Câu hỏi trong Kinh Pháp Hoa và Lăng Nghiêm.

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Một đạo hữu quan niệm rằng: Đức Phật không trả lời các câu hỏi về siêu hình học .

Nhưng thực tế, Đức Phật vẫn đặt ra, vẫn trả lời các câu hỏi về siêu hình khi đối tượng hỏi có thể tiếp thu được.
Tất cả vạn pháp không ngoài Chân Tâm vốn có, muốn trở về với Chân Tâm, không những thực nghiệm tính bất động mà còn phải thực nghiệm tánh tùy duyên.
Nếu chỉ giữ tánh bất động thì tuy không có khổ đau hiện khởi nhưng sẽ không độ hết tất cả chúng sanh, vì không thể tùy thuận hết thảy nhân duyên được.

Bây giờ chúng ta thử trãi qua các vấn đề có tính siêu hình trong các Kinh điển.


1. Kinh Pháp Hoa, Phẩm Như Lai Thọ Lượng

Bãy giờ, đức Thế-Tôn biết các vị Bồ-tát ba phen thỉnh chẳng thôi, mà bảo đó rằng:"Các ông lóng nghe! Sức bí-mật thần-thông của Như-Lai, tất cả trong đời, trời, người và A-tu-la đều cho rằng nay đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật ra khỏi cung họ Thích, cách thành Già-da chẳng bao xa, ngồi nơi đạo-tràng được vô-thượng chính-đảng chính-giác."

Nhưng, thiện-nam-tử! Thực ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô-lượng vô-biên trăm nghin muôn ức na-do-tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi tam-thiên, đại-thiên, giả-sử có người nghiền làm vi-trần qua phương đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía đông như thế cho đến hết vi-trần đó.

Các thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Các thế-giới đó có thể suy gẫm so tính biết được số đó chăng?"

Di-Lặc Bồ-tát, thảy đều bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Các thế-giới đó vô-lượng vô-biên, chẳng phải tính được, đếm được, cũng chẳng phải tâm-lực biết đến được. Tất cả Thanh-văn, Duyên-giác dùng trí vô-lậu, chẳng có thể suy-nghĩ biết được hạn số đó, chúng con trụ bậc bất-thối, ở trong việc này cũng chẳng thông đạt.

Thế Tôn! Các thế-giới như thế, nhiều vô-lượng vô-biên".

3. - Bãy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.

Các Thiện-nam-tử! Nếu có chúng-sinh nào đến chỗ ta, ta dùng Phật nhãn quan-sát: tín, v.v. . . các căn lợi độn của chúng, tùy theo chỗ đáng độ, nơi nơi tự nói văn-tự chẳng đồn, niên kỷ hoặc lớn, hoặc nhỏ, cũng hại hiện nói sẽ nhập Niết-bàn, lại dùng các trí phương-tiện nói pháp vi-diệu, có thể làm cho chúng-sinh phát lòng vui mừng.

Các thiện-nam-tử! Như-Lai thấy những chúng-sinh ưa nơi pháp tiểu-thừa, đức mỏng tội nặng. Phật vì người đó nói: Ta lúc trẻ xuất-gia được vô-thượng chính-đẳng chính-giác, nhưng thực, từ ta thành Phật nhẫn lại, lâu xa dường ấy, chỉ dùng phương-tiện giáo-hóa chúng-sinh, khiến vào Phật-đạo, nên nói như thế.


Đây là vấn đề mà Đức Phật đặt ra để các đệ tử lớn của Ngài tín giải.
Đầu tiên, Ngài phá chấp quan niệm cho rằng Phật Thích Ca là vị Phật có hoàn cảnh và cuộc sống như vậy.
Tuy nhiên, thay vì Ngài dùng thuyết về Bản Tánh để nói rằng Ngài vốn không sanh diệt, không hình tướng thì Ngài lại nói rằng "Ngài thành Phật từ lâu xa, với số kiếp cụ thể dù rất lâu". Nhưng Ngài không giải thích câu trả lời của Ngài và làm một đề tài cho học trò tín giải.

Như vậy, theo bạn thì bạn sẽ giải thích như thế nào về hiện tượng trên?

2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm.
Kinh này nói về Chân Tâm vốn có, Chân Tâm vốn có rất nhiệm màu.
Đức Phật cũng đã trả lời rất nhiều sự chất vấn mà đệ tử Ngài đặt ra giúp học liễu tri Chân Tâm và sau đó nêu ra phương pháp tu tập để chứng ngộ.



Tôn giả Phú Lâu Na thưa:

– Chân tâm thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu ở nơi con và nơi đức Thế Tôn đều tròn đầy không khác, nhưng con thì từ quá khứ đã bị vọng tưởng vô thỉ che lấp, phải ở trong vòng luân hồi lâu dài nhiều kiếp, nay dù được thánh quả của hàng tiểu thừa, vẫn chưa rốt ráo. Đức Thế Tôn thì các vọng tưởng đều tiêu trừ trọn vẹn, chỉ còn thuần một tâm tánh chân thường mầu nhiệm. Xin đức Thế Tôn cho con hỏi: Tất cả chúng sinh do nguyên nhân gì mà có vọng tưởng, khiến cho tâm tánh sáng suốt nhiệm mầu của mình bị che lấp, để phải chịu chìm đắm như vậy?

Đức Phật dạy tôn giả Phú Lâu Na:

– Thầy tuy trừ được tâm nghi ngờ, nhưng vẫn còn những sai lầm chưa dứt hết. Bây giờ Như Lai lại đem những sự việc hiện tại ở thế gian để hỏi thầy. Chắc thầy có nghe, trong thành Thất-la-phiệt có anh chàng Diễn Nhã Đạt Đa, vào một buổi sáng mai, lấy gương ra soi mặt, bỗng nhiên thấy thích cái đầu ở trong gương, vì có thể thấy được cả cặp mắt, lông mày. Rồi anh ta lại nổi giận, trách cứ cái đầu của mình, sao lại không thấy được mặt mày. Anh chàng cho cái đầu của mình là yêu quái, rồi không cớ gì, bỗng nhiên phát điên bỏ chạy! Thầy nghĩ thế nào? Người đó vì nguyên nhân gì mà vô cớ phát điên bỏ chạy?

Tôn giả Phú Lâu Na bạch:

– Vì tâm người ấy điên loạn, chứ không có duyên cớ gì khác.

Phật dạy:

– Tánh giác tròn đầy sáng suốt nhiệm mầu, từ xưa nay vẫn là tròn đầy sáng suốt nhiệm mầu. Còn cái vọng, đã gọi là vọng thì làm sao có nguyên nhân? Nếu có nguyên nhân thì sao gọi là vọng? Chỉ tự các vọng tưởng xoay vần làm nhân cho nhau, từ cái mê này nảy sinh thêm cái mê khác, tích lũy qua số kiếp nhiều như vi trần, tuy Như Lai thấy biết rõ ràng, mà vẫn không thể đẩy lùi cái nhân của mê; vì sao? Vì cái mê không có nguyên nhân.

Cái nhân của mê, như vậy, chỉ là cái mê tự có. Biết được cái mê không có nguyên nhân, thì cái vọng không có chỗ nương tựa để phát sinh. Cái sinh còn không có, vậy muốn diệt thì diệt cái gì? Người có được tuệ giác cũng giống như kẻ vừa tỉnh giấc kể chuyện chiêm bao, dù tâm ghi nhớ rõ ràng mọi sự việc, nhưng không có cách nào để lấy ra được các vật trong chiêm bao; huống nữa là vọng tưởng vốn không có nguyên nhân, hoàn toàn không có tự thể! Như anh chàng Diễn Nhã Đạt Đa ở trong thành kia, đâu có nhân duyên gì, bỗng dưng tự sợ hãi cái đầu của mình mà bỏ chạy! Khi tâm trí bình tĩnh trở lại thì biết cái đầu của mình vẫn ở đó, hoàn toàn không phải do lấy được từ bên ngoài! Mà giả sử chưa bình tĩnh trở lại, ngay cái lúc hoảng hốt bỏ chạy đó, thì cái đầu vẫn ở đó, chứ có mất đi đâu?

Thầy Phú Lâu Na! Bản chất của mê vọng vốn là như vậy đó, nào có nguyên nhân gì! Chỉ cần thầy không để tâm phân biệt ba thứ tương tục là thế gian, nghiệp quả và chúng sinh; ba duyên ấy đã đoạn dứt rồi thì ba nhân tạo ra ba thứ tương tục kia không thể phát sinh nữa; tức thì, cái tánh điên cuồng của anh chàng Diễn Nhã Đạt Đa ở trong tâm thầy cũng tự tiêu mất. Khi vọng tâm vừa tiêu trừ hết, thì tuệ giác hiển lộ. Đó là chân tâm thanh tịnh, sáng suốt, nhiệm mầu, vốn bao trùm khắp cùng pháp giới, không do đâu mà được, nào phải tu chứng nhọc nhằn vất vả gì đâu!


Trên đây là đoạn mà Ngài Phú Lâu Na chất vấn Đức Phật về nguồn gốc của hiện tượng vô minh (mê muội).
Đức Phật đã trả lời như trên và khẳng định:
Vì cái mê không có nguyên nhân.
Cái nhân của mê, như vậy, chỉ là cái mê tự có.

Ở đây, theo bạn thì tại sao cái mê không có nguyên nhân? Tại sao nó hiện khởi lại chẳng có nguyên nhân?
Không phải ai cũng hiểu được vấn đề này.
Cái trớ trêu là càng xoáy sâu tìm câu trả lời thì lại càng điên đảo đối với những người chưa rõ Chân tâm.

Thế nên, Đức Phật đã đưa ra cách giải quyết là đạo lộ tiêu trừ cái vọng tâm. Khi vọng tâm tiêu trừ thì Chân Tâm tự hiện, sẽ tự hiểu vấn đề trên.

Bạn đã hiểu rõ Chân Tâm chưa? Nếu đã hiểu thì hãy trả lời câu hỏi của VNBN đã đặt ra nhé.

3. Còn nhiều nữa, thường là ở trong Kinh Điển Đại Thừa.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 5)
Bên trên