Thiên Không

Bản sắc của việc tu hành - trích Cẩm nang tu đạo (HT Quảng Khâm)

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43

- Trừ bỏ nhân-ngã tướng (ý niệm và sự chấp trước vào quan niệm có mình và người) là việc mà người tu phải làm cho thấu. Làm được, đó gọi là công phu thiệt. Nếu không làm được, bạn đi tới chỗ nào, chùa nào tu cũng vô ích. Tu tới trình độ như vậy, công phu của bạn mới thành tựu.

- Chuyện gì cũng là do "tôi, anh", "mình, người" tranh chấp, phân tranh mà ra. Xem bạn có khả năng tu tới chỗ không còn "mình, người" chăng?

- Cứ nhậm vận mà làm, tùy duyên qua ngày, thì chuyện gì cũng chẳng quấy nhiễu được tâm bạn. Mọi thứ: ăn, uống, ngủ, nghĩ, mặc, ở, thị phi, vinh nhục... hãy lạnh lùng buông bỏ chúng đi. Khi quét sạch được những ngoại duyên ấy, thì trí huệ trong tâm sẽ tự nhiên khai phát.

- Tâm bình thường chính là Ðạo: Mỗi ngày cứ giữ cho tâm đừng khởi phiền não, âu sầu, cũng không vui vẻ thái quá. Ðối đãi với mọi người thì không tốt cũng không xấu; cứ tùy duyên mà kết mối giao hảo với họ. Song, chớ phan duyên, tức là đừng lợi dụng họ để thủ lợi. Lúc nào cũng phải chú ý đến sự khởi tâm động niệm, sự suy nghĩ của mình. Khi có ý tưởng xấu thì phải lập tức thức tỉnh, dẹp đi.

- Tu hành, cần tu với thái độ vô ngại, ví như con hạc làm tổ vậy. Con hạc không lo lắng gì về ăn uống cả; nó thích chỗ nào thì làm tổ chỗ đó. Khi nào muốn, nó lại tung cánh bay đi nơi khác. Ðó là giống chim tự do, tự tại nhất. Khi tu, bạn phải có thái độ "vô quái ngại" ở mọi nơi, mọi chốn. Ðược vậy, thì tâm mới an tĩnh, mới như như bất động.

- Tu hành, cần tu tới mức không còn quái ngại trong hoàn cảnh động hay tĩnh. Thế nào là "động và tĩnh không còn quái ngại?" Tức là ở trong hoàn cảnh động mà tâm bạn không động: Bạn không bị hoàn cảnh động bên ngoài ảnh hưởng làm tâm bạn lay chuyển, nghĩ ngợi. Và khi ở trong hoàn cảnh tĩnh lặng, bạn không có ý nghĩ là yên lặng.

Phải dùng tiếng niệm Phật để quét sạch hai trạng thái bụi bặm đó, khiến liên-hoa khai mở; như vậy mới đắc chánh niệm. Khi niệm Phật, bạn cần phải chuyển niệm - chuyển hóa, biến ác niệm thành chánh niệm!

- Việc gì cũng phải buông bỏ. Buông bỏ chính là công phu. Bình thường, đối đãi với việc gì cũng buông xả hết; không có vướng mắc, quái ngại vào việc gì. Ðó là để tránh trường hợp lúc lâm chung, giây phút tối hậu, vọng tưởng nổi lên lôi kéo mình vào vòng luân hồi bất tận.

- Mục đích việc tu là để lúc chết, bạn không còn vướng bận, không còn quái ngại chuyện gì cả; chỉ thảnh thơi đem theo linh quang (công đức trí huệ sáng suốt) của chính mình mà thôi!

- Tu hành, cần phải ở chỗ nào cũng tu như nhau; đâu đâu bạn cũng có thể tự tại. Tu là tu ở chỗ này đây.

- Tu hành, cần không để cho ngoại cảnh bên ngoài ảnh hưởng, lôi kéo tâm mình.

- Bạn cần chú ý tự tâm: Cần phải có niềm vui khởi dậy từ nội tâm chứ không phải là cái vui do hoàn cảnh tốt đẹp bên ngoài đưa đến. Do đó, bạn phải luôn quan sát tự tâm, xem xét sự suy nghĩ của mình, và đừng chú ý tới ngoại cảnh. Phải tu tới độ "tôi chẳng có gì cả" mới được!

- Tu hành là tu ở phước lẫn huệ. Tu tới lúc bạn lớn tuổi, "lão" rồi, thì phước và huệ sẽ đầy đủ; bấy giờ, mọi người sẽ cung kính bạn (đừng tham được cung kính khi còn trẻ, lúc còn thiếu phước huệ).

- Khi bạn tu chân thật, đúng đắn, thì dù bạn ở đâu người ta cũng sẽ tìm đến; ai ai cũng vui vẻ muốn cùng bạn đàm đạo.

- Cần tu đến chỗ chánh niệm lúc nào cũng hiện tiền. Có chánh niệm thì mới có khả năng phân biệt thế nào là đúng, thế nào là sai; rồi từ đó mà hành động.

- Tu hành, là tự mình tu. Tu tới lúc thể ngộ - ngộ cái khổ ở Ta-bà, cái khổ phải luân hồi. Hễ ngộ một việc thì một chút trí huệ xuất hiện.

- Tu hành, cần tu tới lúc có Trí Huệ. Chuyện gì tới tay, bạn đều biết vận dụng nó. Khi nói, cần phải biết nói sao cho viên dung. Khi mình đã đứng vững rồi thì mới có thể khiến cho người khác tin theo và vui vẻ tiếp nhận. Có Trí Huệ mới không tạo ác nghiệp. Do đó, phải tập nuôi dưỡng tâm từ bi và thực hành hạnh Bồ Tát.

- Tu hành, cần tu cho có tướng mạo Từ Bi. Tu làm sao để người khác có thể thấy được vẻ hiền hòa, từ bi trong ánh mắt của mình!

- Khi một người tu hành thành tựu thì những kẻ khác sẽ được nhờ phước. Lúc đó, ai ai cũng khởi tâm dũng mãnh, tinh tấn học theo gương người ấy. Khi ai cũng muốn tu hành thì hãy cùng nhau khuyến khích, cùng nhau tu. Nếu không vậy thì mọi người sẽ khởi chuyện thị phi, sanh lòng đố kỵ, tranh chấp, và trở nên ngu si; bấy giờ, việc tu ở chùa sẽ không còn yên ổn nữa.

- Tu cho tốt thì tự nhiên có người ủng hộ; chứ không phải bắt ép người ta mà được.

- Ðừng nên hy vọng, mong cầu thí chủ lại cúng dường này nọ. Ðừng ỷ lại vào thí chủ. Bạn chỉ cần nỗ lực tu hành; khi tu thành tựu thì Thiên, Long, Bát Bộ đều tới ủng hộ bạn.

- Khi ngồi Thiền, thấy cảnh giới tốt hay xấu đều đừng chấp trước; cũng đừng nói về nó.

- Phật Pháp thì không dính mắc, ngưng trệ nơi cảnh giới Lạc, Minh và Không. Khi thân khinh an, nhẹ nhàng, thì tâm sẽ hoan hỷ (Lạc); khi trong lòng ít vọng niệm thì tâm sẽ sáng suốt (Minh); và khi chẳng có một ý nghĩ hay vọng niệm sanh khởi thì đạt tới trạng thái Không.

Nếu bạn vướng mắc ở cảnh giới Lạc thì đọa vào Dục-giới Thiên, chấp trước vào cảnh giới Minh thì kẹt trong Sắc-giới Thiên, và bám chặt vào cảnh giới Không thì mắc ở Vô-sắc-giới Thiên.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah a.. tiếp chứ LÃO SƯ TK [smile]

trong mí câu này .. lão sư thích câu nào nhất [smile]

Kính,

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Dạ, kính Lão huynh Khuclunglinh ,

Tiểu bần đệ dính mắc vào đoạn cuối vì cả 3 thứ cảm xúc đó đều thường có:


Nếu bạn vướng mắc ở cảnh giới Lạc thì đọa vào Dục-giới Thiên, chấp trước vào cảnh giới Minh thì kẹt trong Sắc-giới Thiên, và bám chặt vào cảnh giới Không thì mắc ở Vô-sắc-giới Thiên.

ha ha hah a.. tiếp chứ LÃO SƯ TK [smile]

trong mí câu này .. lão sư thích câu nào nhất [smile]

Kính,

KLL
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha hah a... kính bạn TK:

đó chỉ là TRẢI NGHIỆM NHẤT THỜI thôi .. đâu có phải là MỘT CÂU ...

tui nghĩ hòa thượng Quảng Khâm thích MỘT CÂU MỘT TRĂM NGHĨA NHẤT

->> chắc là tổng hợp tất cả những NGHĨA TRÊN .. TRẢI NGHIỆM TRÊN .. mà còn nhiều hơn thế nữa ...


Có một đoạn pháp ngữ giữa Dược Sơn và Vân Nham Đàm Thạnh:

Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng có ngôn cú gì dạy đồ chúng?"
Sư thưa: "Bình thường ngài nói ‘Ta có một câu đầy đủ trăm vị.’"

Dược Sơn bảo: "Mặn là vị mặn, lạt là vị lạt, chẳng mặn chẳng lạt là vị bình thường, thế nào là một câu đầy đủ trăm vị?"
Sư không đáp được. Dược Sơn hỏi tiếp: "Sinh tử trước mắt làm sao tránh?".
Sư thưa: "Trước mắt không sinh tử."
Dược Sơn hỏi: "Ở Bách Trượng bao nhiêu lâu?"
Sư thưa: "Hai mươi năm". Dược Sơn bảo: "Hai mươi năm nơi Bách Trượng mà tập khí trần tục vẫn chẳng trừ."

Ngày khác – nhân lúc sư đứng hầu – Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng lại nói pháp gì?"

Sư trình: "Có khi thượng đường, đại chúng nhóm họp xong, ngài lấy gậy đuổi tan, rồi gọi đại chúng. Đại chúng xoay đầu nhìn lại thì ngài hỏi: ‘Là cái gì?’"


Dược Sơn bảo: "Sao chẳng sớm nói như thế! Ngày nay do ngươi mà ta được thấy Hải huynh."

Sư nghe câu này triệt ngộ.



Theo KLL hiểu, mỗi một câu nghĩa là một lần trải nghiệm .. mỗi một lần trải nghiệm lại thấy CHƠN KIẾN PHI KIẾN ... vì vậy 1 CÂU CHƠN NGÔN vốn đã đủ VÔ LƯỢNG NGHĨA .. và đó chính là HẢI HUYNH

--> có nhiều câu nói không phải đâu ... nhứt là NGƯỜI TA NÓI ... [smile]


Kính,

KLL
 

ngokhong

Registered
Phật tử
Tham gia
2/12/09
Bài viết
826
Điểm tương tác
6
Điểm
18
ha ha hah a... kính bạn TK:

đó chỉ là TRẢI NGHIỆM NHẤT THỜI thôi .. đâu có phải là MỘT CÂU ...

tui nghĩ hòa thượng Quảng Khâm thích MỘT CÂU MỘT TRĂM NGHĨA NHẤT

->> chắc là tổng hợp tất cả những NGHĨA TRÊN .. TRẢI NGHIỆM TRÊN .. mà còn nhiều hơn thế nữa ...


Có một đoạn pháp ngữ giữa Dược Sơn và Vân Nham Đàm Thạnh:

Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng có ngôn cú gì dạy đồ chúng?"
Sư thưa: "Bình thường ngài nói ‘Ta có một câu đầy đủ trăm vị.’"

Dược Sơn bảo: "Mặn là vị mặn, lạt là vị lạt, chẳng mặn chẳng lạt là vị bình thường, thế nào là một câu đầy đủ trăm vị?"
Sư không đáp được. Dược Sơn hỏi tiếp: "Sinh tử trước mắt làm sao tránh?".
Sư thưa: "Trước mắt không sinh tử."
Dược Sơn hỏi: "Ở Bách Trượng bao nhiêu lâu?"
Sư thưa: "Hai mươi năm". Dược Sơn bảo: "Hai mươi năm nơi Bách Trượng mà tập khí trần tục vẫn chẳng trừ."

Ngày khác – nhân lúc sư đứng hầu – Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng lại nói pháp gì?"

Sư trình: "Có khi thượng đường, đại chúng nhóm họp xong, ngài lấy gậy đuổi tan, rồi gọi đại chúng. Đại chúng xoay đầu nhìn lại thì ngài hỏi: ‘Là cái gì?’"


Dược Sơn bảo: "Sao chẳng sớm nói như thế! Ngày nay do ngươi mà ta được thấy Hải huynh."

Sư nghe câu này triệt ngộ.



Theo KLL hiểu, mỗi một câu nghĩa là một lần trải nghiệm .. mỗi một lần trải nghiệm lại thấy CHƠN KIẾN PHI KIẾN ... vì vậy 1 CÂU CHƠN NGÔN vốn đã đủ VÔ LƯỢNG NGHĨA .. và đó chính là HẢI HUYNH

--> có nhiều câu nói không phải đâu ... nhứt là NGƯỜI TA NÓI ... [smile]


Kính,

KLL

Hohohoh .... hôm trước tui xem cái phim Tây Du Ký gì đó có nói tiền thân của Đường Tăng là Kim Thiền Tử,là 1 vị đệ tử của Đức Phật,chuyên nói rất nhiều,mở miệng là có thể nói cả ngày,nói tràng giang đại hải ... nhưng mà đó cũng là ưu điểm của vị đệ tử này,dùng lời pháp thoại để tạo ra thần lực ... hihihii
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Kính bạn NK:

chớ như sông cái lì lì

im hơi lặng tiếng ... ấy thì nên công

người xuôi, kẻ ngược --> thông đồng

bao nhiêu hàng hóa --> gánh gồng, chở mang ...- Đông Tây Ngụ Ngôn, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc


Phật Pháp như biển cả, có thể nương vào tín .. có thể vượt qua bằng trí ... - Đại Trí Độ


cho nên CON SÔNG CÁI ĐÓ .. HẢI HUYNH ĐÓ .. LÌ LÌ Ở ĐÓ LÙ LÙ .. mà chuyên chở được biết bao nhiêu người ... ... như chở hàng hóa vậy ...

- có lẽ chúng ta chỉ thấy .. PHÁP QUANG thôi .. cho nên hỏng phải là VỊ đệ tử ấy có thần lực .. mà là thần lực của hiện tượng vạn pháp [smile]

mà đúng không ?

KLL
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên