Bồ Tát tại gia.

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Đây là bài giảng rất hay và lý thú (có thể đàm luận cho xôm tụ) của Hòa Thượng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, có một điều nói trước để tránh ngở ngàng là Hòa Thượng sử dụng danh từ "Bụt" thay cho danh từ "Phật" mà cả diển dàn thường dùng.

Bụt dạy rất kỹ về phương cách hành trì của một Bồ tát tại gia. Những vấn đề Ngài dạy gồm có:

Vấn đề Quy y:

Một vị Bồ tát tại gia trước hết phải thọ phép tam quy, tức là quy y Bụt, quy y Pháp, và quy y Tăng. Ba sự quay về nương tựa này đã được Bụt giảng một cách rất sâu sắc và chi tiết.

Quy y Bụt là phải thực tâm muốn thành Bụt, (I want to take refuge in you, but I also want to become like you.) Con muốn được thành Bụt, có đủ 32 tướng trang nghiêm. Quy y như vậy mới xứng đáng. Nếu chỉ nói: Con về nương tựa Bụt và suốt vô lượng kiếp, con chỉ có thể và chỉ muốn nắm áo Bụt thôi thì không bao giờ con có thể được như Ngài. Con chỉ có thể là Thanh văn, con chỉ có thể tối đa là đắc quả A-La-Hán. Thái độ ấy, hành trì ấy, theo giáo lý Đại thừa, chưa phải thật sự là quy y Bụt.

Quy y Pháp trước hết là phải biết cung kính đối với Pháp, và phải biết cung kính đối với người thuyết Pháp. Phải an trú nơi Pháp, phải thực tập Pháp, và phải yểm trợ Pháp. Tuy nhiên như vậy chưa đủ. Phải sử dụng Pháp như một nguồn năng lượng, một sức mạnh, một công cụ, một khí trượng để giải thoát cho mình và cho người, và nguyện rằng khi đã thành Đạo Vô thượng rồi, sẽ đem Chánh Pháp này chia sẻ với tất cả mọi loài. Đó mới là thật sự quy y Pháp. Nếu chỉ cúi mình xuống và nói con về nương tựa Pháp và không có một ước nguyện lớn nào thì chưa phải là thật sự quy y Pháp.

Quy y Tăng là phải nương tựa vào đoàn thể tu học của mình, phải cung kính người xuất gia, dù người đó là Thanh văn. Điều này chúng ta phải để ý lắm mới được. Đây là một kinh Đại thừa, nhưng kinh lại nói rằng khi gặp người xuất gia, nghĩa là Thanh văn, thì không được khinh nhờn, phải cung kính hết mức, với điều kiện mình phải có ước nguyện lớn hơn người Thanh văn. Kinh nói rằng dầu cung kính người Thanh văn nhưng không có tâm an trụ nơi con đường Thanh văn mà thực tâm muốn đi xa hơn, thì đó mới gọi là quy y Tăng.

Chúng ta thấy trong câu này đã có một động lực, một ý chí muốn vươn lên. Tuy vậy đối với các Thanh văn, ta phải cung kính hết mức, tại vì dầu sao họ cũng là đại diện cho Tam Bảo. Đây là điều khác biệt lớn giữa kinh này và kinh Duy Ma Cật.

Quy y Tăng tức là nhận thức rằng người Thanh văn cũng đang thực hiện rất nhiều công đức, mình cũng cần tới công đức đó của Thanh văn, nhưng trong thâm tâm thì mình mong cầu một cái gì lớn hơn. Tuy vậy, vì chưa đạt được quả vị Thanh văn, cho nên mình phải thực hiện quả vị đó trước. Đến khi tìm được một vị Bồ tát xuất gia xứng đáng, mình phải quyết lòng nương tựa vào vị Bồ tát này.

Sau đó kinh có nói thêm rằng thân cận các vị xuất gia Thanh văn để có thể ảnh hưởng các vị đó, giúp họ phát tâm Bồ tát và trở nên một vị Bồ tát xuất gia, tức là nên khuyến khích họ đi theo con đường của giáo hội Đại thừa.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Chào Chiếu Thanh !

Bạn đã sơ sót khi trích đăng đoạn văn bản trên :


Chúng ta thấy trong câu này đã có một động lực, một ý chí muốn vươn lên. Tuy vậy đối với các Thanh văn, ta phải cung kính hết mức, tại vì dầu sao họ cũng là đại diện cho Tam Bảo. Đây là điều khác biệt lớn giữa kinh này và kinh Duy Ma Cật.

Quy y Tăng tức là nhận thức rằng người Thanh văn cũng đang thực hiện rất nhiều công đức, mình cũng cần tới công đức đó của Thanh văn, nhưng trong thâm tâm thì mình mong cầu một cái gì lớn hơn. Tuy vậy, vì chưa đạt được quả vị Thanh văn, cho nên mình phải thực hiện quả vị đó trước. Đến khi tìm được một vị Bồ tát xuất gia xứng đáng, mình phải quyết lòng nương tựa vào vị Bồ tát này.

Sau đó kinh có nói thêm rằng thân cận các vị xuất gia Thanh văn để có thể ảnh hưởng các vị đó, giúp họ phát tâm Bồ tát và trở nên một vị Bồ tát xuất gia, tức là nên khuyến khích họ đi theo con đường của giáo hội Đại thừa.
Vì không có link trích dẫn, nên mọi người sẽ không rõ H.t Nhất Hạnh đang giảng, hay đang đề cập đến Kinh nào ? (Lần sau nhớ chú ý đến cảm nhận của người đọc).

Kính nhắc !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Đây là bài giảng rất hay và lý thú (có thể đàm luận cho xôm tụ) của Hòa Thượng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, có một điều nói trước để tránh ngở ngàng là Hòa Thượng sử dụng danh từ "Bụt" thay cho danh từ "Phật" mà cả diển dàn thường dùng.

Đàm luận cho xôm tụ nè,
Trí Từ cảm thấy 32 tướng tốt ấy chỉ là 1 cách tôn kính đối với đức Phật thôi chứ nếu chúng ta mà giống 1 tướng như "Thitako va anonamanto ubhohi pãnitalehi janukãni parimasati parimajjati : Có hai cánh tay thật dài, khi đứng dậy không cần cúi xuống cũng rờ đụng tới đầu gối." Thì đối với người Việt Nam ra đường chắc bị nhìn như 1 Alien :chuot31:

Mà đúng là đọc từ Bụt không quen thiệt. Buddha
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Bác Ngọc Quế.
Thật là sai khi không trích dần đường link, vì bởi có trích dẩn thì có người vào xem như xem "Hội Tao Đàn" xem hoa xem cảnh, như vậy thật là tiếc, không thưởng thức hương vị thật của từng bông hoa. Kinh mà Hòa Thượng Thiền Sư đề cập ở trên là Kinh Úc Già Trưởng Giả.
Văn bản tiếng Việt của kinh Úc Già Trưởng Giả mà chúng ta dùng để bình giảng là Hội thứ 19 trong Kinh Đại Bảo Tích[1] (Maha Ratnakuta-sutra ) do thầy Trí Tịnh dịch.
Xin được tiếp tục phần "Bồ Tát Tại Gia".


Thực tập Quán niệm:

Kế đến, Bụt dạy rằng người Bồ tát tại gia phải thực tập phép quán niệm. Trước hết là học về các phép niệm Bụt (Buddhanusmrti), niệm Pháp (Dharmanusmrti) và niệm Tăng (Sanghanusmrti).

Sau khi nói về nguyên tắc quay về nương tựa và thực tập quán niệm Tam Bảo, Bụt giảng về đường lối tu học, gọi là Thượng sĩ hành. Thượng sĩ tức là Bồ tát. Đây là một danh từ dùng trong Úc-Già La-Việt Vấn Bồ Tát Hạnh Kinh. Trong Úc-Già Trưởng Giả Hội, không thấy dùng chữ Thượng sĩ hành mà dùng chữ Thiện Trượng phu. Trượng phu cũng như Thượng sĩ, là một con người có rất nhiều chí khí, có chí nguyện lớn. Một vị Thiện trượng phu hay một Thượng sĩ thì có quyền thiết lập nhà cửa, đất đai, nhưng luôn luôn tạo dựng tài sản theo đúng pháp luật. Không dùng những phương tiện mua bán không hợp pháp và không thẳng thắn để làm giàu, không đầu cơ, không bức hiếp ai. Phải xây dựng sản nghiệp của mình một cách đúng pháp, phải luôn luôn nhớ tưởng đến vô thường, nghĩ rằng bất cứ một sản nghiệp nào cũng có thể tan vỡ. Không được có ý tưởng bỏn xẻn, phải ưa chuộng việc chia sẻ tài sản, phải biết cung phụng mẹ cha và yểm trợ gia đình mình. Sau đó nên sử dụng tài sản, ít nhất là một phần nào đó, vào công việc bố thí cho chúng sanh. Đây là những lời giáo huấn rất thực tế, không phải là những lý thuyết suông.



Hộ trì Chánh Pháp:

Bụt nói rằng người Bồ tát tại gia, ngoài công việc xây dựng cơ sở của mình, phải có thì giờ để gánh vác sự nghiệp Chánh Pháp. Nếu để 100% thì giờ của mình để xây dựng cơ nghiệp cho riêng mình thì đâu phải là Phật tử, đừng nói là Bồ tát tại gia. Nhiệm vụ của mình là phải gánh vác Chánh Pháp, độ cho mọi loài, giáo hóa cho tất cả chúng sanh mà không biết mỏi mệt. Những hiện tượng về lời, lỗ, khen, chê, khổ, vui không làm khuynh động được người Bồ tát tại gia.

Mình có thể rất giàu nhưng không bao giờ kiêu mạn và phóng dật. Luôn luôn giữ giới về thân, khẩu và ý. Thấy những người thọ giới rồi mà phá giới thì không nên giận, phải thương những người đó, đến với những người đó để giúp họ học thêm giới, phục hồi giới thân và hành trì giới luật trở lại cho vững chãi. Làm việc gì thì không bỏ bê nửa chừng. Đó là một người biết ơn và biết nhớ ơn, đó là một người không kiêu mạn, cố gắng để làm cho nỗi lo buồn của người khác được chuyển hóa. Cung kính và tôn trọng những người học rộng biết nhiều để có thể thừa hưởng được trí tuệ và kiến thức của họ. Học được Chánh Pháp thì không giữ lấy cho riêng mình, mà phải đem chia sẻ cho những người khác. Đối với các đối tượng dục lạc trong thế gian, phải quán chiếu chúng là vô thường. Phải quan niệm rằng sanh mạng của mình là vô thường như một giọt sương, và tài sản của mình như một đám mây. Nếu không cẩn thận thì vợ con và quyến thuộc của mình có thể trở nên một nhà tù của chính mình.

Như vậy chúng ta thấy kinh rất chu đáo, cẩn thận, không muốn người Bồ tát tại gia suốt ngày nói lý, mà phải hạ thủ công phu, phải thực tập đàng hoàng.



Vấn đề trì giới:

Tiếp theo, Bụt dạy rằng người Bồ tát tại gia phải giữ vững năm giới. Giới thứ nhất là không sát sanh. Người Bồ tát tại gia phải biết hổ thẹn, và phải phát lời thề nguyện là không động tới sanh mạng của bất cứ một loại chúng sanh nào. Vì vậy phải luôn luôn thực tập lòng từ bi. Giới thứ hai là không trộm cướp, bóc lột, không có lòng tham. Giới thứ ba là không tà dâm, không tham đắm theo nữ sắc ở chung quanh. Giới thứ tư là không vọng ngữ, và giới thứ năm là không uống rượu.



Thực tập nói Pháp:

Bụt dạy rằng người Bồ tát tại gia phải học thuyết Pháp, tức là phải chia sẻ kiến thức về Phật Pháp của mình với những người trong thôn xóm. Chúng sanh không có lòng tin thì cố làm sao cho người ta có lòng tin tin. Chúng sanh bất hiếu, không biết ơn cha mẹ, cũng không biết ơn người xuất gia thì phải dạy cho họ có niềm tin để thương kính cha mẹ và tin tưởng ở các bậc xuất gia. Chúng sanh thất học thì phải làm cho họ được học, người lớn cũng như trẻ con.

Mục đích của người Bồ tát tại gia là phải điều phục và giáo hóa chúng sanh. Nếu người Bồ tát tại gia ở trong thôn xóm hoặc thành phố của mình mà không làm công việc điều phục giáo hóa chúng sanh thì sẽ bị chư Bụt quở trách. Tương tự như trong thành phố của mình có một ông thầy thuốc giỏi nhưng không ra tay chữa trị, để cho bệnh nhân chết, ông thầy thuốc đó sẽ bị quở trách. Vị Bồ tát tại gia cũng vậy, để cho chúng sanh trong thôn lạc của mình rên xiết khổ đau, thì vị đó không phải là một vị Bồ tát tại gia.



Môi trường gia đình:

Bụt chỉ cho ta thấy gia đình là một môi trường trong đó sự tu tập có thể rất khó. Người học Kinh Duy Ma Cật nên đọc đoạn này cho thật kỹ. Khi là người tại gia, mình nên biết rằng gia đình có thể là chỗ có mặt của mọi thứ khổ não. Tất cả những nhánh lớn, nhánh nhỏ của ưu bi khổ não đều có thể phát sanh từ trong gia đình của mình.

Bị ràng buộc trong nếp sống gia đình, những căn lành mình chưa làm, sẽ không bao giờ làm được; những căn lành mình đã làm, chúng có thể bị hư thối. Những chuyện tốt mình nói sẽ làm thì không bao giờ mình thực hiện được, vì mình đâu có giờ để làm! Vợ réo, con kêu, chồng hối thì làm sao mình làm được? Những điều tốt may mắn đã đạt được thì mình không dễ tiếp tục đi theo. Sống trong gia đình, mình phải làm thỏa mãn nhiều nhu yếu của những người trong gia đình. Cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc đòi hỏi rất nhiều sự thương nhớ, đòi hỏi đủ cách và không chừng mực, tức là không bao giờ mình có thể làm thỏa mãn được những sự đòi hỏi của họ. Đòi hỏi về danh, về lợi, về tài, về sắc. Cũng giống như biển cả, nuốt hết cả hàng ngàn con sông mà vẫn chưa thấy đầy nước. Gia đình của mình cũng vậy. Trong bài tựa, thầy Tăng Hội có trích dẫn đoạn này, thầy viết: Thương nhớ, của cải, tham dục không chán như biển cả nuốt chứa trăm sông đầy.

Môi trường gia đình còn có thể xem như một đám lửa cháy, với gió thổi không ngừng, cho nên dập tắt ngọn lửa đó rất khó. Bụt nói rằng những gì trong nếp sống tại gia đều là mỏng manh, như là giọt sương, rất dễ tan vỡ. Những câu thề non hẹn biển nghe ra thì keo sơn gắn bó, nhưng thực tình thì chúng giống như những hạt sương. Nếp sống tại gia lại giống như một giọt mật, tuy ngọt, nhưng chỉ ngọt trong chốc lát. Hết mật thì có những giọt khác, nhiều khi là giọt đắng. Nếp sống gia đình có thể như một cái lưới có nhiều gai nhọn, vì trong sự ràng buộc đó có đầy dẫy sắc, thanh, hương, vị, xúc. Nếp sống gia đình đem lại cho mình nhiều sự lo lắng, sợ hãi. Mình rất sợ bị trộm cướp, sợ bị nước lụt, bị lửa cháy, bị quân lính nhà vua v.v... Tóm lại, đây là đoạn nói về những bất lợi của nếp sống gia đình.

Những tư tưởng này không thấy trong kinh Duy Ma Cật. Vì vậy ta phải đưa ông Duy Ma Cật, các vị Bồ tát tại gia, và nhất là những cư sĩ chỉ ưa lý thuyết suông, trở về chấm chân xuống đất, để đọc kỹ những lời giáo huấn này.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính anh Chiếu-Thanh !
Những tư tưởng này không thấy trong kinh Duy Ma Cật
Thưa anh, nếu dùng Tư Tưởng để đọc kinh Duy-Ma-Cật thì tức là hòa thượng Thích-Nhất-Hạnh hoàn toàn không hiểu gì về kinh Duy-Ma-Cật cả, huống chi hòa-thượng muốn tìm tư tưởng gì trong kinh Duy-Ma-Cật !?

Vì vậy ta phải đưa ông Duy Ma Cật, các vị Bồ tát tại gia, và nhất là những cư sĩ chỉ ưa lý thuyết suông, trở về chấm chân xuống đất, để đọc kỹ những lời giáo huấn này.
Thưa anh, câu nầy do Đức Phật nói ra, hay do hòa thượng Thích-Nhất-Hạnh nói ? xin anh giãi thích rõ hơn.


Kính
bangtam
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính anh Chiếu-Thanh !

Thưa anh, nếu dùng Tư Tưởng để đọc kinh Duy-Ma-Cật thì tức là hòa thượng Thích-Nhất-Hạnh hoàn toàn không hiểu gì về kinh Duy-Ma-Cật cả, huống chi hòa-thượng muốn tìm tư tưởng gì trong kinh Duy-Ma-Cật !?
Kính Băng Tâm!
HT hiểu hay không hiểu, tìm tư tưởng gì thì cũng không quan hệ tới CT, tới BT, ... , không ảnh hưởng gì tới việc tu học thực tập làm "Bồ Tát tại gia".(BTTG)
Tiến trình rất còn dài, tập sự cho đến khi thành thục BTTG trong quá trình đó có thực tập làm Bồ Tát Xuất Gia, và dỉ nhiên có nghiên tầm Kinh Duy Ma Cật. Cũng không ai không Phật, Bồ Tát nào cấm BTTG học Kinh Đại Thừa Liểu nghĩa, có điều "chớ không đi mà bay lơ lững" với chữ nghĩa trong kinh.
Thưa anh, câu nầy do Đức Phật nói ra, hay do hòa thượng Thích-Nhất-Hạnh nói ? xin anh giãi thích rõ hơn.

Kính
bangtam
Câu này do HT giảng nói, mang ý gì thì tìm HT hỏi, nhưng nay nghe đâu là HT yếu lắm rồi (nằm BV bên Pháp, chứng bệnh xuất huyết nảo), HT 89 tuổi rồi (1927).
Theo CT, là nói hiện tại có, còn có, nhiều người Cư sỉ thích lý luận, ưa lý luận mà quên rằng mình còn "chân chấm đất". Thực tập làm BTTG là cách hay nhất đối với cư sỉ.
Kính
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính anh Chiếu-Thanh !
HT hiểu hay không hiểu, tìm tư tưởng gì thì cũng không quan hệ tới CT, tới BT, ... , (BTTG)
Thưa, nếu không quan hệ gì tới anh, và bangtam, thì anh đăng bài của HT lên để làm gì ?
không ảnh hưởng gì tới việc tu học thực tập làm "Bồ Tát tại gia".
Thưa, nếu không có ảnh hưởng gì thì cớ sao HT lại nói :"Vì vậy ta phải đưa ông Duy Ma Cật, các vị Bồ tát tại gia, và nhất là những cư sĩ chỉ ưa lý thuyết suông, trở về chấm chân xuống đất, để đọc kỹ những lời giáo huấn này."
Ngài Duy-Ma-Cật là Đại Bồ-Tát ở cõi Bất-Động. Nay HT Nhất-Hạnh nói đưa ngài Duy-Ma-Cật trở về chấm chân xuống đất, để đọc kỹ những lời giáo huấn này." bằng cách nào ? HT có thể chứng minh, hoặc anh có thể chứng minh lời HT nói là thật để cho mọi người thấy được không?
Tiến trình rất còn dài, tập sự cho đến khi thành thục BTTG trong quá trình đó có thực tập làm Bồ Tát Xuất Gia, và dỉ nhiên có nghiên tầm Kinh Duy Ma Cật. Cũng không ai không Phật, Bồ Tát nào cấm BTTG học Kinh Đại Thừa Liểu nghĩa, có điều "chớ không đi mà bay lơ lững" với chữ nghĩa trong kinh.
Thưa anh, không có kinh Đại Thừa Liễu nghĩa nào mà Đức Phật hay Bồ-Tát dạy chúng sinh trở lại chấp cứng trong các tướng do trứng sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh. Nếu ngược lại, đó là tà kiến


Câu này do HT giảng nói, mang ý gì thì tìm HT hỏi,
Thưa anh, vì anh đăng bài nầy, không hỏi anh thì hỏi ai ? Còn nếu như anh không hiểu 1 chút xíu nào sao lại dám đăng bài của HT ?
nhưng nay nghe đâu là HT yếu lắm rồi (nằm BV bên Pháp, chứng bệnh xuất huyết nảo), HT 89 tuổi rồi (1927).
Theo CT, là nói hiện tại có, còn có, nhiều người Cư sỉ thích lý luận, ưa lý luận mà quên rằng mình còn "chân chấm đất". Thực tập làm BTTG là cách hay nhất đối với cư sỉ.
Thưa, người không thông suốt Lý, mà lại muốn viên mãn nơi sự là điều không thể có. Trình độ căn cơ cao, thấp khác nhau, nên tùy sức mà tu học, không ai có thể muốn Đưa đi đâu thì đưa. Cho nên dù "chân còn chấm đất" cũng chớ vội tin theo những lời lộng ngôn , vô căn cứ được phải không anh ?


Kính
bangtam
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính anh Chiếu-Thanh !

Thưa, nếu không quan hệ gì tới anh, và bangtam, thì anh đăng bài của HT lên để làm gì ?
Tới đây không hát thì hò.
Không phải con cò ngóng cổ mà nghe!

Thưa, nếu không có ảnh hưởng gì thì cớ sao HT lại nói :"Vì vậy ta phải đưa ông Duy Ma Cật, các vị Bồ tát tại gia, và nhất là những cư sĩ chỉ ưa lý thuyết suông, trở về chấm chân xuống đất, để đọc kỹ những lời giáo huấn này."
Ngài Duy-Ma-Cật là Đại Bồ-Tát ở cõi Bất-Động. Nay HT Nhất-Hạnh nói đưa ngài Duy-Ma-Cật trở về chấm chân xuống đất, để đọc kỹ những lời giáo huấn này." bằng cách nào ? HT có thể chứng minh, hoặc anh có thể chứng minh lời HT nói là thật để cho mọi người thấy được không?
Đây là ý nói, những ai "còn là cư sỉ, đang là cư sỉ, thích lý luận, ưa lý luận" mượn "lời" Duy Ma Cật (DMC), làm hóa thân DMC (để tranh luận, nói lý)".
Thậm chí, các vị Tôn Túc xuất gia lại thường dụng lý DMC để tranh luận với hàng cư sỉ. Đây là ý HT muốn nói.
CT nghĩ, Kinh DMC và nhửng kinh Đại Thừa Liểu nghĩa khác, là kinh để dùng quán xét tự thân hành giả là chính, không nên và cũng không cần thiết tranh luận hay nói lý, ngoại trừ giãng pháp. Giảng pháp khác xa với nói lý, hay tranh luận.

Thưa anh, không có kinh Đại Thừa Liễu nghĩa nào mà Đức Phật hay Bồ-Tát dạy chúng sinh trở lại chấp cứng trong các tướng do trứng sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh. Nếu ngược lại, đó là tà kiến.
Đúng vậy, vì chúng sanh thường chấp và trú vào tự thân, tự ngã, và tự tánh nên có Kinh Đại thừa liễu nghĩa. ngược lại cũng là tà kiến. (CT không phải là hóa thân DMC) không giải thích nỗi.
Thưa anh, vì anh đăng bài nầy, không hỏi anh thì hỏi ai ? Còn nếu như anh không hiểu 1 chút xíu nào sao lại dám đăng bài của HT ?
Không đăng thì "AI" đăng?.

Hè! Hè! muốn hỏi anh tới đâu ?

Thưa, người không thông suốt Lý, mà lại muốn viên mãn nơi sự là điều không thể có. Trình độ căn cơ cao, thấp khác nhau, nên tùy sức mà tu học, không ai có thể muốn Đưa đi đâu thì đưa. Cho nên dù "chân còn chấm đất" cũng chớ vội tin theo những lời lộng ngôn , vô căn cứ được phải không anh ?

Kính
bangtam
Không biết.
hì hì.
Kính.

Chiếu Thanh.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính anh Chiếu-Thanh !
Tới đây không hát thì hò.
Không phải con cò ngóng cổ mà nghe!
Thưa anh, con cò không biết nghe để hiểu ngôn ngử con người, còn con người nghe trong sự nhớ lại :
- Thầy Thích-Nhất-Hạnh đã lợi dụng danh nghĩa Phật-Giáo để phá hoại Phật-Pháp như: xúi giục phật-tử từ các nước dẫn đến Việt-Nam tu Thiền theo truyện Kiều.
- Thầy Thích-Nhất-Hạnh đã lợi dụng danh nghĩa Phật-Giáo để tạo ra 1 lối thiền tà vạy, đó là Thiền Cười : Hích vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mĩm cười...(Điều nầy bangtam đã từng chứng kiến những người tu tập theo lời thầy Nhất-Hạnh đã nhe răng cười không biết bao nhiêu lần theo hơi thở ra vào, trong tư thế ngồi kiết-già hay bán-già và mắt thì đang khép lại, nhất là ở 1 vị Thượng-Tọa trụ trì ngôi chùa gần cầu Bến-Lức hay cầu Bà Tồn ở tỉnh miền Tây Nam-Bộ.
- Thầy Thích-Nhất-Hạnh đã lợi dụng danh nghĩa Phật-Giáo để chê bai ngài Cưu-Ma-La-Thập dịch kinh Bát-Nhã Tâm-Kinh dùng từ không khéo léo, hầu dể bề chen chân vào bài kinh để chêm vào 4 chữ thừa thải. Hành động nầy đã nói lên điều gì nơi cá nhân của kẻ chê bai chánh Pháp, tức là hành động muốn tiêu diệt đạo Phật phải không anh Chiếu-Thanh ?
-Thầy Thích-Nhất-Hạnh đã lợi dụng danh nghĩa Phật-Giáo để chê bai đức Lục-Tổ Huệ-Năng bằng cách nhạy theo 4 câu kệ của Lục-Tổ, mà rốt cuộc 4 câu nhạy lại của thầy Nhất-Hạnh không có nói lên được 1 chút xíu nào về chân-tánh diệu-giác, trái lại 4 câu của thầy Nhất-Hạnh chỉ toàn chấp Không rồi lại chấp có. Lối hành văn nghe êm tai nầy của thầy Nhất-Hạnh đã làm biết bao điều phá hoại Phật Pháp rồi. Thậm chí thầy Nhất-Hạnh còn nói "đem ngài Đại Bồ-Tát Duy-Ma-Cật từ cõi Bất-Động về tháp tùng dưới chân thầy". Nghe qua thì siêu phàm ngang hàng với mười phương Phật, nhưng xét kỷ thì tội năng vô lượng vô biên....
Thưa, trong cái nghe của phàm phu hạng hẹp, nên bangtam chỉ nói ra được 1 chút xíu chơn tướng của thầy Nhất-Hạnh, chứ nếu được nghe viên-thông thì chăc chắn sẽ nhiều hơn vậy nữa.
Đây là ý nói, những ai "còn là cư sỉ, đang là cư sỉ, thích lý luận, ưa lý luận" mượn "lời" Duy Ma Cật (DMC), làm hóa thân DMC (để tranh luận, nói lý)".
Thậm chí, các vị Tôn Túc xuất gia lại thường dụng lý DMC để tranh luận với hàng cư sỉ. Đây là ý HT muốn nói.
Thưa, " tâm tịnh thì cõi Phật tịnh hiện tiền", ngược lại mang tâm hơn thua, vào cảnh giới nào cũng thấy hơn thua. HT Nhất-Hạnh có lẽ không biết tầm lợi ích khi người tu học cần phải tranh luận (đương nhiên là theo chánh Pháp, chớ không theo những pháp quái thai thập cẩm của thầy đang núp dưới cái nhản hiệu Hòa-Thượng) cho nên thầy Nhất-Hạnh không muốn nghe ai nói, để 1 mình thầy nói, dù là nói tầm bậy dối gạt người đời phải không anh ?
CT nghĩ, Kinh DMC và nhửng kinh Đại Thừa Liểu nghĩa khác, là kinh để dùng quán xét tự thân hành giả là chính, không nên và cũng không cần thiết tranh luận hay nói lý, ngoại trừ giãng pháp. Giảng pháp khác xa với nói lý, hay tranh luận.
Thưa, cái nầy thì tùy cá nhân anh. Nhưng từ bên ngoài cho đến trong diễn đàn Phật-Pháp nếu ai chưa thấy Tánh mà thường tranh luận để tìm ra chân lý của Phật-Pháp thì công đức rất thù thắng, anh có đồng ý không ?
Đúng vậy, vì chúng sanh thường chấp và trú vào tự thân, tự ngã, và tự tánh nên có Kinh Đại thừa liễu nghĩa. ngược lại cũng là tà kiến. (CT không phải là hóa thân DMC) không giải thích nỗi
.
Thưa, Phật và chúng sinh tâm tánh không khác, nhưng Phật đã toàn giác, còn chúng sinh thì còn quá vô minh, nên chúng ta cần phải y theo lời Phật dạy, chớ đừng tin theo lời tà kiến của thầy Nhất-Hạnh dối gạt người ta, "Đưa ngài Duy-Ma-Cật trở về chấm chân xuống đất, để đọc kỹ những lời giáo huấn này.(của thầy Nhất-Hạnh)". Thầy Nhất-Hạnh đã trú vào tự thân tự ngã mà nói lời ngạo mạn trên, điều nầy có thể gọi là tà kiến không anh ?


Kính
bangtam
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113

Bố thí tài vật:

Đứng về phương diện bố thí tài vật mà nói, những gì mình đã đem chia sẻ cho người khác, những thứ đó mới đích thực là của cải còn lại của mình. Tài sản còn giữ trong nhà, không hẳn là của mình. Khi cho tức là mình đã đầu tư vào sự an ninh và hạnh phúc ngày mai của mình. Những của mà mình đã bố thí sẽ còn mãi đó, và mình không cần phải giữ gìn chúng. Ngược lại, những của mà mình chưa bố thí thì mình phải cất giữ, nhưng không chắc mình giữ được chúng trong đời này, đừng nói đến đời sau!

Khi vị Bồ tát thực tập bố thí như vậy thì ba nội kết lớn nhất trong con người của họ, tức là tham, sân và si, sẽ càng ngày càng tiêu mòn đi. Vì khi bố thí chân thật, mình sẽ không bị vướng mắc, không có tâm tham đắm, cho nên nội kết về tham nhỏ đi dần dần. Khi bố thí mình có lòng thương, năng lượng của tình thương sẽ làm giảm đi năng lượng của giận hờn. Trong khi đó tâm từ bi sẽ làm tiêu mòn niềm sân hận của mình. Ngoài ra, khi bố thí để hồi hướng đến đạo giải thoát thì khối si mê của mình càng ngày càng nhỏ lại, và từ từ nó biến mất đi.



Đối với thân bằng quyến thuộc:

Bụt còn nói đến thái độ của người Bồ tát tại gia đối với cha mẹ, vợ con, và bạn bè của mình. Bụt dạy rằng cha mẹ của mình đời này có thể không phải là cha mẹ của mình trong những đời khác. Bạn hữu cũng vậy. Bạn hữu lúc vui không phải là bạn hữu lúc buồn. Con cái cũng tương tự. Vì thế đừng vì cha mẹ, vì vợ con, vì thân thuộc mà tạo ra những nghiệp bất thiện, những ác nghiệp cho đời này và cho đời sau, dù cho những ác nghiệp đó nhỏ như là một sợi lông hay một cọng cỏ.
Trong bài này không thấy đề cập tới nhẩn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ. (xem thêm)
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Thân cận người hiền

Người Bồ tát tại gia phải biết thân cận các bậc Sa môn có đức hạnh. Khi có thầy thì mình phải cố tâm thọ trì tịnh giới, có thái độ cung kính đối với thầy, đừng cố soi mói tìm lỗi của thầy để khinh nhờn. Nếu thấy một vị xuất gia Sa môn vi phạm giới hạnh, thì mình vẫn phải cung kính. Ngược lại nếu nói tôi chỉ quy y Bụt và quy y Pháp thôi, còn Tăng thì vì phàm tục quá nên tôi không quy y, thì vị Sa môn phạm giới đó sẽ không có cơ hội để trở về con đường tu tập. Thành ra sự cung kính của mình là một duyên lành, một điều kiện để giúp vị Sa môn phạm giới kia trở về cương vị Tăng Bảo của ông ta. Vì vậy người Bồ tát tại gia phải có thái độ trọng Tăng.

Đối với một vị khất sĩ phạm giới, mình phải có lòng thương xót, phải nghĩ rằng sở dĩ người ấy phạm giới là vì có những nội kết quá lớn và chưa có người giúp tháo gỡ. Tình thật họ không cố ý phạm giới. Vì vậy mình nên thương người phạm giới chứ đừng nên công kích. Khi một vị Bồ tát tại gia đi vào tu viện, gặp những người xuất gia thì phải làm lễ trước khi vào. Phải quan niệm rằng đây là nơi thực tập ba cánh cửa giải thoát Không, Vô tướng và Vô tác. Đây là chỗ thực tập Từ, Bi, Hỷ, Xả, và nên phát tâm rằng xuất gia là cung cấp cho mình những điều kiện thuận lợi để thực hiện ước vọng Bồ tát. Vì vậy người Bồ tát tại gia phải có ước nguyện được xuất gia. Phải chú ý đến những câu này thì mình mới hiểu được những kinh khác. Tại gia thì có nhiều trần nhiễm, có nhiều sự trói buộc, trong khi đó xuất gia thì có nhiều tự do, nhiều thảnh thơi, và có nhiều cơ hội để thực tập chí nguyện của mình.



Hai nếp sống

Tiếp theo, Bụt so sánh nếp sống của người tại gia và người xuất gia. Một câu mình cần nhớ: Tại gia là còn ở bên này bờ, xuất gia là đã sang bờ bên kia. Khi một vị Bồ tát tại gia đi vào trong cộng đồng xuất gia thì phải quán sát công đức của các vị xuất gia. Người nào học giỏi, người nào thuyết pháp giỏi, người nào nghiêm trì giới luật, người nào có khuynh hướng A-hàm, người nào có khuynh hướng Bồ tát, người nào thiểu dục, người nào tri túc, người nào biết mặc y áo đơn giản, người nào tọa thiền siêng năng, người nào chấp tác siêng năng, mình phải để tâm nhìn và thấy được những điều đó. Đối với người có những hạnh như vậy, mình phải cúi đầu kính ngưỡng. Những người không giỏi điều này hay điều kia, mình không nên có ý nghĩ chê trách. Khi mình nhận thấy sự có mặt của một người xuất gia mà có tâm niệm Bồ tát thì phải cố gắng gần gũi người đó và tu học theo sáu phép Ba-La-Mật với người đó. Nếu có những vị xuất gia chưa thấy được vị trí của mình, ở đây có nghĩa là chưa quyết định được nên tiếp tục con đường của Thanh văn hay nên theo những thầy có tư tưởng Đại thừa, thì mình phải xen vào, giúp đỡ họ, và phải khuyên vị xuất gia đó phát tâm Bồ đề vô thượng. Nói rõ ra là mình phải giúp người đó phát khởi tư tưởng Đại thừa.

Khi thấy các vị xuất gia cạnh tranh nhau, thưa kiện nhau, không hòa hợp với nhau, thì phải đem cả thân mạng mình ra để hòa giải cho các vị đó, chứ không thể lánh xa, quay lưng lại với họ. Các vị Bồ tát tại gia khi thấy các vị xuất gia bị bệnh thì phải hết sức chăm sóc cho những người đó được lành bệnh.

Sau khi Bụt nói xong, Úc Già Trưởng giả và các trưởng giả khác lạy Bụt và một số xin được xuất gia. Bụt bèn dạy Bồ tát Di Lặc làm lễ thế phát cho họ. Theo kinh thì có 9000 vị trưởng giả xin thọ giới xuất gia ngày hôm đó, và cả ngàn vị trưởng giả khác, tuy không xuất gia nhưng phát được tâm Vô thượng Bồ đề, tức là có khuynh hướng theo đạo Bụt Đại thừa.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tên Nguyễn Xuân Bảo, được sinh ra ở Miền Trung Việt Nam năm 1926. Theo cuộc phỏng vấn Thầy của nữ sĩ Oprah Winfrey thì kỷ niệm mầu nhiệm nhất trong thời ấu thơ của Thầy là khi Thầy được thấy hình Phật trên bìa một tập san Phật giáo lúc bảy tám tuổi. Phật đang ngồi trên cỏ, mỉm cười và bình an hơn tất cả bất cứ những ai mà chú bé từng được gặp. Chú bé quyết định là lớn lên mình phải trở nên một người như Phật, trở nên một ông thầy tu như Ngài. Ba mẹ Thầy khó mà chấp nhận điều đó, vì nghĩ rằng đó là một cuộc sống khó khăn; tuy nhiên đến năm 16 tuổi thầy cũng được ba mẹ cho đi tu tại một ngôi chùa thuộc tông Lâm Tế ở Huế.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
"Đôi khi có một người và người đó là một người rất khó ưa, ngồi với họ chừng 15 phút là ta đã có thể nổi cáu, muốn đá họ một cái. Tuy vậy nếu người ấy có một dữ kiện nào đó về giáo lý, thì mình phải chịu khó ngồi nghe".
Tám sự hành trì chân chánh Sáu phép Ba La Mật (Bát Chánh Đạo)



Ở chỗ vắng vẻ mà mình không điều phục được tâm mình, thì mình sẽ không vững chắc, không trực tĩnh. Do đó ở nơi trực tĩnh, mình phải thực tập nhiếp niệm, phải thực tập con đường tám sự hành trì chân chánh, gọi là Bát chánh đạo[1] (Aryastangikamarga). Trong khi thực tập như vậy, mỗi giây phút của đời sống hàm chứa cả sáu phép Ba la mật[1]. Sáu phép Ba la mật (Paramita) được thực hiện cùng một lúc trong mỗi giây phút của đời sống. Không phải thực tập bố thí xong rồi tôi mới thực tập trì giới, tại vì trì giới cũng là một sự bố thí. Nếu mình sống vững chãi theo giới luật tức là mình đã bố thí cho người bằng nếp sống Chánh Pháp của mình. Người ta thấy mình không tà dâm, không uống rượu, không nói dối, nên họ được hưởng cái phong thái, cái nếp sống giải thoát đó, tức là người ta được hưởng bố thí. Vì vậy sáu phép Ba la mật phải được thực tập cùng một lượt. Ở đây Bụt còn dạy rằng vị Bồ tát xuất gia phải thực tập ba cánh cửa giải thoát là Không (Sunyata), Vô tướng (Animitta), và Vô nguyện (Apranihita). Không tiếng Anh là Emptiness, Vô tướng là Sightlessness và Vô nguyện là Aimlessness.


Tứ Y

Bụt cũng dạy về phương pháp thực tập Tứ Y. Tứ y là bốn sự nương tựa, bốn nguyên tắc căn cứ.

Thứ nhất là Y Pháp, bất y nhân, tức là nên căn cứ vào Pháp mà không căn cứ vào người. Đôi khi có một người có nhiều kiến thức về giáo Pháp. Nhờ một may mắn nào đó họ đã được học, được nghe và được hiểu, nhưng người đó chưa có khả năng thực tập, vì vậy nếp sống của người đó chưa phản ảnh được giáo pháp mà người đó nói. Trong trường hợp đó nếu mình bảo rằng ông ta sống bê bối như vậy thì làm sao mà dạy mình được, thì mình mất đi một cơ hội học hỏi giáo pháp từ ông ta. Tuy bê bối nhưng có thể những giáo pháp ông biết rất quí, do đó mình phải chịu đựng con người của ông mà gạn lọc lấy phần tinh ba, những hiểu biết, những giáo lý mà ông đã học được. Có thể mai kia nhờ hạt giống giáo lý đó mà ông bừng tĩnh, ông thực tập. Hiện giờ thì ông chưa thực tập, ông học để nói cho vui, ông huyênh hoang để chứng tỏ ông ta giỏi giáo lý vậy thôi. Đối với những người như vậy mình phải cẩn thận, đừng gạt họ qua một bên, và nói rằng ông này chỉ là giáo pháp lý thuyết, nhưng chưa có giáo pháp thực tập. Nói khác đi, y pháp bất y nhân là mình hãy nhìn vào Pháp mà đừng quá chấp vào người nói Pháp.

Ví dụ nếu ta biết trong thùng rác hôi và dơ kia có lẫn một viên kim cương, thì ta phải chịu khó bươi xới để lấy cho được viên kim cương đó, chứ không vì hôi dơ mà đem đổ nó đi.

Về tiêu chuẩn Y Pháp bất y nhân này chúng ta phải cẩn thận. Ông thầy mà không thực hành những điều mình dạy thì học trò khó có niềm tin. Khi làm thầy ta phải dạy bằng thân giáo tức là dạy bằng cách sống hàng ngày của chính mình. Tuy nhiên nếu chúng ta đòi hỏi phải có thân giáo thật thì có lẽ khó tìm ra thầy lắm. Đôi khi ta không nên vì ông thầy làm sai mà mất niềm tin nơi Bụt.

Thứ hai là Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh, tức là hãy căn cứ vào những kinh liễu nghĩa mà đừng căn cứ vào những kinh không liễu nghĩa. Liễu nghĩa kinh là kinh diễn bày chân lý tuyệt đối, chân lý đúng mức. Bất liễu nghĩa kinh là những kinh phương tiện, chỉ nói về chân lý tương đối, chưa đúng mức. Vì căn cơ, có người cần chân lý nửa vời mới tu được, đưa ra chân lý đúng mức thì họ không theo nổi. Mình phải nắm cho được, hiểu cho rõ các danh từ liễu nghĩa và không liễu nghĩa.

Trong ba tạng Kinh, có những kinh không liễu nghĩa. Khi thấy những kinh không liễu nghĩa, mình đừng lên án rằng kinh này không phù hợp với chân tinh thần đạo Bụt. Không nên nói, không nên nghĩ như vậy, tại vì có thể những kinh đó đãù được nói ra để dẫn dắt những người mới bước chân vào đạo. Tuy kinh chưa phơi bày nghĩa lý thâm áo của Bụt, nhưng nó đã có tác dụng đưa người ra khỏi vũng bùn hiện tại. Mình chỉ cần nói đây cũng là kinh Bụt, nhưng là một kinh chưa liễu nghĩa, thì tức khắc trong lòng mình được hoan hỷ. Đó là thái độ rất rộng rãi của người Phật tử. Khi thấy hai kinh nói khác nhau thì mình phải chọn kinh liễu nghĩa.

Ý niệm về kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa đi đôi với ý niệm hai sự thật gọi là nhị đế. Nhị đế là hai sự thật: sự thật tương đối và sự thật tuyệt đối. Sự thật tương đối cũng là sự thật, nhưng nó không phải là sự thật sâu sắc nhất, nó là sự thật nửa vời, nhưng nó rất quan trọng. Sự thật tuyệt đối là sự thật tương đương với liễu nghĩa, danh từ Phật học là chân đế (Paramarrthasatya), còn tục đế (Samvrtisatya) là sự thật tương đối, cũng là một thứ sự thật.

Ví dụ trong một căn nhà, người ta thường muốn thờ Phật ở tầng trên, ngủ ở tầng dưới, tại vì nếu thờ phượng ở tầng dưới, đi đứng nằm ngồi ở tầng trên thì có cảm giác mang tội. Đó là một sự thật mà nhiều người tin theo, nhưng đó là một sự thật tục đế. Mình tin rằng mình ở dưới và thờ Bụt ở tầng trên, nhưng khi trái đất quay ngược lại, thì mình ở trên mà nơi thờ phượng lại ở bên dưới. Thành ra ý niệm về trên và dưới là một ý niệm tương đối. Đứng về phương diện sự thật tuyệt đối mà nói thì không có trên mà cũng chẳng có dưới. Tuy vậy tục đế cũng rất quan trọng và đôi lúc mình không thể bỏ qua.

Hôm đó có hai thầy trò từ một thiền viện, đi xe lửa từ Saigon ra Nha trang. Theo truyền thống của thiền viện, thầy phải nằm giường ngủ ở trên, vì không lý một thượng tọa lại nằm ở dưới để cho chú tiểu leo lên trên cao nằm? Họ đã tính như vậy và chú tiểu rất vui vì khỏi phải leo. Riêng thầy thì hơi ngán vì già lụm khụm mà phải leo cao, lỡ tàu chạy lắc lư, thầy rớt xuống thì nguy quá! Đó là trường hợp hai thầy trò theo tục đế mà hành sử. Sau này nếu có dịp đi xe lửa, tôi sẽ nói với thị giả rằng: Thôi con leo lên trên kia ngủ giùm thầy đi. Đối với tôi thì việc trên dưới là thuộc về vấn đề sự thực tương đối. Nếu cả hai cùng hiểu được điều đó thì trò nằm giường trên không có mặc cảm và thầy nằm giường dưới cũng thấy an nhiên. Tuy vậy, nếu trong toa xe đó có nhiều Phật tử và họ chưa nắm được chân lý không trên không dưới, thì thầy trò mình vẫn phải làm theo tục đế, nếu không thì sẽ bị thế gian đàm tiếu.

Thứ ba là Y nghĩa, bất y ngữ, tức là căn cứ vào nghĩa lý, đừng bị kẹt vào ngôn từ. Một người học trò giỏi phải thấy được nghĩa lý núp đàng sau các chữ và vựợt qua khỏi ngôn từ. Nếu bị kẹt vào chữ nhiều quá, mình sẽ biến thành nô lệ, mình phải thông minh. Điều này rất quan trọng. Chữ nghĩa và ý niệm là ảnh tượng của sự thật, không là tự thân của sự thật, không là bản chất của sự thật. Ví dụ khi trời nắng, ra sân nhìn xuống đất chúng ta thấy bóng cây Bồ đề hiện rõ. Thấy bóng cây Bồ đề, ta biết có một cây Bồ đề cạnh đó. Chỉ cần ngẫng mặt lên là thấy được tự thân cây Bồ đề. Như vậy cây Bồ đề có hai thân, một là ảnh tượng của nó do mặt trời chiếu xuống mặt đất, hai là tự thân cây Bồ đề, và mình phải nhìn lên mới thấy được. Cũng như chiếc máy bay đang bay qua, nếu không nhìn lên trời thì mình chỉ thấy bóng một chiếc máy bay đang bay dưới đất. Nếu tưởng đó là một chiếc máy bay thật, đang bay dưới đất thì đúng là mình không thông minh chút nào! Nếu thông minh, mình biết trên trời đang có một chiếc máy bay, chỉ cần ngẫng lên là mình được trực tiếp đối diện với thật tướng của chiếc máy bay đó.

Cũng vậy, mọi vật thể đều có hai phần, một là ảnh tượng, hai là bản chất. Chân lý cũng vậy, chân lý ảnh tượng làm bằng ngôn ngữ và ý niệm, chân lý bản chất phải trực tiếp kinh nghiệm mới thấy được. Bụt và các vị Bồ tát, những người đã đạt ngộ thì họ chứng nghiệm chân lý bản chất. Khi các Ngài diễn bày bằng ngôn ngữ, bằng ý niệm, thì điều mà chúng ta tiếp nhận được chỉ là chân lý ảnh tượng. Nếu cố chấp thì mình chỉ tiếp nhận được ảnh tượng mà thôi. Nếu thông minh, mình sẽ theo nguyên tắc y nghĩa bất y ngữ và mình cũng có thể đạt tới chân lý bản chất.

Một hôm có hai thầy đứng ngoài sân chơi. Một thầy thấy con chim bay qua đẹp quá, bèn nói: Này thầy nhìn xem, con chim đẹp quá! Thầy kia đang bận sửa lại gọng kiếng, khi nhìn lên thì không thấy con chim đâu cả, bèn hỏi: Thầy nói chim đẹp mà tôi có thấy gì đâu? Thầy nọ nói: Thật mà, vừa có một con chim rất đẹp bay qua. Thầy kia nhất định không tin dù thầy nọ có giải thích gì đi nữa thì cũng không làm sao thỏa mãn được thầy kia. Tất cả những điều đó đều là ngôn ngữ, đều là ảnh tượng. Do đó không phải tiếp xúc được với người giác ngộ là mình tiếp nhận được bản chất của giác ngộ. Mình phải mẫn tiệp[1] lắm, phải có cơ hội lắm mới có thể tiếp nhận được. Dù mình có ở với người đó năm mười năm đi nữa, nhưng nếu mình không có cơ hội, không có cái mẫn tiệp, thì cũng như không.

Thứ tư là Y trí bất y thức, tức là nương vào trí tuệ mà đừng nương vào kiến thức, biết đem cái trí của mình để tiếp xúc với sự thật. Thức này là nhận thức hoặc là đối tượng của nhận thức. Cái nhận thức của chúng ta thường bị che lấp bởi tham dục, bởi sân hận, bởi si mê, cho nên đem nhận thức ra để chứng nghiệm chân lý thì ta làm méo mó chân lý. Vì vậy ta phải tìm cách tiếp xúc với chân lý bằng trí tuệ chứ đừng dùng kiến thức của mình để chứng nghiệm. Trí tiếng Phạn là Prajna thức là Vijnana. Trí tức là trực tiếp, không qua trung gian của suy luận và khái niệm, và không bị ngăn cách bởi tham lam, giận dữ, si mê, kiêu mạn.
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 2 2013
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Khi chưa Thành Phật thì ai cũng còn lỗi lầm , bangtam đừng bận tâm .

Nếu có đủ năng lực thì kiến tánh Thành Phật ngay trong kiếp này luôn , còn không thì hãy tu theo Tịnh độ sanh về cõi Cực lạc là phương tiện duy nhất thoát luân hồi .

Học đạo thì hãy mong đến ngày thành đạo , chứ không nên ngồi đếm đạo để làm gì .
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính hoasenmaimai!
Khi chưa Thành Phật thì ai cũng còn lỗi lầm , bangtam đừng bận tâm .

Nếu có đủ năng lực thì kiến tánh Thành Phật ngay trong kiếp này luôn , còn không thì hãy tu theo Tịnh độ sanh về cõi Cực lạc là phương tiện duy nhất thoát luân hồi .

Học đạo thì hãy mong đến ngày thành đạo , chứ không nên ngồi đếm đạo để làm gì .
Dạ, bangtam xin biết ơn trứoc tấm lòng cuả hoasenmaimai đã ân cần khuyên nhủ và an ủi bangtam. Xin kính chúc Hoasenmaimai nhiêù sức khoẻ.

Kính
bangtam
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Khi chưa Thành Phật thì ai cũng còn lỗi lầm , bangtam đừng bận tâm .

Nếu có đủ năng lực thì kiến tánh Thành Phật ngay trong kiếp này luôn , còn không thì hãy tu theo Tịnh độ sanh về cõi Cực lạc là phương tiện duy nhất thoát luân hồi .

Học đạo thì hãy mong đến ngày thành đạo , chứ không nên ngồi đếm đạo để làm gì .
Cho phép Trí Từ thắc mắc rằng sao hoasenmaimai lại khẳng định con đường duy nhât thoát luân hồi là tu theo Tịnh Độ ? Có thể cho Trí Từ biết trọng điểm nào của tu Tịnh độ là chắc chắn thoát luân hồi về Cực lạc được không? Các phuơng tiện hay pháp môn khác không bằng Tịnh độ hay sao ?
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Cho phép Trí Từ thắc mắc rằng sao hoasenmaimai lại khẳng định con đường duy nhât thoát luân hồi là tu theo Tịnh Độ ? Có thể cho Trí Từ biết trọng điểm nào của tu Tịnh độ là chắc chắn thoát luân hồi về Cực lạc được không? Các phuơng tiện hay pháp môn khác không bằng Tịnh độ hay sao ?

Thưa đạo hữu
Hoasenmaimai không khẳng định mà là Đức Phật khẳng định. Trong 3 bộ kinh, "Phật thuyết A Di Đà: chỉ về nơi cực lạc", "Kinh vô lượng thọ: nói lên 48 đại nguyện của Phật A Di Đà", và kinh Quán Vô Lượng Thọ giúp người tu hiểu được phẩm giới của cõi Cực lạc" và còn nhiều thứ khác không kể hết ra đây được.
Ngoài ra còn có các kinh: Kinh niệm Phật ba la mật (nói về năng lực không thể nghĩ bàn của niệm Phật) và Phật thuyết Thập Vãng Sanh A Di Đà Phật Quốc Kinh (nói về pháp quán thân chính niệm giải thoát).
Các kinh trên bạn có thể tìm thấy trên google
Đức Phật trước khi nhập niết bàn có nói:
- Thời kỳ Chính Pháp chúng sinh ưa tu hành giữ gìn giới luật đắc đạo quả nhanh. kéo dài 500 năm sau khi Phật Thích Ca diệt độ
- Thời kỳ Tượng Pháp chúng sinh ưa xây chùa, dựng tượng nhưng giới luật vẫn còn hiệu nghiệm kéo dài 1500 năm.
- Và bi giờ thời của chúng ta, thời mạt pháp Phật có nói thời kỳ này chúng sinh ưa si mê, sân hận, lụt lội, chiến tranh, ham phóng dật, phiền não, khó mà tu theo các hình thức, Tứ diệu đế, thập thiện, hay bát chính đạo được vì không đủ năng lực giữ gìn giới luật, đoạn trừ hết thảy phiền não, tu tập thì lâu, phải trải qua đủ các chứng đắc 4 tầng Thánh, đến A La Hán mới thoát ly khỏi sinh tử luân hồi.
Thời kỳ mạt pháp, các kinh điển dần bị mất như kinh Lăng Nghiêm. Vì vậy thương chúng sinh u mê mà Phật Thích Ca đã khuyên chúng ta niệm Phật để thoát ly sinh tử, và luân hồi.
Nguyện 18 Đức Phật A Di Đà: "Nếu con được thành Phật mà chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sinh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện thì con chẳng trụ ở ngôi Chính Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê chính pháp."

Kinh A Di Đà lại nói: "Này Xá-lợi-phất, nếu có hàng thiện nam thiện nữ nào nghe nói về Phật A Di Ðà rồi chấp trì danh hiệu Ngài, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bẩy ngày, nhất tâm bất loạn. Người ấy khi lâm chung thấy Phật A Di Ðà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Khi chết người ấy tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Ðà. Này Xá-lợi-phất. ta thấy những điều lợi ấy nên mới nói như vậy. Nếu có chúng sinh nào nghe ta nói đây, phải nên phát nguyện sanh về nước kia."

Về cực lạc không bao giờ quay lại thân phàm phu nữa. Sẽ là bậc bất thối chuyển:
Kinh niệm Phật ba la mật: "Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực-Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh-chúng, thành tựu vô lượng Ba-la-mật thâm nhập Tam-muội Tổng-trì-môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi Bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng-chánh-giác, Chuyển-pháp-luân Vô-thượng.

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỒNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.

Muốn vãng sanh Cực-Lạc chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là đủ. Vì danh hiệu chính là biểu tướng của Pháp Thân cho nên niệm danh hiệu tức là niệm Pháp Thân Phật vậy. Và người niệm Phật khỏi phải kiêm thêm bất cứ môn tu nào nữa. Vì ngay nơi danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật luôn luôn chứa đựng vô lượng vô biên công đức, vô lượng vô biên diệu dụng, vô lượng vô biên quang minh, tướng hảo, uy lực ... không thể nghĩ bàn”.


Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có nói:
"Nầy Vi Ðề Hi! Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước.

Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.

Hai là thọ trì Tam Quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.

Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng Kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp."

Còn có ba hạng chúng sanh sẽ được vãng sanh. Những gì là ba hạng?

Một là từ tâm bất sát, đủ các giới hạnh. Hai là đọc tụng kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa. Ba là tu hành Lục Niệm, hồi hướng phát nguyện, nguyện sanh Cực Lạc.

Người đủ các công đức này từ một ngày đến bảy ngày liền được vãng sanh. Lúc sanh về nước ấy, vì người này tinh tiến dũng mãnh, nên A Di Ðà Như Lai cùng Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, vô số Hóa Phật, trăm ngàn Tỳ Kheo Thanh Văn đại chúng, vô lượng chư Thiên, cung điện bảy báu. Quán Thế AÂm Bồ tát cầm đài kim cương cùng Ðại Thế Chí Bồ tát đến trước hành nhơn. A Di Ðà Phật phóng đại quang minh chiếu thân hành giả, cùng các Bồ Tát trao tay nghinh tiếp. Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, cùng vô số Bồ Tát, tán thán hành giả, khuyến khích, sách tiến tâm hành giả. Hành giả thấy rồi, hoan hỉ dũng dước, tự thấy thân mình ngồi đài kim cương, đi theo sau Phật. Như khoảng khảy ngón tay, vãng sanh nước Cực Lạc. Sanh nước Cực Lạc rồi, thấy sắc thân Phật A Di Ðà đầy đủ các tướng. Thấy chư Bồ Tát sắc tướng đầy đủ. Quang minh cây rừng báu diễn nói diệu pháp. Nghe rồi liền ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn. Trong thời gian giây lát, đi khắp thập phương thế giới kính thờ chư Phật. Ở trước chư Phật thứ đệ thọ ký. Trở về bổn quốc được vô lượng trăm ngàn môn đà la ni. Ðây gọi là người Thượng Phẩm Thượng Sanh.

Người Thượng Phẩm Trung Sanh ấy, người này bất tất thọ trì đọc tụng Kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa, chỉ khéo hiểu nghĩa thú, nơi Ðệ Nhứt nghĩa tâm chẳng kinh động, thâm tín nhơn quả, chẳng hủy báng Ðại Thừa. Ðem công đức ấy hồi hướng, nguyện cầu sanh Cực Lạc thế giới. Người có công hạnh như vậy, lúc lâm chung, A Di Ðà Phật cùng Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí, vô lượng đại chúng vây quanh, cầm đài tử kim đến trước hành giả, khen rằng: Nầy Pháp tử! Ngươi hành Ðại Thừa, hiểu Ðệ Nhất Nghĩa, nên nay ta đến nghinh tiếp ngươi. Ðức Phật A Di Ðà cùng ngàn Hóa Phật đồng thời trao tay. Hành giả ấy tự thấy mình ngồi đài kim tử, chắp tay xếp cánh tán thán chư Phật. Như khoảng một niệm, liền sanh Cực Lạc trong ao thất bửu. Ðài kim tử ấy như hoa sen lớn qua một đêm liền nở. Thân hành giả màu vàng tử ma, dưới chân cũng có hoa sen bảy báu.

Phật và Bồ Tát đồng thời phóng quang chiếu thân hành giả mắt liền mở sáng. Nhơn túc tập trước, nên khắp nghe các âm thanh thuần nói thậm thâm Ðệ Nhất Nghĩa Ðế. Hành giả ấy liền xuống kim đài lạy Phật, chắp tay tán thán Thế Tôn, qua bảy ngày liền được chẳng thối chuyển Vô Thượng Bồ Ðề, liền có thể bay đi đến khắp mười phương kính thờ chư Phật, ở trước chư Phật tu các tam muội, qua một tiểu kiếp được Vô Sanh Nhẫn, hiện tiền thọ ký. Ðây gọi là người Thượng Phẩm Trung Sanh vậy.

Người Thượng Phẩm Hạ sanh ấy. Người này cũng tin nhơn quả, chẳng hủy báng Ðại Thừa, chỉ phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðem công đức ấy hồi hướng, nguyện cầu sanh Cực Lạc thế giới.

Hành giả ấy lúc lâm chung, A Di Ðà Phật cùng Quán Thế Âm , Ðại Thế Chí và chư Bồ Tát cầm hoa sen vàng, hóa làm năm trăm Phật đến rước. Năm trăm hóa Phật đồng thời trao tay khen rằng: Này Pháp tử, nay ngươi thanh tịnh phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, ta đến rước ngươi. Hành giả lúc thấy sự ấy, liền tự thấy thân mình ngồi kim liên hoa. Ngồi rồi, hoa búp lại, theo sau Phật, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới trong ao thất bửu. Qua một ngày một đêm kim liên hoa mới nở. Qua bảy ngày mới được thấy Phật. Dầu thấy thân Phật mà chẳng thấy tỏ rõ các tướng hảo. Sau hai mươi mốt ngày mới thấy rõ hết. Nghe các âm thanh đều diễn diệu pháp, đi khắp mười phương cúng dường chư Phật. Ở trước chư Phật nghe thậm thâm pháp. Qua ba tiểu kiếp, được bá pháp minh môn, trụ bực Hoan Hỉ Ðịa. Ðây gọi là người Thượng Phẩm Hạ Sanh vậy.

Ðây gọi là pháp tưởng hàng Thượng Phẩm vãng sanh, gọi là pháp quán thứ mười bốn"

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người Trung Phẩm Thượng Sanh ấy. Nếu có chúng sanh thọ trì ngũ giới, trì bát giới trai, tu hành các giới, chẳng tạo ngũ nghịch, không có các tội lỗi. Ðem thiện căn này nguyện cầu sanh Cực Lạc thế giới. Hành giả lúc lâm chung, A Di Ðà Phật cùng các Tỳ kheo quyến thuộc vây quanh, phóng ánh sáng kim sắc đến chỗ hành giả, diễn nói khổ, không, vô thường, vô ngã, tán thán xuất gia được lìa các sự khổ. Hành giả thấy rồi lòng rất vui mừng, tự thấy thân mình ngồi đài liên hoa, quỳ dài chắp tay đảnh lễ Phật, lúc chưa cất đầu lên liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới, liên hoa liền nở. Lúc hoa sen nở, nghe các âm thanh tán thán Tứ Ðế, liền được A La Hán đạo, Tam Minh, Lục Thông, đủ Bát giải thoát. Ðây gọi là người Trung Phẩm Thượng Sanh vậy.

Người Trung Phẩm Trung Sanh ấy. Nếu có chúng sanh hoặc một ngày đêm trì bát giới trai, hoặc một ngày một đêm trì giới Sa di, hoặc một ngày một đêm trì Cụ Túc giới, oai nghi không kém thiếu. Ðem công đức này hồi hướng, nguyện sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.

Do giới hương huân tu, hành giả này lúc lâm chung thấy A Di Ðà Phật cùng các quyến thuộc phóng kim sắc quang, cầm bửu liên hoa đến trước hành giả. Hành giả tự nghe hư không có tiếng khen rằng: Này Thiện Nam tử, như ngươi, hàng thiện nhơn, tùy thuận lời dạy tam thế chư Phật nên ta đến rước. Hành giả tự thấy thân mình ngồi trên hoa sen, hoa sen liền búp lại, sanh trong ao báu Tây Phương Cực Lạc thế giới. Qua bảy ngày liên hoa mới nở. Hoa nở rồi, mở mắt chắp tay tán thán Thế Tôn, nghe pháp hoan hỉ được quả Tu Ðà Hoàn. Qua nửa kiếp thành bực A La Hán. Ðây gọi là người Trung Phẩm Trung Sanh vậy.

Người Trung Phẩm Hạ Sanh ấy. Nếu có thiện nam, thiện nữ hiếu dưỡng cha mẹ, làm việc nhơn từ thế gian. Người này lúc lâm chung, gặp thiện tri thức vì họ mà nói rộng những sự vui nơi quốc độ Phật A Di Ðà, cùng nói bốn mươi tám nguyện của Pháp Tạng Tỳ Kheo, nghe rồi liền chết. Ví như khoảng thời gian tráng sĩ co duỗi chân tay, liền được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Qua bảy ngày, gặp Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí Bồ Tát, nghe pháp hoan hỉ được quả Tu Ðà Hoàn. Qua một tiểu kiếp thành A La Hán. Ðây gọi là người Trung Phẩm Hạ Sanh vậy."

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người Hạ Phẩm Thượng Sanh ấy. Hoặc có chúng sanh tạo những nghiệp ác. Người ngu như vậy, dầu chẳng hủy báng Kinh điển Phương Ðẳng Ðại Thừa, mà tạo nhiều việc ác, không có tàm quí. Người này lúc lâm chung, gặp thiện tri thức vì họ mà nói mười hai bộ Kinh Ðại Thừa danh tự đầu đề. Do nghe tên các Kinh như vậy, dứt trừ ngàn kiếp ác nghiệp cực trọng. Trí giả lại bảo chắp tay xếp cánh, xưng Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh hiệu Phật nên trừ năm mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc ấy Phật A Di Ðà liền sai Hóa Phật, hóa Quán Thế Âm, hóa Ðại Thế Chí đến trước hành giả, khen rằng: Nầy thiện nam tử ! Vì ngươi xưng danh hiệu Phật, các tội tiêu diệt, ta đến rước ngươi. Nghe lời nói ấy rồi, hành giả liền thấy quang minh của Hóa Phật chiếu sáng cả nhà. Thấy rồi hoan hỉ mạng chung, ngồi bửu liên hoa theo sau Hóa Phật, sanh trong ao báu Cực Lạc thế giới . Qua bốn mươi chín ngày hoa sen mới nờ. Ðương lúc hoa nở, Ðại bi Quán Thế AÂm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát phóng đại quang minh đứng trước người ấy, vì người ấy nói thậm thâm nhị bộ Kinh. Người ấy nghe rồi tin hiểu phát Vô Thượng đạo tâm. Qua mười tiểu kiếp, đủ bá pháp minh môn, được nhập bậc Sơ Ðịa. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Thượng Sanh vậy".

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người Hạ Phẩm Trung Sanh ấy. Hoặc có chúng sanh hủy phạm ngũ giới, bát giới và cụ túc giới. Người ngu này trộm của vật Tăng kỳ, trộm của vật hiện tiền Tăng, bất tịnh thuyết pháp, không có tàm quí, dùng các ác nghiệp để tự trang nghiêm. Người tội như đây do nghiệp ác phải đọa địa ngục đồng thời hiện đến. Gặp thiện tri thức, vì lòng đại từ bi, vì người ấy mà khen nói Thập Lực oai đức của đức Phật A Di Ðà, rộng khen quang minh thần lực của đức Phật A Di Ðà, cũng tán dương Giới, Ðịnh, Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến. Người ấy nghe rồi trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lửa mạnh địa ngục biến thành gió mát, thổi các thiên hoa bay đến. Trên hoa đều có Hóa Phật, Hóa Bồ Tát tiếp rước người ấy. Trong khoảng một niệm liền sanh trong hoa sen nơi ao báu Cực Lạc thế giới. Qua sáu kiếp hoa sen mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng phạm âm thanh an úy người ấy, vì người ấy mà nói Kinh điển Ðại Thừa thậm thâm. Nghe pháp rồi, người ấy liền phát tâm Vô Thượng Ðạo. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Trung Sanh vậy".

Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người Hạ Phẩm Hạ Sanh ấy. Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được. Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A Di Ðà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh hiệu Phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung, thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trước người ấy. Như khoảng một niệm, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói thiệt tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Hạ Sanh vậy".
Điều đó chứng tỏ rằng ai cũng có thể vãng sinh cực lạc. Chỉ cần tin sâu và hạnh nguyện thiết thức, buông sát sinh.
Pháp môn này khó tin mà dễ tu và bởi dễ quá nên không ai tin, nếu tin thì không thể nghĩ bàn:
Kinh niệm Phật ba la mật: "Bạch đức Thế-Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế thì tại sao hôm nay đức Thế-Tôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc quốc độ ở Tây phương ?”

Khi ấy, đức Thích-Ca mỉm cười, giơ cao cánh tay hữu, lấy bàn tay xoa trên đỉnh đầu của Trưởng-giả Diệu-Nguyệt, mà nói lời nầy:

- “Hay thay ! Hay thay ! Diệu-Nguyệt cư sĩ, đây là pháp khó tin, khó hiểu bậc nhất mà Như-Lai chưa từng nói. Đây là pháp tối thượng Nhứt thừa, chứa đựng vô lượng vô biên ý nghĩa vi diệu mà Như-Lai đợi đến đúng lúc, đúng thời mới ban cho, tự như hoa Ưu-đàm-bát-la mấy muôn ngàn năm mới nở một lần. Đây là Tạng Pháp bí mật của chư Phật ba đời, ví như viên bảo châu trên búi tóc Luân-vương không thể khinh xuất giao cho người khác. Mà Như-Lai chỉ truyền giao cho bất cứ chúng sanh nào quyết chí hoàn thành địa vị Thiên Nhân Sư, tiếp nối hạt giống Bồ-đề.
"

Nhiều lời khó nói hết:
Bạn tìm hiểu 4 bộ kinh nếu bạn thấy quan tâm:
Kinh A Di Đà
Kinh Vô Lượng Thọ
Kinh Quán Vô Lượng Thọ
Kinh niệm Phật Ba la Mật....

http://www.niemphat.com
Phật thuyết thập vãng sinh : http://niemphat.net/Kinh/thapvangsanh.htm

Xem video:
Tịnh Độ pháp môn khó tin mà dễ tu:
https://www.youtube.com/watch?v=mwW6QUU2V9g

Tịnh Độ là pháp môn niệm Phật là chủ đạo, Đức Phật đưa ra giúp cho mọi thành phần bạn à, vì không phải ai cũng đủ năng lực để buông bỏ phiền não hoàn toàn.
Thầy Thích Trí Tịnh là tu TỊnh Độ, thầy TỊnh Không là tu TỊnh Độ
Bên Mật tông, thiền tông cũng hướng dẫn tu tịnh độ theo cách của họ nhưng không phải ai cũng có năng lực và dễ chạy theo ảo ảnh,
Chỉ có Tịnh Độ là cách tu đủ thành phần có thể tu được mà được chứng.
Nhưng vì dễ quá nên không ai tin, trong khi Đức Phật ra sức giảng, thế nên có duyên lớn mới tin pháp này.

Mà bạn tu theo pháp môn gì ?
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Tu pháp nào cũng tốt bạn ạ, lời Phật nói ra đâu có sai.
Có điều thường pháp nào đơn giản nhất, giúp con người ta thân tâm ổn nhất, từ bi nhất, mà lại lợi người thì đó pháp tu nên chọn nhất.
Tu Tịnh cần phải nó lòng tin sâu sắc, nguyện lực thiết tha, hành trì miên mật.
Tu Mật thì đâu phải ai cũng có duyên gặp thầy gặp bạn để quán đỉnh đâu.
Tu Thiền thì thời buổi này muốn tu thiền thật khó, phải dứt bỏ hẳn mọi nhân duyên cả nội và ngoại không chỉ như tu tịnh là chỉ dứt bỏ nhân duyên trong tâm
Khi tu có 2 kiểu tự lực và tha lực. Tự lực thì dành cho căn cơ cao, tha lực thì dành cho căn cơ yếu, được Đức A Di Đà trợ giúp, nhờ có niềm tin với Người mà ta được Đức A Di Đà trợ giúp.
Tu hành là phải tự giác giác tha thì giác hạnh mới viên mãn.
Tu pháp này khó tin nhưng dễ mà cũng chẳng cần phải có duyên với Phật hay không mới tu được.
Đôi khi trong quá trình tu hành, gặp 1 vài chuyện lành, mơ gặp Phật,... cho rằng đó là mình có căn cơ cao, đọc tụng kinh điển hiểu được cho rằng ta đây có căn duyên lớn, đọc hiểu được thiền ngữ cho rằng ta đây tài giỏi tưởng mình là trên hết thì rõ ràng là đang tự mình uống thuốc độc hàng ngày.
Nếu bạn tu thiền, tu mật tốt thì bạn đã không nên diễn đàn này hay diễn đàn khác mà đã buông nơi rời xa thế sự rồi, hoặc có lên đăng ký nhằm mục đích phá chấp phá mê chúng sinh, từ bi với chúng sinh chứ không phải là tranh luân hơn thua, bày tỏ, giải thích, tôi thế nọ thế chai. Chứ đâu phải tụng 1 vài bộ kinh, tụng 1 vài chú ấn, bắt ấn bắt quyết rồi tụng rồi bla bla là đã là chứng đâu.
Đa số ngộ nhận là vậy.
Chính vì thế Đức Phật mới khuyên chúng sinh Pháp niệm Phật. Ngài Phổ Hiền cũng niệm Phật, Ngài Quan Âm cũng niệm Phật, Ngài Địa Tạng cũng khuyên niệm Phật.
Tổ sư đầu tiên của Tịnh Độ là người Trung Quốc, có người có thể cho rằng đây là pháp của người Trung Quốc, nên không theo đạo Phật từ Ấn Độ cơ mà. Tuy nhiên thì đây là Pháp của Phật A Di Đà, Phật Thích Ca thuyết, trong quá trình tu học thì vị Sư này tìm thấy dịch nghĩa và thấy đây là Pháp có thể theo, và Pháp này được gọi là Tịnh Độ.
Phật giáo Nguyên Thuỷ lại không tin rằng có Phật A Di Đà, cấp cao nhất của họ là A La Hán, Pháp đó tu theo tứ diệu đế và bát chính đạo. Chỉ là thuộc tiểu thừa, tu trải qua bao kiếp thì mới lên tới A La Hán tức thoát khỏi sinh tử.
Còn tu Tịnh thì một phát về cực lạc và đạt Bất thối không trở về địa vị phàm phu
Tụng kinh điển < niệm mật chú < niệm Phật.
1 câu niệm Phật không thể nghĩ bàn bạn ạ.
Vãng sinh chăm niệm A Di Đà, chăm làm việc lành, hồi hướng các việc lành, công đức này tôi làm tôi không màng tới, hồi hướng hết cho chúng sinh, buông bỏ hận thù, oán ghét, xả thân giúp đỡ người khác. Luôn luôn với tâm niệm như thế thì ngày về Cực Lạc là có rồi.
Khi niệm thì miệng niệm, tai nghe niệm, quán triệt sâu sắc, chấp trì liên tục vào câu Phật hiệu đó, mọi lúc mọi nơi, dù đi vệ sinh vẫn niệm được (niệm thầm) đến khi ta không niệm nữa thì trong đầu ta vẫn vang lên Nam Mô A Di Đà Phật.
Nhìn thấy ai dù là ghét cũng Nam mô A Di Đà Phật.
Nhớ Phật niệm Phật bạn ạ.
Nói nhiều quá, chém gió quá, thoai bạn cứ đọc kinh mà mình gửi bạn link đi. Nếu bạn có lòng đọc.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Tu pháp nào cũng tốt bạn ạ, lời Phật nói ra đâu có sai.
Lời Phật nói quả không sai chỉ có đệ tử ngài nói lại mới có sai có đúng. :eek:nion22:


Phật giáo Nguyên Thuỷ lại không tin rằng có Phật A Di Đà, cấp cao nhất của họ là A La Hán, Pháp đó tu theo tứ diệu đế và bát chính đạo. Chỉ là thuộc tiểu thừa, tu trải qua bao kiếp thì mới lên tới A La Hán tức thoát khỏi sinh tử.
Còn tu Tịnh thì một phát về cực lạc và đạt Bất thối không trở về địa vị phàm phu
Cho phép Trí Từ suy diễn, hungmp nói câu này có vẻ chê (tô đậm) Phật Giáo Nguyên Thuỷ và đưa pháp môn Tịnh độ lên tới đỉnh điểm (tổ đỏ) thì có vẻ bạn chưa hiểu nhiều về PG Nguyên Thuỷ. Hỏi chút chút nhe: hungmp biết sao họ cho rằng cao nhất là quả A LA HÁN không ?
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Hưng không có ý chê, chắc lúc quá trình viết bài, vô tình gây ra lỗi này thôi. Xin sám hối.
Còn vì sao tu tịnh độ trở về đạt bất thối chuyển vì trong kinh niệm Phật ba la mật nói rồi.
Mình thì có sao nói vậy, mình không thêm bớt, lời Phật được Ngài A Nan kể lại, các đệ tử đời sau, các Ngài ghi chép lại, không thêm bớt giả dối.
Đọc thấy điều lợi lạc thì nói lại, niềm tin vào điều đó mà thôi. Chả lẽ thấy lợi thì lại không khuyên theo, thấy hại chả lẽ không khuyên tránh xa
Mình chưa đủ chánh tri để có trí tuệ có thể giúp người khác hiểu.
Bạn hỏi hoasenmaimai rằng vì sao Tịnh Độ pháp môn duy nhất thì mình giải thích ở trên rồi đó thôi, mình cũng nghĩ mình học đạo còn non nên mới đưa ra cho bạn các ô bôi đỏ thể hiện kinh điển lời Phật nói chứ không phải là mình nói, và mình cũng không suy diễn để hiểu sai, mang nghiệp chết, cứ kinh viết thế nào thì chép lại thế . Mình cũng gửi link để bạn đọc thêm.
Bạn có lẽ không tu theo tịnh độ, bạn tu theo PGNT phải không? nên bạn mới hỏi vậy.
Một lần nữa mình không có ý chê pháp nào hơn pháp nào, trong kinh nói thế nào mình nói thế ấy, biết đến đâu nói đến đó, còn về vì sao PGNT có cấp a la hán cao nhất thì mình không biết hihi. Nếu bạn có lòng xin giải nghĩa cho mình. Mình vui lòng lắng nghe.

Tăng bạn bài kệ của Phật:
Các hành là vô thường
Là Pháp sinh diệt
Sinh diệt diệt rồi
Niết bàn làm vui

Mình thấy mình viết trên không có ý hơn thua, nhưng vô tình lại tạo ra sự vậy, chỉ là tu theo pháp nói thì nói lại, với lại các kinh mình gửi bạn xem có nói vậy mà. Một lần nữa mình xin chân thành sám hối. Thôi thì các Pháp đều có sinh diệt mà bạn, mà sinh diệt lại cũng đã diệt rồi thì không có sống chết vậy thì thoát ly sinh tử luân hồi rồi, là niết bàn, là cực lạc rồi bạn.
Mình sẵn sàng vui lòng lắng nghe những điều kỳ diệu trong pháp tu của bạn.
Chúc bạn vui trong Pháp của mình, miễn là pháp đó là chính pháp
 

hoasenmaimai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 2 2013
Bài viết
39
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Các phuơng tiện hay pháp môn khác không bằng Tịnh độ hay sao ?

Từ xưa cho đến nay các phương tiện và pháp môn khác đều giống nhau , nếu mình tu được thì sẽ thoát luân hồi .

Người thời xưa và người thời nay lại khác nhau , người thời nay chưa chắc gì đã tu được như người thời xưa , do đó muốn tu như người thời xưa để thoát luân hồi là đều vô cùng khó , ngoại trừ các Bậc Bồ tát nhập thế độ sanh thì không nói tới .
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên