T

Với tôi thiền đâu có phức tạp đến thế

trungvusc

Registered
Phật tử
Tham gia
23/11/16
Bài viết
5
Điểm tương tác
7
Điểm
3
Bắt đầu một chút với cái này đi bạn ơi, bạn đang tìm một phương pháp ngồi thiền hiệu quả phải không:
Dưới đây là tư thế bảy điểm căn bản cần áp dụng khi thực hành thiền định:
1. Chân khoanh lại theo tư thế kiết già, chân trái ở trong.
2. Lưng thẳng.
3. Vai để xuôi tự nhiên, tựa như cánh đại bàng.
4. Cổ hơi cúi về phía trước.
5. Mắt mở, tập trung và hơi nhìn xuống trong khoảng không cách chừng một mét ở phía trước.
6. Miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm vào vòm miệng.
7. Hai tay để nhẹ trên lòng, lòng bàn tay phải đặt trên lòng tay trái, hai ngón cái khẽ chạm nhau.
Khi thực hành thiền quán về hơi thở, hãy giữ tư thế của bạn luôn thẳng và làm theo trình tự sau đây:
1. Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi phải và hít vào bằng lỗ mũi trái một hơi dài và sâu.
2. Giữ hơi thở lại (ở đan điền) trong chừng vài giây
3. Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải
4. Tiếp đến, hít vào bằng lỗ mũi phải, bịt lỗ mũi trái. Giữ hơi thở lại một lát và thở ra qua lỗ mũi trái.
5. Tiếp theo, nhẹ nhàng hít vào bằng cả hai lỗ mũi cùng lúc. Thở mạnh hắt ra để đẩy không khí ra ngoài càng nhiều càng tốt.
Thiền quán về hơi thở kết hợp với thiền định:
Thực hành phương pháp này, khi hít sâu vào, chúng ta quán tưởng tất cả mọi năng lượng và phẩm chất tích cực của vũ trụ đi vào trong thân thể mình như một luồng khí trắng tinh khiết. Khi thở ra chúng ta quán tưởng hết thảy mọi năng lượng tiêu cực trong chúng ta như sân giận, ghen tị, buồn chán… đi ra ngoài trong hình thức một làn khói đen.
1. Bắt đầu thở ra một hơi dài qua cả hai lỗ mũi, đồng thời quán tưởng rằng mọi sân hận, oán thù, những ác nghiệp, căng thẳng và thất vọng theo hơi thở đi ra ngoài dưới dạng một làn khói đen.
2. Dùng một ngón tay bịt bên mũi trái, hít vào thật sâu bằng bên mũi phải và giữ hơi thở lại nơi bụng (đan điền) trong hai giây – quán tưởng mọi phẩm chất tích cực đi vào cơ thể bạn trong hình thức luồng ánh sáng trắng.
3. Sau đó, bịt bên mũi phải, thở ra bằng bên mũi trái đồng thời quán tưởng tất cả những năng lượng tiêu cực theo đó đi ra ngoài trong hình thức làn khói đen.
4. Một lần nữa hít vào bằng lỗ mũi trái tất cả những tư tưởng tích cực trong hình thức luồng ánh sáng trắng.
5. Bịt bên mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải toàn bộ tư tưởng tiêu cực trong hình thức làn khói đen
6. Hít thật sâu bằng cả hai lỗ mũi toàn bộ những tư tưởng tích cực, tốt đẹp trong hình thức luồng ánh sáng trắng đi vào.
7. Thở mạnh ra qua hai lỗ mũi để đẩy toàn bộ những tư tưởng xấu, tiêu cực ra ngoài trong hình thức làn khói đen.

Vv...và...vV. Bên trên là để đọc tham khảo chứ không phải để thực hành đâu :v.

Thôi đi mà, nếu bắt tôi làm từng này những checklist thì có lẽ tôi đầu hàng trước khi biết được thiền là cái gì. Vì sao lại quá phức tạp như vậy!.

Rồi lại có những hình thức mà người ta cho rằng nó thật là một kỳ tích hiếm có trong đời như thiền không ăn uống, thiền nhịn ăn thiền tuyệt thực 49 ngày, thiền ôm (gì mà tượng đôi nam nữ trong tư thế ... nhau :v)

https://3.bp.blogspot.com/-Z3_Je52WbDg/WQdrXJSjo7I/AAAAAAAADAg/c7VyBjtdGNM-kI-JnkGo4shYYSno4SsQwCLcB/s1600/thien-***-minh-sat.png​

Thực ra, với tôi, thiền là làm gì thì làm miễn sao trong tâm bạn cảm thấy tự do tự tại mà cái tự do đó không động chạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của ai.

Thế nên quá chú trọng đến hình thức để thực hành đôi khi làm bạn gồng cứng quá sức để tuân theo mà không thấy ra được mục đích của thiền, của hành thiền, của sống thiền.

Thiền là một lối sống, là quay lại với sự giản dị của tâm. Tâm đã có sẵn hạnh phúc rồi, có sẵn tự tại rồi. Chỉ cần quay về để thấy.

Khi bạn quay lại tỉnh thức, khi đã chạm đến sự tự do đó rồi thì thấy: "Hóa ra thiền mục đích cũng để như thế mà thôi".

Thiền là chú tâm vào từng động tịnh trong đời sống. Nó đang thế nào để tâm của bạn quan sát nó như thế ấy.

Nếu bạn định nghĩa rằng thiền là ngồi trong tư thế thật đẹp với những công thức tuyệt vời. Nghe ra có vẻ thật là tuyệt. Bạn như tìm ra một con đường đầy hứa hẹn. Nhưng không...

thien-dinh.png

Tại sao phải công thức hóa cho thêm phức tạp?

Tại sao cứ phải tuân theo những công thức đẹp tuyệt mà không để cho thiền uyển chuyển, linh hoạt theo hoàn cảnh đời sống?.

Sao phải đặt cho nó một khung giờ quy định để được chìm đắm vào những lạc thú của định mà không phải chính là một "đời sống thiền"?.

Sao khi nhắc đến thiền thì bạn chỉ nghĩ rằng nó gắn với tư thế ngồi kiết già hay bán già gì đó - nhìn có vẻ pro mà nó không thể là soi sáng mọi hoạt động trong cuộc sống chứ không chỉ đóng khung trong tư thế ngồi?...

Có thể bạn là người thực hành thiền với sự trải nghiệm và nói với tôi: "Này anh bạn, tôi hành thiền và cảm thấy lạc đấy".

OK, tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng...vấn đề quá to ở đây là lạc đó chỉ xuất hiện trong lúc bạn ngồi, khi nhập vào định. Thế còn lúc không ngồi, xuất định thì sao? khi đối mặt với cuôc sống ồn ào, xô bồ, bon chen ngoài kia thì sao?. Thì bó tay chứ còn sao nữa...Nếu thiền là một lối sống thì tôi cần nó mọi lúc mọi nơi kia.

Vì thế, tỉnh thức chứ không phải định mới là thứ giúp bạn tự tại trong cuộc sống. Tôi không phủ nhận thiền định, chỉ là muốn nói nó chỉ làm bạn cảm thấy lạc trong tĩnh mà không đủ để bạn linh hoạt trong động.

Vậy để thích ứng được với cuộc sống biến đổi liên tục, hãy trui rèn sự tỉnh giác, tri rèn chánh niệm. Là gì?. Là khi bạn làm gì thì biết mình đang làm cái đó, ăn biết đang ăn, đi biết đang đi, làm việc biết đang làm việc. Tin tôi đi, chỉ cần vậy thôi là bạn đã chạm vào sự kỳ diệu của tâm rồi .

Một số lợi ích tôi cảm nhận thấy rõ khi trở lại với chính mình - tất nhiên là còn nhiều và hơn thế nữa nhưng đây là những lợi ích có thể thấy ngay:

Sự tự do
Tự chủ
Điềm tĩnh
Đấy, đơn giản chỉ cần quay vào trong mọi động tịnh thôi và ý niệm của bạn được giải quyết.

---
Nguồn: www.trungvusc.com
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

H

hoiquangphanchieu

Guest
Dạ! kính diễn đàn.
chào trungvusc.

Hổm rày định vào đây viết vài dòng cùng bạn, nhưng đến nay mới có duyên. Mình tên TRÍ.
Mình đã đọc bài bạn, mình đã cảm nhận được cái vị cay cay... của quả ớt đang trong môi bạn, cay cay, mằn mặn, đăng đắng, tê tê, nhưng thật thích thú mà ấm lòng trong những bữa trời đông gió rét phải không bạn!? Cái rét cắt da thịt...cái rét dù có lạnh thấu xương nhưng không thể làm lạnh được cái bất động, cái hằng ở đó, cái sờ sờ đó, cái đang ở trước mặt...kia!

Bạn đang mô tả vị cay đó bằng sự thật của lòng mình, bằng chính mình, bạn không mô tả vị cay của quả ớt để trên bàn kia! Thật chúc bạn đã nếm được hương vị của cái từ gọi hay hay : "THIỀN"
Với con mắt "nhậm nhậm" của TRÍ chỉ thật tình nói đại ra cái nghĩ thiển cận của mình, mong bạn chia sẽ.

Bạn đã viết như vầy : "OK, tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng...vấn đề quá to ở đây là lạc đó chỉ xuất hiện trong lúc bạn ngồi, khi nhập vào định. Thế còn lúc không ngồi, xuất định thì sao? khi đối mặt với cuôc sống ồn ào, xô bồ, bon chen ngoài kia thì sao?. Thì bó tay chứ còn sao nữa...Nếu thiền là một lối sống thì tôi cần nó mọi lúc mọi nơi kia "
Trungvusc ơi! bạn đã thật sự bơi con thuyền đúng hướng rồi đó! hãy tiếp tục bơi, tiếp tục bơi về phía trước.

Bạn đã viết: "Một số lợi ích tôi cảm nhận thấy rõ khi trở lại với chính mình - tất nhiên là còn nhiều và hơn thế nữa nhưng đây là những lợi ích có thể thấy ngay:

Sự tự do
Tự chủ
Điềm tĩnh
Đấy, đơn giản chỉ cần quay vào trong mọi động tịnh thôi và ý niệm của bạn được giải quyết."

Vậy thì TRÍ xin bạn hãy cứ tiếp viết nhiều bài nữa nha! bạn hãy tiếp tục viết và chia sẽ cho mọi người và cho TRÍ nữa về "một số lợi ích" mà bạn đã có, hãy mô tả nó ra cụ thể hơn, tinh tế hơn, hãy mô tả bằng chính ngôn từ riêng có ở bạn...bản chất của bạn...
sự tự do thế nào...
sự điềm tỉnh ở đâu...và sự tự chủ mà bạn đã chiến thắng mình ra sao. Hãy chia sẽ những gì mà bạn lượm hái được trên đường bạn đã bơi "chiếc thiền" kia ra nơi sóng gió ghềnh thác chênh vênh.

Dạ! phải không bạn! thuyền bè chỉ hữu dụng ở nơi có nước và sóng gió thôi, sẽ chẳng ích chi nếu mang nó lên bờ, lên xe! chi cho nặng!... nhiều khi còn lắm phiền phức khổ thân!
( mình cũng đang bơi một chiếc "xuồng ba lá" nhỏ thôi! bạn cho mình hóa giang nha! hi hi)

Trí có đôi lời tâm sự cùng bạn.
Chào mọi người.
Chào bạn.
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
Bắt đầu một chút với cái này đi bạn ơi, bạn đang tìm một phương pháp ngồi thiền hiệu quả phải không:
Dưới đây là tư thế bảy điểm căn bản cần áp dụng khi thực hành thiền định:
1. Chân khoanh lại theo tư thế kiết già, chân trái ở trong.
2. Lưng thẳng.
3. Vai để xuôi tự nhiên, tựa như cánh đại bàng.
4. Cổ hơi cúi về phía trước.
5. Mắt mở, tập trung và hơi nhìn xuống trong khoảng không cách chừng một mét ở phía trước.
6. Miệng hơi mở, đầu lưỡi chạm vào vòm miệng.
7. Hai tay để nhẹ trên lòng, lòng bàn tay phải đặt trên lòng tay trái, hai ngón cái khẽ chạm nhau.
Khi thực hành thiền quán về hơi thở, hãy giữ tư thế của bạn luôn thẳng và làm theo trình tự sau đây:
1. Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi phải và hít vào bằng lỗ mũi trái một hơi dài và sâu.
2. Giữ hơi thở lại (ở đan điền) trong chừng vài giây
3. Dùng một ngón tay bịt nhẹ lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải
4. Tiếp đến, hít vào bằng lỗ mũi phải, bịt lỗ mũi trái. Giữ hơi thở lại một lát và thở ra qua lỗ mũi trái.
5. Tiếp theo, nhẹ nhàng hít vào bằng cả hai lỗ mũi cùng lúc. Thở mạnh hắt ra để đẩy không khí ra ngoài càng nhiều càng tốt.
Thiền quán về hơi thở kết hợp với thiền định:
Thực hành phương pháp này, khi hít sâu vào, chúng ta quán tưởng tất cả mọi năng lượng và phẩm chất tích cực của vũ trụ đi vào trong thân thể mình như một luồng khí trắng tinh khiết. Khi thở ra chúng ta quán tưởng hết thảy mọi năng lượng tiêu cực trong chúng ta như sân giận, ghen tị, buồn chán… đi ra ngoài trong hình thức một làn khói đen.
1. Bắt đầu thở ra một hơi dài qua cả hai lỗ mũi, đồng thời quán tưởng rằng mọi sân hận, oán thù, những ác nghiệp, căng thẳng và thất vọng theo hơi thở đi ra ngoài dưới dạng một làn khói đen.
2. Dùng một ngón tay bịt bên mũi trái, hít vào thật sâu bằng bên mũi phải và giữ hơi thở lại nơi bụng (đan điền) trong hai giây – quán tưởng mọi phẩm chất tích cực đi vào cơ thể bạn trong hình thức luồng ánh sáng trắng.
3. Sau đó, bịt bên mũi phải, thở ra bằng bên mũi trái đồng thời quán tưởng tất cả những năng lượng tiêu cực theo đó đi ra ngoài trong hình thức làn khói đen.
4. Một lần nữa hít vào bằng lỗ mũi trái tất cả những tư tưởng tích cực trong hình thức luồng ánh sáng trắng.
5. Bịt bên mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải toàn bộ tư tưởng tiêu cực trong hình thức làn khói đen
6. Hít thật sâu bằng cả hai lỗ mũi toàn bộ những tư tưởng tích cực, tốt đẹp trong hình thức luồng ánh sáng trắng đi vào.
7. Thở mạnh ra qua hai lỗ mũi để đẩy toàn bộ những tư tưởng xấu, tiêu cực ra ngoài trong hình thức làn khói đen.

Vv...và...vV. Bên trên là để đọc tham khảo chứ không phải để thực hành đâu :v.

Thôi đi mà, nếu bắt tôi làm từng này những checklist thì có lẽ tôi đầu hàng trước khi biết được thiền là cái gì. Vì sao lại quá phức tạp như vậy!.

Rồi lại có những hình thức mà người ta cho rằng nó thật là một kỳ tích hiếm có trong đời như thiền không ăn uống, thiền nhịn ăn thiền tuyệt thực 49 ngày, thiền ôm (gì mà tượng đôi nam nữ trong tư thế ... nhau :v)

https://3.bp.blogspot.com/-Z3_Je52WbDg/WQdrXJSjo7I/AAAAAAAADAg/c7VyBjtdGNM-kI-JnkGo4shYYSno4SsQwCLcB/s1600/thien-***-minh-sat.png​

Thực ra, với tôi, thiền là làm gì thì làm miễn sao trong tâm bạn cảm thấy tự do tự tại mà cái tự do đó không động chạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của ai.

Thế nên quá chú trọng đến hình thức để thực hành đôi khi làm bạn gồng cứng quá sức để tuân theo mà không thấy ra được mục đích của thiền, của hành thiền, của sống thiền.

Thiền là một lối sống, là quay lại với sự giản dị của tâm. Tâm đã có sẵn hạnh phúc rồi, có sẵn tự tại rồi. Chỉ cần quay về để thấy.

Khi bạn quay lại tỉnh thức, khi đã chạm đến sự tự do đó rồi thì thấy: "Hóa ra thiền mục đích cũng để như thế mà thôi".

Thiền là chú tâm vào từng động tịnh trong đời sống. Nó đang thế nào để tâm của bạn quan sát nó như thế ấy.

Nếu bạn định nghĩa rằng thiền là ngồi trong tư thế thật đẹp với những công thức tuyệt vời. Nghe ra có vẻ thật là tuyệt. Bạn như tìm ra một con đường đầy hứa hẹn. Nhưng không...

thien-dinh.png

Tại sao phải công thức hóa cho thêm phức tạp?

Tại sao cứ phải tuân theo những công thức đẹp tuyệt mà không để cho thiền uyển chuyển, linh hoạt theo hoàn cảnh đời sống?.

Sao phải đặt cho nó một khung giờ quy định để được chìm đắm vào những lạc thú của định mà không phải chính là một "đời sống thiền"?.

Sao khi nhắc đến thiền thì bạn chỉ nghĩ rằng nó gắn với tư thế ngồi kiết già hay bán già gì đó - nhìn có vẻ pro mà nó không thể là soi sáng mọi hoạt động trong cuộc sống chứ không chỉ đóng khung trong tư thế ngồi?...

Có thể bạn là người thực hành thiền với sự trải nghiệm và nói với tôi: "Này anh bạn, tôi hành thiền và cảm thấy lạc đấy".

OK, tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng...vấn đề quá to ở đây là lạc đó chỉ xuất hiện trong lúc bạn ngồi, khi nhập vào định. Thế còn lúc không ngồi, xuất định thì sao? khi đối mặt với cuôc sống ồn ào, xô bồ, bon chen ngoài kia thì sao?. Thì bó tay chứ còn sao nữa...Nếu thiền là một lối sống thì tôi cần nó mọi lúc mọi nơi kia.

Vì thế, tỉnh thức chứ không phải định mới là thứ giúp bạn tự tại trong cuộc sống. Tôi không phủ nhận thiền định, chỉ là muốn nói nó chỉ làm bạn cảm thấy lạc trong tĩnh mà không đủ để bạn linh hoạt trong động.

Vậy để thích ứng được với cuộc sống biến đổi liên tục, hãy trui rèn sự tỉnh giác, tri rèn chánh niệm. Là gì?. Là khi bạn làm gì thì biết mình đang làm cái đó, ăn biết đang ăn, đi biết đang đi, làm việc biết đang làm việc. Tin tôi đi, chỉ cần vậy thôi là bạn đã chạm vào sự kỳ diệu của tâm rồi .

Một số lợi ích tôi cảm nhận thấy rõ khi trở lại với chính mình - tất nhiên là còn nhiều và hơn thế nữa nhưng đây là những lợi ích có thể thấy ngay:

Sự tự do
Tự chủ
Điềm tĩnh
Đấy, đơn giản chỉ cần quay vào trong mọi động tịnh thôi và ý niệm của bạn được giải quyết.

---
Nguồn: www.trungvusc.com

Hihihi ... dễ thế sao ?

Nếu dễ thế thì giỏi còn hơn cả Đức Phật.Ngài mất 6 năm khổ tu và 49 ngày ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề mới được ... hic.
 

huulaihuukhu

Registered
Phật tử
Tham gia
22/12/17
Bài viết
16
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Hihihi ... dễ thế sao ?

Nếu dễ thế thì giỏi còn hơn cả Đức Phật.Ngài mất 6 năm khổ tu và 49 ngày ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề mới được ... hic.

Hihi... Dễ vậy đó, nhưng khó với kẻ không dám tin... :)
Người ta phải mất rất hàng trăm năm, rất nhiều công sức, kể cả hi sinh tính mạng để ngày nay chúng ta có thể ngồi trên máy bay bay rất nhẹ nhàng ... :)
Nếu bạn không tin, không muốn thừa hưởng thành quả đó mà muốn trải qua trình gian khổ đó thì đó là quyền của bạn :)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Hihi... Dễ vậy đó, nhưng khó với kẻ không dám tin... :)
Người ta phải mất rất hàng trăm năm, rất nhiều công sức, kể cả hi sinh tính mạng để ngày nay chúng ta có thể ngồi trên máy bay bay rất nhẹ nhàng ... :)
Nếu bạn không tin, không muốn thừa hưởng thành quả đó mà muốn trải qua trình gian khổ đó thì đó là quyền của bạn :)


ha ha ha ha .. nói thiền dễ thì không đủ nói hết vấn đề đau khổ của nhân loại.

Bi giờ chúng ta tạm đặt thử một câu nói nổi tiếng:

- Đối cảnh vô tâm .. chớ hỏi thiền.


Thì vậy đó, nếu đó không phải là cảnh khổ, thì nói làm chi nữa, cần chi phải thiền. Vì vậy công dụng của Thiền là: SỬ DỤNG TÂM .. để ra khỏi cảnh khổ.


À há, bi giờ tới những chỗ dễ và khó của thiền đây: vấn đề là chúng ta sử dụng tâm như thế nào để khổ diệt .. và bao lâu, cách nào mới là hữu hiệu nhất .. và có dễ sử dụng chính TÂM của mình như ước muốn thoát khổ không ??

- câu trả lời là tùy .. có nhiều khi rất dễ

- có nhiều khi, nói thiệt là ... không biết làm sao sử dụng tâm để thoát khổ luôn.


Nhưng nói rộng nói dài cuối cùng thì cũng phải nói cụ thể. Vậy chúng ta đi thử vào một số thí dụ cụ thể luôn.


i. Thò tay vào lửa .. bị phỏng da .. thấy nóng, thấy đau .. rút tay ra và không thò tay vào lửa nữa.

như vậy là RÚT "TOÀN THÂN TÂM" ra khỏi KHỔ một cách dễ dàng.

còn lại thì chữa thương, băng thuốc, bôi nghệ bôi gì đó cho lành da thôi.


nhưng đó là vấn đề đơn giản, có nhiều khi CHÚNG TA KHÔNG TỰ RÚT TOÀN TÂM TOÀN THÂN ra được luôn .. và đó luôn là chỗ khó của vấn đề đau khổ


ii. thí dụ hai này tui muốn kể một câu trải nghiêm mà chính mình đã từng trải qua:

số là tui có một người bạn, gia đình bị tan vỡ .. thế là người bạn đó đau lòng

và cơn đau này khác với cơn đau thường:

- trong đó có một sự hối tiếc vô biên .. rất là lớn .. hối tiếc rất nhiều chuyện

- và trong đó có một sự kỳ vọng rất là lớn .. kỳ vọng ngày trở lại hoài


cơn đau này kéo dài gần 10 năm,

bạn bè biết được cũng rất là giúp đỡ .. và chính tui cũng nhiều lần giúp người bạn đó .. cho tạm trú, tới thăm ..

và mỗi khi có người có mặt, thì người đó vui lại một tí .. như là TẠM KHÔNG DÍNH VÀO ĐAU KHỔ

nhưng rùi một thời gian sau, dường như đau khổ trở lại và còn mạnh hơn xưa ...


đó là bởi vì ĐAU KHỔ ĐÓ đã hóa tự thân .. đã hóa NĂNG .. và cái NĂNG đó không tự rời bỏ cảnh khổ đó:

đó bạn thấy không, đâu có dễ gì mà người đó TỰ CHIẾN THẮNG BẢN THÂN = có thể rút toàn tâm toàn ý, toàn thân ra khỏi đau khổ

** rất nhiều khi cái NĂNG đó còn được nuôi dưỡng không đúng cách ..ngay cả khi cảnh hoại, như có người cứ cho người đó hy vọng trở lại hoài chả hạn .. và còn là người thân thiết hơn ..


cho nên, cuối cùng dẫn đến một kết cục bi thảm, người đó vì đau buồn quá lâu sinh ra ý nghĩ tự tử .. và người đó đã chết.


cho nên có nhiều vấn đề, cái NĂNG và CÁI SỞ nó cứ giữ chặt mình trong đó .. khiến ta đau khổ hoài mà không dứt được

- và nó thật sự không dễ đâu, dù là TRẦN LAO đổ ra như suối .. cũng không thay đổi được "CÁI NĂNG CẢNH" đó.

bởi vì lúc đó, tất cả mọi lý do .. mọi biện minh đều không mạnh đủ bằng cái NĂNG "GIỮ LẠI MẠNG CĂN" đó ...mặc dù mạng căn đó trên nhân duyên: đã bị hoại rùi.



iii. Hay chúng ta cứ thử bạo gan đi ngược dòng lịch sử, tự ví mình như Thích Ca đi. Dòng họ Thích Ca có quốc thù, gia thù gì đó mà quốc gia bị xâm lăng, và bị diệt quốc diệt tộc.

Liệu chúng ta có thể "làm tan đi cái NĂNG" đó mà không hề có một chút thù oán gì như là lời kinh VÔ NGÃ TƯỚNG đó nói: Bồ Tát thì phải lìa khỏi TỨ TƯỚNG ?

cho nên, có nhiều khi, có nhiều vấn đề khổ ... khó mà rút TÂM ra khỏi là tại vì cái NĂNG .. cái CẢNH đã trở thành BUILT IN rùi = hóa SỞ .. hóa thành chính mình rồi .. và không có nhiều cách để CHUYỂN HÓA "TÂM VẬT" cho nó thành TÂM .. hay để cho TỰ TÁNH hoạt động ..


bạn nghĩ có đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha .. và vì lý do: có nhiều khi có KHỔ muốn toàn tâm toàn ý rút ra khỏi cái NĂNG và cái SỞ đó .. cũng không phải là điều dễ dàng nên kinh Lăng Nghiêm miêu tả cái đoạn thời gian đó thật là sinh động:

i. tất cả thế gian

SỐNG, CHẾT nối nhau


SỐNG = theo đường thuận

CHẾT = theo đường khác


khi vừa mệnh chung

- chưa dứt hơi ấm

thiện, ác một đời

đồng thời hiện ra


cái thuận của sống

cái nghịch của chết

hai luồng tập khí

xen kẽ lấn nhau




ii. Hỏng biết từ bao giờ có một câu nói có lẽ cũng rất là bất hủ: Nhạc Sĩ là một nửa của Thánh Nhân

Họ là một nửa của thánh nhân theo tui nghĩ bởi vì một lý do khá đơn giản:

- Họ miêu tả cái sống và cái chết .. trong những bài TÌNH CA thiệt là HAY QUÁ .. và có lẽ chẳng có ai miêu tả hay hơn như thê được



mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ [những cái ngấn cổ của một cô gái tuyệt đẹp]

dài tay EM mấy ??

- thưở mắt xanh xao ... [chắc là đôi tay cô ấy thon mượt .. dài sướt mướt ]


cho nên .. .những cái nhớ thương .. của cái thời CON SÁO ĐI LẤY CHỒNG XA, hay là cái BIỆT LY của HAI SẮC HOA TI GÔN

cái giai đoạn trong cuộc đời .. mà những khoảnh khắc HAI LUỒNG TẬP KHÍ được miếu tả tới độ thấm thía đó .. AI CŨNG HIỂU ĐƯỢC

viết được như thế .. đúng là chỉ có NHẠC SĨ thôi.


bạn nghĩ có phải hông ?

:lol: :lol:
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
ha ha ha .. và vì lý do: có nhiều khi có KHỔ muốn toàn tâm toàn ý rút ra khỏi cái NĂNG và cái SỞ đó .. cũng không phải là điều dễ dàng nên kinh Lăng Nghiêm miêu tả cái đoạn thời gian đó thật là sinh động:

i. tất cả thế gian

SỐNG, CHẾT nối nhau


SỐNG = theo đường thuận

CHẾT = theo đường khác


khi vừa mệnh chung

- chưa dứt hơi ấm

thiện, ác một đời

đồng thời hiện ra


cái thuận của sống

cái nghịch của chết

hai luồng tập khí

xen kẽ lấn nhau




ii. Hỏng biết từ bao giờ có một câu nói có lẽ cũng rất là bất hủ: Nhạc Sĩ là một nửa của Thánh Nhân

Họ là một nửa của thánh nhân theo tui nghĩ bởi vì một lý do khá đơn giản:

- Họ miêu tả cái sống và cái chết .. trong những bài TÌNH CA thiệt là HAY QUÁ .. và có lẽ chẳng có ai miêu tả hay hơn như thê được



mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ [những cái ngấn cổ của một cô gái tuyệt đẹp]

dài tay EM mấy ??

- thưở mắt xanh xao ... [chắc là đôi tay cô ấy thon mượt .. dài sướt mướt ]


cho nên .. .những cái nhớ thương .. của cái thời CON SÁO ĐI LẤY CHỒNG XA, hay là cái BIỆT LY của HAI SẮC HOA TI GÔN

cái giai đoạn trong cuộc đời .. mà những khoảnh khắc HAI LUỒNG TẬP KHÍ được miếu tả tới độ thấm thía đó .. AI CŨNG HIỂU ĐƯỢC

viết được như thế .. đúng là chỉ có NHẠC SĨ thôi.


bạn nghĩ có phải hông ?

:lol: :lol:

Kính Đạo Hữu khuclunglinh, ngài thật là Thông thái và minh triết.

Mừng ngài đến với diễn đàn Phật Pháp online.

Thay mặt BĐH diễn đàn.- Kính thỉnh ngài ngồi hàng ghế Vinh dự để dùng chén trà ạ.


images
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Kính Đạo Hữu khuclunglinh, ngài thật là Thông thái và minh triết.

Mừng ngài đến với diễn đàn Phật Pháp online.

Thay mặt BĐH diễn đàn.- Kính thỉnh ngài ngồi hàng ghế Vinh dự để dùng chén trà ạ.


images


Ha ha ha .. bạn VQ làm tui mắc cười quá ...

bởi vì mí bữa nay rảnh nghỉ cả tuần nên đang làm việc vệ sinh nhà cửa .. bi giờ BỊ MỜI TRÀ cũng hỏng biết làm sao cầm uống luôn.

có một câu nói chơi nè: tui nghĩ ra được hết đó ... HAY HÔNG ?? [ha ha haha]

thiệt ra, cũng tình cờ khoảng hơn vài chục năm trước tui được học một số thủ thuật tâm học của vài vị đại ca "tâm lý chiên tranh chính trị" .. sau này nhờ thực hành Lục Diệu Pháp Môn do HT Thích Thanh Từ hướng dẫn, và sau đó .. theo đọc kinh Thủ Lăng Nghiêm của thày Thích Từ Thông một thời gian .. và cuối cùng là đi một con đường khá dài với thiền tông nên có biết gì thì chia sẻ với đồng hương thôi.

tui sẽ ở lại đây chơi một thời gian ... rất hân hạnh được kết bạn với VQ nhé.

KLL
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên