anhduy

Bàn về đường và đạo

anhduy

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
10
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Nói về đường và đạo trong cuộc sống. Cách hưởng an vui và xa lìa khổ đau.
Chúng ta nên biết tất cả mọi pháp và mọi vật để tồn tại được thì đểu có hai phần đối – ngược nhau. Ví dụ có nam giới thì sẽ có nữ giới, có trái thì sẽ có phải, có đen thì sẽ có trắng ... Hai phần này tồn tại đồng thời, nếu nếu mất một vế thì vế còn lại cũng bị triệt tiêu, vì không có chỗ để phân biệt, nhận biết. Ví dụ không có giới nữ thì cũng chẳng xác lập được nam giới... Hai phần này bằng nhau và bình đẳng với nhau. Bản chất của tất cả các pháp và vạn vật đều như vậy.
Tiếp theo chúng ta nghiên cứu về đạo. Đạo là con đường. Đạo cũng có 2 chiều đối ngược đó là đạo Phật và đạo Ma, đạo chánh và đạo tà. Đạo chánh, đạo phật thì tu hành tức là chấp nhận chịu cái thiệt thòi, cái khổ, cái phật về mình để nhận về cái vui, sự an lạc và có công đức sau này. Chấp nhận khổ trước sướng sau. Đó mới là chánh đạo, đó là trí tuệ, cảnh giới ngày càng cao. Đó là con đường của nam giới. Nữ giới có con đường riêng đối lập với nam giới.
Người nam giới ngu muội chọn cách sướng trước khổ sau. Chọn hưởng thụ vui thú rồi tương lai nhận về cái khổ đau, mất mát. Dẫn đến cảnh giới ngày càng thấp, đoạ lạc.
Tu phật thì vô ngã, Bởi vì mọi thứ đều có mối liên hệ với nhau và ràng buộc lẫn nhau. Không những không ngã mà còn nâng cao cảnh giới, hoàn cảnh, môi trường sống càng ngày càng tốt lên. vô ngã tức là không bị ngã khỏi vị thế hiện tại, không bị tụt cảnh giới của việc hưởng thụ, tiêu phước.
Nếu chọn cánh làm ma thì sẽ bị ngã cảnh giới, hoàn cảnh, môi trường sống càng ngày càng tồi tệ hơn mà thôi.
Chỉ có chịu khổ mới hết khổ. Hưởng vui sẽ hết vui.
Nam giới thì tu đạo phật, nữ giới thì hưởng đạo ma. Đó là chân lý sống. Đó là trí tuệ, là kim chỉ nam cho người mê muội, lạc lối.
Nữ giới có lối đi riêng vì thân tâm của nữ giới có cấu tạo đối lập với nam giới cho nên con đường và đạo của nữ giới cũng đối lập với nam giới. Họ cần được sự quan tâm, trở che của nam giới. Cần được hưởng vui, thân tâm mới đẹp đẽ , mới dễ thương.
Tuy nhiên nhìn vào thực tại thế giới đang hiện tại của chúng ta đây thì sao. Con trai thì lại hưởng ma đạo, đàn bà con gái thì lại đi tu phật. Thời thế rối loạn, đảo điên, tin vào những thứ mê tín dị đoan, không những hại mình lại còn hại cả người khác. Nhìn vào nơi tu hành thì lại thấy toàn đàn bà con gái, không những vậy họ còn thay nam giới đi giảng kinh sách, thay nam giới chịu khổ. Trí tuệ của nam giới toàn ở nữ giới, họ thuộc làu làu. Đó là thực trạng gì vậy? Đàn ông con trai sức dài vai rộng lại rui rúi núp sau lưng đàn bà con gái, tranh mất chỗ đứng của họ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

anhduy

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
10
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Nói về đường và đạo trong cuộc sống. Cách hưởng an vui và xa lìa khổ đau.
Chúng ta nên biết tất cả mọi pháp và mọi vật để tồn tại được thì đểu có hai phần đối – ngược nhau. Ví dụ có nam giới thì sẽ có nữ giới, có trái thì sẽ có phải, có đen thì sẽ có trắng ... Hai phần này tồn tại đồng thời, nếu nếu mất một vế thì vế còn lại cũng bị triệt tiêu, vì không có chỗ để phân biệt, nhận biết. Ví dụ không có giới nữ thì cũng chẳng xác lập được nam giới... Hai phần này bằng nhau và bình đẳng với nhau. Bản chất của tất cả các pháp và vạn vật đều như vậy.
Tiếp theo chúng ta nghiên cứu về đạo. Đạo là con đường. Đạo cũng có 2 chiều đối ngược đó là đạo Phật và đạo Ma, đạo chánh và đạo tà. Đạo chánh, đạo phật thì tu hành tức là chấp nhận chịu cái thiệt thòi, cái khổ, cái phật về mình để nhận về cái vui, sự an lạc và có công đức sau này. Chấp nhận khổ trước sướng sau. Đó mới là chánh đạo, đó là trí tuệ, cảnh giới ngày càng cao. Đó là con đường của nam giới. Nữ giới có con đường riêng đối lập với nam giới.
Người nam giới ngu muội chọn cách sướng trước khổ sau. Chọn hưởng thụ vui thú rồi tương lai nhận về cái khổ đau, mất mát. Dẫn đến cảnh giới ngày càng thấp, đoạ lạc.
Tu phật thì vô ngã, Bởi vì mọi thứ đều có mối liên hệ với nhau và ràng buộc lẫn nhau. Không những không ngã mà còn nâng cao cảnh giới, hoàn cảnh, môi trường sống càng ngày càng tốt lên. vô ngã tức là không bị ngã khỏi vị thế hiện tại, không bị tụt cảnh giới của việc hưởng thụ, tiêu phước.
Nếu chọn cánh làm ma thì sẽ bị ngã cảnh giới, hoàn cảnh, môi trường sống càng ngày càng tồi tệ hơn mà thôi.
Chỉ có chịu khổ mới hết khổ. Hưởng vui sẽ hết vui.
Nam giới thì tu đạo phật, nữ giới thì hưởng đạo ma. Đó là chân lý sống. Đó là trí tuệ, là kim chỉ nam cho người mê muội, lạc lối.
Nữ giới có lối đi riêng vì thân tâm của nữ giới có cấu tạo đối lập với nam giới cho nên con đường và đạo của nữ giới cũng đối lập với nam giới. Họ cần được sự quan tâm, trở che của nam giới. Cần được hưởng vui, thân tâm mới đẹp đẽ , mới dễ thương.
Tuy nhiên nhìn vào thực tại thế giới đang hiện tại của chúng ta đây thì sao. Con trai thì lại hưởng ma đạo, đàn bà con gái thì lại đi tu phật. Thời thế rối loạn, đảo điên, tin vào những thứ mê tín dị đoan, không những hại mình lại còn hại cả người khác. Nhìn vào nơi tu hành thì lại thấy toàn đàn bà con gái, không những vậy họ còn thay nam giới đi giảng kinh sách, thay nam giới chịu khổ. Trí tuệ của nam giới toàn ở nữ giới, họ thuộc làu làu. Đó là thực trạng gì vậy? Đàn ông con trai sức dài vai rộng lại rui rúi núp sau lưng đàn bà con gái, tranh mất chỗ đứng của họ.
Theo cái nhìn kém cỏi của con thấy về giới trẻ ngày nay đó là không hiểu được, không có khả năng đọc kinh sách, hoặc có đọc cũng không hiểu vì ngôn từ trong đạo quá sâu xa. Cho nên con dùng ngôn từ đương thời của giới trẻ để nói về đạo như vậy thì các em ấy dễ hiểu hơn. Nếu có mắc sai lầm gì thì mong các ngài, các vị nhắc nhở con dùm với ạ. Với lại con cũng còn trẻ tuổi chưa hiểu về đời về đạo nhiều, con lên đây mong cầu tìm được kiến thức Phật pháp để áp dụng tu học cho bản thân cũng như chia sẻ kiến thức ít ỏi mới học được với các em nhỏ hơn con, mong rằng Phật pháp được trường tồn, và xã hội tốt đẹp hơn. Con mong các ngài các vị chỉ bảo cho đứa con tội lỗi mới biết quay đầu sám hối tội lỗi từ vô lượng kiếp vô thủy như con. Con xin cảm ơn
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,015
Điểm tương tác
978
Điểm
113
Bạn Anhduy mến.

Kính Đại Niết Bàn có pháp thoại

Này Thiện nam tử ! Giả dụ có người nữ đoan trang xinh đẹp, trang sức nhiều vàng ròng, châu báu, ngọc ngà cực kỳ diễm lệ với một dáng vẻ quí tộc sắc đẹp lẫn hương thơm đến vào nhà người nọ. Chủ nhà hỏi: Xin lỗi ! Nàng tên họ là chi ? Thành phần giai cấp nào ? Sở thuộc nơi ai ? Đến nhà tôi để làm gì ?

Người nữ đáp: Tôi là Công Đức Đại Thiên. Tôi đến chỗ nào, tôi có thể cho chủ nhà đó các thứ vàng bạc, ngọc ngà, trân châu, mã não.....voi ngựa, xe cộ, tôi tớ...đầy đủ các thứ tiện nghi cực kỳ khoái lạc theo ý muốn của chủ nhà đó !

Người chủ nhà nghe rồi hớn hở vui mừng nói: Nay ta phước đức lắm nên khiến nàng đến nhà ta. Rồi chủ nhà đốt hương, rãi hoa cúng dường cung kính lễ bái Công Đức Đại Thiên.

Liền sau đó, chợt có một người nữ hình mạo xấu xa, áo xiêm tơi tả, da thứa nức nẻ rỉ máu hôi tanh, sắc diện xù xì xám bệnh, toàn thân bẩn thỉu, dáng vẻ uể oải lừ lừ vào cửa. Chủ nhà hỏi: Nàng tên gì ? Thuộc về ai ? Đến đây để làm gì ?

Cô gái đáp: Tôi tên Hắc Ám

Tại sao cô có tên Hắc Ám ?

Tại vì tôi đến chỗ nào thì chỗ đó suy tàn bại hoại, đau khổ ngập tràn, không có được một chút an vui chân thực.

Chủ nhà nghe vậy, bèn cầm dao bén bảo rằng: Nàng hãy ra khỏi nơi đây. Nếu không ta sẽ giết chết !

Cô gái nói: Ông ngu si lắm ! Chẳng có trí tuệ gì hết !

_ Tại sao nói ta ngu si không có trí tuệ ?

_ Người đẹp đang đứng trong nhà ông, chính là chị của tôi. Tôi thường khắn khít với chị tôi. Nếu ông đuổi tôi đi cũng phải đuổi chị tôi!

Chủ nhà trở vào hỏi Công Đức Thiên: Ngoài cửa có cô gái nói là em của nàng, có phải vậy chăng ?

Công Đức Thiên đáp: Nó thật là em gái của tôi. Nó và tôi luôn luôn khắn khít không rời, tôi ở đâu thì chị em cùng chung có mặt, chưa lúc nào xa nhau. Ở đâu cũng vậy, tôi thường làm việc tốt, đem lại vừa lòng thích ý cho chỗ nơi mà tôi có mặt. Còn nó luôn luôn làm việc xấu, đem lại sự tổn hại đau thương, khổ sở, bất an. Vì vậy, nếu ai thương yêu tôi thì cũng phải yêu nó. Nếu cung kính tôi cũng phải quý trọng nó.

Chủ nhà nói: Nếu có tốt mà có xấu như vậy, ta đây không cần. Hai cô hãy tùy ý, chọn đi nơi khác !

Hai người nữ lủi thủi dắt nhau ra đi. Chủ nhà thấy hai cô ra đi lòng rất vui mừng...
1000000248.jpg

Bấy giờ hai người nữ cùng dắt nhau đến một nhà nghèo. Chủ nhà nghèo lòng rất vui mừng, rước mời: "Từ rày trở đi, xin hai nàng ở luôn nhà tôi, đừng đi đâu nữa nhé !

Công Đức Thiên: Chị em tôi vừa bị người ta đuổi, cớ sao ông chủ mời chị em tôi ở với tâm lượng có vẻ ưu ái khoan dung ?

_ Nay nàng tưởng đến tôi mà đến, vì nàng tôi phải kính cô kia. Thế nên, tôi mời cả hai nàng cùng ở !

Đức Phật dạy: Này Thiện nam tử ! Đại Bồ tát cũng vậy, chẳng nguyện sanh cõi trời. Vì sanh cõi trời, hễ có sanh thì có già, bệnh, chết. Bồ tát không luyến ái sanh. Kẻ phàm phu không phân biệt tai hại khổ hoạn của già, bệnh, chết nên ai cũng tham luyến sanh.(hết trích)

Kính bạn

Cũng vậy: Sanh tử là khổ, ái dục là khổ. Hể cái này có thì cái kia có. Cho nên người có trí. Quyết không để cho sự bóng bẩy của ái dục che mờ tâm trí. Dũng mãnh xuất ly thế gian.

Mến.
 
Last edited:

anhduy

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
10
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Bạn Anhduy mến.

Kính Đại Niết Bàn có pháp thoại

Này Thiện nam tử ! Giả dụ có người nữ đoan trang xinh đẹp, trang sức nhiều vàng ròng, châu báu, ngọc ngà cực kỳ diễm lệ với một dáng vẻ quí tộc sắc đẹp lẫn hương thơm đến vào nhà người nọ. Chủ nhà hỏi: Xin lỗi ! Nàng tên họ là chi ? Thành phần giai cấp nào ? Sở thuộc nơi ai ? Đến nhà tôi để làm gì ?

Người nữ đáp: Tôi là Công Đức Đại Thiên. Tôi đến chỗ nào, tôi có thể cho chủ nhà đó các thứ vàng bạc, ngọc ngà, trân châu, mã não.....voi ngựa, xe cộ, tôi tớ...đầy đủ các thứ tiện nghi cực kỳ khoái lạc theo ý muốn của chủ nhà đó !

Người chủ nhà nghe rồi hớn hở vui mừng nói: Nay ta phước đức lắm nên khiến nàng đến nhà ta. Rồi chủ nhà đốt hương, rãi hoa cúng dường cung kính lễ bái Công Đức Đại Thiên.

Liền sau đó, chợt có một người nữ hình mạo xấu xa, áo xiêm tơi tả, da thứa nức nẻ rỉ máu hôi tanh, sắc diện xù xì xám bệnh, toàn thân bẩn thỉu, dáng vẻ uể oải lừ lừ vào cửa. Chủ nhà hỏi: Nàng tên gì ? Thuộc về ai ? Đến đây để làm gì ?

Cô gái đáp: Tôi tên Hắc Ám

Tại sao cô có tên Hắc Ám ?

Tại vì tôi đến chỗ nào thì chỗ đó suy tàn bại hoại, đau khổ ngập tràn, không có được một chút an vui chân thực.

Chủ nhà nghe vậy, bèn cầm dao bén bảo rằng: Nàng hãy ra khỏi nơi đây. Nếu không ta sẽ giết chết !

Cô gái nói: Ông ngu si lắm ! Chẳng có trí tuệ gì hết !

_ Tại sao nói ta ngu si không có trí tuệ ?

_ Người đẹp đang đứng trong nhà ông, chính là chị của tôi. Tôi thường khắn khít với chị tôi. Nếu ông đuổi tôi đi cũng phải đuổi chị tôi!

Chủ nhà trở vào hỏi Công Đức Thiên: Ngoài cửa có cô gái nói là em của nàng, có phải vậy chăng ?

Công Đức Thiên đáp: Nó thật là em gái của tôi. Nó và tôi luôn luôn khắn khít không rời, tôi ở đâu thì chị em cùng chung có mặt, chưa lúc nào xa nhau. Ở đâu cũng vậy, tôi thường làm việc tốt, đem lại vừa lòng thích ý cho chỗ nơi mà tôi có mặt. Còn nó luôn luôn làm việc xấu, đem lại sự tổn hại đau thương, khổ sở, bất an. Vì vậy, nếu ai thương yêu tôi thì cũng phải yêu nó. Nếu cung kính tôi cũng phải quý trọng nó.

Chủ nhà nói: Nếu có tốt mà có xấu như vậy, ta đây không cần. Hai cô hãy tùy ý, chọn đi nơi khác !

Hai người nữ lủi thủi dắt nhau ra đi. Chủ nhà thấy hai cô ra đi lòng rất vui mừng...
1000000248.jpg

Bấy giờ hai người nữ cùng dắt nhau đến một nhà nghèo. Chủ nhà nghèo lòng rất vui mừng, rước mời: "Từ rày trở đi, xin hai nàng ở luôn nhà tôi, đừng đi đâu nữa nhé !

Công Đức Thiên: Chị em tôi vừa bị người ta đuổi, cớ sao ông chủ mời chị em tôi ở với tâm lượng có vẻ ưu ái khoan dung ?

_ Nay nàng tưởng đến tôi mà đến, vì nàng tôi phải kính cô kia. Thế nên, tôi mời cả hai nàng cùng ở !

Đức Phật dạy: Này Thiện nam tử ! Đại Bồ tát cũng vậy, chẳng nguyện sanh cõi trời. Vì sanh cõi trời, hễ có sanh thì có già, bệnh, chết. Bồ tát không luyến ái sanh. Kẻ phàm phu không phân biệt tai hại khổ hoạn của già, bệnh, chết nên ai cũng tham luyến sanh.(hết trích)

Kính bạn

Cũng vậy: Sanh tử là khổ, ái dục là khổ. Hể cái này có thì cái kia có. Cho nên người có trí. Quyết không để cho sự bóng bẩy của ái dục che mờ tâm trí. Dũng mãnh xuất ly thế gian.

Mến.
Có phải ý của ngài là tất cả vạn pháp vốn không hai (nhị nguyên) mà bản chất nó là 1(bản thể là cái "không"). Do hưởng thụ cái vui nên nó biến tính trở thành cái khổ. Tu hành là nhận chịu cái khổ để nó biến thành cái vui đúng không?
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,297
Điểm tương tác
927
Điểm
113
Có phải ý của ngài là tất cả vạn pháp vốn không hai (nhị nguyên) mà bản chất nó là 1(bản thể là cái "không"). Do hưởng thụ cái vui nên nó biến tính trở thành cái khổ. Tu hành là nhận chịu cái khổ để nó biến thành cái vui đúng không?

Hề hề,

Ý của Thầy Viên Quang vốn là "Nhị nguyên là Vô minh; Đối đãi là Như huyễn; Vạn vật Hữu, Vô là Ảo ảnh. Tất cả đều là cảnh giới cần phải viễn ly"

Hội không, hề hề


Trừng Hải
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,834
Điểm tương tác
766
Điểm
113
Có phải ý của ngài là tất cả vạn pháp vốn không hai (nhị nguyên) mà bản chất nó là 1(bản thể là cái "không"). Do hưởng thụ cái vui nên nó biến tính trở thành cái khổ. Tu hành là nhận chịu cái khổ để nó biến thành cái vui đúng không?

Tu hành, nhẫn chịu cái khổ mong biến thành cái vui thì đó là tiên đạo.
Đạo Phật cũng nói Khổ nhưng là để tìm và tiêu diệt cái nguyên nhân gây ra khổ. Như vậy, người đó sẽ có trí tuệ biết rõ những gì đưa đến khổ, những gì đến đưa chấm dứt khổ, nguyên nhân của khổ đã diệt rồi thì cái khổ mới thật sự được tiêu trừ, hành giả mới được giải thoát khỏi luân hồi sanh tử.

Còn như tu mà không biết nguyên nhân của khổ, cách thức để hết khổ,.... thì dù được cảnh giới tốt đẹp nhưng thực ra vẫn ở trong luân hồi sanh tử, hết vui sẽ phải khổ tiếp.
 

anhduy

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
10
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Hề hề,

Ý của Thầy Viên Quang vốn là "Nhị nguyên là Vô minh; Đối đãi là Như huyễn; Vạn vật Hữu, Vô là Ảo ảnh. Tất cả đều là cảnh giới cần phải viễn ly"

Hội không, hề hề


Trừng Hải
Có khả năng con nhầm cái "hư" không với cái "không" thanh tịnh
 

anhduy

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
10
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Tu hành, nhẫn chịu cái khổ mong biến thành cái vui thì đó là tiên đạo.
Đạo Phật cũng nói Khổ nhưng là để tìm và tiêu diệt cái nguyên nhân gây ra khổ. Như vậy, người đó sẽ có trí tuệ biết rõ những gì đưa đến khổ, những gì đến đưa chấm dứt khổ, nguyên nhân của khổ đã diệt rồi thì cái khổ mới thật sự được tiêu trừ, hành giả mới được giải thoát khỏi luân hồi sanh tử.

Còn như tu mà không biết nguyên nhân của khổ, cách thức để hết khổ,.... thì dù được cảnh giới tốt đẹp nhưng thực ra vẫn ở trong luân hồi sanh tử, hết vui sẽ phải khổ tiếp.
Không được hưởng vui, phải giữ giới đầy đủ. Tuy nhiên tu khổ thì nó vẫn biến thành vui, biết vậy nhưng không nên hưởng.
 

anhduy

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
10
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Không được hưởng vui, phải giữ giới đầy đủ. Tuy nhiên tu khổ thì nó vẫn biến thành vui, biết vậy nhưng không nên hưởng.
Tu hành, nhẫn chịu cái khổ mong biến thành cái vui thì đó là tiên đạo.
Đạo Phật cũng nói Khổ nhưng là để tìm và tiêu diệt cái nguyên nhân gây ra khổ. Như vậy, người đó sẽ có trí tuệ biết rõ những gì đưa đến khổ, những gì đến đưa chấm dứt khổ, nguyên nhân của khổ đã diệt rồi thì cái khổ mới thật sự được tiêu trừ, hành giả mới được giải thoát khỏi luân hồi sanh tử.

Còn như tu mà không biết nguyên nhân của khổ, cách thức để hết khổ,.... thì dù được cảnh giới tốt đẹp nhưng thực ra vẫn ở trong luân hồi sanh tử, hết vui sẽ phải khổ tiếp.
Sao con toàn bị hưởng thôi, ý con là con biết không nên hưởng nhưng cái vui nó cứ đến. Các ngài có biết cách nào tránh hưởng vui nào giúp con với. Sáu căn một khi tiếp xúc 6 trần là sẽ vào tàng thức, biết là sẽ chịu quả nhưng nó cứ đến thì đón tiếp nó như thế nào để đúng đạo ạ?
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,015
Điểm tương tác
978
Điểm
113
Kiến lợi kiến danh. Như thạch thượng tài hoa.
Ngộ sắc ngộ thanh. Như nhãn trung trước tuyết.
 

anhduy

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
10
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Tu hành, nhẫn chịu cái khổ mong biến thành cái vui thì đó là tiên đạo.
Đạo Phật cũng nói Khổ nhưng là để tìm và tiêu diệt cái nguyên nhân gây ra khổ. Như vậy, người đó sẽ có trí tuệ biết rõ những gì đưa đến khổ, những gì đến đưa chấm dứt khổ, nguyên nhân của khổ đã diệt rồi thì cái khổ mới thật sự được tiêu trừ, hành giả mới được giải thoát khỏi luân hồi sanh tử.

Còn như tu mà không biết nguyên nhân của khổ, cách thức để hết khổ,.... thì dù được cảnh giới tốt đẹp nhưng thực ra vẫn ở trong luân hồi sanh tử, hết vui sẽ phải khổ tiếp.
Con ở ngoài đời không ở trong chùa, ngày ngày tiếp xúc với nhiều người
Kiến lợi kiến danh. Như thạch thượng tài hoa.
Ngộ sắc ngộ thanh. Như nhãn trung trước tuyết.
Ý ngài có phải là cái vui nó rất có hại còn cái khổ nó rất có lợi đúng không ạ
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,297
Điểm tương tác
927
Điểm
113
Con ở ngoài đời không ở trong chùa, ngày ngày tiếp xúc với nhiều người

Ý ngài có phải là cái vui nó rất có hại còn cái khổ nó rất có lợi đúng không ạ

Hề hề,

Bạn anhhuy được Thầy Viên Quang chỉ điểm thì cũng nên bỏ công sức tra cứu như tự tìm trong từ điển Hán Việt hay Google một chút chứ, hề hề, đoán mò dễ làm mình đi vào ngả rẽ và làm người nản lòng lắm nha!

Kiến danh, kiến lợi như thạch thượng tài hoa: Danh, Lợi đều là bất khả đắc ví như trồng hoa trên đá thì làm sao hoa mọc (Lấy ý từ điển cố nấu cát thành cơm hay mài ngói thành gương...trong Thiền lục)
Ngộ sắc, ngộ danh như nhãn trung trước tuyết: Sắc đẹp, tiếng đàn đều là cảnh trần đem lại khổ thống như bụi tuyết rơi vào tròng mắt gây xốn xang, khó chịu vô cùng.


Trừng Hải
 
Last edited:

anhduy

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
10
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Hề hề,

Bạn anhhuy được Thầy Viên Quang chỉ điểm thì cũng nên bỏ công sức tra cứu như tự tìm trong từ điển Hán Việt hay Google một chút chứ, hề hề, đoán mò dễ làm mình đi vào ngả rẽ và làm người nản lòng lắm nha!

Kiến danh, kiến lợi như thạch thượng tài hoa: Danh, Lợi đều là bất khả đắc ví như trồng hoa trên đá thì làm sao hoa mọc (Lấy ý từ điển cố nấu cát thành cơm hay mài ngói thành gương...trong Thiền lục)
Ngộ sắc, ngộ danh như nhãn trung trước tuyết: Sắc đẹp, tiếng đàn đều là cảnh trần đem lại khổ thống như bụi tuyết rơi vào tròng mắt gây xốn xang, khó chịu vô cùng.


Trừng Hải
Hihi con xem duy long thấy nhị nguyên như vậy nên nói vậy thôi. Ngôn từ con vốn rất ít, lại không hiểu được ý nghĩa sâu xa nên sử dụng ngôn từ phàm nhân như vậy, có gì sai các ngài cứ chỉ điểm, con xin trân thành cảm ơn!
 

anhduy

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
10
Điểm tương tác
6
Điểm
3
Hề hề,

Bạn anhhuy được Thầy Viên Quang chỉ điểm thì cũng nên bỏ công sức tra cứu như tự tìm trong từ điển Hán Việt hay Google một chút chứ, hề hề, đoán mò dễ làm mình đi vào ngả rẽ và làm người nản lòng lắm nha!

Kiến danh, kiến lợi như thạch thượng tài hoa: Danh, Lợi đều là bất khả đắc ví như trồng hoa trên đá thì làm sao hoa mọc (Lấy ý từ điển cố nấu cát thành cơm hay mài ngói thành gương...trong Thiền lục)
Ngộ sắc, ngộ danh như nhãn trung trước tuyết: Sắc đẹp, tiếng đàn đều là cảnh trần đem lại khổ thống như bụi tuyết rơi vào tròng mắt gây xốn xang, khó chịu vô cùng.


Trừng Hải
Con học theo pháp môn Tịnh độ niệm Phật Di Đà. Người căn cơ kém cỏi như con chỉ muốn chau dồi thêm chút kiến thức để mong sao niệm được nhiều, áp dụng để được tịnh tâm. Nhưng không biết cách đối đãi với sự vật bên ngoài cũng như trong tâm. Ngoại cảnh đến không biết xử lý sao cho hợp đạo.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên