- Tham gia
- 28/7/16
- Bài viết
- 1,837
- Điểm tương tác
- 904
- Điểm
- 113
Tam Giới rộng,
Biển Giác thanh,
Trùng trùng duyên hải sóng trong lành.
Ngộ mật nghĩa,
Thuyết chân ngôn,
Trừng Hải tiếp bước khơi dòng cạn !
Khởi !
Biển Giác thanh,
Trùng trùng duyên hải sóng trong lành.
Ngộ mật nghĩa,
Thuyết chân ngôn,
Trừng Hải tiếp bước khơi dòng cạn !
Khởi !
9/9/2013.
VẠN LÝ TẦM CHÂN.
Link tại ĐÂY.
---------------------------------------------
TÙNG HẠ VẤN ĐỒNG TỬ
NGÔN SƯ THÁI DƯỢC KHỨ
CHỈ TẠI THỬ SƠN TRUNG
VÂN THÂM BẤT TRI XỨ
- Giả Đảo
Link tại ĐÂY.
---------------------------------------------
TÙNG HẠ VẤN ĐỒNG TỬ
NGÔN SƯ THÁI DƯỢC KHỨ
CHỈ TẠI THỬ SƠN TRUNG
VÂN THÂM BẤT TRI XỨ
- Giả Đảo
Diễn nghĩa (Tầm Ẩn Giả Bất Ngộ):
"Người quân tử vì khởi nhu tâm tầm cầu ẩn giả khai thị con lộ thoát vòng tử sanh nên trèo đồi vượt suối về nơi sơn thôn cô quạnh khiêm nhường hỏi thăm em bé bên bóng tùng già trước sân am cốc. Lòng bồi hồi khi nghe tiếng trẻ thơ trả lời sư phụ của con đi hái thuốc vắng nhà mà dõi mắt theo bàn tay bé nhỏ chỉ về ngọn núi xa xa kia mà gối mõi chân chùn đồng tiếng lãnh lót ngân nga "Dạ ở nơi đám mây đó đó, kia kia" mà mờ mịt chẳng biết nơi đâu."
Kính thưa quý hữu, chớ vội nản lòng mà lưỡng lự trước muôn vàn tùng lâm kinh điển mà lưu luyến mối nhu tình xưa, nơi cuối ngày nắng nhạt e ấp gió lạnh thu chiều bên giòng sông thương tìm bờ vai tựa mời gọi quay về. Trừng Hải xin cùng quý hữu góp chút quang minh xua tan những bóng mây mù tà kiến thế gian cho đường vạn lý rỗng rang thanh phong, minh nguyệt mà thấy bến bờ kia mới thật là hạnh phước muôn niên, tuyệt tích não hoạt. Xin hãy giữ chí an phận trên con lộ tử sanh tích trữ lương thực ăn đường mà hưởng Hồng Phước Vô Biên là điều chắc chắc có thật. Mong lắm thay, mong lắm thay. Hề hề
________________
Kính thưa quý hữu, từ thuở mẹ cha sanh ra đến lúc mang nặng kiếp người với bao Lợi-Suy, Hủy-Dự, Xưng-Cơ, Khổ-Lạc tức được-mất, lời khen-tiếng chê, danh thơm-tiếng xấu, sướng-khổ đợt đợt ba đào đòi đoạn từng cơn lên voi xuống ngựa, dòng dòng khúc khủy bao mùa thu tàn đông tận làm cho người đầu bạc thân còng lúc nuốt hận không nguôi, lúc rưng rưng dòng lệ, lúc cuồng lúc điên bởi khổ đau nhiều hơn phước lạc là tánh thường còn của thế gian này, nhân gian nọ. Để rồi một hôm, khi thức giấc giữa đêm ba mươi đón mùa xuân đến, thấy việc xin chiếc lá vàng nơi người phu quét đường để làm bằng chứng yêu thương chỉ là huyễn tưởng thi ca muôn thuở dụng tâm làm dịu khổ đau chỉ để giữ lại khí lực nhỏ nhoi còn sót cho những cuộc tình về sau y cựu mà, bồi hồi nhớ lại tiếng kinh câu kệ mẹ hiền năm xưa chờ đại hồng chung thanh u nhã vận một trăm lẻ tám tiếng không phải để gọi hồn ai mà thức tỉnh kiếp người du thụy mà, nhỏ lệ bi ai vì tiếc thương thời gian chạy theo tiếng lòng u mê khát tình yêu thương vốn có sẵn nơi thân người trần thế vô ích vì nhầm tưởng người ước hẹn kia là nguồn suối làm dịu khổ đau khách lữ hành cuối đường vượt ải. Ôi may mắn thay vì người tỉnh giấc mà rời cơn mộng bé tìm đến diệu âm Bát Nhã Nguyên Sơ hiện tướng mẹ hiền năm xưa khuyên nhủ để mặc trần gian kia mà khai hỏa đăng tâm mà lên đường tìm cầu Vô Môn đến bờ giải thoát để dòng lệ kia, cơn đoạn trường nọ vĩnh viễn tuyệt tích mà cười Như Nguyện.
Hôm nay Trừng Hải này xin bắt đầu những dòng lược thuật thứ tự bước chân đầu của người cư sĩ quy hướng Phật Đạo tìm về Vô Vi vốn là vấn đề căn bản cần thiết để làm hành trang trên con lộ tử sanh tích trữ Tư Lương cho đến ngày Hồi Hướng tức Hồi Đầu Thị Ngạn. Cũng xin gởi gắm vào đây mối chân tình của người đi trước mà nói những lời chia xẻ mà mong người trẻ tuổi cảm ứng được Hồng Phước Vô Biên của Mười Phương Chư Phật mà thọ lãnh phong luân vi diệu lực khi nương theo Chánh Đạo mà quán sát Thuận Nghịch Hành Pháp Môn Toàn Chuyển Như Thật Hữu tức Diệu Không Trí mà gõ cửa Vô Môn chớ không hề có dụng tâm gì khác. Nên, xin quý hữu chớ mang lòng trần gian hơn thua được mất, vì lời Trừng Hải này chỉ là lời Tán Thán Vi Diệu Pháp Oai Lực Vô Biên chớ không hề có ý nói về công phu bản thân tức sở tu, mà gây rối với Trừng Hải này vì đây là Diễn Đàn Đại Chúng chứ không phải của riêng ai. Xin kính báo.
-----------------------------------------------------
KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC
Cầu cho chúng sanh an lạc, đồng giải thoát mà đáo Niết Bàn.
__________________________________
Kính thưa quý hữu, sau khi đã tỉnh giấc chiêm bao rời con mộng bé là người đã khởi tâm quy hướng Phật Đạo tìm về Chánh Pháp mà nương tựa Chúng Tăng Già trao cho Pháp Bảo tự tìm đường về Thường Lạc Ngã Tịnh tức Niết Bàn bởi thế nhân này, nhân gian nọ vốn chỉ có khổ đau vì ít phước lạc hay Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này chưa từng hiện tồn HẠNH PHƯỚC mà chỉ là huyễn hữu tức hoa đốm giữa hư không. Trước hết Trừng Hải xin đảnh lễ mà Sùng Kính Niệm Tưởng Phật Đà, người trước khi đắc Chánh Đẳng Chánh Giác là Thái Tử Siddattha đã rời bỏ vương vị giàu sang vua chúa cũng do thấy Khổ Đế tức sanh lão bệnh tử ở bốn cửa thành mà xuất gia.
TƯỞNG NIỆM PHẬT ĐÀ
Phật Đà tên là Siddattha (sanskrit: Siddhartha), dòng họ là Gotama (st. Gautama), sống ở Bắc Ấn vào thế kỷ 6 trước công nguyên. Cha Ngài là Suddhodana, trị vì vương quốc thuộc dòng họ Sakya (nay là Nepal). Mẹ Ngài là hoàng hậu Maya. Theo tập tục thời đó, Ngài lập gia đình lúc rất trẻ, 16 tuổi, với công chúa mỹ lệ, đoan trang Yasodhara. Hoàng tử trẻ sống trong cung điện riêng với mọi sự xa hoa của bậc Thái Tử con vua của một đất nước giàu có, thạnh trị và bình đẳng (nền cọng hòa). Nhưng rất đột ngột, khi đối diện với sự thật cuộc đời và khổ đau của nhân loại, Ngài đã quyết định rời bỏ gia đình để tìm cầu giải thoát - con đường thoát khổ, lúc 29 tuổi, không lâu sau khi con trai đầu lòng và duy nhất ra đời, Rahula, Ngài đã rời bỏ vương vị trở thành ẩn sĩ khổ hạnh tìm CHÂN ĐẾ VÔ THƯỢNG.
Trong suốt 6 năm, ẩn sĩ Gotama lang thang khắp thung lũng sông Hằng, gặp các đạo sư danh tiếng để học tập và thực hành các phương pháp tu đạo, và sau cùng Ngài đã thực hành phép tu khổ hạnh khắc nghiệt nhất mà một người tối thắng về sức khỏe có thể chịu đựng được. Nhưng tất cả đều không giúp Ngài tìm được CHÂN ĐẾ VÔ THƯỢNG. Do vậy, Ngài đã từ bỏ tất cả các phương pháp và tôn giáo truyền thống, tự đi trên đạo lộ mà Ngài tự tri. Vào một buổi chiều tối, ngồi ở gốc cây Bồ Đề-Bodhi-Cây Trí Huệ, lúc 35 tuổi, Phật Đà Gotama đắc Chánh Đẳng Giác, mà về sau cả chư thiên và nhân loại gọi là Đấng Chánh Biến Tri - Liễu Đạt Thật Tướng Toàn Vũ Trụ.
Sau khi đắc Chánh Đẳng Giác, Phật Đà Gotama đã giảng bài pháp đầu tiên cho năm vị ẩn sĩ khổ hạnh, là bạn đạo thuở trước, tại Vườn Nai-Lộc Uyển ở Thiên Thai Xứ-Isipatana nay là Sarnath gần Benares. Từ ngày đó, trong suốt 45 năm Ngài đã dạy cho đủ loại người, đàn ông - phụ nữ, vua chúa - nông dân, Bà la môn-không Bà la môn, tài chủ - ăn xin, trí giả - thất học, mà không hề có một sự phân biệt nào dầu nhỏ nhất. Ngài xác định không có một sự khác biệt nào giữa các giai cấp xã hội trong Giáo Pháp của Ngài; Và Phật Pháp rộng mở đối với tất cả những ai, đàn ông hay phụ nữ, có hiểu biết biện biệt và thực hành y lời dạy.
Lúc 80 tuổi, Đức Phật nhập diệt tại Kusinara, nay là Uttta Pradesh, Ấn độ.
(Theo THE BUDDHA, trong WHAT THE BUDDHA TAUGHT, của WALPOLA RAHULA. Việt dịch Trừng Hải)
Con xin đảnh lễ Phật Đà, Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
QUY Y và THỌ GIỚI, Yếu Lược
Kính thưa quý hữu, bởi Quy Y-Thọ Giới là Pháp Giới thậm thâm tức huyền mật mà diệu tác vi, nên Trừng Hải khẩn mong quý hữu chú tâm mà lưu ý chớ không chỉ là những việc làm hành chánh như khai sanh, giấy chứng nhận mà nghiễm nhiên xem như hình thức thuộc thế gian bình thường không quan trọng.
Ngày xưa, Phật Đà sau khi đắc Chánh Đẳng Giác thì Ngài trầm tư: "Giáo Lý mà Ta khám phá như thật là nan am tường. Nó sâu thẳm vi tế, khó nhận thức; Mà chỉ có bậc trí giả mới thấy biết như nhiên, mới thông đạt về diệu lý chỉ đường thoát khổ. Nhưng trên thế gian vốn không có nhiều bậc thức giả. Phần đông chúng sanh không muốn chuốc lấy sự nặng nhọc trầm tư minh tưởng; họ chỉ muốn những điều dễ chịu, chạy theo du khoái mà hoan hỉ theo đời khoái lạc. Thế gian đắm chìm trong các mê say dục lạc; Nếu Ta tuyên thuyết các Giáo Pháp cho họ thì họ sẽ không hiểu Ta đang nói gì. Họ sẽ không chú tâm đến điều Ta dạy..." (The Life of The Buddha, Tỷ Kheo Silacara. Việt dịch trừng hải) Nên ngay sau đó Ngài tự tại quyết định không giảng dạy Chánh Pháp (The Manual of The Buddhism, Thera Narada, việt dịch trừng hải). Nên sau đó Đại Phạm Thiên Sahampati, sau khi đọc thấy tư tưởng này mà vì e sợ rằng thế gian sẽ đến nơi suy đốn do không nghe được Chánh Pháp-Saddhamma nên diện kiến Phật Đà và thỉnh cầu Ngài tuyên thuyết Chánh Pháp: "Cầu xin Đấng Đại Hùng Lực, Bậc Chiến Thắng, là Đại Đạo Sư, Đại Minh Sư của chư thiên và nhân loại đứng lên du phương thế gian. Cầu xin Ngài tuyên thuyết Chánh Pháp, vì sẽ có người am tường Chánh Pháp." Lời này được lập lại đến ba lần. Và may mắn thay lời khẩn cầu đã được chấp thuận, Pháp Bảo đã hiện tồn sau khi Phật Đà quay Bánh Xe Pháp-Chuyển Luân Vương tại Thiên Thai Xứ-Isipatana nơi Vườn Nai-Lộc Uyển (theo Nidana-Katha tức Vi Diệu Sử Phật Đà Sakyamuni).
Kính thưa quý hữu, trong thời gian đầu sau khi giảng dạy Chánh Pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, vương tử Yassa và ba anh em Kassapa-Ca Diếp...Phật Đà lúc đó chưa đưa ra nghi lễ Quy Y, Xuất Gia mà Ngài chỉ tuyên lời xác nhận "Ehi Bikkhu, hãy đến đây Tỷ Kheo." thì người thọ lãnh lời tuyên ngôn đã trở thành bậc Xuất Thế Gian, Tỷ Kheo đầy đủ Giới Hạnh, Uy Nghi, Y áo mà được chư cổ đức gọi là KIẾN ĐẾ ĐẮC GIỚI, được ghi lại trong Luật Tăng Kỳ hay Kinh Sớ. Nhưng về sau do thỉnh cầu của Chúng Tăng Già mà bằng Vô Thượng Chánh Biến Tri, Phật Đà đã chấp thuận cho các Tăng Già Thánh Giả thay mặt mà làm lễ Quy Y, Xuất Gia đối với các Sa di hay Ưu bà tắc-Upasaka, Ưu bà di-Upasika.
Cũng chính nhờ những kinh văn ghi lại này mà Trừng Hải tôi dám khẳng quyết rằng trong buổi lễ Quy Y, Thọ Giới chính Chúng Tăng Già thay mặt Đức Phật mà làm lễ và trao giới cho chúng cư sĩ tại gia nhưng thật ra Chư Vị là người trung gian trao cho chúng ta Giới Pháp từ chính Phật Đà muôn đời không đổi. Nên mới nói đây là nghi lễ thiêng liêng, siêu thế gian mà diệu dụng hiển bày chứ không có một chút gì trần tục, tầm thường và uế trược thuộc thế gian này đâu, thưa quý hữu.
------------------------------------------
Kính thưa quý hữu, hai chữ Quy Y là dịch nghĩa từ chữ Phạn NAMO hay NAMAH. Ngoài nghĩa quy y còn có nghĩa quy mệnh, kính lễ, qui lễ, cứu ngã, độ ngã...Và theo như những nghĩa này thì âm NAMO bao gồm cả thuận lẫn nghịch tức NHÂN QUẢ TƯƠNG QUAN nên rộng lớn như THẬT TẾ ĐẠI ĐẠO thuộc về BỔN MẪU-MALIKA theo A Tỳ Đàm tức Vô Tỷ Pháp là Vi Diệu Pháp. Hay thuộc nghĩa SIDDHA tức TẤT ĐẠT là âm A, một trong 50 tự môn khởi sanh Phạn Âm vi diệu lay chuyển đại địa theo cả ba phương cách như ngày xưa Bồ Tát Thiện Huệ-Sumedha quán chiếu Thập Ba La Mật cả Thượng, Trung, Hạ theo bốn phương tám hướng thuận nghịch sau khi được Phật Đà Nhiên Đăng thọ ký và phát Bồ Đề Tâm lên đường chứng đắc A Nậu Đà La Tam Miệu Tam Bồ Đề thành tựu PHẬT QUẢ (Đọc Maha Buddhavamsa). Do vậy hai âm NAMO tức QUY Y khi khởi sanh từ Phật tử có Bình Đẳng Tâm Vô Phân Biệt tuy chỉ hiển tướng thanh âm bình thường trên thế gian khổ đau sầu não mà không hề bị hòa lẫn mất tăm không dấu tích giữa muôn vàn tạp âm thô thiển, uế trược mà là phong hỏa luân quang lay động ba ngàn thế giới, cảm ứng MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT sanh huyền tác vi là Ứng Hóa Thân của chư Đại Bồ Tát Ma Ha Tát hiển lộ diệu tác vi là nguồn năng lượng vô cùng tận, diệu dụng toàn hảo không dư sót giúp người vững tâm trên con lộ tử sanh tìm cầu giải thoát với hồng danh NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Với chân tình ngưỡng mong quý hữu cảm thọ được chữ NAMO là pháp giới thậm thâm bất khả tư nghì nên Trừng Hải thô thiển so sánh giữa việc Thành Tâm niệm Hồng Danh Chư Phật với việc Trì, Hộ Chú và Niệm Chú mà biện biệt sự sai khác nơi tánh dụng giữa hai công phu này. Mà việc niệm Hồng Danh là truyền thống cổ kính ngàn đời mà chư cổ đức từ bi ân cần trao lại cho đời sau là phương tiện, phi phương tiện tuyệt tích cứu cánh mà diệu dụng hiển bày nhưng, như Trừng Hải nhận thấy, đang dần mai một với việc một số ít người ưa thích việc trì, hộ chú mà lầm lẫn với niệm chú nên vô tình rời xa đại đạo vì khuynh hướng tìm cầu pháp xảo dụng chỉ là giả phương tiện tùy duyên, tùy căn cơ, tùy pháp xứ khởi sanh trong một thì nghi nhất định mà thôi. Cho nên, lồng trong phần Quy Y, Thọ Giới, Trừng Hải xin dộng một tiếng đại hồng chung ngưỡng mong thức tỉnh những ai đã vô tình lìa xa truyền thống ngàn đời cổ kính uy nghi đức độ mà hiển bày từ bi viên mãn trí huệ là lời mẹ hiền năm xưa ru con giữa chiều đông giá rét bên ngọn hỏa phúc đăng tức đèn dầu đủ sức giữ ấm muôn đời con ngoan. Kính báo, kính báo, hề hề.
--------------------------------------------------
Kính thưa quý hữu, hôm qua Trừng Hải đã đưa ra sự tướng của việc Niệm Hồng Danh Chư Phật, và Trì, Hộ Chú nên hôm nay xin đưa ra cái nhìn lý tánh thô thiển cũng chỉ ngưỡng mong quý hữu thấy vẻ đẹp toàn mỹ của tâm chân thiện mà chư cổ đức bao đời nay ưu hoài ân cần gìn giữ trao lại cho đời sau phương tiện là phi phương tiện phi cứu cánh mà diệu dụng vô ngại hiển bày chính là Hồng Danh Chư Phật, chư Bồ Tát Phật mà tuy cũng có giới thiệu đến các câu chú để hộ trì chỉ là xảo phương tiện tùy duyên, tùy căn cơ, tùy pháp xứ khởi dụng trong một thì nghi nhất định nào đó thôi.
Kính thưa quý hữu, trước hết Trừng Hải xin nhắc đến chương XVIII, câu 7 tức Câu 241 theo PHÁP CÚ KINH, Pali, bản PTS, đó là: "Trì tụng mật chú sai âm trật giọng thì không hiệu nghiệm..." (Mantras have rust when there is no repeated-recitation...).
Trừng Hải này dẫn chứng câu Kinh trên chỉ để cho quý hữu thấy sự khó khăn của việc trì tụng chú bởi nó liên quan đến kỹ thuật phát âm (hầu, họng, vòm họng, lưỡi,...hơi), khí (hơi tích trữ ở trung thất) và vận động các căn liên quan trong việc trì chú. Mà như Đức Phật dạy chỉ cần sai một âm trật một giọng thì đã không hiệu nghiệm.
Chữ Mantras trong câu kinh trên bao gồm Đà la ni-Dharanis và Mạn đà la-Mandala thuộc Tâm pháp bí yếu của Du Già Hành-Yogacaria trong Chân Ngôn Thừa-Mantrayana (vốn là pháp tâm truyền cẩn mật nên không được tiết lộ ra ngoài) tương đương với Paritta-Hộ trì chú trong văn hệ Pali. Bởi Tam Tạng Kinh Pali đã được Chư Đại Trưởng Lão Mahavihara cho phép công bố và là Tạng Kinh được nghiên cứu rỏ ràng nhất hiện nay trên thế giới phù hợp với nền giáo dục hiện đại ngày nay. Nên Trừng Hải này xin lấy Paritta để minh chứng cho lời nói trên.
-----------------------------------------------------
Kính thưa quý hữu, bài viết này bị ngắt quãng hơi lâu cùng cũng là điều ngoài ý muốn của Trừng Hải này, tuy nhiên cũng xin thứ lỗi cùng quý hữu, mong lượng thứ lượng thứ; Bởi trần gian có gió mưa bão bùng phong ba chớp giật cuồng phong lửa trào vẫn còn đó một đóa Nhất Chi Mai mỉm cười thiên thu bất tuyệt tự ngàn xưa vậy đến ngàn năm sau mãi còn, vẫn muôn niên tỏa hương từ bi cõi nước thế nhân từ nơi xa xôi không thể nghĩ bàn tới nơi nội xứ tang thương dâu bể man dã lòng người. Nên, chỉ cần lòng kia tâm nọ một lòng quy y Tam Bảo và Thọ Giới Niệm Danh ắt sẽ gặp kỳ duyên muôn niên khó gặp mà cũng chính là Kỳ Tâm đó thôi. Kính báo kính báo, hề hề.
Bây giờ Trừng Hải này xin tiếp tục đề cập đến Hộ Trì Chú tức PARITTA. Chữ Paritta nghĩa là bảo hộ, hộ trì không niệm trong văn hệ Pali. Từ nguyên của Paritta gồm Para- và -atta. Trừng Hải xin lần lượt phân tích như sau (quý hữu nên nhớ chữ Chú chính là Âm, nên chú trọng đến "Tự" tức ngôn từ cho khẩu truyền; hi vọng quý hữu có thể tiếp tục nghiên cứu môn học mật tế này vì nó vẫn còn hiện tồn trên thế gian ngày nay mà Trừng Hải này không tiện nói nhiều trên mạng...) kèm với -atta nghĩa là HỮU TÌNH hay HỮU TÁNH tức NGÃ là PHÁP HỮU VI cấu thành như chữ SATTA.
- Para-: từ nguyên này có nghĩa là "TỰ" tức vốn nó là hay tự tánh tức DESANA, mà Ngài Bất Không dịch nghĩa là KIẾN.
Kính thưa quý hữu vạn pháp trên thế gian như Phật Đà dạy tánh bản lai không hay tự tánh không nên hành hoạt theo luật Nhân Quả Tương Quan tức Thuận Nghịch Hành Pháp tức TỰ MÔN (có Pháp Giới Thể Tánh Trí ở trung tâm) nên hoặc là Ác hay THIỆN thuộc về ĐẠI SƯ NHÂN DUYÊN nên bất khả tư nghì. Mà đã là bất khả tư nghì thì làm sao chúng sanh vô tri biết được mà tin theo? Tuy chúng sanh vô tri mậu ngộ (hề hề, mà lại hay...tán phét mới hí tiếu) nhưng do bởi có thân tâm tức cái biết của tri kiến lập kiến nên Bậc Thượng Thừa Diệu Thủ nương theo cái tánh mậu ngộ này khi thấy người thành tâm mà dụng THẦN CHÚ hiển lộ THẦN THÔNG để cảm phục chúng sanh mà đưa về CHÁNH ĐẠO, thi hành phận sự PHỔ BIẾN CHÁNH PHÁP vi diệu bất khả tư nghì.
Dụ như thời xưa hơn 100 năm trước tây lịch, A Dục Đại Đế-Asoka khi gặp Ngài Mục Kiền Liên Tư Đế Tu-Moggaliputtatissa khi khởi lòng hộ trì Pháp Đạo đã đến gặp Ngài và xin Ngài ban cho một phép thần thông nên được như nguyện (hề hề, quý hữu để ý khi gọi Đại Đế Asoka các nhà chuyển ngữ tàu gọi là vương tức A Dục Vương vì cho vua tàu mới là hoàng đế "thiệt", chớ thật ra Đại Đế A Dục là bậc rất Kiệt Hiệt, Hiển Hách về võ trị cũng như văn trị, đặc biệt là bậc đại hộ trì Chánh Pháp tức ĐẠI ĐẾ PHẬT TỬ ASOKA.) Hay gần đây hơn, ở nước Đại Việt ta cách hơn 3-400 năm trước, khi chúa Nguyễn Phúc Chu thỉnh Hòa Thượng Thích Đại Sán sang nước ta cũng đã thỉnh cầu Ngài hiển lộ thần thông nên đã ban cho chúa Nguyễn Phúc Chu một bài chú đi ngoài mưa mà không ướt lúc mới diện kiến.
Vậy thì tùy theo vận hành thuận hay nghịch cho nên, khi theo chiều ác là thuận thì bị trói chặc với gốc VÔ MINH tức thành PARAMASA là tà kiến nên là GIỚI CẤM THỦ KIẾN-SILABBATA PARAMASA, do bởi vi phạm cấm giới. Dụ như trong Bodhisatta-Bodhipitaka hay Jataka ghi lại chuyện về một bài chú Trồng Cây là của Đaị Sĩ ban cho một người học việc tận tâm thuộc giai cấp Chiên đà la-Cadala; bài chú này khi được người thọ lãnh khởi trì sau khi đặt hạt giống xuống đất đã được chuẩn bị sẵn thì trong một ngày sẽ phát triển, ra hoa và kết trái chín cây khi tuân thủ đúng các giới hành và giới cấm...; trong các cấm giới có giới không được che dấu gốc khai sanh. Về sau khi người học việc này xuất sơn, gặp hoàn cảnh thuận lợi vì có một ông vua rất thích ăn...xoài nên đã tiến dâng xoài trái mùa mà có được sự thân cận dần dần được vua tín cẩn mà khởi ý ban cho người này làm quan thượng thư bộ công(?) như bộ trưởng nông nghiệp ngày nay. Do phải khai báo giai cấp mà người này lại muốn dấu vì Chiên đà la là giai cấp hạ tiện không được làm việc cho vua chúa nên thần chú Trồng Cây không hiệu nghiệm (dù vẫn còn nhớ các tự âm tác thành câu chú) nên mất đi sự tin cẩn của vua. Dù sau này hối lỗi cố về gặp Đại Sĩ để khẩn cầu ban lại bài chú nhưng bất thành.
Như vậy, thưa quý hữu, hộ trì chú Paritta chỉ là Thần Chú tùy căn cơ, cảnh trần và pháp xứ mà khởi tánh dụng ở một hoàn cảnh, thì nghi nhất định mang tính xảo phương tiện thuộc thế gian hạn hẹp chớ không phải là TÂM CẢNH thuộc BỔN TÔNG rộng lớn như THẬT TẾ ĐẠI ĐẠO vô biên, vô lượng tức phi thời như niệm HỒNG DANH CHƯ PHẬT hay CHƯ BỒ TÁT PHẬT.
--------------------------------------------------
QUY Y THỌ GIỚI - QUY Y TAM BẢO, SỰ và LÝ
Kính thưa quý hữu, Phật Đà sau khi thành đạo dưới cây Bồ Đề-cây Trí Huệ, do sự thỉnh cầu của Đại Phạm Thiên Sahampati ( Ở Đại thừa nói là Đại Bồ Tát Phổ Hiền nên gọi là Bậc Đại Hạnh) nên Phật Đà quyết định giảng dạy Chánh Pháp cho thế gian này, nhân gian nọ. Ngay sau khi đắc Tam Diệu Minh, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, thành tựu Phật Quả thì có hai nhà thương buôn thiếc, nhờ có vị nữ thần bảo hộ là mẹ của hai người vào kiếp trước báo mộng cho biết, đến cúng dường Bậc Chánh Đẳng Giác hầu hưởng phước đức lớn. Theo như một số bản Chú giải trong Tạng Pali thì đây là trường hợp Quy Y đầu tiên tuy thiếu Tăng Bảo nên gọi là Quy Y Nhị Bảo. Nhưng theo thiển ý Trừng Hải, trường hợp này vẫn được gọi là Quy Y Tam Bảo; Vì sao vậy? Vì Phật Đà tuy là Bậc Như Lai, Đấng Thế Tôn nhưng cũng hiển tướng sa môn để giáo hóa chúng sanh nên các luận sư ngoại đạo trước khi quy hướng Phật Đạo vẫn gọi là Sa Môn Gotama. Do vậy, hai vị thương buôn Tapussa, Bhalukka là người Miến Điện đã được hưởng phước quả đại giàu sang mà danh dự, đạo đức vì là người cúng dường Phật Đà đầu tiên sau khi Ngài thành đạo (dù vật phẩm cúng dường chỉ là những chiếc bánh ngũ cốc tẩm mật ong làm lương khô ăn đường). Và trước khi đi vào phần Sự và Lý, Trừng hải xin trích dẫn một đoạn Kinh nói về quả phước Quy Y Tam Bảo to lớn dường nào: "...Là Phật tử ai quy y Phật Đà, ai quy y Phật Pháp, ai quy y Tăng Già Thánh Giả thì nhất định hưởng Đại Phước thoát khỏi ba thế giới khổ và ác trong suốt trăm ngàn đại kiếp ba." (Vì quá lâu ngày nên Trừng Hải không nhớ đoạn kinh ở bổn kinh nào trong Tạng Kinh Pali, xin thứ lỗi, dù đã tìm lại cả buổi tối qua, mà đạo hữu nào biết xuất sứ thì xin bổ sung cho trừng hải. Xin đa tạ, bội phần đa tạ, hề hề) Đồng thời cũng xin chư vị bỏ chút ít thời gian đọc lại Bổn Kinh RATANA SUTTA tức TAM BẢO KINH để thấy được oai lực vô lượng mà diệu dụng vô ngại không thể nghĩ bàn của HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của PHẬT ĐÀ SAKYAMUNI; cũng là Bổn Kinh theo truyền thống Myanmar-Miến điện bao gồm 12 MahaParitta-Đại Hộ Niệm Chú đã được XỨNG ÂM khi PHẬT ĐÀ dẫn đầu chư TỶ KHEO đi chung quanh thành Xá Vệ-Savatthi ba vòng để hóa giải cơn dịch bệnh đang hoành hành và thật là CHUYỆN LẠ THẾ GIAN PHI THƯỜNG, PHI PHI THƯỜNG tức VỊ TẰNG HỮU SỰ vì sau đó xuất hiện cơn mưa lớn đồng xóa sạch dịch bệnh tai ương gây chết chóc, khổ đau cho dân chúng trong thành. Con xin đảnh lễ PHẬT ĐÀ, BẬC ỨNG CÚNG, MINH HẠNH TÚC. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Kính thưa quý hữu, trước tiên để tỏ lòng vô vàn sùng kính tưởng niệm TAM BẢO, Trừng Hải xin trích dẫn ba bài tán PHẬT PHÁP TĂNG mà chư cư sĩ tại gia Nam Phương Thượng Tọa Bộ tức Phật Giáo Nguyên Thủy trích dẫn trong Tăng chi Bô Kinh-Angutara Nikaya VI, 10,25 và Trường Bộ Kinh-Digha Nikaya 33 thuộc phép Quán Tưởng làm nghi thức tụng niệm:
Tán Thán Phật Đà: "Ngài là Như Lai, Bậc Ứng Cúng, Vô Thượng Chánh Biến Tri, là Đấng Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải liễu đạt thật tướng toàn vũ trụ, là Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, là Thiên Nhân Sư là Phật Đà." Con xin kính lễ Phật Đà.
Tán Thán Phật Pháp: "Thánh Giáo mà Thế Tôn thân giảng một cách khéo léo và đầy đủ là để tự chứng ngộ, có diệu dụng tức thì, khuyến khích sự tinh tấn trầm tư, là đường dẫn đến Niết Bàn bằng minh tâm tự người ngộ nhập, mà hưởng phước quả vô biên." Con xin kính lễ Chánh Pháp.
Tán Thán Tăng Già Thánh Giả: "Tăng Già Thánh Giả có giới hạnh trang nghiêm, có trí huệ viên mãn, y pháp phụng hành. Chư vị thành tựu bốn bậc, chứng bốn Thánh Quả. Chúng Tăng Già Thánh Giả, là đệ tử Phật Đà, xứng đáng thọ lãnh vật phẩm cúng dường, chỗ ngụ, tôn trọng và đảnh lễ; Bởi chư vị là phước điền tối thượng của thế gian." Con xin kính lễ Chúng Tăng Già Thánh Giả.
Kính thưa quý hữu, chữ Bảo trong TAM BẢO có nghĩa là quý báu trong chữ trân bảo và tàng giữ trong chữ bảo tàng. Là trân bảo vô thượng không có châu ngọc dù là vô giá nào bằng nên Phật tử phải giữ gìn với lòng vô vàn sùng kính không phút giây ngưng nghĩ bởi đó là HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN bất khả tư nghì. Trừng Hải nay xin lần lượt diễn đạt bằng tri kiến thô thiển về Sự Và Lý của Tam Bảo và Quy Y Tam Bảo theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy. Kính báo kính báo, hề hề
----------------------------------------------
TAM BẢO - SỰ, LÝ lược thuật.
Kính thưa quý hữu, Tam Bảo vốn trân quý vô thượng, nên Phật tử cần phải giữ gìn chớ có rời xa tìm nơi nương tựa ở những nơi biến thiên tức thay đổi như tiền bạc, danh lợi, quyền uy...mà thành hạng vô tri mậu ngộ vì chấp thủ vào những điều được Phật Đà ví sắc như thủy bào - thọ như phù mạc - tưởng như dương diệm - hành như hương giá - thức như ảo thuật, là nơi sanh ra vạn pháp và tư ngã vốn là pháp hữu vi sanh diệt luôn thay đổi làm người hoa mắt, đảo điên mà điên đảo.
Mà đó cũng chính là Sự Tướng thế gian sanh do ái dục và tà kiến, tức tìm cầu du khoái lạc thú sáu căn trần gian mà đắm chìm mê say bất kể đất trời có có, không không, hay khởi sanh tà tưởng kiến chấp mà cho rằng thế giới nhân sinh phải cần này này, nọ nọ; Mà gây ác sự bởi mắc lưới Vô Minh vì Hành ô nhiễm mà khởi Thức tức Tâm Vương vọng tưởng mà kiến lập, phủ định nào là hiện sinh, xã hội, ..., tư bản, công bằng hạnh phúc...toàn điều dối trá không thật mà cho là thật bởi kiến văn giác tri u u, minh minh mà sanh toàn là Khổ Sự.
Nên, Phật Đà từ hơn 2500 năm trước đã chỉ cho thế nhân con lộ thoát KHỔ tức lấy Bát Chánh Đạo là TRUNG ĐẠO làm bổn thể tức CHÁNH VỊ mà quán chiếu vạn pháp sanh diệt tức hữu vi là Sự Tướng mà đình chỉ diễn tiến có cứu cánh tức KHÔNG là Lý Tánh. Vậy thì Sự Tướng vốn có Chánh-Tà, có Giả-Thật, có Hữu-Vô...đã được chư Đệ Tử Thanh Văn thượng thừa thượng thủ kết tập thành 9 bộ kinh tức Buddha Sasana là PHẬT GIÁO, nghĩa là lời dạy của Phật Đà, sau khi Ngài nhập diệt, và lưu giữ, truyền thừa cho đến lúc được ghi chép thành văn tự như Trân Bảo tối thượng được giữ gìn hơn cả báu vật tuyệt đỉnh trần gian chính là TAM TẠNG KINH PALI bằng phẩm hạnh cao đức "tâm như thị" bởi duyên khởi là "NHƯ THỊ NGÃ VĂN" nên lời Y Chánh Pháp. Kính báo kính báo, hề hề.
----------------------------------------------
QUY Y TAM BẢO - CHÁNH TRI KIẾN, CHÁNH TƯ DUY và TÍN TÂM
Kính thưa quý hữu, Giáo Pháp mà Phật Đà thân giảng như lời tuyên ngôn trong Pháp Cú Kinh: "Như Lai chỉ dạy hai điều, đó là KHỔ và CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ" được ví chỉ như nắm lá trong lòng bàn tay là GIÁO PHÁP so với muôn vàn vô lượng lá trong rừng cây là CHÁNH BIẾN TRI cũng chỉ để chỉ cho chúng sanh thấy được con đường thoát khổ vì CHÁNH PHÁP là con thuyền đưa người vượt ái hà-flood, đoạn khổ ách-yokes tức ASAVA-LẬU HOẶC (Đọc Majjhima Nikaya-Trung Bộ Kinh, số 2, số 9 hay Digha Nikaya-Trường Bộ Kinh số 33...); là gốc của khổ đau tức TẬP ĐẾ. Hay ai là người có CHÁNH KIẾN về KHỔ ĐẾ là người am tường biện biệt CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ tức ĐẠO ĐẾ là nhận thức bằng nền tảng NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO là TAM BẢO được kết tập trong NGŨ BỘ KINH gồm Trường Bô, Trung Bộ, Tương Ưng Bô, Tăng chi Bộ và Tiểu Bộ Kinh.
Và trong suốt 45 năm hoằng truyền Chánh Pháp, Phật Đà luôn dạy rằng giáo pháp của Ngài là để cho mọi người đến, lắng nghe, am tường biện biệt và tự mình thắp ngọn tâm đăng cho đến khi hỏa đăng kia bùng cháy là Tam Muội Hỏa đốt sạch Tham, Sân và Si đồng là Niết Bàn (Đọc Aditta Pariyaya Sutta tức Kinh Lửa). Vì vậy Phật Giáo_Buddha Sasana lấy Chánh Kiến làm người dẫn đường mà xây dựng Tín Tâm kia cho đến ngày nương Chánh Đạo (Đọc Arya Puggala, M, 70; A, IX,44...Patisambhida Magga, Pts II, trang 33 bản PTS), bởi Tín Tâm kia là đường dẫn về giải thoát (đọc Apannaka-Jataka, 1; Khadirangara-Jataka, 40...).
Trừng Hải hôm nay xin trình bày một cái nhìn gọi là khái lược về như thế nào gọi là Chánh Kiến về Sự Tướng chánh-tà, giả-chân, hữu-vô tức thường-vô thường và vị kỉ-vị tha mà chư cổ đức gọi là Thuyết Thông tức am tường biện biệt Lời Dạy của Phật Đà mà có trí phân biệt sự tướng, mà xây dựng Tín Tâm cho đến ngày Tông Thông tức Tâm Ngộ là Lý Tánh. Kính báo kính báo, hề hề
-------------------------------------------------
CHÁNH TRI KIẾN
KIẾN là gì, khái lược
Kính thưa quý hữu, lời mời gọi quý hữu thỉnh lãm về cái mà Trừng Hải gọi là Chánh Kiến để phân biện Thường-Vô Thường, Chánh-Tà, Đại Sự-Thế Sự nhân duyên...ngày trước (17/09) vậy mà thấm thoát đã gần nửa tháng trôi đi quả như lời người xưa "thời gian như bóng câu qua cửa sổ". Vâng, thời gian thì nhanh chóng trôi qua nhưng gởi lại cho thế nhân này, nhân gian nọ đây, mái tóc bạc đầu, lưng còng tay mõi, lời thều thào không hơi, kia, là thế sự đa đoan xoay vòng hết đến rồi đi hết đi rồi trở lại tình tiền tù tội cướp bóc gian dâm; làm cho mắt người vốn đã mờ mờ càng thêm ảo hóa trước ánh đèn màu chớp nháy nhanh như...điện, hề hề, lòng vốn đã rối như tơ càng thêm điên đảo quay cuồng nơi tấn trò đời bỉ thử xảo trá như...hô-li-út đóng phim. Hỡi ơi, đường vạn lý thì dài dằng dặt đâu phải thẳng băng như đường...lát nhựa mà vốn chông chênh hết dốc cao đến trũng thấp phủ lấp nào mây mờ dông bão, nào lời đàm tiếu chua ngoa...; mà, sức lực con người thì hữu hạn bởi luật sanh diệt vô thường nơi mệnh căn, tâm lực (nên dù ôm mối hùng tâm cũng phải nuốt hận bởi thời đã qua rồi, than ôi, "Thế sự du du nại lão hà. Vô cùng thiên địa nhập hàm ca. Thời lai đồ điếu thành công dị. Thời khứ anh hùng ẩm hận đa").
Vậy mà người cư sĩ trên bước đường Vạn Lý Tầm Chân, chỉ có một chữ Tâm gắn liền nơi chữ Tín bởi Tín Tâm kia tương ưng, tương tác mà được dẫn đường bởi chữ Chánh Kiến huyền diệu như sao Mai muôn đời dẫn đường người chích ảnh đang lữ thứ cô thân trên hoang mạc sơ khai nên, chí vững tâm bền mà an phận đi cho hết con lộ tử sanh, sanh tử cho đến lúc Hồi Đầu Thị Ngạn tức Hồi Hướng mà thoát nhục thân tức thị thành Thánh Thai Tạng Giới tức Noãn Vị là nụ cười trường tiếu muôn niên giữa thanh không minh nguyệt mà hát khúc hân hỉ cho đến lúc Thường Khinh An bát Niết Bàn. Ôi hạnh phúc thay người cư sĩ Quy Y Tam Bảo là người nương tựa nơi tuyệt hảo vô song, là vô thượng bất khả tư nghì.
------------------------------------------------
KIẾN là gì:
DITTHI: View, Belief, Speculative Opinion, Insight.
If not qualified by samma, "right", it mostly refer to wrong and evil view or opinion, and only in a few instances to right view, understanding or insight (e.g ditthi-ppatta; ditthi visuddhi, purification of insight:; ditthi-sampanna, possessed of insight).
Wrong or evil view (ditthi or miccha-ditthi) are declared as utterly rejectable for being a source of wrong and evil aspiration and conduct, and liable at times to lead man to the deepest abysses of depravity, as it is said in:
"No other thing than evil views do I know, O monks, whereby to such an extent the unwholesome thíng not yet arisen arise, and the unwnholesome thing already arisen are bought to growth and fullness. No other thing than evil view do I know, whereby to such an extent the wholesome thíng not yet arisen are hindered in their arising, and the wholesome thíng already arisen disappear. No other thing than evil view do I know, whereby such an extent human beings at the dissolution of the body, at death are passing to a way of suffering, into a world of woe, into hell." (A.I, 22)
Further: "Whatever a man filled with evil view, performs or understakes, or whatever he possesses of will, aspiration, longing and tendecies, all these things lead him to an undesirable, unpleasant and disagreeable state, to woe and suffering." (A.I, 23)
From the Abhidhamma, it may be inferred that evil views, whenever they arise, are associated with greed.
BUDDHIST DICTIONARY - NYANATILOKA, Singapore Buddhist Meditation Centre
Tạm Dịch:
Kiến trong tiếng Pali là Ditthi: nghĩa là Thấy, Tin rằng (vào), Phỏng đoán...Nếu không được phẩm định bởi từ Samma tức Chánh thì hầu hết đều chỉ là cái thấy sai lầm tức tà kiến và ác kiến hay quan niệm không đoan chánh, và chỉ trong một số ít trường hợp (hãn hữu) mới là tri kiến đúng đắn như là tri kiến thanh tịnh, lãnh thọ trí huệ (từ bậc thiện tri thức?)
Tà kiến - ditthi hay miccha-ditthi, được xác định là hoàn toàn do bởi sự phóng chiếu từ bổn tánh ác hay tư duy sai lầm (mậu ngộ) và chính tánh ác hay tư duy sai lầm làm nảy sanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc có tà kiến, hay ác kiến.
Kính thưa quý hữu về hai đoạn kinh được trích dẫn là Tăng Chi Bộ Kinh I, 22 và 23 thì quý hữu có thể tìm đọc trong Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam do cố Hòa Thượng Thích Minh Châu chủ trì.
Trong Thắng Pháp hay Vi Diệu Pháp-Abhidhamma, thì tà kiến, ác kiến khởi sanh khi nó gắn liền với tham dục.
KIẾN:
Tiếng Phạn là Nại-lat-xa-nang có nghĩa là suy nghĩ tìm tòi để hiểu rỏ mà chọn lựa khẳng định sự, lý kể cả ý nghĩa chính đáng và không chính đáng.
Theo Ma ha Chỉ Quán: Hết thảy hạng phàm phu chưa bước được lên Thánh Đạo thì bất cứ toan tính mưu kế gì cũng đều là kiến.
Tất cả mọi mê hoặc về lý như Ngã kiến, Tà kiến...đều gọi lag kiến. Tất cả mọi mê hoặc về sự tham, giận, ngu đều gọi là Ái. Như vậy hết thảy mọi Kiến đều là Kiến hoặc cũng là Tư hoặc. Mọi mê lầm về sự chỉ do ở cái gốc Ác. Do đó nêu cái Ái lên để bao quat chung cho tất cả.
Kiến có năm- Ngủ Kiến: Thân Kiến - Biên Kiến - Tà Kiến - Kiến Thủ Kiến và Giới Cấm Thủ Kiến.
Ngoài ra còn chia Đoạn Kiến - Thường Kiến.
Đoạn Kiến: tà kiến thiên hư vô.
Thường Kiến: tà kiến thường.
TỪ ĐIỂN PHẬT HỌC THỰC DỤNG
----------------------------------------------------
KIẾN là cái chi chi?
Kính thưa quý hữu, chữ Kiến này theo như Trừng Hải thấy nhìn có vẻ đơn giản vậy mà thật ra cực kỳ rối rắm như tơ cuộn trong tay trẻ bi bô thành ra muôn mối. Nên chớ làm trẻ hồn nhiên (ở chỗ khác thì được, hề hề) mà xin hãy lấy tâm cầu học hỏi mà cẩn trọng xem xét bằng con mắt sư phạm cho đến lúc tỏ tường; Bởi nó là nơi bắt đầu của việc Tầm Chân, ở Tâm Địa môn thì là đào xới cày bừa cho tơi đất mà nhận hạt giống bồ đề cho đến lúc tựu thành Bát Nhã nguyên sơ; ở môn...chăn trâu thì nhờ đến nó mà biết "trâu" là gì mới nói đến chuyện tầm "trâu"; ở vô lượng thọ tông, thì cũng nhờ có kiến mà bước vào cảnh giới nhất như niệm Phật; ở nơi nhất thiết là không tông thì cũng nhờ có kiến nên am tường "văn tự" là cái chi chi; ở nơi...Nói chung là thậm thậm chí thiết cho Phật tử tùy cơ ứng biến hay nhẹ nhàng hơn là đối nhân xử thế bằng Nhân Sinh Quan Phật Giáo là nền tảng cho người giữ vững chân đi trên đường sanh tử, tử sanh vô vàn ngỏ hẻm quanh co chằng chịt hiểm nguy rập rình. Hề hề, Trừng Hải xin làm người...hát rong nghêu ngao đôi lời giới thiệu từ cổ chí kim, đông lộ tây đường, đây là bạch hổ kia là thanh long về chỗ thái cực lưỡng nghi là nơi bát quái quy hề, hề hề.
Xin bắt đầu với kiến văn giác tri. Dạ xin thưa, KIẾN chính là kiến văn giác tri tức mắt thấy, tai nghe, miệng nhai, mũi ngửi, thân sờ chạm là cảm giác thọ lãnh khi hữu tình chúng sanh sanh hoạt nơi trần gian cõi tạm (mà sao yêu quá khôn chịu về, hề hề). Như ta từng biết qua kinh văn thì có hai cảm giác gián tiếp là mắt với sắc hình, tai với thanh âm, ba trực tiếp là mũi, miệng, thân xác với hương, vị, xúc sờ chạm mà hình thành nên tiền ngủ thức nhãn nhĩ tỉ thiệt thân thức. Do bởi thức chỉ nhận biết việc mà không biết việc là cái chi chi nên nương vào Ý mà sanh ý thức tức xúc mà nhận biết cảnh trần (Nam tông) hay trần (Bắc tông) thọ lãnh tức THỌ (cảm giác) bằng cái gọi là Tướng (biểu tướng) mà hiện Thập Tướng (nam nữ, sắc thanh hương vị xúc và thành trụ diệt) nhờ Tưởng (tri giác vật thể-khái niệm) hình thành cái gọi là BIẾT hay TRI.
Cái gọi là Ý sanh ý thức là do duyên với Hành ở Nam tông, còn Bắc tông thì Ý là năng duyên với A lại da thức là sở duyên tạo thành cơ sở dữ liệu để đối chứng với cảnh trần, trần mà ngủ quan năng cảm giác để Biết hay Tri giác.
Quý hữu có thể hình dung bằng so sánh với mạng điện toán với máy chủ là nơi tích trữ dữ liệu, máy điện toán (phần cứng) là mắt tai mũi lưỡi thân, nhập dữ kiện tìm kiếm là cảnh trần, trần; phần mềm trình duyệt là sự vận hành của thức...xúc mà cho ra kết quả trên màn hình là Biết hay Tri.
Quá trình tri giác hay nhận biết gồm có hai phần. Phần đầu là tri giác vật thể, và phần sau gọi là tri giác khái niệm vì liên hệ đến ký ức, kinh nghiệm, hiểu biết...
Và trước khi tiếp tục...hát rong, Trừng Hải cũng xin quý đạo hữu khi đọc bài nếu thấy chỗ nào có sai sót thì xin chỉ giáo cho và việc chỉ giáo này xin nói thật lòng là Trừng Hải bội phần đa tạ vì sự trợ giúp chính là điều bản thân mong muốn vì được học hỏi những điều mà mình chưa thấu hiểu vẹn toàn. Xin đa tạ trước.
--------------------------------------------------
KIẾN làm cái gì gì?
Kính thưa quý hữu, trước khi đi vào phần DỤNG của Kiến tức cơ chế vận hành và tác dụng qua sư hiện hành của tính chất và biểu tướng tức DANH, TƯỚNG và KIẾN, Trừng Hải cũng xin quý hữu lưu ý là những lời viết ra đây chỉ là những kiến thức nảy sanh trong tâm trí rồi gỏ bàn phím lóc cóc lan cang theo trí nhớ chớ chưa được soạn thảo thành văn bản nên không trọn vẹn vì có nhiều phần bị bỏ qua.
Vì vậy Trừng Hải xin quý hữu chỉ xem qua chơi, còn ai muốn nghiên cứu kỷ thì xin đọc Luận Tạng Pali, Thanh Tịnh Đạo Luận, Vô Ngại Giải Đạo, Nghĩa Thích...Đặc biệt chú trọng đến chương Dhammasangani-Pháp Tụ Luận và Patthana-Vị Trí là chương mở đầu và kết thúc của Thắng Pháp Tạng_Abhidhamma Pitaka cùng với Citta Vithi (hay Vinnana kiccha) là "Process of Consciousness" được chuyển ngữ là Tâm lộ hay Tâm đạo gắn liền với căn thân-Indriya, căn thức-Indriya paccaya là gốc rể-mula (hay hetu) vận hành theo luật Thập Nhị Nhân Duyên (hay Duyên Khởi) và Niyama (Panca-niyama).
Hay từng bước đi theo sự chỉ dẫn của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa đã đề cập đến trong Phật Học Phổ Thông về Duy Thức Học bởi đây là công trình biên soạn thật sự tuyệt diệu (theo trừng hải) chứa đựng lòng ưu hoài bằng chân tâm vì Đạo Pháp như một đóa Ưu Đàm Hoa kỳ kỳ trân quý giữa một rừng sách biên dịch nhan nhãn hiện có; tuy được Cố Hòa Thượng khiêm cung dụng chữ PHỔ THÔNG mà thật sự là KIẾN THỨC PHẬT HỌC chân thật diệu dụng thượng thừa. Con xin kính lễ Tăng Già Thánh Giả.
Và trước hết Trừng Hải xin trích dẫn một đoạn văn kinh thuộc Tương Ưng Bộ trong ÂN ĐỨC PHẬT PHÁP TĂNG của Tỷ Khưu Pháp Thanh soạn dịch giữa Phật Đà Sakyamuni và Trưởng lão Maha Kassapa:
...
Đại đức Kassapa: Bạch Đức Thế Tôn, đau khổ của ta là do ta tạo ra?
Đức Phật: Không đúng như vậy, này Kassapa.
Đại đức Kassapa: Bạch Đức Thế Tôn, đau khổ của ta ngẩu nhiên phát khởi?
Đức Phật: Không đúng như vậy, này Kassapa.
Đại đức Kassapa: Bạch Đức Thế Tôn, như vậy đau khổ không có?
Đức Phật: Này Kassapa, ta xác nhận có đau khổ và chính ta từng kinh nghiệm đau khổ.
Đại đức Kassapa: Bạch Đức Thế Tôn, Ngài dạy đau khổ của ta không do ta tạo nên, không do kẻ khác tạo nên, cũng không phải ngẩu nhiên phát khởi. Một đằng Ngài xác nhận có đau khổ và chính Ngài từng kinh nghiệm đau khổ, thật bất khả tư nghì. Kính xin Đức Thế Tôn từ bi khai thị cho đệ tử.
...
Kính thưa quý hữu, xin hãy trầm tư với tâm bình ý tĩnh đoạn văn kinh văn trên để tự tri trước vạn vạn lời điên đảo, đảo điên thường hiển lộ giả dạng "tri kiến cao siêu" với chữ "Không" vô tri, vô lực, vô dụng trên bước đường VẠN LÝ TẦM CHÂN. Hề hề.
-----------------------------------------------
Kính thưa quý hữu, như trên Trừng Hải đã nói Kiến là quá trình mắt thấy tai nghe đồng mũi ngửi, miệng nhóp nhép, thân sờ chạm mà có CẢM GIÁC tức THỌ rồi sinh TRI tức BIẾT là nhờ nương tựa vào Ý tức Ý Căn sinh Ý Thức. Vậy thì KIẾN là quá trình nhận biết sự kiện, sự vật rồi dựa trên đó mà có TƯ DUY tức NHẬN THỨC. Như vậy Trừng Hải có thể tóm tắc Quá Trình Nhận Thức gồm có: 1, Dữ kiện kinh nghiệm; 2, Nhận biết và 3, Nhận thức tức tư duy. Và quá trình này chư cổ đức gọi là KIẾN TƯ tức Sự và Lý hay theo ngôn ngữ hiện đại là nhận biết SỰ VẬT-SỰ KIỆN rồi NỘI DUNG tức KHÁI NIỆM mà TƯ DUY để nắm bắt Ý NGHĨA.
Vậy thì KIẾN VĂN GIÁC TRI vốn chỉ là phương tiện (kiến hay tri) để nhận biết trần, cảnh trần khách quan tức 'NHƯ NÓ LÀ" bởi nền tảng của nó gồm có THỌ UẨN và TƯỞNG UẨN vốn là Hai Uẩn vô ký tức không gây ra NGHIỆP là TÁC Ý-CETANA hay BẤT GIÁC. Nên nó không có tội tình chi mà phê phán nó như một số người do KIẾN VĂN hạn hẹp nên không hiểu tường tận chi li chí thiết, hề hề, nên nói chữ nghĩa là chướng ngại cho việc tu hành, hề hề, hí tiếu hí tiếu.
Dụ như bây giờ Trừng Hải nói KIẾN VĂN THÀNH PHẬT, chớ không nói KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT thì quý hữu thấy sao? Với người kiến văn hạn hẹp thì cho rằng Trừng Hải nói...sai nhưng với người chân thật tu hành tức THANH THANH TÚY TRÚC, TẬN THỊ PHÁP THÂN - UẤT UẤT HOÀNG HOA, VÔ PHI BÁT NHÃ thì vốn biết VĂN DĨ TẢI ĐẠO bởi viên thông THỰC TƯỚNG LY NGÔN nên KIẾN VĂN THÀNH PHẬT có VĂN là phó phẩm nên là THẬT TƯỚNG đó thôi (Bởi lời vốn phi cú phi thân hay tâm vô đình trú không ở ngoài không ở trong mà cũng không ở giữa hề hề).
Xin quay trở lại bài viết kẻo...lạc đề. Kính thưa quý hữu, hãy đọc lại hai định nghĩa mà Trừng Hải trích dẫn trong phần "KIẾN là cái gì gì?" để thấy hai cái nhìn một đông, một tây mà đồng bổ sung về chữ KIẾN do thiên vị nên sa vào vô tri mà sanh mậu ngộ tức kiến tư hoặc (bởi đông thì hướng nội còn tây thì nhìn ra, hề hề, tức nội-ngoại, chủ-khách...). Và Trừng Hải cũng xin phân tích để quý hữu thấy rõ chỗ bát quái quy hề thái cực lưỡng nghi, hề hề, như sau:
_ Theo Buddhist Dictionary by Nianatiloka:
Thì KIẾN được gọi là TÀ KIẾN là do bởi TÁNH bị tạp nhiễm cái ÁC và MẬU THUYẾT hay do THAM DỤC, và TÁNH tạp nhiễm này chịu mọi trách nhiêm gây ra TÀ KIẾN hiện tại và về sau nữa.
_ Theo Phật Học Tự Điển Thực Dụng:
TÀ KIẾN có năm tức NGŨ KIẾN là mê sự lẫn lý bởi VỌNG có gốc là ÁI.
Vậy KIẾN là TÀ KIẾN là do TÂM TÁNH bị tạp nhiễm vọng tưởng và ái dục mà sanh. Nên khi TÂM TÁNH có TÁNH NHƯ NHIÊN thì KIẾN chính là CHÁNH KIẾN nên phân biệt rỏ CHÁNH TÀ, CHÂN GIẢ, THƯỜNG VÔ THƯỜNG...
------------------------------------------------
Kính đạo hữu muathularung
- Trừng Hải xin đa tạ lời nồng hậu mà đạo hữu riêng chúc. Cầu Chư Phật thường gia hộ cho đạo hữu và thân quyến đồng chúng sanh thường an lạc, đắc giải thoát mà đáo Niết Bàn. Kính
- Như đã từng chia xẻ, lời của Trừng Hải đã không còn là sở hữu của Trừng Hải nữa rồi, hề hề.
- Lời Lão tử vốn chỉ là "cái" am hiểu sơ tâm Thập Nhị Nhân Duyên, nan tường "chỗ" tàn cuộc của ngũ uẩn đồng mạt kỳ của chư hành nên mới tuyên ngôn "Đại thành nhược khuyết...Đại trực nhược khuất..." mà hiện hành tiếng chuông (thiên linh linh địa linh linh...) mà giữ cho trời đất yên bình bởi cái dụng xua đuổi tà ma. Vậy, nên gọi đó chỉ là ao tù bé nhỏ theo sông rạch mà vừa ra đến biển lớn nhưng bất khả dụng mang tam thiên đại thiên qua Tứ đại hải vượt dãy Thiết vy, ly rời vô minh nguyên thủy bằng sở hành hư vô hóa tu di.
Vậy xin hãy dụng lòng, mong lắm thay, nương bát nhã nguyên sơ mà chặt đứt khổ ách, đoạn tuyệt ái hà y lời:
Thực tế ĐẠI ĐẠO
Tánh hải thanh trừng
Kính, Trừng Hải
Sửa bởi Amin: