Bồ tát là gì ?

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
1. Bồ tát là gì đối với học giả ?


2. Bồ tát là gì theo nguyên nghĩa Giáo lý Phật pháp ?

3. Tai sao, Vua Trần Nhân Tông được gọi là Phật Hoàng Trần Nhân Tông ?


4. Nếu bạn thấy Quí Thầy Tăng Ni, hay một người Phật tử nào đó thường bố thí, thương người, giúp đở người trong hoạn nạn, Thì người đó có tâm gì?

5. Những người có công với đất nước, làng xóm, đem lại lại ít cho dân chúng, sau được người tôn thờ thì gọi người đó là gì?

6. Cha mẹ, Thầy tổ là người nuôi dưỡng, dạy bảo tôi nên người, nhờ họ mà tôi đã có thân tâm này, nhờ họ mà tôi đã học những lời hay ý đẹp. Đối với tôi họ có phải là Bồ tát hay không ?

7. Cũng vậy, Quí Thầy, Tổng quảng, phó Tổng quảng, Ban Đai Biểu, các bạn thành viên cộng đồng là người tôi đã có tiếp xúc và học hỏi giáo lý từ nơi họ, thuận có, nghịch duyên có... Đối với tôi họ có phải là Bồ Tát hay không?

Hy vọng các bạn đã từng tham khảo cứu xét về Bồ Tát, xin cho biết ý kiến kinh nghiệm.

Thân, cp.
********

Nguồn links:
1. http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-7700/6-bo-tat-la-gi.html
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;"><B>Hòa quang đồng trần</B>
<BR>Ngực trống, chân trần dạo chợ đời
Bùn nhơ, tro nhớp vẫn vui cười
Bí quyết thần tiên đâu cần đến
Hoa nở chồi khô hỏi thử chơi.
<I>(Thập mục ngưu đồ)</I>
<CENTER><B>ÐẠO TRÀNG CỦA BỔ TÁT</B>
(Truyện cổ Phật giáo, Tập 3, Thích Minh Chiếu
Nguồn: Tu Viện Quảng Ðức, Úc Châu)</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày xưa ở một ngôi chùa lớn tại Trung Quốc, có một vị sư nổi tiếng là khùng. Thầy không bao giờ ở chùa, quanh năm mặc cái rách đi lang thang la cà khắp các trà đình tửu điếm, bạn với những kẻ côn đồ, nghiện ngập. Những kẻ này sau khi giao thiệp với Thầy, phần lớn đâm ra hiền lương và trở thành những hiệp sĩ ưa giúp đời. Chúng tụ tập tại các bến chợ, đỡ đần gánh nặng cho những người già yếu, sản phụ, trẻ con. Sau những giờ làm việc nghĩa chúng hội họp lại ôn những lời dạy bảo của vị sư khùng. Ðược biếu món gì ngon chúng để dành cúng dường vị thầy yêu mến vì lâu lâu chúng mới thấy được bóng dáng Thầy ngất ngưởng trở về đô thị một lần. Thầy đi đâu? Thì ra chỗ hóa duyên của Thầy là một làng đánh cá ở biển. Thầy thường ở trong làng ấy, thỉnh thoảng mới về chùa một ngày, vào các dịp giỗ lớn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng Tăng trong chùa rất bực bội về bề ngoài của Thầy khùng, thật là mất hết thể thống của một vị Tăng nhất là khi họ thấy Thầy không trường trai như quy luật ở chùa. Thầy không đòi ăn gì khác hơn đại chúng mỗi khi về chùa, nhưng buổi sáng Thầy về thì buổi chiều họ đã thấy "bổn đạo" của Thầy ở biển gánh tới chùa một gánh cá biển, tôm, cua, đủ thứ sơn hào hải vị để cúng dường. Thầy quát mắng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tiên sư tụi bây, tao ăn gì hết mà gánh tới nhiều dữ vậy? Lần sau có muốn đem cho thì chỉ đem cho tao một con cá là đủ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một điều quái lạ, là mặc dù Thầy đối với họ có vẻ thô lỗ cộc cằn, mà những dân đánh cá xem ra rất kính trọng Thầy. Họ xoa tay cười nịnh:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Dạ để Thầy biếu bà con trong chùa... Chúng con nghĩ là chùa đông người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ý, tụi bây ngu. Các Thầy chùa không nạp thứ này, hiểu chưa? Chỉ có tao. Thôi, về đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Họ riu ríu kéo nhau về, hớn hở sau khi cúng dường Thầy vài con cá, và được gặp Thầy. Ðến giờ thọ trai, Thầy ngồi vào bàn chư Tăng, xách theo con cá biển mới luộc. Tăng chúng không chịu nổi mùi tanh, vác chén chạy, tránh ngồi gần Thầy. Thầy cười điềm nhiên gắp cá luộc, hề hề chấm nước tương ăn qua bữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chỉ có vị Phương trượng hình như rất hiểu và thương Thầy, do đó Tăng chúng không dám bàn ra tán vào mặc dầu thái độ nghênh ngang của Thầy. Vì lâu lắm Thầy mới về chùa, nên Phương trượng cùng ngồi chung bàn với các đệ tử vào những dịp ấy. Ðó là một biểu lộ rõ rệt của lòng ưu ái nơi bậc Thầy khả kính. Có Thầy, Phương trượng vui hẳn lên. Hai Thầy trò đàm đạo rất tương đắc. Phương trượng dường như không quan tâm mảy may tới mùi tanh nồng nặc của con cá Thầy đang ăn, mặc dù chính Ngài đang dùng rau luộc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong bữa ăn ấy, Thầy khùng lỡ đánh rấm kêu cái đùng. Thầy điềm nhiên bỏ đũa, ra trước đại chúng lạy ba lạy sám hối. Lạy xong, trở về chỗ cũ tiếp tục ăn. Vài người không nhịn cười được, vừa ăn vừa cười khúc khích. Thầy quắc mắt, mắng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tiên sư tụi bay, ta đã lạy sám hối, còn cười cái gì? Ngồi ăn trước mặt Thầy không được cười giỡn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bẵng đi một dạo khá lâu, Thầy không trở về chùa. Một buổi chiều nọ Tăng chúng thấy Thầy thất thiểu bước lên đồi, dẫn đến chùa, mặt mày nghiêm trang khác hẳn mọi khi. Chúng ra chào Thầy:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hôm nay sao sư huynh nghiêm trang thế?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Này mai giỗ Tổ, về bái biệt Thầy đây.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Sư huynh đi đâu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Về chầu Tổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ðại chúng cười rộ, không tin lời Thầy. Nhưng đến giờ ngọ hôm sau tắm rửa xong Thầy vào nhà thiền lạy Phương trượng ba lạy từ biệt và bảo đại chúng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hãy lên chuông trống Bát nhã đi. Tây phương Tam Thánh sắp đến rước ta rồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ðại chúng chưa tin hẳn, nhưng nhìn ra thì cả làng đánh cá ùn ùn kéo lên chùa tiễn đưa Sư phụ của họ về Tây phương. Một mùi hương lạ xông khắp, và trên hư không, mọi người đều trông thấy ba luồng ánh sáng chói lòa của Tây phương Tam Thánh (Di Ðà, Quán Âm, Thế Chí) đến rước người con yêu dấu của các Ngài khi vị này đã mãn duyên hóa độ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba hồi chuông trống vang rền trong khi Sư khùng điềm nhiên tọa tịch trong tư thế kiết già. Ðại chúng rơi lệ sụp lạy sám hối trước con người mà họ thường báng bổ vì không thể hiểu thấu hành tung của Ngài. Sau khi Ngài thị tịch, đại chúng hỏi Phương trượng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Bạch Thầy, thì ra sư huynh chúng con tu mật hạnh khó nghĩ bàn. Nhưng tại sao người phải làm như vậy, sao không sống bình thường như những vị khác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ðể hóa độ những dân dao búa, đệ tử ta phải làm như vậy. Nhờ ông ấy mà cả làng đánh cá mới quy y theo Phật, đa số bỏ hẳn nghề ác. Cho nên xét người, các ông chớ nên chỉ xét bề ngoài. Ðức Phật đã dạy: "Nếu thấy tướng mà không chấp tướng mới thấy được Phật", các ông phải nhớ lấy điều ấy.
</span></span>
 

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Kính chào Admin, Tổng quản, ĐH Cầu Pháp , thầy Chuyển Pháp Luân , bác Chỉ Chở Chết , các Bạn đạo ...

Đáng lý ra bi trí dũng góp ý kiến với bài chủ đề "Bồ Tát và Phàm Phu " do ĐH CP lập ra , nhưng vì thiếu duyên nên đợi mãi đến khi chủ đề qua thời kỳ bị khóa rồi bây giờ được mở khóa lại thì bi trí dũng xin được chen vào .Và bây giờ thì vì không biết lấy chủ đề nào làm gốc , btd xin được lấy lại chủ đề do Tổng quản HT để xin có ý kiến
1- Bồ tát là gì đối với học giả

2- Bồ tát là gì với người Phật tử chân chính

Thưa Tổng Quản Hoàng Trí
Trước khi đi vào vấn đề chính , btd mong rằng TQ luôn nhớ lời của thầy admin:

1- Vấn đề góp ý kiến , đôi khi "Lời thật thì mất lòng" chúng ta là người điều hành , chúng ta cũng phải nên nhẫn nại , chịu khó lắng nghe mọi người góp ý kiến mà cải thiện việc học đạo tốt hơn

2- Vấn đề quan điểm cá nhân thì Admin miễn bàn thảo , vì đó là ý kiến riêng của mỗi người Admin không ngăn cản

Và vấn đề của bác Chỉ Chờ Chết nêu lên ý kiến của bác về việc TQ đã phân tích bài viết của thầy Thích Vân Phong và tính cách của thầy là " tùy tiện tôn xưng một kẻ Phàm Phu là Bồ Tát "

Về Chúa Nguyễn Phúc Chu là một người đắc đạo hay chưa thì btd không có ý kiến
btd chỉ có ý kiến về ý nghĩa của chữ "Bồ Tát "

Kính thưa quý vị
Về phương diện phạm vi phổ độ chúng sanh , Phật giáo chia ra hai thừa là Nguyên Thủy Thừa và Đại Thừa
Nguyên thủy thừa chủ tu Tự Độ .Sau khi đắc quả Thanh Văn cũng có thể phát tâm theo Đại thừa .Đại thừa thì lấy Bồ tát đạo làm pháp môn .Đại thừa chủ là giác ngộ cho mình đồng thời giác ngộ cho các chúng sinh khác , chúng sinh bên ngoài .Nếu đối với Nguyên Thủy thừa , Bồ tát chỉ được hiểu là đức Phật Thích Ca , đã thị hiện giáng trần làm sa môn Cồ Đàm, tu đắc đạo rồi đem đạo truyền dạy cho chúng sinh; thì đối với Đại Thừa , bồ tát là nhân vật tiêu biểu , là cốt lõi của thừa này .Thừa này dạy người tu , trên thì cầu đạo Giác ngộ Vô thượng , tức là quả Phật ; dưới thì phát nguyện độ thoát cho tất cả chúng sanh cùng thành Phật đạo như mình .Để đi con đường này , có 52 địa vị của Bồ Tát , từ Bồ Tát Sơ Phát tâm đến Bồ tát Diệu Giác
1-Thập Trụ
-Phát Tâm trụ- Trì Địa trụ- Tu hành Trụ -Sanh Quý trụ -Phương tiện Cụ túc trụ -Chánh Tâm trụ -Bất thối trụ -Đồng chân như trụ - Pháp Vương Tử Trụ -Đồng Quán Đảnh trụ / là mười nấc thang từ thấp đến cao trong giai đoan Thập trụ
2-Thập Tín - cũng có 10 nấc thang của giai đoạn này
3-Thập Hạnh - với mười đoạn đường
4-Thập Hồi Hướng -với mười đoạn đường
5-Thập Địa - với mười đoạn đường nối tiếp
Đây là 50 giai vị ( địa vị )
Sau đó là giai vị Đẳng Giác - giác ngộ trí tuệ bằng Phật , sự tu hành còn kém- và sau cùng là Diệu Giác -sự giác ngộ kỳ diệu của Phật , Bồ tát cả hai mặt tự giác và giác tha đều viên mãn

Như vậy đối với Phật tử sơ phát tâm - nếu đi và hành đúng đạo - thì được gọi là Bồ tát sơ phát tâm - ứng với địa vị thấp nhất của Thập Trụ .Có kinh dạy là 53 giai vị Bồ tát , và giai vị đầu tiên là Sơ Phát Tâm.Nghĩa của Bồ Tát nằm ở chỗ , có Sự Sơ Phát Tâm thì mới có địa vị Bồ tát sau này .Cho nên sự Sơ phát tâm là điều rất quan trọng .Ở chỗ là nếu không có phát tâm thì không bao giờ có chuyện thành Bồ Tát Thánh.Đối với Học Giả thì Bồ Tát đạo có thể là một Lý Tưởng quá cao vời mà không ai dám nghĩ đến , ngay cả đối với Phật tử có khi cũng vậy .Ở địa vị Sơ Phát tâm thì chưa có đắc đạo quả gì , nghĩa là còn là phàm theo nghiệp đi trong lục đạo .Nhưng do vì có phát tâm nên rồi cuối cùng sẽ được trở lại con đường tu .Nhưng nếu 1 người tu hay 1 người nào có một hành vi làm lợi ích cho chúng sinh mà không có sự tham sân si hay vụ lợi trong đó thì dựa vào khía cạnh ấy đôi khi Phật tử tôn xưng người đó là Bồ tát .Đây không phải là "Thế Tục hóa " đạo phật .Tại sao chúng ta không nói đây là "Thánh hóa" con người ?
Nói tóm lai , Bồ tát có hai nghĩa chính :

1/ ĐẠi Đạo Tâm chúng sinh

2/Các bậc Giác Ngộ muốn trở lại giúp cho chúng sinh được có trí tuệ giải thoát như mình (Nghĩa lấy từ Từ Điển Phật Học Tuệ Quang )

Theo kinh Kim Cang thì , Bồ tát mà còn trụ vào tướng Ngã, Nhân , Chúng sinh, Thọ giả , thì không phải là Bồ tát thật sự .Thí dụ như vua Lương Võ đế còn chấp mình có công đức nên chưa phải là một vị Bồ Tát , cho dù Bồ tát theo nghĩa Phàm .

Kính thầy Admin và quý vị
Nhân thấy chủ đề này mở ra cho nên con vào có chút ý kiến , con không nói mình đúng , chỉ nói lên sự hiểu của mình có chút tương đồng với thầy Thích Vân Phong .Nếu tổng quản và các bạn không đồng kiến giải thì cũng xin không mất lòng bởi vì dù ý của con và sự diễn tả này không phải là lời thật mất lòng , thì cũng là sự lắng nghe , do vì con đã từng lắng nghe quý vị tranh luận và dù có các quý vị khác kiến giải với con , con vẫn không hề mất lòng .Kính chào
 

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
Forum: Bồ tát hay Phàm phu.

1. Vậy, Bồ tát là gì đối với học giả ?
ĐH Cầu Pháp kính ! Chúng ta là người tu thì cần phải học , nếu tu mà không học là tu mù , nhưng học từ đâu ? Xin thưa học từ kinh sách Thánh hiền , Chư Tôn Đức và các Thiện tri thức dịch âm nghĩa cho Phật tử học theo mà tu hành . Nếu hành không đúng là bất kính với Chư Tôn đức vì các Pháp đều có lý sâu , nếu hiểu thiển cận thì uổng phí công tu và có lẻ học chưa tới . Các bậc Thầy luôn cẩn trọng mỗi bài dịch vì các Ngài tu lâu hơn Phật tử tại gia thì tùy căn cơ mỗi người mà ng giáo lý Phật pháp . Đạo Phật ngoài sự từ bi còn cốt lõi là lòng kiên nhẫn của mỗi học giả .
Riêng cá nhân tt_chuyenphapluan quan niệm trong đời sống hằng ngày của mình có ba vị đáng tôn kính như Bồ Tát là Cha, Mẹ và Thầy của mình , như vậy ba người đó có phải phàm phu không ?

- Bồ tát là dịch âm từ chữ Phạn, và là lược dịch. Nếu dịch âm đầy đủ là Bồ-đề-tát-đỏa. Bồ-đề nghĩa là giác. Tát-đỏa là hữu tình. Bồ-tát nghĩa là giác hữu tình. Hữu tình là sinh vật có tính tình và tình ái, cũng gọi là động vật. Bồ tát là loài hữu tình có giác ngộ. Giác ngộ về nỗi khổ của tất cả chúng sinh, đồng tình và thông cảm với nỗi khổ đó, và phát nguyện cứu thoát chúng sinh ra khỏi những nỗi khổ đó. Vì vậy mà ở đời, hễ thấy ai hay thương người, hay bố thí, và cứu giúp người trong cơn khổ nạn, thì nói người ấy có tâm Bồ tát.

Bồ tát hiểu theo đúng nghĩa, rất khác với quan niệm Bồ tát trong dân gian. Bồ tát là người, sau khi tin Phật, học Phật, phát nguyện tự độ, độ tha, thậm chí hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp người. Bồ tát không phải là thần Thổ Địa, cũng không phải là thần Thành Hoàng mà tượng bằng gỗ, tượng bằng đất được thờ phục ở khắp đền miếu. Chúng sinh trước khi thành Phật tất yếu phải trải qua một quá trình làm Bồ tát. Muốn làm Bồ tát trước hết phải có tâm nguyện lớn, chủ yếu là bốn lời nguyện : "Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành". Nghĩa là :
"Phát lời nguyện độ thoát cho vô số lượng chúng sinh;
Phát lời nguyện đoạn trừ vô số lượng phiền não;
Phát lời nguyện học tập vô số lượng pháp môn;
Phát lời nguyện thành tựu Phật đạo vô thượng".

Mọi người từ khi mới phát tâm cho đến khi thành Phật đều được gọi là Bồ tát, vì vậy mà có phân biệt Bồ tát phàm phu và Bồ tát hiền thánh. Các Bồ tát được nói tới trong các kinh Phật thường là các vị Bồ tát hiền thánh. Quá trình làm Bồ tát chia làm 52 vị (cấp bậc), trong số này chỉ có 12 vị Bồ tát hiền thánh, tức là từ Sơ địa đến Thập địa (địa vị 1 - 10), lại thêm hai vị nữa là Đẳng giác và Diệu giác. Thực ra, Bồ tát đạt tới vị Diệu giác đã là Phật rồi. Còn ở ngôi vị Đẳng giác là vị Đại Bồ Tát sắp thành Phật. Các vị Bồ tát mà nhân dân rất quen thuộc như Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng v.v… đều là những vị Đẳng giác Bồ tát.
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính đạo hữu bitridung ! đ/h nói :

Nhưng nếu 1 người tu hay 1 người nào có một hành vi làm lợi ích cho chúng sinh mà không có sự tham sân si hay vụ lợi trong đó thì dựa vào khía cạnh ấy đôi khi Phật tử tôn xưng người đó là Bồ tát .Đây không phải là "Thế Tục hóa " đạo phật .Tại sao chúng ta không nói đây là "Thánh hóa" con người ?

Theo Thế Hùng thì đây là điều phỉnh phờ rất nguy hại cho đương sự, cho cộng đồng và cho Phật pháp.

1. Thế nào là nguy hại cho đương sự _ người được phong Thánh, Bồ tát _ khi thực chất chỉ là một kẻ phàm phu, khi chết không biết mình sẽ đi về đâu, bơ vơ lạc lỏng trong 6 nẽo luân hồi ? _ Những kẻ này SẼ SA ĐỌA.

2. Thế nào là nguy hại cho cộng đồng ? _ Mọi người sẽ chuộng HƯ DANH hơn sự THUẦN PHÁT, chuộng sự giả dối hơn tính thật thà.

3. Thế nào là nguy hại cho Phật pháp ? _ Phật pháp dạy phá NGÃ CHẤP, còn "Thánh hóa" con người là làm cho Ngã chấp ngày càng thêm kiên cố.
như vậy thì còn nói gì đến chuyện Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi nữa.
Đạo Phật mà gạt bỏ mục tiêu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi qua một bên thì chỉ còn là ĐẠO THẾ GIAN mà thôi.

Cho nên Thế Hùng kịch liệt phản đối trò chơi phỉnh người, BÓP MÉO GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT, LÀM BĂNG HOẠI TÂM HỒN PHẬT TỬ.

Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Động cơ mãnh liệt thúc đẩy Bồ tát hy sinh xả kỷ, hiến thân cho sự nghiệp cứu độ chúng sanh là sự thể nghiệm chân lý giác ngộ tối thượng. Chơn lý đó là <B>Bi</B> và <B>Trí Bát nhã</B>. <B>Hạnh nguyện của Bồ tát</B> là hạnh nguyện của bậc <B>đại thủ hộ, đại sư</B> của người hướng đạo soi đường dẫn lối cho chúng sanh mê muội để cho họ nương theo ngọn đèn pháp của Bồ tát đi lần dến cõi Niết Bàn Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Tất cả công đức ấy đều phát xuất từ đức tánh Bi, Trí.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bồ tát sở dĩ tự nguyện làm như thế là do tâm Đại Bi, Đại Từ, tâm bình đẳng không phân biệt đối với mọi loài chúng sanh, tâm lợi ích, tâm thiện trí thức. Bồ tát xem tất cả mọi người như cha của mình, vì thế nên không hề có ý nghĩ khinh thường, có tư tưởng cống cao ngã mạn, độc đoán, luôn giữ thái độ kính trọng và khiêm tốn đối với mọi người, mọi giai cấp trong xã hội. Bồ tát cũng xem tất cả mọi người như mình, vì mình và tha nhân cũng đồng một thể tánh không sai khác. Có sai biệt nhau chăng là cái <B>tướng trạng bề ngoài</B> ấy chỉ có tánh cách <B>tạm bợ, huyễn hóa (hữu vi)</B>, chớ cái nằm bên trong mới thật giống nhau, hoàn toàn giống như đúc ở mọi khía cạnh. Do ở chỗ nhất thể ấy mà Bồ tát cảm thông được một cách dễ dàng mọi nỗi thống khổ của tha nhân. Hễ đức hạnh mình càng cao chừng nào thì mức độ cảm thông ấy càng sâu đậm chừng nấy. Do đó mới biết tình thương của chư Phật và Bồ tát đối với chúng sanh đau khổ thật bao la, vô bờ bến.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ, bi, ai mẫn, khiêm tốn, cung kính, bất hại là những đức tính cần thiết mà Bồ tát phải được trang bị đầy đủ trước khi dấn thân trên con đường vạn dặm để thi hành bổn nguyện của mình. Bổn nguyện ấy chính là làm trổi dậy nơi tâm thức của chúng sanh cái nhu cầu cần tìm cho được nguyên nhân của những nỗi thống khổ, những phiền não mà hàng ngày họ phải gánh chịu. Nhờ vậy mà Bồ tát mới có dịp khai thị cho họ thấy được Phật tánh nằm tiềm ẩn trong thể xác của họ, từ đó mới dẫn dắt họ dần dần đến chỗ giác ngộ tối thượng, khiến họ thành những bậc Pháp vương, chủ tể của vạn pháp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đức tánh Từ Bi, Trí Huệ là mẹ của tất cả các công đức, các căn lành. Nhờ Bi, Trí Bát nhã mà Bồ tát mới có thể thành tựu vô tận tạng công đức để hồi hướng nhất thiết chủng trí, vô thượng chánh đẳng chánh giác.
<p style="padding-left: 56px;">Bước vào trong cõi <B>Vô sanh</B>
Quả chứng Bồ tát toàn hình kim thân
Từ nay cõi Thánh bước lần
Bồ đề thêm lớn muôn phần cao xa.
Đã vào trong pháp vương gia
<B>Như Lai thọ ký</B> nghe qua Đại thừa
Rày mừng <B>bổ xứ</B> cao thăng
Mấy lời huyền diệu lòng hằng lặng trang.
Tam muội chánh niệm rõ ràng
Đủ trong sáu pháp vẹn toàn thần thông
Cúng dường các đức Thế Tôn
Mười phương qua lại cũng không ngại gì.
<B>Hóa thân vô số câu chi</B>
Hằng sa thế giới rưới đầy thanh lương
Chúng sanh ra khỏi lửa vườn
<B>Tự tha, lưỡng lợi</B> một đường tiêu diêu.
Hơn còn tội cấu bao nhiêu
<B>Trăm ngàn tam muội thảy đều do tâm</B>
Đạo mầu vô thượng thậm thâm.
Rõ ràng công đức thảy đồng về ta.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
1. Bồ tát là gì đối với học giả ?

_ Chỉ là một danh từ.

2. Bồ tát là gì theo nguyên nghĩa Giáo lý Phật pháp ?

_ Một vị đã Giác Ngộ, đang hành nguyện độ sinh

3. Tai sao, Vua Trần Nhân Tông được gọi là Phật Hoàng Trần Nhân Tông ?

Thực ra, Ngài là một vị Bồ tát. Tôn xưng Ngài là Phật Hoàng vì Ngài vốn là một vị vua, chữ Phật ở đây mang nghĩa tương đối, cũng như chữ Phật Bà (Quán Thế Âm).


4. Nếu bạn thấy Quí Thầy Tăng Ni, hay một người Phật tử nào đó thường bố thí, thương người, giúp đở người trong hoạn nạn, Thì người đó có tâm gì?

_ Thông thường gọi là Tâm Bồ tát.

5. Những người có công với đất nước, làng xóm, đem lại lại ít cho dân chúng, sau được người tôn thờ thì gọi người đó là gì?

_ THẦN

6. Cha mẹ, Thầy tổ là người nuôi dưỡng, dạy bảo tôi nên người, nhờ họ mà tôi đã có thân tâm này, nhờ họ mà tôi đã học những lời hay ý đẹp. Đối với tôi họ có phải là Bồ tát hay không ?

_ Tùy mỗi người.

7. Cũng vậy, Quí Thầy, Tổng quản, phó Tổng quản, Ban Đai Biểu, các bạn thành viên cộng đồng là người tôi đã có tiếp xúc và học hỏi giáo lý từ nơi họ, thuận có, nghịch duyên có... Đối với tôi họ có phải là Bồ Tát hay không?

_ Tùy ý Cầu Pháp

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên