn như THẬT TẾ ĐẠI ĐẠO thuộc về BỔN MẪU-MALIKA theo A Tỳ Đàm tức Vô Tỷ Pháp là Vi Diệu Pháp. Hay thuộc nghĩa SIDDHA tức TẤT ĐẠT là âm A, một trong 50 tự môn khởi sanh Phạn Âm vi diệu lay chuyển đại địa theo cả ba phương cách như ngày xưa Bồ Tát Thiện Huệ-Sumedha quán chiếu Thập Ba La Mật cả Thượng, Trung, Hạ theo bốn phương tám hướng thuận nghịch sau khi được Phật Đà Nhiên Đăng thọ ký và phát Bồ Đề Tâm lên đường chứng đắc A Nậu Đà La Tam Miệu Tam Bồ Đề thành tựu PHẬT QUẢ (Đọc Maha Buddhavamsa). Do vậy hai âm NAMO tức QUY Y khi khởi sanh từ Phật tử có Bình Đẳng Tâm Vô Phân Biệt tuy chỉ hiển tướng thanh âm bình thường trên thế gian khổ đau sầu não mà không hề bị hòa lẫn mất tăm không dấu tích giữa muôn vàn tạp âm thô thiển, uế trược mà là phong hỏa luân quang lay động ba ngàn thế giới, cảm ứng MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT sanh huyền tác vi là Ứng Hóa Thân của chư Đại Bồ Tát Ma Ha Tát hiển lộ diệu tác vi là nguồn năng lượng vô cùng tận, diệu dụng toàn hảo không dư sót giúp người vững tâm trên con lộ tử sanh tìm cầu giải thoát với hồng danh NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Với chân tình ngưỡng mong quý hữu cảm thọ được chữ NAMO là pháp giới thậm thâm bất khả tư nghì nên Trừng Hải thô thiển so sánh giữa việc Thành Tâm niệm Hồng Danh Chư Phật với việc Trì, Hộ Chú và Niệm Chú mà biện biệt sự sai khác nơi tánh dụng giữa hai công phu này. Mà việc niệm Hồng Danh là truyền thống cổ kính ngàn đời mà chư cổ đức từ bi ân cần trao lại cho đời sau là phương tiện, phi phương tiện tuyệt tích cứu cánh mà diệu dụng hiển bày nhưng, như Trừng Hải nhận thấy, đang dần mai một với việc một số ít người ưa thích việc trì, hộ chú mà lầm lẫn với niệm chú nên vô tình rời xa đại đạo vì khuynh hướng tìm cầu pháp xảo dụng chỉ là giả phương tiện tùy duyên, tùy căn cơ, tùy pháp xứ khởi sanh trong một thì nghi nhất định mà thôi. Cho nên, lồng trong phần Quy Y, Thọ Giới, Trừng Hải xin dộng một tiếng đại hồng chung ngưỡng mong thức tỉnh những ai đã vô tình lìa xa truyền thống ngàn đời cổ kính uy nghi đức độ mà hiển bày từ bi viên mãn trí huệ là lời mẹ hiền năm xưa ru con giữa chiều đông giá rét bên ngọn hỏa phúc đăng tức đèn dầu đủ sức giữ ấm muôn đời con ngoan. Kính báo, kính báo, hề hề.


--------------------------------------------------

Kính thưa quý hữu, hôm qua Trừng Hải đã đưa ra sự tướng của việc Niệm Hồng Danh Chư Phật, và Trì, Hộ Chú nên hôm nay xin đưa ra cái nhìn lý tánh thô thiển cũng chỉ ngưỡng mong quý hữu thấy vẻ đẹp toàn mỹ của tâm chân thiện mà chư cổ đức bao đời nay ưu hoài ân cần gìn giữ trao lại cho đời sau phương tiện là phi phương tiện phi cứu cánh mà diệu dụng vô ngại hiển bày chính là Hồng Danh Chư Phật, chư Bồ Tát Phật mà tuy cũng có giới thiệu đến các câu chú để hộ trì chỉ là xảo phương tiện tùy duyên, tùy căn cơ, tùy pháp xứ khởi dụng trong một thì nghi nhất định nào đó thôi.

Kính thưa quý hữu, trước hết Trừng Hải xin nhắc đến chương XVIII, câu 7 tức Câu 241 theo PHÁP CÚ KINH, Pali, bản PTS, đó là: "Trì tụng mật chú sai âm trật giọng thì không hiệu nghiệm..." (Mantras have rust when there is no repeated-recitation...).

Trừng Hải này dẫn chứng câu Kinh trên chỉ để cho quý hữu thấy sự khó khăn của việc trì tụng chú bởi nó liên quan đến kỹ thuật phát âm (hầu, họng, vòm họng, lưỡi,...hơi), khí (hơi tích trữ ở trung thất) và vận động các căn liên quan trong việc trì chú. Mà như Đức Phật dạy chỉ cần sai một âm trật một giọng thì đã không hiệu nghiệm.

Chữ Mantras trong câu kinh trên bao gồm Đà la ni-Dharanis và Mạn đà la-Mandala thuộc Tâm pháp bí yếu của Du Già Hành-Yogacaria trong Chân Ngôn Thừa-Mantrayana (vốn là pháp tâm truyền cẩn mật nên không được tiết lộ ra ngoài) tương đương với Paritta-Hộ trì chú trong văn hệ Pali. Bởi Tam Tạng Kinh Pali đã được Chư Đại Trưởng Lão Mahavihara cho phép công bố và là Tạng Kinh được nghiên cứu rỏ ràng nhất hiện nay trên thế giới phù hợp với nền giáo dục hiện đại ngày nay. Nên Trừng Hải này xin lấy Paritta để minh chứng cho lời nói trên.


-----------------------------------------------------

Kính thưa quý hữu, bài viết này bị ngắt quãng hơi lâu cùng cũng là điều ngoài ý muốn của Trừng Hải này, tuy nhiên cũng xin thứ lỗi cùng quý hữu, mong lượng thứ lượng thứ; Bởi trần gian có gió mưa bão bùng phong ba chớp giật cuồng phong lửa trào vẫn còn đó một đóa Nhất Chi Mai mỉm cười thiên thu bất tuyệt tự ngàn xưa vậy đến ngàn năm sau mãi còn, vẫn muôn niên tỏa hương từ bi cõi nước thế nhân từ nơi xa xôi không thể nghĩ bàn tới nơi nội xứ tang thương dâu bể man dã lòng người. Nên, chỉ cần lòng kia tâm nọ một lòng quy y Tam Bảo và Thọ Giới Niệm Danh ắt sẽ gặp kỳ duyên muôn niên khó gặp mà cũng chính là Kỳ Tâm đó thôi. Kính báo kính báo, hề hề.

Bây giờ Trừng Hải này xin tiếp tục đề cập đến Hộ Trì Chú tức PARITTA. Chữ Paritta nghĩa là bảo hộ, hộ trì không niệm trong văn hệ Pali. Từ nguyên của Paritta gồm Para- và -atta. Trừng Hải xin lần lượt phân tích như sau (quý hữu nên nhớ chữ Chú chính là Âm, nên chú trọng đến "Tự" tức ngôn từ cho khẩu truyền; hi vọng quý hữu có thể tiếp tục nghiên cứu môn học mật tế này vì nó vẫn còn hiện tồn trên thế gian ngày nay mà Trừng Hải này không tiện nói nhiều trên mạng...) kèm với -atta nghĩa là HỮU TÌNH hay HỮU TÁNH tức NGÃ là PHÁP HỮU VI cấu thành như chữ SATTA.

- Para-: từ nguyên này có nghĩa là "TỰ" tức vốn nó là hay tự tánh tức DESANA, mà Ngài Bất Không dịch nghĩa là KIẾN.

Kính thưa quý hữu vạn pháp trên thế gian như Phật Đà dạy tánh bản lai không hay tự tánh không nên hành hoạt theo luật Nhân Quả Tương Quan tức Thuận Nghịch Hành Pháp tức TỰ MÔN (có Pháp Giới Thể Tánh Trí ở trung tâm) nên hoặc là Ác hay THIỆN thuộc về ĐẠI SƯ NHÂN DUYÊN nên bất khả tư nghì. Mà đã là bất khả tư nghì thì làm sao chúng sanh vô tri biết được mà tin theo? Tuy chúng sanh vô tri mậu ngộ (hề hề, mà lại hay...tán phét mới hí tiếu) nhưng do bởi có thân tâm tức cái biết của tri kiến lập kiến nên Bậc Thượng Thừa Diệu Thủ nương theo cái tánh mậu ngộ này khi thấy người thành tâm mà dụng THẦN CHÚ hiển lộ THẦN THÔNG để cảm phục chúng sanh mà đưa về CHÁNH ĐẠO, thi hành phận sự PHỔ BIẾN CHÁNH PHÁP vi diệu bất khả tư nghì.

Dụ như thời xưa hơn 100 năm trước tây lịch, A Dục Đại Đế-Asoka khi gặp Ngài Mục Kiền Liên Tư Đế Tu-Moggaliputtatissa khi khởi lòng hộ trì Pháp Đạo đã đến gặp Ngài và xin Ngài ban cho một phép thần thông nên được như nguyện (hề hề, quý hữu để ý khi gọi Đại Đế Asoka các nhà chuyển ngữ tàu gọi là vương tức A Dục Vương vì cho vua tàu mới là hoàng đế "thiệt", chớ thật ra Đại Đế A Dục là bậc rất Kiệt Hiệt, Hiển Hách về võ trị cũng như văn trị, đặc biệt là bậc đại hộ trì Chánh Pháp tức ĐẠI ĐẾ PHẬT TỬ ASOKA.) Hay gần đây hơn, ở nước Đại Việt ta cách hơn 3-400 năm trước, khi chúa Nguyễn Phúc Chu thỉnh Hòa Thượng Thích Đại Sán sang nước ta cũng đã thỉnh cầu Ngài hiển lộ thần thông nên đã ban cho chúa Nguyễn Phúc Chu một bài chú đi ngoài mưa mà không ướt lúc mới diện kiến.

Vậy thì tùy theo vận hành thuận hay nghịch cho nên, khi theo chiều ác là thuận thì bị trói chặc với gốc VÔ MINH tức thành PARAMASA là tà kiến nên là GIỚI CẤM THỦ KIẾN-SILABBATA PARAMASA, do bởi vi phạm cấm giới. Dụ như trong Bodhisatta-Bodhipitaka hay Jataka ghi lại chuyện về một bài chú Trồng Cây là của Đaị Sĩ ban cho một người học việc tận tâm thuộc giai cấp Chiên đà la-Cadala; bài chú này khi được người thọ lãnh khởi trì sau khi đặt hạt giống xuống đất đã được chuẩn bị sẵn thì trong một ngày sẽ phát triển, ra hoa và kết trái chín cây khi tuân thủ đúng các giới hành và giới cấm...; trong các cấm giới có giới không được che dấu gốc khai sanh. Về sau khi người học việc này xuất sơn, gặp hoàn cảnh thuận lợi vì có một ông vua rất thích ăn...xoài nên đã tiến dâng xoài trái mùa mà có được sự thân cận dần dần được vua tín cẩn mà khởi ý ban cho người này làm quan thượng thư bộ công(?) như bộ trưởng nông nghiệp ngày nay. Do phải khai báo giai cấp mà người này lại muốn dấu vì Chiên đà la là giai cấp hạ tiện không được làm việc cho vua chúa nên thần chú Trồng Cây không hiệu nghiệm (dù vẫn còn nhớ các tự âm tác thành câu chú) nên mất đi sự tin cẩn của vua. Dù sau này hối lỗi cố về gặp Đại Sĩ để khẩn cầu ban lại bài chú nhưng bất thành.

Như vậy, thưa quý hữu, hộ trì chú Paritta chỉ là Thần Chú tùy căn cơ, cảnh trần và pháp xứ mà khởi tánh dụng ở một hoàn cảnh, thì nghi nhất định mang tính xảo phương tiện thuộc thế gian hạn hẹp chớ không phải là TÂM CẢNH thuộc BỔN TÔNG rộng lớn như THẬT TẾ ĐẠI ĐẠO vô biên, vô lượng tức phi thời như niệm HỒNG DANH CHƯ PHẬT hay CHƯ BỒ TÁT PHẬT.



--------------------------------------------------

QUY Y THỌ GIỚI - QUY Y TAM BẢO, SỰ và LÝ

Kính thưa quý hữu, Phật Đà sau khi thành đạo dưới cây Bồ Đề-cây Trí Huệ, do sự thỉnh cầu của Đại Phạm Thiên Sahampati ( Ở Đại thừa nói là Đại Bồ Tát Phổ Hiền nên gọi là Bậc Đại Hạnh) nên Phật Đà quyết định giảng dạy Chánh Pháp cho thế gian này, nhân gian nọ. Ngay sau khi đắc Tam Diệu Minh, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, thành tựu Phật Quả thì có hai nhà thương buôn thiếc, nhờ có vị nữ thần bảo hộ là mẹ của hai người vào kiếp trước báo mộng cho biết, đến cúng dường Bậc Chánh Đẳng Giác hầu hưởng phước đức lớn. Theo như một số bản Chú giải trong Tạng Pali thì đây là trường hợp Quy Y đầu tiên tuy thiếu Tăng Bảo nên gọi là Quy Y Nhị Bảo. Nhưng theo thiển ý Trừng Hải, trường hợp này vẫn được gọi là Quy Y Tam Bảo; Vì sao vậy? Vì Phật Đà tuy là Bậc Như Lai, Đấng Thế Tôn nhưng cũng hiển tướng sa môn để giáo hóa chúng sanh nên các luận sư ngoại đạo trước khi quy hướng Phật Đạo vẫn gọi là Sa Môn Gotama. Do vậy, hai vị thương buôn Tapussa, Bhalukka là người Miến Điện đã được hưởng phước quả đại giàu sang mà danh dự, đạo đức vì là người cúng dường Phật Đà đầu tiên sau khi Ngài thành đạo (dù vật phẩm cúng dường chỉ là những chiếc bánh ngũ cốc tẩm mật ong làm lương khô ăn đường). Và trước khi đi vào phần Sự và Lý, Trừng hải xin trích dẫn một đoạn Kinh nói về quả phước Quy Y Tam Bảo to lớn dường nào: "...Là Phật tử ai quy y Phật Đà, ai quy y Phật Pháp, ai quy y Tăng Già Thánh Giả thì nhất định hưởng Đại Phước thoát khỏi ba thế giới khổ và ác trong suốt trăm ngàn đại kiếp ba." (Vì quá lâu ngày nên Trừng Hải không nhớ đoạn kinh ở bổn kinh nào trong Tạng Kinh Pali, xin thứ lỗi, dù đã tìm lại cả buổi tối qua, mà đạo hữu nào biết xuất sứ thì xin bổ sung cho trừng hải. Xin đa tạ, bội phần đa tạ, hề hề) Đồng thời cũng xin chư vị bỏ chút ít thời gian đọc lại Bổn Kinh RATANA SUTTA tức TAM BẢO KINH để thấy được oai lực vô lượng mà diệu dụng vô ngại không thể nghĩ bàn của HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của PHẬT ĐÀ SAKYAMUNI; cũng là Bổn Kinh theo truyền thống Myanmar-Miến điện bao gồm 12 MahaParitta-Đại Hộ Niệm Chú đã được XỨNG ÂM khi PHẬT ĐÀ dẫn đầu chư TỶ KHEO đi chung quanh thành Xá Vệ-Savatthi ba vòng để hóa giải cơn dịch bệnh đang hoành hành và thật là CHUYỆN LẠ THẾ GIAN PHI THƯỜNG, PHI PHI THƯỜNG tức VỊ TẰNG HỮU SỰ vì sau đó xuất hiện cơn mưa lớn đồng xóa sạch dịch bệnh tai ương gây chết chóc, khổ đau cho dân chúng trong thành. Con xin đảnh lễ PHẬT ĐÀ, BẬC ỨNG CÚNG, MINH HẠNH TÚC. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Kính thưa quý hữu, trước tiên để tỏ lòng vô vàn sùng kính tưởng niệm TAM BẢO, Trừng Hải xin trích dẫn ba bài tán PHẬT PHÁP TĂNG mà chư cư sĩ tại gia Nam Phương Thượng Tọa Bộ tức Phật Giáo Nguyên Thủy trích dẫn trong Tăng chi Bô Kinh-Angutara Nikaya VI, 10,25 và Trường Bộ Kinh-Digha Nikaya 33 thuộc phép Quán Tưởng làm nghi thức tụng niệm:

Tán Thán Phật Đà: "Ngài là Như Lai, Bậc Ứng Cúng, Vô Thượng Chánh Biến Tri, là Đấng Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải liễu đạt thật tướng toàn vũ trụ, là Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, là Thiên Nhân Sư là Phật Đà." Con xin kính lễ Phật Đà.

Tán Thán Phật Pháp: "Thánh Giáo mà Thế Tôn thân giảng một cách khéo léo và đầy đủ là để tự chứng ngộ, có diệu dụng tức thì, khuyến khích sự tinh tấn trầm tư, là đường dẫn đến Niết Bàn bằng minh tâm tự người ngộ nhập, mà hưởng phước quả vô biên." Con xin kính lễ Chánh Pháp.

Tán Thán Tăng Già Thánh Giả: "Tăng Già Thánh Giả có giới hạnh trang nghiêm, có trí huệ viên mãn, y pháp phụng hành. Chư vị thành tựu bốn bậc, chứng bốn Thánh Quả. Chúng Tăng Già Thánh Giả, là đệ tử Phật Đà, xứng đáng thọ lãnh vật phẩm cúng dường, chỗ ngụ, tôn trọng và đảnh lễ; Bởi chư vị là phước điền tối thượng của thế gian." Con xin kính lễ Chúng Tăng Già Thánh Giả.


Kính thưa quý hữu, chữ Bảo trong TAM BẢO có nghĩa là quý báu trong chữ trân bảo và tàng giữ trong chữ bảo tàng. Là trân bảo vô thượng không có châu ngọc dù là vô giá nào bằng nên Phật tử phải giữ gìn với lòng vô vàn sùng kính không phút giây ngưng nghĩ bởi đó là HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN bất khả tư nghì. Trừng Hải nay xin lần lượt diễn đạt bằng tri kiến thô thiển về Sự Và Lý của Tam Bảo và Quy Y Tam Bảo theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy. Kính báo kính báo, hề hề


----------------------------------------------

TAM BẢO - SỰ, LÝ lược thuật.

Kính thưa quý hữu, Tam Bảo vốn trân quý vô thượng, nên Phật tử cần phải giữ gìn chớ có rời xa tìm nơi nương tựa ở những nơi biến thiên tức thay đổi như tiền bạc, danh lợi, quyền uy...mà thành hạng vô tri mậu ngộ vì chấp thủ vào những điều được Phật Đà ví sắc như thủy bào - thọ như phù mạc - tưởng như dương diệm - hành như hương giá - thức như ảo thuật, là nơi sanh ra vạn pháp và tư ngã vốn là pháp hữu vi sanh diệt luôn thay đổi làm người hoa mắt, đảo điên mà điên đảo.

Mà đó cũng chính là Sự Tướng thế gian sanh do ái dục và tà kiến, tức tìm cầu du khoái lạc thú sáu căn trần gian mà đắm chìm mê say bất kể đất trời có có, không không, hay khởi sanh tà tưởng kiến chấp mà cho rằng thế giới nhân sinh phải cần này này, nọ nọ; Mà gây ác sự bởi mắc lưới Vô Minh vì Hành ô nhiễm mà khởi Thức tức Tâm Vương vọng tưởng mà kiến lập, phủ định nào là hiện sinh, xã hội, ..., tư bản, công bằng hạnh phúc...toàn điều dối trá không thật mà cho là thật bởi kiến văn giác tri u u, minh minh mà sanh toàn là Khổ Sự.

Nên, Phật Đà từ hơn 2500 năm trước đã chỉ cho thế nhân con lộ thoát KHỔ tức lấy Bát Chánh Đạo là TRUNG ĐẠO làm bổn thể tức CHÁNH VỊ mà quán chiếu vạn pháp sanh diệt tức hữu vi là Sự Tướng mà đình chỉ diễn tiến có cứu cánh tức KHÔNG là Lý Tánh. Vậy thì Sự Tướng vốn có Chánh-Tà, có Giả-Thật, có Hữu-Vô...đã được chư Đệ Tử Thanh Văn thượng thừa thượng thủ kết tập thành 9 bộ kinh tức Buddha Sasana là PHẬT GIÁO, nghĩa là lời dạy của Phật Đà, sau khi Ngài nhập diệt, và lưu giữ, truyền thừa cho đến lúc được ghi chép thành văn tự như Trân Bảo tối thượng được giữ gìn hơn cả báu vật tuyệt đỉnh trần gian chính là TAM TẠNG KINH PALI bằng phẩm hạnh cao đức "tâm như thị" bởi duyên khởi là "NHƯ THỊ NGÃ VĂN" nên lời Y Chánh Pháp. Kính báo kính báo, hề hề.


----------------------------------------------

QUY Y TAM BẢO - CHÁNH TRI KIẾN, CHÁNH TƯ DUY và TÍN TÂM

Kính thưa quý hữu, Giáo Pháp mà Phật Đà thân giảng như lời tuyên ngôn trong Pháp Cú Kinh: "Như Lai chỉ dạy hai điều, đó là KHỔ và CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ" được ví chỉ như nắm lá trong lòng bàn tay là GIÁO PHÁP so với muôn vàn vô lượng lá trong rừng cây là CHÁNH BIẾN TRI cũng chỉ để chỉ cho chúng sanh thấy được con đường thoát khổ vì CHÁNH PHÁP là con thuyền đưa người vượt ái hà-flood, đoạn khổ ách-yokes tức ASAVA-LẬU HOẶC (Đọc Majjhima Nikaya-Trung Bộ Kinh, số 2, số 9 hay Digha Nikaya-Trường Bộ Kinh số 33...); là gốc của khổ đau tức TẬP ĐẾ. Hay ai là người có CHÁNH KIẾN về KHỔ ĐẾ là người am tường biện biệt CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ tức ĐẠO ĐẾ là nhận thức bằng nền tảng NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO là TAM BẢO được kết tập trong NGŨ BỘ KINH gồm Trường Bô, Trung Bộ, Tương Ưng Bô, Tăng chi Bộ và Tiểu Bộ Kinh.

Và trong suốt 45 năm hoằng truyền Chánh Pháp, Phật Đà luôn dạy rằng giáo pháp của Ngài là để cho mọi người đến, lắng nghe, am tường biện biệt và tự mình thắp ngọn tâm đăng cho đến khi hỏa đăng kia bùng cháy là Tam Muội Hỏa đốt sạch Tham, Sân và Si đồng là Niết Bàn (Đọc Aditta Pariyaya Sutta tức Kinh Lửa). Vì vậy Phật Giáo_Buddha Sasana lấy Chánh Kiến làm người dẫn đường mà xây dựng Tín Tâm kia cho đến ngày nương Chánh Đạo (Đọc Arya Puggala, M, 70; A, IX,44...Patisambhida Magga, Pts II, trang 33 bản PTS), bởi Tín Tâm kia là đường dẫn về giải thoát (đọc Apannaka-Jataka, 1; Khadirangara-Jataka, 40...).

Trừng Hải hôm nay xin trình bày một cái nhìn gọi là khái lược về như thế nào gọi là Chánh Kiến về Sự Tướng chánh-tà, giả-chân, hữu-vô tức thường-vô thường và vị kỉ-vị tha mà chư cổ đức gọi là Thuyết Thông tức am tường biện biệt Lời Dạy của Phật Đà mà có trí phân biệt sự tướng, mà xây dựng Tín Tâm cho đến ngày Tông Thông tức Tâm Ngộ là Lý Tánh. Kính báo kính báo, hề hề



-------------------------------------------------​

CHÁNH TRI KIẾN

KIẾN là gì, khái lược

Kính thưa quý hữu, lời mời gọi quý hữu thỉnh lãm về cái mà Trừng Hải gọi là Chánh Kiến để phân biện Thường-Vô Thường, Chánh-Tà, Đại Sự-Thế Sự nhân duyên...ngày trước (17/09) vậy mà thấm thoát đã gần nửa tháng trôi đi quả như lời người xưa "thời gian như bóng câu qua cửa sổ". Vâng, thời gian thì nhanh chóng trôi qua nhưng gởi lại cho thế nhân này, nhân gian nọ đây, mái tóc bạc đầu, lưng còng tay mõi, lời thều thào không hơi, kia, là thế sự đa đoan xoay vòng hết đến rồi đi hết đi rồi trở lại tình tiền tù tội cướp bóc gian dâm; làm cho mắt người vốn đã mờ mờ càng thêm ảo hóa trước ánh đèn màu chớp nháy nhanh như...điện, hề hề, lòng vốn đã rối như tơ càng thêm điên đảo quay cuồng nơi tấn trò đời bỉ thử xảo trá như...hô-li-út đóng phim. Hỡi ơi, đường vạn lý thì dài dằng dặt đâu phải thẳng băng như đường...lát nhựa mà vốn chông chênh hết dốc cao đến trũng thấp phủ lấp nào mây mờ dông bão, nào lời đàm tiếu chua ngoa...; mà, sức lực con người thì hữu hạn bởi luật sanh diệt vô thường nơi mệnh căn, tâm lực (nên dù ôm mối hùng tâm cũng phải nuốt hận bởi thời đã qua rồi, than ôi, "Thế sự du du nại lão hà. Vô cùng thiên địa nhập hàm ca. Thời lai đồ điếu thành công dị. Thời khứ anh hùng ẩm hận đa").

Vậy mà người cư sĩ trên bước đường Vạn Lý Tầm Chân, chỉ có một chữ Tâm gắn liền nơi chữ Tín bởi Tín Tâm kia tương ưng, tương tác mà được dẫn đường bởi chữ Chánh Kiến huyền diệu như sao Mai muôn đời dẫn đường người chích ảnh đang lữ thứ cô thân trên hoang mạc sơ khai nên, chí vững tâm bền mà an phận đi cho hết con lộ tử sanh, sanh tử cho đến lúc Hồi Đầu Thị Ngạn tức Hồi Hướng mà thoát nhục thân tức thị thành Thánh Thai Tạng Giới tức Noãn Vị là nụ cười trường tiếu muôn niên giữa thanh không minh nguyệt mà hát khúc hân hỉ cho đến lúc Thường Khinh An bát Niết Bàn. Ôi hạnh phúc thay người cư sĩ Quy Y Tam Bảo là người nương tựa nơi tuyệt hảo vô song, là vô thượng bất khả tư nghì.


------------------------------------------------

KIẾN là gì:

DITTHI: View, Belief, Speculative Opinion, Insight.


If not qualified by samma, "right", it mostly refer to wrong and evil view or opinion, and only in a few instances to right view, understanding or insight (e.g ditthi-ppatta; ditthi visuddhi, purification of insight:; ditthi-sampanna, possessed of insight).

Wrong or evil view (ditthi or miccha-ditthi) are declared as utterly rejectable for being a source of wrong and evil aspiration and conduct, and liable at times to lead man to the deepest abysses of depravity, as it is said in:
"No other thing than evil views do I know, O monks, whereby to such an extent the unwholesome thíng not yet arisen arise, and the unwnholesome thing already arisen are bought to growth and fullness. No other thing than evil view do I know, whereby to such an extent the wholesome thíng not yet arisen are hindered in their arising, and the wholesome thíng already arisen disappear. No other thing than evil view do I know, whereby such an extent human beings at the dissolution of the body, at death are passing to a way of suffering, into a world of woe, into hell." (A.I, 22)
Further: "Whatever a man filled with evil view, performs or understakes, or whatever he possesses of will, aspiration, longing and tendecies, all these things lead him to an undesirable, unpleasant and disagreeable state, to woe and suffering." (A.I, 23)

From the Abhidhamma, it may be inferred that evil views, whenever they arise, are associated with greed.


BUDDHIST DICTIONARY - NYANATILOKA, Singapore Buddhist Meditation Centre

Tạm Dịch:


Kiến trong tiếng Pali là Ditthi: nghĩa là Thấy, Tin rằng (vào), Phỏng đoán...Nếu không được phẩm định bởi từ Samma tức Chánh thì hầu hết đều chỉ là cái thấy sai lầm tức tà kiến và ác kiến hay quan niệm không đoan chánh, và chỉ trong một số ít trường hợp (hãn hữu) mới là tri kiến đúng đắn như là tri kiến thanh tịnh, lãnh thọ trí huệ (từ bậc thiện tri thức?)

Tà kiến - ditthi hay miccha-ditthi, được xác định là hoàn toàn do bởi sự phóng chiếu từ bổn tánh ác hay tư duy sai lầm (mậu ngộ) và chính tánh ác hay tư duy sai lầm làm nảy sanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc có tà kiến, hay ác kiến.

Kính thưa quý hữu về hai đoạn kinh được trích dẫn là Tăng Chi Bộ Kinh I, 22 và 23 thì quý hữu có thể tìm đọc trong Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam do cố Hòa Thượng Thích Minh Châu chủ trì.

Trong Thắng Pháp hay Vi Diệu Pháp-Abhidhamma, thì tà kiến, ác kiến khởi sanh khi nó gắn liền với tham dục.


KIẾN:

Tiếng Phạn là Nại-lat-xa-nang có nghĩa là suy nghĩ tìm tòi để hiểu rỏ mà chọn lựa khẳng định sự, lý kể cả ý nghĩa chính đáng và không chính đáng.

Theo Ma ha Chỉ Quán: Hết thảy hạng phàm phu chưa bước được lên Thánh Đạo thì bất cứ toan tính mưu kế gì cũng đều là kiến.

Tất cả mọi mê hoặc về lý như Ngã kiến, Tà kiến...đều gọi lag kiến. Tất cả mọi mê hoặc về sự tham, giận, ngu đều gọi là Ái. Như vậy hết thảy mọi Kiến đều là Kiến hoặc cũng là Tư hoặc. Mọi mê lầm về sự chỉ do ở cái gốc Ác. Do đó nêu cái Ái lên để bao quat chung cho tất cả.

Kiến có năm- Ngủ Kiến: Thân Kiến - Biên Kiến - Tà Kiến - Kiến Thủ Kiến và Giới Cấm Thủ Kiến.

Ngoài ra còn chia Đoạn Kiến - Thường Kiến.
Đoạn Kiến: tà kiến thiên hư vô.
Thường Kiến: tà kiến thường.

TỪ ĐIỂN PHẬT HỌC THỰC DỤNG


----------------------------------------------------

KIẾN là cái chi chi?

Kính thưa quý hữu, chữ Kiến này theo như Trừng Hải thấy nhìn có vẻ đơn giản vậy mà thật ra cực kỳ rối rắm như tơ cuộn trong tay trẻ bi bô thành ra muôn mối. Nên chớ làm trẻ hồn nhiên (ở chỗ khác thì được, hề hề) mà xin hãy lấy tâm cầu học hỏi mà cẩn trọng xem xét bằng con mắt sư phạm cho đến lúc tỏ tường; Bởi nó là nơi bắt đầu của việc Tầm Chân, ở Tâm Địa môn thì là đào xới cày bừa cho tơi đất mà nhận hạt giống bồ đề cho đến lúc tựu thành Bát Nhã nguyên sơ; ở môn...chăn trâu thì nhờ đến nó mà biết "trâu" là gì mới nói đến chuyện tầm "trâu"; ở vô lượng thọ tông, thì cũng nhờ có kiến mà bước vào cảnh giới nhất như niệm Phật; ở nơi nhất thiết là không tông thì cũng nhờ có kiến nên am tường "văn tự" là cái chi chi; ở nơi...Nói chung là thậm thậm chí thiết cho Phật tử tùy cơ ứng biến hay nhẹ nhàng hơn là đối nhân xử thế bằng Nhân Sinh Quan Phật Giáo là nền tảng cho người giữ vững chân đi trên đường sanh tử, tử sanh vô vàn ngỏ hẻm quanh co chằng chịt hiểm nguy rập rình. Hề hề, Trừng Hải xin làm người...hát rong nghêu ngao đôi lời giới thiệu từ cổ chí kim, đông lộ tây đường, đây là bạch hổ kia là thanh long về chỗ thái cực lưỡng nghi là nơi bát quái quy hề, hề hề.

Xin bắt đầu với kiến văn giác tri. Dạ xin thưa, KIẾN chính là kiến văn giác tri tức mắt thấy, tai nghe, miệng nhai, mũi ngửi, thân sờ chạm là cảm giác thọ lãnh khi hữu tình chúng sanh sanh hoạt nơi trần gian cõi tạm (mà sao yêu quá khôn chịu về, hề hề). Như ta từng biết qua kinh văn thì có hai cảm giác gián tiếp là mắt với sắc hình, tai với thanh âm, ba trực tiếp là mũi, miệng, thân xác với hương, vị, xúc sờ chạm mà hình thành nên tiền ngủ thức nhãn nhĩ tỉ thiệt thân thức. Do bởi thức chỉ nhận biết việc mà không biết việc là cái chi chi nên nương vào Ý mà sanh ý thức tức xúc mà nhận biết cảnh trần (Nam tông) hay trần (Bắc tông) thọ lãnh tức THỌ (cảm giác) bằng cái gọi là Tướng (biểu tướng) mà hiện Thập Tướng (nam nữ, sắc thanh hương vị xúc và thành trụ diệt) nhờ Tưởng (tri giác vật thể-khái niệm) hình thành cái gọi là BIẾT hay TRI.

Cái gọi là Ý sanh ý thức là do duyên với Hành ở Nam tông, còn Bắc tông thì Ý là năng duyên với A lại da thức là sở duyên tạo thành cơ sở dữ liệu để đối chứng với cảnh trần, trần mà ngủ quan năng cảm giác để Biết hay Tri giác.

Quý hữu có thể hình dung bằng so sánh với mạng điện toán với máy chủ là nơi tích trữ dữ liệu, máy điện toán (phần cứng) là mắt tai mũi lưỡi thân, nhập dữ kiện tìm kiếm là cảnh trần, trần; phần mềm trình duyệt là sự vận hành của thức...xúc mà cho ra kết quả trên màn hình là Biết hay Tri.
Quá trình tri giác hay nhận biết gồm có hai phần. Phần đầu là tri giác vật thể, và phần sau gọi là tri giác khái niệm vì liên hệ đến ký ức, kinh nghiệm, hiểu biết...

Và trước khi tiếp tục...hát rong, Trừng Hải cũng xin quý đạo hữu khi đọc bài nếu thấy chỗ nào có sai sót thì xin chỉ giáo cho và việc chỉ giáo này xin nói thật lòng là Trừng Hải bội phần đa tạ vì sự trợ giúp chính là điều bản thân mong muốn vì được học hỏi những điều mà mình chưa thấu hiểu vẹn toàn. Xin đa tạ trước.


--------------------------------------------------

KIẾN làm cái gì gì?

Kính thưa quý hữu, trước khi đi vào phần DỤNG của Kiến tức cơ chế vận hành và tác dụng qua sư hiện hành của tính chất và biểu tướng tức DANH, TƯỚNG và KIẾN, Trừng Hải cũng xin quý hữu lưu ý là những lời viết ra đây chỉ là những kiến thức nảy sanh trong tâm trí rồi gỏ bàn phím lóc cóc lan cang theo trí nhớ chớ chưa được soạn thảo thành văn bản nên không trọn vẹn vì có nhiều phần bị bỏ qua.

Vì vậy Trừng Hải xin quý hữu chỉ xem qua chơi, còn ai muốn nghiên cứu kỷ thì xin đọc Luận Tạng Pali, Thanh Tịnh Đạo Luận, Vô Ngại Giải Đạo, Nghĩa Thích...Đặc biệt chú trọng đến chương Dhammasangani-Pháp Tụ Luận và Patthana-Vị Trí là chương mở đầu và kết thúc của Thắng Pháp Tạng_Abhidhamma Pitaka cùng với Citta Vithi (hay Vinnana kiccha) là "Process of Consciousness" được chuyển ngữ là Tâm lộ hay Tâm đạo gắn liền với căn thân-Indriya, căn thức-Indriya paccaya là gốc rể-mula (hay hetu) vận hành theo luật Thập Nhị Nhân Duyên (hay Duyên Khởi) và Niyama (Panca-niyama).

Hay từng bước đi theo sự chỉ dẫn của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đã đề cập đến trong Phật Học Phổ Thông về Duy Thức Học bởi đây là công trình biên soạn thật sự tuyệt diệu (theo trừng hải) chứa đựng lòng ưu hoài bằng chân tâm vì Đạo Pháp như một đóa Ưu Đàm Hoa kỳ kỳ trân quý giữa một rừng sách biên dịch nhan nhãn hiện có; tuy được Cố Hòa Thượng khiêm cung dụng chữ PHỔ THÔNG mà thật sự là KIẾN THỨC PHẬT HỌC chân thật diệu dụng thượng thừa. Con xin kính lễ Tăng Già Thánh Giả.

Và trước hết Trừng Hải xin trích dẫn một đoạn văn kinh thuộc Tương Ưng Bộ trong ÂN ĐỨC PHẬT PHÁP TĂNG của Tỷ Khưu Pháp Thanh soạn dịch giữa Phật Đà Sakyamuni và Trưởng lão Maha Kassapa:
...
Đại đức Kassapa: Bạch Đức Thế Tôn, đau khổ của ta là do ta tạo ra?
Đức Phật: Không đúng như vậy, này Kassapa.
Đại đức Kassapa: Bạch Đức Thế Tôn, đau khổ của ta ngẩu nhiên phát khởi?
Đức Phật: Không đúng như vậy, này Kassapa.
Đại đức Kassapa: Bạch Đức Thế Tôn, như vậy đau khổ không có?
Đức Phật: Này Kassapa, ta xác nhận có đau khổ và chính ta từng kinh nghiệm đau khổ.
Đại đức Kassapa: Bạch Đức Thế Tôn, Ngài dạy đau khổ của ta không do ta tạo nên, không do kẻ khác tạo nên, cũng không phải ngẩu nhiên phát khởi. Một đằng Ngài xác nhận có đau khổ và chính Ngài từng kinh nghiệm đau khổ, thật bất khả tư nghì. Kính xin Đức Thế Tôn từ bi khai thị cho đệ tử.
...


Kính thưa quý hữu, xin hãy trầm tư với tâm bình ý tĩnh đoạn văn kinh văn trên để tự tri trước vạn vạn lời điên đảo, đảo điên thường hiển lộ giả dạng "tri kiến cao siêu" với chữ "Không" vô tri, vô lực, vô dụng trên bước đường VẠN LÝ TẦM CHÂN. Hề hề.


-----------------------------------------------

Kính thưa quý hữu, như trên Trừng Hải đã nói Kiến là quá trình mắt thấy tai nghe đồng mũi ngửi, miệng nhóp nhép, thân sờ chạm mà có CẢM GIÁC tức THỌ rồi sinh TRI tức BIẾT là nhờ nương tựa vào Ý tức Ý Căn sinh Ý Thức. Vậy thì KIẾN là quá trình nhận biết sự kiện, sự vật rồi dựa trên đó mà có TƯ DUY tức NHẬN THỨC. Như vậy Trừng Hải có thể tóm tắc Quá Trình Nhận Thức gồm có: 1, Dữ kiện kinh nghiệm; 2, Nhận biết và 3, Nhận thức tức tư duy. Và quá trình này chư cổ đức gọi là KIẾN TƯ tức Sự và Lý hay theo ngôn ngữ hiện đại là nhận biết SỰ VẬT-SỰ KIỆN rồi NỘI DUNG tức KHÁI NIỆM mà TƯ DUY để nắm bắt Ý NGHĨA.

Vậy thì KIẾN VĂN GIÁC TRI vốn chỉ là phương tiện (kiến hay tri) để nhận biết trần, cảnh trần khách quan tức 'NHƯ NÓ LÀ" bởi nền tảng của nó gồm có THỌ UẨN và TƯỞNG UẨN vốn là Hai Uẩn vô ký tức không gây ra NGHIỆP là TÁC Ý-CETANA hay BẤT GIÁC. Nên nó không có tội tình chi mà phê phán nó như một số người do KIẾN VĂN hạn hẹp nên không hiểu tường tận chi li chí thiết, hề hề, nên nói chữ nghĩa là chướng ngại cho việc tu hành, hề hề, hí tiếu hí tiếu.

Dụ như bây giờ Trừng Hải nói KIẾN VĂN THÀNH PHẬT, chớ không nói KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT thì quý hữu thấy sao? Với người kiến văn hạn hẹp thì cho rằng Trừng Hải nói...sai nhưng với người chân thật tu hành tức THANH THANH TÚY TRÚC, TẬN THỊ PHÁP THÂN - UẤT UẤT HOÀNG HOA, VÔ PHI BÁT NHÃ thì vốn biết VĂN DĨ TẢI ĐẠO bởi viên thông THỰC TƯỚNG LY NGÔN nên KIẾN VĂN THÀNH PHẬT có VĂN là phó phẩm nên là THẬT TƯỚNG đó thôi (Bởi lời vốn phi cú phi thân hay tâm vô đình trú không ở ngoài không ở trong mà cũng không ở giữa hề hề).

Xin quay trở lại bài viết kẻo...lạc đề. Kính thưa quý hữu, hãy đọc lại hai định nghĩa mà Trừng Hải trích dẫn trong phần "KIẾN là cái gì gì?" để thấy hai cái nhìn một đông, một tây mà đồng bổ sung về chữ KIẾN do thiên vị nên sa vào vô tri mà sanh mậu ngộ tức kiến tư hoặc (bởi đông thì hướng nội còn tây thì nhìn ra, hề hề, tức nội-ngoại, chủ-khách...). Và Trừng Hải cũng xin phân tích để quý hữu thấy rõ chỗ bát quái quy hề thái cực lưỡng nghi, hề hề, như sau:

_ Theo Buddhist Dictionary by Nianatiloka:
Thì KIẾN được gọi là TÀ KIẾN là do bởi TÁNH bị tạp nhiễm cái ÁC và MẬU THUYẾT hay do THAM DỤC, và TÁNH tạp nhiễm này chịu mọi trách nhiêm gây ra TÀ KIẾN hiện tại và về sau nữa.
_ Theo Phật Học Tự Điển Thực Dụng:
TÀ KIẾN có năm tức NGŨ KIẾN là mê sự lẫn lý bởi VỌNG có gốc là ÁI.

Vậy KIẾN là TÀ KIẾN là do TÂM TÁNH bị tạp nhiễm vọng tưởng và ái dục mà sanh. Nên khi TÂM TÁNH có TÁNH NHƯ NHIÊN thì KIẾN chính là CHÁNH KIẾN nên phân biệt rỏ CHÁNH TÀ, CHÂN GIẢ, THƯỜNG VÔ THƯỜNG...


------------------------------------------------

Kính đạo hữu muathularung

- Trừng Hải xin đa tạ lời nồng hậu mà đạo hữu riêng chúc. Cầu Chư Phật thường gia hộ cho đạo hữu và thân quyến đồng chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát mà đáo Niết Bàn. Kính

- Như đã từng chia xẻ, lời của Trừng Hải đã không còn là sở hữu của Trừng Hải nữa rồi, hề hề.

- Lời Lão tử vốn chỉ là "cái" am hiểu sơ tâm Thập Nhị Nhân Duyên, nan tường "chỗ" tàn cuộc của ngũ uẩn đồng mạt kỳ của chư hành nên mới tuyên ngôn "Đại thành nhược khuyết...Đại trực nhược khuất..." mà hiện hành tiếng chuông (thiên linh linh địa linh linh...) mà giữ cho trời đất yên bình bởi cái dụng xua đuổi tà ma. Vậy, nên gọi đó chỉ là ao tù bé nhỏ theo sông rạch mà vừa ra đến biển lớn nhưng bất khả dụng mang tam thiên đại thiên qua Tứ đại hải vượt dãy Thiết vy, ly rời vô minh nguyên thủy bằng sở hành hư vô hóa tu di.

Vậy xin hãy dụng lòng, mong lắm thay, nương bát nhã nguyên sơ mà chặt đứt khổ ách, đoạn tuyệt ái hà y lời:

Thực tế ĐẠI ĐẠO
Tánh hải thanh trừng


Kính, Trừng Hải
 
Sửa bởi Amin:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
THẬM NAN PHÂN BIỆT.
Như hà Tổ sư Tây lai ý ?


3/8/2013.

---------------------------------------------------

Cảm mục trừng thanh tứ đại hải;

Hồng liên thiệt thượng phóng hào quang.

Một nén trầm hương phụng cúng Phật Đà mùi hương trầm thanh thoát. Cả phàm lẫn Thánh đều hưởng mùi thơm giải thoát của Ngài.

Bên chén trà thơm ô long chánh hãng, chuyện cổ, tích xưa hầu phụng người thương Ba Lăng Tam tuyệt kiếm.

Chiều thu mưa lạnh, gió buốt tiêu điều, cảnh xưa người cũ, tuyệt bóng hàn quang, thanh thiên áo lụa, gấu tà sờn rách, trường bào mục nát, kiếm để ơ hờ, tay gầy ngón guộc, bên bếp tro tàn, tịch liêu tang tóc, nên dáng xưa còng, tinh nhãn trầm tư, nét buồn tịch mịch, trước bài vị nghiêng, Vân môn tam chuyển, vẫn vọng câu thề, hào sĩ lập ngôn.

Cảnh trời chiều thu lạnh người tráng sĩ năm xưa thốt lên lời thề để nhận kiếm suy phong từ tay sư phụ trước khi hạ sơn nay đã trở về sơn cốc ngày xưa giữa mưa gió tơi bời của ngày thu tận, chỉ thấy bài vị của thầy năm nao lăn lóc tang tóc bên bệ thờ mục nát.

Hỡi ơi người tráng sĩ trở về chỉ để trả lại kiếm năm xưa nhận lãnh từ thầy vì đã lập ngôn chánh tà phân minh, kiếm vung diệt tà trợ chánh, vì những tưởng chánh tà dễ biết.

Những bao nhiêu năm lang thang bên kiếm suy phong phân định chánh tà, chân giả cho đến lúc gối mỏi chân chồn mới biết phân biệt chánh tà quả là bất khả, thì kiếm đã vương bao oan hồn dưới lưỡi sắc lạnh sở chấp.

Nay người trở về trả kiếm thì thầy đã quy tiên nên đành phong kiếm bên bài vị ngã nghiêng nghiêng ngã mà đến gặp Trừng Hải tôi luận chánh tà.

Trà ô long vị nồng hương đậm nên chỉ để cho một mình mỗ uống nên vội cất để thết hào sĩ năm xưa bình thiết quan âm tuyệt hảo, hương chừng như có như không, vị chợt thấy chợt mất để giữ chân hồn ma bóng quế Ba Lãng kiếm sĩ hiện hồn.

Kính thưa quý hữu, hồn ma kiếm sĩ sau khi uống tuần trà đầu dường như chưa đã khát (do mỗ cảm thấy) tay quơ quơ nhẹ như tỏ ý muốn thỉnh thêm trà những mỗ tôi vốn sợ quý hữu đợi chờ nên giả vờ...không thấy liền nói lời phi lộ để mở đầu cuộc luận chánh tà, chân giả.

Mỗ tôi xin kể lại tường tận không thêm không bớt mà cũng tuyệt tích thanh âm lảm nhảm mà nếu có lảm nhảm thì đó là cảnh sở của kẻ phàm phu duyên mỗ tôi bất khả...làm gì.

Lẽ tất nhiên, tức vốn nó vậy, cuộc đối đáp thiền này sẽ dụng thiền ngữ nhưng mỗ tôi xin mạn phép diễn nôm để tất cả mọi người đều cùng hội lãnh vì thiền ngữ, công án... vốn phải dùng tâm cảm ứng tức dĩ tâm ấn tâm vì nó có dùng ngôn từ, văn tự nhưng tuyệt lai cú, hình nên dễ gây phản cảm.

(Nếu quý vị có nhã hứng thì xin xem lại DANH-CÚ-HÌNH ( Lăng Già Kinh), Tên Câu Văn ( Tâm bất tương ứng hành pháp trong Nhất THiết Hữu bộ ), Thể Tướng Dụng ( trong Thế giới tất đàn, Đại Trí độ luận) hay Dhamma tam vị của Dhamma tức Guna, Desana và Pariyatti thuộc Dhammasangani (mà không nhớ chính xác chỗ nào, lượng thứ, lượng thứ) ...

Thưa quý hữu, ngôn ngữ, văn từ nó vốn giản đơn, những lại thập phần phức tạp do bởi dụng tâm của...người nên nếu bỏ đi tâm dụng ( tức hữu, tức diễn tiến cầu cứu cánh, tức chỉ trích, tức sanh tử., tức khứ lai và nhiều nhiều nữa nghĩa là thiên biến vạn hóa trùng trùng pháp giới tức pháp giới trùng trùng...) thì nó hiện nguyên hình giản đơn vì đó là chân diện mục của...quý hữu.

Kính thưa quý hữu, lúc bấy giờ bình minh đà rực rở, mọi ám khí, u minh của đêm thu đà tan biến tiêu tan biệt dạng nhưng mỗ tôi vẫn bị sát khí lạnh như huyền thiếc ngàn năm nơi người kiếm sĩ làm cho chao đảo dù kiếm đã phong (tới nhà người chơi sao lại đem gươm đao, xin chớ xin chớ).

Thưa quý đạo hữu, Cửu Dương Thần Công của Trừng mỗ tôi đủ sức chế ngự phong hàn, những đây không phải là chốn tranh phong nên liền... lùi về cửa trong để đón ÁNH HỒNG QUANG chế ngự âm hàn mà không tốn mất công lực mà cũng không làm phương hại đến...u hồn kiếm khách cho vẹn toàn KHÁCH CHỦ nơi nơi thái bình.

Kính thưa quý hữu, theo tập tục Tông phong (thiển ý của mỗ tôi, nếu có sai xin được chỉ giáo, mà được chỉ giáo vốn lại là phước đức của mỗ tôi, có điều, xin chớ chỉ... bậy!!!) thì người chủ bao giờ cũng hỏi khách viếng đến từ đâu tức nơi vạn sự bắt đầu, tức nơi lập cước vì điều này sẽ quyết định có đối đáp...nữa không, vì vậy mỗ tôi liền hỏi Ba Lãng kiếm khách đến từ nơi nao.

Đôi lúc câu hỏi không có... hiền như mỗ tôi mà lại hỏi...đến đây làm gì - Như hà thị Tổ sư Tây lai ý

Kính thưa quý hữu, điều này theo mỗ tôi thập phần quan trọng, như Phật giáo Nguyên Thủy thì là phát nguyện quy y TAM BẢO và thọ trì LUẬT hay trong Đại thừa là phát BỒ ĐỀ TÂM, ở trong Thiền tông thì theo PHáp Bảo Đàn Kinh như lời Lục Tổ Huệ Năng ai cầu Đốn giáo thì phải tự khiết bạch bổn tâm, tự nguyện tự thoát vòng mê tâm,...mà sự này thì phải có TÍN như trong Pháp Bảo Đàn Kinh thuật lại việc thính chúng Vô Nghi tức thì Tây Phương Cực Lạc hiện lên như chớp.

Nhưng hỡi ơi, đâu phải ai ai cũng có phước phần gặp liền bậc tôn sư thượng thừa đâu nên phần đông chữ TÍN này có được nhờ Chánh Kiến tức thấy nó y như là.

Ví dụ cho nó gần gủi, giống như quý hữu gặp một người bạn khoe rằng tao có 1000 USA, mà người bạn này xưa nay nó nghèo nên bạn không tin tức nghi, nhưng khi nó đưa ra cho bạn thấy xấp mười tờ 100USA thì bạn tức thì hết nghi.

Kinh tạng thường nói đến thí dụ này là người thấy pháp như thấy viên ngọc châu trong lòng bàn tay.

Ví dụ như trong câu thiền ngữ Như hà thị tổ sư Tây lai ý, thường được trả lời, theo thiển ý của mỗ tôi, theo hai cách như:

1, Cây bách trước sân hay ngồi lâu thấm mệt.

2, Khi nào sông chảy ngược hay một sợi lông gà nặng chín cân.

Câu đầu thưa quý hữu, là để cho người mới vào đạo như mỗ tôi, là để chỉ tự nhiên tánh, tự tánh hay bổn tánh (các chữ đồng nghĩa) tức sự nó vốn như nó là, sự thật hiển nhiên.

Còn câu thứ hai thì chỉ điều không bao giờ có trên thế gian, tức sự không thể nào xảy ra trái với luật của vũ trụ nhưng với Thập Lực vô thượng của chư Phật Đà , Bồ Tát nó vẫn xảy ra khi đó ta mới biết được còn không thì bất khả tri, đó là nói về Phật sự của các bậc Thượng Thừa, Bồ Tát hay Bậc Chánh Đẳng Giác Thích Ca Mâu Ni Phật cách đây trên hai ngàn năm mà chỉ có người phước đức trực tiếp cảm ứng mà thấy được.

Kính thưa quý hữu, dù lời lời tuôn trào muốn phân tỏ rỏ ràng mà lực bất tòng tâm bởi ý tại ngôn ngoại tựa như quý hữu có thân bằng quyến hữu làm những điều sai quấy mà quý hữu thấy tai hại vô cùng những muốn chỉ bày mà con cháu xem quý hữu như người già kinh cung chi điểu, bởi nó là tà kiến thế gian.

Trừng mỗ tôi ví dụ như vầy, tà kiến thế gian phân tích suy luận theo phép thống kê thì tỷ lệ xảy ra một việc có thể là 99, 9% thì ai ai cũng tin rằng phần nghiêng về 99,9% là ăn chắc nhưng tỷ lệ thật sự xảy ra chỉ là 50-50 tức 50% tức là chỉ có 0,1% không xảy ra nhưng khi nó xảy ra thì chỉ là 1/2 theo lý có-không nhưng ai ai cũng tin về 99,9%.

Ôi quả là thậm nan phân biệt chân giả, chánh tà nhưng ai ai cũng cho là dễ dàng phân biệt nên mới gọi là vô trí hay bất giác.

-----------------------------------------------

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Con xin đảnh lễ chư Phật mười phương


và đồng kính lễ Thánh Sư Dạ Xoa Vô Não, chư Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp. Xin được bình an giao duyên với thập loại chúng sanh.
__________________________________________________

Kính thưa quý hữu, vạn sự trên thế gian tuy theo nhân duyên tương tục mà tuần hoàn, mà xoay chuyển, mà đến rồi lại đi, đi rồi lại đến, tức đến đến đi đi hết xoay rồi lại chuyển hết chuyển rồi lại xoay tức "muôn hình vạn trạng làm hoa mắt - thế sự xoay vòng gây đảo điên".

Ngỡ như có quy luật mà lại bất quy luật, tưởng chừng có định mệnh mà lại không định mênh - tự cổ hồng nhan đa mệnh bạc - nên thế gian suốt đời điên đảo tức hết đảo lại điên hết điên lại đảo nghĩa là chu điên (sự điên nó có cái...chu kỳ).

Thế nhân... phình thường như...mỗ tôi hay kiệt hiệt trời đất như Nguyễn Công Trứ cũng than trời bức tóc trước cái xoay vòng hết lên voi lại xuống chó hết xuống chó lại lên voi mà phải ngữa mặt lên trời mà than hoặc bách tính bình dân như mỗ tôi "hỡi ơi sấm động giữa trời quang trời cao có tỏ" hoặc uy chấn trời nam như nguyễn công trứ "kiếp sau xin chớ làm người. làm cây thông đứng giữa trời mà reo" hoặc tân kỳ hơn thì có bài hát xuất xứ tận...hongkong bên hông chợ lớn "...nào ai biết chỉ cho ta nơi đâu là bến mê...".

Rồi ngày qua tháng tới, hết năm cũ lại đến ngày xuân xanh mới nghĩa là tíc tắc tíc tắc tíc tắc tức đồng hồ tic tac nỗi tiếng ngày xưa, mà mỗ tôi ngụ ý nói đến thời gian lại làm dịu đi cái khổ đau đó nên con người quên mất mới đúng là khổ quá trần gian ơi mà lại "tôi ơi đừng tuyệt vọng" (nghĩ cũng tức cười sắp chết đến nơi mà cùng hát đừng tuyệt vọng tôi ơi).

Kính thưa quan văn hai họ (tức các quan chức quản lý Diễn Đàn từ thấp tới cao từ cao xuống thấp), và các nhóm linh tinh (tức là quý hữu đang thảo luận trong chat linh tinh từ mới đến cũ từ cũ đến mới) giữa mớ hỗn mang hổn độn hỗn lốn đất trời cùng hỗn quan hỗn quân nên dân cũng hỗn theo thuộc về xã hội, người ta lại chạy đi tìm cái quy luật đưa về cái không đảo điên nên thật là bất khả...tìm ra và đó là chính là cái mê của thế nhân từ thuở khai thiên lập địa hay văn hoa hơn là từ thuở hồng hoang vừa mới nụ suốt đời mang theo.

Và chính ánh sáng vốn có từ...vô thủy bừng sáng lại trên hai ngàn năm về trước ở đất Diêm phù đề như vầng dương xóa tan mọi mê lầm gây ra cái đảo điên tức điên đảo tưởng (xin trả lại người, trả lại người lời hứa đổi trao tức trao đổi (đừng nghĩ xấu à nha!), gởi đạo hữu luulysuong người có nụ cười tuyệt tiếu trần gian, bảo vật trần hoàn "hồn nhiên vô ngại" chính hiệu đèn dầu...Huê Kỳ).

__________________________________________________

Kính thưa quý hữu, ba bốn hôm nay mỗ tôi huyên thuyên tự nhận là lai rai lý sự hiện tồn nhưng lại có phần thiên vị về Sự...lai rai chứ chưa nói gì nhiều đến phần Sự và Lý.

Xin quý hữu lượng tình mà mở dạ cảm thông vì hôm trước mỗ tôi có chút tâm sự, mà tâm sự đã sanh thì nó lại trùng trùng duyên khởi một cách tự động mà với người tâm chưa tuyệt diệt tử sanh như mỗ tôi thì bất tri, chỉ khi thấy khổ thì khổ nó mới ly rời bởi khổ nó thuộc về cái sự...đời, nó ly rời chớ nó không có diệt bởi luật...trời đã định là nó tự diệt chứ mỗ tôi thì bất khả...làm gì được, nên hôm nay mới bình tâm tỉnh trí nói tiếp cái lý-sự cho nó bình đẳng.

Kính thưa quý hữu, như trên đã nói con người từ khi có ký ức (>7 tuổi) thì dòng nhận thức tức niệm niệm tương tục mới trọn vẹn khai sinh, dòng này nó có ba phần gồm cảnh chung quanh ta, bản thân ta và mục đích cuộc đời ta (gồm xa và gần), nó tự động vận hành không hề ngưng nghĩ mà khi nó ngưng nghĩ thì như Lục Tổ Huệ Năng có nói tức thì ta sinh về thế giới khác tức chết.

Nói đơn giản thì sự là bao gồm vật (gồm cả vật chất và tinh thần) cọng với tâm tình ta qua suy nghĩ.

Sau khi đã suy nghĩ tức đã biết đủ các dữ kiện, thông tin... cần thiết thì ta suy tư mới ra cái ý nghĩa tức lý của sự thuộc thế gian.

Cái lý thuộc sự thế gian này nó bị ô nhiễm bởi sự ưa thích, thói quen, phong tục, tập quán...của riêng ta tức ý giới trong thập bát giới mà ý giới này nó lại thuộc về ý, khởi sanh từ thập nhị xứ, thuộc ý căn.

Vậy để có cái nhìn khách quan, bình đẳng không thiên vị thì cái ý của ta phải như vốn nó là tức không (căn phù trần-căn thanh tịnh), tức không ý riêng (tức tư ý# tư ngã).

Mà để cho cái ý nó không thì ta phải tu hành (tùy pháp môn mà mình thích hợp), hay nói theo nghĩa hiện đại là rèn luyện kỹ năng nhưng khác với sự rèn luyện của nhân gian vốn mang phần tự động (phản xạ tự động) thì sự rèn luyện kỷ năng này phải có sự quan sát của trí năng (vắng bặt tư ý...) tức chú tâm, tỉnh thức...

Khi quán sát cảnh trần và thấy biết như nó là thì nó là sự chân thật tức lý xuất thế gian (như phàm phu thiền...). Như vậy nếu là sự thuộc thế gian thì ta có lý thế gian nhưng khi quán sát sự chân thật thì chính là lý xuất thế gian như chư cổ đức có dạy luân hồi và niết bàn là một, với tâm thanh tịnh thì là Niết Bàn, tâm ô nhiễm thì là luân hồi hay niết bàn hay luân hồi là do bởi tâm ta (A Di Đà Phật, lẽ dĩ nhiên, tức vốn nó là, để kiến niết bàn thoát khổ thì phải trải qua một thời gian dài qua bao giai vị cho đến lúc kiến đạo vị tức thì đã nhập dòng Thánh mà chư cổ đức gọi thay đổi từ tánh phàm phu thành thánh giả thường được ví như đất sét qua lò nung thành ngọc hay... kiếm hiệp gọi là thoát thai hoán cốt cho nó dễ hiểu đối với...mỗ tôi.

Quý hữu nào có nhã hứng thì xin hãy đọc thêm về Chân đế và Tục để tìm hiểu thêm về lý Trung Đạo tức Không mà Trừng Hải tôi xin nói theo bạch thoại là "Hai chân lý- một quan niệm", hay có thể trao đổi với mỗ tôi ( qua loa thôi nhé...) trong đề mục này).

Mỗ tôi xin đưa ra một ví dụ cho nó phù hợp với giáo dục trực quan...sinh động tân kỳ mà tiểu bối ngày nay... ưa thích về Sự-Lý:

- Giống như trên đường đi có một tờ 500.000đ ai đó rớt, người giàu có nhặt được thì cũng...thích vì có một buổi nhậu miễn phí, nhưng với người nghèo khó thì nó thập phần sung sướng vì vừa có tiền nuôi vợ con còn dư ra chút đỉnh để lai rai với bạn...đồng cảnh ngộ; nhưng với người đã quy y Tam Bảo và thọ giới khi thấy tờ 500.000đ thì vẫn...tỉnh bơ, không phải là không thấy tờ 500.000đ hay nó không có mà vì việc lượm tờ 500.000đ đó nó không đúng với giới không lấy vật không cho dụ như một em bé 6-7 tuổi vốn bất...tương tư với chuyện xấu ác.

Ta thấy tờ 500.000đ đâu có thay đổi, nó vẫn vậy, nhưng cái ý nghĩa tức lý nó thay đổi theo ý riêng từng người.


Kính thưa quý hữu, bởi chủ đề này nó nằm trong Chat linh tinh nên mỗ tôi xin lai rai một chút về sự khác biệt giữa Tri thức và Tri hành cho rỏ ràng về sự học của người phát nguyện Quy Y và Thọ Giới:

Kính thưa quý hữu sự khác biệt này nó rất là đơn giản tức đang giởn qua một thí dụ cũng...sinh động trực quan (theo ý mỗ tôi) sau - ví như người thợ học nghề kim hoàn được thầy dạy về kim cương (...cho nó sang) đặc tính của kim cương là trong suốt không phản xạ ánh sáng tức có kiến thức về tánh của kim cương tức tri thức nhưng bản thân thì chưa từng thấy kim cương nên không có biết đặc tánh hiện hữu như thế nào mà phân thật giả.

May thay nhờ có thầy dạy nên đưa cho viên kim cương thiệt mà quan sát, quan sát lâu ngày mới rõ tánh kim cương hiện hữu như thế nào, đó mới là tri hành thuộc trí năng khác tri thức về tánh kim cương trước đó.

Bởi vậy sự đời nó mới khôi hài khi thấy các học giả suốt ngày cứ đàm huyền luận diệu, nếu việc đàm huyền luận diệu này giống như nhà buôn kim hoàn đem tiền đi mua kim cương thì chắc vài ngày phải...đi ăn xin hết cả theo ý mỗ tôi.

__________________________________________________

Kính thưa quý hữu, vậy là hôm nay mỗ được sống tiếp một ngày sau một đêm...thụy thiền bình an vô ngại. Cầu xin chúng sanh được bằng an trong cơn bão số 6, vô tai vô nạn không hao hụt thân mạng, bạc tiền. Đồng xin.

Kính thưa quý hữu, ngày hôm qua mỗ tôi có trình bày sơ qua về "hai chân lý-một quan niệm" tức Không tức Thiền na vô đối, mà anh bạn hàng xóm phương Bắc nhà đã mượn tạm (và thường... quên luôn mà xem như của mình như đồng chí, giác ngộ, tự giác, giao duyên...) và cho ra phó phẩm "nhất quốc lưỡng chế" danh tiếng hoàn cầu mà ít ai biết là sao chép Phật giáo chúng ta, qua bài luận ba tay nếm mật (những bởi...cụt hứng nên dừng nữa chừng) nay xin được tiếp tục trình bày trong phần Chat linh tinh vào sáng nay. Xin báo, xin báo.

Kính thưa quý hữu, như trên đã trình bày chúng sanh nhân loại chính là dòng niệm niệm tương tục không bao giờ ngừng nghĩ mà triết học Phật hiện đại gọi là chuỗi diễn tiến hay nhận thức, tư tưởng mà trong đó tư tưởng chính là hành vi của nhận thức hay ý thức.

Kính thưa quý hữu, phàm mọi sự trên thế gian ( thuộc thế gian vô minh chi mạc ) khi xảy ra đều phải có chỗ bắt đầu tức có bắt đầu có kết thúc được triết học gọi là nhị nguyên mà kinh văn thường gọi là đối đãi hay nhị nguyên đối đãi được đối trị bởi phép...Thiền na vô đối mà kiếm hiệp Kim dung cũng mượn của Phật giáo chúng ta cho ra phó phẩm vô chiêu thắng hữu chiêu cũng danh tiếng hoàn cầu một thời vang dội cho đến nay.

Kính thưa quý hữu, vài dòng lược tỏ để hiển bày cho quý vị thấy được tuy chỉ là pháp phương tiện mà Chư Phật, Bồ Tát và liệt vị Thánh đệ tử đã thiện xảo trao truyền cho chúng ta mà đã có uy lực khôn tả dù kẻ khởi dụng tâm địa không chánh trực (mà mỗ tôi gọi là kế xảo) huống hồ người đã phát nguyện Quy y và thọ giới thì tánh dụng nó còn diệu lực đến khôn tả tức tuyệt đỉnh trần gian như thế nào.

Lời lược tỏ này không phải là dài dòng văn tự mà bởi lâu nay vẫn ẩn tàng trong lời tâm tình của Trừng Hải tôi tức lời nói tuy hữu tình mà thanh vận vô tình nên khách thỉnh lãm bất tương tư (nghĩa là nó không tác tư tức manasikara, nơi khởi đầu của chuỗi citta ditthi hay vinnana kiccha việt dịch là tâm lộ?).

----------------------------------------------------------

Về gốc tích Hộ Chú thì vốn có trong kinh Angulimala Sutta, tương truyền sau khi quy y với Phật Đà, Tỷ Kheo Angulimala mà xưa kia là Vô Não mỗi ngày vào buổi sáng đi khất thực thì bị dân chúng đánh rách da nát thịt, đêm về thì bị các oan hồn mà Ngài giết quấy phá nên không định tâm mà tu hành được mới thỉnh cầu Đức Phật nên Phật Đà mới ban cho câu chú ngăn cản các việc tác động bên ngoài. Đồng Kính.

Xin nói thêm một chút về các giai thoại của Ngài Angulimala cho mọi sự căng thẳng nó tiêu diêu, đồng quý vị thêm phần kiến thức.

Ngài Anguligmala theo truyền thống ở Ấn độ là Thánh tổ của...sản phụ, bởi duyên do Ngài đã phát Lời Chân Thật theo lời dạy của Phật Đà cầu cho một sản phụ sinh ngược mà bị mắc trong hàng rào cây.

Vốn sản phụ khi đó đang đi lại ngoài cửa cho nó dễ sinh bỗng gặp Thánh Đệ Tử Angulimala đi khất thực, vôn chỉ có một mình và thập phần lo sợ vì hung danh của Ngài vốn rất lớn (quý vị cũng biết đó ngay cả một vị vua oai danh lớn thế nào mà khi gặp Ngài Angulimala cũng kiêng sợ không dám đến gần) sở dĩ khi Ngài đi mà bị dân chúng đánh vì dân chúng có số...đông (bởi người Bất hại thì không phản ứng nên kẻ vô tri được nước lấn tới??? đáng sợ thay cái ác, càng đông nhiều thì cái ác càng tăng; cái ác càng tăng thì số lượng càng nhiều thêm vì nó tương quan nhân quả); nên sản phụ chui vào trốn trong hàng rào quanh nhà không ngờ bị...kẹt luôn trong đó; vì xót thương sản phụ Ngài Angulimala đã làm đủ mọi cách những vô dụng nên đã chạy về bạch lại với Phật Đà, chính lúc đó Phật Đà đã dạy Ngài nói lời chân thật (các vị muốn nghiên cứu thêm về oai lực của Lời Chân Thật thì xin đọc Jataka hay có cuốn Đại Phật Sử của tỷ khưu Minh Huệ chuyển dịch từ cuốn MahaBuddhavamsa của vị tam tạng pháp sư danh tiếng xứ Miến Điện mà mỗ tôi quên mất tên đọc thêm)

Trở về nơi sản phụ vừa không sinh được vừa bị mắc kẹt Ngài Angulimala đã đọc lên Lời Chân Thật, kỳ diệu thay tức chuyện lạ thế gian tức Vị Tằng Hữu sản phụ vừa thoát ra khỏi bụi cây vừa sinh mẹ tròn con vuông (lời người xưa nói người phụ nữ lúc sinh là vượt cạn đã nói lên ranh giới mong manh khổ đau sinh tử của thai phụ (cho nó trong sáng tiếng Việt, hề hề) nên mỗ tôi cũng vô cùng cảm thông với các bậc nữ lưu lòng còn lưu luyến chồng con mà vạn phần những mong được bình an nhờ uy lực của Ngài Angulimala.

Về sau đó Ngài trở thành người hộ niệm cho các sản phụ sinh con và thật kỳ lạ thay tất cả đều vẹn toàn.

Sau này lúc Ngài tịch diệt, ngay cả khi các sản phụ dùng các miếng y bố mà Ngài đã từng thọ dụng để uống cũng sinh nở được mẹ tròn con vuông, rồi thời gian qua cái gì mà không dần hoại tan các vật dụng của Ngài đã hết các sản phụ mới dùng bình bát khất thực của Ngài xưa kia đựng nước rồi lấy uống (hề hề, cũng may là các sản phụ này không đập bình bát để lấy uống!!!), quả là kỳ diệu thay, các sản phụ cũng vượt cạn an toàn. Xin đồng kính.

-------------------------------------------------------

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Con xin đảnh lễ Mười Phương Chư Phật, cầu xin cho chúng sanh an lạc, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn.
_____________________________

Kính thưa quý hữu, ngày hôm qua Trừng Hải tôi đang đề cập đến vị trí tức giai vị của người quyết chí lập thân phụng sự đất nước có tên Vị Nhân Sinh vốn là người phải dựa vào ý chí bản thân và nghị lực tích tập để tiến hành các công việc chủ yếu dựa trên chủ trương, tiêu chuẩn, tư tưởng chính sách làm mực thước vào đời Tống ở đất nước Trung hoa mà dân ta hay gọi là tàu (các vị nếu có nhã hứng tìm kiếm nguồn gốc xuất xứ chữ này thì đọc các tác phẩm của Vương Hồng Sển, Sơn Nam...) mà có cách hiểu tức đạo như đạo quân thần, đạo bề tôi, người quân tử...mà chắc hẳn quý vị cũng có nghe qua như "Kẻ sĩ khả sát bất khả nhục" "người quân tử đi qua ruộng dưa thì không sửa giày, đi dưới giàn bầu thì không sửa mũ" "quân sư phụ"...cũng như các thuần phong mỹ tục, đạo đức...như "công dung ngôn hạnh" "nghĩa phu thê" "quyền huynh thế phụ" "hiếu nghĩa" và quan trong nhất bởi nó có tánh đối đãi tức nhị nguyên hay nhị nguyên đối đãi mà Phật giáo ta xem như nguồn nguyên gây vọng tưởng tức vô minh chi mạc do ô nhiễm cảnh trần bụi đời.

Như mỗ tôi có đọc trong Kinh Giải Thâm Mật qua bản dịch của Thầy Trí Quang, Phật Đà chỉ rõ chữ Tâm thì ngoại trừ A Đà Na Thức các tâm còn lại như năng nhiếp sở nhiếp, a lại da thức, và tích tập sắc thanh hương vị xúc vốn đều quan liên đến tâm thức đối đãi này, theo trí nhớ của mỗ tôi, và quý vị cũng nên nghiên cứu thêm để biện biệt am tường, những mong lắm thay) và muốn thấy biết vạn vật như nó là tức TÂM ĐỒNG NHẤT CẢNH mà mỗ tôi có đề cập lúc trước, ở ngươì sơ cơ như mỗ tôi, cần phải đình chỉ nó chớ chưa nói là tuyệt diệt nó (mà mỗ tôi cũng đã thấy thậm nan mà tri hành).

Kính thưa quý vị, các kinh văn, luận văn, chú giải... mà mỗ tôi có đọc qua đều thấy hầu hết chỉ đến cập đến cảnh giới quả thành tựu mà ít khi mô tả cửa vào, cũng vì lý do này nên mỗ tôi những mong cùng thảo luận với quý hữu để tất cả đều thông đạt phần nào, mà cảm được uy lực tối thượng thừa mà Chư Phật, Chư Tổ đã phương tiện trao cho chúng ta mà tăng phần tín tâm bởi nó là phước đức vô thượng không có của báu tuyệt đỉnh trần gian nào sánh kịp. Mong lắm thay, bởi lời khác lạ thì dễ nảy nghi tâm ở người có tâm chưa thông đạt, mà bằng không thuận lợi thì xem như cơ duyên không còn thì mỗ cũng phát tràng trường tiếu vì bất khả...làm gì được rồi rủ áo ra đi. Kính báo.

TB: Nghĩ đi nghĩ lại mà Trừng hải tôi phải phì cười không nén được, các đạo hữu đồng tu hỏi Trừng Hải tôi cười về sự gì thì Trừng Hải tôi không dám trả lời vì quý vị thử nghĩ, một người thì đọc cụm từ "chưa đến thì nghi" lại cho mỗ tôi là nghi Tổ, nghi Phật mất cơ hội tu học Phật Pháp mà chưởi rủa??? người thì xỉ vả nhục mạ cho mỗ tôi coi thường hồng danh vì cho "Vô Não" là người không có não??? Đúng là chuyện hí tiếu độc nhất trần gian mà mỗ tôi lại không dám kể nên phải chạy ra ngoài mà cười cho thỏa ý. Hề hề

Đạo hữu Băng Tâm, Trừng Hải tôi vốn đã giải thích rõ ràng chữ Vô Não, vốn là bậc cổ đức dịch nghĩa chữ Pali, Ahimsaka, với chữ Não nghĩa là não hại, tức không gây ra đau khổ cho ai, không làm điều ác với ai.

Cha của ngài Vô Não là một bậc quốc sư thông thiên địa, nhân văn (lẽ nào lại đặt tên cho con trai nối dòng là thằng không não??? Hề hề) nên thấy rõ Ngài sẽ gây điều ác về sau nên đặt tên là Ahimsaka, mà chư cổ đức dịch nghĩa là Vô Não, với hy vọng Ngài không gây ra nghiệp ác.

Việc giải thích đã rỏ ràng vậy mà đạo hữu cứ vin vào việc Não tức trí não, đầu óc rồi lý luận này nọ. Phàm người tu hành vốn không có ý tranh chấp, nhưng trước cái cố chấp âu cũng phải chỉ cho rỏ ràng mà mong người thay đổi tức tỉnh ngộ.

Ở phương Đông, thời xưa mọi sự suy nghĩ, thấy biết suy tư được cho là ở...bụng tức đơn điền (Trung hoa) và ở tim (Ấn độ) không có ai dùng chữ não cả. Những kiến thức này vốn là kiến thức phổ thông được dạy vào kỳ trung học đệ nhị hay đệ nhất mà nay gọi là trung học cơ sở và phổ thông, người không biết những kiến thức này thường chứng tỏ sự ấu trĩ trong học vấn. Sở dĩ mỗ tôi giải thích rỏ ràng như vậy vì vốn biết (qua các câu đàm thoại trong Diễn Đàn) đạo hữu là người có tâm chân thành cầu đạo thuở trước nên đừng vì chút tư tâm mà đánh mất đi chí tinh tấn vốn là phước đức thuộc thiện căn của mình. "Hãy dừng chân, này Angulimala" vốn là câu nói nổi tiếng mà Đức Phật đã nói với ngài Vô Não trong rừng sâu năm xưa cũng là câu Trừng Hải tôi muốn nhắc lại với đạo hữu. Mong lắm thay, thân.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Nhất cơ nhất cảnh,
Vạn sự hanh thông.


( Link tại ĐÂY. )​

KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.

Kính thưa quý hữu, phàm người tu hành nơi lập chí đầu tiên là chữ TÍN, mà tùy theo theo tông phái Phật giáo mà có lời dạy khác nhau, những tựu trung hoặc là về tâm hoặc là thuộc căn cũng là giai vị khởi đầu của mọi Phật tử ( Trừng Hải tôi cũng sẽ nói vào những dịp khác về chữ TÂM để quý vị cũng thưởng lãm). Và như những lần trước mỗ tôi đề cập, hôm nay cũng xin gióng một tiếng đại hồng chung tạm gọi là phổ thỉnh tuy âm là hữu tình nhưng thanh vận lại vô tình mà những cầu mong nơi nơi đều tương tư mà giữ vững hùng khí thanh phong trên đường tu học.

Kính thưa quý hữu, như mỗ nhớ không lầm thì vào thế kỷ 7-8, đất nước Tây Tạng đã đón nhận công chúa Văn Thành nhà Đường về làm bậc mẫu nghi( tức vợ Vua) của mình.

Theo như truyền thuyết khi sang Tây Tạng, Văn Thành công chúa đã dấu Vua cha mà đem theo bảo vật quốc gia chính là con tằm sinh tơ dùng để dệt lụa vốn là một sản vật xa hoa đắt tiền vào thời đó (và ngay cả bây giờ lụa vẫn rất đắt), và ít ai biết đến trong phẩm vật hồi môn còn có một bức tượng Phật Bất Động bằng vàng nguyên khối (vàng tuy đắc giá, tuy nhiên quý vị nên nhớ, các bức tượng này vốn đã được trấn chú nên có các vị thần hộ thủ chớ sanh lòng tham, xin nhớ xin nhớ) mà chư cổ đức dịch là A Súc Bệ Phật là một vị Phật ngoài truyền thống, bằng chứng cho ta thấy Trung hoa vốn cũng có tông phái Mật tông mà sau này có một nhánh đã sang truyền đạo tại Tây Tạng sau đó mà tài liệu Trung hoa gọi là ma ha diễn(?).

Kính thưa quý vị, bất cứ tông phái Phật giáo nào cũng chia ra các giai vị tu hành và trong mỗi giai vị lại chia ra ba bậc thượng, trung và hạ (tức cao, trung bình và thấp) nên để chỉ ra được sự đa diệu dụng của Pháp Bảo mà chư Tổ đã phương tiện trao cho chúng ta nhằm làm tăng thêm chữ TÍN cho quý hữu nên mỗ tôi sẽ sơ lược kể ra cho quý vị nghe về một nhánh Mật - Thiền tông của Trung hoa nhưng lại dành cho ...các nhà buôn đường xa gọi là Nhất cơ nhất cảnh-vạn sự hanh thông.

Đây chỉ là phép hạ thừa, quý vị nên nhớ (mà chư cổ đức gọi là Nhất kiền chùy, chớ mỗ tôi không có xúi các vị đi học thiền đẻ đi buôn, vạn phần xin nhớ, xin nhớ), nhưng đã từng đem lại biết bao thành công cho giới thương gia lẫy lừng xứ tàu ngày xưa (dân tàu mà buôn bán thì quý vị cũng biết rồi đó!) bao của cải. Chỉ là lời kể chơi để thấy một trong những tánh khởi dụng của chư Tổ phương tiện cho quý vị lại bội phần tin vào phước đức mà mình thọ lãnh được của Chư Phật mười phương quả là Chí Bảo Vô Thượng trên trần gian.

Trước khi đề cập đến phép mua bán nhất cơ nhất cảnh-vạn sự hanh thông này mỗ tôi xin nói sơ lược qua Vị- Xứ -Thời của Phật giáo.

Theo Phật giáo chúng ta bản thân mỗi một người cần phải xác lập vị trí của mình mà thiền ngữ gọi là lập cước, vị trí đó được gọi là VỊ, chữ XỨ nhằm chỉ cho nơi ta sinh sống xuất phát từ Thập Nhị Xứ nơi sinh ra tư tưởng thế gian (phong quán, tập tục, lễ nghi, tính tình...) tức nơi sanh đối đãi (vì nhận thức thế gian vốn là đối đãi nhị nguyên) và cuối cùng là THỜI tức hành vi hay hành động thuộc thân khẩu ý xảy ra trong mỗi một sát na thời gian tức hiện tại mà việc đang xảy ra.

Quý vị nên biết dân tàu vốn là chúa dấu nghề nên phép thiền dụng cho...buôn bán này được các thương gia gọi lại là Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa mà chúng ta ai ai cũng biết nhưng lại không biết xuất xứ nguồn nguyên lại xuất phát từ Phật giáo chúng ta; nên nếu người ngoài có học lóm thì chỉ học được nhân hòa địa lợi còn thiên thời thì biết đằng nào mà học, nên thường đại khái cho rằng, trời cho thì được không cho thì có làm bằng trời cũng như không (hề hề, đọc xong câu này mỗ tôi thấy dân Việt ta cũng thuộc loại hí tiếu: có làm bằng trời cũng như không).

Như thật ra chữ thiên thời chính là nhằm chỉ đến phép thiền Nhất cơ nhất cảnh bởi theo Phật giáo Trung hoa thì phép tứ thiền được gọi là Tứ Thiền Thiên bởi thuộc tầng trời Sắc giới.

Trừng Hải tôi lại phải giải thích ngữ từ kẻo có người hiểu lầm mà gieo nhân xấu (việc này vốn không phải của mỗ tôi nhưng cũng phải đành nhẫn mà nói).

Trước hết xin nói về chữ "phương tiện", chữ phương tiện vốn có ba nghĩa; nghĩa được các tiểu bối ngày nay hay sử dụng tức bạch thoại tức ngôn ngữ sử dụng đối thoại hàng ngày là dụng cụ hổ trợ cho việc làm; nghĩa thứ hai là điều có ích cho công việc; và nghĩa cuối cùng mà mỗ tôi muốn nói đến (hêy dà, lại phải sắp chén sắp dĩa... cho quý hữu dùng) đó chính là tùy phương hướng mà xác lập chính xác, theo nghĩa Phật giáo là Tri hành, mà phó phẩm của nó ai ai cũng biết chính là Tùy Cơ Ứng Biến. Kính thưa quý vị chữ này cũng là một trong những mẫu mực mà chính quyền Trung hoa ngày xưa mượn của Phật giáo ta lâu ngày lại xem như của mình...không chịu trả thể hiện tính cách nhu nhuyễn tùy thời khôn ngoan rất mực.

Kính thưa quý hữu, như qua các phim tàu thường chiếu, việc đi buôn đường dài vạn phần mệt nhọc (tiền thì ai cũng thích nhưng cứ nghĩ việc làm ra tiền thì mỗ tôi đã oải sống lưng, nên quyết chí an phận), cũng bước bước hiểm nghèo vì vạn lý vô vân không biết đường đi hiểm nguy rình rập, ác tặc cường đồ manh tâm cướp bóc, bạn buôn gian trá sanh dạ khó dò, quan tham chiếm đoạt nhũng lạm quyền hành, tóm lại là mất mạng mất của như chơi, nói cho nhanh, tiểu bối nào cũng thích, hề hề.

Trong mỗi chuyến đi buôn họ chuẩn mực rất mực kỷ càng vì việc này vốn rất rất quan trong liên quan đến tánh mạng, tài sản và gia tộc về các việc hình tướng thế gian tức vật chất và trên đường đi họ ăn chay trường, sinh hoạt rất mực điều độ để đề phòng bệnh tật, bảo vệ sức khỏe trí tuệ chớ không phải như ta thấy trên phim ảnh là đi đến đâu dừng chân họ cũng vào ca lâu kỷ nhạc ăn uống xả láng, ca hát suốt đêm (hình như có đạo hữu cũng lậm về phim ảnh nên tưởng tượng ra ngài Angulimala tướng mạo phương phi như...Đường Tam Tạng trong Tây du ký mà mỗ phải...bó tay, hề hề)

Ngoài các việc về hình tướng, họ cũng chuẩn bị kỹ càng về phương diện tâm linh gồm...(mỗ tôi cũng muốn nói nhưng ngại...cho là mê tín dị đoan mà phang cho một kim phủ hay chích cho một phát ngọc châm thì game over nên để dịp khác, hề hề) và phép nhất cơ nhất cảnh-vạn sự hanh thông.

Tiện đây mỗ tôi cũng xin nói qua việc xứng danh tức tên gọi được nói ra về Tantra thừa(?) tức chữ Mật vốn còn nhiều nghi vấn, mà sở dĩ việc này nó thông dụng không phải vì tự nó có mà do nhân gian... đặt tên cho nó bởi hàng đệ tử của tông phái này không phải như mỗ tôi (gia cảnh nghèo nàn) mà dành cho các vị thuộc...hoàng gia vua chúa, quan lớn một phương, giàu sang bốn bể nên sở hành nó rất rất là giới hạn và bí mật ít lộ ra ngoài không phải vì không từ bi mà không phổ biến mà bởi vì rất mực từ bi nên không phổ biến (các đạo sư thuộc Thừa này ít nỗi tiếng, ít ai biết trừ những trường hợp thuộc lẽ huyền vi như Ngài LIên Hoa Sanh, Milarepa(?)...) vì phải bảo vệ cho các đệ tử trong thừa. Kính báo kính báo

--------------------------------------------------

Vậy nhà buôn khởi tánh dụng của pháp Nhất cơ Nhất cảnh như thế nào?


Trừng Hải tôi xin nói lại như sau:

Kiến giải này có nền tảng là một phép lý luận nhỏ.

Như ta đã biết khi giải quyết một vấn đề ví dụ như một bài toán thì ta phải tìm kiếm đầy đủ dữ kiện, giả thuyết và khi có đủ dữ kiện, giả thuyết vì bài toán tất được giải, hay vấn đề được giải quyết; cho nên như bất kỳ một cuộc mua bán nào người đi buôn sẽ tìm kiếm thông tin về đối tác bằng thăm dò, gián điệp, mua chuộc nhân viên...tất tần tật mọi biện pháp thuộc hiện tướng thế gian (mọi người vẫn thường hay ví thương trường như chiến trường đó sao).

Tuy nhiên những khuyết điểm chí mạng của đối tác mua bán vốn được che dấu rất cẩn thận khó ai biết ngay cả người thân ngoại trừ chính người ấy tiết lộ, nên thông thường các bên mua bán thường gặp gỡ để quan sát lẫn nhau; đấy mới chính là cảnh giới sở hành của phép "nhất cơ nhất cảnh".

Như quý hữu thường thấy trên màn ảnh hô li út các đối tác làm ăn thường gặp gỡ để...ăn uống, đánh gôn...(các đạo diễn phim ảnh hô li út quả có con mắt quan sát tinh tế và ứng dụng sự quan sát đó vào phim ảnh nên thường rất hay, xứng danh kinh đô điện ảnh toàn cầu).

Thưa quý hữu, chắc có lẽ quý hữu đã có đọc các lời dạy về "Tam Tư" trong Câu Xá Luận, phàm mọi suy nghĩ sẽ xảy ra ba bước; đầu tiên là "thẩm lự tư" suy nghĩ để quyết định việc làm, kế đó là ""quyết định tư" tức quyết định việc làm và sau cùng là "động phát thắng tư" vừa làm vừa suy nghĩ.

Nên trong cuộc nói chuyện nhà buôn sẽ quan sát hành vi, cử chỉ lời nói, nét mặt nghĩa là toàn bộ hoạt động của đối tác để tìm ra điều mà người đối tác này dấu hay nói cách khác mọi hoạt động của đối tác là hiện tướng của những ý nghĩ tức "thẩm lự tư", và ý nghĩ này vốn là điều mà nhà buôn phải tìm ra để thấy rỏ vấn đề mà mình đã đặt ra mà quyết định mua hay bán. Quý hữu có thể hình dung việc làm này qua minh họa: hành vi của đối tác giống như thân và ý nghĩ mà đối tác muốn che dấu là cái bóng của hành vi tức thân.

Ví dụ như lúc đó đối tác đang cần tiền phải bán gấp một lô hàng nên nhà buôn có thể ép giá hay lô hàng này chỉ là số hàng phụ nên nhà buôn có thể mua với giá rẻ...

Qua câu chuyện này ta mới thấy tâm cơ của người tàu hơn hẳn dân tộc ta, cái gì cũng xuê xoa cho qua chuyện như câu "thuận mua vừa bán" hay "trăm người bán vạn người mua"...và chính pháp mua bán này làm lớp thương nhân trung hoa thốt một tuyên ngôn danh chấn người xưa "nhất bản vạn lợi".

Tuy nhiên mỗ tôi cũng xin lưu ý rằng người học được phép nhất cơ nhất cảnh-vạn sự hanh thông này chỉ có ở người giàu sang bốn bể; còn như chúng ta thì cũng chỉ cầu "một vốn bốn lời" cũng đủ rung đùi đắc chí.

Kính thưa quý hữu, chủ đề này nằm trong phần Chat linh tinh có tên "Lai rai sự lý hiện tồn" mà chữ lai rai có nghĩa vừa vừa, chừng chừng , không nhiều không ít nên Trừng hải tôi chỉ phát họa đơn sơ các sự tướng chung chung mà không thể đi đến tận tuyệt, chỉ nhằm cho quý hữu thấy được tánh đa diệu dụng tuy chỉ là pháp hạ thừa của Phật giáo mà cũng đã có uy lực dường nào.

Tuy phát họa đơn sơ những các dữ kiện mà mỗ tôi đưa ra như VỊ_XỨ_THỜI, cùng phép đối trị tùy cơ thuộc Tứ Tất Đàn nhằm xây dựng vấn đề, tức đặt ra bài toán để giải đều đề cập đủ nên quý vị cũng có thể nghiên cứu thêm. Những mong quý hữu hằng tinh tấn nắm bắt được phương tiện mà chư Phật, chư Tổ trao cho dù là hạ trung hay thượng đều có tính dụng diệu kỳ mà làm lợi ích cho bản thân, gia đình hay cả cho dân tộc. Xin kính

-------------------------------------------------------


Tu là cội phúc,
Tình là dây oan.


KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.
Cầu xin cho chúng sanh được bình an, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn.
__________________________________________

Kính thưa quý hữu, cuộc sống một đời, mà chư vị cổ nhân xem như nước chảy qua cầu, thoáng chốc như bóng câu qua cửa sổ, như hồng hà sóng chuyển được đến tới bờ rồi tan mất, mà khi xuôi tay ra đi ngay cả tên ta còn không giữ được thì xá gì của cải bạc vàng, danh quyền thế lợi trần gian. Nhưng, đó chỉ vốn là nơi để về của thế nhân vô tri luôn xoay vần trong làn gió hắc phong vô minh chi mạc mà thứ để lại không gì ngoài vài dòng chữ nghĩa thảm não thê lương, đoạn trường ai có qua cầu mới hay, của danh nhân Việt nam Nguyễn Du được phong tặng là thiên tài nước ta.

Vậy mà với mỗ tôi, những lời nói vốn được ngày ngày ca tụng, người người khen tặng chỉ là sản phẩm "mua vui cũng được một vài trống canh" bởi, nếu đã cho là tri thức kẻ sĩ thức thời mà, ngay khi tuổi còn xanh hùng khí ngưỡng ngưỡng sao không gươm giương đao hạ chặc phăng chữ tình mà nương theo Từ Bi Trí Huệ của Mười Phương Chư Phật để chí hướng cứu độ chúng sanh tam thiên đại thiên thế giới mới xứng là người cho...mỗ tôi kính ngưỡng.

Tuy nhiên, có còn hơn không, bởi khi về già còn thốt ra lời chánh kiến "Tu là cội phúc, Tình là dây oan", Cho nên, tuy không kính ngưỡng mà hôm nay cũng đôi lời thán phục kẻ già nua đầu bạc vẫn mắt sáng nhìn ra chánh lý thượng thừa của Chư Phật mười phương tuy đã là đã muộn nhưng lại, có còn hơn không.

Kính thưa quý hữu, việc quân vương thì cốt ở yên dân nhưng với người đã lập chí Quy Y, Thọ Giới thì cốt ở ...vô tâm.

Nhưng Tâm này không phải chữ Tim (kẻo có người hiểu lầm mà gieo nhân xấu bởi giải là...người không tim, thì mỗ tôi lại phải ngưng viết bài vì... cười bể bụng, hề hề) mà là tâm tư của người phát chí giác ngộ hay đốn ngộ mà ung dung đi giữa sơn hà, tự tại bằng an giữa cảnh trần hoang hóa thô sơ, bất tịnh. Đồng thời cũng xin phân tỏ đôi lời dù, đầu đã đội mũ kevla sáng thức dậy đã uống mật ong...chúa, nhưng tánh vốn cẩn thận nên cũng đã ngó trước dòm sau vạn phần cẩn mật mà xin quý hữu chớ chê cười đôi lời thực ý. Kính báo, kính báo.

Kính thưa quý hữu, người được gọi là đại nhân, tài tử Nguyễn Du xứ Việt có nói, chữ tâm kia cũng năm ba bảy đường, thì quả thật là... (quá kém), vì chỉ với người sơ cơ như mỗ tôi đây khi mới vào đạo cũng đã chỉ ra in ít thì cũng 51, 52, trung trung thì có 72, còn khi nào đầu óc thanh thản, khí lực dồi dào thì nói ra một mạch cũng đủ...một trăm, đúng là vạn phần... hơn thấy rõ (hề hề, thưa quý hữu, mỗ tôi không có nói...dốc đâu bởi Pháp Bảo của Chư Phật qua sự trao truyền của Chúng Tăng Bảo cho chúng ta là Chí Bảo trần gian tuỵệt đỉnh dù đến cả Vua Trời Đế Thích cõi tam thập tam thiên cũng phải tôn kính người thọ lãnh Pháp Bảo Vô Thượng thì xá gì nhân gian kém cỏi).

Tuy nhiên, kính thưa quý hữu, chữ TÂM này vốn vạn phần biến ảo mà lại vạn phần hấp dẫn làm người mê say, nó tựa như ánh đèn sân khấu muôn màu ảo hóa, khi thì rực rở kỳ lạ như bắc cực quang (xem phim) mà người xưa cho là chỗ ngụ của tiên ông thoát tục, khi thì trong vắt một dãi từ trời cao rơi xuống như Hằng hà tuôn chảy vang dội thanh âm ngọc ngà va chạm, khi thì ẩn tại côn sơn như thần long chỉ thấy đầu mà không nhìn thấy đuôi giữa mây trời lúy túy (túy vân); khi thì như Tỷ Kheo cô thân chích ảnh lung linh mà hiện thực giữa sa mạc hoang sơ; khi thì như tiếng gầm sư tử trong thung lũng nguyên lai không dấu chân người dù âm lượng như sấm động mà âm vận lại như tiếng oanh vàng thỏ thẻ bên tai; nói tóm lại là không kể xiết vẻ hấp dẫn, cho nó mau, ai ai cũng thích vì thời gian vốn là tiền bạc, hề hề.

Do vậy, với người đã bước vào rừng chữ...hàn lâm văn tự vốn là cảnh hành vô sở hành của chư vị Thánh giả đệ tử Phật Đà thì như Lưu Nguyễn ngày xưa lạc bước chốn thiên thai (đó mới chỉ là cảnh Pháp Ảnh mà đã vạn phần huyền ảo huống hồ là Pháp Giới Thậm Thâm thì huyền diệu mà phi thường huyền diệu đến mức nào mà mỗ tôi cũng bất khả tri để mà lược thuật cho quý hữu tuy vạn phần tôn kính) Chẳng may thay, như Lưu Nguyễn ngày xưa nửa chừng nhớ cảnh tiếc thương trần gian bất tịnh, nhiều người đã quay trở lại đời thường (cho nó trong sáng tiếng Việt, hề hề) thì cũng chỉ còn là ảo ảnh nên suốt ngày ngớ ngẩn nói giả, nói chân tức chân chân giả giả, vọng vọng tâm tâm mà người thanh văn (tức người nghe) cũng không biết lời kia là thiệt hay giỡn nên nghĩ là lời...không bình thường!

Sở dĩ mỗ tôi phải thốt cả vạn lời như thế bởi, xưa kia cũng đã bước qua hành trạng say mê chữ nghĩa mà nhẩm tới nhẩm lui cho đến kỳ cùng chấm phẩy nhưng nửa đường vì vướng chút trần duyên mà quên đi hùng khí nên một thời cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ mới xem thì thiệt là...bí hiểm mà khi nhìn lại thì hóa ra...Bán Dùi tức Bùi Giáng???

Kính thưa quý hữu, việc tu hành chỉ cốt ở thật tâm nên hôm nay thốt lời tâm sự mà xem như gióng một tiếng đại hồng chung tuy thanh âm vốn sanh từ hữu mà thanh vận lại hóa thành vô (tình) nhưng những mong nơi nơi đều tương tư mà thức tỉnh kẻo mất đi vốn quý thời giờ, mà thời giờ với người đã phát nguyện Quy Y và Thọ Giới không phải là bọt bèo không thật như vàng bạc hột xoàn đô la mà là kiều thượng (cầu cao thanh nhã) vạn phần quý báu dẫn quý hữu bước vào Pháp Giới Thậm Thâm của Mười Phương Chư Phật. Nên, thật quả là đáng tiếc khi chỉ vì những báo chướng nghiệp duyên trên đường tu học mà đánh mất đi thời giờ quý báu. Xin tỉnh, xin tỉnh (Xin hẹn đến chiều sẽ nói tiếp phần sau, lượng thứ lượng thứ)

Kính chào quý hữu, lời hẹn ban sáng nay đã đến hồi...hoại diệt tức đã tự đoạn một dây tơ tình nên tâm giải thoát, hề hề. Kính thưa quý hữu, bây giờ Trừng Hải tôi xin nói đến chữ TÂM theo một ít tri kiến của mình. Đây cũng chỉ là thiển ý nên chư vị xem chơi chớ mang vào lòng chi cho...mệt nhọc.

Kính thưa quý hữu, trong các cảnh giới mà Trừng Hải tôi nói sơ qua ban sáng thì trừ cảnh giới "sân khấu đèn màu lung linh vạn tướng" thuộc về Ý thức còn các cảnh giới còn lại đều thuộc về A lại da thức thuộc cảnh duyên và Mana tức Ý thuộc năng duyên.

Các cảnh giới này vốn là hữu tướng, nó theo dòng tâm nương theo nghiệp lực trôi lăn từ cảnh giới thấp nhất tức dục giới như địa ngục cho đến cảnh giới cao nhất tức vô sắc giới, mà luân lưu lên xuống đến cõi giới này qua cõi giới khác khởi từ vô thủy cho đến bây giờ tại quả đất này như mỗ tôi đây đang ngồi mổ cò bàn phím mà không biết nó có tiếp tục trôi lăn cho đến vô chung không nữa bởi nó thuộc thì...tương lai tức lẽ huyền vi mà mỗ tôi bất khả...biết nên không thể hầu chuyện với quý vị được. Các cảnh giới này vốn là hữu tướng nhưng khi có phan duyên (tâm sanh) thì ý giới tức manodhatu tuy mang nó theo bởi do luật nghiệp thuộc về thân, ý (hay danh sắc) nhưng ta không biết nó có hiện hành vì nằm ngoài ý thức của ta.

Chính trong quá trình công phu tu tập các bậc tôn sư thượng thừa mà ta thọ giới sẽ công phu, ái chà...(xin quý vị thứ lỗi, mỗ tôi khó thốt ra lời vì ngại... cho là huyễn hoặc dù đã đội mũ kevlar, đã uống sữa...ong chúa nhưng tính vốn tin chuyện phòng bệnh hơn chữa bệnh nên hẹn quý hữu vào dịp khác, hề hề)... và có tên gọi là Avatar; Trong bước đầu công phu ta phải thấy nghiệp này mà viễn lý nó cho đến khi giải thoát. Quý hữu có thấy chữ Avatar có quen không? nó quen bởi chính nó là tựa đề phim 3D chấn động toàn cầu vài năm trước đây, chư vị thấy đó phương Tây lại một lần nữa mượn khái niệm của Phật giáo ta tuy chỉ là đưa lên phim ảnh nhưng cũng cho ta thấy mức diệu dụng tuyệt đỉnh trần gian của Pháp Bảo mà ta đang thọ lãnh.

Chữ này được chuyển dịch là Hóa Thân, nó xuất hiện, theo thiển ý của mỗ tôi, trong bản kinh danh tiếng thuộc thiền tông Lăng Già Kinh được chuyển qua tiếng Anh là Lankavatara Sutta, Phật Đà Nhập Đảo Lăng Già. Theo thuyết Tam Thân Phật chính Hóa Thân Phật đã thuyết giảng kinh điển cho chúng sanh trong suốt 49 năm, chỉ đường cho chúng ta qua các phương tiện diệu dụng vô ngại xóa tan mọi phiền não mà giải thoát mà lên đường Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đại khái là theo thiển ý của mỗ tôi các cảnh giới tâm thuộc A lại da thức và Mana tạm thời cứ để đó trong các bước bắt đầu tức gia hành vị thuộc loại sơ cơ như mỗ tôi mà xin tập trung vào Ý thức (các vị muốn nghiên cứu về các vấn đề đã đề cập trước nhất là Thân Avatar, huyền diệu vô song, thập phần biến ảo, xin đọc thêm về Lăng Già Kinh, Giải thâm Mật Kinh, Du già sư địa luận và tức nhiên không thể thiếu được Vi Diệu Pháp thuộc Pali tạng luận...)

Vậy khi tập trung công phu tu tập về Tâm mà ta đã tạm thời viễn ly A lại da thức và Mana thì chỉ còn sáu thức tức Ý và tiền ngũ thức nên bây giờ mỗ tôi quy về lý thuyết thuộc Phật giáo nguyên thủy (theo ý mỗ tôi, không hề thiên vị, quý hữu nên nghiên cứu kỹ Tạng Kinh Pali và xem nó như nền học vấn căn bản vững chắc của mình thì lúc đó quý hữu, theo thiển ý mỗ tôi, sẽ thấy được Lý Nhất Thừa mà xem mọi tông phái trên thế giới đều nhất tông nhất giáo.

Nói lại về tâm, khi đã viễn ly hai thức A la da thức và Mana thì ta còn lại lục thức tức tâm vương. Chữ Tâm vương ở đây có nghĩa Thức là vua do nó chỉ đạo tất cả các hành vi của chúng ta nên được phong vương tức Tâm Vương. Và theo giáo pháp của Phật Giáo nguyên thủy hay Duy Thức Tông (qua bản dich Giải Thâm Mật Kinh của Thầy Trí Quang chuyển dịch) TÂM lại được chia hai chính là Tâm Thế Gian và Tâm Xuất Thế Gian hay theo Thầy Trí Quang ta có thể gọi là Tâm Phật và Tâm chúng sanh. Bây giờ thì mọi phương đã sáng tỏ, tất nhiên theo thiển ý của mỗ tôi chứ không phải của quý vị mà nếu quý vị đồng ý thì nó lại như mỗ tôi, ta chỉ còn lấy tâm thế gian hay tâm chúng sanh tức là tâm ta viễn ly A lại da thức, Mana nương theo lời dạy của Phật Đà tức Phật Pháp tức Pháp Bảo nghĩa là tâm ta nương theo Bát Chánh Đạo hay Y Tha Khởi Tánh (vốn tịnh) chính là Tâm xuất thế gian hay Tâm Phật hay Ly Hệ Quả Vị hay Chánh Tánh Ly Sanh Vị mà dụng lực hùng khí thanh phong, tin tấn tu hành, dẹp tan bao chướng ngại dần dần tiến lên thì, vào mùa xuân hoa sẽ nở tức đáo xuân kỳ thấy các cảnh giới mà mỗ tôi đề cập trước đó dần dần giải thoát mà lên đường Chánh Đẳng Chánh Giác mà thoát cảnh khổ đau, cứu độ giúp đời...

Bởi như đã nói đây là chủ đề Lai rai sự lý hiện tồn thuộc Chat linh tinh nên không thể nói tận tường mọi ngóc ngách chấm phẩy, mà chỉ phác họa sơ qua nên chẳng có gì to tác.

Chỉ là vài lời ý nhỏ nhưng tâm thành, những mong quý vị giữ chắc TÍN TÂM mà ngày ngày tu học thì khi mùa xuân đến chắc chắn hoa sẽ nở.

Mong lắm thay, mong lắm thay.

Nay kính, hề hề.

--------------------------------------------------------

MinhĐịnh nói:
Hai bác Trừng Hải và Chimanhvu,

Tôi từ khi qui y Đạo Phật đến nay đã được 4 năm.Không có Thầy chỉ dẫn,toàn tự mò mẫm,hết mua sách rồi lại tra khảo anh Gu_gồ.Tôi trước nay cũng nghe nói về Tổ Sư Thiền nhưng rất mơ hồ,chưa hiểu rõ về pháp môn này lắm.Vốn cũng tò mò định tìm hiểu,chẳng ngờ gặp được 2 bác trên diễn đàn này.Qua 2 bác thì nếu giống như người ta hay nói "xem văn là biết người" thì từ nay tôi xin...tránh xa môn Tổ Sư Thiền này...hihiihihi.

Tôi tự hỏi,nếu Đức Phật hay Tổ Đạt Ma mà biết 2 bác tu pháp môn này mà ra như vậy thì e rằng Đức Phật và Tổ Đạt Ma chắc buồn lắm lắm...Ngày xưa Đức Phật giơ cành hoa lên cho các vị đã phá được chấp ngã...ngày nay các Thầy muốn học theo Đức Phật giơ cành hoa ra cho những nguòi còn mang cả 1 ngọn núi Tu Di mê chấp ở trên lưng...cho nên thêm 1 cành hoa nữa khiến lưng của các vị oằn cong nặng trĩu... khiến cho 1 vị thì viết văn như là ma trận,cố ép mình vào cái kiểu "Thiền Ngộ",1 vị thì chưa biết chứng đắc đến đâu nhưng cũng rơi ngay vào cái ngã mạn,tự cho rằng mình đi con đường riêng mà thế gian hiếm gặp,không ai hiểu nổi mình...hihihi.Không biết ngày xưa khi ngài Ca diếp nhận được cành hoa từ tay Phật thì có giống 2 bác không???

Và cũng xin nhắc lại đây là thời mạt pháp...chúng ta đã ở cách xa Đức Phật thật là xa...xa thật là xa...hihii


Thân thị bồ-đề thọ,
Tâm như minh cảnh đài.
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.


Dịch:

Bồ-đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bản lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai?


Ôi,Phật pháp vô biên.

Chào đạo hữu minhđịnh, mong đạo hữu sức khỏe an khang nên nhờ sức khỏe an khang mà luôn luôn sáng sủa rỏ ràng mà ra quyết định trong mọi công việc lớn nhỏ, xa gần, hề hề. KÍnh thưa đạo hữu, đứng trên tinh thần đạo hữu đồng tu bình đằng nên vô phân biệt...(Trừng Hải tôi thương tích đầy mình trước...đeo huân huy chương nên phải nương nhờ tinh thần bình đằng, hề hề) xin có đôi lời góp ý trên tinh thần cùng nhau cầu pháp thượng thừa nhằm ngày càng tu học tin tấn.

Trước tiên xin nhắc lại chuyện xưa tích cũ mà biện biệt rỏ ràng những lời phân tỏ.

Kính thưa đạo hữu mấy hôm trước mỗ tôi có tâm sự về việc đọc qua kinh văn, luận giải, sách báo ít khi thấy đề cập đến cửa vào mà chỉ thấy đề cập nơi khởi đầu và thành tựu tức khiếm khuyết cửa vào.

Phàm vạn vật trong tam thiên thế giới đều có sanh trụ diệt tức luôn luôn phải có ba bước bắt đầu, lối vào và đến nơi mà thiếu cái quan trọng nhất là lối vào thì cũng giống như đạo hữu mời Trừng mỗ tôi đi...ăn cơm chay mà không nói khi nào tức thời điểm đi thì biết là...ba xạo ( kính đạo hữu, chỉ là nói thí dụ thôi chứ không có ý nó đạo hữu ba xạo, hề hề).

Đạo hữu đọc xong vào Diễn Đàn hùng hồn đưa ra câu Pháp Cú danh chấn tam thiên nói về Chánh Pháp qua bản việt dịch với dòng tuyên ngôn:
Đây là cửa vào tức "Giữ tâm, ý thanh tịnh" xong khứ vô ảnh tức đi không để lại dấu vết gì dù Trừng Hải tôi đã tốn mất đồng bạc cuối cùng vào vỗ tay tán thưởng đạo hữu và đưa ra cũng câu Pháp cú vang danh nhưng thuộc Tạng Kinh đời...Tống: "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ tâm. Thị chư Phật giáo" để thỉnh giáo đạo hữu chỉ cho chỗ hành hoạt vi diệu của Chánh Pháp Vô Thượng mà Phật Đà đã dạy mà không thấy bóng hình (đúng ra là chữ trên màn hình điện toán) của đạo hữu đâu cả.

Thưa đạo hữu, chỉ cần nhìn qua câu "Giữ tâm, ý thanh tịnh" là mỗ tôi nhớ đến câu kệ danh tiếng của ngài...Thần Tú: "Thời thời cần phất thức. Vật sử nhạ trần ai" không có gì sai khác, mà khi đọc xong câu kệ này Ngũ Tổ đã phán là...đứng ngoài cửa hay chưa thấy lối vào (cho nó hợp vơí ý văn, hề hề).

Hôm nay thì đạo hữu minhdinh lại lai...hữu hình tức đến với thân hình lồ lộ qua việc cho mỗ tôi viết bài như "ma trận" cố ghép vào "thiền ngộ" cùng với lời tâm sự đã tu học bốn niên tức có tuổi đạo bốn năm tính từ ngày Quy Y và Thọ Giới.

Kính thưa đạo hữu bốn niên thì quả là...quá ít so với kẻ hạ thừa như...mỗ tôi, nhưng lại quá nhiều so với bậc thượng căn vang danh đỉnh đỉnh Lục Tổ Huệ Năng chỉ cần nghe qua một câu kinh theo như tương truyền "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm" đã sáng mắt tức minh định tức thanh mục tức "ngộ" tức...nhiều quá kể không có...hết, hề hề.

Đứng trên tinh thần đạo hữu đồng tu bình đẳng nên vô phân biệt xin có đôi lời góp ý với đạo hữu minhdinh. Phàm người tu học khi tranh luận với nhau mà nói cho mạnh mẽ tức...đấu luận thì chỉ đưa ra sở kiến trên nền tảng chánh tri kiến chứ không có chỉ trích tánh tình người đang Luận với mình.

Đạo hữu nên nhớ (cũng đứng trên tinh thần bình đẳng, hề hề) phàm những cảnh giới như lậu hoặc, tập khí, ngã tướng ngã chấp...thì đều là sở hành của chư vị Đại Trí Huệ, Đại Từ Bi, Đại Thế Chí tức chư vị Bồ Tát bổ xứ mà không có phần của Thanh Văn, Duyên Giác thì người đề cập dến các cảnh giới này phải mượn được...Thiên Nhãn Minh hay Ngũ Nhãn của chư vị kể trên mới thấy mà luận (nếu không muốn nói là lộng ngôn hí luận).

Và đứng trên phương diện nhân gian thì những ngữ từ này nó làm lòng người sơ cơ mới vào tu học tê tái, bi ai tựa như từ "phản động" đối với những người muốn đóng góp ý kiến xây dựng quê hương đó đạo hữu minhdinh, nên nhớ nên nhớ, mà cẩn trọng lời phê. Mong lắm thay, mong lắm thay.

Thân.

minhđịnh nói:
KÍnh thưa đạo hữu mấy hôm trước mỗ tôi có tâm sự về việc đọc qua kinh văn, luận giải, sách báo ít khi thấy đề cập đến cửa vào mà chỉ thấy đề cập nơi khởi đầu và thành tựu tức khiếm khuyết cửa vào. Phàm vạn vật trong tam thiên thế giới đều có sanh trụ diệt tức luôn luôn phải có ba bước bắt đầu, lối vào và đến nơi mà thiếu cái quan trọng nhất là lối vào thì cũng giống như đạo hữu mời Trừng mỗ tôi đi...ăn cơm chay mà không nói khi nào tức thời điểm đi thì biết là...ba xạo (kính đạo hữu, chỉ là nói thí dụ thôi chứ không có ý nó đạo hữu ba xạo, hề hề). Đạo hữu đọc xong vào diễn đàn hùng hồn đưa ra câu Pháp Cú danh chấn tam thiên nói về CHánh Pháp qua bản việt dịch với dòng tuyên ngôn: Đây là cửa vào tức "Giữ tâm, ý thanh tịnh" xong khứ vô ảnh tức đi không để lại dấu vết gì dù Trừng Hải tôi đã tốn mất đồng bạc cuối cùng vào vỗ tay tán thưởng đạo hữu và đưa ra cũng câu Pháp cú vang danh nhưng thuộc Tạng Kinh đời...Tống: "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ tâm. Thị chư Phật giáo" để thỉnh giáo đạo hữu chỉ cho chỗ hành hoạt vi diệu của Chánh Pháp Vô Thượng mà Phật Đà đã dạy mà không thấy bóng hình (đúng ra là chữ trên màn hình điện toán) của đạo hữu đâu cả. Thưa đạo hữu, chỉ cần nhìn qua câu "Giữ tâm, ý thanh tịnh" là mỗ tôi nhớ đến câu kệ danh tiếng của ngài...Thần Tú: "Thời thời cần phất thức. Vật sử nhạ trần ai" không có gì sai khác, mà khi đọc xong câu kệ này Ngũ Tổ đã phán là...đứng ngoài cửa hay chưa thấy lối vào (cho nó hợp vơí ý văn, hề hề).

Bác Trừng Hải,

Với 4 năm tu học như tôi thì chỉ là cuỡi ngựa xem hoa,nào dám vào chỉ dạy ai,học còn không hết nũa là...Nhưng qua 4 năm như vậy tôi cũng hiểu rằng "Giữ tâm ý thanh tịnh" chính là cái "cửa vào" với Đạo.Nhưng đã có cửa thì phải có khóa,có khóa thì phải có chìa khóa...hihiihi,tôi chưa có chìa khóa mở cửa nên nào dám phát biểu mà tốn tài nguyên của Diễn đàn.


Phàm người tu học khi tranh luận với nhau mà nói cho mạnh mẽ tức...đấu luận thì chỉ đưa ra sở kiến trên nền tảng chánh tri kiến chứ không có chỉ trích tánh tình người đang Luận với mình. Đạo hữu nên nhớ (cũng đứng trên tinh thần bình đẳng, hề hề) phàm những cảnh giới như lậu hoặc, tập khí, ngã tướng ngã chấp...thì đều là sở hành của chư vị Đại Trí Huệ, Đại Từ Bi, Đại Thế Chí tức chư vị Bồ Tát bổ xứ mà không có phần của Thanh Văn, Duyên Giác thì người đề cập dến các cảnh giới này phải mượn được...Thiên Nhãn Minh hay Ngũ Nhãn của chư vị kể trên mới thấy mà luận (nếu không muốn nói là lộng ngôn hí luận). Và đứng trên phương diện nhân gian thì những ngữ từ này nó làm lòng người sơ cơ mới vào tu học tê tái, bi ai tựa như từ "phản động" đối với những người muốn đóng góp ý kiến xây dựng quê hương đó đạo hữu minhdinh, nên nhớ nên nhớ, mà cẩn trọng lời phê. Mong lắm thay, mong lắm thay.

Còn đoạn này, minhđịnh vốn ít khi bàn luận những vấn đề vuợt quá sức mình,như đi học vậy,lớp 1 thì làm sao dám bàn chuyện Đại Học,cảnh giới Tâm của mình chưa đạt đến mà cứ thích bàn chuyện của các vị Giải thoát thì e rằng chỉ rơi vào hư vô luận,hay như thanh niên thời nay gọi là "chém gió"...hihihi.

Nguời phàm thì ta dùng tính phàm để nói chuyện,thảo luận ( không phải...đấu luận ),nếu có ai đó vì thế mà thối ý chuyển Tâm mà bỏ Pháp môn hay Đạo mình đã chọn thì nguời đó chứng tỏ chưa đủ niềm tin,chưa tìm hiểu kỹ những gì mình muốn theo đuổi...nguời đó chưa đủ duyên vậy.Giống minhđịnh tôi lúc mới biết Đạo Phật,có theo Pháp môn Tịnh Độ,nhưng do chưa tìm hiểu kỹ nên khi tham gia liền sinh Tâm nghi hoặc,cho nên theo đuợc gần 1 năm thì tôi bỏ. Đó cũng là do chưa đủ duyên vậy.


 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Hám Sơn vi tiếu:
Sanh tử vô khứ lai.


(Link tại ĐÂY.)

KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẰNG CHÁNH GIÁC.

Cầu cho chúng sinh an lạc, đồng giải thoát mà đáo NIẾT BÀN.
_________________________________________

Kính thưa quý vị, từ ngày Đấng Từ Phụ nhập NIẾT BÀN cho đến nay đã trải qua gần 3000 năm chẳn, dòng đời thì cứ trôi mãi về nguồn mà hương giải thoát chẳng hề phai nhạt, vẫn mãi mãi lưu hương cả tam thiên đại thiên thế giới, vẫn trọn vẹn như nhiên như núi sở dĩ bạc đầu cũng chỉ do tuyết, vân thâm bất tri xứ cũng chỉ tại người ấu trĩ bất tri, bởi người người tuy nói lời yêu thương mà gươm đao tua tủa trong từng âm vận thương yêu chan chứa để rồi khi lực tàn sức tận đều dắt nhau tiêu diêu về nơi...mà mỗ cũng bất tri để thuật lại cho quý vị.

Tuy nhiên, kính thưa quý vị, nhân gian thế gian thường hay dựa vào thuyết này lý nọ mà phán giáo kia tông này, thời này thời nọ mà, theo Trừng Hải tôi cũng chỉ là lời xàm ngôn mậu thuyết xin quý vị hãy cứ ngày ngày ngưỡng mong HỒNG ÂN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT, cứ vững bền hùng khí thanh phong lời lời cơ mật, mỗi mỗi vi hành, tỉnh giác chú tâm thì ắt cũng có ngày phát tràng tường tiếu bởi do thấy lối vào mà an nhiên tự tại du hí suốt cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới chớ chẳng phải đi về thế giới uế trược qua tên gọi là...du lịch ba lô ê cồ nô mít.

Và cũng bởi muốn dộng một tiếng đại hồng chung gọi là phổ thỉnh tuy thanh âm hữu tình mà những mong âm vận không vô tình vì khắp nơi nơi đều huyền diệu tác vi mà ai ai cũng hưởng hương giải thoát mà tự tại an nhiên, nên, hôm nay xin mấy lời tường thuật một gương xưa vang tiếng đến ngày nay mà tiếng chưa...dứt đó chính là đại sư Hám Sơn qua bài Hám Sơn Vi Tiếu: Sanh Tử Vô Khứ Lai, xin báo, xin báo.

Kính thưa quý hữu, chuyện mỗ tôi thuật lại nằm trong Hám Sơn tự truyện thuộc thủ bản đời Minh ở bên tàu, thời ấy không phải là "bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng" như Nguyễn Du phịa ra trong Khúc ca mới làm người nghe... đứt ruột, hề hề, tức đoạn trường tân thanh mà là thời nhiễu nhương hỗn quân, hỗn quan nên dân cũng hỗn theo cuối đời Minh mạt. Do bởi theo lẽ huyền vi, thời nào nhiêu nhưỡng thì sẽ có bậc Thánh giả xuất hiện mà giảm bớt khổ đau cho nhân gian thế giới bởi chư vị đều là bậc lãnh thọ Từ Bi Trí Huệ của Mười Phương Chư Phật nên việc làm vốn là...bất khả...suy diễn.

Tuy nhiên hôm nay mỗ vốn không phải bàn luận Ngài Hám Sơn mà chỉ kể lại một phần nhỏ trong đó nó liên quan đến chủ đề "Sanh tử khứ lai là nơi tuyệt lộ" nằm trong phần Chat linh tinh nên xin quý hữu thứ lỗi vì mỗ tôi đôi lúc ưa hay nói linh tinh sự đời bởi tính ưa nói...dóc mà gia cảnh nghèo nàn nói ra câu nào khi tiền vừa hết là cứ bị...xóa sạch sành sanh một chữ không còn, hề hề, nên mới quyền nghi đưa vào bài viết chính, hề hề. Lượng thứ, lượng thứ.

Kính thưa quý hữu, chuyện xưa kể rằng vào thời Ngài Hám Sơn đã xuất sơn du luận với các thiện tri thức thì Ngài có làm thiện sự trùng bản (cũng như làm nhuận sắc, chủ biên và đồng là nhà xuất bản hiện nay vậy?) Triệu Luận do một thí chủ hảo tâm phát hành, Ngài vốn luôn băn khoăn khắc khỏi về Toàn Lam, Yển Nhạc (?) trong chương Vật Bất Thiên của Ngài Tăng Triệu bởi vẫn chưa tỏ lộ lẽ huyền vi của Từ Bi Trí Huệ của Chư Phật Mười Phương rồi một hôm như, mùa xuân đến muôn hoa đồng nở rộ vạn cảnh nơi nơi đều thanh bình khi Ngài đọc đoạn ông Phạm Chí ( Bà La Môn) khi về già trở về nơi ngụ ngày xưa (theo thiển ý của mỗ tôi đây là Ngài Xá Lợi Phất sau khi xin Phật Đà quay trở về quê xưa để độ người mẹ sanh thành của mình trước khi tịch diệt, các vị muốn biết rỏ thì xin đọc qua quyển cuộc đời Ngài Xá Lợi Phất đã được Nguyễn Điều, Việt dịch từ tác phẩm "Sariputta" của một Tỷ Kheo Tích Lan người Đức Nyanatiloka thập phần danh tiếng hoàn cầu mà theo như mỗ tôi còn nhớ lại là một thân hữu đồng đạo với Thiền Sư Nhất Hạnh cũng toàn cầu danh tiếng và có kể lại về lần gặp gỡ bên vườn Lục Xâm Bua-Luxembourg nói về chủ đề Chánh Niệm là trái tim Phật Giáo, chớ không có thảm não ưu sầu như Cung Trầm Tưởng rượu lưng lưng ly đỏ tràn trề vì...ngồi đồng nên một ly rượu cứ uống hoài...không hết bởi...mậu tài khi ngồi chờ em qua quán nhỏ, hề hề).

Rồi sau đó Ngài có viết một thi kệ để lại cho hậu sanh biết được chỗ mắt sáng mà noi gương tu học; do vậy Trừng hải tôi xin ghi lại văn Hán-Việt bởi không biết tìm font chữ Hán ở phương nào vì là người mới tiếp cận điện toán nên mù mờ nhiều thứ, tuy nhiên như mỗ tôi thấy nó đâu có thua gì nguyên bản Hán văn mà còn có vẻ tân kỳ nhu nhuyễn hơn dưới dạng latinh hóa.

Sanh tử trú dạ
Thủy lưu hoa tạ
Kim nhật phương tri
Tỉ khổng hướng hạ.

Kính thưa quý hữu, Trừng Hải tôi sẽ vạn phần cố gắng chuyển tải ý người xưa bằng văn nôm cho dễ "phổ biến" để quý hữu thưởng lãm. Nó vốn thập phần trừu tượng bởi nói đến Chánh Lý Thượng Thừa mà Chư Phật, Chư Tổ đã phương tiện chỉ cho chúng sanh nẻo về giải thoát tức thoát khổ, nên mỗ tôi hằng luôn lo sợ ý tại ngôn ngoại, mà vạn phần cẩn mật chuyển tải cho y chỉ lời dạy người xưa, lỡ có điều gì sai...bậy thì xin quý hữu cứ thẳng thắng chỉ giáo dẹp tan mậu ngộ của mỗ tôi, xin đa tạ trước vì lời chỉ giáo vốn là phước đức mà Trừng Hải thọ lãnh. Kính báo, kính báo

Kính thưa quý hữu, trước khi đi vào bài thi kệ Trừng Hải tôi xin nói đôi lời về công phu giới hạnh của chư Thánh Tăng Già, Thánh Giả, bởi việc này không thể lược qua mà là đạo tràng, tịnh thổ khởi sanh Trí Huệ Từ Bi của chư vị. Kính thưa quý hữu, giới hạnh của chư vị Thánh Tăng, Thánh Giả vốn là mật hạnh tức không hiển lộ hình tướng ra bên ngoài nên bề ngoài chư vị Thánh Tăng, Thánh Giả cũng y như phàm phu tục tử mà không có gì sai khác.

Tuy, biểu tướng sinh hoạt bên ngoài không có gì sai khác nhưng, lại thập phần sai khác bởi chư vị là nơi phát tích ra hương thơm giới hạnh còn phàm phu tục tử thì lại toàn là...uế khí. Mà hương thơm giới hạnh này theo như Pháp Cú Kinh mô tả lại bay ngược chiều gió, bởi bay ngược chiều gió nên biết đường nào mà...tìm ra. Nương theo luật vận hành về vật lý (Utu-Niyama) trên trái đất chúng ta thì hương thơm phải bay cùng chiều gió mà bay cùng chiều gió nên mới tìm được nơi phát tích của hương thơm, nhưng hương giới hạnh lại bay ngược chiều gió mà tỏa hương bao trùm cả cõi dục giới nhưng kẻ phàm mắt thịt thì lại bất tri.

Cũng vì nguyên nhân chư vị nghiêm trì giới luật mà lại là mật hạnh, không kẻ phàm mắt thịt nào thấy được nên năm xưa lúc Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến gặp Lương Vũ Đế (vị vua đại thí chủ, đai tri thức của Phât Pháp này cũng có rất nhiều giai thoại lâm ly biến ảo, xin hẹn dịp khác mỗ tôi sẽ lược thuật mời quý hữu thỉnh lãm, hề hề), vị vua này có hỏi Ngài là ai thì, Ngài Bồ Đề Đạt Ma nói là "không biết" rồi rủ áo ra đi.

Thưa quý hữu, một Thánh Tăng đã phát Bồ Đề Tâm thì không bao giờ nói về bản thân bởi việc làm đó sẽ phạm vào ngã mạn, nên Ngài đành bỏ mất cơ duyên trong việc hoành truyền Phật Pháp mà về động Thiếu Thất diện bích mất chín năm chờ nhân duyên xưa tới ngày khai quả tức Ngài Huệ Khả (hề hề, Nhị Tổ năm xưa thân xuất là võ tướng, tính vốn nóng như lửa nên khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma vấn pháp làm phật ý mình khi đang đàn thuyết pháp, liền phi ngay chuỗi thiết bồ đề trúng ngay...miệng Tổ Đạt Ma, bởi vì lòng từ nên Tổ Đạt Ma phải nuốt toàn bộ...răng gãy vào bụng rồi bỏ đi; theo lời thuật của Hòa Thượng Tuyên Hóa trong Pháp Bảo Đàn Kinh). Cũng vì do phải giữ mật hạnh nên Ngài Hám Sơn cũng viết bài thi kệ này với ý làm khiếm khuyết để khỏi phạm vào việc phô bày tư ngã qua hai từ "Lưu" và "Tỉ khổng".

Kính thưa quý hữu, theo như bốn giai vị Khai, Thị, Ngộ, Nhập trong Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng thì bước đầu tiên là có tâm đồng nhất cảnh tức KHAI, do vậy Trừng Hải tôi xin trình bày bài thi kệ (theo như thiển ý của mỗ tôi), y chỉ như lời Ngài Hám Sơn tức sự chân thật tức KHAI; rồi nhờ thấy sự chân thật nên mới am tường chánh lý tức THỊ, vậy xin tiếp lời như sau:

- Đầu tiên xin nói về chữ "LƯU": do bởi phải xa lìa ngã mạn, theo ý mỗ tôi, thì Ngài Hám Sơn đã dùng chữ "lưu" theo nghĩa đồng âm mà dị tự tức nguyên nghĩa nó là "giữ lại, không lưu thông" thành nghĩa "chảy, trôi chảy". Đây là điều mà các nhà dịch giả thường vấp phải khi chuyển ngữ câu "Thủy lưu hoa tạ" thành "Nước chảy hoa rơi" mà vốn y chỉ là "Như nước tù đọng trong ao tù giữ lại những cành hoa rơi héo rủ, phai tàn" bởi nó có nghĩa là tích tập, tạp nhiễm cảnh trần bụi đời.

- Chữ "Tỉ khổng": thường được các dịch giả chuyển ngữ thành "Lỗ mũi hướng hạ" (nghe có vẻ thiền cơ, hề hề). Nhưng thật ra trong văn học Trung hoa thường có câu cách ngôn "Tỉ khổng bất thông" nhằm để chỉ những đều mà bản thân bất tri, mậu ngộ.

Vậy toàn bộ bài thi kệ này có thể chuyển ngữ theo ý của Trừng Hải tôi như sau:


Sanh tử, luân hồi bởi ở trong khối vô minh tối đen vĩ đại,
Như vũng nước tù đọng chứa những cánh hoa rơi tàn tạ
Hôm nay nhờ có Trí Huệ như mặt trời soi sáng bốn phương vạn vật
Nên mọi điều bất tri, mậu ngộ thuở trước đã buông bỏ trọn vẹn

(Hình như dung lượng ở trang này đã gần hết, nên xin hẹn quý hữu vào ngày mai vì mỗ tôi đã tiêu hết ba đồng trong ngày, hề hề, lượng thứ, lượng thứ)

Kính

Trừng Hải nói:

Chào đạo hữu chimanhvu, đã mấy độ xa nhau mà ngoài các chữ THAM xưa mãi đến bây giờ đạo hữu mới...gặng thêm được...một chữ Tham duy nhất là nghiên cứu. Trừng mỗ tôi thấy đạo hữu thời giờ cũng...nhiều bởi thường lân la đến các chủ đề khác trong diễn đàn khi thì hỏi tâm ấn, khi thì bồ đề tâm, rồi trích dẫn nào là lời của Lục Tổ nào là lời người xưa mà luận diệu đàm huyền toàn những chuyện...đâu đâu làm bụng mỗ tôi cồn cào như mười ngày chưa...ăn cơm mà xót xa cho cái...sự đời. Lời dạy người xưa vốn phải được nghiền ngẫm rồi "tham cứu" chỗ này, "tham kiểm" chỗ kia, mới đến "tham khán" lời bàn của chư cổ đức để cuối cùng mới "tham dự" vào nơi hành hoạt lời chư vị đắc đạo.

Nếu đạo hữu muốn phô diễn kiến thức thì để Trừng Hải tôi chỉ lối cho mà đi cho nhanh cái...sự đời là cứ đi mua các quyển ngữ lục, thiền lục, thiền luận về đọc mười ngày nửa tháng cũng đã có bồ chữ nghĩa tạm đủ rồi tha hồ mà...tán phét, khi tán phét bí thì cứ gõ gú-gồ thì sẽ tìm thấy đoạn thích hợp mà cóp pi, cắt-dán rồi đưa lên diễn đàn mà tung hỏa mù (cố tìm đoạn nào nó bí hiểm mới...hiệu nghiệm) cho nó khỏe cái...sự đời.

Vài lời nói chơi mà những mong đạo hữu hãy thành tâm tu học kẻo ở tuổi 57 thì cái chết nó đến khi nào không hay bởi cuộc sống thì mong manh mà chết là...cái chắc vì không ai mà tránh được; Do khi chết mà lương thực ăn đường chưa có (tư lương) thì khổ đau ở đời này rồi tiếp tục đau khổ ở thế giới kia. Xin tỉnh, xin tỉnh, mong lắm thay, mong lắm thay.

Bởi do lời hứa trao đổi với đạo hữu hai chữ THAM và NGHI TìNH nên mỗ tôi mấy ngày nay phải cố nhớ lại những tri thức về Tổ Sư Thiền (bởi do đã rời xa nó những nhiều năm qua) để mà thảo luận chỉ cũng để giúp cho đạo hữu một ít chánh kiến mà thức tỉnh khỏi giấc mộng đời, bởi ngoài sự "hãy thức dậy đi, hãy rời cơn mộng bé" rồi tự tìm cho mình một cây đuốc sáng thì Trừng Hải tôi chẳng thấy có đường nào mà đáo Niết Bàn bởi chẳng có đường đâu mà...đi??? Chắc hôm nay mỗ tôi phải nói thẳng vào ngay chỗ độc đáo của Tổ Sư Thiền cho đạo hữu rồi đạo hữu tự mình tìm thấy chỗ hành hoạt (nếu có), bằng không thấy gì là độc đáo thì cũng xin đạo hữu đừng chê trách mỗ tôi. Kính báo.

Kính thưa đạo hữu, ngoài lời cho Như Lai Thanh Tịnh Thiền chưa đến chõ tuyệt bích bởi là "giáo nội vị liễu" mà mỗ tôi có tâm sự với đạo hữu lần trước thì chúng ta cũng thấy rải rác trong các ngữ lục, thiền lục những lời chê khác.

Ví dụ như trong Truyền Đăng Lục, chương Ngưỡng Sơn có kể: "Sư hỏi Hương Nghiêm: sư đệ gần đây thấy những cảnh giới gì? Nghiêm thưa: Đến lúc nào chết cũng không nói được. Rồi làm thêm bài kệ rằng - năm ngoái nghèo, chưa gọi là nghèo. Năm nay nghèo, mới gọi là nghèo. Năm ngoái nghèo không đất cắm dùi. Năm nay nghèo đến dùi cũng không có - Ngưỡng Sơn nói: Ngươi chỉ mới đắc được Như Lai Thiền, chưa đắc Tổ Sư Thiền."

Thưa đạo hữu chimanhvu, bài trước mỗ tôi cũng có tâm sự với đạo hữu về chuyện cố tìm ra Tổ Sư Thiền đi chệch ngoài Chánh Pháp của Mười Phương Chư Phật cho thỏa ngạo khí năm xưa còn trai tráng, nhưng sau quả nhiên thấy Tổ Sư Thiền vẫn là Tổ Sư Thiền bởi nó không hề ra khỏi tông phong của Lục Tổ Huệ Năng; lúc đó mới biết mình bị chư cổ đức...lừa, làm tiêu hao biết bao khí lực. Thực sự thì Như Lai Thanh Tịnh Thiền vốn là phép thiền tối thượng thừa trong bốn phép thiền đề cập đến trong Lăng Già Kinh, nó không phải là bốn pháp thiền riêng biệt mà là các phép thiền tiến triển lần lượt đi lên, giống như phép thiền Tứ Thiền Thiêng có bốn giai vị (Sơ, đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và tứ thiền) nên lời chê này có nghĩa "Ngươi là người chưa tham ngộ được Tối thượng thừa thiền tức Như Lai Thiền mà chỉ DIỄN bằng tri thức" bởi phép thiền vốn chỉ cho sự NGỘ tức vốn là chỗ hành vô sở hành của chính người tham thiền hay ngắn ngọn là tri hành. Đến khi hiểu được điều này thì, hỡi ôi, mỗ tôi đã mất đi quá nhiều thời gian vì nó, nên mới nói là đáng thương thay.

Vậy cho nên Tổ Sư Thiền chính là Như Lai Thanh Tịnh Thiền thuộc Lăng Già Kinh, một trong hai quyển kinh mà Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đã truỳền dạy cho các đệ tử (cuốn còn lại là Kim Cương Kinh). Về vấn đề này đạo hữu có thể tìm thêm qua các tài liệu khác...như của Suzuki-"Thiền và pháp môn Vô Niệm" để thấy Chánh Lý Thượng Thừa của Mười Phương Chư Phật chính là Nhất Thừa, nên không có gì sai biệt (quý đạo hữu cũng thấy Lục Tổ Huệ Năng đã giảng giải biết bao nhiêu kinh khác nhau trong suốt cuộc đời hoành truyền giáo pháp Nam Tông Đốn Giáo Tối Thượng Thừa) mà sai biệt ở chỗ do SỰ TƯỚNG khác nhau (tức nghiệp-hiện tướng, chuyển tướng của người nghe có chỗ sai khác) chớ LÝ TÁNH nó vốn là một.

Kính đạo hữu chimanhvu, theo như chỗ mỗ tôi biết, Tổ Sư Thiền vốn cũng chỉ là một chi của Phật Giáo nên vẫn cũng lấy Phật Pháp làm nền tảng như Hòa Thượng Tuyên Hóa, hay Hòa Thượng Jy Din Sakya (Thích Thái Hành) đều là đệ tử trưởng tràng của cố Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân từng trùng tuyên lời dạy của Ngài tuyên bố. Và cũng như ở VN ta, người trung hưng pháp Tổ Sư Thiền chính là cố Hòa Thượng Thích Duy Lực cũng đâu đi ra ngoài Giới-Định-Huệ dù lời dạy có ít nhiều biến tấu (hề hề, nếu đạo hữu Hắc Phong vẫn còn giữ ý nguyện không biến tấu Phật Pháp để giữ trong sáng...Phật Giáo??? thì chẳng đi đâu xa, hãy qua diễn đàn Sư Tổ Thiền để phát quang dương đại ý nguyện của mình bằng cách chỉ trích việc cố Hòa Thượng Duy Lực ví pháp như cái CHỔI AUTOMATIC quét sạch nghi tình với chỗ lập cước là Vô Sở Đắc, Vô Sở Cầu, Vô Sở Sợ, hề hề,

Hòa Thượng Duy Lực vốn là người Việt gốc Hoa lớn lên ở miền Nam, nên lời dạy của Ngài cũng hòa hợp nhu nhuyễn chữ Hán, chữ Việt và cả chữ địa phương cũng là cách mà mỗ tôi...hay dùng, hề hề) nhưng không đi ra ngoài Giới - Định - Huệ.

Kính đạo hữu chimanhvu, như lời dạy của Hòa Thượng Duy Lực, nơi lập cước của người học Tổ Sư Thiền là Vô Sở Đắc, Vô Sở Cầu, Vô Sở Sợ là nhằm phá ngã chấp, tức phải giữ tâm vô ngã tức bước đầu là không có tư ngã tức ý riêng tức vô tư. Mà làm sao để có được ý vô tư (ý trong sạch, thanh tịnh) thì phải không có cầu tức tâm hy vọng, mong muốn; không có sợ vì do cầu, hy vọng mà sanh tâm lo sợ. Lời dạy thật là rỏ ràng về việc lập cước của Tổ Sư Thiền chính là bên ngoài tức ngũ quan năng mắt, tai, nũi, miệng, thân thì lìa ái dục, bên trong tâm tức ý thì vô sở đắc tức tâm tư sẽ thanh tịnh; rồi sau đó mới đến tham khán thoại đầu để khởi nghi tình cho đến lúc nghi tình thành khối, việc tiếp tục tham đến khi khối nghi bùng vỡ tức kiến tánh.

Kính đạo hữu chimanhvu, Trừng Hải tôi xin nói tiếp về THAM KHÁN thoại đầu. Thoại đầu thì do tôn sư nhìn người học mà cho, vậy thì việc của ta chỉ còn hai chữ THAM KHÁN. Tham nghĩa đơn giản là dự vào, tham gia vào; Khán nghĩa là xem, quan sát (như khán giả).

Vậy THAM KHÁN nghĩa là cái TÂM VÔ TƯ làm khán giả để quán sát thoại đầu.

Như ta đã biết trong quá trình nhận thức gây chấp ngã là do VỌNG TƯỞNG, bây giờ ta phải thay VỌNG TƯỞNG bằng TÂM VÔ TƯ (tức thanh tịnh). Thay bằng cách nào thì đây là tâm pháp bí yếu của thầy trao truyền cho trò, bất khả...trình bày. Điều này cũng xin đạo hữu chimanhvu lượng thứ cho mỗ tôi.

Cuối cùng xin vài lời với đạo hữu, như mỗ tôi đã nói ở trên hãy "Tỉnh dậy đi, hãy rời cơn mộng bé" mà tự mình tìm lấy ngọn đuốc cho mình mà thấy đường đi, mà ly rời sanh tử, mà đáo Niết Bàn bởi không có...đường mà đến Niết Bàn đâu.

Xin đạo hữu hãy tìm một bậc THiện Tri THức về pháp Tổ Sư Thiền mà Quy Y và Thọ Giới rồi nhận tâm pháp mà nguyện tu hành đến nơi chứng đắc mà thoát khổ đau, mà du hí cả Tam Thiên Đại THiên Thế Giới, mà có muốn cứu độ chúng sánh thì phát nguyện đi theo con đường BỒ Tát Đạo, lúc đó thì may mắn cho chúng sanh đắm chìm trong vô minh từ vô thủy thay. Mong lắm thay, mong lắm thay.

Kính.

----------------------------------------------------

Kính thưa quý hữu, cảnh trạng của tri kiến vạn vật như nó là, tức sự chân thật tức tâm đồng nhất cảnh tức Sự Tướng, mà Trừng Hải tôi đã đề cập đến hôm trước được xem là cảnh giới đầu tiên tức Khai, và nhờ tâm đồng nhất cảnh mà ngộ (nhỏ) Phật tri kiến tức Lý Tánh rồi từng bước xóa sạch dần các bất tri mậu ngộ mà tiến đến cảnh giới Ngộ (lớn) mà lên đường Chánh Đẳng Giác tức Nhập.

Kính thưa quý hữu, hai cảnh giới sau thì là cảnh giới Bất Khả Tư Nghì bởi chỉ có người NGỘ am tường biện biệt bởi đó là cảnh giới hành vô sở hành của chính hành giả nên Trừng Hải tôi chỉ biết đến vậy gọi là cho có mà lược thuật cho quý thỉnh lãm xem chơi chớ không thể tường tận chi tiết, mà có ai tường thuật chi tiết hai cảnh giới này thì quý hữu nên nhớ đó chỉ là...ba xạo(nếu nó xuất hiện trên...màn hình điện toán toàn cầu, hề hề). Kính thưa quý hữu, Việt Nam ta thời xưa cũng từng có nhiều bậc Thánh Tăng từng hiện tồn mà mang về HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT cho dân tộc, đem lại cảnh thái bình an vui, mây trời như ngọc, gấm trải non xanh, luân lưu một dãi, nước chảy hoa trôi, bên bờ cúc nở, hương tỏa muôn phương, mẹ hiền bên hiên, xem con đọc sách, ca từ phú vịnh, lời lời như ngọc, mà cười muôn niên,... tóm lại là thái bình thạnh trị trên thì yêu nước thương dân dưới thì tôn ti trật tự, hòa kính yêu nhau nơi nơi hân hỉ mà mùa xuân nối tiếp mùa xuân.

Ví như cảnh giới khai thị của thiền sư Thiền Lão: "Thúy trúc hoàng mai phi ngoại cảnh. Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân" là do bởi Trí Bồ Đề hiện nơi cảnh giới tâm người chứng đắc tức thiền sư Thiền Lão nên vạn vật đều đồng vô tướng thật tướng. Cũng tương tự, cảnh giới Ngộ của Đại Sư Hám Sơn "Kim nhật phương tri -Tỉ khổng hướng hạ" (hề hề

Đại Sư Hám Sơn cũng được xem như là một thi Tăng lừng lẫy thời Minh được cho là không kém hai danh thi dị nhân Hàn Sơn, Thập Đắc trên thi đàn nước Trung hoa thuở xưa, hề hề.

nhưng sao mỗ tôi đọc thấy còn kém thiền sư Thiền Lão vài bậc thi ca, từ phú, hề hề)


Chính là cảnh giới Ngộ Nhập, viễn ly vô minh tối đen mà bước vào cảnh giới thênh thang không biến giới, lên đường Bát Nhã mà hoàng truyền Chánh Pháp cho dân tộc Trung hoa, mà giảm khổ đau nhiễu nhương nhân vi mây trời mờ mịt, xám xịt tang thương, mẹ ngồi khóc con, bên hè đông lạnh, gió tận thu tàn, tang trắng ai mang...Ôi Từ Bi Trí Huệ của Chư Phật mười phương thật là vi diệu dụng mà lộ rỏ từ bi khi thái bình thì càng thái bình hơn nữa, khi tang thương thì giảm bớt phần tang thương đến nơi tuyệt dấu, con xin đảnh lễ MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT.

Kính thưa quý hữu, hôm nay xin cho Trừng Hải tôi đôi lời gọi là trích huyết thảo thư ( bởi...bắt chước gương xưa Hám Sơn ẩn tại hoa sơn) nhằm gióng một tiếng đại hồng chung gọi là 'khiển hư hiển thật ", tiếng vốn không vang dội bằng âm phổ thỉnh những cũng uy lực kinh hồn bạt phách mà quét sạch tà khí âm u bởi hằng mong thanh phong trở về Y Cựu.

Do vậy, kính thưa quý hữu, những lời khi mỗ tôi viết ra mà có kèm "thiển ý" thì vốn đang nói đến cảnh giới tri thức tức thức tri vì tánh vốn không thích Tô tần tam thốn thiệt (?, hề hề, đây cũng là mốt tướng giông giống một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật Đà) những khi thốt lên lời CHÁNH PHÁP tức CHÂN ĐẾ của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT, thì đỉnh đỉnh lập ngôn mà mong âm vang đến ngọc đế của vua trời Sakka đến tan ngọc tiêu vàng, bởi đó là lời dạy của Phật Đà cho chúng sanh ngụ tại ta bà nên tuyệt tích từ "thiển ý". Kính báo, kính báo, hề hề.

Kính thưa quý vị, theo kỷ thuật đọc hiểu của nhân gian, thì khi đọc một đoạn văn thường theo phép tam đoạn luận của Aristotle theo ba bước, tức gồm, xác lập định đề, tìm kiếm dữ liệu, quy gán dữ liệu (thường chỉ là giả thuyết) cho đúng với định luật đặt ra mà thấy biết. Nói cho nó đơn giản là nghĩa đen (nó vốn là...đen thiệt?, hề hề,) và nghĩa bóng (nó vốn bóng như đương diệm thiệt?, hề hề) mà trong đó nghĩa bóng tức ý nghĩa lại tùy theo ngữ cảnh (vốn thiệt là...vọng?, hề hề).

Nhưng ở Phật Giáo ta vốn là tôn giáo của mọi tôn giáo, triết học của mọi triết học mà dù vốn có tính trịch thượng của nền văn minh cơ giới rồi tiến đến tự động rồi tiến đến cách mạng thông tin (đề tài ngày hôm nào mỗ tôi sẽ trình bày cho quý vị thỉnh lãm chơi, virtual space, mà các nhà chiến lược huê kỳ đã...chôm từ triết học "Tánh Không" từ Phật Giáo ta, mà các dịch giả Việt Nam ta chuyển ngữ thành "không gian ảo", mà quả thiệt nó ảo nhưng...ảo là do người dịch bị ảo chứ nó không có...ảo, hề hề, đề tài này nếu...viết báo cũng kiếm được...tiền triệu nhưng mỗ tôi sẽ viết vì tinh thần cầu đạo tu học nếu thuận lợi...hề hề)

Vậy mà Âu-Mỹ cũng thốt lên lời chân thành thán phục "Phật giáo quả là một tôn giáo đại bác học" vì chính họ đã tìm thấy các tính dụng trong đó, tức Phật Pháp, dù với tâm không chánh trực!!! Nên pháp đọc hiểu, phân tích của Phật Giáo thật là tuyệt đãi phi thường hay vô đối càn khôn, mà làm cho chuyển động của tam thiên đại thiên, thế giới vũ trụ đến nơi...tuyệt tích. Thật là oai lực không lời nào tả xiết!!! Con xin đảnh lễ MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT.

Kính thưa quý hữu, mỗ tôi xin bắt đầu đề cập đến bài thi kệ nói lại tâm cảnh NGỘ của Đại Sư Hám Sơn để phân tích theo pháp phân tích của Phật giáo chúng ta.

Đầu tiên bằng pháp phân tích ta thấy:

- Câu đầu: Sanh tử trú dạ - đây vốn là Chân Đế về Luật Thập Nhị NHân Duyên theo chiều thuận Vô minh-lão tử.

- Hai câu cuối: Kim nhật phương tri- Tỉ khổng hướng hạ - đây cũng là Chân Đế về Pháp theo chiều ngược của Thập Nhị Nhân Duyên lìa Vô minh tức Trí Bồ Đề - Vô sanh: tức lìa khổ đau, mậu ngộ.

Vậy chúng ta chỉ còn lại câu: Thủy lưu hoa tạ ( Vũng nước tù đọng giữ lại những cánh hoa tàn ).

Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra vô minh-sanh tử, mậu ngộ luân hồi mà tái sanh đi tái sanh lại, mà luân lưu dịch chuyển theo dòng nghiệp lực từ thế giới thấp nhất đến thế giới cao nhất trong Dục, Sắc, Vô Sắc Giới.

Tóm lại kiến giải nơi gây ra sanh tử khứ lai dựa trên hai lý luận nhỏ, gồm một Cột - già thuyên; một Mở - ngôn thuyên như sau:

- Tam đoạn luận Airistotle:

Kính thưa quý hữu, khi chúng ta đi học từ lúc bắt đầu hình thành ý thức (6-7 tuổi) đến khi ra đời kiếm sống thì chúng ta đã thấm nhuận suy luận Tam Đoạn Luận Airistotle do nền giáo dục hiện đại.

Mỗi một chúng ta tự tạo ra cho mình một chuẩn mực để đối phó với đời sống tương lai bằng cách tích lũy những dữ kiện ưa thích, xa rời nhưng dữ kiện ghét bỏ cho đến lúc trưởng thành ra rồi ra đời thì ta tìm kiếm những điều mà chuẩn mực cho rằng đúng, rời bỏ những điều mà chuẩn cho rằng sai để rồi ưa thích điều ta muốn, xa rời điều ta ghét; và rồi cuộc đời cứ mãi trôi dần dần đưa đến đau khổ bởi những điều ta ưa thích lìa bỏ ta và càng đau khổ hơn nữa vì phải sống với những điều ta ghét bỏ.

Chính chuẩn mực mà ta hình thành trong cuộc sống theo Tam đoan luận Aristotle sẽ quyết định cuộc đời ta, và chính điều đó gây ra khổ đau, mậu ngộ.

Vậy để thoát khỏi khổ đau ta phải lìa bỏ nó tức nhận thức thế gian để đón nhận giáo pháp của Phật Đà đó chính là Giới-Định-Huệ.

Vô Tướng, Vô Trụ: Bổn thể, Tánh bản nhiên.

Kính thưa quý hữu, Lục Tổ Huệ Năng đã dạy rằng tâm chúng sanh vốn không (vô trú) mà do bởi tâm bám vào chư pháp nên tự tâm trói buộc tâm, khi tâm hết bám vào chư pháp tâm giải thoát liền. Và đạo vốn là cái lưu thông không phải cái ứ đọng lao tù khi tâm hết bám vào chư pháp thì đạo lưu thông liền.

Vậy rỏ ràng chỉ cần quay lại với tánh bổn nhiên (không) và ly rời chư pháp gây não hoạt tức vô tướng (Đại Trí Độ luận) thì đạo tức giác tự sanh tức thì.

Vậy hoặc là theo lý luận Airistotle hoặc là theo Vô Tướng, Vô Trú điều chỉ cho ta thấy nguồn gốc gây ra sanh tử luân hồi chính Tâm ô nhiễm (Vọng tưởng, tà kiến) và Sự yêu thích tức ái dục (tạp nhiễm thói cảnh trần bụi đời). Chính việc ly rời hai điều này làm xuất hiện đạo, tức tánh giác, tức trí huệ.

Còn về phép phân tích pháp theo Phật giáo chúng ta, quý hữu có thể nghiên cứu Vô Ngại giải đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Nhân Quả tương quan và các căn thân-indra, căn thức-paccaya trong Nguyên THỉ Phật Giáo, Tam Tánh, Tứ Phần và Ngũ Trùng Duy thức quán trong Kinh Giải Thâm Mật, sự vận hành CHơn Tướng, Nghiệp-Hiện tướng, Chuyển Tướng trong Lăng Gìa Kinh, Tứ Tất Đàn-Bát Bất Trung Quán trong Trung Luận, Đại TRí Độ Luận...thật?...

Trừng Hải tôi cũng không ngờ nó nhiều vậy;(à còn ba mươi sáu phép đối của Lục Tổ, bốn duyên, sáu nhân nữa...hề hề, rồi Pháp tụ luận...) mà tốt hơn hết bản thân quý vị hãy tìm một Thiện Tri Thức mà phát nguyện Quy Y, Thọ GIới rồi chính đức bổn sư mà mình thọ giới sẽ chỉ cho quý hữu con đường tu tập và pháp môn cho chính bản thân mình tu hành.

Cầu mong cho quý hữu trùng phát hùng khí thanh phong mà tin tấn trên còn đường tu hành cho đến lúc giải thoát. Trừng Hải cũng xin nguyện cầu cho nơi nơi an lạc, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn.

Đồng Kính.



-----------------------------------------------------

Vân Môn,
Càn thỉ quyết.

Kính thưa quý hữu, hôm nay là ngày weekend tức cuối tuần, xin có đôi lời về công án của người xưa Vân môn qua các thời đại, hề hề, mà xem như chuyện mua vui chớ đừng lấy gì làm to tác bởi vì nó nằm trong mục Chat linh tinh, nên đối với Trừng Hải tôi chỉ là lai rai sự lý thì những tưởng quý hữu cũng chỉ là lý sự lai rai. Đồng kính, hề hề.

1, Vân môn càn thỉ quyết, hỗn khí tích lịch thủ anh hào nào cũng chạy...re kèn.

Bình: Càn thỉ quyết vốn là công án người xưa những trong tay đại tỉ hoatigon lại là tuyệt kỷ kinh thiên chấn địa làm biết bao nhiêu anh hào mới chân ướt chân ráo vào Diễn Đàn, những tưởng hào khí như mây nào ngờ, trở thành hỗn khí tích lịch tức nổ thì cũng to nhưng sau đó thì banh...xác pháo hay chạy...re kèn hay biệt tăm biệt tích bởi bị...bồi cú thứ hai là ám khí ngọc phong châm vạn phần không né được (hề hề, mỗ tôi hiện tại đang yên mà vẫn vạn phần cơ cẩn vì ngọc phong châm vốn chỉ ...gây đau còn...bạch cốt trảo thì coi bộ tiêu diêu về...chốn cũ)

Kính thưa quý hữu, chữ "chạy re kèn" vốn là một trạng ngữ cách ngôn của người...cố đô xưa, thường dùng để chỉ những người chạy...mất dép theo ngôn ngữ hiện đại hoang hóa ngày nay. Theo mỗ tôi được biết chữ người xưa dùng, "chạy re kèn", vốn có nguồn gốc điển tích từ tận bên...

Thiên trúc kể lại việc vua trời Sakka (xem Nidana-katha) vào ngày Thái tử Siddhattha dùng "xúc địa ấn" nguyện sẽ ở dưới cội Bồ Đề cho đến lúc thành tựu Chánh Đẳng Giác, đã xách cây kèn đồng danh chấn của mình tên là Chiến thắng-Vijayuttara, có chiều dài 120 cubit(?) có thể tự hút gió vào rồi phát ra âm thanh liên tục (tức hoàn toàn automatic) mà mỗi âm ngân vang cả cỏi dục giới trong suốt bốn tháng trời mới dứt tiếng, để chờ ngày Thái tử Siddhattha thành tựu Chánh Đẳng Giác mà tán thán việc thêm một Đức Phật Đà xuất thế gian. Ai ngờ, khi Ma Vương xuất hiện, vua trời Sakka, (hề hề, cùng với các vị chư thiên khác có điều mỗi vị một nơi) đã vác cây kèn đồng Vijayuttara trên lưng rồi chạy tuốt bên kia bờ núi Thiết Vi vây quanh hoàn vũ rồi ở lại đó mà đứng nhìn không dám làm...chi hết! Đó là lời bình đệ nhất chi.

2, Càn thỉ quyết, xuất ngoại qua xứ anh đào...loạn cào cào:

Bình: Kính thưa quý hữu, như sử sách ghi lại công án Vân môn càn thỉ quyết vốn có trong Vô Môn Quan và rải rác ở các thiền lục khác, như thiền lục Lâm Tế của bác Tuấn Tú(?), nhưng nổi tiếng nhất vẫn thuộc Vô môn quan, nhưng là Vô môn quan bên xứ Thiên hoàng, nơi mùa xuân có...hoa anh đào, hề hề tức Nhật bổn do Pháp Đăng Viên Minh làm tận chức quốc sư là người dạy giáo pháp cho Thiên hoàng nhật bổn, có tên Nhật rất chi là dài theo âm hán việt Thiên địa đường vô bản Giác Tâm du học qua tận...

Trung hoa đời Tống, theo như lời kể đã có cơ duyên gặp Thiền sư Huệ Khai, là người thủ bút Vô môn quan, học đạo được sư truyền pháp và tặng thủ bản Vô môn quan rồi đem về Nhật bổn cũng chìm vào quên lãng cho đến sau...đệ nhị thế chiến dân Nhật muốn trùng hưng hào khí sau khi thất trận trước đồng minh.

Kính thưa quý hữu, vào thời sau đệ nhị thế chiến dân nhật bổn qua sự khích lệ của thiên hoàng nơi nơi đều một lòng...tăng gia sản xuất để vực lại đế quốc năm xưa nhưng lại về...kinh tế vì quân sự thì đã tởn...tới già. Thuở bấy giờ có nhiều anh lính GI mỹ...khờ khờ mà lại ưa thích chuyện...huyền bí phương Đông cũng rủ nhau đi...học thiền. Và thấy đây là một trong lĩnh vực...kiếm ra tài nên các nhà sư Nhật bổn đã lôi lại...đồ cổ Vô Môn quan, tân trang chút đỉnh rồi đem bình...loạn cào cào, ra chiều bí hiểm mà kiếm ngoại tệ du lịch...học thiền.

Kính thưa quý vị vào các thập niên 50-60 phong trào thiền ở nhật bổn rất danh tiếng, nơi nơi đổ xô về...học thiền, như mỗ tôi nhớ không lầm đã từng đọc vài ba tờ báo danh chấn thế giới thời bấy giờ, cuả mỹ, anh, đức..., làm phóng sự về việc học thiền ở nhật bổn. Rồi thấy việc dạy thiền thành công quá, dân nhật bổn lại tiếp tục...sáng tác thêm đủ các thứ đạo, bắn cung đạo, võ đạo, hoa đạo, trà đạo...chỉ có thiếu..đô la đạo nữa là đủ mà hốt về vô số ngoại tệ (hề hề, dân nhật bổn kiếm tiền thật không thua gì dân...mỹ) Đây là lời bình đệ nhị chi.

3, Càn thỉ quyết, lộ bản lai diện mục khi khứ lai bổn nguyên xứ con trời:

Bình: Xứ con trời tức thiên tử (hề hề, vốn thua vua trời tức thiên hoàng một bậc) là người anh em hàng xóm phương bắc ta, sau khi mở cửa từ năm 80 thế kỷ trước cũng muốn hùng chấn lại khí khái ngày xưa nên cũng trùng tu lại các tuyệt tác cổ về vật thể lẫn phi vật thể (hề hề, theo ngôn ngữ Việt cho nó trong sáng) lẽ dĩ nhiên trong đó có Phật giáo ta sau bao thăng trầm đổ nát thời Cách Mạng Văn Hóa.

Các công dân xứ con trời cũng có trùng bản lại Vô Môn Quan về tìm về dấu tích Vân môn thỉ quyết thì thấy chuyện động trời khi so với Vô môn quan nhật bổn. Dân xứ con trời nỗi trận lôi đình vì cho dân xứ vua trời ra thốt lời thêu dệt về cái "que cứt khô". Bởi như quý vị thấy, có ai đời nào lại lấy cái que mà...??? thì , theo mỗ tôi nghĩ một là khùng hay là lời thêu dệt để chê...Nên lập hẳn một ban...hai ba mạng nghiên cứu lời người xưa, nghiên cứu không phải để tu học mà để phản bác lại lời dân xứ vua trời rồi đưa lên các văn đàn...chưởi qua thấu tận phù tang.

Bởi sau khi nghiên cứu, các học giả xứ con trời cho rằng hai chữ "can thỉ" thì vốn là đúng, còn chữ "quyết" chỉ có nghĩa là lời "phán quyết" của Thiền sư Vân môn chứ không có cái...que nào ở đây cả. Lời chửi dù...ở bên kia biển những có lẽ thuận chiều...gió nên lâu ngày học giả xứ vua trời cũng nghe và rồi tức tốc cho ngay một học giả sang tận bên xứ con trời nghiên cứu lại các văn bản và đi đến các địa phương ngày xưa thuộc tông Vân môn tìm hiểu phong tục địa phương xem có dùng cái que để mà...không?

Sau khi tốn cũng bộn tiền cho việc xác minh (người đi xác minh là một ts nên tiền chi phí chắc...cũng nhiều) thấy hết đường biện bạch mới trở về lại xứ vua trời viết thêm lời chú thích là đã nghiên cứu lại can thỉ chỉ là c....chớ không có que nào ở đây hết, hề hề, nhưng vẫn không có chịu sửa lại các lời bình về nào là que chống tông môn, nhà cửa, nào là hướng thượng, hướng hạ, nào...ngôn già,... tá lả. Hề hề đúng là con dân xứ vua trời lúc nào cũng ngồi trên...trên...thiên hạ. Hề hề. Đây là lời bình đệ tam chi

4, Càn thỉ quyết, bình chân như vại, đại Việt ta:

Bình: Học giả dân xứ ta thì xưa nay vốn có máu...hoài cổ, đôi ba chút thi thơ mà lại cũng ưa gặp...hồ li (Bồ tùng linh) nên cứ suốt ngày đóng cửa trong thư phòng (liêu trai) mà nói chuyện...kỳ lạ (chí dị) bên chén trà...việt???, hề hề, với trầm hương..dzỏm (hóa chất, bởi trầm hương thì xuất khẩu ráo trọi rồi), mà luận chuyện vốn đã sai cách đây...hơn nửa thế kỷ nghe ra cũng rất...bí hiểm liêu trai, hề hề.

Vào thập kỷ 60-70 như mỗ tôi nhớ ở miền nam vốn cũng có một trước tác về thiền khá hay tức "Thiền nhục, thiền cốt" (Zen flesh, zen bones) của Paul Reps cũng rất đàng hoàng và vẫn viết can thỉ là...như lời xứ con trời, nhưng lại không được nỗi tiếng vì dân ta cho rằng thiền là của xứ dân da vàng ta, dân âu tây thì biết chi về thiền, vả lại lời viết nó không có...thiền cơ, hề hề (lỗ mũi nhìn xuống đất, hề hề), nên ít ai biết đến.

Đây là lời bình chi đệ tứ (đáng nhẽ phải viết "đệ tứ chi" cho giống như trên những nửa đường lại sợ người đọc hiểu lầm mà gieo nhân xấu, bởi "tứ chi" dễ nhầm sang bốn chân chỉ có ở loài...súc sanh, hề hề)

Luận:

Kính thưa quý hữu, những lời trên chỉ là lời nói chơi...cho vui ai tin cũng được mà không tin cũng xong vì vốn chỉ là lời vô cớ tức không có tài liệu trích dẫn chứng minh bởi Trừng mỗ tôi cũng nghe lời người thuật lại; nhưng nếu ai muốn tìm hiểu thì tìm trong tạp chí ảnh của Trung Quốc ngày xưa từ 80-90 thế kỷ 20 hay theo dấu các sự kiện mà mỗ tôi đưa ra cũng được sẽ thấy lời tin được hay không. Còn bây giờ mỗ tôi sẽ tiếp công án Vân Môn. Kính báo kính báo.

Vân Môn - Vấn: Phật thị thùy?

Đáp: Can thỉ quyết.

Lời bàn:

- Nghĩa hiển (hiển nghĩa):
Thế gian này vốn là nơi uể trước (ngũ trược) nên Phật Đà đản sanh là bởi lòng từ bi mà chỉ cho chúng sanh vốn sống nơi ô uế biết là đang sống trong ô uế thấy đường mà thoát khỏi nơi uế trược. Dụ như người lữ hành cô độc đang du hành trên hoang mạc hoang vu biết lấy phân trâu ngựa mà sưởi ấm về đêm, mà nấu ăn cho no dạ, mà vững bước trên con lộ tử sanh mà tích trữ tư lương cho đến ngày giải thoát.

- Nghĩa liễu (liếu ngộ nghĩa):
"phân" vốn là một chủ đề trong phép Sanh Thân Quán thuộc Huyền Môn (Thiền-mật tông; quý hữu thấy phép này chắc cũng lạ lùng, bởi ngày xưa khi lần đầu đọc thấy nó trong Phật giáo Việt Nam sử lược của cố Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, Trừng Hải tôi cũng rất lạ lẫm) dùng để quán pháp sanh thiên thuộc phẩm hạnh tôn kính người lớn tuổi. Mỗ tôi nói sơ qua về Sanh Thân: là thân bổn sanh của Phật Đà trước khi đắc Chánh Đẳng Giác dưới cội Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, tính từ lúc được Đức Phật Nhiên Đăng thọ ký đến thân chót là Thái tử Siddhattha xuất gia và đắc Phật Quả bên cạnh Pháp Thân.

*** Gởi đạo hữu phithuydu: đạo hữu phithuydu, chủ đề ngụ ngôn của đạo hữu rất hay, hãy khoan đóng vội, nếu được tức khi hết bị hạn chế chỉ viết được ba bài mỗi ngày Trừng Hải sẽ góp bài với đạo hữu. Nó mang tính giáo dục hiện đại, gắn với tâm lý học Psycho-Freud, là môn mà Trừng Hải có đôi chút hiểu biết; rất ích lợi cho các tâm hồn hiện đại đang bị...hoang hóa bởi dễ hiểu, tân kỳ và có tính tương tác tư mạnh mẽ.

Kính tương ngộ đạo hữu ( Xin lượng thứ cho Trừng Hải vì gia cảnh nghèo nàn nên phải dụng cách này, lượng thứ, lượng thứ ).


ĐỒNG KÍNH.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Khái lược: Sanh tử là gì ?

( Link tại ĐÂY. )

KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.
Xin cho chúng sanh an lạc, đồng giải thoát, mà đáo Niết Bàn.
__________________________________________________

This world has become blinded; here few see clearly like a bird that has escaped from the net, few go to the heaven. (Dhammapada sutta, Bhikkhu Silacara, Pali-Anh)
____________________________________

Kính thưa quý hữu, nói đến sinh tử, sống chết thì có ai mà không biết? bởi không ít lần chúng ta chứng kiến người thân chết đi, ái hữu ra đời.

Khi người thân bước vào cửa tử thì chúng ta mang hoa, mang liễn, mang tài đến viếng, vẻ mặt ra vẻ sầu bi chia buồn. Rồi gặp ngày ái hữu khóc tiếng oa oa, chúng ta lại lộ vẻ mừng vui cũng mang hoa, mang thiệp, mang tài chúc người sanh quý tử để thốt lời hỉ hỉ, phước phước.

Nhưng thật ra thì lại ít người thật sự biết sanh là gì? mà cũng mậu ngộ chết là chi?

Sống chết đến đi như từng đợt sóng hằng hà liên tiếp chạy thẳng vào bờ vang lên một tiếng ầm nhỏ như chứng tỏ mình có hiện diện trên đời rồi tan biến, mất tăm nhanh như hơi thở ra vào vô hình, mà thậm thậm nan am tường biện biệt bởi chúng vốn ở trong khối vô minh tối đen vĩ đại mà các bậc cổ đức gọi là Vô minh vô thủy và Vô minh chi mạc, tối càng thêm tối, khổ đau chồng chất khổ đau, bởi nỗi đau này chưa dứt thì nỗi đau khác lại về, nụ cười vừa mới nụ chưa khai đã vội thay bằng tiếng thở dài biền biệt mong đến tận cam lai mà chưa bao giờ cam lai bởi cam lai chưa bao giờ hiện hữu.

Thế gian vốn biến ảo thiên hình vạn trạng như mây trời say rượu (túy vân) vần đảo quanh quẩn như chọc giỡn người thi sĩ ngắm mây, dáng đứng thì trông cũng có vẻ thoát tục tiêu dao, nhưng nhìn hoài cũng hoa mắt váng đầu mà ở tuổi đã chiều tà cũng chóng mặt nhức đầu mà bước đi xiêu vẹo, con cháu có hỏi thì trả lời do say mây??? để ra chiều...bí hiểm mà dấu phắc đi việc mậu ngộ thiên hình biến ảo của mây say, hề hề!!!

Kính thưa quý hữu, các ngày qua Trừng Hải tôi huyên thuyên nào tuyệt đãi chỉ quán, nào thiền na vô đối, nào sanh tử vô khứ lai...qua các biện chứng pháp Phật giáo nhưng hôm nay lại xin quay trở về nơi vốn được gọi là thuở sơ kỳ của vô minh tức sanh tử của sanh thân phàm phu chúng ta để từng bước một lược giải phép phương tiện mà chư cổ đức gọi là giả pháp chỉ để đưa chúng sanh thoát khỏi vô minh chi mạc mà quay vể bản tâm vốn viên dung vô ngại, tuyệt đối đãi, vô biên (giới) mà có nơi gọi là Như Lai Tạng, Phật Tánh, Pháp Giới thậm thâm, Tánh Không, Viên Thành Thực Hữu, Vô Niệm, Nhất Niệm Tam Thiên...kể nhiều không thể xiết;

Nhưng biết để làm chi nếu không biết nơi khởi đầu, lập cước thì chẳng bằng như người xưa ôm một câu Phật Hiệu suốt ngày niệm tới niệm lui khi an nhàn tuổi già, mà bất chợt cầu xin Quan Âm khi đất bằng dậy sóng gọi là phép Thành Tâm Niệm Phật còn ít lợi hơn nhiều những tri thức...như "ma trận" mà một đạo hữu diễn đàn nói về bài viết của Trừng hải tôi (bởi nó vốn là lẽ huyền mật của trời vạn lý vô vân), hề hề.

Nên hôm nay một lần nữa, Trừng Hải tôi xin gióng một tiếng đại hồng chung tạm gọi là phổ thỉnh tuy thanh âm đã tuyệt khứ lai nhưng âm vận lại muôn vàn sự tướng mà những mong diệu hạnh từ bi dẫn dắt người đến đường thoát khổ. Con xin đảnh lễ Bồ Đề Trí.

Kính thưa quý hữu, như quý hữu đã thấy ở đầu bài mỗ tôi đã đưa ra câu Pháp Cú vang danh 174, thuộc Pháp Cú Kinh do một Tỷ Kheo người Tích Lan Silacara chuyển ngữ từ Pali sanh Anh văn nói về việc vô tri mậu ngộ sanh tử của chúng sanh với thí dụ như bầy chim mắc lưới của người thợ săn thì chỉ có một số rất ít, thậm thậm ít thoát lưới mà bay về với trời cao trong xanh vô ngại.

Trong Pháp Cú Thí Dụ Kinh, có đưa ra chuyện kể minh họa cho câu Pháp Cú này về một người con gái con của một thợ dệt vải.

Chuyện kể rằng trong một lần đến thính Pháp do chính lời Phật Đà tuyên ngôn về cái chết là điều chắc chắn còn cuộc sống vốn đổi mong manh. Và sau đó người con gái này tỉnh ngộ mà hằng liên tục quán chiếu trong mỗi thì nghi tức niệm niệm tương tục về cái chết (xem marana-sati trong Thanh Tịnh Đạo luận hay giáo pháp thập huyền mật tức tam bí pháp về tử thức của thiền-mật tông thuộc Du Già Hành Tông, vốn ít người biết đến nên mỗ tôi đưa ra giới thiệu lỡ cơ hội đến với quý hữu thì nên kịp thời nắm lấy kẻo lỡ mất huyền cơ duyên) Về sau, vào mỗi sáng rạng tinh sương Phật Đà thường quán chiếu thế gian để xem thế nhân có người nào sắp sửa khai mở căn cơ giải thoát mà đến hóa giải chướng ngại nhằm đưa người hữu duyên giải thoát, mà trong thí dụ là cung trời Đâu Xuất-Tusita nên Đấng Phật Đà đã đến nơi người con gái thợ dệt trú ngụ.

Khi gặp lại người thiếu nữ con người thợ dệt, Phật Đà đã hỏi các câu hỏi để giúp người giải thoát như sau:

Vấn: "Con từ đâu đến"

Đáp: "Dạ, bạch Ngài, con không biết";

"Con đi về đâu?"

- "Dạ, bạch Ngài, con không biết";

"Con không biết ư?"

- "Dạ, con biết";

"Con có biết à?"

- "Dạ, con không biết!",

Rồi sau khi đã gặp Đức Từ Phụ người con gái thợ dệt trở về và chết trong một tai nạn do khung cửi dệt vải đánh vào ngực.

Kính thưa quý hữu, mỗi ngày khi bước ra đường kiếm kế sanh nhai, ai trong chúng ta mà không một lần chứng kiến tai nạn giao thông, A Di Đà Phật cầu cho chúng sanh tiêu diêu ngoài khổ cảnh, đổ xuống đầu một ai đó trên đường mà chết tức tưởi nhưng rồi chúng ta chỉ thoáng chốc sợ hãi mà chắc lưỡi rồi tiếp tục kiếm sống cho bản thân, gia đình.

Mỗi một người trong chúng ta, khi bước ra khỏi nhà đến nơi làm việc đều đinh ninh rằng nơi làm việc vẫn còn nơi ta thường đến và ngôi nhà che mưa nắng của ta vẫn còn ở đó khi ta rời đi mà chờ ta trở về.

Nhưng sự thật, dưới ánh sáng trí huệ của Phật Đà, điều đó chỉ là vọng tưởng do bất tri chánh lý thường, vô thường mà nảy sanh. Sao gọi là vọng tưởng do vô tri vì, chúng ta luôn nghĩ rằng hai đầu của một diễn tiến hằng đứng yên không thay đổi, nhưng thưa quý hữu như mỗ tôi đề cập ở trên nếu, tai nạn xảy ra cho chính bản thân ta, Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát cầu xin cho quý hữu hằng bình an, thì làm gì còn có chỗ đến làm gì còn có chỗ mà về bởi ta đang đi về một thế giới khác thường xa lạ mà quên đi đời sống ngay chính sát na vừa mới xảy ra ngay chính bản thân ta; và để nói cho đến tận cùng chấm phẩy thì cho dù chính bản thân ta đến nơi làm việc hay trở về nhà sau ngày làm việc thì những nơi đó đâu phải y chỉ như ngày hôm qua vì chính chúng cũng bị phi thường tức thay đổi.

Vì sao mà nói nó thay đổi bởi, nơi sở làm hay nhà của chúng ta cũng bị trị bởi luật vô thường (đồng nghiệp ta, người thân ta hay văn phòng, nhà ta đều thay đổi do bởi chết chóc, thiên tai hay nhân vi như giải tỏa, tịch thu...) Thế gian này luôn hằng biến đổi chỉ bởi chúng ta thấy nó không biến đổi rồi cho rằng nó y cựu tức y như cũ. Tựa như một em bé nghĩ rằng chiếc phi thuyền phóng đi từ Trái đất cứ một mạch chạy thẳng đến sao Hỏa vì nghĩ rằng Trái đất và sao Hỏa hằng đứng yên.

--------------------------------------------------------

Kính thưa quý hữu, như bài trước đã đề cập do bởi chúng ta ta vốn nhìn mọi sự lúc bắt đầu và kết thúc cuả một diễn tiến thường đứng yên và ngay cả chính bản thân ta cũng thường cứ ngỡ rằng ít khi thay đổi mà mậu ngộ luật vô thường, thường là chánh lý của Phật Đà nên sanh ra tư hoặc tức tư duy không đúng do dựa trên cái nhìn sai sự thật tức kiến hoặc. Mà đó cũng chính là Kiến Tư Hoặc tức mê lầm về sự tướng và lý tánh là nguồn gốc sanh khổ đau hay chính là khổ đau; mà do nó chính là khổ đau nên bất kỳ lúc nào quý hữu nghe một câu ca, bài thơ, áng văn mô tả về khổ đau là cảm xúc dâng trào, tâm hồn tê tái, lệ rưng rưng nhỏ, trái sầu rơi rơi, dụ như:

...Khi tôi về bồi hồi trong nắng, ngỡ rằng mẹ tôi hân hoan đứng đón con về, nào ngờ mẹ tôi ra đi khi xuân chưa về, không lời biệt ly... con đường nào đưa mẹ tôi sang sông - (mà sông đây là sông sanh ly tử biệt) của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ danh chấn một thời kể về người con đi xa về thăm nhà trong kỳ muôn hoa nở rộ xuân thì, nhưng đâu có ngờ lần trở về cũng là lần thọ tang mẹ.

Ôi cuộc đời quả thật là khổ đau hay chính là khổ đau, mà ai ai cũng hằng ái luyến, thực là chuyện lạ thế gian bình thường. Bởi vì, thưa quý hữu, nỗi khổ đau đó cũng chính là khổ đau mà ta luôn mang theo mà không biết tức mậu ngộ, mà cuộc đời mà ta hằng yêu quý chính là tấm gương phản ánh hình ảnh của ta.

Hay nói theo cách khác, cuộc đời chính là khổ đau mà ta chính là một phần trong đó, nhưng lại bất tri bởi vì mê lầm sự tướng và lý tánh khởi sanh từ vọng tưởng. Và bây giờ muôn sự đã rõ ràng, khổ đau hay vọng tưởng chính là chủ đề là ta cần quán sát và trầm tư để nhận biết Khổ Đế mà có Chánh Kiến về Chánh Lý của Phật Đà (Mà tuy không cần nói rõ chắc chư quý hữu cũng nhận biết nơi giai vị sơ cơ thì cái nhìn của Đại thừa và Tiểu thừa đều quy về cái một: Khổ Đế, tuy lời giáo huấn là hai khung trời khác biệt nhưng đồng một thanh âm Từ Bi Trí Huệ).

Kính thưa quý hữu, lúc này chắc hẳn không ít người thầm nghĩ rằng, thế giới này nơi đâu mà chả có khổ đau, chỉ cần xa rời nó ắt hẳn cuộc đời tự nó sẽ thanh bình, bởi vậy quan tâm gì cho...mệt cái não, nhức cái đầu; thì Trừng Hải tôi xin thưa với quý hữu, người có cái nhìn đó là người không có não tức vô não, hề hề.

Bởi thế nhân ai ai cũng ghét khổ đau mà lân la bên bờ hạnh phúc tức xa lìa khổ đau mà tầm cầu hạnh phúc. Nhưng hỡi ơi, luật thế gian tức Nhân Duyên đâu có đơn giản như đang giỡn vậy đâu!!!??? Nó đâu có để cho ta tự do mà kiếm tìm điều ta hy vọng, xa rời điều ta không muốn mà trói chắc ta lại với khổ đau.

Vậy cái gì trói chặc ta lại với khổ đau, Trừng Hải xin thưa với quý hữu đó chính là Ngã mạn tức nương tựa vào cái ngã mà cái ngã vốn là không nên nó thật muôn hình vạn trạng như tơ tằm muôn mối, rối rắm nhất cuộc đời, và thực nực cười khi nó lại chính là sản phẩm do trí não ta tưởng tượng ra???!!! Chư cổ đức thường ví cái ngã do mạn ( hạ phần kiết sử) mà sanh ra này giống như một bát nước đầy, mà khi muốn tu học ta phải đổ nó đi để mở rộng lòng mà đón Phật Tri Kiến.

Kính thưa quý hữu, như đã trình bày ở trên sanh tử hay một đời người vốn là khổ đau nhưng chúng sanh vốn vô tri khổ đau bởi mậu ngộ chánh lý vô thường, thường mà khởi sanh vọng tưởng, mà hình thành ngã do mạn (hạ phần kiết sử) rồi tuần tự chính ngã mạn này lại trói chặc cuộc đời ta vào khổ đau;

Và chính vòng lẫn quẩn này được gọi là luân hồi sanh tử một đời tha nhân, mà đắm chìm trong khổ đau, vọng tưởng khởi từ vô thủy từ đời này đến đời khác, mà luân lưu trôi dòng từ cảnh giới này đến cõi giới khác theo dòng nghiệp lực. Và việc cắt đứt dòng nghiệp lực luân hồi sanh tử, tử sanh mà xa rời vọng tưởng, khổ đau chính là nơi bắt đầu, lập cước cho các giai vị tiến hóa thay đổi thân phàm phu thành thân Thánh Giả rồi bước lên các trụ địa Bồ Tát dưới ánh sáng Từ Bi Trí Huệ của Mười Phương Chư Phật cho đến lúc đắc thành Phật Quả;

Vậy làm sao để chấm dứt ngã mạn để quán sát khổ đau, vọng tưởng mà chặt đứt vòng luân hồi sanh tử. Kính thưa quý vị, đó chính là do có Chánh Kiến nên khởi sanh Chánh Tín mà thệ nguyện Quy Y, Thọ GIới. Nên Trừng Hải tôi thiết tha những mong quý hữu khi đã phát nguyện Quy Y, Thọ GIới thì hãy khởi hào khí thanh phong, chí nguyện tu hành ào ào như sóng dậy cuốn phăng đi tất cả những điêu tàn, ô nhiễm của cấu trần thân tâm, mỗi mỗi sát na chú tâm quán sát nhất mực không rời trước khổ đau hay vọng tưởng mà ly rời nhanh như sấm chớp chiếu sáng trời đêm, mà cẩn mật kỹ càng thu thúc lục căn mà phô diễn biểu tướng của thân, khẩu y lời Phật dạy. Mong lắm thay, mong lắm thay.

Vậy làm sao để công phu tu tập trên đường tu học. Điều này đối với Trừng Hải tôi thì thật rõ ràng như nhiên muôn niên không đổi đó là xin thưa, quý hữu hãy đến với vị đạo sư đã làm lễ Quy Y và trao Giới Luật cho đạo hữu mà xin chỉ dẫn, mà được trao truyền pháp môn, mà nguyện tu hành hằng hằng không thối chuyển thì một ngày không xa Trừng Hải tôi chắc chắn rằng quý hữu sẽ bước vào đạo lộ thênh thanh không còn biên giới, du hí tam thiên đại thiên thế giới mà viên dung vô ngại, tự tại an nhiên sống ở trần gian cho đến ngày về nơi như nguyện.

Đồng Kính.

-------------------------------------------------------------​

Khái lược: Khứ lai là gì ?

KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.

Cầu xin cho chúng sanh bình an, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn.

Cũng đồng chân thành xin trao một bông hồng cho những ai còn mẹ, và một bông hồng trắng cho những ai mất mẹ, mà cầu xin mọi Phật tử nơi nơi đều hưởng HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT. Con xin đảnh lễ Bồ Đề Trí.
__________________________________________

Kính thưa quý hữu, chữ khứ lai nghĩa của nó là đi về, cũng là một trong những bài thơ đường danh tiếng mô tả tâm trạng của Đào Tiềm thi sĩ về việc Đào Tiềm quan lại treo ấn từ quan quy khứ lai hề, tức về quê nhà vì không chịu khom lưng cúi đầu trước những kẻ quan lớn hơn mình trong cuộc sống quan nha tỏ rõ lòng cương trực thanh bạch của người tri thức trót mang chữ sĩ.

Hề hề, Trừng Hải tôi nghĩ Đào Tiềm thi sĩ quả là kẻ ngây thơ bởi nếu không muốn khom lưng cúi đầu trước kẻ quan lớn nơi quan nha kinh kỳ, vậy khi trở về quê không khép nép dạ vâng trước lũ cường hào ác bá địa phương hay sao? Hay Đào tiềm quan lại có nỗi ẩn khuất khó bề biện bạch nên đem Đào tiềm thi sĩ ra làm bình phong thanh bạch cũng chỉ bởi không vượt qua được hơn thua, vinh nhục của tám pháp thế gian mà làm bài Quy Khứ Lai hề hề???

Trừng Hải tôi đâu có rãnh mà nói về Đào tiềm thi sĩ quy khứ lai hề bởi chẳng qua khi đề cập tới nghĩa khứ lai nên tiện đường mà nói qua thi sĩ Đào tiềm để quý hữu biết rõ nghĩa khứ lai là đi về đó thôi, bởi cái đạo Khổng Nho với Trừng mỗ tôi chỉ là cát bụi làm vướng mắt người. Hề hề,

Kính thưa quý hữu, theo giáo pháp của Huê Nghiêm Tông thì Duyên Khởi hay Thập Nhị Nhân Duyên được hiển bày thành bốn Pháp giới đó là: Duyên Khởi nghiệp cảm thuộc về Tiểu Thừa, A lại da duyên khởi thuộc về Đại thừa thỉ giáo, Như Lai Tạng duyên khởi thì quy về Đại thừa chung giáo còn Pháp Giới duyên khởi lại là Viên giáo.

Trong bốn pháp nói trên thì Pháp giới duyên khởi thuộc về Viên giáo vốn là Pháp Giới thậm thậm của chư vị ĐẠI TRÍ HUỆ, ĐẠI TỪ BI, ĐẠI THẾ CHÍ vận hành theo Thập Huyền Diệu là Bất Khả Tư Nghì nên Khứ Lai là Vô Khứ, Vô Lai mà nơi nơi hiển bày Vị Tằng Hữu Sự tức chuyện lạ thế gian phi thường, phi phi thường nên Trừng hải chỉ có thể cung kính lập ngôn, Bồ Đề Tát Bà Ha, con xin đảnh lễ Bồ Đề Trí với lòng vạn phần tôn kính mà không dám thốt một lời nào mà mắc tội hí tiếu lộng ngôn; còn lại ba pháp giới duyên khởi nghiệp cảm, A lại da, Như Lai tạng thì xin nói đôi lời gọi là khái lược khi bàn về chữ Khứ Lai. Kính báo kính báo

Kính thưa quý hữu, chữ Khứ Lai trong Duyên khởi nghiệp cảm có nghĩa là Hồi Hướng thuộc về vị Tư Lương ngay trước khi bước vào vị Gia Hành, tức thức ăn đi đường trên con lộ tử sanh để tích lũy công đức mà bước vào chánh lộ đạo trên đường tu học.

Chữ hồi hướng có nghĩa là quay lại tức "hồi đầu thị ngạn" cũng có nghĩa tương tự như đi về, nhưng nơi về không phải chỗ nào, nơi nào bởi nó không có chỗ về tức vô khứ lai (hề hề, có vị đạo hữu hỏi mỗ tôi lá vàng rơi về đâu rõ là chưa am hiểu chữ bước đầu, lập cước vậy mà thốt lời đại ngôn nói Trừng mỗ này chưa liễu minh tức không am tường, hê hề, hề hề) và đó chính là bổn tánh như nhiên vốn tịnh như trời cao trong xanh vô ngại là nơi ít người đến được mà Trừng Hải tôi đã đề cập đến trong bài "Sanh tử là gì? Khái lược" Nhưng hôm nay xin nhìn chữ Khứ Lai dưới một cái nhìn" tùy duyên thập phần tinh minh" bởi nó thuộc lẽ huyền vi của Chánh Pháp vi diệu dụng. Và vì nó thuộc về Tiểu thừa nên Trừng Hải tôi xin sử dụng giáo pháp của Nguyên Thỉ Phật Giáo để trình bày chữ Khứ Lai theo nghĩa tùy duyên hay do duyên mà đến thì phải theo duyên mà về.

Kính thưa quý hữu, theo giáo pháp của Phật Đà được kết tập trong Phật Giáo nguyên thỉ tức Nam Phương Thượng Tọa Bộ thì khi minh châu của mẹ gặp tinh chất của cha mà hình thành sắc chất vào đúng lúc đó kết hợp với kết sanh thức tức thức tái sanh mà hình thành thai bào, mà trưởng dưỡng 9 tháng 10 ngày mà suất sinh nhủ nhi mà cất tiếng khóc oa oa chào đời (hề hề, khi chào đời thì em bé đã biết sinh vào nơi khổ đau mà rơi lệ!!! mà lỡ như em không chịu khóc thì các vị bác sĩ sản khoa phải tét vào mông em bé mấy cái cho đến lúc khóc, hề hề, mới ra đời mà không chịu nghe lời người lớn nên...ăn đòn) mà đối diện với khổ đau vọng tưởng, tình tiền danh lợi, mà giương nanh múa vuốt sẵn sàng tranh chấp, mà gầm gào la hét sẵn sàng hơn thua, mà hả hê sung sướng khi tiền vào như nước mà ra...thì như cà phê phin nhỏ giọt, mà như người điên xỏa tóc xỏa tai kêu trời như bọng khi mất của mất tài, mà lệ châu nhỏ giọt húp mắt húp mày khi tình phụ, phụ tình rồi lập lời thề ngắt một cành hoa thạch thảo để người nhớ mùa thu đã chết rồi - J'ai cueilli cebrin de bruyère l'automie est morte souviens-t'en -

Nói cho mau đó chính là ba cảnh khổ đau một đời: tình dục, ăn uống và tranh chấp, hề hề, hình thành nên tâm thức con người (ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới) mà nhận thức thế giới chúng quanh ta, ta và cứu cánh của ta (gần và xa) qua biểu tướng Khứ và Lai.

Vậy khứ và lai khởi sanh qua thập bát giới là gì? Dạ xin thưa với quý hữu, đó là chuỗi diễn tiến sanh, trụ và diệt tức bắt đầu, tự thành và kết thúc mà thường hiển tướng văn học là ba đào sóng dậy, cơn đau đoạn trường được gói gọn trong một chữ "HỮU" thập phần bí hiểm, mà tinh minh rõ ràng.

Thưa quý hữu, chắc quý hữu đã từng đọc qua công án Bố Đại hòa thượng đi xin một đồng khi vỗ vai hòa thượng, hình như tên là Bảo phúc, thì hòa thượng Bảo Phúc nói nếu trả lời được thì mới cho một đồng rồi nói "Chỗ cốt yếu của Phật pháp là thế nào?" thì Bố Đại Hòa Thượng liền bỏ túi vải càn khôn của mình xuống đất rồi vòng tay đứng sừng sửng trước mặt hòa thượng Bảo phúc; Hòa thượng Bảo phúc nói tiếp "Chỉ có vậy thôi sao, không có gì hơn à?" thì Bố Đại Hòa Thượng cầm lấy túi càn khôn của mình bỏ đi mà không nói một lời (không biết có lấy tiền không nữa, vì trong mẫu chuyện thiền này không có kể tiếp, hề hề, nhưng mỗ tôi nghĩ chắc chả cần?)

Kính thưa quý hữu, thường thì khi dạy ta niệm một tiếng Phật hiệu chư cổ đức thường dạy hãy buông xuống vạn sự mà niệm một câu Phật hiệu, hay khi tham khán thoại đầu thì dạy hãy bỏ muôn duyên mà khán một câu thoại đầu, nhưng đây chỉ là cảnh giới sơ cơ, theo ý mỗ tôi, nên hòa thượng Bảo phúc mới nói tiếp "Chỉ có vậy thội sao..." nhưng thật sự việc bỏ túi vải càn khôn xuống đất của Bố Đại Hòa Thượng (mà tương truyền theo văn hóa Phật giáo Trung hoa là Đức Di Lạc hóa thân) là ở một cảnh giới thập phần vi diệu "Tuyệt tích chữ HỮU, tức Vô Hành Không" khác xa cảnh giới trước cả một trời càn khôn, vũ trụ!!!

Nói để chư vị thấy rõ chữ Pháp Vi Diệu của Phật Đà thường hiện tướng qua cả Luật và Pháp, mà Luật ở đây tức đạo tràng, tịnh thổ tức tâm bổn nhiên vốn tịnh mà mỗ tôi đã nói ngày hôm qua, và với đạo tràng tịnh thổ đó sẽ sanh cây trí huệ tức Trí Bồ Đề, con xin đãnh lễ.

Vậy làm sao để khứ lai tuyệt tích mà hiển Trí Bồ Đề tức dứt bặt quá khứ-hiện tại-tương lai tức tiền niệm, kim niệm, hậu niệm tức sanh trụ diệt tức hiện tướng (nghiệp tướng). Kính thưa quý hữu đó là nhờ chặt đứt vòng luân hồi sanh tử, tử sanh mà Trừng Hải tôi đã đề cập ngày hôm qua hay đó chính là Tác ý tức Cetana mà Phật Đà đã chỉ rõ là NGHIỆP.

Ly rời NGHIỆP bằng cách gì, thưa quý hữu đó chính là nhờ Nhất Tâm do ngoài thì dứt ái dục trong thì tâm vượt qua năm triền cái (nirvarana - kamacchanda, vyapada, thina-middha, uddhacca-kukkucca và vicikiccha.) nên thấy cetana rõ ràng tức tinh minh mà dứt bỏ, mà ly rời, mà xóa sạch mà vào cảnh giới Thiền Định-Jhàna, bất khả tư nghì (acinteyya). Và để bước vào cảnh giới bất khả tư nghì thì cũng như những lần trước Trừng Hải tôi đã nói nó thật rõ ràng như nhiên muôn niên không đổi đó chính là pháp môn mà chư Bổn sư mà quý hữu thọ giới sẽ trao truyền cho quý hữu mà chỉ cần quý hữu nhất tâm không rời như núi Tu Di bất động trước muôn vàn gió bão, mây mưa thì tất có ngày hoa sẽ nở khi đáo xuân kỳ mà bước vào cảnh giới Jhàna, bất khả tư nghì

(Xin hẹn đến chiều sẽ nói tiếp hai pháp giới còn lại: A lai da thức và Như Lai Tạng; lượng thứ lướng, hề hề).

Kính tạm biệt.

------------------------------------------------------------------

A lại da Duyên Khởi: Đây là giáo pháp mật truyền của Câu Sanh Khởi Thừa-Sahajayana, một trong ba thừa của Phật Giáo Mật Tông-Tantric Buddhism, ( hai Thừa còn lại là Chân Ngôn Thừa-Mantrayana và Kim Cương Thừa-Vajrayana) thuộc dòng Tulkou có nơi phát tích là Ấn Độ được truyền thừa và lưu giữ đến hôm nay tại Tây Tạng.

Đây là một chi nhánh của Phật giáo Tây Tạng ít người biết đến thuộc về dòng Tulkou tức Hóa sanh mà bậc đạo sư của tông phái cứ tái sanh đi tái sanh lại nhằm lưu giữ, truyền thừa và phát triển quá trình tu học.

Chắc quý hữu cũng ít nhiều nghe đến dòng hóa sanh này, trước khi chết bậc đạo sư thường chỉ dẫn cho đệ tử các dấu hiệu để nhận biết hóa thân của mình rồi sau đó các đệ tử tín cẩn này đi tìm đạo sư của mình dưới một sanh thân khác bằng các dấu hiệu đã được chỉ điểm trước đó, sau đó tiến hành các công việc mà bậc đạo sư chỉ dẫn cho sanh thân mới này. Hãy nghe một đoạn tâm sự của cư sĩ Phật tử Mật tông danh tiếng A.David-Neel là đệ tử của Lama Yongden một đạo sư thuộc dòng Tulkou về giáo pháp này trong La Connaissance transcendante:

"C'est grace à la presence près de moi de monfils adoptif la lama Yonden, lui-même un Lethé et un tulkou, que j'aipu longguement fréquenter cette aristocratie intellectuelle en differentes parties du Tibet. C'est d'elle qu'il convient d'appredrelesens que les Tibetains doment à la doctrine de leur doctrine qu'ils tiennent pour esoterique et dangereuse pour cẽu qui ne sont point mentalemant qualifiés pour l'entendre. Une telle qualification, disent les Tibetains, est le fruit d'effort pousuivis pendant nombre d'existences successives et farme contimelle aspiration à la Connaissance."

Nội dung của lời tâm sự này nói về việc bà A. David Neel nhờ có bậc đạo sư Yonden mà bà gọi là dưỡng tử( cha nuôi?) mới tiếp cận được giáo lý mât truyền này. Sở dĩ giáo lý được tâm truyền cẩn mật, bởi nếu sơ ý thì sẽ gây hại lớn cho người thọ giáo nào thiếu đạo hạnh chưa xứng đáng để học hoặc kẻ nghe lóm. Và giáo pháp này là giáo pháp cao phẩm(tối thượng thừa?) do trải qua nhiều đời tinh tấn qua vô số kiếp mà không quên mần Bồ Đề Trí nơi các bậc tulkou.

Kính thưa quý hữu, bởi vì là giáo pháp tâm truyền cẩn mật nên Trừng Hải tôi chỉ có thể nói được những điều đã cho phép tiết lộ và sẽ cố gắng tối đa để làm nổi bậc những tự tánh Pháp thuộc về giáo pháp Câu Sanh Khởi Thừa nhằm thấy rõ hành hoạt vi diệu của chữ Khứ Lai. Kính báo kính báo.

-------------------------------------------------------

Kính thưa quý hữu, trước khi đi vào chữ Khứ Lai để chỉ ra chỗ hành hoạt vi diệu của nó, Trừng Hải tôi xin nói sơ qua về Thức và Trí tức Bát Thức và Bát Trí thuộc Du Già Hành tôn.

Kính thưa quý hữu như ta đã biết mỗi một hữu tình khi sanh ra đời thì gồm có bát thức gồm: A laị da thức, Mana, Ý thức, và tiền ngũ thức mà trong đó Ý và tiền ngũ thức thì có tướng gọi là thức tướng còn A lại da và Mana thì tuy có tướng nhưng do nó nằm ngoài ý thức nên khi nó hiện hành mà ta lại không biết, tức thuộc về tướng phần trong tam tánh, tứ phần.

Khi tâm phan duyên tức tâm sanh thì các thức chuyển tức chuyển thức, sanh ra chuyển tướng và nghiệp, hiện tướng mà che mất đi chơn tướng tức không vốn là tướng của tâm ta tức vô tướng (Hề hề, Trừng mỗ tôi vốn biết nói như vậy thực là...mù mịt do bởi nó mịt mù toàn chữ là chữ, những cũng đành chịu vì đó là lẽ...tất nhiên tức vốn nó vậy, khi nói về Duy Thức; thưa quý hữu như lời dạy của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa là bậc thượng thủ thượng thừa danh tiếng về Duy Thức Học ở nước ta, muốn nắm vững Duy thức thì hãy cứ nghe theo lời dạy của Thầy mà yên một trăm cái tâm để học chứ đừng có nhụt chí mà lìa bỏ một môn học vạn phần huyền diệu toàn thiện chí tuyệt chí cao mà uổng phí tâm cơ của Thầy khi soạn bài viết về Duy Thức Học trong Phật học phổ thông, mong lắm thay, mong lắm thay, hề hề)

Và đó cũng chính là luật nhân duyên tức Duyên khởi mà ai ai cũng phải vận hành y như...nó muốn tức bị trị, mà luân hồi sanh tử tử sanh theo dòng nghiệp lực từ cõi giới này tới cõi giới khác khởi từ vô thỉ cho đến...ngày nào đó mà mỗ tôi cũng bất tri bởi nó tùy theo quý hữu có muốn thoát ra khỏi nó hay không tức Như Khứ vì Như Lai luôn luôn phổ biến mà ban cho chúng sanh trọn vẹn Từ Bi Trí Huệ của Các Ngài. Vậy bây giờ chắc quý hữu cũng đã rõ chữ Khứ Lai bây giờ đã hiển bày trong một cảnh giới hoàn toàn khác biệt tức Như Lai và Như Khứ.

Bởi vì:

- Như Lai: Từ Chân Như mà đến, đó chính là Từ Bi Trí Huệ của Chư Phật mười phương luôn luôn hiện hữu trong mười phương thế giới.

- Như Khứ: Là hướng thượng (hình nhi thượng) do bởi có chánh kiến về Chân Như mà khởi lòng mong muốn thoát khổ đáo Niết Bàn qua việc phát Bồ Đề Tâm.

Hay nói cách khác chính là Như Lai và Như Khứ luôn luôn đồng sanh tức Trí Huệ Từ Bi câu sanh với Vô Minh Hung Ác qua luật Câu Sanh Duyên Khởi hiện hành bởi Vi Diệu Công Đức Bất Khả Tư Nghì của Mười Phương Chư Phật.

Vậy vì lý do gì mà việc bất thành tức thức không chuyển thành Trí và Từ Bi Trí Huệ đến bằng lối nào tức Đạo Hạnh là Công Đức Vi Diệu của Chư Vị Đại Từ Bi, Đại Trí Huệ, Đại Thế Chí ?

Sỡ dĩ thức không chuyển thành Trí là do bởi chúng sanh sống trong Khổ đau mà mậu ngộ khổ đau lại còn ưa thích khổ đau mậu ngộ. Do bởi luôn luôn bị trị bởi luật duyên khởi mà cứ nghĩ rằng tự do an nhiên lựa chọn theo ý chí của mình tức ý chí tự do (free will).

Hay nói cách khác là do bất tri Tứ Diệu Đế và Luật Duyên Khởi mà sống trong Vô Minh và Ác Sự. Nhưng với người có chí nguyện qua việc phát Bồ Đề Tâm tuy nhiên do bởi căn cơ không thuận lợi với pháp tối thượng thừa dành cho bậc thượng căn thì chính đây là cảnh sở hành của Câu Sanh Duyên Khởi tức Sahajayana được tâm truyền cẩn mật qua lời thuật của Phật tử cư sĩ danh tiếng về Phật giáo Tây Tạng A.David Neel mà ngày qua Trừng Hải tôi đề cập đến.

Xin quý hữu hãy nghe qua đôi lời của cư sĩ Phật tử cũng là người danh tiếng về Phật giáo Tây Tạng Anagarika Govinda và H.V Guenther về Câu Sanh Khởi Thừa:

- Câu sanh duyên khởi là gì ? Theo nghĩa đen thì nó được sanh ra cùng lúc. Và diều này đã có câu trả lời kinh điển của Zlaod-gzhon-nu, pháp danh là Dvags-po-lha-rje-Đạt bảo cáp giải, môt đệ tử trưởng tràng danh chấn của Milaraspa-Mật lặc nhật ba, bậc học giả thánh nhân danh thượng thừa thượng thủ của Tây Tạng quốc. Ông giải thích rằng cái câu sanh này chính là Không Trí và Hiện Tướng(Nghiệp tướng) không bị ngăn cách bởi hố thẳm không đáy mà chúng là thực tại đồng nhất tức nơi bổn nhiên tánh vốn tịnh. Và nó lại bị ngăn cách bởi bởi ý thức đối đãi nhị nguyên và các kỹ thuật phân tích của ý thức tạp nhiễm...Trong đó ý thức đối đãi nhị nguyên chính là Vikalpa_Vọng tưởng cùng lúc với klesa_Phiền não gây ra tình trạng Moha hay Ahdhakara_Vô Minh

...Chính vì những điều đó nên Câu sanh khởi thừa không phải là một hệ thống giáo pháp về Văn học (ngôn ngữ, văn tự) mà là một sự luyện tập khắc khe phải được thực hành dưới sự bảo bọc của bậc đạo sư đã chứng ngộ bằng trực giác cho nên giáo lý này rất khỏ hiểu và khó định nghĩa...

...Phật giáo đang tồn tại ở tây Tạng, các nước vùng Hy mã lạp sơn...đang chịu ảnh hưởng sâu sắc các phép hành trì của Chân Ngôn Thừa và Câu Sanh Khởi Thừa và ta không thể hình dung ra Phật giáo ở các nước này mà không có sự hành trì các pháp trên...

...Do đó không có gì ngạc nhiên là những nhân vật xuát chúng của Phật giáo như Vô Trước_Asanga, Tịch Thiên_Santideva, Tilopa, Naropa, Maitripa (tương truyền đây là hóa thân của Đức Di Lạc), Gserglinpa...và nhiều vị khác đã có đóng góp cho các trường phái này...


Xin quý hữu lượng thứ Trừng Hải tôi không trích dẫn nguyên văn do việc đánh máy tiếng Ăng lê nó...phức tạp với mỗ tôi quá do bởi mới tiếp cận với kỹ thuật điện toán ( mà ngày hôm qua khi đánh một đoạn tiếng Phờ răng xê mà mất gần nửa tiếng? hề hề), lượng thứ lượng thứ. Đa tạ đa tạ.

--------------------------------------------------------


A LẠI DA DUYÊN KHỞI (cont.)

Kính thưa quý hữu, như đã nói trước, theo luật câu sanh duyên khởi thì Không Trí tức Từ Bi Trí Huệ và Hiện Tướng vốn đồng sanh bởi là một thực tại đồng nhất, nhưng do bởi vọng tưởng, tà kiến nên nó bị chia cắt bởi một hố thẳm vô minh nên Thức không chuyển được thành Trí. Vậy con đường tu hành của chúng ta cũng chỉ là xóa bỏ phiền não, tà kiến và ái dục để Trí Bồ Đề đồng nhất thực tại tức là tâm ta.

Đạo Hạnh của chư Đạo sư thượng thừa thượng thủ trong Câu Sanh Khởi Thừa là gì?

Kính thưa quý hữu, như đã đề cập trước, với những ai phát nguyện Bồ Đề Tâm nhưng do không thuận lợi với phép Tối Thượng Thừa chỉ dành cho bậc thượng căn thì chính Câu Sanh Khởi Thừa là cảnh sở hành giúp cho những vị này thâm nhập Không Trí qua việc khai thông các luân xa-chandra để xóa tan hố thẳm ngăn cách bước vào Pháp Giới vô biên của Mười Phương Chư Phật. Vậy chư vị đạo sư thượng thừa thượng thủ đã công phu đạo hạnh bằng diệu pháp nào??? Và các phẩm hạnh này vốn cũng đã được phép tiết lộ nên Trừng Hải chỉ làm công việc nhắc lại mà thôi, và sẽ được trình bày qua các nền tảng lý luận sau:

Như ta đã biết nhận thức của chúng ta tức lượng, theo chư cổ đức, bao gồm ba loại:


Hiện lượng: đó chính là nghiệp tướng của chúng sanh trên thế gian vô minh tối đen.

Tỷ lượng: đó chính là các phép suy luận của ý thức tạp nhiễm như, Tam đoan luận Airistotle mà Trừng Hải đã trình bày ở phần "Sanh tử là gì?"

Và Thánh Ngôn Lượng tức Phi Lượng: đây chính là kết quả Đạo Hạnh mà chư vị Đạo Sư thượng thừa diệu thủ đã công phu xóa hố thẳm ngăn cách bằng cách "bắc cầu" để Trí Bồ Đề hiện cho chư vị đệ tử có phẩm hạnh thanh tịnh. Và đây là cảnh giới tâm sanh tức nhận thức.


Như ta đã biết ở mỗi một chúng sanh vô tri bất tri Chánh Đạo có Bát thức gồm A lai da thức, Mana, Ý thức và tiền Ngũ thức trong đó A lại da thức, Mana thuộc trước tâm vốn có tướng những do nghiệp lực nên ý thức không biết đến sự hiện diện của nhân tướng mà bất tri nhân duyên gây ra quả tức ác sự mà tạo quả nghiệp mà luân lưu theo dòng nghiệp lực khởi từ vô thỉ...đến nay và tiếp tục đến vô chung nếu không tự mình "tỉnh dậy đi, hãy rời cơn mộng bé". Và chư vị Đạo sư thượng Thừa diệu thủ sẽ công phu qua như sau:

Mana: giữ cho căn phù trần đình chỉ, khởi căn thanh tịnh của ý căn tức năng duyên thanh tịnh.

A lại da thức: Như ta biết A lại da thức là nơi chứa các chủng tử thức thuộc dị thục thức gây ra quả bao gồm ba phẩm tánh bằng hai tướng và một tánh sau:


Dị thục thời: quả sanh khác thời tức các quả thuộc bất định nghiệp.

Dị thục loại(tướng): quả sanh khác loại, được chư cổ đức ví như trái cây trước xanh sau vàng.

Dị thục biến dị, tức tánh: được chư cổ đức ví như trái cam trước chua sau ngọt; sự thay đổi này thuộc về tánh nên là sự thay đổi vĩnh viễn (như khái niệm biến dị của sinh học hiện đại), và chư vị đạo sư thượng thừa diệu thủ sẽ công phu bằng đạo hạnh để khởi sanh tự tánh này ở A lại da thức, và chủng tánh này sẽ mang Trí Bồ Đề của chư vị đạo sư mà sanh Phi lượng tức Thánh ngôn lượng mà thấy rõ chướng ngại của tâm mà viễn ly, mà khai thông các luân xa mà bước vào Pháp Giới thậm thâm của Mười Phương Chư Phật.


Kính thưa quý vị, bây giờ thì mọi vấn đề đều hiện rõ, chính nhờ Đạo hạnh của chư vị Đạo sư thượng thừa thượng thủ Câu Sanh Khởi Thừa sẽ giúp cho các đệ tử có căn cơ không phù hợp với phép Tối Thượng Thừa khai thông các luân xa, viễn ly vô minh gây ra bởi hố thẳm ngăn cách bởi vọng tưởng, tà kiến mà Đạt Bảo Cáp Giải đã nói ở trước mà bước vào đạo lộ rộng thênh thang bởi nó vốn vô biên (giới) mà trước là tự lợi sau là lợi tha mà hoàng truyền Chánh Pháp, cứu độ chúng sanh, mà cầu mong ai ai cũng an bình, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn, con xin đảnh lễ Bồ Đề Trí, nhờ chuyển bát thức thành Đại Viên Kính Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quan Sát Trí và Thành Sở Tác Trí có Pháp Giới Thể Tánh Trí ở trung tâm là Bí Mật Huyền Pháp của Câu Sanh Khởi Thừa và Chân Ngôn Thừa phát tích từ Ấn Độ thuộc Du Già Hành Tông.

Kính thưa quý hữu, bởi đây chỉ là khái lược, nên Trừng Hải tôi chi nói sơ lược về các phẩm tướng thuộc A lại da thức duyên khởi, chớ thực ra nó rất rất huyền diệu, thậm thậm biến hóa, thập thập diệu dụng mà bội phần hữu hiệu gấp cả hàng trăm ngàn, triệu lần khoa học thực nghiệm mà chúng ta ngày ngày tán phục trước văn minh phương Tây và Trừng mỗ này không có nói...dóc đâu.

Đây chỉ là đôi lời thuật lại bởi chỉ ngưỡng mong nơi nơi đều giữ vững hùng khí thanh phong trên bước đường tu hành để rồi chư vị cũng sẽ có ngày chứng kiến bằng chính mắt thịt của mình những cảnh giới vi huỳền diệu khi nương theo Chánh Đạo mà lên đường Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa; là điều mà Trừng Hải tôi hằng cầu xin HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT sẽ huyền tác vi nơi quý hữu đồng chí nguyện QUY Y và THỌ GIỚI. Mong lắm thay, mong lắm thay.

Các quý hữu có thể nghiên cứu thêm về luân xa trong các bài ghi lại lời thuyết pháp của Đạt Lai Lạt Ma đã được chuyển dịch (hay nguyên bản) mà Trừng mỗ thấy có bán trên thị trường VN cũng như các tác phẩm khác của chư vị có trọng trách trong Phật giáo Tây Tạng quốc về Tantra thừa.

NHƯ LAI TẠNG DUYÊN KHỞI:

Bây giờ, thưa quý hữu, Trừng hải xin viết tiếp về Như Lai Tạng Duyên Khởi để kết thúc bài viết "Khứ Lai là gì? Khái lược" rồi sẽ đến tiếp phần "Tuyệt lộ là gì?".

Như Lai Tạng Duyên Khởi thì thập phần biến ảo, vi diệu sâu xa, hằng hằng hiển lộ Vi Diệu Công Đức Bát Khả Tư Nghì mà phổ biến cho chúng sanh có chí hướng về Chánh Đạo bởi đang cầu mong đến ngày giải thoát, đáo Niết Bàn.

Hôm nay xin tiếp tục dộng một tiếng đại hồng chung không phải là phổ thỉnh nhưng cũng bừng bừng bạo vũ kinh phong mà xóa tan đi mọi u mê hiện tướng giả danh là Chánh Pháp đang hoàng hành bá đạo, ngang nhiên diễu diễu dương oai, tuy nhìn có vẽ bạo hùng nhưng thực ra thì thô sơ mà yếu đuối nông cạn, như lau sậy, cỏ dại bé nhỏ chỉ cần một trận mưa lớn, gió to là đủ trốc gốc rồi quét phăng sạch bách vào...thùng rác đại dương để trả lại đồng xanh cỏ mượt dưới bầu trời vạn lý không mây mà hiển tiếng đồng vọng giữa thảo nguyên bát ngát.

Bởi do là tiếng thảo nguyên đồng vọng nên những kẻ vô tri cho là không có tiếng vọng(écho) bởi đâu có đủ điều kiện vật lý mà gây ra tiếng vọng; nhưng thưa quý hữu, Trừng Hải tôi xin nói rằng, tuy không có đủ điều kiện gây tiếng vọng những vẫn có tiếng vọng bởi âm đồng vọng vốn có từ nghìn xưa hồng hoang vừa nụ, tuy chỉ có người hữu tình nghe thấy, chớ kẻ vô tri bất tri Thánh Đạo thì làm sao thấy cảnh giới vi huyền diệu được, những người hữu tình xin kể lại để quý hữu thỉnh lãm nghe chơi mà ngưỡng mong ai ai cũng nảy tín tâm ngày càng sâu dày mà cười ngạo nghễ chúng ma múa rối, (mà khổ một nỗi chúng ma lại tưởng mình đang múa kiếm quỷ thần kinh mới hí tiếu nực cười người đi trên kiều thượng!), thì cũng đủ cho người dộng chuông mỉm cười mãn nguyện để ngày ngày tiếp tục...dộng chuông, hề hề. Kính báo kính báo. Hề hề.

--------------------------------------------------

NHƯ LẠI TẠNG DUYÊN KHỞI ( Cont.)

Kính thưa quý hữu, trước khi đi vào giải thích chữ Khứ Lai trong NHư Lai Tạng Duyên Khởi, Trừng Hải xin nói qua qua về chữ Như Lai Tạng.

Theo kinh luận thì Chân Như ở trong phiền não thì được gọi là Như Lai Tạng; Chân Như mà thoát phiền não thì gọi là Pháp Thân. Và trước khi đi vào chủ đề này mỗ tôi cũng xin quý hữu đọc lại Kinh Thắng Man Phu Nhân va Lăng Già Tâm Ấn Kinh là hai bản kinh đã được Phật Đà tuyên ngôn về Như Lai Tạng.

Theo nghĩa chữ thì chữ "Tạng" gồm có ba nghĩa:

- Nơi chứa đựng, thu nhiếp: có nghĩa nơi chứa đựng tất cả vạn pháp chân như (vạn pháp nhất như) nhưng do hòa hợp hay không hòa hợp mà sinh ra nhiễm pháp tức vô minh hay thanh tịnh pháp tức tinh minh (thuộc tâm ta). Chữ hòa hợp đây theo Lăng Già Tâm Ấn có nghĩa là "Ba sự hòa hợp" và "Ba duyên hòa hợp".

- Ẩn dấu: khi chân như ở trong phiền não bị phiền não che lấp mất đi công đức bất khả tư nghì của Mười Phương Chư Phật, tuy nhiên nó chỉ che đi mà không làm mất tính chân như.

- Nuôi dưỡng: do nó chứa đựng mọi Vi Diệu Công Đức Bất Khả Tư Nghì của Mười Phương Chư Phật.


Ngoài ba nghĩa trên còn thêm nghĩa mọi lời dạy của Phật Đà được kết tập thành Kinh Tạng cũng được gọi là Như Lai Tạng.

Kính thưa quý hữu, chữ Như Lai Tạng này thậm thậm vi tế, thập thập trừu tượng nên chỉ cần hiểu sai đi bằng một sợi tóc thì đã xa rời chân như, tức Hồng Phước Vô Biên của Mười Phương Chư Phật trong nháy mắt mà sa vào tà kiến nên mới được xếp vào chung giáo của Đại thừa và cũng vì vậy Trừng Hải thiết tha quý hữu hãy đọc kỹ lại hai bản kinh mà tôi đã giới thiệu ở trên trước hay sau khi đọc xong bài khái lược này để khỏi bước vào đường lầm lạc mà thường là do lời huênh hoang khoác lác bởi bất tri lý tánh Như Lai Tạng.

Chữ Như Lai Tạng này thuở ban đầu, theo thiển ý của Trừng mỗ, được xem như là sự kết hợp nhu nhuyến, cân bằng thiện xảo của hai tông Trung Quán và Duy Thức mà Ngài Huyền Trang sau khi Tây du trở về lại cố hương giới thiệu bằng chữ "Đại Ngã"; một danh tự quá ư "nhạy cảm" đã gây ra nhiều cuộc tranh luận thuở bấy giờ mà kết quả đại chúng bất phục, sau cũng phải dựa vào quyền uy vua chúa thiên tử Trung hoa thời bấy giờ mới tạm thời giảm đi;

Nhưng rồi lại đưa tới việc bất tương duyên Kinh điển Ngài Huyền Trang chuyển dịch nơi quần chúng phổ thông (theo cái thấy của mỗ tôi) nên thưa quý hữu, nếu ai có đọc qua Hán tạng thì sẽ thấy các bản kinh cựu dịch được quảng bá rộng rãi hơn nhiều qua việc có rất nhiều bản sớ giải còn các bản dịch của Ngài Huyền Trang chỉ bơ vơ một mình Đại sư Khuy Cơ...gồng mình tán tụng những cũng chỉ được một hai đời rồi cũng chìm lĩm giữa dòng đời sóng nhỏ sông rạch chớ không phải sóng ba đào Đông hải thiên chấn địa chuyển với những bản dịch tuyệt tác y hiển nghĩa vạn phần tuyệt bích của Ngài Huyền Trang.

Cho đến vào thời cận đại cuối thế 19 dầu 20 các Đại sư thượng thừa thương thủ như ngài Thái Hư, Phi Vân, Hư Vân...cũng đã nhìn thấy cái học bất đối xứng do nghiêng nhiều về Lý tánh mà bỏ quên đi Sự tướng của văn học Phật giáo Trung hoa mới ra sức xiễn dương, cải cách nhằm làm thay đổi thực trạng này cho đến hôm nay như đại sư Ấn Thuận...

Kính thưa quý hữu, quả thật ngày hôm qua mỗ tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều nhiều mà không dám viết tiếp liền liền phần Như Lai Tạng Duyên Khởi bởi nếu viết theo luận văn thường thường bậc trung thì không tán dương được chút nào về Hồng Phước Vô Biên của Mười Phương Chư Phật, mà viết theo ý...mỗ tôi thì dễ gây hiểu lầm mà gieo nhân xấu đưa đến lời huênh hoang vô lối cuồng si ngu ngốc bất tri Chánh Đạo nên thành ra Trừng Hải này lại "nối giáo cho giặc" mà mắc tội nói lời hoang đường vọng ngữ. Ôi, thật là nan hành thay bởi vốn cũng có ý bỏ ngang nửa chừng bằng việc chỉ giới thiệu sơ qua rồi...lặn, hề hề, nhưng lại thành mắc tội dối trá vì trót lỡ mời quý hữu thỉnh lãm trước rồi. Hêy dà, hêy dà. Hề hề.

----------------------------------------------------------

Kính thưa quý hữu, ngày hôm qua Trừng Hải cũng đã nói sơ qua chữ Như Lai Tạng, bây giờ xin nói tiếp chữ Duyên Khởi.

Duyên khởi hay thập nhị nhân duyên gồm mười hai nhân duyên hay quả khởi đầu bằng Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục quan năng-lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ-hữu, sanh, lão tử, nó vốn là chuỗi diễn tiến vận động không bao giờ ngừng nghĩ nhưng không phải chuỗi dài liên tiếp mà tạo thành vòng tròn-luân hồi bao gồm quá khứ-hiện tại-tương lai cũng là cuộc đời một kiếp tha nhân chạy theo bát phong vốn là pháp bất tương ưng hành nên chỉ là huyễn hữu tức hoa đốm giữa hư không cho nên chưa từng ai sỡ hữu mà lại ngày ngày mong sở hữu mới gọi là u mê-vọng tưởng tức là vô minh chi mạc mà đó cũng chính là bị trị bởi Luật Duyên Khởi hay là chiều thuận của Luật Nhân Duyên.

Phật Đà sau khi giác ngộ do bởi chứng đắc Tam Diệu Minh thấy rằng nếu ly rời Vô minh tức Không vô minh thì sẽ không hành, thức...và không có sanh tức Vô Sanh nên cũng không lão tử tức đời sống một đời tha nhân bi-hỉ, ly-hợp, hơn-thua, được-mất, danh thơm-tiẽng xấu, lời khen-tiếng chê là không, tức sanh tử là tuyệt lộ, mà Khứ Lai cũng tuyệt tích. Bởi khi đắc Vô Sanh thì chấm dứt Lão Tử tức chặc đứt luân hồi nên pháp hữu vị tuyệt tích gọi là Pháp Nhẫn hay Sanh tử khứ lai là tuyệt lộ tức Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Kính thưa quý hữu, ngay lúc này chắc quý hữu cũng thấy Như Lai Tạng Duyên Khởi cũng không khác gì Nghiệp Cảm Duyên Khởi vì đều có cứu cánh sanh tử khứ lai là tuyệt lộ; nhưng tiếp theo sau thì người phát Bồ Đề Tâm tiếp tục đi theo con đường Bồ Tát Đạo mà không đắc các Thánh Quả nhập Niết Bàn như chư vị xu hướng Tiểu thừa. Nên ngày xưa chư vị cổ đức thường gọi Tiểu thừa là "Tiểu Nha Bại Chủng" tức chỉ là cành con lá bé nên chỉ có ý nguyện nhỏ (tiểu nha) mà làm Chủng Tánh của Như Lai tức Như Lai Tạng không tiếp tục được phát triển (bại chủng) cho đến ngày đắc thành Phật Quả.

Kính thưa quý hữu, nếu ngang đây mà chấm dứt bài viết thì cũng quả là đơn giản chứ có chi gọi là...Chung giáo nhưng theo Trừng Hải tuy nhìn vậy mà nó không...phải vậy (hề hề, theo như ngôn ngữ hiện đại hoang hóa ngày nay). Bởi chỉ với vài dòng nói về Duyên khởi, Không, rồi Vô Sanh Pháp Nhẫn tức Sanh Tử Khứ Lai là tuyệt lộ thì cũng thật...đơn giản nhưng khi triển khai thì vạn vạn phần biến ảo, thậm thậm phần vi tế, mà bác đại tinh thâm mà tung hoành ngang dọc cả càn khôn vũ trụ nơi nơi hiển bày lẽ huyền vi bất khả tư nghì mà duy chỉ có hai chữ "Duy Thức" và "Tánh Không".

Kính thưa quý hữu, ngày xưa lúc đang còn...du học ở THiên TRúc, Ngài Huyền Trang đã dung hòa tuyệt xảo cả hai Trung quán và Du già mà viết nên Hội Tông Luận bao gồm 3000 bài tụng rồi từ đó triển khai trong các cuộc thảo luận hay...đấu luận với các học giả ngoại đạo hay các tông phái Phật giáo khác đều thường thường chiếm ưu thế.

Lẽ dĩ nhiên tức vốn nó vậy, Trừng mỗ tôi cũng không phải hạng hoang tưởng đến mức...điên điên hay cuồng ngạo quá đáng mà nghĩ đến chuyện...bắt chước Ngài Huyền Trang nói về chuyện dung hòa Duy Thức và Tánh Không nhưng cũng xin trình bày với chư vị một mẫu lý luận nhỏ gọi là phần nào cho thấy sự ảo diệu, huyền vi không bút nào tả xiết của Phât giáo Đại thừa ngày xưa xiển dương Chánh Pháp của Phật Đà mà từng trên chuyển càn khôn ..., uy danh hiển hách nghiêng trời lật biển cho đến tận ngày nay các vị đại bác học ở các nước Âu Mỹ cũng ngày ngày nghiền ngẫm, đọc tới đọc lui, phân tích thực nghiệm nhằm tìm ra tánh dụng mà thảo nội dung các phương sách chiến lược nhằm phục vụ cho đất nước của họ; mà với Trừng hải này đó chỉ là phó phẩm phục vụ đời sống một đời khổ đau tang tóc không đáng phải bỏ bao công sức chỉ để được cái gọi là lưu danh thiên cổ hay tìm chút ít giàu sang bạc tiền thoáng chốc bởi khi ta chết đi ngay tên gọi của ta còn không giữ được thì xá gì vật ngoại thân. Kính báo kính báo.

Kính thưa quý hữu, ngày xưa khi sang Thiên trúc Ngài Huyền Trang đi đến đâu cũng đều được người người quý mến nhất là các bậc Vua chúa, quyền thế và thậm chí cả các bậc đại sư cao trọng trong Phật giáo.

Sở dĩ Ngài được mọi người quý mến vì cái gì cũng...tuyệt hảo, tướng mạo cao lớn phương phi (hình như gần 1,8m), đi đứng oai nghi, mật hạnh như hương thơm bay ngược chiều gió mà tỏa bốn phương, đa văn bác học mà khiêm cung (quý hữu nên nhớ tuy người Tàu hay nói Ngài qua THiên Trúc chỉ để học Du Già Sư Địa Luận nhưng thật ra đây chỉ do người tàu muốn che dấu nền văn học nước tàu ít nhiều khiếm khuyết vào thuở ấy vì sang Thiên trúc Ngài vốn học rất nhiều môn vì Ngài là đại bác học đa văn đọc đây nhớ đấy chỉ qua một hai lượt) hề hề, vậy mà ngày nay ít bậc tiểu nhi nào lấy Ngài làm thần tượng???

Chỉ có thời cận đại có Ngài Hư Vân lấy Ngài làm kim chỉ vì Ngài Hư Vân khi đó cũng muốn hành hương sang Đất Phật nên ngày ngày tập trèo đèo lội suối mà thức ăn chỉ vừa đủ để sống...sót vì ngài cũng là người to lớn mạnh khỏe như...hộ pháp; cho đến khi gặp bậc thượng thừa Thiền tông chê trách Ngài sống như dã tăng mà Kinh Điển thời ấy cũng đã như trời cao muôn trượng bể sâu khôn dò đọc không hết thì hà cớ gì phải tây du nên từ bỏ mà bước vào cửa Thiền (hề hề, tự dưng nhảy qua nói Ngài Hư vân, hề hề, già rồi già rồi, hề hề).

Ngài Huyền Trang khi đến gần thời gian quay trở lại cố hương có làm theo yêu cầu của vua Giới Nhật Vương tức Harsha(?) là đứng ra làm chủ tọa trong một buổi hội thảo với tất cả các học giả tôn giáo vào thời ấy bao gồm cả ngoại đạo lẫn Phật giáo ta; cuộc hội thảo kéo dài gần ba tháng(?) về tất cả yếu pháp toàn bộ nền học thuật Ấn độ thời đó.

Có điều thưa quý hữu cuộc thảo luận này nó không có...lộn tùng phèo như ở...đại việt ta mạnh ai nấy nói mà vốn có nguyên tắc luận của học thuật Bà La Môn tức theo ngôn ngữ của...Đại Phạm Thiên, người sanh ra vạn vật trên toàn cõi tam giới tức là cuốn Tụng Luận-Monemonic Treatise. Tương truyền bộ sách này được Brahma truyền cho các vị deva tức chư thiên vào đầu mỗi nguyên kiếp và vì do Brahma truyền dạy nên người ta gọi là Phạm Thiên Thư (hề hề, té ra bút danh của tác giả bài "Ngày xưa...Hoàng thị...hề hề, Ngọ chôm từ tên gọi này??? hề hề), Đấy là một bộ sách cực...dày có đến một triệu bài tụng đã được chuyển ngữ là Pi-chieh-lo sutra do bị phiên âm sai. Tên đúng của sách là Vyaharasa, nghĩa là tổng luận về ngôn ngữ học dưới dạng kệ tụng.

Sở dĩ được gọi như vậy vì vốn là ngôn ngữ chuẩn mực được dùng để chuyển tải vạn pháp(nếu có dịp Trừng Hải này sẽ viết bài nói về nguyên tắc thảo luận Phật giáo cho nó đúng...Phật giáo ta, hề hề) và sau khi đã thảo luận hầu hết với các học giả Bà La Môn thuở ấy Ngài có đặt ra một câu hỏi nhỏ đó là về câu chuyện người uống nước và chỉ có người uống nước tự biết nước nó...ra sao!!!

Và Trừng Hải tôi xin viết lại dưới dạng chủ đề cho nó rõ ràng và đúng chuẩn mực như sau:

Cái thấy biết y thật tướng (Chánh Tri Kiến) là cái thấy biết vắng bặt Năng Tri Và Sở Tri dụ như người uống nước thì chỉ người ấy "tự thấy biết" mà thôi;

Và chính câu hỏi này làm các học giả Bà La Môn thời ấy gãi đầu gãi tóc, la lối om sòm cho rằng Ngài Huyền Trang nói...dóc vì bất khả trả lời.

Và tiếp sau nữa Trừng Hải tôi xin lần lượt mở các cánh "cửa sổ" của Lăng Già Tâm Ấn Kinh, Thắng Man Phu Nhân Kinh và Thiên Thai Viên Đế để quý hữu thưởng thức cảnh giới NHƯ LAI TẠNG huyền vi bất khả tư nghì mà diệu dụng tác vi hiển bày như ngọc châu đang nắm trong tay người thành tâm quy hướng Phật Đạo do bởi y chỉ Lời Dạy của Phật Đà, mà ngưỡng mong quý hữu người người giữ vững hùng khí thanh phong nương tựa Tam Bảo mà thề nhất chí một lòng nương theo Chánh Đạo cho đến ngày Hồi Hướng hóa thân thành Thai Tạng Thánh Vị (Noãn vị) rồi tận mắt chiêm ngưỡng cảnh giới huyền diệu bằng chính nhãn nhục của mình mà khởi tánh dụng của bất nhị pháp môn.

Một lần nữa trừng hải xin dộng một tiếng đại hồng chung tuy thanh âm hữu tình mà âm vận vô tình mà hằng mong quý hữu tương tư, tương tác tu hành cho đến ngày giải thoát mà đáo Niết Bàn. Mong lắm thay, mong lắm thay. Kính báo kính báo, hề hề

----------------------------------------------------

NHƯ LAI TẠNG DUYÊN KHỞI (cont.) - LĂNG GIÀ TÂM ẤN KINH

Kính thưa quý hữu, lời hẹn mời quý hữu thỉnh lãm cảnh giới Như Lai Tạng qua "cửa sổ" mà Trừng hải này lần lượt mở Lăng Già Tâm Ấn Kinh, Thắng Man Phu Nhân Kinh và Thiên Thai Viên Đế hôm này tiếp tục hiển bày cũng chỉ để quý hữu thấy được Pháp Bảo nó trân quý đến dường nào, không trân bảo thế gian nào hơn được nó (mà lẽ ra không nên nảy sanh sự so sánh như vầy, nhưng bởi lẽ chúng ta vẫn còn loay quay trong cảnh trần bụi đời mà mới sanh tâm quy hướng Phật Đạo nên đành phải tùy cơ mà sử dụng để mỗi một người hình dung ra sự quý báu mà thôi) mà lại luôn luôn hiện tồn, thật sự hiện tồn nên chư vị có thể am tường mà sở hữu Trí Bồ Đề mà thị Niết Bàn thường được kinh văn dụ như người cầm bảo ngọc trong lòng bàn tay mình.

Nó hoàn toàn khác hẳn mọi tài sản dù trân quý đến đâu cũng chỉ là ảo ảnh bởi nó như thật là hình bóng chưa từng ai nắm bắt được.

Vì sao vậy, bởi của cải thế gian sở dĩ có là do ngũ uẩn thủ mà sanh tức thọ là nhân duyên hay nền tảng mà thọ thì chỉ là ảo ảnh phản chiếu do thức là nhà ảo thuật tạo ra mà thôi thì làm sao mà thật được. Khi Trừng Hải nói đến ngang đây chắc có người mỉm cười vì cho Trừng Hải nói...dóc bằng lời sáo rổng chứ nếu mà sở hữu được của cải giàu sang bốn bể như tỷ phú Bill Gate há cũng lý thú chớ sao gọi là ảo ảnh. Kính thưa quý hữu, của cải giàu có nhiều như núi thì quả nhiên Trừng Hải này không có nói nó là...không, nhưng nó không có thật bởi nó có là do THỌ tức lãnh thọ nghĩa là cảm giác sanh nên nó mới hiện tồn mà cảm giác thì nó như có như không tựa như ảo ảnh do dương diệm mà thành nên mới nói nó không thật.

Dụ như Bill Gate tuy là người có vài chục tỷ đô nhưng chưa bao giờ thấy được chục tỷ đô bằng mắt thịt để mà lãnh thọ tức cảm giác thật sự ta là người có chục tỷ đô mà chỉ là hình ảnh phóng chiếu của chục tỷ đô mà thôi tức tài khoản nên mới nói nó như có như không; mà cái cảm giác tức thọ như có như không đó nó cũng mất sạch luôn khi tỷ phú Bill Gate nhà ta...đói bụng tức khổ do đói (bộ quý hữu nghĩ tỷ phú nó không đói bụng sao, hề hề) hay do mất ngủ (như Michel Jackson chẳng hạn, hề hề) nên nó không thật sự hiện tồn mà chỉ hiện tồn do thức nói nó hiện tồn mà thức thì được Duy Thức Tông gọi là nhà ảo thuật hay ảo hóa đó quý hữu, hề hề.

Hay để cho gần gủi hơn thì dụ như một người trúng vé số độc đắc 1,5 tỷ đồng Vn họ sẽ thọ nhận cảm giác rất sung sướng như đi trên mây nhưng thật sự đâu có 1,5 tỷ mà chỉ một cái vé số giấy đại biểu cho 1,5 tỷ nên cảm giác thuần lâng lâng sẽ mất đi mà thay thế những nỗi lo sợ vé số không đổi được, mất vé số, lãnh vé sỗ như thế nào...nên cảm giác sung sướng đó như có như không bởi là ảo ảnh, hề hề, và rồi bắt đầu một chuỗi ngày tính toán so đo tiền bạc bạc tiền nhức đầu nhức óc người có não, hề hề.

Kính thưa quý hữu, Như Lai Tạng được Phật Đà tuyên ngôn như thế nào trong Lăng Già A Bạt Đa La Bửu Kinh (bản Việt dịch của Cố Hòa Thượng Thích Duy Lực). Là do muốn đoạn đứt sự e sợ danh từ Vô Ngã của phàm phu nên mới nói cảnh giới Vô Ngã tức là lìa vọng tưởng, vô sở hữu là Như Lai Tạng với bài kệ tụng là:

Nhơn ngã và ngũ ấm
Nhân duyên với vi trần.
Tự tánh vốn tự tại,
Duy tâm vọng phân biệt.

Tức tự tánh của Như Lai Tạng vốn là tự tại nên luôn luôn hiện tồn chưa bao giờ biến mất trên thế gian mà không sanh khởi được là do bởi TÂM phân biệt mà sanh ra nhơn ngã và ngũ ấm do bởi bị trị bởi luật Duyên khởi hay theo chiều thuận của luật Thập Nhị Nhân Duyên. Và kính thưa quý hữu chỉ với bốn câu kệ trích dẫn này đã làm sáng tỏ cảnh giới Như Lai Tạng huyền diệu mà thường tác vi khi Tâm phân biệt đó là Vô Phân Biệt Trí hay Diệu Quan Sát Trí tức Chánh Trí mà thấy rõ Chân Như tức Niết Bàn mà lần lượt viễn ly trần cấu thâm tâm mà nương theo Pháp Thân mà xóa sạch vọng hoặc với chủng tử và hiện hành tức Khứ Lai tuyệt tích đó thôi.

Kính thưa quý hữu, bây giờ Trừng Hải này có thể nói rằng khi Phiền Não là Không tức Trung Quán Bát Bất thì Tứ Trí hiện bày tức Duy Thức Tánh thì Nhất thiết pháp tướng đều chỉ là Huyễn hay Như Huyễn mà đó cũng chính là sự trung dung thiện xảo mà ngày xưa Ngài Huyền Trang đã viết trong Hội Tông Luận mà Trừng hải đã giới thiệu trước kia nên có thể nói rằng Y Tha Khởi Tánh chính là Trung Đạo tức Không mà y theo Chủng Tánh Như Lai tức Như Lai Tạng mà sanh khởi Chánh Trí tức Đệ Nhất Nghĩa mà thấy pháp tướng như thật huyễn vậy.

Và bây giờ chắc quý hữu cũng thấy như cái thấy của Trừng Hải này đâu có chi khác biệt, vậy mà vẫn có cái khác biệt là Trừng Hải đang lai rai sự lý mà nói...chơi chỉ để ngưỡng mong quý hữu luôn ở trong hỉ duyệt sanh từ PHÁP BẢO là Chí Bảo trong TAM BẢO bởi Chúng Tăng Già Thánh Giả luôn hằng mong quý hữu có được đó thôi qua sự hoằng truyền không hề mệt mõi, Vô vụ lợi-Bất vị tình mà luôn là Vô Danh. Ôi đáng tán thán thay, đáng tán thán thay mà lòng đầy tôn kính, vô vàn tôn kính. Con xin sùng kính niệm tưởng mà y chỉ lời dạy của Chúng Tăng Già Thánh Giả, mà ngưỡng mong quý hữu đồng tương ngộ. Mong lắm thay, mong lắm thay.

Đồng Kính, hề hề.


---------------------------------------------------

NHƯ LAI TẠNG DUYÊN KHỞI (Cont.) - THẮNG MAN PHU NHÂN HỘI, BẢO TÍCH KINH

Kính thưa quý hữu, như lời đã mời quý hữu thỉnh lãm cảnh giới Như Lai Tạng Duyên Khởi qua bổn kinh Thắng Man Phu Nhân bằng việc Trừng Hải này mở một "cửa sổ nhỏ", mà chiêm ngưỡng cảnh giới vi diệu vô biên thường hiện hữu chưa một ngày, một giờ, một phút, một giây, một sát na không hiện tồn cũng chỉ, ngưỡng mong quý hữu khởi lòng sùng kính hằng niệm tưởng không phút giây nào ngưng nghĩ Tam Bảo mà sanh hoạt nương theo Chánh Đạo mà hiện tướng từ bi bằng giới tướng mà mình thọ giới từ bậc bổn sư ngày ngày không ngưng nghĩ để cõi lòng ngày càng sáng chói như nhiên cho đến lúc không còn dính chút cấu trần tức thị minh tâm mà kiến tự tánh Như Lai Tạng bằng chính nhãn nhục của mình nhờ đó hưởng được Hồng Phước Vô Biên mà xóa sạch mọi vọng hoặc cùng với chủng tử và hiện hành phiền não mà đắc giải thoát mà đến cửa Niết Bàn hoàn toàn thoát khổ.

Rồi sau đó, tùy theo chí nguyện của mỗi người mà tịch diệt nhập Niết Bàn Hữu Dư hay đi tiếp con đường dài đăng đẳng qua vô vàn A tăng tỳ kiếp với gánh nặng trên vai mà hiện tướng Từ Bi, Trí Huệ và Thế Chí hằng hoài mong chúng sanh giải thoát nhờ tuyệt diệt tử sanh, đình chỉ khứ lai làm bổn phận và công phu tu tập trên con đường của bậc Bồ Đề Tát Đóa-Bồ Đề Hành mà tựa như Du Hí giỡn chơi trong cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới bằng đại thần thông nhờ nương theo Phật Lực mà làm Phật Sự mà luôn mỉm cười hân hỉ trường tiếu bất tận với mọi sanh linh chín tầng thế giới chỉ để đem lại niềm vui Như Nguyện cho người.

Ôi đáng tán dương thay, hạnh Đại Thừa không bút mực nào kể xiết mà có đủ bút mực để kể xiết đâu bởi thế giới mà ta hiện đang sống vốn là hữu hạn nên, cho dù có người phát nguyện ghi lại công đức của chư vị, trải muôn niên trường thiên vĩnh cửu miệt mài ghi chép, chép chép ghi ghi thì cũng không có đủ giấy bút mực nào mà ghi, hề hề, vậy mà cũng vẫn có người hằng hằng niệm niệm mong muốn làm việc chưa từng ai có thể làm nhưng vẫn muốn làm vì đó vốn là điều không thể nghĩ bàn mà vô vàn sùng kính như bổn bể trong xanh mà cảm lòng chư Bồ Tát Ma Ha Tát ban cho nguồn năng lượng miên viễn kỳ cùng sát tận cuối cùng thì gian khởi từ vô thủy.

Và hôm nay xin dộng một tiếng đại hồng chung trước là để lòng Trừng Hải khởi động lại nguồn...hùng khí thanh phong cho nó dâng trào cuồn cuộn như triều tín muôn niên mà tiếp tục...đánh đại hồng chung mỗi sáng, hề hề, sau là ngưỡng mong quý hữu tương tư, tương tác âm thanh muôn đời không đổi bởi đó là nguồn năng lượng vô tận vô lượng vô biên mà hiệu dụng hoàn hảo viên mãn vẹn toàn chớ không như năng lượng trần gian chỉ dụng được chưa đầy hơn nửa số, mà gầy dựng tín tâm ngày càng sâu dày đến lúc cũng mỉm cười trường tiếu như nhi, mà xem thế gian này nhân gian nọ chỉ là người hỏi đường mây trắng "ou vàis" tức về đâu, hề hề.

Kính thưa quý hữu, Kinh Thắng Man Phu Nhân là một hội trong đại tùng lâm Bảo Tích Kinh. Phu Nhân là công chúa con của đức vua Ba Tư Nặc và hoàng hậu Mạt Lị nên có tên gọi là Mạt Lị Thất Ca nghĩa tràng hoa trang sức cài lên mái tóc trên đầu được làm từ trân châu thượng hảo hạng vô tỳ quý giá nên chư cổ đức Trung hoa dịch nghĩa là Thắng Man.

Ngài xuất giá lấy một vị đại vương gần Xá Vệ làm bậc mẫu nghi rồi nhờ hưởng hạo thiên ân của cha mẹ Ngài qua việc tán thán Đức Phật Đà nên Hồng Phước Quả khai nở trở thành Bậc Xuất Chúng khi khởi TÂM VÔ NGHI phát nguyện PHẬT ĐÀ hiện PHÁP THÂN chứng giám rồi phát BỒ ĐỀ TÂM nương nhờ CHÁNH PHÁP Y tức PHẬT ĐÀ tuyên ngôn bài kinh gọi là THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG QUÃNG KINH.

Ngay chỉ với tên gọi bổn Kinh thì Trừng Hải này dù cho có trăm ngàn, trăm vạn, trăm triệu, trăm tỷ tỷ trừng hải cũng vô phương kiến giải bởi chẳng có tư kiến nào mà kiến giải hà huống chỉ là một trừng hải cỏn con đang ngồi gỏ bàn phím lóc cóc, lang cang từng từ một trên một chiếc máy điện toán đời...bảo đại, hề hề, thì sao lại dám cuồng vọng đề cập đến Bậc Xuất Chúng trí huệ như Diệu Cao Sơn-Sumeru vòi vọi tỏa ánh sáng triệu triệu màu biến hóa soi sáng cả tam thiên đại thiên thế giới do nương nhờ HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của PHẬT ĐÀ nên từ từ, ngữ ngữ là đại mạc được làm từ trân châu ngọc bảo tỏa ánh sáng diệu kỳ muôn màu sáng tỏ bội phần diễm lệ hơn bắc cực quang trần thế mà lại kèm với diệu hương thơm thiên giới bởi ngọc sáng đó cũng là hoa rơi từ thiên giới vô lượng ngàn năm không phai tàn.

Vậy thì tại sao ngày trước, Trừng Hải này lại mời quý hữu thỉnh lãm xem chơi cảnh giới Như Lai Tạng qua bản kinh Thắng Man Phu Nhân, có phải lời thốt ra do bởi đang say thanh không minh nguyệt như con hạc già ngàn năm đứng đợi dưới gốc tùng xưa mãi mê giỡn nguyệt in bóng dưới dòng sông tĩnh tịnh nguyên sơ mà quên cả lời hẹn thề xưa về lại cõi Tavatimsa-Tam thập tam thiên vì lời nhiệt nguyện đã thốt năm xưa thời lưu lạc.

Dạ không, kính thưa quý hữu, Trừng Hải này chỉ là kẻ thiền giả nơi cô thôn biên địa ngày ngày chăn trâu lấm lem bùn đất bên ao hồ nước đọng nên tự lượng sức mình đâu đủ sức để nói đến chữ ĐẠI tức KHÔNG là cảnh giới của rồng, phụng giỡn châu nơi thanh không trời cao vô ngại muôn vàn ánh sáng tế vi khai sanh triệu triệu màu lung linh huyền vi mà hương thơm diệu thiên giới lại là thực hữu tức cảnh giới viên dung vô ngại của chư Bồ Tát Ma Ha Tát thường du hí thần thông.

Than ôi, cũng tại xuất sanh từ một mối chân tình thấm đẫm chí nguyện đồng tu cùng chư quý hữu mà Trừng hải này cố lấy hết ngạo khí như thiên của kẻ chưa biết đến trời cao đất dày mà thốt nên lời mời thỉnh lãm cảnh giới huyền vi Viên Đốn để ngưỡng mong quý hữu vì huyết lệ rưng rưng mà trầm tư minh tưởng đến PHÁP BẢO vô cùng trân quý mà sanh chí nguyện tu hành mà nương nhờ TAM BẢO có PHẬT BẢO ẩn tàng nơi TĂNG BẢO đó thôi. Kính báo kính báo. Hề hề, cũng vì vậy mà Trừng hải này xin mượn lời kinh cũng của Bậc Đại Xuất Chúng thời Tượng Pháp là Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng rồi xin quý hữu lượng tình tri hành còn hạn chế nên lại dụng cảnh giới Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm để chỉ thẳng đến cảnh giới Như Lai Tạng Vô Biên của THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG QUÃNG KINH bởi chỉ có thể dựa vào một chữ TÍN mà thôi. Kính báo kính báo.

----------------------------------------------------


NHƯ LẠI TẠNG DUYÊN KHỞI - THẮNG MAN PHU NHÂN HỘI, BẢO TÍCH KINH (cont.)

Kính thưa quý hữu, như lời giới thiệu trước nhằm mở "cửa sổ nhỏ" qua bổn kinh Thắng Man Phu Nhân để quý hữu chiêm ngưỡng cảnh giới huyền vi bất khả tư nghì mà diệu tác vi tức Như Lai Tạng thì Trừng Hải này chỉ có thể dựa vào một chữ TÍN mà thôi, vì tri hành vẫn còn ở thời ban đầu hồng bác thưở hồng hoang trời xanh chưa có mặt đất chưa hình thành.

Đồng thời lại phải mượn lời kinh của Pháp Bảo Đàn Kinh của Ngài Huệ Năng mà diễn đạt cảnh giới Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm để quý hữu hình dung Như Lai Tạng Vô Biên và Thức Tạng qua lời Sư Tử Hống của Ngài Mạt Lị Thất Ca tức vòng trang sức hoa làm bằng trân châu vô tỳ vô nhiễm kỳ cùng trân quý là tịnh thổ thọ lãnh Hồng Phước Vô Biên mà khai sanh Hồng Phước Quả hóa sinh Bậc Thượng Thượng Căn nương Chánh Pháp Y mà tuyên ngôn Nhất Thừa là Đại Phương Tiện tức Cổ Xe Lớn - Đại Thừa mang cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đến bến bờ giác ngộ và còn đi đi mãi cho đến lúc trần gian dứt bặt nhân gian khổ đau não hoạt mới dừng.

Ôi, chỉ mới là lời thiệu mở đầu mà đã hiển cảnh giới huyền diệu bất khả tư nghì không thể nghĩ bàn mười phương vô ngại mà viên dung mới hổ thẹn thay cho lời mời quý hữu thỉnh lãm xem chơi của kẻ còn chăn trâu lấm lem bùn đất mà đòi chơi trò đế vương hiển hách du hí đại thần thông khi đang phát tràng trường tiếu cát tường của chư vị Đại Sĩ lấy Diệu Cao Sơn-Sumeru làm nơi tịnh tọa sau mỗi buổi sáng tinh mơ dạo quanh bốn phương thế giới rải diệu cam lồ ban phát hồng phước tùy duyên.

Hổ thẹn thay, hổ thẹn thay lời mời thỉnh lãm chẳng khác gì hí tiếu lộng ngôn. Nhưng, thưa quý hữu, bởi vì còn đó một đóa Nhất Chi Mai muôn niên khai nụ Thường Vị Nhu Nhiên bởi vô công dụng hạnh nên tuy dạ vẫn bồi hồi mà lòng nhất mực y lời mời thỉnh lãm xem chơi vì mối chân tình hừng hực hùng khí thanh phong ngưỡng mong người thấy bến bờ giải thoát mà dừng chân lưu lạc. Nên, hôm nay Trừng Hải này, lấy hết sức lực dộng một tiếng đại hồng chung gởi trọn lời cầu Hồng Phước Vô Biên đến với muôn nơi tư lương bất túc lại tiếp tục giữ vững hào khí chí nguyện năm xưa mà an phận đi tiếp trên con lộ tử sanh cho đến lúc "Hồi Đầu Thị Ngạn". Mong lắm thay, mong lắm thay.

Kính thưa quý hữu, trước khi đi vào phần chủ đề chính Như Lai Tạng Vô Biên và Thức Tạng theo Như Lai Tạng Duyên Khởi qua bổn kinh Thắng Man Phu Nhân thì Trừng Hải này xin có đôi điều lưu ý chư quý hữu về phần văn kinh Đại thừa và hai chữ Tiểu-Đại.

Kinh văn Đại thừa, thuộc Viên giáo hay Chung giáo xu hướng viên đốn, qua các nghiên cứu khảo cổ học ngôn ngữ thì đa phần sử dụng tiếng Sanskrit được chư cổ đức gọi là Phạn ngữ, khởi đầu trước và sau tây lịch, trưỡng dưỡng cho đến thế kỷ 4-5 thì đã ở đỉnh cao ngôn từ vừa mang tánh trừu tượng triết học thượng thừa mà kinh văn như hoa trời châu ngọc vô tỳ hàng hàng trên gấm vóc thấm đậm từ bi mà phổ biến trí huệ nên mới hiển lộ được tánh VÔ TỶ tức Diệu Pháp Vi Tế Thâm Mật mà Phật Đà tuyên dạy. Chính vì vậy mới quang minh xuyên suốt mọi chướng ngại uế trược cấu trần mà hiển bày Bình Đẳng Vô Phân Biệt.

Vì sao gọi là Bình Đẳng, kính thưa quý hữu, chữ Bình Đẳng của Phật Giáo tuyệt tích tâm tánh trần gian thể hiện lối nói ma mị giàu nghèo như nhau. Ở thế gian này làm sao có chuyện giàu nghèo như nhau được vì phải tuân theo Luật Nghiệp-Karma có người trước kẻ sau, vua trên tớ dưới, nên cách dụng chữ Bình Đẳng của thế gian mang tánh mị dân vì người giàu có, quyền lực, danh tiếng lớn làm sao mà chịu hạ mình để đồng đẳng người thấp kém được, đó là sự chưa từng có ở thế gian tức HUYỄN.

Nên chữ Bình Đẳng của Phật Giáo chúng ta không đồng với thế nhân tà kiến chấp mà siêu vượt Duyên Khởi tức Thập Nhị Nhân Duyên bởi Chư Phật Đà, Chư Bồ Tát và Chư Thánh Tổ thể hiện tánh bình đẳng bằng cách chuyển hóa (dị thục biến dị hay siêu thế gian) người thấp kém hóa thành cao thượng như chính bản thân chư vị chớ không hề hạ mình xuống bằng người để có chữ bình đẳng tà ngữ nghĩa thế gian nên mới gọi là Từ Bi Hỉ Xả.

Còn chữ Vô Phân Biệt thì sao? Kính thưa quý hữu, Vô Phân Biệt chính là trí Tự Tri tức Tự Giác Thánh Trí hay Chánh Tri Kiến là cái nhìn trực ngộ vô ngôn không còn thuộc thế gian vô minh, vọng tưởng nên tự tánh vô nhiễm như nhiên là Lưu Ly bất khả tư nghì "độ" người Ngộ Nhập chánh lý Phật Đà và chỉ chính người đó liễu ngộ mà thôi.

Còn hai chữ Tiểu-Đại thừa là nhằm chỉ chỗ phát nguyện của người Giác Ngộ hay có Chánh Kiến chứ không phải chỉ nơi chỗ bộ phái, tông thừa, là nơi dễ nảy sanh tư ngã thắng vinh bại nhục và vạn pháp vô thường.

* Nên ngưỡng mong quý hữu trầm tư lưu ý để khỏi rơi vào con đường vạn lý vân thâm mà sa vào chuyện thị phi điên đảo nhân gian nực cười. Kính báo kính báo.

Trừng Hải nói:
Tuấn Tú nói:
Bác Trừng Hải đâu rồi nhỉ! Mượn bài thơ của thiền sư Vô Chuẩn Phạm tặng "cửa hàng" của bác này:

Cửa hàng rộng mở anh thấy không?
Người mua thì ít, kẻ xem đông
Sử dụng rất rành "Suy Mao Kiếm"
Cất thoi chẳng dệt, dệt sao xong.​

Bác định "cất thoi" không dệt cho tác phẩm của mình thêm hoành tráng sao?

Kính chào bác Tuấn Tú,

Chánh Lý Viên Thông - Thỏng Tay Vào Chợ,
Thế Sự Đa Đoan - Phát Tràng Trường Tiếu.
Tâm Viên Ý Mã - Kẻ Ở Người Đi, Nhân Diện Tâm Dã;
Tịch Ngôn Nhất Nhất, Bi Hỉ Ly Hợp - Muôn Sự Thị Huyễn.

Cho nên Bố Đại Hòa Thượng tuyên ngôn:

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Thanh mục đỗ nhân thiểu
Vấn lộ bạch vân đầu.

Ai ai cũng nghĩ "Hỏi đường mây trắng bay" biểu thị vẻ tiêu dao thế tục, nhưng với người cô thân chích ảnh trên lộ tử sinh tích trữ tư lương chờ ngày xuân đáo thì liễu ngộ nghĩa nhân gian đâu có đường đến nơi Tứ Đại Vô Đình Trú do bởi, tuy có Niết Bàn nhưng không có người nhập Niết Bàn, có con lộ dẫn đến nơi vô trú những không có người đi trên lộ dẫn đến nơi vô trú.

Nên, ngày xưa Bố Đại Hòa Thượng cũng phải gãi đầu gãi tay (do không có tóc, hề hề) đứng chờ người hữu duyên nơi quán trọ trần gian suốt một trăm năm dài đến khi..."điên điên" mà cũng không người "thị tâm vô đình trú" nên phải rời bỏ đất con trời (thiên tử) về lại núi Hima(lạp sơn) mà gặp người Vô Trước. Cũng vì vậy, đến tận ba trăm niên sau khách hành hương Huyền Trang phải khăn gói lên đường tây du mà tìm cầu...Bố Đại Hòa Thượng thì cũng phải ngậm ngùi cho nhân gian vô tri mà lòng ngưỡng ngưỡng cám phục với tâm vô lượng tôn kính chư vị Đại Sĩ...hóa trần duyên.

Ôi, người xưa quả thật lẫm lẫm liệt liệt nên chí muốn noi gương mà sao, trời mới mưa chút đỉnh đà ngại đường trơn té ngã, bởi nhân gian ngày nay không có sợ...gãy tay gãy chân mà chỉ sợ...dơ quần dơ áo mới làm lòng người chí ngưỡng tê tái, bi ai bởi xưa nay chưa hề tin thời...mạt pháp. Vậy mà cái...thời mạt pháp cứ diễu diễu giương giương không chút suy suyễn dù kiếm đã vung cả ba phương bảy hướng (bởi cũng vì lòng bi mẫn nên chừa lại một đường cho người đi để còn chút...nhân tánh nên không hề tận tuyệt xuất tuyệt chiêu bức người vào chỗ...hổ ngươi dù nghĩ rằng người chưa chắc biết ...hổ ngươi) dù kiếm vốn bất hại nhưng cũng cuồng phong bạo vũ (mà lời người xưa nói rằng đây là kiếm quỷ thần kinh) để người sợ mà quy hướng về thiện sự mà nó vẫn trơ trơ mới chán cái...sự đời nên về liêu trai làm một giấc...thụy thiền của sư tổ Trần đoàn Hi Di (đây chỉ là quyền nghi trước thế sự đa đoan điên đảo) vì nghĩ rằng sức còn hạn chế.

Nhưng, như động tàn thì xuân đáo vì vẫn còn một đóa Nhất Chi Mai vương vương sương mai cười...mím chi(?) nên hùng khí thanh phong lại bừng bừng càn khôn nghiêng ngã, xá gì một chút bụi vương...mắt (vì đã có thuốc nhỏ mắt...Rotho mua sẵn để gỏ...bàn phím điện toán toàn cầu) mà phải sụt sùi cho cái...sự đời, cái gì nó vô duyên thì cứ để đó cho người siêu vượt...hùng khí thanh phong đem lại hữu duyên nên, sáng này tiếp tục dộng đại hồng chung, tuy tiếng hữu tình mà thanh vận lại vô tình những vẫn ngưỡng ngưỡng cầu mong huyền tác vi cho người giữ vững hùng khí thanh phong oai phong lẫm lẫm đá văng đi mọi cấu trần nhân gian mà nương theo Chánh Đạo cho đến ngày an nhiên tự tại giữa thời mạt pháp mà du hí Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới cho đến lúc về nơi Như Nguyện. Mong lắm thay, mong lắm thay.

ĐỒNG KÍNH. Hề hề

TB: Bác Tuấn Tú, Ngày xưa...gãy súng mà rơi lệ; Lệ uất kết NGỌC nay thành...Lưu Ly. Xếp chiến bào xưa ngày du thụy; Nhành liễu dương buồn khói súng vương. Cuối trời một đóa xuân khai nụ; Viễn viễn xa rồi chinh chiến ơi.
Kính đồng chí đồng ngộ...


Trừng Hải nói:


hoatihon nói:


Kính bác Tuấn Tú và bác trừng hải !

Con thấy hình như hai bác đều không hiểu ẫn ý của chị Hắc phong khi viết 2 câu trên :

_ Ngày xưa Bố Đại Hòa thượng (Hóa thân của vị Đại Bồ tát Di Lặc _ ngài "hí tiếu" giữa cuộc đời mộng ảo này) đang đi giữa chợ Hòa thượng Tiên Bảo Phúc hỏi: - Chỗ cốt yếu của Phật pháp là thế nào? Ngài bỏ túi vải xuống, khoanh tay đứng. Bảo Phúc nói: - Chỉ có vậy, hay có cái gì khác hơn nữa? Ngài liền quảy lên vai mà đi.

Trong câu chuyện này (theo hoatihon) có hàm mật ý như sau :

1. Bỏ túi vải xuống là BUÔNG XẢ.

2. Quảy túi lên là KHÔNG BỎ NGUYỆN ĐỘ SINH.

----------

1'. Bỏ túi vải xuống là thấy "các pháp vốn không tướng" cho nên KHÔNG CHẤP.

2'. Quảy túi lên là PHƯƠNG TIỆN ĐỘ SINH nên tạm chấp các tướng.

________

Trong bài viết của chị Hắc phong :

1". NÂNG LÊN ĐƯỢC vì muốn hòa đồng với người mà cũng nâng ly (hay cầm bộ bài) nhưng vì không ghiền cho nên muốn bỏ là bỏ.

2" Còn kẻ Mê thì NÂNG LÊN ĐƯỢC mà BỎ XUỐNG KHÔNG ĐƯỢC, đây gọi là GHIỀN (hay cũng gọi là Nghiệp chướng).

Kẻ phàm phu thì GHIỀN nghiệp Ác (như rượu chè, cờ bạc).
Thần Tiên GHIỀN THIỆN NGHIỆP thì cũng là DÍNH MẮC.

Ngoài ra còn có một bậc GHIỀN lưng chừng giữa Thiện và Ác, đó là GHIỀN "nói Thánh nói tướng", nói "linh tinh lang tang", "tung hỏa mù". Đây là cách nói "gạt mình gạt người", Nhân Quả như thế nào thì hoatihon không dám nói.

Kính !

Chào đạo hữu hoatihon cùng quý hữu,

Đáng nhẽ ra Trừng mỗ này không có rãnh để phân tích "đống tạp phỉ lù" luận giải tầm phào với văn chương...trung học cơ sở của hoatihon làm gì cho mất thì giờ ngày CN; nhưng không nói thì e rằng sẽ di hại cho người khác vả lại Trừng mỗ này lại phải đọc những bài như vậy dài dài thì cũng...nổ não Trừng Hải này mất tức hại mình. Nên những lời này cũng chỉ muốn xóa đi chữ HẠI mà thôi, vì những lời như của hoatihon thì theo Trừng mỗ này nên đem đi đổ sạch cho tâm trí nó "rỗng rang" mà tiếp thu Lời Dạy của Phật Đà y Chánh Pháp chớ hết có...sữa chữa gì được nữa rồi.

- Lấy lời nói về hành vi Nâng lên-Hạ xuống với ngụ ý như mẫu chuyện thiền giữa Bảo Phúc Tăng với Bố Đại Hòa Thượng là Hóa Thân của Bồ Tát Di Lạc tức cho rằng phẩm hạnh của mình y như phẩm hạnh của Bồ Tát Di Lạc thì quả là Cuồng ngạo Lộng ngôn...hết thuốc chữa (e rằng Tô Đông Pha bên tàu cũng phải bái làm thầy, à không, đại tổ sư mới đúng, hề hề) Mà đúng là "Chân mình thì lấm lem bùn. Cứ cầm cây đuốc rê rê chân người." Quả là làm cho Trừng Hải này...Nổ Não nên không thể...bàn tiếp.

- Diễn dịch nội ý (lại còn dụng chữ Mật Ý vì mậu ngộ Hiển Liễu Mật nghĩa đối với lời Đức Phật dạy, đúng là phô bày cái dốt) trong mẫu chuyện "Xin một đồng" bằng lời hoa ngôn là "bỏ túi vải xuống là các pháp không tướng nên không chấp" tức BUÔNG XÃ với "quảy túi vải lên là KHÔNG BỎ NGUYỆN ĐỘ SINH" tức PHƯƠNG TIỆN ĐỘ SINH thì quả là...học trò mà ưa chơi trò...Giáo Sư đại học vì bỏ qua câu hỏi là NHÂN DUYÊN chính của câu chuyện "Ý nghĩa chính của Phật Pháp là gì?" do không biết mô tê gì chữ PHÁP trong PHẬT PHÁP tức PHÁP BẢO là CHÁNH PHÁP nên mới tuôn những từ sáo rỗng tầm phào như các pháp không tướng, với không chấp tạm chấp thuộc kế xảo thế gian thay lời Chánh Ngữ. Đáng giận thay những kẻ kiến giải các mẫu chuyện thiền với dụng tâm bất thiện vì di hại cho đời sau cái học Bá Đạo ngu si mà trưng ra cái Tôi vô học bất thuật. Thật là đáng giận mà đáng thương thay.

- Xem chuyện tạp nhiễm cấu trần ô uế "Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp" có pháp viễn ly là GIỚI HẠNH mà chư cổ đức muôn đời ưu hoài lo lắng cho đời sau như một trò...đùa. Muốn thì làm không Muốn thì thôi, thì quả là ngu si do không hiểu chi về đời (mà lại dám bô bô đôi co với người lớn tuổi là bậc "đoạn trường ai có qua cầu mới hay" thì Trừng mỗ này cũng phải...đâm đầu xuống đất vì lời không lễ phép). Chắc cứ tưởng tượng trong cái não bé nhỏ hạt mít là "Cứ chích Heroin đi khi nào thấy...hết thích thì quăng xi-ranh tức bơm tiêm là xong thôi có gì đâu"!!! Có gì đâu...cái búa (xin lỗi chư vị vì lời không thanh nhã, những bởi nó đúng y như thật nên buộc lòng phải nói. Lượng thứ lượng thứ, hề hề) ở đó mà nói DÓC...có chuyện thì Nâng, khi vãn chuyện thì HẠ; làm như đang chơi trò...bịt mắt bắt dê "khi xưa ta bé ta chơi Bang Bang", hề hề; Khi tay đã nhúm chàm mà đòi đi rửa xà bông là sạch sẽ thì quả là...con nít...bịt mắt, bịt tai mà không chịu bịt luôn...cái miệng cho Trừng mỗ này khỏi Nổ Não, hề hề.

- Rồi cuối cùng còn đem NHÂN QUẢ ra để mà đe nẹt người thì quả là...hết biết chuyện Từ Bi Trí Huệ của Phật giáo. Trong suốt quá trình hoằng dương Chánh Pháp, Quý Tăng Ni chưa bao dùng sử dụng quả báo để đe nẹt ai cả mà chỉ dụng như là PHÁP THUẬN THỨ để hướng người về điều lành, điều thiện. Chớ có ai suốt ngày nói nhân nhân quả quả mà không biết Phật Đà đã dạy Luật Nghiệp-Karma Vipaka là một trong bốn pháp xứ BẤT KHẢ TƯ NGHÌ. Thật là cái học...tạp pí lũ VÔ DỤNG, VÔ NGHĨA không đem lại điều gì lợi ích mà chỉ di hại cho ta cho người. Thật đáng thương thay.

Đồng Kính, hề hề

TB: Cũng chân tình mong rằng những chuyện trên chỉ là cái tạp nhiễm bên ngoài chưa thâm nhiễm vào Tạng Thức bên trong nên xin cảnh tỉnh vì lo sợ những điều do mình không thấy biết mà làm tức, không tuệ tri, không thắng tri, chứ không phải do có dụng tâm mà làm. Mong lắm thay, mong lắm thay. Hề hề, bằng không thì cũng như Trừng Hải này đã khổ tâm vô ích thì cũng chỉ biết thở dài vì lòng xót thương người "u mê bất tỉnh" bởi NHÂN DIỆN TÂM DÃ - TỊCH NGÔN NHẤT NHẤT; THẾ SỰ ĐA ĐOAN - PHÁT TRÀNG TRƯỜNG TIẾU mà CÁO TỪ.

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Bi Hỉ Ly Hợp
Muôn sự thị huyễn

KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.
Cầu cho chúng sanh an lạc, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn.
__________________________

Kính thưa quý hữu, sáng hôm nay Trừng Hải này sau khi công phu sáng thì ngồi vào bàn trước màn hình điện toán cũng có tâm viết cho xong phần "Khứ Lai là gì? Khái lược" (tất nhiên, tức vốn nó vậy, cũng chỉ để quý hữu thỉnh lãm xem chơi chớ không hề có có tư ý gì. Mà tư ý gì mới được chớ???) nhưng không tài nào khởi nguồn thanh ý một lòng quy hướng Phật Đạo được dù đã đổi hai ba đề tài khác nhau; cứ viết chừng vài dòng là bất túc tức mạch ý nó bị nghẽn mà không khai thông được???

Cũng dụ như ngày xưa còn trẻ mời bạn gái đi chơi mà lại có hai thằng du côn bụi đời nó đi kè kè bên cạnh thì làm sao mà nói chuyện...yêu đương được chứ, hề hề.

Đúng là cái sự đời nó đa đoan tuy lòng vẫn cứ nhẹ nhàng phát tràng mín chi cười...lai rai, nhưng hùng khí thanh phong nó không chịu dâng trào mà cũng chỉ mong dộng một tiếng đại hồng chung thức tỉnh mọi người thấy được PHÁP BẢO nó quý báu dường nào chớ không phải chỉ là đống kiến thức triết học còm cõi thế gian đa sự chỉ là cái nhìn qua "khung cửa hẹp", dù chưa đưa người đến được Bờ Bên Kia nhưng cũng làm cho đời sống mình thêm cao thương đúng mực người đi trên kiều thượng chính hiệu con nai - Nhân tòng kiều thượng quá - mà ngày ngày sảng khoái vui tươi thấy đời qua đi nhẹ tợ lông hồng thật sự chớ không phải tợ lông hồng vì rượu chè làm cho mình lâng lâng...như bay, dụ như họ Trịnh cuối đời chết vì bệnh tim mạch, đái đường trong đau thương tật bệnh thường nói - Hôm nay ta say ôm đời mộng mị - thì cũng thật đáng thương, đáng thương.

Kính thưa quý hữu, thôi thay vì nói chuyện Khứ Lai, Trừng mỗ tôi xin lai rai chuyện đời chuyện đạo bởi vì đây cũng là mục Chat Linh Tinh tức thư giãn mà thôi. Mong quý hữu vỗ tay để mỗ tôi nhẹ lòng mà viết tiếp. Kính báo kính báo.

Kính thưa quý hữu, ngày xưa khi còn là sinh viên đại học mỗ tôi cũng rất ham mê triết học cả phương Tây lẫn phương Đông đọc qua vô số sách báo tranh ảnh tiểu thuyết biên khảo về cổ kim đông tây dù đang học khoa học tự nhiên, nên cũng có lần đọc qua mẫu chuyện thiền nhật bổn của DQS, tức GNCĐ, hề hề tay văn sĩ này vốn dạ...không đàng hoàng vì trong tiểu thuyết thường gán ghép chuyện kd nên đối với mỗ tôi cũng chỉ là văn sĩ hạng...hai hơi tức trường tiếu bất túc nên phải hít đến...hai hơi mỗi lần nói chuyện, hề hề, chớ không có đàng hoàng như NHL, PCT, CH...

Trong các mẫu chuỵện đó thật tình mà nói nó được xây dựng với mục đích làm khiếm khuyết nên tảng lý luận tức không đủ điều kiện để tạo nên một vấn đề dụ như một bài toán mà không có...kết quả vậy cho nên, độc giả mặc sức mà lý luận theo...ý mình nên thành ra nó hấp dẫn vì ai cũng thấy mình...có lý; đó cũng chính là mục đích của các nhà lý luận nhật bổn tức tạo sự hấp dẫn bằng một vấn đề tự nó vốn không có...ý nghĩa nên tạo ra sự huyền hoặc giả tạo vì tâm lý chung của loài người là ai cũng muốn mình là...cái rốn vũ trụ.

Thí dụ như khi quý hữu có tiền đi du lịch qua nhật bổn chơi mà lại ưa thích chuyện...nhật bổn nên đến dự lớp bắn cung, thưa quý hữu nó không có rẻ đâu cỡ 500 USD cho mỗi khóa học chỉ để học...một câu lý luận mang màu sắc Phật giáo nhưng vốn là của đạo Lão: Muốn bắn trúng hồng tâm thì đừng có nghĩ đến chuyện bắn trúng, hề hề.

Nếu là người không am tường phép lý luận thì thấy pháp tự mâu thuẫn chôm được của Phật giáo (mà thuộc dạng nửa vời), rất ư chi là...độc đáo rồi sau đó bạn có thể bắn trúng hồng tâm vì nó...gần xịt à, khoảng 4-5m thì không có học lý đạo bắn cung cũng bắn trúng.

Vậy mà, thưa quý hữu, ai ai cũng thích vì cho rằng mình am hiểu...thiền, một pháp xứ mà các thiền sư phải bỏ ra cả một đời mà đôi lúc vẫn còn đứng ngoài cửa thì cũng thật...hí tiếu, hề hề. Đến ngay đây chắc cũng có người cho rằng Trừng mỗ nói...dóc nên cũng xin trích dẫn một mẫu chuyện để phân tích cho quý hữu thỉnh lãm chơi, mà có tin thì cũng được mà không tin thì cũng xong vì Trừng hải này cũng chỉ nói...chơi, hề hề.

Kính thưa quý hữu, để tiện bề cho quý hữu thưởng lãm Trừng mỗ tôi xin tóm tắt mẫu chuyện về việc hai mẹ con của một bà lão nơi cô thôn biên địa phát tâm cúng dường một vị thiền sư dứt bỏ trần gian uế trược lánh mình nơi sơn cốc thâm u thiền na Pháp Bảo, sống cô thân chích ảnh trên con lộ tử sanh để đến ngày về nơi Như Nguyện.

Công việc của hai mẹ con cũng chỉ là cơm nước sáng trưa vì thiền sư thì chỉ dùng cơm ngày một bữa nên cũng chỉ nhín chút cơm khi nấu cho mình; quét dọn am cốc, chắc có lẽ cũng nhỏ như thư phòng của mỗ tôi, độ chừng 5-10 mét vuông chứ mấy thì quét dọn cái rẹt là xong có chi mà...mệt mõi, và giặt dũ y áo cho thiền sư thì chắc cũng một cái một ngày nên không có chi...phức tạp. Chỉ công nhận một điều là nó có sự thành tâm vì kéo dài suốt mười mấy năm trường đăng đẳng (nhưng e rằng cũng có dụng tâm vì người con gái đang còn...bé, ngây thơ???).

Tuy nhiên, chuyện ngang đó thì cái tài của các nhà lý luận nhật bổn chắc cũng tầm thường như...mỗ tôi, mà vào một lần nọ bà lão cho người con gái đến am cốc hình như để...dụ dỗ vị thiền sư nhưng thất bại nên bà lão cảm thấy...tiếc công sức bỏ ra liền đến đốt đi am cốc của thiền sư mà không biết lúc đang cười hay đang khóc, hề hề.

Kính thưa quý hữu, như ta đã biết ngày Đức Như Lai trước lúc Thành Đạo ngồi dưới cội Bồ Đề tìm cầu thoát Phiền Não Vô Minh đắc Chánh Đẳng Chánh Giác thì lúc ấy Ma vương đã cho ba người con gái của mình, đều là người nguyệt thẹn hoa nhường trần gian ít thấy, để làm thối chuyển Bồ Đề Tát Đóa Siddhattha.

Điều này chứng tỏ cho chúng ta thấy, trên thế gian này có lẽ sắc dục là dục vọng đứng hàng đầu đối với những người tu học có chí nguyện an vui thoát khổ không có dục nào hơn được nó;

Vậy thì việc vị thiền sư trong câu chuyện khước từ chuyện mời mọc đúng là đáng tán dương thay vì đã thành công phu tâm như tro lạnh, thân thị khô mộc dứt tuyệt dục vọng trần gian đắc cứu cánh, là chuyện tuyệt tích phi phi thường chớ sao lại bảo công phu chưa đến nơi đến chốn???!!! Thật là hí tiếu thay cho người???

Kính thưa quý hữu, trên chỉ là phép lý luận còn chư vị nào đã từng đọc qua Jataka-Bổn Sanh Kinh hay Lalitavistara-Phổ Diệu Kinh (hay Du Hí Thần Thông Kinh) hay Mahavastu-Đại Sự thì sẽ thấy các câu chuyện thuật lại Bậc Đại Sĩ tức Bồ Đề Tát Đóa-Bodhisattha, có lúc vượt qua được dục tình, có lúc không để thấy chướng ngại tình dục nó khó vượt qua như thế nào;

Dĩ nhiên, tức nó là tự nhiên, đó cảnh giới Bồ Đề Tát Đóa-Bồ Đề Hành tức Bodhisattha-Bodhipitaka, là cảnh giới bất khả tư nghì mà huyền tác vi tức Vị Tằng Hữu tức chuyện lạ thế gian phi thường phi phi thường mà hàng cư sĩ tại gia như chúng ta chớ có lạm bàn (mà có biết đâu mà bàn!!!) mà sa vào thế sự vốn vô tri chuyện phi thường, thường nên chỉ là lời hí luận bởi, nếu có nói đến cũng chỉ có Chúng Tăng Già Thánh Giả nương theo Phật Lực y chỉ Phật Đạo mà hoành dương Chánh Pháp trên thế gian vốn u mê bất tri Thánh Đạo (mà cũng nhờ vậy mà chúng ta phần nào biết đến vì đó là Hồng Phước Vô Biên) theo Pháp Thập Huyền Diệu.

Kính thưa quý hữu, ngay cả như thuyết khoa học thực nghiệm thế gian mà mỗ tôi đã thấy nan am tường như thuyết hỗn mang của David Bonn nói về đơn lượng tử-quantum (mà các nhà "đại dịch giả" đại việt ta chuyển ngữ là lượng tử) đã muốn...bể cái đầu phi phi não, hề hề, tức là có não (chứ không phải vô não, hề hề) hà huống là Pháp Huyền Diệu của chư vị Bồ Đề Tát Đóa vốn thậm thậm huyền vi mà bác đại tung hoành bởi phi thời nên muôn vàn biến ảo, mà hàng cư sĩ tại gia lại đòi lạm bàn thì thật...nghĩ không ra, hề hề, nghĩ không ra, hề hề!!!

(Xin lỗi quý hữu, vì lâu quá rồi nên Trừng Hải không nhớ rõ chi tiết là bà lão có một mình hay ở chung với người con gái, bởi có nhiều dị bản. Nhưng đó chỉ là chỉ tiết nhỏ đối với Trừng Hải, nó không hề làm thay đổi nội dung chuyện đang nói của Trừng Hải, hề hề, tuy nhiên cũng hết sức tạ lỗi cùng quý hữu, lượng thứ lượng thứ, muôn vàn áy náy, áy náy. Và xin đa tạ sự chỉ điểm của đại tỉ hoatihon)

Vậy câu chuyện nó vốn khiếm khuyết điều kiện nào (tức paccaya), mà làm cho mọi người mặc sức tưởng tượng theo ý mình làm cho câu chuyện vốn ít ý nghĩa thành ra huyền ảo mông lung? Kính thưa quý hữu, đó là nòng cốt chính của câu chuyện, chính là TÂM phát nguyện của bà lão là gì?

Và thường độc giả bỏ qua NHÂN DUYÊN chính này mà nảy sanh vọng tưởng , QUA ĐÓ HẠ THẤP HÌNH ẢNH CỦA BẬC CHÂN TU vốn đã thoát ly thế sự về chốn cùng cốc phát nguyện tu hành y CHÁNH ĐẠO để về nơi NHƯ NGUYỆN qua việc vượt qua được con "sóng lớn dục tình" (Hêy da, đã vào tận chốn núi non cùng cốc hoang liêu cô tịch mà vẫn không...yên. Mà đáng kính thay nguyện lực bất thối chuyển của Bậc Xuất Gia). Kính thưa quý hữu đây chính là chỗ vi tế làm cho tâm của chúng cư sĩ tại gia vô tình đánh mất đi TÍN TÂM đối với Chúng Tăng Già là một trong ba CHÍ BẢO tức TAM BẢO.

Điều đó thật là tai hại, là chướng ngại vô biểu sắc ăn sâu nơi tận cùng ký ức khó thấy mà sữa chữa nên Trừng Hải này ngưỡng mong quý hữu hãy cảnh tỉnh bởi tiếng chuông này mà giật mình kinh sợ, mà sám hối vô tướng để tránh phải sai lầm do vô tâm mà có. Mong lắm thay, mong lắm thay.

Kính thưa quý hữu, xin kiến giải câu nói của vị thiền sư để thấy rõ chân tâm của người đạt đạo, rồi tiếp đó là hành vi của bà lão để thấy sự vô lý khi ảo tưởng thanh cao hóa một bà lão nhà quê nơi cô thôn biên địa.

Câu trả lời của vị thiền vi khi bị...dụ dỗ như sau: "Một cây cổ thụ mọc trên núi đá lạnh lẽo vào mùa đông. Không có nơi nào là không ấm áp"

Chư vị đắc đạo thường giữ mật hạnh nên không bao giờ nói quả vị mà mình chứng đắc bằng bạch thoại mà thường dùng ẩn ngữ tức nghĩa bóng.

Theo lời nói này thì núi đá thường biểu thị cho sự thanh cao tức viễn trần ly cấu. Cây cổ thụ thường ý cho tâm bất động vô sở đắc. Sự ấm áp thường chỉ pháp bình đẳng vô ngại như trời nóng thì mát mẻ (thanh lương) trời lạnh thì ấm áp. Vậy câu nói này, theo ý Trừng Hải là biểu thị cho việc chứng đắc Vô ngã nhân lẫn Vô ngã pháp.

Còn bà lão thì sao? Chỉ là một người bình thường phát nguyện công quả cho một bậc xuất thế gian tức Thiền sư ẩn cư cô thân chích ảnh vì chư vị là phước điền cho thế gian thì sao lại nghĩ đến chuyện đắc Trí Bồ Đề cao hơn bậc công phu y Chánh Pháp như vị thiền sư được??? và hành vi đó chỉ có ước nguyện hưởng được phước quả giàu sang vào kiếp sau chớ có gì gọi là cao siêu mà đòi đi "THỬ" một vị thiền sư đắc đạo???

Thế nhân thật là hí tiếu bày đặt chuyện này chuyện nọ rồi...tán phéc lên tận trời cao. Mà âu cũng được đi, nhưng sao lại cố tình hạ thấp hình ảnh vị thiền sư tu hành như truyền thống thanh cao bao đời nay chư cổ đức thường hay xưng tán mà nói này nói nọ, đời này đời sau, hồi trước hồi sau.

Thật là đáng thương thay những kẻ buông lời hí luận mà gieo họa cho đời sau!!! Và chính hành vi chạy lên núi đốt thảo am của người tu hành thì biện bạch gì được nữa đây??? Chỉ là hành vi của kẻ lỗ mãng như thế nhân thường nói "Không ưa thì phá cho bỏ ghét" chớ có gì là xuất chúng, mà ca ngợi. Rồi còn đòi hỏi vị thiền sư chứng tỏ từ tâm nữa mới nực cười. Không phải hành vi từ chối cử chỉ tà dâm của cô con gái là đã ngăn cản cô mắc ác nghiệp sâu dày vì cám dỗ người chân tu đó sao, còn từ tâm nào hơn thế nữa??? Thật là lời vô trí do bởi ưa sự khác lạ, phi thường ngu ngốc!!!

Ôi đáng thương thay bởi vì lời hí luận thường thấy nơi nơi, người người phéc lác cho ra vẻ bí hiểm, cao siêu nên thường hay ca ngợi những bà lão chân quê bình dị quá đổi bình thường như "bà lão bán bánh đòi...điểm tâm bậc am tường Tam Tạng"??? "bà lão trách móc bậc thượng thừa vì chuyển...nữa tam tạng kinh"??? Thời nay lại có một "bà lão đốt am" cao siêu này nọ. Nên mới sanh ra kẻ khi hỏi "Sao không đến viếng chùa?" liền trả lời rằng "Phật ở trong tâm"???!!! Ôi thật đáng thương thay. Đáng thương thay.

Đồng Kính, hề hề.

--------------------------------------------------


Bát nhã ngày xưa, bây giờ mưa rơi;
Bồ đề diện bích

KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.
Cầu cho chúng sanh an lạc, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn.
___________________________

Kính thưa quý hữu, nhân chuyến du sơn về nơi sương mù trung du sáng lạnh trưa nóng chiều gió thổi thông reo bóng tịch dương sau sơn đỉnh xa mờ mây trắng bạc đầu như muốn che ánh hồng quang vì buồn nhân thế quên đi cây rừng che chở bao đời nay, hề hề. Thông tuy vẫn còn nhưng ngỗn ngang gốc thông trơ trụi vì bị đốn trộm dầu thông rỉ chảy như máu chưa đông thành lệ nơi mắt người xưa cố cựu bởi người cố cựu yêu thông hơn yêu...đời nhân gian, hề hề. Nên Trừng Hải này cũng hề hề mấy tiếng tiếc chi tiếc chi vì vật đã mất rồi nhưng người vẫn rưng rưng vì thông tuy mất nhưng gốc thông vẫn còn một màu ai oán giận hờn chia ly.

Người xưa quả đã già rồi nên âm giọng không còn sôi nỗi như ngày xưa năm trước mười năm, tuy không vươn dấu tịch liêu thâm sơn cùng cốc nhưng phong thái không còn nét ngạo nghễ ngữa mặt hỏi trời mà đòi chuyển thế nhân, hề hề. Nên Trừng mỗ này cũng không dám nhắc chuyện năm xưa khuyên Quy Y Tam Bảo vì người vẫn chay trường mà dường như(?) muốn làm một cây thông đứng giữa trời mà reo cho tự tại, nhưng hỡi ơi tuy thông vẫn muôn thuở giữa triền ngạo reo nhưng cái thằng lâm tặc nó có cho thông reo là cái quái gì đâu nên lăm lăm le le cầm rìu bơm thuốc chết cây mới khổ não cuộc đời yêu...thông. Mà thầm cảm ơn Hồng Phước Mười Phương Chư Phật thường dạy người đừng sở yêu thương cái gì tức vô sự.

Mà khi nói đến ngang đây chắc cũng có người nghĩ rằng nếu không có tình nơi sự vậy thì người vô tình sao??? Dạ xin thưa rằng do tình không trói với sự nên tình mới trao hết cho người mới là lòng từ bi người Phật tử. Dụ như bạn có một món đồ mà bản thân không còn thích nữa nên sẽ đem tặng người với lòng thơi thới không tiếc nối gì là do bởi không trói sự với lòng nên nên tình đâu gắn với sự màluyến tiếc nên tình mới gởi trọn vẹn nơi vật đem cho người. Đó mới gọi là cúng dường hay bố thí thanh tịnh chính hiệu con nai.

Kính thưa quý hữu, Trừng Hải này chưa từng thấy pháp nào quý báu bằng Pháp Bảo trong Tam Bảo mà mình đã phát tâm Quy Y, Thọ Giới. Có thể ở những bước chân đầu chập chững mới những bước đi trên đạo lộ quý hữu chưa cảm nhận niềm hỉ lạc của việc nương theo Pháp Đạo nhưng chính những lời dạy của Chúng Tăng Già cũng giúp cho đời sống của bản thân há không sống đời cao thượng hơn sao!!!

Và Chúng Tăng Già cũng chỉ cho chúng ta những trí huệ thiện xảo giúp cho mình nhìn nhận mối nguy hiểm trong cuộc sống của gia đình mà tránh xa nhờ đó mới ở trong niềm hỉ lạc bởi sống đời vô sự mà xa lìa hoạn nạn mà vô tư lự trước cảnh đa đoan sự đời. Nhưng muốn được những điều này Trừng Hải này cũng ngưỡng mong quý hữu hãy giữ vững hùng khí thanh phong mà Quy Y Tam Bảo, Bất động như như trước vạn sự phạm giới. Mong lắm thay, mong lắm thay.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
VÂN THÂM XỨ NGÃ.


KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.
Cầu cho chúng sanh an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn.

-------------------------------------------------------------------

Vacchagotta, một du phương khất sĩ cô độc và kỳ lạ; người đã bỏ ra mười mấy năm trời đi theo Tăng đoàn với Phật Đà dẫn đầu trên mọi nẻo đường hoành truyền Chánh Pháp với một khoảng cách vừa phải chỉ để quan sát và lắng nghe mọi bài Pháp mà Đức Phật tuyên ngôn rồi thi thoảng xin yết kiến Phật Đà chỉ để hỏi "Bạch sa môn Gotama, Ngã là có? Ngã là không? Ngã là có mà cũng là không?" và bắt gặp sự im lặng vi diệu đại từ bi tâm của Phật Đà mà chưa từng rung động bởi nghi tâm kia là vân thâm xứ ngã, vạn khổ ách sầu dòng dòng ái lệ vô chung là tâm thiết định đó người ơi.

Nói một cách tổng quát mà toàn hảo phi ngôn, phi ngữ thì thế gian luôn có khởi đầu chính là Tứ đại và Không câu hữu với Thức mà hình thành Thế Gian tuân theo luật Nhân Quả bất khả tư nghì cấu thành Tu Di Sơn mà tạo thành Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới được Phật giáo chỉ đích danh là Dục, Sắc và Vô sắc giới.

Nương theo ngôn ngữ thế gian nhưng hàm tàng chân thật nghĩa bởi ngôn ngữ kia là ngọc mani trong sáng rỡ rỡ ánh đạo vàng được chư cổ đức tán thán là Như Lai Tùy Hảo Quang Minh Công Đức mà kết tập, các thế hệ ngày nay thường thấy dưới tên gọi "thuật ngữ Phật Giáo" nhưng không hàm tàng nội dung thuật ngữ khoa học triết học hiện đại...nên tuy gọi là văn tự (thuật ngữ) mà văn tự ấy hàm tàng Phật Pháp, Pháp của Phật Đà Dạy, chỉ rõ Thế Gian Pháp chỉ là tướng, dụng câu hữu sai biệt tánh gọi là Phi Pháp, vì vậy Phi Pháp là do Phật Pháp mà hiện hành thực tướng. Vậy hai chữ Thế Gian nghĩa là gì vậy?

Trừng Hải.

------------------------------------------------------------------

( Chân thành kính thỉnh tác giả vào viết tiếp phần còn dang dở và viết thêm nhiều đề tài mới mẻ nữa, ngay tại chủ đề này ( nếu có thể, để tiện theo dõi !) Lấy đó như là pháp thí, trước báo tứ trọng ân, sau kết duyên khắp chốn. Tương lai tất tươi rạng, Phật Quả ắt có phần !

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.)



Bát ngát hương hoa một chữ "Tình",
Người đi bỏ lại chút dư "linh".
Nay tạo Duyên này như đốm nhỏ,
Thay lời mời thỉnh, vẹn Đạo tình !

Đợi !

Ps: Font Size chủ đề: 5, color "purple".
Font Size nội dung: 3, color "black".
Màu sắc cho điểm cần lưu ý: Red, green, blue...
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,380
Điểm tương tác
1,007
Điểm
113
Chào đạo hữu Ba Tuần

Chỉ là những lời CHAT LINH TINH của kẻ chăn trâu lấm lem bùn đất cuối ngày thong dong ngắm nhìn trời cao vô ngại, vạn lý không mây vạn lý thiền. Nhưng cái gì đã sanh ắt sẽ thành, trụ đúng thời.

Kính, trừng hải
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
31/8/15
Bài viết
1,933
Điểm tương tác
348
Điểm
83


Kính đạo hữu Trừng Hải,

Có trụ, ắt sẽ có diệt !

Nếu thật có lòng mong mỏi Chánh Pháp cửu trú thế gian, thì cũng nên chăng: dốc chút "sức tàn" (Hề hề, già rồi mà ?!), để kéo cho "sự sống" nó dài thêm chút ít chăng ?

Được thế thì vạn phần may mắn !

Chào thân ái và quyết thắng !

Ba Tuần.

2 tên ngã mạn sân si ngươi giờ không biết chuyện gì làm mà tâng bốc lẫn nhau, tự sướng lẫn nhau hẻ. Nếu rãnh rỗi thì ngồi thiền niệm Phật giùm cái, tịnh cái khẩu bớt lại, đừng có mắng chửi tát tai tổ thầy vá thánh tăng nữa nhen. A di đà Phật!
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,380
Điểm tương tác
1,007
Điểm
113
Niết Bàn, Kinh Tập - Sutta Nipata 1069-1076

Upasiva

Con đơn độc, không y chỉ, kính lạy Thế tôn!
Không thể vượt qua dòng thác lũ.
Bạch Đấng Phổ Nhãn, chỉ cho con đâu sở duyên,
Y chỉ trên đó vượt qua dòng thác lũ?

Phật Đà

Chánh niệm thường quán chiếu, Vô Sở Hữu
Y chỉ vô sanh-phi hữu vượt thác lũ
(Đó là ) Đoạn dục, ly tham, vô ngôn thuyết
Ái tận, tự tại, thường hằng hữu.

Upasiva

(Bạch Thế tôn)
Ai ly tham, diệt trừ hết thảy dục,
Y chỉ vô sở hữu, xả ly mọi cái khác,
Minh tưởng giải thoát, tối thắng giải thoát,
An trụ vô trú không thối chuyển?

Phật Đà

(Ngôn)
Như thị, y chỉ chính vị ấy

Upasiva

Vị ấy an trú nơi đây, không thối lui
Trong nhiều năm qua, bạch Phổ Nhãn
Chính thị vị ấy an nhiên và giải thoát,
Thức chủng kia có hay không?

Phật Đà

Như ngọn lửa bay theo gió cuốn,
Tan biến, không còn nữa;
Cũng vậy, hiền triết giải thoát khỏi danh thân
Tan biến, không còn nhận ra nữa.

Upasiva

Vị ấy tan biến, hoặc không hiện hữu,
Hoặc giả thường hằng không còn bệnh?
Nguyện Đức Mâu Ni chỉ dạy con,
Vì Ngài như thực rõ Pháp này.

Phật Đà

Vị đã diệt tận không thể lường;
Y nơi phi hữu để tuyên thuyết.
Hết thảy các pháp đều đoạn tuyệt,
Đoạn tuyệt hết thảy ngôn ngữ hành.

Trừng Hải phỏng trích "Buddhist Thought in India"


 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
10/11/13
Bài viết
293
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Niết Bàn, Kinh Tập - Sutta Nipata 1069-1076

Upasiva

Con đơn độc, không y chỉ, kính lạy Thế tôn!
Không thể vượt qua dòng thác lũ.
Bạch Đấng Phổ Nhãn, chỉ cho con đâu sở duyên,
Y chỉ trên đó vượt qua dòng thác lũ?

Phật Đà

Chánh niệm thường quán chiếu, Vô Sở Hữu
Y chỉ vô sanh-phi hữu vượt thác lũ
(Đó là ) Đoạn dục, ly tham, vô ngôn thuyết
Ái tận, tự tại, thường hằng hữu.

Upasiva

(Bạch Thế tôn)
Ai ly tham, diệt trừ hết thảy dục,
Y chỉ vô sở hữu, xả ly mọi cái khác,
Minh tưởng giải thoát, tối thắng giải thoát,
An trụ vô trú không thối chuyển?

Phật Đà

(Ngôn)
Như thị, y chỉ chính vị ấy

Upasiva

Vị ấy an trú nơi đây, không thối lui
Trong nhiều năm qua, bạch Phổ Nhãn
Chính thị vị ấy an nhiên và giải thoát,
Thức chủng kia có hay không?

Phật Đà

Như ngọn lửa bay theo gió cuốn,
Tan biến, không còn nữa;
Cũng vậy, hiền triết giải thoát khỏi danh thân
Tan biến, không còn nhận ra nữa.

Upasiva

Vị ấy tan biến, hoặc không hiện hữu,
Hoặc giả thường hằng không còn bệnh?
Nguyện Đức Mâu Ni chỉ dạy con,
Vì Ngài như thực rõ Pháp này.

Phật Đà

Vị đã diệt tận không thể lường;
Y nơi phi hữu để tuyên thuyết.
Hết thảy các pháp đều đoạn tuyệt,
Đoạn tuyệt hết thảy ngôn ngữ hành.

Trừng Hải phỏng trích "Buddhist Thought in India"



Kính Bác Hải!
Cũng như Ba Tuần , Nhãn Đầu Mùa đã nhiều lần thỉnh cầu Bác viết tiếp Vạn Lý Tầm Chân ... Và Sanh Tử Khứ Lai là nơi Tuyệt Lộ. Nay Bác cho hay, phải chăng là chẳng cần nói gì nữa. nếu vậy Diễn Đàn để trống sao thưa Bác, vậy có ý nghĩa chi nữa. không hiểu suy nghĩ của Nhãn Đầu Mùa có đúng như lời Bác nói hay không xin Bác chỉ rõ . Kính Bác mạnh khỏe
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
10/11/13
Bài viết
293
Điểm tương tác
99
Điểm
43
có một người tên là Hiếu mới vào , vừa đăng một bài rất hay nhờ Bác Hải giúp đỡ , nhưng giờ lại không thấy bài viết và tăm hơi đâu nữa cả.
Hề hề. chắc là diễn hơi vụng rồi ....phải không?
Có muốn diễn cho hắc xì dầu không mình mách nước cho hề hề.
Vui vẻ thì đăng lại bài đó cho Bác Hải giúp đỡ . mình cũng rất tâm đắc với câu hỏi bạn nhờ Bác Hải lắm đó.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,380
Điểm tương tác
1,007
Điểm
113
Kính Bác Hải!
Cũng như Ba Tuần , Nhãn Đầu Mùa đã nhiều lần thỉnh cầu Bác viết tiếp Vạn Lý Tầm Chân ... Và Sanh Tử Khứ Lai là nơi Tuyệt Lộ. Nay Bác cho hay, phải chăng là chẳng cần nói gì nữa. nếu vậy Diễn Đàn để trống sao thưa Bác, vậy có ý nghĩa chi nữa. không hiểu suy nghĩ của Nhãn Đầu Mùa có đúng như lời Bác nói hay không xin Bác chỉ rõ . Kính Bác mạnh khỏe

Chào đạo hữu nhãn đầu mùa

_ Giả sử rằng Lương võ đế không nghe lời khuyên mà vẫn đuổi theo và mời tổ Đạt Ma ở lại truyền Pháp thì theo đạo hữu Đạt Ma tổ sư có ở lại hay không?

_ Xưa vì am tường, có tập nhiễm để mà đoạn (Tuyệt lộ), có vô thượng để mà đến (Tầm chân). Nay do thông đạt, thong dong ngồi ngắm trời cao vô ngại, vạn lý vô vân vạn lý THIỀN.

Phật Đà ngôn "Cái gì có sanh ắt có diệt"

Kính, trừng hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Nay là lúc thời gian gấp rút,
Sanh diệt rồi, diệt rồi lại sanh.
Lời đây, ý vẫn viên minh,
Cho người tỉnh thức, nên mình nêu lên.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. Tư tưởng trừng hải
Top