V

Biết và chứng đắc ( Bát Phong)

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính chào tất cả các đạo hữu!
vodanh đem chuyện cũ ra để nói về đề tài mới đang sôi nổi, và cũng là minh chứng cho câu Ý thức luận Ngã (thị nhân hành tà Đạo, bất năng kiến Như Lai)

Bát phong xuy bất động

07
THÁNG 4
Trong thiền sử Phật pháp có nhiều giai thoại vui, hài hước nhưng chứa đựng những bài học triết lý cao siêu. “Bát phong xuy bất động” là một giai thoại vui nhưng đầy ý nghĩa giữa thi hào Tô Đông Pha (1037-1101) và thiền sư Phật Ấn (1032-1089).

Tô Đông Pha tên là Tô Thức, tự Tử Chiêm, hiệu là Đông Pha Cư Sĩ nên người đời thường gọi là Tô Đông Pha. Ông là một nhà văn, nhà thơ lỗi lạc đời nhà Tống, là một trong Bát đại gia Đường Tống. Ông là người sùng kính Phật pháp và thường xuyên đàm đạo Phật pháp cùng với thiền sư Phật Ấn.

TU VAN 440-To Dong Pha


Chuyện rằng, một hôm Tô Đông Pha sáng tác được một bài thơ và ông rất lấy làm hài lòng bèn cho người vượt sông đem tặng cho ngài Phật Ấn lúc này đang ngụ tại chùa Kim Sơn. Nội dung bài thơ như sau:

Khể thủ thiên trung thiên

Hào quang chiếu đại thiên

Bát phong xuy bất động

Đoan tọa tử kim liên.

Tạm dịch :

Chấp tay đảnh lễ bậc giác ngộ

Hào quang chiếu khắp cùng vũ trụ

Tám ngọn gió thổi vẫn không lay chuyển

Ngồi vững vàng trên tòa sen vàng.

Ngài Phật Ấn xem qua bài thơ, thấy chữ nghĩa ý tứ rất hay nhưng ngài chỉ cười nhẹ rồi dùng bút phê vào 2 chữ “Hạ phong” (nghĩa là “đánh rắm”) rồi bảo người đem về cho Tô Đông Pha. Tô Đông Pha xem xong, tức giận vô cùng liền tức tốc xuống thuyền qua sông để “hỏi chuyện” ngài Phật Ấn. Khi thuyền còn chưa cập bờ thì Tô Đông Pha đã thấy ngài Phật Ấn đứng đợi trên bờ với nụ cười trên môi. Tô Đông Pha giận dữ trách hỏi ngài Phật Ấn : “Bài thơ của tôi từ ngôn từ đến ý tứ sai xót chổ nào sao ngài lại phê 2 chữ “đánh rắm” thế kia ?”. Ngài Phật Ấn cười xuề mà đáp rằng : “Ngài bảo “tám gió thổi cũng không lay động” thế mà chỉ với cái “đánh rắm” của tôi đã thổi ngài bay qua sông đến tận đây rồi”. Đến đây, Tô Đông Pha mới ngẩn người và chợt hiểu ra rằng “tâm mình vẫn còn dao động lắm”.

Lạm bàn :

Như trên ta thấy ngài Đông Pha tự cho mình đã thâm nhập được cái nghĩa lý sâu xa của Phật pháp, tuy nhiên cái mà ngài nghĩ mình đã đạt được thật tướng chỉ là cái bề ngoài. Bài thơ của ngài rất hay, rất tuyệt nhưng chỉ là sự nhạy bén của tâm thức mà ra chứ hoàn toàn không phải dùng tâm của một bậc thượng sĩ đã đạt đến mức thượng thừa “bát phong lay bất động”.

Ngược lại, ngài thiền sư Phật Ấn là vị đã đạt được cảnh giới cao, thâm nhập được giáo lý của Phật pháp. Hành động chê bai bài thơ của Tô Đông Pha không phải vì cái tâm hẹp hòi, đố kỵ mà hoàn toàn ngược lại. Ngài đã dùng 2 chữ “đánh rắm” để đánh thức cái Phật tâm thực có trong con người của Tô, để Tô có cái nhìn rõ ràng và hiểu rõ hơn về tâm thức của chính mình.

Về bát phong, là tám ngọn gió hay tám pháp thế gian làm mê hoặc, lung lạc gây đau khổ cho con người. Nó là:

Lợi : lợi lộc
Suy : hao tổn
Hủy : chê bai
Dự : gián tiếp khen người
Xưng : trực tiếp ca ngợi người
Cơ : vu oan cho người
Khổ : gặp chướng duyên thì đau khổ
Lạc : gặp thuận duyên thì hân hoan, vui mừng
Con người, hàng ngày trong cuộc sống, đều bị tám ngọn gió này không ngừng “thổi” vào làm cho điên đảo. Khi được lợi lộc thì vui mừng hớn hở; khi bị mất mát, hao tài tốn của thì buồn rầu tiếc nuối. Khi bị chê bai chỉ trích thì trong lòng hậm hực, tức tối; khi được khen ngợi thì trong lòng vui sướng, thỏa mãn. Khi được ca tụng thì hả hê, ngây ngất hạnh phúc; khi bị vu oan thì trong lòng tức giận, bức xúc không yên. Khi gặp những điều trái ý thì khổ não, rầu rĩ, than thở không dứt; khi gặp được những chuyện như ý thì hân hoan, vui sướng, phấn khích không ngừng.

Cuộc sống luôn biến đổi thuận nghịch không ngừng, không phải lúc nào cũng được bình yên, phẵng lặng, vì vậy chúng ta phải rèn luyện thân tâm để khi đối diện với “bát phong” vẫn vững vàng, không lay chuyển. Được hay mất, khen hay chê, được ca tụng hay bị chà đạp, đau khổ hay vui sướng đều chỉ ở mức tương đối, không phải vĩnh hằng. Khi được không quá vui, khi mất không quá buồn, khi gặp thuận cảnh cũng không tự phụ, khi gặp trái cảnh cũng không nãn lòng,… đó là cách để đối diện và vượt lên dòng đời ô trược này vậy.

Mai Công Uẩn

Lạm bàn lần 2: chúng ta chớ vội xem những gì ta biết, ta thấy, thậm chí "thấu suốt hiểu rõ" là chứng đắc. Chỉ khi thực hành được, sống với nó mới gọi là chứng đắc. Khi chứng đắc nhìn lại thì ô thôi cái biết "thấu suốt hiều rõ kia" sao mà ấu trĩ, đầy sạn sỏi, vì đó là khoảng cách từ lý thuyết đến thực chứng.
Các học giả hãy cẩn thận! Đôi khi vào kho tàng giáo lý của trưởng bối thấy có điều nọ điều kia chưa thông như ý mình thì trong lòng thầm nghĩ đây là ao tù nước đọng, chẳng khác kẻ ăn mày vào kho của vua thầm nghĩ vua còn thiếu miểng sành, chẳng bằng ta. Khi trực nhận ra cái hiều biết của mình ôi thôi sao mà lổ chổ chư cái rổ, đến hứng 1 giọt nước thấm môi cũng không được mà đi chê ao tù nước đọng cổ lổ mê tín.
Hãy cẩn thận nhé các học giả, và ý thức mình là học giả, chớ như Tô Đông Pha nghĩ mình đã chứng đắc.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Chào đạo hữu vodanhladanh

Sao những ngày tháng "gần" đây cõi lòng cứ mãi hoài xao động vậy!!!???

Hư không vô ngại bởi không làm chướng ngại chư pháp nhưng chính pháp lại làm cho hư không chướng ngại.

Vô Danh là Danh mới là chính Danh bởi, hư danh bất lập thì bất thọ giả tướng nên cấu pháp bất thành mà kiến tư bất hoặc tức thị tâm như thanh không.

Sao không đẳng nhiên hiện tồn hồn nhiên như tháng ngày quá khứ (có thật), chỉ một chữ VÔ kiến giải mọi vấn nạn hiện hành đang diễn tiến không chút đoái hoài, quan tâm, băn khoăn, khắc khỏi...nơi kết quả, mục đích, cứu cánh...của HIỆN HÀNH làm người vodanhladanh.

Bát phong là thế gian pháp có tên gọi là bất tương ưng hành pháp không sở thuộc TÂM HÀNH mà là quả báo do luật nghiệp thường được nhân gian nôm na gọi "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" bởi mậu ngộ duyên khởi lẫn vô tri đạo lộ, làm người trần gian cứ mãi đứng giữa trời mà hỏi "hỡi thế nhân tình là gì?", hề hề, vốn đã rất, rất hí tiếu rồi đâu cần chế nhạo chỗ "hạ phong", "tám gió thổi không chuyển" làm gì, hề hề.

Mến, Trừng Hải



 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên