VNBN xin tiếp chuyện với nguoidienhocphat1

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
VNBN đã viết:
Làm lại nha, VNBN hỏi và bạn cứ đáp thẳng: mục đích của người tu Tịnh Độ trong cuộc đời này là gì?

Tìm về tự tánh di đà. A di đà Phật!

Cái này gọi là tu KIẾN TÁNH, là mục đích của hành giả Thiền Tông. Tự Tánh Di Đà là bản chất tối hậu của Cực Lạc Thế Giới.

Người tu Tịnh Độ ( tu theo Kinh A DI ĐÀ, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật,...) phải cố gắng tu đúng như thế để sanh sang Cực Lạc Thế Giới, không cần quan tâm kiến tánh hay chưa kiến tánh. Mục đích của người chuyên tu tịnh độ là vãng sanh.

NGƯỜI ĐIÊN VỪA KHÔNG RÕ PHÁP KIẾN TÁNH, VỪA KHÔNG RÕ PHÁP TỊNH ĐỘ MÀ ĐI NÓI KHẮP CẢ DIỄN ĐÀN TƯỞNG LÀ ĐANG DẠY NGƯỜI ĐÚNG ĐƯỜNG NHƯNG ĐANG PHÁ HỦY CĂN LÀNH CỦA CHÚNG SANH THIÊN HẠ.

- Thứ nhất bạn nói về Tịnh Độ không khế hợp với Kinh Luật Luận, đó là ma thuyết. Tự Tánh Di Đà là mục đích lâu dài mà hành giả Tịnh Độ tất nhiên sẽ có, nhưng mục đích trước mắt phải là vãng sanh. Bạn lại đem cái lâu dài ra làm cái trước mắt, ngược ngạo hoàn toàn lời dạy của các bậc vãng sanh đã đi trước. BẠN NÓI RA CHỖ SAI CỦA NGƯỜI TU TỊNH ĐỘ NHƯNG LẠI CHƯA CHỈ RA ĐƯỢC CHỖ ĐÚNG TÔNG CHỈ TỊNH ĐỘ.

- Thứ hai, bạn chẳng rõ pháp kiến tánh. Không phải có một chút hiểu biết về bản tánh là kiến tánh đâu, đó là thức, chưa phải kiến tánh. Đừng tưởng kiến tánh rồi bảo nhậm. Bảo nhậm xong mới thực sự kiến tánh đó. "SƠ KIẾN TÁNH" ĐẾN KIẾN TÁNH gọi là bảo nhậm. Người đạt SƠ KIẾN TÁNH đã có thể giải thoát cho riêng mình (ra khỏi tam giới) nhưng vì vô sở đắc nên mới bảo nhậm lên KIẾN TÁNH tự tại đối với mười phương thế giới Phật.

Hãy đọc kỉ và xem lại, chỗ nào cần nói rõ thì viết ra nhưng đừng lòng vòng, không nên viết luôn tuồng không có ý tứ mà ngoài đời gọi là ẩu. Hơn nữa, Đừng áp đặt kinh nghiệm cá nhân lên người khác, không có ý nghĩa gì đốii với VNBN.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Cái này gọi là tu KIẾN TÁNH, là mục đích của hành giả Thiền Tông. Tự Tánh Di Đà là bản chất tối hậu của Cực Lạc Thế Giới.

Người tu Tịnh Độ ( tu theo Kinh A DI ĐÀ, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật,...) phải cố gắng tu đúng như thế để sanh sang Cực Lạc Thế Giới, không cần quan tâm kiến tánh hay chưa kiến tánh. Mục đích của người chuyên tu tịnh độ là vãng sanh.

NGƯỜI ĐIÊN VỪA KHÔNG RÕ PHÁP KIẾN TÁNH, VỪA KHÔNG RÕ PHÁP TỊNH ĐỘ MÀ ĐI NÓI KHẮP CẢ DIỄN ĐÀN TƯỞNG LÀ ĐANG DẠY NGƯỜI ĐÚNG ĐƯỜNG NHƯNG ĐANG PHÁ HỦY CĂN LÀNH CỦA CHÚNG SANH THIÊN HẠ.

- Thứ nhất bạn nói về Tịnh Độ không khế hợp với Kinh Luật Luận, đó là ma thuyết. Tự Tánh Di Đà là mục đích lâu dài mà hành giả Tịnh Độ tất nhiên sẽ có, nhưng mục đích trước mắt phải là vãng sanh. Bạn lại đem cái lâu dài ra làm cái trước mắt, ngược ngạo hoàn toàn lời dạy của các bậc vãng sanh đã đi trước. BẠN NÓI RA CHỖ SAI CỦA NGƯỜI TU TỊNH ĐỘ NHƯNG LẠI CHƯA CHỈ RA ĐƯỢC CHỖ ĐÚNG TÔNG CHỈ TỊNH ĐỘ.

- Thứ hai, bạn chẳng rõ pháp kiến tánh. Không phải có một chút hiểu biết về bản tánh là kiến tánh đâu, đó là thức, chưa phải kiến tánh. Đừng tưởng kiến tánh rồi bảo nhậm. Bảo nhậm xong mới thực sự kiến tánh đó. "SƠ KIẾN TÁNH" ĐẾN KIẾN TÁNH gọi là bảo nhậm. Người đạt SƠ KIẾN TÁNH đã có thể giải thoát cho riêng mình (ra khỏi tam giới) nhưng vì vô sở đắc nên mới bảo nhậm lên KIẾN TÁNH tự tại đối với mười phương thế giới Phật.

Hãy đọc kỉ và xem lại, chỗ nào cần nói rõ thì viết ra nhưng đừng lòng vòng, không nên viết luôn tuồng không có ý tứ mà ngoài đời gọi là ẩu. Hơn nữa, Đừng áp đặt kinh nghiệm cá nhân lên người khác, không có ý nghĩa gì đốii với VNBN.

kính VNBN,
Mình chỉ nói những gì thực chứng thật trải nghiệm chứ không muốn trích kinh dẫn điển, mà kinh điển cũng không ra khỏi lời mình nói, lờitren6 người điên nói mà bạn nói là ma thuyết thì khác nào phỉ báng kinh sách tổ thầy, vì lời trên kia là lấy từ trong kinh và lời chư tổ. Người tu tịnh độ mà không quan tâm đến kiến tánh nhưng thực chất khi họ niệm Phật họ nhiệp tâm vào câu Phật hiệu mà buông xuống tham sân si phien não ngã mạn, nghĩa là họ dần dần giác ngộ và họ tự nhiên kiến tánh hồi nào không hay. Nên người điên nói kiến tánh là cái quả của con đường niệm Phật không cầu mà tự đến. Tu học mà chấp vào lời nói văn tự trong kinh không hiểu nghĩa rõ rốt ráo của kinh thì khó mà tu có thành tựu.
Trong quá trình hành pháp người điên đa số là trao pháp môn tịnh độ cho người hữu duyên sao nói là phá hủy căn lành, một số người người điên hướng dẫn đạt Bất niệm Tự Niệm sao cho là ma thuyết. Nhiều người cứ nghĩ đạt bất niệm tự niệm là đảm bảo chắc phần vãng sanh nhưng thật sự không vậy, vì đó chỉ là nhiếp tâm câu phật hiệu còn phải chuyển hóa những vô minh kia thành giác ngộ, mà thâm nhập tri kiến Phật. Muốn thoát khỏi sanh tử cần phải có trí tuệ giác ngộ, học phật cho dù pháp môn nào mà tri tuệ không khai mở, tâm tính không tu sửa thì cho dù niệm gãy quai hàm cũng không có lợi ích gì. Đó là thực tế của mình gặp phải thưa VNBN.
Bạn hiểu sai vê từ kiến tánh mà cứ nói người điên hiểu sai. Kiến là thấy, tánh là tự tánh, kiến tánh nghĩa là thấy tự tánh. Vì thế, kiến tánh chỉ mới thấy tánh thôi làm sao mà thoát ly sanh tử, cần phải trụ trong tự tánh từng sát na mới thoát ly được sanh tử. A di đà Phật!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Này các đạo hữu,
Không phải ngẫu nhiên có câu:
Trực chỉ nhân Tâm,
Kiến tánh thành Phật
Tịnh Độ niệm Phật. Đức Phật vì thương tưởng chúng sinh mê muội thời mạt pháp, không thể thực hành Bát Chánh đạo, 18 pháp bất công... một cách triệt để. Nên mới thuyết pháp niệm Phật, nhằm giúp chúng sinh đưa Tâm về với Bản giác.
Cũng giống như bên Thiền các cụ hay nói Trực chỉ Nhân Tâm, để mà Kiến Tánh.
Cũng giống như Bản Giác vậy.
Nam mô là Thuỷ giác, A Di Đà là Tương tục giác, Phật là Bản giác
Kiến Tánh -> Phật
Nên sự thực là Kiến tánh là rất rộng không chỉ đơn giản chỉ là Kiến là Thấy, và Tánh là Tự Tánh đâu. À các bạn không nên lôi những vị như Lục Tổ, Hay Nhị Tổ hay các vị như Ấn Quang, Hư Vân ra để làm ví dụ về kiến tánh, nên lấy đó để làm gương tu hành mà thôi. Toàn các vị hoá thân cả đó.
Có chăng có những điều ngoại lệ.
Và quan điểm của tôi là: Niệm Phật mục đích là vãng sinh, vãng sinh đồng nghĩa với thành Phật.
Và trên hết là niệm Phật chưa hẳn là kiến Tánh rốt ráo, mới chỉ tạm gọi là Kiến Tánh. Vì nếu không phát nguyện vãng sinh thì Kiến tánh này cũng mất bởi đời sống kiếp sau của chúng ta.
Và vì là chưa rốt ráo, nên không thể nói niệm Phật đạt kiến Tánh được.
Về Bất niệm tự niệm: Hãy nghe lời Bồ Tát Quan Âm nói:
- Chỉ có danh hiệu Phật vẫn tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều biểu hiện Vô-thượng Diệu-viên Thức-tâm Tam-Muội, tức là Chân Duy Thức Tánh.
- Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay cái nghe trở vào Chơn-tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng Tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều hiển hiện Chơn-như-tánh. Chính nó thật là Tánh Nghe của mình, chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn là thể vắng lặng, soi chiếu khắp mười phương.
- Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế, chẳng bao lâu thì Tánh Nghe cũng không còn. Khi ấy, Phật Trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn.

Khi nào niệm Phật đạt tới như vậy, không cần niệm Phật, mà Tâm vẫn an định, không cần nhờ đến danh hiệu mà Tâm vẫn vững chãi, vẫn đại từ đại bi, không chấp vào các pháp hữu vi, vô vi, không tạp loạn bởi các điều trái phải, các điều diễn ra trong tâm thì lúc đó mới có thể gọi là Bất niệm Tự niệm.
Chứ nếu bi giờ vẫn phải hàng ngày điều dụng Tâm bằng niệm Phật, vẫn phải lanh lảnh hàng ngày Nam Mô A Di Đà Phật, dù là trong Tâm hay ngoài miệng thì chưa gọi là Bất niệm Tự Niệm được. Có chăng chỉ là đạt Chánh niệm mà thôi. Đừng nghĩ rằng cứ niệm Phật được trong tâm liên tục không gián đoạn là Bất niệm Tự niệm.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Trên chỉ là ý kiến của tôi đưa rao trao đổi, không bắt ai phải nghe theo, những điều tôi hiểu tôi trình bày. Lời các bạn nói tôi cũng sẽ tham cứu, không có chỉ mỗi ý mình là đúng.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Lý luận hoài chẳng ích gì. thôi thì mượn lời chư cao tăng chư tổ mà tham khảo. Việc này người điên vốn không quen làm. A di đà Phật!

Trên chỉ là ý kiến của tôi đưa rao trao đổi, không bắt ai phải nghe theo, những điều tôi hiểu tôi trình bày. Lời các bạn nói tôi cũng sẽ tham cứu, không có chỉ mỗi ý mình là đúng.

Thích Ca Mâu Ni Phật là thiền định mà khai ngộ. Ở trong thiền định Ngài thấy được sao sáng, đêm nhìn sao sáng, vào buổi tối, bỗng nhiên khai ngộ, nên không nhất định duyên phận gì. Do đây có thể biết chẻ củi, giã gạo cũng chính là thiền định, ngài dùng cái công phu này để tu thiền định, liền khai ngộ. Thiền định không phải xếp bằng quay vào vách, đó là thiền định rất sơ cấp, Đại sư Huệ Năng không có tu như vậy, Đại sư Huệ Năng là ở nhà bếp, chẻ củi, giã gạo mà đắc thiền định.

Chúng ta lại quay đầu lại nhìn lão Hoà thượng Hải Hiền ở chùa Phật Lai. Ngài là trồng trọt, cũng giống như Đại sư Huệ Năng vậy, mỗi ngày ngài đều là làm việc như vậy, đó là tu thiền định. Dụng công là một câu A Di Đà Phật, câu Phật hiệu này chính là thượng thượng thiền. Người biết được điều này không nhiều, còn có một số người biết được thì lại không chịu làm. Ở mọi lúc, vào mọi nơi, ở ngay trong tất cả cảnh duyên đều đem tâm định ở nơi câu Phật hiệu A Di Đà Phật. Còn Đại sư Huệ Năng là đem tâm định ở nơi không khởi tâm, không động niệm. Việc này không phải người thông thường có thể làm được, bởi vì chỉ có định ở không khởi tâm không động niệm nhưng vẫn không hề rời khỏi sự, đó gọi là trải sự luyện tâm. Từ trên sự mà kiến tánh, cũng là nói tánh là “lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp”.

Thành tựu này của lão Hoà thượng Hải Hiền thì thật cao, Ngài vãng sanh Thế Giới Cực Lạc thượng thượng phẩm vãng sanh. Thượng thượng phẩm là sanh cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Đây là điều chúng ta cần phải học tập.

(Pháp sư Tịnh Không)
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Vì Sao Niệm Phật Có Thể Thấy Được Tự Tánh Di Đà?

Thiền Tông lấy sự thấy tự tánh để làm nhân hạnh tu tập, sau đó có kết quả là giác ngộ thành Phật. Chúng sanh từ nhiều đời bị vô minh che lấp tự tánh, không tự mình nhìn thấy được ánh sáng chiếu diện nơi tự tâm, giống như mây mờ che ánh sáng mặt trời vào mùa đông. Hôm nay nhờ thiền tập, vén được màn vô minh nhìn thấy được tự tánh vốn hằng thường trong sáng. Từ nơi đây hành giả lặn sâu vào tàng thức lấy trí tuệ diệt tận gốc rễ sự vô minh u tối của phiền não để hiển bày toàn bộ chơn giác mà xưa nay sẵn có, nên gọi là giác ngộ, là thành Phật. Giống như mây tan thì ánh sáng mặt trời sẽ hiển lộ, chiếu rọi khắp muôn phương vô phân biệt. Nhưng muốn thấy được tánh, tức mỗi thời khắc trôi qua thân phải thiền tập, ý phải gạn lọc tư tưởng rời xa phiền não, luôn ở trong chánh niệm. Cũng có nghĩa là mỗi thời khắc phải rời xa ác nghiệp, thực hành thiện nghiệp cho đến khi nhìn thấy được tự tâm.
Cũng vậy, liên hữu niệm Phật là niệm tự tánh Di Đà. Vì mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, Phật tánh không khác khi ẩn tàng trong mỗi sắc thân ngủ uẩn khác nhau của từng loại chúng sanh. Phật tánh cũng không thêm khi thành Phật, và không bớt đi khi đọa vào địa ngục. Vả lại Phật Phật đồng nhất thể; vậy thì tọa thiền để thấy tự tánh, giác ngộ thành Phật, không khác gì khi chúng ta niệm Phật để hiển bày tự tánh Di Đà. Tự tánh Di Đà là Phật nhân, sanh về Tây Phương Cực Lạc gặp Phật Di Đà, tu, nghe pháp, chứng ngộ thành Phật là Phật quả.
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả, là thành Phật. Nhưng vì xưa nay phiền não nghiệp chướng của ta quá dày nên Phật nhân không có cơ hội phát triển. Vậy, ta niệm Phật, tiếng niệm Phật từng giờ từng phút gieo vào tâm tưởng vọng động của ta; bao nhiêu những thứ vọng tưởng ác nghiệp lần hồi tan biến, và thiện nghiệp phước huệ sẽ hiển bày.
Chúng ta niệm Phật muốn hiểu bày tự tánh Di Đà, thì hằng ngày phải tinh chuyên đừng để tâm thối lui. Giống như em bé vừa sanh, người mẹ phải hằng ngày chăm sóc cho em bé cẩn thận, cho em bé bú sữa, cho em bé ngủ lớn, lớn lên một chút cho ăn cháo cơm… phải chăm sóc thường xuyên. Nếu người mẹ cho em bé bú sữa một ngày; hai ba ngày không cho bú, hoặc em bé khóc mà không tìm cách làm cho em bé nín, bỏ em bé vào những nơi có ánh nắng mặt trời buổi trưa… Như vậy chẳng những em bé không thể lớn mà có nguy cơ mất mạng. Cũng vậy, niệm Phật muốn thấy được tự tánh Di Đà, muốn sanh về Tây Phương Cực Lạc, mà không tinh chuyên, một ngày niệm năm ba ngày nghỉ, hoặc niệm mà chỉ muốn cầu chút ít phước đức hữu lậu ở cõi trời và cõi người thì chúng ta sẽ không đạt được công đức vô lượng vô biên của sáu chữ Di Đà. Những công đức ấy sẽ bị hạng hẹp ở nơi hữu lậu; giống như em bé bị bệnh hoạn ốm yếu do người mẹ chăm sóc không chu đáo.
Em bé mỗi ngày được bú sữa thường xuyên, và được chăm sóc cẩn thận thì sẽ lớn lên một cách mập mạp dễ thương đầy đủ sức khỏe. Cũng thế niệm Phật tinh chuyên, siêng năng, đầy đủ tín, hạnh, nguyện, thì ta nhất định sẽ thấy được tự tánh Di Đà, nhất định sẽ sanh về Tây Phương, và sẽ thành Phật.
Thấy tự tánh Di Đà hay sanh về Tây Phương cũng có nghĩa là đã dứt trừ được phiền não vô minh, kiến hoặc tư hoặc, chuyển tâm phàm phu nơi thế giới Ta Bà đau khổ thành tâm thanh tịnh của Thánh Chúng nơi Cảnh giới Cực Lạc, chuyển thức thành trí, mà, hiển bày được vô lượng công đức. Vì niệm Phật đạt được công đức vô lượng vô biên như thế, cho nên chúng ta ai là người đang tu pháp môn niệm Phật thì nên cố gắng niệm thường xuyên hơn; ai chưa chọn pháp môn niệm Phật, thì nay nên phát tâm chọn pháp môn niệm Phật để tu; tất cả chúng ta nên niệm Phật với đầy đủ tín, hạnh, nguyện,vững chắc để cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc, thấy Phật Di Đà, nghe pháp, chứng quả vị bất thối, hành trì hạnh Bồ Tát tiến vào Phật quả.
Trích từ sách Niệm Phật Thành Phật
Tác giả: Hòa thượng Thích Phước Nhơn
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Sao gọi là Tổ sư Tịnh Độ ?

Hỏi: Các nhà chú giải trong các tông Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Chân Ngôn, Thiền, Pháp Tướng, mỗi vị đều có biên soạn chương sớ về pháp môn Tịnh Độ, tại sao lại không y cứ vào các nhà chú giải đó mà chỉ riêng y cứ vào ngài Thiện Đạo?

Đáp: Các nhà chú giải đó, tuy biên soạn chương sớ về Tịnh Độ, nhưng không dùng Tịnh Độ làm tông, mà lại dùng Thánh Đạo làm tông, cho nên không y cứ vào họ, còn ngài Thiện Đạo chỉ lấy Tịnh Độ làm tông, cho nên y cứ vào ngài.

Hỏi: Các vị tổ sư Tịnh Độ rất nhiều, chẳng hạn như ngài Ca Tài ở chùa Hoằng Pháp, ngài Từ Mẫn Tam Tạng, v.v.. Tại sao không y cứ vào các vị ấy, mà chỉ riêng y cứ vào ngài Thiện Đạo?

Đáp:
Các vị thiện tri thức đó, tuy cũng đề xướng Tịnh Độ pháp môn, nhưng chưa chứng Tam muội, còn Hòa Thượng Thiện Đạo là người chứng đắc tam muội. Vì ngài có chỗ chứng đắc, cho nên y cứ vào ngài.

Hỏi:
Nếu y cứ vào người chứng đắc Tam muội, thì Hoài Cảm Thiền Sư cũng chứng đắc Tam muội, tại sao không y cứ?

Đáp:
Ngài Thiện Đạo là thầy, ngài Hoài Cảm là trò, cho nên y cứ vào thầy mà không y cứ vào đệ tử. Huống chi sự giải thích của hai thầy trò có nhiều điểm trái nghịch, cho nên không y cứ vào ngài Hoài Cảm.

Hỏi:
Nếu y cứ vào thầy, thì ngài Đạo Xước Thiền Sư là thầy của ngài Thiện Đạo, tại sao lại không y cứ vào ngài Đạo Xước?

Đáp: Ngài Đạo Xước tuy là thầy, nhưng vẫn chưa chứng được Tam muội, không tự biết mình có được vãng sinh hay không, cho nên đã hỏi ngài Thiện Đạo: “Đạo Xước niệm Phật, được vãng sinh hay không?” Ngài Thiện Đạo bèn thưa với ngài Đạo Xước nên đem một cành hoa sen đặt trước bàn Phật, sau đó dụng công bảy ngày, nếu hoa sen không héo, ắt được vãng sinh. Ngài Đạo Xước y lời, sau đó bảy ngày, quả nhiên hoa sen không héo, bèn rất khen ngợi. Kế đó thỉnh ngài Thiện Đạo nhập định quán sát, xem mình có được vãng sinh hay không. Ngài Thiện Đạo bèn nhập định, giây lát sau nói với ngài Đạo Xước: “Thầy phải sám hối ba tội mới được vãng sinh. Thứ nhất, thầy đặt tượng Phật ở góc phòng, còn
mình ở giữa phòng; thứ hai, sai bảo người xuất gia phục dịch cho mình; thứ ba, xây dựng phòng ốc làm tổn thương sinh mệnh côn trùng. Thầy phải đối trước mười phương Phật sám hối tội thứ nhất, đối trước bốn phương tăng sám hối tội thứ hai, đối với tất cả chúng sinh sám hối tội thứ ba.” Ngài Đạo Xước suy ngẫm những lỗi lầm quá khứ, thấy lời ngài Thiện Đạo quả thật không sai, bèn chí thành sám hối. Sám hối xong, đến gặp ngài Thiện Đạo, ngài Thiện Đạo bèn nói: “Tội của thầy đã diệt, sau này sẽ có ánh sáng chiếu thân, đó là điềm vãng sinh của thầy.”

Do đây biết rằng Hòa Thượng Thiện Đạo tu đắc Tam muội, xứng đáng làm bậc thầy, giải hạnh đều phi phàm, điều này thật rõ ràng. Huống chi, người cùng thời với ngài đều tương truyền rằng: “Từ lúc Phật pháp truyền vào Trung Hoa đến nay, chưa ai có được thạnh đức như ngài Thiện Đạo!” Lời xưng tán tuyệt luân, khó diễn tả được. Hơn nữa, lúc ngài viết sớ giải của Quán Kinh, có nhiều điềm lành, thường được Đức A Di Đà đến chỉ dẫn. Vì đã được sự gia bị của chư Phật, Bồ tát, cho nên quyển Quán Kinh Sơ của ngài được xưng dương là Chứng Định Sớ, mọi người đều quý trọng như chính lời dạy của Đức Phật.

(Trích Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập - Ngài Pháp Nhiên (Tiền thân ngài Xá Lợi Phất)

1. Pháp sư Tịnh Không, tu Tịnh Độ - lấy Tịnh Độ làm tông, chẳng lấy Thiền Tông làm tông, lời nói về Thiền Tông không dùng để y cứ.

2. Ht Thích Phước Nhơn, tu Tịnh Độ, tông chỉ lời dạy trái với hai Ngài Thiện Đạo và Pháp Nhiên, nên không dùng để y cứ.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Sao gọi là Tổ sư Tịnh Độ ?

Hỏi: Các nhà chú giải trong các tông Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Chân Ngôn, Thiền, Pháp Tướng, mỗi vị đều có biên soạn chương sớ về pháp môn Tịnh Độ, tại sao lại không y cứ vào các nhà chú giải đó mà chỉ riêng y cứ vào ngài Thiện Đạo?

Đáp: Các nhà chú giải đó, tuy biên soạn chương sớ về Tịnh Độ, nhưng không dùng Tịnh Độ làm tông, mà lại dùng Thánh Đạo làm tông, cho nên không y cứ vào họ, còn ngài Thiện Đạo chỉ lấy Tịnh Độ làm tông, cho nên y cứ vào ngài.

Hỏi: Các vị tổ sư Tịnh Độ rất nhiều, chẳng hạn như ngài Ca Tài ở chùa Hoằng Pháp, ngài Từ Mẫn Tam Tạng, v.v.. Tại sao không y cứ vào các vị ấy, mà chỉ riêng y cứ vào ngài Thiện Đạo?

Đáp:
Các vị thiện tri thức đó, tuy cũng đề xướng Tịnh Độ pháp môn, nhưng chưa chứng Tam muội, còn Hòa Thượng Thiện Đạo là người chứng đắc tam muội. Vì ngài có chỗ chứng đắc, cho nên y cứ vào ngài.

Hỏi:
Nếu y cứ vào người chứng đắc Tam muội, thì Hoài Cảm Thiền Sư cũng chứng đắc Tam muội, tại sao không y cứ?

Đáp:
Ngài Thiện Đạo là thầy, ngài Hoài Cảm là trò, cho nên y cứ vào thầy mà không y cứ vào đệ tử. Huống chi sự giải thích của hai thầy trò có nhiều điểm trái nghịch, cho nên không y cứ vào ngài Hoài Cảm.

Hỏi:
Nếu y cứ vào thầy, thì ngài Đạo Xước Thiền Sư là thầy của ngài Thiện Đạo, tại sao lại không y cứ vào ngài Đạo Xước?

Đáp: Ngài Đạo Xước tuy là thầy, nhưng vẫn chưa chứng được Tam muội, không tự biết mình có được vãng sinh hay không, cho nên đã hỏi ngài Thiện Đạo: “Đạo Xước niệm Phật, được vãng sinh hay không?” Ngài Thiện Đạo bèn thưa với ngài Đạo Xước nên đem một cành hoa sen đặt trước bàn Phật, sau đó dụng công bảy ngày, nếu hoa sen không héo, ắt được vãng sinh. Ngài Đạo Xước y lời, sau đó bảy ngày, quả nhiên hoa sen không héo, bèn rất khen ngợi. Kế đó thỉnh ngài Thiện Đạo nhập định quán sát, xem mình có được vãng sinh hay không. Ngài Thiện Đạo bèn nhập định, giây lát sau nói với ngài Đạo Xước: “Thầy phải sám hối ba tội mới được vãng sinh. Thứ nhất, thầy đặt tượng Phật ở góc phòng, còn
mình ở giữa phòng; thứ hai, sai bảo người xuất gia phục dịch cho mình; thứ ba, xây dựng phòng ốc làm tổn thương sinh mệnh côn trùng. Thầy phải đối trước mười phương Phật sám hối tội thứ nhất, đối trước bốn phương tăng sám hối tội thứ hai, đối với tất cả chúng sinh sám hối tội thứ ba.” Ngài Đạo Xước suy ngẫm những lỗi lầm quá khứ, thấy lời ngài Thiện Đạo quả thật không sai, bèn chí thành sám hối. Sám hối xong, đến gặp ngài Thiện Đạo, ngài Thiện Đạo bèn nói: “Tội của thầy đã diệt, sau này sẽ có ánh sáng chiếu thân, đó là điềm vãng sinh của thầy.”

Do đây biết rằng Hòa Thượng Thiện Đạo tu đắc Tam muội, xứng đáng làm bậc thầy, giải hạnh đều phi phàm, điều này thật rõ ràng. Huống chi, người cùng thời với ngài đều tương truyền rằng: “Từ lúc Phật pháp truyền vào Trung Hoa đến nay, chưa ai có được thạnh đức như ngài Thiện Đạo!” Lời xưng tán tuyệt luân, khó diễn tả được. Hơn nữa, lúc ngài viết sớ giải của Quán Kinh, có nhiều điềm lành, thường được Đức A Di Đà đến chỉ dẫn. Vì đã được sự gia bị của chư Phật, Bồ tát, cho nên quyển Quán Kinh Sơ của ngài được xưng dương là Chứng Định Sớ, mọi người đều quý trọng như chính lời dạy của Đức Phật.

(Trích Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập - Ngài Pháp Nhiên (Tiền thân ngài Xá Lợi Phất)

1. Pháp sư Tịnh Không, tu Tịnh Độ - lấy Tịnh Độ làm tông, chẳng lấy Thiền Tông làm tông, lời nói về Thiền Tông không dùng để y cứ.

2. Ht Thích Phước Nhơn, tu Tịnh Độ, tông chỉ lời dạy trái với hai Ngài Thiện Đạo và Pháp Nhiên, nên không dùng để y cứ.

Đung là tên mọt sách chẳng biết gì cả chỉ biết chấp pháp. heeeeeeeeee
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Hihi, có 1 điều thế này.
Ngoài lời Phật ra thì mọi lời khác chẳng phải rốt ráo, huống chi là lời kẻ tầm thường như tôi chẳng hạn.
Học Phật, không nên có cố định tư duy cố định.
Khi chia sẻ nên có tinh thần chia sẻ, để nếu có thiếu hay sai thì còn có chỗ quay về hihi. Đừng có thể hiện tinh thần chỉ bảo.
Hihi vài lời chia sẻ
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Đung là tên mọt sách chẳng biết gì cả chỉ biết chấp pháp. heeeeeeeeee

Hề hề

Còn mi thì học hành đều như lá mít sâu ! Bảo sao phát điên không tự tỉnh nổi ! Muốn tính đi hại người dưới lốt "độ sanh" hở ! Đâu có dễ dàng cho ngươi như vậy !

Mộ Phần.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Hề hề

Còn mi thì học hành đều như lá mít sâu ! Bảo sao phát điên không tự tỉnh nổi ! Muốn tính đi hại người dưới lốt "độ sanh" hở ! Đâu có dễ dàng cho ngươi như vậy !

Mộ Phần.

Hết chổ nói với ngươi Tịnh không pháp sư là vị tổ Tịnh Độ mà ngươi con nói vậy thì huống chi là gã điên này. Đúng là lời lẽ kẻ kiến tánh có khác. A di đà Phật!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Hết chổ nói với ngươi Tịnh không pháp sư là vị tổ Tịnh Độ mà ngươi con nói vậy thì huống chi là gã điên này. Đúng là lời lẽ kẻ kiến tánh có khác. A di đà Phật!

Hề hề

Lời Thầy, Tổ mà vào tai ngươi, rồi ra miệng thì cũng thành tà ma hết ! Ta cần phải giám sát cẩn thận, không để mi đi gây hại cho người khác !

Ngươi tính dùng chiêu trò tự nhận mình điên, mình ngu, dùng lời dịu ngọt, tâng bốc...giống ngoài thế gian, người ta ca ngợi là khiêm tốn, khéo léo để mê hoặc người! Trong khi thực chất thì bản ngã cao vợi ! Tự mình khen mình:

Tôi đã độ sanh được hàng ngàn người, tôi đã cứu giúp được hàng trăm người, tôi đã thế này, tôi đã thế kia...

Ta nói rồi, mi càng "độ sanh" nhiều bao nhiêu, bản ngã và vô minh nơi ngươi càng tăng trưởng bấy nhiêu !

Người thế gian ưa lời dịu ngọt, chẳng rõ chỗ "giả dối" nên thấy ngươi cho là tốt lắm ! E là không biết có bao nhiêu người đã bị ngươi phá hoại Huệ Mạng rồi !

Chính vì thế nơi Diễn Đàn này, ta đặc biệt cần phải "chăm sóc" mi cẩn thận, để tránh mi tiếp tục làm điều "tà ác" ấy nữa !

Mộ Phần.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Hề hề

Lời Thầy, Tổ mà vào tai ngươi, rồi ra miệng thì cũng thành tà ma hết ! Ta cần phải giám sát cẩn thận, không để mi đi gây hại cho người khác !

Ngươi tính dùng chiêu trò tự nhận mình điên, mình ngu, dùng lời dịu ngọt, tâng bốc...giống ngoài thế gian, người ta ca ngợi là khiêm tốn, khéo léo để mê hoặc người! Trong khi thực chất thì bản ngã cao vợi ! Tự mình khen mình:

Tôi đã độ sanh được hàng ngàn người, tôi đã cứu giúp được hàng trăm người, tôi đã thế này, tôi đã thế kia...

Ta nói rồi, mi càng "độ sanh" nhiều bao nhiêu, bản ngã và vô minh nơi ngươi càng tăng trưởng bấy nhiêu !

Người thế gian ưa lời dịu ngọt, chẳng rõ chỗ "giả dối" nên thấy ngươi cho là tốt lắm ! E là không biết có bao nhiêu người đã bị ngươi phá hoại Huệ Mạng rồi !

Chính vì thế nơi Diễn Đàn này, ta đặc biệt cần phải "chăm sóc" mi cẩn thận, để tránh mi tiếp tục làm điều "tà ác" ấy nữa !

Mộ Phần.

Ngươi lo cho cái túi da thúi của ngươi đi. Nó đang bốc mùi hôi thối rồi đấy. haaaaaaaaaaaaa. Ngay cả Tịnh không pháp sư mà ngươi còn phỉ báng thì ngươi là hạng người gì tu như thế nào ngươi tự nhìn lại ngươi đi. haaaaaaaaaaaaaa. A di đà Phật!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ngươi lo cho cái túi da thúi của ngươi đi. Nó đang bốc mùi hôi thối rồi đấy. haaaaaaaaaaaaa. Ngay cả Tịnh không pháp sư mà ngươi còn phỉ báng thì ngươi là hạng người gì tu như thế nào ngươi tự nhìn lại ngươi đi. haaaaaaaaaaaaaa. A di đà Phật!

Hề hề

Lành thay ! Có được vị "thiện trí thức" hi hữu ngàn kiếp khó gặp !

Sẽ thật là lợi ích, nếu có thể trích dẫn ra đoạn nào ghi rõ lời phỉ báng trên !

Giờ mới có thời gian rảnh để lãnh giáo tiếp bậc thiện trí đây !

Mộ Phần.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
kính VNBN,
Mình chỉ nói những gì thực chứng thật trải nghiệm chứ không muốn trích kinh dẫn điển, mà kinh điển cũng không ra khỏi lời mình nói, lờitren6 người điên nói mà bạn nói là ma thuyết thì khác nào phỉ báng kinh sách tổ thầy, vì lời trên kia là lấy từ trong kinh và lời chư tổ. Người tu tịnh độ mà không quan tâm đến kiến tánh nhưng thực chất khi họ niệm Phật họ nhiệp tâm vào câu Phật hiệu mà buông xuống tham sân si phien não ngã mạn, nghĩa là họ dần dần giác ngộ và họ tự nhiên kiến tánh hồi nào không hay. Nên người điên nói kiến tánh là cái quả của con đường niệm Phật không cầu mà tự đến. Tu học mà chấp vào lời nói văn tự trong kinh không hiểu nghĩa rõ rốt ráo của kinh thì khó mà tu có thành tựu.
Trong quá trình hành pháp người điên đa số là trao pháp môn tịnh độ cho người hữu duyên sao nói là phá hủy căn lành, một số người người điên hướng dẫn đạt Bất niệm Tự Niệm sao cho là ma thuyết. Nhiều người cứ nghĩ đạt bất niệm tự niệm là đảm bảo chắc phần vãng sanh nhưng thật sự không vậy, vì đó chỉ là nhiếp tâm câu phật hiệu còn phải chuyển hóa những vô minh kia thành giác ngộ, mà thâm nhập tri kiến Phật. Muốn thoát khỏi sanh tử cần phải có trí tuệ giác ngộ, học phật cho dù pháp môn nào mà tri tuệ không khai mở, tâm tính không tu sửa thì cho dù niệm gãy quai hàm cũng không có lợi ích gì. Đó là thực tế của mình gặp phải thưa VNBN.
Bạn hiểu sai vê từ kiến tánh mà cứ nói người điên hiểu sai. Kiến là thấy, tánh là tự tánh, kiến tánh nghĩa là thấy tự tánh. Vì thế, kiến tánh chỉ mới thấy tánh thôi làm sao mà thoát ly sanh tử, cần phải trụ trong tự tánh từng sát na mới thoát ly được sanh tử. A di đà Phật!

1. Bỏ qua vấn đề kiến tánh vì không phải vấn đề chính mà VNBN muốn bàn. VNBN muốn nguoidienhocphat1 xác định một điều là: điều kiện để một người vãng sanh?

2. Nguoidienhocphat1 bảo rằng người niệm phật phải có trí tuệ giác ngộ, thế thì trí tuệ đó là gì?

Chữ TÍN trong Tịnh Độ Tông là bao gồm những hiểu biết nhất định trong đó về Nhân -quả, Phật, Pháp, Tăng và Đức Phật A Di Đà. Một người không được vãng sanh là do TÍN không đầy đủ.

Chữ trí tuệ mà bạn dùng trong chữ TÍN hay ngoài chữ TÍN mà chư Tổ đã dạy?

PS. Nguoidienhocphat1 nên trả lời theo từng ý, đừng viết luông tuồng khó theo dõi. Bạn thường bảo người khác phải sửa nhưng đến lượt bạn sao bạn không sửa? Sửa để có lợi cho người đọc mà góp ý hoài bạn vẫn không sữa! Bạn không vì người khác được sao, mặc dù việc rất nhỏ?!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
1. Bỏ qua vấn đề kiến tánh vì không phải vấn đề chính mà VNBN muốn bàn. VNBN muốn nguoidienhocphat1 xác định một điều là: điều kiện để một người vãng sanh?

2. Nguoidienhocphat1 bảo rằng người niệm phật phải có trí tuệ giác ngộ, thế thì trí tuệ đó là gì?

Chữ TÍN trong Tịnh Độ Tông là bao gồm những hiểu biết nhất định trong đó về Nhân -quả, Phật, Pháp, Tăng và Đức Phật A Di Đà. Một người không được vãng sanh là do TÍN không đầy đủ.

Chữ trí tuệ mà bạn dùng trong chữ TÍN hay ngoài chữ TÍN mà chư Tổ đã dạy?

PS. Nguoidienhocphat1 nên trả lời theo từng ý, đừng viết luông tuồng khó theo dõi. Bạn thường bảo người khác phải sửa nhưng đến lượt bạn sao bạn không sửa? Sửa để có lợi cho người đọc mà góp ý hoài bạn vẫn không sữa! Bạn không vì người khác được sao, mặc dù việc rất nhỏ?!

1) Điều kiện để một người vãng sanh: Người điên vẫn chưa trải nghiệm 1 ca nào thực tế vãng sanh nên không có biết. Nếu trích dẫn từ kinh điển thì ai nói cũng được và khác nào lấy kinh điển mà hý luận với nhau. Nhưng nghe kể lại thấy trên mạng những ca vãng sanh biết trước ngay giờ. Thì họ buông xả tất cả tâm không bám trụ vào điều gì cả chỉ một lòng nhiệp tâm niệm Phật đến hơi thở cuối cùng.
2) Cái chữ Tín của bạn viết là cái mục đích mình nói đó. Cái TRí Huệ nó bao gồm cả Tín, Nguyện, Hạnh trong đó chứ không phải chỉ là chữ Tín không?
Có những cái không phải bạn hỏi là mình sẽ trả lời trực diện đâu, muốn nói cái A phải nói cái B, tùy cái mà nói, đó là cái tính cách của bạn, còn cái của mình nói là tính cách của mình, tùy hoàn cảnh mà nói trực diện hoặc nói xa gần.
A di đà Phật!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
1) Điều kiện để một người vãng sanh: Người điên vẫn chưa trải nghiệm 1 ca nào thực tế vãng sanh nên không có biết. Nếu trích dẫn từ kinh điển thì ai nói cũng được và khác nào lấy kinh điển mà hý luận với nhau. Nhưng nghe kể lại thấy trên mạng những ca vãng sanh biết trước ngay giờ. Thì họ buông xả tất cả tâm không bám trụ vào điều gì cả chỉ một lòng nhiệp tâm niệm Phật đến hơi thở cuối cùng.


Bạn không biết mà lại đòi hỏi người tu Tịnh Độ phải thế này thế kia thì có phải hồ đồ không nhỉ?!

Tịnh độ lấy Kinh điển là nơi để ý cứ, các Tổ Tịnh Độ đều như thế.

"buông xả tất cả tâm không bám trụ vào điều gì cả chỉ một lòng nhiệp tâm niệm Phật đến hơi thở cuối cùng" thì không có nghĩa là Kiến Tánh, đó là do nơi chữ TÍN, đã có sự tin hiểu đúng đắng, tất nhiên sẽ nhiếp tâm niệm Phật cầu vãng sanh, không cầu gì khác trong hiện tại này.


2) Cái chữ Tín của bạn viết là cái mục đích mình nói đó. Cái TRí Huệ nó bao gồm cả Tín, Nguyện, Hạnh trong đó chứ không phải chỉ là chữ Tín không?
Có những cái không phải bạn hỏi là mình sẽ trả lời trực diện đâu, muốn nói cái A phải nói cái B, tùy cái mà nói, đó là cái tính cách của bạn, còn cái của mình nói là tính cách của mình, tùy hoàn cảnh mà nói trực diện hoặc nói xa gần.
A di đà Phật!

Lại hồ đồ nữa khi nói "Cái TRí Huệ nó bao gồm cả Tín, Nguyện, Hạnh", tức là có trí tuệ đó thì chẳng làm gì thêm. Trí tuệ đó là gì , bạn hãy viết cụ thể để mà minh chứng cho việc nó gôm cả Tín, Nguyện, Hạnh mà chư Tổ đã dạy?

Thành ra nói theo bạn khiến người học hiểu là phải bỏ Tín, Nguyện, Hạnh đi, học cái trí tuệ của bạn thì vãng sanh.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83

Bạn không biết mà lại đòi hỏi người tu Tịnh Độ phải thế này thế kia thì có phải hồ đồ không nhỉ?!

Tịnh độ lấy Kinh điển là nơi để ý cứ, các Tổ Tịnh Độ đều như thế.

"buông xả tất cả tâm không bám trụ vào điều gì cả chỉ một lòng nhiệp tâm niệm Phật đến hơi thở cuối cùng" thì không có nghĩa là Kiến Tánh, đó là do nơi chữ TÍN, đã có sự tin hiểu đúng đắng, tất nhiên sẽ nhiếp tâm niệm Phật cầu vãng sanh, không cầu gì khác trong hiện tại này.




Lại hồ nữa khi nói "Cái TRí Huệ nó bao gồm cả Tín, Nguyện, Hạnh", tức là có trí tuệ đó thì chẳng làm gì thêm. Trí tuệ đó là gì , bạn hãy viết cụ thể để mà minh chứng cho việc nó gôm cả Tín, Nguyện, Hạnh mà chư Tổ đã dạy?

nếu không có tín nguyện hanh thì có trí huệ không. a di đà phật.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Mặt trời luôn chiếu sáng, như Trí Huệ Bát Nhã vốn luôn sẵn có.

Vậy tại sao ban ngày thì thấy ánh sáng, ban tối thì lại không thấy nữa ?

Tại sao khi mây đen che khuất thì không thấy sáng, mà khi mây tan thì lại thấy sáng ?

Tại sao khi ở nước này thì là ban đêm, chẳng thấy ánh sáng mặt trời, mà bay qua nước khác thì lại thấy có ánh sáng mặt trời ?

Vô minh chính là nước ở ban đêm.

Vô minh chính là ban đêm.

Vô minh chính là mây đen che khuất mặt trời.

Vô minh chẳng tự hết, phải nhờ Hành - là đi sang nước khác, là xua tan mây đen, là chờ đến ban ngày- mà mất đi!

Do Hành mà hết vô minh, nhưng tuyệt nhiên chẳng phải do Hành mà sinh Trí Huệ.

Do mây tan thì thấy mặt trời chiếu sáng, chứ tuyệt nhiên chẳng phải do mây tan mà mặt trời mới chiếu sáng, vì mặt trời vốn thường chiếu sáng vậy !

Biết rằng sự thật mặt trời luôn chiếu sáng là Tín.

Muốn thấy mặt trời chiếu sáng là Nguyện.

Tìm mọi cách để thấy mặt trời là Hạnh.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Mặt trời luôn chiếu sáng, như Trí Huệ Bát Nhã vốn luôn sẵn có.

Vậy tại sao ban ngày thì thấy ánh sáng, ban tối thì lại không thấy nữa ?

Tại sao khi mây đen che khuất thì không thấy sáng, mà khi mây tan thì lại thấy sáng ?

Tại sao khi ở nước này thì là ban đêm, chẳng thấy ánh sáng mặt trời, mà bay qua nước khác thì lại thấy có ánh sáng mặt trời ?

Vô minh chính là nước ở ban đêm.

Vô minh chính là ban đêm.

Vô minh chính là mây đen che khuất mặt trời.

Vô minh chẳng tự hết, phải nhờ Hành - là đi sang nước khác, là xua tan mây đen, là chờ đến ban ngày- mà mất đi!

Do Hành mà hết vô minh, nhưng tuyệt nhiên chẳng phải do Hành mà sinh Trí Huệ.

Do mây tan thì thấy mặt trời chiếu sáng, chứ tuyệt nhiên chẳng phải do mây tan mà mặt trời mới chiếu sáng, vì mặt trời vốn thường chiếu sáng vậy !

Biết rằng sự thật mặt trời luôn chiếu sáng là Tín.

Muốn thấy mặt trời chiếu sáng là Nguyện.

Tìm mọi cách để thấy mặt trời là Hạnh.

Ngươi nói đúng ý người điên này nói đó. A di đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên