Nhân có đạo hữu trên diễn đàn đề cập đến Giới không rao lỗi của Bồ Tát Giới, mời quý đạo hữu tham khảo bài viết sau để có cái nhìn toàn diện hơn về giới này. Đức Phật có khi không cho rao lỗi, nhưng cũng có khi cần phải rao lỗi, nói chung tùy vào hoàn cảnh, chứ không phải cấm một chiều như Bồ Tát Giới để rồi mọc ra bao nhiêu ung nhọt vẫn đang nhiên tồn tại như chúng ta thấy trong các chùa/trong giới tăng sĩ ngày nay.
________________________
Bác "Giới cấm rao lỗi" của Bồ-tát giới
Nguyên văn giới trọng thứ sáu của Bồ-tát giới: “6.- GIỚI RAO LỖI CỦA TỨ CHÚNG
Nếu Phật tử, tự miệng rao nói tội lỗi của Bồ Tát xuất gia, Bồ Tát tại gia, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni, hoặc bảo người rao nói những tội lỗi ấy: nhân rao nói tội lỗi, duyên rao nói tội lỗi, cách thức rao nói tội lỗi, nghiệp rao nói tội lỗi. Là Phật tử, khi nghe NHỮNG KẺ ÁC, NGOẠI ĐẠO CÙNG NGƯỜI NHỊ THỪA nói những điều phi pháp, trái luật trong Phật pháp, thời phải luôn luôn có lòng từ bi giáo hóa NHỮNG KẺ ÁC ẤY cho họ sinh tín tâm lành đối với Đại thừa, mà trái lại Phật tử lại tự mình rao nói những tội lỗi trong Phật pháp. Phật tử nầy phạm «Bồ Tát Ba La Di tội»” (Theo bản dịch của HT Thích Trí Tịnh)
Phản bác
Theo luật pháp thế gian, không khai báo hoặc che dấu tội lỗi của kẻ khác cũng có nghĩa là đồng lõa với tội lỗi của kẻ đó. Người che dấu kẻ có tội, ít nhiều cũng phải bị xét tội liên quan. Ví dụ một kẻ sát nhân hoặc trộm cướp bị truy lùng, nhưng được đồng bọn che dấu. Khi công lý xét xử, kẻ che dấu tội phạm hoặc hành vi tội lỗi của tội phạm cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Việc che dấu này có thể khiến tội phạm có điều kiện gây thêm tội ác nhiều hơn, hậu quả tai hại nhiều hơn. Tội lỗi do được che dấu, không bị ngăn chặn kịp thời sẽ gây thêm nhiều tai họa cho tập thể, cho xã hội. Chính vì thế bao che cho tội lỗi, đó cũng là một tội lỗi!
Trong Luật Pātimokkha của ‘Tiểu Thừa’, một Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào che dấu tội lỗi của vị đồng đạo cũng phải bị kết tội liên đới tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Ví dụ Tội Ưng đối trị thứ 64: “Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi dầu biết vẫn che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào dầu biết vẫn che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
Tất nhiên các Tăng Ni đều hiểu việc nói xấu đồng đạo với người chưa thọ cụ túc giới là điều không nên và cũng phạm luật Ưng đối trị thứ 9 (không phải tội Ba-la-di như Bồ-tát giới) “Vị Tỳ-khưu nào công bố tội xấu của vị Tỳ-khưu đến người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ngoại trừ có sự đồng ý của các Tỳ-khưu.”
‘Ngoại trừ có sự đồng ý của các Tỳ-kheo’ điều này có nghĩa không phải mọi trường hợp đều bao che tội lỗi cho nhau, trái lại đối với một số trường hợp Tăng chúng còn phải HÀNH SỰ CÔNG BỐ (pakāsanīyakammaṃ) công khai cho dân chúng biết. Ví dụ như trường hợp tội ác của Đề Bà Đạt Đa chẳng hạn.
Trong Chánh Luật Pātimokkha, Chương Chia Rẽ Hội Chúng, đoạn [362] còn ghi rõ:
“Sau đó, Đức Thế Tôn đã bảo các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Tỳ-khưu, như vậy thì hội chúng hãy thực thi HÀNH SỰ CÔNG BỐ (pakāsanīyakammaṃ) về Devadatta trong thành Rājagaha rằng: “Bản chất của Devadatta trước đây khác, nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) Đức Phật, Đức Pháp, hoặc Đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta.””
Phải hành sự công bố tội của Devadatta một cách rõ ràng trong thành Rājagaha vì:
- Để dân chúng biết rõ bản chất của Devadatta, để không bị Devadatta lừa dối gây tai họa.
- Để dân chúng hiểu rõ Tăng chúng không phải bao gồm những phần tử xấu ác như Devadatta.
- Để không nêu gương xấu trong hội chúng.
- Để kẻ xấu không lợi dụng xuyên tạc vu cáo Tăng đoàn.
Giới luật thuộc chánh giáo là như vậy, nghiêm hay không nghiêm cũng ở chỗ này. Không che dấu tội mình và người khác mới giúp mình và hội chúng thanh tịnh vững mạnh, mới đem lại niềm tin cho những người chưa có đức tin, làm tăng thêm niềm tin nơi những người đã có đức tin, giúp cá nhân và Tăng đoàn tăng trưởng thanh tịnh.
Trong điều trị bệnh, ngoại trừ một số trường hợp vị Bác sĩ không nói rõ bệnh trạng cho bệnh nhân nhằm tránh sự hoang mang không cần thiết. Còn thông thường một người biết mình hoặc người khác mắc bệnh nhưng che dấu không nói ra, đã không giúp bệnh thuyên giảm mà còn khiến tăng trưởng nguy hại nhiều thêm. Gặp bệnh truyền nhiễm mà còn che dấu lại còn nguy hiểm hơn nữa.
Tội lỗi cũng vậy. Một hội chúng che dấu tội lỗi cho nhau chỉ khiến cho tội lỗi có điều kiện tăng trưởng thêm, sự bất thiện đã không được diệt trừ, điều thiện lại bị tổn giảm, không đem lại niềm tin cho những người chưa có đức tin, làm suy giảm niềm tin nơi những người đã có đức tin, và Đạo Pháp suy đồi nhanh hơn. Đây là lý do vì sao kẻ vẽ ra Bồ-tát giới ban điều luật cấm rao lỗi bốn chúng.
Hãy quan sát trong thực tế, thông thường những hội chúng mờ ám phi pháp mới bao che tội lỗi cho nhau, vì chúng sợ bị phát hiện, bị lên án, bị bắt bớ. Ví dụ đám trộm cướp, bọn buôn lậu, lũ lừa đảo, nhóm làm hàng gian hàng giả v.v.. những hạng này thường che dấu tội lỗi cho nhau để tiếp tục gây tội ác.
....
Chính Bồ-tát giới đã dẫn đường cho những sự phá giới một cách khéo léo (như xem uống rượu, nhận vàng bạc, tà mạng... chỉ là tội khinh), nhưng hội chúng lại bao che tội lỗi cho nhau, cho nên chấy rận trong chăn mới sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều, nhưng chỉ có những người ‘trong chăn mới biết chăn có rận’. Đây là sự phá hoại ngầm cực kỳ thâm độc của các tổ sư gián điệp.
Lại nữa, như thế gian thường nói “cây kim lâu ngày còn phải lòi ra”, những tội lỗi được che dấu một khi bị phát hiện, sẽ khiến mọi người chán ghét nhiều hơn, mất tin tưởng nhiều hơn những kẻ bao che. Đây cũng là điều kẻ vẽ ra Bồ-tát giới mong muốn.
Thâm độc hơn nữa, một mặt Bồ-tát giới cấm rao lỗi lẫn nhau, thế nhưng mặt khác lại công khai xuyên tạc nói xấu chúng Thanh Văn Nguyên thuỷ Nhị thừa của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các tổ sư gián điệp Bà-la-môn đã trắng trợn xếp những đệ tử Phật chính thống vào chung với kẻ ác, ngoại đạo. Thậm chí, họ còn tuyên truyền rằng Tiểu Thừa Nguyên Thuỷ là phi pháp, phi luật: ‘những kẻ ác, ngoại đạo cùng người nhị thừa nói những điều phi pháp, trái luật trong Phật pháp’ (?!)
Đã vậy, thời Phật chưa có sự phân hóa Đại thừa -Tiểu thừa, lúc Phật ban giới Bồ-tát khi mới thành đạo lại càng không. Lúc này mà nói chuyện ‘Nhị thừa - Đại thừa’ thì chỉ có ác ma!
Gian ác đến thế là cùng! Những ai còn tin vào điều trên hãy chứng minh Thanh Văn Nhị Thừa phi Pháp, phi Luật ở chỗ nào?
Năm giới, tám giới của cư sĩ Nguyên thuỷ; cùng 227 giới và 311 giới của Tăng Ni Thanh Văn, với muôn vàn các pháp môn Nhị Thừa khác như các pháp Bốn Chánh Cần, Bốn Như Ý Túc, Bốn Niệm Xứ, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi, Tám Chánh Đạo, Từ Bi Hỷ Xả, Thân Hành Niệm, Định Niệm Hơi Thở, Chánh Niệm Tỉnh Giác, Chỉ và Quán, Tứ Thiền, Tam Minh v.v.. những Pháp và Luật Nhị Thừa này có tác hại ra sao, tàn ác ra sao, lại bị Bồ-tát giới và Đại Thừa coi thường, đánh lận con đen cùng với những ‘kẻ ác’, với ngoại đạo???
Không lẽ một Đức Thế Tôn A La Hán Chánh Đẳng Giác suốt bốn mươi lăm năm hoằng pháp, trước sau Ngài chỉ tuyên dương những Pháp và Luật Nhị Thừa, thế nhưng vài trăm năm sau xuất hiện trong các tam tạng mới, ‘ngài’ lại quay ngoắt hoàn toàn, chê bai những điều mình đã xiển dương, coi khinh những đệ tử trung thành với Pháp Luật gốc, đánh đồng họ với những kẻ ác, hàng ngoại đạo???
Rõ ràng chỉ có những cái đầu cuồng dại, lý trí biến mất mới không nhận chân được điều quá ư vô lý này. Hẳn chỉ có những đức tin cuồng si mới còn tiếp tục tin tưởng và bám víu vào những kẻ gián điệp phá hoại ngầm Phật giáo cùng những ngụy pháp, ngụy luật của chúng.
Tập San Luật Học
------------
Ghi chú: Các trích dẫn từ tạng luật Patimokkha theo bản dịch của Tỳ-kheo Nguyệt Thiên
(Trích từ phatgiaodoinay.blogspot.com)
________________________
Bác "Giới cấm rao lỗi" của Bồ-tát giới
Nguyên văn giới trọng thứ sáu của Bồ-tát giới: “6.- GIỚI RAO LỖI CỦA TỨ CHÚNG
Nếu Phật tử, tự miệng rao nói tội lỗi của Bồ Tát xuất gia, Bồ Tát tại gia, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni, hoặc bảo người rao nói những tội lỗi ấy: nhân rao nói tội lỗi, duyên rao nói tội lỗi, cách thức rao nói tội lỗi, nghiệp rao nói tội lỗi. Là Phật tử, khi nghe NHỮNG KẺ ÁC, NGOẠI ĐẠO CÙNG NGƯỜI NHỊ THỪA nói những điều phi pháp, trái luật trong Phật pháp, thời phải luôn luôn có lòng từ bi giáo hóa NHỮNG KẺ ÁC ẤY cho họ sinh tín tâm lành đối với Đại thừa, mà trái lại Phật tử lại tự mình rao nói những tội lỗi trong Phật pháp. Phật tử nầy phạm «Bồ Tát Ba La Di tội»” (Theo bản dịch của HT Thích Trí Tịnh)
Phản bác
Theo luật pháp thế gian, không khai báo hoặc che dấu tội lỗi của kẻ khác cũng có nghĩa là đồng lõa với tội lỗi của kẻ đó. Người che dấu kẻ có tội, ít nhiều cũng phải bị xét tội liên quan. Ví dụ một kẻ sát nhân hoặc trộm cướp bị truy lùng, nhưng được đồng bọn che dấu. Khi công lý xét xử, kẻ che dấu tội phạm hoặc hành vi tội lỗi của tội phạm cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Việc che dấu này có thể khiến tội phạm có điều kiện gây thêm tội ác nhiều hơn, hậu quả tai hại nhiều hơn. Tội lỗi do được che dấu, không bị ngăn chặn kịp thời sẽ gây thêm nhiều tai họa cho tập thể, cho xã hội. Chính vì thế bao che cho tội lỗi, đó cũng là một tội lỗi!
Trong Luật Pātimokkha của ‘Tiểu Thừa’, một Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào che dấu tội lỗi của vị đồng đạo cũng phải bị kết tội liên đới tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Ví dụ Tội Ưng đối trị thứ 64: “Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi dầu biết vẫn che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào dầu biết vẫn che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
Tất nhiên các Tăng Ni đều hiểu việc nói xấu đồng đạo với người chưa thọ cụ túc giới là điều không nên và cũng phạm luật Ưng đối trị thứ 9 (không phải tội Ba-la-di như Bồ-tát giới) “Vị Tỳ-khưu nào công bố tội xấu của vị Tỳ-khưu đến người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) ngoại trừ có sự đồng ý của các Tỳ-khưu.”
‘Ngoại trừ có sự đồng ý của các Tỳ-kheo’ điều này có nghĩa không phải mọi trường hợp đều bao che tội lỗi cho nhau, trái lại đối với một số trường hợp Tăng chúng còn phải HÀNH SỰ CÔNG BỐ (pakāsanīyakammaṃ) công khai cho dân chúng biết. Ví dụ như trường hợp tội ác của Đề Bà Đạt Đa chẳng hạn.
Trong Chánh Luật Pātimokkha, Chương Chia Rẽ Hội Chúng, đoạn [362] còn ghi rõ:
“Sau đó, Đức Thế Tôn đã bảo các Tỳ-khưu rằng:
- Này các Tỳ-khưu, như vậy thì hội chúng hãy thực thi HÀNH SỰ CÔNG BỐ (pakāsanīyakammaṃ) về Devadatta trong thành Rājagaha rằng: “Bản chất của Devadatta trước đây khác, nay bản chất đã khác. Việc gì Devadatta làm bằng thân hoặc bằng lời nói, không nên xem điều ấy là (của) Đức Phật, Đức Pháp, hoặc Đức Tăng, mà nên xem điều ấy là (của) chính Devadatta.””
Phải hành sự công bố tội của Devadatta một cách rõ ràng trong thành Rājagaha vì:
- Để dân chúng biết rõ bản chất của Devadatta, để không bị Devadatta lừa dối gây tai họa.
- Để dân chúng hiểu rõ Tăng chúng không phải bao gồm những phần tử xấu ác như Devadatta.
- Để không nêu gương xấu trong hội chúng.
- Để kẻ xấu không lợi dụng xuyên tạc vu cáo Tăng đoàn.
Giới luật thuộc chánh giáo là như vậy, nghiêm hay không nghiêm cũng ở chỗ này. Không che dấu tội mình và người khác mới giúp mình và hội chúng thanh tịnh vững mạnh, mới đem lại niềm tin cho những người chưa có đức tin, làm tăng thêm niềm tin nơi những người đã có đức tin, giúp cá nhân và Tăng đoàn tăng trưởng thanh tịnh.
Trong điều trị bệnh, ngoại trừ một số trường hợp vị Bác sĩ không nói rõ bệnh trạng cho bệnh nhân nhằm tránh sự hoang mang không cần thiết. Còn thông thường một người biết mình hoặc người khác mắc bệnh nhưng che dấu không nói ra, đã không giúp bệnh thuyên giảm mà còn khiến tăng trưởng nguy hại nhiều thêm. Gặp bệnh truyền nhiễm mà còn che dấu lại còn nguy hiểm hơn nữa.
Tội lỗi cũng vậy. Một hội chúng che dấu tội lỗi cho nhau chỉ khiến cho tội lỗi có điều kiện tăng trưởng thêm, sự bất thiện đã không được diệt trừ, điều thiện lại bị tổn giảm, không đem lại niềm tin cho những người chưa có đức tin, làm suy giảm niềm tin nơi những người đã có đức tin, và Đạo Pháp suy đồi nhanh hơn. Đây là lý do vì sao kẻ vẽ ra Bồ-tát giới ban điều luật cấm rao lỗi bốn chúng.
Hãy quan sát trong thực tế, thông thường những hội chúng mờ ám phi pháp mới bao che tội lỗi cho nhau, vì chúng sợ bị phát hiện, bị lên án, bị bắt bớ. Ví dụ đám trộm cướp, bọn buôn lậu, lũ lừa đảo, nhóm làm hàng gian hàng giả v.v.. những hạng này thường che dấu tội lỗi cho nhau để tiếp tục gây tội ác.
....
Chính Bồ-tát giới đã dẫn đường cho những sự phá giới một cách khéo léo (như xem uống rượu, nhận vàng bạc, tà mạng... chỉ là tội khinh), nhưng hội chúng lại bao che tội lỗi cho nhau, cho nên chấy rận trong chăn mới sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều, nhưng chỉ có những người ‘trong chăn mới biết chăn có rận’. Đây là sự phá hoại ngầm cực kỳ thâm độc của các tổ sư gián điệp.
Lại nữa, như thế gian thường nói “cây kim lâu ngày còn phải lòi ra”, những tội lỗi được che dấu một khi bị phát hiện, sẽ khiến mọi người chán ghét nhiều hơn, mất tin tưởng nhiều hơn những kẻ bao che. Đây cũng là điều kẻ vẽ ra Bồ-tát giới mong muốn.
Thâm độc hơn nữa, một mặt Bồ-tát giới cấm rao lỗi lẫn nhau, thế nhưng mặt khác lại công khai xuyên tạc nói xấu chúng Thanh Văn Nguyên thuỷ Nhị thừa của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các tổ sư gián điệp Bà-la-môn đã trắng trợn xếp những đệ tử Phật chính thống vào chung với kẻ ác, ngoại đạo. Thậm chí, họ còn tuyên truyền rằng Tiểu Thừa Nguyên Thuỷ là phi pháp, phi luật: ‘những kẻ ác, ngoại đạo cùng người nhị thừa nói những điều phi pháp, trái luật trong Phật pháp’ (?!)
Đã vậy, thời Phật chưa có sự phân hóa Đại thừa -Tiểu thừa, lúc Phật ban giới Bồ-tát khi mới thành đạo lại càng không. Lúc này mà nói chuyện ‘Nhị thừa - Đại thừa’ thì chỉ có ác ma!
Gian ác đến thế là cùng! Những ai còn tin vào điều trên hãy chứng minh Thanh Văn Nhị Thừa phi Pháp, phi Luật ở chỗ nào?
Năm giới, tám giới của cư sĩ Nguyên thuỷ; cùng 227 giới và 311 giới của Tăng Ni Thanh Văn, với muôn vàn các pháp môn Nhị Thừa khác như các pháp Bốn Chánh Cần, Bốn Như Ý Túc, Bốn Niệm Xứ, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác Chi, Tám Chánh Đạo, Từ Bi Hỷ Xả, Thân Hành Niệm, Định Niệm Hơi Thở, Chánh Niệm Tỉnh Giác, Chỉ và Quán, Tứ Thiền, Tam Minh v.v.. những Pháp và Luật Nhị Thừa này có tác hại ra sao, tàn ác ra sao, lại bị Bồ-tát giới và Đại Thừa coi thường, đánh lận con đen cùng với những ‘kẻ ác’, với ngoại đạo???
Không lẽ một Đức Thế Tôn A La Hán Chánh Đẳng Giác suốt bốn mươi lăm năm hoằng pháp, trước sau Ngài chỉ tuyên dương những Pháp và Luật Nhị Thừa, thế nhưng vài trăm năm sau xuất hiện trong các tam tạng mới, ‘ngài’ lại quay ngoắt hoàn toàn, chê bai những điều mình đã xiển dương, coi khinh những đệ tử trung thành với Pháp Luật gốc, đánh đồng họ với những kẻ ác, hàng ngoại đạo???
Rõ ràng chỉ có những cái đầu cuồng dại, lý trí biến mất mới không nhận chân được điều quá ư vô lý này. Hẳn chỉ có những đức tin cuồng si mới còn tiếp tục tin tưởng và bám víu vào những kẻ gián điệp phá hoại ngầm Phật giáo cùng những ngụy pháp, ngụy luật của chúng.
Tập San Luật Học
------------
Ghi chú: Các trích dẫn từ tạng luật Patimokkha theo bản dịch của Tỳ-kheo Nguyệt Thiên
(Trích từ phatgiaodoinay.blogspot.com)