trừng hải

YOGACARIN - DU GIÀ HÀNH TÔNG/ Tinh Yếu, trừng hải

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chào đạo hữu Ba Tuần
Hề hề,

Để tưởng Dương diệm là Nước ngoài Duy thức ra cũng cần phải có thêm sự tác động của tha nhân (Chúng sanh) và trú xứ (Khí thể gian). Như ông vua cởi truồng mà tưởng tượng ra mình đang khoác y phục cuả thần tiên phải giàu có nhờ vương vị (Khí thế gian), phải có cận thần xu nịnh (Chúng sanh) tương quan tương tác mới biến cái bất thực thành thực được. Bằng không e rằng chỉ có ở người loạn thần điên thực mới biến cái mình tưởng tượng thành cái có thực được!?
Vì vậy, với Duy thức giáo không cảnh ngoài thức trái ngược với giáo pháp Nguyên thủy, có cảnh ngoài thức do cảnh trần tự có nhân duyên xứ sở của cảnh trần. Đây là vấn đề cần phải tự mình quán chiếu rồi tự chứng.

Trừng Hải đưa ra một cái nhìn của Thiền tông mời đạo hữu Ba Tuần phản quán, hề hề

Sãi tôi, khi chưa vào đạo. Thấy núi chỉ là núi; thấy sông chỉ là sông.
Khi vừa vào đạo lại, thấy núi không phải là núi; thấy sông không phải là sông.
Nhưng sau ba mươi năm tu đạo nay lại, thấy núi chỉ là núi; thấy sông chỉ là sông
(Duy Tín thiền sư)


Trừng Hải
Đạo hữu Trừng Hải kính mến,

Vừa đúng lúc Ba Tuần đang tập viết "chuyện tiếu lâm" trên nền tích cũ, Ba Tuần xin phép bế sang chủ đề mới trả lời luôn cho tiện nhé, vừa khỏi lạc chủ đề Duy Thức hấp dẫn này.

Mến kính,
Ba Tuần.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Kính thỉnh đạo hữu tiếp tục hoàn thiện nốt chuyên mục này cho trọn vẹn, chỗ thấy của đạo hữu là dùng được, mong đạo hữu hết lòng hỗ trợ Thầy Vienquang làm chủ trì Phật pháp nơi đây.

Ba Tuần có việc phải đi xa, chưa biết ngày trở về.

Kính chúc Thầy, đạo hữu và toàn thể đại chúng.

Thân tâm thường lạc,
Phật đạo viên thành.

Nam mô A Di Đà Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
Kính thỉnh đạo hữu tiếp tục hoàn thiện nốt chuyên mục này cho trọn vẹn, chỗ thấy của đạo hữu là dùng được, mong đạo hữu hết lòng hỗ trợ Thầy Vienquang làm chủ trì Phật pháp nơi đây.

Ba Tuần có việc phải đi xa, chưa biết ngày trở về.

Kính chúc Thầy, đạo hữu và toàn thể đại chúng.

Thân tâm thường lạc,
Phật đạo viên thành.

Nam mô A Di Đà Phật.

Cầu Chư Phật Quang Minh Biến Chiếu
Đạo Hữu Ba Tuần Thành Tựu Như Nguyện

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

trừng hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
II, Nhân Duyên Pháp Tướng

Thập Nhị Nhân Duyên
Thập nhị nhân duyên hay Duyên khởi là LUẬT. Vũ trụ Tam giới, hữu tình vô tình, vạn pháp, tâm thức đều vận hành theo luật Duyên khởi. Theo kinh văn Nguyên thủy luật này gồm có 12 chi phần, khởi đầu bởi Vô minh kết thúc bằng Lão, Tử Khổ qua ba thời Quá khứ, Hiện tại và Tương lai và hai tầng Nhân Quả


thapnhinhanduyen_400.jpg


- Vô minh (Avijja):
Vô minh không phải là Nhân chỉ là tên gọi khởi đầu cho chuỗi diễn tiến 12 nhân duyên. Vô minh do liễu tri bằng Lậu tận minh mà đặt tên vì duy chỉ có Phật Đà là bậc đã thành tựu Tam Diệu Minh, diệt tận Vô minh.
Vô minh là do không nhận thức được chân lý Tứ Diệu Đế, Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Nói cách khác Vô minh là bất tri thực tướng của vạn pháp, bản nguyên tự tánh. Vô minh chính là lớp mây mù bao phủ, che lấp mọi Chánh trí (Chánh tri kiến).
- Hành (Samkhara):
Tùy thuộc Vô minh Hành phát sanh
Hành trong Duyên khởi là Tư (Cetana) gồm Thiện ý (Kusala), Bất thiện ý (Akusala), và Bất động (Không lành không dữ, Anenja).
- Thức (Vinnana):
Tùy thuộc vào Hành tức Tư (Cetana) Thức nối liền hay Thức tái sanh (Patisandhi Vinnana) giữa quá khứ và hiện tại phát sanh. (Thức nối liền thì xảy ra trong bản hữu; Thức tái sanh xảy ra trong trung hữu, thức này trong sáng vì không bắt nguồn từ tham, sân, si hay xuất phát từ thiện căn vô tham vô sân vô si.)
- Danh Sắc (Nama Rupa):
Cùng lúc Thức tái sanh hay nối liền thì Danh Sắc đồng sanh xảy ra trong cùng kiếp sống một đời.
Danh Sắc đồng hiện hữu trong Dục giới và Sắc giới.
Hữu Danh Vô Sắc trong Vô sắc giới
Hữu Sắc Vô Danh trong Vô tưởng thiên.
Danh: gồm Thọ, Tưởng, Hành câu sanh với Thức
Sắc: gồm ba lần "mười thành phần" của Thân, của Tánh (nam, nữ), của Tâm.
Mười thành phần của Thân gồm có Tứ đại (Tứ đại thực, tánh duỗi, tánh dính, tánh nóng, tánh chuyển động tương ưng với Tứ đại gia tăng, Đất, Nước, Lửa, Gió) cọng với sáu chuyển hóa (Upada Rupa) của Tứ đại, Màu sắc (Vanna), Mùi (Gandha), Vị (Rasa), Chất dinh dưỡng(Oja), Sinh khí (Jivitindriya), Thân (Kaya).
- Lục Nhập:
Lục căn (Nội lục nhập) duyên Lục trần (Ngoại lục nhập) sanh Lục nhập (Lục xứ)
- Xúc (Phassa):
Lục căn tiếp xúc Lục trần sanh Lục thức; ngay chính khi có đủ sự tập hợp Căn, Trần, Thức trong cùng thời điểm Xúc sanh.
Xúc không phải là sự tiếp xúc trực tiếp suông mà cần có đủ ba yếu tố, đối tượng, giác quan và thức.
Xúc nguyên ủy là khách quan nhưng lại bị tạp nhiễm bởi Mana lấy Kiến phần của A lại da làm Sở duyên mà duyên Ý thức.
- Thọ (Vedana):
Tùy thuộc Xúc Thọ phát sanh.
Một cách chính xác, chính Thọ là cảm giác một đối tượng khi đối tượng tiếp xúc với giác quan. Thọ nhận quả nghiệp lành dữ của những hàng động trong quá khứ.
Trong tất cả các loại tâm vương đều có tâm sở Thọ, gồm có ba: Thọ lạc, Thọ khổ và Vô ký.
- Ái (Tanha):
Ái, chính là luyến ái, trìu mến, kháo khát, bám níu...Có ba loại: Ái duyên nhục dục ngũ trần, sắc, thanh, hương, vị xúc; Ái liên quan đến Hữu, Ái Hữu (Bhava Tanha), Ái Hữu gắn liền với Thường kiến hay cầu mong Trường tồn thọ hưởng khoái lạc; Ái dục liên quan đến quan điểm hư vô, đoạn kiến, chết là hết nên chủ trương hưởng dục đến lúc...hề hề, chết bỏ bể bỏ.
Ái dục, có sáu loại liên quan đến lục trần, lục căn nên có 12. Tính cả quá khứ, hiện tại, vị lai thì có 36. Cọng với ba loại Ái dục kể trên thì thành 108 loại.
Ái dục là sự khao khát hùng mạnh khó chế ngự; là nguyên nhân chính làm chuyển động sự Hữu (luân hồi) trong đời sống hiện tại.
Thủ (Upadana):
Tùy thuộc nơi Ái Thủ phát sanh.
Thủ, chấp Thủ cố bám chắc lấy vật ham muốn, kháo khát...Thủ chính là Ái phát triển đến mức cao độ.
Gốc của Thủ, ngoài Ái còn có lầm tưởng có Ngã (để hưởng dục, thỏa mãn sự khao khát...) Do Thủ sanh ý thức có Tôi và Của tôi (Ngã và Ngã sở).
Kinh văn Hán tạng thường gọi Thủ là Chấp Thủ hay Chấp Trước bao gồm cả Ngã lẫn Pháp. Gồm có bốn Ái kiến, Tà kiến, Thân kiến, Thường kiến.
Hữu (Bhava):
Căn nguyên từ Bhava nghĩa là "Đang trở thành" tức diễn tiến nương phương tiện tìm đến cứu cánh. Hữu bao gồm cả Thiện lẫn Bất thiện nghiệp mang tính tích cực, chủ động.
Hành, Hữu có mối liên quan chặc chẻ giữa quá khứ (Hành) và hiện tại (Hữu) và tạo điều kiện cho diễn tiến vị lai kế tiếp hay sự tái sanh..
- Sanh (Jati)
Sanh là sự khởi phát các hiện tượng tâm, vật lý tức Hành tướng.
- Lão tử (Jaramarana):
Là hậu quả hiển nhiên của Sanh.

Thập nhị nhân duyên có Nhân Quả tương quan, do có cái này nên có cái kia (Vô minh đến Sanh, Lão Tử) và nếu không có cái này thì không có cái kia (Từ không có Lão, Tử đến Không có Vô minh) được Yogacara gọi là Hòa hợp và Bất hòa hợp..

Yogacara dựa trên Thuyết Thập Nhị Nhân Duyên này mà đưa ra thuyết A lại da Duyên khởi và Như lai tạng Duyên khởi.

Qua 12 chi Duyên khởi ta nhận thấy rõ là các tướng trạng của Pháp không chỉ là biểu hiện thuần tâm lý mà là các tập hợp pháp bao hàm cả tinh thần lẫn vật chất.

...

Hề hề
Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
Tứ Duyên Lục Nhân

Duy thức tông phân chia 12 nhân duyên thành Tứ duyên và Lục nhân

1, Tứ Duyên:
Bao gồm, Nhân duyên, Đằng vô gián duyên (Thứ đệ duyên), Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên. Ở đây chữ Nhân đồng với chữ Duyên nhưng hoán đổi tên gọi theo Vị, Xứ, Thời
- Nhân Duyên (Hetu Pratyaya):
Là chủng tử thuộc A lại da thức, là hạt giống (Nhân) và các biểu hiện phát triển (nảy mần..= Duyên) và kết quả (Quả = Pháp hiện hành). Quá trình phát sinh là do Mana thức.
- Đẳng Vô Gián Duyên (Samanantara Pratyaya) (Hay Thứ đệ duyên):
Được gọi là không ngưng nghỉ do vì niệm trước của Tâm, Tâm sở sinh khởi ngay trong sự tương tục của Tâm không có khoảng hở trong khi niệm này diệt rồi phát sinh niệm khác.
- Sở Duyên Duyên (Alambana Pratyaya):
Khi Tâm sinh khởi đối tượng tâm phải hiện hữu thế nên mọi đối tượng đều là nhân của Tâm và Tâm sở. Các đối tượng này được phân biệt như gần xa, thân sơ, chính phụ...
- Tăng Thượng Duyên (Adhipati Pratyaya):
Nhóm này bao gồm các nguyên nhân trực tiếp bên ngoài vượt lên cả ba duyên trước. Các nguyên nhân này bao hàm cả duyên trợ lực và các duyên không gây chướng ngại.

Theo Lăng Già Kinh, các Duyên lại được phân chia thành Nội duyên và Ngoại duyên.
- Ngoại Duyên:
Như cục đất, cây cọc, bánh xe, nước, gỗ, nhân công...các thứ phương tiện làm duyên sinh ra cái bình như bình đất, các thứ tơ lụa, lát chiếu, giống mần, tô lạc...do ngoại duyên phương tiện sinh ra cũng như thế.
- Nội Duyên:
Vì có Vô minh Ái nghiệp các Pháp hòa hợp gọi là Năng duyên, từ đó sinh khởi các Pháp, Ấm, Giới, Nhập gọi là Sở duyên. Các Pháp do Tự Tâm sở hiện vốn chẳng sai biệt mà phàm phu vọng chấp thành ra có sai biệt ấy gọi là pháp Nội duyên.
Sự phân chia Nội, Ngoại duyên này tương ứng với Lục nhân nên có sự khác biệt với Tứ Duyên nơi Duyên cũng là Nhân và ngược lại.

...

Hề hề,

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
2, Lục Nhân

Đây là Lục Nhân trích dẫn trong Lăng Già Kinh
- Đương Hữu Nhân:
Vì thức thứ tám từ vô thỉ đến nay làm nhân cho tất cả các pháp, từ nhân đến quả, Bất Khả Tư Nghì. Vì đương lúc đó làm nhân nên gọi là Đương hữu nhân.
- Tương Tục Nhân:
Vì bên trong nương Thức thứ tám và Thức thứ sáu, phan duyên ngoại cảnh, từ đó Pháp trong ngoài làm Nhân sinh Quả như Ngũ ấm, Chủng tử...do Hiện hành huân tập Chủng tử lại do Chủng tử huân tập Hiện hành mà quả nhiễm tịnh theo đó sinh khởi chẳng ngừng nên gọi là Tương tục nhân.
- Tướng Nhân:
Do Đẳng vô gián duyên làm ra Tướng vô gián sinh Quả tương tục. Nơi tương tục có Tướng vô gián đã lìa nơi Nhân mà chưa đến nơi Quả mà chẳng gián đoạn nên Tương tục. > Vì ở nơi chính giữa của Nhân và Quả mà có Tướng nên gọi là Tướng nhân.
- Tác Nhân:
Tức Tăng thượng duyên, ấy là tạo nghiệp Tăng thượng mà sinh Quả; cũng như Chuyển luân vương do thân thể chứng đắc Luân vương làm bản nhân mà bánh xe Thất bửu từ hư không bay đến, ấy là sự Tăng thượng. Vì Cảnh chẳng thể sinh Quả phải nhờ Tâm làm Tăng thượng , Luân vương mới có thể làm Thắng nhân. Vì Tâm làm Tăng thương duyên cho Cảnh (Bánh xe bay) nên gọi là Tác nhân.
- Hiển Thị Nhân:
Sự vọng tưởng sanh rồi hiện cái tướng Năng tác, Sở tác; như đèn chiếu soi hiển thị Sắc tướng...gọi là Hiển thị nhân.
- Đối Đãi Nhân:
Lúc Pháp diệt thì sự Tương tục đoạn đứt mà ngay đó tính "chẳng vọng tưởng" sinh khởi. Đại Huệ! Tự tướng vọng tưởng của phàm phu chẳng lần lượt sinh chẳng cùng lúc sinh. Tại sao? Nếu cùng lúc sinh thì chẳng phân biệt được Năng tác, Sở tác vì chẳng có Tướng nhân. Nếu lần lượt sinh thì chẳng có Tự tướng nên chẳng có lần lượt sinh như chẳng sinh con con thì không thể gọi là cha. Đại Huệ! Vì cha với con làm nhân đối đãi với nhau, không có cha thì không sinh được con, không có con thì không được gọi là cha. Cha con đối đãi nhau mà sinh nên gọi là Đối đãi nhân.
Đại Huệ! Tóm lại, các thứ Tướng sinh đều do các thứ Nhân của Tự tính vọng tưởng chấp trước mà sinh. Vì tự tâm hiện ra thọ dụng mà có Tự tướng, Cọng tướng, ngoại tính phi tính; Thực ra lần lượt sinh và cùng lúc sinh hai thứ chẳng thể sinh. Cho nên phải lìa hai thứ kiến chấp đó.

3, Phiếm Luận Về Nhân Duyên

Để hướng dẫn thiền quán trong lĩnh vực Y tha duyên tướng, trong Vi Diệu Pháp A tỳ đàm của Theravada-Nam Phương Thượng Tọa Bộ đã kết tập một danh mục gồm 24 duyên (Paccaya) mà hành giả phải áp dụng đúng phương pháp cho mọi dữ liệu kinh nghiêm trong Patthana (Một luận tụng đồ sộ về 24 duyên được giải trình dài dằng dặc đến hơn 3.000 trang. He he, chớ vội nản lòng người ơi mà hãy bắt đầu làm quen với 24 duyên dành cho Pháp Hành đã được tóm gọn trong Thanh Tịnh Đạo Luận - Visuddhi Magga)

Vì vậy trên chỉ là các tóm tắt ngắn gọn về các Nhân và Duyên sanh Pháp tướng để hành giả phần nào tập trung quan sát ngay trong chính đời sống hàng ngày về Thân, Khẩu, Ý với Pháp Thoại "Mọi vận hành của Thân, Khẩu, Ý thường chỉ là con đường mòn của những thói quen máy móc lập đi lập lại trong đời sống hiện tại và có thể...từ vô thủy"
Ý thì thụ động, ít suy tư ưa đi theo những lối mòn suy nghĩ...Khẩu thì mặc định với một số ngôn từ, văn tự hạn chế nương cảm xúc quen thuộc thành chai lì. Thân thì ù lì, ít chịu thay đổi, ham hưởng lạc thường xu hướng...hề hề việc nhẹ lương cao. Nên việc chú tâm, quan sát, tri kiến giúp bản thân TRI GIÁC TRỰC TIẾP (TRƯC GIÁC) được những nhân duyên Phiền não, Nghiệp, Hành hữu gắn liền với Ngã (Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái) qua các Pháp tướng được "trình hiện" trong đời sống hàng ngày của bản thân:
Phẩn (Tức giận);
Phú (Che dấu tội lỗi bản thân);
Khan (Tham của tiếc tiền, bỏn sẻn ít muốn bố thí);
Tật (ghen ghét với sự thành công của người khác);
Não (Đau khổ vì cố chấp không chịu thay đổi tính xấu ác);
Hại (Làm tổn thương người khác);
Hận (Oán hận do hận thù, không buông bỏ);
Siểm (Nịnh hót, luồn cúi mong vừa ý người);
Cuống (Dùng thủ đoạn để lừa gạt, làm rối loạn người khác);
Kiêu (cậy quyền, cậy thế, cậy thành công mà phóng túng mà sanh tâm cao ngạo).


Cầu cho Tình dữ Vô tình đều trọn thành Phật Đạo

Hề hề
Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
III, Viên Thành Thật Pháp Tướng

Viên Thành Thật là Chân Như
Chân: là thực hữu, không hư vọng. Như: thường hằng, bất biến. Chân Như là Pháp như thực, thường hằng.
Pháp tướng Chân như là Thực Tướng Vô Tướng.
Vô Tướng thì siêu việt nhận thức nên là nơi "Ngôn ngữ đạo đoạn. Tâm hành xứ diệt", vì vậy các Pháp toàn Không, không sanh không diệt; Bản lai vắng bặt, tự tánh Niết bàn.


Hề hề,
Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
HÀNH TƯỚNG THỨC/DUY THỨC DỤNG

Đọc

    • (Duy thức Nhị Thập Tụng)
    • Bát thức Quy Củ Tụng
    • Duy thức Tam Thập Tụng
    • Thành Duy Thức Luận.
Nghĩ nhớ các bản luận này ngang mực ghi lòng tạc dạ, hề hề

...

Hề hề

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
I, Dẫn Đạo

Cũng như các tông phái Phật giáo khác Duy thức cũng cho rằng đối tượng được nhận thức vốn không thực "như nó là" nhưng chỉ có Duy thức tông mới xác quyết rằng không có vật nào tồn tại ngoài Thức vì duy chỉ có Thức; Hay nói cách khác, Vật tồn tại ở cảnh giới giới bên ngoài vốn HUYỄN HÓA.
Cần phải hiểu cụm từ VẬT HUYỄN HÓA theo nghĩa là vật vốn là do ảo thuật của nhà huyễn thuật tạo ra; Vật do huyễn thuật tạo ra là HUYỄN HÓA không thực nhưng chất liệu để tạo ra vật huyễn hóa ấy (như đất, đá, gỗ...được sử dụng để nhà huyễn thuật dùng ảo thuật tạo thành Thành Càn thát bà không có thực) là có thực.
Theo Kinh văn hán tạng thì con rắn chỉ xuất hiện trong Thức còn bên ngoài thực tế tất yếu chính là sợi dây được các nhà Duy thức (Trần na) gải thích rằng sợi dây có tồn tại thực bên ngoài Thức theo Tục đế, nhưng nó cũng bất thực theo Thắng nghĩa đế.
Cho nên rõ ràng có thể nói rằng việc xác định Cảnh giới bên ngoài (Chúng sanh, Khí thế gian) như thực hữu là Pháp giới của Chân như trí (mới có thể am tường Vật là NhuThị) chứ không phải là Thức. Vậy nên chúng ta đừng chạy theo ngả rẽ lạc lối với lý luận vạn vật không thực, do tưởng tượng mà có...rồi chấp cho cái không thực đó là có thực mà sa vào chỗ "Điên đảo Phi hữu" vậy.

Cái hiện hữu theo Nhân duyên pháp phải đáp ứng đủ với bốn điều kiện tiên quyết đều được mọi tông phái Phật giáo xác lập:
Xứ: quyết định một vật hiện hữu phải tồn tại trong một không gian xác định
Thời: nó cũng quyết định trong một khoảng thời gian xác định
Tương tục bất định: bất cứ ai trong không gian, thời gian đó đều có thể thấy vật đó
Tác dụng hữu hiệu: cái có thực cái đó tất phải có tác dụng hữu hiệu.
Mặc dù trong Nhị thập tụng, Thế thân phản biện Xứ, Thời như là trong chiêm bao. Tương tục bất định với thuyết Nhất thủy Tứ cảnh, một con sông nhưng có bốn cảnh tương ưng người vật, súc sanh, thiên nhân, ngạ quỷ thấy khác nhau. Cảnh chiêm bao vẫn có tác dụng như mộng tinh.
Có thể nói rằng tuy cảnh chiêm bao là đối tượng của Thức nhưng tự bản Thức không thể tạo ra chúng mà chất liệu để Thức sáng tác là những kinh nghiệm quá khứ đã xảy ra được dữ liệu hóa trong Tàng thức qua quá trình xử lý do quan hệ tương tác rồi trở thành đối tượng của ý thức (Độc ảnh cảnh).
Còn đối với thuyết Tứ Cảnh Nhất Thủy thì đó là cảnh giới do Nghiệp chiêu cảm mà sanh theo Luật Nghiệp Cảm mà Thức duyên mới có lãnh nạp, thọ cảm ở Thân, Khẩu, Ý chứ bản Thức cũng không tạo ra được mà chính là do Giới, Định, Huệ quyết định.
Giải thích dài dòng như vậy chỉ với một mục đích đừng nhận lầm THỨC là NGÃ, cái tự hữu, tự chủ và chỉ huy, hề hề

...

Hề hề,
Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
II, Quá Trình Nhận Thức

Luận tụng Nguyên thủy khi nói đến quá trình nhận thức thường dùng ví dụ một người nằm ngủ dưới cây xoài (He he, dân Nam á rất thích ăn xoài) với trái xoài rụng. Tuy ví dụ rất đơn giản nhưng nếu tư duy tầm tứ thì thấy nó rất sâu sắc và phổ chiếu; Vì vậy Trừng Hải lấy ví dụ này làm nền tảng cho việc thám sát Thức biến và Thức chuyển.
Một người nằm ngủ dưới cây xoài, một trái xoài rơi xuống bên cạnh. Người ấy giật mình ngồi dậy và tìm hiểu cái gì làm mình giật mình thức giấc. Người này thấy trái xoài, lượn lên, ngửi và xem xét. Biết trái xoài đã chín người ấy ăn trái xoài. Ăn xong, bỏ hạt trái xoài và ngủ tiếp.
Ví dụ này nhằm chỉ Lộ trình Tâm từ Tiền ngữ thức đến Tâm thức
- Người đang ngủ, ở Nguyên thủy cho rằng đây là Hữu phần tâm (Bhavanga Citta) được xem như luồng Hộ kiếp gìn giữ Tâm. Luồng Hộ kiếp này thụ động, trôi chảy liên tục không ngừng nghĩ.
Duy thức tông cho rằng Hữu phần tâm chính là A lại ya và Ma na, hoạt động liên tục (hằng thẩm) không ngưng nghĩ (cả ngày lẫn đêm) và sanh diêt trong từng sát na (Sát na diệt).

  • Ngồi dậy và tìm hiểu cái gì làm mình thức giấc. Đây là giai đoạn Ngũ môn Hướng tâm do Căn duyên Cảnh sanh Thức thuộc Liễu biệt cảnh thức theo Duy thức tông
  • Thấy trái xoài, chỉ sự sanh khởi của Thức theo căn, mắt tai mũi lưỡi thân. Thức này Vô ký tương ưng Hiện lượng và Tánh cảnh trong Duy thức tông.
  • Lượm trái xoài, chỉ cho trạng thái Tâm thức lãnh thọ sự kích thích của ngoại vật. Nguyên thủy gọi là Tiếp thọ tâm tương ứng với Duy thức tâm là A lay ya hình thành chủng tử do trái xoài hiện hành từ sự liễu biệt của năm thức trước huân (Xông ướp) tức Hiện hành huân chủng tử.
  • Ngửi và xem xét trái xoài, chỉ cho trạng thái Tâm thức suy nghĩ và tìm hiểu đối tượng dựa trên những kinh nghiệm quá khứ. Nguyên thủy gọi là Suy đạt tâm tương ứng với việc A lay ya sắp xếp lại các thông tin từ năm thức trước (tái cấu trúc) tức Tướng phần mà hình thành Kiến phần gọi là "Đối tượng hóa nhận thức". Kiến phần ở A lại ya laị được Mana xem như Sở duyên của nó mà biến thành Bản ngã tức "Nhận thức hóa đối tượng".
  • Xác định trái xoài đã chín, Tâm thức xác định đối tượng, Nguyên thủy gọi là Xác định tâm tương ứng với việc Ý thức nhận thông tin từ Ma na theo Bản ngã mà xác định trái xoài chín qua quá trình Chủng tử huân hiện hành trong Duy thức tông.
  • Ăn trái xoài, chỉ cho hành vi của Thân, Khẩu, Ý qua sự chỉ đạo của Tâm thức mà hình thành Nghiệp, hoặc Thiện hoặc Ác hoặc Vô ký. nguyên thủy gọi giai đoạn này là Tốc hành tâm hoàn toàn tương tự ở Duy thức tông.
  • Nằm ngủ tiếp, quay trở lại với Hữu phần tâm ở dạng Hộ kiếp tương ưng với sự hằng thẩm của A la ya và Mana.

Cả Vi diệu Pháp A tỳ đàm lẫn Duy thức tông đều đồng ý ở điểm khởi sanh dòng nhận thức là tự nội tâm khởi lên nên gọi là Duy thức và đó chính là Cetana (Tư) thuộc Hành uẩn duyên Thức theo Nguyên thủy và Tâm sở biến hành theo Duy thức tông. Cetana này là Tư ý, Chủ ý và Cố ý...

...

Hề hề

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
Quá Trình Nhận Thức (tt)

Qua quá trình trên ta nhận thấy rằng bản thân Ý thức một phần tự thân nhận biết đối tượng liễu biệt từ Tiền ngũ thức vì bản tánh của Ý thức là quan sát một phần lại duyên với Mana (lấy Kiến phần của A la ya làm sở duyên vì cho đó là tự ngã) mà có sự suy lường, kế đạt tính toán so đo...xoay quanh Tư ngã mà xác định đối tượng nhận thức. Quá trình này hình thành nên cái gọi là "Chủ thể nhận thức đằng sau sự nhận thức" và sanh đối đãi do thiên lệch về một bên vì lựa chọn cái mà thế gian gọi là Tình và Lý (Tình thì Mê, Lý thì Ác) đều toàn là sự mê lầm.

Hề hề

Trừng Hải
 
Last edited:

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
I, Dẫn Đạo

Cũng như các tông phái Phật giáo khác Duy thức cũng cho rằng đối tượng được nhận thức vốn không thực "như nó là" nhưng chỉ có Duy thức tông mới xác quyết rằng không có vật nào tồn tại ngoài Thức vì duy chỉ có Thức; Hay nói cách khác, Vật tồn tại ở cảnh giới giới bên ngoài vốn HUYỄN HÓA.
Cần phải hiểu cụm từ VẬT HUYỄN HÓA theo nghĩa là vật vốn là do ảo thuật của nhà huyễn thuật tạo ra; Vật do huyễn thuật tạo ra là HUYỄN HÓA không thực nhưng chất liệu để tạo ra vật huyễn hóa ấy (như đất, đá, gỗ...được sử dụng để nhà huyễn thuật dùng ảo thuật tạo thành Thành Càn thát bà không có thực) là có thực.
Theo Kinh văn hán tạng thì con rắn chỉ xuất hiện trong Thức còn bên ngoài thực tế tất yếu chính là sợi dây được các nhà Duy thức (Trần na) gải thích rằng sợi dây có tồn tại thực bên ngoài Thức theo Tục đế, nhưng nó cũng bất thực theo Thắng nghĩa đế.
Cho nên rõ ràng có thể nói rằng việc xác định Cảnh giới bên ngoài (Chúng sanh, Khí thế gian) như thực hữu là Pháp giới của Chân như trí (mới có thể am tường Vật là NhuThị) chứ không phải là Thức. Vậy nên chúng ta đừng chạy theo ngả rẽ lạc lối với lý luận vạn vật không thực, do tưởng tượng mà có...rồi chấp cho cái không thực đó là có thực mà sa vào chỗ "Điên đảo Phi hữu" vậy.

Cái hiện hữu theo Nhân duyên pháp phải đáp ứng đủ với bốn điều kiện tiên quyết đều được mọi tông phái Phật giáo xác lập:
Xứ: quyết định một vật hiện hữu phải tồn tại trong một không gian xác định
Thời: nó cũng quyết định trong một khoảng thời gian xác định
Tương tục bất định: bất cứ ai trong không gian, thời gian đó đều có thể thấy vật đó
Tác dụng hữu hiệu: cái có thực cái đó tất phải có tác dụng hữu hiệu.
Mặc dù trong Nhị thập tụng, Thế thân phản biện Xứ, Thời như là trong chiêm bao. Tương tục bất định với thuyết Nhất thủy Tứ cảnh, một con sông nhưng có bốn cảnh tương ưng người vật, súc sanh, thiên nhân, ngạ quỷ thấy khác nhau. Cảnh chiêm bao vẫn có tác dụng như mộng tinh.
Có thể nói rằng tuy cảnh chiêm bao là đối tượng của Thức nhưng tự bản Thức không thể tạo ra chúng mà chất liệu để Thức sáng tác là những kinh nghiệm quá khứ đã xảy ra được dữ liệu hóa trong Tàng thức qua quá trình xử lý do quan hệ tương tác rồi trở thành đối tượng của ý thức (Độc ảnh cảnh).
Còn đối với thuyết Tứ Cảnh Nhất Thủy thì đó là cảnh giới do Nghiệp chiêu cảm mà sanh theo Luật Nghiệp Cảm mà Thức duyên mới có lãnh nạp, thọ cảm ở Thân, Khẩu, Ý chứ bản Thức cũng không tạo ra được mà chính là do Giới, Định, Huệ quyết định.
Giải thích dài dòng như vậy chỉ với một mục đích đừng nhận lầm THỨC là NGÃ, cái tự hữu, tự chủ và chỉ huy, hề hề

...

Hề hề,
Trừng Hải
Kính bác Trừng Hải,

Em đồng tình cả hai chân hai tay với Chân lý này được bác tuyêt ngôn ra bằng sự thực chứng tự giác của chính mình.

Chúc bác vạn sự an khang,
Thọ hơn ngàn tuổi, để làm lợi ích cho cuộc đời. Hí hí.

A Di Đà Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
III, BẢN CHẤT NHẬN THỨC

Phật đà ngôn "Vì nó nhận thức nên gọi nó là Thức" (M i 449, Visuddhimagga p 452).
Thế thân "Thức là sự thông tri cá biệt; Sự thông tri, sự nắm bắt từng đối tượng cá biệt, đó là Thức uẩn" (Câu xá luận)
Vô trước "Đặc điểm của Thức là gì? Nó nhận thức các đối tượng sai biệt như, sắc thanh hương vị xúc pháp." (A tỳ đạt ma Tập luận)
Chữ Thức ở Hán tạng được chuyển ngữ từ Pali tạng là Vijnana và từ Sanskrit tạng là Vijnapti. Cả hai từ gốc Vijnana và Vijnapti đều chỉ chung vê sự thể hay thể tính nên đều được Hán tạng gọi chung là Thức nhưng có sự khác biệt về hoạt dụng ở chỗ khi là nhận thức (Thức) khi là chuyển đạt thông tin nhận thức tức thông tri (Biểu).

...


Hề hề,
Trừng Hải
 
Last edited:

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
III, BẢN CHẤT NHẬN THỨC

Phật đà ngôn "Vì nó nhận thức nên gọi nó là Thức" (M i 449, Visuddhimagga p 452).
Thế thân "Thức là sự thông tri cá biệt; Sự thông tri, sự nắm bắt từng đối tượng cá biệt, đó là Thức uẩn" (Câu xá luận)
Vô trước "Đặc điểm của Thức là gì? Nó nhận thức các đối tượng sai biệt như, sắc thanh hương vị xúc pháp." (A tỳ đạt ma Tập luận)
Chữ Thức ở Hán tạng được chuyển ngữ từ Pali tạng là Vijnana và từ Sanskrit tạng là Vijnapti. Cả hai từ gốc Vijnana và Vijnapti đều chỉ chung vê sự thể hay thể tính nên đều được Hán tạng gọi chung là Thức nhưng có sự khác biệt về hoạt dụng ở chỗ khi là nhận thức (Thức) khi là chuyển đạt thông tin nhận thức tức thông tri (Biểu).

...


Hề hề,
Trừng Hải
Kính bác Trừng Hải,

Rất đúng rất đúng

Phật Di Lặc dạy là Duy Biểu Pháp Môn, chẳng phải là Duy Thức.

Nếu ai đó không tin có thể đối chiếu âm nghĩa giữa Sancrit và Hán Tạng, rất nhiều chỗ trong Hán văn chữ Thức thay bằng Biểu. Người sau chẳng rõ, gọi là Duy Thức Tông.

Điều này đã được Thầy Nhất Hạnh đồng tình, và có làm 50 bài tụng Duy Biểu.

Một lần nữa, xin phép khẳng định không có môn Duy Thức, chỉ là Duy Biểu thôi !

Như Kinh Lăng Nghiêm nói: Đều là sự biến hiện của Diệu Tâm, ý là chỗ biểu hiện ra như thế.

Như thị thấy, như thị thuyết !
Dù ta ra đời hay không ra đời, các Pháp xưa nay vốn như thế !

A Di Đà Phật.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Kính bác Trừng Hải,

Rất đúng rất đúng

Phật Di Lặc dạy là Duy Biểu Pháp Môn, chẳng phải là Duy Thức.

Nếu ai đó không tin có thể đối chiếu âm nghĩa giữa Sancrit và Hán Tạng, rất nhiều chỗ trong Hán văn chữ Thức thay bằng Biểu. Người sau chẳng rõ, gọi là Duy Thức Tông.

Điều này đã được Thầy Nhất Hạnh đồng tình, và có làm 50 bài tụng Duy Biểu.

Một lần nữa, xin phép khẳng định không có môn Duy Thức, chỉ là Duy Biểu thôi !

Như Kinh Lăng Nghiêm nói: Đều là sự biến hiện của Diệu Tâm, ý là chỗ biểu hiện ra như thế.

Như thị thấy, như thị thuyết !
Dù ta ra đời hay không ra đời, các Pháp xưa nay vốn như thế !

A Di Đà Phật.
Vạn pháp đối tâm, vật đối gương,
Tâm soi chiếu vật, ảnh rõ tường.
Ảnh đây nói Giả, mê chấp thật,
Do đó thuyết rằng Ngã Pháp Không.

Vật kia tuy có từ bao giờ,
Gương tâm biểu hiện rõ không mờ.
Nhất tâm nhất vật không chỗ bám,
Như Lai Như Thị, vị Như Như.

A Di Đà Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
Kính bác Trừng Hải,

Rất đúng rất đúng

Phật Di Lặc dạy là Duy Biểu Pháp Môn, chẳng phải là Duy Thức.

Nếu ai đó không tin có thể đối chiếu âm nghĩa giữa Sancrit và Hán Tạng, rất nhiều chỗ trong Hán văn chữ Thức thay bằng Biểu. Người sau chẳng rõ, gọi là Duy Thức Tông.

Điều này đã được Thầy Nhất Hạnh đồng tình, và có làm 50 bài tụng Duy Biểu.

Một lần nữa, xin phép khẳng định không có môn Duy Thức, chỉ là Duy Biểu thôi !

Như Kinh Lăng Nghiêm nói: Đều là sự biến hiện của Diệu Tâm, ý là chỗ biểu hiện ra như thế.

Như thị thấy, như thị thuyết !
Dù ta ra đời hay không ra đời, các Pháp xưa nay vốn như thế !

A Di Đà Phật.

Hề hề,

Duy thức hay Duy biểu...cũng chỉ là tên gọi thôi (Không chấp văn tự) nhưng phải tùy Tướng, tùy Dụng mà sử dụng tên gọi là Thức hay là Biểu mới đúng phép Du già (Không lìa văn tự)/Thiền

Trừng Hải
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
178
Điểm tương tác
87
Điểm
28
Địa chỉ
Hồ Chí Minh.
Hề hề,

Duy thức hay Duy biểu...cũng chỉ là tên gọi thôi (Không chấp văn tự) nhưng phải tùy Tướng, tùy Dụng mà sử dụng tên gọi là Thức hay là Biểu mới đúng phép Du già (Không lìa văn tự)/Thiền

Trừng Hải
Kính bác Trừng Hải,

Cái này em không đồng ý lắm.

Nhưng theo tinh thần đa quốc gia thì tạm gọi L'oiseau hay Bird hay Chim v..v đều là con biết bay có cánh thì được. Chứ nói dùng từ Bird cũng tức là từ Chim thì em không ok cho lắm. Hí hí.

A Di Đà Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
Vạn pháp đối tâm, vật đối gương,
Tâm soi chiếu vật, ảnh rõ tường.
Ảnh đây nói Giả, mê chấp thật,
Do đó thuyết rằng Ngã Pháp Không.

Vật kia tuy có từ bao giờ,
Gương tâm biểu hiện rõ không mờ.
Nhất tâm nhất vật không chỗ bám,
Như Lai Như Thị, vị Như Như.

A Di Đà Phật.

Kính bác Trừng Hải,

Cái này em không đồng ý lắm.

Nhưng theo tinh thần đa quốc gia thì tạm gọi L'oiseau hay Bird hay Chim v..v đều là con biết bay có cánh thì được. Chứ nói dùng từ Bird cũng tức là từ Chim thì em không ok cho lắm. Hí hí.

A Di Đà Phật.

Hề hề,

Có gì nơi tên gọi?
Tên gọi không phải hoa!
Mà dù gọi tên gì!
Hoa ấy vẫn tỏa hương.


Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
(tt)

1, Vô thường

Phật đà ngôn "Chư Hành vô thường"
Các nhà luận sư A tỳ đàm giải thích thêm, cái gì vô thường cái đó xuất hiện và biến mất trong từng sát na. Các Pháp không thể kéo dài qua hai sát na liên tiếp vì nếu nó kéo dài qua hai sát na thì nó sẽ kéo dài thêm nhiều sát na liên tiếp. Cho nên nói về Vô thường hiểu đúng phải là sát na vô thường. Và các nhận thức cũng phải chịu quy luật sát na vô thường này.
Căn sở y của Thức và Cảnh đối tượng của Thức đều là các Hành chịu sự chi phối của Vô thường và chúng chỉ tồn tại trong từng sát na. Khi Căn, Cảnh diệt thì Thức cũng diệt.
Trong quá trình Nhận thức, Căn, Cảnh, Thức đồng xuất hiện trong sát na thứ nhất và diệt ngay sau đó. Sang sát na thứ hai Căn, Cảnh, Thức khác xuất hiện. Nên vấn đề nảy sanh ở đây là cái gì tạo sự đồng nhất tất cả những yếu tố xảy ra trong sát na thứ nhất và các sát na kế tiếp để nói rằng chúng đồng Cảnh, đồng Căn, đồng Thức. Trước hết chúng ta có thể hình dung quá trình này theo chân lý quy ước nhu một người nhìn các mẫu tự qua một khe hẹp, mỗi lần chỉ đọc được một mẫu tự. Nhận thức có được do tiếp nhận từng mẫu tự đã được lưu trữ, hoặc ở Thức hoặc ở Não và được xử lý để nối tiếp theo một quy luận định sẵn như ngữ pháp tiếng Việt chẳng hạn nhờ đó người đó có thể đọc được thông điệp được tạo ra từ các mẫu tự. Nếu các mẫu tự hay ký tự riêng biệt không được lưu trữ và tái cấu trúc theo quy luật định sẵn thì những mẫu tự hay ký hiệu đó không có ý nghĩa, vô dụng và bất tương ưng với thông điệp.
Như vậy do chịu luật Vô thường bị sanh diệt trong từng sát na nên cái nhận biết là cái đã được tái cấu trúc trong quá trình nhận thức.

Việc lưu trữ, tái câu trúc đều xảy ra ở tại Thức theo Duy thức tông. Có sự khác biệt với Vi diệu pháp Thượng tọa bộ là sự ghi nhớ dữ liệu về đối tượng bị nhận thức chính là Tưởng/Sanna (Sự khác biệt này có lẽ do hướng tu tập, nơi Yogacara là tịch ngôn ly tướng còn Theravada gầy dựng và phát triển Căn và Lực).

Nhân đây cũng xin kể lại một mẫu chuyện Thiền về Mã tổ và sư Hoài hải cho...vui, hề hề
Một hôm Sư hầu Mã tổ cùng đi dạo liền thấy một bầy vịt trời bay qua (Thiên nga trú đông; he he, Thiền hay dùng bạch thoại nên ngôn ngữ bình dân nhưng đôi lúc ngôn ngữ Thiền lại rất hàm hồn nửa tục nửa thanh, tục thì trầm đến mức chấn động, thanh thì cao vút đến mực vô thanh...Chấn động hay Vô thanh đều làm Thiền sinh...điếc...đặc, hề hề). Mã tổ giơ tay chỉ, Hoài hải liền trả lời "Một bầy vịt trời". Mã tổ hỏi "Bay về đâu?" Hoài hải "Bay qua mất rồi" Mã tổ lấy tay kéo mạnh mũi Hoài hải (He he, VN ta thì véo lỗ tai; mũi hay tai cái gì đau hơn nhỉ?). Hoài hải đau quá hét lên; ngay lúc đó ngộ.
Chim di không để lại dấu vết nơi hư không đó là để nói bậc đã đắc Tập đoạn Hành định. Kẻ chưa chứng đắc thì vẫn còn đó Tập khí phiền não nên đến thì có đến, đi thì có đi, hề hề, biết cái cóc gì bất lai bất khứ

...

Hề hề,

Trừng Hải
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
2, Định Lượng

Khi con mắt tiếp xúc với cảnh trần thì bản thân con mắt hoạt động gióng như một chiếc máy ảnh, trong mỗi sát na nó chớp được một hình ảnh rồi diệt; nó chụp được hình ảnh nhưng bản thân không biết đó là hình ảnh gì nhưng cứ tiếp tục nắm bắt hình ảnh qua từng sát na sanh diệt cho đến lúc nắm bắt hết tất cả các hình ảnh sai biệt; đồng thời đồng cảnh đồng căn thức con mắt tiếp nhận các hình ảnh rời rạt đó cho đến lúc chín muồi là lúc Căn Cảnh Thức cùng giao hội thì duyên Xúc xuất hiện, xác định hình ảnh (Không gian, màu sắc, sáng tối,...) thành pháp Hiện hành và huân thành chủng tử nơi A la ya rồi được tái cấu trúc thành Tướng phần sở duyên rồi duyên với năng duyên mà thành Kiến phần.
Quá trình nhận thức như vậy được phân thành hai giai đoạn, giai đoạn dữ liệu chưa được tái cấu trúc và giai đoạn dữ liệu đã được tái cấu trúc mà Yogacara gọi là Vô phân biệt (giai đoạn chưa tái cấu truc) và Phân biệt (giai đoạn tái cấu trúc). Cả Phàm phu lẫn Thánh giả đều bắt đầu với giâi đoạn tiếp thu dữ liệu chưa tái cấu trúc.

Việc Định lượng của Nhận thức gồm có ba - Tam lượng, Hiện lượng, Tỷ lượng và Phi lượng
Hiện lượng:
Là giai đoạn nhận thức không có tái cấu trúc dữ liệu được Yogacara gọi là Hiện lượng, thấy trực tiếp bằng chính con mắt của mình không qua con mắt ai khác (Tâm Cảnh Đồng Nhất) được Thiền tông Trung hoa gọi là Trực giác.
Tỷ lượng:
Là giai đoạn nhận thức có sự tái cấu trúc dữ liệu tại A la ya và Mana duyên Kiến phần tại A la ya mà xem như bản ngã.
Phi lượng:
Là quá trình tự nhận thức của Ý thức dựa trên Mana duyên A la ya mà hình thành Tự tướng mà Tự hiện lượng và Tự tỷ lượng.
Tự tướng này là Hư vọng không thật nên quá trình Phi lượng toàn là Huyễn hóa.

,,,

Hề hề

Trừng Hải
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên