Xin giúp giảng giải nghĩa Kinh Đại Hồi Hướng

chinhphap

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Tháng 5 2015
Bài viết
6
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Kính các Thầy, các Thiện Tri Thức
Hôm nay, con có nhân duyên gặp được kinh Đại Hồi Hướng. Nhưng có một đoạn này con chưa hiểu, mong được rõ nghĩa hơn, hãy giảng giải thêm
http://thuvienhoasen.org/p16a15626/2/kinh-dai-hoi-huong
Đoạn này là con chưa hiểu rõ lắm:
Minh Thiên ! khi Bồ Tát thành tựu vô lượng công đức như vậy thì hãy đem công đức ấy hồi hướng vô lượng trí tuệ. Lại cùng tất cả chúng sanh hồi hướng về quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.

Công đức này có ba thứ:

- Quá khứ không

- Hiện tại không

- Vị lai không

Không có người hồi hướng.

Không có pháp hồi hướng.

Không có nơi hồi hướng.

Bồ Tát nên hồi hướng như vậy. Khi hồi hướng như vậy, ba chỗ đều thanh tịnh. Đem công đức thanh tịnh đó cho tất cả chúng sanh đồng hồi hướng về quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Người hồi hướng như vậy, không có phàm phu và pháp phàm phu, cũng không có tín hành, không có pháp hành, không có bát nhẫn (1), không có Hướng Tu Đà Hoàn, Quả Tu Đà Hoàn, không có Hướng Tư Đà Hàm, Quả Tư Đà Hàm, không có Hướng A Na Hàm, Quả A Na Hàm, không có Hướng A La Hán, Quả A La Hán, không có Hướng Bích Chi phật, Quả Bích Chi phật. Cũng không có Hướng Phật và Quả Phật.

Tại sao thế? – Vì pháp tánh không vướng mắc, không sanh, không trú, không diệt.

Thế nên Bồ Tát đem ba thứ công đức thanh tịnh của ba cách hồi hướng này cho tất cả chúng sanh, đồng hồi hướng về quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.

Tại sao lại Quá khứ không, hiện tại không, vị lai không ? Rồi Đức Từ Phụ lại khuyên là hồi hướng như vậy ?
Trong khi trong kinh niệm Phật lại nói về Hồi hướng phát nguyện tâm rằng " Người niệm Phật, nên hồi hướng tới khắp chúng sinh, anh em, bà con quyến thuộc, khắp chư tiên, chư thiên,... được an trụ trong hồng danh Nam mô A Di Đà Phật... " ?
Phải chăng muốn nói rằng : Các pháp tính là không ? Dù là oán hay thân, sơ hay quen đều bình đẳng ?

À à bổ sung thêm, vì rằng đang đọc có chỗ hiểu, nay chia sẻ, để thấy rõ hiểu đúng hiểu sai
Khi tu hạnh về thân, khẩu, ý đối với chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng như tu hạnh về thân, khẩu, ý đối với quá khứ, hiện tại, vị lại với hết thảy chúng sinh được phước báu, công đức gì đều đem hồi hướng (suy nghĩ) tới hết thảy chúng sinh đồng thành Chánh Đẳng Chánh Giác
Vì rằng quá khứ, hiện tại, vị lai không trụ chấp, trụ vững ở tại một công đức nào cả, nên mới gọi quá khứ không, hiện tại không, vị lai không ?
Vì rằng không có người hồi hướng, không có pháp hồi hướng, không có nơi hồi hướng mà hồi hướng rộng lớn như vậy, không phân biệt, ngăn ngại, không có cái gì mà phân biệt người được hay không được, pháp hay không pháp
Giống như câu "Ưng vô sở trụ sinh nhi kỳ tâm" đem tâm đó mà hồi hướng mới thực là hồi hướng ?
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính các Thầy, các Thiện Tri Thức
Hôm nay, con có nhân duyên gặp được kinh Đại Hồi Hướng. Nhưng có một đoạn này con chưa hiểu, mong được rõ nghĩa hơn, hãy giảng giải thêm
http://thuvienhoasen.org/p16a15626/2/kinh-dai-hoi-huong
Đoạn này là con chưa hiểu rõ lắm:
Minh Thiên ! khi Bồ Tát thành tựu vô lượng công đức như vậy thì hãy đem công đức ấy hồi hướng vô lượng trí tuệ. Lại cùng tất cả chúng sanh hồi hướng về quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.

Công đức này có ba thứ:

- Quá khứ không

- Hiện tại không

- Vị lai không

Không có người hồi hướng.

Không có pháp hồi hướng.

Không có nơi hồi hướng.

Bồ Tát nên hồi hướng như vậy. Khi hồi hướng như vậy, ba chỗ đều thanh tịnh. Đem công đức thanh tịnh đó cho tất cả chúng sanh đồng hồi hướng về quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Người hồi hướng như vậy, không có phàm phu và pháp phàm phu, cũng không có tín hành, không có pháp hành, không có bát nhẫn (1), không có Hướng Tu Đà Hoàn, Quả Tu Đà Hoàn, không có Hướng Tư Đà Hàm, Quả Tư Đà Hàm, không có Hướng A Na Hàm, Quả A Na Hàm, không có Hướng A La Hán, Quả A La Hán, không có Hướng Bích Chi phật, Quả Bích Chi phật. Cũng không có Hướng Phật và Quả Phật.

Tại sao thế? – Vì pháp tánh không vướng mắc, không sanh, không trú, không diệt.

Thế nên Bồ Tát đem ba thứ công đức thanh tịnh của ba cách hồi hướng này cho tất cả chúng sanh, đồng hồi hướng về quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.

Tại sao lại Quá khứ không, hiện tại không, vị lai không ? Rồi Đức Từ Phụ lại khuyên là hồi hướng như vậy ?
Trong khi trong kinh niệm Phật lại nói về Hồi hướng phát nguyện tâm rằng " Người niệm Phật, nên hồi hướng tới khắp chúng sinh, anh em, bà con quyến thuộc, khắp chư tiên, chư thiên,... được an trụ trong hồng danh Nam mô A Di Đà Phật... " ?
Phải chăng muốn nói rằng : Các pháp tính là không ? Dù là oán hay thân, sơ hay quen đều bình đẳng ?

À à bổ sung thêm, vì rằng đang đọc có chỗ hiểu, nay chia sẻ, để thấy rõ hiểu đúng hiểu sai
Khi tu hạnh về thân, khẩu, ý đối với chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng như tu hạnh về thân, khẩu, ý đối với quá khứ, hiện tại, vị lại với hết thảy chúng sinh được phước báu, công đức gì đều đem hồi hướng (suy nghĩ) tới hết thảy chúng sinh đồng thành Chánh Đẳng Chánh Giác
Vì rằng quá khứ, hiện tại, vị lai không trụ chấp, trụ vững ở tại một công đức nào cả, nên mới gọi quá khứ không, hiện tại không, vị lai không ?
Vì rằng không có người hồi hướng, không có pháp hồi hướng, không có nơi hồi hướng mà hồi hướng rộng lớn như vậy, không phân biệt, ngăn ngại, không có cái gì mà phân biệt người được hay không được, pháp hay không pháp
Giống như câu "Ưng vô sở trụ sinh nhi kỳ tâm" đem tâm đó mà hồi hướng mới thực là hồi hướng ?

Chào bạn chinhphap,

Minh định xin được nói lên chỗ hiểu của mình với đoạn Kinh trên :

Bạn để ý ngay mở đầu Kinh đã viết : "Minh Thiện ! Khi Bồ Tát thành tựu vô lượng công đức như vậy thì hãy đem công đức ấy hồi hướng vô lượng trí tuệ ..." Qua đó bạn có thể thấy sự hồi hướng này là sự hồi hướng của các bậc Bồ Tát với vô lượng công đức.Mà bậc Bồ Tát là gì ? Bồ Tát là như thế nào ? Ba la mật là gì ? Vô Ngã là gì ? Tánh Không là gì ? ...

Cho nên,theo minh định nghĩ,chúng ta đừng suy nghĩ quá nhiều về những vấn đề cao siêu vượt khỏi tâm cảnh của chúng ta.Chúng ta cứ làm theo những gì trong phạm vi hiểu biết của mình,trong khả năng của mình...Tức là tùy duyên mà hành,thuận duyên mà làm,không cần phải cố gò ép tâm chúng ta theo những việc mà chúng ta chưa đủ khả năng đạt đến.Đó là những việc cần phải có thời gian,cần phải có công phu mới thành.

Thân.
 

chinhphap

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Tháng 5 2015
Bài viết
6
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Cảm ơn đạo hữu

Chào bạn chinhphap,

Minh định xin được nói lên chỗ hiểu của mình với đoạn Kinh trên :

Bạn để ý ngay mở đầu Kinh đã viết : "Minh Thiện ! Khi Bồ Tát thành tựu vô lượng công đức như vậy thì hãy đem công đức ấy hồi hướng vô lượng trí tuệ ..." Qua đó bạn có thể thấy sự hồi hướng này là sự hồi hướng của các bậc Bồ Tát với vô lượng công đức.Mà bậc Bồ Tát là gì ? Bồ Tát là như thế nào ? Ba la mật là gì ? Vô Ngã là gì ? Tánh Không là gì ? ...

Cho nên,theo minh định nghĩ,chúng ta đừng suy nghĩ quá nhiều về những vấn đề cao siêu vượt khỏi tâm cảnh của chúng ta.Chúng ta cứ làm theo những gì trong phạm vi hiểu biết của mình,trong khả năng của mình...Tức là tùy duyên mà hành,thuận duyên mà làm,không cần phải cố gò ép tâm chúng ta theo những việc mà chúng ta chưa đủ khả năng đạt đến.Đó là những việc cần phải có thời gian,cần phải có công phu mới thành.

Thân.

:) Cảm ơn Quý đạo hữu,
Mấy ngày hôm nay, khi đăng bài này, tôi có duyên được nghe Pháp tìm hiểu thế nào là "Không", rồi đọc được một câu này của Đấng Từ Phụ
"Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta."
Rồi đi chùa làm lễ vu lan, tụng kinh "Mục Liên sám pháp" cùng tất cả mọi người,
Rồi có người nói rằng " Cả thế giới này có mỗi ông Mục Liên, chả có ai"
Đúng chả có ai, cũng như cả thế giới này có mỗi Đức Thích Ca chẳng có ai
Nhưng như thế có phải tự gò bó mình, học theo gương các Ngài, hành động việc làm dù không vĩ đại bằng Ngài,
Nhưng việc làm của ta dù là nhỏ bằng hạt cát cũng phải có tinh thần như các Ngài. Đó chính là việc cần làm.
Tất cả những điều đó làm tôi hiểu thế nào là "Không"
Mọi chuyện đều tùy thuân, tùy duyên như bạn nói, một công việc mình làm dù nhỏ, một suy nghĩ dù nhỏ dù chỉ 1 giậy nếu đó là thiện tâm thì cũng là đáng quý.
Công đức đó là không, không không thuộc chủ thể nào, cá nhân nào, tổ chức đó, công đức đó hôm nay ở với ta nhưng ngày mai lại rời đi, bởi lẽ vốn dĩ công đức đó là Chan hòa, là lục hòa, là hòa mình hòa nhập với khắp tất cả chúng sinh hữu tình, vô tình, vượt qua không gian thời gian.
Thôi viết vậy thôi, cảm thấy an hơn bao giờ hết, :) cuộc sống cơm áo gạo tiền dù có khó khăn, chắc chắn sẽ phiền não không thể tránh khỏi, nhưng thấy an hơn bao giờ hết :)

Chia sẻ video:
[video]https://www.youtube.com/watch?v=jEyx_sQacu8[/video]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên